You are on page 1of 5

Trần Thị Thanh Tâm

Lớp: Y1A

ĐẠI CƯƠNG KÝ SINH TRÙNG


1. Kể tên một vài loại ký sinh trùng mà anh chị biết.
- Giới động vật gồm các đơn bào là nguyên sinh động vật (Protista) (vd: ký sinh trùng
sốt rét, amip, trùng roi,…) và sinh vật đa bào (vd: giun đũa, giun kim, giun móc, sán lá
gan,sán dây,…)
- Giới nấm
2. Nêu đặc điểm kích thước của các loài ký sinh trùng nêu trên và phân biệt với hình
thể vi khuẩn.
 Ký sinh trùng:
- Đơn bào: kích thước bé, cơ thể chỉ có một tế bào hoàn chỉnh.
- Giun sán: kích thước lớn hơn, đa bào, có thể phân biệt được các cơ quan bên trong.
- Hình thể của ngoại kí sinh trùng thường có thân ngắn, dẹt để dễ bám vào da của vật
chủ (ví dụ: chấy, rận, rệp, ve...) hoặc để dễ luồn lách, lẩn trốn (bọ chét)…
- Hình thể đặc biệt của một vài bộ phận chỉ thấy ở động vật kí sinh giúp cho kí sinh
trùng bám được vào cơ thể vật chủ như: giác bám của các loại sán, môi và móc của
các loài giun, móng vuốt của ve, mò…
 Vi khuẩn:
- Là những sinh vật đơn bào, kích thước trung bình vào khoảng 1-2nm, phải nhìn qua
kính hiển vi phóng đại hàng trăm lần.
+ Cầu khuẩn: hình cầu, bầu dục, ngọn nến,… đường kính từ 0.5-1nm.
+ Trực khuẩn: hình que hai đầu tròn, hai đầu nhọn, hai đầu vuông,… đường kính từ
0.5-1nm và dài từ 0.8-20nm.
+ Xoắn khuẩn: hình lò xo, đường kính thừ 0.2-0.5nm, dài từ 5-500nm.
3. Nêu vai trò y học của ký sinh trùng ký sinh tạm thời và ký sinh trùng ký sinh vĩnh
viễn. Cho ví dụ cụ thể.
- Ký sinh trùng ký sinh vĩnh viễn: suốt đời sống trên hoặc trong vật chủ. Vd: giun đũa
- Ký sinh trùng ký sinh tạm thời: khi cần thức ăn hoặc sinh chất thì bám vào vật chủ để
chiếm sinh chất.
 Vai trò y học:
- Vai trò gây bệnh:
+ Gây bệnh tại vết đốt và dị ứng: muỗi hút máu gây mẩn ngứa.
+ Gây bệnh tại vị trí ký sinh: cái ghẻ Sarcoptes scabiei ký sinh ở da, giun móc tiết chất
chống đông gây chảy máu,…
- Vai trò truyền bệnh: muỗi anophen mang ký sinh trùng gây bệnh sốt rét
+ Đặc điểm: Những bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong.
+ Bệnh phát thành dịch, lây lan nhanh, giữa người với người, giữa người với động vật.
+ Bệnh thường xảy ra theo mùa, khu trú ở từng vùng.
4. Nêu những điểm khác nhau giữa ký sinh trùng và vi khuẩn mà em biết.
 Vi khuẩn:
- Đơn bào
- Kích thước lớn hơn khoảng 1000nm
- Sinh sản vô tính: nhân đôi DNA và sinh sản bằng cách phân đôi.
- Vi khuẩn có lợi: bảo vệ hệ thống miễn dịch chống tác nhân gây bệnh, giúp ích cho quá
trình tiêu hóa đường ruột.
- Vi khuẩn gây bệnh: xâm nhập cơ thể, các tế bào và mạch máu, đem theo độc tố làm
nhiễm độc cơ thể hoặc cạnh tranh chất dinh dưỡng, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Vd;
khuẩn tụ cầu, vi khuẩn gây ngộ độc, loét dạ dày, bạch hầu, dịch hạch,…
 Ký sinh trùng:
- Gồm: đơn bào và đa bào
- Kích thước tùy loài: có thể nhỏ đến mm hay dài hơn chục mét.
- Cần vật chủ để tồn tại.
- Lợi dụng những sinh vật khác để lấy chỗ trú ẩn và thức ăn, gây bệnh cho vật chủ.
5. Nêu điểm khác nhau giưã chu kỳ sinh thái của ký sinh trùng so với vi khuẩn từ đó
rút ra đặc điểm bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và do ký sinh trùng khác nhau như
thế nào?
 Vi khuẩn:
- Tất cả vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn dị dưỡng. Nhu cầu về dinh dưỡng của vi
khuẩn gồm axit amin, đường, muối khoáng, nước... Một số vi khuẩn khuẩn gây bệnh
phải hoàn toàn ký sinh trong tế bào sống. Sự dinh dưỡng của vi khuẩn nhờ khả năng
vận chuyển qua màng
- Quá trình chuyển hoá của vi khuẩn ngoài việc phục vụ cho sinh trưởng và pháttriển
còn tạo ra một số chất như: độc tố, chất gây sốt, sắc tố, phân hoá tố....

- Độc lực: Là sức gây bệnh. Nhiều hay ít, nặng hay nhẹ là do độc tố và một số chất khác
do VK1 sản sinh ra trong quá trình chuyển hoá.

- Số lượng mầm bệnh:Vi sinh vật khi vào cơ thể cần một số lượng nhất định mới gây
được bệnh, bởi vì cơ thể có chức năng tự bảo vệ đến một mức độ nhất định nên nếu số
lượng xâm nhập quá ít thì bị cơ thể tiêu diệt mà không gây được bệnh.

- Đường xâm nhập:Có những vi sinh vật mặc dù có đủ số lượng và độc lực nhưng khi
xâm nhập vào cơ thể bằng con đường không thích hợp thì vân không gây được bệnh.
- Phương thức truyền nhiễm: do tiếp xúc, qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, côn trùng
tiết túc đốt.
 Ký sinh trùng:
- Mỗi loại vi sinh vật chỉ gây một loại bệnh truyền nhiễm nhất định. diễn biến của bệnh
gồm các giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn tiền phát, giai đoạn toàn phát và giai
đoạn kết thúc hoặc bệnh nhân bình phục hoặc chết.
- Thời kỳ ủ bệnh ngắn hay dài tuỳ thuộc vào số lượng, độc lực của vi khuẩn và tính chất
phản ứng của từng cơ thể. Mặt khác sau khi xâm nhập, vi khuẩn phải cần một thời
gian để sinh sản tới số lượng nhất định hay đủ lượng độc tố để gây bệnh. Nhưng
không phải tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng và dấu hiệu điển hình nên muốn xác
định bệnh truyền nhiễm phải cần phải xét nghiệm mới quyết định được.
- Chu trình trực tiếp ngắn: Lây truyền trực tiếp từ người qua người. Ví dụ: T.vaginalis.
- Chu trình trực tiếp dài: Ký sinh trùng sau khi rời khỏi vật chủ cần có một thời gian phát
triển ở ngoại cảnh rồi đủ khả năng lây nhiễm cho người. Ví dụ: chu kỳ của các loại giun
tròn truyền qua đất (soil transmitted helminthes) như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun
kim.
- Chu trình gián tiếp: Ký sinh trùng sau khi rời khỏi ký chủ phải vào một hay nhiều vật
chủ trung gian và hoặc phát triển ở môi trường bên ngoài trước khi xâm nhập vào ký
chủ mới

6. Dựa vào định nghĩa ký sinh trùng, đặc điểm hình thể, phân loại, chu kỳ, vị trí ký
sinh, phương thức sống ký sinh của ký sinh trùng hãy nêu tác hại và đặc điểm của
bệnh ký sinh trùng.
- Ảnh hưởng trực tiếp lên vật chủ:
+ Gây thương tổn cơ học: chèn ép. Vd: kén hydrated gây tắc đường mật, ký sinh trùng
sốt rét gây vỡ hồng cầu.
+ Gây phản ứng tế bào của mô: gây độc, viêm. Vd: trứng sán máng trong long mạch
gây phản ứng viêm, sự phình to của hồng cầu bị nhiễm P.vivax,…
- Tác hại toàn thân:
+ Tước đoạt thức ăn của ký chủ. Vd: giun đũa chiến dưỡng chất ở ruột non, sán dây cá
hấp D.latum hấp thụ Vitamin B12,…
+ Tiết chất độc cho tế bào ký chủ. Vd: giun móc tiết chất độc gây chảy máu,
E.histolytica tiết chất histolysin làm tiêu mô ký chủ,…
+ Làm giảm sức đề kháng của cơ thể người. Vd: người nhiễm sán lá gan bé dễ chết do
bội nhiễm lao.
+ Chuyên chở một bệnh khác đến ký chủ. Vd: các côn trùng truyền bệnh.
+ Gây phản ứng dị ứng. Vd: ngứa do muỗi đốt, ấu trùng sán máng vịt gây mẩn ngứa,
hội chứng Loeffler do ấu trùng giun đũa gây hen suyễn.
+ Gây các biến đổi huyết học. Vd: giun móc làm thiếu máu nhược sắc, sán dây cá
D.latum gây thiếu máu cận Biemer, các ký sinh trùng ký sinh trong mô gây tang bạch
cầu ái toan.
- Gây phản ứng miễn dịch:
+ Gây đáp ứng miễn dịch tế bào cũng như miễn dịch dịch thể, các phản ứng này
thường có lợi nhưng đôi khi cỏ thể gây hại. Vd: shock phản vệ trong nhiễm ấu trùng
Echinococcus granulosus, gây hen suyễn mề đay trong trường hợp ấu trùng giun đũa
A.lumbricoides ở phổi.
+ Gây tổn thương tổ chức tế bào: do sự tẩm nhuận các tế bào viêm bởi sự xâm nhập
của một số ký sinh trùng. Vd: xơ hóa gan sau khi bị xâm nhiễm bởi trứng
Schistodomasp.

7. Dựa vào đặc điểm gì để chọn phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng, cho ví
dụ cụ thể.
Nắm vững đặc điểm dịch tễ học của từng bệnh ký sinh trùng sẽ giúp gợi ý chẩn đoán quan
trọng. Các yếu tố dịch tễ cần khai thác như:
+ Vùng dịch tễ, nơi ở, nơi làm việc, bệnh nhân mới trở về từ vùng nào.
+ Một số bệnh ký sinh trùng cũng có liên quan đến độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp...
cũng giúp định hướng chẩn đoán
8. Nguyên tắc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng
- Lâm sàng: bệnh KST thường diễn biến mạn tính, triệu chứng không điển hình nên cần
sắp xếp thành các hội chứng để định hướng xét nghiệm cận lâm sàng.
- Chẩn đoán ký sinh học:
+ Xét nghiệm trực tiếp: phụ thuộc vào vị trí ký sinh theo từng giai đoạn phát triển của
KST để có các bệnh phẩm thích hợp. Chẩn đoán có thể dựa vào hình thái học để định
danh KST dưới kính hiển vi hoặc phát hiện đoạn gen đặc hiệu dựa vào các kỹ thuật
sinh học phân tử. Kỹ thuật sinh học phân tử hữu ích nhất là các trường hợp dựa vào
hình thái học khó hoặc không thể phân biệt các loài gần giống nhau nhưng ý nghĩa gây
bệnh khác nhau.
. Bệnh phẩm máu: phát hiện các KST trong máu. Vd: kéo máu tìm ký sinh trùng
sốt rét ký sinh trong hồng cầu, tìm ấu trùng giun chỉ bạch huyết B. bancrofti và W.
malayi trong huyết tương.
. Bệnh phẩm phân: chẩn đoán nhiễm KST đường tiêu hóa cũng như nhiễm KST ở đường
mật và thải trứng ra ngoài qua đường tiêu hóa. Vd: thể hoạt động hặc thể kén trong
nhiễm đơn bào; con trưởng thành, ấu trùng, trứng trong nhiễm giun.
. Nước tiểu: phát hiện KST ở đường tiết niệu. Vd: trứng S. hematobium, hoặc trong trường
hợp đái dưỡng chấp do Wuchereria bancrofti, ấu trùng của nó có thể phát hiện trong
nước tiểu.
. Đàm: phát hiện KST ở đường hô hấp. Vd: trứng sán lá phổi Paragonimus westermani,
kén E.histolytica.
. Mẫu sinh thiết: chẩn đoán nhiễm KST trong mô. Vd: sinh thiết lách giúp chẩn đoán bệnh
kala-azar, sinh thiết cơ chẩn đoán bệnh nang ấu trùng sán dây (Cysticercosis), nang ấu
trùng giun xoắn (Trichinelliasis), và bệnh Chagas, sinh thiết da chẩn đoán bệnh giun
chỉ dưới da (Onchocerciasis).
. Nước tiểu hoặc dịch âm đạo: chẩn đoán T. vaginalis.
- Xét nghiệm gián tiếp đặc hiệu: Miễn dịch chẩn đoán được thực hiện khi chiết tách hay
sản xuất được kháng nguyên, rất hữu ích trong các trường hợp khó lấy được bệnh
phẩm đúng vị trí ký sinh của KST để xét nghiệm trực tiếp.
- Các xét nghiệm định hướng khác:
+ Công thức máu. Vd: bạch cầu ái toan tăng trong trường hợp giun sán xâm nhập tổ
chức, giảm bạch cầu trong bệnh kala-azar, thiếu máu trong nhiễm giun móc và ký sinh
trùng sốt rét.
+ Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, cũng như thăm dò chức năng khác.

9. Hãy nêu các đường lây nhiễm ký sinh trùng, từ đó trình bày các biện pháp dự
phòng nhiễm ký sinh trùng tương ứng.
Các đường lây nhiễm KST:
- Nước nhiễm khuẩn
- Từ người sang người: đường tiêu hóa, đường hô hấp, da, nhau thai, sinh dục,…
- Động vật
- Thức ăn
Các biện pháp dự phòng nhiễm KST:
- Giảm nguồn bệnh: chẩn đoán và điều trị bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng là một bước
quan trọng trong dự phòng bệnh.
- Tránh lây nhiễm bằng các biện pháp:
+ vệ sinh ăn uống
+ thay đổi môi trường sinh thái của ký sinh trùng: xử lý nước thải- thiết lập hệ thống nước
thải an toàn, hố xí hợp vệ sinh, xử lý đất.
+ Diệt côn trùng truyền bệnh và các biện pháp kiểm soát côn trùng khác.
+ Mặt quần áo bảo vệ để phòng tránh các bệnh liên quan đến côn trùng.
+ Vệ sinh cá nhân.
+ Tình dục an toàn.
- Uống thuốc dự phòng trong trường hợp cần thiết được khuyến cáo của nhân viên y tế
chuyên trách.

You might also like