You are on page 1of 43

MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài.................................................................................2
1.2.1. Mục đích.........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..........................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................................4
2.1. Đặc điểm sinh thái, dinh dưỡng của cây ngô...........................................................4
2.1.1. Đặc điểm hình thái của cây................................................................................4
2.1.2. Nhu cầu sinh thái của cây ngô và nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô........................7
2.2. Các kết quả nghiên cứu về bón phân hữu cơ trên thế giới và Việt Nam trong sản xuất
cây ngô..................................................................................................................11
2.2.1. Các kết quả nghiên cứu về bón phân hữu cơ cho cây ngô trên thế giới...................11
2.2.2 Các kết quả nghiên cứu về bón phân hữu cơ cho cây ngô ở Việt Nam..................11
2.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới, Việt Nam và tại Thanh Hóa............................12
2.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới.................................................................12
2.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam.................................................................14
2.3.3. Tình hình sản xuất ngô tại Thanh Hóa...............................................................15
3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........18
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................18
3.2. Vật liệu nghiên cứu...........................................................................................18
3.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................18
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................19
3.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu...................................................................20
3.5. Phương pháp xử lý số liệu: các kết quả nghiên cứu được xử lý theo chương trình
Microsoft Excel......................................................................................................23
i
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................24
4.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến
Nông đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ngô PAC 999 super......................24
4.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 -
3 Tiến Nông đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ngô PAC 999 super, vụ
hè thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.................................24
4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 -
3 Tiến Nông đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giống ngô PAC 999 super, vụ thu
năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa...........................................26
4.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3
Tiến Nông đến động thái ra lá của giống ngô PAC 999 super, vụ hè thunăm 2021 tại Các
Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.......................................................................27
4.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3
Tiến Nông đến tình hình phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại trên giống ngô PAC 999
super, vụ hè thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.......................28
4.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3
Tiến Nông đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô PAC 999
super, vụ hè thunăm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.......................32
4.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3
Tiến Nông đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô PAC 999
super, vụ hè thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa......................32
4.3.2. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3
Tiến Nông đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô PAC 999
super, vụ hè thunăm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.......................35
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................................37
5.1. Kết luận...........................................................................................................37
5.2. Đề nghị............................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................38
Phục lục hình ảnh....................................................................................................39

ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT : Công thức
Đ : Đồng
ĐVT : Đơn vị tính
FAO : Tổ chức nông lương thế giới
GAP : Hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt
Ha : Hécta
IPM : Quản lý dịch hại tổng hợp
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
RAT : Rau an toàn
STT : Số thứ tự
TBKT : Tiến bộ kỹ thuật
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TN : Thí nghiệm
USD : Đồng đô la
WHO : Tổ chức y tế thế giới
NST : Ngày sau trồng

iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô thế giới từ năm 2009 – 2018..........13
Bảng 2.2: Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2018...................................14
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở nước ta từ năm 2007 – 2018.................15
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Thanh Hóa từ năm 2007 – 2018......16
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 -
2 - 3 Tiến Nông đến thời gian sinh trưởng phát triển của giống ngô PAC 999 super, vụ hè
thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa........................................24
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 -
2 - 3 Tiến Nông đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giống ngô PAC 999 super, vụ
hè thunăm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa..................................26
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 -
2 - 3 Tiến Nông đến động động thái ra lá của giống ngô PAC 999 super, vụ hè thunăm
2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa....................................................28
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2
- 3 Tiến Nông đến đến tình hình sâu hại chính trên giống ngô PAC 999 super, vụ hè
thunăm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.........................................29
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2
- 3 Tiến Nông đến tình hình bệnh hại chính trên giống ngô PAC 999 super, vụ hè thunăm
2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.....................................................30
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 -
2 - 3 Tiến Nông đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô PAC 999
super, vụ hè thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa......................32
Bảng 4. 7. Tỷ suất lợi nhuận của việc bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 -
2 - 3 Tiến Nông đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô PAC 999
super, vụ hè thu năm 2021 tại...................................................................................36

iv
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Cây ngô (ZeamaysL) thuộc họ hòa thảo (Poaceae) được con người coi là
một trong ba cây lương thực trên thế giới và được sử dụng với ba mục đích, sử
dụng làm lương thực cho người, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho nhiều sản
phẩm công nghiệp.
Trên thế giới, ngô là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, diện tích
đứng thứ hai và năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc, ngô ngoài chứa các
chất cơ bản như tinh bột, Protit, lipit, còn có chứa các axit amin không thay thế
như Lyzine, trip tophan, methianin.
Do vậy người dân các vùng trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi đã dùng ngô
làm lương thực chính. Ngoài ra ngô còn là nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Hạt ngô có nhiều ứng dụng trong công nghiệp như tạo chất dẻo, làm vải sợi, một
số đồ gia dụng làm nguyên liệu sản xuất si rô ngô, rượu Wihy, dầu ngô và đặc
biệt là sản xuất ethanol và nguyên liệu sinh học…
Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và
là cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa
dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Cây ngô không chỉ cung cấp
lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các
tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn.
Các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đến nay việc
sử dụng phân bón vẫn là nguyên tố ảnh hưởng chính đến năng suất chất lượng
ngô ở nước ta. Tuy nhiên, vì có quá nhiều chủng loại phân bón, thành phần và
kỹ thuật bón khác nhau nên còn nhiều hộ bón không đúng quy trình, gây lãng
phí, không hiệu quả, nhất là đối với các loại phân đơn. Phân hữu cơ có ưu điểm
là chứa đầy đủ các nguyên tố đa, trung, vi lượng mà không một loại phân
khoáng nào có được. Ngoài ra phân hữu cơ cung cấp chất mùn làm kết cấu của
đất tốt lên, tơi xốp lên, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế mất nước trong quá trình
bốc hơi nước từ mặt đất, chống được hạn, xói mòn. Trong thành phần phân bón
hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông có chứa chất hữu cơ
1
cải thiện độ tơi xốp cho đất, duy trì độ bền cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước,
giữ phân và tăng cường hình thành chất mùn cho đất, tạo chất kích thích sinh
trưởng cây trồng.
Xã Các Sơn nằm về phía Tây Bắc của thị xã Nghi Sơn. Toàn xã có 3605,9
ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp là 1094,43 ha. Diện tích đất trồng ngô
trung bình hàng năm là 162 ha, năng suất trung bình hàng năm 7,2 tấn /ha/năm.
Giống ngô PAC 999 là giống đang được trồng phổ biến tại đia phương. Xuất
phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành thực hiê ̣n đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 -
3 Tiến Nông đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống
ngô PAC999 super, vụ hè thu2021 tại xã Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh
Thanh Hoá”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định được liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15
- 3 - 2 - 3 Tiến Nông thích hợp giúp cho cây ngô sinh trưởng phát triển tốt và có
khả năng chống chịu được sâu, bệnh tốt, đạt năng suất cao.
1.2.2. Yêu cầu
1) Xác định được ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN
HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông đến đến sinh trưởng, phát triển của Ngô.
2) Xác định được thành phần, diễn biến sâu bệnh hại Ngô ở các liều lượng bón
phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông khác nhau.
3) Xác định được ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN
HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất ngô.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khẳng định và làm rõ lý luận
về nhu cầu dinh dưỡng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và kỹ thuật bón phân

2
cho ngô, vận dụng trong điều kiện cụ thể của xã Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh
Thanh Hoá.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để phổ biến, khuyến cáo sử dụng
phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông trong thâm canh
ngô, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở xã Các Sơn và các
địa phương khác có điều kiện tương tự.

3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm sinh thái, dinh dưỡng của cây ngô
2.1.1. Đặc điểm hình thái của cây
2.1.1.1. Rễ ngô
Ngô có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hòa thảo. Độ sâu và sự
mở rộng của rễ phụ thuộc vào giống, độ phì nhiêu và độ ẩm của đất.
Ngô có 3 lọai rễ chính: Rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng.
a. Rễ mầm
Rễ mầm (còn gọi là rễ mộng, rễ tạm thời, rễ hạt) gồm có: rễ mầm sơ sinh
và rễ mầm thứ sinh.
- Rễ mầm sơ sinh (rễ phôi)
Rễ mầm sơ sinh (rễ chính) là cơ quan đầu tiên xuất hiện sau khi hạt ngô
nảy mầm. Ngô có một rễ mầm sơ sinh duy nhất. Sau một thời gian ngắn xuất
hiện, rễ mầm sơ sinh có thể ra nhiều lông hút và nhánh. Thường thì rễ mầm sơ
sinh ngừng phát triển, khô đi và biến mất sau một thời gian ngắn (sau khi ngô
được 3 lá). Tuy nhiên cũng có khi rễ này tồn tại lâu hơn, đạt tới độ sâu lớn để
cung cấp nước cho cây (thường gặp ở những giống chịu hạn).
- Rễ mầm thứ sinh
Rễ mầm thứ sinh còn được gọi là rễ phụ hoặc rễ mầm phụ. Rễ này xuất
hiện từ sau sự xuất hiện của rễ chính và có số lượng khoảng từ 3 đến 7. Tuy
nhiên, đôi khi ở một số cây không xuất hiện lọai rễ này. Rễ mầm thứ sinh cùng
với rễ mầm sơ sinh tạo thành hệ rễ tạm thời cung cấp nước và các chất dinh
dưỡng cho cây trong khoảng thời gian 2 - 3 tuần đầu. Sau đó vai trò này nhường
cho hệ rễ đốt.
b. Rễ đốt
Rễ đốt (còn gọi là rễ phụ cố định) phát triển từ các đốt thấp của thân, mọc
vòng quanh các đốt dưới mặt đất bắt đầu lúc ngô được 3 - 4 lá. Số lượng rễ đốt ở
mỗi đốt của ngô từ 8 - 16. Rễ đốt ăn sâu xuống đất và có thể đạt tới 2,5m, thậm
chí tới 5m, nhưng khối lượng chính của rễ đốt vẫn là ở lớp đất phía trên. Rễ đốt

4
làm nhiệm vụ cung cấp nước và các chất dinh dưỡng suốt thời kỳ sinh trưởng và
phát triển của cây ngô.
c. Rễ chân kiềng
Rễ chân kiềng (còn gọi là là rễ neo hay rễ chống) mọc quanh các đốt sát
mặt đất. Rễ chân kiềng to, nhẵn, ít phân nhánh, không có rễ con và lông hút ở
phần trên mặt đất. Ngoài chức năng chính là bám chặt vào đất giúp cây chống
đỡ, rễ chân kiềng cũng tham gia hút nước và thức ăn.
2.1.1.2. Thân ngô
Thân ngô đặc, khá chắc, có đường kính từ 2cm-4cm tùy thuộc vào
giống,điều kiện chăm sóc.Chiều cao của thân ngô khoảng 1,5-4m. Thân chính
của ngô có nguồn gốc từ chồi mầm. Từ các đốt dưới đất của thân chính có thể
phát sinh ra 1- 10 nhánh (thân phụ) với hình dáng tương tự thân chính.
Thân ngô trưởng thành bao gồm nhiều lóng (dóng) nằm giữa các đốt và
kết thúc bằng bông cờ. Số lóng và chiều dài lóng là chỉ tiêu quan trọng trong
việc phân loại các giống ngô. Thường các giống ngắn ngày (thân cao từ 1,2 -
1,5m) có khoảng 14-15 lóng; các giống trung ngày (thân cao từ 1,8 - 2,0m) có
18 - 20 lóng; các giống dài ngày (thân cao từ 2,0 - 2,5m) - khoảng 20 - 22 lóng.
Nhưng không phải lóng nào cũng có bắp. Lóng mang bắp có một rãnh dọc cho
phép bắp bám và phát triển bình thường
2.1.1.3. Lá ngô
Căn cứ vào vị trí trên thân và hình thái có thể chia lá ngô làm 4 loại:
- Lá mầm: Là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá
với vỏ bọc lá.
- Lá thân: Lá mọc trên đốt thân, có mầm nách ở kẽ chân lá.
- Lá ngọn: lá mọc ở ngọn, không có mầm nách ở kẽ lá.
- Lá bi: Là những lá bao bắp.
Lá ngô điển hình được cấu tạo bởi bẹ lá, bản lá (phiến lá) và lưỡi lá (thìa
lìa, tai lá). Tuy nhiên có một số loại không có thìa lìa làm cho lá bó, gần như
thẳng đứng theo cây.

5
- Bẹ lá (còn gọi là cuống lá): Bao chặt vào thân, trên mặt nó có nhiều
lông. Khi cây còn non, các bẹ lá lồng gối vào nhau tạo thành thân giả bao phủ,
bảo vệ thân chính.
- Phiến lá: Thường rộng, dài, mép lá lượn sóng, ở một số giống trên phiến
lá có nhiều lông tơ. Lá ở gần gốc ngắn hơn, những lá mang bắp trên cùng dài
nhất và sau đó chiều dài của lá lại giảm dần.
- Thìa lìa: Là phần nằm giữa bẹ lá và phiến lá, gần sát với thân cây. Tuy
nhiên, không phải giống ngô nào cũng có thìa lìa; ở những giống không có thìa
lìa, lá ngô gần như thẳng đứng, ôm lấy thân.
Số lượng lá, chiều dài, chiều rộng, độ dày, lông tơ, màu lá, góc lá và gân
lá thay đổi tùy theo từng giống khác nhau. Số lá là đặc điểm khá ổn định ở ngô,
có quan hệ chặt với số đốt và thời gian sinh trưởng. Những giống ngô ngắn ngày
thường có 15 - 16 lá, giống ngô trung bình: 18 - 20 lá, giống ngô dài ngày
thường có trên 20 lá.
2.1.1.4. Bông cờ và bắp ngô
Ngô là loài cây có hoa khác tính cùng gốc. Hai cơ quan sinh sản: đực
(bông cờ) và cái (bắp) nằm ở những vị trí khác nhau trên cùng một cây.
a. Bông cờ (hoa đực)
Hoa đực nằm ở đỉnh cây, xếp theo chùm gồm một trục chính và nhiều
nhánh. Hoa đực mọc thành bông nhỏ gọi là bông chét, bông con hoặc gié. Các
gié mọc đối diện nhau trên trục chính hay trên các nhánh. Mỗi bông nhỏ có
cuống ngắn và hai vỏ nâu hình bầu dục trên vỏ trấu (mày ngoài và mày trong) có
gân và lông tơ. Trong mỗi bông nhỏ có hai hoa: một hoa cuống dài và một hoa
cuống ngắn. Một bông nhỏ có thể có một hoặc ba hoa. Ở mỗi hoa có thể thấy
dấu vết thoái hoá và vết tích của nhụy hoa cái, quanh đó có ba chỉ đực mang ba
nhị đực và hai mày cực nhỏ gọi là vẩy tương ứng với tràng hoa. Bao quanh các
bộ phận của một hoa có hai mày nhỏ - mày ngoài tương ứng với lá bắc hoa và
mày trong tương ứng với lá đài hoa.
b. Bắp ngô (hoa cái)

6
Hoa tự cái (bắp ngô) phát sinh từ chồi nách các lá, song chỉ 1 - 3 chồi
khoảng giữa thân mới tạo thành bắp. Hoa có cuống gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt
trên cuống có một lá bi bao bọc. Trên trục đính hoa cái (cùi, lõi ngô), hoa mọc
từng đôi bông nhỏ. Mỗi bông có hai hoa, nhưng chỉ có một hoa tạo thành hạt,
còn một hoa thoái hóa. Phía ngoài hoa có hai mày (mày ngoài và mày trong).
Ngay sau mày ngoài là dấu vết của nhị đực và hoa cái thứ hai thoái hoá; chính
giữa là bầu hoa, trên bầu hoa có núm và vòi nhụy vươn dài thành râu. Râu ngô
thuôn dài trông giống như một búi tóc, ban đầu màu xanh lục và sau đó chuyển
dần sang màu hung đỏ hay hung vàng. Trên râu có nhiều lông tơ và chất tiết làm
cho hạt phấn bám vào và dễ nảy mầm.
2.1.2.5. Hạt ngô
Hạt ngô thuộc loại quả dính gồm 5 phần chính: vỏ hạt, lớp alơron, phôi,
nội nhũ và chân hạt. Vỏ hạt là một màng nhẵn bao xung quanh hạt. Lớp alơron
nằm dưới vỏ hạt và bao lấy nội nhũ và phôi. Nội nhũ là phần chính của hạt chứa
các tế bào dự trữ chất dinh dưỡng. Nội nhũ có 2 phần: nội nhũ bột và nội nhũ
sừng. Tỷ lệ giữa nội nhũ bột và nội nhũ sừng tùy vào chủng ngô, giống ngô.
Phôi ngô chiếm 1/3 thể tích của hạt và gồm có các phần: ngù (phần ngăn
cách giữa nội nhũ và phôi), lá mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm và chồi mầm.
Các hạt ngô có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan, và bám chặt thành các hàng
tương đối đều xung quanh một lõi trắng để tạo ra bắp ngô. Mỗi bắp ngô dài
khoảng 10 – 25 cm, chứa khoảng 200 - 400 hạt. Các hạt có màu như ánh đen,
xám xanh, đỏ, trắng và vàng.
2.1.2. Nhu cầu sinh thái của cây ngô và nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô
2.1.2.1. Nhu cầu sinh thái của cây ngô
a. Nhiệt độ
Cây ngô có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, nhưng qua quá trình trồng trọt,
chọn lọc và thuần hóa ngày nay ngô có thể trồng trên nhiều vùng khí hậu khác
nhau. Phần lớn ngô được trồng ở những miền ấm hơn của những vùng có khí
hậu ôn đới và cận nhiệt đới ẩm, và khó phát triển ở những vùng bán khô hạn.
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của ngô. Trong cả đời sống
7
cũng như từng thời kỳ cây ngô cần một lượng tích nhiệt nhất định. Dù lượng
nhiệt độ cây mới sinh trưởng, phát triển bình thường. Tùy giống mà lượng tích
nhiệt yêu cầu khác nhau. Giống càng chín muộn, yêu cầu tích nhiệt càng cao.
Ngay trong cùng một giống, ở vùng vĩ độ cao tích nhiệt lớn hơn ở vùng vĩ độ
thấp
b. Nước
Nước là yếu tố môi trường quan trọng đối với đời sống của cây ngô, vì
vậy nhu cầu nước đối với ngô là rất lớn. Ở những vùng nóng, nơi có bốc hơi và
thoát nước cao, nhu cầu nước của cây ngô lại càng cao. Các nhà khoa học đã
tính ra là một cây ngô có thể bốc thoát từ 2 - 4 lít nước/ngày. Trong quá trình
sinh trưởng và phát triển 1 ha ngô bốc thoát khoảng 1800 tấn nước tương đương
với lượng nước mưa khoảng 175mm. Tuy vậy, ngô là cây trồng cạn có bộ rễ
phát triển mạnh, nên cây có khả năng hút nước từ đất rất khỏe, khỏe hơn nhiều
loài cây trồng khác. Ngô là cây có khả năng sử dụng nước tiết kiệm cho nên
lượng nước cần để tạo ra một đơn vị chất khô là rất thấp.
c. Chế độ không khí trong đất
Để thu hoạch sản lượng ngô cao, ngoài việc cung cấp nước và chất dinh
dưỡng... còn phải chú ý đến chế độ không khí trong đất. Chế độ không khí ảnh
hưởng gián tiếp thông qua nhiều khâu khác như vi sinh vật, quá trình biến đổi
hóa học trong đất. Cây ngô, đặc biệt rễ ngô thích hợp phát triển trong môi
trường háo khí. Nếu đất bí, rễ phát triển kém, ăn nông, ít lông hút, khả năng hút
khoáng kém, dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Trong đất, qua quá trình
hoạt động sinh học dẫn đến lượng O2 giảm dần, nồng độ CO2 tăng đến mức độ
nhất định sẽ hạn chế sự phát triển của cây ngô. Để cho cây ngô phát triển bình
thường phải duy trì một lượng O2 thích đáng trong đất bằng cách cải thiện chế
độ không khí trong đất thông qua kỹ thuật làm đất như xới xáo, cũng như áp
dụng chế độ tưới hợp lý.
d. Ánh sáng
Chế độ ánh sáng là yếu tố quan trọng cho sự sống của thực vật. Ngô là
loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới thuộc nhóm cây ngày ngắn. Nghiên cứu
8
phản ứng của cây ngô đối với độ dài ngày cho thấy cây ngô hình thành các kiểu
hình thái khác nhau với độ dài ngày khác nhau.
2.1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô
Đối với các loại cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng phân bón phải
đảm bảo đầy đủ và cân đối, nếu thiếu phân cây sẽ còi cọc, dễ bị sâu bệnh phá
hoại và nếu phân bón thừa thân cây sẽ vống cao, dễ bị đổ, khả năng chống chịu
kém. Các loại phân mà ngô cần bao gồm phân vô cơ như đạm, lân, kali, phân
hữu cơ như phân bắc, phân chuồng; phân vi sinh và các loại phân vi lượng như
Cu, Fe, Zn, Mn…
* Về phân vô cơ (N - P - K):
- Vai trò Đạm (N): Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cơ thể
sống vì nó là thành phần cơ bản trong các Prôtêin, cụ thể: (i) đạm đóng vai trò
quan trọng trong tổng hợp Prôtêin; (ii) là yếu tố chính của sinh trưởng và năng
suất, cây được bón đủ đạm thì năng suất tốt, đồng hóa dinh dưỡng mạnh, lá có
mầu xanh thẩm, có khả năng cho năng suất cao.
Theo Trần Văn Dư và các cộng sự (2011), đạm là thành phần dinh dưỡng
quan trọng không chỉ riêng với cây ngô bởi N trong đạm tham gia vào thành
phần của protein, acid amin, diệp lục, enzim…đây là những chất quan trọng bậc
nhất trong việc kiến tạo vật chất và điều tiết mọi hoạt động sống của cây trồng.
bởi vậy khi đủ đạm cây sinh trưởng tốt tạo ra năng suất chất xanh và năng suất
hạt cao. Khi thiếu đạm cây sinh trưởng kém, vàng lá, còi cọc, năng suất chất
xanh thấp, năng suất hạt giảm, nếu thiếu đạm kéo dài có thể không cho thu
hoạch, do đó đạm đóng vai trò quyết định đối với năng suất cây trồng.
- Vai trò của Phân lân (P): Lân đống vai trò quan trọng trong quá trình
sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng, cụ thể:( i)
Lân tham gia tất cả các quá trình tích lũy và vận chuyển các bon, Protit, chất
béo… đều có sự tham gia của lân; (ii) thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả và
quyết định phẩm chất hạt giống; (iii) hạn chế tác hại của việc bón thừa phân; (iv)
thúc đẩy việc ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút; (v). Làm cho thân cây vững

9
chắc và chống đổ; và (vi) cải thiện chất lượng sản phẩm đặc biệt là rau và cỏ
làm thức ăn, chưa thấy hiện tượng ức chế do bón thừa lân.
+ Thiếu lân lá có mầu huyết dụ hoặc xanh nhạt. Cây non mẫn cảm với việc
thiếu lân, thiếu lân vào thời kỳ cây con sẽ cho quả rất xấu, sau này dù có bón nhiều
lân cũng không bù đắp lại được. Do vậy cần bón đủ lân ngay thời kỳ đầu.
Trong phân lân có P là thành phần tham gia vào cấu trúc của các hợp chất
nucleotit, ADR, ARN, các hợp chất cao năng ATP, ADP… là những hợp chất
quan trọng trong quá trình phân chia tế bào tạo mới các bộ phận của cơ thể. Khi
thiếu lân quá trình phân hóa hoa của cây ngô bị ảnh hưởng xấu làm cho bắp bé,
bông cờ nhỏ, ít hoa. Ngoài ra còn làm cho bộ rễ kém phát triển, 2 mép lá hình
thành 2 dải tím đỏ, cây non chuyển sang mầu huyết dụ khá rõ, Trần Văn Dư và
các cộng sự (2011).
- Vai trò của kali (K): Kali đóng vai trò quan trọng trong suốt chu kỳ sống
của cây trồng thông qua các vai trò cụ thể sau: (i) kích thích quá trình hô hấp và
quang hợp của cây, góp phần làm tăng áp suất thẩm thấu và tăng khả năng hút nước
của rễ một mặt điều hòa không khí khiến cho nước không bị mất quá mức trong lúc
gặp khô hạn, nhờ tiết kiệm nước cây quang hợp được ngay cả trong điều kiện thiếu
nước; (ii) tham gia vào quá trình hoạt hóa men khoảng 60 loại; (iii) đóng vai trò cơ
bản trong việc phân chia tế bào và kali làm giảm tác hại của việc bón thừa đạm; (iv)
kali tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các bó mạch nên làm cho cây
vững chắc, chống đổ, năng suất cao và giúp cây chống rét, nếu thiếu kali lá cây
sẽ mất sức trương.
Theo Trần Văn Dư và các cộng sự (2011), đối với ngô kali được xem là yếu
tố dinh dưỡng quan trọng thứ 2 sau đạm kali cần thiết với sự hoạt động của keo
nguyên sinh chất kìm hãm sự thoát hơ nước, giảm thiệt hại do mô sương giá và nhiệt
độ thấp, nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh, xúc tiến quá trình quang hợp, vận
chuyển các sản phẩm quang hợp về hạt, thúc đẩy việc hút các yếu tố dinh dưỡng
khác như N, P…thúc đẩy quá trình sống của cây. Khi thiếu kali bắp sẽ nhỏ, mép lá
ban đầu bị vàng, sau đó lá có mầu sáng, mềm đi, phiến lá không trải ra một cách bình
thường mà uốn cong như gợn sóng.
10
* Phân vi lượng: Tuy cây cần rất ít, nhưng không thể thiếu và cũng
không thể thay thế được. Với loại phân này không nên bón thẳng vào đất vì ít có
lợi mà thường bón qua lá vào thời kỳ cây con với nồng độ thấp từ 0.01 - 0.02%.
Hiện nay loại phân này được dùng để tưới phun qua lá rất dễ sử dụng.
2.2. Các kết quả nghiên cứu về bón phân hữu cơ trên thế giới và Việt Nam
trong sản xuất cây ngô
2.2.1. Các kết quả nghiên cứu về bón phân hữu cơ cho cây ngô trên thế giới
2.2.2 Các kết quả nghiên cứu về bón phân hữu cơ cho cây ngô ở Việt Nam
Phân hữu có bao gồm các loại phân xanh, phân bắc, phân rác, khô dầu,
xác bã của các loại động thực vật. Loại phân này vừa cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây, vừa cung cấp chất mùn cải tạo lý tính của đất. Sử dụng phân hữu cơ có
nhược điểm cây hút chậm nên chủ yếu dùng để bón lót.
Theo Dương Văn Chính (2006), ở các nước trồng bắp lai thâm canh, để
đạt được năng suất 10 tấn/ha, thì mức độ phân bón cũng phải sử dụng ở mức khá
cao (330 kg N – 215 kg P2O5 – 270 kg K2O)/ha. Nếu như sử dụng một lượng
phân bón hóa học lớn cho cây bắp lai thâm canh thì khi sử dụng kết hợp phân
HCVS tiết kiệm được lượng phân vô cơ rất lớn.
Trần Văn Dư và các cộng sự (2011) cũng đã chỉ ra rằng, việc bón phân
NPK cân đối kết hợp với phân hữu cơ là biện pháp hữu hiệu làm tăng năng suất
và phẩm chất ngô, giúp cải tạo đất, góp phần chống xói mòn và bảo vệ môi
trường sinh thái. Bón phân vô cơ kết hợp phân hữu cơ cho ngô đã làm tăng năng
suất ngô và giúp cải thiện độ phì trong đất, đảm bảo cho cây trồng có năng suất
cao, ổn định, bón phân hữu cơ chiếm 25% tổng số dinh dưỡng, còn 75% bón
phân hóa học.
Theo Trần Văn Dư và các cộng sự (2011), nhu cầu phân bón cho cây ngô
lai cao nhưng phải bón cân đối đúng lúc, đúng kỹ thuật để phát huy hết tiềm
năng về năng suất, cụ thể: Lượng phân bón cho 1 ha là 300 ky Urê: 450 kg
Supe lân: 100 – 150 kg và tốt nhất nên bón thêm phân chuồng với lượng từ 8-10
tấn/ha hoặc phân hữu cơ vi sinh với lượng 2 tấn/ha.

11
Theo kết quả nghiên cứu của Cao Ngọc Điệp và Trần Minh Thiện (2012),
nguồn nguyên liệu để chế biến phân hữu cơ tại các địa phương vô cùng phong
phú, trong đó rơm là một phụ phẩm trong sản xuất lúa, ngoài ra lục bình - một
loài thực vật nổi rất phổ biến trên các con sông, chất thải từ các ao hồ và các phế
phụ phẩm nông nghiệp khác như bã mía, mùn mía, vv.
Theo kết quả nghiên cứu của Đào Châu Thu (2009), phân hữu cơ đóng vai
trò quan trọng góp phần phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, cụ thể: (i)
phân hữu cơ làm tăng độ phì và tính chất đất thông qua bổ sung và tăng hàm
lượng chất hữu cơ và mùn cho đất, có nghĩa là tăng khả năng giữ nước, giữ phân
và cung cấp thường xuyên các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Chất hữu cơ trong
đất còn cải thiện cấu trúc đất, độ ẩm đất và đặc biệt thúc đẩy phát triển hệ vi sinh
vật đất; (ii) sử dụng phân hữu cơ giúp ổn định năng suất cây trồng, tăng chất
lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm nông nghiệp hiện đang là đòi hỏi bức xúc của
người tiêu dùng; (iii) sử dụng phân hữu cơ đã được xử lý bằng công nghệ sinh
học vừa đảm bảo phân có chất lượng cao cho cây trồng, vừa đảm bảo vệ sinh an
toàn sức khỏe cho người bón phân và người sử dụng nông sản; (iv) nông nghiệp
hữu cơ góp phần xử lý sạch môi trường sản xuất và dân sinh, tạo nên một nền nông
nghiệp sinh thái sạch và an toàn.
2.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới, Việt Nam và tại Thanh Hóa
2.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới
Cây ngô (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng đứng thứ 3 về diện tích
(sau lúa nước và lúa mì) nhưng ngô có năng suất và sản lượng cao nhất trong các
cây ngũ cốc.
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất ngô đã có những tiến bô ̣ vượt
bâ ̣c, năm 2009 là 158,67 triệu ha đến năm 2018 tăng lên 187,95 triệu ha, so với
năm 2009 tăng 29,28 nghìn ha, trung bình tăng 3,0 %/năm về diện tích (từ năm
2009 - 2018). Về năng suất ngô đều tăng, năm 2009 năng suất ngô đạt 49,98
tạ/ha, đến năm 2018 đạt 56,40 tạ/ha, trung bình tăng 0,64 %/năm. Sản lượng ngô
tăng dần, năm 2009 là 793,05 triệu tấn, đến năm 2018 là 1.060,11 triệu tấn, so
với năm 2009 tăng 267,14 triệu tấn.
12
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô thế giới từ năm 2009 – 2018
Diện tích Năng suất Sản lượng
Năm
(Triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn)
2009 158,67 49,98 793,05
2010 163,14 50,82 829,23
2011 158,82 51,63 820,06
2012 164.02 51,90 851,34
2013 171,20 51,75 886,00
2014 178,80 48,89 874,24
2015 185,93 54,61 1015,40
2016 184,66 56,22 1038,33
2017 182,49 55,37 1010,61
2018 187,95 56,40 1060,11
(Nguồn: FAOSTAT, 2020)
Theo dự đoán xu thế phát triển ngô trên thế giới trong những năm tới là
diê ̣n tích có thể giảm dần do diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p bị thu hẹp bởi nhiều
nguyên nhân (dân số tăng, công nghiê ̣p hóa mạnh, ngập nước, xâm nhập mặn,
hiê ̣n tượng sa mạc hóa...). Nhưng do nhu cầu ngô của thị trường ngày càng lớn
vì vâ ̣y phải tăng năng suất và sản lượng bằng cách tạo ra nhiều giống ngô lai
mới ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chịu thâm canh,
chống chịu tốt với sâu bệnh và các điều kiện bất thuận khác.
Ngô được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: làm lương thực, thực
phẩm, thức ăn cho gia súc, nguyên liê ̣u cho các ngành công nghiê ̣p, chế biến..
Hiê ̣n nay ngô còn là nguồn nguyên liê ̣u quan trọng trong sản xuất năng lượng
sinh học (ethanol). Đây được coi là giải pháp cho sự thiếu hụt năng lượng trong
tương lai. Năng suất ngô trên thế giới tăng nhanh nhờ việc sử dụng các giống
ngô lai mới năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất với diện tích lớn, đồng thời áp
dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất ngô. Tuy vậy, sản xuất
ngô có sự khác biê ̣t lớn giữa các vùng, giữa các nước trên thế giới, số liệu diện
tích, năng suất, sản lượng ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2018 được
trình bày ở bảng 2.2.

13
Bảng 2.2: Sản xuất ngô ở mô ̣t số châu lục trên thế giới năm 2018
Diện tích Năng suất Sản lượng
Khu vực
(Triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn)
Châu Á 60,37 50,53 305,11
Châu Mỹ 70,66 73,92 522,36
Châu Âu 19,07 62,35 118,92
Châu Phi 34,90 20,34 70,98
( Nguồn: FAOSTAT, 2018).

Mỹ, Trung Quốc, Bra-xin, Ấn Độ và Mêhicô là năm nước có diện tích trồng
bắp lớn nhất thế giới (Ngô Hữu Tình, 1997). Mỹ là cường quốc về diện tích và sản
lượng bắp. Năm 2015, Mỹ có 35,5 triệu ha sản xuất bắp, năng suất 10,0 tấn/ha và
sản lượng đạt 353,7 triệu tấn. Trung Quốc có 35,3 triệu ha sản xuất bắp, năng suất
6,2 tấn/ha và sản lượng đạt 217,8 triệu tấn. Bra-xin có 15,3 triệu ha sản xuất bắp
với năng suất 5,3 tấn/ha và sản lượng đạt 80,5 triệu tấn.
2.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực có vị trí quan trọng đứng thứ 2 sau cây
lúa, những thành tựu đạt được trong nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai, các biện
pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp, thị trường tiêu thụ,… đã thúc đẩy ngành trồng ngô
nước ta tăng nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Kết quả diện tích, năng
suất, sản lượng ngô ở nước ta từ 2007- 2018 được trình bày ở bảng 2.3.

14
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở nước ta từ năm 2007 – 2018
Diện tích Năng suất Sản lượng
Năm
(nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn)
2007 991,1 34,6 3430,9
2008 1052,6 36,0 3787,1
2009 1031,1 37,3 3854,6
2010 1096,1 39,3 4303,2
2011 1440,2 40,1 4573,1
2012 1089,2 40,1 4371,7
2013 1125,7 41,1 4625,7
2014 1121,3 43,1 4835,6
2015 1156,6 43,0 4973,6
2016 1170,4 44,4 5191,2
2017 1179,0 44,1 5202,3
2018 1179,3 44,8 5281,0
(Nguồn: Tổng cục thống kê Viê ̣t Nam 2020)
2.3.3. Tình hình sản xuất ngô tại Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh nông nghiệp thuộc vùng Bắc Trung bộ, cây trồng ngắn
ngày đa dạng phong phú, trong đó, ngô là cây có lợi thế so sánh cao hơn cây
trồng khác; là tỉnh nằm trong vùng khí hâ ̣u nhiê ̣t đới gió mùa, có 4 mùa rõ rê ̣t
trong năm (mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu và mùa Đông).
Sản xuất ngô ở Thanh Hóa có những thuận lợi, thứ nhất là nền nhiệt độ
cao, nhiê ̣t đô ̣ trung bình năm từ 23-240C, càng lên vùng núi cao, nhiê ̣t đô ̣ càng
giảm dần; Ánh sáng dồi dào, số giờ nắng bình quân năm từ 1.600-1.800 giờ;
lượng mưa khá, lượng mưa trung bình năm từ 1.600-2.300 mm, mỗi năm có từ
90-130 ngày mưa, tập trung vào tháng 7-8. Đô ̣ ẩm không khí trung bình từ 85 –
87 %. Với đặc điểm thời tiết khí hậu đặc trưng cho vùng khu 4 của Việt Nam,
với nền nhiê ̣t đô ̣ cao, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá là những yếu tố rất thuâ ̣n
lợi cho nhiều loài cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, trong đó có cây ngô; Thứ
hai là nguồn lao động ở nông thôn dồi dào, nông dân cần cù, nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất ngô là nghề truyền thống của người dân;
Thứ ba là hệ thống thủy lợi nội đồng và hồ chứa phong phú, đa dạng, hệ thống

15
giao thông đường bộ, đường thủy, đường không nối liền Nam, Bắc, Đông Tây
và các nước trong khu vực và thế giới rất thuận tiên.
Cũng như cả nước, sản xuất ngô ở Thanh Hóa ngô là cây lương thực đứng
thứ hai sau cây lúa về diện tích và sản lượng. Năm 2000, Thanh Hóa đã chuyển
đổi cơ cấu giống cây trồng, áp dụng các tiến bô ̣ kỹ thuâ ̣t tiên tiến, đă ̣c biê ̣t là đã
chuyển đổi và thay thế các giống ngô thụ phấn tự do, giống ngô địa phương
bằng các giống ngô lai mới, năng suất cao, chịu thâm canh, chiếm từ 90-95%
tổng diện tích trồng ngô trong tỉnh, đã góp phần tăng năng suất ngô không
ngừng tăng cao. Kết quả diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Thanh Hóa từ
2007 - 2018 được trình bày ở bảng 2.4 :
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Thanh Hóa từ năm 2007 – 2018
Diện tích Sản lượng
Năm Năng suất (tạ/ha)
(nghìn ha) (nghìn tấn)
2007 63,7 38,6 245,9
2008 65,3 37,4 244,2
2009 63,8 36,5 233,0
2010 59,4 39,5 234,5
2011 60,7 38,1 231,4
2012 53,7 38,7 207,8
2013 54,4 39,7 215,9
2014 52,8 40,5 214,0
2015 49,1 40,7 199,6
2016 52,0 42,0 218,5
2017 54,7 40,5 221,3
2018 56,8 42,9 293,6
(Nguồn:Tổng cục thống kê Việt Nam 2020)
Tuy vậy, sản xuất ngô ở Thanh Hóa, đang đứng trước những khó khăn
thách thức đó là: Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu toàn cầu nên thời tiết
khí hậu đang diễn biến phức tạp khó lường (giá lạnh, khô nóng, hạn hán, bão
lũ); Đất trồng ngô thường manh mún, kém màu mỡ, các vùng trồng ngô tập trung,
hàng hóa thiếu bền vững; Các giống ngô lai hiện đang trồng trong sản xuất có xu
hướng giảm dần năng suất và thoái hóa giống do nhiễm sâu bệnh hại và áp dụng
thuật canh tác các giống ngô lai của người dân còn nhiều hạn chế. Mặt khác, người
dân chưa chủ động hạt giống ngô lai để sản xuất hàng vụ tại địa phương mà phải lệ
16
thuộc vào lượng giống nhập từ bên ngoài hoặc giống nhập khẩu. Phần lớn người
dân trong tỉnh là nông dân nghèo, thiếu vốn sản xuất, vì thế chưa thể khai thác hết
tiềm năng, lợi thế của các vùng trồng ngô chính của tỉnh.

17
3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giông ngô lai đơn: PAC999 super do công ty cổ phần Giải pháp nông
nghiêp tiên tiến cung cấp.
- Năng suất cao và ổn định: 8 -14 tấn/ha.
- Giống có thời gian sinh trưởng từ 95-105 ngày ở phía Nam và từ 105-
115 ngày ở phía Bắc (tùy thời vụ).
- Giống thích nghi rộng nên có thể trồng trên nhiều loại chân đất, trồng
được nhiều vụ trong năm.
-  Mật độ: 57.000 - 71.000 cây/ha.
- Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 70 - 75 cm, cây cách cây 20 - 25 cm.
* Phân bón hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông
thành phân chất hữu cơ 15%, đạm (Nts) 3%, lân (P2O5hh) 2%, Kali (K2Ohh) 3%,
pHH2O= 5, độ ẩm 20%
3.2. Vật liệu nghiên cứu
* Đất thí nghiê ̣m: Đất màu.
* Phân bón: Phân chuồng, Lân SuPe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
(P2O5:17-18%), Kali Phú Mỹ (K2O:61%).
3.3. Nội dung nghiên cứu
1) Nghiên cứu được ảnh hưởng của lượng bón phân bón hữu cơ VINA GREEN
HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông đến sinh trưởng, phát triển của giống ngô
PAC 999 super trong vụ hè thunăm 2021.
2) Nghiên cứu được thành phần, diễn biến sâu bệnh hại ngô ở các mức bón
VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông khác nhau.
3) Nghiên cứu được ảnh hưởng của lượng bón VINA GREEN HC - NPK 15 - 3
- 2 - 3 Tiến Nông đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô
PAC 999 super trong vụ hè thunăm 2021.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.4.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
18
- Thời gian: Vụ hè thu 2021.
- Địa điểm: Thôn Liên Sơn, xã Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa
3.4.1.2. Công thức thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 4 công thức:
Nền thí nghiệm: Phân chuồng: 10 tấn/ha+ Đạm (N) 160 – 180 kg/ha+ Lân
(P2O5) 90 kg/ha + Kali (K2O) 120 kg/ha.
CTI: Nền + 0kg VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông/ha
CTII: Nền + 1500kg VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông/ha
CTIII: Nền + 2000kg VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông/ha
CT IV: Nền+ 2500kg VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông/ha
3.4.1.3. Bố trí ô thí nghiệm:
- Diện tích ô thí nghiệm: 20 m2 (KT dài 10m x rộng 2 m). Các ô thí
nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh nhắc lại 3 lần, hàng cách
hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm, xung quanh có dải bảo vệ.
- Sơ đồ ô thí nghiệm:
I1 II1 III1 IV1
II2 III2 IV2 I2
III3 IV3 I3 II3
Ghi chú:
+ CTI. II, III, IV: thứ tự công thức
+ 1,2,3: thứ tự lần nhắc
3.4.1.4. Quy trình thí nghiệm
- Ngày gieo: 25/07/2021
+ Mật độ: 70cm x 25cm x 1 cây
- Kỹ thuật bón phân:
Nền thí nghiệm:
Phân chuồng: 10 tấn/ha
Đạm (N) 160 – 180 kg/ha+ Lân (P2O5) 90 kg/ha + Kali (K2O) 120 kg/ha.
Chia thành 3 lần bón như sau:
- Bón lót (trước khi gieo): toàn bộ phân chuồng + Lân + 1/3 Đạm
- Bón thúc lần 1 (18 ngày sau gieo): 1/3 Đạm + ½ Kali
19
- Bón thúc lần 2 (35 ngày sau gieo): 1/3 Đạm + ½ Kali
* Đối với phân VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông
- Thời kỳ bón: bón lót
- Cách bón: Bón rải theo hàng, theo gốc kết hợp làm cỏ xới xáo, lấp phân
vun gốc, hoặc rải đều trên mặt ruộng kết hợp tưới nước.
Chú ý: Không bón phân gần gốc, nên kết hợp làm cỏ, xới xáo, vụ gốc lấp phân.
- Giai đoạn cây con tiến hành xới xáo, tưới nước
- Khi cây được 3 - 4 lá thật, bón thúc lần 1, tỉa cây định kỳ
- Khi cây được 7 - 9 lá, bón thúc lần 2, làm cỏ, vun cao
- Trước trổ 7 - 10 ngày, bón hết lượng phân còn lại, kết hợp vun nhẹ.
- Tưới nước: Luôn giữ độ ẩm thường xuyên cho đất khoảng 70 - 75 độ ẩm
tối đa đồng ruộng, cho nước vào rảnh ngập 1/2 luống cho nước đi tới 3/4 chiều
dài rãnh rồi ngăn nước lại để ngấm dần vào luống.
- Phòng trừ sâu, bệnh hại: Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, không sử
dụng bất kỳ biện pháp phòng trừ sâu bệnh nào trong suốt quá trình thí nghiệm.
- Thu hoạch: Thu hoạch khi ngô đã chín hoàn toàn mới thu hoạch.
3.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
3.4.2.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
Theo QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô.
Định kỳ theo dõi là 10 ngày.
Mỗi ô thí nghiệm theo dõi cố định 10 cây bằng cách đánh dấu.
* Thời gian sinh trưởng
- Thời gian từ gieo đến mọc (ngày):
+ Thời gian bắt đầu mọc: tính từ gieo đến khi có 50% số cây đã mọc trên ô có
lá mầm lên khỏi mặt đất
+ Thời gian kết thúc mọc: khi 3 lần theo dõi liên tiếp có số cây mọc thêm
không vượt quá 5%.
+ Thời gian mọc = Số ngày từ gieo đến kết thúc mọc – Số ngày bắt đầu mọc.
- Ngày trổ cờ: Tính từ gieo đến khi có > 50% số cây đã trổ cờ trên ô.
20
- Ngày tung phấn: Tính từ gieo đến khi có > 50% số cây đã tung phấn trên ô.
- Ngày phun râu: Tính từ gieo đến khi có > 50% số cây/ô có râu dài 2 - 3 cm.
- Ngày chín sinh lý: Ghi số ngày có > 75% số bắp có hạt xuất hiện điểm đen
ở chân hạt.
* Chiều cao cây
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây: Định kỳ theo dõi 7 ngày/ lần. Chiều cao cây
qua các kỳ theo dõi được đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh lá cao nhất của mỗi kỳ điều tra.
Cách đo chỉ tiêu chiều cao cây như sau: Trước khi vun gốc lần 1, dùng cọc
(thanh tre, nứa,... dài 30 cm, chia từng vạch có độ dài 1 cm (trừ 1 đoạn không chia
vạch có độ dài 10 cm, vót nhọn và cắm cạnh gốc các cây theo dõi). Sau khi vun gốc,
chiều cao cây sẽ được tính từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất cộng với chiều dài que đã bị
lấp đất (do vun gốc).
Chiều cao cuối cùng (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến vị trí của đốt phân cờ đầu tiên.
- Tốc độ vươn cao qua các kỳ theo dõi = chiều cao của kỳ theo dõi sau – Chiều
cao của kỳ theo dõi trước.
* Động thái ra lá/kỳ điều tra = Số lá của kỳ theo dõi sau – Số lá của kỳ theo
dõi trước.
3.4.2.2. Các chỉ tiêu về sâu bệnh
Điều tra và đánh giá mức độ phát triển của sâu, bệnh hại Ngô theo QCVN
01- 38, 2010 BNN& PTNT.
- Thời gian điểu tra: Điều tra định kỳ 10 ngày/ lần
- Số điểm điều tra: Điều tra 5 điểm trên đường chéo góc của ô thí nghiệm
- Số mẫu điều tra của một điểm: 10 cây/điểm
Công thức tính tỷ lệ hại
Tổng số lá / cây / bắp bị hại
Tỷ lệ hại (%) = -------------------------------------- x 100
Tổng số lá / cây / bắp điều tra
* Sâu đục thân, đục bắp (%): Ghi số cây bị hại/tổng số cây trên ô, đánh
giá mức độ bị sâu đục thân hại theo thang điểm từ 1- 5.
Điểm 1: < 5% số cây, số bắp bị sâu
Điểm 2: 5 - < 15% số cây, bắp bị sâu
21
Điểm 3: 15 - < 25% số cây, bắp bị sâu
Điểm 4: 25 - < 35% số cây, bắp bị sâu
Điểm 5: 35 - < 50% số cây, bắp bị sâu
* Rệp (con): Đánh giá mức độ bị sâu đục than hại theo thang điểm từ 1 - 5
Điểm 1: Không có rệp
Điểm 2: Rất nhẹ, có từ một - một quần tụ rệp trên lá, cờ
Điểm 3: Nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ trên lá, cờ.
Điểm 4: Trung bình, số lượng rệp lớn, không thể nhận ra các quần tụ rệp.
Điểm 5: Nặng, số lượng rệp lớn, đông đạc, lá và cờ kín rệp.
* Bệnh khô vằn: Tỷ lệ cây bị bệnh (%) bằng (số cây bị bệnh/tổng số cây
điều tra) x 100
* Bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt: Điểm từ 0 - 5 theo dõi vào 2 thời kỳ trước và
sau trỗ cờ
Điểm 0: Không bị bệnh
Điểm 1: Rất nhẹ (1 - 10%)
Điểm 2: Nhiễm nhẹ (11 - 25%)
Điểm 3: Nhiễm vừa (26 - 50%)
Điểm 4: Nhiễm nặng (51 - 75%)
Điểm 5: Nhiễm rất nặng (>75%)
3.4.2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô
+ Tỷ lệ bắp hữu hiệu trên cây (TLBHH): Tính bằng tổng số bắp/ tổng số
cây trong công thức.
TLBHH = số bắp thu có mang hạt/ô/số cây trên 1 ô.
+ Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp của 10 cây mẫu lúc thu
hoạch rồi lấy giá trị trung bình.
+ Đường kính bắp (cm): Đo phần giữa bắp của 10 bắp mẫu rồi lấy giá trị
trung bình.
+ Số hàng hạt/bắp: Đếm số hàng/bắp, một hàng được tính khi có 50% số
hạt so với hàng hạt dài nhất.
+ Số hạt trên hàng: Đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình/ bắp.
22
+ Khối lượng 100 hạt (gam): Ở ẩm độ 14% cân khối lượng của mẫu.
+ Năng suất lý thuyết (NSLT)
NSLT (tạ/ha) = số cây/ha x TLBHH x số hạt/hàng x số hàng/bắp x
M1000/10.000.
Trong đó: TLBHH: Tỷ lệ bắp hữu hiệu (%).
M1000: Khối lượng 1000 hạt.
+ Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha)
Thu hoạch riêng từng lần nhắc lại của mỗi công thức, tách hạt, phơi khô,
quạt sạch rồi đem cân từng phần từ đó quy ra năng suất (tạ/ha).
3.4.2.4. Chỉ tiêu về hiê ̣u quả kinh tế
Chỉ số VCR: Bằng tỉ lê ̣ giữa giá trị sản phẩm tăng thêm do bón phân
(đồng) với chi phí tăng thêm do bón phân (đồng),
Giá trị sản phẩm tăng thêm do phân bón
VCR (lần) =
Chi phí bón phân bón tăng thêm
Chỉ tiêu đánh giá MBCR:
VCR < 1,5: Lợi nhuận thấp, không nên áp dụng
VCR 1,5 - 2,0: Lợi nhuận trung bình, có thể chấp nhận được
VCR ≥ 2,0: Lợi nhuận cao, chấp nhận cho phát triển,

3.5. Phương pháp xử lý số liệu: các kết quả nghiên cứu được xử lý theo
chương trình Microsoft Excel
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón
phân hữu cơ VINA GREEN HC -
NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ngô PAC
999 super
4.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3
- 2 - 3 Tiến Nông đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ngô PAC 999
super, vụ hè thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Sinh trưởng, phát triển là những chức năng của tiềm năng sinh trưởng của
cây phản ứng với điều kiện mà nó được nuôi dưỡng, là kết quả của nhiều chức

23
năng sinh lý của cây. Thời gian sinh trưởng của giống ngô dài hay ngắn phụ
thuộc vào các yếu tố như: mùa vụ, thời tiết, sinh thái, kỹ thuật, đặc biệt là chế độ
chăm sóc. Qua theo dõi các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của giống ngô PAC
999 super qua bón phân đạm ở vụ hè thu năm 2021 thu được các kết quả trình
bầy ở bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15
- 3 - 2 - 3 Tiến Nông đến thời gian sinh trưởng phát triển của giống ngô PAC 999
super, vụ hè thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
CT
CT 4
CT 1 CT 2 CT 3

Chỉ tiêu theo dõi


Thời gian từ gieo đến ngày bắt đầu mọc (ngày) 2 2 2 2
Thời gian từ gieo đến kết thúc mọc (ngày) 6 6 6 6
Thời gian mọc (ngày) 4 4 4 4
Tỷ lệ mọc mầm (%) 96 95 97 97
Thời gian từ gieo đến trỗ cờ (ngày) 59 55 55 56
Thời gian từ gieo đến phun râu (ngày) 62 64 63 64
Thời gian từ gieo đến thu hoạch (ngày) 101 103 105 103
Ghi chú: CT là công thức
Số liệu bảng 4.1 cho thấy thời gian của các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển trên giống ngô PAC 999 super ở các liều lượng bón phân hữu cơ VINA
GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông khác nhau chỉ có sự dao động nhỏ. Kết
quả này cho thấy, phân bón thúc có sự ảnh hưởng nhất định đến thời gian sinh
trưởng, phát triển của cây ngô, cụ thể:
Về thời gian bắt đầu mọc mần, thời gian kết thúc mọc mầm và thời gian
mọc mần hầu như không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, chúng có
thứ tự lần. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước về
phân bón của các nhà khoa học, vì trong giai đoạn nảy mầm các loại cây trồng
hầu như phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và dinh dưỡng dự trữ
của hạt trước đó.

24
Tuy nhiên, khi xem xét từ chỉ tiêu về tỷ lệ mọc mần của ngô giữa các
công thức bắt có những sai khác nhất định thể hiện qua tỷ lệ mọc mầm của các
công thức giao động từ 95% đến 97% và đạt cao nhất ở công thức 4. Kết quả
này cho thấy lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến khác nhau sự duy trì
độ ẩm và điều hòa nhiệt độ đất sau gieo hạt, vì vậy nó có ảnh hưởng khác nhau
đến tỷ lệ nảy mầm, trong phạm vi thí nghiệm lượng bón phân bón thúc dường
như tỷ lệ thuận với tỷ lệ nảy mầm của giống ngô PAC 999 super.
Thời gian từ gieo đến trỗ cờ, phun râu và thu hoach của các liều lượng bón
khác nhau là khác nhau, trong đó: các giai đoạn này dài nhất ở công thức 1 tương
ứng với 59 ngày từ gieo đến trỗ cờ, 62 ngày từ gieo đến phun râu và 101 ngày từ
gieo đến chín sinh lý. Ngược lại, ở các công thức 2, 3 thời gian sinh trưởng của
các giai đoạn được rút ngắn dần, đặc biệt ở mức bón CT4 thời gian ở các gthời kỳ
sinh trưởng đều được rút ngắn chỉ còn 55 - 56 ngày đối với thời kỳ từ gieo đến trỗ
cờ, 62 - 64 ngày từ gieo đến phun râu và dự kiến chỉ còn khoảng 101 -105 ngày
đối với giai đoạn từ gieo đến chin sinh lý. Kết quả này cho thấy, thời sinh trưởng
phát triển của cây ngô sẽ được rút ngắn khi chúng ta kết hợp bón phân vô cơ (nền
của tất cả các công thức) với các mức bón phân hữu cơ khác nhau và mức bón
thích hợp nhất có thể là CT3, kết quả này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần hiệu
suất phân bón.
4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 -
2 - 3 Tiến Nông đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giống ngô PAC 999 super,
vụ thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chiều cao cây là một tiêu chí vô cùng quan trọng trong quá trình chọn tạo
giống ngô, nó liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng phát trưởng và khả năng
chống đổ của cây. Giống có chiều cao cây thấp có khả năng chống đổ thấp được
quan tâm nhiều hơn trong công tác chọn tạo giống ngô mới. Chiều cao cây phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật gieo trồng… Chiều cao cây
được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Trong suốt quá trình
sinh trưởng và phát triển, chiều cao cây tăng dần và tăng mạnh nhất là gia đoạn từ 9

25
lá đến trỗ cờ và dừng lại sau khi thụ tinh xong. Kết quả theo dõi chiều cao cây của
giống ngô thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.2.
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15
- 3 - 2 - 3 Tiến Nông đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giống ngô PAC 999
super, vụ hè thunăm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
(Đơn vị tính: cm)

Công Kỳ theo dõi Chiều Chiều cao


cao cuối đóng bắp
thức 2 TSG 4 TSG 6 TSG 8 TSG 10 TSG
cùng
CT1(ĐC) 14.65 21.02 54.8 162.4 164.8 166.15 90.33
CT2 16.08 24.05 69.1 171.7 174.1 176.13 81.20
CT3 17.05 26.05 75.4 177.6 179.9 181.95 82.20
CT4 16.77 25.21 71.2 173.9 176.3 178.23 85.65

Qua bảng 4.2 cho thấy giai đoạn đầu cây ngô ở thời kỳ còn nhỏ bộ rễ chưa
phát triển, khả năng hút dinh dưỡng còn hạn chế tốc độ tăng trưởng còn chậm.
Chiều cao cuối cúng của giống ngô ngô PAC 999 super đều tăng dần theo công
thức bón phân khác nhau biến động từ 166,15 – 181,95cm cao nhất là công thức
3 181,95cm, thấp nhất là công thức 1 166,15cm. Như vậy, các liều lượng liều
lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông khác nhau có
chiều cao cây khác nhau và có tốc độ phát triển chiều cao cây ở mỗi thời kỳ sinh
trưởng phát triển khác nhau.
4.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 -
3 - 2 - 3 Tiến Nông đến động thái ra lá của giống ngô PAC 999 super, vụ hè
thunăm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp chính biến đổi năng lượng mặt
trời thành các chất hữu cơ cung cấp cho cây. Số lá trên cây ảnh hưởng lớn đến
năng suất của cây ngô. Mặt khác ngô là loại cây trồng quang hợp theo chu trình
C4, có hiệu suất quang hợp rất cao. Do đó số lá và tốc độ ra lá là một chỉ tiêu
phản ánh khả năng sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Bộ lá xanh của cây
ngô có ý nghĩa rất lớn, số lá liên quan đến cả quá trình sinh trưởng và tạo hạt,vì

26
vậy số lượng lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp của bộ
lá có vai trò quan trọng đối với năng suất ngô cũng như phẩm chất của hạt. Số lá
trên cây chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống. Tuy nhiên đối với
một số giống ngô, tổng số lá cũng có thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại
cảnh, kỹ thuật canh tác. Số lá ra quá nhiều khiến cây dễ bị nhiễm sâu bệnh, khả
năng chống đổ kém. Kết quả theo dõi số lá và số lá xanh lúc chín của các công
thức được thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC -
NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông đến động động thái ra lá của giống ngô PAC 999
super, vụ hè thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Kỳ theo dõi Số lá cuối Số lá
cùng xanh lúc
Công thức chín

2 TSG 4 TSG 6 TSG 8 TSG 10 TSG

CT1(ĐC) 6,18 8,23 13,55 16,10 17 17 7


CT2 7,03 8,65 14,85 16,70 18 18 8
CT3 7,13 9,23 15,60 17,15 19 19 9
CT4 7,41 10,10 15,91 17,75 19 19 9

Cùng với quá trình sinh trưởng chiều cao của cây ngô, số lá tăng dần đến
trỗ cờ thì cây ra hết lá thể hiện đặc trưng của giống, khi đó kết thúc giai đoạn
sinh trưởng dinh dưỡng chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, tạo năng
suất cần thiết. Kết quả theo dõi ở bảng 4.3 cho thấy: ở mỗi công thức khác nhau,
từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì tốc độ ra lá cũng khác nhau. Số lá/cây
cúi cùng biến động từ 17 – 19 lá/cây cao nhất công thức 3,4 19 lá/cây, thấp nhất
là ở công thức 1với 17 lá/cây. Nhìn chung số lá trên các công thức không chênh
lệch nhau nhiều chỉ 1 – 2 lá/cây.

27
4.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 -
3 - 2 - 3 Tiến Nông đến tình hình phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại trên giống ngô
PAC 999 super, vụ hè thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh
Thanh Hóa
Khí hậu nước ta thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng phát triển song cũng
thích hợp cho các loài sâu bênh hại. Sâu bệnh phát triển làm giảm năng suất
phẩm chất của hạt ngô. Mặc dù tính kháng sâu bệnh của cây được kiểm soát bởi
yếu tố di truyền, nhưng khả năng kháng sâu bệnh hại còn được bổ sung bởi yếu
tố dinh dưỡng. Phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông giúp
ngô sinh trưởng phát triển, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây. Qua
thực tế theo dõi tôi nhận thấy tình hình sâu bệnh trên giống ngô PAC 999 super
vụ hè thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa ở mức ít phổ
biến và không đáng kể. Ở các công thức bón liều lượng bón phân hữu cơ VINA
GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông khác nhau thì tình hình phát sinh phát
triển của sâu bệnh hại trên giống ngô PAC 999 qua bảng 4.4 và bảng 4.5 dưới đây.

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC -
NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông đến tình hình sâu hại chính trên giống ngô PAC 999
super, vụ hè thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Giai đoạn
sinh Loại sâu CT1 CT2 CT3 CT4
trưởng
Nảy mầm Sâu cuốn lá 0 0 0 0
Sâu xám 0 1,3 1,3 2,6
đến xoắn
Sâu đục thân 0 0 0 0
ngọn Rệp cờ 0 0 0 0
Sâu cuốn lá 1,30 1,30 1,30 2,60
Trỗ cờ đến Sâu xám 1,30 1,30 2,60 2,60
phun râu Sâu đục thân 1,30 1,30 1,30 2,60
Rệp cờ 0,20 0,30 0,45 0,50

28
Phun râu Sâu cuốn lá 0 0 0 1,30
Sâu đục thân 1,30 1,30 1,30 2,60
đến chín
Sâu đục bắp 1,30 1,30 2,60 4,00
hoàn toàn Rệp cờ 0,15 0,25 0,50 0,65
Kết quả theo dõi được trình bày trong bảng 4.5.
Ngô là loại cây trồng sinh trưởng, phát triển khá mạnh. Do đó, có khá
nhiều loại sâu hại làm ảnh hưởng đến năng suất. Việc theo dõi tình hình sâu hại
có ý nghĩa trong việc phòng trừ kịp thời. Cây ngô vào vụ đông thường mắc một
số loại sâu hại chính như: sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu xám, sâu đục bắp, rệp cờ,
Trong 1 tháng đầu sau khi trồng hầu như cây ngô không bị sâu hại hoặc bị
sâu hại nhẹ. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển sâu đục thân xuất hiện sớm
nhất và gây hại. Tiếp đến là sâu cuốn lá xuất hiện khi cây ngô được khoảng 20
ngày tuổi. Tiếp đến là sâu xám gây hạị. Tiếp đến là rệp cờ xuất hiện khi cây bắt
đầu trỗ và kéo dài đến lúc trỗ xong. Cuối cùng là sâu đục bắp xuất hiện đục
các bắp ngô ở tất cả các công thức thí nghiệm nhưng chỉ bị ở mức rất nhẹ
đến nhẹ.
Tỷ lệ hại do sâu cuốn lá gây ra ở giai đoạn trỗ cờ đến phun râu và giai
đoạn phun râu chín hoàn toàn trên cây ngô ở các công thức thí nghiệm khác
nhau và từ 1,30% đến 2,60 %.
Tỷ lệ hại do sâu xám gây ra ở giai đoạn nảy nầm đến xoắn ngọn và giai
đoạn trỗ cờ đến phun râu với tỷ lệ gây hại từ 1,30% đến 2,60%.
Tỷ lệ hại do sâu đục thân gây ra xuất hiện ở 2 giai đoạn là giai đoạn trỗ
cờ và phun râu, giai đoạn phun râu đến chín hoàn toàn ở CT1 là 1,30%, CT2 là
1,30%, CT3 là 1,3 %, tỷ lệ hại cao nhất là CT4 với tỷ lệ hại là 2,60%.
Tỷ lệ hại sâu đục bắp gây ra xuất hiện ở giai đoạn phun râu và chín hoàn
toàn ở CT1, CT2 đều là 1,3% và ở CT3 và CT4 là 2,60%.
Tỷ lệ hại do rệp cờ gây ra thấp nó ở tỷ lệ hại từ 0,15 – 0,65%.
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC -
NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông đến tình hình bệnh hại chính trên giống ngô PAC
999 super, vụ hè thunăm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Giai đoạn Loại bệnh CT (%)

29
sinh trưởng
CT1 CT2 CT3 CT4

Bệnh đốm lá 0 0 0 0
Bệnh khô vằn 0 0 0 0
Nảy mầm đến
Bệnh vàng lùn 0 0 0 0
xoắn ngọn
Trỗ cờ đến Bệnh đốm lá 1,30 1,30 1,30 2,60
Bệnh khô vằn 1,30 1,30 1,30 2,60
phun râu
Bệnh vàng lùn 1,30 1,30 1,30 1,30

Phun râu đến Bệnh đốm lá 1,30 1,30 2,60 4,00


Bệnh khô vằn 1,30 1,30 1,30 2,60
chín hoàn toàn Bệnh vàng lùn 1,30 1,30 1,30 2,60
Ghi chú: CT là công thức, TLH: Tỷ lệ hại (%)
Qua bảng 4.5 cho thấy: Trong quá trình sinh trưởng, phát triển giống ngô
PAC999 chủ yếu bị các loại bệnh hại chính là bệnh đốm lá, bệnh khô vằn và
bệnh vàng lùn. Bệnh đốm lá xuất hiện sớm nhất và xuất hiện ở cả 4 công thức
thí nghiệm.
Giai đoạn nảy mầm đến xoắn ngọn trên cây ngô không bị bệnh gây hại.
Bệnh đốm lá ngô, bệnh khô vằn, bệnh xoăn lá ngô xuất hiện muộn ở trỗ
cờ đến phun râu. Tuy nhiên bệnh đốm lá xuất hiện với mức độ rất nhẹ với tỷ lệ
hại từ 1,30 đến 2,60%, bệnh khô vằn xuất hiện với tỷ lệ bệnh khoảng 1,30%, đến
2,60%, bệnh vàng lùn lá xuất hiện gây hại với tỷ lệ bệnh thấp nhất là 1,30%. Tỷ
lệ bệnh có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm nhưng không đáng kể.
Ở giai đoạn phun râu đến chín hoàn toàn bệnh đốm lá ngô vẫn tiếp tục gây
hại nhưng tỷ lệ gây hại khoảng 1,30% đến 2,60% đối với bệnh đốm lá. Tuy nhiên,
bệnh khô vằn và bệnh vàng lùn vẫn xuất hiện nhưng tỷ lệ bệnh không tăng.

30
4.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 -
3 - 2 - 3 Tiến Nông đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô
PAC 999 super, vụ hè thunăm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh
Thanh Hóa
4.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 -
3 - 2 - 3 Tiến Nông đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô
PAC 999 super, vụ hè thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh
Thanh Hóa
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng và được quyết định bởi các yếu tố cấu
thành năng suất như số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, khối lượng hạt.
Đây là một yếu tố quan trọng cấu thành năng suất, nó phụ thuộc chủ yếu vào
tính di truyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc, khi trên
cây có nhiều bắp thì bắp ở trên sẽ được thụ phấn, thụ tinh tốt hơn, do đó phát
triển tốt hơn những bắp ở dưới. Qua nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất
của các công thức thí nghiệm trong vụ hè thu năm 2021, thu được kết quả trong
bảng 4.6 .
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC -
NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
giống ngô PAC 999 super, vụ hè thu năm 2021 tại Các Sơn, thị xã Nghi Sơn,
tỉnh Thanh Hóa
CT
CT 1 CT2 CT 3 CT 4
Chỉ tiêu theo dõi
Số bắp hữu hiệu/cây 1 1 1 1,2

Chiều dài bắp (cm) 13,65 15,45 17,64 16,10

Đường kính bắp (cm) 3,12 4,17 4,36 4,66

Số lượng hàng hạt/bắp 9,00 9,50 11,00 10,00

Số hạt trên/hàng 35,50 36,1 36,4 36,20

31
Trọng lượng 1000 hạt (gam) 322,00 326,00 340,00 332,00
Năng suất lý thuyết (tấn/ha) 12,01
10,29 11.18 13,61
Năng suất thực thu (tấn/ha) 8,75
6,25 8,50 9,05
Qua bảng 4.6 cho thấy:
Các nghiên cứu cho thấy đối với ngô lấy hạt thì số bắp yêu cầu thường là
1 – 2 bắp (thường là 1 bắp) để cây tập trung dinh dưỡng nuôi bắp. Số bắp hữu
hiệu trên cây ngô ở các công thức từ 1 -1,2 bắp.
- Chiều dài bắp:
Chiều dài bắp phụ thuộc tính di truyền và điều kiện chăm sóc. Chiều dài
bắp của các công thức thí nghiệm dao động từ 13,65 đến 17,64 cm. Trong đó
công thức 3 đạt 17,64cm có chiều dài bắp dài nhất, tiếp đến là CT4 với 16,10.
Công thức còn lại có chiều dài bắp dài hơn đối chứng tuy nhiên không đáng kể.
- Đường kính bắp:
Chiều dài bắp và đường kính bắp là hai yếu tố quyết định đến số hạt/bắp.
Đường kính bắp phụ thược vào giống và điều kiện chăm sóc. Nhìn vào bảng 4.6
thấy rằng: Đường kính bắp của giống ngô PAC 999 qua các công thức bón phân
khác nhau biến động từ 3,12 - 4,66cm, cao nhất là công thức 4 đạt 4,66 cm và
thấp nhất là công thức 1 3,12 cm. Nhìn chung các công thức có đường kính
không tương đương nhau. Như vậy liều lượng bón phân khác nhau ảnh hưởng
đến đường kính bắp.
- Số hàng hạt/ bắp:
Số hàng hạt trên bắp là đặc điểm di truyền của giống ít phụ thuộc vào điều
kiện ngoại cảnh. Trong nghiên cứu, một hàng được tính khi có 50% số hạt so
với hàng dài nhất. Đặc tính của hoa cái là mọc thành từng đôi bong nhỏ, mỗi
bong nhỏ có hai hoa nhưng hoa thứ hai bị thoái hóa chỉ có một hoa tạo thành, vì
vậy số hàng hạt trên bắp thường là số chẵn.
Qua bảng 4.6 cho thấy liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC -
NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông khác nhau thì có số hàng hạt/bắp khác nhau biến động

32
từ 9 – 11 hàng hạt/bắp, cao nhất là công thức 3 là 11 hàng, thấp nhất là công
thức 1 là 9 hàng.
- Số hạt/ hàng:
Số hạt/hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, ngoài ra còn phụ
thuộc rất nhiều quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô. Khi ngô trỗ cờ tung phấn,
phun râu gặp điều kiện bất thuận có thể giảm số lượng râu sản sinh dẫn đến
giảm thụ phấn của các noẵn và hạn chế số hạt phát triển, những noẵn không thụ
tinh sẽ không có hạt, làm giảm số hạt/hàng. Số hạt trên hàng còn phụ thuộc vào
khoảng cách giữa tung phấn phun râu càng ngắn càng có lợi cho tung phấn để
hình thành hạt. Số hạt/ hàng của các công thức dao động từ 35 – 36,40 hạt/hàng.
Công thức 3 có số hạt/ hàng cao nhất với 36,40 hạt/hàng, thấp nhất là công thức
1 với 35 hạt/hàng. Như vậy lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng đến số
hạt/hàng của giống ngô PAC 999.
- Khối lượng 1000 hạt (g):
Đây là yếu tố tương quan chặt chẽ đến tiềm năng năng suất. Các giống có
hạt nhỏ, khối lượng bắp thấp thì năng suất không cao và ngược lại. Nó phản ánh
được phần nào chất dinh dưỡng được tích lũy trong hạt và độ lớn của hạt. Trong
chọn tạo giống các nhà khoa học thường có xu hướng lựa chọn hạt từ trung bình
trở lên vì hạt nhỏ cho năng suất kém hơn.
Qua kết quả bảng trên ta nhận thấy ảnh hưởng của các công thức khác
nhau đến khối lượng 1000 hạt dao động trong khoảng 322 – 340g. Cao nhất
công thức 3 là 340g thấp nhất công thức 1 là 322g.
- Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu:
Năng suất có thể coi là mục tiêu phấn đấu của các nhà khoa học hướng
tới. Chính vì thế mà dựa vào năng suất người ta có thể quyết định đó là giống tốt
hay xấu và vật liệu thí nghiệm có hiệu quả hay không.
Năng suất lý thuyết là chỉ đánh giá tiềm năng năng suất của một giống
trong một điều kiện nhất định. Do đó chúng ta cần có các biện pháp kỹ thuật
canh tác thích hợp cho mỗi công thức để năng suất thực thu tiến lại gần năng
suất lý thuyết. Lúc đó mới khai thác hết tiềm năng năng suất của cây ngô mang lại.
33
Kết quả bảng 4.6 cho thấy công thức bón phân khác nhau có ảnh hưởng
đến năng suất lý thuyết của giống ngô PAC 999 biến động từ 10,09 –
13,61tấn/ha, cao nhất là công thức 3 13,61 tấn/ha và thấp nhất là công thức 1
10,09 tấn/ha, các công thức còn lại tăng dần theo lượng bón phân khác nhau.
Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng trọng trong công tác chọn tạo
giống cũng như trong sản xuất ngô và đánh giá hiệu quả kinh tế quan trọng nhất
của thí nghiệm. Qua kết quả ở bảng 4.6 cho thấy năng suất thực tế của công
thức 3 đạt cao nhất (9,05 tấn/ha), thấp nhất công thức I đạt 8,00 tấn/ha, các công
thức còn lại tăng dần theo lượng bón phân. Như vậy lượng bón phân khác nhau
ảnh hưởng đến năng suất thực thu của giống ngô ngô PAC 999.
4.3.2. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3
- 2 - 3 Tiến Nông đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô
PAC 999 super, vụ hè thunăm 2021 tại xã Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh
Thanh Hóa
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá một tiến bộ kỹ
thuật mới trước khi đưa vào sản xuất đại trà, bởi hiệu quả kinh tế là tiêu chí hàng
đầu để đánh giá sự thành công của một mô hình sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là mục đích cuối cùng mà các nhà đầu tư và người sản
xuất hướng tới, hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp tất cả các yếu tố, phản ánh
chính xác nhất hiệu quả của một mô hình sản xuất.
Trong hoạt động kinh tế, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng. Nó là
điều kiện tất yếu để các nhà đầu tư hoạch định các chương trình, kế hoạch của
mình. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng vậy, nguồn vốn có ý nghĩa rất to
lớn trong việc đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây
trồng và hiệu quả kinh tế.
Chi phí đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu
quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng rất lớn tới
việc thay đổi thành phần, tính chất đất cũng như môi trường tự nhiên và sinh
thái của cả vùng.

34
Bảng 4. 7. Tỷ suất lợi nhuận của việc bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK
15 - 3 - 2 - 3 Tiến Nông đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống
ngô PAC 999 super, vụ hè thu năm 2021 tại tại xã Các Sơn, thị xã Nghi Sơn,
tỉnh Thanh Hóa
Công thức
Chỉ tiêu
CT1 CT2 CT3 CT4
1. Năng suất ngô (tấn/ha) 6,25 8,50 9,05 8,75
2. Chênh lệch năng suất so với không bón 0 2,25 2,80 2,5
phân theo quy trình (tấn/ha)
3.Chênh lệch về tiền mua phân bón so với 0 9.000.000 12.000.000 1.500.000
không bón phân theo quy trình (đồng)
4.Chênh lệch về giá trị sản phẩm so với 0 20.250.000 25.200.000 22.500.000
không bón phân theo quy trình.
5.VCR của việc áp dụng quy trình (lần) 0 2,25 2,1 1,5
Ghi chú: - Giá phân bón VINA GREEN HC-NPK: 15-3-2-3 là 6000 đ/kg
- Giá bán ngô thương phẩm khô: 9000 đ/kg
Về tỷ suất lợi nhuận bón phân (VCR): Bằng giá trị sản phẩm tăng thêm
chia cho chi phí phân bón tăng thêm. Trong sản xuất chỉ chấp nhận được khi
VCR >2. Qua bảng 4.7 ta nhận thấy công thức nghiên cứu thứ 2,3 có năng suất
cao hơn hẳn so với công thức đối chứng là 2,25 tấn/ha và 2,1 tấn/ha. Tỷ suất lợi
nhuận (VCR) đạt 2,25 lần và 2,1 lần, nên việc bón đạm ở CT2, CT3 mang lại
hiệu quả cao.

35
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
1. Liều lượng bón phân hữu cơ VINA GREEN HC - NPK 15 - 3 - 2 - 3 Tiến
Nông đã có ảnh hưởng tích cực đến sự sinh trưởng và phát triển của giống ngô
PC999. Trong đó với liều lượng bón 2000kg/ha công thức 3 thì các chỉ tiêu thời
gian sinh trưởng luôn vượt trội hơn so với công thức 1 là không phun. Tại công
thức 3 có thời gian sinh trưởng là 105 ngày, chiều cao cây đạt cao nhất là
181,95cm và số lá cao nhất là 19 lá.
2. Ở tất cả các công thức thí nghiệm thì chỉ xuất hiện một số đối tượng
gây hại như: sâu đục thân, sâu cuốn lá, rệp cờ, bệnh khô vằn, vàng lùn... Công
thức 1 tỷ lệ gây hại là cao hơn sơ với công thức 2,3 và 4.
3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống ngô PC999 tại công
thức 3 với 2000kg/ha thì có Chiều dài bắp (17,64cm), đường kính bắp (4,66cm),
số hàng/bắp (11 hàng), khối lượng 1000 hạt (340g) đạt cao hơn Năng suất thực
thu ở công thức 3 đạt cao nhất 9,05tấn/ha cao hơn so với công thức 1 là 6,25
tấn/ha.
4. Hiệu quả kinh tế của giống ngô PC999 ở các công thức cho thấy công
thức 2, 3 vẫm đạt hiệu quả cao nhất với tỷ số lợi nhuận đạt 2,25 lần, 2,1 lần
5.2. Đề nghị.
- Tiếp tục tiến hành thí nghiệm trong các vụ tiếp theo để có kết luận chính xác.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Dương Văn Chính (2006). Ảnh hưởng các mức phân đạm đến sự sinh
trưởng và năng suất ngô lai. Tạp chí nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
[2]. Trần Văn Dư và cộng sự (2011). Giáo trình chuẩn bị trồng ngô.
[3]. Dương Văn Chính (2006). Ảnh hưởng các mức phân đạm đến sự sinh
trưởng và năng suất ngô lai. Tạp chí nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
[4]. Đào Châu Thu (2009). Nông nghiệp hữu cơ với sử dụng đất hiệu quả và bền
vững. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
[5]. Đường Hồng Dật (2004). Cây ngô kỹ thuật thâm canh. Nhà suất bản Lao
động- xã hội.
[6]. Phạm Xuân Hào( 2007) kết quản nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách hàng đến
năng suất một số giống ngô trong vụ xuân. Nhà xuất bản nông nghiệp và phát triển
nông thôn
[7]. Phạm Mỹ Hoa (2006). Nghiên cứu mật độ trồng thích hợp cho một số giống
ngô vụ đông. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
[8]. Dương Văn Sơn, Lương Văn Hinh (1997). Kỹ thuật trồng cây ngô. Trường
đại học nông lâm Thái Nguyên.
[9]. Nguyễn Văn Bộ (2001). Bón phân cân đối hợp ;ú cho cây trồng. NXB
Nông nghiệp Hà Nội.
[10]. Viện nghiên cứu ngô (2008). Quy trình trồng và chăm sóc cây ngô.
[11]. FAOSTART (2018). Diện tích, năng suất, sản lượng ngô thế giới.
[12]. Tổng cục thống kê Việt nam 2015. Báo cáo tình hình sản xuất ngô ở việt
nam giai đoạn 2010-2015.
37
Phục lục hình ảnh

Hình 1: ảnh phân bón Hình 2: ảnh giống ngo PC999

Hình 3: ảnh chuẩn bi thí nghiệm Hình 4 : Hình ảnh theo dõi thí nghiệm

38
39

You might also like