You are on page 1of 10

TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP MODBUS CỦA PLC OMRON CP1L VỚI

BIẾN TẦN YASKAWA V1000

1. Tổng quan về truyền thông modbus

MODBUS là một phương tiện truyền thông với nhiều thiết bị thông qua một
cặp dây xoắn đơn. Ban đầu, nó hoạt động trên RS232, nhưng sau đó nó sử dụng cho cả
RS485 để đạt tốc độ cao hơn, khoảng cách dài hơn, và mạng đa điểm (multi-drop)
MODBUS là một hệ thống “chủ - tớ”, “chủ” được kết nối với một hay nhiều
“tớ”. “Chủ” thường là một PLC, PC, DCS, hay RTU. “Tớ” MODBUS RTU thường là
các thiết bị hiện trường, tất cả được kết nối với mạng trong cấu hình multi-drop. Khi
một chủ MODBUS RTU muốn có thông tin từ thiết bị, chủ sẽ gửi một thông điệp về
dữ liệu cần, tóm tắt dò lỗi tới địa chỉ thiết bị. Mọi thiết bị khác trên mạng sẽ nhận
thông điệp này nhưng chỉ có thiết bị nào được chỉ định mới có phản ứng. 

Hình 1.1. Sơ đồ khối mạng truyền thông modbus

Các thiết bị trên mạng MODBUS không thể tạo ra kết nối; chúng chỉ có thể
phản ứng. Nói cách khác, chúng “lên tiếng” chỉ khi được “nói tới

Hình 1.2. Ảnh minh họa quá trình gửi, nhận dữ liệu

2. Thiết bị thực hành


Hình 1.3. Ảnh minh họa thiết bị thực hành

Chú thích:
+ (1): bộ kit thực hành gồm PLC omron CP1L, 1 màn hình LCD hãng omron,
biến tần yaskawa v1000, 1 động cơ xoay chiều kết nối với biến tần. Bộ thực hành (1)
này sẽ đóng vai trò làm trạm chủ trong nội dung thực hành mạng truyền thông
modbus.
+ (2), (3), (4): gồm các thiết bị tương tự giống bộ (1), và đóng vai trò là trạm
con (slave).
+ Các trạm được kết nối với nhau (dây màu trắng) theo chuẩn RS485.
Một số hình ảnh khác:
Hình 1.4. Ảnh thiết bị thực hành

3. Lập trình và chạy thử

3.1. Yêu cầu đặt ra

Sử dụng phần mềm CX-P lập trình cho PLC CP1L để:
+ Điều khiển theo thời gian 4 slaver
+ Đọc các thông số: dòng diện, điện áp, tần số trên DC Bus
3.2. Chương trình điều khiển

Để tối giản được chương trình không bị dài quá, thì em sử dụng thư viện do nhà
sản xuất cung cấp để tiến hành lập trình.
Để biết cách sử dụng thư viện thì click
chuột phải vào thư viện cần tìm hiểu và chọn FB
library Reference thì sẽ phần mềm sẽ mở một
cửa sổ help.
Các chức năng của thư viện:
+ INV002_Refresh: Đọc trạng thái biến
tần
+ INV032_MoveVelocityHz: Xuất ra một
tín hiệu chạy, hướng xoay và tốc độ đến biến tần.
+ INV060_Stop: Dừng biến tần với giảm tốc
+ INV201_ReadParameter: Đọc giá trị cài đặt của tham số được chỉ định.
Sau khi hiểu rõ được các chức năng của thư viện thì em tiến hành lập trình.
Chương trình điều khiển được em in ra file PDF có link:

NewPLC1-NewProgra
m1-inverter123.pdf

4. Kết quả thực hiện

Trước khi khởi chạy ta tiến hành đặt tần số cho các biến tần và em đã đặt lần
lượt là 50hz, 45hz,30hz và 20hz.
Quá trình khởi động sẽ theo thứ tự từ biến tần số 1 đến biến tần số 4 với khoảng
cách thời gian là 5 giây.

Đọc các thông số từ slaver:


- Biến tần 1:
+ Tần số ( tốc độ)

Ta thấy dữ liệu tốc độ đọc về của biến tần 1 dưới dạng hex là : 1388h. tuy nhiên
ta cần chuyển đổi về dạng cơ số 10 để thuận tiện cho việc đọc giá trị.
+ Điện áp:

Giá trị điện áp đọc được ở dạng hex là 68Eh. Ta cũng tiến hành quy đổi về cơ
số 10.

Điện áp đọc về là 167V.


+ Dòng điện :

Tương tự nhu biến tần 1, ta cũng đọc được thông sô của các biến tần còn lại
như sau:
- Biến tần 2:
+ Tần số:

 Quy đổi:

+ Điện áp:

 Quy đổi:

+ Dòng điện:
- Biến tần 3:
+ Tần số:

 Quy đổi:

+ Điện áp:

 Quy đổi:
+ Dòng điện:

- Biến tần 4:
+ Tần số:

 Quy đổi:
+ Điện áp:

 Quy đổi:

+ Dòng điện:

- Dừng hệ thống
Quá trình dừng hệ thống cũng lần lượt từ biến tần 1 đến 4 theo thời gian là 5
giây.
5. Kết luận

Với yêu cầu đặt ra là điều khiển theo thời gian 4 trạm và đọc các tham số giá trị
dòng điện, điện áp, tốc độ, thì em đã hoàn thành.
Sau khi thực hiện bài toán truyền thông modbus theo chuẩn kết nối RS485 thì
em đã biết cách lập trình và cài đặt để sao cho hệ thống hoạt động theo mong muốn đặt
ra. Và cũng nhận thấy kiểu truyền thông này thực hiện đấu nối khá đơn giản với 2 dây
tín hiệu và độ ổn định khá cao, rất ít nhiễu tác động. Tuy nhiên về phần lập trình thì
hơi khó tiếp cận, và ít các khối thư viện hỗi trợ nên từ đó dẫn tới hạn chế trong việc
chọn lựa thư viện để lập trình.

You might also like