You are on page 1of 107

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt nam
hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp

8992

Chủ nhiệm đề tài: TS. Chu Văn Thăng


Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội
Mã số đề tài: 4113-QĐ/BYT

Năm 2009

1
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt nam hiện nay và
đề xuất mô hình quản lý phù hợp

Chủ nhiệm đề tài: TS. Chu Văn Thăng


Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội
Cấp quản lý: Bộ Y tế
Mã số đề tài: 4113-QĐ/BYT
Thời gian thực hiện: từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 400 triệu đồng
Trong đó: kinh phí SNKH 400 triệu đồng
Nguồn khác (nếu có) ………. triệu đồng

Năm 2009

2
Báo cáo kết quả nghiệm thu đề tài cấp Bộ
1. Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt nam
hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp
2. Chủ nhiệm đề tài:
TS. Chu Văn Thăng- Bộ môn Sức khỏe Môi trường- Trường ĐHYHN
1. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội
2. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế
3. Thư ký đề tài:
ThS. Lê thị Thanh Xuân- Bộ môn Sức khỏe Môi trường- Trường ĐHYHN
4. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có):
5. Danh sách những người thực hiện chính: là cán bộ của Bộ môn Sức
khỏe Môi trường, Trường Đại Học Y Hà Nội, bao gồm
• TS. Chu Văn Thăng
• TS. Vũ Diễn
• PGS. TS. Ngô Văn Toàn
• ThS. Lê thị Thanh Xuân
• CN. Đặng Ngọc Lan
• ThS. BSCKII. Lê thị Kim Thoa
• ThS. Trần Minh Hải
• ThS. Trần Quỳnh Anh
• CN. Hoàng thị Thu Hà
• ThS. Lê thị Hoàn
• ThS. Trần thị Thoa
• CN. Nguyễn Thu Hương
6. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài: Không
7. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009

3
Những chữ viết tắt
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSSKHS Chăm sóc sức khỏe học sinh
CVCS Cong vẹo cột sống
ĐB Đồng bằng
ĐN Đồng Nai
GDSK Giáo dục sức khỏe
HS Học sinh
KSK Khám sức khỏe
MN Miền núi
NCSK Nâng cao sức khỏe
PC Phòng chống
PT Phú Thọ
PVS Phỏng vấn sâu
QB Quảng Bình
SK Sức khỏe
SL Số liệu
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TT Thành thị
TTB Trang thiết bị
VS Vệ sinh
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
VSMT Vệ sinh môi trường
WHO Tổ chức y tế thế giới
YTDP Y tế dự phòng
YTTH Y tế trường học

4
Mục lục
Những chữ viết tắt .................................................................................................................4 
Mục lục ..................................................................................................................................5 
Danh mục bảng ......................................................................................................................7 
Danh mục hình.......................................................................................................................8 
Đặt vấn đề ..............................................................................................................................9 
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................12 
1.1. Tổng quan về y tế trường học ...................................................................................12 
1.1.1. Khái niệm về y tế trường học ............................................................................12 
1.1.2. Các cơ sở xây dựng trường học nâng cao sức khỏe ở Việt Nam [8,9,71] .........15 
1.1.3. Các văn bản pháp lý về y tế trường học tại Việt Nam .......................................16 
1.2 Lịch sử phát triển y tế trường học .............................................................................19 
1.3. Các nghiên cứu trên thế giới về y tế trường học.......................................................21 
1.3.1. Các nghiên cứu về thực trạng y tế trường học ...................................................21 
1.3.2. Các nghiên cứu về mô hình YTTH....................................................................22 
1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học......................................................27 
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................33 
2.1. Cách tiếp cận:...........................................................................................................33 
2.2. Thiết kế nghiên cứu: .................................................................................................33 
2.3. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu............................................................................33 
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................33 
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu..........................................................................................34 
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:...................................................................................35 
2.4.1. Nghiên cứu định tính: ........................................................................................35 
2.4.2. Nghiên cứu định lượng (áp dụng công thức mô tả cắt ngang)...........................36 
2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin .......................................................................................38 
2.7. Công cụ thu thập thông tin:.......................................................................................39 
2.8. Thời gian thu thập số liệu tại thực địa ......................................................................39 
2.9. Loại trừ sai số ...........................................................................................................39 
2.10. Tổ chức nghiên cứu: ...............................................................................................39 
2.11. Xử lý và phân tích số liệu .......................................................................................40 
2.12. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................................40 
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................41 
3.1. Thực trạng hoạt động YTTH .....................................................................................41 
3.1.1. Điều kiện pháp lý...............................................................................................41 
3.1.2. Điều kiện thực hiện YTTH: ...............................................................................44 
3.1.3. Nhân lực thực hiện:............................................................................................46 
3.1.4. Các chương trình y tế trường học đã thực hiện .....................................................52 
3.1.5. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học sinh..........................................................54 
3.2. Cơ chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y tế trường học
trong các trường phổ thông hiện nay ..............................................................................60 
3.2.1. Kết quả thu thập số liệu sẵn có ..........................................................................60 
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính.............................................................................62 
3.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình phối hợp giữa các ban ngành: ..............64 
3.3. Đề xuất mô hình quản lý nâng cao sức khỏe trường học .........................................66 
3.3.1. Kết quả phỏng vấn cán bộ YTTH:.....................................................................66 

5
3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính:............................................................................67 
3.3.3. Đề xuất mô hình quản lý công tác YTTH..........................................................68 
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ................................................................................................71 
4.1. Hoạt động y tế trường học ........................................................................................71 
4.2. Những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác y tế trường học.......80 
4.2.1. Nguồn tài chính hạn hẹp: ...................................................................................80 
4.2.2. Nguồn nhân lực thiếu và không chuyên: ...........................................................80 
4.2.3. Trang thiết bị, cơ sở vật chất: ............................................................................82 
4.2.4. Cơ chế chính sách: .............................................................................................82 
4.2.5. Công tác BHYT học sinh:..................................................................................83 
4.3. Cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác YTTH: .................................................85 
4.5. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ......................................................................89 
KẾT LUẬN..........................................................................................................................90 
1. Thực trạng về tổ chức quản lý và hoạt động y tế trường học trong các trường phổ
thông hiện nay..................................................................................................................90 
1.1. Điều kiện pháp lý:.................................................................................................90 
1.2. Điều kiện thực hiện:..............................................................................................90 
1.3. Người thực hiện: ...................................................................................................90 
1.4. Các hoạt động đã thực hiện: .................................................................................90 
2. Cơ chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y tế trường học hiện
nay....................................................................................................................................91 
3. Mô hình quản lý công tác y tế trường học phù hợp ở Việt nam: .................................91 
KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................................92 
Tài liệu tham khảo ...............................................................................................................93 

6
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Các chương trình y tế trường học ở Việt Nam (Nguồn thông tin: Bộ giáo dục và
Đào tạo, Bộ Y tế) .................................................................................................................28 
Bảng 2.1: Danh sách địa điểm nghiên cứu đã lựa chọn.......................................................34 
Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng mẫu nghiên cứu thực tế so với dự kiến lúc đầu ...................35 
Bảng 2.3: Số lượng học sinh đã phỏng vấn tại 3 tỉnh nghiên cứu .......................................38 
Bảng 3.1: Một số văn bản chính về y tế trường học ............................................................41 
Bảng 3.2: Điều kiện thực hiện hoạt động YTTH tại 27 trường phổ thông nghiên cứu tại 3
tỉnh .......................................................................................................................................44 
Bảng 3.3: Kinh phí cho công tác YTTH tại 3 tỉnh nghiên cứu............................................46 
Bảng 3.4: Nhân lực thực hiện công tác YTTH qua thu thập số liệu có sẵn.........................46 
Bảng 3.5: Kiến thức của cán bộ YTTH về 5 nội dung YTTH của Bộ Y tế.........................49 
Bảng 3.6: Kiến thức của cán bộ YTTH về 8 nhiệm vụ YTTH của Bộ Y tế........................50 
Bảng 3.7: Số huyện thực hiện các chương trình YTTH trong giai đoạn 2001-2006...........52 
Bảng 3.8: Phân bố nơi khám chữa bệnh đầu tiên của học sinh sử dụng dịch vụ y tế cho lần
ốm gần nhất trong 2 tuần qua theo vùng..............................................................................57 
Bảng 3.9: Ban chỉ đạo về YTTH theo các cấp.....................................................................60 
Bảng 3.10: Các ban ngành đoàn thể tham gia vào công tác YTTH theo các cấp (tỉnh,
huyện, xã).............................................................................................................................60 
Bảng 3.11: Sự sẵn có hướng dẫn bằng văn bản về cơ chế phối hợp....................................61 
Bảng 3.12: Sự sẵn có của văn bản hướng dẫn thực hiện công tác YTTH tại các đơn vị
nghiên cứu............................................................................................................................61 
Bảng 3.13: Tổng hợp ý kiến của các đối tượng phỏng vấn sâu về các đơn vị thực sự tham
gia vào công tác YTTH năm học 2007 – 2008 ....................................................................62 
Bảng 3.14. Văn bản hướng dẫn cơ chế phối hợp hoạt động YTTH cấp huyện năm học 2007
– 2008 .................................................................................................................................63 
Bảng 3.15:Đề xuất của cán bộ YTTH về các hoạt động YTTH ..........................................66 
Bảng 3.16: Đề xuất mô hình quản lý công tác YTTH .........................................................69 
Bảng 4.1: So sánh giữa 4 nội dung của trường học nâng cao sức khỏe và thực tế triển khai
.............................................................................................................................................72 

7
Danh mục hình

Hình 3.1: Phân bố loại cán bộ YTTH nghiên cứu .......................................... 47


Hình 3.2: Phân bố trình độ cán bộ y tế trường học......................................... 48
Hình 3.3: Tỷ lệ % cán bộ YTTH và giáo viên được tập huấn về YTTH trong 5
năm qua ........................................................................................................... 51
Hình 3.4: Tỷ lệ % các hoạt động YTTH mà cán bộ YTTH thực hiện............ 53
Hình 3.5: Khả năng thực hiện các hoạt động YTTH của cán bộ YTTH ........ 54
Hình 3.6: Kiến thức của học sinh về khái niệm và nguyên nhân gây cận thị. 55
Hình 3.7: Tỷ lệ % học sinh thực hành cách phòng chống cận thị .................. 56
Hình 3.8: Tỷ lệ % học sinh thực hành hoạt động YTTH................................ 56
Hình 3.9: Tình hình ốm đau của học sinh trong 2 tuần qua............................ 57
Hình 3.10: Tình hình ốm đau của học sinh trong 2 tuần qua.......................... 58

8
Đặt vấn đề
Học sinh phổ thông chiếm gần 1/3 dân số, thuộc lứa tuổi trẻ, là tương
lai của đất nước. Vì thế sức khỏe của học sinh hôm nay có ý nghĩa là sức khỏe
của dân tộc mai sau.
Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh luôn là
mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày
23/02 năm 2005 của Bộ Chính trị về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ “cần củng cố, phát triển cơ sở y
tế trong các trường học trong cả nước, bố trí đầy đủ và nâng cao năng lực
chuyên môn cho cán bộ y tế trong các trường học, cải thiện điều kiện vệ sinh
môi trường học tập, đồng thời bảo đảm cơ bản nguồn lực cho các hoạt động y
tế các trường học”. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ
đã có chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 qui định vai trò cụ thể của
từng Bộ, Ban ngành trong công tác YTTH [17].
Cho tới nay, đã có rất nhiều văn bản, chỉ thị, quyết định do Thủ tướng
Chính phủ, hai Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đào tạo ban hành nhằm chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện nhằm tăng cường công tác y tế tại các trường học [3,5-9,
31, 71,78,79]. Mặc dù có nhiều quan tâm và nỗ lực của Đảng và Nhà nước,
của toàn xã hội, cho đến nay y tế trường học còn nhiều vấn đề cần được quan
tâm [71], [79].
Theo báo cáo tổng hợp tình hình y tế trường học năm 2002 của Bộ Y
tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về y tế trường học, trong đó 40/61
tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của liên Bộ Y Tế và Bộ
Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế – giáo dục hướng
dẫn các cấp thực hiện [79]. Chưa có tỉnh nào có đủ ban chỉ đạo y tế trường
học cấp huyện. Các hoạt động y tế trường học triển khai chưa nhiều, nơi có
triển khai cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh sạch đẹp,
cung cấp nước uống cho học sinh, các công trình vệ sinh có tiến bộ nhưng
cũng chỉ đạt khoảng 50% yêu cầu, công tác khám sức khoẻ định kỳ, quản lý
hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy định. Toàn quốc chưa có số
liệu chính thức về các bệnh trường học như cận thị và cong vẹo cột sống ở
học sinh [11, 71,78]
Có nhiều khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện hoạt động YTTH chưa
được giải quyết như vấn đề đội ngũ cán bộ y tế trường học, kinh phí cho hoạt
động y tế trường học, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục) chưa
được xác định rõ ràng, vấn đề bảo hiểm y tế học sinh chưa được cha mẹ học
sinh và các nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường nói chung và cơ
sở vật chất cho y tế trường học còn rất nghèo nàn. Những vấn đề này đã và

9
đang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả y tế trường học của
từng địa phương và cả nước [7, 11, 42, 69, 71, 78, 79].
Theo tài liệu sổ tay thực hành Y tế trường học của Bộ Y tế năm 2002
[40], y tế trường học gồm 5 nội dung là vệ sinh học đường, phòng chống các
bệnh truyền nhiễm, phòng chống các bệnh thường gặp khác, nha học đường
(chăm sóc vệ sinh răng miệng) và sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh. Tuy nhiên
việc thực hiện các nội dung này ở các trường học hiện nay còn chưa đồng
nhất và nhiều bất cập [71]. Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về sức
khỏe trường học, vệ sinh trường học của các tác giả như Trần Văn Dần [21-
26], Nguyễn Võ Kỳ Anh [1-2] nhưng nghiên cứu về các hoạt động YTTH cụ
thể, những khó khăn trong quá trình triển khai thì còn chưa được đầy đủ.
Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động y tế trường học
tại nước ta là một nhiệm vụ cần thiết, nó giúp cho các nhà quản lý và hoạch
định chính sách đẩy mạnh các hoạt động y tế trường học nhằm nâng cao sức
khỏe cho học sinh trong thời gian tới. Xuất phát từ lý do trên, Bộ Y tế giao
nhiệm vụ cho trường đại học Y Hà Nội thực hiện đề tài khoa học công nghệ
cấp Bộ mang tên “Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Nam
hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp” được thực hiện trong hai năm
2007-2009 tại ba tỉnh (Phú Thọ, Quảng Bình, Đồng Nai) thuộc ba miền của
đất nước.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả thực trạng về công tác tổ chức quản lý và hoạt động y tế trường học
trong các trường phổ thông hiện nay.
2. Phân tích cơ chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y
tế trường học hiện nay
3. Đề xuất mô hình quản lý công tác y tế trường học phù hợp ở Việt nam
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu như
sau:
1. Có những hoạt động nào về Y tế trường học đã được tiến hành? Hoạt động
nào tốt, hoạt động nào chưa tốt cần phải cải thiện? Những khó khăn, thuận
lợi trong khi tiến hành?
2. Trên thực tế hoạt động y tế trường học do cá nhân/tổ chức nào quản lý?
Quản lý bằng cách nào? Cơ chế quản lý này đã phù hợp chưa? Nếu có phù
hợp ở mức độ nào?
3. Các hoạt động y tế trường học đã hiệu quả chưa? Điểm tốt và chưa tốt của
các hoạt động này?

10
4. Hoạt động y tế trường học đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học
sinh chưa? Nếu có đáp ứng ở mức độ nào? Nếu chưa thì cần phải làm gì
thêm nữa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại trường học?
5. Đơn vị/tổ chức nào thực sự tham gia vào các hoạt động y tế trường học?
Ai điều phối hoạt động y tế trường học? Bằng cách nào? Những khó khăn,
thuận lợi trong quá trình phối hợp giữa các đơn vị/tổ chức là gì?
6. Các hoạt động y tế trường học hiện nay như thế đã phù hợp chưa? Cần
phải làm gì để đảm bảo công tác y tế trường học thật sự hiệu quả (cả về
quản lý và hoạt động)?
Giả thuyết nghiên cứu
1. Hệ thống y tế trường học hiện nay chưa rõ ràng về cơ chế quản lý
2. Hiệu quả của công tác y tế trường học chưa được đo lường
3. Chưa có số liệu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại các trường
phổ thông
4. Khả năng phối hợp liên ngành trong công tác y tế trường học chưa đồng
bộ, chưa rõ ràng
5. Chưa có mô hình quản lý công tác trường học ở Việt Nam có hiệu quả

11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về y tế trường học
1.1.1. Khái niệm về y tế trường học
Theo Tổ chức y tế thế giới Y tế trường học hay trường học nâng cao sức
khỏe là “trường học trong đó cả lời nói và việc làm đều có những hoạt động hỗ
trợ và cam kết thúc đẩy sức khoẻ toàn diện cho tất cả mọi thành viên trong
cộng đồng nhà trường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức”
[8,9, 10], [164]
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều tên gọi khác nhau về y tế
trường học. Tại Việt Nam, các thuật ngữ được sử dụng là y tế trường học, y tế
học đường, vệ sinh trường học, sức khỏe học đường, sức khỏe trường học và
trường học nâng cao sức khỏe [2, 6, 8-14, 17, 18, 20, 49-52, 71, 75-79]. Tuy
nhiên, văn bản chính thức thống nhất về tên gọi y tế trường học để dễ sử dụng
còn chưa đầy đủ.
Trên thế giới, thuật ngữ trường học nâng cao sức khỏe được sử dụng ở
các nước châu Âu, châu Á khu vực Thái bình dương và châu Mỹ Latin.
Thuật ngữ này được sử dụng có nghĩa tương tự như các thuật ngữ: chương
trình Y tế trường học phối hợp (coordinated school health programs), trường
học khỏe mạnh (healthy schools), nâng cao sức khỏe trường học (school
health promotion), trường học nâng cao sức khỏe (health promoting schools
HPS) và y tế trường học toàn diện (comprehensive school health). Khái
niệm này mô tả cách tiếp cận toàn diện (comprehensive approach) có sự
phối hợp liên ngành và các nhà giáo dục nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển
xã hội và giáo dục thông qua trường học [85, 95, 98-100, 102, 105, 110-120,
123, 125, 126, 128, 132, 139, 142, 146, 156, 163].
1.1.1.1. Nội dung Y tế trường học (YTTH)
Theo tổ chức y tế thế giới mô hình trường học nâng cao sức khỏe gồm bốn
nội dung hoạt động cơ bản. Các nội dung này liên quan và hỗ trợ lẫn nhau,
đó là nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường học, tổ chức các
dịch vụ sức khỏe trong trường học, xây dựng cơ sở vật chất và môi trường
học đường và thực hiện các chính sách nâng cao sức khỏe học đường [8-10,
156, 163]. Cụ thể các nội dung này như sau:
1. Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khoẻ trong trường học
• Lồng ghép giáo dục sức khoẻ vào trong các môn học chính khoá của
bậc học, cấp học, ngành học.
• Triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ qua các hoạt

12
động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể, pano, áp phích, khẩu hiệu, tranh,
ảnh… Biểu dương khen thưởng kịp thời người tốt, việc tốt.
• Tổ chức các hoạt động lồng ghép truyền thông giáo dục sức khoẻ giữa
nhà trường – gia đình và cộng đồng.
2. Tổ chức các dịch vụ sức khoẻ trường học
• Khám và sơ cứu những trường hợp ốm đau hoặc tai nạn.
• Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các trường hợp bị bệnh, lập
hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh. Đặc biệt cần quan tâm đến trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt (trẻ bị bỏ rơi, cô đơn, có vấn đề về tâm lý, hay bị
đánh đập…) để có biện pháp chăm sóc giúp đỡ.
• Triển khai các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu (như chương
trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống giun sán, phòng chống suy
dinh dưỡng)
• Thực hiện chương trình nha học đường và giáo dục nha khoa, mắt học
đường và giáo dục phòng chống tật cận thị.
• Có tủ thuốc, có thầy thuốc phục vụ thường xuyên tại phòng sức khoẻ
trường học (còn gọi là phòng y tế nhà trường).
• Tham gia bảo hiểm sức khoẻ học sinh.
3. Xây dựng cơ sở vật chất và môi trường học đường
• Lớp học có trang thiết bị đúng quy cách.
• Có sân chơi, bãi tập, dụng cụ phương tiện luyện tập thể dục thể thao đảm
bảo an toàn.
• Có công trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh.
• Đảm bảo có đủ nước uống sạch.
• Thu gom, xử lý rác và nước thải hàng ngày.
• Trồng cây ở sân, vườn trường.
• Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các trường học nội trú, bán
trú.
4. Thực hiện các chính sách nâng cao sức khoẻ học đường
• Không hút thuốc lá, uống rượu bia, lạm dụng ma tuý và chất kích thích.
• Không quan hệ tình dục sớm, lạm dụng tình dục.

13
• Không có hành vi bạo lực: đe doạ, đánh đập, ức hiếp học sinh.
• Không để xẩy ra các tai nạn thương tích đáng tiếc.
• Tiến hành xã hội hoá các hoạt động nâng cao sức khỏe trường học

1.1.1.2. Nhiệm vụ của cán bộ y tế trường học [5]


ƒ Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch
chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác y tế hàng năm.
ƒ Theo dõi và khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh
ƒ Sơ cấp cứu và xử lý các trường hợp tai nạn thương tích và bệnh tật khi
xảy ra ở trường học
ƒ Tổ chức các biện pháp giữ gìn vệ sinh, góp phần bảo vệ môi trường
trường học xanh-sạch-đẹp
ƒ Kiểm tra vệ sinh an toàn các cơ sở học tập, phương tiện đồ dùng dạy
học, nhà ăn, ký túc xá, các công trình vệ sinh, nước sạch
ƒ Triển khai các chương trình dự án về giáo dục chăm sóc sức khoẻ, vệ
sinh môi trường ở trong nhà trường
ƒ Quản lý sổ y bạ và các tài sản của phòng, trạm y tế
ƒ Tham gia đánh giá tình trạng sức khoẻ của học sinh, sinh viên

Trong nghiên cứu này sẽ bám sát 4 nội dung và 8 nhiệm vụ trên để mô tả
thực trạng YTTH tại các tỉnh nghiên cứu
1.1.1.3. Quyền lợi của cán bộ y tế trường học [5]
• Được hưởng chế độ đãi ngộ theo chính sách hiện hành quy định
cho cán bộ y tế cơ sở hoặc hưởng chế độ hợp đồng thỏa thuận giữa
nhà trường với bản thân
• Được tham dự các lớp huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn để nâng
cao trình độ nghiệp vụ
• Được tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến
để cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác

14
• Được tham gia các buổi sinh hoạt và các hoạt động khác như cán
bộ, giáo viên nhà trường
• Được mời giảng môn sức khỏe, tham gia tuyên truyền phòng dịch
bệnh cho học sinh, sinh viên và cán bộ giáo viên toàn trường về
các chủ đề chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
• Được xét khen thưởng theo qui định hiện hành của ngành Giáo dục
và Đào tạo và ngành Y tế
1.1.2. Các cơ sở xây dựng trường học nâng cao sức khỏe ở Việt Nam
[8,9,71]
Tại Việt Nam có rất nhiều lý do để trường học cần phấn đấu trở thành
trường học nâng cao sức khỏe, đó là:
• Sức khoẻ của thế hệ trẻ là một nhân tố quyết định hết sức quan trọng có
ảnh hưởng đến khả năng học tập, sáng tạo và phát triển năng khiếu của
các em khi đang học ở trường cũng như tương lai sau này.
• Học sinh là cầu nối hữu hiệu nhất giữa gia đình – nhà trường và cộng
đồng, nên nếu các em được chăm sóc, giáo dục sức khoẻ tốt sẽ ảnh
hưởng tích cực tới mọi người trong toàn xã hội.
• Việt Nam có số lượng học sinh đến trường cao. Trường học là nơi hầu
hết học sinh có thể tiếp cận với công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ.
• Các điều kiện vệ sinh của phương tiện học tập, môi trường học đường có
thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khoẻ của học sinh.
• Đầu tư cho chương trình y tế học đường sẽ là đầu tư có hiệu quả nhất để
nâng cao sức khoẻ học sinh và giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.
Chỉ thị 23/2006/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ đã đánh giá về công tác y tế trong các trường học hiện nay như sau [17]:
Mạng lưới y tế trường học từng bước được củng cố, các Trung tâm y
tế dự phòng Tỉnh đã có cán bộ theo dõi công tác y tế trong các trường học.
Một số chương trình phòng chống bệnh tật đã và đang được đưa vào một số
trường học như: phòng chống HIV/AIDS, phòng chống Sốt xuất huyết,
phòng chống Sốt rét, phòng chống giun sán, phòng chống Suy dinh dưỡng,
phòng chống tai nạn thương tích, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc răng
miệng... nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, công tác y tế trong các trường học vẫn còn tồn tại nhiều
khó khăn, bất cập. Mạng lưới cán bộ y tế trong các trường học thiếu về số
lượng, chưa đảm bảo chất lượng, hiện trên 80% số trường học trong cả nước
15
chưa có cán bộ y tế chuyên trách; điều kiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ
cho học sinh, sinh viên chưa đảm bảo do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị
và kinh phí hoạt động. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong công
tác chăm sóc sức khoẻ học sinh, sinh viên chưa chặt chẽ. Các khó khăn tồn
tại nêu trên đã dẫn đến sự gia tăng một số bệnh tật ở lứa tuổi học đường như
cận thị, cong vẹo cột sống, các bệnh về răng miệng, nhiễm giun sán, đặc biệt
có những bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời đã gây ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của học sinh, sinh viên.
1.1.3. Các văn bản pháp lý về y tế trường học tại Việt Nam
Cho tới nay có nhiều văn bản pháp lý về YTTH đã được xây dựng. Tuy
nhiên các văn bản này chủ yếu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, một số
ít các văn bản do các Bộ khác như Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính được
xây dựng qua thông tư liên tịch các Bộ (tên các văn bản trình bày ở dưới).
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008, nhiều văn bản pháp
quy về YTTH đã không đáp ứng được tình hình thực tế của sự phát triển
kinh tế thị trường và đòi hỏi thực tế của công tác giáo dục, chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe học sinh. Ngoài ra còn thiếu nhiều văn bản về tiêu chuẩn, quy
chuẩn để áp dụng cho việc khám phát hiện bệnh, tật lứa tuổi học đường,
phân loại thể lực; qui chuẩn về trường lớp, bàn ghế, ánh sáng cho từng cấp
học, bậc học theo các vùng miền khác nhau cũng như các tiêu chuẩn đánh
giá hoạt động của y tế trường học [11]. Nhìn chung từ khi chỉ thị
23/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Bộ Y tế, Bộ
Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ ngành khác có liên quan đã ban hành nhiều
văn bản pháp quy về các lĩnh vực như định biên cán bộ YTTH, tài chính cho
công tác YTTH, tổ chức phòng y tế trong các cơ sở giáo dục, phòng chống
bệnh dịch, vệ sinh môi trường, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm…. Các
văn bản trên đã thay thế những văn bản không đáp ứng được yêu cầu thực tế
về công tác này tại các trường học [11].
Các văn bản chính về YTTH đã được xây dựng cho đến nay bao gồm:
1. Thông tư liên bộ Y Tế, Giáo Dục số 32/ TTLB ngày 27/ 2/ 1964
hướng dẫn công tác vệ sinh trường học.
2. Chỉ thị 46/TTG ngày 2/ 6/ 1969 giao trách nhiệm cho các ngành các
cấp phối hợp thực hiện giữ gìn và nâng cao sức khỏe học sinh
3. Thông tư liên bộ 09/LB/YT-GD ngày 7/6/1973 hướng dẫn y tế trường
học, trong đó có phân cấp việc khám chữa bệnh và quản lí sức khỏe
học sinh từ tuyến y tế xã đến bệnh viện tỉnh, thành phố.
4. Thông tư liên bộ số 13/ LB-GD-YT ngày 9/ 6/ 1982 về việc đẩy mạnh
công tác vệ sinh trường học.
16
5. Thông tư số 23/TTLB-BYT-BGD&ĐT ngày 21/10/1987 liên Bộ Y tế-
Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác nha học đường
6. Chỉ thị số 10/GD-DT ngày 30/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc tăng cường phòng, chống AIDS và các tệ nạn xã hội
trong trường học
7. Chỉ thị số 08/GD-DT ngày 12/5/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc tăng cường công tác vệ sinh trong trường học
8. Năm 1998 có thông tư liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế số 40/
1998/ TTLT- BGDĐT- BYT ngày 14/ 7/ 1998 có hướng dẫn thực hiện
bảo hiểm y tế học sinh thay cho thông tư số 14/ TTLB ngày 19/
9/1994 của liên bộ GDĐT – YT.
9. Thông tư số 03/TTLB-BYT-BGD&DT ngày 1/3/2000 liên Bộ Y tế-
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác y tế trường học
10. Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18-4-2000 của Bộ trưởng Bộ
Y tế về việc ban hành Qui định về vệ sinh trường học. Nội dung của
bản quy định này bao gồm vệ sinh môi trường học tập, vệ sinh các
phương tiện học tập cuả trường học, vệ sinh các nhà ở, nhà ăn các
trường có học sinh nội trú, bán trú; quy định về kiểm tra, thanh tra xử
lí những trường hợp vi phạm.
11. Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học ban hành theo quyết
định số 14/ 2001/ QĐ- GDĐT ngày 3/ 5/ 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo trên cơ sở các văn bản pháp quy hướng dẫn về y tế
trường học được ban hành trong những năm đầu thế kỉ 21 này, hai
ngành Y tế – Giáo dục và Đào tạo từ trung ương đến địa phương đã
dẫn đến khôi phục và phát triển mạng lưới y tế trường học, triển khai
các hình thức nâng cao sức khỏe học sinh.
12. Chỉ thị số 36/GD-DT ngày 10/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc phòng, chống hút thuốc lá
13. Chỉ thị số 53/2003/CT-BGD&ĐT ngày 13/31/2003 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và
đào tạo
14. Chỉ thị số 54/2003/CT-BGD&ĐT ngày 24/31/2003 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc phòng chống tai nạn thương tích trong
các cơ sở giáo dục
15. Quyết định số 6728/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/31/2005 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch khẩn cấp của

17
ngành Giáo dục về phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại
dịch cúm A (H5N1) ở người
16. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02 năm 2005 của Bộ Chính trị về
việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới đã chỉ rõ “cần củng cố, phát triển cơ sở y tế trong các trường học
trong cả nước, bố trí đầy đủ và nâng cao năng lực chuyên môn cho
cán bộ y tế trong các trường học, cải thiện điều kiện vệ sinh môi
trường học tập, đồng thời bảo đảm cơ bản nguồn lực cho các hoạt
động y tế các trường học”
17. Quyết định 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện
nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02 năm 2005 của Bộ Chính trị
18. Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em quy định trách nhiệm của Bộ giáo dục và Đào tạo tại Điều 29,
khoản 6 “Hướng dẫn xây dựng tổ chức phòng y tế tại cơ sở giáo dục
mầm non, phổ thông tập trung nhiều học sinh, đảm bảo cán bộ y tế
thường trực có đủ trình độ chuyên môn, làm nhiệm vụ chăm sóc sức
khỏe cho học sinh tại trường và quản lý sức khỏe học sinh”
19. Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học
20. Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định
mức biên chế viên chức ở các cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn
21. Thông tư liên bộ số 35/2006/TTLB-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên
chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
22. Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21-11-2007 hướng dẫn khám sức
khỏe
23. Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 ban hành quy định
về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích
trong trường phổ thông
24. Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 8/3/2007 hướng dẫn sử dụng kinh
phí thực hiện công tác y tế trong các trường học
25. Chỉ thị số 56/2007/CT--BGDĐT ngày 02/10/2007 về tăng cường công
tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục

18
26. Thông tư liên tịch số 93/2007/TTLT/BNN-BYT-BGDĐT ngày
22/11/2007 hướng dẫn phối hợp giữa ba ngành Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 2006-2010
27. Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ trưởng Bộ
giáo dục Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích trong trường phổ thông
28. Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2007 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục Đào tạo ban hành quy định về công tác giáo dục chính trị,
đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên
29. Quyết định số 17/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/12/2007 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các
trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
30. Quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/12/2007 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các
trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
31. Thông tư số 13/2008/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế hướng
dẫn khám sức khỏe
32. Thông tư liên tịch của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo số
08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 8/7/2008 hướng dẫn công tác bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục
33. Quyết định số 1220/2008/YT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc ban hành Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong
Trạm Y tế của các đại học, học viện, các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề
34. Quyết định số 1221/2008/YT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc ban hành Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong
các phòng Y tế của các trường tiểu học, THCS, THPT, THPT có
nhiều cấp học
1.2 Lịch sử phát triển y tế trường học
Trường học từ lâu đã được coi là một môi trường quan trọng để nâng cao
sức khỏe và phát triển xã hội cho học sinh. Tại nhiều quốc gia, các trường
học công đầu tiên thường do các nhà thờ, các tổ chức từ thiện sáng lập nhằm
xã hội hóa công tác chăm sóc trẻ em (khi bố mẹ các em phải đi làm việc ở
các thành phố lớn). Về sau, giáo dục sức khỏe được giới thiệu trong các

19
trường học, lúc đầu do các cán bộ y tế nhằm phòng ngừa bệnh tật. Khi đó,
trường học được coi là nơi để chuyển tải các thông điệp về sức khỏe và thực
hiện các chương trình y tế dự phòng cho học sinh [139]. Sau đó, cách tiếp
cận nâng cao sức khỏe trường học thay đổi theo các bối cảnh giáo dục.
Trường học tích cực (Active schools), trường học không có thuốc (drug-free
schools) và trường học an toàn (safe schools) là ba ví dụ về các cách tiếp cận
thay đổi để giải quyết các vấn đề về sức khỏe và xã hội.
Một cách tiếp cận khác, kết hợp giữa dạy và học với cung cấp các dịch vụ y
tế dự phòng nhằm duy trì môi trường xã hội và thể chất lành mạnh trong
trường học được phát triển tại châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ 80 và 90
(Allensworth & Kolbe, 1987; Young & Williams, 1989). Cách tiếp cận đa
dạng này (multi-faceted approach) dẫn tới các khái niệm và nguyên lý về
nâng cao sức khỏe trong tuyên ngôn Ottawa (Tổ chức Y tế thế giới năm
1984 và 1986).

Khái niệm về nâng cao sức khỏe dựa vào trường học được phát triển khác
nhau tại các châu lục trên thế giới. Tại Châu Âu, y tế trường học được gọi là
trường học nâng cao sức khỏe (Young & Williams, 1989). Với sự hỗ trợ của
Ủy ban và Hội đồng Châu Âu, Mạng lưới châu Âu về trường học nâng cao
sức khỏe (viết tắt là ENHPS) được thành lập và hiện nay thực hiện ở trên 43
quốc gia tại châu lục này. Tại Bắc Mỹ, khái niệm Giáo dục Sức khỏe trường
học toàn diện (Comprehensive School Health Education) được sử dụng rộng
rãi từ những năm 1980 khi áp dụng cách tiếp cận dựa vào khung chương
trình (curriculum-focused approach). Sau đó, khái niệm này được mở rộng
vào những năm 1990 với cách tiếp cận toàn diện hơn (giải quyết nhiều vấn
đề sức khỏe bởi nhiều tổ chức, đơn vị ở nhiều cấp độ khác nhau) qua thực
hiện chương trình Y tế trường học phối hợp (coordinated school health
programs) [Kolbe 1993, TCYTTG 1991]. Khu vực Tây Thái Bình Dương
của Tổ chức Y tế thế giới phát triển “Hướng dẫn trường học nâng cao sức
khỏe” cho 32 đơn vị thành viên từ năm 1995 [TCYTTG 1996]. Các mô hình
tương tự cũng được phát triển như trường học nâng cao sức khỏe (Health
Promoting Schools HPS), Sức khỏe trường học phối hợp (Coordinated
School Health CSH) tại châu Mỹ Latin, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông,
Châu Á và châu Phi.

Tuy nhiên, cho tới nay, y tế trường học hay nâng cao sức khỏe trường học là
gì vẫn chưa được hiểu rõ ràng và điều này có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả và
tính bền vững của các mô hình y tế trường học. Năm 1997, nhóm chuyên gia
TCYTTG đã tổng kết một số điều hiểu chưa rõ về khái niệm này. Đó là:
YTTH là một kết quả (một trường học khỏe mạnh), một cách tiếp cận toàn

20
diện (nhấn mạnh vào sự tham gia của các đơn vị khác nhau nhằm giải quyết
các vấn đề sức khỏe khác nhau ở các cấp độ), mang lại nhiều giá trị (dựa
trên cách nhìn nhận toàn diện về sức khỏe), một chương trình dự phòng các
vấn đề cụ thể (các can thiệp phối hợp nhằm phòng ngừa một vấn đề cụ thể)
hoặc sự phối hợp các chương trình và dịch vụ (nhằm giải quyết các vấn đề
sức khỏe hay nâng cao sức khỏe nói chung?)? Rõ ràng, các hiểu biết về các
lĩnh vực này đã dẫn đến việc đo lường sự thành công và chiến lược về
YTTH khác nhau [161, 162, 164].

Gần đây, có nhiều bằng chứng về tính hiệu quả và bền vững của các chính
sách và chương trình về nâng cao sức khỏe và giáo dục, và các hiểu biết về
trường học cũng được chú ý hơn. Các hiểu biết này đặt ra các nhu cầu xây
dựng năng lực hệ thống, các tổ chức, các nhà chuyên môn để thực hiện các
chương trình y tế trường học. Hơn nữa, hoạt động chính của trường học là
dạy học, chứ không phải là y tế, vì vậy chúng ta không thể coi trường học
đơn thuần là nơi tiếp nhận các thông điệp và tài liệu về sức khỏe [139, 140].

Các nghiên cứu và chính sách về YTTH hiện nay tập trung nhiều vào mô
hình cải tiến, thay đổi hệ thống và các yếu tố thực tiễn như các đặc trưng cá
nhân, gia đình và xã hội có ảnh hưởng tới môi trường trường học (hoặc nâng
cao hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe). Chính vì vậy, các chương trình và
chính sách hiện nay thường lặp đi lặp lại (iterative) hơn là theo chỉ thị,
hướng dẫn (directive) và nghiên cứu hay đánh giá mô hình YTTH hiện nay
thường bao gồm nhiều mặt (multi-layered) hơn là chỉ tập trung vào những
can thiệp đang kiểm soát (controlled) và thường không bền vững (non-
sustainable) [139].

1.3. Các nghiên cứu trên thế giới về y tế trường học


1.3.1. Các nghiên cứu về thực trạng y tế trường học
Cho tới nay đã có một số nghiên cứu thực trạng y tế trường học trên thế giới.
Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng y tế trường học nhằm
xây dựng mô hình y tế trường học [114, 117, 128, 142, 145, 147, 150].
Nghiên cứu của tác giả Lee A- Trung quốc năm 2007 [114] các vấn đề phát
hiện ở học sinh phổ thông bao gồm các vấn đề về tinh thần, thói quen ăn
uống không có lợi cho sức khỏe, ít hoạt động thể chất và các hành vi có
nguy cơ dẫn tới những tai nạn thương tích có chủ đích và không có chủ đích
cho học sinh và các tỷ lệ này đều cao hơn ở các học sinh THCS. Kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu các chính sách y tế ở trường học và các
dịch vụ y tế không sẵn sàng tiếp cận cho học sinh và giáo viên, và thiếu các
nhân viên được đào tạo về nâng cao sức khỏe [Lee A, 2007]. Tác giả cũng
21
nhấn mạnh sự thành công của mô hình YTTH phù thuộc rất nhiều vào hiểu
biết của giáo viên về mô hình này [114].
Năm 2001, Tổ chức PAHO tiến hành một nghiên cứu trên 19 nước Mỹ Latin
đánh giá thực trạng và xu hướng mô hình trường học nâng cao sức khỏe
trong khu vực nhằm xây dựng các chương trình hoạt động giáo dục và nâng
cao sức khỏe ở các cấp độ khác nhau (cấp vùng, cụm và quốc gia). Kết quả
nghiên cứu này đã cung cấp các thông tin về lập kế hoạch quốc gia và xây
dựng chính sách, cơ chế điều phối liên ngành để hỗ trợ nâng cao sức khỏe tại
trường học, cách thành lập và sự tham gia của các mạng lưới quốc gia và
quốc tế về YTTH và mức độ chia sẻ thông tin chiến lược này [100]. Để mô
hình y tế trường học thành công thì nhất thiết phải có sự tham gia của toàn
xã hội, nhằm huy động các nguồn lực và vật lực cần thiết để thực hiện nâng
cao sức khỏe trong các trường học [97-100, 110].
Một số nghiên cứu trên thế giới cho kết luận là công tác y tế trường học có
sự khác biệt theo vùng (nông thôn và thành thị). Nghiên cứu của Noriko
Yoshimura và cộng sự gần đây ở Lào [128] tại 138 trường phổ thông vùng
thành thị, ngoại ô và nông thôn thông qua tiến hành phỏng vấn học sinh lớp
5, hiệu trưởng, người bán hàng rong, cộng đồng và quan sát môi trường
trường học cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về y tế trường học giữa các khu
vực này. Các trường ở khu vực thành thị và ngoại ô có điểm số cao hơn các
trường ở nông thôn về kỹ năng sống và sức khỏe cá nhân, môi trường trường
học khỏe mạnh và phòng, chống bệnh thông thường. Tuy nhiên các trường ở
vùng nông thôn và ngoại ô lại có kết quả tốt hơn các trường ở thành thị về
một số câu hỏi có liên quan đến quan hệ đối tác giữa trường học và cộng
đồng [129]
1.3.2. Các nghiên cứu về mô hình YTTH
Từ thế kỉ thứ 19 nhiều nước ở châu Âu đã có những chủ trương và phương
pháp thực hiện y tế trường học. Các nhà nghiên cứu tập trung vào việc thống
kê xây dựng trường sở và bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn vệ sinh trong lĩnh
vực này.
Năm 1877 giáo sư Babinski đã cho xuất bản cuốn sách giáo khoa về vệ sinh
học, giáo sư nhãn khoa Breslauer, giáo sư Herman Cohn từ năm 1864 đã
nghiên cứu sự tăng nhanh bệnh cận thị học đường có liên quan đến chiếu
sáng [71].
Trong những năm cuối thế kỉ thứ 19 hệ thống y tế trường học đã phát triển
và các bác sĩ, y tá học đường với nhiệm vụ khám sức khỏe đinh kì và khám
chuyên khoa. Trọng tâm công tác y tế trường học là phòng chống bệnh dịch
và tổ chức quản lí công tác tiêm chủng.
22
Đến thế kỉ 20 đã có sự cộng tác chặt chẽ giữa bác sĩ học đường với các cơ sở
phòng lao và đã đánh dấu một bước tiến bộ theo đường lối dự phòng.
Từ năm 1960 người ta đã phát hiện ra hiện tượng gia tốc phát triển cơ thể
trẻ em ở lứa tuổi học đường. Những công trình nghiên cứu về sự mệt mỏi
của trẻ em trong học tập đã được trình bày tại hội nghị quốc tế ở Tây Ban
Nha và sự thống nhất tổ chức y tế học đường và vệ sinh học đường cũng
được đề cập tới. Những công trình nghiên cứu về xây dựng trường sở, chiếu
sáng và trang thiết bị đồ dùng học tập giảng dạy đặc biệt là những nghiên
cứu về bàn ghế học sinh đã được chú trọng tới.
Năm 1981 Vermer Kneist, viện vệ sinh xã hội Cộng Hòa Dân Chủ Đức đã
công bố mô hình xây dựng y tế trường học với nhiệm vụ của thầy thuốc học
đường và mối liên quan của các tổ chức xã hội [71].
Edith Ockel (1973) nghiên cứu về gánh nặng của trẻ em trong học tập và chỉ
rõ những em có hiệu suất học tập thấp có sự diễn biến về huyết áp và tần số
mạnh khác với trẻ em trung bình và với trẻ em có hiệu suất học tập cao trong
giờ học và đã đề xuất cải thiện chế độ học tập nhằm nâng cao hiệu suất trong
học tập [59].
Những nghiên cứu về sức chịu đựng về sinh lí của trẻ em trong luyện tập thể
dục thể thao đã đưa ra những quy định chế độ luyên tập riêng cho những học
sinh bị bệnh mãn tính như tim mạch, hô hấp...và giờ đây vệ sinh đã được
đưa vào thành môn học chính khóa ở các trường phổ thông trên thế giới.

Nhằm đẩy mạnh công tác y tế trường học, năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới
đã xây dựng sáng kiến y tế trường học toàn cầu (Global School Health
Initiatives) [157] nhằm tăng số lượng các “trường học nâng cao sức khỏe”
(Health-Promoting Schools) [163]. Sáng kiến này nhằm mục đích nâng cao
sức khỏe cho học sinh, cán bộ trường học, gia đình và thành viên của cộng
đồng thông qua trường học. Mục tiêu của sáng kiến này là phối hợp sự nỗ
lực của hai ngành y tế và giáo dục trong việc nâng cao sức khỏe cho học
sinh dựa vào trường học [100, 108, 110-113, 163]. Mặc dù có nhiều định
nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi nước, một
trường học nâng cao sức khỏe được hiểu là trường học có môi trường khỏe
mạnh để sinh hoạt, học tập và làm việc [158], [163-166]. Mô hình trường
học nâng cao sức khỏe và sáng kiến YTTH toàn cầu được xây dựng dựa trên
cách tiếp cận toàn diện. Cơ sở để Tổ chức Y tế thế giới xây dựng ra sáng
kiến này là dựa vào tuyên ngôn Ottawa [159, 160] về nâng cao sức khỏe
(1986), tuyên bố Jakarta tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về nâng cao sức khỏe
(1997) và đề xuất của nhóm chuyên gia TCYTTG về giáo dục và nâng cao
sức khỏe trường học toàn diện (1995) [162, 164]. Các thành phần chính của
23
mô hình bao gồm: khung chương trình, danh tiếng của trường học, môi
trường thể chất, các chính sách và hoạt động trường học, các dịch vụ YTTH
và quan hệ giữa trường học-gia đình-xã hội. Mô hình trường học nâng cao
sức khỏe đã được chấp nhận trên toàn thế giới, đã và đang được áp dụng từ
những năm 1990 ở nhiều nước trên thế giới như Úc (1997), Mỹ (2005),
Hồng Kông (2001), Lào (2006) và Việt Nam (2001)… [91-95, 100, 117,
139, 128].

Các nghiên cứu đánh giá về mô hình trường học nâng cao sức khỏe (health
promoting school viết tắt là HPS) cho thấy mô hình này thực sự có tác động
tốt tới việc nâng cao sức khỏe cho học sinh [93, 94, 110-113, 115-117, 100,
128]. Mô hình đã góp phần nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật từ đó
giảm gánh nặng bệnh tật cho học sinh, đặc biệt là những bệnh lây nhiễm
[110,117], tăng cường kết quả học tập [110] và quan hệ giữa trường học-xã
hội/cộng đồng và nhà trường-gia đình tốt hơn [94]. Nhìn chung, y tế trường
học góp phần nâng cao hiệu quả về cả sức khỏe và kết quả học tập của học
sinh.

Nghiên cứu của tác giả Lee A- Trung quốc 2009 [110] cho thấy cách tiếp
cận mô hình nâng cao sức khỏe trường học thực sự có hiệu quả trong việc
nâng cao sức khỏe, từ các hoạt động thể chất đến thói quen ăn uống và sức
khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, các trường học tham gia mô hình này đã có
những thay đổi đáng kể về văn hóa, tổ chức có lợi cho việc nâng cao sức
khỏe. Các trường học tham gia mô hình YTTH đều báo cáo là có các chính
sách YTTH tốt hơn, có sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn và có môi
trường vệ sinh tốt hơn các trường học không tham gia mô hình này. Hơn
nữa, học sinh của các trường có mô hình YTTH có các hành vi sức khỏe tốt
hơn học sinh các trường khác. Mô hình nâng cao sức khỏe trường học có
khả năng lồng ghép với hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, giúp cho các
dịch vụ y tế dành cho trẻ em thực hiện trong trường học nhiều hơn và tập
trung cho các em hơn. Một mô hình mới liên kết giữa mô hình YTTH và
một số thành tốt của chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể được xây dựng nhằm
cung cấp các dịch vụ về nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật thân
thiện với học sinh hơn [110].

Nghiên cứu cắt ngang của tác giả Lee A và cộng sự so sánh tác động của mô
hình trường học nâng cao sức khỏe cho thấy học sinh ở các trường có áp
dụng mô hình này có kiến thức, thái độ và thực hành tốt hơn học sinh ở các
trường không áp dụng mô hình này về vệ sinh cá nhân, kiến thức về sức
khỏe và vệ sinh cũng như tiếp cận thông tin y tế. Các trường học nâng cao
sức khỏe có chính sách y tế trường học tốt hơn, có sự tham gia của cộng
24
đồng cao hơn và có môi trường trường học vệ sinh hơn các trường không áp
dụng mô hình này. Nhìn chung, học sinh ở các trường học nâng cao sức
khỏe có các hành vi sức khỏe tốt hơn, có kết quả học tập tốt hơn các trường
khác [111, 117].

Bên cạnh đó, các mô hình YTTH khác cũng được xây dựng và phát triển
gồm chương trình “y tế trường học phối hợp” tại Mỹ, mô hình phần thưởng
trường học khỏe mạnh tại Phần Lan, mô hình phần thưởng trường học khỏe
mạnh tại Hồng Kông năm 2001 và mạng lưới YTTH quốc tế tại Canada năm
2005. Nhìn chung, các mô hình này tập trung nhiều vào làm thế nào để thực
hiện giáo dục và nâng cao sức khỏe trong trường học [105-106].

Trung tâm giáo dục và nâng cao sức khỏe của Hồng Kông, Trung quốc đã
tiến hành thực hiện mô hình phần thưởng trường học khỏe mạnh vào năm
2001 (the Hong Kong Healthy Schools Award (HKHSA)). Mô hình phần
thưởng trường học khỏe mạnh tại Hồng Kông (The Hong Kong Healthy
Schools Award Scheme HKHSA) nhằm mục đích nâng cao năng lực cán bộ,
giáo dục cha mẹ, huy động sự tham gia của toàn bộ cộng đồng, và tăng
cường sự phối hợp liên ngành nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh, cha
mẹ, giáo viên, và cộng đồng. Khái niệm mô hình này rất phù hợp với các tài
liệu nghiên cứu về hiệu quả và phát triển xây dựng trường học [117]. Nghiên
cứu của tác giả Lee A năm 2007 cho thấy các trường học áp dụng mô hình
này đạt các tiêu chuẩn trường học nâng cao sức khỏe cao hơn và cách tiếp
cận toàn bộ này (holistic approach) giúp cho việc giải quyết các vấn đề xã
hội và y tế hơn là cách tiếp cận nâng cao sức khỏe theo chủ đề hay theo từng
trường học cụ thể. Các trường học áp dụng mô hình từ trên xuống
(prescriptive approach) thường ít hiệu quả [113].

Nhìn chung mô hình nâng cao sức khỏe trường học và Mô hình phần thưởng
trường học khỏe mạnh (Healthy Schools Award Schemes) áp dụng tại một
số nước đã có thay đổi tích cực về hành vi sức khỏe cũng như văn hóa và tổ
chức của trường học [113].
Nghiên cứu của tác giả Martin C.S. Wong và cộng sự năm 2005 tại Trung
Quốc trên 1408 học sinh, 891 bố mẹ và 91 cô giáo cho thấy các học sinh ở
trường có tham gia mô hình YTTH có điểm số cao hơn các học sinh các
trường không tham gia [123]. Không có sự khác biệt về điểm số giữa cha mẹ
ở hai loại trường này. Các giáo viên ở trường có mô hình YTTH có điểm số
cao hơn có ý nghĩa thống kê các giáo viên ở trường khác khi báo cáo về các
chính sách y tế (p=0,023), Môi trường xã hội (p=0,049), Quan hệ Trường
học-Cộng đồng (p=0,048), Xây dựng kỹ năng cá nhân (p=0,008) và Đối tác
và các dịch vụ y tế (p=0,047). Các học sinh và giáo viên trường THCS có
25
mô hình YTTH có điểm số về tính mềm dẻo (resilience) cao hơn học sinh và
giáo viên các trường khác. Nhìn chung mô hình nâng cao sức khỏe trường
học hay YTTH do Tổ chức y tế Thế giới đã đem lại những thay đổi tích cực
cho học sinh và giáo viên và khái niệm về mô hình có hiệu quả trong việc
xây dựng tính mềm dẻo (resilience) trong các bên liên quan của trường học
[123]
Mô hình trường học khỏe mạnh (The School Well-being Model) được xây
dựng dựa trên lý thuyết xã hội hạnh phúc của Allardt. Nghiên cứu của tác
giả Konu A năm 2002 đánh giá mô hình này cho thấy sự khỏe mạnh được
gắn kết giữa giảng dạy và giáo dục, giữa học tập và thành tích đạt được. Các
chỉ số đo lường sự khỏe mạnh (well-being) được chia làm 4 nhóm: điều kiện
trường học (cần có), mối quan hệ xã hội (yêu thương), các công cụ tự đánh
giá việc thực hiện (triển khai) và tình trạng sức khỏe [106]. Mô hình này chú
ý tới ảnh hưởng của gia đình học sinh tới cộng đồng xung quanh. So với các
mô hình khác, mô hình này có sự khác biệt về sử dụng khái niệm khỏe mạnh
(well-being concept), khái niệm về sức khỏe (sự xuất hiện các triệu chứng,
bệnh tật ở học sinh) và công cụ tự đánh giá việc thực hiên (self-fulfilment)
(khả năng mà mỗi học sinh có thể học tập theo nguồn lực và năng lực của
các em). Nghiên cứu của chính tác giả năm 2006 trên 1346 học sinh và 69
lớp học từ lớp 7 đến lớp 9 tại Phần Lan cho thấy các điều kiện trường học đã
có nhiều thay đổi tiến bộ như hệ thống thông khí, công trình vệ sinh và nhiệt
độ. Về mối quan hệ xã hội, mối quan tâm của giáo viên là học sinh đang học
như thế nào và cách đối xử của giáo viên với học sinh cần được chú trọng
hơn nữa. Về năng lực thực hiện, sự tham gia của học sinh trong các hoạt
động phát triển trường học là yếu tố quan trọng cần thay đổi. Các triệu
chứng mà học sinh hay mắc phải là đau đầu và mệt mỏi. Mô hình trường học
khỏe mạnh có hiệu quả thực sự khi có sự thay đổi về tình trạng khỏe mạnh
giữa các lớp học và dựa trên các kết quả thu được, các cán bộ trường học địa
phương đã có thể xây dựng phát triển trường của họ tốt hơn nữa [105]
Một số quốc gia trên thế giới đã xây dựng tiêu chuẩn trường học khỏe mạnh
toàn quốc (National Healthy School Standard) như Anh [155]. Một nghiên
cứu đánh giá mô hình này ở Anh năm 2005 cho thấy mặc dù có rất nhiều
hoạt động YTTH được các nhà chuyên môn về y tế, giáo dục thực hiện
nhưng vẫn có rất nhiều ca thán về vấn đề này. Nhận thức về giá trị các công
việc y tế phụ thuộc rất nhiều vào các đặc trưng của trường học (tiểu học hay
THCS, chất lượng các mối quan hệ xã hội, chất lượng giảng dạy, sự tham
gia của học sinh và cha mẹ trong các hoạt động của trường học [155]
Mạng lưới YTTH quốc tế tại Canada do các nghiên cứu viên, các nhà lập
chính sách và các tổ chức phi chính phủ sáng lập năm 2005 đã cung cấp,
chia sẻ các thông tin về y tế trường học thông qua các trang điện tử, thông
26
tin điện tử… [125, 126, 139]. Sáng kiến này được thành lập dựa trên vấn đề
là không có cơ chế toàn cầu về phối hợp liên ngành trong YTTH. Ví dụ như
các đơn vị giáo dục với các cơ sở y tế, các nghiên cứu viên với các cán bộ
nhà nước…. Hiện nay trang web điện tử của mạng lưới này đã thực hiện
nhằm cung cấp kịp thời những thông tin về YTTH và chia sẻ định kỳ về các
hoạt động này (www.internationalschoolhealth.org)

Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng các hoạt động y tế trường học nên được
lồng ghép với các hoạt động giáo dục trong nhà trường và khi đánh giá mô
hình y tế trường học không chỉ dừng ở việc đo lường các kết quả về sức
khỏe mà cần phải đo lường cả các kết quả về học tập của học sinh [111].
Mối quan hệ giữa trường học-cộng đồng và trường học-gia đình cũng được
tăng cường nhờ thực hiện mô hình y tế trường học [93].

Hưởng ứng mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới, nhiều nước trong khu vực đã
đẩy mạnh công tác y tế trường học, đặc biệt có mô hình FRESH của
Inđônêxia. Tuy nhiên ở một số nước trong khu vực, làm thế nào để có mô
hình quản lý công tác y tế trường học vẫn đang là vấn đề quan tâm của các
nhà hoạch định chính sách khi vấn đề này đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của
một ngành y tế hay giáo dục mà cần có sự phối hợp đồng bộ liên ngành
[163-166].
.
1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học
Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát
triển giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu’. Phát triển sự nghiệp
giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. Bên cạnh việc cải tiến các chương
trình giáo dục, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhà nước đã đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất (trường lớp, bàn ghế…), cung cấp trang thiết bị phù hợp
theo lứa tuổi cho các trường học, công tác y tế trường học cũng được quan
tâm chỉ đạo. Nhìn chung, công tác y tế trường học đã và đang được các
ngành các cấp, phụ huynh học sinh và nhân dân quan tâm. Đặc biệt nhiều tổ
chức quan tâm đã và đang có các chương trình dự án tài trợ nhằm nâng cao
sức khỏe trường học như Quĩ Nhi đồng liên hiệp quốc UNICEF, Tổ chức y
tế thế giới WHO, Ngân hàng thế giới WB, tổ chức Plan tại Việt nam, Tổ
chức mắt hột quốc tế ITI v.v [71].
Theo thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện đã có một số chương trình
y tế triển khai trong các trường học. Tuy nhiên, chưa có chương trình nào
nghiên cứu và xây dựng mô hình YTTH thống nhất triển khai trong toàn
quốc (bảng 1.1)
27
Bảng 1.1: Các chương trình y tế trường học ở Việt Nam (Nguồn thông tin: Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế)
Tên chương Mục tiêu Kinh phí Cơ quan tài Trường Địa điểm Các đơn vị Tình Chương Các sản Thờii
trình hoạt động trợ học triển khai tham gia trạng dự trình có phẩm và gian triển
triển án nội dung tài liệu đã khai
khai nghiên xây dựng chương
cứu hoặc trình
đánh giá
Giáo dục sống Nâng cao kiến thức về 225.000 UNICEF THCS 8 tỉnh, Vụ công tác Thí điểm Đánh giá Xây dựng 2001-
khỏe mạnh và kỹ năng sống khỏe đô la Mỹ thành học sinh một số các bộ 2005
kỹ năng sống mạnh và phòng ngừa phố: Hà sinh viên vấn đề tranh:
cho trẻ em và HIV/AIDS cho trẻ em Nội, Hồ (CTHSSV), liên quan Sự tham
trẻ chưa thành và trẻ chưa thành niên Chí Vụ giáo đến vị gia của
niên Tăng cường hoat động Minh, dục trung thành trẻ
của gia đình và cộng Hải học niên Quyền trẻ
đồng trong việc hỗ trợ Phòng, trong và em
giáo dục sống khỏe Lạng ngoài Phòng
mạnh, kỹ năng sống Sơn, An trường chống
phòng tránh Giang, học xâm hại
HIV/AIDS vì lợi ích Kiên trẻ em
của trẻ em và các gia Giang,
đình Lào Cai
và Quảng
Ninh
Trường tiểu Xây dựng điều kiện UNICEF Tiểu 15 Vụ GD tiểu Xây dựng Đánh giá Tranh 2001-
học bạn hữu trường học bạn hữu trẻ học tỉnh/thành học, Trung mô hình thực trạng giáo dục 2005
em nhằm đáp ứng phố tâm GD điểm công vệ sinh cá
quyền của trẻ em được dân tộc, Vụ trình vệ nhân và
hưởng một nền giáo CTHSSV sinh, vệ sinh
dục tiểu học có chất nước sạch môi
lượng do trường
UNICEF
tài trợ

28
Chương trình Thanh toán trường học 900 triệu Bộ Nông Tiểu 8 tỉnh Vụ Thí điểm Thực 2000-
mục tiêu quốc không có công trình vệ đồng/năm nghiệp và học thành CTHSSV, trạng 2010
gia về nước sinh hợp vệ sinh và PTNT chương công
sạch và vệ công trình nước sạch trình mục trình vệ
sinh môi vào năm 2010 tiêu quốc sinh nước
trường nông gia sạch
thôn NS&VSMT trong
nông thôn trường
học
Phòng chống Hình thành hành vi 75-80 Bộ Y tế Tiểu Các tỉnh Vụ Đang Không Tài liệu Từ 1991
sốt rét phòng chống bệnh sốt triệu học miền núi CTHSSV triển khai hướng đến nay
rét cho học sinh ở các đồng/năm dẫn giáo
vùng sốt rét lưu hành viên về
phòng
chống sốt
rét
Vệ sinh an Nâng cao nhận thức về 100 triệu Bộ Y tế Tiểu Các Sở Vụ Đang Từ 2000
toàn thực việc đảm bảo chất đồng/năm học, Giáo dục CTHSSV, triển khai đến nay
phẩm (ATTP) lượng vệ sinh an toàn THCS Đào tạo Vụ Tiểu
thực phẩm học, Vụ
Giáo dục
phổ thông
Vệ sinh an Thực hiện các quy 100 triệu Bộ Y tế Trường Thanh 61 Sở Giáo Đang Có kiểm Tài liệu Bắt đầu
toàn thực định về ATTP ở bếp đồng/năm dân tộc Hóa dục đào triển khai tra đánh truyền từ 2002
phẩm ăn tập thể nội trú tạo, các giá thông
trường dân
tộc nội trú
Phòng chống Nâng cao hiểu biết và 450 triệu Ngân sách Tất cả 64 tỉnh, Bộ giáo dục Đang Chưa có Các bài Từ 1993
HIV/AIDS cách phòng chống đồng/năm nhà nước và các thành phố đào tạo triển khai đánh giá trong đến nay
HIV/AIDS cho học UNICEF trường cuốn sách
sinh tiểu giáo khoa
học và

29
THCS
Truyền thông Giáo viên biết sử dụng 57.500 đô Tổ chức 10 Lào Cai, Vụ Đang Có Thiết bị 2003-
giáo dục công nghệ thông tin để la Mỹ SEAMEO trường Hà CTHSSV, triển khai nghiên tuyên 2004
phòng chống giáo dục phòng chống và Ngân THCS Giang, Viện cứu, đánh truyền, tài
HIV/AIDS HIV/AIDS hàng phát biên Lai Châu, nghiên cứu giá liệu
triển châu Á giới Hà Tĩnh, giáo dục
ADB Long An
Nha học Cải thiện sức khỏe 600 triệu Bộ Y tế 2000 64 tỉnh Viện RHM Đang Có Mô hình 20 năm
đường răng miệng đồng/năm trường thành phố Hà Nội, triển khai nghiên nha học
TH, TP.HCM, cứu, đánh đường
THCS Sở Y tế địa giá cho các
phương trường
Phòng chống Xây dựng các trường 198 triệu SIDA 4 Hà Nội, Vụ Thí điểm Có đánh Tài liệu 2002-
tác hại thuốc học không có thuốc lá trường Hải CTHSSV giá hướng 2006
lá học Phòng dẫn
Phòng chống Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ 35 triệu Rockelfeller 33 Hải Sở Giáo Thí điểm Có đánh Tờ rơi, tài 2002-
tác hại thuốc động với khói thuốc trường phòng dục và đào giá trước liệu 2003
lá TH tạo Hải và sau hướng
Phòng can thiệp dẫn
Phòng chống Giảm tỷ lệ tai nạn 20 SIDA Tiểu Ninh Sở Y tế các Thí điểm Có đánh Tài liệu 2003-
tai nạn thương thương tích trong triệu/năm học, Bình, tỉnh giá tập huấn, 2006
tích trường học THCS Hưng tuyên
Yên, Lâm truyền
Đồng
Phòng chống Nâng cao nhận thức về 510 Công ty IC THCS, Hà Nội, Bộ Y tế Thí điểm Điều tra Tờ rơi, Từ 2003
cận thị học cận thị học đường và triệu/năm Việt Nam PTTH TP.HCM tại một số poster,
đường các biện pháp phòng trường sách
chống điểm hướng
dẫn

30
Mặc dù có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh, nhưng y tế
trường học còn nhiều vấn đề cần được quan tâm [78].
Cho tới nay tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về sức khỏe học sinh đã được
công bố. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu bệnh học đường ở
học sinh (cong vẹo cột sống, cận thị), tai nạn thương tích ở học sinh như
nghiên cứu của Trần Văn Dần [21-26], nghiên cứu về cận thị của Chu văn
Thăng, Vũ Đức Thu và cộng sự [58, 67], Hoàng Văn Tiến [68,69], nghiên
cứu mối liên quan giữa môi trường sống và sức khỏe của học sinh như
Nguyễn Võ Kỳ Anh [1], nghiên cứu về thực trạng y tế trường học của
Nguyễn Huy Nga, Lê Thu Hiền và cộng sự [41,42], nghiên cứu về thực
trạng vệ sinh trường học [7, 73] và yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sức
khỏe học sinh [72].

Bên cạnh đó một số can thiệp cũng đã được tiến hành nghiên cứu
đánh giá như mô hình thí điểm phòng chống chấn thương dựa vào cộng
đồng học sinh trường THCS của Hoàng Văn Phong năm 2001 [48], mô hình
phòng chống cận thị của Hoàng Văn Tiến năm 2005 [69] và sự cần thiết
nghiên cứu mô hình y tế trường học của Nguyễn Huy Nga [42].
Các nghiên cứu về hoạt động YTTH cho thấy hệ thống tổ chức quản
lý về YTTH chưa có cơ chế rõ ràng. Theo báo cáo tổng hợp tình hình y tế
trường học năm 2002 của Bộ Y tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về
y tế trường học, trong đó 40/61 tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo
hướng dẫn của liên Bộ Y Tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản
liên ngành y tế – giáo dục hướng dẫn các cấp thực hiện [79]. Chưa có tỉnh
nào có đủ ban chỉ đạo y tế truờng học cấp huyện. Về nội dung hoạt động,
các hoạt động y tế trường học triển khai còn sơ sài. Nơi có triển khai hoạt
động YTTH cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh sạch đẹp,
cung cấp nước uống cho học sinh, cung cấp các dịch vụ YTTH như khám
sức khỏe định kỳ, bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh thông thường. Các công
trình vệ sinh tại trường học hiện nay có nhiều tiến bộ hơn so với trước nhưng
tỷ lệ các điểm trường có nhà tiêu đạt tiêu chẩn vệ sinh theo Quyết định
08/2005/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 31/3/2005 rất thấp, chỉ có
31,7% [7]. Về chất lượng chăm sóc sức khỏe cho học sinh, công tác khám
sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy
định. Toàn quốc chưa có số liệu chính thức về các bệnh học đường như cận
thị và cong vẹo cột sống ở học sinh [71,79]…
Theo báo cáo của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2008 [11], tỷ lệ khám sức
khỏe định kỳ trung bình trên cả nước cho học sinh các cấp tiểu học đạt
59,3%, THCS đạt 56,4% và THPT đạt 48,1% [11]. Nhiều hình thức khám đã

31
được áp dụng như nhà trường hợp đồng với các cơ quan y tế tới khám sức
khỏe của học sinh theo yêu cầu của nhà trường, các cơ sở y tế địa phương
khám sức khỏe cho học sinh trên địa bàn được quản lý, đội khám lưu động
của Trung tâm y tế học đường (tỉnh Thừa Thiên Huế)

Tuy nhiên, công tác KSK định kỳ và điều kiện sơ cấp cứu cho học
sinh ở nhiều nơi chưa đảm bảo. Sự tham gia của giáo viên, phụ huynh, học
sinh vào công tác CSSK học sinh còn chưa được thường xuyên. Theo báo
cáo của Bộ Y tế năm 2007 thì chỉ có 78,4% số tỉnh có tổ chức KSK định kỳ
cho học sinh, sinh viên. Chỉ có 51% tỉnh có báo cáo phân loại sức khỏe học
sinh, sinh viên. Nguyên nhân tỷ lệ HS chưa được KSK cao là do thiếu kinh
phí, thiếu đội ngũ cán bộ y tế tại địa phương ở các vùng sâu, vùng xa và các
vùng khó khăn. Nhận thức của lãnh đạo địa phương và các cán bộ quản lý
giáo dục chưa tốt về công tác này….[11]
Nhìn chung, hoạt động YTTH hiện còn nhiều khó khăn, tồn tại chưa được
giải quyết như vấn đề đội ngũ cán bộ y tế trường học, kinh phí cho hoạt
động y tế trường học, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục và Đào
tạo) chưa được xác định rõ ràng, vấn đề bảo hiểm y tế học sinh chưa được
cha mẹ học sinh và các nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường nói
chung và cơ sở vật chất của ngành y tế trường học còn rất nghèo nàn,... đã
và đang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả y tế trường học
của từng địa phương và cả nước. Do vậy, việc nghiên cứu một cách hệ
thống về công tác y tế trường học hiện nay hết sức cần thiết cho các cán bộ
địa phương có cơ sở thực tiễn đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới
nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh.

32
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận:
Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng
2.2. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp chính là mô tả cắt ngang (phối hợp
định tính và định lượng) và nghiên cứu mô tả hồi cứu
* Nghiên cứu mô tả định tính: áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm, quan sát, họp các bên có liên quan để tìm hiểu sâu sắc
những điểm tốt, điểm tồn tại và lý do trong cơ chế quản lý công tác y
tế trường học hiện nay, từ đó đề xuất mô hình quản lý y tế trường học
cho phù hợp
* Nghiên cứu mô tả định lượng: áp dụng phương pháp điều tra thựa địa,
phỏng vấn trực tiếp học sinh, giáo viên, cán bộ y tế học đường để mô
tả thực trạng các hoạt động y tế trường học, hiệu quả của các hoạt động
này và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại trường học
* Nghiên cứu mô tả hồi cứu: thu thập toàn bộ các văn bản pháp lý, các
báo cáo, các nghiên cứu, bài báo có liên quan về y tế trường học từ
năm 2000 trở lại đây để bổ sung những thông tin về thực trạng y tế
trường học, yếu tố cản trở, hiệu quả của các hoạt động và kinh nghiệm
triển khai hoạt động này tại Việt Nam.
2.3. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu này chỉ tập trung vào y tế trường học trong các
trường phổ thông các cấp và đối tượng nghiên cứu bao gồm:
* Giáo viên các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
* Cán bộ y tế phụ trách công tác y tế học đường tại cấp Trung ương,
tỉnh, huyện, xã
* Cán bộ y tế học đường tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung
học phổ thông
* Học sinh lớp 4, lớp 8 và lớp 11 tại các trường phổ thông điều tra
* Đại diện Hội cha mẹ học sinh
* Nhà quản lý và lập chính sách (ngành y tế, giáo dục cấp tỉnh, huyện,
xã)

33
* Các báo cáo, nghiên cứu, số liệu có sẵn về y tế trường học từ năm
2000 trở lại đây
* Cơ sở vật chất, điều kiện thực hiện y tế trường học tại các trường học
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu
Nhằm phân tích toàn diện về thực trạng hoạt động y tế trường học hiện nay,
nghiên cứu đã lựa chọn các tỉnh đại diện cho các vùng miền trong toàn quốc.
Bên cạnh đó nhằm so sánh sự khác biệt giữa hoạt động này giữa thành thị,
nông thôn và miền núi, tiêu chuẩn then chốt để lựa chọn các tỉnh vào nghiên
cứu là có đầy đủ 3 khu vực thành thị, nông thôn và miền núi để nghiên cứu
Trên cơ sở này, nghiên cứu đã lựa chọn 3 tỉnh đại diện cho 3 vùng miền toàn
quốc là Phú Thọ (đại diện cho miền Bắc), Quảng Bình (đại diện cho miền
Trung) và Đồng Nai (đại diện cho miền Nam).
Tại mỗi tỉnh lựa chọn ngẫu nhiên ba huyện, một huyện/quận đại diện cho khu
vực thành thị, một huyện đại diện cho khu vực miền núi và một huyện đại
diện cho khu vực nông thôn. Tại mỗi huyện lựa chọn ngẫu nhiên một xã đại
diện để nghiên cứu.
Tổng cộng đã nghiên cứu ở 9 xã, 9 huyện tại 3 tỉnh (Phú Thọ, Quảng Bình và
Đồng Nai)
Bảng 2.1: Danh sách địa điểm nghiên cứu đã lựa chọn
Tỉnh Vùng Tên huyện lựa chọn Tên trường lựa chọn
Phú Thọ Thành thị Việt Trì Tiểu học Thanh Miếu
THCS Gia Cẩm
THCS Công nghiệp Việt Trì
Đồng bằng Tam Nông Tiểu học Hương nộn
THCS Nguyễn Quang Bích
THPT Tam Nông
Miền núi Thanh Sơn Tiểu học Kim Đồng
THCS Lê Quí Đôn
THPT Thanh Sơn
Quảng Thành thị Đồng Hới Tiểu học Đồng Mỹ-Đồng Hới
Bình THCS Đồng Mỹ
THPT Đào Duy Từ
Đồng bằng Bố Trạch Tiểu học Đồng Trạch
THCS Đồng Trạch
THPT Đồng Trạch
Miền núi Minh Hóa Tiểu học thị trấn Quy Đạt
THCS thị Trấn Quy Đạt
THPT Minh Hóa
Đồng Nai Thành thị Biên Hòa Tiểu học Trịnh Hoài Đức
THCS Trần Hưng Đạo

34
THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đồng bằng Long Thành Tiểu học Chu Văn An
THCS Nguyễn Đức Ứng
THPT Long Thành
Miền núi Định Quán Tiểu học Long Thành A
THCS Ngô Thời Nhiệm
THPT Định Quán

2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:


Bảng sau đây trình bày tổng hợp số lượng mẫu nghiên cứu thực tế so với dự
kiến lúc đầu. Nhìn chung, số lượng mẫu đã thực hiện đều đúng như dự kiến
(cơ sở vật chất) và vượt mức kế hoạch (học sinh, cán bộ y tế, giáo viên,
phỏng vấn sâu).
Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng mẫu nghiên cứu thực tế so với dự kiến lúc đầu
Loại đối tượng NC PT QB ĐN Thực tế Dự kiến
Học sinh 957 811 996 2764 2700
CBYT 72 121 162 355 255
Giáo viên 29 58 90 177 135
PVS 42 59 47 148 127
Số liệu có sẵn 20 20 21 61 42
Cơ sở vật chất 9 9 9 27 27

Phần sau đây trình bày cụ thể số lượng mẫu và cách chọn mẫu cho từng loại
đối tượng đã nghiên cứu.
2.4.1. Nghiên cứu định tính:
Chọn mẫu theo chủ đích (theo các nhóm đối tượng chủ chốt có liên quan đến
y tế trường học nêu ở mục 2.3)
Số lượng đối tượng được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện, có chủ
đích. Cụ thể như sau:
1. Loại đối tượng phỏng vấn
2. Lãnh đạo trung tâm YTDP tỉnh
3. Lãnh đạo Sở giáo dục đào tạo

35
4. Lãnh đạo trung tâm YTDP huyện
5. Lãnh đạo phòng giáo dục đào tạo
6. Hiệu trưởng trường THPT lựa chọn
7. Giáo viên trường THPT lựa chọn
8. Cán bộ y tế học đường trường THPT lựa chọn
9. Trưởng trạm y tế xã
10. Hiệu trưởng trường tiểu học lựa chọn
11. Hiệu trưởng trường THCS lựa chọn
12. Giáo viên trường tiểu học lựa chọn
13. Giáo viên trường THCS lựa chọn
14. Cán bộ YTTH trường tiểu học lựa chọn
15. Cán bộ YTTH trường THCS lựa chọn
16. Đại diện hội cha mẹ học sinh
Tổng cộng có 148 cuộc phỏng vấn sâu tại 3 tỉnh điều tra theo các nhóm đối
tượng kể trên (bảng 2.2)
2.4.2. Nghiên cứu định lượng (áp dụng công thức mô tả cắt ngang)
Nghiên cứu định lượng đã được tiến hành trên 3 nhóm đối tượng sau:
A-Giáo viên:
Tất cả giáo viên chủ nhiệm, giáo dục công dân hoặc giáo dục sức khỏe của 3
khối (lớp 4, lớp 8 và lớp 11) tại các trường lựa chọn. Tổng cộng đã phỏng vấn
được 177 giáo viên ở 3 tỉnh. Trên thực tế, giáo viên giáo dục công dân và
giáo dục sức khỏe thường là giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học còn ở trường
THCS và THPT hoặc giáo viên chủ nhiệm kiêm luôn hoặc có 2-3 giáo viên
chuyên dạy môn học này.
B-Cán bộ y tế học đường:
Tất cả các cán bộ y tế học đường của trường tiểu học, trung học cơ sở và
trung học phổ thông trong huyện lựa chọn được điều tra.
Tổng cộng đã phỏng vấn được 355 cán bộ YTTH ở 3 tỉnh
C- Học sinh:
Cỡ mẫu cho nghiên cứu điều tra ở học sinh từng khối (lớp 4, lớp 8 và lớp 11)
được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu tỷ lệ trong quần thể
Đơn vị chọn mẫu là học sinh. Số học sinh mỗi tỉnh được nghiên cứu là:
pq
2 -------------------------
n= Z (1-α/2)
(εp)2

36
Trong đó:
Với độ tin cậy 95%: Z=1.96
p=0,4 (là tỷ lệ học sinh mắc bệnh cong vẹo cột sống, cần được chăm sóc sức
khỏe, ước tính từ nghiên cứu của Trần Văn Dần và cộng sự năm 2005)
q=1-p; ε=0,1
1,962x0,4x0,6
n= ---------------------------- ≅ 300 học sinh
(0,15x0,4)2
Nhằm khắc phục sự chênh lệch giữa các tỉnh điều tra, số học sinh cần được
điều tra mỗi tỉnh là 300 x 3 (hệ số chọn mẫu) = 900 (học sinh)
Cách chọn mẫu cho đối tượng học sinh:
Nghiên cứu định lượng: chọn mẫu theo nhiều bậc
Tại mỗi tỉnh, số học sinh được lựa chọn vào nghiên cứu theo các bước như
sau:
Bước 1: Tại mỗi tỉnh điều tra, chọn 3 huyện ngẫu nhiên đại diện cho các
huyện trong tỉnh (1 huyện cho khu vực thành thị, một huyện cho khu vực
nông thôn và một huyện cho khu vực miền núi). Tổng cộng có 9 huyện
trong 3 tỉnh đã điều tra
Bước 2: Tại mỗi huyện lựa chọn, chọn ngẫu nhiên một trường trung học phổ
thông trong danh sách các trường hiện có trong huyện. Đối với các trường
tiểu học và trung học cơ sở, chọn ngẫu nhiên một xã đại diện trong huyện và
lựa chọn ngẫu nhiên một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở của
xã đó. Mỗi huyện cần điều tra 3 trường và tổng cộng có 27 trường trong
3 tỉnh cần điều tra (9 trường trung học phổ thông, 9 trường trung học cơ
sở và 9 trường tiểu học)
Bước 3: Tại mỗi trường lựa chọn, chọn chủ đích các khối lớp 4 của trường
tiểu học, khối lớp 8 của trường trung học cơ sở và khối lớp 11 của trường
trung học phổ thông
Mỗi khối tại mỗi trường sẽ chọn 900/9 trường/tỉnh= 100 học sinh (với giả
thiết là số lượng học sinh mỗi khối là tương tự như nhau)
Bước 4: Tại khối học lựa chọn ngẫu nhiên đủ 100 học sinh thì dừng lại
Cụ thể đã tiến hành phỏng vấn 2773 học sinh tại 3 tỉnh nghiên cứu (bảng 2.3)

37
Bảng 2.3: Số lượng học sinh đã phỏng vấn tại 3 tỉnh nghiên cứu

Các đặc trưng Phú Thọ Quảng bình Đồng Nai Tổng cộng
n % n % n % n %
Giới Nam 460 48 401 48 467 47 1328 48
Nữ 509 52 408 50 528 53 1445 52
Cấp Tiểu học 323 33 225 28 330 33 878 32
học Trung học cơ sở 324 34 285 37 349 35 967 35
Phổ thông trung học 322 33 289 35 316 32 928 33
Vùng Thành thị 305 32 330 41 314 31 949 34
Đồng bằng 284 30 230 28 333 34 847 31
Miền núi 380 38 249 31 348 35 977 35
Tổng cộng 969 100 809 100 994 100 2773 100

2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin


Nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật như phỏng vấn theo bộ câu hỏi bán cấu
trúc có sẵn, phỏng vấn sâu, kỹ thuật “chụp ảnh”, quan sát, dùng bảng kiểm,
photo tài liệu gốc và phiếu cung cấp thông tin
- Thu thập các văn bản pháp quy, báo cáo và số liệu sẵn có tại các Bộ:
Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức y tế thế giới WHO, Quĩ Nhi đồng
liên hiệp quốc UNICEF, các Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo, trạm y tế xã,
trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
- Phỏng vấn sâu một số cán bộ chủ chốt theo cấp (như trình bày ở mục
2.4.1) về cơ chế quản lý hiện nay, cơ chế phối hợp liên ngành, những
điểm tốt, tồn tại, lý do và đề xuất mô hình
- Phỏng vấn học sinh, cán bộ y tế học đường và giáo viên theo bộ câu
hỏi thiết kế có sẵn về việc thực hiện các hoạt động y tế trường học và
nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại trường học
- Quan sát thực địa điều kiện vệ sinh và lớp học theo bảng kiểm để
minh họa điều kiện cơ sở học tập và trường lớp
- Thu thập các số liệu có sẵn về hoạt động y tế trường học tại địa
phương theo mẫu phiếu có sẵn
- Tổ chức hội thảo theo các chuyên đề với các đối tượng có liên quan
(đặc biệt hai ngành y tế và giáo dục) nhằm cung cấp thông tin cho
việc xây dựng mô hình quản lý y tế trường học phù hợp với Việt Nam

38
2.7. Công cụ thu thập thông tin:
Các công cụ thu thập số liệu được trình bày chi tiết các mẫu ở phụ lục 1, bao
gồm:
- Phỏng vấn sâu các đối tượng theo hướng dẫn xây dựng (12 mẫu từ mẫu
2 đến mẫu 5- phụ lục 1 trong đó 2 mẫu cho cấp tỉnh, 5 mẫu cho cấp
huyện và 5 mẫu cho cấp xã theo các đối tượng trình bày ở 2.4.1).
- Phỏng vấn học sinh theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn (mẫu 6-phụ lục 1)
- Phỏng vấn giáo viên theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn (mẫu 7- phụ lục 1)
- Phỏng vấn cán bộ y tế học đường theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn (mẫu
8-phụ lục 1)
- Phiếu điền thông tin về hoạt động y tế trường học của các địa phương
năm 2001-2006 (mẫu 10-phụ lục 1)
- Bảng kiểm quan sát điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công
tác y tế trường học (mẫu 9-phụ lục 1)
2.8. Thời gian thu thập số liệu tại thực địa
Tỉnh Phú Thọ: Tháng 1-2 năm 2008
Tỉnh Quảng Bình: Tháng 10-11 năm 2008
Tỉnh Đồng Nai: Tháng 11-12 năm 2008
2.9. Loại trừ sai số
Để tiến hành thu thập số liệu, đặc biệt là việc hướng dẫn để các đối tượng
như học sinh, cán bộ y tế học đường và giáo viên hiểu đúng và điền đúng
câu hỏi, không bỏ sót thông tin, các điều tra viên và giám sát viên đều là cán
bộ của Bộ môn Sức khỏe Môi trường đã có kinh nghiệm điều tra và tất cả
đều được tập huấn kỹ lưỡng trước khi điều tra. Bên cạnh đó, trước khi điều
tra chính thức, bộ câu hỏi đã được thử nghiệm tại cả 3 trường tiểu học,
THCS và THPT tại thị xã Hà đông, tỉnh Hà Tây (cũ).
2.10. Tổ chức nghiên cứu:
Nghiên cứu này do trường Đại học Y Hà Nội thực hiện. Bộ môn Sức
khỏe Môi trường được giao nhiệm vụ thực hiện (gồm 12 cán bộ), từ khi thiết
kế đề cương, xây dựng bộ câu hỏi, thử nghiệm bộ câu hỏi, thu thập số liệu
39
chính thức, làm sạch, nhập và phân tích số liệu sau đó viết báo cáo, tổ chức
hội thảo chia sẻ kết quả, lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia về các kết
quả nghiên cứu. Sau đó dựa trên các ý kiến đóng góp, báo cáo được hoàn
thiện bởi nhóm nghiên cứu của Bộ Môn Sức khỏe Môi trường.

2.11. Xử lý và phân tích số liệu


Các số liệu định lượng (phỏng vấn học sinh, giáo viên, cán bộ YTTH) được
nhập bằng phần mềm Epi – Data hoặc Excel, làm sạch số liệu và phân tích
bằng phần mềm SPSS. Kiểm định sự khác biệt thống kê với các biến định
tính giữa các nhóm bằng thuật toán χ2, χ2 > 3,84 có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Kiểm định sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình trước
và sau can thiệp bằng thuật toán t – 1 mẫu, t > 1.96 thì p < 0,05.
Các số liệu định tính được phân tích theo chủ đề bởi nhóm nghiên cứu

2.12. Đạo đức nghiên cứu


Nghiên cứu được sự ủng hộ và chấp nhận và phối hợp tổ chức nghiên
cứu của Sở y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo tại 3 tỉnh được thu thập số liệu,
của Trung tâm y tế dự phòng, phòng Giáo dục và đào tạo các huyện và các
trường phổ thông (trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học) được
chọn vào điều tra.
Các đối tượng khi tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục
đích nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

40
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng hoạt động YTTH
3.1.1. Điều kiện pháp lý
Các văn bản liên quan đến y tế trường học gồm 4 nhóm văn bản, đó là 1) các
văn bản pháp lý về hoạt động YTTH và phối hợp liên ngành, 2) văn bản
pháp lý về biên chế YTTH, 3) văn bản pháp lý về kinh phí thực hiện và 4)
văn bản hướng dẫn thực hiện. Phần sau đây trình bày nội dung chính của
một số văn bản chính có liên quan đến 4 nhóm này (bảng 3.1).
Bảng 3.1: Một số văn bản chính về y tế trường học
Tên/nội dung văn bản Nội dung chính về YTTH

a. Về hoạt động và phối hợp liên ngành

Quyết định số 14/2001-QĐ- Hoạt động Y tế trường học bao gồm


BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ
Thông tin, truyền thông, giáo dục về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học
giáo dục và đào tạo về việc ban
sinh, sinh viên
hành Quy chế Giáo dục Thể
chất và Y tế trường học Các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên
Phòng chống các bệnh học đường, các bệnh truyền nhiễm, các tai nạn
và thương tích, phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội
khác
Tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động cứu trợ, bảo
vệ môi trường, an toàn cuộc sống và công tác từ thiện nhân đạo
Quy định nhiệm vụ và quyền lợi của cán bộ YTTH
Quy định nhiệm vụ và quyền lợi của học sinh sinh viên, giáo viên
thể dục thể thao, tổ chức và quản lý chỉ đạo công tác YTTH

Chỉ thị về việc tăng cường Bộ Y tế: đề xuất văn bản, tiêu chuẩn, kiểm tra, đánh giá, đề xuất biện
công tác y tế trong các trường pháp, đào tạo
học (23/2006/CT-TTg): qui
Bộ Giáo dục, Bộ Lao động và thương binh xã hội: bố trí cán bộ
định vai trò cụ thể của từng Bộ
YTTH (biên chế, điều kiện làm việc), tuyên truyền vận động
trong việc thực hiện hoạt động
YTTH và sự phối hợp của các Bộ nội vụ: ban hành định mức biên chế và chính sách đối với cán bộ
ủy ban nhân dân tỉnh y tế trong các trường học
Bộ kế hoạch đầu tư: xây dựng kế hoạch tổng thể
Bộ tài chính: bảo đảm và hướng dẫn việc sử dụng kinh phí dành cho
hoạt động y tế
Bảo hiểm y tế VN: tổ chức thực hiện BHYT học sinh
Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương định kỳ 6 tháng và hàng năm gửi báo cáo kết quả thực
hiện công tác y tế trong các trường học về Bộ Y tế

41
Qui định mục đích, nội dung hoạt động, điều kiện đảm bảo tại các
Quyết định ban hành quy định
về hoạt động y tế trong các trường phổ thông (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường
trường tiểu học, trường trung trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học) và tổ chức
học cơ sở, trường trung học thực hiện.
phổ thông và trường phổ thông Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: 1) chỉ đạo triển khai thực hiện công
có nhiều cấp học (73/2007/QĐ-
tác y tế trường học, 2) thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về công tác y
BGDĐT)
tế trường học do Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương làm Trưởng ban, các thành viên là đại diện ngành giáo
dục, ngành y tế và một số ban, ngành, đoàn thể khác, 3) tăng cường
điều kiện thực hiện và 4) kiểm tra giám sát
Sở và phòng giáo dục-đào tạo: phối hợp thực hiện các hoạt động
YTTH và trực tiếp kiểm tra, giám sát, đôn đốc các trường trên địa bàn
thực hiện
Hiệu trưởng: tổ chức thực hiện các hoạt động
b. Về biên chế YTTH
Thông tư hướng dẫn định mức Áp dụng đối với các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường
biên chế viên chức ở các cơ sở trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học công lập
GD phổ thông công lập
Biên chế cán bộ YTTH từ 1-2 tùy theo loại trường (hạng 1,2,3), bậc
(35/2006/TTLT)
học (tiểu học, THCS và THPT) và số lượng lớp học. Cán bộ YTTH
thuộc nhóm công tác văn phòng
Bộ Nội vụ: hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành
chính, sự nghiệp nhà nước
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo
các giám đốc sở giáo dục và đào tạo, sở nội vụ, sở tài chính xây dựng
kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục ở địa phương, trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp quyết định
Kinh phí: từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định về phân cấp
quản lý ngân sách
Thông tư hướng dẫn định mức
Áp dụng đối với các trường, lớp chuyên biệt sau đây: Trường phổ
biên chế sự nghiệp giáo dục ở
thông dân tộc nội trú; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường
các trường chuyên biệt công
chuyên; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật
lập (59/2008/TT)
Biên chế cán bộ YTTH từ 1-2 tùy theo loại trường và qui mô học sinh.
Cán bộ YTTH thuộc nhóm công tác văn phòng
Bộ Nội vụ: hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành
chính, sự nghiệp nhà nước
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo
các giám đốc sở giáo dục và đào tạo, sở nội vụ, sở tài chính xây dựng
kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục ở địa phương, trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp quyết định
Kinh phí: từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định về phân cấp
quản lý ngân sách
c. Về kinh phí thực hiện (kể cả BHYT)

42
Thông tư hướng dẫn sử dụng Áp dụng cho các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục
kinh phí thực hiện công tác y tế quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục
trong các trường học
Nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học (từ ngân sách nhà
(14/2007/TT)
nước cho sự nghiệp giáo dục hàng năm, từ Quỹ khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế tự nguyện, nguồn tài trợ và các khoản thu hợp pháp khác) và
các khoản chi cho công tác y tế trường học
Thông tư liên tịch hướng dẫn
Kinh phí dành cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu bằng 20% quỹ KCB
thực hiện BHYT tự nguyện
BHYT tự nguyện tính trên số thu BHYT tự nguyện của học sinh, sinh
(22/2005/TTLT)
viên nhà trường. Số kinh phí này được chuyển cho nhà trường để
chăm sóc sức khoẻ ban đầu và hỗ trợ thực hiện một số nội dung giáo
dục sức khoẻ cho học sinh, sinh viên theo hướng dẫn của liên Bộ Y tế-
Giáo dục & Đào tạo về công tác y tế trường học. Nhà trường có trách
nhiệm quản lý, sử dụng số kinh phí này theo hướng dẫn của cơ quan
BHXH và được quyết toán định kỳ vào cuối năm tài chính
4. Về văn bản hướng dẫn thực hiện công tác YTTH

Thông tư về hướng dẫn khám sức khỏe Hướng dẫn thực hiện khám sức khỏe cho học sinh tại các
(13/2008/TT-BYT) trường phổ thông

Thông tư liên tịch hướng dẫn công tác đảm Hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo VSATTP trong
bảo VSATTP trong các cơ sở giáo dục các cơ sở giáo dục
(08/2008/TTLB/BYT-BGDĐT)
Quyết định số 1221/2008/YT về việc ban
Hướng dẫn danh mục TTB, thuốc thiết yếu dùng trong các
hành Danh mục TTB, thuốc thiết yếu dùng
phòng y tế
trong các phòng y tế của các trường tiểu
học, THCS, THPT và THPT có nhiều cấp
bậc.

Nhìn chung các văn bản đã có đủ điều kiện để thực hiện hoạt động YTTH
bao gồm ai chỉ đạo, ai thực hiện, điều kiện thực hiện, tổ chức thực hiện,
giám sát, kiểm tra, báo cáo và kinh phí thực hiện. Theo Chỉ thị 23/2006/CT-
TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai công tác YTTH do rất nhiều
Bộ, ngành tham gia trong đó Bộ Y tế chịu trách nhiệm chính về chuyên môn,
đào tạo và kiểm tra còn Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về điều
kiện thực hiện, con người thực hiện, kinh phí hoạt động, triển khai hoạt động
và kiểm tra đôn đốc. Tuy nhiên, trong các văn bản này, một số điểm còn
khó áp dụng trên thực tế. Thứ nhất, nhân viên YTTH được xếp vào Biên chế
viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, văn phòng (kiêm thủ quĩ, kiêm
các công việc khác) theo quyết định 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV chứ
không được xếp vào cán bộ y tế chuyên trách riêng. Hơn nữa, chưa có văn
bản nào hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ
YTTH (theo quyết định số 14/2001-QĐ-BGD&ĐT có quy định 8 nhiệm vụ
và 6 quyền lợi của cán bộ y tế trường học đã trình bày ở phần tổng quan
nhưng các nhiệm vụ và quyền lợi này chưa đáp ứng với tình hình thay đổi và
43
nhu cầu thực tế). Điều này thể hiện trên thực tế các trường đã bố trí người
phụ trách công tác YTTH nhưng họ dành nhiều thời gian vào các hoạt động
khác (đúng như trong quyết định) chứ không dành cho hoạt động YTTH.
Thứ hai, sự phối hợp liên ngành trong công tác YTTH chưa rõ ràng. Ví dụ:
chỉ có UBND, giáo dục, sơ kết và báo cáo kết quả YTTH theo qui định
(73/2007/QĐ-BGDĐT). Thứ 3, tỷ lệ % kinh phí dành cho YTTH chưa cụ
thể. Ví dụ, trong Thông tư hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y
tế trong các trường học (14/2007/TT) qui định “Nguồn kinh phí thực hiện
công tác y tế trường học (từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
hàng năm, từ Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tự nguyện, nguồn tài trợ và
các khoản thu hợp pháp khác) và các khoản chi cho công tác y tế trường
học” nhưng không nói rõ kinh phí dành cho hoạt động YTTH là bao nhiêu %
trong tổng số ngân sách chi hàng năm.
3.1.2. Điều kiện thực hiện YTTH:
Bảng 3.2: Điều kiện thực hiện hoạt động YTTH tại 27 trường phổ thông
nghiên cứu tại 3 tỉnh
CS Phú Thọ Quảng Bình Đồng Nai

TT ĐB MN TT ĐB MN TT ĐB MN
PYT riêng 2/3 1/3 0/3 2/3 1/3 1/3 3/3 1/3 2/3

Đủ TTB 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 1/3 0/3

Đủ thuốc thiết 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 1/3 0/3
yếu
Vật liệu 1/3 1/3 0/3 0/3 0/3 0/3 1/3 1/3 0/3
truyền thông
Hướng dẫn 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 1/3 0/3
thực hiện

Bảng trên trình bày điều kiện thực hiện hoạt động y tế trường học tại 27
trường phổ thông tại 3 tỉnh nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều
kiện thực hiện hoạt động YTTH tại các trường phổ thông rất hạn chế. Mặc
dù 13/27 trường có phòng y tế riêng nhưng chỉ có 1-2 trường có đủ các điều
kiện khác theo qui định để thực hiện hoạt động YTTH như đủ trang thiết bị
(TTB), đủ thuốc thiết yếu và hướng dẫn thực hiên. Bên cạnh đó, mặc dù

44
4/27 trường có tài liệu truyền thông nhưng chỉ có 1 trường (THPT Long
Thành-huyện Long Thành-tỉnh Đồng Nai) có sưu tầm tài liệu truyền thông
về phòng chống bệnh học đường (cận thị) còn không có trường nào có tài
liệu về vấn đề này. Kết quả quan sát cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn
sâu khi các đối tượng đều cho rằng tuy phòng y tế của trường học đã có tuy
nhiên diện tích còn chặt hẹp và sơ sài. Đa số cán bộ và giáo viên các trường
học cũng cho biết thuốc men và dụng cụ phục vụ cho công tác chăm sóc sức
khỏe cho học sinh cũng còn thiếu. Nhìn chung các điều kiện cho việc thực
hiện công tác YTTH ở tất cả các trường còn hạn chế.
Chi tiết kết quả quan sát điều kiện cơ sở vật chất của từng trường nghiên cứu
tại từng tỉnh được trình bày ở phụ lục 2.6- trang 161

45
Bảng 3.3: Kinh phí cho công tác YTTH tại 3 tỉnh nghiên cứu
Năm Phú Thọ Quảng Bình Đồng Nai
Số tiền % tăng hàng năm
2004 491 181 000 đ - Năm 2008: Không có SL
2005 542 245 000 đ 10% 800.000.000 đ
2006 683 336 000 đ 26%
2007 718 681 000 đ 5%
2008 835 336 000 đ 16%

Bảng trên trình bày nguồn kinh phí dành cho các hoạt động YTTH trong
năm năm trở lại đây tại 3 tỉnh nhưng chỉ có số liệu báo cáo của tỉnh Phú
Thọ, tỉnh Quảng Bình chỉ có năm 2008 (theo báo cáo tổng kết của hội nghị
sơ kết hai năm thực hiện chỉ thị số 23/2006/CT-TTg của thủ tướng chính
phủ về tăng cường công tác y tế trường học) còn tỉnh Đồng Nai không có số
liệu báo cáo. Kết quả cho thấy số tiền dành cho các hoạt động này tại tỉnh
Phú Thọ có tăng theo năm học. Tuy nhiên mức tăng này không đồng đều
theo các năm, dao động từ 5% tới 26%. Ngân sách bình quân cho một học
sinh năm học 2006-2007 là 3000 đồng. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo thì
nguồn kinh phí này chủ yếu từ tiền trích lại BHYT và bảo hiểm thân thể của
học sinh về cho các trường.
Trên thực tế, qua phỏng vấn sâu các trường thì nguồn kinh phí dành cho
công tác YTTH tại 3 trường nghiên cứu chưa có, chủ yếu trích từ nguồn
ngân sách BHYT và nguồn ngân sách này chủ yếu để mua thuốc cho học
sinh
3.1.3. Nhân lực thực hiện:
Bảng 3.4: Nhân lực thực hiện công tác YTTH qua thu thập số liệu có sẵn
Nguồn số liệu Phú Thọ Quảng Bình Đồng Nai
Tuyến tỉnh 15,2% chuyên trách Không có SL Không có SL
84,8% kiêm nhiệm
Huyện thành Không có SL 100% kiêm nhiệm 9,1% chuyên trách
thị 83,3% kiêm nhiệm
7,6% hợp đồng
Huyện đồng 93% kiêm nhiệm 100% kiêm nhiệm 100% kiêm nhiệm
bằng 7% hợp đồng
Huyện miền 41,9% chuyên trách 0% 15,6% chuyên trách
núi 41,9% kiêm nhiệm

46
17,2% hợp đồng 84,4% kiêm nhiệm

Kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy nhân lực thực hiện công tác YTTH
tại các trường học được các tỉnh và huyện báo cáo chủ yếu là kiêm nhiệm.
Số cán bộ chuyên trách làm công tác YTTH tại các trường học được báo cáo
nhiều nhất ở tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Quảng Bình theo số liệu báo cáo không có
cán bộ chuyên trách nào về YTTH tại các trường học.
Chuyên trách Kiêm nhiệm Hợp đồng Khác
100%

80%

60%

40%

20%

0%
Thành thị (n=136) Đồng bằng (n=146) Miền núi (n=73) Chung (n=355)

Hình 3.1: Phân bố loại cán bộ YTTH nghiên cứu


Chi tiết phân bố loại cán bộ YTTH từng tỉnh nghiên cứu được trình bày ở
bảng 2-phụ lục 2.4- trang 100. Hình trên trình bày phân bố loại cán bộ
YTTH đã tham gia nghiên cứu này tại 3 tỉnh. Kết quả cho thấy số cán bộ
kiêm nhiệm chiếm nhiều nhất (chiếm 71% tổng số, cao nhất ở đồng bằng
chiếm 89,7%). Tỷ lệ % cán bộ chuyên trách về YTTH rất thấp (chiếm 5.9%
tổng số). Có sự khác biệt về phân bố loại cán bộ YTTH theo vùng (thành thị,
đồng bằng và miền núi) trong đó số cán bộ hợp đồng về YTTH ở thành thị
cao hơn hẳn so với các vùng còn lại (29,4% so với 4,8% và 9,6%). Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 0,05.

47
Sư phạm Y Khác (văn phòng, kế toán, thư viện…)
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Thành thị (n=136) Đồng bằng (n=146) Miền núi (n=73) Chung )n=355)

Hình 3.2: Phân bố trình độ cán bộ y tế trường học


Hình trên trình bày phân bố trình độ 355 cán bộ y tế trường học tham gia
vào nghiên cứu này. Tỷ lệ cán bộ YTTH có chuyên môn y rất thấp, chỉ có
20,6% tổng số. Đặc biệt trong 73 cán bộ có chuyên môn y thì chỉ có 1 BS đa
khoa, 12 cán bộ có trình độ trung cấp Y, 30 y sỹ đa khoa & sản nhi còn lại là
dược tá, nữ hộ sinh, sơ cấp, y tá. Có sự khác biệt về tỷ lệ cán bộ YTTH có
chuyên môn y theo vùng trong đó tỷ lệ này cao nhất ở thành thị (33,1%) và
thấp nhất ở đồng bằng (9,6%) với p<0,05. Đặc biệt tại miền núi có tới 35,6%
cán bộ YTTH có trình độ khác như kế toán, văn phòng, thủ quĩ (chi tiết xem
ở bảng 4-phụ lục 2.4- trang 102)
Số năm kinh nghiệm của cán bộ YTTH được trình bày chi tiết trong bảng 3-
phụ lục 2.4-trang 101. Nhìn chung số năm kinh nghiệm của cán bộ YTTH
trung bình là 3,89 năm (từ 1-31 năm) và không có sự khác biệt giữa các tỉnh
và vùng nghiên cứu

48
Bảng 3.5: Kiến thức của cán bộ YTTH về 5 nội dung YTTH của Bộ Y tế
Nội dung Thành thị Đồng bằng Miền núi Tổng số
VS học đường* 72 71 17 160
52.9% 48.6% 23.3% 45.1%
PC các bệnh 20 17 3 40
truyền nhiễm* 14.7% 11.6% 4.1% 11.3%
PC bệnh thường 20 10 4 34
gặp* 14.7% 6.8% 5.5% 9.6%
Nha học 25 31 9 65
đường* 18.4% 21.2% 12.3% 18.3%
Sơ cấp cứu ban 89 66 25 180
đầu* 65.4% 45.2% 34.2% 50.7%
Trả lời đủ 5 nội 7 6 0 13
dung 5.1% 4.1% .0% 3.7%
Ghi chú: *: p<0,05

Chi tiết về kiến thức của cán bộ YTTH về 5 nội dung kể trên được trình bày
ở bảng 16-phụ lục 2.4 (trang 111-112) theo từng tỉnh và vùng. Theo tài liệu
vệ sinh học đường của Bộ Y tế năm 2002, y tế trường học gồm 5 nội dung là
vệ sinh học đường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống các
bệnh thường gặp khác, nha học đường (chăm sóc vệ sinh răng miệng) và sơ
cấp cứu ban đầu cho học sinh. Kết quả ở bảng trên cho thấy tỷ lệ cán bộ
YTTH trả lời đúng và đầy đủ 5 nội dung rất thấp. Chỉ có 7 cán bộ của trường
phổ thông ở thành thị và 6 cán bộ của trường phổ thông ở đồng bằng đề cập
được đầy đủ cả 5 nội dung này trong khi không có cán bộ nào ở miền núi đề
cập vấn đề này. Hai nội dung được nhiều cán bộ y tế trường học đề cập
nhiều nhất là sơ cấp cứu ban đầu (50,7%) và vệ sinh học đường (45,1%).
Tuy nhiên chỉ có trên 10% các đối tượng đề cập đến ba nội dung còn lại
(phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống bệnh thường gặp và nha
học đường). Sự khác biệt về tỷ lệ cán bộ YTTH trả lời đúng và đầy đủ 5 nội
dung YTTH theo vùng không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 0.05.

49
Bảng 3.6: Kiến thức của cán bộ YTTH về 8 nhiệm vụ YTTH của Bộ Y tế
Tổng cộng Thành thị Đồng bằng Miền núi Tổng số
XD kế hoạch hoạt động 19 7 3 29
YTTH* 14.0% 4.8% 4.1% 8.2%
Sơ cứu và xử lý ban đầu 101 75 31 207
các bệnh thông thường* 74.3% 51.4% 42.5% 58.3%
KSK định kỳ và quản lý 95 73 35 203
hồ sơ SK* 69.9% 50.0% 47.9% 57.2%
Triển khai các chương 61 38 12 111
trình y tế tại trường 44.9% 26.0% 16.4% 31.3%
học*
Tham mưu cho lãnh đạo 15 8 1 24
nhà trường thực hiện 11.0% 5.5% 1.4% 6.8%
các yêu cầu VS*
Tham mưu cho lãnh đạo 14 4 0 18
nhà trường thực hiện 10.3% 2.7% .0% 5.1%
công tác GDSK*
Tham gia các lớp đào 7 7 1 15
tạo bồi dưỡng về YTTH 5.1% 4.8% 1.4% 4.2%
Báo cáo công tác YTTH 13 0 0 13
theo qui định* 9.6% .0% .0% 3.7%
Trả lời đầy đủ 8 nhiệm 4 0 0 4
vụ* 2.9% .0% .0% 1.1%
Theo tài liệu của Bộ Y tế năm 2002 và quyết định số 14 của Bộ giáo dục và
Đào tạo năm 2001, cán bộ YTTH có 8 nhiệm vụ kể trên. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ các cán bộ trả lời đầy đủ 8 nhiệm vụ YTTH rất thấp, chỉ có 4
cán bộ ở thành thị trả lời được (chiếm 1,1% tổng số cán bộ YTTH tham gia).
Ba nhiệm vụ được các cán bộ trả lời nhiều nhất là sơ cứu và xử lý ban đầu
các bệnh thông thường (58,3%), KSK định kỳ và quản lý hồ sơ SK (57,2%)
và triển khai các chương trình y tế tại trường học (31,3%). Năm nhiệm vụ
còn lại được các cán bộ YTTH rất thấp (đều dưới 10%). Có sự khác biệt về
kiến thức này theo vùng trong đó tỷ lệ trả lời đúng ở thành thị cao nhất và
thấp nhất ở miền núi (p<0,05). Chi tiết kết quả này ở từng tỉnh và vùng được
trình bày ở bảng 17-phụ lục 2.4 (trang 112)

50
Thành thị Đồng bằng Miền núi Chung
50%
43.4%
45%
40%
35% 29.9%
30% 24.7%
25% 19.9%
20%
15%
10%
1.9% 3.4% 2.2%
5% 1.5%
0%
CBYTTH (n=355) Giáo viên (n=178)

Hình 3.3: Tỷ lệ % cán bộ YTTH và giáo viên được tập huấn về YTTH
trong 5 năm qua
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ % cán bộ YTTH được tập huấn về tất cả
các lĩnh vực liên quan đến YTTH là 29,9%. Tỷ lệ này có sự khác biệt giữa
các vùng nghiên cứu, cao nhất ở thành thị (43,4%) và thấp nhất ở đồng bằng
(19,9%) với p<0,05.
Về năm tập huấn, số lần tập huấn, nội dung tập huấn và mức độ áp dụng
kiến thức trong công việc của cán bộ YTTH được trình bày chi tiết trong
bảng 7 (số lần tập huấn), bảng 8 (năm tập huấn), bảng 9 (nội dung tập huấn),
bảng 10 (số ngày tập huấn), bảng 11 (giảng viên tập huấn) và bảng 12-14
(nhận xét về khóa tập huấn) trong phụ lục 2.4 (từ trang 105 đến trang 110).
Nhìn chung, số ngày tập huấn thường từ 1-2 ngày, số lần tập huấn từ 1-2
lần/năm với giảng viên chủ yếu ở tuyến tỉnh và huyện. Nội dung tập huấn
chủ yếu là bệnh học đường (chăm sóc mắt, cong vẹo cột sống, tật khúc xạ
học đường), PC bệnh thường gặp (viêm họng, giun sán, tiêu chảy, bướu cổ,
rối loạn do thiếu iod, bệnh răng miệng…), PC bệnh truyền nhiễm (sốt xuất
huyết, tay chân miệng, thủy đậu..), sơ cứu (5 kỹ thuật cứu thương, sơ cứu
gãy tay, chân, băng bó, hô hấp…) và nha học đường (phương pháp chải
răng, súc miệng Fluor, vệ sinh răng miệng, nha học đường). Nhìn chung có
sự khác biệt giữa các tỉnh về nội dung YTTH mà cán bộ YTTH đã được tập
huấn trong 5 năm trở lại đây (chi tiết ở bảng 9-phụ lục 2.4-trang 106)
Đối với giáo viên, chỉ có 4 trong tổng số 188 giáo viên tham gia (chiếm
2,2%) đã từng được tập huấn về YTTH trong 5 năm trở lại đây (chi tiết xem
bảng 5-phụ lục 2.5- trang 140). Trong số 4 người đã được tập huấn thì có
một giáo viên nữ, 51 tuổi trường tiểu học ở huyện Thanh Sơn (miền núi- Phú

51
thọ) được tập huấn 4 lần trong đó 3 lần vào năm 2004 về chủ đề HIV/AIDS,
phòng chống bệnh thường gặp, chương trình nha học đường và một lần vào
năm 2006 về chủ đề phòng chống bệnh suy dinh dưỡng. Ba giáo viên còn lại
chỉ được tập huấn một lần trong 5 năm qua. Một người dạy trường THCS tại
huyện Tam Nông (đồng bằng) được học về sức khỏe sinh sản vị thành niên
do Sở Y tế tổ chức (không ghi năm học), hai người khác ở tỉnh Đồng Nai
(một dạy ở trường tiểu học tại TP Biên Hòa học về phương pháp chải răng
do y tế trường hướng dẫn và một dạy ở trường THPT tại huyện Định Quán
về sơ cấp cứu do tuyến huyện tổ chức). Thời gian của các khóa tập huấn này
gồm 1 ngày (2 khóa), 2 ngày (1 khóa) và 3 ngày (1 khóa).
3.1.4. Các chương trình y tế trường học đã thực hiện
Bảng 3.7: Số huyện thực hiện các chương trình YTTH giai đoạn 2001-
2006
Chương trình Phú Thọ Quảng Bình Đồng Nai
Chăm sóc sức khỏe ban đầu 2/3 1/3 2/3
Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2/3 1/3 2/3
Phòng chống thiếu máu 2/3 - 2/3
Phòng chống suy dinh dưỡng 2/3 2/3 2/3
Chương trình nha học đường 2/3 2/3 2/3
Chương trình mắt học đường 2/3 2/3 2/3
Phòng chống HIV/AIDS 2/3 2/3 2/3
Tai nạn thương tích 2/3 2/3 2/3
Nước sạch-VSMT 2/3 2/3 2/3
(Số huyện có thông tin về việc thực hiện chương trình trên tổng số 3
huyện được khảo sát tại mỗi tỉnh)
Kết quả ở bảng trên cho thấy có tổng số 9 chương trình CSSK cho học sinh
được báo cáo triển khai ở 9 huyện tại 3 tỉnh nghiên cứu. Nhìn chung các
chương trình CSSK cơ bản đều được báo cáo triển khai ở các huyện điều tra.
Nhưng mặc dù chỉ khảo sát ở 3 huyện mỗi tỉnh, kết quả cũng cho thấy là
không có tỉnh nào có 3/3 huyện có thông tin về việc thực hiện các chương
trình CSSK cho học sinh. Trong 3 tỉnh báo cáo thì số liệu báo cáo ở tỉnh
Quảng Bình thấp nhất vì chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng
chống bệnh truyền nhiễm chỉ có 1 huyện báo cáo thực hiện.

52
90 Thành thị Đồng bằng Miền núi Chung
80
70
60
50
40
30
20
10
0
KSK định Sơ cấp cứu Lập hồ sơ CT Tư vấn GDSK HĐ ngoại Phòng PC cận thị
kỳ (p<0,001) TDSKHS CSSKHS (p<0,01) (p<0,01) khóa chống (p<0,01)
(p<0,01) (p<0,001) (p<0,001) (p<0,01) CVCS
(p<0,01)

Hình 3.4: Tỷ lệ % các hoạt động YTTH mà cán bộ YTTH thực hiện
Kết quả ở hình 3.4 cho thấy hoạt động mà cán bộ YTTH đã và đang thực
hiện không nhiều, chiếm tỷ lệ từ 13,2% đến 71,6% tổng số cán bộ YTTH đã
tham gia nghiên cứu. Ba hoạt động được cán bộ YTTH lựa chọn nhiều nhất
là sơ cấp cứu (71,6%), giáo dục sức khỏe cho học sinh (51,8%) và khám sức
khỏe định kỳ (47,6%). Đặc biệt có rất ít cán bộ YTTH tham gia hoạt động
phòng chống CVCS và phòng chống cận thị học đường (chỉ có 13,2% và
19,7%). Nhìn chung các hoạt động YTTH được thực hiện nhiều hơn ở khu
vực thành thị và đồng bằng so với khu vực miền núi. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê ở mức xác xuất 0,01 ở tất cả các hoạt động đã liệt kê (hình
3.4)

53
Tự làm được Làm được có hỗ trợ
60 Chỉ hỗ trợ Không làm được

50
40
30
20
10
0
KSK định kỳ Lập hồ sơ Tư vấn GDSK Hoạt động ngoại Khám, phát hiện Khám, phát hiện
(p<0,01) TDSKHS (p<0,01) khóa (p<0,05) cận thị CVCS (p<0,001)
(p<0,05) (p<0,001)

Hình 3.5: Khả năng thực hiện các hoạt động YTTH của cán bộ YTTH
Để đánh giá khả năng thực hiện các hoạt động của các cán bộ YTTH, nghiên
cứu đã dùng câu hỏi: “Xin anh/chị cho biết mình có khả năng làm được các
hoạt động dưới đây không?” và đối tượng tự đánh giá cho từng hoạt động đã
trình bày ở hình 3.5 theo các mức: tự làm được, làm được cần có sự hỗ trợ,
chỉ tham gia hỗ trợ và không có khả năng thực hiện (mẫu 8-phụ lục 1-trang
42 và từ bảng 24 đến bảng 30, phụ lục 2.4- trang 122-128). Kết quả ở hình
trên cho thấy hoạt động mà nhiều cán bộ YTTH không có khả năng thực
hiện nhiều nhất là khám và phát hiện các bệnh trường học (cong vẹo cột
sống, cận thị). Hoạt động có tỷ lệ % cán bộ YTTH không có khả năng thực
hiện thấp nhất là lập hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh (11,2% tổng số điều
tra). Đặc biệt, trong số các cán bộ có khả năng thực hiện thì hầu hết ở trình
độ làm cần có sự hỗ trợ hoặc chỉ tham gia hỗ trợ, chỉ có 1-2 cán bộ tự đánh
giá có khả năng làm việc độc lập. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các
tỷ lệ này theo vùng cho từng hoạt động (p<0,05)
3.1.5. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học sinh
Kết quả phỏng vấn học sinh được trình bày chi tiết ở phụ lục 3 (từ trang 84
đến trang 98) bao gồm kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh về
phòng chống các bệnh học đường (cận thị và cong vẹo cột sống), tình hình
ốm đau và sử dụng dịch vụ y tế trong 2 tuần qua cũng như thực hành chăm
sóc sức khỏe của học sinh và tham gia các hoạt động YTTH. Phần dưới đây
chỉ trình bày tóm tắt một số kết quả nghiên cứu từ phỏng vấn học sinh.

54
90 84
80 71
70 63
58
60
50 41
40
30
20
10
0
% hiểu đúng về khái % hiểu đúng nguyên % hiểu đúng nguyên % hiểu đúng do các % hiểu đúng về cận
niệm nhân do thói quen nhân do trang thiết nguyên nhân khác thị và nguyên nhân
học tập bị học tập

Hình 3.6: Kiến thức của học sinh về khái niệm và nguyên nhân gây cận thị

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ học sinh hiểu về khái niệm cận thị khá cao
(chiếm 84%) và tỷ lệ này không có sự chênh lệch nhiều giữa các tỉnh và
vùng (thành thị, đồng bằng, miền núi) nghiên cứu (chi tiết ở bảng 2a và bảng
2b-phụ lục 2.3-trang 84). Tỷ lệ % học sinh hiểu đúng về nguyên nhân cận thị
dao động từ 41% đến 71%, trong đó cao nhất là nguyên nhân do trang thiết
bị học tập (như thiếu ánh sáng khi học, chữ quá nhỏ hoặc bàn ghế không phù
hợp-bảng 4a và bảng 4b-phụ lục 2.3-trang 85) rồi đến do thói quen học tập
(như ngồi nghiêng vẹo người, đọc sách quá gần, nằm đọc sách, đọc sách
trong màn, đọc sách quá nhiều-bảng 3a-phụ lục 2.3-trang 84 và bảng 3b-phụ
lục 2.3-trang 85). Tỷ lệ học sinh hiểu đúng nguyên nhân khác gây cận thị chỉ
có 41% (chi tiết xem ở bảng 4a và 4b-phụ lục 2.3-trang 85). Nguồn thông tin
mà học sinh tiếp cận nhiều nhất là tivi, đài, sách báo (84%-bảng 12a-phụ lục
2.3-trang 89) rồi đến bố mẹ, người thân (69%) và thầy cô giáo (67%). Tỷ lệ
học sinh tiếp cận với 3 nguồn này theo vùng không chênh lệch nhiều (chi tiết
xem ở bảng 12a và 12b-phụ lục 2.3-trang 89)

55
100 90 88
90 80 79 80
76
80 67
70
60
50
40
30 22
20
10
0
% ngồi học % không xem % không sử % không đọc % học nơi có % không nằm % khám, phát % làm theo lời
ngay ngắn tivi nhiều dụng máy vi gần đủ ánh sáng đọc sách hiện cận thị khuyên bác sĩ
tính nhiều

Hình 3.7: Tỷ lệ % học sinh thực hành cách phòng chống cận thị
Kết quả ở hình trên cho thấy tỷ lệ % học sinh thực hành cách phòng chống
cận thị tương đối tốt, chiếm tỷ lệ từ 67% đến 80%. Tuy nhiên chỉ có 22%
học sinh lựa chọn không nằm đọc sách để phòng cận thị. Tỷ lệ này cao nhất
ở học sinh thành thị (26%) và thấp nhất ở miền núi (18%). Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 0,05.
Thành thị Đồng bằng Miền núi Chung
80 72
70 64 66
63
60 54 53
50
41 41 42 40
40 34 35 36
31 32
27
30 24
17 16
20 13
10
0
% được KSK định kỳ % được khám phát % có hồ sơ theo dõi SK % tham gia tuyên % thực hành VSMT
hàng năm hiện cận thị tại trường truyền PC bệnh tật

Hình 3.8: Tỷ lệ % học sinh thực hành hoạt động YTTH


Hình 3.8 trình bày tỷ lệ % học sinh thực hành hoạt động YTTH bao gồm
KSK định kỳ hàng năm, khám phát hiện cận thị, hồ sơ theo dõi sức khỏe tại
trường, tham gia tuyên truyền phòng chống bệnh tật và thực hành vệ sinh
môi trường. Tỷ lệ % học sinh được KSK định kỳ hàng năm, khám phát hiện
cận thị và có hồ sơ theo dõi sức khỏe ở trường học lần lượt là 35%, 27% và

56
32%. Có sự khác biệt về cả ba tỷ lệ này theo vùng trong đó tỷ lệ này cao
nhất ở thành thị và đều thấp nhất ở nông thôn (p<0,05).

60 57
54

50

40
30 30
30 26
23
19
20
11 10
10 7 7 5 4

0
Sổ mũi Ho Sốt Đau Đau Khó thở Cận thị Giun Tiêu VP, TN chấn SXH CVCS
họng, răng, lợi chảy VPQ thương
mũi, tai

Hình 3.9: Tình hình ốm đau của học sinh trong 2 tuần qua
Kết quả ở hình 3.9 cho thấy trong 2 tuần qua học sinh thường mắc các bệnh
cấp tính như sổ mũi (57%), ho (54%), sốt (30%) và đau họng, mũi, tai
(30%). Tỷ lệ học sinh khai báo mắc các bệnh trường học như cận thị là 19%
và cong vẹo cột sống là 4%. Tỷ lệ học sinh khai báo bị cận thị ở thành thị là
cao nhất (27%) rồi đến vùng đồng bằng (20%) và thấp nhất ở vùng miền núi
(12%) với p<0,05. Tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống không có sự khác biệt
giữa 3 vùng nghiên cứu
Bảng 3.8: Phân bố nơi khám chữa bệnh đầu tiên của học sinh sử dụng
dịch vụ y tế cho lần ốm gần nhất trong 2 tuần qua theo vùng
Biến số Thành phố Nông thôn Miền núi
n % n % n %
Không làm gì cả 41 4 36 4 52 5
Tự mua thuốc về uống* 242 26 235 28 297 30
Đến trạm y tế* 93 10 137 16 126 13
Đến phòng khám tư* 140 15 77 9 95 10
Đến phòng khám nhà nước 18 2 18 2 11 1
Thầy thuốc Đông y/Nam y* 13 1 7 8 4 4
Bệnh viện huyện/quận* 35 4 127 15 147 15
Bệnh viện tỉnh* 141 15 38 5 23 2
Bệnh viện trung ương 43 5 17 2 24 3
Không nhớ 183 19 147 17 196 20

57
Kết quả ở bảng 3.8 và hình 3.10 cho thấy học sinh thường tự chữa là nhiều
nhất khi bị ốm trong 2 tuần qua (chiếm tỷ lệ 33%) rồi đến bệnh viện (21%)
và đến các cơ sở khác như trạm y tế xã, y tế tư nhân và thầy thuốc. Đặc biệt
không có học sinh nào báo cáo đến phòng y tế trường học đầu tiên khi bị ốm
trong 2 tuần qua. Có sự khác biệt về hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế đầu tiên
trong lần ốm gần nhất trong 2 tuần qua theo vùng. Ví dụ tỷ lệ học sinh tự
chữa khi bị ốm trong 2 tuần qua cao nhất ở miền núi (30%) và thấp nhất ở
thành thị (26%) với p<0,05

35 33

30
25
21
20
15 13 12

10
5
0
0
Tự chữa Đến TYT YTTN, thầy thuốc Bệnh viện Trường
đông y

Hình 3.10: Tình hình ốm đau của học sinh trong 2 tuần qua

58
Tóm tắt phần thực trạng các hoạt động YTTH
1. Điều kiện pháp lý:
• Cán bộ YTTH được xếp vào “nhân viên văn phòng”
• Chưa có văn bản ghi cụ thể nhiệm vụ và trách nhiệm của CBYT trường
học
• Nguồn kinh phí cho YTTH chưa cụ thể
2. Điều kiện thực hiện:
• Thiếu cơ sở vật chất, TTB và thuốc thiết yếu cho YTTH
• Thiếu hướng dẫn thực hiện các hoạt động YTTH
• Thiếu các vật liệu cho truyền thông GDSK tại trường
3. Người thực hiện:
• Cán bộ YTTH chủ yếu là kiêm nhiệm, ít đủ bằng cấp (từ trung cấp y
trở lên)
• Chưa hiểu rõ 5 nội dung và 8 nhiệm vụ của mình, ít hoặc chưa được
đào tạo về YTTH.
• Thời gian dành cho hoạt động YTTH ít (vì kiêm nhiệm)
• Đa số CBYT học đường chỉ có khả năng hỗ trợ, hoặc làm với sự hỗ
trợ các hoạt động YTTH. Gần một nửa số họ không có khả năng khám
và phát hiện bệnh học đường
4. Các hoạt động đã thực hiện:
• Các nội dung hoạt động về YTTH đã được thực hiện theo như hướng
dẫn của Quyết định số 73 của Bộ GD&ĐT tuy nhiên còn chưa được
thường xuyên.
• Hoạt động về tuyên truyền, khám và phát hiện cận thị và cong vẹo cột
sống còn ít được thực hiện
• ¼ học sinh bị ốm có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và 1/3 trong số đó tự
chữa, không có HS nào điều trị tại phòng y tế trường

59
3.2. Cơ chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y tế
trường học trong các trường phổ thông hiện nay
3.2.1. Kết quả thu thập số liệu sẵn có
Bảng 3.9: Ban chỉ đạo về YTTH theo các cấp
Tuyến Phú Thọ Quảng Bình Đồng Nai
Tại 3 huyện khảo có ban chỉ đạo không có ban chỉ 2 huyện có ban chỉ
sát YTTH đạo YTTH đạo YTTH, 1 huyện
không có thông tin
(Định Quán)
Tại 3 xã khảo sát 1 xã có ban chỉ không có ban chỉ 1 xã có ban chỉ đạo
đạo YTTH là đạo YTTH YTTH là thị trấn Định
phường Thanh Quán-Huyện Định
Miếu-TP Việt Trì Quán.
Kết quả ở bảng trên cho thấy số liệu về ban chỉ đạo công tác YTTH ở các
cấp là không sẵn có, đặc biệt ở tuyến tỉnh. Kể cả các tỉnh có đề cập ban chỉ
đạo ở tuyến huyện, xã (Phú Thọ và Đồng Nai) thì cũng không có đầy đủ tất
cả các ban chỉ đạo ở tất cả các huyện và xã nghiên cứu.

Bảng 3.10: Các ban ngành đoàn thể tham gia vào công tác YTTH theo
các cấp (tỉnh, huyện, xã)
Phú Thọ Quảng Bình Đồng Nai
- Giáo dục không có số liệu - Trung tâm YTDP
- Y tế huyện/TP
- Đoàn thanh niên - Phòng GD-ĐT
- Hội phụ nữ - Trung tâm Dân số-
KHHGĐ
- Nha tư nhân
- Hội phụ nữ
- Đoàn thanh niên
Để tìm hiểu cơ chế phối hợp trong công tác YTTH, chúng tôi đã đặt câu hỏi
trong mẫu phiếu thu thập sẵn có là liệt kê các ban ngành đoàn thể tham gia
vào công tác YTTH. Chỉ có số liệu của tỉnh Phú Thọ và Đồng Nai về thông
tin này. Kết quả cho thấy tại tỉnh Đồng Nai, số đơn vị tham gia vào công tác
YTTH nhiều hơn, ví dụ như ngoài y tế, giáo dục còn có dân số, nha tư nhân.
Đặc biệt ở cả hai tỉnh có số liệu đều báo cáo có sự tham gia của Đoàn thanh
niên và Hội phụ nữ trong công tác YTTH

60
Bảng 3.11: Sự sẵn có hướng dẫn bằng văn bản về cơ chế phối hợp
Vùng Phú Thọ Quảng Bình Đồng Nai
Thành thị Có Có (Hợp đồng Không
trách nhiệm giữa
TT YTDP và
PGD thành phố)
Đồng bằng Có hợp đồng Không Có
trách nhiệm giữa
TTYTDP huyện
với phòng GD
quản lý SKHS
(phối hợp giữa
TTYTDP, TYT,
nhà trường)
Miền núi Không Không có SL Có

Kết quả ở bảng trên cho thấy văn bản về cơ chế phối hợp hoạt động công tác
YTTH rất hạn chế. Cụ thể trong 9 huyện được khảo sát thì chỉ có 5 huyện có
văn bản phối hợp về công tác YTTH. Tuy nhiên chỉ có hai nơi có đầy đủ về
văn bản này. Tại Phú Thọ đó là hợp đồng trách nhiệm giữa TTYTDP huyện
với phòng giáo dục quản lý SKHS (phối hợp giữa TTYTDP, trạm y tế, nhà
trường) còn tại Quảng Bình là hợp đồng trách nhiệm giữa Trung tâm YTDP
và Phòng Giáo dục thành phố)
Bảng 3.12: Sự sẵn có của văn bản hướng dẫn thực hiện công tác YTTH
tại các đơn vị nghiên cứu
Phú Thọ Quảng Bình Đồng Nai
Chung toàn tỉnh Có không có SL Có

Tại 3 huyện khảo Không có SL 2 huyện có Không có SL


sát
Tại 3 xã nghiên Có Không có SL Có
cứu

Một câu hỏi mà chúng tôi cũng quan tâm đó là các văn bản hướng dẫn thực
hiện công tác YTTH tại các đơn vị nghiên cứu. Qua số liệu có sẵn và photo
các văn bản lưu trữ, chúng tôi nhận thấy hầu hết tại các đơn vị có hướng dẫn
thực hiện nhưng chủ yếu là các văn bản hướng dẫn triển khai kinh phí liên
quan đến YTTH mà không có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện

61
các hoạt động YTTH như tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh như
thế nào (theo hướng dẫn của Bộ Y tế)…
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Bảng 3.13: Tổng hợp ý kiến của các đối tượng phỏng vấn sâu về các đơn
vị thực sự tham gia vào công tác YTTH năm học 2007 – 2008
Đối tượng phỏng vấn Đơn vị nào tham gia công tác YTTH năm học 2007 –
2008
Chuyên viên trung tâm y tế - “Giáo dục từ chối: nói bận, không đi làm cùng y tế,
dự phòng (TTYTDP) có công văn liên ngành mời, họ từ chối vì bận”
- “Thực sự chỉ có y tế tham gia vào y tế trường học,
và phải đối mặt với sức khỏe học sinh”
- “Không có chính quyền đoàn thể nào giúp, chỉ có y
tế làm”
Chuyên viên Sở giáo dục đào - “Y tế địa phương: trạm y tế, bệnh viện huyện….”
tạo (GD-ĐT)
Lãnh đạo TTYTDP huyện - “Y tế/ ngoài ra không có”
Chuyên viên phòng GDĐT - “Y tế dự phòng huyện, Trạm y tế xã”
huyện
Trạm trưởng TYT xã - “Y tế, chính quyền xã, Trường học”
Lãnh đạo trường THCS - ‘Y tế địa phương là chính’
Lãnh đạo trường tiểu học - “Văn hoá xã hội, Phòng giáo dục, TTYT huyện,
Phòng BHYT”
Giáo viên trường THPT - “Bệnh viện, TTYTDP huyện, huyện đội, Nhà
trường”
Giáo viên trường THCS - “Bệnh viện, y tế, trạm xá. Nhà trường”

Giáo viên trường TH - “Y tế, uỷ ban, trường”

Cán bộ YTTH trường THPT - “Chưa có đơn vị nào tham gia”

Cán bộ YTTH trường THCS - “Y tế xã, huyện: kiểm tra, giúp khám sức khỏe định
kì, tuyên truyền khi có dịch, nhận bệnh nhân”
- “Không ban ngành, đoàn thể nào tham gia”
Cán bộ YTTH trường TH - “Không có”
Kết quả ở bảng trên cho thấy các ý kiến đều thống nhất là rất ít có ban ngành
đoàn thể nào tham gia vào công tác y tế trường học (trừ văn hóa xã hội,
phòng BHYT, ủy ban). Công tác y tế trường học mới chủ yếu do “y tế địa

62
phương” là chính. Cá biệt có ý kiến còn cho rằng chưa có đơn vị nào tham
gia vào công tác YTTH (bảng 3.13).
Kết quả phỏng vấn sâu với các đối tượng cho thấy sự phối hợp giữa các ban
ngành trong công tác YTTH còn nhiều khó khăn. Đa số các ý kiến đều thống
nhất hiện tại chỉ có ngành y tế, nhà trường là tham gia chủ yếu vào công tác
YTTH, còn chính quyền, đoàn thể ít tham gia. Các đối tượng cũng cho biết
ngành y tế tham gia khám sức khỏe cho học sinh, tiêm phòng (trạm y tế xã),
cấp cứu và khám chữa bệnh cho học sinh (bệnh viện), phối hợp và tham gia
công tác vệ sinh môi trường tại trường học (đội Y tế dự phòng) còn ngành
giáo dục chủ yếu tổ chức, phối hợp cụ thể bằng các văn bản, chỉ đạo. Tuy
nhiên cũng có ý kiến cho rằng chưa có sự liên hệ giữa trường học với y tế
địa phương, đặc biệt là y tế xã trong công tác YTTH. Chi tiết sự tham gia
của ngành giáo dục, y tế, chính quyền đoàn thể, phụ huynh và học sinh được
trình bày trong phụ lục 2.7 (kết quả phân tích định tính-trang 191-192)
Khi được hỏi cấp huyện có văn bản hướng dẫn về cơ chế phối hợp giữa các
ngành trong công tác YTTH không, cả phòng giáo dục và đào tạo, TTYTDP
đều có trình bày và liệt kê các hướng dẫn về cơ chế phối hợp (bảng 3.14)
Bảng 3.14. Văn bản hướng dẫn cơ chế phối hợp hoạt động YTTH cấp
huyện năm học 2007 – 2008 (ví dụ của tỉnh Phú Thọ)
Nơi cung cấp thông Văn bản hướng dẫn cơ chế phối hợp
tin

Phòng GD-ĐT huyện 1. Phòng GD&ĐT-BHXH-Phòng y tế: Kế hoạch


thực hiện công tác y tế học đường và triển khai
BHYT năm học 2007-2008
2. Phòng y tế: Công tác y tế học đường năm học
2007-2008
3. TTYTDP: Hợp đồng trách nhiệm thực hiện công
tác YTTH năm học 2007-2008

TTYTDP huyện 1. Hợp đồng trách nhiệm giữa TTYTDP huyện với
phòng GD huyện
2. Quản lý sức khỏe học sinh (phối hợp giữa
TTYTDP huyện, trạm y tế, nhà trường)

Kết quả ở bảng trên cho thấy các văn bản hướng dẫn cơ chế phối hợp chủ
yếu là giữa ngành giáo dục và ngành y tế (cụ thể là TTYTDP và phòng y tế).
Tuy nhiên các hoạt động phối hợp mới chủ yếu dừng ở hai hoạt động là
63
BHYT học sinh (văn bản số 1, bảng 2) hoặc hợp đồng trách nhiệm quản lý
sức khỏe học sinh (văn bản số 3). Một lần nữa kết quả cho thấy chưa có sự
“vào cuộc” của các ban ngành đoàn thể khác trong hoạt động này.
3.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình phối hợp giữa các ban
ngành:
Thuận lợi trong quá trình phối hợp: Tổng hợp cả 3 tỉnh, kết quả cho thấy
việc phối hợp giữa các đơn vị có những thuận lợi sau:
+ Y tế địa phương quan tâm, ủng hộ, phối hợp tốt với các trường
học.
+ Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo quan tâm, tham gia ủng hộ
nhiệt tình hoạt động chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
+ Các cán bộ nhiệt tình tham gia.
+ Chính quyền địa phương, ủng hộ và hưởng ứng cho hoạt động
chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi học đường.
Khó khăn trong quá trình phối hợp:
- Công tác chỉ đạo của cấp tỉnh xuống cấp huyện còn chưa đồng bộ và
chưa thống nhất.
- Các đơn vị không chủ động tích cực thực hiện được các hoạt động mà
thường phụ thuộc vào kế hoạch của đơn vị khác. Vì vậy muốn phối
hợp giữa y tế và giáo dục tuyến huyện còn chưa được như mong
muốn.
- Việc chỉ đạo phối hợp thực hiện còn thiếu, chưa cụ thể, chưa rõ ràng,
khiến cho việc phối hợp triển khai thực hiện giữa ngành giáo dục và y
tế còn chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ.
Sự chỉ đạo chồng chéo, ngành giáo dục bận, có sự thay đổi cán bộ
phụ trách YTTH của phòng giáo dục nên phối hợp hoạt động còn khó khăn
(PVS lãnh đạo TTYTDP huyện).
Cơ chế phối hợp chưa rõ ràng, thiếu khả năng thực hiện, đặc biệt là
tuyến huyện y tế có đến ba đầu mối, thiếu cơ sở pháp lý, thiếu kinh phí hoạt
động (PVS Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo).
“giữa y tế và giáo dục chưa có phối hợp, thiếu chỉ thị thực hiện” (PVS phó
phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố).
Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng thủ tục hành chính rườm rà, kinh phí hoạt
động cho YTTH ít nên sự phối hợp chưa được chặt chẽ. Địa bàn rộng cũng
gây khó khăn cho sự phối hợp này
“các trường phân bố trên địa bàn rộng, khó liên lạc, mối liên hệ không chặt
chẽ, không kiểm tra giám sát được…do tách TTYTDP và phòng y tế nên đôi

64
khi gặp khó khăn trong việc phối hợp hoạt động” (PVS cán bộ trung tâm
YTDP huyện)
Nhìn chung, tại tỉnh Đồng Nai, sự phối hợp giữa các đơn vị thực hiện công
tác YTTH gặp ít khó khăn hơn so với 2 tỉnh Phú Thọ và Quảng Bình.
Tóm tắt về cơ chế phối hợp liên ngành về hoạt động YTTH hiện tại
1. Chỉ đạo theo ngành dọc từ trên xuống:
• Bộ Giáo dục đào tạo – Sở GD ĐT tỉnh– Phòng GD ĐT huyện – trường
học.
• Bộ Y tế-Sở Y tế - TTYTDP tỉnh – TT YTDP huyện/thành phố – Trạm
y tế xã – trường.
2. Cơ chế quản lý hiện tại:
• Ngành giáo dục: tổ chức và quản lý (chủ động)
• Ngành y tế: hỗ trợ về chuyên môn (thụ động)
• UBND: hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động (chỉ đạo)
3. Nhận xét chung:
• Còn thiếu ban chỉ đạo YTTH, đặc biệt ở tuyến xã và huyện và chưa
có ban chỉ đạo YTTH ở tuyến trung ương
• Thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động YTTH cụ thể
• Thiếu liên hệ, cơ chế chưa có giữa hai ngành y tế và Giáo dục và
đào tạo
• Cơ chế phối hợp hiện nay hiệu quả ở Đồng Nai nhưng chưa phù hợp
ở Phú Thọ và Quảng Bình.

65
3.3. Đề xuất mô hình quản lý nâng cao sức khỏe trường học
3.3.1. Kết quả phỏng vấn cán bộ YTTH:
Bảng 3.15: Đề xuất của cán bộ YTTH về các hoạt động YTTH
Tổng cộng Thành thị Đồng bằng Miền núi Tổng cộng
Tham gia khám 127 129 66 322
sức khỏe định 93.4% 88.4% 90.4% 90.7%
kỳ
Sơ cấp cứu ban 124 129 53 306
đầu* 91.2% 88.4% 72.6% 86.2%
Lập hồ sơ theo 113 102 45 260
dõi sức khỏe học 83.1% 69.9% 61.6% 73.2%
sinh*
Thực hiện các 115 118 56 289
chương trình 84.6% 80.8% 76.7% 81.4%
CSSKHS
Tư vấn giáo dục 108 104 44 256
sức khỏe cho 79.4% 71.2% 60.3% 72.1%
học sinh*
Giáo dục sức 114 125 51 290
khỏe cho học 83.8% 85.6% 69.9% 81.7%
sinh
Các hoạt động 99 109 47 255
ngoại khóa nâng 72.8% 74.7% 64.4% 71.8%
cao SKHS
Khám và phát 96 91 42 229
hiện bệnh CVCS 70.6% 62.3% 57.5% 64.5%
cho HS
Khám và phát 111 100 45 256
hiện bệnh cận 81.6% 68.5% 61.6% 72.1%
thị cho HS*
VSATTP trong 121 108 52 281
trường học* 89.0% 74.0% 71.2% 79.2%
VS an toàn lớp 123 126 57 306
học/trường học 90.4% 86.3% 78.1% 86.2%
Kết quả ở bảng trên cho thấy năm hoạt động YTTH được cán bộ đề xuất qua
phỏng vấn nhiều nhất là KSK định kỳ (90,7%), sơ cứu ban đầu (86,2%), vệ
sinh an toàn lớp học/trường học (86,2%), giáo dục sức khỏe (81,7%) và thực
hiện các chương trình CSSKHS (81,4%). Có sự khác biệt về các hoạt động

66
đề xuất về YTTH theo vùng. Ví dụ có tới 81,6% cán bộ ở thành thị đề xuất
hoạt động khám và phát hiện bệnh cận thị cho học sinh trong khi tỷ lệ này ở
khu vực đồng bằng và miền núi chỉ có 68,5% và 61,6% (p<0,05). Xu hướng
này cũng tương tự cho hoạt động lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và vệ sinh an
toàn thực phẩm (VSATTP) trong trường học (p<0,05)
3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính:
a) Đề xuất nhằm đẩy mạnh cơ chế quản lý và phối hợp trong triển khai thực
hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh:
Nhìn chung các ý kiến đề xuất tập trung vào 4 nội dung chính như sau:
− Cần có cán bộ chuyên trách có chuyên môn nhiệm vụ về YTTH
− Bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn cho cán bộ YTTH chuyên trách
cũng như kiêm nhiệm.
− Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc
sức khỏe ban đầu tại trường.
− Cần đưa nội dung YTTH vào chỉ tiêu để đánh giá hoạt động của
các trường học hàng năm
Lãnh đạo TTYTDP nói: “nên để y tế chủ động về kế hoạch và chuyên môn,
phối hợp với bên giáo dục cùng thực hiện”.
Hiệu trưởng trường tiểu học đề xuất: “phải có nhân viên y tế trường học,
mỗi trường có một người, đảm bảo kinh phí đủ hoạt động khám chữa bệnh
ban đầu cho học sinh….Văn bản chỉ đạo cụ thể hơn về nhiệm vụ của giáo
viên, nhân viên y tế trường học”.
Chuyên gia Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất (tại hội thảo chia sẻ kết quả
nghiên cứu): “Nên kiến nghị hai bộ tổ chức thống nhất về mô hình quản lý
công tác YTTH…cần có đào tạo chính qui tối thiểu 3 tháng về YTTH cho
bác sĩ đa khoa”
b) Cần có những hoạt động YTTH nào để nâng cao sức khỏe cho học sinh?
Tổng hợp chung kết quả phỏng vấn các đối tượng được nghiên cứu tại 3 tỉnh
như sau:
+ Tăng cường cải thiện công trình vệ sinh cho các trường học.
+ Khám sức khỏe định kì thường xuyên, có khám phát hiện cận
thị, cong vẹo cột sống và khám chuyên sâu hơn.
+ Cần có những hoạt động giáo dục thể chất, ngoại khóa cho học
sinh: văn nghệ, thể dục thể thao.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền cho học sinh về phòng chống
các bệnh học đường.

67
+ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc phục vụ cho công
tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong nhà trường.
+ Tiến hành tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về YTTH và cung
cấp tài liệu cho cán bộ chuyên trách cũng như là các giáo viên
kiêm nhiệm hàng năm (1-2 lần). Giáo viên nên tổ chức tập huấn
vào thời gian nghỉ hè. Hiệu phó trường THPT đề xuất: “trường
học chỉ sơ cứu bệnh thông thường nên chỉ cần 1 khóa bồi
dưỡng ngắn hạn trong dịp hè, hướng dẫn lại các hoạt động
YTTH”.
Phía giáo viên:
- Cần có thêm kinh phí và phương tiện cho hoạt động ngoại khoá nâng
cao GDSK.
- Trang bị thêm tài liệu để giáo dục sức khoẻ cho học sinh: tranh ảnh
minh họa, tài liệu truyền thông về bệnh học đường.
- Tập huấn thêm về nội dung nâng cao sức khoẻ học đường, có thể cho
giáo viên tham dự tập huấn 1-2 lần/năm.
Phía cán bộ YTTH chuyên trách:
- Cần được đào tạo và bồi dưỡng thêm về YTTH.
- Đầu tư thêm trang thiết bị và dụng cụ y tế phục vụ công tác sơ cấp cứu
cho phòng y tế của nhà trường.
- Cần có thêm kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng làm công tác y tế trường
học, mong muốn được vào biên chế của nhà trường.
3.3.3. Đề xuất mô hình quản lý công tác YTTH
Dựa vào các phần phân tích ở trên, mô hình quản lý hiện tại về công tác
YTTH như sau:
• Y tế (cục YTDP -> Trung tâm YTDP tỉnh -> Trung tâm YTDP huyện
-> TYT xã): hỗ trợ về chuyên môn, biên soạn hướng dẫn, tập huấn,
giám sát, theo dõi và đánh giá công tác YTTH (chưa có báo cáo).
• Giáo dục (Bộ GD và ĐT-> Sở-> Phòng-> Trường): quản lý nhân sự,
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động, theo dõi, hệ thống báo cáo
• Khác (UBND): hỗ trợ thực hiện phối hợp liên ngành (văn bản)
Nhìn chung, mô hình hiện tại đã bám sát thông tư 23/2006/CT-TTG của Thủ
Tướng Chính Phủ về tăng cường công tác YTTH. Tuy nhiên, sự phối hợp
giữa các ban ngành trong công tác YTTH còn hạn chế. Mô hình này có
những ưu và nhược điểm như sau:

68
• Ưu điểm: Ngành giáo dục chủ động tổ chức các hoạt động chăm sóc
sức khỏe cho chính học sinh trong trường học (do quản lý cán bộ thực
hiện, chủ động kinh phí, quản lý đối tượng hưởng thụ là học sinh)
• Nhược điểm: Nguồn lực thực hiện YTTH hạn chế (khó bố trí cán bộ
chuyên trách về YTTH). Hơn nữa, cán bộ thực hiện công tác YTTH
không được khuyến khích về quyền lợi như các cán bộ y tế khác,
không đủ khả năng chuyên môn độc lập để thực hiện các hoạt động
YTTH, ít có điều kiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Các hoạt
động YTTH tùy thuộc vào sự năng động của từng trường (nguồn kinh
phí và điều kiện thực hiện).
Chính vì vậy mà chúng tôi đề xuất mô hình quản lý YTTH như sau:
Bảng 3.16: Đề xuất mô hình quản lý công tác YTTH
Vấn đề Hiện tại Trước mắt Lâu dài
Cơ chế Do ngành giáo dục quản Ngành giáo dục (chủ Ngành y tế (chủ
quản lý lý, còn thụ động, không động cho trường về động được nguồn
đồng đều giữa các vùng, quản lý nhân sự và tài nhân lực thực hiện)
miền chính)
Cán bộ Thuộc biên chế ngành Ngành giáo dục phối Thuộc ngành y tế
YTTH giáo dục, cán bộ YTTH có hợp với các trường (Y tế cơ sở) chịu
chuyên môn kém, ít được cao đẳng và trung cấp trách nhiệm tại
cập nhật kiến thức, làm y của tỉnh đào tạo cán trường, cán bộ
việc khác là chính bộ YTTH YTTH có chuyên
Chưa có chiến lược đào Ngành y tế phối hợp môn sẽ làm đúng
tạo nguồn cán bộ thực đào tạo trình độ cho nghề, được cập
hiện nên số cán bộ vừa các cán bộ YTTH nhật
thiếu và yếu, không chủ
động huy động được
nguồn lực thực hiện
Trang Thiếu trang thiết bị, cơ sở Chính quyền, giáo dục Chính quyền, giáo
thiết bị, vật chất, điều kiện thực và cha mẹ học sinh dục, y tế và cha mẹ
cơ sở hiện học sinh
vật chất
Điều Đã có biên chế cán bộ Cần nêu rõ nguồn Kinh phí và cán bộ
kiện YTTH nhưng được xếp kinh phí thực hiện YTTH do ngành y
pháp lý vào khối “nhân viên văn công tác YTTH (bao tế quản lý
phòng”, chưa rõ kinh phí nhiêu % ngân sách)
thực hiện YTTH Cán bộ YTTH được
xếp hạng như các cán

69
bộ y tế khác

Như vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh mô hình đang áp dụng (trước
mắt), tập trung vào giải quyết khâu nhân lực (cán bộ chuyên trách YTTH),
kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác YTTH. Tuy nhiên mô hình này đã
bộc lộ một số nhược điểm nhất định khi nguồn nhân lực không được giải
quyết bền vững. Chính vì vậy, về lâu dài, nguồn nhân lực thực hiện YTTH
nên để cho ngành y tế chủ động thực hiện. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình
nào cần phải có sự thống nhất của hai Bộ. Theo ý kiến của các chuyên gia là
cần tổ chức hội thảo thống nhất mô hình quản lý này, còn nghiên cứu chỉ đề
xuất (trích biên bản hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu ngày 15/1//2009)

70
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
4.1. Hoạt động y tế trường học
Câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi quan tâm trong nghiên cứu này là có những
hoạt động nào về Y tế trường học đã được tiến hành? Hoạt động nào tốt,
hoạt động nào chưa tốt cần phải cải thiện? Những khó khăn, thuận lợi trong
khi tiến hành? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu
144 đối tượng ở tất cả các cấp, cơ sở, bao gồm trường học, trạm y tế xã,
phòng giáo dục và trung tâm YTDP huyện, sở giáo dục và trung tâm YTDP
tỉnh. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã phỏng vấn trực tiếp 355 cán bộ YTTH
và 188 giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy giáo dục công dân tại 27 trường
nghiên cứu bằng cách đặt câu hỏi “Anh chị đã và đang tham gia công tác
YTTH nào?” và cho các lựa chọn sẵn có. Kết quả ở hình 3.4-trang 53 cho
thấy hầu hết các hoạt động YTTH đang được thực hiện nhưng chủ yếu là sơ
cấp cứu, giáo dục sức khỏe cho học sinh và khám sức khỏe định kỳ còn các
hoạt động phòng chống bệnh cong vẹo cột sống và cận thị học đường còn ít
được chú ý (bảng 3.7-trang 52 và hình 3.4-trang 53). Trong số 188 giáo viên
phỏng vấn thì chỉ có 1 giáo viên (ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) có
tham gia công tác YTTH và chỉ tham gia hoạt động KSK định kỳ.
Kết quả ở bảng 3.7 cũng cho thấy hầu hết các chương trình chăm sóc sức
khỏe học sinh đã được thực hiện tại tất cả các huyện nghiên cứu nhưng mức
độ không giống nhau. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu
(phụ lục 2.7-trang 179).
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới [163], trường học nâng cao sức
khỏe (health-promoting school) cần có 4 nội dung cơ bản là 1) nâng cao hiệu
quả giáo dục sức khỏe trong trường học (qua lồng ghép vào các môn học
chính khóa, triển khai các hoạt động truyền thông GDSK thông qua các hoạt
động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể và tài liệu truyền thông, tổ chức các hoạt
động lồng ghép giữa nhà trường-gia đình-cộng đồng), 2) tổ chức các dịch vụ
sức khỏe trường học, 3) xây dựng cơ sở vật chất và môi trường học đường
và 4) thực hiện các chính sách nâng cao sức khỏe học đường (chi tiết xem
trang 12-13 phần tổng quan tài liệu).

71
Bảng 4.1: So sánh giữa 4 nội dung của trường học nâng cao sức khỏe và
thực tế triển khai
Nội dung theo mô hình trường học nâng cao sức khỏe của tổ Thực tế triển khai
chức y tế thế giới
1. Giáo dục sức khỏe cho học sinh
• Lồng ghép giáo dục sức khoẻ vào trong các môn học chính Đang triển khai tuy nhiên mức độ không đồng đều,
khoá của bậc học, cấp học, ngành học. còn ít về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng
(do ít thời gian)
• Triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ qua Hoạt động ngoại khóa (ít), tổ chức nói chuyện trực
các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể, pano, áp phích, tiếp, mít tinh hoặc tranh ảnh treo tường
khẩu hiệu, tranh, ảnh…
• Tổ chức các hoạt động lồng ghép truyền thông giáo dục Chưa
sức khoẻ giữa nhà trường – gia đình và cộng đồng.
2. Tổ chức các dịch vụ sức khoẻ trường học
• Khám và sơ cứu những trường hợp ốm đau hoặc tai nạn. Có nhưng không thường xuyên
• Khám sức khoẻ định kỳ. Có nhưng không thường xuyên
• Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh Có nhưng không thường xuyên
• Triển khai các chương trình CSSK ban đầu (tiêm chủng Có, chủ yếu ở trường tiểu học
mở rộng, PC giun sán, PC suy dinh dưỡng)
• Thực hiện chương trình nha học đường và giáo dục nha Có, chủ yếu chương trình nha học đường ở bậc
khoa, mắt học đường và giáo dục phòng chống tật cận thị. tiểu học
• Có tủ thuốc, có thầy thuốc phục vụ thường xuyên tại phòng Có trang bị nhưng chưa có phòng riêng
sức khoẻ trường học (phòng y tế nhà trường).
• Tham gia bảo hiểm sức khoẻ học sinh. Có, khác biệt giữa các vùng nghiên cứu
3. Xây dựng cơ sở vật chất và môi trường học đường
• Lớp học có trang thiết bị đúng quy cách. Có nhưng chưa đảm bảo 100% các lớp học
• Có sân chơi, bãi tập, dụng cụ phương tiện luyện tập thể dục Chưa đảm bảo an toàn vì một số trường gần ao hồ
thể thao đảm bảo an toàn.
• Có công trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh. Chưa đảm bảo vì một số trường thiếu nước, công
trình vệ sinh chưa đạt tiêu chuẩn (xem chi tiết phụ
lục 2.6)
• Đảm bảo có đủ nước uống sạch. Có thực hiện (23/27 trường)
• Thu gom, xử lý rác và nước thải hàng ngày. Chưa đảm bảo vì còn vứt rác trong sân trường, hệ
thống nước thải chưa thoát tốt
• Trồng cây ở sân, vườn trường. Có thực hiện
• Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ yếu nhắc nhở học sinh không ăn những thực
phẩm không rõ nguồn gốc. Không có số liệu về ăn
bán trú
4. Thực hiện các chính sách nâng cao sức khoẻ học đường
• Không hút thuốc lá, uống rượu bia, lạm dụng ma tuý và Chưa thực hiện
chất kích thích.
• Không quan hệ tình dục sớm, lạm dụng tình dục. Chưa thực hiện
• Không có hành vi bạo lực: đe doạ, đánh đập, ức hiếp học Không có số liệu
sinh.
• Không để xẩy ra các tai nạn thương tích đáng tiếc. Có tai nạn thương tích xảy ra
• Tiến hành xã hội hoá các hoạt động nâng cao sức khỏe Chưa vì ít có sự tham gia của ban ngành đoàn thể,
trường học hội phụ huynh và cộng đồng trong công tác YTTH

72
Kết quả ở bảng trên cho thấy các hoạt động YTTH không được thực hiện
như của thế giới. Mặc dù có hoạt động đã triển khai được thực hiện rất
không đồng bộ, mới mang tính chất sự vụ, không thường xuyên. Điều này
rất liên quan tới những khó khăn triển khai các hoạt động này được bàn luận
ở phần sau. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu cán bộ
ngành giáo dục và y tế các cấp cho thấy, các hoạt động y tế trường học được
triển khai ở tất cả các trường với nhiều hoạt động. Tuy nhiên mức độ đồng
nhất và hiệu quả khác nhau, tùy theo điều kiện từng cấp. Nhìn chung các
hoạt động từ các cuộc phỏng vấn sâu cũng đồng nhất với kết quả phỏng vấn
cán bộ YTTH và phỏng vấn học sinh khi hầu hết các đối tượng đề cập có
những hoạt động YTTH như sau:
- Khám sức khỏe định kỳ: 1 năm/1 lần
- Lập sổ theo dõi SK học sinh.
- Sơ cấp cứu ban đầu.
- Phòng chống một số bệnh tật thường gặp (chủ yếu là suy dinh dưỡng, tẩy
giun sán, khám răng miệng, tiêm phòng)
- Giáo dục sức khỏe cho học sinh: thông qua các hoạt động ngoại khóa,
lồng ghép trong các môn học (môn tự nhiên – xã hội ở lớp 1 đến lớp 3,
khoa học ở lớp 4 và lớp 5, giáo dục sức khỏe lớp 8, sinh học, công nghệ
lớp 11). Các nội dung giáo dục sức khỏe cho học sinh bao gồm:
+ An toàn vệ sinh thực phẩm
+ Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, tuyên truyền vệ sinh
nhà trường xanh sạch, đẹp, trồng cây xanh.
+ An toàn giao thông
+ Trường học an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn thương
tích.
+ Phòng chống tệ nạn xã hội
+ Tư vấn sức khỏe vị thành niên, HIV/AIDS, bệnh xã hội.
+ Lồng ghép giáo dục giới tính
+ Tham gia bảo hiểm y tế học đường (bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể)
Đánh giá chung, các hoạt động trên đều phù hợp với các hoạt động
YTTH được đề cập đến trong thông tư liên bộ số 03/2000/TTLT-BYT-
BGD&ĐT ngày 1/3/2000 về việc hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường
học [65]. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường tại 3 tỉnh nghiên cứu đều
thực hiện đồng nhất tất cả các hoạt động trên. Ngoài các hoạt động mang
tính thường xuyên như sơ cấp cứu ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, phòng
chống bệnh tật thường gặp ở lứa tuổi học đường, vệ sinh môi trường, an toàn

73
thực phẩm…được triển khai ở hầu khắp các trường. Còn những hoạt động
mang tính lồng ghép trong các chương trình ngoại khóa như giáo dục sức
khỏe, truyền thông….tùy thuộc vào sự năng động trong cách thức triển khai
của cán bộ các trường.
Câu hỏi tiếp theo mà chúng tôi quan tâm là về số lượng và chất lượng
các hoạt động đã tiến hành như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi
đã dựa vào bảng kiểm quan sát cơ sở vật chất và điều kiện phòng y tế (cho
cung cấp dịch vụ YTTH tại trường) và phỏng vấn sâu 144 đối tượng các cấp.
Về hoạt động tuyên truyền nâng cao sức khỏe của học sinh, phòng chống
bệnh cận thị và cong vẹo cột sống:
Trên thực tế, nội dung giáo dục phòng chống bệnh cận thị và cong vẹo cột
sống có trong bài giảng chính thức ở môn Tự nhiên-xã hội (số tiết giảng rất
ít) cấp tiểu học (sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT phát hành). Chị NTTT, giáo
viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy môn giáo dục công dân của một trường
THPT cho biết nội dung giáo dục sức khoẻ cho học sinh chỉ được “Tích hợp
vào giờ ngoại khoá một năm hai tiết”. Hay như ý kiến của một giáo viên
giảng dạy môn Giáo dục công dân cho biết:“Nhiệm vụ chính là dạy văn hoá
còn các nội dung khác có mời bên ngoài vào nói chuyện một buổi sau đó
thày trò lại lao vào việc chính, bài tích hợp mới chỉ tích hợp qua”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rất ít cán bộ YTTH và giáo viên thực hiện hoạt
động giáo dục phòng chống bệnh cận thị và cong vẹo cột sống (xem phụ lục
4-trang 126-128 và phụ lục 5-trang 152-153). Điều này có thể giải thích là
trên thực tế, các trường học mới chỉ tập trung vào các môn học chính khóa
như Toán, tiếng Việt mà chưa chú ý nhiều tới các môn khác như Tự nhiên-
xã hội. Nếu học sinh không được rèn luyện ngồi đúng tư thế vệ sinh phòng
chống bệnh cận thị, cong vẹo cột sống thì sẽ dễ dàng có nguy cơ mắc các
bệnh này, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe học sinh và sẽ ảnh hưởng tới tình
hình học tập. Điều này dẫn tới yêu cầu cần tuyên truyền nâng cao nhận thức
về vấn đề này không những cho bản thân học sinh mà còn cả cho các giáo
viên, là những người trực tiếp giảng dạy cho học sinh, đặc biệt những giáo
viên ở cấp tiểu học.
Qua phỏng vấn sâu, về tính chất, nhìn chung hoạt động trên chưa có sự đồng
đều giữa các đơn vị trường học. Đa số các ý kiến đều cho rằng các hoạt động
tuyên truyền nâng cao sức khỏe cho học sinh hiện nay còn hạn chế cả về số
lượng và chất lượng. Cụ thể hình thức giáo dục sức khỏe mới chỉ chung
chung, chưa cụ thể, thông qua lồng ghép trong một số môn học hoặc gắn vào
các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội. Nội dung tuyên truyền chủ yếu
là vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp mà ít có những nội dung cụ thể liên
quan đến phòng chống bệnh trường học hoặc thực hiện chính sách xây dựng
74
trường học an toàn. Điều này rất phù hợp với kết quả về 3 nội dung YTTH
mà các học sinh tham gia nhiều nhất là giữ vệ sinh cá nhân, giữ gìn môi
trường xanh-sạch đẹp và luyện tập thể dục thể thao trong khi các nội dung
về phòng chống bệnh cận thị, cong vẹo cột sống và các bệnh khác thì không
nhiều học sinh tham gia (bảng 27a và bảng 27b-phụ lục 3-trang 96).
Ngoài ra, hình thức tuyên truyền thường được các giáo viên áp dụng là nhắc
nhở học sinh tư thế ngồi, hoặc đổi chỗ ngồi lên trên cho những học sinh mắt
kém, đề nghị phụ huynh tham gia giáo dục, tuyên truyền cho các em (thông
qua các buổi họp phụ huynh). Tuy nhiên hoạt động này cũng rất tùy thuộc
vào năng lực của từng giáo viên và yêu cầu của từng trường. Ngoài lý do
chú trọng vào các môn chính khóa, qua phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy
việc thực hiện hoạt động này chưa tốt còn có thể là do thời gian dành cho nội
dung này chưa có nhiều (chỉ có 4 tiết trong một năm học), phương pháp
giảng dạy của giáo viên hạn chế và ít gắn liền với thực tiễn, trang thiết bị
giảng dạy cho các nội dung này còn đơn sơ, chưa có nhiều tài liệu minh họa
khi giảng dạy cho học sinh trong khi chưa có một cán bộ YTTH chuyên
trách tại trường học, các giáo viên chủ yếu là kiêm nhiệm nên các hoạt động
mới chỉ mang tính chất lồng ghép, sự vụ.
Hoạt động cung cấp dịch vụ YTTH (khám sức khỏe định kỳ, sơ cấp cứu,
khám phát hiện cận thị, khám phát hiện cong vẹo cột sống…):
Kết quả ở hình 3.4-trang 51 cho thấy hầu hết các cán bộ YTTH đều đã thực
hiện cung cấp các dịch vụ YTTH. Ba hoạt động được cán bộ YTTH lựa
chọn nhiều nhất là sơ cấp cứu (71,6%), giáo dục sức khỏe cho học sinh
(51,8%) và khám sức khỏe định kỳ (47,6%). Đặc biệt có rất ít cán bộ YTTH
tham gia hoạt động phòng chống CVCS và phòng chống cận thị học đường
(chỉ có 13,2% và 19,7%). Nhìn chung các hoạt động YTTH được thực hiện
nhiều hơn ở khu vực thành thị và đồng bằng so với khu vực miền núi. Tuy
nhiên một số cán bộ cho rằng hoạt động khám sức khỏe không thường
xuyên, tần suất ít, thậm chí có năm làm có năm không. Điều này có thể được
lý giải là trên thực tế, việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh là
do cơ quan y tế địa phương (có thể trạm y tế xã hoặc y tế huyện) hợp đồng
với nhà trường thực hiện và việc triển khai phụ thuộc vào nhà trường có kinh
phí để ký hợp đồng hay không.
Theo báo cáo năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ khám sức khỏe
định kỳ trung bình trên cả nước cho học sinh các cấp rất thấp, tiểu học đạt
59,3%, THCS đạt 56,4% và THPT đạt 48,1% [11]. Tuy nhiên, công tác KSK
định kỳ và điều kiện sơ cấp cứu cho học sinh ở nhiều nơi chưa đảm bảo. Sự
tham gia của giáo viên, phụ huynh, học sinh vào công tác CSSK học sinh
còn chưa được thường xuyên. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2007 thì chỉ có

75
78,4% số tỉnh có tổ chức KSK định kỳ cho học sinh, sinh viên. Chỉ có 51%
tỉnh có báo cáo phân loại sức khỏe học sinh, sinh viên. Nguyên nhân tỷ lệ
HS chưa được KSK cao là do thiếu kinh phí, thiếu đội ngũ cán bộ y tế tại địa
phương ở các vùng sâu, vùng xa và các vùng khó khăn. Nhận thức của lãnh
đạo địa phương và các cán bộ quản lý giáo dục chưa tốt về công tác này….

Về sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh, nhìn chung các ý kiến đều thống nhất
đánh giá chung là kịp thời, thực hiện tốt nếu trường có cán bộ YTTH. Tuy
nhiên, tại các trường thiếu nhân viên YTTH, người kiêm nhiệm là giáo viên
không có chuyên môn về y tế thì ngay hoạt động sơ cấp cứu ban đầu cũng
gặp nhiều khó khăn:“sơ cứu do cô giáo làm không có nhân viên y tế nên gặp
khó khăn vì không có chuyên môn” (giáo viên trường tiểu học).
Về khám phát hiện cận thị, khám phát hiện cong vẹo cột sống, kết quả phỏng
vấn cán bộ YTTH, học sinh và phỏng vấn sâu các đối tượng đều thống nhất
là số lượng và chất lượng hoạt động này còn rất hạn chế. Chỉ có 13,2% và
19,7% cán bộ YTTH được hỏi trả lời có tiến hành hoạt động này (hình 4-
trang 54), và được triển khai cùng hoạt động khám sức khỏe định kỳ 1
lần/năm; các ý kiến còn lại hoặc không đề cập đến hoặc trả lời chưa thực
hiện khám phát hiện cận thị và cong vẹo cột sống, ngoài khám sức khỏe định
kỳ không có thêm dịch vụ khác.
Vệ sinh môi trường lớp học:
- Hầu hết ý kiến của các cán bộ trường học được hỏi đều nhận xét trường
lớp mình về cơ bản đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh, những dẫn chứng cụ thể
được đưa ra:
+ Cơ sở vật chất: diện tích bình quân/học sinh, bàn ghế, bảng, điện đầy
đủ, phòng học đủ sáng, bàn ghế đúng kích cỡ.
+ Vệ sinh trường lớp: trường xanh sạch đẹp, đủ hố xí, hố tiểu.
+ Nguồn nước sạch dùng cho uống và rửa.
- Một bộ phận cán bộ tự nhận xét vệ sinh môi trường lớp học chưa đạt vệ
sinh với các lý do được đưa ra:
+ Cơ sở vật chất: nhà cấp 4, dột; lớp học nền thấp, cửa số, bàn ghế không
đủ kích cỡ; ánh sáng chưa đủ.
+ Vệ sinh trường lớp: nhà vệ sinh bẩn, cống rãnh tắc.
Trên thực tế, khi kiểm tra các trường theo bảng kiểm có sẵn, chúng tôi nhận
thấy các phòng học không đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng và tiêu chuẩn bàn
ghế theo tiêu chuẩn vệ sinh học đường năm 2000 của Bộ giáo dục và đào tạo
(cụ thể chỉ số chiếu sáng dưới 0,25 và hiệu số sử dụng bàn ghế vượt quá 25
cm với học sinh tiểu học, 30 cm với học sinh trung học cơ sở, 35cm với học

76
sinh phổ thông trung học). Kết quả trình bày ở phụ lục 2.6 về quan sát cơ sở
vật chất cho thấy chỉ có 21/27 trường có hệ số chiếu sáng dưới 0,25. Có thể
đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình hình cận thị của học sinh.
Theo kết quả phỏng vấn 2773 học sinh thì tỷ lệ học sinh mắc bệnh cận thị là
19% trong đó cao nhất ở thành thị (27%), đồng bằng (20%) và miền núi
(12%) (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05). Bên cạnh đó, tỷ lệ
học sinh mắc cong vẹo cột sống chiếm từ 3-5%. Kết quả này thấp hơn so với
các kết quả nghiên cứu trước đó khi tình hình bệnh trường học (cận thị và
cong vẹo cột sống) tăng dần theo cấp học (Trần Văn Dần, 1999-2004; Chu
Văn Thăng, 2003; Đặng Đức Nhu 2001, Hoàng Văn Tiến, 2005). Điều này
có thể được giải thích là do trong nghiên cứu của chúng tôi là do tự học sinh
khai báo còn các nghiên cứu khác có sử dụng phương pháp khám lâm sàng,
đo thị lực để chẩn đoán nên có thể chính xác hơn.
Như vậy, nhìn chung công tác vệ sinh môi trường trường học hiện tại cũng
chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh học đường đảm bảo sức khỏe cho học
sinh tại trường học. Kết quả này cũng phù hợp với Báo cáo của Bộ giáo dục
và Đào tạo năm 2008. Một trong những khó khăn cho hoạt động YTTH là
thiếu cơ sở vật chất, điều kiện, trang thiết bị cho y tế trường học. Chỉ có
42,26% các trường có phòng y tế, 50-60% các trường trong cả nước chưa đạt
tiêu chuẩn về vệ sinh trường học [11].

Vệ sinh an toàn lớp học:


- Theo nhận xét của cán bộ trường học được phỏng vấn, hầu hết các ý kiến
cho rằng vấn đề vệ sinh an toàn tại trường lớp mình được thực hiện tốt, cụ
thể:
+ Chưa xảy ra tai nạn
+ Cơ sở vật chất: trường có lan can, tường rào cổng; điện an toàn, có hộp,
quạt, bóng đèn được kiểm tra thường xuyên, công tắc ở vị trí cao (học
sinh không với tới được)
- Tại một số trường, cơ sở vật chất chưa tốt, vấn đề này cũng được đánh giá
là chưa đảm bảo, cụ thể:
+ Trường học xuống cấp, bị nong lở trần, gây tai nạn cho học sinh
+ Địa điểm gần sông hồ, không có rào chắn
Thực tế theo số liệu có sẵn của các trường phổ thông nghiên cứu, số ca tai
nạn thương tích đều có trong vòng 5 năm trở lại đây và có xu hướng tăng lên
(trừ tỉnh Quảng Bình không có số liệu). Ví dụ ở trường THPT Tam Nông,
năm 2003 có 9 ca thì đến năm 2006 đã có 62 ca, năm 2007 có 59 ca. Cả hai
trường tiểu học và THCS mỗi năm đều có 3-20 ca tai nạn thương tích. Tại
Đồng Nai, số vụ tai nạn thương tích hàng năm ở huyện Định quán là 40,5
77
vụ/năm, thành phố Biên Hòa là 1,6 vụ/năm và huyện Long Thành là 795,2
vụ/năm. Trong nghiên cứu này, do sử dụng số liệu có sẵn nên chúng tôi
không thể tiến hành phân tích nguyên nhân tai nạn thương tích cũng như mô
hình tai nạn thương tích nhưng theo các nghiên cứu trước đây, lớp học
không an toàn cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn thương tích
ở học sinh cần phải được lưu ý và xây dựng đảm bảo [Trần Văn Dần 2003,
Hoàng Văn Phong 2001].
Hoạt động ngoại khóa nâng cao sức khỏe học sinh, phòng chống bệnh học
đường:
Hầu hết các trường đều tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao
sức khỏe học sinh. Hình thức chủ yếu là:
+ Mời cán bộ y tế về nói chuyện
+ Lồng ghép trong giờ chào cờ, gắn vào chủ đề hàng tháng, tiết ngoại
khóa của bộ môn sinh học, giáo dục công dân.
+ Tổ chức thi tìm hiểu, hái hoa dân chủ.
+ Tuyên truyền qua các hoạt động thể thao.
+ Học sinh tham gia tổng vệ sinh trường học
Tuy nhiên theo các đối tượng, số lượng hoạt động này cũng rất khác nhau
tùy trường và tùy theo hình thức thực hiện. Có thể tiến hành 1-2 lần/năm
hoặc chỉ tiến hành vào các dịp kỷ niệm ngày lễ…..Đánh giá chung của các
đối tượng tần suất chưa đồng đều, chưa có một kế hoạch hoạt động thường
xuyên. Về chất lượng, theo ý kiến tự đánh giá của các cán bộ được hỏi, có ý
kiến cho rằng chất lượng về các hoạt động ngoại khóa tại trường mình còn
hạn chế, tuy nhiên một số lại đánh giá hoạt động trên tiến hành tại trường
mình đã được thực hiện tốt.
Nhìn chung, cho đến nay, các hoạt động YTTH đã được triển khai, tuy
không đồng bộ nhưng một số hoạt động đã đạt được những hiệu quả nhất
định (nhất là hoạt động khám sức khỏe định kỳ, cung cấp dịch vụ khám chữa
bệnh thông qua bảo hiểm y tế, các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu,
vệ sinh trường học và một số nội dung giáo dục sức khỏe cho học sinh).
Hiệu quả của các chương trình được thể hiện qua kết quả đạt được là nâng
cao thể trạng của học sinh và ý thức phòng chống bệnh tật của học sinh và
phụ huynh. Các lý do giải thích cho tính hiệu quả các chương trình YTTH
được đưa ra:
- Có sự chỉ đạo cụ thể bằng văn bản của Phòng giáo dục về hoạt động y tế
trường học.
- Gắn với chương trình của y tế hoạt động thường xuyên
- Hợp đồng giữa trung tâm YTDP và Phòng giáo dục đào tạo.
78
- Giáo dục sức khỏe và vệ sinh môi trường được tổ chức thường xuyên do
được lồng ghép vào các chương trình ngoại khóa.
Tuy nhiên rất nhiều hoạt động còn cần phải xem xét đảm bảo về số lượng
cũng như chất lượng (như đã nêu ở bảng 4.1 và phân tích ở phần trên). Các
hoạt động cần quan tâm nhiều nhất là hoạt động phòng chống bệnh trường
học (cận thị, cong vẹo cột sống, các bệnh thường gặp khác), tai nạn thương
tích, sơ cấp cứu ban đầu và điều kiện cơ sở vật chất của trường học đảm bảo
vệ sinh và an toàn cho học sinh. Lý do chưa hiệu quả được các đối tượng
phỏng vấn sâu đưa ra là:
Nhân lực thực hiện hoạt động y tế trường học thiếu. Cụ thể chỉ có 21 cán bộ
(chiếm 5.9% tổng số) tham gia là cán bộ chuyên trách về YTTH còn đa phần
là kiêm nhiệm (hình 3.1-trang 47 và bảng 3.2-trang 45). Với những cán bộ
có chuyên môn, được đào tạo trong các trường y dược thì chỉ làm mang tính
tạm thời, biến động (do hiện tại không có việc làm thì xin làm, khi có việc
làm thì đi ngay). Do vậy mà công việc không hiệu quả, chuyên môn không
phù hợp “trái nghề”, không được bồi dưỡng nâng cao (trong năm năm trở lại
đây không được tập huấn lần nào về YTTH). Bên cạnh đó kinh phí cho các
hoạt động thiếu, không đủ để thực hiện đồng bộ các hoạt động (ví dụ năm
học 2006-2007, trung bình toàn tỉnh Phú Thọ chỉ có bình quân 3000
đồng/học sinh cho hoạt động YTTH, trích từ ngân sách BHYT mà học sinh
tham gia, bảng 3.3-trang 46). Hoạt động khám sức khỏe định kỳ mặc dù đã
triển khai hàng năm tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả, do:
+ Chưa thường xuyên: 1 lần /năm
+ Dụng cụ khám chữa bệnh thiếu, ví dụ: tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt
không có nên khi triển khai tại các trường khó khăn.
+ Cán bộ khám sức khỏe định kỳ thiếu
+ Phụ thuộc vào sự sắp xếp và kế hoạch của bệnh viện huyện là đơn vị
trực tiếp tham gia khám nên nhà trường rất thụ động, không chủ động
tổ chức khám cho học sinh theo mong đợi được
Bên cạnh đó, một số hoạt động phụ thuộc vào chương trình từ cấp trên chỉ
đạo, chỉ thực hiện khi có chương trình từ tỉnh đưa về, tại cơ sở không có
kinh phí triển khai riêng, ví dụ: chương trình khám mắt, chương trình nha
học đường, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng…
Một số hoạt động giáo dục sức khỏe có lồng ghép trong nội dung một số bài
học, môn học tuy nhiên thực hiện chưa thường xuyên, do vậy hiệu quả chưa
cao. Bên cạnh đó, việc cấp thẻ bảo hiểm cho học sinh chưa nhanh chóng
thuận tiện, công tác chi trả cho học sinh chậm (tai nạn, rủi ro). Đặc biệt sự

79
quan tâm của ban ngành đoàn thể, ban giám hiệu, phụ huynh về công tác
YTTH chưa rõ.
4.2. Những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác y tế
trường học
Câu hỏi tiếp theo mà chúng tôi đặt ra ngay từ đầu là có những khó khăn nào
trong quá trình triển khai thực hiện công tác y tế trường học? Nhìn chung,
việc thực hiện hoạt động này ở các trường gặp rất nhiều khó khăn, phần dưới
đây sẽ bàn luận kỹ hơn về các khó khăn các trường gặp phải trong quá trình
thực hiện.
4.2.1. Nguồn tài chính hạn hẹp:
Kinh phí dành cho YTTH còn rất hạn hẹp. Theo ý kiến phỏng vấn hiệu
trưởng/hiệu phó, cán bộ y tế trường học tại một số trường tiểu
học/THCS/THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho biết, kinh phí hoạt động
YTTH được trích từ bảo hiểm học sinh, chiếm khoảng 1% tổng chi hàng
năm của trường, một số trường có thêm nguồn kinh phí đóng góp tự nguyện
trực tiếp từ phụ huynh nhưng tỉ lệ này rất thấp. Theo thông tư số
14/2007/TT-BTC ngày 8/3/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng kinh
phí thực hiện công tác y tế trong các trường học có chỉ ra các nguồn kinh phí
thực hiện công tác y tế trường học, trong đó ngoài nguồn kinh phí từ ngân
sách nhà nước, từ quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tự nguyện của học
sinh, sinh viên, còn có thể huy động tài trợ của các tổ chức, cá nhân
trong/ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác. Tuy nhiên, thực tế hoạt
động y tế tại các trường học chưa thu hút được sự ủng hộ, đóng góp về mặt
tài chính/vật chất từ các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng. Trong khi đó, với
nguồn kinh phí hạn hẹp cần phải chi trả cho các hoạt động chuyên môn
chăm sóc, bảo vệ, tư vấn sức khỏe cho học sinh (sơ cấp cứu, chi mua thuốc,
tổ chức khám sức khỏe định kỳ, chi mua tài liệu cho hoạt động truyền thông,
mua trang thiết bị y tế, đồ dùng tối thiểu, tập huấn chuyên môn cho cán bộ y
tế…); chi trả tiền lương, phụ cấp cho cán bộ y tế trường học. Điều này là
một trong những yếu tố khó khăn, khiến các hoạt động của YTTH chưa
được triển khai thường xuyên, hoạt động lẻ tẻ, hiệu quả chưa cao. Kết quả
này cũng phù hợp với báo cáo năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [11]
4.2.2. Nguồn nhân lực thiếu và không chuyên:
Kết quả ở bảng 3.4-trang 46 và hình 3.1-trang 47 cho thấy các cán bộ YTTH
hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm, 71% tổng số cán bộ YTTH tham gia nghiên
cứu này). Hầu hết các cán bộ hiện tại làm “trái nghề”, “chuyên môn hóa
không cao” (chỉ có 21,6% cán bộ có trình độ chuyên môn y-hình 3.2- trang
48) và do kiêm nhiệm nên không có đủ thời gian cần thiết dành cho công tác
80
này. Bên cạnh đó, chính sách về biên chế YTTH hiện chưa rõ, các trường
tùy theo khả năng mà có thể hợp đồng với 1 cán bộ trong khi lương thấp nên
rất không thể mong đợi họ thiết tha với công tác này. Kết quả cũng cho thấy
đội ngũ cán bộ YTTH vừa mỏng vừa yếu, ít kinh nghiệm (số năm kinh
nghiệm trung bình là gần 4 năm dao động từ 1-31 năm), lại không được đào
tạo tập huấn trong 5 năm qua (hình 3.3-trang 51). Bên cạnh đó, bản thân họ
làm công tác YTTH nhưng họ không hiểu đầy đủ 5 nội dung của y tế trường
học (Bộ Y tế, 2002). Chỉ có 7 cán bộ của trường phổ thông ở thành thị và 6
cán bộ của trường phổ thông ở đồng bằng đề cập được đầy đủ cả 5 nội dung
của YTTH là vệ sinh học đường, PC các bệnh truyền nhiễm, PC các bệnh
thường gặp khác, nha học đường và sơ cấp cứu ban đầu (bảng 3.5- trang 49).
Đặc biệt chỉ có 4 cán bộ ở thành thị trả lời được (chiếm 1,1% tổng số cán bộ
YTTH tham gia) đầy đủ được 8 nhiệm vụ của người cán bộ YTTH (theo tài
liệu của Bộ Y tế, 2002). Kết quả ở hình 3.5-trang 54 cho thấy hoạt động mà
nhiều cán bộ YTTH không có khả năng thực hiện nhiều nhất là khám và
phát hiện các bệnh trường học (cong vẹo cột sống, cận thị). Hoạt động có tỷ
lệ % cán bộ YTTH không có khả năng thực hiện thấp nhất là lập hồ sơ theo
dõi sức khỏe học sinh (11,2% tổng số điều tra). Đặc biệt, trong số các cán bộ
có khả năng thực hiện thì hầu hết ở trình độ làm cần có sự hỗ trợ hoặc chỉ
tham gia hỗ trợ, chỉ có 1-2 cán bộ tự đánh giá có khả năng làm việc độc lập.
Điều này có thể giải thích việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho học sinh có
thể không yêu cầu chuyên môn về y tế nên các cán bộ YTTH (hầu hết là
giáo viên) có thể đảm nhận được trong khi các hoạt động YTTH khác (khám
phát hiện cận thị, cong vẹo cột sống) cần được tập huấn bài bản mới có thể
thực hiện được. Chị cán bộ chuyên trách YTTH trường THCS mình “chỉ
điều trị cảm cúm thông thường, sơ cứu ban đầu còn chuyển tuyến trên”. Tại
những nơi không có cán bộ y tế chuyên trách, cán bộ làm kiêm nhiệm vị trí
này có cách xử trí “Xoa dầu băng bó, cho thuốc trà gừng, có sốt cho hạ sốt,
cặp nhiệt độ rồi chuyển viện” (Nguyễn Thị T.T, kế toán kiêm nhiệm thêm
YTTH).

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008, số trường học có cán bộ, nhân viên
y tế trường học chuyên trách và kiêm nhiệm đạt ở mức 45,78%, chủ yếu tập
trung ở khu vực thành thị. Trên 80% số trường phổ thông trong cả nước
chưa có cán bộ chuyên trách công tác y tế trường học [11]. Hoạt động đào
tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác YTTH cũng
còn nhiều hạn chế do thiếu nguồn kinh phí để tổ chức.

81
Như vậy nguồn nhân lực thực hiện công tác YTTH hiện nay là “bị động”,
các vị trí hiện tại được giao giống như “giải pháp tình thế”. Có thể một trong
những lý do mà các trường vẫn phải giao hoạt động này cho một cán bộ
trong trường có thể liên quan tới việc thực hiện BHYT cho học sinh vì khi
đã thực hiện BHYT thì phải có một người theo dõi và đảm bảo quyền lợi
KCB cho học sinh. Tuy nhiên nguồn nhân lực hiện tại chưa đảm bảo về
chất và về lượng.
4.2.3. Trang thiết bị, cơ sở vật chất:
Kết quả ở bảng 3.2-trang 45 cho thấy thiếu trang thiết bị, chưa có phòng y tế
riêng, thiếu thuốc là những khó khăn gặp phải trong công tác YTTH. Kết
quả này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu các đối tượng (phụ lục 2.7-
trang 185). Nhìn chung, các đối tượng đều thống nhất ý kiến là hiện tại cơ sở
vật chất, trang thiết bị, thuốc dành cho công tác YTTH còn thiếu thốn, chưa
đảm bảo phục vụ chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại trường. Nguyên nhân
sâu sa là do nguồn kinh phí hạn hẹp, chưa có chính sách, quan tâm đúng
mức của các cấp có thẩm quyền.
Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên thuốc, trang thiết bị cho YTTH còn hạn chế
(vừa thiếu, vừa hỏng). Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên, cơ sở hạ tầng
dành cho công tác YTTH thực sự thiếu và chưa đảm bảo chất lượng. Cụ thể
phòng y tế chưa có hoặc có chưa đảm bảo, còn chật hẹp; công trình vệ sinh
không thuận lợi, chưa đảm bảo vệ sinh (thiếu nước, không được vệ sinh
thường xuyên, học sinh không dám sử dụng). Các phòng học chưa đảm bảo
ánh sáng, hệ số sử dụng bàn ghế dẫn tới tình hình cận thị và cong vẹo cột
sống ở học sinh như đã đề cập ở trên
Trong tất cả các trường chúng tôi nhận thấy công tác YTTH ở trường THPT
huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai là tốt hơn cả. Tại đây, các điều kiện thực
hiện công tác YTTH rất tốt, bao gồm có cán bộ chuyên trách về YTTH, có
tủ thuốc đầy đủ theo danh mục, có tủ hồ sơ theo dõi sức khỏe cho học sinh
và có các tài liệu truyền thông tự sưu tầm. Lý do chính trường này thực hiện
tốt theo chúng tôi chính là sự quan tâm chỉ đạo của đồng chí hiệu trưởng
trường THPT Long Thành.
4.2.4. Cơ chế chính sách:
Hiện nay khó khăn lớn nhất cho các trường khi thực hiện công tác YTTH là
không có hành lang pháp lý thực hiện. Cụ thể là:
• Chưa có chính sách cụ thể thực hiện YTTH và chưa có “kế hoạch riêng”
để triển khai công tác YTTH ở các cấp (PVS lãnh đạo sở GD&ĐT tỉnh
Phú Thọ).

82
• Chưa có hướng dẫn cụ thể về công tác YTTH cho các trường. Theo báo
cáo của phòng GD-ĐT huyện thì có hướng dẫn thực hiện công tác giáo
dục thể chất và y tế trường học năm 2006-2007 và 2007-2008 còn trung
tâm YTDP có hướng dẫn công tác VSMT, hướng dẫn tổ chức phòng y tế
tại các trường. Tuy nhiên trên thực tế khi hỏi các trường thì đều không
nhận hoặc lưu trữ những tài liệu này.
• Chưa có chính sách về cán bộ YTTH. Hiện tại các cán bộ YTTH chủ yếu
là kiêm nhiệm trong khi cán bộ kiêm nhiệm lại không có chế độ bồi
dưỡng cho cán bộ kiêm nhiệm này
• Chưa rõ ràng về cơ chế phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong công
tác YTTH.
Kết quả ở bảng 3.11-trang 61 cho thấy các văn bản hướng dẫn cơ chế phối
hợp chủ yếu là giữa ngành giáo dục và ngành y tế (cụ thể là TTYTDP và
phòng y tế). Tuy nhiên các hoạt động phối hợp mới chủ yếu dừng ở hai hoạt
động là BHYT học sinh hoặc hợp đồng trách nhiệm quản lý sức khỏe học
sinh mà chưa có sự tham gia của các ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh học
sinh cũng như cộng đồng trong hoạt động này.
Khó khăn trong quá trình phối hợp giữa Sở GD ĐT và TTYTDP tỉnh theo
chuyên viên sở GD&ĐT tỉnh là do“Chưa có một đầu mối thống nhất từ trên
đứng ra điều phối”. Bên cạnh đó, ngành y tế cũng đưa ra lý do khó khăn
trong quá trình phối hợp là chỉ đạo chồng chéo (cùng một lúc hai ngành chỉ
đạo), kế hoạch của đơn vị này lại phụ thuộc vào đơn vị khác nên không tích
cực chủ động thực hiện được, có sự luân chuyển cán bộ phụ trách YTTH nên
gặp nhiều khó khăn trong công tác phối hợp.
Qua phỏng vấn sâu vị đại diện hội phụ huynh học sinh, hai hoạt động YTTH
mà vị đại diện đề cập là BHYT và khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, vị đại
diện cũng nêu rõ “Hội phụ huynh học sinh chưa tham gia hoạt động nâng
cao sức khỏe nào. Các hoạt động thường kỳ chủ yếu là thăm hỏi ốm đau, tổ
chức ngày lễ tết, khuyến học…” (PVS hội trưởng hội phụ huynh học sinh,
nam, 44 tuổi). Như vậy, cho tới nay, hoạt động của hội phụ huynh mới dừng
ở các hoạt động “lễ-nghĩa”, chưa tham gia cụ thể vào công tác YTTH.
4.2.5. Công tác BHYT học sinh:
27/27 trường học được nghiên cứu trên địa bàn 3 tỉnh Phú Thọ, Quảng Bình
và Đồng Nai đều đã triển khai thực hiện bảo hiểm y tế học đường. Tuy nhiên
tỉ lệ học sinh tham gia BHYT có sự khác nhau giữa khối trường PTTH so
với khối tiểu học và THCS; đồng thời có sự khác nhau giữa các khu vực
vùng miền (chi tiết xem kết quả ở phụ lục 2.7-trang 180). Nhìn chung, các

83
trường học được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có tỉ lệ học sinh tham
gia BHYT cao hơn so với các cơ sở khác tại 2 tỉnh Quảng Bình và Đồng
Nai.
ƒ Lý do không tham gia BHYT:
Tỉ lệ học sinh tham gia BHYT còn thấp tại một số trường có những lí do
chung:
o Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn không đủ tiền mua.
o Nhận thức của phụ huynh về việc mua BHYT cho các em còn
hạn chế.
o Học sinh tại những địa phương thuộc diện 1351 hoặc là con em
của các gia đình thuộc diện chính sách (con công an, bộ đội) đã
được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
o Thủ tục BHYT rườm rà khiến cho các phụ huynh có tâm lý lo
ngại khi cho con em mình đi khám bệnh bằng BHYT.
Mặc dù vậy, tại tỉnh Đồng Nai, qua phỏng vấn hiệu trưởng, giáo viên
và phụ huynh các trường học trên địa bàn, họ còn cho biết một số học sinh
không tham gia BHYT do:
+ BHYT tham gia theo hình thức tự nguyện, không có tính bắt
buộc. Chị Nguyễn Thị Bích Hằng phụ huynh học sinh trường
tiểu học Trịnh Hoài Đức – Biên Hòa nhận xét: “một số trường
hợp gia đình giàu có không mua bảo hiểm, vì thấy không sử
dụng tới, nếu ốm lên Sài Gòn luôn”.
+ Học sinh đã tham gia bảo hiểm tai nạn, nên không tham gia
mua BHYT nữa.
Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của tổ chức Plan tại
Việt nam năm 2004 khi tiến hành điều tra ở Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng
Trị. Theo kết quả điều tra này, không phải 100% tỷ lệ học sinh tham gia
BHYT mà lý do chính không tham gia là không có tiền, không biết lợi ích
của BHYT [Tổ chức Plan tại Việt nam, 2004]. Theo báo cáo của Bộ giáo
dục đào tạo năm 2008, chỉ có 43,29% các trường có học sinh mua bảo hiểm
y tế trong cả nước [11].
Trong tình hình hiện nay, nguồn ngân sách cho hoạt động YTTH chủ yếu
dựa vào số tiền trích từ BHYT nên việc huy động 100% học sinh tham gia là
hết sức cần thiết để có thể duy trì hoạt động này một cách thường xuyên hơn
nữa.
1
Là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam được bắt đầu triển
khai từ năm 1998 - Theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày
31/7/2008.

84
4.3. Cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác YTTH:
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các ý kiến đều thống nhất hiện tại chỉ có
ngành y tế, nhà trường là tham gia chủ yếu vào công tác YTTH, còn chính
quyền, đoàn thể ít tham gia. Các đối tượng cũng cho biết ngành y tế tham gia
khám sức khỏe cho học sinh, tiêm phòng (trạm y tế xã), cấp cứu và khám
chữa bệnh cho học sinh (bệnh viện), phối hợp và tham gia công tác vệ sinh
môi trường tại trường học (đội Y tế dự phòng) còn ngành giáo dục chủ yếu
tổ chức, phối hợp cụ thể bằng các văn bản, chỉ đạo. Tuy nhiên cũng có ý
kiến cho rằng chưa có sự liên hệ giữa trường học với y tế địa phương, đặc
biệt là y tế xã trong công tác YTTH.
Kết quả phân tích ở trên cho thấy sự phối hợp liên ngành trong công tác y tế
trường học còn thiếu và yếu. Khó khăn lớn nhất cho các trường khi thực
hiện công tác YTTH là không có hành lang pháp lý thực hiện. Hiện chưa có
chính sách cụ thể thực hiện YTTH và chưa có “kế hoạch riêng” để triển khai
công tác YTTH ở các cấp (PVS lãnh đạo sở GD&ĐT tỉnh).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với báo cáo tổng kết quả Bộ
Giáo dục và đào tạo năm 2008 [11]. Do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các
Bộ, ngành và các cấp nên việc triển khai các hoạt động YTTH luôn gặp
nhiều khó khăn. Việc phân công trách nhiệm chưa rõ ràng làm cho một số
hoạt động bị chồng chéo, một số vấn đề bị bỏ ngỏ [11].

Cũng theo báo cáo này, tại một số địa phương chưa nhận được sự quan tâm
đầy đủ của chính quyền, các ban ngành liên quan và không có được phương
hướng, nội dung hoạt động cụ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng sức khỏe học
sinh đang có chiều hướng giảm sút [11]. Bệnh tật trong lứa tuổi học đường
đang có xu hướng gia tăng. Một số bệnh mới phát hiện gần đây ở lứa tuổi
học trò như xơ hóa cơ Delta, dịch Tay-chân-miệng, cúm gia cầm
H1N1…nếu không có sự can thiệp mạnh, kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả xấu
trong quá trình phát triển thể chất của các em học sinh

Theo thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 1/3/2000 về


việc hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học [5] đã đề cập đến công
tác tổ chức, quản lý hoạt động y tế trường học trong ngành giáo dục đào tạo
và ngành y tế phân tuyến chức năng/nhiệm vụ theo ngành dọc cũng như quy
định về việc phối kết hợp giữa 2 ngành chức năng. Qua phỏng vấn sâu các
đối tượng, chúng tôi thấy sự chỉ đạo hoạt động YTTH chủ yếu căn cứ trên
văn bản chỉ đạo từ trên xuống. Cụ thể theo hai ngành dọc như sau:
- Bộ Y tế -> Sở Y tế -> TT YTDP tỉnh –> TT YTDP huyện –> TYT xã –>
trường

85
- Bộ Giáo dục đào tạo –> Sở GD ĐT tỉnh–> Phòng GD&ĐT huyện –>
trường
Chính vì vậy, việc thực hiện hoạt động này rất phụ thuộc vào từng ngành (y
tế, giáo dục) có chủ động làm việc này hay không. Cụ thể ở tỉnh Phú Thọ,
công tác YTTH chủ yếu dựa vào nguồn BHYT của học sinh nên hiện tại do
ngành giáo dục thực hiện, ngành y tế chỉ thực hiện khi ngành giáo dục “mời”
hoặc “hợp đồng”
Bên cạnh thiếu văn bản chỉ đạo, ban chỉ đạo về công tác YTTH ở tất cả các
cấp (đặc biệt là cấp xã) còn chưa kiện toàn. Cụ thể:
Tuyến tỉnh: 2 tỉnh Phú Thọ và Quảng Bình đã có ban chỉ đạo về công
tác YTTH. Ban chỉ đạo bao gồm các đơn vị: Sở Giáo dục, Sở Y tế -
TTYTDP tỉnh, UBND tỉnh, Tài chính. Trong đó ngành giáo dục và y tế đóng
vai trò chính trong ban chỉ đạo.
Tuyến huyện: Chỉ có huyện Tam Nông đã thành lập ban chỉ đạo (ý
kiến của cán bộ giáo dục và y tế huyện đồng nhất). Tại Tp Việt Trì và huyện
Thanh Sơn, ý kiến về thành lập ban chỉ đạo còn chưa rõ ràng và không thống
nhất. Các địa phương còn lại của cả 3 tỉnh đều chưa có ban chỉ đạo về
YTTH.
Tuyến xã: Không có ban chỉ đạo YTTH, mà chỉ có ban chỉ đạo
CSSKND do phó chủ tịch xã/phường làm trưởng ban.
Kết quả này cũng phù hợp với báo cáo tổng hợp tình hình y tế trường học
năm 2002 của Bộ Y tế, trong báo cáo này chỉ ra rằng hiện chỉ có 44/61 tỉnh
thành phố có báo cáo về y tế trường học, trong đó 40/61 tỉnh thành có ban
chỉ đạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của liên Bộ Y Tế và Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế – giáo dục hướng dẫn các cấp thực
hiện [79]. Chưa có tỉnh nào có đủ ban chỉ đạo y tế trường học cấp huyện.
Đây là vấn đề rất nan giải trong công tác YTTH khi không rõ ràng đơn vị
nào là đơn vị thực hiện, đơn vị nào là đơn vị tổ chức và đơn vị nào là đơn vị
phối hợp. Chính thực trạng này dẫn tới cơ chế điều hành từ trên xuống
thiếu đồng bộ và nhất quán. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới,
thì việc kiện toàn cán bộ YTTH trong trường học là rất quan trọng và việc
chủ động thực hiện nên là các nhà trường và ngành giáo dục (trong đó đã có
các cán bộ có trình độ chuyên môn Y chuyên thực hiện công tác YTTH) [Tổ
chức Y tế thế giới, 1995, 1998]. Trên thực tế, nhiều nước việc phối hợp liên
ngành là công tác chủ chốt nhất trong việc thực hiện các hoạt động YTTH
[98, 110-113, 128].

Công tác YTTH được chỉ đạo như thế nào?

86
Quyết định số 73 của Bộ GD&ĐT đã đề cập đến công tác tổ chức,
thực hiện hoạt động y tế trường học, do ủy bân nhân dân tỉnh, ngành giáo
dục đào tạo, ngành y tế kết hợp cùng thực hiện. Nghiên cứu tại 3 tỉnh chúng
tôi thấy, công tác chỉ đạo đều được thực hiện thông qua các văn bản ban
hành từ cấp trên xuống:
- Bộ Giáo dục đào tạo – Sở GD ĐT tỉnh– Phòng GD ĐT huyện – trường
học.
- Bộ Y tế-Sở Y tế - TTYTDP tỉnh – TT YTDP huyện/thành phố – Trạm y
tế xã – trường.
Các đơn vị có nhận được văn bản chỉ đạo không?
Tuyến tỉnh: cán bộ ngành Giáo dục, TTYTDP của 3 tỉnh đều cho biết họ có
nhận được văn bản hướng dẫn việc thực hiện công tác YTTH.
Tuyến huyện: Các cán bộ phòng GD cũng như TTYTDP các huyện đều cho
biết họ có nhận được văn bản hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, các văn bản
hướng dẫn chỉ đạo còn chưa cụ thể. Tại tỉnh Đồng Nai, theo ý kiến của một
cán bộ phòng GD huyện cho biết: có những văn bản xuống thẳng huyện, lẽ
ra tỉnh nên cụ thể hóa văn bản đó để dễ thực hiện hơn.
Tại các trường học: Hiệu trưởng/hiệu phó cho biết họ cũng nhận được văn
bản chỉ đạo từ phòng giáo dục (đối với các trường THCS, tiểu học) hoặc từ
Sở GD (đối với các trường PTTH). Hàng năm các trường học đều nhận được
văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học chung (bao gồm cả
hoạt động YTTH).
Tại các trạm y tế: Trạm trưởng các trạm y tế đều cho biết họ chỉ nhận được
văn bản hướng dẫn của TTYTDP huyện về thực hiện các chương trình hoạt
động thường xuyên của ngành y tế: tiêm chủng mở rộng, truyền thông phòng
chống dịch bệnh, tẩy giun…
Có ra văn bản chỉ đạo và phổ biến ra sao?
Tại tuyến tỉnh và tuyến huyện, trên cơ sở văn bản chỉ đạo của cấp trên
gửi xuống, các đơn vị này đều ra văn bản chỉ đạo thực hiện công tác YTTH
cho các cơ sở tuyến dưới.
Tại các cơ sở cấp trường học và trạm y tế, sau khi nhận được văn bản
hướng dẫn thực hiện các hoạt động YTTH, hầu hết các đơn vị này đều
không xây dựng văn bản hướng dẫn phương thức thực hiện, phối hợp với
đơn vị y tế địa phương để phổ biến tới giáo viên và cán bộ phụ trách YTTH.
Giám sát thực hiện các hoạt động YTTH ra sao?
Rất ít đơn vị/cá nhân được giám sát việc thực hiện công tác YTTH.
Hầu hết các trường học, ban giám hiệu chỉ kiểm tra và nhắc nhở cán bộ
YTTH về các hoạt động có liên quan theo tháng, học kì.
87
Kết quả này cũng phù hợp với Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm
2008. Sự phối hợp của liên ngành Y tế- Giáo dục và các ngành hữu quan tại
một số địa phương còn chưa chặt chẽ, thiếu sự chỉ đạo từ UBND các cấp,
các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn không còn đáp ứng
được yêu cầu của thực tế, các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhiều nội
dung không còn phù hợp nên công tác YTTH hiện này còn gặp nhiều khó
khăn và đòi hỏi cần có sự phối hợp liên ngành tốt hơn nữa [11]

Cơ chế quản lý như vậy đã phù hợp chưa?


Nhìn chung cơ chế quản lý hiện nay như sau:
+ Ngành Giáo dục: Chịu trách nhiệm quản lý việc tổ chức và thực
hiện.
+ Ngành Y tế: Chỉ đạo về chuyên môn.
+ UBND các cấp đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động.
Đánh giá về cơ chế quản lý: Tại Đồng Nai, cán bộ của ngành giáo dục
và y tế đều cho rằng cơ chế quản lý công tác YTTH tại địa phương đã phù
hợp. Còn tại 2 tỉnh Phú Thọ và Quảng Bình, vẫn còn một số ý kiến cho rằng
công tác quản lý chưa phù hợp, cơ chế quản lý chồng chéo. Bà Nguyễn Thị
Kim Thanh (trưởng phòng Y tế thành phố Việt Trì): “Trung tâm y tế thành
phố thuộc uỷ ban nhân dân thành phố quản lý, trung tâm y tế dự phòng hiện
tại trực thuộc Sở Y tế nên không tham mưu được gì cho thành phố” …hoặc
như ý kiến của Giám đốc TTYTDP huyện “nên đưa y tế trường học thuộc
ngành y tế quản lý – dọc, còn ở trường họ nhiều việc, cán bộ hợp đồng làm
việc khác, không chuyên tâm…Y tế làm sẽ tốt hơn”.
Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đã chứng minh mô hình quản lý
YTTH hiện tại đã bám sát thông tư 23/2006/CT-TTG của Thủ Tướng chính
phủ về tăng cường công tác YTTH tuy nhiên nguồn nhân lực, kinh phí và
điều kiện thực hiện (phòng y tế, cơ sở vật chất, phương tiện truyền thông..)
vẫn còn hạn chế và cần được giải quyết hơn nữa trong thời gian tới. Hơn
nữa, về lâu dài, các cán bộ YTTH nên để ngành Y tế chủ động quản lý thì
mô hình quản lý YTTH sẽ bền vững hơn.
Các kết quả nghiên cứu này cũng chứng minh các giả thuyết mà
chúng tôi đưa ra ngay từ đầu là đúng, bao gồm:
1. Hệ thống y tế trường học hiện nay chưa rõ ràng về cơ chế quản lý
2. Hiệu quả của công tác y tế trường học chưa được đo lường
3. Chưa có số liệu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại các
trường phổ thông

88
4. Khả năng phối hợp liên ngành trong công tác y tế trường học chưa
đồng bộ, chưa rõ ràng
5. Chưa có mô hình quản lý công tác trường học ở Việt Nam có hiệu quả
Những vấn đề này cần được giải quyết trong xây dựng chương trình
hoạt động YTTH tại Việt Nam.
4.5. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, để trả lời câu hỏi chính về các hoạt động cũng như
khó khăn trong triển khai công tác YTTH, chúng tôi đã áp dụng nhiều
phương pháp khác nhau nhằm kiểm tra chéo thông tin như thu thập số liệu
có sẵn theo bảng kiểm, phỏng vấn học sinh (là đối tượng hưởng lợi), phỏng
vấn cán bộ YTTH (là đối tượng trực tiếp tiến hành), kiểm tra cơ sở vật chất
và điều kiện VSMT của các trường theo bảng kiểm và các đối tượng liên
quan khác (đối tượng chỉ đạo, phối hợp và hỗ trợ). Kết quả sẽ góp phần phản
ánh khách quan, trung thực về bức tranh các hoạt động y tế trường học của 9
huyện tại 3 tỉnh. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn, chúng
tôi chưa thể quan sát được các hoạt động để có thể đánh giá chính xác hơn
hoạt động nào tốt, hoạt động nào chưa tốt cũng như năng lực thực hiện của
các cán bộ YTTH cũng chỉ do họ tự đánh giá. Hơn nữa, đề tài cũng chưa có
điều kiện nghiên cứu đủ 8 vùng sinh thái đặc biệt là vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, Tây Nguyên, vùng núi cao và các thành phố lớn như Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh (do thời gian và kinh phí của đề tài hạn chế). Mặc dù số lượng
mẫu đã chọn đủ đại diện học sinh nhưng nhóm nghiên cứu chưa có điều kiện
lựa chọn theo tỷ lệ % các trường phổ thông (vì trên thực tế tỷ lệ các trường
tiểu học nhiều hơn THCS, THCS nhiều hơn THPT) và nghiên cứu hệ thống
YTTH trong các trường dân lập. Những hạn chế này sẽ được khắc phục
trong các nghiên cứu tiếp theo.

89
KẾT LUẬN
1. Thực trạng về tổ chức quản lý và hoạt động y tế trường học trong các
trường phổ thông hiện nay.
1.1. Điều kiện pháp lý:
Các văn bản pháp lý đã đề cập về vai trò của các bộ, ban ngành trong việc
thực hiện công tác YTTH cũng như điều kiện, biên chế, kinh phí, hướng dẫn
thực hiện công tác này. Tuy nhiên văn bản hiện tại chưa khuyến khích việc
tuyển dụng cán bộ y tế làm công tác YTTH và khuyến khích sự phối hợp
liên ngành trong công tác YTTH (chưa có văn bản cụ thể, chưa rõ ai là cơ
quan đầu mối), chưa đề cập rõ nguồn kinh phí cho YTTH (nguồn kinh phí
hiện tại chủ yếu trích từ nguồn kinh phí BHYT)
1.2. Điều kiện thực hiện:
Điều kiện thực hiện công tác YTTH còn rất hạn chế, chưa đủ tạo điều kiện
để các cán bộ thực hiện công tác này (thiếu cơ sở vật chất (phòng y tế riêng),
trang thiết bị và thuốc thiết yếu cho YTTH; thiếu hướng dẫn thực hiện các
hoạt động YTTH và thiếu các vật liệu cho truyền thông GDSK tại trường)
1.3. Người thực hiện:
• 71% cán bộ YTTH là kiêm nhiệm. Nguồn nhân lực chủ yếu là các
giáo viên, ít chuyên môn y. Thời gian dành cho hoạt động YTTH ít (vì
kiêm nhiệm)
• Cán bộ YTTH chưa hiểu rõ 5 nội dung và 8 nhiệm vụ của mình, ít
hoặc chưa được đào tạo về YTTH. Chỉ có 3,7% và 1,1% cán bộ
YTTH trả lời đầy đủ 5 nhiệm vụ và 8 nhiệm vụ YTTH
• Hầu hết các cán bộ không có đủ khả năng thực hiện các hoạt động
YTTH, đặc biệt là các hoạt động có liên quan tới phòng chống các
bệnh trường học (cận thị và cong vẹo cột sống). Dưới 10% cán bộ
YTTH tự đánh giá thực hiện được các hoạt động này.
1.4. Các hoạt động đã thực hiện:
• Các hoạt động triển khai chưa đồng bộ và thống nhất giữa các trường
phổ thông. Các nội dung hoạt động về YTTH đã được thực hiện theo
như hướng dẫn của Quyết định số 73 của Bộ GD&ĐT. Các hoạt động
đã và đang thực hiện là giáo dục sức khỏe (chủ yếu lồng ghép ở các
bài giảng chính khóa, hoạt động ngoại khóa), tổ chức các hoạt động

90
YTTH (khám sức khỏe định kỳ, sơ cấp cứu ban đầu, triển khai các
chương trình CSSK ban đầu) tuy nhiên các hoạt động này không
thường xuyên nên mới đạt ở hiệu quả nhất định (mới có hơn một phần
ba học sinh điều tra được khám sức khỏe định kỳ hàng năm và có hồ
sơ theo dõi sức khỏe tại trường)
• Hoạt động về tuyên truyền, khám và phát hiện cận thị và cong vẹo cột
sống còn ít được thực hiện. Chỉ có 13,2% và 19,7% cán bộ YTTH
tham gia hoạt động phòng chống CVCS và phòng chống cận thị học
đường
• ¼ học sinh bị ốm có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và 1/3 trong số đó tự
chữa, không có HS nào điều trị tại phòng y tế trường
2. Cơ chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y tế
trường học hiện nay
* Sự phối hợp liên ngành về công tác y tế trường học hiện tại còn mờ nhạt,
chủ yếu là do ngành y tế và ngành giáo dục thực hiện. Còn thiếu ban chỉ đạo
YTTH, đặc biệt ở tuyến xã và huyện
* Chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng giữa hai ngành y tế và giáo dục trong
công tác YTTH và sự tham gia của các ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh
và cộng đồng trong công tác YTTH. Thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện
và phối hợp hoạt động YTTH cụ thể
3. Mô hình quản lý công tác y tế trường học phù hợp ở Việt nam:
Mô hình quản lý hiện tại (do ngành giáo dục quản lý) thuận lợi cho trường
học vì có sự gắn bó chặt chẽ về nhân sự, kinh phí và tổ chức thực hiện. Tuy
nhiên người thực hiện công tác YTTH thường có chuyên môn kém, ít được
cập nhật và đào tạo về chuyên môn, thời gian làm việc cho công tác YTTH ít
(do kiêm nhiệm) và trường thường không chủ động huy động cán bộ YTTH.
Vì vậy, mô hình quản lý công tác YTTH phù hợp ở Việt Nam phải làm sao
chủ động huy động được nguồn cán bộ y tế thực hiện công tác YTTH để
đảm bảo được tính “chuyên môn hóa” trong lĩnh vực này.

91
KHUYẾN NGHỊ
1. Thực hiện tốt mô hình hiện tại (trước mắt)
Để làm tốt mô hình YTTH hiện tại theo chỉ thị số 23/2006/CT-TTG của Thủ
tướng chính phủ, chúng tôi đề xuất:
• Cần thống nhất thuật ngữ y tế trường học cho các đơn vị áp dụng dễ hiểu
và dễ quản lý. Chủ động xây dựng trường học đạt chuẩn về YTTH
• Xem xét lại các văn bản pháp lý để tạo hành lang cho việc thực hiện công
tác YTTH khả thi hơn (cần xem lại vai trò và nhiệm vụ cụ thể của cán bộ
YTTH, biên chế cán bộ chuyên trách YTTH (ít nhất phải được chế độ đãi
ngộ giống như các cán bộ y tế khác, có thể gắn với y tế xã hoặc y tế dự
phòng để quản lý theo ngành dọc); Kinh phí thực hiện công tác YTTH
cần cụ thể hơn (ví dụ chiếm bao nhiêu % kinh phí hàng năm, có thể dự
trù theo số học sinh) và cần có những chính sách và hướng dẫn cụ thể về
cơ chế phối hợp liên ngành (ai tổ chức, ai thực hiện, ai theo dõi) về công
tác y tế trường học)
• Thực hiện tốt thông tư liên tịch số 35, bố trí đủ cán bộ YTTH theo định
biên. Tăng cường, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ YTTH đủ về số lượng, đảm
bảo về chất lượng theo qui định
• Bảo đảm tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện
truyền thông cho công tác YTTH
• Biên soạn các hướng dẫn và tài liệu chuẩn về YTTH (làm rõ vai trò và
nhiệm vụ của cán bộ YTTH các cấp, hướng dẫn thực hiện các hoạt động
YTTH tại các cấp)
• Xây dựng qui định và hệ thống theo dõi, báo cáo, lưu trữ và giám sát hoạt
động YTTH, đặc biệt là các số liệu có liên quan đến sức khỏe học sinh
• Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ chuyên trách về công tác
YTTH, kiểm tra, đánh giá, phân loại và quản lý sức khỏe học sinh.
• Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trách nhiệm của gia đình và
toàn xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh.
2. Cần nghiên cứu ứng dụng và triển khai thí điểm mô hình y tế
trường học bền vững (cán bộ chuyên trách YTTH do ngành y tế
quản lý)

92
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Võ Kỳ Anh (1995), Nghiên cứu mối liên quan giữa một số yếu
tố môi trường sống và tình hình sức khỏe-bệnh tật ở học sinh tiểu học
một số địa phương miền núi phía Bắc, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Y
dược năm 1995, Đại học Y Hà Nội, tr. 79-130
2. Nguyễn Võ Kỳ Anh (1997), Nhà trường phải là môi trường nâng cao sức
khỏe học sinh, Tạp chí giáo dục thể chất số 7/1997, tr. 7-8
3. Nguyễn Võ Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (2001), Định hướng chiến lược tăng
cường giáo dục, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong nhà
trường phổ thông, Tuyển tập NCKH giáo dục thể chất, sức khỏe trong
trường học các cấp, Bộ Giáo dục đào tạo
4. Vũ thị Lâm Bình (2002), Tình hình chấn thương ở học sinh hai trường
trung học cơ sở huyện Yên Mô- Ninh Bình từ 9/2000 đến 8/2001, Khóa
luận tốt nghiệp bác sỹ khóa 1996-2002, Đại học Y Hà Nội (tr. 35-36)
5. Bộ giáo dục đào tạo (2001), Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường
học (ban hành theo quyết định số: 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 3/5/2001
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), ngày 3/5/2001
6. Bộ Y tế (1998), Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe học sinh, Nhà xuất bản y
học, Hà Nội, tr. 125-130
7. Bộ Y tế (2007), Vệ sinh môi trường tại trường học và một số nơi công
cộng vùng nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản y học, tr. 64-68
8. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục đào tạo, Tổ chức Y tế thế giới (2002), Hướng
dẫn thực hiện trường học nâng cao sức khỏe
9. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục đào tạo, Tổ chức Y tế thế giới (2002), Nâng cao
hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường tiểu học
10. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tập huấn nghiệp vụ công tác y tế trong
các trường học năm 2006, tr. 1-5, 25-32
11. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Tài liệu hội nghị sơ kết hai năm thực
hiện chỉ thị số 23/2006/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về tăng cường
công tác y tế trường học (khối các Sở giáo dục và đào tạo), Phú Thọ,
2008, 16 trang
12. Bộ Y tế (2006), Dự án nâng cao sức khỏe-tiểu dự án củng cố và phát
triển y tế trường học giai đoạn 2006-2010. Bộ Y tế
13. Bộ tài chính (2007), Thông tư hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện
công tác y tế trong các trường học số 14/2007/TT-BTC

93
14. Bộ giáo dục và đào tạo-Bộ nội vụ (2006), Thông tư liên tịch hướng dẫn
định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập số
35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV
15. Bộ giáo dục và đào tạo (2001), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Đào tạo về việc ban hành quy chế Giáo dục Thể chất và Y tế trường học
số 14/2001-QĐ-BGD&ĐT
16. Đinh thị Kim Chi và cộng sự (2000), Một số nhận xét về tình hình thể
lực và các bệnh tật thường gặp của học sinh huyện Cát Hải, Hải phòng,
Công trình nghiên cứu khoa học trường Đại học Y Hải phòng, tạp chí Y
học thực hành số 425, tr. 165
17. Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 về việc tăng cường công tác
y tế trong các trường học của Thủ tướng chính phủ
18. Nguyễn Văn Cừ (1998), Sổ tay y tế học đường, Nhà xuất bản Y học năm
1998, tr. 40-51
19. Phạm Năng Cường (1998), Phòng chống cận thị và cong vẹo cột sống
cho học sinh, Nhà xuất bản Y học, tr.12-15, 25-38
20. Trần Văn Dần (1997), Bệnh trường học. Vệ sinh môi trường dịch tễ tập
I, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr.53-63
21. Trần Văn Dần (1999) Một số nhận xét về tình hình sức khoẻ và bệnh tật
của học sinh trong thập kỷ 90. Tài liệu tập huấn về công tác y tế trường
học, 9/1999.
22. Trần Văn Dần và cộng sự (2003), Tình hình tai nạn thương tích ở học
sinh phổ thông (tiếng Việt)
23. Trần văn Dần và cộng sự (2004), Bệnh cong vẹo cột sống và cận thị
học đường ở học sinh miền núi tỉnh Hòa Bình (tiếng Việt)
24. Trần Văn Dần và cộng sự (2004), Sức khỏe lứa tuổi, Sách dành cho
sinh viên đại học và sau đại học, Trường đại học Y Hà Nội (tr. 72)
25. Trần văn Dần và cộng sự (2005), Nghiên cứu về bệnh cong vẹo cột
sống ở học sinh phổ thông Hà Nội- Thực trạng và giải pháp dự phòng
26. Trần Văn Dần, Nguyễn Võ Kỳ Anh (1997), Vệ sinh trường học. Vệ
sinh môi trường – Dịch tễ, tập I – Nhà xuất bản Y học 1997 (tr. 158 đến
175)
27. Vũ Quang Dũng (2001), Nghiên cứu thực trạng cận thị học đường và
một số yếu tố nguy cơ ở một số trường học phổ thông tại Thái Nguyên,
Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 22-7

94
28. Phạm Văn Hán (1998), Đánh giá hiện trạng vệ sinh và các bệnh liên
quan trong học đường tại thị trấn Minh Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng,
Tạp chí Y học thực hành, 5/1998.
29. Lê thị Thanh Hương (2008), Nghiên cứu thực trạng hoạt động Y tế
trường học tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ năm học 2007-2008, Luận
văn Thạc sĩ Y học dự phòng (mã số 60.72.73), Đại học Y Hà Nội
30. Lê thị Song Hương và cộng sự (2005), Đánh giá sự phát triển bệnh học
đường và hiệu quả can thiệp tại một số trường học thành phố Hải Phòng-
Tuyển tập NCKH-GDTC-YTTH, Nhà xuất bản thể dục thể thao, 2006, tr.
381-388
31. Liên tịch Y tế- Giáo dục và đào tạo (2001), số 03/2000/TTLT-BYT-
BGD&ĐT, Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường
học, do nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển
và nguyên Bộ Trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương ký ngày 1/3/2001
32. Nguyễn văn Liên (1999), Đánh giá tình hình cận thị trong học sinh ở
tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, MS: 3.01.46
33. Vũ thị Liên (2001), Nghiên cứu tình trạng cong vẹo cột sống và mối liên
quan với các yếu tố vệ sinh học đường ở học sinh phổ thông Thái
Nguyên. Luận văn Thạc sĩ y khoa, trường Đại học Y Thái Nguyên
34. Nguyễn thị Kim Liên (2006), Đánh giá thực trạng và hiệu quả một số
giải pháp can thiệp truyền thông-giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức
khỏe trẻ em tại tuyến cơ sở, Luận án tiến sỹ y học, Trường đại học Y Hà
Nội, tr. 10-13, 21-27, 35-42
35. Nguyễn Tuấn Linh (2008), Nghiên cứu thực trạng cán bộ Y tế trường
học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007, Luận văn Bác sĩ Y khoa khóa 2002-2008,
Đại học Y Hà Nội
36. Trần thị Hồng Loan (1998), Tình trạng thừa cân và các yếu tố nguy cơ
ở học sinh 6-31 tuổi tại một quận nội thành – TP Hồ Chí Minh, Luận văn
Thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng, Đại học Y Hà Nội (tr. 67-68)
37. Tôn Kim Long (2004), Nghiên cứu tình hình hen-viêm mũi dị ứng ở học
sinh một số trường trung học phổ thông nội thành Hà nội năm 2003,
Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội (tr. 62-3)
38. Trần Đình Long, Lương Bích Hồng, Phùng Nhật Thắng (1995). Tình
hình cong vẹo cột sống ở học sinh trường PTCS Trần Quốc Toản-Hoàn
kiếm-Hà nội năm 1982-1989, Tạp chí Nhi khoa Việt Nam, số tháng
1/1995, tr.9-12

95
39. Đào Thị Mùi (2009), Tình hình cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông
thành phố Hà Nội: thực trạng và giải pháp phòng ngừa, Luận văn Tiến sỹ
y học, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương
40. Nguyễn Huy Nga (2001), Sổ tay thực hành y tế trường học. Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội-2001
41. Nguyễn Huy Nga (2003), Chăm sóc sức khỏe học sinh. Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội 2003
42. Nguyễn Huy Nga (1998), Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống y tế
trường học. Tạp chí Y học thực hành số tháng 12/1998
43. Nguyễn Ngọc Ngà (2004), Nghiên cứu bệnh tật học đường liên quan đến
ergonomic và các phương pháp cải thiện. Báo cáo kết quả đề tài cấp Nhà
nước- mã số KC 1.10
44. Đặng Anh Ngọc (2002), Bước đầu tìm hiểu tật cận thị và một số yếu tố
ảnh hưởng của học sinh ở hai trường tiểu học nội và ngoại thành Hà Nội,
Báo cáo khoa học toàn văn, Hội nghị khoa học Quốc tế Y học Lao động
và vệ sinh môi trường lần I, Hà Nội 31/2003, tr.802-810
45. Trần thị Thu Nguyệt (2001), Bệnh biến dạng cột sống trong học sinh
trường phổ thông cơ sở Yên Phong, Bắc ninh. Luận văn thạc sĩ y học,
trường đại học Y tế công cộng
46. Đặng Đức Nhu (2001), Tìm hiểu tình hình cận thị và cong vẹo cột sống
ở học sinh quận Hoàn Kiếm Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa
năm 2001, Đại học Y Hà Nội
47. Trần Văn Nhung (2006), Định hướng nội dung và những giải pháp tổ
chức nghiên cứu khoa học công nghệ giáo dục thể chất và y tế trường học
trong giai đoạn 2006-2010, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể
chất-y tế trường học, Nhà xuất bản thể dục thể thao. Hà nội 2006, tr.3-7
48. Hoàng văn Phong (2001), nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm phòng
chống chấn thương dựa vào cộng đồng học sinh trường trung học cơ sở
Lim – Tiên Du – Bắc Ninh từ tháng 9/2000 đến 8/2001, Luận văn Thạc
sỹ Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội (tr. 72-73)
49. Sở Y tế Đồng Nai (2008), Tài liệu tập huấn công tác y tế trường học năm
2008
50. Sở Y tế Hà Nội (2007), Tài liệu bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý
hoạt động y tế học đường

96
51. Sở Y tế thành phố Hà Nội (2007), Hướng dẫn các hoạt động y tế học
đường và cấp cứu ban đầu tại trường học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
2006
52. Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai (2008), Công văn số
1716/SGD&ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện công tác ngoại
khóa và y tế trường học năm học 2008-2009
53. Nông Thanh Sơn (2000), Nghiên cứu tình hình cong vẹo cột sống và cận
thị của học sinh phổ thông khu vực thành phố và huyện Đồng Hỷ - Thành
phố Thái Nguyên, đề tài cấp Bộ tháng 12-2000
54. Nông Thanh Sơn (2000), Nghiên cứu tình hình cong vẹo cột sống và cận
thị của học sinh phổ thông khu vực thành phố và huyện Đồng Hỷ - Thái
Nguyên, Kỷ yếu công trình NCKH 1999-2001, tập XI, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội, tr.326-344
55. Nông Thanh Sơn và cộng sự (2004), Nghiên cứu bệnh, tật học đường
liên quan đến ergonomic và các giải pháp cải thiện ở Thái Nguyên. Đề tài
nhánh cấp Nhà nước, mã số KC 10.10-2004
56. Nguyễn Trọng Tài (2006), Nhận thức của sinh viên đại học Y Hà Nội về
nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh cận thị học đường năm 2006,
Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa khóa 2005-2006, Đại học Y Hà Nội
57. Nguyễn Chí Tâm (1996), Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng và một số
yếu tố liên quan ở học sinh 31-14 tuổi tại một xã vùng nông thôn, Luận
văn Thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng, Đại học Y Hà Nội (tr. 62)
58. Chu văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự (2003), Tình hình
cong vẹo cột sống và cận thị của học sinh thành phố Hà Nội. Thực trạng
và giải pháp phòng ngừa, Đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ mã số B2000-
40-87, phối hợp với Vụ giáo dục thể chất, Bộ giáo dục và đào tạo, 78 tr.
59. Chu Văn Thăng, Lê thị Thanh Xuân (2008), Phân tích cơ chế phối hợp
liên ngành trong công tác y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2008, Tạp
chí Y học Thực hành số 634-2008 (trang85-9)
60. Chu Văn Thăng, Lê thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương (2008), Thực
trạng hoạt động Y tế trường học qua phỏng vấn học sinh tại huyện Tam
Nông, tỉnh Phú thọ năm 2008, Tạp chí Y học Thực hành số 634-2008
(trang 115-120)
61. Triệu Đình Thành (2003), Tình hình bệnh biến dạng cột sống, cận thị
trong học sinh và một số yếu tố liên quan ở các trường phổ thông vùng
cao Lương Sơn, Hòa Bình. Luận văn thạc sĩ y khoa, trường đại học Y tế

97
công cộng
62. Bùi Thị Thao, Đặng Văn Nghiễm (1998), Tình hình cong vẹo cột sống
ở trẻ em 6-15 tuổi tại một số trường học thuộc huyện Vũ Thư, Thái Bình
và kết quả bước đầu của bài tập cộng đồng. Tạp chí Y học Thực hành số
350, Bộ Y tế, tr.35-40
63. Phạm Thị Thiệu (2001), Nghiên cứu xây dựng chương trình thể dục
chữa bệnh cong vẹo cột sống cho học sinh tiểu học lứa tuổi 11 tuổi,
Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức khỏe
trường học các cấp-Nhà xuất bản thể dục thể thao, tr.215-220
64. Lê thị Kim Thoa (2008), Kiến thức và thực hành bệnh cận thị học đường
của học sinh, Tạp chí Y học Thực hành số 634-2008 (trang 28-31)
65. Thông tư liên bộ số 03/2000/TTLB-BYT-BGDĐT ngày 18/4/2000 về
một số qui định về vệ sinh trường học
66. Hoàng thị Minh Thu (2003), Tình trạng thừa cân, béo phì và một số yếu
tố liên quan ở học sinh 6-31 tuổi tại Quận Cầu Giấy – Hà Nội, Luận văn
Thạc sỹ y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội (tr. 80)
67. Vũ Đức Thu, Lê thị Kim Dung, Đào Ngọc Phong và cộng sự (2001),
Tình hình cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh thành phố Hà Nội.
Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức khỏe trong trường
học các cấp. Nhà xuất bản thể dục thể thao Hà Nội, tr.215-220
68. Hoàng Văn Tiến (2006), Nghiên cứu tình hình cận thị ở học sinh lớp 3,
lớp 7, lớp 10 của một số trường phổ thông thuộc quận Hoàn Kiếm Hà
Nội và thử nghiệm mô hình can thiệp, Luận văn tiến sỹ y học, Đại học Y
Hà Nội (tr. 123)
69. Hoàng văn Tiến, Vũ thị Kim Thoa (2005), Kết quả nghiên cứu xây
dựng mô hình can thiệp phòng chống cận thị ở học sinh một số trường
tiểu học Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2004-2005
70. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7490:2005 về “Bàn ghế học sinh tiểu học
và trung học cơ sở-Yêu cầu về kích thước cơ bản theo chỉ số nhân trắc
của học sinh. Hà nội 2005”
71. Tổ chức Plan tại Việt Nam (2004) “Thực trạng hoạt động y tế trường
học và định hướng xây dựng mô hình nâng cao sức khỏe trường học”.
Báo cáo kết quả năm 2004, 97 tr. (tiếng Việt và tiếng Anh)
72. Hồng Xuân Trường (2000), Nghiên cứu một số yếu tố môi trường liên
quan đến sức khỏe, bệnh tật học sinh Khơ Me tỉnh Kiên Giang và áp

98
dụng một số giải pháp can thiệp, Luận văn tiến sỹ Y học, trường đại học
Y Hà Nội
73. Lỗ Văn Tùng, Nguyễn Ngọc Nhà, Đặng Anh Ngọc (2006), Nghiên cứu
thực trạng vệ sinh tại một số trường tiểu học và trung học cơ sở. Tuyển
tập nghiên cứu khoa học GDTC-YTTH, Nhà xuất bản thể dục thể thao,
Hà Nội -2006, tr.398-406
74. Vũ Văn Túy (2001), Một số nhận xét về tình hình cong vẹo cột sống ở
học sinh tiểu học và trung học cơ sở huyện An Hải, Hải Phòng. Luận án
thạc sĩ Y học Trường Đại học Y Hà Nội, tr.44-47
75. Viện y học lao động và vệ sinh môi trường (2004), Tài liệu tập huấn về
một số vấn đề cơ bản trong sức khỏe trường học
76. Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2002), Thường quy kỹ
thuật y học lao động, vệ sinh môi trường và sức khỏe trường học, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội 2002
77. Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2004), Một số vấn đề cơ
bản trong sức khỏe trường học
78. Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế (2000), Vệ sinh học đường, Nhà xuất bản Y
học Hà Nội, tr.25-62
79. Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế (2002), Báo cáo tổng hợp tình hình y tế
trường học năm 2002
80. Lê thị Thanh Xuân và cộng sự (2005) “Đánh giá mô hình chăm sóc trẻ
thơ toàn diện tại Thái Nguyên” do tổ chức Plan tại Việt nam hỗ trợ. Báo
cáo kết quả năm 2005 (tiếng Việt và tiếng Anh), 80 tr.
81. Lê thị Thanh Xuân và cộng sự (2006) “Đánh giá kiến thức, thái độ,
thực hành về sức khỏe sinh sản và phòng chống HIV/AIDS của vị thành
niên trong và ngoài trường học tại các vùng dự án do Plan hỗ trợ”. Báo
cáo kết quả năm 2006 (tiếng Việt và tiếng Anh), 105 tr.
82. Lê Thị Thanh Xuân, Chu Văn Thăng, Nguyễn Tuấn Linh (2008),
Năng lực của đối tượng thực hiện công tác Y tế trường học tại tỉnh Phú
Thọ năm 2007, Tạp chí Y học Thực hành số 634-2008 (trang 40-44)
83. Lê Thị Thanh Xuân, Chu Văn Thăng, Nguyễn Tuấn Linh (2008),
Thực trạng nguồn nhân lực thực hiện công tác Y tế trường học tại tỉnh
Phú Thọ năm 2007, Tạp chí Y học Thực hành số 634-2008 (trang 96-
101)
84. Ngô Đức Xương (1997), Nghiên cứu tình hình suy giảm thính lực ở học

99
sinh tiểu học thành phố Hải Phòng, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ chuyên
khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội (tr. 56-7)
85. 2005. Toolkit on Hygiene Sanitation & Water in Schools. Download on
10 June 2009 at the website: http://www.schoolsanitation.org/index.html)
86. Allensworth D, Kolbe LJ (1987). The comprehensive school health
program: exploring an expanded concept. Journal of School Health
1987;57(10): 409–12.
87. Allensworth, D. & Kolbe, L. (1987). The comprehensive school health
program: Exploring an expanded concept. Journal of School Health,
57:10, 409-412.
88. Allensworth, D., Lawson, E, Nicholson, L., Wyche, J. (eds). (1997).
Schools and Health: Our Nation's Investment. Washington, DC: National
Academy of Sciences. (download at
http://www.nap.edu/catalog.php?record_id=5153)
89. Attig, G., and J. Hopkins. 2006. Assessing Child-Friendly Schools: A
Guide for Programme Managers in East Asia and the Pacific. Thailand:
UNICEF. (Full text at: http://www.unicef.org/eapro/Assessing_CFS.pdf)
90. Avertisor E. S (1998), A three-factor theory of myopia origin: Can we
treat myopia or it’s progression? Moscow Helmholtz research institute of
ophthalmology international Symptom swims on myopia, Moscow. Dec
6 – 8, 1998.
91. Booth ML, Samdal O (1997), Health-promoting schools in Australia:
models and measurement, Aust N Z J Public Health. 1997;21(4 Spec
No):365-70
92. Canadian Consensus Statement (Revised 2007), Schools and
communities, working in partnership to create and foster health-
promoting schools, download at
http://www.safehealthyschools.org/CSH_Consensus_Statement2007.pdf
(31 May 2009)
93. Centres for Disease Control and Prevention. Healthy Schools. School
Health Index. December 2005. [Cited 2009 25 April]. Available from:
http://apps.nccd.cdc.gov/SHI/static/introduction.aspx
94. Cheung RM (2004),The story of a school participating in the Healthy
School Award Scheme in Hong Kong. Asia Pac J Public Health. 2004;16
Suppl:S33-6.

100
95. Coordinated School Health Program:
http://www.cdc.gov/HealthyYouth/CSHP (cited on 20 July 2009)
96. Hawkins, J. D. and Catalano, R. F. (1990) Broadening the vision of
education: Schools as health promoting environment. Journal of School
Health, 60, 178–181.
97. Health Evidence Network. What is the evidence on school health
promotion in improving health or preventing disease and, specifically,
what is the effectiveness of the health promoting schools approach?
World Health Organization. 2006. [Cited 2009 25 April]. Available from:
http://www.euro.World Health Organisation.int/Document/E88185.pdf
98. Health promoting schools, Health Millions. 1998 Jul-Aug;24(4):19-20
99. International Union for Health Promotion and Education. Protocols and
guidelines for Health promoting schools. 2006. [Cited 2009 31 May].
Available from:
http://www.chdf.org.au/icms_file?page=3/GuidelinesProtocolsHPS.pdf
100. Ippolito- Shepherd J et al (2005), Health-Promoting Schools
Regional Initiative of the Americas, Promot Educ. 2005;12(3-4):220-9,
180
101. Kalikivavi – V; Naduvida T. J (1997), Visual impairment in school
children in Southern India, Indian – J – Opthalmol. – 1997 Jun.
102. Kolbe L. (2005). A framework for school health programs in the 21st
century. Journal of School Health, 75:226–228
103. Kolbe, L. (1993). An essential strategy to improve the health and
education of Americans. Preventative medicine, 22, (4), 544-560.
104. Kolbe, L. J. (1986) Increasing the impact of school health promotion
programs: emerging research perspectives. Health Education, 17, 47–52.
105. Konu A, Lintonen T. (2006) Theory-based survey analysis of well-
being in secondary schools in Finland. Health Promot Int. 2006
Mar;21(1):27-36. Epub 2005 Dec 9.
106. Konu A, Rimpelä M. (2002) Well-being in schools: a conceptual
model. Health Promot Int. 2002 Mar;17(1):79-87. Review.
107. Koukvurakis – I, Giaourakis – G, Kouvidis – G, Screening School
children for Scoliosis on the Crete, Spinal Deirdre, 1997.

101
108. Kulmatycki L (2005) [Tridimensional evaluation model of health
promotion in school -- a proposition] Med Wieku Rozwoj. Oct-
Dec;9(4):791-804. Review. Polish
109. Lawrence St Leger (2000), Developing indicators to enhance school
health, Health Education Research, Vol. 15, No. 6, 719-728, December
2000
110. Lee A (2009), Health-promoting schools: evidence for a holistic
approach to promoting health and improving health literacy, Appl Health
Econ Health Policy. 2009; 7(1):11-7.
111. Lee A et al (2005), Evaluating health promotion in schools: a case
study of design, implementation and results from the Hong Kong Healthy
Schools Award Scheme, Promot Educ. 2005;12(3-4):123-30.
112. Lee A et al (2007), Achieving good standards in health promoting
schools: preliminary analysis one year after the implementation of the
Hong Kong Healthy Schools Award scheme, Public Health. 2007
Oct;121(10):752-60.
113. Lee A et al (2007), Evaluating health-promoting schools in Hong
Kong: development of a framework. Health Promot Int. 2005
Jun;20(2):177-86.
114. Lee A et al (2007), The status of health-promoting schools in Hong
Kong and implications for further development, Health Promot Int. 2007
Dec;22(4):316-26.
115. Lee A et al (2009), Can Health Promoting Schools contribute to the
better health and wellbeing of young people? The Hong Kong
experience. J Epidemiol Community Health. 2006 Jun;60(6):530-6
116. Lee A et al (2009), Can the concept of Health Promoting Schools
help to improve students' health knowledge and practices to combat the
challenge of communicable diseases: Case study in Hong Kong? BMC
Public Health. 2008 Jan 30;8:42
117. Lee A., Cheng F., St Leger L (2005a). Evaluating Health Promoting
Schools in Hong Kong: The Development of a Framework. Health
Promotion International, 20(2): 177-186
118. Lee, A., Ho, M., Leung, T. C. Y., Cheng, F. F. K., Tsang, K. K., Suen,
Y. P., et al., Hong Kong Healthy Schools Project Team. (2004)
Development of indicators and guidelines for the Hong Kong Healthy

102
Schools Award Scheme. Journal of Primary Care and Health Promotion,
1, 4–9. ISBN 1811-931X.
119. Lee, A., St Leger, L., Moon, A.S. (2005). Evaluating Health
Promotion in Schools meeting the needs for education and health
professionals: A case study of developing appropriate indictors and data
collection methods in Hong Kong. Promotion and Education, 20(2): 177-
186
120. Luke Long; Juang Lin (1998), Study of myopia among aboriginal
school children In Taiwan ACTA – Ophthalmologic (1998).
121. Marshall, B., Sheehan, M., Northfield, J., Carlisle, R. and St Leger, L.
(2000) School-based health promotion across Australia. Journal of
School Health, 70, 251–252.
122. Marshall, B., Sheehan, M., Northfield, J., Carlisle, R. and St. Leger,
L. (2000) “School-based health promotion across Australia” Journal of
School Health, 70:6 pp251 – 252
123. Martin C.S. Wong et al (2009), A comparative study on resilience
level between WHO health promoting schools and other schools among a
Chinese population, Health Promotion International 2009 24(2):149-155
124. Marx E, Wooley SF, Northrop D. (1998) "Health Is Academic: A
Guide To Coordinated School Health Programs." Teachers College Press,
1998.
125. McCall DS, Rootman I, Bayley D (2005), International School
Health Network: an informal network for advocacy and knowledge
exchange, Promot Educ. 2005;12(3-4):173-7
126. McCall, D.S. (2004). Assessment of Ministry Capacity Project,
Surrey, BC: School Health Research Network. [Cited 2009 06 June].
Available from: http://www.schoolhealthresearch.org
127. Moon, A. M., Mullee, M. A., Rogers, L., Thompson, R. L., Speller,
V. and Roderick, P. (1999) Helping schools to become health-
promoting environments—and evaluation of the Wessex Healthy Schools
Award. Health Promotion International, 14, 111–122.
128. Noriko Yoshimura et al (2009), Health promoting schools in urban,
semi-urban and rural Lao PDR, Health Promotion International 2009
24(2):166-176

103
129. Nutbeam, D. (1987) The health promoting school: organization and
policy development in Welsh secondary schools. Health Education, 46,
109–115.
130. Nutbeam, D. (1992) The health promoting school: closing the gap
between theory and practice. Health Promotion International, 7, 151–153.
131. Parsons C et al. (1996). The health-promoting school in Europe:
conceptualising and evaluating the change. Health Education Journal,
55:311–321
132. Parsons, C., Stears, D. and Thomas, C. (1996) The health
promoting school in Europe: conceptualising and evaluating the change.
Health Education Journal, 55, 311–321.
133. Pigg, R. M. (1989) The contribution of school health programs to the
broader goals of public health: the American experience. Journal of
School Health, 59, 25–30.
134. Promoting health through schools. Report of a WORLD HEALTH
ORGANISATION Expert Committee on Comprehensive School Health
Education and Promotion, World Health Organ Tech Rep Ser.
1997;870:i-vi, 1-93.
135. Public Health Agency of Canada. Children-Adolescents – 7-18 Years.
Comprehensive School Health. 2005. [Cited 2009 25 April]. Available
from: http://www.phac-aspc.gc.ca/dca-dea/7-18yrs-
ans/comphealth_e.html
136. Public Health Agency of Canada. What Determines Health? June 16,
2003. [Cited 2009 25 April]; Available from: http://www.phac-
aspc.gc.ca/ph-sp/phdd/determinants/index.html#determinants
137. Rogers, E., Moon, A. V., Mullee, M. A., Speller, V. M. and Roderick,
P. J. (1998) Developing the “health promoting school” – a national
survey of healthy school awards. Public Health, 112, 37–40.
138. Roschnik, N. 2008. Monitoring School Health and Nutrition
programs: Guidelines for program managers. Save the Children USA
139. School health definition and historical developments, cited on 15 July
2009 at
http://www.internationalschoolhealth.org/index.asp?Page=About_SH
140. Schools for All: Synthesis Statement on the Social Role of the
School in Human Development. A Summary prepared for the

104
International School Health Network. Download at website:
www.internationalschoolhealth.org (31 May 2009)
141. Seffrin, J. R. (1992) Why school health education? In Wallace, H. M.,
Patrick, K., Parcel, G. S. and Igoe, J. B.(eds), Principles and Practice of
School Health, Vol.2. Third Party Publishing Company, Oakland, CA.
142. Smith, C. (1992) The health promoting school: progress and future
challenges in Welsh secondary schools. Health Promotion International,
7, 151–152.
143. Smith, WJ (1994) School-based indicators of performance. Montreal,
QC, Office of Research on Educational Policy, McGill University
144. St Ledger, L. H. and Nutbeam, D. (2000a) Research in health
promoting schools. Journal of School Health, 70, 257–259.
145. St Leger L., Kobe LJ., Lee A., McCall D., Young I. School Health: -
Achievements, Challenges and Priorities. In McQueen D., Jones C.
Global Perspective on Health Promotion Effectiveness. Springer, New
York, USA., 2007
146. St Leger, L. (1998) Australian teachers’ understandings on the health
promoting school concept and implications for the development of school
health. Health Promotion International, 13, 223–235.
147. St Leger, L. (2004) What is the place of schools in promoting health?
Are we too optimistic? Health Promotion International, 19, 405–408.
148. St Leger, L. (2005) Protocols and guidelines for health promoting
schools. Promotion and Education, 12, 145–147.
149. St Leger, L. H. and Nutbeam, D. (2000b) A model for mapping
linkages between health and education agencies to improve school health.
Journal of School Health, 70, 45–50.
150. Steers D Parsons C (2002) Evaluation of a health promoting school:
Steps to Success. Second Workshop on the Practice of Evaluation in
Health Promoting Schools. European Network of Health Promoting
Schools
151. Stewart M, Michelin LR, Dunkeley, G. (2003). School Health
Benchmarking: General Report, Public Health Research, Education,
Development-Ottawa, Ottawa, ON
152. Stewart-Brown, S. (2006) What is the evidence on school health
promotion in improving school health or preventing disease and

105
specifically what is the effectiveness of the health promoting schools
approach? World Health Organization, Copenhagen.
153. Symons, C., Cincelli, B., James, T. and Groff, P. (1997) Bridging
Student Health Risks and Academic Achievement through
Comprehensive School Health Programs. Journal of School Health, 67,
220–227.
154. Warwick I, Aggleton P, ChaseE, Schagen S, Blenkinsop S, Schagen
I, Scott E, Eggers M (2005), Evaluating healthy schools: perceptions of
impact among school-based respondents Health Education Research
2005 20(6):697-708
155. West, P., Sweeting, H., Leyland , L. (2004). School effects on pupils'
health behaviours: evidence in support of the health promoting school.
Research Papers in Education 19:31, pp261-291
156. World Health Organization (1995), Global School Health Initiative,
p1-10
157. World Health Organization (2003), Improving health through schools:
national and international strategies, p5-15
158. World Health Organization (2007), Global school-based student
health survey (GSHS) p2-15
159. World Health Organization (1984), Health Promotion: A Discussion
Document on the Concept and Principles. Copenhagen: World Health
Organization.
160. World Health Organization (1986), The Ottawa Charter for Health
Promotion. Health Promotion International, 1, 4, 3-5.
161. World Health Organization (1991), Comprehensive School Health
Education. Suggested Guidelines for Action. Geneva, Switzerland: World
Health Organization.
162. World Health Organization (1996), School Health Promotion - Series
5: Regional guidelines: Development of health promoting schools: A
framework for action. Manila: World Health Organization.
163. World Health Organization (2006) . What is a health promoting
school? WHO. 2006. [Cited 2009 25 April]. Available from:
http://www.who.int/school_youth_health/gshi/hps/en/print.html

106
164. World Health Organization. (1997). Promoting Health Through
Schools. Report of a WHO Expert Committee on Comprehensive School
Health Education and Promotion. Geneva, Switzerland
165. Young, I. & Williams, T. (1989), The healthy school. Edinburgh:
Scottish Health Education Group.
166. Young, I. (1993) Health promoting schools: healthy eating policies in
schools—an evaluation of the effects on pupils’ knowledge, attitudes and
behaviour. Health Education Journal, 52, 1. 326

107

You might also like