You are on page 1of 4

ANhà giáo LÊ THU LAN

Thạc sỹ Văn Học


Giảng viên cao cấp
Email: thulanle2020@gmail.com
ĐT: 0913 512 088

VĂN TƯ DUY – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ VÀ VĂN CHƯƠNG
QUÊ HƯƠNG
(Tế Hanh)

Nguồn tư liệu: Văn bản, hình ảnh, ngâm thơ, lời bình (https://www.thivien.net/)

Câu 1: Vì sao nói Tế Hanh là nhà thơ của quê hương?


Gợi ý:
*Thơ viết về quê hương của Tế Hanh như cây cau trước sân nhà thỉnh thoảng lại trổ một mùi hương làm ta
ngây ngất.
+ Ông sinh ra ở một làng chài ven biển nơi có con sông Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) bao quanh lượn vòng ôm lấy làng
biển quê ông trước khi đổ ra biển.
+ Ngay từ những sáng tác đầu tay, hồn thơ lãng mạn của Tế Hanh đã gắn bó tha thiết với làng quê như “Quê hương”,
“Lời con đường quê”, “Một làng thương nhớ”. Sau này thơ Tế Hanh mở rộng về nhiều đề tài nhưng ông được biết
đến nhiều nhất vẫn là những bài thơ viết về miền biển thân yêu của mình. Mảng thơ thành công nhất của Tế Hanh là
những bài thơ viết về quê hương miền Nam đau thương anh dũng như “Nhớ con sông quê hương”, “Mặt quê
hương”.
+ “Quê hương” là một sáng tác đầu tay thành công nhất của Tế Hanh. Bài thơ được trao giải Ba cuộc thi của báo Tự lực
văn đoàn năm 1939 và được in trong tập thơ Hoa niên.
*Thơ viết về quê hương của Tế Hanh rất hay, giàu sức truyền cảm, với những hình ảnh bay bổng, lãng mạn, rất
có hồn.
+ Như nhà phê bình văn học Hoài Thanh trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” đã nhận xét: “Tôi thấy Tế Hanh là một
người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy
cả những nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc,
không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con
đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái
thế giới của những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mệt mỏi say sưa của con thuyền lúc trở về bến,
nỗi khổ đau chất chứa trên những toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường … Nhưng Tế
Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết”.
*Đúng như vậy. Nếu không có một tình cảm yêu thương gắn bó thật sâu nặng với cuộc đời, với cuộc sống lao động của
cái làng chài ven biển và những người dân làng chài quê hương thì nhà thơ không thể có những cảm nhận tinh tế sâu
sắc, những hình ảnh đầy sức sáng tạo và những câu thơ xuất thần đến như vậy.
Tư liệu của thơ Tế Hanh viết về quê hương:
Tôi, con đường nhỏ chạy lang thang,
Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng.
Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng,
Hương đồng quyến rũ hát lên vang.
(Lời con đường quê - 1939)
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng


Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
(Nhớ con sông quê hương – 1956)

Câu 2: Sưu tầm, chép lại những câu thơ, bài thơ hay viết về đề tài quê hương (Gợi ý: Quê hương - Giang Nam, Mẹ
Tơm – Tố Hữu, Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Việt Bắc – Tố Hữu, Quê hương – Đỗ Trung Quân…).
Câu 3: Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Hãy viết một văn bản khoảng 2/3 trang giấy thi để làm rõ nhận định trên

You might also like