You are on page 1of 56

Chương 3:

TOÅNG HÔÏP THOÁNG KEÂ

Giảng viên
Đỗ Nguyễn Thị Mỹ Dung

1
CHƯƠNG 3 - TỔNG HỢP THỐNG KÊ
I. SẮP XẾP SỐ LIỆU VÀ TỔNG HỢP THỐNG KÊ
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
1. Khái niệm phân tổ thống kê
2. Các loại và phương pháp phân tổ
2.1. Phân tổ theo một tiêu thức (phân tổ giản đơn)
2.1.1. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính (phi lượng hóa)
2.1.2. Phân tổ theo tiêu thức lượng hóa
a. Phân tổ không có khoảng cách (trường hợp đơn giản)
b. Phân tổ có khoảng cách (trường hợp phức tạp)
c. Phân tổ có khoảng cách mở
2.2. Phân tổ theo nhiều tiêu thức
2.2.1. Phân tổ kết hợp
2.2.2. Phân tổ liên hệ
2.3. Phân tổ lại
3. Bảng thống kê
2
4. Đồ thị thống kê
CHƯƠNG 3 - TỔNG HỢP THỐNG KÊ
I. SẮP XẾP SỐ LIỆU VÀ TỔNG HỢP THỐNG KÊ
Sắp xếp số liệu và tổng hợp thống kê là quá
trình tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống
hoá một cách khoa học các tài liệu thu thập
được trong điều tra thống kê.
→ Nhằm bước đầu đưa các đặc trưng riêng
biệt trên từng đơn vị thành đặc trưng chung của
tổng thể, qua đó làm cơ sở cho công tác phân tích
và dự đoán thống kê.

3
I. SẮP XẾP SỐ LIỆU VÀ TỔNG HỢP THỐNG KÊ

• Quá trình tổng hợp thống kê có thể thực hiện theo 3


bước:
✓ Bước 1: Kiểm tra tất cả các tài liệu dùng vào tổng hợp.

✓ Bước 2: Căn cứ vào các tài liệu để thiết kế các chỉ tiêu
phân tổ và các chỉ tiêu giải thích theo yêu cầu nghiên
cứu.

✓ Bước 3: Sắp xếp và tổng hợp các tài liệu vào các bảng,
biểu thích hợp.
4
I. SẮP XẾP SỐ LIỆU VÀ TỔNG HỢP THỐNG KÊ

Việc vận dụng hình thức tổng hợp nào là tùy vào
yêu cầu, mục đích nghiên cứu.
Tuy nhiên, những tài liệu thống kê đã được tổng
hợp và tính toán cần phải được trình bày một cách rõ
ràng, sao cho dễ quan sát và thuận tiện cho việc sử
dụng trong phân tích và dự đoán thống kê.
Các phương pháp trình bày thường được dùng là
bảng thống kê và đồ thị thống kê.

5
I. SẮP XẾP SỐ LIỆU VÀ TỔNG HỢP THỐNG KÊ
Khi tổng hợp, tùy theo số đơn vị điều tra hay lượng
tài liệu nhiều hay ít mà ta có thể lựa chọn cách sắp xếp số
liệu thống kê cho thích hợp.
✓ Trong trường hợp số đơn vị điều tra hay lượng tài liệu
ít ta có thể lựa chọn phương pháp đơn giản, nghĩa là sắp
xếp tài liệu theo một trật tự nào đó (tăng hoặc giảm dần,
theo vần, hoặc theo một trật tự quy định sẵn,...).
✓ Trong trường hợp số đơn vị điều tra hay lượng tài liệu
lớn, việc sử dụng phương pháp đơn giản sẽ gặp nhiều khó
khăn. Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu cần phải có
phương pháp sắp xếp hợp lý, khoa học, được dùng phổ biến
và hiệu quả nhất là phương pháp phân tổ thống kê.
6
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

1. Khái niệm phân tổ thống kê


Phân tổ thống kê là một phương pháp thường
dùng trong công tác tổng hợp thống kê. Trên cơ sở căn
cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó được lựa
chọn, để phân chia các đơn vị của tổng thể thành các tổ
(hoặc các tiểu tổ) có tính chất khác nhau (nhưng các
đơn vị trong cùng một tổ sẽ có tính chất giống nhau
hoặc gần giống nhau), qua đó giúp cho việc hệ thống
hóa các tài liệu thống kê một cách khoa học, nhằm đáp
ứng các yêu cầu của phân tích và dự đoán thống kê.

7
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

Kết quả của quá trình phân tổ thường là một dãy


số biểu thị sự phân bố các đơn vị trong tổng thể được
gọi là dãy số phân phối (dãy số thuộc tính hoặc dãy số
lượng biến). Một dãy số phân phối có 2 bộ phận là
lượng biến và tần số phân phối.
Tần số phân phối (gọi tắt là tần số) là số đơn
vị của từng tổ. Khi số đơn vị của từng tổ trong tổng thể
được thể hiện dưới dạng tỷ trọng gọi là tần suất.

8
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

Kết quả của phân tổ thống kê cho phép khảo


sát được các đặc trưng phân phối của các đơn vị tổng
thể, để từ đó giúp ta rút ra được các kết luận về tính
quy luật thống kê.
Mặt khác phân tổ thống kê còn cho phép
nghiên cứu hiện tượng trên cơ sở kết hợp giữa cái
riêng và cái chung, qua đó giúp tìm hiểu các loại hình
tồn tại trong hiện tượng, các bộ phận cấu thành và
mối liên hệ giữa chúng.

9
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

Ví dụ: Có tài liệu điều tra được về tình hình công nhân sản
xuất của một tổ SX ở phân xưởng X của xí nghiệp Y vào quý 2 năm
2012 như sau

Teân coâng nhaân saûn xuaát A B C D E F G H

Baäc thôï 4 4 3 5 3 4 3 5

Soá SP SX trong quyù 45 47 42 54 40 46 38 56


(caùi)

10
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

Töø caùc soá lieäu treân neáu choïn tay ngheà laøm tieâu thöùc phaân
toå ta coù theå toång hôïp laïi theo caùc chæ tieâu sau:
Phaân toå theo Soá Tyû troïng Toång soá Möùc Sx
baäc thôï CN CNSX CNSX SPSX Bquaân ngöôøi
(ngöôøi) (%) (caùi) (caùi/ngöôøi)

3 3 37,5 120 40
4 3 37,5 138 46
5 2 25,0 110 55
Coäng 8 100 368 46
11
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
✓ Qua bảng tổng hợp trên ta thấy mỗi chỉ tiêu nghiên cứu
đều mang lại những ý nghĩa nhất định. Ví dụ khi nghiên
cứu chỉ tiêu tỷ trọng số CNSX theo từng bậc tay nghề cho
phép ta nhận thức về đặc trưng phân phối của tổng thể.
Hoặc thông qua việc so sánh giữa mức sản xuất bình
quân CNSX theo từng bậc tay nghề và của chung toàn XN
giúp ta có những nhận thức kết hợp giữa cái riêng và cái
chung.
✓ Cuối cùng khi nghiên cứu sự biến động giữa bậc thợ CN
và mức SX bình quân ta thấy có mối liên hệ tỷ lệ thuận
với nhau.
✓ Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà lãnh đạo có những
biện pháp quản lý thích hợp để nâng cao hiệu quả 12 hoạt
động.
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
2. Các loại và phương pháp phân tổ
Tiến trình phân tổ thường được thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Chọn tiêu thức phân tổ: Là việc lựa chọn một
(hoặc một số) tiêu thức của đơn vị tổng thể làm căn cứ để tiến
hành phân tổ thống kê.
Tuy nhiên do mỗi đơn vị tổng thể có nhiều tiêu thức khác
nhau, mỗi tiêu thức sẽ cho một ý nghĩa khác nhau khi nhận thức
về bản chất của hiện tượng. Vì vậy khi tiến hành phân tổ trước
hết cần phải lựa chọn tiêu thức phân tổ thật chính xác.
Muốn chọn được tiêu thức phân tổ thật chính xác, cần
phải dựa vào phân tích lý luận để chọn ra tiêu thức bản chất
nhất thỏa mãn được mục đích và yêu cầu nghiên cứu, đồng thời
phải căn cứ vào những điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng
13
để chọn ra các tiêu thức phân tổ thích hợp.
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
Bước 2: Xác định số tổ và phạm vi biến thiên của từng
tổ
Là việc phân chia các đơn vị của tổng thể ra thành
từng tổ, mỗi tổ có những khoảng cách nhất định, dựa trên
cơ sở các căn cứ hợp lý. Tùy vào tính chất của tiêu thức và
đặc điểm của hiện tượng ta có thể lựa chọn số tổ nhiều hay
ít, các tổ có thể có hoặc không có khoảng cách, khoảng cách
giữa các tổ có thể đều hoặc không đều. Tuy nhiên để giúp
cho việc nhận thức một cách đầy đủ về hiện tượng, khi tiến
hành phân tổ cần lưu ý tránh không nên chia số tổ quá nhỏ
hoặc quá lớn.

14
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
Bước 3: Lựa chọn các chỉ tiêu giải thích và sắp xếp các
đơn vị vào các tổ tương ứng
Là việc lựa chọn các chỉ tiêu và sắp xếp các đơn vị vào
các tổ sao cho phù hợp với lý luận nhận thức về hiện
tượng nghiên cứu và đáp ứng được các mục đích yêu cầu
của phân tích thống kê.Trong đó cần lưu ý đến mối quan
hệ giữa các chỉ tiêu giải thích và tiêu thức phân tổ cũng
như mối quan hệ giữa các chỉ tiêu giải thích với nhau.

15
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
2.1. Phân tổ theo một tiêu thức (phân tổ giản đơn)
Phân tổ theo một tiêu thức là việc lựa chọn một tiêu
thức của đơn vị tổng thể làm căn cứ để phân chia tổng thể
thành các tổ khác nhau. Sau khi chọn được tiêu thức phân
tổ, việc tiếp theo là xác định xem cần phân chia các đơn vị
thành mấy tổ.
Việc xác định số tổ phụ thuộc vào từng loại tiêu thức
phân tổ.
Trong thực tế phân tổ theo tiêu thức số lượng và
thuộc tính thường được sử dụng phổ biến.

16
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

2.1.1. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính (phi lượng


hóa)
Theo tiêu thức này, sự khác nhau giữa các tổ được
biểu hiện bằng sự khác nhau giữa các loại hình (về mặt
tính chất), tùy vào số lượng loại hình của tổng thể và mục
đích nghiên cứu ta có cách phân tổ khác nhau.

17
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
2.1.1. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính (phi lượng
hóa)
Nếu tổng thể bao gồm ít loại hình, thì cứ mỗi loại
hình ta sẽ phân thành một tổ.
Ví dụ: khi tổng hợp tài liệu điều tra dân số, nếu
phân tổ theo giới tính ta có thể phân thành hai tổ: Nam,
Nữ; hoặc theo dân tộc (người Kinh, người thiểu số)

18
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
2.1.1. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính (phi lượng
hóa)
Nếu tổng thể bao gồm nhiều loại hình, nếu mỗi loại
hình đều được phân thành một tổ như trên sẽ gây khó
khăn cho việc quan sát, phân tích. Vì vậy, để giúp khái
quát hóa các đặc điểm khác nhau giữa các tổ, ta có thể
ghép một số loại hình có tính chất hoặc công dụng giống
nhau hoặc gần giống nhau vào thành một tổ (thường được
quy định thống nhất bằng văn bản).
Ví dụ: khi điều tra về dân số theo khả năng lao động
có thể phân thành: trong tuổi, chưa đến tuổi lao động, quá
tuổi lao động.
19
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
2.1.2. Phân tổ theo tiêu thức lượng hóa
Theo tiêu thức này, sự khác nhau giữa các tổ có thể
đo lường được,biểu hiện qua sự khác nhau về trị số lượng
biến hoặc khoảng trị số lượng biến của tiêu thức.
Căn cứ vào phạm vi biến thiên của lượng biến ta có
3 cách phân tổ sau:
a. Phân tổ không có khoảng cách (trường hợp đơn
giản)
b. Phân tổ có khoảng cách (trường hợp phức tạp)
c. Phân tổ có khoảng cách mở

20
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
2.1.2. Phân tổ theo tiêu thức lượng hóa
a. Phân tổ không có khoảng cách (trường hợp đơn
giản)
Trong trường hợp số lượng lượng biến của tiêu
thức phân tổ ít và lượng biến biến thiên (chênh lệch về
lượng giữa các đơn vị) không nhiều, tức lượng biến biến
thiên trong phạm vi hẹp và rời rạc, thì cứ ứng với mỗi
lượng biến ta xếp thành một tổ.
Ví dụ: khi khảo sát về số CN trong một phân xưởng
gồm các ngành: rèn, tiện, lắp ráp. Ta có thể tổng hợp số
liệu chọn tiêu thức là các ngành và xếp thành 3 tổ.
21
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
2.1.2. Phân tổ theo tiêu thức lượng hóa
b. Phân tổ có khoảng cách ( trường hợp phức tạp)
Trong trường hợp lượng biến của tiêu thức biến
thiên nhiều và số lượng lượng biến của tiêu thức lớn, ta
phải tiến hành ghép tổ, giữa các tổ phải có sự khác nhau
về tính chất. Ngoài ra khi phân tổ cần phải chú ý đến mối
liên hệ của cả mặt lượng và chất giữa các tổ (để đảm bảo
quy luật lượng - chất)

22
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
→ Điều này làm cho mỗi tổ sẽ bao gồm một số lượng
biến, hay có một khoảng lượng biến nhất định gọi là
khoảng cách tổ, trong đó:
✓Giới hạn trên của tổ là trị số lớn nhất của lượng
biến;
✓Giới hạn dưới của tổ là trị số nhỏ nhất của lượng
biến.
✓Chênh lệch giữa 2 giới hạn này của tổ gọi là trị số
khoảng cách tổ hay gọi là độ rộng của tổ.
Tùy vào độ rộng của mỗi tổ có thể phân tổ theo 2 cách
đều nhau hoặc không đều nhau.
23
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
b.1. Phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau :
Được áp dụng khi lượng biến của tiêu thức biến
thiên tương đối đều đặn, cách phân tổ này tạo điều kiện
thuận tiện cho việc trình bày số liệu bằng đồ thị và việc
ứng dụng các phương pháp phân tích (nhất là toán học),
hoặc khi cần so sánh để tìm hiểu đặc trưng phân phối (có
thể so sánh trực tiếp bằng tần số phân phối). Tuy nhiên,
việc xác định số tổ cụ thể và sắp xếp các đơn vị vào từng
tổ còn tùy thuộc vào tính chất từng loại lượng biến liên
tục hay rời rạc.

24
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
* Đối với lượng biến biến thiên liên tục:
Là loại lượng biến mà các trị số của nó lấp kín một
khoảng.
Ví dụ như năng suất lao động, chi phí đơn vị sản phẩm.
Đặc điểm của loại lượng biến này là 2 tổ liền nhau sẽ có
một giới hạn trùng nhau, tức giới hạn trên của tổ trước sẽ
bằng giới hạn dưới của tổ sau.
Do đó khi xếp các đơn vị vào các tổ, các đơn vị nào mà có
lượng biến bằng giới hạn chung này, thì theo quy ước sẽ
được xếp vào tổ kế tiếp.
Kết quả phân tổ là một dãy số phân phối với lượng biến
liên tục. 25
Caùch xaùc ñònh trò soá khoaûng caùch toå :
Neáu goïi :
xmax : Laø trò soá löôïng bieán lôùn nhaát cuûa tieâu thöùc phaân toå
xmin : Laø trò soá löôïng bieán nhoû nhaát cuûa tieâu thöùc phaân toå
n : Laø soá toå ñònh phaân
Ta coù coâng thöùc xaùc ñònh khoaûng caùch toå nhö sau :

x max − x min
h=
n
Chú ý: số tổ định phân n được xác định chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu của những hiện tượng
tương ứng và đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu
26
Ví duï: Keát quaû ñieàu tra tình hình NSLÑ cuûa CN ôû moät
DN nhö sau: Möùc NSLÑ cao nhaát laø 82 trieäu ñoàng, thaáp
nhaát laø 42 trieäu ñoàng. Neáu döï ñònh chia thaønh 4 toå, ta coù
trò soá khoaûng caùch toå laø: 82 − 42
h= = 10
4
Caên cöù vaøo keát quaû toång hôïp ta coù :
Phaân toå theoNSLÑ(tr.ñ) SoáCN(ngöôøi) Tyû troïng SoáCN(%)
(löôïng bieán) (taàn soá) (taàn suaát)
42-52 50 25
52-62 76 38
62-72 42 21
72-82 32 16
Coäng 200 100 27
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
* Đối với lượng biến biến thiên rời rạc:
Là loại lượng biến chỉ nhận một số hữu hạn và có thể
đếm được các trị số tách rời nhau. Ví dụ: Số CN, số người,
số sản phẩm. Loại lượng biến này có đặc điểm là giữa các tổ
không có giới hạn trùng nhau. Vì vậy đơn vị có lượng biến
thuộc tổ nào sẽ được xếp vào tổ đó và giới hạn dưới của tổ
sau luôn bằng giới hạn trên của tổ trước cộng thêm một
đơn vị. Kết quả phân tổ là một dãy số phân phối với lượng
biến rời rạc.
• Cách xác định trị số khoảng cách tổ:

(x max − x min ) − (n − 1)
h= 28

n
Ví dụ: Kết quả điều tra về chất lượng sản phẩm (chấm theo
thang điểm 10), lựa chọn 500 SP X của DN Y, người ta thu
được SP có điểm số cao nhất là 10, thấp nhất là 3. Nếu dự
định chia thành 4 tổ, ta có trị số khoảng cách tổ là:
(10 − 3) − (4 − 1)
h= =1
4
Caên cöù vaøo keát quaû toång hôïp ta phaân toå nhö sau :
Phaân toå theo Soá SP Tyû troïng chaát
Ñieåm chaát löôïng SP (caùi) löôïng SP
3-4 40 8
5-6 60 12
7-8 150 30
9-10 250 50
29
Coäng 500 100
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
b.2. Phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau:
Được áp dụng khi lượng biến của tiêu thức biến
thiên không đều đặn hoặc khi mục đích nghiên cứu chỉ
nhằm đánh giá hiện tượng về quy mô, mức độ theo các
loại, theo các tiêu chuẩn đã đặt ra.
Ví dụ:
Phân tổ các DN theo tiêu thức Vốn SX-KD, số CN,…
để đánh giá quy mô SX lớn, nhỏ hoặc vừa.
Phân tổ SP SX ra theo tiêu thức trọng lượng,chiều
dài,… để đánh giá SX SP đúng quy cách hay không.

30
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
c. Phân tổ có khoảng cách mở :
Là phân tổ mà trong đó tổ đầu tiên không có giới
hạn dưới và tổ cuối cùng không có giới hạn trên, còn các
tổ còn lại có thể có khoảng cách tổ đều hoặc không đều.
Phân tổ mở thường được sử dụng để tập hợp thêm
các trị số lượng biến đột biến có độ phân tán cao, trong
khi vẫn đảm bảo được số tổ quan sát ở mức vừa phải.

31
Ví dụ: Khi điều tra về thu nhập bình quân đầu người của
50.000 người ở địa phương X năm 2010, ta nhận thấy
người có mức thu nhập cao nhất là 30 triệu đồng, thấp
nhất là 1,2 triệu đồng. Trong đó số dân có mức thu nhập
2tr.đ một tháng và từ 10tr.đ một tháng trở lên lại chiếm rất
ít và có độ phân tán cao, dựa trên đặc điểm này có thể phân
tổ như sau:
Phaân toå theo thu nhaäp Soá daân Tyû troïng thu nhaäp
(tr.ñoàng) (ngöôøi) cuûa ñòa phöông
(%)
Döôùùi 2 1.700 3,4
2-5 25.600 51,2
5-10 21.900 43,8
Treân 10 800 1,6
Coäng 50.000 100 32
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
2.2. Phân tổ theo nhiều tiêu thức
2.2.1. Phân tổ kết hợp: Là phân tổ dựa trên cơ sở
kết hợp nhiều tiêu thức khác nhau, nhằm đáp ứng được các
yêu cầu mục đích nghiên cứu. Trong đó các tiêu thức được
chọn sẽ được sắp xếp theo thứ tự: thứ nhất, thứ hai... Tiêu
thức sau chỉ được thực hiện dựa trên cơ sở tiêu thức trước
đã được phân tổ xong.
Để tránh trường hợp các thông tin bị chia quá nhỏ
vào các tổ và tiểu tổ, hoặc quy mô bảng phân tổ quá lớn gây
khó khăn cho việc quan sát rút ra kết luận từ kết quả phân
tổ, khi phân tổ chỉ nên lựa chọn theo 2 hoặc 3 tiêu thức
không nên lạm dụng quá nhiều. Trong thực tế cách phân tổ
này thường được áp dụng nhiều, đặc biệt trong các cuộc 33
điều tra chuyên môn hoặc tổng điều tra dân số.
Ví dụ: Khi nghiên cứu cơ cấu nhân sự của DN X năm 2010
ta có thể kết hợp ba tiêu thức: tính chất lao động, giới tính,
trình độ văn hóa.
Phaân toå theo Soá CB Chia theo trình ñoä vaên hoùa
tính chaát vaø CNV Trung Cao Ñaïi Treân
giôùi tính hoïc ñaúng hoïc ÑH
1.Giaùn tieáp 80 15 25 34 6
-Nam 52 0 18 30 4
-Nöõ 28 15 7 4 2
2-Tröïc tieáp 320 240 60 18 2
-Nam 250 200 35 13 2
-Nöõ 70 40 25 5 0
Coäng 400 255 85 52 8
34
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
2.2.2. Phân tổ liên hệ: là việc lập ra một số tổ nhằm để tìm
hiểu tính chất và hình thức của mối liên hệ giữa các tiêu
thức, thể hiện khi có một sự thay đổi trị số ở một tiêu thức
này sẽ dẫn đến sự thay đổi trị số ở các tiêu thức kia theo
một quy luật nhất định.
Tuy nhiên để lựa chọn được các tiêu thức có liên hệ
với nhau, cần phải dựa vào sự hiểu biết và phân tích lý luận
về hiện tượng nghiên cứu.
Có 2 loại tiêu thức liên hệ:
✓ Tiêu thức nguyên nhân là các tiêu thức gây ảnh hưởng
✓ Tiêu thức kết quả là các tiêu thức chịu ảnh hưởng.
35
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

Khi tiến hành phân tổ, trước tiên phải sử dụng các
tiêu thức nguyên nhân để hình thành các tổ, sau đó mới
dùng tiêu thức kết quả để tính toán trị số bình quân ở
từng tổ.
Khi quan sát sự biến thiên trị số của các tiêu thức
trong phân tổ liên hệ, sẽ giúp ta nhận thức thêm về tính
chất và hình thức của mối liên hệ giữa chúng.
Điều đó rất có ý nghĩa đối với công tác quản lý kinh
tế xã hội, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các
phương án đầu tư trong hoạt động kinh doanh.

36
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

Ví dụ: Khi nghiên cứu hiệu quả đầu tư trong quá


trình SX, ta thấy có những mối quan hệ giữa NSLĐ và mức
độ cơ giới hoá. Thực tế cho thấy phân tổ liên hệ có thể
được vận dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu
thức hơn nữa, chú ý trong đó chỉ có một tiêu thức kết
quả,còn lại là các tiêu thức nguyên nhân nhưng được sắp
xếp theo thứ tự.

37
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
2.2. Phân tổ lại: là việc lập ra các tổ mới trên cơ sở các tổ
cũ đã được hình thành từ trước, nhằm đáp ứng mục đích
nào đó của quá trình nghiên cứu thống kê.
Trong quá trình nghiên cứu thống kê, thực tế cho
thấy có những trường hợp cần thiết tiến hành phân tổ lại
các tài liệu thống kê đã được phân tổ xong như: Khi phải so
sánh giữa các tài liệu không có sự thống nhất với nhau về
số tổ và khoảng cách tổ, hoặc đối với các tài liệu bị phân
thành quá nhiều tổ nhỏ, mà các tổ này lại không nêu lên
được sự khác nhau về chất, không phân biệt được giữa các
loại hình KT-XH hoặc khi phát hiện sự phân tổ của các tài
liệu cũ chưa được hợp lý, chưa phản ánh đúng đắn tình
hình thực tế của các hiện tượng KT-XH. 38
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

Chú ý:
Khi tiến hành phân tổ lại có thể vẫn sử dụng các tiêu
thức phân tổ cũ.
Trường hợp muốn so sánh một vài phân tổ cũ với
nhau, có thể lấy một trong những phân tổ cũ làm chuẩn,
còn các tổ khác được phân tổ lại cho phù hợp.
Cũng có trường hợp tất cả các phân tổ cũ đều không
phù hợp, không thoả mãn mục đích yêu cầu nghiên cứu thì
phải được phân tổ lại tất cả theo mẫu thống nhất.

39
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
3. Bảng thống kê
Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu
thống kê, một cách có hệ thống hợp lý và rõ ràng, tạo điều
kiện dễ dàng cho việc so sánh, đối chiếu và phân tích theo
các phương pháp khác nhau nhằm nêu lên bản chất của
hiện tượng nghiên cứu. Do mỗi con số trong bảng thống kê
đều mang nội dung cụ thể, rõ ràng, nên việc sử dụng bảng
thống kê để chứng minh, trình bày vấn đề nghiên cứu
thường sẽ ngắn gọn, sinh động và có sức thuyết phục cao
hơn văn viết.

40
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
Bảng thống kê được cấu thành như sau:
Về nội dung: Bảng thống kê gồm có 2 phần: chủ đề
và giải thích
✓ Phần chủ đề: Nêu lên các bộ phận của tổng thể
nghiên cứu được trình bày trong bảng (như các đơn vị,
địa phương, loại hình, các tổ hoặc thời gian nghiên cứu
khác nhau của hiện tượng)
✓ Phần giải thích: Gồm các chỉ tiêu giải thích về các
đặc điểm của đối tượng nghiên cứu hay giải thích phần
chủ đề của bảng.
Về hình thức: Mỗi bảng thống kê đều có nhiều tiêu
thức,các hàng ngang, cột dọc và các con số thống kê. Trong
41
đó:
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
✓ Phần tiêu đề của bảng: phản ánh nội dung của bảng và
của từng chi tiết trong bảng gồm:
▪ Tiêu đề chung là tên gọi chung của bảng thống kê phản
ánh nội dung nghiên cứu, được viết ngắn gọn, dễ hiểu và
được đặt ở phía trên đầu của bảng.
▪ Các tiêu thức nhỏ (hay các tiêu mục) là tên riêng của
mỗi hàng, mỗi cột đó.
✓ Các hàng ngang và cột dọc: phản ánh quy mô của bảng
thống kê, các con số thống kê được ghi vào các ô của bảng,
mỗi con số phản ánh một đặc trưng về mặt lượng của hiện
tượng nghiên cứu. Mỗi ô được đánh số thứ tự để tiện cho
việc sử dụng và trình bày vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra khi
tổng hợp ta có thể ghi số tổng cộng ở đầu hoặc cuối các hàng
42
và cột.
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

Ví duï: Sô ñoà caáu thaønh cuûa baûng thoáng keâ:

Teân baûng thoáng keâ (Tieâu ñeà chung)


Phaàn giaûi thích Caùc chæ tieâu giaûi thích Toång
soá
1 2 3 ---- n
Phaàn chuû ñeà
Teân chuû ñeà (teân caùc haøng)

Toång soá

43
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
Có nhiều cách trình bày bảng thống kê khác nhau,
nếu căn cứ vào kết cấu phần chủ đề ta có thể chia ra làm ba
loại bảng thống kê sau:
Bảng giản đơn: Là loại bảng thống kê mà phần chủ
đề không phân tổ, chỉ sắp xếp các đơn vị tổng thể theo một
trình tự nào đó (tên gọi, mức độ..) theo tên địa phương,
vùng hoặc theo thời gian nghiên cứu.

44
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

Ví duï: Baûng thoáng keâ keát quaû SX cuûa coâng ty X


naêm 2011
Phaân xöôûng Soá CN Giaù trò saûn löôïng Naêng suaát lao ñoäng
saûn xuaát (ngöôøi) (tr.ñ) (tr.ñ)

1 2 3
Reøn 21 735 35
Tieän 24 960 40
Laép raùp 35 1.750 50
Coäng 80 3.445 43,0625
45
✓ Bảng phân tổ: Là loại bảng mà trong đó đối tượng
nghiên cứu trong phần chủ đề được phân chia thành các
tổ theo một hay một số tiêu thức nào đó.

Ví duï: Baûng thoáng keâ keát quaû SX theo quy moâ voán kinh
doanh cuûa tænh X naêm 2011
Quy moâ VKD Soá XN Soá CNV Bq GTSX Bq ngöôøi
(tr.ñ) (ngöôøi) (tr.ñ/ngöôøi )

≤ 500 8 65 124,5
501-800 12 86 115,4
801-1.100 24 64 110,6
1101-1.400 36 72 134,5
≥1.400 10 100 182,7
Coäng 90 387 132,8
46
Bảng kết hợp: Là loại bảng thống kê mà trong đó
đối tượng nghiên cứu ở phần chủ đề và phần giải thích
cũng được phân tổ theo một hay một số tiêu thưc kết hợp
với nhau.
Ví duï: Baûng thoáng keâ tình hình NSLÑ cuûa moät DN

NSLÑ Soá CN Chia theo phaân xöôûng


(tr.ñ) (ngöôøi) I II III

10-15 220 50 70 100


15-25 450 140 160 150
25-35 250 70 85 95
35-45 80 30 25 25
Coäng 1.000 290 340 370
47
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
Khi xây dựng bảng thống kê cần chú ý các yêu cầu
sau :
✓ Quy mô bảng thống kê nên vừa phải, khi có quá
nhiều tiêu thức cần phân tổ hoặc quá nhiều chỉ tiêu giải
thích thì nên tách ra xây dựng một số bảng thống kê
khác.
✓ Các tiêu đề, tiêu mục trong bảng thống kê phải được
ghi thật chính xác, đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu.
✓ Các chỉ tiêu giải thích trong bảng thống kê cần được
sắp xếp theo thứ tự hợp lý, phù hợp với mục đích nghiên
cứu. Các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau nên sắp xếp gần
nhau.
48
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

✓ Cách ghi các ký hiệu vào bảng thống kê: các ô


trong bảng thống kê được dùng để ghi các con số thống
kê, khi ô không có số liệu thì sử dụng một số ký hiệu
quy ước sau:
+ Ký hiệu (-) biểu hiện hiện tượng không có số liệu.
+ Ký hiệu (- -) biểu hiện số liệu còn thiếu sẽ bổ sung.
+ Ký hiệu (x) biểu hiện hiện tượng không có liên
quan, nếu viết số liệu sẽ vô nghĩa.

49
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

✓ Phải ghi đơn vị tính cho từng chỉ tiêu.


+ Nếu tất cả các số trong bảng có cùng đơn vị tính,
thì sẽ được ghi chung ở đầu bảng.
+ Nếu các chỉ tiêu có đơn vị tính khác nhau thì đơn vị
tính ghi ngay dưới tiêu mục.
✓ Dưới bảng thống kê cần ghi rõ nguồn tài liệu sử dụng
và các chi tiết cần thiết mà không thể hiện được trong
bảng thống kê.

50
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

4. Đồ thị thống kê
Đồ thị thống kê là các hình vẽ, đường nét hình học,
được sử dụng để mô tả sự biến động có tính quy ước về các
số liệu thống kê. Thông qua việc sử dụng những con số
kết hợp với hình vẽ, đường nét, màu sắc để trình bày và
phân tích các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng, đồng
thời nêu lên một cách khái quát các đặc điểm về kết cấu,
mối liên hệ, quan he so sánh, xu hướng biến động của hiện
tượng nghiên cứu, nhằm giúp chúng ta nhận thức một cách
trực quan và dễ dàng.

51
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

* Dựa theo nội dung phản ánh của đồ thị thống


kê, ta có
+ Đồ thị kết cấu
+ Đồ thị phát triển

52
Ví duï: Ñoà thò thoáng keâ bieåu dieãn quaù trình SX SXP
qua caùc naêm cuûa moät DN

90
80
70
60
50
40 Soá SPSX
30
20
10
0
2008 2009 2010 2011 53
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

* Dựa theo hình thức biểu hiện, ta có:


+ Biểu đồ hình cột
+ Biểu đồ diện tích
+ Biểu đồ tượng hình

54
Ví duï: Bieåu ñoà ñieàu tra veà tình hình SX cuûa caùc DN
thuoäc coâng ty X qua caùc naêm :

90
80
70
60
50 DN A
40 DN B
30 DN C
20
10
0
2008 2009 2010 2011 55
Ví duï : Bieåu ñoà keát caáu khoái löôïng saûn phaåm caùc
phaân xöôûng cuûa doanh nghieäp X

23% 15%
17% FX1
45% FX2
FX 3
Fx 4

56

You might also like