You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN HỌC KÌ I- SINH 9

Câu 1. Một đoạn mạch ARN có cấu trúc như sau:


–X–U–U–X–G–A–G–X–
Đoạn mạch nào dưới đây là mạch khuôn của đoạn gen đã tổng hợp ARN nói trên?
A. – X – A – X – A – G – X – T – G   
B. – G – A – A – G – X – T – X – G –
C. – G – A – A – G – X – U – X – G –
D. – X – T – T – X – G – A – G – X –
Câu 2. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả:
A. A + T = G + X
B. A = X, G = T
C.A+G=T+X
D. A + X + T = X + T + G
Câu 3. Một phân tử ADN có 10 chu kì xoắn, thì tổng số nuclêôtit của phân tử

A . 200. B. 100. C. 50. D. 20
Câu 4. NST mang gen và tự nhân đôi vì nó chứa?
A. Prôtêin và AND C. AND
B. Protêin D. Chứa gen
Câu 5. Loại ARN nào sau đây có chức năng trực tiếp truyền đạt thông tin di
truyền:
A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. mARN và tARN.
Câu 6. Cấu trúc không gian của phân tử ADNcó đặc điểm:
A. 1 chuỗi xoắn đơn, xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải
B. 1 chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải
C. 2 chuỗi xoắn đơn, xoắn đều quanh 1 trục từ phải sang trái
D. 2 chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh 1 trục từ phải sang trái
Câu 7. Chức năng của gen là:
A. lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
B. tham gia vào các cấu trúc của màng tế bào
C. chứa đựng năng lượng cho các hoạt động của tế bào
D. trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
Câu 8. Đơn phân của ARN là:
A. axit amin. B. nucleotit. C. glucô. D. ribôzơ (đường 5C).
Câu 9. ADN được duy trì tính ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế?
A. Nguyên phân. C. Giảm phân.
B. Nhân đôi. D. Di truyền.
Câu 10. Chức năng của tARN là?
A. Vận chuyển axitamin tương ứng tới nơi tổng hợp protein
B. Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc protein cần tổng hợp
C. Thành phần cấu tạo của riboxom.
D. Tham gia cấu trúc của NST.
Câu 11: Bản chất hoá học của gen là:
A. Axit nucleic. C. Bazơ nitric.
B. ADN. D. Protein.
Câu 12. Một ADN tái bản 3 lần. Số ADN con được tạo ra là:
A. 2.     B. 3.     C. 8.     D. 16
Câu 13. Protein có mấy bậc cấu trúc?
A. 1.     B. 2.     C. 3.     D. 4.
Câu 14. Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng nào dưới đây là đúng?
A. ADN → ARN → protein → tính trạng.
B. Gen → mARN → protein → tính trạng.
C. Gen → mARN → tính trạng.
D. Gen → ARN → protein → tính trạng.
Câu 15. mARN có vai trò gì trong mối quan hệ giữa gen và protein?
A. Gắn axit amin vào để tổng hợp protein.
t. B. Truyền đạt thông tin về cấu trúc của protein sắp được tổng hợp từ nhân
ra tế bào chấ
C. Chứa thông tin mã hoá các axit amin.
D. Cấu trúc nên riboxom tham gia vào tổng hợp protein.
Câu 16. Đột biến là những biến đổi xảy ra ở:
A. tế bào chất
B. nhân tế bào
C. NST và ADN
D. phân tử ARN
Câu 17. Mức độ đột biến gen xảy ra ở
A. toàn bộ phân tử AND
B. một cặp Nucleotit
C. một hay một số cặp nucleotit
D. hai cặp ncleotit
Câu 18. Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình
A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. Khi ở trạng thái đồng hợp tử
Câu 19. Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
C. Đột biến gen là nguyên nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
Câu 20. Nội dung nào sau đây không đúng?
A. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong
việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
B. Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
C. Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen sẽ được biểu hiện ngay kiểu
hình và gọi là thể đột biến.
    D. Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu
tính.
Câu 21. Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là
A. có hại cho cá thể.
B. có lợi cho cá thể.
C. làm cho cá thể có ưu thế so với bố, mẹ.
D. không có hại cũng không có lợi cho cá thể.
Câu 22. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một
cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ
A. giảm 1. B. giảm 2. C. tăng 1. D. tăng 2.
Câu 23. Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là:
A. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
B. mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
C. mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn
D. mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn
Câu 24. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là:
A. do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào
B. do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh
C. hiện tượng tự nhân đôi của NST
D. sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào
Câu 25. Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người?
A. Mất đoạn đầu trên NST số 21
B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23
C. Đảo đoạn trên NST giới tính X
D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23
Câu 26. Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia ?
A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân
tinh bột.
B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.
C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt.
D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.
Câu 27. Đột biến số lượng NST bao gồm:
A. lặp đoạn và đảo đoạn NST
B. đột biến dị bội và chuyển đoạn NST
C. đột biến đa bội và mất đoạn NST
D. đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST
Câu 28. Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST
trong tế bào sinh dưỡng bằng:
̉ ̉ ̉̉ ̉
A. 1̉6 B. 21 C. 28 D.35
Câu 29. Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là:
A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST
Câu 30. Thường biến là:
A. sự biến đổi xảy ra trên NST .
B. sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền.
C. sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN.
D. sự biến đổi kiểu của cùng một kiểu gen
Câu 31. Biểu hiện dưới đây là của thường biến?
A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21.
B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người.
C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X.
D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường
Câu 32. Thường biến xảy ra mang tính chất?
A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định.
B. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau.
C. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
D.Chỉ đôi lúc mới di truyền.
Câu 33. Yếu tố "Giống" trong sản xuất nông nghiệp tương đương với:
A. kiểu hình. B. kiểu gen. C. năng suất. D. môi trường.
Câu 34. Thể dị bội là:
A. cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay
đổi về số lượng
B. cơ thể trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n
C. cơ thể bị biến đổi không giống ban đầu
D. Cơ thể phát triển theo hướng có lợi cho bản thân sinh vật.
Câu 35. Thường biến thuộc loại biến dị không di truyền vì
A. phát sinh trong đời sống của cá thể.
B. không biến đổi kiểu gen.
C. do tác động của môi trường.
D. không biến đổi các mô, cơ quan
Câu 36. Mức phản ứng là
A. giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen)
trước môi trường khác nhau.
B. giới hạn của một kiểu hình trước môi trường khác nhau.
C. mức độ biểu hiện khác nhau của kiểu hình trước môi trường.
D. mức độ biểu hiện của kiểu gen.
Câu 37. Ví dụ về mức phản ứng?
A. Tắc kè hoa trên lá cây da có hoa văn màu xanh lá cây, trên đá có màu của
rêu đá.
B. Nổi da gà khi trời lạnh.
C. Bệnh mù màu.
D. Ở thỏ, tại đầu mút cơ thể có màu lông đen, những vị trí khác có màu
trắng
Câu 38. Người ta đã ứng dụng đột biến đa bội vào
A. tạo giống cây trồng cho cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao, tạo quả
không hạt.
B. bảo tồn nguồn gen quý.
C. tạo giống cây thu hoạch được sớm.
D. gây chết hàng loạt các loài có hại.
Câu 39. Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST của thể ba nhiễm?
A. 9.     B. 10.      C. 7.     D. 6.
Câu 40. Nếu cho hai loại giao tử n + 1 và n thụ tinh với nhau, hợp tử sẽ phát
triển thành thể
A. một nhiễm.
B. hai nhiễm.
C. ba nhiễm.
D. không nhiễm.

You might also like