You are on page 1of 32

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam luôn đề cao vai trò của “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, tức
thượng tôn pháp luật là điều tất yếu tồn tại của một xã hội. Nhà nước pháp quyền được
hình thành trải qua các giai đoạn của những học thuyết chính trị - pháp lý, những tư
tưởng chính trị. Đó là cả quá trình của sự phát triển xã hội nhằm đạt đến mức cao nhất
của giá trị dân chủ, công bằng, bình đẳng và đỉnh cao của những tư tưởng tiến bộ nhất,
giúp con người chống lại những thế lực xấu xa tổn hại giá trị của con người. Những giá
trị về tư tưởng và thực tiễn đời sống nhiều xoay chuyển từ xa xưa đến hiện đại ngày nay
đã cho con người biết rằng để xây dựng nên một Nhà nước pháp quyền là điều hết sức
khó khăn và nan giải, bởi lẽ cần có sự đồng điệu nhịp nhàng của những nội hàm cơ bản
nhất của một Nhà nước pháp quyền. Trong đó, mục tiêu chính yếu - trung tâm là việc tôn
trọng, bảo đảm và bảo vệ những quyền của con người sống trong xã hội chủ nghĩa. Nhà
nước có nhiệm vụ phải ban hành những quy định, khung hành lang pháp lý, phải ra sức
bảo vệ thực thi những quyền của con người và tự đặt mình ngay dưới sự ràng buộc bởi
pháp luật do chính mình ban hành đó thì mới có quyền lực giám sát, kiềm chế và kiểm
soát quyền lực đối với xã hội.
Hạt nhân quan trọng của sự phát triển bền vững Nhà nước pháp quyền được hình
thành và củng cố trên nền tảng một nền kinh tế phát triển bền vững, nó xác lập và phát
triển trên nền tảng lợi ích của mọi người trong xã hội được bảo vệ, song những tiềm lực
phát triển khác cũng phải được củng cố. Không thể để một cá nhân, tập thể phát triển cho
dù bền vững đi lên chăng nữa nhưng mang lại những hậu quả khôn lường cho không chỉ
một số mà rất nhiều thành phần trong xã hội chủ nghĩa bi ảnh hưởng đi xuống, đánh mất
cơ hội củng cố các mối liên kết bền vững khác của xã hội. Điều đó hoàn toàn đi lại với
những định hướng, quy hoạch phát triển của Nhà nước pháp quyền. Nhà nước chúng ta
luôn luôn đau đáu với những trăn trở trong việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền
công bằng, công lý được đảm bảo thực thi thì lại có những cá nhân, tập thể đi ngược lại
với mong muốn đó, làm tổn hại đến chủ thể, mục tiêu chính yếu - trung tâm mà Nhà nước
đang ra sức bảo vệ này đây. Trong đó, vụ án của tập đoàn Asanzo, “Made in Vietnam” là
một ví dụ điển hình cho việc những cá nhân, tập thể sống trong một xã hội chủ nghĩa lại
đi ngược lại với những giá trị xã hội mà Nhà nước đang tạo dựng và giám sát. Nhà nước
luôn muốn hướng xã hội phát triển đến mức tự do và nhân quyền của cá nhân, con người
được tối đa, bởi lẽ một xã hội dân chủ chính là đầu mối kết nối của dân chủ và nhân
quyền. Song điều đó không có nghĩa là cá nhân, tập thể hay bất cứ thành phần nào trong
xã hội chủ nghĩa này được phép đi xa quá mức cho phép của khung hành lang pháp lý do
chính Nhà nước pháp quyền kiểm soát và bảo vệ. Trong vụ án Asanzo này, sẽ bàn đến
những yếu tố về nhân quyền - quyền con người bị xâm phạm một cách nghiêm trọng, cụ
thể là quyền của người tiêu dùng. Từ đó sẽ bàn đến vai trò của Nhà nước pháp quyền
trong vụ việc này được thể hiện ra sao với những hành vi vi phạm mang tính chất nghiêm
trọng từ doanh nghiệp có quy mô lớn như Asanzo này. Những quy định mà Nhà nước ban
hành liệu có đủ sức răn đe, có sức nặng lên các doanh nghiệp có quy mô lớn và mang tầm
ảnh hưởng như Asanzo khi bắt đầu nhen nhóm từ những dự án như “Made in Vietnam”?
Liệu ngoài kia còn bao nhiêu vụ việc chưa được phanh phui để rồi một khi phát hiện sự
dối trá, vi phạm những quy định pháp luật, lách luật thì sẽ lại mang đến cho toàn xã hội
những đòn ảnh hưởng tâm lý và kinh tế nặng nề. Việc thiết lập một chế độ Nhà nước
pháp quyền rất khó để thực hiện và giám sát được chặt chẽ, nhất quán. Song đó có phải
tất cả những sai phạm nghiêm trọng này hoàn toàn là lỗi đến từ mưu cầu lợi ích đen tối
xấu xa của các doanh nghiệp hiện nay? Tính công bằng hay minh bạch pháp luật được áp
dụng, đảm bảo thực hiện và áp dụng kịp thời như thế nào.
Trong bài phân tích này, nhóm tác giả sẽ đi sâu phân tích những sai phạm của
Asanzo để từ đó thể hiện đa chiều hơn qua những luồng phân tích bình luận về vụ việc
theo nhiều góc nhìn khách quan nhất. Với tên đề tài ngắn gọn, súc tích nhưng mang đến
nhiều sự bình luận, “Vụ án Asanzo và Made in Vietnam”, sẽ đem lại những phân tích
kèm đánh giá bình luận chuyên sâu nhất những vi phạm của doanh nghiệp này có ảnh
hưởng như thế nào đối với việc đảm bảo phát triển của một Nhà nước pháp quyền.
NỘI DUNG
1. Hoàn cảnh diễn ra vụ việc
Tổng quan về công ty Asanzo
Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo (nay là công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo) được
thành lập vào năm 2013 và có nhà máy sản xuất với giá trị đầu tư đầu tư lên đến 20 triệu
USD tại TP.HCM. Với chiến lược thay vì đối đầu trực tiếp với những đại gia ngoại sừng
sỏ như Sony, LG và Samsung, Asanzo lại chọn phân khúc không ai đánh đó là tivi giá rẻ
chuyên phục vụ khu vực nông thôn và những gia đình có thu nhập thấp. Đồng thời, công
ty này cũng chọn giải pháp giảm những chức năng không cần thiết và tiết kiệm chi phí
quảng cáo đắt đỏ để tivi Asanzo có giá thành rẻ hơn 30% so với sản phẩm ngoại cao cấp.
Nhờ các chính sách này mà Asanzo nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tivi trong nước.
Theo thống kê cuối năm 2017, Asanzo lọt vào Top 4 thị trường tivi Việt Nam với thị phần
16%, bám đuổi LG (17%), Sony (25%) và Samsung (35%) 1.
Nhận thấy, thị trường tivi trong của Asanzo có dấu hiệu tăng trưởng chậm so với
khoảng thời gian trước đây nên CEO của Asanzo, ông Phạm Văn Tam đã có chiến lược
đa dạng hóa sản phẩm để tăng doanh thu: kinh doanh, sản xuất smartphone, máy lạnh,
các thiết bị điện tử gia dụng
Trong thời gian gần đây, tập đoàn Asanzo trở thành nhà tài trợ của nhiều chương
trình và sự kiện truyền thông lớn: Thách thức danh hài, Giải hạng nhì bóng đá Quốc gia,
tài trợ cho đội tuyển bóng đá Việt Nam khi chiến thắng AFF cup 2019, tài trợ trên áo đội
bóng Hải Phòng 2.

1
Chí Bình, “Asanzo: 5 năm tốc hành trước khi 'húc đầu vào đá'”, Tạp chí điện tử đầu tư tài chính,
[https://vietnamfinance.vn/asanzo-5-nam-toc-hanh-truoc-khi-huc-dau-vao-da-20180504224225357.htm], (Truy cập
ngày 11/01/2022)
2
Hiền Vũ, “Tập đoàn Asanzo chính thức trở thành nhà tài trợ chính của CLB Bóng đá Hải Phòng”, Nhà báo và
Công luận,
[https://congluan.vn/tap-doan-asanzo-chinh-thuc-tro-thanh-nha-tai-tro-chinh-cua-clb-bong-da-hai-phong-post34190.
html], (Truy cập ngày 11/01/2022)
Hoàn cảnh xảy ra vụ việc 3
Vào sáng ngày 21/6/2019, báo Tuổi Trẻ đăng tải các bài phóng sự điều tra: Asanzo
- hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt và Công ty 'ma' nhập hàng Trung Quốc cho thương
hiệu Việt 'chất lượng cao'. Trong đó, nội dung các bài viết chỉ ra rằng Tập đoàn Asanzo
dù được chứng nhận là 'Hàng Việt Nam chất lượng cao', quảng bá sử dụng 'đỉnh cao công
nghệ Nhật Bản' nhưng sự thực lại không phải như vậy.
Phóng sự điều tra của Tuổi Trẻ cho thấy công ty Asanzo đã sử dụng nhiều thủ
đoạn tinh vi nhằm "đánh lừa người dùng", nhập hàng nguyên thùng từ Trung Quốc nhưng
lại dán nhãn "Made in Việt Nam" để qua mặt khách hàng cùng các cơ quan quản lý.
Thậm chí, Asanzo còn lập nên các công ty "ma", không có thật và lấy cả công ty Truyền
thông Asanzo, để nhập hàng từ Trung Quốc sau đó bí mật đưa về các nhà máy của
Asanzo tại Việt Nam.
Không chỉ vậy công nhân gỡ tem "made in China" trên sản phẩm rồi dán đè tem
"xuất xứ Việt Nam" trước khi tung ra thị trường mà có hẳn một quy trình ráp màn hình ti
vi tại nhà máy Asanzo mà công nhân phải tuân theo việc bỏ tem "made in China".
2. Động thái của các chủ thể liên quan đến vụ việc
2.1. Phía chính quyền:
Về phía chính phủ 4: Chiều ngày 24/6, Văn phòng Chính phủ truyền đi chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công
thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản
ánh vụ việc Công ty cổ phần điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác
gắn nhãn xuất xứ Việt Nam.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Công thương chỉ đạo các
cơ quan chức năng (Hải quan, Quản lý thị trường…) rà soát lại việc thực hiện quản lý nhà
nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm
theo đúng quy định của pháp luật.

3
“Điều tra: Asanzo - hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt”, Báo tuổi trẻ,
[https://tuoitre.vn/dieu-tra-asanzo-hang-trung-quoc-doi-lot-hang-viet-20190621075211424.htm], (Truy cập ngày
11/01/2022)
4
Quốc Thái, “Thủ tướng yêu cầu xác minh vụ Asanzo bán hàng Trung Quốc dán mác hàng Việt”, Báo phụ nữ,
[https://www.phunuonline.com.vn/thu-tuong-yeu-cau-xac-minh-vu-asanzo-ban-hang-trung-quoc-dan-mac-hang-viet
-a136613.html], (Truy cập ngày 11/01/2022)
Về phía Bộ công thương 5: Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa có
chỉ đạo tất cả các đơn vị có liên quan rà soát đánh giá cụ thể về vụ việc Asanzo bán hàng
Trung Quốc đội lốt hàng Việt đang gây xôn xao dư luận.
Các đơn vị thuộc Bộ này như Cục, Vụ, Viện có liên quan như: Cục Xuất nhập
khẩu, Cục Công nghiệp, Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Thị trường trong nước, Tổng cục
Quản lý thị trường… được yêu cầu tiến hành kiểm tra rà soát công tác quản lý nhà nước
và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này. Đồng thời có những biện pháp cụ
thể đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng, cũng như đảm bảo môi trường sản xuất
kinh doanh lành mạnh.
Giữa ồn ào Asanzo, Bộ Công thương lấy ý kiến về 'Made in Vietnam' 6
Dự thảo thông tư này được xây dựng chủ yếu dựa trên các bộ quy tắc xuất xứ hiện
đang áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó có Nghị định số 31/2018/NĐ-CP
ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ
hàng hóa.
Cho tới nay, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa, trong đó
có việc quy định thế nào thì một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên,
các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa
được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự do hoặc
phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương. Với hàng hóa sản xuất, bao gồm cả
sản xuất từ đầu vào nhập khẩu và sau đó lưu thông trong nước, hiện vẫn chưa có quy định
như thế nào thì được gắn nhãn “sản phẩm của Việt Nam” hay “sản xuất tại Việt Nam”.
Việc thiếu các quy định này đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân lúng túng khi muốn
ghi chính xác nước xuất xứ trên nhãn sản phẩm theo quy định của Nghị định 43. Ở chiều
ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn
giản tại Việt Nam cũng được gắn nhãn “sản xuất tại Việt Nam” khiến người tiêu dùng
thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân
xử.

5
Quốc Thái, “Bộ Công Thương vào cuộc xác minh vụ Asanzo”, Báo phụ nữ,
[https://www.phunuonline.com.vn/bo-cong-thuong-vao-cuoc-xac-minh-vu-asanzo-a136616.html], (Truy cập ngày
11/01/2022)
6
Thư Hùng, “Giữa ồn ào Asanzo, Bộ Công thương lấy ý kiến về 'Made in Vietnam'”, Báo phụ nữ, [Giữa ồn ào
Asanzo, Bộ Công thương lấy ý kiến về 'Made in Vietnam' - Báo Phụ Nữ (phunuonline.com.vn)], (Truy cập ngày
11/01/2022)
Về phía Bộ tài chính 7: Ngày 24/10, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải
quan) xác nhận đã có Công văn số 1114/ĐTCBL-Đ4 ký ngày 16/10 bàn giao hồ sơ liên
quan đến Tập đoàn Asanzo gửi đến Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh
tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an.
Về phía Bộ Công an 8: thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Cơ quan CSĐT
Bộ Công an (C03) đã vào cuộc điều tra làm rõ có hay không các sai phạm xảy ra tại Công
ty CP Tập đoàn Asanzo.
Kết quả điều tra ban đầu của C03 gửi Tổng cục Hải quan kết luận, trên cơ sở Công
văn số 1114/ĐTCBL-Đ4 ngày 16.10.2019 và 07/TCHQ-ĐTCBL ngày 8.1.2020 của Tổng
cục Hải quan, C03 đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện việc kiểm tra sau thông
quan đối với Công ty Asanzo và các công ty liên quan nhập khẩu các lô hàng hóa mang
nhãn hiệu Asanzo và linh phụ kiện hàng hóa để sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu
Asanzo. Nếu có dấu hiệu tội phạm “buôn lậu” hoặc “trốn thuế”, chuyển hồ sơ, tài liệu
cho Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM (PC03) để điều tra theo thẩm quyền.
Theo thông báo kết quả cụ thể về hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam của
hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo, C03 cho rằng do pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh
về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước, cũng chưa có quy định tiêu chí để
hàng hóa được ghi nhãn “Sản xuất tại Việt Nam” nên việc Asanzo mua linh kiện từ các
công ty và cá nhân trong nước, sau đó thực hiện việc gia công, lắp ráp tạo ra sản phẩm
điện tử hoàn chỉnh, ghi nhãn “Sản xuất tại Việt Nam”, hoặc “Chế tạo tại Việt Nam”,
“Nước sản xuất Việt Nam”, “Xuất xứ Việt Nam” hoặc “Sản xuất bởi Việt Nam” là phù
hợp quy định.
2.2. Phía Asanzo 9:
Ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo, chia sẻ với báo chí quy trình sản xuất các sản
phẩm của công ty. Ông Phạm Văn Tam, CEO của Asanzo, mở đầu cuộc họp báo chiều
23/6/2019 tại nhà máy ở quận Bình Tân, TP.HCM bằng cách nói về cấu phần của TV
Asanzo. Theo ông Tam, TV của Asanzo sử dụng 3 thành phần chính nhập từ Trung Quốc
7
Quốc Ngọc, “Tổng cục Hải quan, Viện KSND tối cao đồng ý chuyển hồ sơ Asanzo sang Bộ Công an”, Báo phụ nữ,
[Tổng cục Hải quan, Viện KSND tối cao đồng ý chuyển hồ sơ Asanzo sang Bộ Công an - Báo Phụ Nữ
(phunuonline.com.vn)], (Truy cập ngày 11/01/2022)
8
Ngọc Lê, “Bộ Công an có kết quả điều tra vụ Asanzo”, Báo thanh niên, [Bộ Công an có kết quả điều tra vụ Asanzo
(thanhnien.vn)], (Truy cập ngày 11/01/2022)
9
“Asanzo nói gì khi bị tố nhập hàng TQ rồi dán 'Made in Vietnam'?”, Tin tức online, [Asanzo nói gì khi bị tố nhập
hàng Trung Quốc (tintuconline.com.vn)], (Truy cập ngày 11/01/2022)
đó là khung sườn, màn hình và bo mạch. Theo ông Tam, đây là những thứ Việt Nam chưa
sản xuất được và chiếm đến 70% của một chiếc TV. 30% còn lại Asanzo chủ động thiết
kế bảng mạch, hiệu chỉnh phần mềm Android TV cho phù hợp với thị trường Việt Nam,
bộ nguồn sao cho phù hợp với điện 220V cũng như điện từ ắc-quy để có thể hoạt động
trên ghe thuyền của các vùng sông nước và các phần phụ trợ như điều khiển (remote)...
Về thông tin con tem Trung Quốc xuất hiện trên sản phẩm Asanzo, ông Tam cho
biết Con tem Trung Quốc đó dán lên một bộ phận linh kiện, chứ không phải dán lên chiếc
TV thành phẩm. Còn con tem "Made in Vietnam" lại được dán đằng sau một chiếc TV
khi thành phẩm. Tức là Asanzo gom nhiều linh kiện sản xuất tại Việt Nam cũng như nhập
từ Trung Quốc để lắp ráp. Chúng tôi cũng liệt kê những nhà cung cấp phụ trợ như phần
giấy, bao bì, nhựa, nguồn, loa... Asanzo không nhập nguyên chiếc TV về Việt Nam.
Chúng tôi có chủ động về thiết kế. Khi một khâu đầu cuối (ở đây là lắp ráp, hoàn thiện -
PV) nằm ở nhà máy Asanzo, hoàn thiện trên dây chuyền sản xuất của Asanzo thì chúng
tôi sẽ được phép ghi là xuất xứ Việt Nam, không vi phạm pháp luật.
Asanzo khởi kiện báo Tuổi Trẻ ra tòa, yêu cầu bồi thường 10
Ngày 26/7/2019, TAND quận 11, TP.HCM cho biết đã nhận được đơn khởi kiện
của Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo (Asanzo) khởi kiện báo Tuổi Trẻ, yêu cầu giải
quyết bồi thường thiệt hại.
Theo đơn khởi kiện của Asanzo, việc báo Tuổi Trẻ đăng loạt bài “Điều tra lật tẩy
Asanzo” với nhiều cáo buộc gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp này.
Cụ thể, các tội danh mà báo Tuổi Trẻ quy kết cho Asanzo như “thay đổi xuất xứ
hàng hóa”, “lừa người tiêu dùng”, “qua mặt cơ quan quản lý”, “lập công ty ma”…là hoàn
toàn sai sự thật, xuyên tạc khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền hay bản án có
hiệu lực pháp luật.
Asanzo khẳng định: "tội danh giả xuất xứ hàng hóa mà báo Tuổi Trẻ quy kết cho
chúng tôi và mô tả quy trình sản xuất TV cắt xén nhiều khâu một cách có chủ ý, khiến
người đọc hiểu sai về hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty chúng tôi là 2 quy kết
nguy hại nhất, là 2 nguyên nhân chính gây nên tổn thất cho việc kinh doanh của công ty
chúng tôi”.

10
Đoàn Nga, “Asanzo khởi kiện báo Tuổi Trẻ ra tòa, yêu cầu bồi thường”, Báo Việt Nam Net, [Asanzo khởi kiện
báo Tuổi Trẻ ra tòa, yêu cầu bồi thường - VietNamNet], (Truy cập ngày 11/01/2022)
Asanzo khởi kiện yêu cầu báo Tuổi Trẻ cải chính thông tin, công khai xin lỗi, đồng
thời giải quyết bồi thường thiệt hại (bao gồm không chỉ giới hạn ở tổn thất doanh thu, tổn
thất về hình ảnh, chi phí luật sư suốt quá trình tố tụng)...
2.3. Phía công luận:
Phía người dân 11: Ngay sau khi loạt bài của Tuổi trẻ đưa tin về nghi vấn "Asanzo
hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam", trang Facebook chính thức của tập đoàn sản
xuất điện tử này đã bị người dùng mạng xã hội ném đá bằng hàng loạt ngôn từ chỉ trích
nặng nề, thậm chí là thiếu văn hóa.
Khi phải hứng chịu "cơn bão gạch đá" từ cộng đồng mạng, trang fanpage Asanzo
(được Facebook tích dấu xanh xác nhận) của Asanzo Việt Nam với hơn 170.000 lượt theo
dõi đã phải sử dụng chặn tính năng bình luận.
Phía nhà phân phối sản phẩm của Asanzo 12: Sau thông tin nghi ngờ sản phẩm
Asanzo thay mác hàng Trung Quốc thành hàng Việt. Nhiều siêu thị điện máy đã ngừng
bán các sản phẩm Asanzo, có nơi thông báo cho phép đổi sản phẩm Asanzo lấy sản phẩm
của thương hiệu khác hay dùng sản phẩm của Asanzo làm hàng… khuyến mãi. Cụ thể:
Trưa ngày 26/6/2019, trên website của Nguyễn Kim còn ra thông báo về việc thu đổi sản
phẩm tivi Asanzo trên toàn hệ thống siêu thị này. Còn tại siêu thị điện máy Chợ Lớn
(quận 10, TP.HCM) cũng vắng bóng hoàn toàn sản phẩm của Asanzo. Một số nhà phân
phối khác thì tiến hành liên hệ với các cơ quan chức năng để được hướng dẫn về trường
hợp này.
Phía chuyên gia:
Tại Tọa đàm “Thế nào là Made in Vietnam" mới đây, luật sư Trần Ngọc Trung, Cố
vấn cao cấp Công ty Luật Baker & McKenzie, khẳng định theo các quy định pháp luật
hiện hành, Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo ghi xuất xứ Việt Nam đối với các sản phẩm
sản xuất trong nước là chính xác. Tuy nhiên, ông Trung nhấn mạnh, dưới góc độ người
tiêu dùng, vấn đề chất lượng được quan tâm nhất, thay vì quản lý chất lượng qua dán
nhãn xuất xứ. Quản lý không chỉ dựa vào xuất xứ, mà phải kiểm soát chất lượng, để
doanh nghiệp yên tâm sản xuất.
11
Phi Phi, “Bị 'ném đá' dữ dội, fanpage của Asanzo chặn bình luận phản cảm”, VTC News, [Bị 'ném đá' dữ dội,
fanpage của Asanzo chặn bình luận phản cảm (vtc.vn)], (Truy cập ngày 11/01/2022)
12
Quốc Thái, “Asanzo bị dọn sạch trên các kệ siêu thị sau bê bối hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt”, Báo phụ nữ,
[Asanzo bị dọn sạch trên các kệ siêu thị sau bê bối hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt - Báo Phụ Nữ
(phunuonline.com.vn)], (Truy cập ngày 11/01/2022)
Bình luận về vấn đề của Asanzo bị quy kết “bán hàng Tàu đội lốt hàng Việt”, Luật
sư Trần Ngọc Trung cho biết, qua theo dõi thông tin trên báo chí, báo chí đưa ra vấn đề
xuất xứ là muốn bảo vệ người tiêu dùng, nhưng thực tế báo chí đã đặt vấn đề chất lượng
sản phẩm Asanzo ra chưa, hay chỉ xoáy vào yếu tố nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Cũng qua báo chí phản ánh, mấy năm gần đây Asanzo phát triển nhanh và mạnh, chiếm
lĩnh thị phần khá cao trong thị trường nội địa, nếu họ lừa dối khách hàng họ có thể tồn tại
và phát triển nhanh như vậy được không. Người sản xuất có quyền sản xuất, người tiêu
dùng có quyền lựa chọn sản phẩm, các doanh nghiệp coi trọng giá trị thương hiệu là yếu
tố sống còn để tồn tại, nên họ sẽ không bán sản phẩm kém chất lượng để người tiêu dùng
quay lưng lại 13.
Theo Chuyên gia kinh tế TS.Lê Đăng Doanh cho rằng, có 3 vấn đề cần được làm
rõ xung quanh câu chuyện của doanh nghiệp 14.
Thứ nhất, vị chuyên gia cho rằng, Asanzo nhập linh kiện Trung Quốc để lắp hàng
của mình là bình thường, tuy nhiên, việc bóc tem "Made in China", dán tem "Made in
Vietnam" là một điều cần được điều tra, xem xét triệt để, bởi đó là lừa dối khách hàng và
vi phạm luật pháp, cần bị trừng phạt.
Thứ hai, cần làm rõ tại sao sản phẩm của Asanzo được cấp chứng nhận Hàng Việt
Nam chất lượng cao.
Thứ ba, vị chuyên gia đặt câu hỏi về việc trong thời gian dài như vậy, không phát
hiện gì về Asanzo, trách nhiệm hành chính và hình sự của doanh nghiệp cũng như các
bên liên quan là như thế nào cũng cần phải được làm rõ.
3. Đánh giá, bình luận
3.1. Pháp luật hiện hành quy định chưa rõ ràng thế nào là MADE IN
VIETNAM đối với hàng tiêu thụ trong nước

13
“Luật sư Trần Ngọc Trung: Asanzo ghi xuất xứ 'Made in Vietnam' không sai khi căn cứ theo Hiệp định thương
mại Asean Trung Quốc”, ICTNews, [Luật sư Trần Ngọc Trung: Asanzo ghi xuất xứ "Made in Vietnam" không sai
khi căn cứ theo Hiệp định thương mại Asean Trung Quốc - ICTNews (vietnamnet.vn)], (Truy cập ngày 11/01/2022)
14
Hoàng Linh, “Chuyên gia: Vụ Asanzo không giống Khaisilk, liệu có tình huống tương tự nào chưa bị xử lý?”, Báo
dân sinh, [Chuyên gia: Vụ Asanzo không giống Khaisilk, liệu có tình huống tương tự nào chưa bị xử lý?
(baodansinh.vn)], (Truy cập ngày 11/01/2022)
Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch công ty luật SBLaw thì “Made in
Vietnam, Made in China hay Made in Korea đều là các chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ của
hàng hóa, và đều được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành.”15
Quy định về xuất xứ hàng hóa tại Luật Quản lý Ngoại thương 2017 chỉ bao gồm
các quy định về biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa, áp dụng biện pháp chứng nhận
xuất xứ hàng hóa, thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm
tra xuất xứ hàng hóa từ Điều 32 đến Điều 35. Có thể thấy Luật Quản lý ngoại thương
2017 không có quy định cụ thể về khái niệm xuất xứ hàng hóa. Căn cứ theo khoản 2 Điều
32 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định số
31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018, quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương
về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP). Theo đó thì xuất xứ
hàng hóa được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 như sau: “là nước, nhóm nước, hoặc vùng
lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản
cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh
thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.
Về khái niệm xuất xứ hàng hóa thì trước đó tại Luật thương mại 2005 có quy định
xuất xứ hàng hóa “Là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc
nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có
nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hoá đó”. Bên
cạnh đó, theo Phụ lục chuyên đề K của Công ước quốc tế về hài hoà và đơn giản hóa thủ
tục hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi và bổ sung), xuất xứ hàng hóa “là nước tại đó
hàng hoá được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng trong biểu
thuế hải quan, giới hạn về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại”.
Như vậy, có thể thấy mặc dù có sự khác nhau trong việc sử dụng từ ngữ nhưng cả khái
niệm ở Công ước quốc tế và luật và Nghị định quốc gia có cùng nghĩa với nhau, theo đó
xuất xứ hàng hóa là “quốc tịch” của hàng hóa đó. Nếu việc chuyên môn hóa quốc tế dẫn
đến hàng hóa được sản xuất tại nhiều quốc gia, nhiều công đoạn chế biến, thì quốc tịch
của hàng hóa đó được xác định là nơi hàng hóa đó được sản xuất, chế biến, gia công hay
lắp ráp và đáp ứng một số tiêu chuẩn nào đó phù hợp với các thỏa thuận thương mại giữa
các nước, khối kinh tế, khu vực hoặc các vùng lãnh thổ.

15
Thái Nam, "Made in Vietnam" cần hiểu thế nào cho đúng?,
https://cafebiz.vn/thuong-hieu/made-in-vietnam-can-hieu-the-nao-cho-dung-20150527165631675.chn, CAFEBIZ,
truy cập ngày 14/01/2022.
Điều 6 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP hàng hoá được coi là có xuất xứ khi thuộc
một trong các trường hợp sau:
(i) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm
nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại mục 3.2.1; hoặc
(ii) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại
một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại mục 3.2.2.
Trong tình huống này chúng ta xét đến hàng hóa có xuất xứ không thuần túy vì các
sản phẩm mà Asanzo bán trên thị trường Việt Nam không được sản xuất toàn bộ tại Việt
Nam mà chúng được nhập nguyên chiếc hoặc linh, phụ kiện từ Trung Quốc. Hàng hóa
theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP được coi là có xuất xứ không
thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc
vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể
mặt hàng do Bộ Công Thương quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số
05/2018/TT-BCT. Theo đó thì các tiêu chí được xác định như sau16:
a) Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi
về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của
nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu
không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.
Đối với tiêu chí CTC thì hàng hóa thành phẩm cần có sự thay đổi về mã HS của
hàng hóa so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu
nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.
Trường hợp Asanzo nhập linh kiện đầu vào từ Trung Quốc để sản xuất tại Việt Nam và
hàng hóa thành phẩm sản xuất ra có tính chất khác biệt với sản phẩm nguyên liệu nhập
khẩu thì được phân loại vào một mã HS khác với mã HS áp cho sản phẩm nguyên liệu
nhập khẩu. Nếu thành phẩm vẫn chỉ được xếp vào cùng nhóm mã HS với chính sản phẩm
nhập khẩu về thì hàng hóa đó sẽ không đáp ứng tiêu chí CTC. Tuy nhiên quy định này
khá chung chung.
b) Tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (sau đây gọi tắt là LVC): được tính theo công
thức quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng
hóa.

16
Khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa.
Tỷ lệ phần trăm giá trị là hàm lượng giá trị có được đủ để coi là có xuất xứ tại một
nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi diễn ra công đoạn sản xuất, gia công, chế biến
cuối cùng. Tỷ lệ này được xác định là Phần giá trị gia tăng có được tính trên tổng giá trị
của hàng hóa được sản xuất, gia công, chế biến tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh
thổ sau khi trừ đi giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu không thuộc nước, nhóm nước, hoặc
vùng lãnh thổ đó hoặc giá trị nguyên liệu đầu vào không xác định được xuất xứ dùng để
sản xuất ra hàng hóa17.
Theo phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT thì tỷ lệ tối thiểu
là 30%, tức là sản phẩm Asanzo phải có lớn hơn hoặc bằng 30% giá trị sản phẩm xuất ra
là của Việt Nam và hoàn thiện lắp ráp tại Việt Nam. Con số 30% được tính bằng công
thức theo quy định nêu trên bao gồm nhiều yếu tố như: phí nhân công, nhà xưởng, an
ninh, kho bãi, nghiên cứu phát triển.
Như vậy, đối với trường hợp Asanzo nhập nguyên chiếc các đồ gia dụng như ấm
nước, lò nướng18,... thì việc dán nhãn “Made in Vietnam” là hoàn toàn sai. Tuy nhiên, đối
với mặt hàng tivi, nếu Asanzo muốn dán nhãn “Made in Vietnam” thì nó phải đáp ứng tỷ
lệ tối thiểu 30% như công thức trên. Căn cứ theo Điều 13, 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP
thì nếu Asanzo xuất khẩu sang Mỹ, công ty này có thể xin chứng nhận xuất xứ C/O với 1
trong 2 điều kiện trên. Nếu Asanzo áp dụng tiêu chí tỷ lệ % tỷ lệ này thường sẽ làm cam
kết từ nhà cung cấp. Công ty này phải điền một bộ giấy tờ để xin xác nhận xuất xứ C/O
từ hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu trong đó các giấy tờ chứng minh đều là tự khai. Cơ
quan Hải quan sẽ dựa vào các giấy tờ này để cấp C/O; chỉ khi có vấn đề họ mới đi kiểm
tra các số liệu trên giấy tờ có đúng không. Đây cũng là một trong những khe hở của luật
vì việc kiểm tra trước (tiền kiểm) rất mất thời gian nên cơ quan hải quan chỉ hậu kiểm.
Bên cạnh đó, ngoài hai tiêu chí trên thì theo quy định từ Điều 9 đến Điều 12 có
nêu các tiêu chí khác như: công đoạn gia công chế biến đơn giản; xác định xuất xứ của
bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hoá chưa được lắp ráp hoặc tháo rời; tỷ lệ
nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis); các yếu tố
gián tiếp.

17
Khoản 10 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
18
Quang Huy, Phát hiện công ty 'ma' nhập hàng điện tử Asanzo từ Trung Quốc,
https://plo.vn/kinh-te/phat-hien-cong-ty-ma-nhap-hang-dien-tu-asanzo-tu-trung-quoc-842660.html, Báo điện tử
Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, truy cập ngày 14/01/2022.
Theo Điều 9 quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa Nghị định
43/2017/NĐ-CP thì mọi tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam
hoặc nhập khẩu hàng hóa đều phải ghi nhãn cho hàng hóa trừ một số trường hợp đặc biệt.
Cũng tại Điều 10 Nghị định này quy định ghi rõ nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các
nội dung gồm: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng
hóa; xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác tùy theo tính chất mỗi loại hàng hóa. Điều 15
cũng yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và tự ghi xuất xứ đối với
hàng hóa của mình, bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật
về xuất xứ hàng hóa hoặc các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
Như những lập luận trên, pháp luật Việt Nam chỉ mới xác định xuất xứ hàng hóa
để cấp các C/O theo các hiệp định thương mại mà chưa ràng buộc quy định đó với việc
gắn mác “Made in Vietnam”. Mặc dù quy tắc xác định xuất xứ thì đã có cả luật, nghị định
hướng dẫn nhưng “Made in Vietnam” thì vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn. Thêm
nữa, tuy có quy định về khái niệm tỷ lệ phần trăm giá trị nhưng hiện nay vẫn chưa có một
văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa để có
thể xem xét gắn nhãn “Made in Vietnam” đối với hàng hóa được sản xuất và bán trong
lãnh thổ Việt Nam. Các quy định phân tích trên chỉ áp dụng đối với hàng xuất nhập khẩu
mà không hề có một văn bản pháp luật nào quy định rõ hàng hóa được sản xuất và bán tại
Việt Nam phải thỏa mãn những điều kiện hay tiêu chuẩn nào để có thể dán nhãn “sản
phẩm của Việt Nam”, “Made in Vietnam” hoặc tương tự. Bản chất “Made in Vietnam”
trong các văn bản pháp luật này chủ yếu để doanh nghiệp Việt Nam được ưu đãi trong
thương mại quốc tế; ưu đãi cho hàng nội địa như miễn/giảm thuế, miễn giảm tiền thuê
đất,... Hay nói cách khác Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một thước đo rõ ràng để xác
định quá trình sản xuất thế nào, hàm lượng giá trị bao nhiêu thì doanh nghiệp Việt Nam
có thể tự tin dán nhãn “Made in Vietnam” lên sản phẩm.
Trở lại trường hợp Asanzo một công ty đang tập trung phát triển thị trường nội địa
thì với những quy định trên Asanzo hoàn toàn có thể dựa vào những khe hở của luật để
đánh tráo, lừa người tiêu dùng bằng nhãn “Made in Vietnam”. C/O chủ yếu áp dụng cho
hàng xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài, điển hình là thị trường Mỹ. Tương lai Asanzo
có thể xuất khẩu sang Mỹ hoặc các thị trường khác nhưng hiện tại có thể thấy Asanzo tập
trung bán ở Việt Nam việc cần một văn bản quy phạm pháp luật quy định về tỷ lệ hàm
lượng giá trị gia tăng nội địa đặt ra yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết khi mà liên tục
những năm vừa qua xảy ra liên tiếp các vụ án hàng Trung Quốc gắn nhãn “Made in
Vietnam” liên tiếp xảy ra như Khải Silk, Asanzo hay công nghệ lõi. Một khi không có
hành lang pháp lý quy định cụ thể thì doanh nghiệp muốn dán mác “Made in Vietnam”
thế nào cũng được và không sai luật, đặc biệt là các nhãn hàng nhập từ Trung Quốc và lắp
ráp tại Việt Nam. Đây là những hành vi xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng cũng như
vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chính những lỗ hổng pháp luật đã khiến
các vụ án tương tự xảy ra. Trách nhiệm trong trường hợp này thứ nhất là đặt ra với Bộ
Công thương. Trách nhiệm của Bộ Công Thương là đề xuất các dự án luật chuyên ngành
với Quốc hội hay ban hành thông tư giải thích làm rõ Nghị định về “Made in Vietnam” và
thứ hai là Quốc hội với trách nhiệm soạn thảo ra những nghị định, Bộ luật liên quan. Đây
mới chính là việc cần thiết và lâu dài nhất, tránh được những hệ lụy kiểu Asanzo hay
Khải Silk tiếp theo. Từ năm 2018, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng và hiện nay
đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định hàng hóa thế nào được gắn nhãn “Sản xuất tại
Việt Nam/Made in Vietnam”. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một văn bản
pháp luật nào cụ thể ra đời mà mới vẫn chỉ đang ở diện dự thảo.
3.2. Nhượng quyền thương mại
Theo dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ, từ tháng 4/2012 thì Asanzo được cấp giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và được cấp bằng bảo hộ vào tháng 3/2014 cho hầu hết
các sản phẩm điện gia dụng như máy ép trái cây, nồi hấp điện, ấm đun nước, lò
nướng,...19 Ngoài ngành hàng điện gia dụng, thì phạm vi bảo hộ còn bao gồm hầu hết các
ngành hàng từ đồ điện tử (tivi, loa, đầu đĩa, bộ khuếch đại âm thanh,...) đến điện lạnh
(điều hòa không khí). Đơn vị cấp bảo hộ từ tháng 11/2012 là công ty TNHH Điện tử Bảo
Ngọc (có địa chỉ tại quận Tân Phú, TP HCM). Nhãn hiệu này sau đó được Bảo Ngọc
chuyển nhượng lại cho CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam, cũng là chủ sở hữu thương hiệu
Asanzo thời điểm hiện tại.
Liên tiếp từ 2015 đến 2019 công ty Điện tử Asanzo và Truyền thông Asanzo cũng
tiến hành đăng ký nhãn hiệu Asanzo. Phạm vi đăng kí khớp với những mặt hàng mà
Asanzo đang kinh doanh trên thị trường.

19
Cục sở hữu trí tuệ, Thư viện số về sở hữu công nghiệp (IP LIB)
http://iplib.ipvietnam.gov.vn/WebUI/WDetail.php?intRecNum=1&HitListViewMode=Text&ref=, truy cập
ngày 16/01/2022.
Về việc các mặt hàng gia dụng được nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc và gắn
nhãn “xuất xứ Việt Nam”, ông Phạm Văn Tam, người sáng lập thương hiệu Asanzo cho
biết Asanzo đang nhượng quyền cho một vài công ty khác sử dụng thương hiệu của mình
và không có khiếu nại trước việc những đơn vị này thuê nhà sản xuất Trung Quốc đóng
logo Asanzo vào sản phẩm điện gia dụng rồi nhập về thị trường trong nước bán. Trước
vấn đề mà báo chí đặt ra liên quan đến nhãn mác thương hiệu, ông Tam cho rằng trong
tập đoàn Asanzo có rất nhiều công ty con khác nhau, bộ phận nào làm sai thì đơn vị đó sẽ
chịu trách nhiệm20.
Theo quy định tại Điều 284 Luật thương mại 2005, nhượng quyền thương mại là
một hoạt động trong thương mại trong đó có sự tham gia của thương nhân Việt Nam hay
nước ngoài gọi chung là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bên nhượng quyền sẽ cấp
quyền cho bên nhận quyền được thực hiện các hoạt động mua bán, cung ứng về hàng hóa,
dịch vụ liên quan đến các nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết, biểu tượng kinh doanh,
quảng cáo của bên nhượng quyền theo cách thức tổ chức kinh doanh của bên nhượng
quyền. Đồng thời, được bên nhượng quyền trợ giúp, kiểm soát về việc kinh doanh đó.
Câu hỏi đặt ra là nhượng quyền mà không có kiểm soát đối với bên nhân kèm theo
mô hình kinh doanh thì có đúng theo quy định pháp luật không?
Theo quy định tại Điều 286, 287 Luật thương mại 2005 thì Bên nhượng quyền
được nhận tiền nhượng quyền, thực hiện các hoạt động quảng cáo, kiểm tra hoạt động của
bên nhận quyền để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền và chất lượng
hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, bên nhượng quyền phải thực hiện các hoạt động, công
việc như cung cấp tài liệu, đào tạo, trợ giúp, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của đối tượng
được nhượng quyền…để đảm bảo hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương
mại của bên nhận quyền. Như vậy thì bên chuyển quyền nắm quyền chi phối nhất định
đối với việc sử dụng nhãn hiệu ra sao và làm sao để đảm bảo được uy tín của mình cũng
như đảm bảo được rằng việc sử sử dụng của bên nhận không làm ảnh hưởng hình ảnh của
họ. Bên cạnh đó, bên chuyển quyền luôn có thể có những biện pháp để kiểm tra và sẽ tiến
hành chấm dứt bất kỳ hành vi nào làm tổn hại đến uy tín của họ. Mặc dù theo pháp luật
Việt Nam thì việc kiểm soát bên nhận quyền của bên chuyển quyền là quyền chứ không

20
Trọng Đạt, CEO Asanzo thừa nhận sử dụng linh kiện Trung Quốc, Báo VietNamNet,
https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/san-pham/ceo-asanzo-thua-nhan-su-dung-linh-kien-trung-quoc-nhung-khong-do
i-lot-viet-nam-543646.html, truy cập ngày 16/01/2022.
phải bắt buộc tuy nhiên việc Asanzo buông bỏ mọi quyền kiểm soát đối với bên nhận
quyền là điều rất khó hiểu.
Khi xảy ra hành vi xâm phạm pháp luật từ việc chuyển quyền như trường hợp của
Asanzo thì đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm pháp luật?
Liên quan đến việc nhập nguyên chiếc đồ gia dụng từ Trung Quốc và gắn nhãn
Việt Nam thì theo pháp luật Việt nam, hành vi nhập khẩu nguyên chiếc và thay đổi tem
nhãn, xuất xứ sản phẩm khi nhập về Việt Nam trong mọi trường hợp đều được coi là hành
vi gian lận về xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, cần phải làm rõ ai hoặc pháp nhân nào đứng
ra kinh doanh trực tiếp những mặt hàng đó và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Chúng ta
hoàn toàn có thể tìm ra nếu đối chiếu hợp đồng giữa các siêu thị, đại lý với bên cung cấp
mặt hàng này. Có thể thấy trong những trường hợp nhượng quyền thương mại, trách
nhiệm không đương nhiên thuộc về bên cấp quyền trong trường hợp bên nhận quyền có
hành vi vi phạm. Rõ ràng thì bên chuyển quyền và bên nhận quyền là 2 chủ thể riêng biệt
vì vậy bên nào gây ra hành vi đó thì bên đó chịu trách nhiệm theo hành vi mình gây ra
trước pháp luật.
Theo ông Tam, Asanzo đã từng có công văn gửi sang phía công an khẳng định
công ty không bảo hộ thương hiệu của mình. Trước vấn đề mà báo chí đặt ra liên quan
đến nhãn mác thương hiệu, ông Tam cho rằng trong tập đoàn Asanzo có rất nhiều công ty
con khác nhau, bộ phận nào làm sai thì đơn vị đó sẽ chịu trách nhiệm. Theo quy định tại
Điều 138 Luật sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu sẽ chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức cá
nhân đáp ứng điều kiện như chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu đó và việc chuyển
nhượng sẽ không gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang
nhãn hiệu.
Trong trường hợp này Công ty CPĐT Asanzo (nay là công ty Tập đoàn Asanzo)
đã ngừng sản xuất mặt hàng gia dụng. Như vậy thì việc công ty chuyển nhượng nhãn hiệu
cho các công ty khác để bán các mặt hàng gia dụng bản chất là việc lách luật để các công
ty con có thể lấy danh “Asanzo” để những mặt hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam.
Asanzo vào thời điểm từ năm 2019 trở về trước là công ty khá có tiếng và được cấp danh
hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Vì vậy việc chuyển nhượng nhãn hiệu cho các bên
nhận quyền của Asanzo đang gián tiếp lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn về đặc tính
nguồn gốc của hàng hóa.
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về việc bên chuyển quyền kiểm
soát hành vi của bên nhận quyền nhằm ngăn chặn những hành vi gây bất lợi cho người
tiêu dùng. Việc bên nhận quyền mang danh nghĩa của bên chuyển quyền để thực hiện các
hành vi bất chính là điều hoàn toàn có thể xảy ra vì bên nhận quyền có thể lợi dụng độ
nổi tiếng, thương hiệu,... Asanzo lẽ ra cũng phải mang một phần trách nhiệm hoặc ít nhất
xin lỗi người tiêu dùng chứ không nên trả lời vô trách nhiệm như trên báo vì khi một bên
mang danh nghĩa, hình ảnh của công ty mình có hành vi lừa dối người tiêu dùng thì
nguyên nhân một phần là sự thiếu kiểm soát của công ty đối với bên nhận quyền. Phải
chăng pháp luật Việt Nam nên có những quy định về trách nhiệm của bên chuyển quyền
liên quan đến việc kiểm soát các hành vi của bên nhận quyền bởi vì một khi bên chuyển
quyền muốn mở rộng mô hình kinh doanh thì họ cũng phải đảm bảo chất lượng sản
phẩm.
3.2. Luật không cấm quảng cáo “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 thì Quảng cáo là việc sử
dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có
mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh
doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội;
thông tin cá nhân”. Bên cạnh đó, tại Điều 102 Luật Thương mại 2005 quy định về quảng
cáo thương mại, theo đó: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của
thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của
mình”. Như vậy có thể hiểu hoạt động quảng cáo là việc giới thiệu hoạt động kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ nhằm thu hút và gây sự chú sự của khách hàng thông qua các sản phẩm
quảng cáo21.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, cạnh tranh khốc liệt thì quảng cáo là hoạt động
không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp được gần hơn với người
tiêu dùng. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, trên thị trường Việt Nam xuất hiện không ít
những hành vi quảng cáo sai sự thật ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi người tiêu dùng, xã
hội và tác động xấu đến hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam.
Liên quan đến quảng cáo, trường hợp Asanzo đã đưa ra lời giới thiệu mơ hồ với
những từ ngữ không tường minh khiến người tiêu dùng phải tự hiểu những thông điệp ấy.

21
Sản phẩm quảng cáo có thể là phim quảng cáo, tấm pa nô, áp phích, tờ rơi, bảng biển, hình ảnh và lô gô quảng cáo
trên mạng…
Có thể thấy quy trình lắp ráp một số sản phẩm của Asanzo không đúng như quảng cáo
“đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”. Đây lại là một thuật ngữ khó định lượng, mơ hồ nặng về
yếu tố marketing thay vì được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật. Nó thuần về yếu tố
trung thực trong quảng cáo sản phẩm. Chính vì không có tham chiếu về tiêu chí nên thuật
ngữ này dễ bị lạm dụng. Sẽ rất khó để kết luận doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật nếu
như doanh nghiệp đưa ra được một chi tiết quan trọng nào đó trong sản phẩm được tạo ra
từ công nghệ Nhật Bản.
Trong cuộc họp báo minh oan, Asanzo đã lập luận rằng họ ký hợp đồng dịch vụ số
TA-24/2017 ngày 24/1/2017 với Công ty SHARP-ROXY (Hong Kong LTD) tại Việt
Nam để được cung cấp phần mềm và chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, nội dung hợp
đồng cũng đề cập tới việc chuyển giao công nghệ lắp ráp chi tiết bằng video và thực hành
trên mỗi phần của TV. Song từ khi ký kết hợp đồng tới nay, công ty vẫn chưa thực hiện
thanh toán hợp đồng như đã ký kết do chưa xin được xác nhận của Bộ KHCN về chuyển
giao công nghệ. Tại công văn số 2294/BKHCN-TTr ngày 31-7-2019 cung cấp thông tin
tài liệu liên quan đến thông tin, tài liệu về quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp, việc sử
dụng slogan "Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản", Bộ Khoa học và công nghệ khẳng định
không nhận được và không xử lý bất kỳ hồ sao nào đăng ký chuyển giao công nghệ liên
quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo Việt Nam và các công ty có liên quan. Theo
báo tuổi trẻ22, công ty này đã từng tồn tại trước kia nhưng ngày 25 tháng 9 năm 2016,
Sharp đã tách từ liên doanh công ty này, việc này cũng đã từng công bố trên báo chí vào
thời điểm đó rồi. Vậy có nghĩa rằng Công ty Sharp Roxy không còn tồn tại từ lâu, chỉ
đang có Công ty Sharp HK và Công ty Roxy. Công ty Roxy vốn là công ty chuyên bán và
phân phối đồ điện gia dụng, linh kiện điện tử, chứ không sở hữu công nghệ nào như
Asanzo nói. Bên cạnh đó cho dù có chuyển giao công nghệ với Nhật Bản đi chăng nữa,
việc sử dụng slogan “đỉnh cao công Nhật Bản” vẫn được xem là quảng cáo quá đà bởi vì
công nghệ Nhật chiếm bao nhiêu % và ảnh hưởng như thế nào trong quá trình sản xuất thì
mới được gọi là “đỉnh cao” thì Asanzo chưa đề cập.
Quảng cáo là chiến lược hàng đầu trong Marketing được mọi doanh nghiệp áp
dụng để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. Tuy nhiên sự phóng đại quá mức đã
và đang không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng. Asanzo không phải là vụ việc
duy nhất liên quan đến quảng cáo sai sự thật. Ngoài Asanzo còn có Khải silk hay mới đây

22
https://tuoitre.vn/asanzo-co-dau-hieu-gia-mao-xuat-xu-va-lua-doi-nguoi-tieu-dung-20191028100427792.htm
là Biti’s. Cụ thể trong vụ việc của Biti's, doanh nghiệp này đã quảng cáo không đúng về
nguồn gốc chất liệu vải rẻ tiền có bán sẵn trên Taobao, loại gấm sợi nylon Hàng Châu rất
phổ biến trong việc làm đồ lưu niệm giá thấp để “gắn mác” tuyên truyền là "Cảm hứng
miền Trung" và "được đầu tư sáng tạo, tìm tòi đa dạng vật liệu và tốn nhiều công sức sản
xuất" dẫn đến hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Hành vi này của doanh nghiệp là cố ý lấy
sản phẩm có nguồn gốc hàng ngoại để “thế” vào trở thành hàng nội địa. Chỉ đến khi bị
phát hiện doanh nghiệp này mới thừa nhận sự thiếu sót về chi tiết sản phẩm vải thổ cẩm
và kèm lý do “bối cảnh ngành công nghiệp phụ trợ cho giày dép trong nước còn nhiều
hạn chế, cũng như dịch bệnh hoành hành trong suốt thời gian qua”.
Mặc dù tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định các hành vi nghiêm cấm trong
quảng cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo tại Điều 11 Luật này nhưng như
đã thấy thì thực trạng doanh nghiệp vi phạm rất nhiều liên quan tới vấn đề quảng cáo.
Nguyên nhân của những việc trên là do hình phạt chưa đủ răn đe và các hành vi vi phạm
được liệt kê tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 không đủ bao quát hết các hành vi vi phạm
của doanh nghiệp Việt Nam.
3.3. Quản lý, tổ chức cấp danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao
Trong khi khái niệm “Made in Vietnam” còn quá chung chung, các tiêu chí hàng
Việt, hàng thương hiệu Việt còn mù mờ, không ít doanh nghiệp tìm cách đặt các giải
thưởng, danh hiệu hay các hệ thống quản lý chất lượng… nhằm đánh bóng thương hiệu
và sản phẩm của mình.
Có thể thấy người tiêu dùng khá cảm tính khi mua sắm và chủ yếu dựa vào các
tiêu chí như hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001), hệ thống quản lý môi trường (ISO
14001), trách nhiệm xã hội (SA 8000), các giải thưởng, danh hiệu khi mua một món hàng
nào đó. Trong khi đó, nhiều tổ chức thuộc hiệp hội, ngành nghề lại đứng ra vinh danh
hàng Việt hoặc cấp chứng nhận chất lượng hàng hóa, thương hiệu với những tiêu chuẩn
thiếu căn cứ khoa học hoặc thiếu năng lực thẩm định nên dễ gây nhầm lẫn đối với người
tiêu dùng. Điển hình như vụ việc Tập đoàn Asanzo dính nghi vấn về xuất xứ hàng hóa
nhưng trước đó lại đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC).
Chương trình “hàng Việt Nam chất lượng cao” lần đầu tiên được tổ chức bởi Báo
Sài Gòn Tiếp Thị thông qua hình thức các cuộc thi góp ý và bỏ phiếu bình chọn vào năm
1996 - năm Việt Nam gia nhập ASEAN. Năm 1997, thay đổi cách bỏ phiếu qua báo mà
bắt đầu hình thức bình chọn khoa học, khách quan hơn: tổ chức điều tra xã hội học người
tiêu dùng ở TP.HCM và Cần Thơ. Năm 2011: UBND TP ký quyết định 4395 ngày
19/06/2011, giao việc tổ chức, triển khai chương trình HVNCLC cho một đầu mối là Hội
DN HVNCLC (thay thế vai trò báo SGTT và ITPC trong quyết định 147 năm 2005)23.
Về chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, thì đây là hương trình xúc tiến
trọng điểm của TPHCM qua quyết định 147/2005/QĐ-UBND ngày 18.8.2005 của UBND
TPHCM, đến ngày 16/09/2011 được thay thế bằng quyết định 4395/QĐ-UBND TPHCM
với mục đích24:
- Tạo động lực thúc thúc đẩy và cổ võ hiệu quả nhất cuộc vận động “người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ chính trị, tạo dựng niềm tin của người
tiêu dùng (NTD) vào sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ của Việt Nam.
- Tạo động lực thúc thúc đẩy các DN xây dựng các hạng mục (cải thiện chất lượng
sản phẩm, dịch vụ, hướng đến chuyên nghiệp hóa từ khâu quản lý đến sản xuất và
cung ứng (phân phối), phát triển thương hiệu,…) mang lại lợi thế cạnh tranh trên
thị trường. Các sản phẩm đạt nhãn hiệu chứng nhận HVNCLC ngày càng được tín
nhiệm trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
- Là cầu nối sản phẩm của DN với hệ thống các nhà bán lẻ và NTD. Logo thương
hiệu HVNCLC là biểu tượng của sự tín nhiệm và lựa chọn của NTD đối với sản
phẩm của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin điều tra về NTD, thông tin thị trường cho các DN sản xuất &
DN cung cấp dịch vụ giúp các DN có cơ sở đánh giá toàn diện về nhu cầu thị
trường, sự kỳ vọng của NTD và sự lựa chọn của họ đối với sản phẩm, dịch vụ của
DN.
Về quy trình điều tra HVNCLC thì theo thông tin trên Website hội gồm các giai
đoạn như chuẩn bị, thực hiện và công bố kết quả điều tra.

23
https://hvnclc.vn/gioi-thieu-chuong-trinh-hang-viet-nam-chat-luong-cao/
24
https://hvnclc.vn/gioi-thieu-chuong-trinh-hang-viet-nam-chat-luong-cao/
Ngoài ra, quy trình xét duyệt cấp chứng nhận HVNCLC đòi hỏi doanh nghiệp phải
cung cấp đầy đủ bộ hồ sơ, như chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận chất lượng
sản phẩm, chứng nhận về môi trường… Tiếp theo hội sẽ đưa thông tin doanh nghiệp đăng
ký lên các phương tiện truyền thông để nhận phản hồi từ nhiều nguồn. Kế đến, hội có
công văn gửi đến địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký xem doanh nghiệp này có chấp
hành tốt pháp luật về thuế, môi trường, sử dụng lao động… Nếu không đáp ứng các điều
kiện trên sẽ bị loại. Ngoài ra, doanh nghiệp đăng ký còn phải được người tiêu dùng bình
chọn đạt tỉ lệ cao. Cuối cùng còn phải trải qua khâu xét duyệt từ các chuyên gia.
Mặc dù nhìn quy trình chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao” rất chi tiết,
tỉ mỉ tuy nhiên sau vụ Asanzo nhiều ý kiến dư luận đặt vấn đến Asanzo được cấp danh
hiệu HVNCLC là do bỏ tiền mua và nhãn hiệu HVNCLC che mắt người tiêu dùng để
hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt để chiếm lĩnh thị trường. Theo đó thì Asanzo được
cấp nhãn hàng HVNCLC trong 4 năm liên tiếp từ 2016 đến 2019. Theo bà Vũ Kim Hạnh,
Chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC: “Sau khi báo chí phản ánh, chúng tôi đối chiếu lại
hồ sơ họ nộp thì rõ ràng sai phạm, vì trong điều lệ của Hội, gia công ở nước ngoài là
không được cấp HVNCLC. Xét thấy Asanzo vi phạm, chúng tôi đã tước quyền sử dụng
nhãn hiệu”25. Bà cũng nói thêm rằng Asanzo không hề sử dụng logo hàng Việt Nam chất
lượng cao dán trên sản phẩm tivi hay dùng trong chiến dịch truyền thông nào.
Như vậy theo lập luận của bà Hạnh thì Asanzo không sai khi không dán logo
HVNCLC lên sản phẩm nhưng chương trình này được truyền hình trực tiếp trên kênh
VTV1 Đài phát thanh Quốc gia thì khán giả cả nước đều có thể xem hoặc thấy trên các
phương tiện thông tin đại chúng khác và hiểu lầm mọi sản phẩm của công ty đều là
HVNCLC. Việc cấp giấy phép HVNCLC cho một doanh nghiệp tác động đến việc mua
hàng của người tiêu dùng và uy tín của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn vì vậy việc cấp
sai đặt ra trách nhiệm với Hội Doanh nghiệp HVNCLC dù Hội đã tước quyền sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn năm 2019 của công ty CP
Tập đoàn Asanzo. Hay nói cách khác trách nhiệm của Hội Doanh nghiệp HVNCLC ở
đâu khi cấp giấy phép HVNCLC thì pháp luật hiện nay vẫn chưa có.
Có thể thấy hiện nay, các giải thưởng như "Hàng Việt Nam chất lượng cao" ngày
càng mất đi giá trị khi việc kiểm tra, bình chọn hết sức sơ sài, chủ yếu dựa vào thông tin
do DN tự cung cấp. Việc cấp chứng nhận chất lượng hàng hóa, thương hiệu với những
tiêu chuẩn thiếu căn cứ khoa học hoặc thiếu năng lực thẩm định nên dễ gây nhầm lẫn đối
với người tiêu dùng. Hàng loạt các chương trình thuộc hiệp hội, ngành được tổ chức và
rất khó kiểm soát. Theo Luật sư Nguyễn Văn Đức trả lời báo Lao động: “Thậm chí, một
số trường hợp còn huy động tiền của DN để trao giải, gọi là "xã hội hóa" giải thưởng.
Điều này không chỉ gây ra sự "bội thực" giải thưởng, chạy theo danh hiệu ảo mà còn trái
quy định của Chính phủ. Cá biệt, có trường hợp lấy danh nghĩa của bộ, ngành, đoàn thể
hoặc thư chúc mừng của lãnh đạo các cấp để mời các DN, doanh nhân tham dự không
đúng quy định hoặc tổ chức trao giải thưởng dưới nhiều hình thức tổ chức bình chọn,
thành lập bảng xếp hạng, tổ chức liên hoan…”26
Trước thực trạng đó, Bộ Nội vụ đã có tờ trình gửi Chính phủ và các bộ, ngành để
lấy ý kiến ban hành Nghị định về quản lý, tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho
DN, doanh nhân. Trong đó, quy định chặt chẽ hơn về quy trình, thủ tục xét giải thưởng,
cũng như các cơ quan, tổ chức, nhất là hội nghề nghiệp nào được quyền đứng ra tổ chức
tôn vinh DN và doanh nhân. Tuy nhiên, từ khi dự thảo vào năm 2018 đến nay nghị định

25

https://vietnambiz.vn/thuc-hu-danh-hieu-hang-vnclc-la-dao-bua-cho-hang-trung-quoc-doi-lot-hang-viet-voi-gia-rao-
ban-hang-tram-trieu-dong-20190702225636522.htm
26
https://nld.com.vn/kinh-te/mu-mo-tieu-chi-hang-viet-can-siet-lai-giai-thuong-danh-hieu-20190703222200058.htm
này vẫn chưa được ban hành. Nếu Nghị định này sớm được ban hành, vừa thực hiện tốt
việc quản lý các giải thưởng vừa tạo điều kiện giúp cho các DN, doanh nhân làm ăn chân
chính được tôn vinh, xứng đáng với công sức mà họ đã đóng góp cho xã hội.
3.4. Liên hệ bình luận Nhà nước pháp quyền qua vụ ASANZO
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng những thể chế pháp luật,
tổ chức Nhà nước và các tiền đề khác để đáp ứng nhu cầu của Nhà nước pháp quyền của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, công cuộc xây dựng Nhà
nước pháp quyền của Đảng, Nhà nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn, từ
những thách thức mang tính chủ quan xuất phát từ nội tại tổ chức Nhà nước và hệ thống
pháp luật của nước ta đến những thách thức mang tính khách quan từ bên ngoài tác động
vào. Có thể thấy từ vụ việc liên quan đến xuất xứ hàng hóa những năm gần đây đang có
tác động tiêu cực thách thức trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay.
Theo nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền thì Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn nhấn mạnh “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân
là chủ”; “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là chủ”. Với Hồ Chí Minh, nhân
dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước. Toàn bộ quyền lực nhà nước
đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm
phụng sự lợi ích của nhân dân27. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì
dân đã được thể chế hoá thành một mục tiêu hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên
của chính thể dân chủ cộng hoà ở nước ta - Hiến pháp 1946: “Xây dựng một chính quyền
mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” (Lời nói đầu - Hiến pháp 1946). Đặc điểm này của
Nhà nước ta tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992. Bên
cạnh đó, Nhà nước pháp quyền XHCNVN tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền tự
do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã
hội. Đặt vấn đề trong thị trường mua bán, người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng nhất
trong việc kiểm tra chất lượng của hàng hoá. Đây cũng là một trong những đối tượng dễ
bị thiệt hại nhất. Tại Điều 8 Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định về quyền của người
tiêu dùng có đề cập “Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu

27
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Tài liệu bồi dưỡng thi nâng
ngạch chuyên viên cao cấp khối Đảng, đoàn thể năm 2011.
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội
dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết,
quảng cáo hoặc cam kết”. Tuy nhiên, trong vụ việc Asanzo người tiêu dùng được biết sản
phẩm của Asanzo được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao do vậy mọi người
đều tin tưởng những sản phẩm của Asanzo là hàng Việt Nam. Đồng thời phân khúc thị
trường của Asanzo là đánh vào khu vực nông thôn, người có thu nhập thấp do vậy đa số
những người ở phân khúc này không thực sự am hiểu về quyền lợi của mình trong vai trò
mình là người tiêu dùng. Trong khi đó những quy định về quyền của người tiêu dùng thì
trên thực tế những quy định này đôi lúc không thực sự bảo vệ những đối tượng này. Cụ
thể trong vụ việc Asanzo khi xảy ra đa số người tiêu dùng đều không biết phản ánh với
cơ quan, tổ chức nào, không biết địa chỉ để khiếu nại từ đó họ không thể được các cơ
quan nhà nước bảo vệ quyền lợi của mình. Hoặc cho dù họ có biết đi chăng nữa thì họ
cũng không được doanh nghiệp bồi thường bởi cơ quan nhà nước đã đưa ra kết luận hành
vi gắn nhãn “Made in Vietnam” là không vi phạm pháp luật28. Điều này đã đi lại quy định
tại Điều 8 Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Có thể thấy vai trò của pháp luật được đặt ra
chính là bảo vệ quyền lợi của con người cụ thể trong trường hợp này là người tiêu dùng
nhưng trong vụ việc của Asanzo ta có thể thấy không có một người tiêu dùng nào được
bồi thường.
Ngoài những đặc trưng trên thì một đặc trưng quan trọng không thể không nhắc
đến đó là quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời
sống xã hội. Nhà nước pháp quyền đặt ra nhiệm vụ phải có một hệ thống pháp luật cần và
đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ
luật. Thế nhưng thông qua những vụ liên quan đến xuất xứ điển hình là Asanzo làm bộc
lộ hệ thống pháp luật còn khá nhiều thiếu sót về quy định xuất xứ hàng hóa nói chung và
hàng hóa nội địa nói riêng. Từ phân tích các lập luận trên nhóm nhận thấy hiện nay quy
định về tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa còn nhiều bất cập. Các khái niệm như “hàng Việt
Nam”, “Sản xuất tại Việt Nam”, “Made in Vietnam”, “nơi sản xuất” còn khá mập mờ làm
cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Hơn nữa các quy định trong
Nghị định 31/2018, Nghị định 43/2017, Thông tư 05/2018 chỉ cho mọi người biết như thế
nào được coi là xuất xứ Việt Nam và chỉ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam. Còn hàng hóa xuất khẩu tiêu thụ trong nước thì không có một tiêu chí nào cụ thể.

28
"Bộ Công an kết luận chưa có căn cứ xác định Asanzo lừa khách hàng - VietNamNet." Bộ Công an kết
luận chưa có căn cứ xác định Asanzo lừa khách hàng - VietNamNet, (ngày truy cập: 9/1/2022)
Điều này dẫn đến suy nghĩ vậy hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài được công nhận là
hàng Việt Nam để dễ phân biệt với các quốc gia khác và được hưởng các ưu đãi. Còn
những hàng hóa được gia công, chế biến, lắp ráp đơn giản tại Việt Nam thì không cần
một cái danh xưng này bởi nó mặc định là hàng Việt Nam. Với suy nghĩ như vậy nó có
thể dẫn đến hệ lụy rất lớn đối với thị trường Việt Nam và người tiêu dùng. Có thể thấy
Asanzo mặc dù sai trong việc nhập linh kiện của Trung Quốc để lắp ráp đơn giản tạo sản
phẩm gắn nhãn “Made in Vietnam” nhưng theo quy định pháp luật hiện hành không có
một căn cứ pháp lý nào chứng minh được sai phạm của công ty này.
Từ năm 2018, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng và hiện nay đang xây dựng
dự thảo Thông tư quy định hàng hóa thế nào được gắn nhãn “Sản xuất tại Việt Nam/Made
in Vietnam”. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào cụ
thể ra đời mà mới vẫn chỉ đang ở diện dự thảo.
Từ đó có thể thấy việc đưa ra những quy định không thống nhất, thiếu chặt chẽ làm cho
các doanh nghiệp làm trái pháp luật nhưng không bị trừng phạt do thiếu quy định của
pháp luật khiến cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp là ăn chân chính cảm thấy bất
an, làm giảm uy tín đối với hàng hóa của Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như
quốc tế. Quy định thiếu bao quát và hình phạt đối với các hành vi nghiêm cấm trong
quảng cáo đang tạo khe hở cho những doanh nghiệp thổi phồng sản phẩm quảng cáo sai
sự thật nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Bên cạnh đó việc thiếu quy định liên quan đến
quản lý, tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho DN, doanh nhân cũng khiến cho tình
trạng nhiều doanh nghiệp tìm cách đặt các giải thưởng, danh hiệu hay các hệ thống quản
lý chất lượng… nhằm đánh bóng thương hiệu và sản phẩm của mình.
Một đặc trưng nữa đó là quyền lực nhà nước là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến
pháp. Những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan
trọng cho sự duy trì quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhân dân. Và đó chính là
nền tảng có tính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợp hiến hay không hợp hiến của
các đạo luật, cũng như vai trò của bộ máy nhà nước trong việc thực thi quyền lực. Qua vụ
Asanzo có thể thấy vai trò của nhà nước trong việc đưa ra các quy định pháp luật liên
quan đến xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam mà cụ thể ở đây là Bộ Công thương xuất xứ
hàng hóa), Bộ Nội vụ (quản lý, tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho DN, doanh
nhân), Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch (hoạt động quảng cáo) và cơ quan lập pháp của
NNXHCNVN là Quốc Hội. Đặc biệt, sau tác động chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
càng đặt ra yêu cầu cấp thiết liên quan đến các quy định liên quan đến việc dán nhãn
“Made in Vietnam”29. Một số doanh nghiệp nước ngoài đã gắn mác "Made in Viet Nam"
vào sản phẩm để tránh thuế quan. Việc này khiến Tổng thống Mỹ Donal Trump chú ý.
Theo BBC đưa tin ngày 26/7/2019 tại các sự kiện công nghệ, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc và Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng liên tục có
nhiều phát biểu về "Make in Vietnam". "Make in Vietnam" có hàm ý rộng hơn "Made in
Vietnam", truyền tải nội hàm phát triển doanh nghiệp Việt Nam là sáng tạo tại Việt Nam,
thiết kế tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, khác với khái niệm doanh nghiệp khoa học
công nghệ lâu nay... Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định phát triển doanh nghiệp
công nghệ Việt Nam "được coi là ưu tiên số một với mục tiêu có 100.000 doanh nghiệp
công nghệ vào năm 2030". Trả lời BBC hôm 24/7, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú, chuyên gia
kinh tế từ Đại học Strasbourg, Pháp nói: "Make in Vietnam" là khẩu hiệu được Chính phủ
đưa ra nhằm khuyến khích sản xuất, chế biến công nghệ ở Việt Nam. Dù có hay không có
khẩu hiệu này thì Việt Nam cần phải thúc đẩy sản xuất, chế biến công nghiệp, khoa học
kỹ thuật. Thực tế, nền công nghiệp Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế, nên nếu có nhiều
chính sách để sản xuất tại Việt Nam thì sẽ tốt. Tuy vậy, để thật sự "Make in Vietnam",
một trong những điều Chính phủ cần làm ngay là phải xem lại chính sách đối với các
doanh nghiệp, nhất là khối tư nhân.
Vụ việc Asanzo sử dụng linh kiện Trung Quốc sau đó qua giai đoạn gia công đơn
giản và gắn nhãn “Made in Vietnam” không còn mới lạ tại Việt Nam. Bởi trước đó, các
doanh nghiệp khác cũng đã “lách luật” để “treo đầu dê bán thịt chó” điển hình như vụ
việc của Khaisilk, Bkav... Từ đó ta có thể thấy sự thiếu trách nhiệm của cơ quan nhà
nước, lực lượng quản lý thị trường chứ không thể đổ hết cho lý do pháp luật còn chưa có
quy định. Mặt khác, chủ thể phát hiện sai phạm của doanh nghiệp từ các vụ việc như
Khaisilk đến Asanzo đều là các cơ quan báo chí vậy một câu hỏi đặt ra lực lượng quản lý
thị trường hiện đang ở đâu. Vì sao cơ quan này đều không thể phát giác được những sai
phạm của các doanh nghiệp hiện nay? Asanzo là một doanh nghiệp lớn có quy mô hoạt
động lớn nhưng cơ quan quản lý thị trường lại không phát hiện được hành vi của doanh
nghiệp này? PGS.TS Bùi Thị An có nêu ra quan điểm “Vi phạm nếu có của doanh nghiệp

29

http://songoaivu.tiengiang.gov.vn/lanh-su/-/asset_publisher/QSpp7P8RukDa/content/viet-nam-co-huong-l
oi-tu-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-/pop_up?_101_INSTANCE_QSpp7P8RukDa_viewMode=print
không phải là ngày một, ngày hai mà kéo dài, tại sao không phát hiện ra? Trách nhiệm cơ
quan quản lý về thị trường cần phải được đặt ra”30. Từ các vụ việc xảy ra trước đó như
Khaisilk, Bkav,.. tất cả đều có sức ảnh hưởng rất lớn đến thị trường và xã hội. Nhưng các
cơ quan này vẫn không rút ra được một bài học trong việc quản lý thị trường tại Việt
Nam. Có lẽ các quy định xử phạt về việc lơ là và thiếu trách nhiệm trong việc hoàn thành
trách nhiệm của mình không thực sự có tác dụng. Đồng thời, vẫn chưa có một chủ thể
đứng đầu một cơ quan nhà nước bị xử phạt nặng nề do làm việc thiếu trách nhiệm nên tạo
tiền đề cho người đi sau. Đặc biệt trong vụ việc của Asanzo, các cơ quan có liên quan chỉ
lên tiếng sẽ nhanh chóng tiến hành điều tra nhưng không một cơ quan nào trực tiếp có
hành động lên tiếng xin lỗi về việc mình làm thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, xử lý
các hành vi xấu của doanh nghiệp. Điều này cho thấy sự vô cảm của những người tham
gia công tác quản lý nhà nước đối với người tiêu dùng và xã hội. Hơn nữa sau khi đưa ra
kết luận Asanzo không vi phạm về việc giả mạo xuất xứ hàng hóa không một người đứng
đầu của các cơ quan có liên quan trong vụ việc này bị xử phạt do sự sơ hở lơ là trong quá
trình làm việc. Vì vậy, qua vụ Asanzo ta có thể thấy trách nhiệm của cơ quan nhà nước
cần phải được nâng cao và cần xử phạt rõ ràng nếu như không làm đúng, đủ và kịp thời
trách nhiệm của cơ quan đó.
Như vậy, có thể thấy việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và quản lý đất nước trong tình
hình mới - nền kinh tế toàn cầu hóa. Biểu hiện cụ thể là hệ thống pháp luật còn một số
quy định chưa thống nhất, đồng bộ, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn; cơ chế kiểm
soát quyền lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của nhân dân chưa được phát huy mạnh
mẽ. Việc chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm, kỷ cương phép nước có nơi, có
lúc còn bị xem nhẹ. Việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn hạn chế31.
4. Kiến nghị, đề xuất
4.1. Liên quan đến vấn đề Made in Vietnam
Xuất xứ của một mặt hàng bản chất là hướng đến hai vấn đề: bảo đảm danh tiếng
của sản phẩm đến từ một nước nhất định và ưu đãi thuế quan. Những quốc gia nổi tiếng
30
"Từ vụ Khaisilk, Asanzo, Sunhouse: Vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước ở
đâu?.".https://doanhnghiepthuonghieu.vn/tu-vu-khaisilk-asanzo-sunhouse-vai-tro-cua-co-quan-quan-ly-nh
a-nuoc-o-dau-p11524.html, ngày truy cập: 10/1/2022
31

https://mpm.chinhphu.vn/hoat-dong/lam-ro-hon-sau-sac-hon-nhung-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-nha-nu
oc-phap-quyen-xhcn-viet-nam-21998.html
về một số mặt hàng nhất định tường đưa ra những tiêu chí rất chi tiết để được ghi là
“Made in” từ quốc gia họ. Ví dụ như Thuỵ Sĩ hoặc Úc có những yêu cầu cụ thể đối với
mặt hàng đồng hồ, thực phẩm chức năng hay hoa quả. Các quốc gia này chi tiết đến mức
họ đưa ra tiêu chí như: packed in (đóng gói tại), designed in (thiết kế tại), assembled in
(lắp ráp tại), processed in (chế biến tại)…
Theo pháp luật của Đức, các nhà sản xuất được tự xác định xuất xứ hàng hóa và
tự chịu trách nhiệm với công bố đó. Nếu nhà sản xuất dán nhãn xuất xứ sai có thể phát
sinh yêu cầu bồi thường thiệt hại và bị hải quan tịch thu hàng hóa. Tiêu chuẩn cho một
hàng hóa có nhãn dán “Made in Germany” phải đảm bảo nguyên liệu chính xuất xứ tại
Đức và hoạt động sản xuất, thay đổi tại Đức phải đáng kể đến mức quyết định đến chất
lượng và giá trị của hàng hóa. Nếu sản phẩm được lắp ráp tại Đức thì nhà sản xuất sẽ
thể hiện qua nhãn dán là “Assembled in Germany” (được lắp ráp tại Đức). Pháp luật
Hoa Kỳ cũng cho phép dán nhãn “Assembled in USA” đối với sản phẩm có nguyên liệu
xuất xứ nước ngoài và được lắp ráp đơn giản. Để được công nhận xuất xứ Hoa Kỳ thì nhà
sản xuất phải sử dụng toàn bộ nguyên liệu và lao động trong nước. Từ các quy định về
tiêu chuẩn xuất xứ tại các nước trên thế giới, cụ thể ở đây là Đức và Hoa Kỳ ta có thể
nhận thấy hiện nay pháp luật Việt Nam còn thiếu sót một số quy định đối với những sản
phẩm được lắp ráp đơn giản, thiết kế tại Việt Nam. Vụ việc Asanzo là một ví dụ điển hình
đối với thiếu sót này. Nếu như pháp luật Việt Nam có quy định phân biệt rõ ràng hơn
giữa xuất xứ tại Việt Nam và lắp ráp tại Việt Nam thì có lẽ sẽ không có tình huống gây
hoang mang cho thị trường và người tiêu dùng hiện nay.

Vì vậy những khe hở trong quy định pháp luật tại Việt Nam về ghi xuất xứ khiến
Việt Nam đang tự làm giảm uy tín về xuất xứ của chính mình.Có thể thấy sản phẩm về
điện tử hoặc đồ gia dụng của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang một số nước như
Lào, Campuchia hay Myanmar – những nơi mà “Made in Vietnam” có giá trị bảo chứng
nhất định cùng với hệ thống pháp luật không chặt. Tuy nhiên, nếu như nếu chúng ta
không chặt và rõ ràng về ghi xuất xứ “Made in Vietnam” thì chính chúng ta cũng sẽ mất
đi những thị trường xuất khẩu như vậy. Mặt khác thì việc này cũng tạo khe hở cho các
doanh nghiệp kinh doanh hàng nội địa lách luật để lừa dối người tiêu dùng. Vì vậy nhóm
có một số đề xuất sau:
Ban hành thông tư quy định thế nào là hàng hóa Việt Nam và nên tham khảo ý
kiến doanh nghiệp về tỷ lệ giá trị gia tăng trước khi công bố chính thức. Đặc biệt nên có
quy định rất rõ ràng về tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng tối thiểu bao nhiêu phần trăm thì
gọi là hàng Việt Nam để các doanh nghiệp định nghĩa được là họ đang làm theo đúng quy
định. Việc có một quy định rõ ràng để tránh tình trạng hiểu lầm hay doanh nghiệp lách
luật, sai phạm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp xuất khẩu.
Về tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng tối thiểu để gọi là hàng Việt Nam thì nên tham
vấn rõ ràng, tham khảo tỷ trọng riêng cho từng ngành nghề. Bởi với nhiều ngành nghề sẽ
khó có thể đặt tỷ lệ 30% theo công thức VAC như Bộ Công thương đưa ra. Vì vậy Bộ cần
có nghiên cứu sâu về vấn đề này. Cac nhà làm luật cần xem xét về quy định trong các
Hiệp định thương mại đa phương và song phương.
Xuất xứ hàng hóa từ mỗi quốc gia và chất lượng hàng hóa vốn không có sự liên
quan mật thiết đến nhau; nhưng yếu tố chất lượng khoa học công nghệ, trình độ sản xuất,
chiến lược truyền thông quảng bá sản phẩm và tiêu thụ hàng hóa,… là những mắt xích
gắn liền hai khái niệm này lại với nhau. Do đó, để đảm bảo được thương hiệu Quốc gia
thì cần phải đảm bảo thước đo là tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật – chất lượng Quốc gia do
Nhà nước ban hành.
Đẩy mạnh phát triển khả năng sản xuất hàng hóa của các nhà sản xuất cũng như
nâng cao tiêu chuẩn cùng với kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng hàng hóa không chỉ đối
với hàng hóa xuất khẩu mà cả hàng hóa tiêu dùng trong nước, như vậy mới có thể đảm
bảo được thương hiệu Quốc gia.
Trên thực tế Nhà nước đã có những biện pháp cụ thể cho các trường hợp gian lận
xuất xứ hay nói cách khác là vô tình hay cố tình vi phạm thông tin về xuất xứ, ví dụ như:
Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 3 tháng hoặc 6 tháng
tùy trường hợp đăng tải không đúng hoặc kê khai gian lận thông tin xuất xứ; Thu hồi
Giấy chứng nhận hàng hóa đã cấp và tạm dừng Giấy chứng nhận hàng hóa; Cơ quan, tổ
chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ngoài các biện pháp chống gian lận xuất xứ
nêu tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP còn được áp dụng
chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro đối với thương nhân và công bố trên cổng
thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
4.2. Liên quan đến quảng cáo
Các chế tài xử phạt đối với các vi phạm quảng cáo mới chỉ ở mức xử lý hành
chính như xử phạt, đình chỉ lưu hành sản phẩm, chấm dứt quy trình sản xuất hoặc bị tước
giấy phép hành nghề nhưng chưa đủ sức răn đe bởi lợi nhuận thu về là vô cùng lớn, do đó
trong thời gian tới đây cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ
luật Hình sự hiện hành quy định rõ ràng hơn về mặt khách quan của tội phạm và nếu thỏa
mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cần sửa đổi bổ sung quy định về hành vi nghiêm cấm trong quảng cáo tại Điều 8
Luật Quảng cáo 2012 một cách bao quát hơn.
4.3. Liên quan đến quản lý, tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho DN,
doanh nhân
Các DN khi tham gia các giải thưởng, các chứng nhận tôn vinh là phải tìm hiểu kỹ
về đơn vị tổ chức và chỉ tham gia với những tổ chức uy tín.
Các đơn vị đúng ra tổ chức cũng nên xem lại tiêu chí xây dựng giải thưởng còn
phù hợp với thực tiễn hay không để điều chỉnh, bổ sung nhằm tôn vinh đúng địa chỉ,
đúng sản phẩm. Bên cạnh đó, để duy trì giá trị của chứng nhận này, ngoài điều kiện đảm
bảo cấp cần đảm bảo điều kiện kiểm tra sau cấp. Nếu không sẽ loạn chất lượng, loạn sản
phẩm được gắn không đúng tiêu chí và làm giảm giá trị của chứng nhận. Việc kiểm tra đó
phải là trách nhiệm của người cấp chứng nhận đối với người tiêu dùng và đối với những
thành viên khác được cấp chứng nhận.
Nhà nước sớm ban hành Nghị định về quản lý, tổ chức xét tặng danh hiệu, giải
thưởng cho DN, doanh nhân nhằm thắt chặt hơn về quy trình, thủ tục xét giải thưởng,
cũng như các cơ quan, tổ chức, nhất là hội nghề nghiệp nào được quyền đứng ra tổ chức
tôn vinh DN và doanh nhân.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì việc đảm bảo được sự công bằng,
bình đẳng giữa của các chủ thể trong xã hội sao cho tối ưu nhất là một vấn đề lớn cho các
nhà làm luật phải luôn cần những thay đổi phù hợp với tình hình phát triển nhanh chóng
của xã hội. Học giả người Pháp, Jacques Chevallier đã nhận định rằng “luật pháp không
chỉ là công cụ hoạt động của nhà nước mà còn là phương tiện giới hạn sức mạnh của
chính quyền”. Kinh tế thị trường có những đặc điểm riêng biệt ở mỗi nước, đòi hỏi những
mô hình Nhà nước pháp quyền tương ứng phù hợp nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành
có hiệu quả của mô hình Nhà nước pháp quyền đó. Việt Nam đang xây dựng một Nhà
nước pháp quyền đề cao nền kinh tế thị trường, bởi lẽ nó chính là yếu tố quyết định đối
với sự ổn định hay phát triển dân chủ của một chế độ. Nền kinh tế thị trường cần đến sự
đảm bảo rất lớn của Nhà nước nhằm duy trì, phát triển tự do, bình đẳng giữa các chủ thể
tham gia trong thị trường, cạnh tranh lành mạnh và tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng. Có
thể thấy, kinh tế thị trường có vai trò to lớn không phải bàn cãi, một doanh nghiệp có quy
mô tầm cỡ như Tập đoàn Asanzo lại có những hướng đi đi ngược lại với xu thế phát triển
của xã hội là đáng lên án, chịu sự trừng phạt của pháp luật. Không có một chủ thể nào có
thể đi lên mà bỏ qua sự bình đẳng với các chủ thể khác trong xã hội. Thử hỏi rằng liệu sai
phạm của Asanzo còn tiếp tục tái diễn thì biết bao ảnh hưởng đến Nhà nước và toàn dân.
Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo được sự tự do, phát triển bình đẳng của mỗi cá nhân,
tổ chức và không thể để quyền con người bị tổn hại bởi bất kỳ một chủ thể nào trong xã
hội.
Qua vụ việc Asanzo này có thể thấy trách nhiệm của Nhà nước đối với sự đảm bảo
quyền con người là vô cùng lớn lao. Không những thế vai trò của nhà nước còn có thể
thấy được qua việc yêu cầu phải xây dựng hàng lang pháp lý thật sự vững vàng, làm điểm
tựa cho nền kinh tế thị trường - một trong ba trụ cột vô cùng quan trọng của tinh thần nhà
nước bên cạnh Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, được phát triển bền vững nhất.
Asanzo là một Tập đoàn kinh tế lớn, mang nhiều ảnh hưởng đáng kể trong nền kinh tế thị
trường nước ta, đòi hỏi các nhà làm luật phải củng cố, thiết lập, ban hành những quy định
mới phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế đang không ngừng thay đổi. Biết rằng
pháp luật luôn đi sau đời sống con người, pháp luật không thể bao trùm lên tất cả mọi vấn
đề đời sống thực tiễn. Song quyền lực của nhà nước là quyền lực tối cao trong xã hội, nhà
nước nhân danh chính mình có nhiệm vụ để bảo vệ xã hội và bảo vệ các cá nhân công
dân trong xã hội dân chủ này. Không thể tiếp tục để những vụ việc như Asanzo làm ảnh
hưởng đến niềm tin của công dân đối với Nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, nhóm tác
giả cũng nêu ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa khi tung
ra thị trường đến tay người tiêu dùng được minh bạch, công khai nhất. Không thể thiếu
lại là vai trò quản lý thị trường của Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát những hoạt
động của các doanh nghiệp nói chung và những doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn như
Asanzo. Công dân cũng là người có quyền nói lên tiếng nói của chính mình, vì xã hội dân
chủ ngày càng phát triển, những hành vi sai trái sẽ bị tố giác trước pháp luật. Hiện nay
quy định pháp luật về tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa, điều kiện về lưu thông trên thị trường
còn nhiều bất cập. Hơn nữa cơ quan quản lý thị trường đang đặt ra câu hỏi lớn về trách
nhiệm của mình ở đâu dẫn đến một doanh nghiệp vi phạm gây hệ lụy lớn cho thị trường.
Trong bối cảnh cạnh tranh nền kinh tế thị trường đang có những lỗ hỏng pháp luật cần có
những định hướng pháp luật mang chiều sâu, các nhà phán quyết phải có tầm nhìn rộng,
am hiểu pháp luật và thực tiễn về nền kinh tế thị trường. Chung quy trách nhiệm của cơ
quan nhà nước cần phải được nâng cao hơn nữa, cần có chế tài xử lý rõ ràng mang tính
răn đe hơn là việc nhắc nhở một cách hời hợt và tính kỷ luật không nghiêm. Làm rõ trách
nhiệm của bên vi phạm và bên có trách nhiệm giám sát thị trường hơn nữa. Pháp luật là
cơ sở để thiết lập, củng cố và cũng như tăng cường quyền lực nhà nước. Việc thực thi
pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các quyền của con người được
tôn trọng từ đó các giá trị xã hội được tôn trọng theo. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,
thể hiện đúng với ý chí và nguyện vọng của số đông, phù hợp với xu thế vận động phát
triển của xã hội sẽ góp phần thúc đẩy và tiến bộ xã hội. Yêu cầu đặt ra đối với pháp luật
cũng phải tác động tích cực đến nền đạo đức của xã hội. Do đó, pháp luật cũng đóng vai
trò rất quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức của toàn xã hội.
Trên đây là toàn bộ những phân tích, đánh giá và bình luận của nhóm về vụ việc
Asanzo và Made in Vietnam. Hi vọng qua toàn bộ những phân tích này có thể đem đến
những cách nhìn tổng quan hơn, khách quan hơn đối với vấn đề pháp quyền trong nền
kinh tế thị trường, pháp quyền đối với quyền con người, cụ thể là người tiêu dùng, pháp
quyền đối với sự đòi hỏi xây dựng hệ thống khung pháp lý quy định luật vững chắc và
chặt chẽ.

You might also like