You are on page 1of 6

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1

Bài 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI


1. Đặc điểm của môi trường.
Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn.
- Thay đổi theo độ cao:
+ Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm.
+ Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng có vĩ
độ thấp lên vùng có vĩ độ cao.
- Thay đổi theo hướng sườn: Những sườn đón gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi
hơn sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh

=> Phía Nam dãy An-pơ: các vành đai thực vật có độ cao bắt đầu và kết thúc cao hơn phía Bắc
dãy An- pơ. Vì phía Nam dãy An-pơ là sườn đón nắng, góc chiếu tia sáng mặt trời đến mặt đất
lớn hơn sườn khuất nắng phía Bắc dãy An-pơ, nhiệt độ không khí ở cùng một độ cao sẽ cao hơn
sườn phía Bắc

2. Cư trú của con người


- Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
- Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi
trồng trọt, chăn nuôi.
- Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa
nhiều, mát mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
Câu hỏi tự học: Bằng kiến thức hiểu biết, em hãy nêu một số giải pháp để phát triển môi
trường miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
-Tuyên truyền giáo dục cho đồng bào … các dân tộc thiểu số năng cao nhận thức về môi trường
-Phân bố dân cư hợp lý
Bài 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
1. Vị trí địa lí:
- Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường
xích đạo.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Tiếp giáp các biển, đại dương: Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Biển Đỏ, Ấn Độ Dương.
+ Tiếp giáp với châu Á qua kênh đào Xuy ê, ngăn cách với châu Âu bởi Địa Trung Hải
2. Hình dang, địa hình và khoáng sản:
a. Hình dạng: Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán
đảo, đảo.
b) Địa hình:
- Tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối sơn nguyên lớn, cao trung bình 750m.
- Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp, chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa
thấp.
- Nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam
c) Khoáng sản:
- Tài nguyên khoáng sản châu Phi rất phong phú, nhiều kim loại quý hiếm(vàng, uranium,
kim cương. . .)
- Có ý nghĩa đặc biệt cho phát triển kinh tế

Câu hỏi tự học:

1. Cho biết ý nghĩa của kênh đào xuy-ê đối với giao thông đường biển trên Thế giới.
-Rút ngắn được đường biển từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương..
-Tiết kiệm nhiên liệu, tiền bạc.
 -Hạn chế rủi ro (liên quan đến thời tiết, bão, cướp biển…).
2.Nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chạy ven bờ biển châu Phi?
- Dòng biển nóng: Ghi-nê, Mũi Kim, Mô-Dăm-Bích
- Dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Xô-ma-li, Ben-ghê-la
3. Kể tên các bồn địa, sơn nguyên, các hồ, sông và dãy núi chính của châu Phi?
….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………
4. Kể tên các loại khoáng sản chính và nơi phân bố?
Các khoáng sản chính Sự phân bố
Dầu mỏ, khí đốt Đồng bằng ven biển Bắc Phi và Tây Phi (ven
vịnh Ghi-nê),…
Sắt Dãy núi At-lat,…
vàng Khu vực Trung Phi (gần xích đạo), các cao
nguyên ở Nam Phi.
Co,oban, mangan, đồng, chì, kim cương, Các cao nguyên ở châu Phi
uranium…

Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tiếp theo)


3.Khí hậu
- Châu Phi có khí hậu nóng, khô bậc nhất trên thế giới:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí
tuyến
4.Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên.
* Do vị trí nằm cân xứng hai bên đường Xích đạo nên các môi trường tự nhiên nằm đối xứng
qua xích đạo

Môi Phân bố Lượng mưa Sinh vật


trường (xác định trên (xác định trên (thực vật và động
hình 27.2) hình 27.1) vật)
Xích đạo Bồn Địa Công 1001 đến 2000 Rừng rậm xanh
ẩm Gô,  mm quanh năm
  Vịnh Ghinê
Nhiệt đới 2 bên  xích đạo 200 đến 1000 Rừng thưa xavan cây
( bao quanh xích mm bụi,  động vật ăn cỏ và
đạo ẩm) ăn thịt
Hoang hoang mạc Xa ha dưới 200mm Nghèo nàn
mạc ra,  Ca-la-ha-ri và
Na- míp
Cận nhiệt Dãy At-lat 200 đến 1000 Rừng cây bụi lá
Địa Trung Dãy Đrê Kenbec mm cứng. 
Hải

Câu hỏi tự học:


1. Giải thích tại sao châu Phi là châu lục nóng?
- Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển nên châu Phi có khí
hậu nóng, khô bậc nhất trên thế giới.
2. Giải thích tại sao khí hậu châu Phi khô.
- Lãnh thổ rộng lớn, dạng khối -> Ảnh hưởng của biển không vào sâu đất liền, châu Phi là lục
địa khô .
3. Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi?
- Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chị tuyến,
thời tiết rất ổn định, không có mưa.
- Phía Bắc của Bắc Phi là lục địa Á-Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á-Âu
thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.
- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn=>ảnh hưởng của biển khó vào sâu trong đất liền.

Bài 30 : KINH TẾ CHÂU PHI


1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt:
- Có sự khác nhau về tỉ trọng, kĩ thuật canh tác giữa ngành trồng cây công nghiệp để xuất khẩu
và ngành trồng cây lương thực.
+ Cây công nghiệp nhiệt đới: cacao, cà phê, cọ dầu...trồng trong đồn điền, hướng chuyên môn
hóa, xuất khẩu.
+ Cây ăn quả: nho, cam, ô-liu...
+ Cây lương thực : kê, lúa mì, ngô, lúa gạo...trồng hình thức nương rẫy, kĩ thuật lạc hậu, năng
suất thấp, nhập khẩu lương thực.
b. Chăn nuôi
- Kém phát triển
- Hình thức: chăn thả, phụ thuộc tự nhiên
- Chủ yếu: bò, cừu, dê, lợn...trên các cao nguyên, nửa hoang mạc...
2. Công nghiệp
- Phần lớn các nước có nền công nghiệp chậm phát triển. Nguyên nhân:
+Trình độ dân trí thấp.
+ Thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật.
+ Cơ sở vật chất lạc hậu.
+ Thiêu vốn nghiêm trọng.
- Khai thác khoáng sản để xuất khẩu có vai trò quan trọng.

Câu hỏi tự học:


1. Dựa vào lược đồ hình 30.1 trang 93/ SGK. Em hãy kể tên các loại cây lương thực, cây
công nghiệp và cây ăn quả ở châu Phi? Xác định nơi phân bố?
- cây công nghiệp:
Lạc: Đông Phi, Tây Phi, Nam Phi
Cà phê: Đông Phi, Tây Phi
Ca cao: Tây Phi (ven vịnh Ghi-nê)
Bông: ven hoang mạc Xa-ha-ra Cọ dầu: Tây Phi
- Cây lương thực:
Lúa mì, Ngô: Nam Phi, Bắc Phi

- cây ăn quả:
Nho, Cam, Chanh: Nam Phi, Bắc Phi
Chuối: Trung Phi
2. Tại sao nạn đói thường xuyên xảy ra ở châu Phi.
- Quy mô dân số châu Phi khá lớn nhưng diện tích trồng cây lương thực nhỏ.
- Hình thức canh tác nương rẫy còn phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón…=>Sản lượng
lương thực không đáp ứng nhu cầu của người dân.=> Nạn đói xảy ra.

3. Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi?
- Cây công nghiệp: Được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hóa, nhằm mục
đích xuất khẩu
+ Các đồn điền thuộc sở hữu của các công ty tư bản nước ngoài, tổ chức sản xuất quy mô lớn
- Cây lương thực: Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cở cấu trồng trọt, hình thức canh tác nương rẫy còn
phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón, chủ yếu dựa vào sức người
+ Sản lượng lương thực không đáp ứng được nhu cầu
4. Dựa vào lược đồ hình 30.2, kể tên 1 số ngành công nghiệp ở Bắc Phi, Trung Phi , Nam
Phi? Xác định nơi phân bố?
- Bắc Phi:
Khai thác dầu mỏ, khí đốt, Phốt Phát: An-giê-ri, Li-Bi, Ma-rốc
Tuy-ni-di, Xa-ra-uy
Dệt: Ma-rốc, An-giê-ri, Ai Cập
Hóa chất: An-giê-ri
- Trung Phi:
Khai thác dầu mỏ: Phía Tây, ven vịnh Ghi-nê
Khai thác kim cương: Cộng Hòa Dân Chủ Công-Gô, Trung Phi, Tan-da-ni-a
- Nam Phi:
+ Luyện kim màu, sản xuất ô tô, hóa chất, dệt, khai thác, kim cương, Uranium
+ Nơi phân bố:
Luyện kim màu: Na-mi-bi-a, Dim-ba-buê
Dệt: Cộng Hòa Nam Phi
Hóa chất: Lê-sô-thô
Khai thác kim cương, Uranium: Na-mi-bi-a, Bốt-xoa-na
4. Tại sao công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển? Kể tên một số nước tương đối phát
triển ở châu Phi?
* Công nghiệp chậm phát triển vì:
- Thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật.
- Cơ sở vật chất lạc hậu
- Thiếu vốn nghiêm trọng
*Một số nước tương đối phát triển ở châu Phi:
Cộng hòa Nam Phi, Ai Cập, Li-Bi, An-giê-ri

You might also like