You are on page 1of 10

1.

Tên đề tài : DÙNG DƯỢC LIỆU THIÊN NHIÊN ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆN TƯỢNG RỤNG
TÓC VÀ GIÚP TÓC MỌC TRỞ LẠI
1 . Sản phẩm : Dầu gội dược liệu từ dược liệu thiên nhiên
2. Tóm tắt nội dung chủ yếu của dự án

2.1. Lý do nghiên cứu, ý tưởng nghiên cứu


- Hiện nay, việc ô nhiễm môi trường, sử dụng hóa chất trong sinh hoạt (dầu gội đầu),
nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, căng thẳng trong công việc, thay đổi diện mạo cho mái
tóc bằng các kiểu : uốn, duỗi, nhuộm… dẫn đến việc rụng tóc và rụng tóc quá mức bình
thường gây nên hiện tượng hói đầu làm ảnh hưởng đến vẻ bên ngoài gây mặc cảm, thiếu tự
tin, bi quan trong cuộc sống;
- Trên thị trường hiện có khá nhiều loại thuốc để điều trị hiện tượng rụng tóc. Tuy nhiên,
giá thành khá cao, thời gian điều trị dài và hiệu quả của việc sử dụng, điều trị chưa đảm bảo
tuyệt đối. Bên cạnh đó, đã dùng thuốc ắt sẽ có tác dụng phụ;
- Có rất nhiều người bị rụng tóc gây hoang mang , mang tâm trạng không vui. Họ đã
dùng nhiều cách, mua thuốc tây , đông y , thuê bác sĩ chuyên khoa về điều trị với giá thành
khá cao ( gần 2 triệu ) cho một liệu trình nhưng kết quả không như mong muốn;
- Quê hương ta cây cỏ thiên nhiên phong phú, đa dạng, dễ tìm. Sử dụng những dược liệu
thiên nhiên xung quanh để điều trị bệnh vừa thuận tiện, vừa không tốn kém lại an toàn;
- Em tham khảo nhiều tài liệu về điều trị hiện tượng rụng tóc và giúp tóc mọc trở lại trên
báo chí cũng như được nhiều người tại địa phương tư vấn, hướng dẫn cho nhiều loại cây với
đặc tính điều trị của chúng;
Tất cả những lý do đó đã giúp em cố gắng hoàn thành sản phẩm này
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài này nhằm giúp em trả lời được những câu hỏi sau:
- Tại sao hiện nay có nhiều người rụng bị rụng tóc đến như vậy ( kể cả nam lẫn nữ)?
- Việc điều trị rất tốn kém, vậy những người kinh tế khó khăn thì phải làm sao?
- Khi điều trị bằng thuốc chắc chắn sẽ có tác dụng phụ, tại sao không sử dụng dược liệu
thiên nhiên với những lợi ích thiệt thực về kinh tế, sức khỏe ?
- Việc sử dụng dược liệu thiên nhiên để điều trị hiện tượng rụng tóc và giúp tóc mọc trở lại
sẽ được tiến hành như thế nào?
- Đề tài đã thực nghiệm và đem lại kết quả ra sao?
2.3. Lợi ích đề tài mang lại
Giá thành của sản phẩm không cao , điều trị hiệu quả , thuận lợi . Chính vì vậy, nếu đề tài
được chấp nhận, nhân rộng và tuyên truyền thì mọi người sẽ không còn lo lắng khi bị rụng tóc.
Thậm chí, khi đã rụng tóc rồi vẫn lạc quan điều trị mà không phải tốn nhiều tiền. Quan trọng hơn
đây là sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe và sử dụng được các dược liệu
sạch tại địa phương, góp phần gìn giữ và phát triển vốn cây thuốc quý của dân tộc.
2.4. Công việc chính đã thực hiện
1
Để thực hiện đề tài này, em đã tiến hành những công việc sau:
a. Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu trong sách vở, báo đài, mạng internet cũng như trao đổi, học
tập kinh nghiệm từ người quen những vấn đề liên quan đến việc điều trị rụng tóc và giúp tóc
mọc trở lại bằng các loại thảo dược. Qua tìm hiểu, trao đổi, em đã biết được những loại thảo
dược sau có tác dụng tích cực trong việc điều trị hiện tượng rụng tóc:
1.Vỏ bưởi:

Bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L) Osbeck. Trong dân gian còn được gọi là dữu,
bòng, lôi dữu, hương loan, phao, văn dán... Trong vỏ quả bưởi có 26% xitrala và este, đây là
những tinh dầu quý, ngoài ra còn chứa pectin, naringin, các men peroxydaza, amylaza, đường
ramnoza, vitamin A, C, hesperidin... nên tinh dầu từ vỏ quả bưởi có thể dùng để kháng khuẩn,
kích thích mọc tóc, đặc biệt là có lợi cho sự phát triển của các nang tóc và sợi tóc nên có thể điều
trị được rụng tóc và giúp tóc mọc nhanh, óng mượt.  
2. Cỏ mần trầu:

Cỏ mần trầu còn có tên gọi khác là: Tết suất thảo, Ngưu cần thảo, Cỏ vườn trầu, Màng trầu,
Thanh tâm thảo, Cỏ chỉ tía, Ngưu cân thảo, Hang ma (Tày), Co nhả hút (Thái), Hìa xú xan
(Dao), Cao day (Ba Na), Hất t’rớ lạy (K’Ho), R’day (H’Dong).

2
Tên khoa học: Eleusine indica Gaerth., họ Lúa (Poaceae). Cây thảo sống hằng năm, cao 15-
90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so
le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống
chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như
có ba cạnh. Cây ra hoa từ tháng 3-11.
Theo y học cổ truyền, cỏ mần trầu có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, trị
mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng huyết áp. Trong đó công dụng tuyệt vời nhất là trị rụng tóc và chữa
tóc bạc sớm. Trong cỏ mần trầu có chứa khá nhiều Beta-sitosterol, palmytoil và Flavonoid.
Chất Beta-sitosterol có tác dụng giảm thểu cholesterol trong máu, nhờ đó mà hoocmon DHT -
nguyên nhân là teo và mờ nang tóc không có cơ hội phát triển. Khi nguyên nhân gây tóc rụng
giảm, tóc rụng ít đi,cơ thể của bạn cũng khỏe khoắn hơn rất nhiều.
Chất palmytoil có khả năng chống oxy hóa cao, giúp bảo vệ tóc khỏi các yếu tố gây hại bên
trong và bên ngoài.
Cuối cùng là Flavonoid giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, giúp cơ thể hoạt động ổn định, nhờ
đó nuôi dưỡng cơ thể và tóc được tốt hơn. Không chỉ vậy, Flavonoid còn giúp điều hòa thần
kinh, làm đầu óc minh mẫn, sảng khoái. Chính vì thế, tóc cũng sẽ chắc khỏe hơn.

3.Cây nhọ nồi:

Cỏ mực còn gọi là cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo, mặc liên thảo, kim lăng thảo có tên khoa học
Eclipta prostrata L. (E. Alba (L.) Hassk).
Cỏ mực là loài cây nhỏ, thân có lông mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Lá mọc đối, hình xoan dài,
có lông hai mặt, hoa trắng nhỏ, đặc điểm nổi bật của hoa này là khi vò nát có màu đen như mực –
nên mới có tên gọi là “cỏ mực”.
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt và chua cùng tính lành và mát nên thường được dùng để cầm
máu, thanh nhiệt, làm mát gan, bổ thận, đặc biệt là chữa bệnh rụng tóc cũng như làm tóc đen
bóng, mượt mà. Khi thận họat động hiệu quả, các độc tố trong cơ thể (nguyên nhân tóc rụng) sẽ
được đào thải ra ngoài thay vì tích tụ bên trong và phá hoại màng tế bào dẫn đến lão hóa và ung
thư.

Bên cạnh đó, cỏ nhọ nồi có tính kháng khuẩn và tiêu viêm nên có khả năng loại bỏ một số loại vi
khuẩn gây tổn hại cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó mà cơ thể được cung cấp năng lượng và chất dinh
dưỡng đầy đủ sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Khi đó, tóc cũng sẽ được chăm sóc tối đa và triệu
3
chứng rụng tóc không còn là nỗi lo lắng. Mặt khác. các vi khuẩn trong môi trường bên ngoài sẽ
không có khả năng gây viêm nhiễm da đầu dẫn đến rụng tóc.

Ngoài ra, khả năng trị tóc rụng của cỏ nho nồi còn được thể hiện ở tính năng tăng sức đề kháng
cho cơ thể dựa trên cơ chế cải thiện hệ miễn dịch. Các họat chất trong loại thảo dược này khi
được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích họat động của các tế bào limpho T. Đây là những tế bào
đóng vai trò ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Nhờ vậy, các nang tóc sẽ tránh được
nguy cơ bị phá hủy.  Lượng tóc rụng vì thế mà được hạn chế tối đa.

4.Cây hương nhu:

Hương nhu tía Hương nhu trắng

Hương nhu có tên khoa học là Ocimum Gratissimum là một loại cây thuộc họ hoa môi, đặc biệt
toàn thân cây đều tỏa ra mùi hương thơm mát. Tinh dầu hương nhu được chiết xuất từ loài cây
này có màu vàng đến nâu nhạt. Hương nhu có hai loại: hương nhu tía và hương nhu trắng

– Hương nhu tía: Còn có tên là é rừng, é tía, là loại cây nhỏ sống nhiều năm, cao 1,5-2 m. Thân
và cành màu tía, có lông quặp. Lá mọc đối có cuống dài; lá thuôn hình trứng hay hình mác, mép
răng cưa, 2 mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm đơn, xếp thành vòng 6-8 hoa. Lá và
hoa vò nát có mùi thơm của đinh hương. Cây này thường được trồng trong các vườn thuốc gia
đình.

– Hương nhu trắng: Còn gọi là é lớn lá, húng giổi tía. Cây này cao hơn cây hương nhu tía. Lá
mọc đối có cuống, phiến lá dài 5-10 cm; hình trứng nhọn, phía cuống thon, mép khía tai bèo hay
răng cưa thô. Gân chính của lá có lông. Hoa mọc thành chùm đơn. Hương nhu trắng mọc hoang
ở nhiều nơi, hiện được trồng để cất lấy tinh dầu.

4
Trong thành phần tinh dầu hương nhu chứa hơn 60% eugenol, tạo ra mùi hương đặc trưng của
loại tinh dầu thiên nhiên này. Ngoài ra trong thành phần còn chứa các chất như P.xymen,
O.xymen, Cacvacrola, Camphen, Limonen, anpha và beta pinea. Tất cả các thành phần có trong
tinh dầu hương nhu tạo nên những công dụng tuyệt vời dùng để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
cho con người.

Tinh dầu hương nhu nhờ các thành phần kể trên nên có vị cay và tính ôn hỗ trợ chữa các bệnh về
đường tiêu hóa, cảm mạo, nhức đầu, chảy máu cam… rất hiệu quả. Eugenol và các chất có trong
tinh dầu hương nhu có tính sát khuẩn cao và dùng để giảm đau hiệu quả. Ngoài những tác dụng
có lợi cho sức khỏe thì tinh dầu hương nhu còn có lợi ích tuyệt vời trong việc kích thích mọc tóc
và giảm gãy rụng.

Theo đông y, lá hương nhu có tính ấm, vị cay nên rất tốt để dùng trong điều trị các bệnh như sốt
nóng, cảm nắng hay sợ rét bởi lá hương nhu có khả năng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động do
đó mồ hôi tiết ra mang theo độc tố ra khỏi cơ thể. Những độc tố này cũng chính là nguyên nhân
tóc rụng bởi lẽ khi ở trong cơ thể chúng sẽ tồn tại dưới dạng các gốc tự do, phá hủy màng tế bào
nang đồng thời gây ra sự lão hóa. Một trong những biểu hiện của sự lão hóa chính là  triệu chứng
rụng tóc.

Bên cạnh đó, khi tuyến mồ hôi hoạt động hiệu quả sẽ giúp cho da đầu trở nên thông thoáng bởi
mồ hôi sẽ kéo theo các chất cặn bã, tế bào chết cùng bụi bẩn trên da đầu. Vi khuẩn từ môi trường
bên ngoài sẽ không có cơ hội trú ngụ trên da đầu. Nguy cơ mắc bệnh rụng tóc nhờ đó mà cũng
được giảm xuống.

Không chỉ vậy, lá hương nhu còn có khả năng kích thích máu lưu thông lên da đầu. Đó chính là
lí do tại sao ông cha ta thường sử dụng loại lá này để chữa bệnh đau đầu. Khi tinh thần sảng
khoái, nội tiết tố sẽ ổn định hơn và rụng tóc cũng được hạn chế tối đa. Mặt khác, máu lưu thông
sẽ giúp nuôi dưỡng các nang tóc tốt hơn và còn giúp tái tạo các nang tóc đã bị teo. Vì thế, sử
dụng lá hương nhu không chỉ là cách điều trị rụng tóc hiệu quả mà còn là bí quyết giúp kích
thích tóc mọc trở lại.

5.Quả bồ kết:

5
Bồ kết tên khoa học là Fructus Gleditschiae.Còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tạo giác, tạo giáp, trư
nha tạo giác, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Trong quả bồ kết có chứa nhiều hỗn hợp flavonozit và chất saponaretin. Các chất này trong quả
bồ có hoạt tính chống siêu vi trùng; hỗn hợp saponin bồ kết có tác dụng kích thích quá trình mọc
tóc và là cách trị rụng tóc rất hiệu quả, hỗn hợp saponin và flavonoit có tác dụng giảm đau rất
hiệu quả.

Bồ kết là loại quả có chứa lượng saponin mang tính kháng khuẩn, kháng viêm và diệt nấm vô
cùng hiệu quả. Thực tế thì đa số các bệnh nhân nấm da đầu đều được bác sĩ khuyên dùng bồ kết
gội đầu để kết hợp điều trị với thuốc sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn. Không nhưng thế, nó cũng
giúp khắc phục những hậu quả mà nấm da đầu để lại.
Chính nhờ những thành phần quan trọng chứa trong quả bồ kết mà nó được coi như một loại thần
dược khôi phục lại mái tóc hư tổn và là cách chữa rụng tóc an toàn và khá phổ biến hiện nay.
6. Cây sả:

Cây sả còn được gọi là cây hương mao hay là cỏ chanh (tên tiếng Anh là Lemongrass). Sả là loại
cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, mọc thành bụi (tên khoa học là Cymbopogon Citratus (L.)
Pers), thuộc họ lúa (Poaceae).
Cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá
giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trông
khắp cả nước, trong các gia đình.
Theo Đông y, sả có mùi thơm đặc trưng, bất kỳ ai khi chạm tay vào cây sả, chỉ ngửi thôi cũng đã
muốn "chiếm hữu" ngay cho riêng mình bởi mùi hương ấn tượng khó quên.
Cây sả được ví như một "kho báu" tinh dầu. Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần
chính của thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt
khác.
Tinh dầu sả chứa 2 hoạt chất bao gồm citral và geraniol. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học,
citral là hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nhờ đó các tế bào nang
nuôi tóc sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ bị tổn thương dẫn đến bệnh rụng tóc.Khi dùng sả để gội
đầu giúp tóc chắc khỏe, đẹp và bóng hơn rất nhiều. Không những thế, sả còn có hương thơm dịu
nhẹ kích thích khướu giác, đem lại một cảm giác thư giãn và sảng khoái cho tâm hồn. Ngoài ra
sả còn được sử dụng để xông mặt, nhằm làm sạch sâu các lỗ chân lông, giúp da đẹp và tóc khỏe
đẹp hơn. 
6
7.Cây ngũ sắc:

Cây ngũ sắc (hay là cây hoa cứt lợn hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum
conyzoides). Còn gọi theo y học cổ truyền là : hoắc hương kế, bạch hoa thảo. Là một loại cây
nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, có hoa nhỏ màu tím nhạt . Cây mọc hoang ở
khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn.
Cỏ ngũ sắc có chứa tinh dầu: cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygerratocromen,
cumarin có tác dụng làm sạch gàu, chống ngứa và ngăn rụng tóc rất tốt.
"Sao con không gội cây cứt lợn như các mợ bảo. Hồi xưa mẹ toàn gội đầu cây cứt lợn, dày tóc
lắm con ạ. Thôi nhá, từ nay không được gội xà phòng nữa nó rụng hết tóc đấy…’’ (trích trong
tiểu thuyết ‘’Sóng ở đáy sông”- Lê Lựu ).

 8. Lá dầu tằm:

7
Lá Dâu tằm hay còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ
lâu đời để nuôi tằm, có tên khoa học là Folium Mori.

Dâu tằm là cây có thể cao tới 15m nhưng do hái lá nên cây chỉ cao 2-3m. Lá mọc so le, hình bầu
dục, nguyên hoặc chia thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hay hơi tù, phía cuống hơi tròn hoặc hơi
bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đơn tính, khác gốc, hoa đực mọc
thành bông, có 4 lá đài, 4 nhị, hoa cái cũng mọc thành bông hay khối cầu, có 4 lá đài. Qủa bế bao
bọc trong các lá đài, mọng nước thành một quả phức màu đỏ, sau đen sẫm. Qủa có thể ăn được
và làm thuốc.

Theo Đông y, lá dâu không mùi, vị nhạt, là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, vị đắng
ngọt, tính hàn, vào phế và can. Thành phần chủ yếu là đường, tannin, acid táo, vitamin B1, B2, C
và carotene nên rất hiệu quả trong việc điều trị bạc tóc.

b. Trên cơ sở nắm được công dụng của 7 loại thảo dược trên, em tiến hành tìm kiếm và bắt đầu
thực hiện phần sơ chế thảo dược:
-Các loại thảo dược trên phần lớn đều mọc ven bờ ruộng, ven những mương nước nên rất dễ tìm
kiếm; chỉ riêng sả thì có sẵn trong vườn và bồ kết thì mua một ít ( không đáng kể).
- Đối với vỏ bưởi, chỉ lấy phần vỏ ngoài màu xanh, bỏ bớt phần vỏ trắng, thái nhỏ ( khoảng 2cm)
và đem phơi khô. Ở kích thước này, vỏ bưởi vừa dễ khô vừa giữ được tinh dầu;
-Đối với bồ kết, sau khi khi mua về cần rửa lại và phơi khô. Sau khi phơi cần nướng qua bồ kết
( không để cháy).Thực hiện bước này vừa tạo màu cho nước gội vừa giảm những chất độc trong
bồ kết;
- Đối với sả, sử dụng cả gốc đến ngọn. Lột bỏ những vỏ úa, cắt nhỏ dài khoảng 10 cm ( đối với
lá), còn củ chẻ nhỏ cho dễ khô;
-Còn lại: cỏ mẫn trầu, nhọ nồi, cỏ ngũ sắc và hương nhu ( nên chọn hương nhu trắng, chương
nhu tím chỉ tốt cho việc trị bệnh cảm) nên chọn những nơi có thảo dược sạch ( không bị phụ
thuốc diệt cỏ) và tiến hành những bước sau:
+ Cắt lấy phần thân còn xanh;
+ Rửa sạch, để ráo và hong phơi khô, không nên phơi dưới nắng quá gắt sẽ làm mất đi màu sắc
và những tinh chất trong thảo dược;
c. Hoàn thiện sản phẩm:
- Sau khi các loại thảo dược đã khô, đem xay nhỏ với tỷ lệ:
+ Bồ kết : 1,5 ; vỏ bưởi : 1,5 ; các loại thảo dược còn lại: 2 ( trong 50 gam/ 1 túi lọc/1 lần gội )
-Dùng túi lọc trà đựng bột, thảo dược, khoảng 50 gam cho một túi, thích hợp cho một lần gội.
d. Sử dụng sản phẩm:
- Mỗi lần gội cho 1 túi lọc vào 500ml nước sôi , để tầm 5-7p, lấy tay bóp túi lọc cho ra hết
dưỡng chất;
- Để nước gội nguội hẳn mới tiến hành gội,massage da đầu;
-Nên gội thời gian lâu hơn so với gội dầu gội hoá học bằng cách xối nước gội lên tóc nhiều lần
và massage để nước gội thấm vào da đầu. Như thế mới phát huy được tác dụng
- Có thể pha thêm nước sạch cho lượng nước gội nhiều hơn;
- Bạn nào tóc, và da đầu vốn dầu thì có thể xả kĩ lại bằng nhiều nước mát hơn;
- Nếu gội đầu bình thường thì gội từ 2 – 3 lần trong một tuần, còn gội để trị rụng tóc và giúp tóc
mọc lại thì gội đầu hàng ngày;

e. Lưu ý:
- Vì là nước gội hoàn toàn bằng thảo dược nên độ tạọ bọt rất ít ( bọt này do bồ kết tạo nên). Vì
vậy, cảm giác là không sạch như dầu gội hoá học. Đây chỉ là cảm giác. Thực tế, nước gội thảo
dược thấm sâu vào da đầu không chỉ làm sạch mà còn diệt khuẩn, tái tạo chân tóc, giúp tóc mọc
nhanh và mượt hơn;

8
-Sau khi gội đầu bằng túi thảo mộc lúc còn ướt sẽ không mướt mượt như dùng dầu xả công
nghiệp, nhưng khi tóc khô rồi thì rất mềm mượt, bồng bềnh. Để giảm độ rít của tóc có thể nhỏ
them vài giọt chanh tươi;
- Sau khi sử dụng khoảng 10 ngày tóc sẽ thích ứng với nước gội và hiện tượng tóc rít cũng sẽ
giảm dần;

2.5. Kết quả đạt được


- So với phần thiết kế nghiên cứu nêu ở phần trên, em đã áp dụng được 95 %.
+ Đề tài thể hiện phần hoàn thiện sản phẩm ở dạng khô đóng gói để tiện lợi và dùng trong thời
gian dài;
+ Còn thực tế thì em vẫn để dạng thảo dược khô, không xay nhỏ mà hãm vào nước sôi trong thời
gian từ 5- 7 phút.
-Sau khi nghiên cứu, em đã áp dụng đề tà vào điều trị hiện tượng rụng tóc cho người thân. Sau 1
tháng ( từ đầu đến cuối tháng 9 năm 2017) kết quả rất khả quan. Người thân của em, tóc không
còn gãy rụng nữa, bắt đầu mọc tóc trở lại. So với thời gian trước, tóc đen và mượt hơn.

9
10

You might also like