You are on page 1of 3

2.

2/ Các yếu tố cấu thành tội phạm:


2.2.1/ Chủ thể:
Khi nói đến chủ thể của tội phạm thì ta nói đến người thực hiện tội phạm hoặc là pháp
nhân thương mại thực hiện tội phạm. Trong Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định chủ thể
của tội phạm ngoài là cá nhân người phạm tội thì còn quy định cả pháp nhân thương mại
người phạm tội.
*Định nghĩa: Chủ thể của tội phạm là người (có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ
tuổi luật định) hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
=> Năng lực chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là điều kiện
tiền đề để khẳng định một người có thể có lỗi trong việc thực hiện một hành vi nguy hiểm
cho xã hội. Khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì bản thân người đó
phải có khả năng có lỗi, tức là có khả năng nhận thức được, điều khiển được cái hành vi,
hành động của mình thì khi đó pháp luật mới có thể buộc người đó chịu trách nhiệm hình
sự và người đó mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm.
Và khi có điều kiện cần là người đó có năng lực và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì
cần phải có thêm điều kiện đủ nữa là đã thực hiện một số phạm tội nhất định mà đã được
quy định trong Bộ Luật hình sự.
Tiêu chuẩn về tình trạng không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự:
1. Về y học: Mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm rối loạn tâm thần.
2. Về tâm lý: Tình trạng rối loạn tinh thần đến mức phải làm cho người đó mất khả
năng kiểm soát hoành vi hoặc mất khả năng điều khiển hành vi.
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Điều 12 Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ
những tội phạm mà Bộ luật này quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123,
134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250,
251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Ngoài ra còn có các chủ thể đặc biệt của tội phạm như: chức vụ, quyền hạn, nghề
nghiệp, tính chất công việc, nghĩa vụ phải thực hiện, tuổi tác, giới tính, quan hệ họ hàng,
gia đình,...
2.2.2/ Khách thể:
Trong Pháp luật hình sự, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ và bị tội phạm xâm hại.
n
Nhà Nước Quan hệ xã hội Người phạm tội
Ví Bảo vệ
quan trọng Xâm hại
(Luật hình sự) (Hành vi phạm tội)

Khách thể của


tội phạm

Ví dụ: Trong cuộc sống, quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của con người là
một quyền vô cùng quan trọng, nếu trong xã hội tính mạng và sức khỏe của con người
không được đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong
trường hợp này Nhà nước ban hành những quy định về quyền sống và được bảo vệ tính
mạng sức khỏe của con người. Nếu anh A đâm chết anh B thì anh A đã xâm phạm đến
quyền sống của anh B là quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ, thì quyền sống của anh B
là khách thể của tội phạm.
*Có 3 thể loại khách thể:
1. Khách thể chung: Là tổng hợp những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ
khỏi bị tội phạm xâm hại. Khách thể chung của tội phạm là những quan hệ xã hội
được xác định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017, cụ thể: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương
mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định
của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”
2. Khách thể loại: Là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy
phạm pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của một nhóm tội phạm. Có
14 khách thể loại, là căn cứ để phân loại tội phạm.
3. Khách thể trực tiếp: Là quan hệ xã hội cụ thể được Pháp luật hình sự bảo vệ và bị
một tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại.
Khách thể trực tiếp cũng là một trong những yếu tố cấu thành tội phạm. Mỗi một
tội phạm thì có một khách thể trực tiếp, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đặc
biệt mà một số tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp. Và cũng là căn cứ, cơ sở để
định tội danh của tội phạm.

You might also like