Bài KT

You might also like

You are on page 1of 6

PHẦN I.

ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận
Câu 2: Biện pháp tu từ điệp ngữ “bạn chớ” đã được sử dụng trong đoạn trích để tăng tinh biểu
cảm, nhấn mạnh vào những điều chúng ta đừng nên bỏ lỡ trong cuộc sống. Đồng thời, thể hiện
thái độ khẳng định cứng rắn của tác giả đối với luận điểm.
Câu 3: Tôi hiểu câu nói“Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người
khác vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau” có nghĩa là: Mỗi người đều là
một cá nhân khác nhau, nếu cứ hạ thấp giá trị của mình thì chúng ta sẽ luôn cảm thấy mình thua
kém người khác và không thể đạt tới thành công.
Câu 4: Điều tâm đắc nhất mà tôi rút ra được từ đoạn trích là "Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ
tay", chớ có để thời gian trôi qua một cách vô vị. Ta hãy trân trọng từng giây phút, từng khoảnh
khắc của cuộc sống, hãy sống sao cho mỗi ngày trôi đi thật ý nghĩa. Chỉ khi ta biết trân trọng thời
gian, ta mới thấy cuộc sống này thật quý giá biết bao nhiêu.
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1: bài làm
Cuộc sống như những giọt nước- chẳng thể níu giữ lại, vậy ta cần phải suy ngẫm về ý kiến “Bạn
chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai”.
Ý kiến trên nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc sống cho hiện tại, cần biết trân trọng những khoảnh
khắc đang diễn ra, chứ không phải mãi mải mê với quá khứ và mơ mộng về tương lai. Con người
không nên "đắm mình trong quá khứ" vì đó là những gì đã qua và không bao giờ quay trở lại.
Nếu mải mê trong thế giới hoài niệm xưa cũ, con người sẽ ngủ quên và không thể vượt thoát
khỏi những ánh hào quang, những thành công đã đạt được để dành thời gian cố gắng trong thời
điểm hiện tại và dẫn đến việc lãng phí thời gian. Cũng giống như việc ngày hôm qua trôi đi và
diễn ra không giống với ngày hôm nay, quá khứ cũng khác hẳn với hiện tại. Tương lai là viễn
cảnh phía trước, là những điều chưa xảy ra và là thứ mà chúng ta không thể đoán biết chính xác
từ trước. Con người không nên "ảo tưởng về tương lai" bởi chặng đường phía trước hoàn toàn
phụ thuộc vào những nỗ lực, cố gắng của con người trong hiện tại. Thời gian là giá trị vô hình
"một đi không trở lại", khi biết trân trọng những cơ hội, những gì mình đang có và biết vượt qua
những gian nan thì cánh cửa tương lai tốt đẹp sẽ luôn đón đợi và vẫy gọi. Ngược lại, nếu như mơ
mộng vào màu hồng của viễn cảnh phía trước và thụ động trông chờ vào tương lai tốt đẹp như
phép màu, chúng ta sẽ không có động lực và nỗ lực cố gắng trong thời điểm hiện tại. Có một Nick
Vujic không tay, không chân nhưng vẫn sống đầy lạc quan, ý chí để có những ngày tươi đẹp. Và
ngoài kia cũng có những bạn trẻ sống hết mình với đam mê, khát vọng, không cho phép thanh
xuân của mình lãng phí. Trân trọng và hết mình với hiện tại bạn đã trả lời cho vẻ đẹp của quá
khứ và mang ánh sáng cho tương lai, chỉ khi đó thời gian mới trôi đi, đọng lại trên tay ta những
giọt nước tinh khiết của cuộc sống quý giá.

Câu 2: bài làm:


Sê-khốp đã từng nói “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong
cốt tuỷ” câu nói ấy làm ta bỗng nhớ đến một nhà thơ lớn của dân tộc- đại thi hào
dân tộc Nguyễn Du. Và giờ đây qua thi phẩm “Độc Tiểu Thanh kí”, ta cảm nhận
được cái nhìn đồng cảm đến tinh tế về những con người tài hoa bạc mệnh, cùng
với đó là bức thông điệp thấm nhuần tư tưởng nhân đạo gửi gắm đến muôn đời
sau.
Hai câu đầu của “Độc tiểu thanh kí” đã cho ta thấy được cảm hứng biến thiên dâu
bể, cũng là cảm hứng sáng tác của Nguyễn Du:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư”
(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang)
Nguyễn Du dường như đang ngồi trên con thuyền vượt thời gian để quay trở về dĩ
vãng,; ở nơi ấy, ông như tức cảnh mà sinh tình. Trước mặt ông có lẽ không còn là
song cửa mà là hình ảnh của “Tây Hồ hoa uyển” của 300 năm trước- một vườn
hoa đẹp đến nao lòng. Song, “Tẫn” ở đây là tận cùng, triệt để, là hết. Cả câu thơ
mang ý rằng vườn hoa trước kia giờ đây đã là gò hoang. “Vườn hoa” và “gò
hoang” vốn là hai khái niệm trái ngược nhau. Từ một vườn hoa đẹp, lộng lẫy, sức
sống căng tràn bao nhiêu thì nay lại trở nên tàn tạ, hoang phế, đìu hiu bấy nhiêu.
Quá khứ và hiện tại sao mà có thể đối lập tới vậy. Con người cũng vậy, thời gian
cũng đã cướp đi biết bao nhiêu thứ từ con người, phải chăng đó là sự mỏng
manh, ngắn ngủi của cái đẹp, là sự xuất chúng, hơn người của tài năng cũng tàn
phai theo? Cái khéo léo của thi nhân ở đây được thể hiện qua cách ông mượn sự
thay đổi của cảnh sắc để nói lên được sự thay đổi của cuộc sống. Sự đối lập rõ
ràng như vậy đã cho thấy nỗi đau xót, ngậm ngùi cho vẻ đẹp chỉ còn trong dĩ
vãng.
Có lẽ, quy luật thiên lý tuần hoàn thêm lần nữa đã làm những sợi tơ lòng của đại
thi hào có cơ hội rối vò, khiến ta thoáng liên tưởng đến những vần thơ của ông:
“Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
(Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
Sau cơn ghen ghét cuồng nộ của người vợ cả, những gì thuộc về Tiểu Thanh giờ
đây chỉ còn là “nhất chỉ thư”. Câu thơ ngắn gọn mà chất chứa bao ý tứ sâu sắc.
“Độc”- “điếu” có nghĩa là một mình viếng. Song, đây cũng thể hiện một trạng thái
thương xót, đồng cảm. Nguyễn Du khóc cho Tiểu Thanh qua sự hiện hữu của nàng
“nhất chỉ thư”- một tập sách- “mảnh giấy tàn” (truyện về cuộc đời nàng). Ta có
thể nhận thấy sự cô đơn từ thẳm sâu trong lòng nhà thơ khi một mình ông ngậm
ngùi đọc tập sách- di cảo của Tiểu Thanh. “Độc”- nhất thể hiện sự tương xứng
giữa hai vế thơ: người viếng chỉ có một mình, song người được viếng cũng chỉ lẻ
bóng một mình. “Thơ là tiếng nói của tri âm”. Có lẽ, bằng một cách nào đó, Tố
như đã thành công vượt qua giới hạn về mặt thời gian, để đồng cảm với một số
phận bạc mệnh ở 300 năm trước. Dẫu cho hai người ấy có ở hai thời đại khác
nhau, song họ đều có một điểm chung, họ là những con người có tài, song lại phải
chịu cảnh cô đơn trong chính thời đại của mình. Hai tâm hồn đồng điệu dường
như đã gặp nhau và đây cũng chính là chất xúc tác mạnh mẽ để sự đồng cảm
được hé mở.

Từ nỗi xót xa, ngậm ngùi cho sự đổi thay của cảnh vật, ở hai câu thực, Nguyễn Du
đã nêu lên những cảm nhận về số phận và cuộc đời của nàng Tiểu Thanh
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư”
(“Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương”)
Nguyễn Du đã nhắc đến cuộc đời Tiểu Thanh bằng những hình ảnh hoán dụ quen
thuộc, “chi phấn” tức là son phấn, là biểu tượng cho sắc đẹp của người phụ nữ.
Với hình ảnh này, ta có thể dễ dàng hình dung được sắc đẹp nghiêng nước
nghiêng thành của người con gái đang lứa tuổi xuân thì.
“Văn chương” là hình ảnh tượng trưng cho tài năng của nàng Tiểu Thanh. Với
nghệ thuật ẩn dụ, ND đã khắc họa hình tượng người con gái họ Phùng là một cô
gái vừa có tài, lại vừa có sắc. “Chôn” và “đốt” là các động từ cụ thể hoá sự ghen
ghét, đố kị, vùi dập của người vợ cả đối với Tiểu Thanh. Hay nó cũng chính là tấm
gương phản chiếu của một xã hội phong kiến với những hủ tục hà khắc, bất công
trọng nam khinh nữ thời xưa. Nếu như các động từ mạnh, mang tính huỷ diệt là
“chôn” và “đốt” để thể hiện sự tàn khốc của con người và xã hội, thì kèm với đó là
hình ảnh nhân hoá ở hai từ “hận” và “vương” chính là để bộc lộ cảm xúc ai oán
uất hận của Tiểu Thanh cho số phận bất công của mình. “Hận” và “vương” là cảm
xúc của Tiểu Thanh, nhưng cũng là nỗi lòng của chính nhà đại thi hào, thương xót
cho những thân phận đáng thương bị chế độ phong kiến chà đạp. Trong thơ ông
người ta cũng thường bắt gặp cảm hứng ấy khi ông viết về những người phụ nữ
tài hoa bạc mệnh. Đó là số phận của nàng Kiều: “Trải qua một cuộc bể dâu/ những
điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Xét đến cuối cùng, tất cả những điều này đều
quy vào cảm hứng về triết lí vĩnh hằng của cụ Nguyễn Du trước số phận tài hoa
bạc mệnh của con người. Rằng : “Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.
Nguyễn Du từng viết:" Chữ tài liền với chữ tai một vần". Quả thực là như vậy, tài
năng là thế nhưng vẫn phải chịu đựng sự bất công, vui dập của cuộc đời. Ông xót
thương trước những số phận phải chịu những bất công, cay nghiệt của cuộc sống
trong xã hội phong kiến xưa- thời mà những quy phạm ghìm chặt con người. "Độc
Tiểu Thanh kí" cũng vậy, từ số phận bi thương, đau buồn của nàng Tiểu Thanh,
nhà thơ đã nêu lên được số phận chung của những người tài năng nhưng bạc
mệnh trong xã hội. Câu thơ năm và sáu đã thể hiện mối đồng cảm sâu sắc của
Nguyễn Du đối với những người mà ông cho là "cùng hội cùng thuyền". Trước hết,
câu thơ thứ năm có viết:
"Cổ kim hận sự thiên nan vấn"
(Nỗi hận kim cổ trời khôn hỏi)
Câu thơ thốt lên đầy tuyệt vọng. đau khổ về một mối hận không thể hỏi trời.
Dường như, chẳng ai có thể hiểu thấu được số phận bi thương, uất hận của nàng
Tiểu Thanh. Người có nhan sắc thì có số phận bất hạnh, còn người có tài thì lại
sống một cuộc đời lẻ loi, cô độc, trong đó có cả Nguyễn Du. Qua đó, ta thấy câu
thơ không chỉ nói riêng nỗi oán hận của riêng mình nàng Tiểu Thanh, của riêng
Nguyễn Du mà đó là của tất cả những người có sắc, có tài trong xã hội phong kiến
xưa cũ.
Nguyễn Du đặt mình vào cùng cảnh ngộ với những người tài sắc, có thấy sựu
đồng cảm của ông qua câu thơ thứ sáu:
"Phong vấn kì oan ngã tự cư"
(Cái án phong lưu khách tự mang)
"Kì oan" là nỗi oan kì lạ; "ngã" là ta. Ở câu thơ này, Nguyễn Du đã chính thức bước
lên "chiếc thuyền" án oan của những kẻ có tài trong xã hội. Ông tìm thấy được sự
tri âm tri kỉ giữa mình với những con người tài sắc nhưng bất hạnh trong cuộc
sống xã hội phong kiến sắp suy vong. Tự đặt mình vào cảnh ngộ oan trái của
những người sắc kẻ tài, Nguyễn Du đã kín đáo khảng định tài năng của mình trong
thời đại. Ông để lại một cái "tôi"dấu kín thấy mà như không thấy, như có như
không. Như vậy, từ cuộc đời của một người, nhà thơ đã nâng lên số phận của bao
kiếp người. Từ xót xa cho số phận của Tiểu Thanh, ông đã xót xa cho biết bao
người tài trong xã hội. Từ nỗi thương người Ng Du còn thương cho chính mình.
Mộng Liên Đường chủ nhân có viết:”người đời sau khóc người đời nay người đời
nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là cái mối thông luỵ của bọn tài tử
khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy.”Giống như nàng Tiểu Thanh, giống
như nàng Kiều, hay giống như chính Nguyễn Du, dù có tài, có sắc nhưng lại bạc
mệnh. Đau đớn trước cái ngang trái của cuộc đời và giờ đây Nguyễn Du lại tự
thương cho chính bản thân mình, và đó vô tình trở thành một nét mới trong văn
học trung đại- cảm hứng tự thương:
“Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.”
Hai câu kết mở ra là cả một thế giới nội tâm của Nguyễn Du, “tam bách dư liên
hậu”-con số 300 năm chỉ mang tính chất ước lệ tượng trưng cho khoảng thời gian
dài giữa thời đại của ông và thời đại của nàng Tiểu Thanh . Không chỉ vậy , cũng ở
câu thơ ấy nhà thơ đã vô cùng khéo léo phá vỡ tính quy phạm của văn học trung
đại bằng cách đưa tên chữ của ông vào câu thơ : “ Tố Như “ . Và chính điều đó đã
tạo dấu ấn riêng của ông trong bài thơ. Đọc đến đây , chúng ta có thể cảm nhận
được những suy tư trắc trở của người thi sĩ Nguyễn Du: ba trăm năm sau đã có
ông đồng cảm thấu hiểu cho nỗi oan khuất số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh
hay cũng chính là số phận của những người tài trong xã hội . Vậy hơn ba trăm
năm sau hậu thế sau này ai là người thấu hiểu , đồng cảm , khóc thay cho cuộc
đời của người thi sĩ Tố Như ? Song ,ý thơ chuyển đột ngột từ “ Thương người
“ sang “ thương thân “ với một khát khao mãng liệt của ông tìm được sự đồng
cảm nơi hậu thế . Câu thơ ấy còn đồng thời vô tình thực tả nỗi niềm cô đơn của
Tố Như trong thời đại . Không chỉ vậy , bài thơ kết thúc bằng câu hỏi tu từ :
“ Người đời ai khóc Tố Như chăng ? “ Câu thơ ấy đã bộc lộ diễn tả trực tiếp cảm
xúc cao trào đến đỉnh điểm của nhà thơ sự nhức nhối da diết , nỗi buồn thấu tim
gan như muốn phun trào ra ngoài cho sự cô đơn của ông ở hiện thực . Câu hỏi ấy
dường như đã chạm tới trái tim tạo nên nỗi trăn trở băn khoăn trong lòng độc giả.
Thế nhưng chưa cần đến ba trăm năm sau , mà chỉ cần hai trăm năm sau thôi
những nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Du đã được người đời thấu hiểu . Người thi sĩ
Tố Hữu đã thay mặt cho hậu thế để đáp lại tiếng lòng đồng cảm với ND:
“Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người
Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha”
Khao khát tìm được tấm lòng tri kỉ giữa đời của Nguyễn Du đã được đền đáp. Đọc
đến đây ta có thể thấy được tâm trạng hoài nghi , đau khổ , thương người hay
thương thân của nhà thơ. Tấm lòng nhân đạo bao dung ấy của đại thi hào Nguyễn
Du luôn sống mãi trong lòng người đọc và trường tồn qua mọi không gian và thời
gian.

Bài thơ đã thể hiện sự thương cảm sâu sắc của Nguyễn du với Tiểu Thanh nói rộng
ra là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội Phong kiến tài hoa bạc
mệnh, từ đây tác giả cũng đặt ra vấn đề quyền sống của những con người có tài
trong xã hội cũ nhưng cuộc đời lại chông chênh, vất vả thông qua thể thơ thất
ngôn bát cú với giọng điệu thơ trữ tình buồn thương trầm lắng. Không chỉ vậy
Nguyễn du còn khéo léo lồng ghép dấu ấn cá nhân bằng qua cách sử dụng từ ngữ
( “ngã”, lối tự dưng “Tố Như”).
Khóc cho những con người tài hoa bạc mệnh và rồi Nguyễn du cũng khóc cho
chính mình, cho một tài năng mà xã hội mục nát ấy chẳng thể nhận ra. Vì vậy
Nguyễn Du cùng với “Độc Tiểu Thanh kí” luôn sống mãi trong lòng hậu thế với
những giá trị nhân đạo cao quý, đúng như Lâm Ngũ Đường từng nói: “ văn
chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ”.

You might also like