You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã lớp học phần: 21C1HIS51003013


Giảng viên: ThS. Hoàng Xuân Sơn
Sinh viên thực hiện: Phạm Ngọc Đạt
MSSV: 31211023517
Khóa – Lớp: K47 – IBC01

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2021.


CÂU 1: Trình bày quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt
Nam qua 3 bước đột phá tư duy về kinh tế (1976-1986) và ý nghĩa của quá trình này.
Trong nhiều thập kỷ trước đổi mới, cũng giống như các nước xã hội chủ nghĩa khác, Việt Nam
thực hiện công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc vốn có những khiếm khuyết lại được áp dụng để đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội với
những bước đi nhanh vội hơn. Mặt hạn chế của mô hình đó chưa được bộc lộ đầy đủ trong hoàn
cảnh chiến tranh thì nay bộc lộ rõ ràng hơn và gây tác động tiêu cực lớn hơn trong điều kiện hòa
bình. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung và sự thừa nhận chỉ có hai thành phần kinh tế (quốc doanh và
tập thể) đã kìm hãm sức sản xuất, làm cho nhiều năng lực của xã hội không được phát huy, các vấn
đề mấu chốt của đời sống nhân dân không được giải quyết. Vì thế đất nước không tạo ra được sự
thay đổi, không tạo được sự bứt phá. Nhân dân kém nhiệt tình lao động và mất đi những động lực
sáng tạo. Cùng với đó, những thiếu hụt, mất cân đối và nguy cơ bất ổn định cứ tích góp, dồn nén
trong xã hội làm tăng thêm tình trạng căng thẳng và mất lòng tin của nhân dân. Hậu quả là cuối thập
niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, trên thực tế, đất nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng
kinh tế- xã hội. Niềm tin vào chủ nghĩa xã hội bị thách thức.
Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã trải qua một quá trình tìm tòi, khảo nghiệm
đường lối đổi mới đúng đắn cho đất nước ta, được thể hiện cụ thể qua 3 bước đột phá tư duy về kinh
tế (1976 – 1986):
1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa IV (8/1979):
Tháng 8/1979, Ban Chấp hành Trung ương họp Hô ̣i nghị toàn quốc lần thứ 6, nhìn nhận
những sai lầm, thiếu sót và “xóa bỏ ngay những chính sách, chế độ bất hợp lý, gây trở ngại cho
sản xuất, khuyến khích việc phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và phát triển công nghiệp ở địa
phương, mở rộng quyền chủ động hợp lý của các ngành, các địa phương và các cơ sở (kể cả
quốc doanh, tập thể, cá thể) trong sản xuất, kinh doanh nhằm làm cho sản xuất “bung ra” để có
nhiều hàng hóa cho xã hội. Kết hợp đúng đắn ba loại lợi ích: lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể
và lợi ích của người sản xuất”. Đây được coi là bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tế của Đảng
với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lí kinh tế, trong cải tạo xã hội
chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho “sản xuất bung ra”; tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất
phát triển;… Theo đó, Hội đồng Chính phủ ra quyết định (10-1979) về việc tận dụng đất đai
nông nghiệp để khai hoang, phục hóa được miễn thuế, trả thù lao và được sử dụng toàn bộ sản
phẩm; quyết định xóa bỏ những trạm kiểm soát để người sản xuất có quyền tự do đưa sản phẩm
ra trao đổi ngoài thị trường. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 đã nhanh chóng được nhân dân
cả nước đón nhận và biến thành hành động cụ thể trong thực tiễn kinh tế. Chỉ một thời gian
ngắn, trong cả nước đã xuất hiện rất nhiều điển hình về cách làm ăn mới.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hiện tượng “khoán chui” trong hợp tác xã nông
nghiệp ở một số địa phương, sau khi tổ chức thí điểm, Ban Bí thư đã ban hành chỉ thị số 100-
CT/TW (1-1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông
nghiệp. Theo Chỉ thị, mỗi xã viên nhận mức khoán theo diện tích và tự mình làm các khâu, cấy,
chăm sóc và thu hoạch, còn những khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm. Thu hoạch vượt mức
khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán. Chủ trương đó được nông dân cả nước ủng hộ, nhanh
chóng hình thành phong trào quần chúng sâu rộng. Sản lượng bình quân từ 13,4 triệu tấn/năm
thời kì 1976-1980 tăng lên 17 triệu tấn/năm thời kì 1981-1985; những hiện tượng tiêu cực, lãng
phí trong sản xuấ nông nghiệp giảm đi đáng kể. Những mô hình làm ăn theo hình thức “khoán” ở
Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nông trường Sông Hậu hay chính sách “Tam nông” ở An Giang… là
những điển hình đô ̣t phá.
Trong lĩnh vực công nghiệp, trước các hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở Thành
phố Hồ Chí Minh và Long An, Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP (1-1981) về quyền chủ
động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và Quyết
định số 26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình
thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước. Những chủ trương trên đã
tạo nên động lực mới, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp
địa phương vượt kế hoạch 7.5%.
Trong cơ chế mua bán – giá cả, những cách làm “vượt đèn đỏ” ở công ty Lương thực
TP. Hồ Chí Minh, thu mua giá lúa vượt khung ở An Giang, chuyện bỏ tem phiếu áp dụng cơ chế
mô ̣t giá ở Long An hay mô hình Kho bạc Nhà nước ở An Giang… thực sự là những trường hợp
“bung ra”. Trước tình hình đó, ngày 23/6/1980, Bô ̣ Chính trị ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TƯ
về cải tiến công tác giá lưu thông, điều chỉnh giá để khuyến khích sản xuất, cải tiến hệ thống thu
mua, cho phép các liên hợp xí nghiệp, công ty mua theo giá thỏa thuận mô ̣t số nguyên liệu, vật
tư mà Nhà nước không thể cung ứng…
Trong hoạt động ngoại thương, trường hợp “lén cởi trói” tại công ty Ngoại thương TP.
Hồ Chí Minh (IMEX SAIGON) cùng với sự ra đời của mô ̣t loạt các công ty xuất nhập khẩu như
DIREXIMCO, CHOLIMEX, PHICONIMEX, PHARIMEX…, hay những ý tưởng đô ̣t phá trong
lĩnh vực thị trường tài chính đối ngoại của VIETCOMBANK... là những điểm sáng trong nỗ lực
tìm tòi, cởi trói trước cơ chế. Trước thực trạng đó, vào tháng 2/1980, Chính phủ ra Nghị quyết
40-CP, cho phép thực hiện xuất nhập khẩu địa phương.
Trong năm 1981, theo tinh thần của Chỉ thị số 109-CT của Bô ̣ Chính trị về chủ trương tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 26 về cải tiến công tác phân phối lưu thông, Chính phủ
liên tiếp ban hành nhiều chính sách mới điều chỉnh giá, lương.
2. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khóa V (6/1985):
Trên cơ sở những hiệu ứng tích cực của cuô ̣c cải cách giá lần thứ nhất, ngày 17/6/1985,
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa V họp lần thứ 8 đã ra Nghị quyết về “giá - lương - tiền”
chủ trương áp dụng trong cả nước, xếp lại lương mới cho tất cả các đối tượng hưởng lương,
khẳng định “phải dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện đúng chế độ
tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa”.
Nội dung xóa bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp trong giá và lương là tính đủ chi phí hợp lí
trong giá thành sản phẩm; giá cả bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lí, người sản xuất có lợi
nhuận thỏa đáng và Nhà nước từng bước có tích lũy; xóa bỏ tình trạng Nhà nước mua thấp, bán
thấp và bù lỗ; thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống, khắc phục tình trạng thả nổi trong
việc định giá và quản lí giá. Thực hiện cơ chế một giá, xóa bỏ chế độ bao cấp bằng hiện vật theo
giá thấp, chuyển mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ
nghĩa. Giá, lương, tiền coi là khâu đột phá để chuyển đổi cơ chế. Thực hiện trả lương bằng tiền
có hàng hóa bảo đảm, xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp, thoát li giá trị hàng hóa.
Xóa bỏ các khoản chi của ngân sách trung ương, địa phương mang tính chất bao cấp tràn lan.
Nhanh chóng chuyển hẳn công tác ngân hàng sang hoạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ
nghĩa.
Thực chất, các chủ trương của Hội nghị Trung ương 8 đã thừa nhận sản xuất hàng hóa và
những quy luật sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức
thực hiện lại mắc những sai lầm như vội vàng đổi tiền và tổng điều chỉnh giá, lương trong tình
hình chưa chuẩn bị đủ mọi mặt. Do đó, thực tế thực hiện cuô ̣c cải cách giá lần thứ hai đã không
thu được kết quả như mong đợi, thậm chí gây những bất ổn cho nền kinh tế do tình trạng lạm
phát tăng nhanh. Tuy nhiên, nhìn mô ̣t cách biện chứng, chính những khó khăn, thất bại khi triển
khai Nghị quyết về “giá - lương - tiền” cho thấy phải đổi mới toàn diện, triệt để cơ chế kinh tế,
không thể tiếp tục duy trì cơ chế quan liêu bao cấp.
3. Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8 -1986):
Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (8-1986) đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về
quan điểm kinh tế”. Đây là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế, đồng thời cũng là bước
quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng. Nội dung đổi mới có tính đột phá là:
(1) Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu; ra
sự phát triển công nghiệp nhẹ; phát triển có chọn lọc công nghiệp nặng. (2) Trong cải tạo xã hội
chủ nghĩa, phải xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. (3) Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm,
đồng thời phải sử dụng đúng quan hệ hàng hóa tiền tệ, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung, bao
cấp, chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá.
Những kết luận trên đây lả kết quả tổng hợp của cả quá trình tìm tòi, thử nghiệm, đấu
tranh giữa quan điểm mới và quan điểm cũ, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Những quan điểm mới
được trình bày trong bản kết luận đã định hướng cho việc soạn thảo Báo cáo chính trị đế trình ra
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, thay cho bản Dự thảo Báo cáo chính trị được
chuẩn bị trước đó vẫn còn giữ lại nhiều quan điểm cũ không phù hợp với yêu cầu trước mắt là
khắc phục cho được khủng hoảng kinh tế - xã hội.
4. Ý nghĩa của quá trình khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế:
Trong quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt
Nam qua 3 bước đột phá tư duy về kinh tế (1976-1986), chúng ta lại phạm một số sai lầm mới
nên khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra ngày càng gay gắt, tỉ lệ lạm pháp lên đến 774,7% vào
năm 1986. Tuy nhiên, quá trình trên đã có tác đô ̣ng mạnh mẽ đến những thay đổi trong tư duy
nhận thức của những nhà lãnh đạo đất nước, là cơ sở thực tiễn của những điều chỉnh, thay đổi về
cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các giai đoạn sau đó, đầu tiên và đặc biệt phải kể
đến là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986).
Đại hô ̣i Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã thể hiện rõ tư duy đổi mới với tinh thần
“chỉ có đổi mới thì mới thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát huy,
những sai lầm để sửa chữa”, do đó phải “nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật, nói đúng sự
thật”. Có thể nói, Đại hô ̣i Đảng lần thứ VI năm 1986 đánh dấu bước chuyển quan trọng trong
định hướng xây dựng phát triển đất nước trên tinh thần đổi mới mô ̣t cách toàn diện và sâu sắc,
trước hết là đổi mới trong tư duy kinh tế; đả phá những quan điểm cũ kỹ, bảo thủ, mở đường cho
những tư duy tiến bô ̣, mới mẻ. Và do đó, những hiện tượng “phá rào” trong những năm trước
đó không những đặt ra yêu cầu cấp thiết cho công cuôc̣ đổi mới mà còn là cơ sở thực tiễn để
kiểm chứng, là những hạt giống đầu tiên cho quá trình phai phá những ý tưởng, cách làm
mới trong chặng đường đổi mới sắp tới.
Từ đây, “sau hơn một thập kỷ, ý tưởng phát triển bằng cách huy động toàn diện Đảng và
Nhà nước đã nhường chỗ cho ý tưởng cho rằng chức năng chính của Nhà nước là tạo ra cơ sở
hạ tầng vật chất xã hội và môi trường chính sách ổn định cần thiết cho sự phát triển công bằng,
dựa trên cơ sở thị trường”. Như vậy, sau mô ̣t quá trình dài tìm kiếm, thử nghiệm, đến Đại hô ̣i VI
Đảng ta đã nắm bắt được chính xác cái “chìa khóa” quyết định nhất đề đổi mới nền kinh tế nước
ta chính là đổi mới cơ chế kinh tế, chấm dứt cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ
chế kinh tế thị trường. Đây cũng chính là ý nghĩa quan trọng nhất của quá trình tìm tòi, khảo
nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1976 – 1986.
CÂU 2: Tại sao đến năm 1986 đổi mới đất nước là nhiệm vụ bức thiết, sống còn của Việt Nam?
Bạn có thể vận dụng được gì cho bản thân từ những bài học kinh nghiệm của Đại hội VI của Đảng
(1986).
1. Tính tất yếu của quá trình đổi mới từ năm 1986:
Tổng kết 10 năm 1975-1986, Đảng đã khẳng định 3 thành tựu nổi bật: Thực hiện thắng
lợi chủ trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước; đạt được những thành tựu quan trọng
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế. Những thành tựu trên đã tạo cho cách mạng nước ta những nhân tố mới để tiếp
tục tiến lên. Sai lầm, khuyết điểm nổi bật là không hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội do
Đại hội IV và Đại hội V của Đảng đề ra. Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài;
sản xuất tăng chậm và không ốn định; nền kinh tế luôn trong tình trạng thiếu hụt, không có tích
luỹ; lạm phát tăng cao và kéo dài. Đất nước bị bao vây, cô lập, đời sống nhân dân hết sức khó
khăn, lòng tin đối với Đảng, Nhà nước, chế độ giảm sút nghiêm trọng.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến khủng hoảng kinh tế-xã hội do xây dựng đất nước từ
nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ là phố biến, bị bao vây, cấm vận nhiều năm, nguồn
viện trợ từ nước ngoài giảm mạnh; hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh chưa kịp hàn gắn thì
chiến tranh ở biên giới ở hai đầu đất nước làm nảy sinh những khó khăn mới.
Nguyên nhân chủ quan là do những sai lầm của Đảng trong đánh giá tình hình, xác
định mục tiêu, bước đi, sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế; sai lầm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa,
trong lĩnh vực phân phối, lưu thông; duy trì quá lâu cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; buông
lỏng chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và trong đấu tranh chống âm
mưu, thủ đoạn phá hoại nhiều mặt của địch.
Đại hội VI đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá
thành tựu, nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong thời kỳ
1975-1986. Đó là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm
về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm,
khuyết điểm đó, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành
động giản dơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan. Đó là tư tưởng tiếu tư sản, vừa “tả”
khuynh vừa hữu khuynh. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân bắt nguồn từ những khuyết điểm
trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng.
Trước bối cảnh ấy, Đại hội VI của Đảng khẳng định “Đổi mới là con đường vươn lên
đáp ứng đòi hỏi của thời đại”; “Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự
nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”. “Để tăng cường sức chiến đấu và năng lực
tổ chức thực tiễn của mình, Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: Đổi mới tư duy, trước hết là tư duy
kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác”.
2. Vận dụng bài học kinh nghiệm cho bản thân:
Đại hội VI của Đảng rút ra bốn bài học quý báu: Một là, trong toàn bộ hoạt động của
mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ
thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với
một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Vận dụng bài học kinh nghiệm thứ nhất: Nhận thức được vai trò của bản thân
trong quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới của Đảng trong các thời kì
tiếp theo, tôi phải phấn đấu trở thành một công dân có ích, phát huy được vai trò chủ
động, sáng tạo trong mọi hoạt động trên nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau. Đồng thời
tích cực nêu lên, đóng góp những ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến, năng lực của bản
thân để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Bên
cạnh đó, bản thân tôi phải luôn lấy giá trị cộng đồng làm ưu tiên hàng đầu trong mọi
hoạt động học tập và làm việc để vừa có thể phát triển bản thân, vừa có thể cống hiến,
mang lại những giá trị và những sự thay đổi tích cực cho cộng đồng xung quanh bản
thân nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung. Tất cả phải vì quyền và lợi ích
chính đáng của nhân dân ta; lấy hạnh phúc, ấm no, sự giàu mạnh của dân tộc Việt
Nam làm mục tiêu phấn đấu cá nhân.
- Vận dụng bài học kinh nghiệm thứ hai: Bản thân phải liên tục đổi mới tư duy, nhận
thức sao cho có trọng tâm, trọng điểm; phù hợp với điều kiện thực tiễn của dân tộc và
với sự tiến bộ chung của toàn nhân loại. Mọi hành động của bản thân phải xuất phát
từ thực tiễn khách quan của mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống; tôn trọng sự thật
và lấy đó làm kim chỉ nam cho hành động; không được phép để tình cảm cá nhân hay
suy nghĩ cảm tính làm điểm xuất phát vì đó là căn gốc của những tư tưởng bảo thủ,
chủ quan vô cùng nguy hiểm và có hại đối với cả sự phát triển của cá nhân cũng như
quá trình phát triển chung của toàn dân tộc.
- Vận dụng bài học kinh nghiệm thứ ba: Kế thừa tinh thần “đem sức ta tự giải phóng
cho ta”, phải biết “tự lực cánh sinh”, tự lực, tự cường. Sức mạnh dân tộc, sức mạnh
nội sinh là yếu tố quyết định; sức mạnh thời đại, quốc tế, sức mạnh bên ngoài là yếu
tố quan trọng, chỉ có tác dụng và hiệu quả khi sức mạnh bên trong được chuẩn bị kịp
thời, đầy đủ. Như vậy, bản thân phải luôn tự nỗ lực, phấn đấu phát triển, hoàn thiện
năng lực và kĩ năng cá nhân nhiều hơn nữa để chuẩn bị thật tốt yếu tố “nội lực”. Bên
cạnh đó cũng không được đánh giá thấp các nhân tố “ngoại lực” bằng cách phát triển
bản thân thành một công dân toàn cầu, tiến bộ. Tranh thủ những cơ hội hội nhập quốc
tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phát huy và xúc tiến văn hóa, những giá trị cao
đẹp và con người và đất nước Việt Nam đến với bạn bè quốc tế; nắm bắt những
nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế khi cần thiết và cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ,
tương trợ với những cộng đồng, dân tộc anh em khác trên thế giới.
- Vận dụng bài học kinh nghiệm thứ tư: Với tư cách là một Đoàn viên Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh – cánh tay đắc lực của Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi
nhận thức được bản thân cần phải nỗ lực để hoàn thành và phát huy được quyền và
nghĩa vụ của một người Đoàn viên, góp phần củng cố vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong quá trình tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời bản
thân tôi cũng là một dự bị tin cậy, liên tục rèn luyện, phát triển bản thân để luôn sẵn
sàng bổ sung lực lượng, sức trẻ cho Đảng; tham gia vào công cuộc phát triển Đảng,
cũng như khẳng định vị thế, tầm quan trọng của Đảng trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội hiện nay. Và với tư cách là một công dân nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, tôi phải luôn tích cực bảo vệ sự trong sạch, vững mạnh của Đảng
trước luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thành phần phản động trong và ngoài
nước để Đảng sẽ luôn là chỗ dựa vững chắc nhất, là ngọn đèn sáng soi đường, dẫn lối
cho cả dân tộc Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019, 09 12). Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn
bản chỉ đạo, điều hành, Hà Nội, tr.21-29.
https://moet.gov.vn/van-ban/vbdh/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=2729#content_2
2. Võ, S. V., & Dương, T. T. (2016). Tạp chí phát triển KH&CN. Academia.edu, tr.118-124.
https://www.academia.edu/49083548/The_process_of_formation_and_development_of_the_
economic_innovation_path_in_Vietnam_1986_2015_
3. Trường Chính trị tỉnh Kom Tum. (2020, October 13). Những cơ sở hình thành đường lối đổi
mới của Đảng tại Đại hội VI (1986). Trang thông tin điện tử Trường chính trị tỉnh Kon Tum.
https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/nhung-co-so-hinh-thanh-
duong-loi-doi-moi-cua-dang-tai-dai-hoi-vi-1986-58.html
4. Báo Nhân dân. (2005, October 5). Ðổi mới bắt đầu từ đâu?. Trang thông tin điện tử Báo
Nhân dân.
https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/oi-moi-bat-dau-tu-dau-418557
5. Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2015, July 26). Đổi mới - vấn
đề có ý nghĩa sống còn. Trang thông tin điện tử Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!
ut/p/b1/vZPbjqJAEIafZR7A0Mj5kha0GznTNIcbA4oKiqAiIE-
_zmyyF5vMzM3uVF1V8ld99VdSTMrETHrJ-
vKQdWVzyc7vdSpulqrty5BVgcOiJcCc53FhAOYAiEzExGQ7jFpjDRqOj2CCGTkNVlIMY
4LcEi4xDdp4GwMKxD2Z5VzN83Dt7m6JLcjSPZ-x1jI_RFl9acfHltK82BwNxWiqQlFKWC
6. Báo Quảng Ngãi. (2020, September 8). Đổi mới - một yêu cầu bức thiết của cách mạng.
Trang thông tin điện tử Báo Quảng Ngãi. http://baoquangngai.vn/channel/2023/202009/doi-
moi-mot-yeu-cau-buc-thiet-cua-cach-mang-3021045/index.htm
7. Báo Nhân dân. (2016, February 26). Cần một công cuộc đổi mới mạnh mẽ, toàn diện - Báo
Nhân Dân. Trang thông tin điện tử Báo Nhân dân.
https://nhandan.vn/chinhtri/can-mot-cong-cuoc-doi-moi-manh-me-toan-dien-256245/
8. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. (2019, December 2). Những thành tựu nổi bật của đất
nước sau 10 năm Đổi mới. Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam.
https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-
vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/nhung-thanh-tuu-noi-bat-cua-dat-nuoc-
sau-10-nam-doi-moi-544009.html
9. Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương. (2021, January 11). Ðánh giá tổng quát và bài học kinh
nghiệm qua 35 năm đổi mới. Tạp chí Tuyên giáo. https://tuyengiao.vn/dua-
nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/danh-gia-tong-quat-va-bai-hoc-kinh-nghiem-qua-35-
nam-doi-moi-131519
10. Báo điện tử Quốc phòng Thủ đô. (2020, May 5). Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quốc phòng Thủ đô.
http://quocphongthudo.vn/thoi-su-chinh-tri/the-gioi/ket-hop-suc-manh-dan-toc-voi-suc-
manh-thoi-dai-trong-bao-ve-.html

You might also like