You are on page 1of 3

1.

Bất động sản là nhu cầu tất yếu của người dân, do đó luôn có sự thu hút
của cá Nhà đầu tư, vậy tại sao nhóm bạn nghĩ không nên đầu tư vào bất
động sản đặc biệt là cổ phiếu VinHomes trong thời điểm này?
Theo như nhóm mình đã đề cập lúc đầu, vì tình hình dịch bệnh Covid
như hiện nay, nhu cầu BDS trong gai đoạn đang bị pha loãng, nhu cầu suy
giảm, đồng thời nếu trong thời gian tới VN có thể vượt qua đại dịch nhanh
thì người dân cũng đã trải qua thời kì kinh tế vô cùng khó khăn và điều kiện
tài chính sẽ bị giảm, nhu cầu suy giảm, khoong có thu nhập ổn định trong
thời gian dài và không có nhiều nguồn tích lũy để đi đầu tư các tài sản có giá
trị lớm. Do đó nguồn cầu BDS dự báo trong thời gian tới sẽ giảm nên rất khó
để nói rằng thị trường BDS sẽ hồi phục nhanh trong thời gian tới.
2. Tại sao Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của Vinhomes lại
âm liên tục 3 năm từ 2018-2020? Qua đó nhận định chất lượng hoạt
động của VHM?
Theo như nhóm đã cập nhật trong phần phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
thì:
Năm 2018, NICF ở mức âm -17.841.951 do VHM chi rất nhiều cho hoạt
động đầu tư, cho vay vào các đơn vị khác.
Năm 2019, trong năm doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh chi đầu tư, cho
vay vào các đơn vị khác và đặc biệt chi mạnh vào việc mua sắm, xây dựng
TSCĐ và các tài sản dài hạn khác để mở rộng quy mô sản xuất làm cho
NICF vẫn ở mức âm
(-27.319.777 )thậm chí có xu hướng giảm so với năm trước.
Năm 2020, NICF có xu hướng tăng nhẹ so với 2019 (-22.419.597), trong
đó tiền chi cho vay giảm mạnh mà đây lại là khoản mục ghi nhận số âm
đồng thời tiền thu hồi cho vay cũng có sự sụt giảm.
Qua đó chứng tỏ chất lượng hoạt động của doanh nghiệp khá tốt, lợi
nhuận ghi nhận tăng chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp
đang đầu tư mở rộng kinh doanh sản xuất và tự chủ hơn về mặt tài chính. 
3. Một số rủi ro đối với các nhà đầu tư khi đầu tư vào dự án bất động sản
– Chủ đầu tư nhỏ chưa có uy tín, dự án trên giấy, không có ngân hàng bảo lãnh.
– Không đủ vốn để triển khai, dự án dừng nửa chừng; tiến độ không bảo đảm, bán
sản phẩm cho nhiều người.
– Chất lượng công trình kém, không làm như thiết kế ban đầu, thiếu tiện ích…
– Hạ tầng xung quanh mãi chỉ là quy hoạch, khả năng sinh lợi kém.
– Rủi ro đến từ điều kiện tự nhiên
4. Tuy nhu cầu mua nhà ở tiếp tục tăng trưởng với nhu cầu duy trì ở mức cao
nhưng thị trường bất động sản hạn chế nguồn cung dẫn đến hình thành mặt
bằng giá mới
Hai năm gần đây, thị trường bất động sản phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn
cung trầm trọng. Nguyên nhân chính là do quỹ đất phát triển nhà ở tại các đô thị
lớn hạn chế, chi phí tài chính về đất tăng cao, thời gian cấp phép dự án kéo dài.
Đặc biệt, các cuộc thanh, kiểm tra pháp lý các dự án đã được cấp phép kéo dài
khiến cho nguồn cung mới bị siết chặt. Đây cũng chính là yếu tố đẩy giá nhà đất tại
nhiều tỉnh thành tăng cục bộ.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp bất động sản, việc tiếp cận đất đai hiện nay
rất khó khăn khiến số lượng dự án bất động sản được cấp mới giảm 80%. Vì vậy,
giá đất nền tại một số địa phương đã tăng cao, thậm chí xuất hiện một số dự án
không đủ cơ sở pháp lý nhưng vẫn giao dịch, mua bán.
Theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, năm 2020, kinh tế suy
giảm, nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng, hoạt đô ̣ng đầu tư thua lỗ nên nhiều nhà
đầu tư đã rút vốn khỏi ngành kinh doanh truyền thống, để chuyển dòng vốn hướng
vào bất động sản. Điều này đã làm tăng hơn khoảng 30% lực cầu đầu tư trong thị
trường bất động sản.
Cùng với đó, việc khan hiếm nguồn cung trong khi cầu tăng là nguyên nhân chính
khiến giá bất động sản tăng mạnh. Do đó, dẫn đến nhiều hạn chế đối với các nhà
đầu tư bất động sản dài hạn khi có quá nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị
trường.

You might also like