BCN - Lan Anh

You might also like

You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN HỌC

BÀI TẬP

XÂY DỰNG NGUỒN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN

Giảng viên : PGS. TSKH Bùi Loan Thuỳ

Sinh viên : Đinh Lan Anh

MSSV : 2056100012

Lớp : Thông tin học k36

TP.HCM, tháng 11 năm 2020


Đề bài:

1. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành thư viện. Trong 4 yếu tố cấu thành thư viện
yếu tố nào giữ vị trí quan trọng nhất. Giải thích tại sao?

2. Sự khác nhau giữa thư viện và thư viện học về bản chất, định nghĩa, chức năng,
nhiệm vụ, cấu trúc.

3. Mối quan hệ giữa mục đích của 4 nguyên lý tổ chức sự nghiệp thư viện Việt Nam.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thông tin thư viện. Lấy dẫn chứng trong
nội quy các thư viện.

5. Các mô hình thư viện hiện đại và ảnh hưởng công nghệ số đến hoạt động thông tin
thư viện.

6. Các yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng, năng lực đối với chuyên viên thư viện trong bối
cảnh mới

Bài làm:

1. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành thư viện. Trong 4 yếu tố cấu thành thư
viện yếu tố nào giữ vị trí quan trọng nhất. Giải thích tại sao?

Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành thư viện:

Nguồn TNTT CSVC - trang thiết bị

Nhân viên phục vụ TV Người sử dụng TV

1.1 Vốn tài liệu (TNTT)

1
– Trong các TV và Cơ quan thông tin tài liệu được hiểu là “Vật mang tin” ghi cố định
thông tin được xem như một đối tượng xử lý, trong quá trình xử lý thông tin và tài
liệu.

– Tài liệu là một dạng vật chất đã ghi nhận thông tin ở dạng thành văn, âm thanh, hình
ảnh nhằm mục đích bảo quản và sử dụng.

* Bộ sưu tập tài liệu: là những tài liệu được sưu tầm tập hợp theo một hoặc nhiều chủ
đề, nội dung nhất định. Bộ sưu tập tài liệu có thể bao gồm một số hoặc đầy đủ các
dạng như: Tài liệu ghi trên giấy, vi phim, băng từ, đĩa quang hoặc các dạng vật mang
tin khác.

* Vốn tài liệu hay còn gọi là Bộ sưu tập TV: Là những tài liệu được sưu tầm tập hợp
theo một hoặc nhiều chủ đề nội dung nhất định, được xử lý theo quy tắc quy định khoa
học của nghĩa vụ TV, để tổ chức phục vụ  người đọc để đạt hiệu quả cao và được bảo
quản.

Vốn tài liệu TV còn được hiểu là di sản thư tịch nghĩa là toàn bộ sách báo, văn bản
chép tay, bản đồ, tranh ảnh và các tài liệu khác đã và đang được lưu hành, được giữ
gìn trong các thư viện

1.2 Cán bộ Thư Viện

- CBTV là “linh hồn của TV”. Trong hệ thống giao tiếp “Tài liệu -TV – người sử
dụng”. CBTV là yếu tố cực kì quan trọng có vai trò rất lớn, nhiệm vụ của CBTV rất
phức tạp.

- Trong mối quan hệ với tài liệu CBTV là người lựa chọn, xử lý, bảo quản, sắp xếp
chúng theo một trật tự nhất định, giới thiệu chúng với người sử dụng tài liệu.

- Trong mối quan hệ với cơ sở vật chất- kỹ thuật, CBTV tiến hành trang bị chuyên biệt
cho các diện tích và luôn luôn giữ cho các cơ sở vật chất kỹ thuật ở tình trạng tốt.

- Trong mối quan hệ với bạn đọc CBTV là người môi giới giữa sách và người đọc, là
trung gian giữa bạn đọc với bạn đọc họ không chỉ tuyên truyền giới thiệu một cách
tích cực tài liệu mà còn nghiên cứu nhu cầu đọc hướng dẫn đọc phù hợp với nhu cầu
đồng thời tạo ra các dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu đó. CBTV tổ chức tạo điều kiện tối

2
ưu  cho việc phối hợp thành công mối quan hệ giữa con người với thông tin làm cho
việc khai thác sử dụng thông tin có hiệu quả nhằm làm tăng giá trị của thông tin.

Như vậy: CBTV không chỉ là cầu nối giữa sách- bạn đọc mà còn là cầu nối tài liệu với
tài liệu, tài liệu với cơ sở vật chất – kỉ thuật với người đọc.

1.3 Người sử dụng Thư Viện (bạn đọc)

- Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất cứ TV nào càng phục vụ nhiều bạn đọc
thì vai trò xã hội của TV ngày tăng. Vì vậy nếu không có bạn đọc thì TV cũng mất đi mục
đích tồn tại của mình.

-  Nhu cầu của bạn đọc xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất, công tác học tập, giải
trí và các hoạt động khác… Các nhu cầu này rất khác nhau do sự khác biệt về trình độ,
giai tầng, nghề nghiệp, lứa tuổi…Các nhu cầu này cũng rất đa dạng phong phú và không
ngừng tăng lên cùng với thời gian.

- Mạng lưới TV được thiết lập ở khắp mọi nơi, mọi ngành, mọi nước trên thế giới là
nhằm đáp ứng đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời các nhu cầu của người sử dụng.

1.4 Cơ sở vật chất – kĩ thuật (CSVCKT)

- CSVCKT là các tòa nhà trụ sở địa điểm diện tích dành cho TV với toàn bộ trang thiết bị
của chúng.

- Vai trò của cơ sở vật chất:

+ Đối với tài liệu CSVCKT là nơi chứa đựng tàn trữ và bảo quản tài liệu.

+ Đối với bạn đọc CSVCKT là nơi bạn đọc làm việc với các tài liệu, tiếp xúc với các
nguồn thông tin trong nước và thế giới, nơi gặp gỡ và trao đổi thông tin với bạn bè
đồng nghiệp.

+ Đối với cán bộ TV CSVCKT là nơi học vận dụng kiến thức vào thực tiển thực hiện
các hoài bảo ước mơ về nghề nghiệp.

YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH:

Yếu tố NSD (người sử dụng) thư viện là quan trọng nhất vì:

- NSD thư viện là nguyên nhân thành lập ra thư viện

3
- Nếu không có NSD thì không còn mục đích tồn tại của thư viện

- Nhu cầu của NSD quyết định sử dụng của thư viện đó

- Nhu cầu tăng cao buộc thư viện phải tăng cao để đáp ứng nhu cầu

- Chính NSD sẽ quyết định thư viện đó thuộc loại hình thư viện nào.

- Trang thiết bị CSVC ngày càng cải tiến để phục vụ nhu cầu NSD.

2. Sự khác nhau giữa thư viện và thư viện học về bản chất, định nghĩa, chức
năng, nhiệm vụ, cấu trúc.

Định nghĩa:

Thư viện Thư viện học

- Thư viện, không phụ thuộc và tên - Thư viện học là bộ môn khoa học xã
gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ hội nghiên cứu quy luật phát triển sự
chức nào của sách, ấn phẩm định kì nghiệp thư viện như một hiện tượng
hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, xã hội, liên hệ một cách hữu cơ với
nghe nhìn,và nhân viên phục vụ cis những điều kiện chính trị, kinh tế, văn
trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử hóa, xã hội với những quan điểm và
dụng các tài liệu đó nhằm mục đích tư tưởng của giai cấp thống trị trong
thông tin , nghiên cứu khoa học hoặc các chế độ xã hội khác nhau
giải trí

Chức năng:

Thư viện Thư viện học

Chức năng văn hoá - Chức năng khoa học (trực tiếp):
Chức năng giáo dục Chức năng nhận thức, chức năng giải
thích, chức năng hệ thống hóa, chức
Chức năng thông tin
năng dự báo các hiện tượng của thư
Chức năng giải trí
viện, các vấn đề của công tác thư viện

4
và sự nghiệp thư viện

- Chức năng xã hội (gián tiếp): Chức


năng văn hóa, chức năng giáo dục,
chức năng thông tin hóa xã hội, chức
năng phục vụ kiểm soát & ra quyết
định quản lý

Cấu trúc:

Thư viện Thư viện học

- Nguồn tài nguyên thông tin - Là cơ cấu hình thức bên trong của

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật sự tổ chức khoa học TV


chuyên dùng - Là mối liên hệ lẫn nhau & sự phối

- Cán bộ thư viện hợp lâu bền tương đối vững chắc giữa
các yếu tố, các bộ phận cấu thành
- Người sử dụng thư viện
TVH như một chỉnh thể thống nhất,
toàn vẹn

- Nghiên cứu cấu trúc của TVH, nhìn


nhận TVH là một thể thống nhất hoàn
chỉnh

- xác định mối liên hệ lẫn nhau bền


vững giữa các thành phần của nó….

Nhiệm vụ:

5
Thư viện Thư viện học

- Nhiệm vụ nội tại: Nhiệm vụ phục vụ kiểm soát & quản

Xây dựng & phát triển nguồn TNTT lý:

Xử lý kỹ thuật, Xử lý thông tin Giải đáp kịp thời những vấn đề lý


luận & thực tiễn của hoạt động TTTV
Tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin.
Cung cấp luận cứ KH cho việc hoạch
Tổ chức kho tài liệu giấy, kho tài liệu
định đường lối, chủ trương, chính
số, kho tài liệu nghe nhìn
sách của Đảng & VBQPPL của NN
Tổ chức hệ thống phục vụ bên trong về lĩnh vực TTTV
& bên ngòai TV
Đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ
Bảo quản trụ sở, cơ sở vật chất, trang trong hoạt động TTTV
thiết bị kĩ thuật, tài liệu, TT
Cung cấp cơ sở KH cho các nhà quản
Tự động hóa quy trình công nghệ & trị các quyết định về công tác TTTV
quy trình phục vụ

Đào tạo, huấn luyện NDT

- Nhiệm vụ đối với xã hội:

Xây dựng & phát triển nguồn TNTT

Xử lý kỹ thuật, Xử lý thông tin

Tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin.

Tổ chức kho tài liệu giấy, kho tài liệu


số, kho tài liệu nghe nhìn

Tổ chức hệ thống phục vụ bên trong


& bên ngòai TV

Bảo quản trụ sở, cơ sở vật chất, trang

6
thiết bị kĩ thuật, tài liệu, TT

Tự động hóa quy trình công nghệ &


quy trình phục vụ

Đào tạo, huấn luyện NDT

3. Mối quan hệ giữa mục đích của 4 nguyên lý tổ chức sự nghiệp thư viện Việt
Nam.

4 nguyên lý

+ Nhà nưóc đối với sự nghiệp thư viện

+ Bảo đảm tính phổ cập của thư viện/ dân chủ hoá thư viện

+ Phân bổ hợp lý mạng lưới thư viện

+ Xã hội hoá sự nghiệp thư viện - thông tin

Mối quan hệ giữa mục đích của 4 nguyên lý tổ chức sự nghiệp thư viện:

Vai trò của nhà n ước đối với sự nghiệp thư viện: ở các nước ngoài cũng như ở Việt
Nam, Nhà nước luôn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng, lãnh đạo và
quản lý sự nghiệp thư viện. Đây là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Nhò có nguyên
tắc này, nhà nước có thể thực hiện tính thông nhất trong toàn bộ công tác thư viện, tạo
điều kiện cho sự nghiệp thư viện phát triển ổn định, từng bước nâng cao chất lượng
hoạt động của các thư viện.

Phân bổ hợp lý mạng lưới thư viện: Các thư viện trong các liên hiệp bước đầu đã
liên kết phôx hợp vối nhau trong một sô" mặt hoạt động như: bổ sung, trao đổi và cho
mượn các xuất bản phẩm địa phương, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp trong việc bồi
dưỡng nâng cao trình độ cán. bộ thư viện, hợp tác biên soạn tài liệu nghiệp vụ, thư
mục địa chí, nốì mạng, chia sẻ nguồn lực thông tin, khai thác cđ sồ dữ liệu...

7
Bảo đảm tính phổ cập của thư viện không chỉ thể hiện ở phương diện tổ chức mà
còn biểu hiện một cách đầy đủ, sâu sắc qua nội dung hoạt động của thư viện. Tất cả
mọi khâu công tác đều nhằm mục đích cuối cùng để phục vụ tốt cho người đọc. Điều
này có tác dụng quan trọng trong việc thu hút quần chúng đọc sách và biến thư viện
thực sự trỏ thành một cd quan ván hoá giáo dục có tính chất công cộng.

Xã hội hoá sự nghiệp thư viện - thông tin: Xã hội hóa là một xu hướng và là một
nguyên tắc quan trọng để phát triển sự nghiệp thư viện. Việc quần chúng tham gia xây
dựng sự nghiệp thư viện biểu hiện tính dân chủ triệt để của sự nghiệp thư viện. Nhò đó
nhân dân có điều kiện phát huy sáng kiến và chủ động trong việc xây dựng và phát
triển sự nghiệp thư viện. Trên thế giới vấn đề xã hội hoá công tác thư viện đã đưỢc
quan tâm từ lâu. ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta cũng đã rất quan tâm đến vấn đề
này. Xã hội hoá công tác thư viện đă được đặt trong chủ trướng xã hội hoá hoạt động
văn hoá.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thông tin thư viện. Lấy dẫn chứng
trong nội quy các thư viện.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện

1. Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên
truyền chiến tranh xâm lược; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo
người sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.

2. Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.

3. Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện
trái với quy định của pháp luật.

4. Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.

8
6. Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai
lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.

DẪN CHỨNG

5. Các mô hình thư viện hiện đại và ảnh hưởng công nghệ số đến hoạt động thông
tin thư viện.

Các mô hình thư viện hiện đại:

Không gian truy cập các nguồn lực thông tin

Không gian học tập, giáo dục

Không gian chia sẻ tri thức

Không gian phức hợp, đa chức năng

Không gian sinh hoạt cộng đồng

Để hoạt động thư viện công cộng ở nước ta tiếp tục phát triển, phát huy sứ mệnh, vị
trí, vai trò đối với xã hội, trở thành một thành tố tích cực, quan trọng trong công tác
xây dựng văn hoá đọc, xây dựng xã hội đọc, xã hội học tập, các thư viện cần tiếp tục
đổi mới hoạt động, cải thiện không gian thư viện theo hướng mở, đa chức năng, kết
hợp nhiều dịch vụ, hướng đến cộng đồng. Một số mô hình không gian thư viện sáng
tạo, thân thiện tại các thư viện công cộng ở nước ta như đã trao đổi đang thu hút sự
quan tâm rất lớn của người sử dụng thư viện, khơi gợi cảm hứng đọc, học tập, trao đổi
và chia sẻ tri thức, do đó, cần tiếp tục được nhân rộng trong thời gian tới.

6. Các yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng, năng lực đối với chuyên viên thư viện
trong bối cảnh mới

Phẩm chất cá nhân:

Trung thực, cẩn thận, chu đáo, tận tâm, năng động, sáng tạo, chủ động, ham học hỏi,
hòa nhã, nhiệt tình, niềm nở ....

Thái độ nghề nghiệp:

+ Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

9
+ Yêu nghề, tâm huyết: trăn trở, băn khoăn khi phải từ chối người đọc, cố gắng tìm ra
nguyên nhân từ chối để có biện pháp khắc phục ➔ Tận tụy, gắn bó với nghề.

+ Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

+ Cần cù, chịu khó, cẩn thận.

+ Giữ gìn, bảo vệ tài sản TV.

+ Nhẹ nhàng, mềm mỏng, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa.

+ Tôn trọng người sử dụng.

+ Hợp tác tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp.

+ Ý thức tổ chức kỷ luật cao.

Kỹ năng chuyên môn:

- Các kỹ năng truyền thống: phân loại, biên mục, tra cứu, tìm tin, phân tích xử lý thông
tin, định chủ đề, định từ khóa, điều tra nhu cầu tin, kỹ năng giao tiếp,...

- Các kỹ năng mới trong thời đại điện tử số: kỹ năng tin học, tra cứu tìm tin bằng
phương tiện điện tử, đào tạo & hướng dẫn NDT, kỹ năng giao dịch, kiến trúc thông tin,
tổ chức các nguồn tin, môi giới thông tin, phân tích & đánh giá các nguồn tin, kỹ năng
quản lý tri thức, quản lý thông tin, áp dụng các tiêu chuẩn mô tả thư mục, format, sử
dụng các thư mục tự động hóa, khai thác các nguồn tin điện tử, cung cấp tài liệu số,....

Nắm được hệ thống QT thư viện tích hợp, các công nghệ website mới nổi, quản trị
nguồn lực thông tin điện tử, phát triển web, công nghệ lưu trữ, hệ thống quản trị nội
dung, hệ thống hỗ trợ học tập, quản trị dữ liệu và kỹ năng đa phương tiện; biết cách sử
dụng các phương pháp đánh giá và thẩm định các thông số kỹ thuật, hiệu quả đầu tư
của các sản phẩm và dịch vụ dựa trên công nghệ; - Với vai trò là một chuyên gia TV
số, phải nắm được các nguyên tắc và các kỹ thuật cần thiết để nhận dạng và phân tích
các công nghệ mới và phát minh nhằm thúc đẩy ứng dụng các công nghệ tiên tiến có
liên quan đến ngành TT-TV.

Kỹ năng mềm (Interpersonal skills):

10
Kỹ năng sẵn sàng thích ứng với các tình huống khác nhau, sự linh hoạt, sự hứng thú
với những trải nghiệm và kiến thức mới; có sáng kiến mới và tư duy sáng tạo cùng tư
duy đổi mới;

Kỹ năng giao tiếp và tuyên truyền để cộng đồng thấy được vai trò và tầm quan trọng
của thư viện;

Kỹ năng đàm phán để đạt được sự đồng thuận trong giải quyết vấn đề đặt ra;

Kỹ năng quản lý các thay đổi với tư duy mở; Kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng giải quyết vấn đề;

Kỹ năng phối hợp và hợp tác trong công việc, với các bên liên quan;

Kỹ năng marketing để chủ động giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của thư viện đến
người dùng;

Kỹ năng định hướng và tư vấn;

Kỹ năng viết và kỹ năng thuyết trình.

Năng lực

Năng lực chuyên môn để thực hiện các trách nhiệm chuyên môn một cách hiệu quả
(thể hiện thông qua việc đạt được các bằng cấp & chứng chỉ chuyên môn): tổ chức
kho, tổ chức phát triển và quản lý nguồn tài nguyên TT phục vụ cho nhu cầu của người
dùng tin, sắp xếp bố trí thiết bị, trang trí nội thất, giám sát tình hình sử dụng trang thiết
bị, cơ sở vật chất kỹ thuật,, quản lý bạn đọc- NDT; tư vấn, huấn luyện NSD,...

- Năng lực lãnh đạo và quản lý (chủ động tổ chức hoạt động của thư viện một cách
hiệu quả): khả năng gây ảnh hưởng tạo động lực cho người khác trong công việc và
môi trường làm việc của mình.

Năng lực thông tin (Information Literacy):

- Nhận dạng (Indentify): nhận biết nhu cầu thông tin;

- Phạm vi (Scope): truy cập đến nguồn tri thức khác nhau, biết các cách khác nhau để
đáp ứng nhu cầu tin;

11
- Lập kế hoạch (Plan): biết cách xây dựng chiến lược tìm kiếm, xác định thông tin và
dữ liệu;

- Thu thập (Gather): có khả năng định vị và truy cập đến nguồn thông tin và dữ liệu
mình cần;

- Đánh giá (Evaluate): biết cách so sánh và đánh giá thông tin và dữ liệu;

- Quản lý (Manage): có khả năng tổ chức thông tin và dữ liệu

- Thể hiện (Present): có khả năng trình bày kết quả, tổng hợp những thông tin và dữ
liệu đã có để tạo ra tri thức mới và phân phối tri thức này dưới nhiều hình thức đa dạng
khác nhau.

12

You might also like