You are on page 1of 81

Dẫn nhập:

TẠI SAO PHẢI HỌC NÓI & TRÌNH BÀY TIẾNG VIỆT

1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Giúp sinh viên nắm bắt được mục tiêu chung của học phần này là:
+ Nhận thấy vấn đề giao tiếp là kỹ năng hết sức cần thiết cho cuộc sống và công
việc sau này.
+ Muốn thành công khi nói trước đám đông là cần phải có quá trình rèn luyện và
tích lũy kiến thức.
1.2. Kỹ năng:
- Nhận diện được vấn đề để giao tiếp tốt, để nói và trình bày một vấn đề trước đám
đông cần phải bắt đầu từ ý thức về tầm quan trọng của vấn đề này.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện thường xuyên kỹ năng giao tiếp và trình bày một vấn đề trước
đám đông.
- Xem đây là một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
2. Nội dung :
- ND1 : Tầm quan trọng của môn học
- ND2 : Rèn luyện nói đúng chính âm và nói đúng ngữ điệu
3. Hình thức và phương pháp dạy-học
ND1. Trình chiếu PP.
ND2. Thuyết trình hỏi đáp.
4. Tài liệu.
ND1: Trích thông tin từ nguồn internet, website :…
ND2: Tham khảo Giáo trình Tiếng Việt thực hành – Trung tâm Đào tạo Từ xa,
Đại học Huế của PGS.TS Nguyễn Quang Ninh

1
Chương 1
NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG

1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Giúp sinh viên hiểu được như thế nào là giao tiếp; các nhân tố trong quá trình
giao tiếp
- Giúp sinh viên hiểu được như thế nào là nói (diễn thuyết) trước đám đông, mục
tiêu cũng như tầm quan trọng của vấn đề này.
- Để thành công khi nói trước đám đông cần phải làm gì?
- Cần phải làm gì để xử lý hồi hộp
1.2. Kỹ năng:
- Có thể phân biệt sự giống và khác nhau của đàm thoại hàng ngày và nói trước đám
đông.
- Có thể thành công với một bài nói cụ thể
1.3. Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện thường xuyên kỹ năng giao tiếp và trình bày một vấn đề trước
đám đông.
- Xem đây là một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
2. Nội dung :
- ND1 : Giao tiếp và các nhân tố giao tiếp
- ND 2: Xử lí hồi hộp
- ND 3:Văn hoá và nói trước đám đông
3. Hình thức và phương pháp dạy-học
ND1.
- Trình chiếu PP.
- Thuyết trình hỏi đáp.
ND2.
- Trình chiếu PP.
- Thuyết trình hỏi đáp.
ND3.
- Trình chiếu PP.

2
- Thuyết trình hỏi đáp.
4. Tài liệu.
ND1,2,3:
- Trích thông tin từ nguồn internet, website :…
- Tham khảo Giáo trình Kỹ năng nói trước đám đông – do Trường Đại học Duy
Tân cung cấp
NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1.1. Giao tiếp và các nhân tố của giao tiếp


1.1.1. Giao tiếp là gì?
Sự tồn tại của mỗi con người luôn gắn với sự tồn tại và phát triển của những trình
độ xã hội nhất định. Không ai có thể sống, hoạt động ngoài gia đình, bè bạn, địa phương
tập thể, dân tộc, tức là ngoài xã hội. Người Latinh nói rằng “Nếu ai có thể sống một mình
có nghĩa là người đó là thánh nhân hay quỉ sứ”.
Trong quá trình sống và hoạt động , giữa chúng ta và người khác luôn tồn tại
nhiều mối quan hệ. Đó có thể là quan hệ dòng họ, huyết thống như cha mẹ - con cái, ông
bà – cháu chắt, anh em, họ hàng; quan hệ hành chính- công việc như: thủ trưởng, nhân
viên, nhân viên – nhân viên, ; quan hệ tâm lí như: bạn bè, thiện ác, ác cảm v..v. Trong các
mối quan hệ đó thì chỉ có một số ít là có sẵn ngay từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời
(ví dụ như quan hệ huyết thống, dòng họ), còn lại đa số đều được hình thành trong quá
trình chúng ta sống và làm việc, sinh hoạt cộng đồng mà chúng ta thường gọi là giao tiếp.
Vậy, giao tiếp là gì?
Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa con người với con
người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
Ví dụ: Gặp gỡ giữa đối tác, trưởng phòng trò chuyện với nhân viên, bạn bè thư từ
cho nhau…
1.1.2. Các nhân tố của giao tiếp
Có bảy yếu tố: người nói, thông điệp, kênh, người nghe, phản hồi, nhiễu và hoàn
cảnh. Chúng ta sẽ tập trung vào việc các nhân tố này tương tác như thế nào khi một người
nói trước đám đông
* Người nói
Thành công của bạn trong vai người nói phụ thuộc vào bạn – vào sự tự tin cá nhân
bạn, kiến thức của bạn về chủ đề, sự trình bày bài nói của bạn, cách nói của bạn, sự nhạy
3
cảm của bạn đối với khán giả và hoàn cảnh. Nhưng việc nói thành công không chỉ là vấn
đề kỹ năng. Nó còn đòi hỏi sự say mê. Bạn không thể mong đợi người ta quan tâm đến
những gì bạn nói nếu chính bạn không quan tâm đến nó. Nếu bạn thực sự thích thú về
chủ đề của mình thì hầu như chắc chắn khán giả thích thú theo bạn. Bạn có thể học tất cả
các kỹ thuật để việc trình bày bài nói thành công nhưng trước khi bạn dùng chúng được
nhiều, trước hết bạn phải có cái gì để nói – cái thổi bùng lên lòng say mê của bạn.
* Thông điệp
Thông điệp là những gì người nói muốn chuyển tải đến người nghe. Mục đích của
bạn trong việc nói trước đám đông là làm cho thông điệp muốn nói thành thông điệp
được truyền đạt thực sự. Việc đạt được điều này phụ thuộc vào bạn nói gì (thông điệp
bằng lời) và vào cách bạn nói điều đó (thông điệp không bằng lời).
Đạt được thông điệp bằng lời đòi hỏi phải nỗ lực rất nhiều. Bạn phải giới hạn đề
tài vào những điều bạn có thể thảo luận đủ thời gian cho phép của một bài nói. Bạn phải
nghiên cứu và chọn những chi tiết hỗ trợ để làm cho ý kiến của bạn rõ ràng và thuyết
phục. Bạn phải sắp xếp ý kiến của mình để người nghe có thể theo kịp mà không bị thiếu.
Và bạn phải diễn đạt thông điệp bằng lời chính xác, rõ ràng, sinh động và thích hợp.
Bên cạnh thông điệp bạn gởi thông qua lời nói, bạn còn chuyển thông điệp qua
giọng nói, diện mạo, điệu bộ, biểu hiện của khuôn mặt và ánh mắt. Hãy tưởng tượng một
trong số các bạn cùng lớp đứng lên nói về viêc vay tiền của sinh viên. Trong suốt bài nói
của mình, cô ta khuỵu xuống bục nói chuyện, dừng lại lâu để nhớ điều cô ta muốn nói,
nhìn chắm chằm lên trần nhà và lóng nghóng với các phương tiện nghe nhìn. Thông điệp
cô ta muốn nói là: “Chúng ta phải có sẵn nhiều tiền hơn nữa cho sinh viên vay”. Nhưng
thông điệp cô ta nói lại là: “ Tôi không chuẩn bị tốt cho bài nói này”. Một trong những
công việc của bạn với tư cách diễn giả là đảm bảo thông điệp không bằng lời không làm
xao lãng thông điệp bằng lời.
* Kênh
Kênh là phương tiện qua đó thông điệp được truyền đạt. Khi bạn nhấc điện thoại
để gọi một người bạn, điện thoại là kênh. Các diễn giả trước đám đông có thể sử dụng
một hay nhiều kênh khác nhau, mỗi kênh sẽ ảnh hưởng đến thông điệp khán giả nhận
được.
Trong lớp học nói trước đám đông, kênh của bạn hầu như là trực tiếp. Các bạn
cùng lớp sẽ thấy và nghe bạn không nhờ bất kỳ sự can thiệp điện tử nào.
* Người nghe
4
Người nghe là người tiếp nhận thông điệp từ người nói. Không có người nghe
nghĩa là không có sự giao tiếp.
Mọi thứ diễn giả nói được lọc qua khung tham chiếu của người nghe - là toàn bộ
kiến thức, kinh nghiệm, mục đích, giá trị và thái độ của họ. Vì người nói và người nghe là
hai người khác nhau, có thể họ không bao giờ có chính xác cùng khung tham chiếu. Và vì
khung tham chiếu của người nghe không bao giờ giống khung tham chiếu của người nói,
ý nghĩa của một thông điệp sẽ không bao giờ đúng chính xác với người nghe như là với
người nói.
Vì người ta có những khung tham chiếu khác nhau, người nói trước đám đông
phải tính đến việc điều chỉnh thông điệp tới khán giả riêng biệt tham dự. Là một diễn giả
giỏi, bạn phải lấy khán giả làm trung tâm. Bạn phải làm mọi việc trong bài nói chuyện
của mình và luôn nghĩ tới khán giả. Bạn không thể cho rằng người nghe sẽ quan tâm đến
những điều bạn nói. Bạn phải hiểu quan điểm của họ khi bạn chuẩn bị bài nói và bạn phải
làm cho họ bị lôi cuốn. Bạn sẽ mất sự chú ý của người nghe nhanh chóng nếu phần trình
bày của bạn quá cơ bản hoặc quá phức tạp. Bạn cũng sẽ mất khán giả nếu bạn không liên
hệ tới kinh nghiệm, sở thích, kiến thức và những giá trị của họ. Khi bạn trình bày bài nói
mà làm người nghe thốt lên: “Điều đó thật quan trọng với tôi”, bạn hầu như luôn thành
công.
* Sự phản hồi
Luôn có nhiều phản hồi cho bạn biết thông điệp của bạn được tiếp nhận như thế
nào khi bạn nói trước đám đông. Người nghe của bạn có ngồi nghiêng người phía trước
ghế như thế đang chú ý không? Họ có vỗ tay tán thành không? Họ có cười những câu nói
đùa của bạn không? Họ có những cái nhìn giễu cợt trên mặt họ không? Họ có cử động
chân vì bồn chồn và nhìn đồng hồ không? Thông điệp được gởi đến qua những phản ứng
này có thể là “Tôi bị cuốn hút”, “Tôi chán quá”, “Tôi đồng ý với bạn”, “Tôi không đồng
ý với bạn” hoặc là những điều khác. Là diễn giả, bạn cần cảnh giác với những phản ứng
như thế và điều chỉnh phù hợp thông điệp của mình.
Giống như bất kỳ loại giao tiếp nào, sự phản hồi chịu ảnh hưởng bởi khung tham
chiếu của mỗi người. Bạn cảm thấy thế nào nếu ngay sau bài nói chuyện của bạn, tất cả
các bạn cùng lớp bắt đầu gõ tay lên bàn? Bạn có chạy ra khỏi phòng trong sự tuyệt vọng
không? Vẫn còn hai nhân tố nữa chúng ta phải xem xét để hiểu đầy đủ điều gì xảy ra
trong giao tiếp bằng lời.
* Nhiễu
5
Trong nói trước đám đông có hai loại nhiễu. Một, là nhiễu bên ngoài đến khán giả.
Nhiều phòng học dễ bị loại nhiễu này - việc giao thông bên ngoài toà nhà, tiếng lách tách
của lò sưởi, sinh viên nói chuyện trong hội trường, một căn phòng nóng bức hoặc lạnh
giá. Bất kỳ điều nào trong số này có thể làm xao lãng người nghe về những gì bạn đang
nói.
Một loại nhiễu thứ hai là nhiễu bên trong đến từ khán giả hơn là từ bên ngoài. Có
thể một trong những người nghe bị muỗi cắn hoặc dị ứng cây thường xuân. Cô ta có lẽ bị
xao lãng vì ngứa đến nỗi không chú ý đến bài nói của bạn. Một người nghe khác có thể
đang lo lắng về bài kiểm tra sắp đến trong tiết học tiếp theo của lớp. Một người khác nữa
có thể buồn phiền về việc cãi nhau với bạn gái.
Là diễn giả, bạn phải cố gắng giữ được sự chú ý của người nghe dù có những sự
nhiễu khác nhau này. Trong những chương sau, bạn sẽ tìm thấy nhiều cách để làm được
điều này.
* Hoàn cảnh
Đàm thoại luôn luôn xảy ra trong một hoàn cảnh nào đó. Đôi khi hoàn cảnh thuận
lợi – như lúc bạn cầu hôn trong một bữa tối riêng tư dưới ánh sáng ngọn nến. Những khi
khác lại bất lợi - như lúc bạn cố nói những lời yêu thương để át tiếng ồn của dàn âm
thanh nổi. Khi bạn phải nói với ai về một vấn đề quá nhạy cảm, bạn thường đợi cho đến
khi hoàn cảnh thuận lợi.
Người nói trước đám đông phải nhạy với hoàn cảnh. Những dịp đặc biệt - đám
tang, lễ nhà thờ, lễ tốt nghiệp - đòi hỏi những loại bài nói tương ứng. Khung cảnh tự
nhiên cũng quan trọng. Nó tạo ra nhiều sự khác nhau nếu bài nói được trình bày trong
nhà hay ngoài trời, trong một lớp học nhỏ hay trong một phòng tập thể dục, trước một
đám đông chật cứng người hay chỉ thưa thớt vài người. Khi bạn điều chỉnh cho phù hợp
với hoàn cảnh của một bài nói trước đám đông, bạn đang làm trên một phạm vi lớn hơn
điều bạn làm hàng ngày trong đàm thoại.
* Chú ý: Ngoài ra, sự đa dạng của cuộc sống hiện đại, nhiều - có lẽ là hầu hết -
khán giả mà bạn nói chuyện sẽ gồm những người thuộc các nền văn hoá, chủng tộc và
dân tộc khác nhau. Khi bạn trình bày bài nói, hãy chú ý những yếu tố đó ảnh hưởng thế
nào đến sự phản ứng của người nghe và thực hiện điều chỉnh thông điệp của bạn cho phù
hợp. Trên hết, hãy tránh niềm tự hào dân tộc rằng nền văn hoá hoặc nhóm người của
chính bạn – có thể bất cứ cái gì - tốt hơn mọi nền văn hoá hay nhóm người khác. Cũng

6
vậy, hãy nhớ tầm quan trọng của việc tránh chủ nghĩa tự hào dân tộc khi nghe diễn văn.
Mọi diễn giả đều nhất trí, cần sự lịch sự và sự chú ý lắng nghe từ khán giả.
1.1.3. Nói trước đám đông và đàm thoại hàng ngày
1.1.3.1. Như thế nào là nói trước đám đông?
Nói (Diễn thuyết) trước đám đông là nghệ thuật nói chuyện với một nhóm người
theo một phương cách được chuẩn bị kỹ nhằm cung cấp thông tin, gây ảnh hưởng hoặc
gây cười cho thính giả.
Trong diễn thuyết, cũng giống bất cứ hình thức truyền thông nào khác, có 5 yếu tố
căn bản thường được biểu thị như sau:
- Ai đang nói? Ngừoi nói
- Nói điều gì? Thông điệp
- Nói với ai? Người nghe
- Đang sử dụng phương tiện nào? kênh
- Gây được kết quả gì? Sự phản hồi.
- nói khi nào? Hoàn cảnh nào?
- nhiễu (bên ngoài – bên trong)
Nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng, cũng như các bài diễn văn, đã có từ thời
xa xưa. Quyển sách giáo khoa đầu tiên về chủ đề này được viết hơn 2.400 năm trước,
những nguyên lý được trình bày cặn kẽ trong đó đã được đem vào ứng dụng qua trải
nghiệm của những nhà hùng biện Hy Lạp cổ đại. Khi xã hội dịch chuyển và các nền văn
hoá biến thiên, những nguyên lý này cũng thay đổi, nhưng vẫn duy trì được tính nhất
quán.
1.1.3.2. Sự giống và khác nhau giữa nói trước công chúng và đàm thoại hàng
ngày
Nói trước đám đông Đàm thoại hàng ngày
(1) Bài bản hơn. Thời gian của người nói - Không cần bài bản. Thời gian thải mái.
được qui định nghiêm ngặt. Trong khi Có thể tùy hứng về mọi chủ đề. Và tất
chuẩn bị bài nói, người nói phải lường nhiên đàm thoại không cần có sự chuẩn bị
trước các câu hỏi có thể nảy sinh trong trước
đầu người nghe và trả lời chúng. Như vậy,
nói trước đám đông đòi hỏi sự chuẩn bị và
vạch kế hoạch chi tiết hơn đàm thoại
thông thường.

7
(2) Đòi hỏi ngôn ngữ trang trọng hơn. Ngược lại, có thể sử dụng bất cứ ngôn
Nói lóng, dùng biệt ngữ và sai ngữ pháp ít ngữ nào miễn là đối tượng tiếp nhận có
có chỗ đứng trong những bài phát biểu thể hiểu được.
công cộng. Người nghe thường phản ứng
tiêu cực với các diễn giả không nâng tầm
và trau chuốt lời văn khi diễn thuyết trước
khán giả. Một bài diễn văn nên được
chuẩn bị tốt từ văn phong đến ý tứ.
(3) đòi hỏi phương pháp phát biểu khác. Khi chuyện trò thân tình, hầu hết người ta
Nói trước đám đông sẽ gây ấn tượng tốt nói nhỏ nhẹ, xen vào những cụm từ nhận
nếu điều chỉnh giọng nói của họ để mọi xét như “thích”, “bạn biết đấy”, chấp nhận
khán giả nghe rõ. Mọi cử chỉ phi ngôn điệu bộ tự nhiên và sử dụng những từ ngắt
ngữ đều phải chuẩn mực. Tránh sử dụng giọng (“ừ”, “à” “ùm”).
văn phong, từ vựng xấu.

1.1.3.3. Sự cần thiết của việc nói trước đám đông?


Mục tiêu của nghệ thuật diễn thuyết có thể kể từ việc chuyển tải thông tin đến hô
hào lôi kéo công chúng đi đến hành động, hoặc chỉ đơn giản là kể một câu chuyện. Một
nhà hùng biện tài năng không chỉ cung cấp thông tin cho người nghe mà còn có thể làm
thay đổi cảm xúc của họ.
Và, suốt chiều dài lịch sử, con người đã sử dụng việc nói trước đám đông như một
phương tiện giao tiếp cần thiết. Điều mà nhà lãnh đạo Hy Lạp Pericles nói cách đây hơn
2500 năm vẫn còn đúng với ngày nay “người ta suy đoán mọi điều nhưng không thể giải
thích” chúng rõ ràng “cũng như có lẽ chưa bao giờ nghĩ đến mọi khía cạnh của vấn đề”.
Nói trước đám đông, như tên của nó gợi ý, là cách đưa ý kiến của bạn ra trước công
chúng - chia sẻ chúng với những người khác và gây ảnh hưởng đến họ.
Trong thời hiện đại, nhiều quý ông quý bà trên khắp toàn cầu đã truyền bá những
ý tưởng của họ và gây ảnh hưởng thông qua việc nói trước đám đông. Ở Mỹ, danh sách
này gồm Franklin Roosevelt, Billy Graham, Cesar Chavez, Barbara Jordan, Ronald
Reagan, Martin Luther King, Jesse Jackson và Elizabeth Dole. Ở các nước khác, chúng ta
có thể thấy sức mạnh của việc nói trước đám đông được sử dụng bởi những người như
nguyên thủ tướng Anh Margaret Thatcher, nhà lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela, nhà
hoạt động dân chủ Miến Điện Aung San Sui Kyi và nhà môi trường học được nhận giải
thưởng Nô ben người Kenia Wangari Maathai.
8
Khi bạn đọc những tên này, bạn có thể nghĩ về mình: “ Được thôi, tốt đối với họ.
Nhưng điều ấy có liên quan gì đến tôi? Tôi không có ý định trở thành tổng thống hay nhà
truyền giáo hoặc một người chủ trương cải cách vì bất cứ lý do gì”. Mặc dù vậy, bạn gần
như chắc chắn sẽ cần nói trước đám đông một đôi lần trong cuộc đời - có thể ngày mai,
cũng có thể 5 năm nữa. Bạn có thể nghĩ bạn ở trong những tình huống như thế này
không?
Bạn phải trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể lớp trong một hội nghị khoa
học nào đó và trong tình huống bạn bị ban điều hành chất vấn đột xuất thì bạn sẽ phải
trình bày như thế nào? Tất nhiên là bạn sẽ không thể từ chối vì đây là cơ hội để bạn học
hỏi và thể hiện sự hiểu biết của mình.
Bạn đang đi đường và có một chiếc xe mô tô đâm sầm vào bạn. Chưa kịp kiểu ra
chuyện gì bạn lại bị chủ của chiếc xe đó túm áo bắt đền vì chiếc mô tô của anh ta bị hỏng
một đôi chỗ. Đám đông tò mò xúm lại xem và chắc chắn cảnh sát sẽ phải giải quyết.
Trước mọi người bạn phải trình bày sự việc như thế nào để mình thoát khỏi vụ này.
Sự hoang đường chăng? Không hẳn vậy. Bất kỳ tình huống nào cũng có thể xảy
ra. Trong một cuộc điều tra 480 công ty và công sở, các kỹ năng giao tiếp, bao gồm việc
nói trước đám đông, được những nhà tuyển dụng xếp lên hàng đầu trong các khả năng cá
nhân của những người tốt nghiệp đại học. Trong một cuộc điều tra khác, những người tốt
nghiệp đại học đang có việc làm được yêu cầu xếp những gì họ thấy là cần thiết nhất cho
việc phát triển sự nghiệp của họ. Cái gì đứng đầu trong danh sách xếp hạng của họ? Đó là
kỹ năng giao tiếp bằng lời.
Tầm quan trọng của kỹ năng này đúng trên khắp các lĩnh vực, đối với kế toán và
kiến trúc sư, giáo viên và kỹ thuật viên, nhà khoa học và người môi giới chứng khoán.
Ngay cả những ngành chuyên môn hoá cao như kỹ sư dân dụng và cơ khí, các ông chủ
thường xếp khả năng giao tiếp trên kiến thức về kỹ thuật khi quyết định thuê ai và đề bạt
ai.
Như vậy để thành công như một nhà kinh doanh đã nhận định bạn cần có “khả
năng đứng trên đôi chân của bạn, hoặc là đối diện từng người hoặc là trước một nhóm
người, trình bày thuyết phục và đáng tin”.
Điều này cũng đúng trong cuộc sống cộng đồng. Nói trước đám đông là một
phương tiện cần thiết của các hoạt động cộng đồng. Đó là cách để diễn đạt ý kiến của bạn
và gây ảnh hưởng lên vấn đề có tính chất quan trọng trong một xã hội dân chủ. Hãy nhìn
lại một chút về tình huống thứ hai trong ba cái giả định của chúng ta, tình huống mà bạn
9
thuyết phục ban giám hiệu nhà trường giữ lại giáo viên chuyên biệt đã giúp con bạn. Tại
sao ban giám hiệu nhà trường thay đổi quyết định của họ? Không chỉ đơn thuần vì sự
thực đứng về phía bạn (dù họ có thể đúng) hay vì bạn biết nhiều về giáo dục hơn ban
giám hiệu nhà trường (có lẽ bạn không có khả năng như thế). Ban giám hiệu đã thay đổi
quyết định vì bài phát biểu của bạn, trong đó bạn đưa ra một trường hợp thuyết phục
nhằm giữ lại giáo viên chuyên biệt này.
Điểm chính ở chỗ việc nói trước đám đông là một dạng của quyền lực. Nó có thể,
và thường như thế, tạo sự khác biệt rất nhiều về những vấn đề mà người ta quan tâm.
Cụm từ chìa khoá ở đây là “tạo sự khác biệt”. Đây là điều hầu hết chúng ta muốn thực
hiện trong cuộc sống - hãy tạo sự khác biệt để thay đổi thế giới theo vài cách nhỏ. Nói
trước đám đông cho bạn cơ hội để tạo sự khác biệt rất nhiều về vấn đề mà bạn quan tâm.
1.2. Xử lý hồi hộp
Lo lắng và hồi hộp khi nói trước đám đông là chuyện bình thường. Vấn đề là
chúng ta xử lý vấn đề đó như thế nào? Tất cả những cuộc điều tra của các nhà nghiên
cứu đề cho kết quả: vấn đề đáng lo sợ nhất là phải nói trước đám đông
* Thật ra ai cũng hồi hộp khi nói trước đám đông và đó là dấu hiệu của sự thành công.
Ví dụ, các diễn viên hồi hộp trước một vở kịch, các chính trị gia lo lắng trước một
bài diễn văn tranh cử, các vận động viên bồn chồn trước một cuộc thi lớn. Những người
thành công học được cách dùng sự lo lắng của mình để làm lợi thế.
Các cuộc điều tra cho thấy rằng 76% những diễn giả có kinh nghiệm hồi hộp khi
đứng trước khán giả trước khi lên bục nói. Nhưng sự lo lắng của họ là một dấu hiệu có
lợi rằng họ đang chuẩn bị tinh thần để đạt kết quả tốt. Nhà viết tiểu thuyết và là diễn giả
I. A. R. Wylie giải thích: “Bây giờ, sau nhiều năm từng trải, tôi nghĩ rằng tôi thực sự là
một diễn giả có kinh nghiệm. Nhưng hiếm khi nào tôi nhấc chân bước lên mà họng
không co thắt vì sợ và tim không đập mạnh thình thịch. Khi, vì lý do gì đó, tôi bình tĩnh
và tự tin thì bài diễn văn luôn thất bại.”
Nói cách khác, hồi hộp khi bắt đầu diễn thuyết, thậm chí cần có, là hoàn toàn bình
thường. Cơ thể bạn đang phản ứng khi gặp bất kỳ tình huống căng thẳng nào bằng cách
sản sinh ra quá mức adrenaline. Sự tăng đột ngột adrenaline này làm cho tim bạn đập
nhanh, tay bạn run, đầu gối khuỵ và da tiết mồ hôi. Mọi diễn giả trước công chúng đều
trải qua những phản ứng này ở một mức độ nào đó.
Vấn đề là bạn kiểm soát sự hồi hộp như thế nào và điều khiển nó theo bạn
chứ không chống lại bạn?
10
Thay vì cố gắng loại bỏ những dấu hiệu của sự hồi hộp đứng trước đám đông, bạn
nên nhắm vào việc chuyển nó từ tác động xấu thành cái mà một chuyên gia gọi là hồi
hộp tích cực - “một cảm giác sống động, nhiệt tình, say mê với một chút bối rối…Vẫn
còn hồi hộp nhưng cảm giác khác hẳn. Bạn không còn là nạn nhân của nó nữa, thay vì
vậy bạn cần đến nó. Bạn điều khiển nó”. Dưới đây là sáu cách đã được thử thách với thời
gian, bạn có thể biến sự hồi hộp của mình từ ảnh hưởng tiêu cực sang tích cực.
Có lẽ bạn hồi hộp trong mỗi tình huống vì bạn phải đối mặt với điều mới mẻ và
chưa biết. Một khi bạn quen với hoàn cảnh, bạn không còn sợ nữa. Nói trước đám đông
cũng như thế. Đối với hầu hết sinh viên, vấn đề lớn nhất của sự hồi hộp khi đứng trước
đám đông là sợ những điều chưa biết. Càng thực hành nhiều và càng trình bày bài nói
nhiều thì bạn càng ít sợ nói trước đám đông.
Một vài kinh nghiệm để xử lý hồi hộp khi nói trước đám đông như:
 Hãy thoải mái về tinh thần và thể xác. Sẽ không tốt nếu thức đến 4 giờ sáng tiệc tùng
với bạn bè hoặc nhồi nhét bài thi đêm trước khi diễn thuyết. Một đêm ngủ ngon sẽ
giúp bạn nhiều hơn.
 Khi bạn đợi trình bày, hãy giữ yên lặng và thư giãn cơ chân hoặc siết chặt đôi tay rồi
thả lỏng. Những hoạt động như thế giúp giảm căng thẳng bằng cách cung cấp đường
thoát cho chất adrenaline thừa của bạn.
 Hãy thở sâu và chậm hai lần trước khi bắt đầu nói. Hầu hết mọi người khi căng
thẳng thì thở nhanh và nông, điều này chỉ làm tăng thêm sự lo lắng. Thở sâu phá vỡ
vòng xoắn căng thẳng này và giúp thần kinh bạn yên tịnh.
 Làm thật tốt phần mở đầu. Các nghiên cứu cho thấy rằng mức độ lo lắng của
người nói giảm xuống đáng kể sau 30 đến 60 giây đầu tiên của bài nói. Một khi bạn
vượt qua phần mở đầu, bạn sẽ thấy phần còn lại dễ dàng hơn.
 Hãy nhìn vào mắt mọi khán giả. Nên nhớ rằng họ là những con người riêng biệt chứ
không là những khuôn mặt mập mờ. Và họ là những người bạn của bạn.
 Tập trung vào việc nói với khán giả hơn là lo lắng về sự hồi hộp đứng trước đám
đông. Nếu bạn bị cuốn hút vào bài nói của mình thì khán giả cũng vậy.
 Hãy sử dụng các phương tiện nghe nhìn. Chúng tạo sự thích thú, kéo sự chú ý ra
khỏi bạn và làm bạn cảm thấy tự nhiên hơn.
*. Cần chuẩn bị càng nhiều càng tốt nhiều trước khi nói trước đám đông

11
Một chìa khoá khác để đạt được sự tự tin là hãy chọn những đề tài nói bạn thực sự
quan tâm và rồi hãy chuẩn bị bài nói kỹ lưỡng đến nỗi bạn không thể nào chịu được nếu
không thành công.
Bạn nên bỏ ra bao nhiêu thời gian để chuẩn bị bài nói của mình? Theo kinh
nghiệm chuẩn là mỗi phút trình bày cần từ một đến hai giờ chuẩn bị - có thể nhiều hơn
nữa, tuỳ thuộc vào lượng nghiên cứu cần cho bài nói. Điều này dường như làm mất nhiều
thời gian nhưng phần thưởng rất xứng đáng. Giống như diễn viên diễn tập một vai cho
đến khi hoàn chỉnh, bạn sẽ thấy rằng sự tự tin như một diễn giả của mình tăng lên khi bạn
tiếp tục chuẩn bị bài nói cho đến khi nó khá hoàn hảo. Một nhà tư vấn diễn văn chuyên
nghiệp ước tính rằng sự chuẩn bị đúng có thể làm giảm sự hồi hộp khi đứng trước đám
đông lên đến 75%.
* Cần có những suy nghĩ tích cực khi bắt đầu nói trước đám đông
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể làm được điều gì đó thì bạn thường làm được. Mặt
khác, nếu bạn đoán trước được tai hoạ và bất hạnh thì hầu như bạn sẽ nhận điều ấy. Điều
này đặc biệt đúng khi nói trước đám đông. Những diễn giả nghĩ tiêu cực về bản thân và
kinh nghiệm diễn thuyết nhiều khả năng gặp phải sự hồi hộp khi đứng trước đám đông
hơn là những diễn giả suy nghĩ tích cực. Sau đây là một vài cách bạn có thể chuyển từ
suy nghĩ tiêu cực sang tích cực khi bạn còn tiếp tục công việc diễn thuyết:
Ý nghĩ tiêu cực Ý nghĩ tích cực
Tôi ước gì không phải trình bày bài nói này  Bài nói này là cơ hội cho tôi chia sẻ
những suy nghĩ của mình và có được kinh
nghiệm của một diễn giả.
Tôi không là người nói trước đám đông giỏi  Không ai hoàn hảo cả nhưng tôi sẽ
trình bày bài nói ngày càng tốt hơn.
Tôi luôn luôn hồi hộp khi trình bày bài nói  Mọi người đều hồi hộp. Nếu người khác
điều khiển được thì tôi cũng có thể.
Chẳng ai quan tâm đến điều tôi nói  Tôi có một đề tài hay và tôi đã chuẩn bị kỹ.
Tất nhiên, họ sẽ quan tâm.
Nhiều nhà tâm lý tin rằng tỉ lệ của các suy nghĩ tích cực trên tiêu cực đối với
những hoạt động căng thẳng như diễn thuyết nên ít nhất là năm trên một. Có nghĩa là, cứ
mỗi ý nghĩ tiêu cực, bạn nên có ít nhất năm ý nghĩ tích cực. Thực hiện thế không làm cho
sự hồi hộp của bạn biến mất hoàn toàn nhưng giúp bạn kiểm soát nó, vì vậy bạn có thể
tập trung vào việc nói các suy nghĩ của mình hơn là nghiền ngẫm sự sợ hãi và lo lắng.
12
* Sử dụng khả năng tưởng tượng
Khả năng tưởng tượng liên hệ mật thiết với việc suy nghĩ tích cực. Nó là một kỹ
thuật được nhiều người sử dụng - các vận động viên, nghệ sĩ, diễn viên, diễn giả và
những người khác.- để tăng hiệu suất của họ trong những tình huống căng thẳng. Nó tác
động như thế nào? Hãy nghe vận động viên chạy đường dài thế vận hội Olympic nói:
Ngay trước một cuộc đua lớn, tôi hình dung mình chạy và tôi cố gắng đưa tất cả
các đối thủ khác trong cuộc đua vào trong trí nhớ mình. Rồi tôi cố gắng tưởng tượng mọi
tình huống có thể xảy ra có mình trong đó... phía sau ai đó, bị đánh, bị đẩy, bị xô hoặc bị
lừa, những vị trí khác nhau trên đường chạy, vượt hơn một vòng chạy và, tất nhiên, ở
quảng đường cuối cùng. Và tôi luôn luôn hình dung mình chiến thắng cuộc đua, bất chấp
điều gì xảy ra trong suốt sự kiện này.
Tất nhiên, vận động viên này không phải chiến thắng mọi cuộc đua cô tham dự
nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng kiểu tưởng tượng trong trí mà cô miêu tả có thể làm
tăng đáng kể thành tích của vận động viên. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng kỹ
thuật như thế có ích rất nhiều trong việc giúp diễn giả điều khiển được sự hồi hộp của họ
khi đứng trước đám đông.
Chìa khoá để tưởng tượng là tạo ra một kế hoạch trong đầu sống động mà bạn thấy
mình thành công trong bài nói chuyện. Hãy tưởng tượng bạn trong phòng học đứng lên
phát biểu. Bạn thấy mình trên bục nói, tự tin và quả quyết, đưa ánh mắt nhìn khán giả và
nói phần mở đầu với giọng rõ ràng, mạnh mẽ. Bạn cảm giác tự tin càng nhiều khi người
nghe càng lúc càng theo dõi những gì bạn đang nói. Hãy tưởng tượng cảm giác của bạn
về thành quả đạt được khi bạn kết thúc bài nói mà bạn đã hết sức cố gắng.
Khi bạn tạo ra những hình ảnh như vậy trong đầu, hãy có óc thực tế nhưng tập
trung vào những mặt tích cực của bài nói chuyện. Đừng cho phép những hình ảnh tiêu
cực che khuất những hình ảnh tích cực. Nhận biết sự hồi hộp của mình, bạn tưởng tượng
vượt qua nó để trình bày lưu loát và ấn tượng. Nếu có phần nào đó trong bài nói dường
như luôn gây cho bạn phiền hà thì hình dung bạn vượt qua nó mà không có bất kỳ vướng
mắc nào. Và hãy rành mạch. Những hình ảnh trong đầu bạn càng rõ ràng thì bạn càng dễ
thành công.
*. Hãy xác định rằng không bao giờ có sự hoàn hảo
Không có một bài nói nào là hoàn hảo. Ở vài thời điểm trong mỗi bài diễn văn,
mọi diễn giả nói hoặc làm điều gì đó – không ít thì nhiều - không xảy ra chính xác như họ
dự tính. Thật may mắn, như với người có thần kinh vững, những lúc như vậy khán giả
13
không nhận ra. Tại sao vậy? Vì khán giả không biết diễn giả dự định nói gì. Họ chỉ nghe
những gì diễn giả nói. Nếu bạn tạm thời sót một đoạn thì đảo lộn trình tự hai đoạn nói
hoặc bạn quên ngừng lại ở một chỗ nào đó thì chẳng ai biết chút gì đâu. Khi những lúc
như thế xuất hiện, đừng lo lắng về chúng. Cứ tiếp tục như không có gì xảy ra.
Một trong những lý do lớn nhất người ta quan tâm về việc mắc lỗi trong bài phát
biểu là họ xem việc diễn thuyết như một buổi biểu diễn hơn là một hoạt động giao tiếp.
Họ cảm giác khán giả đang đánh giá họ dựa vào thang điểm của sự hoàn hảo tuyệt đối
trong đó mỗi từ mắc lỗi hoặc điệu bộ vụng về sẽ tính đến để chống lại họ. Nhưng những
khán giả của buổi nói chuyện không giống như các giám khảo trong cuộc thi biểu diễn vi-
ô-lông hay thi trượt băng nghệ thuật. Họ không mong một sự diễn xuất tuyệt vời nhưng
muốn nghe một bài diễn văn chuẩn bị tốt và truyền đạt ý tưởng của diễn giả rõ ràng và cụ
thể. Đôi khi một hoặc hai lỗi có thể làm tăng sự lôi cuốn của diễn giả bằng cách tạo cho
họ dường như mang tính người hơn.
Khi bạn trình bày diễn văn, hãy chắc chắn bạn chuẩn bị kỹ và cố gắng hết sức để
có thể truyền thông điệp đến người nghe. Nhưng đừng hoang mang về sự hoàn hảo hay
về điều gì sẽ xảy ra nếu bạn mắc sai lầm. Một khi bạn vất đi những gánh nặng này trong
đầu, bạn sẽ thấy tiếp cận bài nói dễ dàng hơn bằng sự tự tin và thậm chí với lòng say mê.
1.3. Văn hoá và nói trước đám đông
1.3.1. Đạo đức của việc nói trước đám đông
Các vấn đề về đạo đức xuất hiện bất cứ khi nào một diễn giả phát biểu với khán giả.
Cho dù hoàn cảnh phát biểu là gì chăng nữa, bạn cũng cần phải bảo đảm là các mục tiêu
của bạn phải dựa trên cơ sở đạo đức và bạn dùng các phương cách có đạo đức để truyền
đạt các ý tưởng của bạn. Đáp ứng các nghĩa vụ này có thể là thách thức nặng nề khi bạn
nói thuyết phục. Liệu bạn có sẵn lòng “chỉ hơi”che đậy sự thật nếu việc đó bảo đảm thành
công cho một bài nói? Còn thay đổi con số thống kê, giả mạo các trích dẫn, tráo đổi các ý
tưởng thành sự kiện thực tế, hoặc chạy theo thành kiến và khuôn sáo, thì sao?
Không may, không thiếu diễn giả - và các người muốn thuyết phục khác – sẵn sàng
bỏ qua đạo đức để đạt mục đích của mình. Duy trì khả năng tin tưởng ở thính giả cũng là
điều thiết yếu cho độ tín nhiệm đối với một diễn giả. Như trong các loại nói trước đám
đông khác, điều lý tưởng cho thuyết phục hiệu quả là một người đạo đức có khả năng nói
tốt.
Khi bạn thực hiện nói thuyết phục, hãy ghi tâm các hướng dẫn về nói có đạo đức đã
được bàn đến trong Chương 2 và hãy cố gắng tối đa tuân thủ chúng trong từng bước trình
bày. Chắc chắn rằng các mục tiêu của bạn phải dựa trên đạo đức và bạn có thể bảo vệ
chúng nếu chúng bị chất vấn hay thách thức. Nghiên cứu đề tài đầy đủ để bạn không làm
14
khán giả lạc lối. Biết tất cả các khía cạnh của một vấn đề, tìm ra các quan điểm đối lập,
và xử lý đúng các dữ kiện thực tế.
Nhưng biết các dữ kiện thực tế chưa đủ. Bạn còn cần trung thực trong những gì bạn
nói. Không có chỗ đứng trong nói có đạo đức cho các ý trình bày cố tình gian dối hay sai
lệch. Cũng cần cảnh giác với các dạng thiếu trung thực tinh vi hơn, chẳng hạn như trích
dẫn phi ngữ cảnh, bịa ra một vài chi tiết giả làm một câu chuyện, và dẫn sai các nguồn dữ
kiện cùng con số. Cẩn trọng trình bày các thống kê, chứng cứ, và các loại bằng chứng
khác một cách công bằng và chính xác, có trách nhiệm.
Cũng cần nhớ rõ sức mạnh của ngôn ngữ và sử dụng nó có trách nhiệm, chứng tỏ sự
tôn trọng về các quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, đồng thời không được chửi rủa
và dùng các dạng ngôn ngữ xúc phạm khác.
1.3.2. Nói trước đám đông trong một thế giới đa văn hóa
* Sự đa dạng về văn hoá trong thế giới hiện đại
Người nói cần trang bị cho mình kiến thức về văn hóa rộng và nhạy cảm trong vấn
đề nà khi diễn thuyết hoặc nói trước đám đông vì nó cũng sẽ tác động đến sự thành công
của bài nói.
* Sự đa dạng về văn hoá và nói trước đám đông
Bạn có thể nói với mình: “Điều đó thật thú vị nhưng nó có liên quan gì với bài nói
của tôi?” Câu trả lời là sự đa dạng và chủ nghĩa đa văn hoá là những mặt cơ bản của cuộc
sống đến nỗi chúng có thể đóng một vai trò trong hầu hết các bài nói của bạn. Hãy xem
các tình huống sau: Một giám đốc kinh doanh đang chỉ thị các nhân viên của một công ty
đa quốc gia. Một luật sư đang trình bày bản tranh luận cuối cùng của cô với bồi thẩm
đoàn gồm nhiều chủng tộc khác nhau. Một bộ trưởng đang thuyết giáo trước một đại hội
đồng đa văn hoá.. Một giáo viên đang nói với phụ huynh tại một trường thành thị đa
chủng tộc. Đây chỉ là một ít trong vô số các tình huống nói chuyện chịu ảnh hưởng bởi sự
đa văn hoá trong cuộc sống hiện đại.
Với những tình huống như trên người nói cần chú ý đến yếu tố văn hóa để đạt hiệu
quả cao trong bài nói của mình.

15
Chương 2:
TỔ CHỨC MỘT BÀI NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Cung cấp cho sinh viên cách thức chọn một chủ đề nói, xác định mục đích và
cách nêu ý chủ đạo; cách thức tổ chức một bài nói…để dẫn đến thành công.
- Giúp sinh viên nắm được các thao tác và cách thiết kế toàn bộ một bài nói hoàn
chỉnh từ phần mở, thân cho đến kết một cách hợp lý tạo sức thuyết phục
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng lựa chọn nội dung và cách thức để thành công với một bài nói
trước đám đông
- Vận dụng kỹ năng đó qua bài thực hành giới thiệu về bản thân
1.3. Thái độ:
- Say mê với những vấn đề mình hiểu biết và diễn tả thành công những vấn đề đó
qua bài thực hành tại lớp
- Hiểu được nếu không am hiểu và làm việc có phương pháp thì không thể thành
công.
- Ý thức được vấn đề sắp xếp ý tưởng trong mọi việc mà đặc biệt là với một bài
diễn thuyết trước đám đông là cực kỳ cần thiết
2. Nội dung :
ND 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của đề tài
ND 2: Cách thức tổ chức bài diễn thuyết
ND 3: Tổ chức phần thân bài diễn thuyết
3. Hình thức và phương pháp dạy-học
ND1.
- Trình chiếu PP.
- Thuyết trình hỏi đáp.
ND2.
- Trình chiếu PP.
- Thuyết trình hỏi đáp.
ND3.
- Trình chiếu PP.
- Thuyết trình hỏi đáp.
16
4. Tài liệu.
ND1,2,3:
- Trích thông tin từ nguồn internet, website :…
- Tham khảo Giáo trình Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng – do Trường
Đại học Duy Tân cung cấp
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
2.1. Chọn đề tài và xác định mục đích của đề tài
2.1.1. Chọn đề tài
Bước đầu tiên trong việc thực hiện bài nói là chọn đề tài. Đối với những bài nói
bên ngoài lớp học, điều này không có vấn đề. Thường chủ đề bài nói được xác định bởi
hoàn cảnh, khán giả và khả năng của người nói.
Trong lớp học về nói trước đám đông, các tình huống khác nhau. Hầu hết các bài
nói được giao của bạn không phải một đề tài cho trước. Nói chung, các sinh viên mất
nhiều thời gian trong việc chọn đề tài cho các bài nói của họ. Điều này dường như có ích
vì nó cho phép bạn nói về những vấn đề ưa thích của mình. Tuy nhiên, có lẽ trong quá
trình chuẩn bị bài nói thì khó khăn lớn nhất là chọn đề tài.
Có hai phạm trù lớn về những đề tài tiềm năng cho các bài nói trong lớp của bạn:
* Chọn chủ đề về những lĩnh vực bạn hiểu biết
Hầu hết mọi người nói sẽ dễ dàng hơn khi nói trước đám đông về những chủ đề
mà họ ham hiểu. Khi nghĩ về một đề tài, bạn dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chính
mình.
Ví dụ: Một sinh viên lớn lên ở Quảng Nam trình bày bài nói hấp dẫn về cuộc sống
hàng ngày ở vùng đất đó hơn là nói về một vùng đất khác mà họ chưa từng sống mà chỉ
được tìm hiểu qua thông tin đại chúng.
Một sinh viên khác sử dụng kiến thức của cô như một người bán hàng ở cửa hiệu
nữ trang để chuẩn bị bài nói về việc làm thế nào để đánh giá giá trị của những viên kim
cương đã bị cắt ra.
Sinh viên thứ ba đã sống trong một cơn lốc xoáy trình bày bài nói hấp dẫn về
những trải nghiệm kinh hoàng.
Quá ấn tượng chăng? Không có gì trong cuộc đời bạn hấp dẫn như thế? Một sinh
viên khác nữa miêu tả cô: “chỉ là một người nội trợ đang trở lại trường để hoàn tất việc
giáo dục mà cô đã bắt đầu cách đây 20 năm”, cô phát biểu một bài nói rất hấp dẫn và dí
dỏm về các điều chỉnh cô phải thực hiện trong việc trở lại đại học. Diễn giả này nói về
17
những cảm giác xa lạ của việc ngồi trong lớp với các sinh viên quá trẻ như con cô, khó
khăn trong việc cân bằng giữa việc học với công việc gia đình, và thoả mãn với sự hoàn
tất việc học cô đã bắt đầu những năm trước đây.
* Chọn chủ đề về những lĩnh vực bạn ít hiểu biết và muốn tìm hiểu thêm
Bạn có thể chọn đề tài bạn có một số kiến thức và kinh nghiệm nhưng chưa đủ để
chuẩn bị một bài nói mà không có sự nghiên cứu thêm. Thậm chí bạn có thể chọn đề tài
mà chưa hề biết đến chút nào trước đó nhưng bạn muốn khám phá.
Ví dụ: - Bạn luôn quan tâm đến khả năng ngoại cảm nhưng chưa bao giờ biết
nhiều về nó. Điều này sẽ là cơ hội tốt để nghiên cứu một chủ đề hấp dẫn và biến nó thành
một bài nói hấp dẫn.
2.1.2. Động não về đề tài
* Cách thức để tìm kiếm chủ đề nói
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chọn đề tài, có một số phương pháp động não để
chọn chủ đề sau:
+ Bản tóm tắt cá nhân
Trước hết hãy làm một bản tóm tắt nhanh về kinh nghiệm, mối quan tâm, sở thích,
kỹ năng, tín ngưỡng,…của bạn. Hãy viết liền bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu bất chấp
nó dường như ngớ ngẩn hoặc không liên quan chút nào. Từ sự liệt kê này có thể dẫn đến
một nhóm chủ đề chung mà bạn có thể tạo ra một đề tài cụ thể. Phương pháp này hợp với
nhiều sinh viên.
+ Bắt đầu tập hợp lại
Nếu phương pháp đầu không được, hãy thử cách thứ hai. Đó là một chiến thuật
gọi là sự tập hợp lại. Hãy lấy một tờ giấy và chia nó thành chín cột như sau: Con người,
Nơi chốn, Đồ vật, Sự kiện, Quá trình, Khái niệm, Hiện tượng tự nhiên, Vấn đề, Kế hoạch
và Chính sách. Rồi liệt kê trong mỗi cột năm hoặc sáu mục đầu tiên xuất hiện trong đầu.
Kết quả có thể giống như thế này:
Con người Nơi chốn Đồ vật
George W. Bush I rắc người máy
Hillary Clinton Thành phố Mê-hi- điện thoại di động
Oprah Winfrey cô phim hoạt hình
gia đình tôi Grand Canyon đội bóng chày mơ ước
Annika Sorenstam quê hương tôi Kinh thánh
Oscar de la Hoya nhà thờ hồi giáo
18
Sự kiện Quá trình
hôn nhân Học hồi sức tim phổi (CPR)
lễ quá hải nấu món ăn Thái Lan
Tết âm lịch Trung Quốc tránh nợ thẻ tín dụng
trận chung kết bóng bầu dục Mỹ chụp ảnh
lễ Cinco de Mayo học ở nước ngoài
lễ tốt nghiệp viết một lý lịch xin việc
Khái niệm
chủ nghĩa hoà bình Hiện tượng tự nhiên
đạo đức y khoa động đất
chủ nghĩa bảo thủ cuồng phong
các học thuyết về tự do ngôn luận sự ấm lên toàn cầu
đạo Khổng những hành tinh nhỏ
chủ nghĩa đa văn hoá chớp
sóng thần
Vấn đề Kế hoạch và chính sách
khủng bố an ninh quốc gia
bệnh béo phì trẻ em bảo vệ tự do công dân
gian lận bầu cử sự tăng tiền lương tối thiểu
nhận dạng hành vi trộm cắp những lợi ích của đối tác trong nước
tội ác học đường đào tạo trong nước
hành nghề kinh doanh bất hợp pháp xây dựng một thư viện mới

Rất có khả năng, một số hạng mục trên bảng liệt kê sẽ gây ấn tượng cho bạn như
những chủ đề tiềm năng. Nếu không, hãy lấy những mục bạn thấy hấp dẫn nhất và soạn
ra những danh sách phụ cho mỗi cái. Cố gắng liên kết tự do. Viết một từ hoặc một ý.
Điều đó gây ra cái gì trong đầu bạn? Bất cứ nó là cái gì, hãy viết điều tiếp theo, và cứ tiếp
tục cho đến khi bạn có sáu hoặc bảy ý kiến trên bảng liệt kê.
Ví dụ, làm việc với bảng liệt kê trên, một nữ sinh viên soạn ra các bảng phụ
về phim hoạt hình, tội ác khu trường sở, và sấm chớp:
Phim hoạt hình Tội ác học đường Chớp
truyền hình hành vi phá hoại sấm
Phim cảnh sát tiếng ồn
giải thưởng Viện hàm lâm dấu vân tay giao thông
giải thưởng bàn tay ô nhiễm không khí
sổ số găng tay xăng dầu
19
cờ bạc thời tiết lạnh xe mô tô

Trong cột đầu tiên, phim hoạt hình làm cho cô sinh viên đó nghĩ về truyền hình.
Truyền hình nhắc cô nhớ đến phim. Phim ảnh gợi lên giải Oscar. Giải Oscar là những
giải thưởng. Giải thưởng nhắc cô ta nhớ đến sổ số. Sổ số là một hình thức cờ bạc. Đột
nhiên, sinh viên này nhớ lại một bài báo trên tạp chí cô ta đã đọc về vấn đề nghiện cờ bạc
đang phát triển ở Mỹ. Ý tưởng nảy ra trong đầu cô ta. Sau khi nghiên cứu nhiều, cô phát
triển bài nói tuyệt vời với tiêu đề: “Nghiện cờ bạc: Tại sao bạn không thể thắng tỷ lệ cá
cược”.
Đó là một ý tưởng rất xa với phim hoạt hình. Nếu bạn bắt đầu sự liên kết tự do từ
phim hoạt hình, bạn sẽ chắc chắn dừng lại ở đâu đó khác hoàn toàn. Đây là điều sự tập
hợp liên quan tất cả.
+ Tìm kiếm tài liệu tham khảo
Bằng cách tập hợp lại, hầu hết mọi người có thể dừng lại ở một đề tài khá nhanh.
Nhưng nếu bạn vẫn còn lúng túng, đừng thất vọng. Có một chiến thuật thứ ba bạn có thể
sử dụng. Hãy đến phòng tài liệu tham khảo của thư viện và xem lướt qua một cuốn bách
khoa toàn thư, một cuốn cơ sở dữ liệu xuất bản định kỳ hoặc vài tác phẩm tham khảo
khác cho đến khi bạn tình cờ gặp vấn đề có thể là chủ đề một bài nói hay.
 Tìm kiếm trên Internet
Một khả năng khác nữa là kết nối một phương tiện tìm kiếm dựa vào chủ đề như
Yahoo hoặc Librarians’ Index to the Internet. Ví dụ, giả sử khi bạn nhìn vào tiêu đề phụ
mục Sức khoẻ, hạng mục đầu tiên chiếm lấy sự chú ý của bạn, Thuốc thay thế. Nếu bạn
kích vào mục này, bạn sẽ đến một màn hình khác với một bản liệt kê chi tiết về những
tiêu đề phụ cho Thuốc thay thế. Làm việc từ bản liệt kê đó, bạn có thể liên kết đến những
địa chỉ khác giúp bạn giới hạn và khu trú đề tài của bạn nhiều hơn nữa. Quá trình này
nhanh hơn đọc lướt qua những tác phẩm tham khảo trong thư viện và nó có thể là sự
khích lệ lớn để suy nghĩ sáng tạo về một đề tài.
Bất kể phương tiện gì bạn sử dụng để tìm kiếm đề tài, hãy bắt đầu sớm. Lý do chủ
yếu sinh viên gặp khó khăn trong việc chọn đề tài là, như hầu hết mọi người, họ có
khuynh hướng trì hoãn - hoãn việc bắt đầu kế hoạch càng lâu càng tốt. Vì chọn đề tài là
bước đầu tiên của bạn trong quá trình chuẩn bị bài nói, thật tự nhiên khi hoãn đối mặt với
nó. Nhưng nếu bạn trì hoãn quá lâu, bạn có lẽ tự đào hố chôn mình mà không thể thoát ra
được.

20
2.1.3. Xác định mục đích của đề tài: thường là phải xác định mục đích chung và
mục đích cụ thể
2.1.3.1. Xác định mục đích chung:
Cùng với việc chọn đề tài, bạn cần xác định mục đích chung về bài nói của bạn.
Thông thường, nó sẽ rơi vào một trong hai phạm trù chồng chéo lên nhau - để thông tin
hoặc để thuyết phục.
Khi mục đích chung của bạn là để thông tin, bạn đóng vai trò như giáo viên hoặc
giảng viên. Mục đích của bạn là để truyền đạt thông tin - và nói rõ ràng, chính xác và hấp
dẫn. Mục đích của việc nói để thông tin là để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của
người nghe - để cung cấp cho họ thông tin mà trước đó họ chưa biết.
Khi mục đích chung của bạn là để thuyết phục, bạn đóng vai trò như luật sư hoặc
người ủng hộ. Bạn không chỉ đưa thông tin mà còn đi xa hơn nữa là tán thành một sự
kiện. Bạn muốn thay đổi hoặc kiến thiết thái độ hoặc hành động của khán giả. Sự khác
nhau giữa thông tin và thuyết phục là sự khác nhau giữa giải thích và kêu gọi. Nếu bạn cố
gắng thuyết phục người nghe rằng họ để họ nhận thấy nên thay đổi cách nhìn nhận về
một vấn đề nào đó theo quan điểm của bạn nghĩa là bạn đã không chỉ cung cấp thông tin;
mà mục đích chính của bạn là làm cho người nghe theo quan điểm của bạn - làm cho họ
tin vào điều gì đó hoặc làm điều gì đó nhờ kết quả bài nói của bạn.
2.1.3.2. Xác định mục đích cụ thể
Một khi bạn đã chọn một đề tài và một mục đích chung, bạn phải giới hạn sự lựa
chọn của mình để xác định mục đích cụ thể của bài nói. Mục đích cụ thể nên tập trung
vào một khía cạnh của đề tài. Bạn có thể nói rõ mục đích cụ thể bằng một cụm từ nguyên
thể đơn (để thông tin cho khán giả của tôi về…; để thuyết phục khán giả của tôi…) cho
biết bạn hy vọng đạt được chính xác điều gì với bài nói của mình. Có lẽ một ví dụ sẽ giúp
làm sáng tỏ quá trình chọn một mục đích cụ thể.
Mục đích cụ thể cho thấy không những người nói muốn nói gì mà người nói còn
muốn khán giả biết gì như mong đợi của bài nói. Điều này rất quan trọng vì nó giúp lấy
khán giả làm trung tâm sự chú ý của bạn khi bạn chuẩn bị bài nói. Khi người nghe không
hiểu đúng mục đích cụ thể, họ có thể đánh giá sai sự hiểu biết của người nói.
* Lưu ý: Bài nói cần thể hiện rõ ý chủ đạo
- Ý chủ đạo là gì?
Ý chủ đạo là một lời phát biểu ngắn gọn về điều bạn mong muốn nói. Đôi khi nó
được gọi là câu luận đề, câu chủ đề hoặc ý chính. Bất chấp thuật ngữ là gì, ý chủ đạo
21
thường được diễn đạt như một câu tường thuật đơn làm cho tinh tế hơn và sâu sắc thêm
lời phát biểu mục đích cụ thể.
Một cách khác để hiểu về ý chủ đạo là thông điệp còn lại của bạn - điều bạn muốn
khán giả nhớ đến sau khi họ quên hết mọi thứ khác trong bài nói. Hầu hết thời gian, ý chủ
đạo sẽ tóm lược những điểm chính được phát triển trong phần thân bài của bài nói. Để
biết điều này diễn ra thế nào, chúng ta hãy lấy vài ví dụ chúng ta thấy ở đầu chương này
và phát triển chúng từ đề tài, mục đích chung và mục đích cụ thể đến ý chủ đạo.
Chúng ta có thể bắt đầu với bài nói về liệu pháp âm nhạc.
Đề tài: Liệu pháp âm nhạc
Mục đích chung: Để thông tin
Mục đích cụ thể: Để giải thích những ích lợi của liệu pháp âm nhạc cho những
người khiếm khuyết về nhận thức và tâm lý.
Ý chủ đạo : Liệu pháp âm nhạc đã phát triển thành một dạng điều trị
chính thức trong suốt thế kỷ hai mươi, sử dụng một số phương pháp và được lý giải bằng
một số giả thiết giải thích cho sự thành công của nó.
- Vai trò của ý chủ đạo
+ Ý chủ đạo làm tinh tế hơn và sâu sắc thêm mục đích cụ thể của bạn.
+ Đó là một lời phát biểu ngắn gọn về những điều bạn sẽ nói trong bài diễn thuyết,
và nó thường kết tinh trong suy nghĩ của bạn sau khi bạn thực hiện nghiên cứu và quyết
định các ý chính của bài nói.
+ Thường tóm lược những ý chính được phát triển trong phần thân bài của bài nói.
2.2. Cách thức tổ chức bài diễn thuyết
2.2.1. Tầm quan trọng của việc tổ chức bài diễn thuyết
Nếu được tổ chức tốt, bài diễn thuyết sẽ có lợi cho bạn nhiều hơn. Sự tổ chức cho
phép bạn (và người nghe của bạn) nhận thấy các ý tưởng gì bạn có và hướng tâm trí đến
những ý quan trọng nhất.
Người nghe đòi hỏi tính mạch lạc. Họ ít kiên nhẫn đối với những diễn giả nói lan
man từ ý này sang ý khác. Hãy nhớ rằng người nghe, khác với người đọc, không thể lật
lại trang trước khi họ gặp rắc rối trong việc nắm bắt ý của người nói. Trên phương diện
này, bài diễn thuyết giống như một cuốn phim. Tương tự như một đạo diễn phải chắc
chắn rằng người xem có thể dõi theo nội dung phim từ đầu đến cuối, diễn giả cũng phải
đảm bảo rằng khán giả có thể theo sát trình tự các ý trong bài diễn thuyết từ lúc mở đầu
đến khi kết thúc. Điều này đòi hỏi bài nói phải được tổ chức một cách chiến lược. Bài
22
diễn thuyết nên được liên kết theo một trình tự nhất định để đạt được kết quả đặc biệt
trước đối tượng khán giả nhất định.
Việc tổ chức bài diễn thuyết quan trọng còn vì một số lý do khác, nó liên quan mật
thiết với tư duy biện luận. Khi bạn tổ chức bài diễn thuyết, bạn thực hành kỹ năng chung
trong việc hình thành các mối quan hệ rõ ràng giữa các ý. Kỹ năng này sẽ giúp bạn rất
nhiều trong suốt thời gian ở trường đại học và trong nghề nghiệp mà bạn chọn lựa. Ngoài
ra, việc sử dụng phương pháp tổ chức bài nói rõ ràng và cụ thể có thể làm tăng sự tự tin
của bạn khi diễn thuyết và nâng cao khả năng truyền đạt thông điệp lưu loát.
Bước đầu tiên trong việc hình thành ý thức tổ chức bài nói là làm chủ được ba
phần cơ bản của bài nói - mở đầu, thân bài và kết luận - và vai trò chiến lược của mỗi
phần.
2.2.2 Tổ chức phần mở đầu và phần kết thúc của bài diễn thuyết
2.2.2.1. Mở đầu bài nói như thế nào?
Ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Lời mở đầu không hay sẽ làm người nghe xao
lãng hoặc ít chú ý đến nỗi người nói khó có thể lấy lại niềm tin trọn vẹn. Hơn nữa, mở
đầu tốt rất cần thiết để người nói tự tin. Điều gì giúp bạn dũng cảm hơn là nhìn thẳng vào
mặt người nghe để bắt đầu lôi cuốn sự quan tâm, chú ý và hài lòng? Phần khó nhất của
bất cứ bài diễn thuyết nào là phần mở đầu. Nếu bạn vượt qua phần mở đầu bài nói mà
không lúng túng, phần còn lại sẽ dễ dàng hơn. Bạn sẽ thấy phần mở đầu thuận lợi là liều
thuốc giúp tự tin tuyệt vời.
Trong hầu hết các bài diễn thuyết, có bốn mục tiêu bạn cần đạt được ngay từ đầu:
- Thu hút sự chú ý và quan tâm của khán giả
- Nêu được chủ đề của bài nói
- Tạo sự tín nhiệm và thiện chí
- Tóm tắt trước nội dung bài nói
* Thu hút sự quan tâm
Nếu chủ đề của bạn không có gì đặc biệt, người nghe có thể tự hỏi: “Nghe làm gì?
Ai cần nghe?” Nhưng cho dù người nói nổi tiếng thế nào hay chủ đề đặc biệt ra sao, họ
cũng sẽ nhanh chóng bị mất khán giả nếu không dùng phần mở đầu thu hút sự chú ý và
quan tâm của người nghe.
Thu hút sự chú ý ban đầu của khán giả thường dễ thực hiện ngay cả trước khi bạn
thốt ra một lời. Sau khi bạn được giới thiệu và bước đến bục nói, khán giả thường chú ý
đến bạn. Nếu họ không để ý, hãy kiên nhẫn chờ. Hãy nhìn thẳng vào khán giả và không
23
nói gì. Các cuộc nói chuyện riêng và động tác thừa sẽ ngưng trong chốc lát. Người nghe
sẽ chú ý. Bạn chuẩn bị bắt đầu bài nói.
Giữ sự chú ý của khán giả khi bạn bắt đầu nói thì khó khăn hơn. Dưới đây là các
phương pháp thường được sử dụng nhất. Dùng riêng rẽ hoặc phối hợp, chúng sẽ giúp
khán giả quan tâm đến bài nói của bạn.
* Liên hệ chủ đề bài nói tới người nghe
Người ta thường chú ý đến điều ảnh hưởng trực tiếp tới họ. Nếu bạn liên hệ trực
tiếp chủ đề bài nói đến người nghe, họ sẽ quan tâm tới nó nhiều hơn.
Ví dụ, giả sử một người bạn cùng lớp bắt đầu bài nói như thế này:
Hôm nay tôi sẽ nói về việc sưu tầm bưu thiếp, một sở thích vừa thú vị vừa có thể
kiếm tiền. Tôi muốn giải thích về các loại cơ bản của bưu thiếp sưu tập, tại sao chúng có
giá trị và làm thế nào người sưu tầm bưu thiếp mua và bán chúng.
Chắc chắn đây là phần giới thiệu rõ ràng nhưng không phải là điều bạn muốn cho
bài nói. Bây giờ nếu người bạn trên bắt đầu nói theo cách này, như một sinh viên đã trình
bày trước đó.
Vào một buổi sáng thứ bảy, bạn đang dọn giúp tầng thượng của bà nội. Sau khi
làm một lát, bạn vấp một cái rương, mở nó và phát hiện hàng trăm bưu thiếp cũ. Nghĩ về
việc phải đến trận bóng đúng giờ, bạn bắt đầu ném những tấm bưu thiếp vào thùng rác.
Xin chúc mừng! Bạn vừa mới vất đi một năm học phí.
Lúc này người nói sử dụng lời mớm hợp lý, có khả năng là bạn sẽ bị lôi cuốn.
Bằng cách sử dụng ngôn ngữ sống động mô tả sự việc mà những người bạn đã
từng trải qua trong đời, người nói chắc chắn được khán giả chú ý.
* Nói rõ tầm quan trọng chủ đề của bạn
Giả sử bạn nghĩ bài nói của mình quan trọng. Hãy nói khán giả tại sao họ nên nghĩ
như vậy. Dưới đây là cách Susan Paddack, Chủ tịch Hiệp hội y tế Mỹ, dùng phương pháp
này để lôi cuốn khán giả trong bài diễn thuyết về bạo lực tuổi trẻ tại Hội nghị lãnh đạo
quốc gia hội y tế Mỹ:
Trong các mối đe doạ đến sức khoẻ cộng đồng chúng ta, bạo lực tuổi trẻ là vấn đề
đe doạ không những mỗi một cá nhân chúng ta mà còn đến toàn bộ xã hội…
Quý vị hãy tưởng tượng có chừng 300 học sinh từ các trường trung học công
trong số chúng ta ở đây. Ba trăm học sinh sẽ lấp đầy khoảng một phần ba căn phòng
này. Thế thì tôi sẽ nói cho các bạn biết có bao nhiêu sinh viên học sinh bị đánh hoặc
cướp mỗi 10 phút trên đất nước chúng ta. Hơn 17.000 mỗi ngày, hơn nữa triệu mỗi
24
tháng,…Và số thanh niên của chúng ta chiếm tỷ lệ giết người và tự tử cao nhất trong số
26 quốc gia giàu có nhất.
Đây là những con số thống kê gây ấn tượng. Bằng cách trích dẫn chúng trong phần
mở đầu, Paddack nhấn mạnh tầm quan trọng chủ đề và lôi cuốn sự chú ý của khán giả.
Rõ ràng là kỹ thuật này dễ sử dụng khi thảo luận các vấn đề về xã hội và chính trị
như bạo lực tuổi trẻ, các loài gây nguy hiểm, sự khủng bố, nghiên cứu tế bào gốc; tuy
nhiên, nó cũng thích hợp cho những chủ đề khác. Dưới đây là cách một sinh viên dùng nó
trong bài nói về việc bắt đầu nuôi cá cảnh trong nhà:
Thật khó âu yếm cá. Cá không lăn tròn hay đem báo buổi sáng về. Bạn không thể
thấy chúng cuộn mình trong lòng bạn, đuổi theo cuộn dây hay cứu một em bé ra khỏi toà
nhà đang cháy.
Bất chấp những nhược điểm này, 250 triệu cá cảnh có trong 10 triệu nhà người
Mỹ. Cá cảnh chiếm đến 50 phần trăm doanh số mua bán động vật sống ở Mỹ và chúng
chiếm vị trí ngay sau chó và mèo nuôi trong lòng hàng triệu người. Hôm nay, tôi xin
trình bày làm thế nào bạn bắt đầu tạo bể nuôi trong nhà và khám phá thú vui của việc sở
hữu cá cảnh.
Đoạn một, với dòng mở đầu thông minh, lôi cuốn sự chú ý của người nghe. Nhưng
chính đoạn hai mới giữ sự chú ý. Thật vậy, bất cứ khi nào bạn thảo luận một chủ đề chưa
rõ tầm quan trọng của nó đối với khán giả, bạn nên nghĩ cách để chứng minh sự cần thiết
của nó trong phần mở đầu.
* Tạo sự chú ý đối với người nghe
Một cách chắc chắn có hiệu quả để thu hút nhanh chóng là tạo sự chú ý đối với
người nghe bằng lời phát biểu hấp dẫn hoặc lôi cuốn.
Sau đây là ví dụ dài hơn của cùng kỹ thuật tạo hứng người nghe, do một diễn giả
sử dụng tại hội thảo thuyết trình chuyên nghiệp về đời tư và Internet:
Ba người trong số các bạn trong phòng này từng ở tù. Hai người trả tiền thế chấp
chậm tháng vừa qua; hơn ba người không trả tiền vay nợ sinh viên kỳ gần nhất. Hai nam
và ba nữ gần đây bị chẩn đoán ung thư, năm người có chứng chỉ xác nhận hành nghề bị
quá hạn.   Làm thế nào tôi có được những thông tin này? Đơn giản là điền họ tên bạn
vào máy tính của tôi và tìm kiếm thông qua những nguồn đặc biệt. Tôi không cần nhập
địa chỉ, số An Sinh Xã Hội, số bằng lái xe hay những thông tin đặc biệt khác của bạn.
Kỹ thuật này có hiệu quả cao và dễ sử dụng. Phải chắc chắn phần giới thiệu gây
sốc liên quan trực tiếp tới chủ đề bài nói. Ví dụ trích dẫn trên rất hay cho bài nói về
25
Internet đang ảnh hưởng xấu đến đời tư chúng ta như thế nào. Nó không phù hợp cho bài
nói về thương mại điện tử. Nếu bạn chọn phần mở đầu mạnh mẽ chỉ để gây sốc và rồi nói
về vấn đề khác, khán giả sẽ lẫn lộn và có thể tức giận.
* Kích thích sự tò mò của người nghe
Con người thường tò mò. Một cách để thu hút khán giả vào bài nói là đưa ra một
loạt phát biểu kích thích tăng dần sự tò mò về chủ đề bài nói.
Ví dụ: Nó là bệnh mạn tính thường gặp nhất ở Mỹ. Nó không có triệu chứng, có
thể kiểm soát được nhưng không thể chữa khỏi hẳn. Bạn có thể mắc bệnh nhiều năm và
không bao giờ biết cho đến khi nó giết bạn. Khoảng 40 triệu người Mỹ bị bệnh này và
300.000 người chết vì nó mỗi năm. Tỷ lệ là 5 người trong lớp chúng ta mắc bệnh.
Tôi đang nói về bệnh gì? Không phải ung thư. Chẳng phải AIDS. Không là bệnh
tim. Tôi đang nói về bệnh tăng huyết áp, nghĩa là áp suất máu cao.
Một ví dụ khác, hãy xem phần mở đầu rất hay từ bài nói của một sinh viên với tựa
đề “Quà tặng cuộc sống”:
Mỗi người trong các bạn có một món quà. Loại quà tặng đó là gì? Nó không là
quà Giáng sinh hay quà sinh nhật. Nó chẳng là vài kỹ năng hay tài năng đặc biệt. Đó là
quà tặng có thể cứu sống một sinh mệnh, có thể hơn một. Nếu bạn quyết định cho nó, bạn
chẳng mất gì.Một số người chôn quà của họ. Số khác đốt đi. Tất cả các bạn, trừ một
người, đã hoàn tất bảng câu hỏi của tôi đều vui lòng nhận quà, nhưng chỉ 20 phần trăm
quyết định tặng quà. Quà tặng này là việc hiến các bộ phận sống của cơ thể bạn khi bạn
chết.
Người nói không những liên hệ chủ đề trực tiếp tới các bạn cùng lớp mà còn làm
họ để tâm trí hơn bằng cách tạo sự tò mò về “món quà” mỗi người đều có. Chú ý là phần
mở đầu sẽ kém hiệu quả hơn nhiều nếu sinh viên đó nói đơn giản: “Hôm nay, tôi sẽ nói
về việc hiến tặng cơ quan”. Khi sử dụng thích hợp, việc kích thích trí tò mò là cách chắc
chắn có hiệu quả để lôi cuốn và giữ sự chú ý của người nghe.
* Hỏi người nghe
Hỏi câu hỏi tu từ là cách khác để hướng người nghe suy nghĩ về bài nói của bạn.
Có thể đưa ra hàng loạt câu hỏi, mỗi câu lôi cuốn người nghe vào bài nói ngày càng
nhiều hơn. Dưới đây là cách một người sử dụng phương pháp này:
Có bao giờ bạn thức trắng đêm để học thi? Bạn có nhớ đã vội vã hoàn thành bài
luận cuối kỳ vì bạn hoãn quá lâu rồi bắt đầu viết nó? Bạn thường cảm thấy quá tải không
vì công việc phải làm ở trường? Ở cơ quan? Ở nhà?
26
Nếu có, bạn có lẽ là nạn nhân của việc quản lý thời gian kém. May thay, có nhiều
phương pháp đã được chứng minh hiệu quả mà bạn có thể dùng để sử dụng thời gian
hiệu quả hơn và kiểm soát cuộc sống cuả mình.
Giống như bắt đầu với bài phát biểu gây sốc, phần mở đầu với câu hỏi cho kết quả
tốt nhất khi câu hỏi có liên quan tới người nghe và quan hệ mật thiết đến chủ đề bài nói.
Nó cũng có hiệu quả nhất khi bạn ngừng một lát sau mỗi câu hỏi. Điều này giúp tác động
mạnh thêm và làm cho câu hỏi có thời gian để ngấm. Tất nhiên, người nghe sẽ trả lời
bằng ý nghĩ chứ không thành lời.
* Bắt đầu bằng một lời trích dẫn
Một cách khác để thu hút sự quan tâm của người nghe là bắt đầu bằng lời trích dẫn
thu hút sự chú ý. Bạn có thể chọn lời của Shakespeare hay Khổng Tử, từ Kinh Thánh hay
Kinh Do Thái, từ một bài thơ, bài hát hay từ phim.
Một lời trích dẫn hài hước có thể gây tác động kép, như trong bài nói này về nhu
cầu cải cách chính trị trong Quốc Hội Mỹ:
Mark Twain từng nói: “ Các thông tin chính xác có lẽ đã cho thấy rằng ở Mỹ
không có một tầng lớp tội phạm nào rõ rệt, trừ Quốc hội”
Bằng cách mở đầu với lời của Twain, diễn giả không những thu hút sự chú ý của
khán giả mà còn cho biết trước chủ đề chính của bài nói. Cần chú ý là tất cả các lời trích
dẫn được sử dụng làm ví dụ ở trên đều tương đối ngắn. Việc mở đầu bài nói với lời trích
dẫn dài chắc chắn làm cho khán giả chán.
* Kể một câu chuyện
Kể một câu chuyện là một cách tuyệt vời để tạo sự chú ý trong phần giới thiệu.
Câu chuyện nên liên quan mật thiết đến chủ đề và được trình bày diễn cảm với ánh mắt
đầy biểu cảm.
Tất cả chúng ta đều thích những câu chuyện, đặc biệt nếu chúng thú vị, kích thích,
kịch tính hoặc hồi hộp. Để phần mở đầu hay, câu chuyện cũng cần liên quan mật thiết tới
chủ đề chính của bài nói. Bằng phương pháp này, những câu chuyện có lẽ là cách hiệu
quả nhất để bắt đầu bài nói.
Bạn cũng có thể sứ dụng những câu chuyện dựa vào sự từng trải cá nhân của
mình. Sau đây là cách một sinh viên đã dùng một câu chuyện như thế trong bài nói tại
buổi lễ phát bằng trường đại học Richmond. Sinh viên này từ Bombay, Ấn Độ, đến Mỹ
học đại học. Anh ta bắt đầu bằng việc giảng giải những thắc mắc và nghi vấn luẩn quẩn
trong đầu khi anh chuẩn bị rời khỏi đất nước mình:
27
Tôi có thể hình dung cảnh này nhiều lần: 11g30 tối thứ bảy, ngày15 tháng tám,
sân bay quốc tế Bombay, Ấn Độ. Tôi đang rời nhà để đến trường đại học Richmond. Và
khi tôi nói lời tạm biệt cuối cùng với ba mẹ, gia đình và bạn bè; khi tôi thấy niềm hy
vọng, mong chờ, ngay cả một thoáng buồn, trong mắt họ; khi tôi bước lên chiếc Boeing
747 phía trước, tôi biết cuộc đời tôi đã thay đổi mãi mãi.
Hiệu quả của bất cứ câu chuyện nào, đặc biệt là từ một cá nhân, phụ thuộc nhiều
vào sự diễn đạt của người nói cũng như vào nội dung câu chuyện. Bạn có thể xem trích
đoạn bài nói này trên đĩa CD 1, Video 9.2, diễn giả có lúc ngừng lại, dùng ánh mắt và lên
xuống giọng để tăng hiệu quả lời nói và thu hút khán giả vào bài diễn thuyết. Nếu được,
bạn có thể áp dụng tương tự vào phần mở đầu bài nói.
Bảy phương pháp thảo luận ở trên thường được sinh viên sử dụng nhiều nhất để
thu hút sự chú ý và quan tâm. Các phương pháp khác gồm mô tả một sự kiện, mời khán
giả tham gia, sử dụng trang thiết bị nghe nhìn, liên hệ tới người nói trước và bắt đầu bằng
lối nói hài hước. Đối với bất cứ bài nói nào, hãy cố gắng chọn phương pháp thích hợp
nhất với chủ đề, khán giả và hoàn cảnh.
* Nêu chủ đề
Trong quá trình thu hút sự chú ý, hãy chắc chắn nêu rõ chủ đề bài nói. Nếu không,
người nghe sẽ bị nhầm lẫn. Và một khi họ bị nhầm, cơ hội để thu hút họ chú ý vào bài nói
hầu như không còn.
Đây là điều cơ bản, cơ bản đến nỗi dường như không đáng đề cập tới. Tuy vậy,
bạn sẽ ngạc nhiên vì nhiều sinh viên cần được nhắc lại điều này. Bạn có lẽ nghe nhiều bài
nói trong lớp mà chủ đề không rõ ràng cho đến lúc kết thúc phần mở đầu. Vì vậy bạn biết
cần tránh điều gì, sau đây là phần mở đầu như thế được trình bày trong một lớp học nói
trước đám đông:
Mọi người biết rằng nguyên Phó Tổng Thống Al Gore tự cho mình đã phát minh
ra Internet. Điều này gây phẫn nộ trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2000 và tạo
ra nhiều tấn hài kịch lớn. Dĩ nhiên, ông Gore không tạo ra Internet. Internet có nguồn
gốc từ Arpanet, mạng máy tính của một nhóm trường đại học cuối những năm 1960.
Ngày nay, gần 1 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet nhưng nó đang già cỗi. Bạn mất
bao lâu để tải nhạc hay mã nguồn mở? Bạn có thường chán ngấy với chất lượng kém của
video trên mạng? Chắc bạn tự hỏi có phương thức nào tốt hơn không.
Chủ đề bài nói này là gì? Al Gore và hài kịch chính trị? Không. Lịch sử của
Internet? Không. Những giới hạn của Internet? Không. Sinh viên này đang nói về “một
28
phương thức tốt hơn”, một thay thế cho Internet hiện hành được gọi là Internet thế hệ 2.
Tuy nhiên, cô không nói rõ điều đó cho khán giả.
Sinh viên này đưa ra phần mở đầu thú vị nhưng cô lờ đi thực tế rằng nó không liên
quan trực tiếp tới bài nói. Chắc chắn câu chuyện huyền thoại về Al Gore là cách thu hút
sự chú ý tốt. Nhưng trong trường hợp này nó bị thừa. Giả dụ, thay vào đó, cô bắt đầu bài
nói theo cách khác:
Bạn mất bao lâu để tải nhạc hay mã nguồn mở từ Internet? Khi bạn xem video
trên mạng tại máy tính của mình, chuyển động hình ảnh có nhắc bạn nhớ đến các người
máy trong phim khoa học giả tưởng tồi những năm 1950? Có lẽ bạn tự hỏi có phương
thức nào tốt hơn không? Ồ, có đấy. Nó được gọi là Internet thế hệ 2, một hệ thống hình
thành hoàn toàn từ những sợi cáp quang tốc độ cao. Hiện nay chỉ khoảng 200 trường đại
học sử dụng nó nhưng chẳng bao lâu nữa, nó sẽ có sẵn cho tất cả chúng ta. Lúc đó, nó sẽ
tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống chúng ta so với Internet hiện nay.
Phần mở đầu này cho cách thu hút sự chú ý của khán giả nhưng nó cũng liên hệ
trực tiếp tới chủ đề bài nói.
Nếu bạn nói vòng vo trong phần mở đầu, bạn có thể mất khán giả. Ngay cả khi họ
đã biết chủ đề của bạn, bạn nên nhắc lại nó rõ ràng và súc tích lúc nào đó trong phần mở
đầu.
* Tạo sự tín nhiệm và thiện chí
Sự tín nhiệm thường là khả năng nói về một chủ đề biết trước và khán giả nhận
thấy được khả năng đó.
Dưới đây là cách một nữ sinh viên tạo sự tín nhiệm về chủ đề cử tạ mà không có
vẻ khoe khoang:
Môn thể thao phát triển nhanh nhất trong giới phụ nữ Mỹ là gì? Nếu bạn trả lời
môn cử tạ, bạn hoàn toàn chính xác. Một thời được xem là hoạt động dành riêng cho
nam, cử tạ đã vượt qua rào cản về giới, và với lý do tốt. Bất chấp bạn là nam hay nữ,
môn cử tạ có thể cho bạn cảm giác khoẻ mạnh và đầy sức sống, tăng lòng tự trọng của
bạn và làm bạn cảm thấy yêu đời hơn.
Tôi bắt đầu cử tạ khi tôi học trường trung học phổ thông và tôi kiên trì tập nó
trong 8 năm qua. Tôi cũng dạy cử tạ ở một vài câu lạc bộ sức khoẻ và tôi là một huấn
luyện viên có chứng nhận của Hội thể dục nhịp điệu và trình diễn cơ thể Mỹ.
Bằng vài kinh nghiệm của mình, tôi xin được giải thích rõ về các loại tạ cơ bản và
sử dụng chúng thế nào cho thích hợp.
29
Cho dù bạn có tập cử tạ hay không, chắc chắn bạn sẽ thích buổi nói chuyện hơn
khi nhận thấy diễn giả biết cô ta đang nói về cái gì.Sự tín nhiệm của bạn không chỉ dựa
vào kinh nghiệm và kiến thức bài bản.
Tạo thiện chí cho bạn là vấn đề hơi khác. Nó thường được quyết định bên ngoài
lớp học, nơi người nói được biết trước từ lâu và có thể nhận thấy nó qua lý do chống đối
trong số những người nghe. Trong trường hợp như thế, người nói phải cố gắng làm giảm
sự chống đối đó ngay từ lúc bắt đầu buổi nói chuyện.
Đôi khi, bạn có lẽ phải làm như thế ở bài nói trên lớp. Giả sử bạn ủng hộ quan
điểm bị nhiều người chỉ trích dữ dội. Bạn sẽ cần nỗ lực hết mình lúc bắt đầu để đảm bảo
các bạn cùng lớp ít nhất cũng để ý tới quan điểm của bạn.
* Tóm tắt trước phần thân bài nói
Một cách để giúp người nghe là nói với họ trong phần mở đầu là họ nên nghe điều
gì ở phần còn lại của bài nói chuyện. Sau đây là một ví dụ hay, từ bài nói của nhà công
nghệ sinh học Tony L. White tại Khoa sức khoẻ cộng đồng Trường đại học Columbia:
Tôi rất vui khi có mặt ở đây với các bạn, tôi vinh dự được mời để nói về bài diễn
thuyết trong năm nay của ông Weiss…
Hôm nay, tôi xin nói về một vài triển vọng liên quan đến việc lập bản đồ gien
người. Tôi sẽ giải thích các cơ hội nảy sinh từ sự kiện quan trọng này, và tác động của
nó, tôi nghĩ, trên sức khoẻ cộng đồng. Sau cùng, tôi mong các bạn chú ý tới những thách
thức và cơ hội đi kèm với thành tựu này.
Sau phần mở đầu này, không có gì chưa rõ về chủ đề bài nói của ông White hay
những ý chính ông sẽ đề cập trong bài diễn thuyết.
Trong một vài loại diễn văn mang tính thuyết phục, bạn có thể không cần nêu ý
chính cho đến phần sau của bài nói. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, bạn phải chắc
chắn khán giả không bị bắt buộc phải đoán về những điểm chính họ cần nghe đến khi bài
nói nêu rõ.
Những đoạn tóm tắt trước như ví dụ trên còn phục vụ cho mục đích khác. Vì
chúng thường xuất hiện gần cuối phần mở đầu, chúng giúp dẫn dắt suôn sẻ đến phần thân
bài nói. Chúng báo hiệu rằng phần giữa buổi nói chuyện sắp bắt đầu.
Có một khía cạnh khác bạn có lẽ cần đề cập khi tóm tắt trước bài nói. Bạn có thể
dùng phần mở đầu để đưa ra những thông tin chuyên biệt, các định nghĩa hay kiến thức
cơ bản, mà khán giả cần để hiểu phần còn lại của bài nói. Thông thường bạn có thể thực
hiện điều này rất nhanh, như trong những ví dụ sau:
30
“Ướp đông cơ thể” là ngành khoa học làm đông lạnh các cơ quan hoặc bộ phận
cơ thể người trong ni-tơ lỏng để bảo tồn chúng cho việc sử dụng sau này.
Một “cuộc thi thể thao ba môn phối hợp” là một cuộc đua do ba môn thi khác
nhau diễn ra liên tiếp tạo thành. Các môn thi thường là bơi, đi xe đạp và chạy, mặc dù
đua xuồng đôi khi được thay thế cho một trong ba môn này.
Trong những trường hợp khác, bạn có lẽ phải giải thích một thuật ngữ quan trọng
chi tiết hơn. Dưới đây là cách một sinh viên giải quyết vấn đề trong bài nói về Đường Sắt
Ngầm được các nô lệ sử dụng để thoát khỏi miền Nam trước Nội Chiến. Mặc dù hầu hết
mọi người đã nghe cụm từ “Đường Sắt Ngầm”, nhiều người không chắc chính xác nó
nghĩa là gì. Biết việc này, diễn giả đã dành thời gian trong phần mở đầu để cho định
nghĩa chính xác: Thuật ngữ “Đường Sắt Ngầm” được sử dụng lần đầu vào khoảng
năm 1930. Nhưng thực tế, Đường Sắt Ngầm không phải là đường ngầm hay đường sắt.
Nó là một mạng lưới bí mật cung cấp cho những nô lệ bỏ trốn thức ăn, quần áo, hướng
đi và nơi ẩn nấp trên con đường thoát tới miền Bắc và Canada.
Tại sao nó được gọi là Đường Sắt Ngầm? Vì tính bí mật của nó và vì nhiều người
có liên quan sử dụng thuật ngữ đường sắt làm mật mã. Ví dụ, nơi ẩn nấp được gọi là
“nhà ga” và người giúp nô lệ là “người phục vụ hành khách”. Trải qua nhiều năm,
Đường Sắt Ngầm đã giúp hàng ngàn nô lệ tìm đường từ nô lệ đến tự do.
* Một số lời khuyên cho việc mở đầu một bài nói
- Giữ cho phần mở đầu tương đối ngắn. Trong trường hợp bình thường, nó không
nên chiếm quá 10 đến 20 phần trăm bài nói.
- Tìm những tư liệu có thể cần cho phần mở đầu khi bạn tiến hành làm. Sắp xếp
chúng kèm ghi chú để bạn dễ dàng lấy khi bạn muốn dùng.
- Hãy sáng tạo trong việc nghĩ ra phần mở đầu. Thử với hai hoặc ba cách mở đầu
khác nhau và chọn cái có vẻ thích hợp nhất để lôi cuốn khán giả chú ý đến bài nói. (Đừng
do dự bỏ phần mở đầu “tuyệt hay” mà hoàn toàn không phù hợp với bài nói. Bạn sẽ nghĩ
tới cái tuyệt hay khác.)
- Đừng lo về cách diễn đạt chính xác bài nói cho đến khi bạn hoàn thành việc
chuẩn bị phần thân bài nói. Sau khi bạn xác định những điểm chính, việc đưa ra quyết
định cuối cùng về bắt đầu bài nói thế nào sẽ dễ dàng hơn.
- Hãy chuẩn bị phần mở đầu đến từng chi tiết. Một số giảng viên khuyên bạn viết
ra từng từ một; những người khác thích bạn thảo ra các nét chính hơn. Cho dù bạn áp
dụng phương pháp nào, hãy thực hành nói phần mở đầu lập đi lập lại cho đến khi bạn
31
trình bày trôi chảy từ những chi tiết nhỏ nhất và với ánh mắt đầy biểu cảm. Điều này sẽ
làm bài nói có sự khởi đầu tốt và giúp bạn tràn đầy tự tin.
2.2.2.2.. Phần kết thúc như thế nào?
Longfellow nói: “Tuyệt hay là nghệ thuật cho việc mở đầu, nhưng nghệ thuật kết
thúc tuyệt hay hơn.” Longfellow nói về nghệ thuật thơ ca nhưng sự hiểu biết sâu sắc của
ông cũng được áp dụng tương tự cho việc nói trước đám đông. Trong nhiều trường hợp,
diễn giả đã làm hỏng bài nói tốt bằng một kết thúc dài dòng, ngớ ngẩn hay trái ngược.
Những lời kết thúc là dịp cuối cùng để hướng về các ý kiến của bạn. Hơn nữa, ấn tượng
sau cùng của bạn có lẽ sẽ lưu lại trong đầu người nghe. Vì vậy, bạn cần phải soạn phần
kết thúc cẩn thận như phần mở đầu.
Bất kể loại bài nói bạn trình bày là gì, phần kết luận có hai chức năng chính:
- Cho khán giả biết bạn sắp kết thúc bài nói.
- Củng cố sự hiểu biết của khán giả về ý chủ đạo hoặc sự gắn kết của khán giả với ý
chủ đạo.
Chúng ta hãy xem xét mỗi chức năng trên.
* Báo hiệu kết thúc bài nói
Điều hiển nhiên là bạn nên cho khán giả biết bạn sắp sửa kết thúc. Tuy nhiên, bạn
hầu như chắc chắn đã nghe những bài nói trong lớp mà người nói kết thúc quá đột ngột
đến nỗi bạn phải ngạc nhiên. Ngay cả trong đàm thoại thông thường, bạn mong đợi một
số dấu hiệu báo rằng cuộc nói chuyện sắp ngừng. Bạn sửng sốt khi người đang nói
chuyện với bạn thình lình bỏ đi mà không báo trước. Trình bày bài nói cũng giống như
vậy. Một sự kết thúc quá đột ngột để lại cho khán giả bối rối và không thõa mãn.
Làm thế nào bạn cho khán giả biết bài nói sắp kết thúc? Một cách là thông qua điều
bạn nói. “Để kết luận”, “Một ý kiến sau cùng”, “Để kết thúc”, “Mục đích của tôi là”,
“Cho phép tôi kết thúc bằng cách nói” - đây là tất cả những tín hiệu ngắn gọn rằng bạn
đang sẵn sàng dừng lại.
Bạn cũng có thể cho khán giả biết sự kết thúc sắp đến qua cách phát biểu của bạn.
Kết luận là cao trào của bài nói. Một diễn giả đạt đến đỉnh của sự chú ý và thu hút sẽ
không cần nói bất kỳ điều gì như “để kết luận”. Bằng cách sử dụng lời nói - giọng, tốc
độ, ngữ điệu và nhịp điệu - diễn giả có thể tạo nên xu hướng của một bài nói vì vậy
không còn nghi ngờ gì khi nào bài nói kết thúc.
Phương pháp thực hiện điều này được ví như sự mạnh dần trong âm nhạc. Như
trong một bản nhạc giao hưởng, một dụng cụ âm nhạc tiếp nối một dụng cụ âm nhạc khác
cho đến khi toàn bộ dàn nhạc cùng chơi, bài nói cũng tạo dần sức mạnh cho đến khi nó
đạt đến đỉnh điểm của sức mạnh và sự xúc cảm mãnh liệt. (Điều này không có nghĩa chỉ

32
là nói càng lúc càng lớn. Nó là một sự kết hợp của nhiều thứ, bao gồm cường độ giọng
nói, việc chọn lựa từ ngữ, nội dung ấn tượng, điệu bộ, ngắt giọng và có thể nói to.)
Một ví dụ tuyệt vời của phương pháp này là phần kết thúc đáng nhớ của mục sư
Martin Luther King trong bài “Tôi lên đến đỉnh núi”, bài nói ông phát biểu đêm trước khi
ông bị ám sát vào tháng tư năm 1968. Nói với lượng khán giả 2.000 người ở Memphis,
bang Tennessee, ông kết thúc bài diễn văn bằng lời tuyên bố xúc động rằng phong trào về
quyền công dân sẽ thành công bất chấp nhiều mối đe dọa đến cuộc sống ông:
Cũng như mọi người, tôi muốn được sống lâu. Trường thọ là điều quí báu, nhưng
bây giờ tôi không quan tâm điều đó. Tôi chỉ muốn tuân phục ý nguyện của Chúa, và Ngài
cho phép tôi leo lên đỉnh núi, nhìn về phía xa, và tôi đã thấy Miền Đất Hứa. Tôi có thể sẽ
không đến đó cùng các bạn, nhưng đêm nay tôi muốn các bạn biết rằng, chúng ta, như là
một dân tộc, sẽ tiến vào Miền Đất Hứa đó. Đêm nay, tôi thấy mình hạnh phúc. Tôi không
lo lắng gì nữa. Tôi không sợ hãi ai nữa. Mắt tôi đã ngắm xem sự vinh hiển của Chúa.
Một phương pháp hiệu quả khác có thể được so sánh với sự kết thúc thấm dần của
một bản hòa nhạc gợi lên những tình cảm sâu sắc: “Bài hát dường như chậm dần trong
khi ánh đèn chiếu trên người ca sĩ nhỏ lại dần dần thành một vòng tròn càng lúc càng nhỏ
cho đến khi nó chỉ chiếu sáng khuôn mặt, rồi đôi mắt. Cuối cùng, nó là một điểm nhỏ và
biến mất với nốt cuối cùng của bài hát”. Dưới đây là phần kết thúc bài diễn thuyết có
nhiều điều giống như thế. Nó từ lời chào tạm biệt cảm động của Tướng Douglas
MacArthur đến các học viên trường sĩ quan tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ:
Trong những giấc mơ, tôi nghe lại tiếng súng nổ, tiếng rầm rầm của súng hỏa mai,
tiếng thì thầm tang tóc khác lạ của chiến trường. Nhưng sâu thẳm trong ký ức, tôi luôn
luôn trở về Học viện quân sự này. Ở đó luôn luôn vang đi vang lại những từ: nghĩa vụ,
niềm vinh dự, tổ quốc.
Hôm nay đánh dấu buổi gọi tên các bạn cuối cùng của tôi. Nhưng tôi muốn các bạn
biết rằng, khi tôi chết, những ý nghĩ tỉnh táo cuối cùng của tôi là về Học Viên Đoàn, Học
Viên Đoàn và Học Viên Đoàn.
Chào tạm biệt.
Những lời cuối cùng tan biến dần như ánh đèn sân khấu, đem lại cho bài diễn thuyết
một kết thúc xúc động.
Bạn có thể nghĩ rằng bạn không có khả năng kết thúc bài nói với nhiều xúc cảm như
vậy, và bạn có thể đúng. Tướng MacArthur là một diễn giả có tài hùng biện nói về một
vấn đề trang trọng đặc biệt cảm động. Sự kết hợp này hiếm khi xảy ra. Nhưng điều đó
không có nghĩa là bạn không thể sử dụng sự kết thúc thấm dần hiệu quả. Một sinh viên đã
sử dụng loại kết thúc này với kết quả rất tốt trong bài nói về trải nghiệm nhập cư ở Mỹ.
Trong suốt phần thân bài thuyết trình, sinh viên đó nói về số lượng dân nhập cư và những
thách thức họ đối mặt một khi họ đến nơi. Sau đó, trong phần kết luận, cô tạo phần kết

33
thúc thấm dần cảm động bằng cách gợi lên những hình ảnh xúc động về việc đến Mỹ của
ông nội mình:
Trong một chuyến đi gần đây đến đảo Ellis, nơi ông tôi lần đầu tiên đặt chân lên
đất Mỹ, tôi thấy tên ông được khắc lên bức tường cùng với tên của hàng chục hàng ngàn
người nhập cư khác. Tôi nhìn thấy lối vào hội trường nơi ông sắp hàng để điền những
mẫu đơn. Tôi nhìn thấy căn phòng nơi ông bị khám xét thân thể. Tôi cảm nhận nỗi sợ hãi
và bất an mà ông ắt hẳn đã trải qua. Nhưng tôi cũng có thể cảm nhận sự phấn khích khi
ông mong chờ cuộc sống phía trước trên mảnh đất đầy cơ hội, mảnh đất ông đã đến và
xem như là quê hương.
Cả hai sự kết thúc cao trào và thấm dần phải được thực hiện cẩn thận. Hãy luyện tập
cho đến khi bạn làm chủ được lời và canh đúng thời gian. Thành công sẽ xứng đáng với
thời gian bạn bỏ ra.
* Củng cố ý chủ đạo
Chức năng chính thứ hai của phần kết luận là củng cố sự hiểu biết của khán giả về ý
chủ đạo hay sự gắn kết của khán giả với ý chủ đạo. Có nhiều cách để làm điều này. Sau
đây là các cách bạn thường sử dụng nhiều nhất.
* Tóm tắt bài nói
Trình bày lại các điểm chính là cách dễ nhất để kết thúc bài nói. Một sinh viên đã sử
dụng kỹ thuật này hiệu quả trong bài nói mang tính thuyết phục về bệnh dịch AIDS ở
Châu Phi:
Để kết luận, chúng ta thấy rằng bệnh dịch AIDS đang gây hậu quả tàn phá xã hội
Châu Phi. Một thế hệ hoàn toàn trưởng thành đang bị huỷ diệt từ từ. Một thế hệ hoàn
toàn mới những đứa bé mồ côi bị bệnh AIDS đang được tạo ra. Chính quyền ở những
quốc gia bị ảnh hwởng nhiều nhất không có đủ tiềm lực cũng như chuyên môn để chống
lại dịch bệnh. Nhiều nền kinh tế Châu Phi bị tê liệt vì thiệt hại về người ở nơi làm việc.
Trước khi quá muộn, Liên Hiệp Quốc và các nước đã phát triển cần tăng cường nỗ
lực để ngăn chặn dịch bệnh và kiểm soát nó. Cuộc sống và hạnh phúc của hàng chục
triệu người đang đến hồi kết thúc.
Giá trị của phần tóm tắt là nó trình bày lại rõ ràng ý chủ đạo và những ý chính lần
cuối. Nhưng chúng ta sẽ thấy, có nhiều cách sáng tạo và thuyết phục hơn để kết thúc một
bài nói. Chúng có thể được dùng kết hợp với cách tóm tắt hoặc đôi khi thay thế nó.
* Kết thúc bằng lời trích dẫn
Lời trích dẫn là một trong những phương tiện hiệu quả và phổ biến nhất để kết thúc
bài nói. Dưới đây là một ví dụ hay từ bài nói về sự lạm dụng của quảng cáo trên truyền
hình trong các chiến dịch chính trị:
Chúng ta không thể làm ngơ với những điều xấu của quảng cáo trên truyền hình mà
các ứng cử viên cho những chức vụ cao nhất được bán cho các cử tri trong những đoạn
phim quảng cáo 30 giây. Những đoạn quảng cáo này làm giảm giá trị tiến trình bầu cử
34
và làm thoái hoá thể chế chính trị của chúng ta. Theo lời nhà sử học Arthur
Schlesinger.Jr.: “Bạn không thể buôn bán các ứng cử viên như phim nhiều kỳ trên truyền
hình và hy vọng duy trì một nền dân chủ dựa trên lẽ phải”.
Lời trích dẫn kết thúc này rất hay vì sự thúc đẩy mạnh mẽ của nó phù hợp hoàn toàn
với bài nói. Khi bạn gặp một trích dẫn ngắn gọn mà nắm bắt được hoàn toàn ý chủ đạo,
hãy nhớ rằng nó có thể là một câu kết thúc bài nói.
* Tạo lời phát biểu ấn tượng
Ngoài việc sử dụng lời trích dẫn để làm cho phần kết thúc có sức thuyết phục và sức
sống, bạn có lẽ cần nghĩ ra lời phát biểu ấn tượng của chính mình. Một vài bài nói trở nên
nổi tiếng vì những dòng kết thúc đầy sức mạnh của chúng. Một trong số đó là bài diễn
thuyết huyền thoại “Tự do hay là Chết” của Patrick Henry. Nó lấy tên từ những câu cuối
cùng Henry thốt ra vào ngày 23 tháng 3 năm 1775, khi ông hô hào khán giả chống lại
chính thể chuyên chế của Anh:
Liệu cuộc đời quá thân yêu hay hoà bình quá ngọt ngào khi được mua với giá của
xiềng xích và nô lệ? Hãy đừng cho điều đó xảy ra, hỡi Chúa Trời Toàn Năng! Tôi không
biết người khác chọn con đường nào; nhưng đối với tôi, hãy cho tôi tự do hay cho tôi
chết.
Mặc dù những bài nói trong lớp của bạn không thể nổi tiếng, bạn vẫn có thể thu hút
người nghe, như Henry đã làm, bằng một lời phát biểu kết thúc ấn tượng. Những lời sau
là ví dụ đặc biệt gây ấn tượng từ bài nói về ngăn ngừa nạn tự tử. Suốt bài nói, sinh viên
này nhắc đến một người bạn đã cố ý tự tử vào năm trước. Sau đó, trong phần kết thúc, cô
nói:
Bạn tôi bây giờ đã quay lại trường, tham gia vào các hoạt động cô chưa từng dự
trước đây và rất thích nó. Tôi rất vui và tự hào nói rằng cô ấy vẫn đang đấu tranh để
giành cuộc sống của mình và thậm chí vui hơn rằng cô ta đã không tự tử. Nếu không thì
hôm nay tôi sẽ không có mặt ở đây để cố gắng giúp các bạn. Bạn biết không, tôi chính là
“người bạn” của tôi và tôi vui mừng hơn để nói rằng, tôi đã làm điều đó.
Như bạn có thể hình dung, khán giả bị bất ngờ. Những lời cuối cùng đem lại cho bài
nói một kết thúc gây ấn tượng.
Sau đây là ví dụ khác của phương pháp này, lần này từ một tình huống ít gặp hơn:
Thế là bạn có điều đó, sự hiểu biết rõ về cách sử dụng và niềm vui về một bể cá
nuôi trong nhà. Tôi nghĩ một số người sẽ nói rằng họ không thích chơi cá. Nhưng hãy
hình dung điều này: Bạn mời một người bạn đặc biệt đến ăn tối. Chén đĩa đang ngâm
trong bồn. Dàn âm thanh nổi đang thì thầm êm dịu. Đèn tắt hẳn chỉ còn một cái trên bể
cá. Chỉ có hai bạn và những con cá. Và chúng không nói lời nào!
Phần kết thúc này đem đến hiệu quả tốt vì làm cho người nghe khá ngạc nhiên và
còn dường như rất hợp lý. Ở đây, người nói đã thực hiện thậm chí hiệu quả hơn bằng

35
cách dừng lại một chút trước những lời cuối cùng và bằng cách lên xuống giọng đúng
lúc.
* Đề cập đến phần mở đầu
Một cách tuyệt vời để làm cho bài nói thống nhất về mặt tâm lý là kết thúc bằng
cách nhắc đến các ý trong phần mở đầu. Đây là một kỹ thuật dễ sử dụng và nó có thể làm
cho bài nói gần gũi với lớp học hơn. Dưới đây là cách một sinh viên sử dụng phương
pháp này trong bài nói về Thế vận hội dành cho người khuyết tật:
Phần mở đầu: Tại Seattle, chín vận động viên trẻ tuổi tập trung ở vạch xuất phát
cho cuộc chạy đua 100 mét. Khi có súng lệnh, tất cả họ bắt đầu xuất phát, lao tới không
cùng một lúc, nhưng với mong muốn chạy nhanh đến đích và giành chiến thắng. Tất cả
chạy, ngoại trừ một cậu bé nhỏ trượt chân trên đường đua, lộn nhào hai lần và bắt đầu
khóc. Những vận động viên kia nghe cậu bé khóc. Họ dừng lại; họ nhìn về phía sau. Rồi
tất cả họ chạy ngược lại đến bên cậu bé, từng người một. Một cô gái bị hội chứng Down
hôn cậu và nói: “Điều này sẽ tốt hơn”. Rồi tất cả chín cánh tay nắm chặt nhau và đi bộ
đến đích, cùng bên nhau.
Những vận động này không đua tài trên truyền hình quốc gia: Họ không được tài
trợ hay được tôn sùng. Nhưng họ có được một cơ hội để chứng tỏ sự hăng hái nhiệt tình
đặc biệt của chính mình, để cảm nhận sự chạm nhẹ của dải ruy băng trên ngực khi họ
chạy qua vạch đích trong Thế vận hội dành riêng cho họ, Thế vận hội dành cho người
khuyết tật.
Trong phần thân bài, sinh viên này giải thích về nguồn gốc của Thế vận hội dành
cho người khuyết tật, nhu cầu về những người tình nguyện và ích lợi của nó đối với các
vận động viên cũng như những người tình nguyện. Cô cũng kêu gọi khán giả trở thành
những người tình nguyện trong khả năng và thời gian họ có điều kiện. Sau đó, trong phần
kết thúc, cô kết nối toàn bộ bài nói lại với nhau bằng cách quay về câu chuyện được miêu
tả trong phần mở đầu:
Kết luận: Hãy nhớ lại chín đứa trẻ tôi đã đề cập đến ở đầu bài nói này. Hãy nghĩ về
niềm hạnh phúc và sự giúp đỡ lẫn nhau của họ. Hãy nghĩ đến họ đã nhận được nhiều thế
nào từ việc chạy trong cuộc đua đó. Và hãy nghĩ làm thế nào bạn có thể giúp đỡ những
người khác trải qua cùng những thuận lợi khi họ cố gắng thực hiện khẩu hiệu của Thế
vận hội dành cho người khuyết tật: “Hãy để tôi chiến thắng. Nhưng nếu tôi không thể
thắng, hãy để tôi can trường trong nỗ lực của mình”.
Tóm tắt bài nói, kết thúc bằng lời trích dẫn, tạo lời phát biểu ấn tượng, đề cập đến
phần mở đầu - tất cả những phương pháp này có thể được sử dụng riêng biệt. Nhưng bạn
có thể thấy rằng các diễn giả thường kết hợp hai phương pháp hay nhiều hơn trong phần
kết thúc. Trên thực tế, cả bốn phương pháp có thể được tập hợp lại thành một; ví dụ, một
lời trích dẫn ấn tượng tóm tắt ý chủ đạo trong khi đề cập đến phần mở đầu.

36
Một phương pháp kết thúc khác là kêu gọi trực tiếp đến khán giả để hành động. Tuy
nhiên, phương pháp này này chỉ áp dụng đối với loại bài nói nhằm mục đích thuyết phục
đặc biệt và sẽ được thảo luận trong Chương 15. Bốn phương pháp đề cập trong chương
này thích hợp cho tất cả các loại bài nói và trong mọi hoàn cảnh.
* Những lời khuyên cho việc chuẩn bị phần kết thúc
1. Cũng như phần mở đầu, hãy chú ý đến những tư liệu có thể cần cho phần kết thúc
khi bạn nghiên cứu và triển khai bài nói.
2. Kết thúc bằng việc gây cảm xúc mạnh chứ không phải thầm lặng.
3. Hãy sáng tạo trong việc nghĩ ra một kết thúc nhắm vào con tim và khối óc khán
giả.
4. Hãy làm một vài kết luận phù hợp và chọn cái dường như có hiệu quả nhiều nhất.
5. Đừng dài lê thê. Phần kết thúc thông thường không được dài hơn 5 đến 10 phần
trăm bài nói.
6. Không có gì làm bực mình khán giả hơn là một diễn giả nói: “Để kết luận” và rồi
nói tràng giang đại hải.
7. Đừng để bất kỳ điều gì trong phần kết thúc tình cờ xảy ra. Hãy chuẩn bị từng chi
tiết và dành nhiều thời gian để luyện tập phát biểu nó. Nhiều sinh viên thích viết phần kết
thúc ra từng lời để đảm bảo nó luôn đúng. Nếu bạn làm như vậy, hãy chắc chắn bạn trình
bày trôi chảy, tự tin và đầy cảm xúc - chứ không dựa vào những ghi chú hoặc nghe có vẻ
cứng nhắc. Hãy tạo ấn tượng sau cùng càng sinh động và thiện chí càng tốt.
Những ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Ấn tượng sau cùng cũng vậy. Điều này là
lý do tại sao bài nói cần phần giới thiệu và phần kết thúc sinh động.
Trong hầu hết các tình huống diễn thuyết, bạn cần thực hiện bốn mục tiêu trong
phần mở đầu – thu hút sự chú ý và quan tâm của khán giả, nêu chủ đề bài nói, tạo sự tín
nhiệm và thiện chí, tóm tắt trước phần thân bài nói. Giành được sự chú ý và quan tâm có
thể được thực hiện theo một vài cách. Bạn có thể cho thấy tầm quan trọng của đề tài, nhất
là khi nó liên hệ đến khán giả. Bạn có thể gây sốc hoặc hỏi khán giả hoặc kích thích sự tò
mò của họ. Bạn có thể bắt đầu bằng một lời trích dẫn hoặc một câu chuyện.
Hãy chắc chắn trình bày chủ đề bài nói rõ ràng trong phần mở đầu; nếu không, khán
giả có thể nhầm lẫn và tự hỏi bài nói đang đi đến đâu. Tạo sự tín nhiệm có nghĩa là bạn
nói với khán giả tại sao bạn đủ khả năng nói về chủ đề sắp tới; tạo sự thiện chí, mặc dù ít
quan trọng đối với những bài nói trong lớp hơn những bài nói bên ngoài lớp học, có thể
cần thiết nếu quan điểm của bạn không được nhiều người ưa thích. Tóm tắt trước phần
thân bài nói giúp khán giả lắng nghe hiệu quả và dẫn dắt suôn sẻ đến phần thân bài nói.
Phần kết thúc bài nói đặc biệt quan trọng vì ấn tượng sau cùng thường là những gì
còn lưu lại trong đầu khán giả. Phần kết thúc có hai mục tiêu chính: cho khán giả biết bạn
sắp kết thúc bài nói và củng cố sự hiểu biết của họ về ý chủ đạo hoặc sự gắn kết của họ
với ý chủ đạo. Một kết thúc quá đột ngột có thể làm cho khán giả bối rối; báo trước cho
37
họ biết rằng bạn sắp kết thúc luôn là một ý kiến hay. Bạn có thể thực hiện điều này bằng
những câu nói hoặc qua cách phát biểu của bạn.
Bạn có thể sử dụng một số phương pháp để củng cố ý chủ đạo trong phần kết luận.
Chúng gồm tóm tắt bài nói, kết thúc bằng lời trích dẫn thích hợp, tạo lời phát biểu ấn
tượng và đề cập đến phần mở đầu. Đôi khi bạn cần kết hợp hai hoặc nhiều hơn các
phương pháp này. Hãy sáng tạo trong việc nghĩ ra một kết thúc sinh động và đầy thuyết
phục.
2.2.3. Tổ chức phần thân bài diễn thuyết
Bước đầu tiên trong việc hình thành ý thức tổ chức bài nói là làm chủ được ba phần
cơ bản của bài nói - mở đầu, thân bài và kết luận - và vai trò chiến lược của mỗi phần.
Trong chương này, chúng ta xem xét phần thân bài. Chương tiếp theo sẽ đề cập đến phần
mở đầu và kết luận.
Có nhiều lý do hợp lý cho việc xem xét phần thân bài trước tiên. Phần thân là phần
dài nhất và quan trọng nhất. Ngoài ra, bạn thường chuẩn bị phần thân bài trước. Bạn sẽ
hình thành phần giới thiệu hiệu quả dễ dàng hơn sau khi biết chính xác bạn sẽ nói gì
trong phần thân bài.
Quá trình tổ chức phần thân bài bắt đầu khi bạn xác định các ý chính

* Các ý chính
Các ý chính là điểm trung tâm trong bài nói. Bạn nên chọn chúng cẩn thận, phân
đoạn chính xác và sắp xếp có chiến lược.
Sau đây là các ý chính trong một bài nói của một sinh viên về việc sử dụng thôi
miên trong y học:
Mục đích: Thông tin cho khán giả về các công dụng chính của thôi miên.
Ý chủ đạo: Công dụng chính của thôi miên ngày nay là để kiểm soát đau trong phẫu
thuật, giúp bỏ thuốc lá và giúp sinh viên tăng cường kết quả học tập.
Các ý chính:
I. Dùng thôi miên trong phẫu thuật như một phương pháp hỗ trợ gây mê bằng thuốc.
II. Dùng thôi miên giúp bỏ thuốc lá.
III. Dùng thôi miên giúp sinh viên tăng cường kết quả học tập.
Ba ý chính này hình thành bộ khung của phần thân bài nói. Nếu có 3 công dụng
chính của thôi miên phục vụ mục đích y học thì, về mặt lô-gích, trong bài diễn thuyết có
thể có ba ý chính.
Bạn chọn ý chính như thế nào? Đôi khi ý chính sẽ thể hiện rõ ràng ngay trong lời
phát biểu mục đích cụ thể. Giả sử mục đích cụ thể của bạn là: "Thông tin cho khán giả về
nguồn gốc, triết lý và hiệu quả của trường công lập tự chủ”. Rõ ràng, bài diễn thuyết của
bạn sẽ có ba ý chính. Ý thứ nhất sẽ trình bày nguồn gốc của trường công lập tự chủ, ý thứ

38
hai nói về triết lý của trường công lập tự chủ và ý thứ 3 nói về hiệu quả của trường công
lập tự chủ. Viết theo hình thức dàn bài, các ý chính có thể như sau:
Mục đích cụ thể: Thông in cho khán giả về nguồn gốc, triết lý và hiệu quả của
trường công lập tự chủ.
Ý chủ đạo: Trường công lập tự chủ cung cấp các giải pháp thay thế giáo dục công
lập truyền thống bằng cách cho phép sáng tạo và độc lập hơn, nhưng hiệu quả của nó vẫn
chưa hoàn toàn rõ ràng.
Các ý chính:
I.Ý tưởng trường công lập tự chủ khởi nguồn từ những nhà giáo dục trong thập niên
70 và bắt đầu thực thi từ cuối thập niên 80.
II. Những người ủng hộ trường công lập tự chủ cho rằng một số trẻ em học tập tốt
hơn khi được đào tạo trong môi trường khác với truyền thống.
III. Hiệu quả của trường công lập tự chủ khó đánh giá vì những nghiên cứu gần đây
về tác động của chúng còn mâu thuẫn.
Ngay cả khi các ý chính không được trình bày rõ trong phần mục đích cụ thể, chúng
có thể dễ dàng dự đoán từ mục đích đó. Giả sử mục đích chính là: "Thông tin cho khán
giả về những bước cơ bản trong việc làm cửa sổ kính màu". Bạn hiểu mỗi ý chính sẽ
tương ứng với một bước trong quá trình làm cửa sổ. Chúng có thể có hình thức dàn ý như
sau:
Mục đích cụ thể: Thông tin cho thính giả về các bước cơ bản trong việc làm cửa số
kính màu.
Ý chủ đạo : Có bốn bước trong việc làm tạo cửa sổ kính màu
Các ý chính:
I. Bước đầu tiên là thiết kế cửa sổ.
II. Bước thứ hai là cắt kính phù hợp với thiết kế.
III. Bước thứ ba là sơn kính.
IV: Bước thứ tư là ráp cửa sổ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng đặt ra ý chính một cách dễ dàng như vậy.
Thông thường, ý chính sẽ nổi bật lên khi bạn nghiên cứu tìm tòi bài diễn thuyết và đánh
giá những điều tìm thấy. Giả sử mục đích cụ thể của bạn là: "Thuyết phục khán giả rằng
tiểu bang chúng ta không nên phê chuẩn các đề nghị bầu cử qua mạng." Bạn hiểu rằng
mỗi ý chính trong bài nói sẽ trình bày một lý do tại sao bầu cử qua mạng không nên áp
dụng trong tiểu bang của bạn. Nhưng bạn không chắc chắn sẽ có bao nhiêu ý chính hoặc
mỗi ý chính sẽ là gì. Khi bạn tìm tòi nghiên cứu về đề tài, bạn quyết định có hai lý do
chính để hỗ trợ cho quan điểm của mình. Mỗi lý do sẽ là một ý chính trong bài diễn
thuyết. Dàn bài có thể như sau:
Mục đích cụ thể: Thuyết phục khán giả rằng tiểu bang chúng ta không nên phê
chuẩn những đề nghị về bầu cử qua mạng.
39
Ý chủ đạo: Tiểu bang chúng ta không nên phê chuẩn bầu cử qua mạng vì nó sẽ làm
tăng sự gian lận bầu cử và tước quyền bầu cử của những người không truy cập được
Internet.
Các ý chính:
I. Tiểu bang chúng ta không nên phê chuẩn đề nghị bầu cử qua mạng vì nó sẽ làm
tăng sự gian lận bầu cử.
II.Tiểu bang chúng ta không nên phê chuẩn đề nghị bầu cử qua mạng vì nó sẽ tước
quyền bầu cử của những người không truy cập được Internet.
Bây giờ, bạn có hai vùng rộng lớn để tổ chức ý tưởng của mình

* Số lượng các ý chính


Đối với những bài nói trong lớp học, bạn sẽ không có thời gian triển khai nhiều hơn
bốn hoặc năm ý chính, và đa số bài nói sẽ chỉ có từ hai đến ba ý. Bất chấp độ dài bài nói,
nếu bạn có quá nhiều ý chính, khán giả sẽ gặp rắc rối khi sắp xếp các ý. Khi mọi điều đều
quan trọng như nhau thì chẳng có gì quan trọng cả.
Ví dụ : hãy hình dung rằng bạn có một giáo sư rất hiền hậu, luôn cho các sinh viên
trong lớp điểm A. Điểm A đối với bạn sẽ không mang nhiều giá trị. Nhưng nếu chỉ có ba
sinh viên trong lớp đạt điểm A và bạn là một người trong số đó thì bạn sẽ nổi bật trong
đám đông. Đó là điều bạn phải nhắm tới khi thực hiện bài nói - trình bày một ít ý chính
nổi bật và dễ nhớ.
Khi liệt kê các ý chính, nếu bạn thấy mình có quá nhiều ý, bạn có thể ghép các ý
theo phạm trù. Sau đây là một loạt ý chính trong bài nói về yoga:
Mục đích cụ thể: Thông tin cho khán giả về lợi ích của yoga.
Ý chủ đạo: Yoga mang lại rất nhiều lợi ích.
Các ý chính:
I. Yoga tăng cường trương lực cơ.
II. Yoga làm tăng sự linh hoạt.
III. Yoga làm giảm huyết áp.
IV. Yoga cải thiện giấc ngủ.
V. Yoga giảm lo lắng và trầm cảm.
VI. Yoga tăng cường sự tự tin.
VII. Yoga tăng cường cảm giác hạnh phúc nói chung.
Bạn có tám ý chính - quá nhiều. Nhưng nếu nhìn vào danh sách, bạn thấy tám ý
chính đó thuộc về hai phạm trù chính: lợi ích về thể chất và lợi ích về tâm lý của yoga.
Do đó, bạn có thể xác định lại ý chính như sau:
I. Yoga mang lại một số lợi ích về thể chất.
II. Yoga mang lại một số lợi ích về tâm lý.
* Trật tự chiến lược các ý chính
40
Một khi thiết lập được các ý chính, bạn cần xác định thứ tự mà bạn sẽ trình bày
trong bài nói của mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì nó sẽ tác động đến sự rõ ràng và
sự thuyết phục của những ý đó.
Thứ tự hiệu quả nhất phụ thuộc vào ba yếu tố: đề tài, mục đích và khán giả. Chương
14 và 15 sẽ trình bày những lãnh vực đặc biệt của việc tổ chức bài nói cung cấp thông tin
và bài nói nhằm mục đích thuyết phục. Ở đây, chúng ta xem xét vắn tắt năm cách tổ chức
cơ bản thường được các diễn giả dùng nhất:
 Trật tự thời gian
Các bài diễn thuyết được sắp xếp theo trình tự thời gian. Chúng có thể thuật lại một
loạt các sự kiện theo trình tự xảy ra. Ví dụ:
Mục đích cụ thể: Thông tin cho khán giả Vạn lý trường thành của Trung Quốc được
xây dựng như thế nào
Ý chủ đạo: Vạn lý trường thành được xây dựng theo ba giai đoạn chính.
Các ý chính:
I. Việc xây dựng Vạn lý trường thành bắt đầu từ triều đại nhà Tần năm 221-206
trước công nguyên.
II. Việc xây bổ sung các phần khác của Vạn lý trường thành trong đời nhà Hán năm
206 trước công nguyên đến năm 220 sau công nguyên.
III. Vạn lý trường thành được hoàn thành trong triều đại nhà Minh năm 1368 -1644.
Trật tự thời gian còn được dùng trong những bài nói mô tả quá trình hoặc trình bày
cách làm một sản phẩm nào đó. Ví dụ:
Mục đích cụ thể: Thông tin cho khán giả các bước tạo nên hình xăm chuyên nghiệp.
Ý chủ đạo: Có bốn bước tạo hình xăm chuyên nghiệp.
Các ý chính:
I. Trước hết, cạo sạch và sát trùng vùng da định xăm.
II. Thứ hai, dùng một loại máy gọi là máy phác hoạ hình để kẻ những đường xăm
chính trên da.
III. Thứ ba, dùng một loại máy gọi là máy tạo màu để áp các chất nhuộm màu trong
phạm vi hình phác thảo.
IV. Thứ tư, vô trùng hình xăm và băng lại.
Như vậy, trật tự theo thời gian đặc biệt có ích đối với các bài nói cung cấp thông tin.
 Trật tự không gian
ý chính tiếp diễn từ trên xuống dưới, trái sang phải, trước ra sau, trong ra ngoài,
đông sang Các bài nói được sắp xếp theo trật tự không gian tuân theo mô hình hướng.
Nghĩa là, các tây hoặc theo một vài lộ trình khác.
Ví dụ:
Mục đích cụ thể: Thông tin cho khán giả về cấu trúc cơn cuồng phong.
Ý chủ đạo : Cơn cuồng phong được tạo thành bởi ba phần tính từ trong ra ngoài.
41
Các ý chính:
I. Trung tâm cơn cuồng phong là một vùng tĩnh lặng, gọi là mắt bão.
II. Xung quanh mắt bão là thành mắt bão, một vòng mây dày đặc gây ra sức gió
mạnh nhất và lượng mưa lớn nhất.
III. Quay quanh thành mắt bão là những dải mây lớn và lượng mưa nhiều gọi là dải
mây hình xoắn ốc.
Hoặc:
Mục đích cụ thể: Thông tin cho khán giả về năm nền văn minh chính tồn tại trong
các vùng khác nhau ở Bắc Mỹ hàng thế kỷ trước khi Columbus đặt chân đến.
Ý chủ đạo: Hàng thế kỷ trước khi Columbus đặt chân đến, có 5 nền văn minh chính
ở những nơi ngày nay là New York, Florida, New Mexico, Tây Bắc Thái Bình Dương và
Thung lũng Mississippi.
Các ý chính:
I. Ở New York, người Onondaga là những nông dân lành nghề và là những chiến
binh quả cảm.
II. Ở Florida, người Casula phát triển một trong những nền văn hoá tiên tiến nhất
mà không liên quan đến nông nghiệp.
III. Ở New Mexico, người Chaco Canyon là những nhà hoạch định nông nghiệp và
là những nhà xây dựng tài ba.
IV. Ở Tây Bắc Thái Bình Dương, người Makah là những nhà hàng hải và những
người trồng rừng thành thạo.
V. Ở Thung lũng Mississippi, người Cahokia đã tạo nên một xã hội mở và thịnh
vượng mà những ngôi mộ táng của họ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Giống như trật tự thời gian, trật tự không gian được dùng chủ yếu trong các bài nói
cung cấp thông tin.
 Trật tự nhân quả
Bài nói được sắp xếp theo trật tự nhân quả tổ chức các ý chính để chỉ ra mối quan
hệ nguyên nhân - kết quả. Khi thực hiện bài nói theo trật tự nhân quả, bạn sẽ có hai ý
chính. Một ý liên quan đến nguyên nhân của sự kiện, ý còn lại liên quan đến kết quả của
sự kiện đó. Tuỳ từng đề tài, bạn có thể đặt ý chính thứ nhất là nguyên nhân và ý chính thứ
hai là kết quả, hoặc bạn có thể giải quyết ý kết quả trước và trình bày ý nguyên nhân sau.
Giả sử mục đích cụ thể của bạn là: "Thuyết phục khán giả rằng việc sử dụng tràn
lan thuốc Ritalin để điều trị bệnh rối loạn quá hiếu động và thiếu tập trung là một vấn đề
nghiêm trọng." Bạn có thể bắt đầu với nguyên nhân sử dụng thuốc Ritalin và sau đó nêu
kết quả của việc sử dụng nó:
Mục đích cụ thể: Thuyết phục khán giả rằng việc sử dụng tràn lan thuốc Ritalin để
điều trị bệnh rối loạn quá hiếu động và thiếu tập trung là một vấn đề nghiêm trọng.

42
Ý chủ đạo : Được kê đơn rộng rãi cho trẻ em bị bệnh rối loạn quá hiếu động và
thiếu tập trung, thuốc Ritalin có một số tác dụng phụ rất nguy hiểm.
Các ý chính:
I. Thuốc Ritalin được kê đơn rộng rãi cho trẻ em bị bệnh rối loạn quá hiếu động và
thiếu tập trung
II. Thuốc Ritalin có liên hệ với một số tác dụng phụ nguy hiểm như gây tổn thương
gan, bệnh tim, trầm cảm, chậm lớn và hội chứng Tourette's.
Khi các kết quả bạn đang bàn luận đã xuất hiện rồi, bạn có thể muốn đảo ngược trật
tự và nói về kết quả trước, sau đó sẽ trình bày nguyên nhân như trong bài nói về nền văn
minh Maya ở Trung Mỹ:
Mục đích cụ thể: Thông tin cho khán giả về các nguyên nhân có thể dẫn đến sự sụp
đổ nền văn minh Maya.
Ý chủ đạo: Các nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ nền văn minh Maya vẫn chưa được
giải thích đầy đủ.
Các ý chính:
I. Nền văn minh Maya phát triển rực rỡ hơn một nghìn năm, đến năm 900 sau công
nguyên, lúc này nó bắt đầu tan rã một cách huyền bí.
II. Các nhà nghiên cứu đưa ra ba cách giải thích chính về nguyên nhân sự tan rã
này. Nhờ tính linh hoạt của nó, trật tự nguyên nhân kết quả có thể được áp dụng cho
những bài diễn thuyết với mục đích thuyết phục và cả những bài diễn thuyết cung cấp
thông tin.
 Trật tự vấn đề - giải pháp
Bài nói được sắp xếp theo trật tự vấn đề - giải pháp được chia thành hai phần chính.
Phần thứ nhất trình bày sự tồn tại và tính nghiêm trọng của vấn đề. Phần thứ hai đề cập
những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề.
Ví dụ:
Mục đích cụ thể: Thuyết phục khán giả rằng cần ban hành luật pháp để kiểm soát sự
lạm dụng của những người gây quỹ từ thiện lừa đảo.
Ý chủ đạo: Gây quỹ từ thiện lừa đảo là một vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi phải có
những hành động từ phía chính phủ và các cá nhân.
Các ý chính:
I. Gây quỹ từ thiện lừa đảo đã trở thành một vấn nạn quốc gia phổ biến.
II. Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách kết hợp những sáng kiến của nhà nước và
nhận thức của cá nhân.
Hoặc:
Mục đích cụ thể: Thuyết phục khán giả rằng nên bãi bỏ cử tri đoàn.
Ý chủ đạo: Do cử tri đoàn không có tác dụng tương đương với lá phiếu của mỗi
công dân, nên thay thế bằng hình thức bầu cử tổng thống phổ thông trực tiếp.
43
Các ý chính:
I. Cử tri đoàn là một vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống chính trị Mỹ vì nó không
có tác dụng tương đương với lá phiếu của mỗi công dân trong việc bầu tổng thống.
II. Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách bãi bỏ cử tri đoàn và bầu cử tổng thống
bằng cách bỏ phiếu phổ thông.
Những ví dụ này cho thấy trật tự vấn đề - giải pháp thích hợp nhất đối với các bài
nói mang tính thuyết phục.
 Trật tự chủ đề
Các bài nói không theo trật tự thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả hoặc
vấn đề - giải pháp thường rơi vào nhóm trật tự chủ đề. Trật tự chủ đề thường được dùng
khi bạn phân chia chủ đề bài nói theo từng chủ đề nhỏ, mỗi chủ đề nhỏ là một ý chính
trong bài nói. Các ý chính không kết hợp theo trình tự thời gian, không gian nguyên nhân
- kết quả hay vấn đề - giải pháp mà đơn giản là những phần chính nằm trong tổng thể.
Nếu bạn cảm thấy khó hiểu, một số ví dụ sẽ giúp rõ ràng hơn:
Giả sử mục đích chính bài nói của bạn là: "Thông tin cho khán giả về các loại pháo
chính.” Chủ đề này không thể trình bày theo trật tự thời gian, không gian, nguyên nhân -
kết quả hay vấn đề - giải pháp. Đúng hơn, bạn tách chủ đề (các loại pháo) thành các phần
sao cho mỗi ý chính đề cập đến một loại pháo riêng. Ý chủ đạo và các ý chính có thể
trình bày như sau:
Mục đích cụ thể: Thông tin cho khán giả về các loại pháo chính.
Ý chủ đạo: Các loại pháo chính là pháo thăng thiên, pháo hình ống, pháo hoa tròn
nhỏ, pháo bông.
Các ý chính:
I. Pháo thăng thiên nổ khi ở trên cao, tạo nên các hiệu ứng sống động nhất trong tất
cả các loại pháo.
II. Pháo hình ống phát ra những chùm tia sáng và ánh lửa nhiều màu sắc kèm theo
tiếng nổ lớn.
III. Pháo hoa tròn nhỏ phát ra tia sáng và ánh lửa nơi chúng cuộn lại ở phía đầu cây
pháo.
IV. Pháo bông là loại pháo mảnh, nhiều màu sắc dùng để bắn trên mặt đất
Lấy một ví dụ khác, giả sử mục đích cụ thể của bạn là: "Thông tin cho khán giả về
những cống hiến của Ida Wells-Barnett." Wells-Barnett, một người Mỹ gốc Phi sống vào
đầu thế kỷ 20, là một chiến sĩ đấu tranh vì công bằng chính trị và xã hội cho chủng tộc
của mình. Bạn có thể tổ chức bài diễn thuyết theo trật tự thời gian, tức là trình bày những
công lao trong sự nghiệp của Wells- Barnett qua từng thập niên. Mặt khác, bạn có thể tổ
chức bài nói theo trật tự chủ đề, tức là phân chia công lao của Wells - Barnett thành
những phạm trù khác nhau. Khi đó, ý chủ đạo và các ý chính của bài nói sẽ như sau:
Mục đích cụ thể: Thông tin cho khán giả về những cống hiến của Ida Wells-Barnett.
44
Ý chủ đạo: Ida Wells- Barnett là một nhân vật đa tài trong cuộc đấu tranh vì công
bằng chủng tộc.
Các ý chính:
I. Là giáo viên, Wells - Barnett lên tiếng chống lại các tiện nghi trường học kém
chất lượng dành cho trẻ em Mỹ gốc Phi.
II. Là nhà báo, Wells - Barnett vận động chống lại lối hành hình kiểu linsơ (của bọn
phân biệt chủng tộc Mỹ đối với người da đen-ND).
III. Là người tổ chức nghiệp đoàn dân sự, Wells - Bernett có công thành lập Hiệp
Hội quốc gia vì sự tiến bộ của những người da màu.
Lưu ý rằng trong cả hai ví dụ trên đây, các ý chính đã phân chủ đề bài nói hợp lý và
nhất quán. Trong ví dụ đầu tiên, mỗi ý chính đề cập đến một loại pháo riêng. Trong ví dụ
thứ hai, mỗi ý chính nói đến một lãnh vực cống hiến của Wells - Barnett. Nhưng, giả sử ý
chính của bạn như sau:
I. Là giáo viên, Wells - Barnett lên tiếng chống lại các tiện nghi trường học kém
chất lượng dành cho trẻ em Mỹ gốc Phi.
II. Là nhà báo, Wells - Barnett vận động chống lại lối hành hình kiểu linsơ.
III. Đầu thế kỷ 20, Wells- Bernett mở rộng hoạt động và phạm vi ảnh hưởng của
mình.
Đây không phải là một trật tự chủ đề tốt vì ý chính thứ ba không phù hợp với các ý
còn lại. Nó đề cập đến một thời kỳ trong cuộc đời của Wells - Bernett, trong khi ý chính
thứ nhất và thứ hai nói đến các hình thức hoạt động của cô.Tất cả các ví dụ cho đến giờ
đều liên quan đến các bài nói cung cấp thông tin. Trật tự chủ đề còn thích hợp với các bài
nói mang tính thuyết phục. Thường những phần nhỏ trong chủ đề là những lý do tại sao
người nói tin vào một quan điểm nào đó. Ví dụ, dưới đây là các ý chính của một bài nói
về việc tại sao nước Mỹ nên tiếp tục các chương trình khám phá không gian:
Mục đich cụ thể: Thuyết phục khán giả rằng nước Mỹ nên tiếp tục các chương trình
khám phá không gian.
Ý chủ đạo: Mỹ nên tiếp tục các chuơng trình khám phá không gian vì nó sẽ mở ra
cơ hội tiếp cận với nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, nâng cao kiến thức khoa học
và tìm hiểu thêm về sự sống ngoài trái đất.
Các ý chính:
I. Khám phá không gian sẽ mở ra cơ hội tiếp cận với nguồn tài nguyên thiên nhiên
quan trọng mà đang cạn kiệt trên trái đất.
II. Khám phá không gian sẽ cung cấp kiến thức khoa học đem lại lợi ích cho cuộc
sống trên trái đất.
III. Khám phá không gian sẽ giúp tìm hiểu thêm về sự sống ngoài trái đất.
Vì nó có thể áp dụng cho hầu hết các đề tài và với mọi loại bài nói, trật tự chủ đề
thường được dùng nhiều hơn các loại trật tự khác trong việc tổ chức bài nói.
45
* Cân bằng thời gian dành cho các ý chính
Vì các ý chính rất quan trọng, bạn cần đảm bảo tất cả chúng đều được nhấn mạnh
đủ để rõ ràng và thuyết phục. Điều đó có nghĩa là dành đủ thời gian để triển khai mỗi ý
chính. Giả sử bạn phát hiện rằng tỷ lệ thời gian dành cho các ý chính như sau:
Ý I. 85% Ý II. 10% Ý III. 5%
Sự phân chia này chỉ ra một trong hai điều. Hoặc ý II và III không thực sự là những
ý chính và bạn chỉ có một ý chính, hoặc ý II và III không dành được sự chú ý nhiều.
Trong trường hợp sau, bạn nên xem lại phần thân bài nói để điều chỉnh các ý chính cân
bằng tốt hơn.
Điều đó không có nghĩa là tất cả các ý chính phải được chú trọng như nhau mà
chúng nên được cân bằng tươngđối. Ví dụ, một trong hai cách sau đều tốt:
Ý I. 30% Ý II. 40% Ý III. 30%
Ý I. 20% Ý II. 30% Ý III. 50%
Thời gian dành cho mỗi ý chính phụ thuộc vào số lượng và sự phức tạp của các tài
liệu hỗ trợ cho mỗi ý. Tài liệu hỗ trợ thực sự là phần "thịt" lấp đầy bộ khung của bài nói.
* Tư liệu hỗ trợ
Bản thân các ý chính chỉ là những điều khẳng định. Như chúng ta thấy trong
Chương 7, người nghe cần những cứ liệu hỗ trợ để chấp nhận những gì người nói trình
bày. Khi các cứ liệu hỗ trợ được thêm vào, phần thân bài nói sẽ có dạng dàn ý như sau:
I. Thôi miên được dùng trong phẫu thuật như là một phương pháp hỗ trợ gây mê
bằng thuốc.
A. Thôi miên giảm những cơn đau về thể chất và tâm lý.
1. Thôi miên có thể tăng gấp đôi ngưỡng chịu đựng cơn đau ở người.
2. Thôi miên còn làm giảm nỗi sợ hãi mà gây tăng sự đau đớn về thể chất.
B. Thôi miên hữu hiệu nhất trong các trường hợp bệnh nhân được biết có vấn đề với
gây mê toàn thân.
1. Trích dẫn ý kiến của Tiến sĩ Harold Wain, Bệnh viện quân đội Walter Reed.
2. Câu chuyện của Linda Kuay
3. Số liệu thống kê từ tạp chí Psychology Today.
II. Thôi miên được sử dụng để giúp cai nghiện thuốc lá.
A. Nhiều bác sĩ chuyên khoa dùng thôi miên để giúp cai nghiện thuốc lá.
1. Bộ y tế và dịch vụ con người Mỹ xem thôi miên là biện pháp cai nghiện thuốc
lá an toàn và hiệu quả.
2. Tỉ lệ thành công đạt tới 70%.
a. Câu chuyện của Alex Hamilton.
b. Trích ý kiến của bác sĩ tâm thần tại New York, tiến sĩ Herbert Spiegel.
B. Thôi miên không có hiệu quả đối với tất cả những người nghiện thuốc.
1. Người nghiện thuốc phải có mong muốn bỏ thuốc để thôi miên phát huy được
46
hiệu quả.
2. Người nghiện thuốc phải đáp ứng đúng những yêu cầu của biện pháp thôi miên.
III. Thôi miên được dùng để giúp sinh viên cải thiện kết quả học tập.
A. Thôi miên giúp con người sử dụng tư duy hiệu quả hơn.
1. Tư duy có ý thức chiếm 10% khả năng tinh thần của một người.
2. Thôi miên cho phép con người phát huy thêm sức mạnh tư duy của mình.
B. Các nghiên cứu cho thấy thôi miên có thể giúp con người vượt qua nhiều trở ngại
để đạt thành công trong học thuật.
1. Thôi miên cải thiện khả năng tập trung.
2. Thôi miên làm tăng tốc độ đọc.
3. Thôi miên làm giảm sự lo lắng khi thi cử.
Trong Chương 7, chúng ta đã nói đến các loại tư liệu hỗ trợ chính và cách sử dụng
chúng. Trong phần này, chúng ta cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức các tư
liệu hỗ trợ sao cho chúng có liên quan trực tiếp với các ý chính. Các tư liệu hỗ trợ đặt sai
chỗ dễ gây nhầm lẫn. Đây là một ví dụ :
I. Có một vài lý do tại sao người ta di cư đến Mỹ.
A. Qua nhiều năm, hàng triệu người đã di cư đến Mỹ.
B. Nhiều người di cư để tìm cơ hội về kinh tế.
C. Những người khác di cư để có được tự do về chính trị.
D. Những người còn lại di cư để thoát khỏi sự ngược đãi về tôn giáo.
Ý chính đề cập tới các lý do tại sao dân di cư đến Mỹ, như các ý hỗ trợ B, C và D
nói đến. Ý hỗ trợ A ("Qua nhiều năm, hàng triệu người đã di cư đến Mỹ") không đề cập
đến những lý do như vậy. Nó sai vị trí và không nên trình bày chung trong ý chính này.
Nếu bạn nhận thấy bài diễn thuyết của mình gặp tình huống như trên thì hãy cố
gắng tổ chức lại các ý hỗ trợ cho các ý chính thích hợp, như sau:
I. Qua nhiều năm, hàng triệu người đã di cư đến Mỹ.
A. Từ cuộc Cách mạng Mỹ, ước tính khoảng 80 triệu người di cư đến Mỹ.
B. Hiện nay, có 30 triệu người Mỹ nhưng sinh ra ở nhiều nước khác nhau.
II. Có một vài lý do tại sao người ta di cư đến Mỹ.
A. Nhiều người di cư để tìm kiếm cơ hội về kinh tế.
B. Những người khác di cư để có được tự do về chính trị.
C. Những người còn lại di cư để thoát khỏi sự ngược đãi về tôn giáo.
Bây giờ, bạn có hai ý hỗ trợ cho ý "hàng triệu người" và ba ý hỗ trợ cho ý "các lý
do".
Một khi tổ chức xong ý chính và ý hỗ trợ, bạn phải chú ý đến yếu tố thứ ba trong
phần thân bài diễn thuyết, đó là phương tiện liên kết

* Phương tiện liên kết


47
Carla Maggio đang nói trước lớp về nhu cầu cải cách những sơ suất trong y học. Cô
đã tập diễn thuyết vài lần, ý chủ đạo được xác định rõ ràng, ba ý chính sắc sảo với những
chứng cứ hỗ trợ thuyết phục. Nhưng, khi Carla diễn thuyết, cô nói "Được rồi" mỗi lần
chuyển ý. Tổng cộng, cô nói "Được rồi" 10 lần trong vòng sáu phút. Chỉ một lúc sau, bạn
bè cùng lớp bắt đầu đếm. Đến khi kết thúc bài nói, hầu như mọi người đã ngừng nghe
thông điệp của cô. Họ quá bận rộn để chờ đợi từ "Được rồi" tiếp theo. Sau này, Carla cho
biết: "Tôi chẳng bao giờ nghĩ đến việc nói từ "Được rồi", tôi nghĩ nó chỉ bật ra khỏi
miệng khi tôi không biết phải nói gì nữa."
Điều xảy ra với Carla không phải ít gặp. Tất cả chúng ta đều có một kho ngôn ngữ
quen dùng để lấp chỗ trống giữa các ý nghĩ. Trong đàm thoại thông thường thì không sao.
Nhưng trong khi diễn thuyết, chúng lại tạo ra những vấn đề nghiêm trọng, nhất là khi
chúng gây sự chú ý của khán giả.
Cái còn thiếu trong bài nói của Carla chính là phương tiện liên kết - là những từ
hoặc những cụm từ kết nối các ý với nhau và chỉ rõ quan hệ giữa chúng. Phương tiện liên
kết trong phần thân bài diễn thuyết cũng giống như gân và dây chằng trong cơ thể con
người. Thiếu phương tiện liên kết, bài nói sẽ rời rạc và không mạch lạc, như con người
không có gân và dây chằng để nối các xương với nhau và giữ các cơ quan rrong cơ thể
đúng vị trí. Bốn loại phương tiện liên kết bài nói là phương tiện chuyển tiếp, tóm lược
trước, tiểu kết và lời chỉ dẫn.
* Phương tiện chuyển tiếp
Phương tiện chuyển tiếp là những từ hay cụm từ cho biết người nói vừa kết thúc
một ý và chuyển sang một ý khác. Nói một cách máy móc, phương tiện chuyển tiếp nêu
lên ý vừa kết thúc và ý sắp sửa được trình bày. Trong các ví dụ sau đây, những cụm từ
gạch dưới là những cụm từ chuyển tiếp:
Bây giờ, chúng ta có sự hiểu biết rõ ràng về vấn đề, cho phép tôi chia sẻ cách giải
quyết với các bạn.
Cho đến bây giờ, tôi đã trình bày về sự can đảm và chủ nghĩa yêu nước, nhưng
chính sự hy sinh của Đội quân da đen của quân đoàn 54 Massachusetts mới khắc tên họ
vào trong những trang sử dân tộc.
Bây giờ, chúng ta biết uống quá nhiều rượu là một vấn đề nghiêm trọng đối với
sinh viên và cộng đồng của họ như thế nào, chúng ta cùng xem xét một vài nguyên nhân.
Hãy ghi nhớ những điểm này về ngôn ngữ cử chỉ, chúng ta cùng quay lại với câu
mở đầu của tôi và xem thử chúng ta có thể dùng ngôn ngữ cử chỉ nào để diễn đạt ý "Bạn
là bạn của tôi."
Bây giờ, chúng ta đã hiểu Phong Thuỷ là gì, chúng ta cùng thực hành môn nghệ
thuật cổ này.
Hãy chú ý cách những cụm từ này nhắc khán giả nhớ lại những điều vừa được nghe,
cũng như về những điều sắp được trình bày.
48
* Tóm lược trước
Tóm lược trước giúp khán giả biết được những gì diễn giả sắp nói tới, nhưng chi tiết
hơn so với phương tiện chuyển tiếp. Trong thực tế, tóm lược trước khá giống như tóm tắt
trước trong phần mở đầu của một bài nói, chỉ khác là nó nằm trong phần thân bài diễn
thuyết mà thôi - thường khi diễn giả bắt đầu nói đến ý chính. Ví dụ:
Để bàn về việc người Mỹ gốc Á đã bị rập khuôn như thế nào trong các phương tiện
thông tin đại chúng, chúng ta sẽ xem xét trước hết về nguồn gốc của vấn đề và sau đó về
tác động không ngừng của nó hiện nay.
Sau khi nghe câu này, khán giả biết chính xác điều mình sẽ được nghe khi diễn giả
nói tới ý chính "vấn đề".
Tóm lược trước thường kết hợp với phương tiện chuyển tiếp. Ví dụ:
Phương tiện chuyển tiếp 
Giờ đây chúng ta đã thấy sự nghiêm trọng của vấn đề báo cáo tín dụng sai, chúng ta
sẽ cùng nhau xem xét một số giải pháp. [Tóm lược trước]: Tôi sẽ tập trung vào ba giải
pháp, đó là xây dựng luật pháp nhà nước chặt chẽ hơn về các công ty cung cấp dữ liệu
tín dụng; buộc các công ty cung cấp dữ liệu tín dụng phải chịu trách nhiệm tài chính về
những sai sót của chúng; và tạo sự dễ dàng hơn cho các cá nhân tiếp cận báo cáo tín
dụng của chúng.
Hiếm khi bạn cần tóm lược trước cho mỗi ý chính trong bài diễn thuyết, nhưng chắc
chắn bạn dùng đến bất cứ khi nào bạn cho rằng nó giúp người nghe bắt kịp ý tưởng của
bạn.
* Tiểu kết
Tiểu kết ngược lại với tóm lược trước. Khác với việc giúp người nghe biết những
điều diễn giả sắp nói đến, phần tiểu kết giúp khán giả nhớ lại những điều vừa được nghe.
Tiểu kết thường được dùng khi diễn giả kết thúc một loạt ý chính hoặc một ý chính rất
quan trọng hay phức tạp. Thay vì chuyển ngay sang ý kế tiếp, diễn giả sẽ dành một chút
thời gian để tóm tắt những điều đã trình bày trước đó. Ví dụ:
Tóm lại, xem chỉ tay là một môn nghệ thuật cổ. Được phát triển ở Trung Hoa cách
đây hơn 5000 năm, nó được lưu truyền ở Hy Lạp cổ và Rome, nở rộ trong suốt thời
Trung cổ, tồn tại trong cuộc Cách mạng công nghiệp và ngày nay vẫn còn phổ biến ở
nhiều vùng trên thế giới.
Tôi hy vọng đã trình bày rõ ràng về các lợi ích của việc đi bộ như là một cách tập
thể dục. Không gây nhiều chấn thương như chạy, đi bộ vừa nhẹ nhàng mà vẫn không
kém hiệu quả đối với việc giữ gìn vóc dáng. Đi bộ đều đặn với những bước đi nhanh
nhẹn làm cho tim khoẻ, gia tăng dung tích phổi, cải thiện tuần hoàn máu và giúp tiêu hao
năng lượng. Tất cả những điều này có thể làm được mà không hề bị bong gân khớp gối
hay khớp cổ chân do chạy gây ra.

49
Phần tiểu kết như vậy là cách rất tốt để làm rõ và củng cố ý tưởng. Bằng cách phối
hợp với các phương tiện chuyển tiếp, bạn có thể nhẹ nhàng dẫn dắt người nghe đến với ý
chính tiếp theo:
[Tiểu kết]: Bây giờ, chúng ta đã biết rằng nhu cầu cá nhân bình thường về kích
thích mạnh trong vòng 3 phút tạo nên nhu cầu ngày càng cao đối với trò chơi tàu lượn
cao tốc gây cảm giác mạnh và giúp hình thành cuộc cạnh tranh tàu lượn cao tốc giữa
các công viên giải trí. Rối chúng ta đã tìm hiểu về quá khứ và hiện tại của trò chơi tàu
lượn cao tốc. [Phương tiện chuyển tiếp]: Giờ tôi xin trình bày cho các bạn điều gì chờ
đợi chúng ta trong tuơng lai.
[Tiểu kết]: Chúng ta cùng dừng lại một chút để tóm tắt những gì chúng ta biết được
cho đến bây giờ. Thứ nhất, chúng ta thấy rằng hệ thống pháp luật hình sự Mỹ tỏ ra ít
hiệu quả hơn trong việc làm giảm tình trạng phạm tội. Thứ hai, chúng ta cũng thấy rằng
các chương trình trong tù nhằm phục hồi nhân phẩm tù nhân chưa được thành công lắm.
[Phương tiện chuyển tiếp]: Bây giờ, chúng ta sẽ nói đến các giải pháp khắc phục những
vấn đề này.
* Lời chỉ dẫn
Lời chỉ dẫn là những phát biểu ngắn gọn chỉ ra chính xác bạn đang ở đâu trong bài
diễn thuyết. Chúng thường ở dạng số. Sau đây là cách một sinh viên sử dụng lời chỉ dẫn
dạng số đơn giản để giúp nguời nghe hệ thống được những nguyên nhân chính cho vấn
đề đói kém triền miên ở Châu Phi:
Nguyên nhân đầu tiên của vấn đề này là sản xuất nông nghiệp không hiệu quả.
Nguyên nhân thứ hai là nạn hạn hán tái diễn ở các quốc gia bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân cuối cùng là sự quản lý yếu kém nguồn lương thực sẵn có của các nhà
lãnh đạo địa phương.
Một cách khác để làm điều tương tự là giới thiệu ý chính đi kèm một câu hỏi, như
một sinh viên sử dụng cách này trong bài nói có tiêu đề: "Bảo vệ bản thân tránh sự lừa
đảo đặt hàng qua thư". Ý chính đầu tiên của anh chứng minh rằng sự lừa đảo đặt hàng
qua thư tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng bất chấp sự phát triển của Internet. Anh giới
thiệu nó như thế này:
Vậy vấn đề lừa đảo đặt hàng qua thư nghiêm trọng đến mức nào? Đó có phải chỉ
là một ít trường hợp riêng biệt hay nó đang lan tràn cần phải có biện pháp nghiêm túc
để bảo vệ người tiêu dùng?
Ý chính thứ hai đề cập đến nguyên nhân khiến nạn lừa đảo đặt hàng qua thư còn tồn
tại. Anh nói:
Vì sao sự lừa đảo đặt hàng qua thư tiếp tục là một vấn nạn lớn đến thế? Tại sao
người ta vẫn cứ tiếp tục bị mê hoặc bởi những mánh lới quảng cáo thái quá mà chắc
chắn không thể đúng sự thật?

50
Ý chính thứ ba liên quan đến các phương pháp hạn chế nạn lừa đảo đặt hàng qua
thư. Anh trình bày:
Chúng ta có thể giải quyết vấn đề này bằng cách nào? Có biện pháp nào để bảo
vệ quyền của các công ty nhận đặt hàng qua thư hợp pháp trong khi hạn chế được
những công ty lừa đảo?
Câu hỏi là những lời chỉ dẫn đặc biệt hiệu quả vì chúng gợi lên những câu trả lời
trong tiềm thức và từ đó làm cho khán giả tham gia hơn nữa vào bài diễn thuyết.
Ngoài việc chỉ ra bạn đang nói tới phần nào trong bài diễn thuyết, lời chỉ dẫn còn
được dùng để hướng sự chú ý lên các ý chính. Bạn có thể thực hiện điều này với một cụm
từ đơn giản, như trong ví dụ sau:
Điều quan trọng nhất để nhớ về nghệ thuật trừu tượng là nó luôn luôn dựa vào các
hình thức trong thế giới tự nhiên.
Những từ gạch dưới báo cho khán giả biết diễn giả chuẩn bị nói đến một ý rất quan
trọng. Có thể sử dụng các cụm từ sau:
Hãy chắc chắn nhớ điều này....
Đây là điều chính yếu để hiểu phần còn lại của bài nói....
Trên hết, bạn cần biết...
Tôi xin nhắc lại lời nhận định cuối cùng...
Tuỳ yêu cầu của bài nói, bạn có thể phối hợp hai, ba hoặc tất cả bốn loại phương
tiện kết nối. Bạn đừng quá lo lắng về việc người ta gọi chúng là gì – cái này có phải là lời
chỉ dẫn và cái kia có phải là phương tiện chuyển tiếp hay không. Trên thực tế, nhiều
người gộp tất cả chúng dưới tên gọi là "các phương tiện chuyển tiếp". Điều quan trọng là
nhận biết được chức năng của chúng. Nếu sử dụng đúng, các phương tiện liên kết có thể
làm cho bài diễn thuyết thống nhất hơn và mạch lạc hơn.
Sự tổ chức rõ ràng rất cần thiết trong việc diễn thuyết. Người nghe đòi hỏi tính
mạch lạc. Họ chỉ có một cơ hội để nắm bắt ý của người nói và họ ít có kiên nhẫn để nghe
diễn giả lan man từ ý này sang ý khác. Một bài nói được tổ chức tốt sẽ làm tăng sự tin
cậy và làm khán giả dễ hiểu thông điệp của bạn hơn.
Nên tổ chức bài nói có chiến lược. Nên kết cấu nó theo cách riêng để tạo được kết
quả đặc biệt đối với từng loại khán giả. Bước đầu tiên trong việc tổ chức bài diễn thuyết
là đảm bảo đầy đủ 3 phần - mở đầu, thân bài và kết luận - và mỗi phần có vai trò chiến
lược riêng. Trong chương này, chúng ta đã đề cập tới phần thân bài diễn thuyết.
Quá trình lên kế hoạch phần thân bài nói bắt đầu khi bạn xác định các ý chính.
Chúng là nét đặc trưng trọng tâm của bài nói. Bạn nên chọn ý chính cẩn thận, diễn đạt
chính xác và tổ chức có chiến lược. Vì người nghe không thể theo kịp quá nhiều ý chính
nên mỗi bài nói chỉ nên có từ hai đến năm ý chính. Mỗi ý chính nên chú trọng một vấn đề
riêng, được diễn đạt rõ ràng và đủ nhấn mạnh để thuyết phục.

51
Bạn có thể tổ chức các ý chính theo nhiều cách khác nhau. Trật tự chiến lược được
xác định dựa vào chủ đề, mục đích và khán giả của bạn. Trật tự thời gian có nghĩa là bài
nói theo trình tự thời gian. Những bài nói được sắp xếp theo trật tự không gian tuân theo
mô hình hướng. Để trình bày bài nói theo trật tự nhân quả, bạn tổ chức các ý chính theo
mối liên hệ nguyên nhân - kết quả. Khi bạn chia chủ đề chính thành những phần nhỏ hơn,
trong đó mỗi phần giải quyết một bình diện của chủ đề lớn, tức là bạn đang sử dụng trật
tự chủ đề. Khi bạn chia phần thân bài thành hai bộ phận chính, trong đó phần đầu nói đến
vấn đề, phần sau đưa ra giải pháp nghĩa là bạn đang dùng trật tự vấn đề- giải pháp.
Tư liệu hỗ trợ là những ý tưởng củng cố cho các ý chính của bạn. Khi tổ chức các ý
hỗ trợ, hãy đảm bảo rằng chúng liên quan trực tiếp đến các ý chính mà chúng được cho
là để hỗ trợ.
Một khi bạn tổ chức xong các ý chính và ý hỗ trợ, bạn hãy chú ý đến yếu tố thứ 3
trong phần thân bài, đó là các phương tiện liên kết. Các phương tiện liên kết giúp kết nối
bài diễn thuyết. Đó là những từ hoặc cụm từ liên kết các ý với nhau và chỉ ra mối quan hệ
giữa chúng. Bốn loại phương tiện kết nối chủ yếu là phương tiện chuyển tiếp, tóm lược
trước, tiểu kết và lời chỉ dẫn. Việc sử dụng chúng hiệu quả sẽ làm cho bài diễn thuyết
thống nhất hơn và mạch lạc hơn

52
NỘI DUNG ÔN TẬP
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Bốn mục tiêu của phần mở đầu bài nói là gì?
2. Bảy phương pháp gì bạn có thể sử dụng trong phần mở đầu để thu hút sự chú ý và
quan tâm của khán giả?
3. Tại sao tạo sự tín nhiệm lúc bắt đầu bài nói rất quan trọng?
4. Tóm tắt trước là gì? Tại sao bạn gần như luôn luôn tóm tắt trước trong phần mở đầu
bài nói?
5. Năm lời khuyên cho việc chuẩn bị phần mở đầu là gì?
6. Những chức năng chính của phần kết thúc bài nói là gì?
7. Hai cách bạn có thể báo hiệu kết thúc bài nói là gì?
8. Bốn cách để củng cố ý chủ đạo khi kết thúc bài nói là gì?
9. Bốn lời khuyên cho việc chuẩn bị phần kết thúc là gì?
10. Sử dụng cùng đề tài trong bài tập 2, hãy tạo phần kết thúc bài nói. Hãy chắc chắn
cho khán giả biết bài nói sắp kết thúc, củng cố ý chủ đạo và làm cho phần kết thúc
sinh động và đáng nhớ.
BÀI TẬP
Sinh viện chọn đề tài thử trình bày một trong những cách mở bài, hoặc kết thúc ấn
tượng nhất, hấp dẫn nhất đối với người nghe ?

53
Chương 3:
MỘT SỐ DẠNG BÀI NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG

1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Cung cấp cho sinh viên một số phương pháp để chuẩn bị thông tin cho một bài
nói và biết cách phổ biến thông tin như thế nào để đạt hiệu quả cao.
- Cung cấp cho sinh viên một số phương pháp và kỹ năng để thuyết phục người
nghe khi diễn thuyết. Trong đó chủ ý các trọng điểm: hình thức nói và trình bày, cách
xưng hô, chuẩn bị thông tin cần thiết và lựa chọn từ ngữ cho phù hợp
- Cung cấp cho sinh viên một số phương pháp và kỹ năng để chuẩn bị bài thuyết
trình
- Cung cấp một số phương pháp làm việc và làm việc nhóm có hiệu quả thông qua
vấn đề thuyết trình về một đề tài nhóm
1.2. Kỹ năng:
- Có thể phân biệt được một số bài nói thông tin khác nhau để có cách phổ biến
khác nhau.
- Biết cách phổ biến thông tin cho từng đối tượng người nghe
- Thực hành qua bài nói để cung cấp thông tin
- Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nói như thế nào để thuyết phục người
khác
- Thực hành qua bài nói để thuyết phục
- Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, đặc biệt là cùng nhau hỗ trợ để thuyết
trình một vấn đề.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức hơn trong vấn đề tiếp nhận và xử lý mọi thông tin trong quá trình giao
tiếp
- Coi việc chuyển tải thông tin đến đối tượng tiếp nhận chính xác, mềm dẻo, ấn
tượng là một vấn đề hết sức cần thiết
- Có ý thức hơn trong vấn đề lựa chọn phương thức nói để làm cho người nghe
thuyết phục

54
- Coi việc nói thuyết phục người khác là một yếu tố tạo nên sự thành công trong đời
sống
- Có phương pháp và ý thức tôn trọng ý kiến người khác trong quá trình xử lý và
giải quyết công việc.
- Biết lắng nghe và thể hiện mình vào những thời điểm thích hợp nhất
2. Nội dung :
ND 1: Nói để cung cấp thông tin
ND 2: Nói để thuyết phục
ND 3: Tranh luận nhóm
3. Hình thức và phương pháp dạy-học
ND1.
- Trình chiếu PP.
- Thuyết trình hỏi đáp.
ND2.
- Trình chiếu PP.
- Thuyết trình hỏi đáp.
ND3.
- Cho sinh viên thực hành nói.
- Giáo viên theo dõi, nhận xét.
4. Tài liệu.
ND1,2,3,4:
- Trích thông tin từ nguồn internet, website :…
- Tham khảo Giáo trình Kỹ năng nói trước đám đông – do Trường Đại học Duy
Tân cung cấp
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
3.1. Nói để cung cấp thông tin
3.1.1. Tầm quan trọng của nói để cung cấp thông tin
Nói trước đám đông để cung cấp thông tin xảy ra trong một phạm vi tình huống xã
hội rộng rãi. Những loại đối tượng nào thường nói cung cấp thông tin? Giám đốc kinh
doanh giải trình ngân sách năm tới. Kiến trúc sư rà soát các kế hoạch cho tòa nhà mới. Vị
sĩ quan quân đội tóm tắt nhiệm vụ cho thuộc cấp. Vị lãnh đạo công đoàn thông báo cho
đoàn viên các chi tiết của một hợp đồng mới. Nhân viên nhà thờ vạch kế hoạch gây quỹ.
Giáo viên trong lớp học. Có những tình huống không bao giờ hết trong đó người ta cần
55
thông tin cho nhau. Năng lực trong dạng giao tiếp này sẽ tỏ rõ giá trị với bạn trong suốt
cuộc đời.
3.1.2. Yêu cầu và hướng dẫn nói cung cấp thông tin
Một trong những nhiệm vụ được giao ở lớp của bạn có lẽ sẽ là thực hiện một bài nói
cung cấp thông tin trong đó bạn sẽ đóng vai một diễn giả hay một giáo viên. Bạn có thể
mô tả một vật, chỉ ra cách hoạt đông của một cái gì đó, báo cáo về một sự kiện, giảng giải
một khái niệm. Mục đích của bạn sẽ là truyền đạt kiến thức và hiểu biết – không phải để
tán thành một nguyên tắc. Bài nói của bạn sẽ được đánh giá theo ba tiêu chí chung sau:
Thông tin có được truyền đạt chính xác không?
Thông tin có được truyền đạt rõ ràng không?
Thông tin có được thiết kế có ý nghĩa và hấp dẫn đối với khán giả không?
Chọn một đề tài và mục đích cụ thể, phân tích khán giả, thu thập tài liệu, chọn chi
tiết hỗ trợ, thiết kế bài nói, dùng từ ngữ diễn đạt nghĩa, trình bày bài nói - tất cả các việc
này phải được thực hiện một cách hiệu quả nếu bạn muốn bài nói cung cấp thông tin của
bạn thành công. Ở đây chúng tôi nhấn mạnh năm điểm sẽ giúp bạn tránh những sai sót có
khả năng gây khó khăn cho nhiều diễn giả muốn cung cấp thông tin.
* Đừng quá đề cao hiểu biết của khán giả
Nhiều diễn giả đã phát hiện ra là kho thông tin của khán giả rất dễ được đề cao quá
mức. Trong hầu hết các bài nói cung cấp thông tin, thính giả của bạn sẽ chỉ biết mơ hồ
(may lắm là vậy) về các chi tiết trong đề tài của bạn. (Nếu không phải vậy, sẽ không có
nhiều nhu cầu về các bài nói cung cấp thông tin!) Vì vậy, bạn phải dẫn dắt thính giả đi từ
từ, không được nhảy cóc. Bạn không thể giả định là họ sẽ biết điều bạn muốn nói. Hơn
thế nữa, bạn phải nhớ giảng giải mọi thứ trọn vẹn đến mức họ không thể không hiểu. Khi
bạn luyện tập bài nói, luôn luôn cân nhắc liệu nó có rõ ràng cho người mới nghe lần đầu
tiên về đề tài bài nói không.
* Liên hệ chủ đề trực tiếp đến khán giả
Các diễn giả bị cho là sẽ đưa ra câu trả lời đại loại như vậy để chống chế sau khi
có một bài nói cung cấp thông tin kém cỏi. “À,” họ nói, “bài nói thì tuyệt, nhưng khán giả
không biết quan tâm.” Và ít nhất họ có phần đúng - ở chỗ khán giả không quan tâm. Vậy
thì bài nói có tốt không? Không, theo bất cứ tiêu chí khách quan nào. Một bài nói được
đo theo tác động của nó lên một lượng khán giả cụ thể. Không thể có chuyện một bài nói
hay lại làm khán giả ngủ thiếp đi. Công việc của diễn giả là phải làm cho người nghe
quan tâm – và giữ cho họ quan tâm.
56
Các diễn giả cung cấp thông tin có một rào cản lớn phải vượt qua. Họ phải nhận
thấy rằng những gì hấp dẫn đối với họ chưa hẳn hấp dẫn đối với mọi người. Chẳng hạn,
một nhà toán học có thể thật sự bị một phương trình mê hoặc, nhưng hầu hết mọi người
sẽ không muốn nghe về nó. Một khi bạn đã chọn một đề tài có thể hấp dẫn đối với người
nghe, bạn nên theo những bước đặc biệt để liên kết nó với họ. Bạn nên buộc chặt nó vào
sự yêu thích và quan tâm của họ.
Hãy xem cách dùng thường xuyên của từ “bạn” và từ “của bạn”. Các dữ kiện thì
giống nhau nhưng bây giờ chúng nhắm thẳng đến khán giả. Đây là kiểu làm cho người
nghe phải giật mình và chú ý. Thêm vào đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng các thuật ngữ
chỉ người như “bạn” và “của bạn” trong một bài nói cung cấp thông tin sẽ làm gia tăng
đáng kể khả năng cử tọa hiểu được các ý tưởng của diễn giả.
* Đừng quá thiên về kỹ thuật
Khi nói rằng một bài nói cung cấp thông tin quá thiên về kỹ thuật thì điều đó có
nghĩa là gì? Có thể có nghĩa là chủ đề quá chuyên ngành đối với khán giả. Bất cứ chủ đề
nào cũng có thể phổ quát được, nhưng còn tuỳ vào một điểm. Điều quan trọng một diễn
giả cần biết là cái gì có thể giảng giải được cho một lượng khán giả bình thường và cái gì
không thể được.
Lúc đầu có thể bạn thấy khó thực hiện điều này. Nhiều người quá “nghiện” dùng
biệt ngữ cho chủ đề của mình đến nỗi lúng túng khi muốn thoát khỏi nó. Tuy nhiên, khi
bạn có nhiều bài nói, bạn sẽ dần dần trở nên thành thạo trong việc diễn đạt ý tưởng bằng
ngôn ngữ phi kỹ thuật hàng ngày.
* Tránh các ý niệm trừu tượng
Một bài nói không phải là một cuốn tiểu thuyết. Tuy vậy, quá nhiều ý niệm trừu
tượng sẽ gây nhàm chán – cho dù trong một tiểu thuyết hay một bài nói. Nhiều bài nói
cung cấp thông tin sẽ được cải thiện đáng kể nhờ năng khiếu về màu sắc, điểm đặc trưng,
và chi tiết.
Một cách để tránh các ý niệm trừu tượng là dùng mô tả.
Một cách khác để thoát khỏi các ý niệm trừu tượng là dùng các phép so sánh để
đưa chủ đề của bạn vào các thuật ngữ quen thuộc và cụ thể. Bạn có muốn truyền đạt
những gì sẽ xảy ra nếu một sao chổi hay một thiên thạch lớn va vào trái đất? Bạn có thể
nói như sau:
Nếu một một sao chổi hay một thiên thạch lớn va vào trái đất, tác động sẽ rất lớn.

57
Đúng, nhưng “tác động sẽ rất lớn” khá mơ hồ và trừu tượng. Nó không chuyển tải
được nghĩa bạn muốn nói rõ ràng và cụ thể. Bây giờ giả sử bạn nói thêm điều này:
Để cung cấp cho quí vị một ý niệm về mức độ to lớn của tác động sẽ có, vấn đề sẽ
giống như việc tất cả các bom nguyên tử trên trái đất nổ cùng tại một điểm.
Bây giờ bạn đã làm cho ý niệm trừu tượng thành cụ thể và đã cho chúng tôi một
cái nhìn mới rõ ràng về sự việc.
* Nhân cách hóa các ý tưởng của bạn
Nhân cách hóa là trình bày các ý tưởng theo các điều kiện của con người mà ở
một góc độ nào đó có liên quan đến kinh nghiệm của khán giả.
Thính giả muốn được thư giãn khi họ đang được khai trí. Không có gì làm giảm
giá trị một bài nói cung cấp thông tin bằng một chuỗi liên tục những dữ kiện và con số.
Và không có gì làm sôi động một bài nói bằng các minh họa cá nhân. Phải nhớ rằng con
người thường quan tâm đến con người. Họ phản ứng với các mẩu chuyện, chứ không
phải với các con số. Bất cứ khi nào có thể, bạn nên cố gắng nhân cách hóa các ý tưởng
của mình và kịch hóa chúng theo nhữngđiều kiện của con người.
Giả định bạn đang nói về bệnh tự kỷ, một dạng thiểu năng phát triển thể hiện ở
việc kém khả năng truyền đạt và giao tiếp. Chắc chắn bạn sẽ thấy rằng tình trạng này xuất
hiện ở 1 trong 500 trẻ nhỏ, tỷ lệ xảy ra ở nam gấp 4 lần nữ, và phổ biến nhất ở nam giới
vùng Caucasus. Bạn cũng sẽ thấy rằng các triệu chứng của bệnh gồm sống nội tâm không
bình thường, hạn chế tối đa dùng ngôn ngữ, lặp đi lặp lại các kiểu hành vi, tránh giao tiếp
bằng mắt, mất kiểm soát cảm xúc, và đáp ứng thụ động với tình cảm.
Nhưng đây là những dữ kiện và con số khô khan. Nếu bạn thực sự muốn làm cho
khán giả quan tâm, bạn sẽ nêu ra một số ví dụ về trẻ em mắc bệnh tự kỷ.
3.1.3. Thiết kế một số loại bài nói cung cấp thông tin
Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét bốn loại bài nói cung cấp thông tin và các
nguyên tắc cơ bản trong việc nói để truyền đạt thông tin. Trong quá trình đó, chúng ta sẽ
áp dụng các được đề cập đến trong các chương trước.
Có 4 loại bài nói cung cấp thông tin:
- Bài nói về vật thể
- Bài nói về quá trình
- Bài nói về sự kiện
- Bài nói về khái niệm
*. Bài nói về vật thể
58
Như khái niệm được dùng ở đây, “vật thể” gồm bất cứ cái gì thấy được bằng mắt,
xác thực, và bền vững về cấu tạo. Vật thể có thể có các phần động hoặc còn sống; chúng
có thể bao gồm nơi chốn, cấu trúc, động vật, thậm chí con người
* Bài nói về quá trình
Một quá trình là một loạt hành động có hệ thống dẫn đến một kết quả hay sản
phẩm cụ thể.
Bài nói về quá trình giảng giải cách chế tạo hay làm cái gì đó, hay cách hoạt động
của cái gì đó.
Khi trình bày về một quá trình, bạn sẽ thường sắp xếp bài nói của mình theo trình
tự thời gian, giảng giải từng bước quá trình từ đầu đến cuối.
Có hai loại bài nói cung cấp thông tin về quá trình. Một loại giảng giải một quá
trình để người nghe hiểu nó tốt hơn. Mục tiêu của bạn trong loại này là giúp khán giả
nắm các bước của quá trình và cách chúng liên quan với nhau. Nếu mục đích cụ thể của
bạn là “Thông tin cho khán giả cách thức hoạt động của rô-bôt dưới nước”, bạn sẽ giảng
giải các công việc cơ bản và các cơ chế của rô-bôt này. Bạn sẽ không hướng dẫn người
nghe về cách vận hành một rô-bôt hoạt động dưới nước.
Loại bài nói thứ hai giảng giải một quá trình để người nghe có thể tự thực hiện quá
trình tốt hơn. Mục tiêu của bạn trong loại bài nói này là giúp khán giả biết một kỹ năng
đặc biệt nào đó. Giả sử mục đích cụ thể của bạn là “Hướng dẫn khán giả cách chụp ảnh
như một thợ ảnh chuyên nghiệp”. Bạn sẽ trình bày các kỹ thuật cơ bản của nhiếp ảnh
chuyên nghiệp và chỉ cho thính giả cách sử dụng các kỹ thuật đó. Bạn muốn khán giả có
thể dùng các kỹ thuật sau khi nghe bài nói của bạn.
Cả hai loại bài nói về quá trình có thể cần các phương tiện nghe nhìn trực quan.
Tối thiểu bạn nên chuẩn bị một sơ đồ vạch ra các bước hoặc các kỹ thuật trong quá trình
trình bày của bạn. Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần phải chỉ ra các bước hoặc các kỹ
thuật bằng cách thao tác chúng trước khán giả. Một học viên đã khéo léo dùng tay thao
tác thể hiện các kỹ thuật. Một học viên khác đã biểu diễn các thao tác cơ bản của kịch
câm. Trong mỗi trường hợp, việc thao tác mẫu không chỉ làm rõ quá trình của diễn giả
mà còn thu hút sự chú ý của khán giả.
* Bài nói về sự kiện: Sự kiện là bất cứ cái gì xảy ra hay được cho là xảy ra.
Thông thường, bạn cần giới hạn độ tập trung và chọn một mục đích cụ thể có thể
thực hiện trong một bài nói ngắn.

59
Nếu mục đích cụ thể của bạn là nêu lại lịch sử của một sự kiện, bạn sẽ tổ chức bài
nói theo trình tự thời gian, thuật lại lần lượt các diễn biến theo thứ tự xảy ra.
* Bài nói về khái niệm
Khái niệm bao gồm các đức tin, luận thuyết, nguyên tắc, và những cái tương tự.
Chúng trừu tượng hơn các vật thể, qui trình, hoặc sự kiện.
Các bài nói về các khái niệm thường được tổ chức theo trình tự đề tài. Một cách
tiếp cận quen thuộc là liệt kê các ý hoặc các khía cạnh chính trong khái niệm của bạn.
Một cách tiếp cận phức tạp hơn là định nghĩa khái niệm bạn đang nói đến, xác
định các yếu tố chính của nó, và minh họa bằng những ví dụ cụ thể.
Tuy nhiên, có một cách tiếp cận khác là giảng giải các trường phái tư tưởng đối
lập nhau về cùng chủ đề.
Các bài nói về các khái niệm thường phức tạp hơn các loại bài nói cung cấp thông
tin khác. Các khái niệm thì trừu tượng và rất khó giảng giải cho ai đó mới biết chúng lần
đầu. Khi giảng giải các khái niệm, nhớ đặc biệt chú ý tránh ngôn ngữ nặng tính kỹ thuật,
cần định nghĩa các thuật ngữ rõ ràng, và sử dụng ví dụ cùng các phép so sánh để minh
họa khái niệm và làm chúng dễ hiểu đối với người nghe.
Tóm lại:
Nói để cung cấp thông tin trong một phạm vi tình huống thường ngày rộng rãi.
Tuy vậy nó là một nhiệm vụ nặng nề đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn bạn tưởng. Cải thiện hiệu
quả khả năng truyền đạt kiến thức của bạn sẽ có giá trị nhất với bạn trong suốt cuộc đời.
Các bài nói cung cấp thông tin có thể xếp theo bốn loại: bài nói về vật thể, bài nói
về quá trình, bài nói về sự kiện, và bài nói về khái niệm. Những loại này không tuyệt đối,
nhưng chúng hữu ích trong phân tích và tổ chức các bài nói cung cấp thông tin.
Vật thể, như được định nghĩa ở đây, gồm nơi chốn, cấu trúc, con vật, thậm chí con
người. Các bài nói về vật thể thường được tổ chức theo trình tự thời gian, không gian,
hay đề tài. Một quá trình là một loạt các hành động kết hợp với nhau để tạo nên một kết
quả cuối cùng. Các bài nói về quá trình giảng giải cách thức cái gì đó được tạo nên, cái gì
đó được thực hiện, và cái gì đó hoạt động. Thiết kế tổ chức rõ ràng đóng vai trò quan
trọng đặc biệt trong các bài nói về các quá trình vì người nghe phải có thể dõi theo từng
bước trong quá trình đó. Các kiểu tổ chức thiết kế thông dụng nhất cho các bài nói về quá
trình là theo thời gian và đề tài.
Một sự kiện là bất cứ cái gì xảy ra hay được xem là đang xảy ra. Bạn có thể tiếp
cận một sự kiện từ hầu như bất cứ góc độ nào. Bạn có thể giảng giải nguồn gốc, nguyên
60
nhân, ảnh hưởng, quan hệ, đặc điểm chính, v...v... của nó. Thường thì các bài nói về sự
kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian, nguyên nhân, hay đề tài. Các khái niệm gồm
các đức tin, luận thuyết, ý kiến, và nguyên tắc. các bài nói về khái niệm thường phức tạp
hơn các loại bài nói cung cấp thông tin khác, và chúng thường dưới dạng tổ chức theo đề
tài.
Cho dù chủ đề bài nói cung cấp thông tin của bạn là gì đi nữa, nhớ cẩn thận không
được quá đề cao hiểu biết của khán giả về nó. Trong hầu hết các bài nói ở lớp, thính giả
sẽ không quen thuộc nhiều với đề tài của bạn. Vì vậy, bạn không thể giả định là họ sẽ biết
điều bạn muốn nói. Hãy giảng giải mọi thứ đầy đủ đến nỗi họ không thể không hiểu.
Tránh quá thiên về kỹ thuật. Nhớ bảo đảm ý tưởng và ngôn ngữ của bạn hoàn toàn dễ
hiểu đối với ai đó không có kiến thức chuyên ngành về đề tài.
Cũng quan trọng tương tự, phải hiểu rằng cái gì hấp dẫn đối với bạn chưa hẳn hấp
dẫn đối với mọi người. Công việc chính của bạn là làm cho bài nói cung cấp thông tin
của mình hấp dẫn và có ý nghĩa với khán giả. Tìm cách nói về đề tài theo các điều kiện
của người nghe. Tránh quá nhiều ý niệm trừu tượng. Dùng phép mô tả, so sánh, và đối
chiếu để làm cho khán giả của bạn hiểu điều bạn đang nói đến. Cuối cùng, cố gắng nhân
cách hoá các ý tưởng của bạn. Cho dù chủ đề của bạn là gì đi nữa, bạn có thể hầu như
luôn luôn tìm ra cách kịch hóa nó theo các tiêu chí của con người.
3.2. Nói để thuyết phục
3.2.1. Tầm quan trọng của nói để thuyết phục
Thuyết phục là quá trình tạo ra sự thúc ép, hoặc làm thay đổi niềm tin hay hành
động của người khác.
Hầu hết hàng ngày chúng ta đều thực hiện một số hành động thuyết phục nhất
định, dù chúng ta có thể không nhận ra chúng hoặc gọi chúng như vậy. Thuyết phục là
quá trình tạo ra sự thúc ép, hoặc làm thay đổi niềm tin hay hành động của người khác (1).
Khả năng nói (và viết) có tính thuyết phục sẽ hữu ích cho bạn trong mọi khía cạnh của
cuộc sống, từ các quan hệ cá nhân đến các hoạt động giao tiếp và các mong muốn trong
công việc. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà kinh tế học đã bổ sung thêm số lượng
người – các kỹ sư, đại diện thương mại, chuyên gia quan hệ quần chúng, các nhà tư vấn,
và các giới khác – có nghề nghiệp phần lớn phụ thuộc vào việc thuyết phục người khác
chấp nhận quan điểm của họ. Các kinh tế gia này kết luận rằng thuyết phục chiếm 26%
trong tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ!

61
Khi bạn nói để thuyết phục, bạn hành xử như một ủng hộ viên. Việc của bạn là làm
cho thính giả đồng ý với bạn và, có lẽ, hành động theo niềm tin đó. Có thể mục đích của
bạn là bảo vệ một ý kiến, phản bác một đối thủ, bán một chương trình, hoặc thôi thúc
người ta hành động. Vì các diễn giả nói thuyết phục phải truyền đạt thông tin rõ ràng và
chính xác, bạn sẽ cần tất cả các kỹ năng dùng trong nói cung cấp thông tin. Nhưng bạn
cũng sẽ cần các kỹ năng mới - các kỹ năng đưa bạn từ cung cấp thông tin đến gây ảnh
hưởng lên thái độ, niềm tin, hay hành động của thính giả. Nếu bạn nắm vững các kỹ năng
này, bạn sẽ có được những lợi ích không chỉ trong nói trước đám đông mà còn trong
nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống.
3.2.2. Yêu cầu và hướng dẫn nói để thuyết phục
Trong tất cả các loại hình nói trước đám đông, thuyết phục là loại phức tạp nhất và thách
thức nhất. Mục tiêu của bạn chứa nhiều tham vọng hơn so với nói cung cấp thông tin, và
việc phân tích cũng như thích ứng với khán giả trở nên yêu cầu cao hơn nhiều. Trong một
số bài nói thuyết phục, bạn sẽ đụng chạm đến những đề tài dễ gây tranh cãi, chạm đến
các thái độ, tiêu chuẩn đạo đức, và đức tin cơ bản nhất của thính giả. Việc này sẽ làm
tăng kháng cự của thính giả chống lại sự thuyết phục và làm cho nhiệm vụ của bạn khó
khăn hơn nhiều.
Chẳng hạn, sẽ dễ hơn nhiều khi giảng giải lịch sử của hình phạt tử hình so với
thuyết phục một khán giả rằng hoặc nên bãi bỏ tử hình hoặc tái lập ở mọi bang. Trong bài
nói thuyết phục, bạn phải đấu tranh không chỉ với hiểu biết của khán giả về hình phạt tử
hình mà còn với thái độ của họ đối với tội ác và công lý, lòng tin của họ về việc liệu hình
phạt tử hình có ngăn cản người ta phạm tội hay không, và các tiêu chuẩn đạo đức của họ
đối với việc tước bỏ sinh mạng con người. Các ý biện luận phù hợp với số khán giả này
có thể thất bại - hoặc thậm chí gây sốc – với số khán giả khác. Điều dường như tuyệt đối
lô-gic với một số thính giả nhưng lại gây bức xúc dữ dội cho số khác. Cho dù bạn có
thông thái về đề tài, chuẩn bị bài nói khéo léo, truyền đạt của bạn thu hút bao nhiêu đi
nữa, một số người nghe vẫn không đồng ý với bạn.
Điều này không có nghĩa thuyết phục là điều không thể. Nó có nghĩa là bạn nên
tiếp cận một tình huống nói thuyết phục với một ý thức thực tế về những gì bạn có thể
làm được. Bạn không thể mong chờ một nhóm người phe Dân chủ bảo thủ đến cùng trở
thành người phe Cộng hòa hoặc một người ghiền thịt bò bít-tết chuyển sang ăn chay sau
khi nghe một bài nói.

62
Trong mọi bài nói thuyết phục, bạn sẽ có một số thính giả ủng hộ mạnh mẽ, một
số trung dung, và một số khác kiên quyết chống đối bạn. Nếu thính giả trung dung hoặc
chỉ thể hiện cách này hay cách khác có mức độ, bạn có thể hy vọng bài nói của mình ít
nhất kéo được một số nào đó trong số thính giả về phía bạn. Nếu thính giả kịch liệt chống
đối quan điểm của bạn, bạn có thể cho là bài nói của mình thành công nếu nó dẫn đến
việc thậm chí có một vài người phải xem lại quan điểm của mình.
Khi nghĩ về các phản ứng đối với sự thuyết phục, bạn có thể thấy hữu ích khi hình
dung về thính giả theo một bảng chia độ như bảng được trình bày trong hình 15.1. Sự
thuyết phục bao gồm bất kỳ chuyển dịch nào của một thính giả từ trái sang phải trên
bảng, cho dù thính giả bắt đầu ở đâu và chuyển dịch đó lớn hay nhỏ thế nào đi nữa.
Mức độ thành công của bạn trong bất cứ bài nói thuyết phục cụ thể nào sẽ phụ
thuộc trên hết vào mức độ bạn lượng định thông điệp với các tiêu chuẩn đạo đức, thái độ,
và niềm tin của khán giả. Thuyết phục là một hoạt động có tính chiến lược. Rất giống với
trường hợp một nữ doanh nhân hay một thống soái quân đội hoạch định một chiến lược
đạt được một thương vụ lớn hay thắng lợi trong trận đánh, cho nên một diễn giả nói
thuyết phục phải có một chiến lược để thu phục khán giả theo mình.
Ở đây chúng ta cần nhấn mạnh 2 nguyên tắc bổ sung rất cần cho tâm lý học của sự
thuyết phục. Nguyên tắc thứ nhất liên quan đến việc cách thính giả xử lý và phản ứng với
các thông điệp thuyết phục. Nguyên tắc thứ hai đề cập đến số khán giả mục tiêu cho
những bài nói thuyết phục.
CÁC CẤP ĐỘ CỦA THUYẾT PHỤC
* Thuyết phục bao gồm bất cứ bất cứ dịch chuyển nào của một thính giả từ trái sang phải
Chống Chống đối Chống đối Trung Ủng hộ Ủng hộ Ủng hộ
đối kịch vừa phải yếu ớt dung yếu ớt vừa phải mạnh mẽ
liêt

Cách thính giả xử lý các thông điệp thuyết phục


Chúng ta thường nghĩ về thuyết phục như một cái gì đó một diễn giả làm hướng
đến một khán giả. Thực ra, như nhiều nghiên cứu cho thấy, thuyết phục là cái gì đó một
diễn giả làm với một khán giả. Mặc dù các khán giả ở Mỹ ít khi cắt ngang một diễn giả
trong khi đang nói, nhưng họ không ngồi thụ động và chìm đắm trong mọi điều diễn giả
cần phải nói.

63
Thay vào đó, họ thường hòa vào một dạng thức tinh thần cho – và - nhận với
người nói. Trong khi đang nghe, họ tích cực đánh giá độ tín nhiệm, khả năng truyền đạt,
các tư liệu hỗ trợ, ngôn ngữ, cách lập luận, và các kiểu lôi cuốn cảm xúc của diễn giả. Họ
có thể phản ứng tích cực ở điểm này, tiêu cực ở điểm khác. Thỉnh thoảng họ có thể tranh
luận, trong ý nghĩ riêng, với diễn giả. Quá trình cho – và – nhận tư duy này đặc biệt mạnh
mẽ khi thính giả bị cuốn hút cao độ vào đề tài bài nói và tin rằng nó có một mối liên quan
trực tiếp đến cuộc sống của họ.
Theo một ý niệm, giao tiếp tâm lý giữa một diễn giả và khán giả trong suốt thời
gian một bài nói thuyết phục tương tự như những gì xảy ra bằng lời trong suốt một cuộc
đối thoại.
Khi chuẩn bị bài nói thuyết phục, bạn hãy đặt mình vào vị trí khán giả và tưởng
tượng ra họ sẽ phản ứng như thế nào. Để điều này hiệu quả, bạn cần phải tỏ ra gay gắt về
bài nói của mình như khán giả sẽ làm. Hãy trả lời bất cứ chỗ nào có câu hỏi. Mọi chỗ họ
đều có thể chỉ trích, hãy xử lý nó. Mọi chỗ họ sẽ thấy lỗ hổng trong lý lẽ của bạn, hãy lấp
kín lại. Không được để cái gì tạo cơ hội cho họ.
3. Khán giả mục tiêu
Không may, cho dù bạn có hoạch định bài nói của mình cẩn thận thế nào đi nữa,
hiếm khi sẽ có thể thuyết phục tất cả khán giả của mình. Một số khán giả sẽ quá chống
đối các quan điểm của bạn đến nỗi bạn tuyệt đối không có cơ hội thay đổi suy nghĩ của
họ. Những người khác sẽ thật sự đồng ý với bạn, vì vậy không cần phải thuyết phục họ.
Như hầu hết các cử tọa, trong số các khán giả của bạn có lẽ sẽ có một số người
đối nghịch với lập trường của bạn, một số thích nó, một số chưa quyết định, và một số
không mấy quan tâm. Bạn muốn làm cho bài nói thành lời kêu gọi đến tất cả mọi người
một cách công bằng, nhưng điều này hiếm khi đạt được. Thông thường nhất là bạn sẽ có
một phần riêng biệt trong toàn bộ khán giả bạn muốn chạm đến qua bài nói. Phần khán
giả đó được gọi là khán giả mục tiêu.
Tập trung vào một lượng khán giả mục tiêu không có nghĩa là bạn sẽ phớt lờ hoặc
lăng mạ số thính giả còn lại. Bạn phải luôn ghi nhớ các ý tưởng và tình cảm của toàn bộ
khán giả. Nhưng cho dù các ý định của bạn có cao thượng bao nhiêu đi nữa, bạn có cố
gắng thế nào đi nữa, bạn cũng không thể luôn luôn thuyết phục được tất cả mọi người.
Vậy thì điều đó chỉ có nghĩa khi quyết định phần khán giả nào bạn muốn tiếp cận nhiều
nhất.

64
Quảng cáo cho chúng ta một mẫu hình hiệu quả. Các quảng cáo thương mại đều
nhắm đến các mảng thị trường chuyên biệt, và những lời kêu gọi của chúng được chọn
lọc để phù hợp với khán giả mục tiêu. Các quỹ từ thiện hiện nay đang thiết kế nhiều
quảng cáo của họ nhắm vào nữ giới. Tại sao như vậy? Bởi vì ngày càng có nhiều phụ nữ
đầu tư vào thị trường chứng khoán. Mặt khác, chương trình quảng cáo bia, đang nhắm
vào nam giới vì họ tiêu thụ bia nhiều nhất. Còn quảng cáo nước giải khát thì sao? Chúng
được thiết kế để câu giới trẻ, vì vậy chúng có đặc điểm hợp với thiếu niên, chơi loại nhạc
giới này thích, và phóng đại các giá trị của họ.
Đối với các bài nói trong lớp của bạn, bạn không có khả năng nghiên cứu tỉ mỉ về
một đại lý quảng cáo lớn. Bạn có thể sử dụng khả năng quan sát, các cuộc phỏng vấn, và
các bảng câu hỏi để tìm ra hiểu biết của các bạn trong lớp về đề tài bài nói của bạn. Điều
này tương đồng với nghiên cứu thị trường của bạn. Từ đó, bạn có thể xác định khán giả
mục tiêu của mình và các vấn đề bạn sẽ phải nói đến để thuyết phục. Một khi bạn biết
khán giả mục tiêu của bạn ở đâu, bạn có thể lượng định bài nói để phù hợp với các tiêu
chuẩn đạo đức và các mối quan tâm của họ - nhắm vào đích, và nói.
3.3.3. Thiết kế một số loại bài nói để thuyết phục
3.3.3.1. Bài nói thuyết phục về các vấn đề sự kiện
Vấn đề về sự kiện là gì?
Vấn đề về sự kiện là một vấn đề về tính chân thật hoặc về sự sai trái của một lời
khẳng định.
Ai là người Mỹ gốc Phi đầu tiên lọt vào Tòa án Tối cao Hoa Kỳ? Từ New York
đến Baghdad bao xa? Những câu hỏi về dữ kiện này có thể được trả lời một cách tuyệt
đối . Bạn có thể tra cứu các câu trả lời trong một cuốn sách tham khảo, và không có
người hiểu biết nào tranh cãi về chúng. Các câu trả lời sẽ hoặc đúng hoặc sai.
Nhưng nhiều câu hỏi về sự kiện không thể trả lời tuyệt đối được. Có một câu trả
lời đúng, nhưng chúng ta không có đủ thông tin để biết đó là gì. Một số câu hỏi như câu
sau liên quan đến sự tiên đoán: Liệu kinh tế sẽ khả quan hơn hay tệ hại hơn trong năm
đến? Ai sẽ đoạt giải Super Bowl mùa này? Có phải một trận động đất lớn khác sẽ xảy ra
ở California trước năm 2010 không?
Các câu hỏi khác liên quan đến các vấn đề trong đó các sự kiện không rõ hoặc
không kết luận được. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo ở Trung Đông? Có phải khuynh
hướng giới tính do gien quyết định không? Có phải các liều vitamin hàng triệu đơn vị
dùng hàng ngày có lợi cho sức khỏe con người không? Có phải William Shakespeare đã
65
thực sự viết các vở kịch liên quan đến bản thân ông? Không ai biết được các câu trả lời
cuối cùng cho các câu hỏi này, nhưng điều đó không ngăn được người ta suy đoán về
chúng hoặc cố thuyết phục người khác rằng họ có câu trả lời có khả năng đúng nhất.
Phân tích các vấn đề về sự kiện
Trong một số cách, một bài nói thuyết phục về một vấn đề sự kiện tương tự như
một bài nói cung cấp thông tin. Nhưng hai loại bài nói này xảy ra trong những loại hoàn
cảch khác nhau và vì những mục đích khác nhau. Hoàn cảnh cho một bài nói cung cấp
thông tin có tính phi bè phái. Người nói hành động như một nhà diễn thuyết hay một giáo
viên. Mục đích là cung cấp thông tin càng vô tư càng tốt, không phải là bảo vệ một quan
điểm cụ thể. Ngược lại, hoàn cảnh cho bài nói thuyết phục về một vấn đề sự kiện có tính
bè phái. Người nói hành động như một ủng hộ viên. Mục đích của người nói là không vô
tư mà là trình bày một quan điểm về các sự kiện càng thuyết phục càng tốt. diễn giả có
thể đề cập đến các quan điểm đối lập về các sự kiện, nhưng không bài xích chúng.
Tổ chức bài nói về các vấn đề sự kiện
Các bài nói thuyết phục về các vấn đề sự kiện thường được tổ chức theo chủ đề
Đôi khi bạn có thể sắp xếp một bài nói thuyết phục về sự kiện theo thứ tự không
gian.
3.3.3.2. Bài nói thuyết phục về các vấn đề chân giá trị
Vấn đề chân giá trị là một vấn đề về giá trị, tính đúng đắn, đạo đức, v…v… của
một ý tưởng hay hành động.
Các vấn đề về chân giá trị là gì?
Phim hay nhất của mọi thời đại là gì? Có phải sinh sản vô tính là hợp lý về mặt
đạo đức không? Trách nhiệm đạo đức của các nhà báo là gì? Những câu hỏi như thế
không chỉ liên quan đến sự kiện thực tế mà còn đòi hỏi những nhìn nhận về chân giá trị -
là những xét đoán dựa trên các đức tin của một người về đúng – sai, tốt – xấu, đạo đức –
bất lương, hợp lý – bất hợp lý, và công bằng – bất công.
Hãy xem ví dụ về sinh sản vô tính. Nó có thể được nói đến ở một cấp độ thực tế
thuần khiết bằng cách hỏi những câu hỏi như “Các phương pháp sinh sản vô tính khoa
học là gì?”, hay “Những khác biệt giữa sinh sản vô tính và công nghệ gien là gì?”, hay
“Các luật về sinh sản vô tính ở những nước khác nhau là gì?”. Đây là những câu hỏi dựa
trên thực tế. Các câu trả lời của bạn độc lập với đức tin của bạn về vấn đề đạo đức trong
sinh sản vô tính.

66
Nhưng giả sử bạn hỏi, “Liệu có hợp lý về mặt đạo đức khi thực hiện sinh sản vô
tính ở người không?, hay “Liệu có thể chấp nhận về mặt đạo đức khi thực hiện sinh sản
vô tính tế bào người trong nổ lực cứu chữa các căn bệnh như AIDS và ung thư không?”.
Giờ đây bạn đang gặp phải các vấn đề về tiêu chuẩn đạo đức. Cách trả lời của bạn không
chỉ phụ thuộc vào kiến thức thực tế của bạn về sinh sản vô tính mà còn vào các tiêu
chuẩn đạo đức của bạn.
Phân tích các vấn đề về chân giá trị
Ngược với những gì mọi người nghĩ, các vấn đề về chân giá trị không phải đơn
giản là những vấn đề về ý kiến hay ý thích đột xuất của cá nhân. Nếu bạn nói, “Tôi thích
đạp xe” bạn không phải đưa ra lý do tại sao bạn thích việc đó. Bạn đang đưa ra một phát
biểu về ý thích riêng của bạn – không phải về giá trị của việc đạp xe như là một dạng thể
thao hay vận chuyển. Thậm chí nếu việc đạp xe là hoạt động kém thú vị nhất được phát
minh ra, nó vẫn có thể là một trong các việc yêu thích của bạn.
Mặt khác, nếu bạn nói, “Đạp xe là một phương thức vận chuyển trên bộ lý
tưởng,” bạn không còn đưa ra phát biểu về việc cá nhân bạn thích đạp xe nữa. Giờ bạn
đang đưa ra một phát biểu về một vấn đề thuộc chân giá trị. Việc đạp xe có là phương
thức vận chuyển trên bộ lý tưởng hay không không phụ thuộc vào việc thích hay không
thích của cá nhân bạn. Để bảo vệ ý kiến này, bạn không thể nói, “Đạp xe đạp là phương
thức vận chuyển trên bộ lý tưởng vì tôi thích nó.”
Thay vào đó, bạn phải biện luận ý phát biểu của bạn. Bước thứ nhất là minh định
điều bạn muốn nói qua ý niệm “một phương thức vận chuyển trên bộ lý tưởng.” Có phải
bạn muốn nói đến một phương cách vận chuyển đưa người ta đến nơi muốn đến càng
nhanh càng tốt không? Phương cách đó tương đối rẻ tiền? Thú vị? Không gây ô nhiễm?
Lợi ích cho người dùng? Nói cách khác, bạn phải thiết lập được các tiêu chuẩn của bạn
về một “phương thức vận chuyển trên bộ lý tưởng”. Sau đó bạn có thể chỉ ra việc đạp xe
đáp ứng các tiêu chuẩn đó như thế nào.
Bất cứ khi nào bạn trình bày một bài nói về một vấn đề thuộc chân giá trị, nhớ đưa
ý tưởng đặc biệt vào các tiêu chuẩn nhìn nhận về chân giá trị của bạn.
Tổ chức bài nói về các vấn đề thuộc chân giá trị
Các bài nói thuyết phục về các vấn đề thuộc chân giá trị hầu như luôn luôn được tổ
chức theo đề tài. Phương pháp quen thuộc nhất là dành ý chính đầu tiên của bạn cho việc
thiết lập các tiêu chuẩn nhìn nhận chân giá trị của bạn và ý chính thứ hai cho việc áp
dụng các tiêu chuẩn đó vào chủ đề của bài nói.
67
Khi bạn nói về một vấn đề thuộc chân giá trị, bạn không phải luôn luôn dành ý
chính đầu tiên để thiết lập các tiêu chuẩn cho nhìn nhận chân giá trị của bạn và dành ý
chính thứ hai cho việc áp dụng các tiêu chuẩn đó vào đề tài bài nói.
Như bạn có thể thấy, các bài nói về các vấn đề thuộc chân giá trị có thể có các
hàm ý mạnh mẽ cho các hành động của chúng ta.
Nhưng các bài nói về các vấn đề thuộc chân giá trị không trực tiếp bảo vệ hay
chống đối các đường lối hành động. Chúng không thúc giục thính giả làm bất cứ việc gì.
Một khi bạn vượt quá tranh luận đúng hay sai đến tranh luận cái gì đó nên hay không nên
làm, bạn đã chuyển từ một vấn đề về chân giá trị sang vấn đề về chủ trương chính sách.
3.3.3.3. Bài nói thuyết phục về các vấn đề chủ trương – chính sách
Vấn đề chủ trương – chính sách là một vấn đề về việc liệu nên hay không nên thực
hiện một đương lối hành động cụ thể.
Các vấn đề về chủ trương – chính sách là gì?
Các vấn đề chủ trương – chính sách nổi lên hàng ngày trong hầu như mọi việc
chúng ta thực hiện. Ở nhà chúng ta bàn bạc làm gì trong suốt kỳ nghỉ xuân, có mua một
chiếc ti – vi chất lượng cao không, xem phim gì vào cuối tuần. Ở sở làm chúng ta thảo
luận nên đình công hay không, sử dụng chiến lược nào để bán một sản phẩm, làm thế nào
để cải thiện giao tiếp giữa lãnh đạo và người lao động. Là công dân, chúng ta cân nhắc
nên bầu hay gạch bỏ một ứng viên chính trị, làm gì về an ninh sân bay, làm sao duy trì
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Tất cả những điều này là các vấn đề về chính sách vì chúng liên quan đến các
đường lối hành động cụ thể. Các vấn đề về chính sách không thể tránh liên quan đến các
vấn đề về sự kiện. (Làm sao chúng ta có thể quyết định nên bỏ phiếu cho một ứng viên
trừ phi chúng ta biết các dữ kiện về lập trường quan điểm của người đó đối với các vấn
đề?). Chúng cũng có thể lên quan đến các vấn đề về chân giá trị. (Chính sách về phá thai
bạn ủng hộ sẽ bị ảnh hưởng bởi việc bạn nghĩ phá thai là hợp hay phi đạo đức.) Nhưng
các vấn đề về chính sách luôn luôn vượt quá các vấn đề về sự kiện hay chân giá trị khi
quyết định nên hay không nên làm điều gì đó.
Khi được nhìn nhận nghiêm túc, các vấn đề về chính sách thường bao gồm từ
“nên” như trong các ví dụ sau:
Các biện pháp nào nên được thưc hiện để bảo vệ nước Mỹ chống lại các cuộc tấn
công khủng bố?
Có nên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới không?
68
Các bước nào nên được thực hiện để bảo đảm rằng tất cả mọi người ở Mỹ đều
nhận được chăm sóc y tế đầy đủ?
Các trường cao đẳng và đại học nên xử lý các sinh viên bị phát hiện gian lận như
thế nào?
Nên có những hạn chế về sử dụng súng gây mê của các lực lượng thực thi pháp
luật không?
Các loại bài nói về vấn đề chính sách
Khi bạn nói về một vấn đề chính sách, mục tiêu cuả bạn có thể hoặc là đạt được sự
đồng ý thụ động hoặc lạ thúc đẩy hành động tức thời từ phía thính giả. Quyết định mục
tiêu nào bạn muốn đạt được là điều quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng hầu như mọi khía
cạnh bài nói.
* Bài nói nhằm đạt được sự đồng ý thụ động
Bài nói nhằm đạt được đồng ý thụ động là một bài nói thuyết phục trong đó mục
tiêu của diễn giả là thuyết phục khán giả rằng một chính sách đưa ra sẽ rất đáng mong
đợi mà không cần phải khuyến khích khán giả có hành động ủng hộ chính sách đó.
Nếu mục tiêu của bạn là sự đồng ý thụ động, bạn sẽ cố gắng làm cho khán giả đồng ý với
bạn rằng một chính sách nhất định là đáng mong đợi, nhưng bạn sẽ không cần thiết động
viên họ làm bất cứ việc gì để thông qua chính sách đó. Chẳng hạn, giả sử bạn muốn
thuyết phục mọi người rằng nước Mỹ nên bãi bỏ cử tri đoàn và bầu ra tổng thống bằng
phổ thông đầu phiếu trực tiếp. nếu bạn tìm kiếm sự đồng ý thụ động, bạn sẽ cố gắng làm
cho khán giả đồng tình rằng tổng thống nên được chọn trực tiếp bởi người dân hơn là bởi
cử tri đoàn. Nhưng bạn sẽ không hối thúc khán giả có bất cứ hành động nào ngay lúc đó
để giúp thay đổi các trình tự bầu tổng thống.
*Bài nói nhằm đạt được hành động tức thời
Bài nói nhằm đạt được hành động tức thời là một bài nói thuyết phục trong đó
mục tiêu của diễn giả là thuyết phục cử tọa thể hiện hành động nhằm ủng hộ một chính
sách nhất định.
Khi mục tiêu của bạn là hành động tức thời, bạn muốn làm nhiều hơn thay vì chỉ
làm cho khán giả gật đầu đồng ý. Bạn muốn thúc đẩy họ hành động. Ngoài việc thuyết
phục họ rằng lý do của bạn là hợp lý, bạn sẽ cố gắng khơi họ có hành động ngay lập tức –
như ký vào một đơn thỉnh nguyện đề nghị bãi bỏ cử tri đoàn, tham gia đề nghị giảm học
phí, mua thực phẩm hữu cơ, quyên góp cho một cuộc vận động gây quỹ, bỏ phiếu cho
một ứng viên chính trị, v…v… .
69
Phân tích các vấn đề về chính sách
Bất chấp việc liệu mục đích của bạn là tìm kiếm sự đồng ý thụ động hay có hành
động tức thời, bạn sẽ gặp 3 vấn đề cơ bản bất cứ khi nào bạn nói đến một vấn đề về chính
sách – nhu cầu, kế hoạch, và tính thực tiễn.
*Nhu cầu
Nhu cầu là vấn đề cơ bản đầu tiên trong phân tích một vấn đề về chính sách: Có phải có
một vấn đề hay nhu cầu nghiêm trọng đòi hỏi một sự thay đổi từ chính sách hiện hành
không?
Không có lý do nào để bảo vệ một chính sách nếu bạn không thể chỉ ra một nhu cầu về
nó.
*Kế hoạch
Kế hoạch là điều cơ bản thứ hai trong việc phân tích một vấn đề về chính sách.
Nếu có một trục trặc với chính sách hiện hành, diễn giả có kế hoạch nào để giải quyết
trục trặc đó không?
Điều cơ bản thứ hai của các bài nói về chính sách là kế hoạch. Một khi bạn đã
chứng minh rằng có một vấn đề cần giải quyết đang tồn tại, bạn phải giảng giải kế hoạch
của bạn nhằm giải quyết nó.
*Tính thực tiễn
Tính thực tiễn là điều cơ bản thứ ba trong việc phân tích một vấn đề về chính
sách. Liệu kế hoạch của diễn giả có giải quyết được vấn đề đó không? Liệu nó có tạo ra
các bất ổn mới và nghiêm trọng hơn không?
Vấn đề cơ bản thứ ba của các bài nói về chính sách là tính thực tiễn. Một khi bạn
đã trình bày một kế hoạch, bạn phải chứng minh là nó sẽ hiệu quả. Nó có giải quyết được
vấn đề không? Hoặc nó có tạo ra những bất ổn mới và nghiêm trọng hơn không?
Tổ chức bài nói về các vấn đề liên quan đến chính sách
Việc tổ chức hiệu quả là quan trọng khi bạn tìm cách thuyết phục người nghe về
một vấn đề liên quan đến chính sách. Mặc dù bất cứ mô hình tổ chức cơ bản nào đã được
giảng giải trong bài học trước có thể được sử dụng khi nối đến một vấn đề về chính sách,
ba mô hình chuyên biệt sau là đặc biệt hữu ích cho các bài nói về chính sách: theo thứ tự
vấn đề - giải pháp, thứ tự vấn đề - nguyên nhân – giải pháp, trình tự các thuận lợi so sánh.
* Trật tự Vấn đề - Giải pháp

70
Trật tự vấn đề - giải pháp là một phương pháp tổ chức các bài nói thuyết phục
trong đó ý chính đầu tiên liên quan đến sự tồn tại của một vấn đề và ý chính thứ hai đưa
ra một giải pháp cho vấn đề đó.
* Trật tự Vấn đề - Nguyên nhân – Giải pháp
Trật tự vấn đề - nguyên nhân – giải pháp là một phương pháp tổ chức các bài nói
thuyết phục trong đó ý chính đầu tiên nhận diện một vấn đề, ý chính thứ hai phân tích
các nguyên nhân của vấn đề, và ý chính thứ ba đưa ra một giải pháp cho vấn đề.
* Trật tự Thuận lợi so sánh
Trật tự các thuận lợi so sánh là một phương pháp tổ chức các bài nói thuyết phục
trong đó mỗi ý chính giải thích tại sao giải pháp của một diễn giả cho một vấn đề là phù
hợp hơn các giải pháp đề xuất khác
Tóm lại
Thuyết phục là một quá trình sáng tạo, củng cố, hoặc thay đổi các đức tin hay
hành động của con người. Khi bạn nói với mục đích thuyết phục, bạn hành động như một
ủng hộ viên. Công việc của bạn là bán một chương trình, bảo vệ một ý tưởng, phản bác
một đối thủ, hay kêu gọi người khác hành động. Khả năng nói một cách thuyết phục sẽ có
lợi cho bạn trong mọi khía cạnh cuộc sống, từ các quan hệ cá nhân đến các hoạt động
cộng đồng và tham vọng nghề nghiệp.
Mức độ thành công của bạn trong bất cứ bài nói thuyết phục riêng biệt nào sẽ phụ
thuộc trên hết vào khả năng bạn lượng định thông điệp của mình theo các tiêu chí đạo
đức, thái độ, và đức tin của khán giả. Thính giả cẩn trọng sẽ không ngồi thụ động và chìm
đắm trong mọi điều một diễn giả cần phải nói. Trong khi đang lắng nghe, họ tích cực
đánh giá độ tín nhiệm, các tư liệu hỗ trợ, lời ăn tiếng nói, khả năng lập luận, và các lời
kêu gọi giàu cảm xúc của diễn giả.
Bạn nên nghĩ về bài nói của mình như một loại đối thoại tư duy với khán giả của
bạn. Quan trọng nhất, bạn cần nhận rõ khán giả mục tiêu, tiên liệu các phản đối tiềm tàng
họ có thể nêu ra đối với quan điểm của bạn, và trả lời các chống đối đó trong bài nói. Bạn
không thể hoán cải những thính giả đang nghi hoặc trừ phi bạn trực tiếp gặp phải các lý
do nghi ngờ của họ.
Các bài nói thuyết phục có thể tập trung vào các vấn đề về sự kiện thực tế, về chân
giá trị, hay về chủ trương chính sách. Một số vấn đề về sự kiện có thể được giải đáp trọn
vẹn. Một số khác thì không thể - hoặc vì các sự kiện mơ hồ hoặc vì không có đủ thông tin
có sẵn cho chúng ta. Khi trình bày một bài nói thuyết phục về một vấn đề sự kiện, vai trò
71
của bạn giống như vai trò của một luật sư trong một phiên xử án. Bạn sẽ cố gắng làm cho
thính giả chấp nhận quan điểm về các sự kiện của bạn.
Các vấn đề về chân giá trị nằm ngoài các sự kiện có tính cấp thời này khi liên
quan đến các đức tin của một người về điều đúng sai, tốt xấu, đạo đức hay đồi bại, lương
thiện hay bất lương. Khi nói về một vấn đề liên quan đến chân giá trị, bạn phải biện luận
cho ý kiến của mình bằng cách thiết lập các tiêu chí cho nhận định chân giá trị của bạn.
Mặc dù các vấn đề về chân giá trị thường có những ngụ ý mạnh mẽ đối với các hành
động của chúng ta, bài nói về chân giá trị không trực tiếp tranh luận để bảo vệ hay chống
lại các đường lối hành động.
Một khi bạn vượt quá giới hạn tranh luận đúng hay sai đến chỗ thúc giục nên làm
hay không nên làm điều gì đó, bạn chuyển sang lĩnh vực vấn đề về chính sách. Khi bạn
nói về một vấn đề liên quan đến chính sách, mục tiêu của bạn có thể là đạt được sự đồng
ý thụ động hoặc khơi dậy hành động cấp thời. Trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng đều
phải gặp ba vấn đề cơ bản – sự cần thiết, kế hoạch, và tính thực tiễn. Bạn dành bao nhiêu
trong bài nói cho mỗi vấn đề sẽ tùy vào đề tài và khán giả của bạn.
Có nhiều khả năng chọn lựa cho việc thiết kế tổ chức các bài nói về chính sách.
Nếu bạn ủng hộ một thay đổi trong chính sách, các ý chính của bạn sẽ thường tự nhiên
rơi vào trật tự vấn đề - giải pháp hoặc vấn đề - nguyên nhân – giải pháp. Nếu khán giả
thật sự đồng ý là có một vấn đề đang tồn tại, bạn có thể dùng trật tự các thuận lợi so sánh.
Bất cứ khi nào bạn tìm kiếm hành động tức thời từ thính giả, bạn nên xem xét một mô
hình tổ chức chuyên biệt hơn gọi là chuỗi động cơ Monroe, với 5 bước dựa trên cơ sở
tâm lý học về thuyết phục.
Cho dù đề tài bài nói hoặc phương pháp tổ chức của bạn là gì đi nữa, bạn cũng cần
phải bảo đảm rằng các mục tiêu của bạn phải có nền tảng đạo đức và bạn sử dụng các
phương pháp hợp đạo lý để thuyết phục khán giả. Trong ý niệm này, cũng như trong các
khía cạnh khác, bạn nên nhắm đến các tiêu chuẩn cao nhất khi xây dựng bài nói để nó
hợp đạo lý cũng như đầy tính thuyết phục.
3.4. Tranh luận nhóm
3.4.1. Tiểu nhóm
Tiểu nhóm là gì?
Tiểu nhóm là một tập hợp từ ba đến mười hai người kết hợp lại vì một mục đích cụ
thể. Tiểu nhóm giải quyết vấn đề là một nhóm nhỏ được thành lập để giải quyết một vấn
đề riêng biệt.
72
Như tên gọi cho thấy, một tiểu nhóm có một số lượng thành viên giới hạn. Tối
thiểu là ba. (Một nhóm hai người được gọi là dyad, và nó hoạt động hoàn toàn khác biệt
so với một nhóm ba người trở lên). Có sự khác biệt ý kiến về số người tối đa hợp thành
một tiểu nhóm. Đa số chuyên gia ấn định con số tối đa là bảy hoặc tám; một số khác thì
nâng lên đến 12. (2) Điều quan trọng là ở chỗ nhóm phải đủ nhỏ để các thành viên có thể
thảo luận tự do. Trong giao tiếp ở tiểu nhóm, tất cả các đối tượng tham gia là những diễn
giả và thính giả tiềm năng. Một số lượng thành viên có thể quản lý được cho phép mọi
người dễ dàng chuyển đổi giữa nói và nghe.
Các thành viên của một tiểu nhóm kết hợp lại vì một mục đích cụ thể. Họ không
phải chỉ là một nhóm ba đến mười hai người tình cờ có mặt trong cùng một phòng. Nhiều
khách mua sắm dạo quanh gian quần áo của một cửa hiệu bách hóa không phải là một
tiểu nhóm, ngay cả khi họ trao đổi với nhau hoặc bình phẩm về giá cao và dịch vụ kém.
Nhưng nếu cũng những vị khách đó quyết định họp lại và soạn ra một đơn kiến nghị gởi
chủ cửa hàng than phiền về giá cao và dịch vụ kém, lúc đó họ sẽ cấu thành một tiểu
nhóm. Họ kết hợp lại vì một mục đích cụ thể.
Một tiểu nhóm giải quyết vấn đề được thiết lập để giải quyết một vấn đề riêng biệt.
Những nhóm như thế tồn tại trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Các nhóm kinh doanh
xem xét các cách gia tăng thương mại. Các nhóm nhà thờ bàn cách gây quỹ và phân phát
cho nơi cần đến. Các nhóm cha mẹ tìm cách cải thiên các điều kiện chăm sóc trong ngày.
Nội các tổng thống bàn luận về một động thái trong chính sách ngoại giao. Một câu lạc
bộ trượt tuyết đánh giá những đề xuất cho lần hoạt động đến. Hầu như chắc chắn bạn sẽ
là một thành viên của nhiều tiểu nhóm giải quyết vấn đề trong suốt cuộc đời.
Mặc dù nói trong một nhóm nhỏ không giống như nói trước đám đông, nhưng nó
cũng bao gồm các kỹ năng tương tự. Các thành viên của một tiểu nhóm ảnh hưởng lẫn
nhau trong suốt quá trình giao tiếp. Thỉnh thoảng họ thông tin cho các thành viên trong
nhóm. Những lúc khác họ tìm cách thuyết phục nhau. Là một thành viên của một tiểu
nhóm, bạn có thể ảnh hưởng đến các thành viên khác qua việc cung cấp cho họ thông tin
quan trọng, động viên họ phát biểu, thuyết phục họ thay đổi ý định, dẫn dắt họ vào một
kênh giao tiếp mới, thậm chí yêu cầu họ kết thúc một cuộc họp của nhóm. Tất cả các
thành viên khác của nhóm đều có cùng cơ hội gây ảnh hưởng đến bạn qua giao tiếp hiệu
quả.
3.4.2. Quy trình làm việc của một tiểu nhóm
Một tiểu nhóm hoạt động cần thiết phải có lãnh đạo.
73
Lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng lên các thành viên trong nhóm để
giúp đạt được các mục tiêu của nhóm.
Chúng tôi đã từng nhận định rằng các nhóm nhỏ thường có những quyết định tốt
hơn các cá nhân. Nhưng từ “thường” nên được nhấn mạnh ở đây. Để đưa ra các quyết
định vững chắc, các nhóm cần sự lãnh đạo hiệu quả.
*Các loại lãnh đạo
Người lãnh đạo tiềm năng là một thành viên của nhóm được các thành viên khác
phục tùng do chức vụ, trình độ chuyên môn, hoặc khía cạnh khác.
Đôi khi không có người lãnh đạo cụ thể. Trong một trường hợp như vậy, các
thành viên của các nhóm hoạt động hiệu quả có khuynh hướng có ảnh hưởng bằng nhau.
Khi một nhu cầu về lãnh đạo nổi lên, bất cứ thành viên nào cũng có thể - và một người có
lẽ sẽ cung cấp sự lãnh đạo cần thiết này. Một ví dụ điển hình có thể là một kế hoạch của
lớp, trong đó bạn và nhiều bạn học khác đang hợp tác làm việc với nhau. Dần dần từng
người trong số các bạn sẽ giúp nhóm tiến đến mục tiêu bằng cách đề nghị gặp nhau khi
nào và ở đâu, bằng cách vạch ra các điểm mạnh và điểm yếu của một quan điểm nhất định,
bằng cách giải quyết các bất đồng giữa các thành viên khác, v…v…
Trong một số tình huống, một nhóm có thế có một lãnh đạo lâm thời. Chẳng hạn,
nếu một cuộc họp doanh nghiệp gồm một phó chủ tịch và nhiều cấp dưới, vị phó chủ tịch
đó trở thành người lãnh đạo lâm thời. Cũng giống như vậy nếu một thành viên của nhóm
là một chuyên gia trong một đề tài cụ thể và những người khác thì không rành. Các thành
viên sẽ có thể phục tùng người có chức vụ hoặc chuyên môn cao nhất, và người đó sẽ trở
thành lãnh đạo lâm thời của nhóm đó.
Lãnh đạo tình huống là một thành viên trong nhóm nổi lên như một lãnh đạo sau
các thảo luận của nhóm. Ngay cả khi một nhóm khởi đầu không có lãnh đạo, có thể có
một lãnh đạo tình huống. Đây là một người mà, bằng khả năng hay sức mạnh của tính
cách, hoặc chỉ bằng nói nhiều nhất, nắm giữ vai trò lãnh đạo. Sự nổi lên của một lãnh đạo
có thể hoặc không như mong đợi. Nếu nhóm bị bế tắc hoặc lao vào cãi nhau hay trêu
chọc nhau, một lãnh đạo tình huống có thể đưa nhóm quay lại quỹ đạo. Tuy vậy, có một
điều nguy hiểm, đó là người lãnh đạo tình huống có thể không phải là lãnh đạo hiệu quả
nhất mà chỉ đơn thuần là người có tính cách quyết đoán nhất. Lý tưởng thì từng thành
viên trong nhóm nên chuẩn bị đóng vai lãnh đạo khi cần thiết.
Cuối cùng, có thể có một lãnh đạo được bổ nhiệm. Lãnh đạo bổ nhiệm là một
người được bầu chọn hay chỉ định làm lãnh đạo khi nhóm được thành lập. Một nhóm chỉ
74
gặp nhau trong kỳ họp nên luôn luôn có một lãnh đạo được bổ nhiệm để ý tới các nhiệm
vụ theo trình tự thủ tục và đóng vai như một phát ngôn viên cho nhóm. Ngược lại, một ủy
ban chính thức sẽ thường có một chủ tịch được bổ nhiệm. Vị chủ tịch này có thể thực
hiện các chức năng lãnh đạo hoặc ủy thác chúng, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về
nhóm. (4)
Một nhóm có thể hoặc không cần một người lãnh đạo cụ thể, nhưng luôn luôn cần
sự lãnh đạo. Khi tất cả các thành viên của nhóm đều là các nhà giao tiếp thông thạo, họ
có thể thay phiên nhau làm lãnh đạo ngay cả khi nhóm có một người lãnh đạo bổ nhiệm
hoặc lâm thời. Khi bạn phát triển các kỹ năng giao tiếp nhóm, bạn nên chuẩn bị đóng vai
làm lãnh đạo bất cứ khi nào cần thiết. (5)
*Các chức năng của lãnh đạo
Một người lãnh đạo hiệu quả sẽ giúp nhóm đạt được các mục tiêu bằng việc hoàn
thành 3 loại nhu cầu đan xen nhau – nhu cầu thủ tục, nhu cầu nhiệm vụ, và nhu cầu duy
trì.
+ Nhu cầu thủ tục
Nhu cầu thủ tục là các hành động “giữ nhà” thông lệ cần cho việc thực hiện công
việc hiệu quả trong một tiểu nhóm.
Nhu cầu thủ tục có thể được nghĩ đến như các yêu cầu “giữ nhà” của nhóm. Chúng
bao gồm:
Quyết định thời gian và không gian cho nhóm tập trung họp.
Đăng ký phòng, kiểm tra số lượng ghế ngồi, bảo đảm lò sưởi hoặc điều hòa hoạt
động.
Thiết kế chương trình nghị sự cho mỗi cuộc họp.
Bắt đầu cuộc họp.
Ghi chép trong cuộc họp.
Chuẩn bị và phát bất cứ tài liệu cầm tay nào cần cho cuộc họp.
Tóm tắt tiến triển của nhóm vào cuối cuộc họp.
Nếu có một lãnh đạo bổ nhiệm, vị đó có thể tham gia thực hiện các nhu cầu này
hoặc ủy thác cho một hoặc nhiều thành viên của nhóm thực hiện. Nếu không có, các
thành viên của nhóm phải nghĩ ra cách chia nhỏ các trách nhiệm thủ tục này.
+Nhu cầu nhiệm vụ
Nhu cầu nhiệm vụ là các hành động thật sự cần để giúp một tiểu nhóm hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
75
Nhu cầu nhiệm vụ cần vượt quá nhu cầu thủ tục và là các hành động thật sự cần để
giúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ riêng biệt đang thực hiện. Chúng bao gồm:
Phân tích các vấn đề nhóm đang đối mặt.
Phân chia công việc giữa các thành viên.
Thu thập thông tin.
Yêu cầu các thành viên khác cho biết quan điểm.
Khơi ý tranh luận đối với các ý kiến không quen thuộc.
Xây dựng các tiêu chí để nhận định giải pháp hiệu quả nhất.
Giúp nhóm đạt sự đồng thuận về các đề xuất sau cùng của nhóm.
Hầu hết các thành viên sẽ giúp nhóm hoàn thành các nhu cầu về nhiệm vụ.
Người lãnh đạo hiệu quả - dù là lâu dài hay tạm thời – có một tư duy thực tế về
các nhu cầu nhiệm vụ của nhóm và làm thế nào để đáp ứng chúng.
+ Nhu cầu duy trì
Nhu cầu duy trì là các hành động giao tiếp cần thiết để duy trì các mối quan hệ cá
nhân trong một tiểu nhóm.
Nhu cầu duy trì liên quan đến các mối quan hệ cá nhân trong nhóm, bao gồm các
nhân tố sau:
Các thành viên hòa hợp với nhau nhiều như thế nào.
Các thành viên sẵn lòng đóng góp cho nhóm như thế nào.
Các thành viên có hỗ trợ nhau không.
Các thành viên có cảm thấy hài lòng với những việc làm của nhóm không.
Các thành viên có hài lòng với vai trò của mình trong nhóm không.
Nếu các trở ngại về quan hệ cá nhân khống chế cuộc thảo luận, nhóm sẽ rơi vào
một thời gian khó khăn trong khi làm việc với nhau và đạt được một quyết định. Đây là
một trong những khía cạnh quan trọng hơn cần sự lãnh đạo hiệu quả. Một người lãnh đạo
có thể làm nhiều điều để tạo nên và duy trì việc giao tiếp tương trợ trong nhóm. Bằng
việc giúp các thành viên trong nhóm giải quyết mâu thuẫn, xử lý các điểm khác biệt về ý
kiến, giảm thiểu các căng thẳng giữa các cá nhân, động viên sự tham gia từ tất cả các
thành viên, cảnh giác với các tình cảm riêng tư, và bằng cách thúc đẩy sự đoàn kết trong
nội bộ nhóm, một người lãnh đạo có thể đóng góp rất nhiều cho việc giúp nhóm đạt được
các mục tiêu của mình.
* Các trách nhiệm của các thành viên trong một tiểu nhóm

76
Mọi thành viên của một nhóm nhỏ phải chấp nhận các trách nhiệm nhất định, có
thể chia thành năm loại chính:
(1) ràng buộc mình với các mục tiêu của nhóm;
(2) hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân được giao phó;
(3) tránh các mâu thuẫn với nhau;
(4) khuyến khích sự tham gia đầy đủ;
5) giữ cuộc thảo luận đi đúng hướng.
3.4.3. Các dạng thuyết trình theo nhóm
3.4.3.1. Thảo luận qua nhóm
Thảo luận qua nhóm là một cuộc đối thoại có cơ cấu về một đề tài nhất định giữa
nhiều người trước một lượng khán giả.
Một thảo luận qua nhóm thiết yếu phải là một cuộc đối thoại trước một lượng khán
giả. Nhóm nên có một người dẫn chương trình giới thiệu đề tài và các thành viên tham
dự. Một khi cuộc thảo luận đi chệch hướng, người dẫn chương trình có thể ngắt lời bằng
các câu hỏi hoặc nhận xét khi cần thiết để định hướng lại cho cuộc thảo luận. Các thành
viên nói ngắn gọn, thân tình, và ứng khẩu. Họ trao đổi với nhau, nhưng đủ lớn cho khán
giả nghe được. Như một hội thảo chuyên đề, một thảo luận qua nhóm có thể gồm cả phần
giải đáp thắc mắc cho khán giả ở cuối buổi.
Do tính tự phát đặc trưng, một thảo luận qua nhóm có thể gây phấn khích cho cả
người nói lẫn người nghe. Nhưng không may, sự tự phát đã cản trở sự trình bày hệ thống
các đề nghị của nhóm. Vì vậy, thảo luận qua nhóm ít khi được các nhóm giải quyết vấn
đề dùng đến, mặc dầu nó có thể hiệu quả cho các nhóm thu thập thông tin.
Nếu bạn là một thành viên trong một thảo luận qua nhóm, hãy cảnh giác với một
ảo tưởng quen thuộc rằng không cần đến sự chuẩn bị nghiêm túc. Mặc dù bạn sẽ nói ứng
khẩu, bạn cũng cần nghiên cứu đề tài trước, phân tích các vấn đề chính, và thiết kế các ý
bạn muốn chắc chắn khi đưa ra trong suốt cuộc thảo luận. Một thảo luận qua nhóm hiệu
quả cũng cần được người dẫn chương trình và các thành viên tham dự hoạch định trước
để quyết định thảo luận các vấn đề gì và theo thứ tự nào. Cuối cùng, tất cả các thành viên
nhóm phải sẵn lòng chia sẻ thời lượng trình bày. Một mục đích của một nhóm là tạo điều
kiện thành viên nào cũng được trình bày ý kiến, không phải chỉ một hay hai thành viên
độc thoại.
Cho dù nhóm của bạn có dùng phương pháp nào để trình bày các phát hiện đi nữa,
bạn có thể học hỏi được ít nhiều từ các hướng dẫn nói trước đám đông trình bày trong
77
suốt cuốn sách này. Các kỹ thuật nói hiệu quả được sàng lọc cho các tình huống khác
nhau, nhưng các nguyên tắc vẫn giống nhau dù bạn là một người nói chuyện với một
lượng khán giả, một phần của một nhóm nhỏ đang cùng nhau làm việc để giải quyết một
vấn đề, hay một người tham dự trong một cuộc thảo luận chuyên đề hay thảo luận qua
nhóm.
3.4.3.2. Thảo luận chuyên đề
Thảo luận chuyên đề là sự trình bày trước đông người trong đó nhiều người trình
bày các bài nói đã chuẩn bị về các khía cạnh khác nhau của cùng một đề tài.
Một cuộc thảo luận chuyên đề gồm một người dẫn chương trình và nhiều diễn giả
ngồi cạnh nhau trước một lượng khán giả. Nếu nhóm trình bày chuyên đề có một lãnh
đạo bổ nhiệm, người đó sẽ rất thường là người dẫn dắt chương trình. Nhiệm vụ của người
này là giới thiệu đề tài và các diễn giả. Đến lượt mình, mỗi diễn giả sẽ trình bày một bài
nói về một khía cạnh khác biệt của đề tài. Sau các bài nói, có thể có phần trả lời chất vấn
với khán giả.
Thảo chuyên đề thường dùng cho các báo cáo theo nhóm trong các lớp học nói.
Một cách để tổ chức nó là yêu cầu mỗi thành viên trình bày một bài nói ngắn gọn về công
việc và các quyết định của nhóm trong một giai đoạn của quá trình tư duy phản ánh. Một
cách khác là yêu cầu mỗi người nói trình bày một vấn đề chính liên quan đến đề tài thảo
luận. Chẳng hạn, một nhóm thảo luận mức án tử hình có thể có một người nói trình bày
kết luận của nhóm về vấn đề liệu án tử hình có phải là một rào cản hiệu quả đối với tội ác
hay không, một thành viên khác trình bày quan điểm của nhóm về tính đạo đức của án tử
hình, v...v...
Cho dù nhóm của bạn có trình bày loại báo cáo chuyên đề nào đi nữa, tất cả các
bài nói nên được lập kế hoạch cẩn thận. Chúng cũng nên được phối hợp với nhau để bảo
đảm cho các báo cáo chuyên đề về tất cả các khía cạnh quan trọng trong kế hoạch của
nhóm.
Tóm lại
Một tiểu nhóm gồm từ ba đến mười hai người được thành lập vì một mục đích cụ
thể. Một tiểu nhóm giải quyết vấn đề, như tên gọi đã cho thấy, được thành lập để giải
quyết một vấn đề chuyên biệt. Khi một nhóm như thế có sự lãnh đạo hiệu quả, nó thường
đưa ra những quyết định tốt hơn so với tự thân các cá nhân thực hiện. Hầu hết các nhóm
đều có một lãnh đạo bổ nhiệm, một lãnh đạo lâm thời, hay một lãnh đạo tình huống. Một
số nhóm không có lãnh đạo cụ thể, mà trong trường hợp này tất cả các thành viên của
78
nhóm phải giả định các trách nhiệm lãnh đạo. Một lãnh đạo hiệu quả giúp một nhóm đạt
được các mục tiêu của mình bằng cách hoàn tất các nhu cầu có tính thủ tục, các nhu cầu
nhiệm vụ, và các nhu cầu duy trì. Khi bạn phát triển các kỹ năng trong giao tiếp nhóm,
bạn nên chuẩn bị giả định đóng vai trò lãnh đạo bất cứ khi nào cần thiết.
Ngoài sự lãnh đạo ra, tất cả các thành viên của một nhóm có năm trách nhiệm cơ
bản. Bạn nên ràng buộc mình với các mục tiêu của nhóm, hoàn thành các nhiệm vụ cá
nhân được giao, tránh mâu thuẫn tay đôi trong nhóm, động viên tất cả các thành vên tham
gia đầy đủ, và giúp nhóm giữ đúng hướng. Đáp ứng các trách nhiệm này là thiết yếu nếu
nhóm của bạn muốn thành công.
Nhóm của bạn cũng sẽ thành công hơn nếu tuân thủ phương pháp tư duy phản
ánh, là phương pháp đề nghị một quá trình lô-gic và từng bước để ra quyết định ở các
nhóm giải quyết vấn đề. Phương pháp này gồm năm bước: (1) xác định vấn đề càng rõ
ràng và cụ thể càng tốt; (2) phân tích vấn đề để quyết định tính nghiêm trọng và các
nguyên nhân của nó; (3) thiết lập các tiêu chí để hướng dẫn nhóm trong việc đánh giá các
giải pháp; (4) tạo ra một phạm vi rộng rãi các giải pháp tiềm năng; (5) chọn ra một hay
các giải pháp tốt nhất.
Một khi nhóm của bạn đã thống nhất về các đề nghị, nhóm thường phải trình bày
chúng cho người nào đó. Đôi khi trình bày này dưới dạng một bài văn viết. Tuy nhiên,
thường thì nó sẽ là trình bày bằng lời – một báo cáo của một thành viên nhóm, một báo
cáo chuyên đề, hay một cuộc thảo luận qua nhóm. Cho dù nhóm của bạn có bài trình bày
thuộc loại nào đi nữa cũng đều cần đến các kỹ năng của việc trình bày bài nói hiệu quả
được giảng giải xuyên suốt cuốn sách này.

79
NỘI DUNG ÔN TẬP
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là tranh luận nhóm?
2. Tiểu nhóm là gì và cách thức hoạt động của tiểu nhóm
3. Có bao nhiêu dạng thuyết trình theo nhóm?
Nêu cách thức của từng dạng?
BÀI TẬP
Sinh viên thành lập các tiểu nhóm và thực hành thuyết trình nhóm theo chủ đề tự
chọn?

Đà nẵng, ngày …. tháng …. năm ….


Giảng viên biên soạn.

80
Xét duyệt của Trưởng bộ môn.
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Đà nẵng, ngày …. tháng …. năm ….
Tổ trưởng

Kết quả kiểm tra tập bài giảng


……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Đà nẵng, ngày …. tháng …. năm ….
Phòng Thanh Tra

81

You might also like