You are on page 1of 6

CHƢƠNG 6: TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH VÀO THỊ TRƢỜNG

PHẦN 1 - ĐÚNG/SAI

Câu 1. Nếu giá cân bằng của xăng là 20.000 đồng mỗi lít và chính phủ đặt trần giá
xăng dầu của 25.000 đồng mỗi lít, kết quả sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt xăng dầu.
A. Đúng B. Sai
Câu 2. Một mức giá trần đặt dưới mức giá cân bằng gây ra trạng thái dư thừa.
A. Đúng B. Sai
Câu 3. Giá sàn đặt trên giá cân bằng là mức giá ràng buộc.
A.Đúng B. Sai
Câu 4. Tình trạng thiếu nhà ở gây ra bởi một chính sách kiểm soát tiền thuê nhà ràng
buộc có thể sẽ nghiêm trọng hơn trong dài hạn khi so với ngắn hạn.
A.Đúng B. Sai
Câu 5. Mức lương tối thiểu sẽ giúp tất cả các lao động thiếu niên bởi vì họ nhận được
mức lương cao hơn.
A. Đúng B. Sai
Câu 6. Một sự gia tăng 10 phần trăm trong mức lương tối thiểu nhiều khả năng làm
tăng tỷ lệ thất nghiệp với công nhân trẻ tuổi ít kinh nghiệm hơn so với công nhân lớn
tuổi nhiều kinh nghiệm.
A.Đúng B. Sai
Câu 7. Một mức giá trần không ràng buộc ở thời điểm hiện tại có thể gây ra sự thiếu
hụt trong tương lai nếu cầu tăng và đẩy giá cân bằng trên mức trần giá cố định.
A.Đúng B. Sai
Câu 8. Giá sàn trong một thị trường luôn luôn tạo ra trạng thái thặng dư trong thị
trường đó.
A. Đúng B. Sai
Câu 9. Nếu chính phủ đánh thuế 5000 đồng trên mỗi chai bia thì người tiêu dùng sẽ
luôn phải trả thêm đúng 5000 đồng cho mỗi chai bia họ mua.
A. Đúng B. Sai
Câu 10. Mức chịu thuế phần lớn sẽ rơi vào bên, cung/người sản xuất hay cầu/người
tiêu dùng, mà có độ có giản ít hơn.
A.Đúng B. Sai
Câu 11. Nếu thuốc trị bệnh là một nhu yếu phẩm, gánh nặng thuế đối với mặt hàng này
có thể sẽ rơi nhiều hơn vào những người mua thuốc.
A.Đúng B. Sai
Câu 12. Khi chúng ta sử dụng mô hình cung cầu để phân tích trường hợp đánh thuế
trực tiếp vào người mua, chúng ta thay đổi đường cầu theo hướng lên trên, xa góc tọa
độ.
A. Đúng B. Sai
Câu 13. Với cùng một mức bằng nhau, thuế đánh vào người mua có tác động tương
đương với thuế đánh vào người người bán.
A.Đúng B. Sai
Câu 14. Thuế tạo ra một cái nêm thuế giữa người mua và người bán. Điều này làm cho
giá thanh toán của người mua tăng, giá đã nhận được bởi người bán giảm, và lượng
hàng bán ra giảm.
A.Đúng B. Sai
Trang 1/6
Câu 15. Chính phủ có thể chọn để đặt gánh nặng của thuế đánh vào người mua trong
thị trường bằng cách thu thuế trực tiếp từ người mua.
A. Đúng B. Sai
Câu 16. Giả sử mức giá cân bằng thị trường của rượu là $100/chai. Nếu chính phủ quy
định mức giá mới là $120/chai thì mức giá này được gọi là mức giá trần có hiệu lực?
A. Đúng B. Sai
Câu 17. Giả sử gạo có giá trên thị trường là 15.000 đồng/kg. Nếu chính phủ quy định
mức giá gạo mới hợp pháp trên thị trường là 12.000 đồng/kg, thì mức giá này được gọi
là mức giá sàn có hiệu lực?
A. Đúng B. Sai
Câu 18. Chính sách giá sàn có hiệu lực gây ra một sự thiếu hụt hàng hóa trên thị
trường
A. Đúng B. Sai
Câu 19. Chính sách giá trần có hiệu lực gây ra một sự dư thừa hàng hóa trên thị trường
A. Đúng B. Sai
Câu 20. Chính sách thuế của chính phủ giúp tạo ra ngân sách thực hiện cho các phúc
lợi xã hội
A. Đúng B. Sai

PHẦN 2 - LỰA CHỌN - Chƣơng 6


Câu 21. Để mức giá trần ràng buộc trên thị trường, chính phủ phải đặt ra mức giá
A. cao hơn mức giá cân bằng. B. dưới mức giá cân bằng.
C. chính xác tại mức giá cân bằng. D. bất kỳ
Câu 22. Một mức giá trần ràng buộc tạo ra
A. thặng dư. B. một trạng thái cân bằng.
C. sự thiếu hụt. D. Tất cả đều có thể xảy ra
Câu 23. Giả sử giá cân bằng cho phòng trọ là 1.500.000 đồng/tháng và chính phủ áp
đặt kiểm soát tiền thuê 1.200.000 đồng/tháng. Điều nào sau đây là không thể xảy ra như
là kết quả của sự kiểm soát tiền thuê?
A. Chất lượng của các căn hộ sẽ được cải thiện.
B. Sẽ có một sự thiếu hụt nhà ở.
C. Chủ nhà có cơ hội để lựa chọn người thuê nhà tử tế.
D. Chủ nhà có thể phân biệt đối xử giữa những người thuê.
Câu 24. Giá sàn
A. xác định mức giá tốt nhất mà một hàng hóa được bán.
B. không là ràng buộc nếu nó được đặt trên giá cân bằng.
C. là mức giá tối thiểu theo luật định mà một hàng hóa có thể được bán ra.
D. là mức giá tối đa theo luật định mà một hàng hóa có thể được bán ra.
Câu 25. Khẳng định nào sau đây về một mức giá trần ràng buộc là đúng?
A. Tình trạng dư thừa được tạo ra bởi trần giá trong ngắn hạn lớn hơn trong dài hạn.
B. Tình trạng thiếu hụt được tạo ra bởi giá trần trong dài hạn lớn hơn trong ngắn hạn.
C. Tình trạng dư thừa được tạo ra bởi giá trần trong dài hơn lớn hơn trong ngắn hạn.
D. Tình trạng thiếu hụt được tạo ra bởi trần giá trong ngắn hạn lớn hơn trong dài hạn.
Câu 26. Bên nào trong thị trường có nhiều khả năng vận động chính phủ đặt ra một giá
sàn cho một hàng hóa/dịch vụ?
A. Người mua hàng
B. Người bán hàng
C. Cả người mua và người bán đều không mong muốn có mức giá sàn.
D. Cả người mua và người bán đều mong muốn có mức giá sàn.
Trang 2/6
Câu 27. Thặng dư do giá sàn ràng buộc sẽ được lớn nhất nếu
A. cung không co giãn và cầu là co giãn nhiều.
B. cầu không co giãn và cung co giãn nhiều.
C. cả cung và cầu đều co giãn ít.
D. cả cung và cầu đều co giãn nhiều.
Câu 28. Chính sách nào sau đây là một ví dụ về giá sàn?
A. Mức lương tối thiểu
B. Kểm soát tiền thuê nhà
C. Định mức giá xăng 20.000 đồng/lít khi giá cân bằng là 25.000 đồng/lít
D. Tất cả những câu trả lời là giá sàn.
Câu 29. Khẳng định nào sau đây là đúng nếu chính phủ đặt trần giá xăng 25.000
đồng/lít và giá cân bằng là 20.000 đồng/lít?
A. Sẽ có một thặng dư xăng.
B. Cung về xăng tăng có thể khiến mức giá trần trên trở nên ràng buộc.
C. Sẽ có một sự thiếu hụt của xăng.
D. Cầu về xăng tăng có thể khiến mức giá trần trên trở nên ràng buộc.
Câu 30. Những lao động nào sau đây sẽ có nhiều khả năng gặp khó khăn hơn để có
việc làm sau khi có chính sách tăng mức lương tối thiểu?
A. Chuyên gia có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm
B. Lao động trẻ ít kinh nghiệm.
C. Lao động trung niên nhiều kinh nghiệm
D. Tất cả ba đều khó như nhau.
Câu 31. Trong mô hình cung cầu, thuế đánh trực tiếp vào người mua hàng làm dịch
chuyển
A. đường cung sang bên trái hay lên trên.
B. đường cung sang bên phải hay xuống dưới.
C. đường cầu sang bên phải, ra xa góc tọa độ.
D. đường cầu sang bên trái, tiến gần góc tọa độ.
Câu 32. Trong mô hình cung cầu, thuế đánh trực tiếp vào người bán hàng làm dịch
chuyển
A. đường cungsang bên trái hay lên trên.
B. đường cầu sang bên trái, tiến gần góc tọa độ.
C. đường cầu sang bên phải, ra xa góc tọa độ.
D. đường cungsang bên phải hay xuống dưới.
Câu 33. Điều nào sau đây xảy ra khi thuế được đánh vào một hàng hóa?
A. Giảm giá mua, tăng giá bán, và tăng số lượng giao dịch
B. Tăng giá mua, giảm giá bán, và giảm số lượng giao dịch
C. Tăng giá mua, giảm giá bán, và tăng số lượng giao dịch
D. Giảm giá mua, tăng giá bán, và giảm số lượng giao dịch
Câu 34. Khi thuế được đánh trực tiếp và người mua trong một thị trường,
A. người bán chịu thuế nhiều hơn.
B. người mua chịu thuế nhiều hơn.
C. gánh nặng thuế cho người mua và người bán là giống như trường hợp thuế được
đánh trực tiếp vào người bán.
D. người mua chịu thuế hoàn toàn.

Trang 3/6
Câu 35. Một mức thuế suất 5000 đồng cho mỗi chai bia Heineken
A. làm tăng giá người mua phải trả 2.500 đồng/chai và giảm giá người bán nhận
được đúng bằng 2.500 đồng/chai.
B. tạo ra mức chênh lệch giá 5000 đồng giữa giá người mua phải trả và giá bán
nhận được.
C. làm giảm giá người bán nhận được đúng bằng 5000 đồng/chai
D. làm tăng giá người mua phải trả đúng bằng 5000 đồng/chai
Câu 36. Với một chính sách thuế, người bán sẽ chịu thuế nhiều hơn khi
A. cầu co giãn nhiều và cung không co giãn. B. cả cung và cầu không co giãn.
C. cung co giãn nhiều và cầu không co giãn. D. cả cung và cầu co giãn như nhau.
Câu 37. Thuế được đánh đối với một hàng hóa tiêu dùng thiết yếu thường sẽ khiến
mức chịu thuế
A. rơi hoàn toàn vào người bán hàng.
B.rơi nhiều hơn vào người mua.
C. được phân bố đồng đều giữa người mua và người bán.
D. rơi nhiều hơn vào người bán hàng.
Câu 38. Với một chính sách thuế, người mua sẽ chịu thuế nhiều hơn khi
A. cầu co giãn nhiều và cung không co giãn.
B. cả cung và cầu co giãn như nhau.
C. cả cung và cầu không co giãn.
D. cung co giãn nhiều và cầu không co giãn.
Câu 39. Khẳng định nào sau đây về gánh nặng của thuế là chính xác?
A. Mức chịu thuế của mỗi bên phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu, không
phụ thuộc vào đối tượng bị đánh thuế trực tiếp.
B. Thuế đánh trực tiếp vào bên nào thì bên đó chịu thuế nhiều hơn.
C. Bên nào có mức độ co giãn nhiều hơn thì người bên đó chịu thuế nhiều hơn.
D. Phần lớn mức thuế đánh vào hàng thiết yếu do người bán chịu.

Câu 40. Trong các hàng hóa/dịch vụ sau đây, hàng hóa/dịch vụ nào mà mức chịu thuế
có khả năng rơi nhiều hơn vào những người cung cấp?
A. Xe ôtô B. Thức ăn C. Nhà ở D. Quần áo

Câu 41. Trên thị trường, với mức giá trần có hiệu lực, một sự tăng về giá trần sẽ
làm_________lượng cung, ________lượng cầu, và giảm____________.
A. Giảm, tăng, thặng dư B. Tăng, giảm, thặng dư
C. Tăng, giảm, thiếu hụt D. Giảm, tăng, thiếu hụt

Câu 42. Trên thị trường, với mức giá sàn có hiệu lực, một sự gia tăng về giá sàn sẽ làm
_____lượng cung, ______lượng cầu, và tăng_____________.
A. Giảm, tăng, thặng dư B. Tăng, giảm, thặng dư
C. Tăng, giảm, thiếu hụtD. Giảm, tăng, thiếu hụt

Câu 43. Nếu chính phủ đặt ra mức giá sàn có hiệu lực, thì sẽ gây ra
A. Đường cầu dịch chuyển sang phải
B. Sự dư thừa hàng hóa trên thị trường
C. Sự thiếu hụt hàng hóa trên thị trường
D. Đường cung dịch chuyển sang trái

Trang 4/6
Câu 44. Khi chính phủ quy định giá sàn đối với nông sản và cam kết mua hết số dư
thừa trên thị trường,
A. Chỉ có duy nhất người tiêu dùng bị tổn thất
B. Nhà sản xuất sẽ có lợi vì bán nông sản với giá cao hơn trước
C. Sẽ không gây ra tổn thất xã hội vì mất mát của người tiêu dùng sẽ được chuyển
hoàn toàn cho người sản xuất
D. Cả người sản xuất và người tiêu dùng đền có lợi
Câu 45. Khi đánh thuế vào một hàng hóa, gánh nặng về thuế sẽ rơi vào người tiêu
dùng nếu
A. Cung không co giãn, cầu co giãn
B. Cung co giãn, cầu không co giãn
C. Thuế được đánh vào người tiêu dùng
D. Thuế được đánh vào người sản xuất
Câu 46. Nguyên nhân nào gây ra tăng lượng cung, giảm lượng cầu, và tăng giá mà
người mua phải trả?
A. Gỡ bỏ thuế đối với người sản xuất
B. Đánh thuế lên người sản xuất
C. Gỡ bỏ chính sách giá sàn có hiệu lực
D. Đặt ra chính sách giá sàn có hiệu lực
Câu 47. Nguyên nhân nào gây ra tăng lượng cung, tăng lượng cầu và giảm giá mà
người tiêu dùng trả?
A. Gỡ bỏ thuế đối với người sản xuất
B. Đặt ra chính sách giá sàn có hiệu lực
C. Đánh thuế lên người sản xuất
D. Gỡ bỏ chính sách giá sàn có hiệu lực
Câu 48. Khi thuế đánh vào người tiêu dùng thì làm ______ và mức giá cân bằng mới
là mức giá mà _________.
A. Đường cầu dịch chuyển sang trái, người mua phải trả
B. Đường cung dịch chuyển sang trái, người bán nhận được
C. Đường cầu dịch chuyển sang trái, người bán nhận được
D. Đường cung dịch chuyển sang trái, người mua phải trả

Câu 49. Khi thuế đánh vào người sản xuất thì làm _______ và mức giá cân bằng mới là
mức giá mà _________.
A. Đường cung dịch chuyển sang trái, người mua phải trả
B. Đường cầu dịch chuyển sang trái, người mua phải trả
C. Đường cầu dịch chuyển sang trái, người bán nhận được
D. Đường cung dịch chuyển sang trái, người bán nhận được

Câu 50. Khi thuế đánh vào người tiêu dùng sẽ làm cho
A. Mức giá mà người tiêu dùng trả cao hơn
B. Mức giá mà người bán nhận được thấp hơn
C. Lượng hàng hóa được bán trên thị trường giảm đi
D. Tất cả các ý trên

Trang 5/6
CHƢƠNG 6: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VÀO THỊ TRƢỜNG

01. B; 02. B; 03. A; 04. A; 05. B; 06. A; 07. A; 08. B; 09. B; 10. A;
11. A; 12. B; 13. A; 14. A; 15. B; 16. B; 17. B; 18. B; 19. B; 20. A;
21. B; 22. C; 23. A; 24. C; 25. B; 26. B; 27. D; 28. A; 29. D; 30. B;
31. D; 32. A; 33. B; 34. C; 35. B; 36. A; 37. B; 38. D; 39. A; 40. A;
41. C; 42. A; 43. B; 44. B; 45. B; 46. D; 47. A; 48. C; 49. A; 50. D;

Trang 6/6

You might also like