You are on page 1of 6

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH CHUNG

1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp


1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần FPT – là công ty dịch vụ công nghệ
thông tin
- Trụ sở chính: Tòa nhà FPT, Số 10 Phố Phạm Văn Bạch, Dịch Vọng, Cầu
Giấy, Hà Nội
- Có 8 công ty thành viên và 3 công ty liên kết
 8 công ty thành viên
o Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software)
o Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information
System)
o Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)
o Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online)
o Công ty TNHH Giáo dục FPT (FPT Education)
o Công ty Đầu tư FPT (FPT Investment)
o Công ty TNHH FPT Smart Cloud (FPT Smart Cloud)
o Công ty TNHH FPT Digital (FPT Digital)
 3 công ty liên kết
o Công ty Cổ phần Synnex FPT (Synnex FPT)
o Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail)
o Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities)
- Loại hình: Công ty Cổ phần
- Ngành nghề: Công nghệ Thông tin – Viễn thông
- Ngày thành lập: 13/09/1988
- Ngành nghề kinh doanh: Công nghệ, Viễn thông, Đào tạo
1.2. Lịch sử hình thành và phát triên của doanh nghiệp
- Ngày 13/09/1988: FPT được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ
phần chế biến Thực phẩm, với 13 thành viên, hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ sấy, công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa.
- Ngày 27/10/1990: Đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ với
hoạt động kinh doanh cốt lõi là công nghệ thông tin.
- Năm 1994: Bước chân vào lĩnh vực phân phối với mục tiêu mang sản phẩm
công nghệ mới vào Việt Nam. FPT tham gia hoạt động cung cấp máy tính
ngay từ những ngày đầu thập niên 90 của thế kỷ XX và nhanh chóng trở
thành một trong những nhà cung cấp lớn trên thị trường Việt Nam.
- Năm 1999: Tiến ra thị trường nước ngoài với hướng đi chiến lược là xuất
khẩu phần mềm. Sau 21 năm, FPT đã trở thành công ty xuất khẩu phần mềm
số 1 Việt Nam cả về quy mô nhân lực, doanh số và thuộc danh sách 100 Nhà
cung cấp Dịch vụ Ủy thác toàn cầu (Top 100 Global Outsourcing) do IAOP
đánh giá cùng với sự hiện diện tại 22 quốc gia trên toàn cầu.
- Tháng 4/2002: Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ trở thành Công ty Cổ
phần.
- Năm 2006: Mở trường Đại học FPT, gắn liền với thực tiễn và nhu cầu nhân
lực của đất nước. Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức tham gia giao
dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM (nay là Sở giao dịch
Chứng khoán TP HCM – HOSE), với 60.810.230 cổ phiếu mệnh giá 10.000
đồng/cổ phiếu. FPT là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực CNTT niêm yết
và ngay lập tức trở thành cổ phiếu lớn (bluechip) trên thị trường chứng
khoán. Trong ngày đầu tiên chào sàn, cổ phiếu của FPT được giao dịch với
giá 400.000 đồng/cổ phiếu và là một trong những công ty niêm yết có giá trị
thị trường cao nhất cho đến hiện nay. Hiện nay, cổ phiếu FPT vẫn duy trì
khối lượng giao dịch và thanh khoản ổn định, cổ tức được duy trì ở mức cao.
- Ngày 1/1/2007: FPT thành lập Công ty TNHH Bán lẻ FPT với mô hình
Công ty TNHH một thành viên.
- Ngày 13/3/2007: Thành lập Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT (FPT Promo
JSC) và Công ty phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt tại Singapore.
- Năm 2014: FPT mua lại Công ty CNTT RWE IT Slovakia (Đơn vị thành
viên của Tập đoàn năng lượng Châu Âu, RWE).
- Năm 2018: FPT mua 90% cổ phần của Intellinet – Công ty tư vấn công nghệ
hàng đầu của Mỹ, giúp cho tập đoàn nâng tầm vị thế, trở thành đối tác cung
cấp dịch vụ công nghệ tổng thể với giá trị cao hơn và hoàn thiện hơn cho
khách hàng, đặc biệt trong các dự án chuyển đổi số.
- Năm 2019: Đạt tổng doanh thu 27.717 tỷ đồng, tăng 19,8%. Cũng trong năm
2019, lần đầu tiên, FPT đã bán bản quyền sử dụng nền tảng tự động hóa quy
trình doanh nghiệp bằng robot-akaBot, với tổng giá trị lên tới 6,5 triệu USD
cho một công ty Nhật Bản trong vòng 5 năm.
- Năm 2020: FPT nâng tầm vị thế trên toàn cầu. Với nhiều sản phẩm, giải
pháp Made by FPT như: akaBot, akaChain, Cloud MSP được đưa vào danh
sách sản phẩm công nghệ uy tín nhất trên thế giới Gartner Peer Insights.
Đồng thời, akaBot còn được vinh danh Top 6 nền tảng tự động hóa quy trình
doanh nghiệp (RPA) phổ biến trên thế giới. Ngoài ra, là Tập đoàn đầu tiên
tại Đông Nam Á trở thành đối tác chiến lược của Viện nghiên cứu trí tuệ
nhân tạo hàng đầu thế giới – Mila. Vượt hàng trăm Công ty CNTT toàn cầu
để tư vấn, triển khai chuyển đổi số toàn diện trị giá hàng trăm triệu USD cho
các tập đoàn hàng đầu thế giới tại Mỹ, Nhật Bản, Malaysia. Trong nước,
FPT là đối tác tư vấn chiến lược chuyển đổi số toàn diện của hàng loạt các tổ
chức, tập đoàn hàng đầu các ngành năng lượng, sản xuất, thủy sản, tài chính
– ngân hàng, bất động sản,…
1.3. Tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh kinh doanh của Doanh nghiệp
- FPT Telecom phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và
cung cấp dịch vụ cho Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông
sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và
cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử,
đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn
FPT.
- FPT Telecom mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng
nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách
hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên
của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về
vật chất, phong phú về tinh thần.
2. Phân tích 4P
Về cách quản trị Marketing trong chiến lược kinh doanh của FPT, tập đoàn
này đã triển khai các chiến lược Marketing của mình theo mô hình
Marketing Mix 4Ps. Một ví dụ cụ thể là về thương hiệu FPT Shop
2.1. Sản phẩm (Products)
Về sản phẩm FPT Shop sở hữu danh mục sản phẩm da dạng với chất lượng
cao. Một số mặt hang chính mà FPT Shop bao gồm:
 Dòng sản phầm máy tính xách tay
 Dòng sản phẩm điện thoại
 Dòng máy tính bảng
 Dòng phụ kiện điện thoại
Chiến lược Marketing của FPT Shop còn tập trung vào đa dạng hóa sản
phẩm khi đáp ứng được những nhu cầu của đối tượng khách hang của FPT
như đồng hồ thông minh, phụ kiện cho mọi dòng máy tính, điện thoại,…
Ngoài ra, khách hang thường tin tưởng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của FPT
vì nưhnxg sản phẩm này được định ra là những sản phầm có nguồn gốc và
chất lượng rõ rang, nguồn gốc xuất xứ chính hang.
2.2. Giá (Price)
Về chiến lược định giá sản phầm, FPT đã sử dụng chiến lược định giá sản
phẩm linh động (Dynamic Pricing Strategy).

Định giá linh động có thể được hiểu là định giá theo yêu cầu hoặc định giá
dựa trên thời gian. Đây là một chiến lược giá linh hoạt trong đó giá bán dao
động trên thị trường và nhu cầu khách hang.

Quá trình đưa ra quyết định đằng sau chiến lược định giá linh động này diễn
ra như sau:
Những thuật toán được phát triển dựa vào machine-learning sẽ giúp doanh
nghiệp phát triển các mô hình thuật toán mới dựa vào nhu cầu thị trường và
các chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Quá trình dựa trên dữ liệu này cho
phép các doanh nghiệp điều chỉnh giá sản phẩm của họ liên tục trong vài
giây.

Với chiến lược này, FPT Shop thường xuyên đưa ra các chiến lược điều
chỉnh giá sản phẩm thông qua các hình thức khuyến mãi định kỳ theo tháng
và theo sự kiện nhằm thu hút khách hàng đến với hệ thống.

2.3. Hệ thống phân phối (Place)


Với mạng lưới phân phối rộng khắp, FPT Shop đã thành công trong việc tiếp
cận khách hang của mình. Hệ thống FPT Shop đang được phủ song toàn
quốc, ngay ở những trung tâm trong những thành phố lớn thì các cửa hang
FPT được phân bố “dày đặc”. Hiện tại, hệ thống FPT Shop trải rộng khắp 3
miền với 150 cửa hàng.

2.4. Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)


FPT Shop thực hiện chiến lược xúc tiến bằng các chương trình khuyến mãi
như mua hàng có quà tang, cấp học bổng cho sinh viên, gửi tiết kiệm giảm
giá 50%,… Những chiến lược này cho thấy chiến lược Markeying của FPT
được nhắm trực tiếp vào những người có đam mê về máy tính và các thiết bị
công nghệ khác, hơn nữa FPT bên cạnh bán điện thoại còn laptop là sản
phẩm chính tạo ra lợi nhuận không nhỏ đối với những sản phẩm của hãng.

3. Khách hàng mục tiêu


4. Phân tích SWOT
4.1. Điểm mạnh (Strength)
Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của FPT, thương hiệu này có một số
những điểm mạnh nổi bật dưới đây.
- Đội ngũ nhân viên xuất sắc, có trình độ cao
Một thê mạnh của FPT là tập đoàn này sở hữu đội ngũ nhân viên xuất sắc,
có trình độ cao. Cho đến này FPT Telecom đã có đội ngũ nhân viên hơn
1100 người tại Hà Nội và Tp.HCM. Họ đều là những nhân vân trẻ, năng
động, có trình độ cao, nhiệt tình và sáng tạo. Đó là tài sản quý báu nhất và là
nền tảng tạo ra mọi thành công của FPT.
Nhiều cán bộ của FPT Telecom đã giành được những chứng chỉ quốc tế như
CCNA, CCNP, CCIE về mạng của CISCO, các chứng chỉ quốc tế về các thể
hệ máy chủ MINI RS/6000, AS/400, SUN, HP…
- Thương hiệu nổi tiếng
Là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông
tin ở Việt Nam, FPT Telecom được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ
Internet có chính sách dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam. Hiện FPT chiếm 30%
thị phần Internet tại Việt Nam.
FPT nỗ lực làm chủ công nghệ trên mọi lĩnh vực hoạt dodọng và đã đạt được
hàng nghìn chứng chỉ công nghệ quốc tế quan trọng của các tập đoàn công
nghệ hàng đầu thế thế giới. Đây là nền tảng vững chắc, giúp FPT không
ngừng tạo nên những giá trị gia tăng hiệu quả cho khách hàng và người tiêu
dùng.
4.2. Weaknesses
Bên cạnh những điểm mạnh, FPT cũng có những điểm yếu cần phải khắc
phục.
Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của FPT có thể được kể
đến như sau:
- Đầu tư chưa hiệu quả
Một điểm yếu của FPT đó là đầu tư chưa hiệu quả, bị phân bổ nhiều và chưa
hợp lý.
Trong lĩnh vực viễn thông mà chủ chốt là cung cấp dịch vụ Internet, thì 3 đại
gia là FPT Telecom, Viettel Telecom và VNPT chiếm hơn 95% thị phần
trong nước. Trong đó thì Viettel là một đối thủ đáng gờm, đang dần vượt
qua VNPT và sắp tới là FPT, trong khi đó FPT Telecom đang phải thu hẹp
các hoạt động khó đem lại lợi nhuận và bỏ qua các khách hàng tiềm năng
chính của mình
- Dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Do phải tối ưu hóa ở mức tối đa việc thuê băng thông đường truyền đi quốc
tế, khách hàng của FPT thường không được hưởng dịch vụ giống như quảng
cáo,
4.3. Cơ hội (Opportunities)
Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, FPT có thể nắm bắt một số
những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như
sau:
- Lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển
Lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của FPT – lĩnh vực công nghệ thông tin và
viễn thông là một lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển và hiện tại trong nước
tương đối ít đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện là quốc gia đứng trong danh sách Top 20 quốc
gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm và dịch vụ trên thế giới, có nhiều
khả năng phát triển mạnh ra thị trường quốc tế.
- Cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế
Việt Nam gia nhập WTO mở ra cơ hội mới cho tập đoàn FPT xâm nhập thị
trường quốc tế. Các hàng rào thuế quan đang được xóa bỏ, cơ sở hạ tànga
thông tin đang được phát triển mạnh mẽ.

4.4. Thách thức (Threats)


Bên cạnh cơ hội thì FPT cũng cần đối mặt với một số thách thức. Các thách
thức chính trong phân tích SWOT của FPT có thể được liệt kê như sau:
- Mức độ cạnh tranh cao
Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm cho việc cạnh tranh của FPT không
chỉ dừng ở các công ty trong nước. Tăng trưởng nhanh chóng hướng tới tự
do hóa và toàn cầu hóa các dịch vụ, kết hợp với sự chậm chạp trong cải tổ
bưu chính đã tạo ra sự cạnh tranh mãnh liệt trong lĩnh vực riêng về thị
trường bưu chính cho cả quốc gia và quốc tế
- Rủi ro hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Rủi ro trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoàng tài chính có những tác động tiêu cực tới sự phát triển của thị trường
công nghệ thông tin toàn cầu. Cụ thể, các thị trường phần mềm và dịch vụ
trên thế giới – nơi tiêu thụ các sản phẩm, giải pháp ứng dụng CNTT – sẽ bị
ảnh hưởng theo hướng thu hẹp quy mô và sức tiêu thụ
Vì vậy, những tác động xấu đến thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu,
gia công phần mềm trong nước không thể tránh khỏi, đặc biệt là FPT có thị
phần ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản…

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CỦA


DOANH NGHIỆP
1. Mô hình P-O-E của FPT
1.1. Paid Media

You might also like