You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN HỌC

Bài tập

THƯ VIỆN HỌC ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên : PGS. TSKH Bùi Loan Thuỳ

Sinh viên : Đinh Lan Anh

MSSV : 2056100012

Lớp : Thư viện – Thông tin học

TP.HCM, tháng 12 năm 2020


Đề bài:

1. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành thư viện. Trong 4 yếu tố cấu thành thư viện
yếu tố nào giữ vị trí quan trọng nhất. Giải thích tại sao?

2. Sự khác nhau giữa thư viện và thư viện học về bản chất, định nghĩa, chức năng,
nhiệm vụ, cấu trúc.

3. Mối quan hệ giữa mục đích của 4 nguyên lý tổ chức sự nghiệp thư viện Việt Nam.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thông tin thư viện. Lấy dẫn chứng trong
nội quy các thư viện.

5. Các mô hình thư viện hiện đại và ảnh hưởng công nghệ số đến hoạt động thông tin
thư viện.

6. Các yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng, năng lực đối với chuyên viên thư viện trong bối
cảnh mới

Bài làm:

1. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành thư viện. Trong 4 yếu tố cấu thành thư
viện yếu tố nào giữ vị trí quan trọng nhất. Giải thích tại sao?

Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành thư viện:

Nguồn TNTT CSVC - trang thiết bị

Nhân viên phục vụ TV Người sử dụng TV

1
Sơ đồ tổng quát thể hiện mối quan hệ giữa 4 yếu tố cấu thành thư viện.

1.1 Vốn tài liệu (TNTT)

- Tài nguyên thông tin (TNTT) hay còn gọi là vốn tài liệu là một dạng vật
chất được ghi nhận thông tin ở nhiều dạng như dạng thành văn, âm thanh, hình
ảnh,… nhằm mục đích bảo quản và sử dụng.

- Trong các TV và Cơ quan thông tin tài liệu được hiểu là “Vật mang tin” ghi cố
định thông tin được xem như một đối tượng xử lý, trong quá trình xử lý thông tin và
tài liệu.

- Tài liệu là một dạng vật chất đã ghi nhận thông tin ở dạng thành văn, âm thanh,
hình ảnh nhằm mục đích bảo quản và sử dụng.
- Khi nguồn TNTT thay đổi dẫn đến 3 yếu tố còn lại thay đổi và có mối
quan hệ đồng biến.
- TNTT đối với cơ sở vật chất (CSVC): Vốn tài liệu càng phong phú, loại
hình tài liệu càng đa dạng thì khả năng đáp ứng nhu cầu đọc càng lớn và có sức
hút ngày càng cao đối với người dùng tin.

2
- TNTT đối với cán bộ thư viện (CBTV): Trong hoạt động thư viện, tài liệu
là đối tượng công tác bổ sung, tổ chức kho, xử lý kỹ thuật, tuyên truyền, giới
thiệu, khai thác sử dụng và phục vụ bạn đọc của thư viện.
- TNTT đối với người dùng tin (NDT): Là thông tin, kiến thức cần thiết thoả
mãn nhu cầu học tập và giải trí cho NDT, học tập theo chương trình nhất định, tự học
để nâng cao trình tự chuyên môn

Vốn tài liệu TV còn được hiểu là di sản thư tịch nghĩa là toàn bộ sách báo, văn bản
chép tay, bản đồ, tranh ảnh và các tài liệu khác đã và đang được lưu hành, được giữ
gìn trong các thư viện.

1.2 Cán bộ Thư Viện

- CBTV là “linh hồn của TV”. Trong hệ thống giao tiếp “Tài liệu -TV – người sử
dụng”. CBTV là yếu tố cực kì quan trọng có vai trò rất lớn, nhiệm vụ của CBTV rất
phức tạp.

- Trong mối quan hệ với tài liệu CBTV là người lựa chọn, xử lý, bảo quản, sắp xếp
chúng theo một trật tự nhất định, giới thiệu chúng với người sử dụng tài liệu.

- Trong mối quan hệ với cơ sở vật chất- kỹ thuật, CBTV tiến hành trang bị chuyên biệt
cho các diện tích và luôn luôn giữ cho các cơ sở vật chất kỹ thuật ở tình trạng tốt.

3
- Trong mối quan hệ với bạn đọc CBTV là người môi giới giữa sách và người đọc, là
trung gian giữa bạn đọc với bạn đọc họ không chỉ tuyên truyền giới thiệu một cách
tích cực tài liệu mà còn nghiên cứu nhu cầu đọc hướng dẫn đọc phù hợp với nhu cầu
đồng thời tạo ra các dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu đó. CBTV tổ chức tạo điều kiện tối
ưu  cho việc phối hợp thành công mối quan hệ giữa con người với thông tin làm cho
việc khai thác sử dụng thông tin có hiệu quả nhằm làm tăng giá trị của thông tin.

Như vậy: CBTV không chỉ là cầu nối giữa sách- bạn đọc mà còn là cầu nối tài liệu với
tài liệu, tài liệu với cơ sở vật chất – kỉ thuật với người đọc.

1.3 Người sử dụng Thư Viện (bạn đọc)

- Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất cứ TV nào càng phục vụ nhiều bạn đọc
thì vai trò xã hội của TV ngày tăng. Vì vậy nếu không có bạn đọc thì TV cũng mất đi mục
đích tồn tại của mình.

-  Nhu cầu của bạn đọc xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất, công tác học tập, giải
trí và các hoạt động khác… Các nhu cầu này rất khác nhau do sự khác biệt về trình độ,
giai tầng, nghề nghiệp, lứa tuổi…Các nhu cầu này cũng rất đa dạng phong phú và không
ngừng tăng lên cùng với thời gian.

- Mạng lưới TV được thiết lập ở khắp mọi nơi, mọi ngành, mọi nước trên thế giới là
nhằm đáp ứng đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời các nhu cầu của người sử dụng.

1.4 Cơ sở vật chất – kĩ thuật (CSVCKT)

4
- CSVCKT là các tòa nhà trụ sở địa điểm diện tích dành cho TV với toàn bộ trang thiết bị
của chúng.

- Vai trò của cơ sở vật chất:

+ Đối với tài liệu CSVCKT là nơi chứa đựng tàn trữ và bảo quản tài liệu.

+ Đối với bạn đọc CSVCKT là nơi bạn đọc làm việc với các tài liệu, tiếp xúc với các
nguồn thông tin trong nước và thế giới, nơi gặp gỡ và trao đổi thông tin với bạn bè
đồng nghiệp.

+ Đối với cán bộ TV CSVCKT là nơi học vận dụng kiến thức vào thực tiển thực hiện
các hoài bảo ước mơ về nghề nghiệp.

YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT:

Yếu tố NSD (người sử dụng) thư viện là quan trọng nhất vì:

- NSD thư viện là nguyên nhân thành lập ra thư viện

- Nếu không có NSD thì không còn mục đích tồn tại của thư viện

- Nhu cầu của NSD quyết định sử dụng của thư viện đó

- Nhu cầu tăng cao buộc thư viện phải tăng cao để đáp ứng nhu cầu

- Chính NSD sẽ quyết định thư viện đó thuộc loại hình thư viện nào.

- Trang thiết bị CSVC ngày càng cải tiến để phục vụ nhu cầu NSD.

5
Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thư viện học đại cương, tác giả Bùi Loan Thuỳ - Lê
Văn Viết. Tr 12 -17
2. Sự khác nhau giữa thư viện và thư viện học về bản chất, định nghĩa, chức
năng, nhiệm vụ, cấu trúc.

Bản chất:

Thư viện Thư viện học


+ Là nơi lưu trữ tài liệu như sách, + Là một nghành khoa học độc lập,
báo, tạp chí,…. phát triển trong mối quan hệ với các KH
khác, thư viện học tư sản và thư viện học
+ Là nơi phục vụ người dùng xã hội chủ nghĩa.
+ Là một kho tàng tri thức của nhân
loại

Định nghĩa:

Thư viện Thư viện học

- Thư viện, không phụ thuộc và tên - Thư viện học là bộ môn khoa học xã
gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ hội nghiên cứu quy luật phát triển sự
chức nào của sách, ấn phẩm định kì nghiệp thư viện như một hiện tượng
hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, xã hội, liên hệ một cách hữu cơ với
nghe nhìn,và nhân viên phục vụ cis những điều kiện chính trị, kinh tế, văn
trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử hóa, xã hội với những quan điểm và
dụng các tài liệu đó nhằm mục đích tư tưởng của giai cấp thống trị trong
thông tin , nghiên cứu khoa học hoặc các chế độ xã hội khác nhau
giải trí

Chức năng:

6
Thư viện Thư viện học

Chức năng văn hoá - Chức năng khoa học (trực tiếp):
Chức năng giáo dục Chức năng nhận thức, chức năng giải
thích, chức năng hệ thống hóa, chức
Chức năng thông tin
năng dự báo các hiện tượng của thư
Chức năng giải trí
viện, các vấn đề của công tác thư viện
và sự nghiệp thư viện

- Chức năng xã hội (gián tiếp): Chức


năng văn hóa, chức năng giáo dục,
chức năng thông tin hóa xã hội, chức
năng phục vụ kiểm soát & ra quyết
định quản lý

Cấu trúc:

Thư viện Thư viện học

- Nguồn tài nguyên thông tin - Là cơ cấu hình thức bên trong của

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật sự tổ chức khoa học TV


chuyên dùng - Là mối liên hệ lẫn nhau & sự phối

- Cán bộ thư viện hợp lâu bền tương đối vững chắc giữa
các yếu tố, các bộ phận cấu thành
- Người sử dụng thư viện
TVH như một chỉnh thể thống nhất,
toàn vẹn

- Nghiên cứu cấu trúc của TVH, nhìn


nhận TVH là một thể thống nhất hoàn
chỉnh

7
- xác định mối liên hệ lẫn nhau bền
vững giữa các thành phần của nó….

Nhiệm vụ:

Thư viện Thư viện học

- Nhiệm vụ nội tại: Nhiệm vụ phục vụ kiểm soát & quản

Xây dựng & phát triển nguồn TNTT lý:

Xử lý kỹ thuật, Xử lý thông tin Giải đáp kịp thời những vấn đề lý


luận & thực tiễn của hoạt động TTTV
Tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin.
Cung cấp luận cứ KH cho việc hoạch
Tổ chức kho tài liệu giấy, kho tài liệu
định đường lối, chủ trương, chính
số, kho tài liệu nghe nhìn
sách của Đảng & VBQPPL của NN
Tổ chức hệ thống phục vụ bên trong về lĩnh vực TTTV
& bên ngòai TV
Đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ
Bảo quản trụ sở, cơ sở vật chất, trang trong hoạt động TTTV
thiết bị kĩ thuật, tài liệu, TT
Cung cấp cơ sở KH cho các nhà quản
Tự động hóa quy trình công nghệ & trị các quyết định về công tác TTTV
quy trình phục vụ

Đào tạo, huấn luyện NDT

- Nhiệm vụ đối với xã hội:

Xây dựng & phát triển nguồn TNTT

Xử lý kỹ thuật, Xử lý thông tin

8
Tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin.

Tổ chức kho tài liệu giấy, kho tài liệu


số, kho tài liệu nghe nhìn

Tổ chức hệ thống phục vụ bên trong


& bên ngòai TV

Bảo quản trụ sở, cơ sở vật chất, trang


thiết bị kĩ thuật, tài liệu, TT

Tự động hóa quy trình công nghệ &


quy trình phục vụ

Đào tạo, huấn luyện NDT

Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thư viện học đại cương, tác giả Bùi Loan Thuỳ - Lê
Văn Viết. Tr 12 -17
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0_vi%E1%BB%87n

3. Mối quan hệ giữa mục đích của 4 nguyên lý tổ chức sự nghiệp thư viện Việt
Nam.

4 nguyên lý

+ Nhà nưóc đối với sự nghiệp thư viện

+ Bảo đảm tính phổ cập của thư viện/ dân chủ hoá thư viện

+ Phân bổ hợp lý mạng lưới thư viện

+ Xã hội hoá sự nghiệp thư viện - thông tin

Mối quan hệ giữa mục đích của 4 nguyên lý tổ chức sự nghiệp thư viện:

9
Vai trò của nhà nước đối với sự nghiệp thư viện: ở các nước ngoài cũng như ở Việt
Nam, Nhà nước luôn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng, lãnh đạo và
quản lý sự nghiệp thư viện. Đây là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Nhò có nguyên
tắc này, nhà nước có thể thực hiện tính thông nhất trong toàn bộ công tác thư viện, tạo
điều kiện cho sự nghiệp thư viện phát triển ổn định, từng bước nâng cao chất lượng
hoạt động của các thư viện.

Mục đích:
- Làm cho sự nghiệp thư viện thông tin phát triển đúng hướng, bền vững, mạnh
mẽ, phát triển ổn định và nhịp nhàng.

+ Phổ cập thư viện trong phạm vi toàn quốc để mọi công dân có điều kiện tiếp
cận tới các nguồn tài nguyên thông tin, khai thác sử dụng các sản phẩm và dịch
vụ thông tin thư viện

+ Tổ chức hợp lí vấn đề phục vụ nguồn tài nguyên thông tin cho tất cả các
điểm dân cư và các tập thể sản xuất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho từng người

10
dân có thể sử dụng thư viện tại nơi ở hoặc nơi làm việc để nâng cao trình độ văn
hoá và kiến thức nghề nghiệp một cách có hệ thống

+ Tổ chức mạng lưới thư viện có phân biệt theo chức năng của từng loại thư
viện để phát huy hiệu quả của từng loại hình thư viện

+ Phát triển sự nghiệp Thư viện - Thông tin để từng bước nâng cao mức hưởng
thụ tài liệu, sách báo, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân đặc biệt ở
nông thôn, vùng sâu, vùng xa
- Xây dựng mạng lưới Thư viện/Cơ quan thông tin thành một thể thống
nhất, trong đó các Thư viện/Cơ quan thông tin phân công nhau, hỗ trợ nhau để
phục vụ người sử dụng một cách có hiệu quả.

+ Tổ chức mạng lưới thư viện có phân biệt theo chức năng của từng loại thư viện
để phát huy hiệu quả của từng loại hình thư viện

+ Phối hợp hoạt động giữa các thư viện tạo nên một mạng lưới thư viện thống
nhất trong toàn quốc
- Bảo đảm phối hợp hoạt động của các Thư viện - Thông tin với các hoạt
động của các ngành văn hoá khác như xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm, văn
hoá quần chúng,...

+ Mở rộng các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, khai thác các tiềm
năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội

+ Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện
cho sự nghiệp Thư viện - Thông tin phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn

Phân bổ hợp lý mạng lưới thư viện: Các thư viện trong các liên hiệp bước đầu đã
liên kết phối hợp vối nhau trong một sô" mặt hoạt động như: bổ sung, trao đổi và cho
mượn các xuất bản phẩm địa phương, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp trong việc bồi

11
dưỡng nâng cao trình độ cán. bộ thư viện, hợp tác biên soạn tài liệu nghiệp vụ, thư
mục địa chí, nốì mạng, chia sẻ nguồn lực thông tin, khai thác cđ sồ dữ liệu...

Mục đích:
- Tổ chức hợp lí vấn đề phục vụ nguồn tài nguyên thông tin cho tất cả các điểm
dân cư và các tập thể sản xuất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho từng người dân
có thể sử dụng thư viện tại nơi ở hoặc nơi làm việc để nâng cao trình độ văn
hoá và kiến thức nghề nghiệp một cách có hệ thống.

+ Bảo đảm nâng cao chất lượng hoạt động của các Thư viện/Cơ quan thông tin
để mọi người dân dù sống và làm việc ở bất cứ nơi nào cũng có thể sử dụng được
các tài nguyên và dịch vụ của Thư viện/Cơ quan thông tin

+ Bảo đảm tính thống nhất trong toàn bộ công tác Thư viện - Thông tin thuộc
các hệ thống khác nhau
- Tổ chức mạng lưới thư viện có phân biệt theo chức năng của từng loại thư viện
để phát huy hiệu quả của từng loại hình thư viện.

+ Làm cho sự nghiệp Thư viện - Thông tin phát triển đúng hướng, bền vững,
mạnh mẽ, phát triển ổn định và nhịp nhàng

+ Xây dựng mạng lưới Thư viện/Cơ quan thông tin thành một thể thống nhất,
trong đó các Thư viện/Cơ quan thông tin phân công nhau, hỗ trợ nhau để phục
vụ người sử dụng một cách có hiệu quả

+ Phổ cập thư viện trong phạm vi toàn quốc để mọi công dân có điều kiện tiếp
cận tới các nguồn tài nguyên thông tin, khai thác sử dụng các sản phẩm và dịch
vụ thông tin thư viện
- Phối hợp hoạt động giữa các thư viện tạo nên một mạng lưới thư viện thống
nhất trong toàn quốc.

12
+ Làm cho sự nghiệp Thư viện - Thông tin phát triển đúng hướng, bền vững,
mạnh mẽ, phát triển ổn định và nhịp nhàng

+ Xây dựng mạng lưới Thư viện/Cơ quan thông tin thành một thể thống nhất,
trong đó các Thư viện/Cơ quan thông tin phân công nhau, hỗ trợ nhau để phục
vụ người sử dụng một cách có hiệu quả

Bảo đảm tính phổ cập của thư viện không chỉ thể hiện ở phương diện tổ chức mà
còn biểu hiện một cách đầy đủ, sâu sắc qua nội dung hoạt động của thư viện. Tất cả
mọi khâu công tác đều nhằm mục đích cuối cùng để phục vụ tốt cho người đọc. Điều
này có tác dụng quan trọng trong việc thu hút quần chúng đọc sách và biến thư viện
thực sự trỏ thành một cơ quan ván hoá giáo dục có tính chất công cộng.

Mục đích:
- Phổ cập thư viện trong phạm vi toàn quốc để mọi công dân có điều kiện
tiếp cận tới các nguồn tài nguyên thông tin, khai thác sử dụng các sản phẩm và
dịch vụ thông tin thư viện.

+ Xây dựng mạng lưới Thư viện/Cơ quan thông tin thành một thể thống nhất,
trong đó các Thư viện/Cơ quan thông tin phân công nhau, hỗ trợ nhau để phục
vụ người sử dụng một cách có hiệu quả

+ Phối hợp hoạt động giữa các thư viện tạo nên một mạng lưới thư viện thống
nhất trong toàn quốc

+ Phát triển sự nghiệp Thư viện - Thông tin để từng bước nâng cao mức hưởng
thụ tài liệu, sách báo, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân đặc biệt ở
nông thôn, vùng sâu, vùng xa

+ Mở rộng cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng
vào xây dựng sự nghiệp Thư viện - Thông tin. Thực hiện chính sách công bằng
xã hội cả về hưởng thụ và cống hiến

13
+ Mở rộng các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, khai thác các tiềm
năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội

- Dân chủ hoá thư viện bảo đảm bình đẳng, tự do trong tiếp cận tri thức và thông
tin cho toàn dân kể cả vùng xa xôi hẻo lánh.

+ Bảo đảm nâng cao chất lượng hoạt động của các Thư viện/Cơ quan thông tin
để mọi người dân dù sống và làm việc ở bất cứ nơi nào cũng có thể sử dụng được
các tài nguyên và dịch vụ của Thư viện/Cơ quan thông tin

+ Tổ chức hợp lí vấn đề phục vụ nguồn tài nguyên thông tin cho tất cả các
điểm dân cư và các tập thể sản xuất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho từng người
dân có thể sử dụng thư viện tại nơi ở hoặc nơi làm việc để nâng cao trình độ văn
hoá và kiến thức nghề nghiệp một cách có hệ thống

+ Phát triển sự nghiệp Thư viện - Thông tin để từng bước nâng cao mức
hưởng thụ tài liệu, sách báo, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân đặc
biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Xã hội hoá sự nghiệp thư viện - thông tin: Xã hội hóa là một xu hướng và là một
nguyên tắc quan trọng để phát triển sự nghiệp thư viện. Việc quần chúng tham gia xây
dựng sự nghiệp thư viện biểu hiện tính dân chủ triệt để của sự nghiệp thư viện. Nhò đó
nhân dân có điều kiện phát huy sáng kiến và chủ động trong việc xây dựng và phát
triển sự nghiệp thư viện. Trên thế giới vấn đề xã hội hoá công tác thư viện đã được
quan tâm từ lâu. ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta cũng đã rất quan tâm đến vấn đề
này. Xã hội hoá công tác thư viện đă được đặt trong chủ trướng xã hội hoá hoạt động
văn hoá.

Mục đích:
- Tạo lập và cải thiện môi trường văn hoá lành mạnh với sự cộng đồng trách
nhiệm của các tầng lớp nhân dân, bộ máy chính quyền, các đoàn thể, các tổ
chức kinh tế.

14
+ Bảo đảm phối hợp hoạt động của các Thư viện - Thông tin với các hoạt động
của các ngành văn hoá khác như xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm, văn hoá
quần chúng… * Biện pháp chỉ đạo sự nghiệp Thư viện - Thông tin:
- Quy định nội dung quản lí Nhà nước về Thư viện.

+ Phân chia mạng lưới thư viện theo dấu hiệu lãnh thổ hành chính (khu vực
hành chính).

+ Tổ chức các Thư viện/Cơ quan thông tin theo nơi sản xuất, công tác
- Đề ra chiến lược, chính sách, chương trình phát triển sự nghiệp Thư viện -
Thông tin, quy định hướng phát triển của các loại hình Thư viện/Cơ quan thông
tin thông qua hệ thống văn bản pháp quy về công tác Thư viện - Thông tin.

+ Sử dụng Thư viện/Cơ quan thông tin không phải trả tiền đối với các Thư
viện/Cơ quan thông tin hoạt động bằng ngân sách Nhà nước

+ Tổ chức mạng lưới thư viện gần với quần chúng nhân dân

+ Thư viện chủ động áp dụng các biện pháp thu hút quần chúng rộng rãi vào
việc sử dụng nguồn tài nguyên thông tin

+ Nhân dân tham gia xây dựng sự nghiệp Thư viện - Thông tin

+ Thu hút, lôi cuốn các tổ chức xã hội, đoàn thể tham gia xây dựng sự nghiệp
Thư viện - Thông tin
- Tổ chức mạng lưới thư viện theo đơn vị hành chính lãnh thổ (tập trung tất cả
các loại hình thư viện trên một địa bàn lãnh thổ nhất định) ; tổ chức hệ thống
Thư viện/Cơ quan thông tin của các ngành, các Bộ và các tổ chức xã hội.

+ Phân chia mạng lưới thư viện theo dấu hiệu lãnh thổ hành chính (khu vực
hành chính)

+ Tổ chức các Thư viện/Cơ quan thông tin theo nơi sản xuất, công tác

15
- Thực hiện tiêu chuẩn hoá hoạt động Thư viện - Thông tin, ban hành hệ thống
tiêu chuẩn Nhà nước về hoạt động thông tin - tư liệu và giám sát việc chấp
hành các tiêu chuẩn đã ban hành.

+ Phân chia mạng lưới thư viện theo dấu hiệu lãnh thổ hành chính (khu vực hành
chính)

+ Tổ chức các Thư viện/Cơ quan thông tin theo nơi sản xuất, công tác

* Biện pháp Nhà nước điều tiết sự phát triển sự nghiệp Thư viện - Thông tin.

- Quy định những nguyên tắc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên thông tin mang
tính xã hội trong toàn quốc.

+ Sử dụng Thư viện/Cơ quan thông tin không phải trả tiền đối với các Thư
viện/Cơ quan thông tin hoạt động bằng ngân sách Nhà nước

+ Tổ chức mạng lưới thư viện gần với quần chúng nhân dân

+ Thư viện chủ động áp dụng các biện pháp thu hút quần chúng rộng rãi vào
việc sử dụng nguồn tài nguyên thông tin

+ Phân chia mạng lưới thư viện theo dấu hiệu lãnh thổ hành chính (khu vực
hành chính)

+ Tổ chức các Thư viện/Cơ quan thông tin theo nơi sản xuất, công tác

+ Nhân dân tham gia xây dựng sự nghiệp Thư viện - Thông tin

+ Thu hút, lôi cuốn các tổ chức xã hội, đoàn thể tham gia xây dựng sự nghiệp
Thư viện - Thông tin
- Cung cấp nguồn kinh phí cho các Thư viện/Cơ quan thông tin hoạt động bằng
ngân sách Nhà nước.

16
+ Sử dụng Thư viện/Cơ quan thông tin không phải trả tiền đối với các Thư
viện/Cơ quan thông tin hoạt động bằng ngân sách Nhà nước
- Thành lập Hội đồng Thư viện Việt Nam.

+ Tổ chức các Thư viện/Cơ quan thông tin theo nơi sản xuất, công tác
- Quy định hệ thống chỉ đạo nghiệp vụ cho các Thư viện/Cơ quan thông tin.
+ Phân chia mạng lưới thư viện theo dấu hiệu lãnh thổ hành chính (khu vực hành
chính)

=> Các nguyên lý tổ chức sự nghiệp thư viện có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết
với nhau trong đó nguyên lý “Nhà nước tổ chức sự nghiệp thư viện” giữ vai trò
chủ đạo vì chính nhà nước cũng là người tổ chức thực hiện các nguyên lý bảo
đảm tính công cộng của thư viện, nguyên lý phân bố mạng lưới thư viện một
cách hợp lý, nguyên lý “xã hội hóa sự nghiệp thư viện”. Chính vì vậy bên cạnh
việc tăng cường đầu tư kinh phí, đào tạo cán bộ, triển khai rộng rãi chủ trương xã
hội hóa sự nghiệp thư viện... phải nâng cao trình độ quản lý nhà nước về công tác
thư viện. Sự nghiệp thư viện Việt Nam phát triển nhanh chóng, vững chắc hay
không tùy thuộc vào mức độ thực hiện các nguyên lý đã nêu ở trên trong thực
tiễn.

Tài liệu tham khảo: (Quan niệm về tính Đảng trong công tác thư viện của. Lênin đã
được thể hiện trong tác phẩm "Tổ chức Đảng, tài liệu của Đảng" viết năm 1900.
https://tailieu.vn/docview/tailieu/2015/20151204/cocacola_01/extract_pages_from_hts
h00082_6381.pdf?rand=319750

4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thông tin thư viện. Lấy dẫn chứng
trong nội quy các thư viện.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện

1. Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên
truyền chiến tranh xâm lược; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo
người sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.

17
2. Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.

3. Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện
trái với quy định của pháp luật.

4. Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.

6. Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai
lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.

DẪN CHỨNG

Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/6/2021
Mục 6. HÀNH VI VI PHẠM VỀ THƯ VIỆN
Điều 27. Vi phạm quy định về hoạt động của thư viện cộng đồng, thư viện
tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài
có phục vụ người Việt Nam
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện theo quy
định;
b) Không bảo đảm về số lượng bán sách theo quy định trong quá trình hoạt
động.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không bảo
đảm về cơ sở vật chất, tiện ích thư viện và người làm việc trong thư viện theo
quy định trong quá trình hoạt động của thư viện, trừ trường hợp quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thành lập,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện khi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền không đồng ý bằng văn bản theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tái phạm hành vi
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

18
Buộc bổ sung số lượng bản sách, cơ sở vật chất, tiện ích thư viện và người
làm việc bảo đảm theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1
và khoản 2 Điều này
Điều 28. Vi phạm quy định về quyền và trách nhiệm của thư viện cộng
đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá
nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Hoạt động trái với chức năng, nhiệm vụ và nội dung đã thông báo với cơ
quan có thẩm quyền của thư viện;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động thư viện với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
c) Không công bố nội quy, hướng dẫn sử dụng thư viện.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Không công khai, minh bạch về tài nguyên thông tin theo quy định;
b) Tiếp nhận tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp trái với quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại
điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 29. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của người làm công tác thư viện
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây:
1. Đối xử không công bằng với người sử dụng thư viện;
2. Ứng xử trái với quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện
5. Các mô hình thư viện hiện đại và ảnh hưởng công nghệ số đến hoạt động thông
tin thư viện.

Các mô hình thư viện hiện đại và ảnh hưởng công nghệ số đến hoạt động thông tin thư
viện.

Các mô hình thư viện hiện đại:

TV đa phương tiện
- TV lưu trữ và khai thác, sử dụng tất cả các vật mang tin truyền thống, hiện đại:
sách, báo, tạp chí, bản đồ, bản vẽ, bản nhạc, băng từ, video, đĩa compact, CD-
ROM, vi phim, vi phiếu, tài liệu phim ảnh, chương trình phần mềm máy tính….
- NSD có thể đọc sách báo, xem tivi, nghe nhạc, xem phim tại nhiều bộ phận
khác nhau.

19
- Việc tổ chức, quản lý thư viện đa phương tiện cơ bản giống TV truyền thống
tuy nhin các hoạt động chính được tự động hóa cùng với các phương tiện kỹ
thuật hiện đại.
- Việc tra cứu, tìm tin, phục vụ bạn đọc -NDT được tiến hành theo cả hai phương
pháp truyền thống và hiện đại.
- Sử dụng nhiều loại máy móc: máy tính, Scanner, máy chiếu projecteur, máy in,
tivi, máy chụp vi phiếu, vi phim, máy đọc vi phiếu, vi phim và nhiều loại máy
móc thiết bị phụ trợ khác: xe, băng vận chuyển sách trong kho, giá sách
compact chạy trên ray, máy lau đầu từ, video-kape, cassettes….
- Thường thành lập trung tâm thông tin/bộ phận thông tin, làm nhiệm vụ thu thập
thông tin về các lĩnh vực tri thức khác nhau từ các nguồn lực thông tin khác
nhau và phân bố chúng trên các trang Web – Server của mình.

TV điện tử
- Trung tâm nguồn tin điện tử, là “thư viện ảo” trên mạng Internet.
- Thiết chế xã hội, là TV có vốn tài liệu dưới dạng điện tử.
- Một môi trường gồm các tài liệu dưới dạng điện tử, được cấu trúc nhằm cung
cấp một số lượng lớn thông tin thông qua các mạng máy tính hoặc các mạng
viễn thông quốc tế.
- Nơi lưu trữ số hóa tư liệu đa phương tiện đã trải qua tổ chức chỉnh lý, được
thiết kế đáp ứng nhu cầu của người dùng, có chức năng tra tìm tiện lợi, đồng
thời cung cấp sự phối hợp trợ giúp cho việc tra tìm mạng thông tin toàn cầu.
- Công cụ và mạng cung cấp dịch vụ thông tin và thông tin tư liệu lưu trữ tại
những địa điểm khác nhau bằng hình thức điện tử.
- Nơi lưu trữ số hóa tư liệu đa phương tiện đã trải qua tổ chức chỉnh lý, được
thiết kế đáp ứng nhu cầu của người dùng, có chức năng tra tìm tiện lợi, đồng
thời cung cấp sự phối hợp trợ giúp cho việc tra tìm mạng thông tin toàn cầu.
- Công cụ và mạng cung cấp dịch vụ thông tin và thông tin tư liệu lưu trữ tại
những địa điểm khác nhau bằng hình thức điện tử.
- Nơi lưu trữ số hóa tư liệu đa phương tiện đã trải qua tổ chức chỉnh lý, được
thiết kế đáp ứng nhu cầu của người dùng, có chức năng tra tìm tiện lợi, đồng
thời cung cấp sự phối hợp trợ giúp cho việc tra tìm mạng thông tin toàn cầu.
- Công cụ và mạng cung cấp dịch vụ thông tin và thông tin tư liệu lưu trữ tại
những địa điểm khác nhau bằng hình thức điện tử.
- Nơi lưu trữ số hóa tư liệu đa phương tiện đã trải qua tổ chức chỉnh lý, được
thiết kế đáp ứng nhu cầu của người dùng, có chức năng tra tìm tiện lợi, đồng
thời cung cấp sự phối hợp trợ giúp cho việc tra tìm mạng thông tin toàn cầu.
- Công cụ và mạng cung cấp dịch vụ thông tin và thông tin tư liệu lưu trữ tại
những địa điểm khác nhau bằng hình thức điện tử.

TV số
- TVS là các cơ quan/tổ chức có các nguồn lực, kể cả các nguồn nhân lực chuyên
hóa, để lựa chọn, cấu trúc, cung cấp việc truy cập đến, diễn giải, phổ biến, bảo
quản sự toàn vẹn, đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài của sưu tập các công

20
trình số hóa mà chúng ở dạng sẵn sàng để sử dụng một cách kinh tế cho một
hoặc một số cộng đồng nhất định
 Các đặc tính của TVS
- Là các cơ quan/tổ chức thực sự chứ không phải là “ảo” trên mạng.
- Tập hợp, lưu giữ các sưu tập tài liệu số bao gồm cả các tư liệu tồn tại bên ngoài
biên giới vật lý & hành chính của thư viện.
- Tài liệu số dễ bị thay đổi, dễ bị thay thế, bị mất.
- Công tác bảo quản tài liệu số tiến hành trong điều kiện môi trường điện tử phân
tán & sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin nên rất phức tạp & khó
khăn.
- Cung cấp các dịch vụ truy cập đến tài liệu số không phụ thuộc vào loại hình &
khổ mẫu của chúng.
- Các hoạt động của TVS phụ thuộc hoàn toàn vào máy tính và hệ thống mạng.
Phục vụ bạn đọc/người dùng tin khai thác TV thông qua mạng máy tính.
- Đòi hỏi công nghệ liên kết các nguồn tin số của nhiều TV.
- Đòi hỏi cán bộ thư viện có kỹ năng cao về tin học và hệ thống.

TV ảo
- TV ảo là một tập hợp các nguồn lực thông tin mà việc tiếp cận với nó phải qua
mạng máy tính toàn cầu.
- TV ảo được xác định theo kho tin: Thư viện ảo không có kho riêng mà phụ
thuộc vào kho của các thư viện khác.
- TV ảo được xây dựng trên cơ sở tiến hành thu thập, lựa chọn, tổ chức thông tin
cho yêu cầu của người dùng chuyên biệt, không phải quản trị kho tin.
- TV ảo có thể là một trung tâm tra cứu tới các tài liệu hướng dẫn, bảng tra, tài
liệu tóm tắt và các công cụ khác để nâng cao việc truy cập các nguồn tin.
- Thực chất TV ảo là hệ thống thông tin ảo trong đó bao gồm các nguồn tin đã có
tại các thư viện trong và ngoài nước. Các nguồn tin này tuân thủ các tiêu chuẩn
quốc tế về truyền thông, về đăng ký và đánh chỉ số, về mô tả và trình bày tài
liệu ….

* Ưu thế:
- NSD có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn tin này ở bất cứ đâu: tại nhà, ở cơ quan
hay tại thư viện ….
- Hệ thống tìm tin được xây dựng mang tính thân thiện và nhất thể hóa với cùng
một giao diện người dùng cho mọi CSDL.
- Hệ thống tìm tin cung cấp cho người dùng một danh sách được cập nhật tự động
các tài liệu và tạp chí được lựa chọn theo diện quan tâm cá nhân của họ.

Yêu cầu:

Thư viện ảo đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia mạnh và các TV muốn trở
thành thành viên của thư viện ảo phải được hiện đại hóa theo chuẩn quốc tế.

21
* Các phương án xây dựng thư viện ảo:

Thư viện ảo là hệ thống thông tin điện tử ảo tuân thủ các chuẩn quốc tế.

Thư viện ảo cùng tồn tại với thư viện số và cung cấp cổng vào tới các thông tin số có
ngoài thư viện số.

Thư viện ảo với các hướng dẫn tới nguồn tin và dịch vụ format số.

TV thông minh

Tất cả các quy trình, thông tin, dữ liệu mà thư viện sở hữu và sản sinh ra đều được lưu
trữ và kết nối với nhau một cách tự động, thông suốt và thông minh để tối ưu hóa công
tác quản trị của chuyên viên TV và tối ưu hóa quá trình tương tác và sử dụng dịch vụ
của NSD.
 4 yếu tố quan trọng:
1. Địa điểm thông minh
2. Quản trị thông minh
3. Dịch vụ thông minh
4. Người dùng thông minh.
 3 thành phần chính:
- Quản lý thư viện thông minh
- Quản lý các trang thiết bị cảm ứng tương tác với người sử dụng
- Ứng dụng di động. 

 Địa điểm thông minh: ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật bao gồm các thiết bị
cảm biến, điều khiển, tin học để điều hành và quản lý các yếu tố trong khu vực
không gian vật lý của thư viện. Thông qua việc ứng dụng thiết bị
beacon/camera, địa điểm thông minh có thể nhận diện được các nhu cầu của
người dùng để từ đó đưa ra các gợi ý phù hợp, giúp TV có được các thông tin
liên quan để có thể điều chỉnh lại các nội dung, hay sắp xếp, tố chức lại các yếu
tố trong không gian vật lý của TV.
 Quản trị thông minh: hệ thống tự động xử lý các vấn đề dựa theo các thiết lập
trước đó hoặc dưới sự điều khiển của người quản trị/quản lý các yếu tố, thiết bị
từ xa thông qua thiết bị điều khiển thông minh mà không cần thêm bất kỳ tác
động nào khác của con người.
 Dịch vụ thông minh: đảm bảo các nhu cầu của NSD được đáp ứng một cách tối
ưu nhất, các dịch vụ không phân biệt không gian và thời gian, vừa giảm thiểu

22
thời gian, công sức của NSD vừa đảm bảo độ chính xác, nhanh chóng, tiện lợi
cho người dùng thông qua các phương tiện, thiết bị mà họ sẵn sàng có thể tiếp
cận được như điện thoại thông minh, màn hình cảm ứng hay máy tính cá nhân,

 Người dùng thông minh: không chỉ là người biết tìm, đánh giá, lựa chọn các
nguồn tin phù hợp có độ tin cậy cao, biết cách sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ
cá nhân (PDA) để phục vụ cho các nhu cầu của mình trong đời sống xã hội
(giao tiếp, trao đổi, nghiên cứu…), trong đó bao gồm cả việc tìm hiểu, khai
thác tri thức nâng cao năng lực, trình độ, hiểu biết cho bản thân.

Tài liệu tham khảo: tạp chí nghiên cứu – trao đổi: khung năng lực cốt lõi dành
cho cán bộ thư viện việt nam trong thế kỷ 21, ts Đỗ Văn Hùng, bài giảng – Bùi
Loan Thuỳ.

6. Các yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng, năng lực đối với chuyên viên thư viện
trong bối cảnh mới

Phẩm chất cá nhân:

Trung thực, cẩn thận, chu đáo, tận tâm, năng động, sáng tạo, chủ động, ham học hỏi,
hòa nhã, nhiệt tình, niềm nở ....

Thái độ nghề nghiệp:

+ Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

+ Yêu nghề, tâm huyết: trăn trở, băn khoăn khi phải từ chối người đọc, cố gắng tìm ra
nguyên nhân từ chối để có biện pháp khắc phục ➔ Tận tụy, gắn bó với nghề.

+ Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

+ Cần cù, chịu khó, cẩn thận.

+ Giữ gìn, bảo vệ tài sản TV.

+ Nhẹ nhàng, mềm mỏng, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa.

+ Tôn trọng người sử dụng.

+ Hợp tác tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp.

+ Ý thức tổ chức kỷ luật cao.

Kỹ năng chuyên môn:

23
- Các kỹ năng truyền thống: phân loại, biên mục, tra cứu, tìm tin, phân tích xử lý thông
tin, định chủ đề, định từ khóa, điều tra nhu cầu tin, kỹ năng giao tiếp,...

- Các kỹ năng mới trong thời đại điện tử số: kỹ năng tin học, tra cứu tìm tin bằng
phương tiện điện tử, đào tạo & hướng dẫn NDT, kỹ năng giao dịch, kiến trúc thông tin,
tổ chức các nguồn tin, môi giới thông tin, phân tích & đánh giá các nguồn tin, kỹ năng
quản lý tri thức, quản lý thông tin, áp dụng các tiêu chuẩn mô tả thư mục, format, sử
dụng các thư mục tự động hóa, khai thác các nguồn tin điện tử, cung cấp tài liệu số,....

Nắm được hệ thống QT thư viện tích hợp, các công nghệ website mới nổi, quản trị
nguồn lực thông tin điện tử, phát triển web, công nghệ lưu trữ, hệ thống quản trị nội
dung, hệ thống hỗ trợ học tập, quản trị dữ liệu và kỹ năng đa phương tiện; biết cách sử
dụng các phương pháp đánh giá và thẩm định các thông số kỹ thuật, hiệu quả đầu tư
của các sản phẩm và dịch vụ dựa trên công nghệ; - Với vai trò là một chuyên gia TV
số, phải nắm được các nguyên tắc và các kỹ thuật cần thiết để nhận dạng và phân tích
các công nghệ mới và phát minh nhằm thúc đẩy ứng dụng các công nghệ tiên tiến có
liên quan đến ngành TT-TV.

Kỹ năng mềm (Interpersonal skills):

Kỹ năng sẵn sàng thích ứng với các tình huống khác nhau, sự linh hoạt, sự hứng thú
với những trải nghiệm và kiến thức mới; có sáng kiến mới và tư duy sáng tạo cùng tư
duy đổi mới;

Kỹ năng giao tiếp và tuyên truyền để cộng đồng thấy được vai trò và tầm quan trọng
của thư viện;

Kỹ năng đàm phán để đạt được sự đồng thuận trong giải quyết vấn đề đặt ra;

Kỹ năng quản lý các thay đổi với tư duy mở; Kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng giải quyết vấn đề;

Kỹ năng phối hợp và hợp tác trong công việc, với các bên liên quan;

Kỹ năng marketing để chủ động giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của thư viện đến
người dùng;

Kỹ năng định hướng và tư vấn;

24
Kỹ năng viết và kỹ năng thuyết trình.

Năng lực

Năng lực chuyên môn để thực hiện các trách nhiệm chuyên môn một cách hiệu quả
(thể hiện thông qua việc đạt được các bằng cấp & chứng chỉ chuyên môn): tổ chức
kho, tổ chức phát triển và quản lý nguồn tài nguyên TT phục vụ cho nhu cầu của người
dùng tin, sắp xếp bố trí thiết bị, trang trí nội thất, giám sát tình hình sử dụng trang thiết
bị, cơ sở vật chất kỹ thuật,, quản lý bạn đọc- NDT; tư vấn, huấn luyện NSD,...

- Năng lực lãnh đạo và quản lý (chủ động tổ chức hoạt động của thư viện một cách
hiệu quả): khả năng gây ảnh hưởng tạo động lực cho người khác trong công việc và
môi trường làm việc của mình.

Năng lực thông tin (Information Literacy):

- Nhận dạng (Indentify): nhận biết nhu cầu thông tin;

- Phạm vi (Scope): truy cập đến nguồn tri thức khác nhau, biết các cách khác nhau để
đáp ứng nhu cầu tin;

- Lập kế hoạch (Plan): biết cách xây dựng chiến lược tìm kiếm, xác định thông tin và
dữ liệu;

- Thu thập (Gather): có khả năng định vị và truy cập đến nguồn thông tin và dữ liệu
mình cần;

- Đánh giá (Evaluate): biết cách so sánh và đánh giá thông tin và dữ liệu;

- Quản lý (Manage): có khả năng tổ chức thông tin và dữ liệu

- Thể hiện (Present): có khả năng trình bày kết quả, tổng hợp những thông tin và dữ
liệu đã có để tạo ra tri thức mới và phân phối tri thức này dưới nhiều hình thức đa dạng
khác nhau.

25

You might also like