Chương 2cg

You might also like

You are on page 1of 3

Chương 2: Tiềm năng du lịch chăm sóc sức khỏe tại Cần Giờ

2.1. Đánh giá chung về tiềm năng du lịch chăm sóc sức khỏe tại Cần Giờ
Với vị trí và điều kiện tự nhiên, Cần Giờ rất có tiềm năng để phát triển loại hình
du lịch chăm sóc sức khỏe. Cần Giờ có hơn 33.000 ha rừng ngập mặn, có hệ sinh thái đa
dạng và cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh
quyển thế giới. Cần Giờ cũng là huyện duy nhất của TP.HCM tiếp giáp biển, hơn 22.000
ha diện tích sông ngòi với hệ thống sông ngòi chằng chịt đem lại cho Cần Giờ lợi thế
phát triển các ngành nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, sản
xuất muối, gắn với các dịch vụ du lịch sinh thái sông, biển và nghỉ dưỡng.

Các chuyên gia đã xác định Cần Giờ là một kho tài nguyên quý báu của TP.HCM.
Rừng Sác ngoài ý nghĩa là “lá phổi xanh” còn có ý nghĩa quan trọng là khai thác các giá
trị về cảnh quan, hệ sinh thái ngập mặn nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của TP.
Không chỉ là điểm đến để tham quan, du lịch sinh thái mà Cần Giờ còn là điểm đến du
lịch nghỉ dưỡng theo 2 hướng: nghỉ dưỡng biển và nghỉ dưỡng trong rừng.

2.2. Các tiềm năng cụ thể để phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe tại Cần
Giờ
2.2.1. Cần Giờ có có vị trí thuận lợi để phát triển và giá cả các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe rẻ.
Huyện Cần Giờ là một huyện lỵ khá đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh khi có
ranh giới địa lý giáp biển. Trải qua thời gian phát triển dài, vùng đất này đã được khai
sinh thêm lần nữa nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, văn hóa và xã hội.  

Huyện Cần Giờ tọa lạc ở phía Đông Nam của TP.HCM. Mặc dù nằm tách biệt với
nhiều địa phương phụ cận, nhưng các mặt bên của vùng vẫn tiếp giáp với nhiều điểm
trọng yếu như: Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía
Tây giáp tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang; phía Bắc giáp huyện Nhà Bè là cửa ngõ vào
trung tâm TP HCM; phía Nam giáp biển Đông.

2.2.2. Cần Giờ có khu dự trữ sinh quyển có giá trị để phát triển các sản phẩm du
lịch chăm sóc sức khỏe
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài
động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn
của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. UNESCO đã công nhận đây
là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21/1/2000 với hệ động thực vật đa dạng độc
đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng
điểm quốc gia Việt Nam.

Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung
gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh
thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với
ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với
trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài
thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.

Về thực vật: nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi –
bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v… và các loại nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá,
ráng, v.v… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia
sp.; đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ăn quả.

Về động vật: khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá
trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có
vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè, kỳ đà nước,
trăn đất, trăn gấm, rắn cạp nong, rắn hổ mang, rắn hổ chúa, cá sấu hoa cà… Khu hệ chim
có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không
phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.

Giữ vững vai trò ‘lá phổi xanh’

Bên cạnh là nơi sinh sống, cung cấp thức ăn của nhiều loài động thực vật quý hiếm, rừng
ngập mặn Cần Giờ cũng đóng vai trò là "lá phổi xanh" của Sài Gòn. Chức năng của "lá
phổi" này là làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng
nguồn sông Ðồng Nai – Sài Gòn để ra biển Ðông. 

Khu rừng đóng vai trò làm sạch không khí, nước thải từ thành phố, khu sản xuất công
nghiệp. Đồng thời trả lại môi trường trong lành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho
TP.HCM và các tỉnh lân cận. Phối hợp hài hòa giữa hoạt động khám phá truyền thống và
chăm sóc sức khỏe, trị liệu… khu dự trữ sinh quyển đã mang lại cho du khách những
giây phút lắng đọng, xua tan mệt mỏi và khôi phục lại năng lượng, niềm cảm hứng.
2.2.3. Cần Giờ có lợi thế về biển để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe
Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với biển, có bờ
biển dài 23km, hơn 22.000ha diện tích sông ngòi. Hệ thống sông ngòi chằng chịt, đem lại
cho Cần Giờ lợi thế phát triển các ngành nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản, sản xuất
nông nghiệp, sản xuất muối, gắn với các dịch vụ du lịch sinh thái sông, biển và nghỉ
dưỡng.

Do đó, Rừng Sác ngoài ý nghĩa là “lá phổi xanh” còn có ý nghĩa quan trọng là khai thác
các giá trị về cảnh quan, hệ sinh thái ngập mặn nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch
của TP. Không chỉ là điểm đến để tham quan, du lịch sinh thái mà Cần Giờ còn là điểm
đến du lịch nghỉ dưỡng theo 2 hướng: nghỉ dưỡng biển và nghỉ dưỡng trong rừng.

2.2.4. Cần Giờ có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú có thể kết hợp giữa du lịch
và chăm sóc sức khỏe

You might also like