You are on page 1of 5

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT VẬT LÝ 9 HK1

1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn :
- Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó: . I1 U1
=
- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một I2 U2
đường thẳng đi qua gốc tọa độ .

2. Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm .


U
• Điện trở của một dây dẫn được xác định bằng công thức : R = .
I
• Khi nhiệt độ thay đổi ít, điện trở dây dẫn xem như là không đổi.
• Điện trở dây dẫn cho biết mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
• Đơn vị của điện trở là Ohm (  ). 1k  = 1000  ; 1M  = 1000 000 
• Trong mạch điện điện trở được kí hiệu là :
• Phát biểu Định luật Ohm :
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện
trở của dây .
U
Hệ thức của định luật : I= . Trong đó : I (A); U (V) và R (  )
R
3. Đoạn mạch mắc nối tiếp :
• Trong đoạn mạch mắc nối tiếp , cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm :
I = I1 = I2 = . . . .= In
• Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối
tiếp bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành
phần :
U = U1 + U2 + …. + Un
• Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp bằng tổng các điện trở thành phần
Rtd = R1 + R2 + . . . + Rn
• Trong đoạn mạch mắc nối tiếp , hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó
U1 R
= 1
U2 R2
4. Đoạn mạch song song :
• Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng các
cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ :
I = I1 + I2 + …+ In
• Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu
điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ :
U = U1 = U2 = . . . = Un
• Điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính theo công thức :
1 1 1 1
= + + ...... +
Rtd R1 R2 Rn
• Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song , cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với
I 1 R2
điện trở đó: =
I 2 R1

5. Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Điện trở của một đọan dây dẫn phụ thuộc vào 3 yếu tố :
❖ Chiều dài dây dẫn đó l Tiết diện dây dẫn đó S . Vật liệu làm dây dẫn đó 
1
ON TAP VAT LY9 HK1
6. Điện trở suất của vật liêu làm dây dẫn.
• Điện trở suất :
Điện trở suất của một vật liệu có trị số bằng điện trở của một đọan dây dẫn hình trụ, làm bằng vât liệu đó có
chiều dài 1m và có tiết diện 1m2.
Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.
• Kí hiệu :  (rô)
• Đơn vị :  .m
• VD : Điện trở suất của Đồng là  = 1,7. 10-8  .m. Số đó có nghĩa là một đọan dây dẫn hình trụ làm bằng
Đồng, có chiều dài 1m, có tiết diện 1m2 thì điện trở là 1,7. 10-8  .

7. Sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài của dây.
• Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một lọai vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài
của dây.
R1 l1
• Hệ thức : = .
R2 l 2
Trong đó : R1 là điện trở của dây thứ nhất, l1 là chiều dài của dây thứ nhất
R2 là điện trở của dây thứ hai, l2 là chiều dài của dây thứ hai

8. Sự phụ thuộc của điện trở dây dần vào tiết diện của dây.
• Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một lọai vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện
của dây.
R1 S 2
• Hệ thức : =
R2 S1
Trong đó : R1 là điện trở của dây thứ nhất, S1 là tiết diện của dây thứ nhất

R2 là điện trở của dây thứ hai, S2 là tiết diện của dây thứ hai
9. Sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn (điện trở suất).
• Điện trở của dây dẫn tì lệ thuận với chiều dài dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn và phụ thuộc vào
vật liệu làm dây dẫn.
l
• Hệ thức : R =  .
S
Trong đó : R là điện trở của dây dẫn (  )
S là tiết diện của dây dẫn (m2)
 là điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn. (  .m)
Lưu ý: 1m2 = 106 mm2 ; 1mm2 = 10-6 m2.

10. Biến trở là gì?


❖ Biến trở là điện trở có thể thay đổi được trị số .
11. Biến trở dùng để làm gì?
❖ Biến trở được dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
❖ Biến trở chiết áp có thể điều chỉnh Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng
cụ điện, từ đó điều chỉnh cường độ dòng điện qua dụng cụ đó.
12. Công suất điện :
❖ Số oat ghi trên một dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó , nghĩa là công suất điện của dụng
cụ này khi nó hoạt động bình thường.
Ví dụ : Trên một bóng đèn có ghi ( 220v – 100w )
Số ghi trên đèn có nghĩa là : Đèn hoạt động bình thường với hiệu điện thế U=Uđm= 220v (hđt định mức ), khi đó
đèn tiêu thụ công suất bằng công suất định mức là 100w
2
ON TAP VAT LY9 HK1
❖ Công thức tính công suất điện : P = U.I
Trong đó : P Công suất điện (W)
U Hiệu điện thế (V)
I Cường độ dòng điện (A)
❖ Đơn vị của công suất : 1W = 1.V.A; 1kW= 1000W; 1MW= 1000 000W
2
U
❖ Trong trường hợp mạch điện có điện Trở R thì : P =U.I= = R.I 2
R
13. Điện năng – Công của dòng điện
❖ Dòng điện có năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng . Năng lượng của dòng điện được
gọi là điện năng .
VD : Khi dòng điện chạy qua quạt điện thì nó thực hiện công làm quạt quay.
Khi dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn thì làm cho dây tóc nóng đến nhiệt độ cao và phát sáng.

❖ Công của dòng điện :


Công của dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đọan mạch đó tiêu thụ để chuyển
hóa thành các dạng năng lượng khác.
A = P.t = U.I.t
Trong đó :
A : là công của dòng điện , đơn vị là jun (J).
P : là công suất của dòng điện , đơn vị là oat (W)
t : là thời gian dòng điện thực hiện công , đơn vị là giây (s)
Đơn vị : 1J = 1W.s = 1V.A.s .
Trong trường hợp công suất đo bằng kW, thời gian đo bằng h thì công của dòng điện đo bằng kW.h
1kWh = 3 600 000 Ws = 3 600 000 J

❖ Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. Trong trường hợp điện năng được chuyển hóa thành
năng lượng khác trong đó có năng lượng có ích và năng lượng vô ích thì: Tỉ số giữa phần điện năng chuyển hóa
thành dạng năng lượng có ích với tòan bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.
Ai Ai
H= =
Atp Ai + Ahp
Trong đó : Ai là phần điện năng được chuyển hóa thành năng lượng có ích.
Atp là phần điện năng tiêu thụ.
Ahp là phần điện năng hao phí.
❖ Trong thực tế, lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện . Mỗi số đếm của công tơ điện tương ứng
1kWh và 1kWh= 3 600 000 J
14. Định luật Jun-Len-Xơ
❖ Phát biểu định luật :
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện , với
điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua :
❖ Hệ thức của định luật : Q = I2.R.t
Trong đó :
Q : là nhiệt lượng tỏa ra , đơn vị là jun (J)
R : là điện trở dây dẫn , đơn vị là ôm ()
t : là thời gian dòng điện chạy qua điện trở , đơn vị là giây (s).
❖ Q còn có thể tính bằng đơn vị : calo (cal) . 1J = 0,24 cal.
❖ Nếu đo nhiệt lượng Q bằng đơn vị cal thì hệ thức của định luật Jun-Len-Xơ là : Q = 0,24. I2.R.t .
Qthu m.c.(t2 − t1 )
❖ Hiệu suất của bếp đun dùng điện : H = =
QToa I 2 .R.t
3
ON TAP VAT LY9 HK1
15. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện :
❖ Cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện , nhất là với mạng điện dân dụng vì mạng
điện này có hiệu điện thế 220V và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng .
❖ Cần lựa chọn và sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp và chỉ sử dụng chúng trong thời gian
cần thiết .
16. Các lợi ích của việc tiết kiệm điện :
❖ Tiết kiệm chi tiêu cho gia đình
❖ Các thiết bị điện sử dụng lâu bền hơn
❖ Chừa phần điện năng tiết kiệm cho sản suất
❖ Giảm bớt xây dựng và vận hành các nhà máy điện, từ đó giảm bớt tác hại đến môi trường do nhà máy điên gây
ra.
17. Từ tính của nam châm.
❖ Thanh nam châm hay kim nam châm tự do khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Bắc-Nam. Cực chỉ hướng Bắc
được gọi là từ cực Bắc (North) cực luôn chỉ hướng nam gọi là từ cực
Nam (South).
❖ Ngòai sắt thép, nam châm còn hút được Niken, Coban, Gađôlini …
các kim lọai này là những vật liệu từ.
❖ Nam châm không hút Đồng, Nhôm và các kim lọai không thuộc vật
liệu từ.
18. Tương tác giữa hai nam châm :
Khi đưa hai cực của hai nam châm lại gần nhau thì :
❖ Chúng hút nhau nếu các cực khác tên.
❖ Chúng đẩy nhau nếu các cực cùng tên.
19. Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường
a. Lực từ :
❖ Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây lực tác dụng lên kim nam châm đặt gần
nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.
❖ Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm đặt gần nó gọi là lực từ.
b. Từ trường :
❖ Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong
nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.
❖ Cách nhận biết từ trường: Để nhận biết một không gian nào đó có từ trường hay không thì ta đưa kim nam châm
vào vùng cần xác định. Nếu kim nam châm chịu tác dụng của lực từ thì nơi đó có từ trường.
20. Từ phổ của nam châm :
Môi trường xung quanh nam châm là từ trường. Để có hình ảnh trực quan về từ trường xung quanh nam châm, người ta rắc
đều các mạt sắt xung quanh một thanh nam châm thì thấy rằng các mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực
này sang cực kia của nam châm (xem hình bên). Càng ra xa nam châm thì những đường này càng thưa dần.
❖ Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ, Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ
trường
❖ Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu.
21. Đường sức từ của nam châm :
❖ Đường sức từ cho phép ta biểu diễn từ trường.
❖ Để xác định chiều của đường sức từ, người
ta sắp các kim nam châm dọc theo một
đường sức từ và quan sát sự sắp xếp của các
kim nam châm dưới tác dụng của từ trường.
Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo
một đường sức từ. cực Bắc của kin này nối với cực Nam của kim kia.
❖ Mỗi đường sức tư có chiều xác định.Bên ngòai thanh nam châm,các đường sức từ có chiều đi ra Cực từ Bắc và đi
vào Cực từ Nam của nam châm.

4
ON TAP VAT LY9 HK1
❖ Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.

23. Từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua:


❖ Phần từ phổ ở bên trên ống dây có dòng điện chạy qua rất giống từ phổ bên ngòai
thanh nam châm.
❖ Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín. Bên
trong lòng ống dây có các đường sức từ được sắp xếp gần như song song với nhau.
❖ Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai cực từ. Đầu có các đường sức từ đi ra là cực từ Bắc (N), đầu
có các đường sức từ đi vào là cực từ nam (S)
24. Quy tắc nắm tay phải :
”Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện
chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái chõai ra chỉ chiều của đường sức từ trong
lòng ống dây”

25. Sự nhiễm từ của sắt thép :


❖ Các vật liệu sắt, thép và các vật liệu từ như niken, coban…đặt trong từ trường thì đều bị nhiễm từ.
❖ Trong điều kiện như nhau, sau khi nhiễm từ thì sắt non không giữ được từ tính còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.
26. Nam châm điện :
❖ Cấu tạo : gồm một ống dây, bên trong có lõi sắt non.
❖ Khi có dòng điện chạy qua, ống dây có lõi sắt trở thành nam
châm.
Khi ngắt dòng điện thì ống dây có lõi sắt non mất hế từ tính.
❖ Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng
cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây, hoặc tăng số
vòng dây của ống dây.
27. Ứng dụng của nam châm :
Nam châm được ứng dụng rất rộng rãi trong thực tế, như được dùng để
chế tạo loa điện, rơle điện từ, hệ thống chuông báo động, cần cẩu dùng
nam châm điện v.v…

5
ON TAP VAT LY9 HK1

You might also like