You are on page 1of 8

1. Con trai cả phải có nghĩa vụ thờ cúng cha mẹ.

Đây là nghĩa vụ đạo đức hay


nghĩa vụ pháp lý?
2. Câu trả lời có khác không nếu đổi lại trường hợp sinh viên phải chào
giáo viên ở trường?
-) (1) và (2) là nghĩa vụ đạo đức.
3. Ông A mua một cái tivi ở Điện Máy Xanh, ông A phải có nghĩa vụ trả tiền
trước khi hàng được giao. Đây là nghĩa vụ đạo đức hay nghĩa vụ pháp lý?
4. Câu trả lời có khác không nếu đổi lại trường hợp A cho B vay 200.000 đồng
và B phải có nghĩa vụ trả cho A trong thời hạn 03 ngày.
-> (3) và (4) là nghĩa vụ pháp lý.
5. Vợ chồng phải có nghĩa vụ yêu thương chăm sóc lẫn nhau. Đây là nghĩa vụ
đạo đức hay nghĩa vụ pháp lý?
-) Cả 2
6. A kí hợp đồng thuê B là một ca sĩ nổi tiếng về hát cho tiệc sinh nhật của
mình 03 bài với giá là 300.000.000 đồng. B đồng ý và đã nhận tiền cọc là
100.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi tan tiệc A phàn nàn rằng B chỉ hát mà không
có nhảy trong khi thế mạnh của B là vũ đạo nên A chỉ đồng ý trả ⅔ số tiền tức là
giao thêm 100.000.000 đồng nữa. Hỏi A đúng hay sai, vì sao?
-) Ông A sai, vì ông A và B đã quy định trong hợp đồng là hát và B đã thực
hiện đúng nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng
(Đọc Điều 274 và các slide bài giảng)

Đặc điểm của nghĩa vụ:

+ Là sự ràng buộc pháp lý dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy
định của PL

+ Là một quan hệ tương đối và là quan hệ trái quyền[U1]

+ Bên có nghĩa vụ phải thực hiện những nghĩa vụ cụ thể

+ Bên có nghĩa vụ không những phải thực hiện những hành vi vì lợi ích của bên
có quyền mà còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba do người có quyền
chỉ định (Ví dụ: Bảo hiểm nhân thọ, gửi tiền bảo hiểm,...)

+ Phần lớn kèm theo chế tài nhằm đảm bảo việc thực hiện

Các yếu tố cấu thành quan hệ nghĩa vụ: Xem giáo trình chương I
Chủ thể + Khách thể + Nội Dung

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ: Điều 275 BLDS 2015

[U1]Trái quyền: Quyền của anh là nghĩa vụ của tôi, quyền của tôi là nghĩa vụ của
anh

Tương đối: Xác định rõ 2 chủ thể: bên có quyền và bên có nghĩa vụ

Tuyệt đối: Quan hệ sở hữu được PL bảo hộ, những người còn lại trong XH phải có
nghĩa vụ tôn trọng nó

Quan hệ sở hữu là quan hệ tuyệt đối

Quan hệ nghĩa vụ là quan hệ tương đối và trái quyền (Quan hệ pháp luật dân sự
tương đối là những quan hệ pháp luật trong đó ứng với chủ thể quyền xác định là
những chủ thể mang nghĩa vụ cũng được xác định )

Nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý phát sinh trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên hoặc
theo quy định của pháp luật

Các điều kiện công việc không có ủy quyền (Điều 574)

Không có nghĩa vụ phải làm

Làm vì lợi ích của người khác

Người kia không biết/biết nhưng không phản đối

Lưu ý: Làm bài tập phải xem người đó thực hiện mấy hành vi, hành vi đó
có phù hợp với điều 574 không, nêu thỏa mãn thì phát sinh nghĩa vụ gì

-) Được lợi về tài sản hoặc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thì phải trả lại cho
chủ sở hữu

1. A bán cho B một cái tivi 100 triệu đồng. Hai bên cam kết đây là
hàng mới 100%. Bên bán sẽ giao tivi cho bên mua tại nhà của bên
mua trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng mua bán.
Hỏi những nghĩa vụ nào được phát sinh trong trường hợp này.
-) A phải có nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn cho B, B có nghĩa vụ trả tiền cho A.
Nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở hợp đồng mua bán
2. Câu hỏi tương tự nhưng trong trường hợp A tặng cho B một cái tivi trị giá
100 triệu đồng.

-) A phải có nghĩa vụ giao TV cho B. Nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở hợp đồng tặng
cho
3. A có con là B, cha mẹ và vợ của A đã chết trước A. A lập di chúc để lại toàn
bộ di sản của mình là 4 tỷ cho B (loại trừ tất cả các trường hợp theo điều 644
BLDS 2015. Sau khi A chết đi, di chúc có hiệu lực hợp pháp, B tiến hành thủ tục
kê khai di sản thừa kế để nhận thừa kế thì nhận được thông báo từ ngân hàng X
rằng A đang nợ ngân hàng 3 tỷ. Hỏi có phát sinh nghĩa vụ nào của B trong trường
hợp này không

-) B có nghĩa vụ trả phần nợ dựa trên phần di sản được nhận, Phát sinh nghĩa vụ
trên cơ sở hành vi pháp lý đơn phương
4. Câu trả lời có khác không nếu A nợ ngân hàng 6 tỷ.

-) B chỉ có nghĩa vụ trả nợ dựa vào phần di sản mình được nhận, phần nợ còn lại
không có nghĩa vụ phải trả
5. A và B là hàng xóm. Một hôm A đi làm thì trời chuyển mưa rất to mà quần
áo thì phơi bên ngoài rất nhiều, vì lòng tốt nên B đã lấy đồ vào hộ A. Nhưng do A
phơi đồ khá cao, B phải chạy đi mua một cây móc đồ 50.000 đồng. Đến tối A đi
làm về gặp B cảm ơn và xin nhận lại đồ. A đồng ý trả nhưng với điều kiện A phải
thanh toán lại cho B tiền mua cây móc đồ 50.000 đồng và tiền công lấy đồ vào
giúp là 500.000 đồng. A không đồng ý trả 500.000 đồng vì cho rằng mình không
thuê B làm, B vì lòng tốt mà làm thì tự chịu. Còn đối với cây móc đồ A cũng
không có nhu cầu xài, B tự mua thì tự xài. Tham khảo Điều 574 và tiếp theo và cho
biết ai đúng ai sai, vì sao?

-) A phải trả tiền mua móc, 500.000 phải thỏa thuận giữa hai bên (Điều 576)
6. Giả sử lúc lấy đồ vào giùm, B vô ý làm rách 02 cái đầm của A trị giá mỗi cái
là 2.000.000 đồng. A yêu cầu B bồi thường số tiền này nhưng B không đồng ý vì
cho rằng mình chỉ vô ý. Đầm rách thì tự may lại mà mặc. Đọc các CSPL nêu trên
và cho biết ai đúng ai sai, vì sao?

-) Khoản 2 Điều 577, B phải bồi thường nhưng do vô ý thì mức bồi thường có thể
được giảm, nhưng 2 bên phải thỏa thuận
7. Ngân cho Khoa vay 5.000.000 đồng. Vì là bạn cùng lớp nên không lấy tiền
lãi và cũng không lập hợp đồng bằng giấy. Khoa hẹn 01 tháng sau sẽ trả. Đúng hạn
Khoa đem 10 tờ tiền 500.000 đồng trả cho Ngân. Ngân có đếm lại trước mặt Khoa
đủ 10 tờ rồi mới nhận và Khoa đi về. Đêm hôm đó, Ngân đem tiền ra đếm lại thì
phát hiện Khoa đưa dư một tờ tiền 500.000 đồng. Ngân đem chuyện này kể cho
Châu nghe và dặn Châu đừng kể cho ai nhé, hết dịch sẽ dẫn Châu đi uống trà sữa
bằng số tiền này. Châu đem chuyện này kể cho Khoa nghe đồng thời up lên group
lớp để mọi người cảnh giác. Khoa biết chuyện đến yêu cầu Ngân trả lại 500.000
đồng tiền dư. Ngân không đồng ý trả vì cho rằng đã đếm lại trước mặt Khoa và
việc Khoa đưa nhầm là lỗi của Khoa thì ráng mà chịu. Hơn nữa, hợp đồng cũng đã
kết thúc. Đọc điều 275 và Điều 181 và cho biết ai đúng ai sai, vì sao? Có phát sinh
nghĩa vụ gì trong trường hợp này hay không?

-) Việc chiếm hữu của Ngân là chiếm hữu không ngay tình (điều 181 BLDS 2015)
do đó Ngân phải trả lại 500.000 cho Khoa
8. Sau khi sự việc xảy ra, Ngân hẹn Châu ra nói chuyện vì cho rằng Châu đã
hứa không nói với ai nhưng lại kể cho Khoa nghe và còn up lên group lớp là vì
sao?
Châu nói: “Tao thích!”
Ngân nói: “Mày tin tao đánh mày không?”
Châu nói: “Tao thách!”
Ngân tát Châu gãy 02 cái răng, chi phí điều trị hết 20 triệu đồng. Đọc
điều 584 và điều 590, cho biết có nghĩa vụ nào phát sinh trong trường
hợp này không? Vì sao?

-) Ngân phải bồi thường cho Châu (Điều 584)


9. Ánh đang đi trên đường thì thấy Châu nằm trên vệ đường bị thương rất nặng,
xung quanh không người qua lại, máu chảy rất nhiều, Ánh vội vàng chở Châu vào
cấp cứu tại bệnh viện X. Bệnh viện cấp cứu chữa trị với điều kiện phải được được
thanh toán trước một phần viện phí là 10 triệu đồng. Vì lòng tốt, Ánh đã chi trả số
tiền này. Sau khi xuất viện, Châu đến tìm Ánh để cảm ơn. Ánh yêu cầu Châu trả lại
cho mình 10 triệu tiền đã ứng trước đó và thêm 500.000 đồng tiền công chở vào
bệnh viện. Châu không đồng ý bỏ về. Tức mình, Ánh đem chuyện này đăng lên
group lớp. Đọc Điều 574 và tiếp theo, hãy tư vấn để Ánh biết mình đúng hay sai,
vì sao?
(Khoản 2 Điều 33)
-) Việc Ánh đưa Châu vô bệnh viện không phải là thực hiện công việc không có ủy
quyền bởi căn cứ khoản 2 điều 33 thì Ánh phải có nghĩa vụ đưa Châu vào bệnh
viện nên Ánh sẽ không được đòi thủ lao

- Việc Ánh ứng trước tiền bệnh viện cho Châu là việc thực hiện công việc
không có ủy quyền (phù hợp với điều 574) nên Châu phải có nghĩa vụ trả lại khoản
tiền ứng trước cho Ánh (Khoản 1 điều 576)

Phân loại nghĩa vụ

Nghĩa vụ riêng rẽ (xem trong giáo trình)

Nghĩa vụ liên đới

-) Nghĩa vụ liên đới: Người có quyền có quyền chỉ định người bồi thường toàn bộ

1. Ngân rủ Châu và Ánh đi đánh Đức. 3 người bàn bạc,


thống nhất, phân chia nhiệm vụ rồi tìm đến nhà Đức, đánh Đức
điều trị hết 60 triệu đồng. Công an tiến hành điều tra và bắt
được Ngân. Ánh đã bỏ trốn sang Campuchia, Châu bị chết
trong một tai nạn giao thông. Tòa án nhận định lỗi của 3 người
là như nhau. Căn cứ vào Điều 587, Điều 288 để yêu cầu Ngân
bồi thường toàn bộ 60 triệu thì đúng hay không, vì sao?

-) Được yêu cầu Ngân bồi thường toàn bộ 60 triệu đồng

Sau yêu cầu đó thì Ngân được yêu cầu 2 người khác bồi thường cho mình (nghĩa
vụ liên đới)

2. Anh A là nhân viên ngân hàng X. Ngân hàng yêu cầu A chở tiền đến cho nhà
khách hàng là B nhưng dặn là đi đường khác do tuyến đường thường đi đang sửa
chữa, dễ gây tai nạn. Do đoạn đường mới xa hơn mà A lại làm biếng nên quyết
định đi đường cũ không may bị sập cầu gây tai nạn. Đọc Điều 597 và cho biết ngân
hàng X hay anh A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

-) Ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường và ngân hàng được yêu cầu anh A
hoàn lại do anh A làm trái với yêu cầu của Ngân hàng (nghĩa vụ hoàn lại)
3. A và B đều 12 tuổi thường đi bộ đến trường cùng nhau. Một hôm trên đường
đi học về, A rủ B đi đốt nhà của Ngân, thiệt hại hết 500 triệu đồng. Đọc Điều 586
và cho biết ai phải chịu trách nhiệm bồi thường.
-) Cha mẹ có trách nhiệm bồi thường
Giả sử A và B 16 tuổi thì câu trả lời có khác không.

-) Bồi thường trong khoản tài sản A và B có và phần còn lại do cha mẹ chịu trách
nhiệm bồi thường thay cho A và B ( nghĩa vụ bỏ sung)
Giả sử A và B 19 tuổi thì câu trả lời có khác không?

-) Tự bồi thường
4. Đọc Slide phần 4.1 và 4.2 và trả lời tình huống sau đây. A cho B vay 1 tỷ
đồng, thời hạn vay là 12 tháng, bắt đầu từ ngày 13.1.2020 đến ngày 13.1.2021 lãi
suất là 2%/tháng. A sẽ nhận cả gốc và lãi tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
08/2020, A nhận được giấy thông báo của lãnh sự quán Hoa Kỳ là hồ sơ định cư
của A đã hoàn tất. A tiến hành giải quyết tất cả các công việc và bán các tài sản ở
Việt Nam để đi định cư. 09/2020, A tìm đến B thỏa thuận thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi
(lãi tính đến tháng 09/2020). B không đồng ý trả vì cho rằng nợ chưa đến hạn.
B đúng hay sai?
A có thể ủy quyền cho C ở lại Việt Nam đòi nợ thay mình hay
không. -) Có thể
A có thể chuyển giao quyền yêu cầu đòi nợ của mình cho C
được hay không?
Giả sử đáp án câu c là được thì việc chuyển giao này có cần sự
đồng ý của B hay không?
Giả sử tình huống như trên nhưng người đi định cư không phải
là A mà là B thì B có được quyền áp dụng Điều 370 để chuyển
giao nghĩa vụ sang cho C hay không? -) Được trong trường hợp
A đồng ý do ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của A
Một số trường hợp không được chuyển giao nghĩa vụ (Điều 371
liên quan đến nghĩa vụ về nhân thân)

-) Những trường hợp không được chuyển giao nghĩa vụ: Những nghĩa vụ liên quan
đến nhân thân

Thay đổi chủ thể trong nghĩa vụ

Chuyển giao quyền yêu cầu (Điều 365-371 BLDS 2015)


Đặc điểm:

- Không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ (khoản 2 Điều 365)

- Phải thông báo cho người có nghĩa vụ bằng văn bản (khoản 2 Điều 365)

- Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về việc thực
hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 367)

Thực hiện nghĩa vụ

Bài tập:

1. A ở TP.HCM, B ở HN thỏa thuận mua bán một căn nhà ở Đà Nẵng, hỏi địa
điểm thực hiện nghĩa vụ là ở đâu? -) đối với bất động sản, trước tiên là thỏa thuận,
nếu không có thỏa thuận thì tại nơi có bất động sản.

Giả sử A bán cho B một chiếc xe ô tô thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ ở đâu? -) đối
với động sản, trước tiên là thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận, tại nơi của người
có quyền -) quyền nhận tài sản. (Hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì
tiến hành thực hiện ở Hà Nội. Do A là người có quyền nhận tiền, có nghĩa vụ giao
xe. B có quyền nhận xe và có nghĩa vụ trả tiền)

2. Thực hiện nghĩa vụ trễ hẹn sẽ phải chịu chế tài. Ví dụ trả nợ trễ sẽ bị phạt tiền
lãi. Vậy thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn có được không? Vì sao? -) Không, phải
thực hiện đúng thời hạn nếu không sẽ ảnh hướng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác

3. A thỏa thuận bán cho B một chiếc xe SH màu đen do VN sản xuất năm 2020,
có số máy là 9999 với giá là 120 triệu đồng. B đã đưa trước cho A 20 triệu đồng,
thỏa thuận 3 ngày sau sẽ đến lấy xe. Trong thời gian này, C đến và mua xe với giá
150 triệu đồng, A bán cho C. Đến hạn A giao cho B một chiếc xe khác hoàn toàn
giống như vậy chỉ khác số máy là 4444, B không đồng ý nhận vì cho rằng đã thỏa
thuận xe nào thì phải giao đúng xe đó. A cho rằng xe nào cũng là xe, không nhận
thì A trả lại 20 triệu đồng. Hỏi ai đúng ai sai? A sai -) Phải giao đúng đối tượng -)
Người bán sai, phải hoàn lại tiền cho người mua

Vật đặc định: Phân biệt được với nhau với số hiệu, màu sắc, kích thước

4. Đọc Điều 372 và cho ví dụ từ khoản 4 cho đến hết. Mỗi ví dụ tối đa 2 đến 3
câu.

Chấm dứt nghĩa vụ


Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ: Điều 372

You might also like