You are on page 1of 7

Uwu bài kỉm tra số 3 by záo xư kiwi uwu

Câu 1 (1,0 điểm).


Hãy giải thích vì sao ao cá không lưu thông được
nước người ta thường dùng dàn phun mưa?

Câu 2 (1,0 điểm). Ở 20oC nước cất có khối lượng riêng là 0,9982 g/cm3; C2H5OH là 0,79074 g/cm3. Khi ta
hòa tan C2H5OH vào nước sẽ thu được cồn. Xác định khoảng giá trị khối lượng riêng của cồn.
Câu 3 (1,0 điểm). Hoàn thành các phương trình hóa học sau (nếu có):
1. Cl2 + NaBr (dd). 6. Cl2 + Fe(NO3)2 (dd).
2. SO2 + Br2 + H2O. 7. NaCl + KMnO4 + H2SO4 (loãng, đun nóng).
3. Ag + H2SO4 (loãng). 8. KClO3 + HCl (dd).
4. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc, nóng). 9. KCl + H2SO4 (loãng, đun nóng).
5. CuO + HCl (dd). 10. Cl2 + Br2 + H2O.
Câu 4 (1,0 điểm). Xác định X, Y, Z, T, M và hoàn thành các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện phản
ứng), biết chúng đều chứa nguyên tố clo:

Y (2) X(3) Z
(1) (9) (4)
X (10)
X
(5) T M (8)
X
(6) (7)

Câu 5 (1,0 điểm). Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm
sau:
a) Cho một định sắt vào dung dịch CuSO4.
b) Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào cốc đựng dung dịch NaOH loãng, sau đó nhỏ từ
từ đến dư dung dịch HCl vào cốc và khuấy đều.
Câu 6 (1,0 điểm). Cho: X là kim loại phổ biến trong vỏ Trái Đất và có tính nhiễm từ; Y là oxit có chứa
72,41% X về khối lượng; Z và T là các muối khan của X. Phân tử khối của các chất Y, Z, T thỏa mãn điều
kiện:
MY + MZ = 384 và MT  MZ = 248.
a) Xác định công thức hóa học của X, Y, Z, T.
1
b) Với các chất X, Y, Z, T ở trên, viết các phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa
sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
(1)  X (3) Z (4)  T
Y 
(2)

Câu 7 (1,0 điểm).
1. Để xác định xem thực vật có hô hấp
hay không, một bạn học sinh đã làm thí
nghiệm như sau: Cho các hạt nảy mầm vào
bình được nối với ống dẫn khí như hình vẽ
bên. Dẫn không khí vào ống nghiệm 1 đựng
dung dịch KOH dư. Khí thoát ra khỏi ống
nghiệm 1 được dẫn qua ống nghiệm 2 đựng
nước vôi trong dư. Khí thoát ra khỏi ống
nghiệm 2 được dẫn tiếp vào bình chứa hạt
nảy mầm. Để khí thoát ra khỏi bình chứa hạt
nảy mầm một thời gian rồi mới cắm đầu ống
dẫn khí vào ống nghiệm 3 đựng nước vôi
trong dư. Kết thúc thí nghiệm, ở ống nghiệm
2 không có hiện tượng gì còn ở ống nghiệm 3
thấy xuất hiện vẩn đục màu trắng.
a) Giải thích vì sao phải dẫn không khí
qua ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2 trước
khi dẫn vào bình chứa hạt nảy mầm.
b) Giải thích vì sao phải để khí thoát ra
khỏi bình chứa hạt nảy mầm một thời gian
rồi mới cắm đầu ống dẫn khí vào ống nghiệm
3.
c) Dựa vào kết quả thí nghiệm trên, kết
luận thực vật có hô hấp không. Từ đó cho
biết có nên để nhiều chậu ngâm hạt giống
trong
phòng ngủ không, vì sao?
Câu 8 (1,0 điểm). Tại một phòng thí nghiệm, để kiểm tra hàm lượng hiđro sunfua có trong mẫu khí lấy từ
một khu dân cư, người ta cho mẫu khí đó đi vào dung dịch đồng (II) sunfat dư với tốc độ 2,5 lít/phút trong
400 phút (giả thiết chỉ có phản ứng: H2S + CuSO4  CuS + H2SO4, phản ứng xảy ra hoàn toàn). Lọc lấy kết
tủa, làm khô thu được 1,92 mg chất rắn màu đen. Biết tại thời điểm nghiên cứu, theo tiêu chuẩn Việt Nam
đối với khu dân cư, hàm lượng hiđro sunfua trong không khí không được vượt quá 0,3 mg/m3. Xác định hàm
lượng hiđro sunfua có trong mẫu khí trên và cho biết không khí tại khu dân cư đó có bị ô nhiễm không.
Câu 9 (1,0 điểm). Hợp chất X có công thức AB4. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong một phân tử
X là 226, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 70. Nguyên tử A có số hạt proton
bằng số hạt nơtron. Nguyên tử B có tổng số hạt trong hạt nhân nhiều hơn số hạt ở lớp vỏ là 18. Xác định số
hiệu nguyên tử của A và B.
Câu 10 (1,0 điểm). Hấp thu hết 4,928 gam khí CO2 bằng dung dịch chứa hỗn hợp x mol Ba(OH)2 và y mol
NaOH thu được 5,91 gam kết tủa và dung dịch chỉ chứa 8,708 gam muối. Tìm giá trị của x và y.
Câu 11 (1,0 điểm). Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 2O3, Fe3O4 bằng 700 gam dung dịch
HCl 14,6% thu được dung dịch Y. Để trung hòa lượng axit dư trong Y cần dùng 280 ml dung dịch KOH
2M. Mặt khác, để khử hoàn toàn m gam X thành kim loại cần tối thiểu V lít (đktc) khí CO. Tìm giá trị của
V. Câu 12 (1,0 điểm). Cho 45,24 gam hỗn hợp X gồm NaOH, Na2CO3, CaCO3, Ca(OH)2 tác dụng hết với
dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít (đktc) khí CO2 và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 37,44 gam NaCl và
m gam CaCl2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tìm giá trị của m.
Câu 13 (1,0 điểm). Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở có công thức CnH2n+2 và C2nH2n+2; hỗn hợp Y
gồm C2H7N và C3H9N. Trộn X với Y theo tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn
10,28 gam Z bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy
vào bình đựng nước vôi trong dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có khí thoát ra khỏi bình, khối
lượng bình đựng nước vôi trong tăng 41,56 gam và có 56 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của các
hiđrocacbon trong X.
Câu 14 (1,0 điểm). Trên hai đĩa cân ở vị trí cân bằng có 2 cốc thủy tinh. Mỗi cốc đựng 100 gam dung dịch
HCl 16,425%. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam bột CaCO3. Cần phải thêm vào cốc thứ hai là x gam bột MgCO3
để khi phản ứng kết thúc thì 2 đĩa cân vẫn ở vị trí cân bằng. Tính x.
Câu 15 (1,0 điểm).
1. H3PO3 là axit yếu, 2 nấc. Viết công thức các muối của H 3PO3 và NaOH và phân loại chúng thành muối
axit, trung hòa.
2. Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí
clo điều chế từ manganđioxit rắn và dung dịch axit
clohiđric đậm đặc khi đã loại bỏ khí hiđro clorua vào
ống hình trụ A có đặt một miếng giấy màu.
Nêu hiện tượng quan sát được khi đóng và mở
khóa K.
Câu 16 (1,0 điểm). Hãy giải thích những vấn đề sau:
a. Tại sao lòng bàn tay của chúng ta cảm thấy lạnh khi cho một ít nước hoa vào
đó? Nước hoa dễ bay hơi.
b. Tại sao photpho trắng thường được bảo quản trong nước?
c. Tại sao kim loại (K) thường được bảo quản trong dầu hỏa?
d. Tại sao nhôm được dùng làm giấy bọc thực phẩm?
e. Nhỏ axeton vào quả bóng bàn thì quả bóng sẽ bị thủng, biết axeton là dung môi hữu cơ.
Câu 17 (1,0 điểm).
1. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Khi cho X vào một bình kín riêng rẽ,
chân không, rồi nung nóng tới nhiệt độ cao thì mỗi chất đều bị phân hủy hết, trong bình sau phản ứng chỉ
có CO và H2. Phần trăm khối lượng của hiđro trong mỗi chất X là 4,545%. Xác định công thức phân tử của
X.
2. Hỗn hợp X gồm Mg và oxit M2On (M là kim loại đứng sau Mg trong dãy hoạt động của kim loại, n
có giá trị nguyên dương). Hòa tan hoàn toàn 26,25 gam X vào 4,2 lít dung dịch HCl 0,5M, thu được dung
dịch Y có chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Tìm kim loại M.
Câu 18 (1,0 điểm). Hợp chất A (chứa C, H, O) có 160 < MA < 200 đvC. Cho 8,2 gam A vào cốc đựng 250
ml dung dịch NaOH 1M, lượng NaOH dư được trung hòa bởi 36,5 gam dung dịch HCl 5%. Cô cạn dung
dịch thu được chất rắn khan B và phần bay hơi chỉ có nước. Nung nóng B trong oxi dư để các phản ứng hoàn
toàn, thu được m gam chất rắn khan D (D chứa Na2CO3) và 15 gam hỗn hợp E gồm H2O và CO2 có tỉ lệ số
mol tương ứng là 1 : 3. Lượng oxi đã phản ứng bằng lượng oxi tạo ra khi nhiệt phân hoàn toàn 110,6 gam
KMnO4. Xác định giá trị của m, công thức phân tử của A.
Câu 19 (1,0 điểm). Nung nóng hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 (trong đó kali chiếm 30,94% khối lượng).
Sau một thời gian KMnO4 bị nhiệt phân hết, tạo ra 5,936 lít khí C và hỗn hợp chất rắn B (không chứa
KClO4). Cho B vào một cốc nước, khuấy đều khi đun nóng nhẹ, đồng thời thêm H2SO4 loãng, dư vào cốc.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,344 lít khí D và dung dịch E (có chứa KCl).
(a) Xác định thành phần % khối lượng của mỗi chất trong A và hiệu suất phản ứng nhiệt phân KClO3.
(b) Trộn toàn bộ lượng khí C và D ở trên với nhau, rồi dẫn vào cốc đựng 40 gam bột đồng và 200
ml dung dịch H2SO4 2,65 M (axit loãng, D = 1,2 gam/ml), khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được dung dịch G. Giả thiết nước bay hơi không đáng kể, xác định nồng độ % của dung dịch G.
Câu 20 (1,0 điểm).
1. Hỗn hợp A gồm MgCO3, FeCO3 và Na2CO3. Dung dịch B là dung dịch HCl. Nung nóng A ngoài
không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn C và 15,68 lít khí. Chia C thành hai phần:
 Cho phần thứ nhất vào cốc đựng 100 ml dung dịch B thu được 1,12 lít khí, làm bay hơi cẩn thận
thì trong cốc còn lại 25,1 gam chất rắn khan D. Nếu cho B vào D thì không có khí thoát ra.
 Cho phần thứ hai vào cốc đựng 600 ml dung dịch B, thấy C tan hết, giải phóng 3,36 lít khí và tạo ra
dung dịch E. Làm bay hơi cẩn thận E thu được 87,675 gam chất rắn khan G. Xác định nồng độ mol của dung
dịch B và thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Biết sơ đồ phản ứng nung A trong không khí:

MgCO   to  MgO  CO


3 2
to
FeCO3  O2    Fe
2 3O  CO
2

Na2CO3
to  kh«ng ph¶n øng
2. X là chất ở dạng tinh thể không màu dễ tan trong nước và có vị đắng. Khi đun nóng nó không nóng
chảy mà thăng hoa ở nhiệt độ 350 0C. Thực ra sự thăng hoa đó chỉ là bề ngoài. Hơi của nó không gồm những
phân tử X mà là hỗn hợp của hai khí Y và Z, khi để nguội những khí này lại kết hợp với nhau tạo thành những
hạt X nhỏ và có màu trắng nhìn giống như khói. Lợi dụng tính chất này, X được dùng để tạo khói mù quang
trong chiến tranh, chẳng hạn như trong lựu đạn mù, ngoài thuốc để gây nổ còn có thêm X để gây mù.
a) Xác định X, Y, Z biết: MZ + MX = 90; MX + MY = 70,5; MY + MZ = MX.
b) Khi đun nóng, X có thể tương tác với các oxit kim loại. Với oxit của kim loại kém hoạt động, ví dụ
như đồng; phản ứng sinh ra đồng, muối của đồng và X bị oxi hóa tạo thành đơn chất T.
Với oxit của kim loại hoạt động, ví dụ như kẽm, phản ứng sinh ra muối kẽm và không sinh ra kẽm.
Lợi dụng tính chất này, người ta dùng X để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.
Viết phương trình hóa học đánh sạch bề mặt kim loại đồng, kẽm trước khi hàn.

You might also like