You are on page 1of 6

4.

Xây dựng đường Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách tham gia phỏng
vấn cầu giải trí:

a. Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát:

- Tổng số du khách đến với vườn quốc gia Ba Vì trong năm 2020 là
347439 khách du lịch. 
- Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát được tính theo công thức:
VRi = (Vi/Pi) x 1.000

Trong đó :
+ VRi là tỷ lệ khách du lịch.
+ Vi là lượng khách đến thăm quan từ vùng i.
+ Pi là tổng dân số vùng i               
Kết quả tính toán cho thấy sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ du khách đến từ
các vùng. Du khách đến nhiều từ vùng lân cận và các tỉnh Đông Bắc Bộ, đặc
biệt là Thủ đô Hà Nội, du khách từ vùng 2 cũng có số lượng lớn và thường đi
theo đoàn, du khách từ các tỉnh phía Nam chiếm tỷ lệ nhỏ vì khoảng cách đến
Vườn Quốc Gia Ba Vì từ địa điểm xuất phát là rất xa.

Số Lượng khách trung Tỷ lệ khách


Vùn
quan Tỷ lệ bình Tổng dân số (Pi) du lịch
g
sát (Vi= 347439 x tỉ lệ) (Vri)

1 63 0,63 218 886,57 11.966.696 18,29

2 28 0,28 97 282,92 26.146.310 3,7

3 6 0,06 20 846,34 6.358.391 3,3

4 3 0,03 10 423,17 54.090.776 0,2

b. Xác định hàm cầu và đường cầu giải trí


- Tiến hành phân tích hồi quy tương quan mô hình hàm cầu VRi = a +
bTCi. Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng sau: với VR là biến phụ
thuộc, TC là biến độc lập.
VR TC
18.29 75028
3.7 1108240
3.3 1514500
0.2 2346610

SUMMARY OUTPUT

  Significanc
Regression Statistics  
df SS MS F eF
Multiple R 0.924827205
Regressio 168.246326 11.8222120 0.07517279
R Square 0.85530536
n 1 168.2463262 2 7 5
Adjusted R Square 0.78295804
Residual 2 28.4627488 14.2313744    
Standard Error 3.77244939
Total 3 196.709075      
Observations fk

ANOVA

Stan
dard
Coeffi Erro P- Lower Upper Lower Upper
cients r t Stat value 95% 95% 95.0% 95.0%
Inter 16.37 3.467 4.7228 0.0420 1.4571 31.299 1.4571 31.299
cept 81943 8716 37573 26585 47086 24151 47086 24151
-
7.934 2.307 - - -
14E- 5E- 3.4383 0.0751 1.7862 1.9944 1.7863 1.9944
TC 06 06 44379 72795 7E-05 3E-06 E-05 3E-06
- Dựa vào kết quả ước lượng trong Bảng ta thiết lập phương trình hồi quy
sau:

VR = 16,378 - 7,93x10-6xTC

c. Xác định thặng dư và giá trị giải trí:


- Trong phương pháp tiếp cận chi phí du lịch theo vùng thì giá trị cảnh
quan đc tính bằng phần thặng dư tiêu dùng hàng năm của khách du lịch
đến từ các vùng khác.
- Thặng dư tiêu dùng của khách du lịch được tính bằng diện tích tam giác
dưới đường cầu.

+ Tại VR = 0 => TC = 2 065 321

+ Tại TC = 0 => VR = 16,378

S = ½ x TC x VR = 2 065 321 x 16,378 = 16912913,67

Giá trị thặng dư của du khách cũng chính là giá trị giải trí do địa điểm giải trí
mang lại cho du khách. Vậy giá trị cảnh quan của vườn quốc gia Ba Vì là

16912 913,67 đồng/năm/100 người.

=> Giá trị cảnh quan của vườn quốc gia Ba Vì trên 1 người là:

169129,1367 đồng/năm

Vậy giá trị du lịch của vườn quốc gia Ba Vì có giá trị là:

169129,1367 x 347439 = 5,8762 x 10^10 đồng/năm

TC

2 065 321

16,378 VR

5. Nhận xét và đánh giá:


Qua kết quả xác định giá trị giải trí cho thấy:
- Giá trị giải trí của khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Vì được xác định bằng
phương pháp chi phí du lịch theo vùng với số liệu du khách năm 2020 là
xấp xỉ 58,76 tỷ đồng.
- Giá trị giải trí chỉ tính cho du khách trong nước, không bao gồm lợi ích
mang lại cho du khách quốc tế.
- Giá trị giải trí tính được cao hơn nhiều so với doanh thu từ hoạt động giải
trí của Vườn Quốc Gia Ba Vì, điều này được giải thích là doanh thu từ
hoạt động giải trí chỉ bao gồm tiền vé vào cổng và một số khoản thu khác
trong khi đó giá trị giải trí là lợi ích mà du khách nhận được từ địa điểm
giải trí.
- So sánh giữa doanh thu và lợi ích khu du lịch mang lại cho du khách thì
lợi ích mà khu du lịch mang lại cho du khách lớn hơn nhiều, điều đó
chứng tỏ giá trị cảnh quan của Vườn Quốc Gia Ba Vì là khá lớn. Kết hợp
với việc giá vé vào cửa của Vườn Quốc Gia Ba Vì đang ở mức trung bình
cho thấy sự cần thiết phải nâng mức phí tham quan, điều này tạo thêm
nguồn thu cho bảo tồn và nâng cao giá trị giải trí của du khách.
- Để tăng mức phí tham quan, Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái Vườn
Quốc Gia Ba Vì có thể sử dụng cách thức tôn tạo cảnh quan môi trường
vào giá vé và đảm bảo khoản thu này được sử dụng đúng mục đích. Mức
phí hiện nay là 10.000đ/du khách là học sinh, 20.000đ đối với sinh viên,
trẻ em, người cao tuổi và 60.000đ/du khách là người lớn có thể tăng lên là
30.000đ/du khách là học sinh, sinh viên, trẻ em, người cao tuổi và
65.000đ/du khách là người lớn mà không ảnh hưởng nhiều đến lượng
khách tham quan.

IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị cảnh quan môi trường tại Vườn
Quốc Gia Ba Vì:

1. Nhóm các giải pháp định hướng phát triển các sản phẩm du lịch sinh
thái:
- Quảng bá nét đẹp, giá trị... của vườn tới mọi miền Tổ quốc để thu hút
thêm khách du lịch.
- Xây dựng các chuyến du lịch tới Vườn Quốc Gia Ba Vì không chỉ trong
nước mà còn ở các nước trong khu vực.
- Sự đa dạng của các hệ sinh thái cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú
như thác Cổng trời, thác Ngà Voi, hang núi Tản Viên, đỉnh Chàng Rể,
đỉnh Đế Vương… là những tiền đề thuận lợi cho phát triển du lịch sinh
thái (DLST) tại Vườn Quốc Gia Ba Vì.
- Vườn cần thiết kế một số sản phẩm, dịch vụ phù hợp với điều kiện thực
tế của Vườn như các dịch vụ chữa bệnh bằng thuốc nam, trồng cây,…
- Khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng
thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng để kinh doanh dịch vụ DLST và
hướng nghiệp.
- Thu thập và bảo tồn các loại cây quý hiếm, các sản phẩm tự nhiên quý
để tăng giá trị đa dạng cho vườn.
- Phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, tâm linh... sẵn
có, phát triển du lịch sinh thái theo hướng thân thiện với môi trường.
2. Nhóm giải pháp về định hướng các hoạt động tuyên truyền, nâng cao
nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học:
- Tổ chức đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức về DLST, quy định
sự đóng góp của khách du lịch cho việc duy trì và bảo vệ môi trường, nên
chú trọng tập huấn kiến thức và kỹ năng phục vụ khách du lịch cho đội
ngũ hướng dẫn viên du lịch và các cán bộ chiến sỹ kiểm lâm bảo vệ rừng.
- Nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch các điểm cho phép khách tham quan,
xây dựng các bản nội quy, quy định nghiêm cấm các hành động làm ảnh
hưởng tới môi trường và đời sống của động thực vật trong Vườn quốc
gia.
- Ban Quản Lý Vườn quốc gia Ba Vì cần có kế hoạch giám sát môi trường
thông qua việc kiểm tra định kỳ các nguồn gây tác động môi trường, đặc
biệt là việc kiểm tra việc xử lý rác thải, nước thải của các doanh nghiệp
du lịch đang hoạt động xung quanh vườn.
- Xác định rõ cộng đồng dân cư địa phương có vai trò quan trọng trong
công tác bảo vệ rừng và bảo tồn hệ sinh thái rừng, ban quản lý đã tăng
cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng
đến mỗi người dân, đặc biệt chú trọng đến đối tượng thanh thiếu niên học
sinh thông qua hình thức phát thanh, truyền hình, tờ rơi…
- Vùng đệm không thuộc quyền quản lý của vườn nhưng Vườn quốc gia Ba
Vì có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương nhằm nâng cao
đời sống cho người dân và khuyến khích họ tham gia vào công tác bảo vệ
rừng. 
- Duy trì các chương trình giáo dục môi trường với các đối tượng học sinh,
sinh viên, du khách và cộng đồng địa phương.
- Cùng với đó, cần chú trọng xây dựng các quy chế phối hợp hành động
giữa Ban Quản Lý vườn với chính quyền địa phương, các xã trong vùng
đệm.
3. Nhóm các giải pháp khác: 
- Đồng thời tạo các nguồn thu nhập thay thế cho bộ phận dân cư thường
xuyên hoạt động kiếm sống trong khu vực Vườn quốc gia. Bên cạnh việc
thống kê, theo dõi, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng cần tổ chức tuần
tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khu vực trọng điểm với lực lượng và
phương tiện đủ mạnh để ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động tàn phá các
nguồn tài nguyên nơi đây.
- Ngoài ra, tuyến đường giao thông đi lại trong Vườn quốc gia Ba Vì từ
cồng vào tới cao độ 1100 km, dài khoảng 13 km, là đường dốc và cua
khúc khuỷu, vì vậy để đảm bảo việc đi lại của du khách được thuận tiện
và an toàn thì đơn vị chủ quan nên chú ý quan tâm hoàn thiện hệ thống
gương cầu và chất lượng mặt đường giao thông.

V. Kết luận:

Trên đây, chúng em đã trình bày việc sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo
vùng (ZTCM) để xác định giá trị cảnh quan cho khu du lịch Vườn quốc gia Ba
Vì. Quá trình thu thập, xử lý thông tin, tổng quan về đặc điểm mẫu nghiên cứu,
cách thức xác định mô hình hàm cầu du lịch cho Vườn quốc gia và qua đó xây
dựng được hàm cầu giải trí cho địa điểm nghiên cứu. Từ những kết quả thu
được, tính được tổng chi phí cho một chuyến đi, tỷ lệ tham quan của vùng xuất
phát và giá trị thặng dư, qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tiềm năng du lịch
khá lớn của khu vực này. Và chúng ta cũng nên biết rằng những gì thu được của
khu du lịch chưa xứng đáng với tiềm năng của nó. Do đó đơn vị chủ quản khu
du lịch Vườn quốc gia Ba Vì nên có các biện pháp tôn tạo, giữ gìn vẻ đẹp riêng
của Vườn quốc gia Ba Vì và đặc biệt là cần nâng cao chất lượng phục vụ du lịch
để thu hút thêm nhiều du khách từ mọi miền đất nước.

You might also like