You are on page 1of 2

PHÒNG GDĐT NHA TRANG BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC

TRƯỜNG THCS ÂU CƠ Môn: HÓA HỌC – Lớp 9 (Tuần 3)


 

Câu 1. Trong công nghiệp, người ta điều chế lưu huỳnh đioxit theo phương pháp nào:
A. Đốt lưu huỳnh trong không khí B. Cho muối sunfit tác dụng với axit
C. Đốt quặng pirit sắt D. Đốt lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt
Câu 2. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về tính chất của axit?
A. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
B. Dung dịch axit tác dụng được với mọi kim loại và giải phóng khí H2.
C. Axit tác dụng được với bazơ tạo thành muối và nước.
D. Axit chỉ tác dụng được với các oxit bazơ tan được trong nước.
Câu 3. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc cần phải làm như thế nào?
A. Rót từ từ axit đặc vào nước rồi khuấy đều.
B. Rót từ từ nước vào axit đặc rồi khuấy đều.
C. Đổ nhanh axit đặc vào nước rồi khuấy đều.
D. Đổ nhanh nước vào axit đặc rồi khuấy đều.
Câu 4. Sục khí SO2 vào một cốc nước cất, sau đó nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch
thu được thấy giấy quỳ tím
A. chuyển sang màu xanh. B. chuyển sang màu đỏ.
C. không đổi màu. D. mất màu.
Câu 5. Khí cacbon monooxit có lẫn các tạp chất là khí cacbonic (CO2) và khí sunfurơ (SO2),
để loại bỏ các tạp chất này người ta dẫn khí qua:
A. nước vôi trong dư. B. dung dịch HCl
C. dung dịch H2SO4 loãng dư D. dung dịch muối ăn dư
Câu 6. Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua:
A. KOH rắn B. NaOH rắn
C. CaO D.H2SO4 đặc
Câu 7. Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là:
A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2. B. CaO, CuO, CO, N2O5.
C. CaO, Na2O, K2O, BaO. D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.
Câu 8. Nồng độ khí SO2 trong không khí tăng làm ảnh hưởng đến môi trường là do
A. làm tăng lượng mưa B. làm giảm lượng mưa
C. gây ra hiện tượng mưa axit D. tạo ra bụi
Câu 9. Tính khối lượng chất kết tủa thu được khi cho 4,9 gam axit sunfuric vào 200ml dung
dịch Bari clorua BaCl2 0,1M
A. 4,66 g B. 2,33 g C. 11,65 g D. 7,1 g
Câu 10. Cho 6,4 gam Cu phản ứng hết với axit sunfuric đặc nóng dư thì sinh ra bao nhiêu lít
khí SO2 (đktc)?
A. 1,12 lít B. 2,24 lít
C. 3,36 lít D. 4,48 lít
Câu 11. Sục 2,24 lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Dung dịch thu được sau
phản ứng chứa:
A. NaHCO3 B. Na2CO3
C. Na2CO3 và NaOH D. NaHCO3 và NaOH
Câu 12. Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất bột màu trắng gồm: Na2O, MgO, P2O5. Dùng thuốc
thử nào để nhận biết các chất trên?
A. Qùy tím và dung dịch HCl B. Nước và dung dịch NaCl
C. Kim loại Zn và dung dịch HCl D. Nước và giấy quì tím
Câu 13. Để nhận biết các dung dịch loãng, không màu chứa HCl, H 2SO4, Na2SO4 bị mất
nhãn, có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau?
A. Quỳ tím và dung dịch BaCl2 B. Quỳ tím và Cu
C. Dung dịch BaCl2 và Cu D. Mg và dung dịch Na2SO4
Câu 14. Một oxit của nitơ trong đó oxi chiếm 74,1% về khối lượng. Công thức của oxit là:
A. NO B. N2O3 C. NO2 D. N2O5
Câu 15. Cho a gam mỗi kim loại Fe, Zn và Al lần lượt vào ba cốc đựng cùng một khối
lượng axit HCl (ở cùng điều kiện). Hãy cho biết thể tích khí H 2 thu được từ kim loại nào là
nhiều nhất?
A. Al B. Zn C. Fe D. Zn và Al
Câu 16. Dẫn 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào X g dd KOH 5,6%. Để thu được muối KHCO3 duy
nhất thì X có giá trị là:
A. 75g B. 150 g C. 225 g D. 300 g
Câu 17. Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2.
Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
A. Muối NaCl B. Nước vôi trong
C. Dung dịch HCl D. dd NaNO3
Câu 18. Cho 100ml dd Ca(OH)2 0,1M vào 100ml dd HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau
phản ứng:
A. Làm quỳ tím hoá xanh B. Làm quỳ tím hoá đỏ
C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hidrô D. Không làm đổi màu quỳ tím
Câu 19. Cho 50 g CaCO3 vào dung dịch HCl dư thể tích CO2 thu được ở đktc là:
A. 11,2 lít B. 1,12 lít C. 2,24 lít D. 22,4 lít
Câu 20. Để sản xuất 200 tấn axit sunfuric thì khối lượng quặng pirit sắt (FeS 2) cần dùng là
(Biết hiệu suất quá trình phản ứng đạt 90%)
A. 100 tấn B. 120 tấn C. 122,4 tấn D. 136,05 tấn

You might also like