You are on page 1of 3

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

GVC.TS. NGUYỄN THỊ MỘNG TUYỀN

SV: Cao Tấn Sang – mssv: 61800091 – Mã số lớp: N53

BÀI TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG I

Câu 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trong điều kiện lịch sử như
thế nào?
o Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động.
Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản
Pháp, lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn
cõi Việt Nam.
Cho đến cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu Cần vương do các sĩ
phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng đã thất bại. Hệ tư tưởng phong kiến tỏ ra lỗi thời trước các
nhiệm vụ lịch sử.
Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự chuyển biến
và phân hóa, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện, tạo ra những
tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Cùng vào thời điểm lịch sử đó, các “tân thư”, “tân văn”, “tân báo” và những ảnh hưởng của
trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung quốc tràn vào Việt Nam, phong trào yêu nước của nhân dân
ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản.
Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, các sĩ phu Nho học có tư tưởng tiến bộ, thức
thời, tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã cố gắng tổ chức và vận động cuộc đấu
tranh yêu nước chống Pháp theo mục tiêu và phương pháp mới. Song chủ trương cầu ngoại viện,
dùng bạo lực để khôi phục độc lập của Phan Bội Châu đã thất bại. Chủ trưởng “ỷ Pháp cầu tiến
bộ”, khai thông dân trí, nâng cao dân trí trên cơ sở đó mà lần lần tính chuyện giải phóng….của
Phan Chu Trinh cũng không thành công. Còn con đường khởi nghĩa của người anh hùng Hoàng
Hoa Thám thì vẫn mang nặng “cốt cách phong kiến”, chưa phải là lối thoát rõ ràng, hướng đi
đúng đắn. Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con
đường mới.
Câu 2: Những nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
- Hồ Chí Minh đã tiếp thu văn hóa nhân loại phương Đông và phương Tây.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ chủ nghĩa Mác-Lê Nin.
- Tài năng bẩm sinh và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.

Câu 3: Những nhân tố nào tác động đến quá trình hình thành tư tưởng yêu
nước và chí hướng cứu nước ở Hồ Chí Minh giai đoạn 1890-1911? Nhân tố
nào có tác động mạnh nhất? giải thích?
- Nhân tố tác động đến quá trình hình thành tư tưởng yêu nước:
Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần
gũi với nhân dân. Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người, là một nhà nho cấp
tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cấn cù, ý chí kiên cường
vượt qua gian khổ để đạt được mục tiêu, đặc biệt là tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn
cho các cải cách chính trị - xã hội của Cụ Phó bảng đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình
hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành.
Sau này, những kiến thức học được từ người cha, những tư tưởng mới của thời đại đã
được Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình.
Cuộc sống của người mẹ - bà Hoàng Thị Loan – cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm
của Nguyễn Sinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang, sống nhan hòa với mọi người.
Còn phải kể tới mối quan hệ và tác động qua lại giữa ba chị em Nguyễn Thị Thanh
(Nguyễn Thị Bạch Liên ), Nguyễn Sinh Khiêm (Nguyễn Tất Đạt) và Nguyễn Sinh Cung
(Nguyễn Tất Thành ) về lòng yêu nước thương nòi.
Nghệ Tĩnh là vùng đất vừa giàu truyền thống văn hóa, vừa giàu truyền thống lao động,
đấu tranh chống ngoại xâm. Nơi đây đã sản sinh ra biết bao anh hùng nổi tiếng trong lịch sử
Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, những lãnh tụ yêu nước thời cận
đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…, những liệt sĩ trong thời kỳ chống thực dân Pháp
ngay trên mảnh đất Kim Liên như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến…
Từ thuở thiếu thời, Nguyến Tất thành đã tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp
bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình. Khi vào Huế, Anh lại tận mắt nhìn thấy tội ác
của thực dân Pháp và thái độ ươn hèn của bọn phong kiến Nam triều. Thêm vào đó là những
bài học thất bại của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời. Tất cả đã thôi thúc Anh ra đi
tìm một con đường mới để cứu dân, cứu nước. Quê hương, gia đình, truyền thống dân tộc…
đã chuẩn bị cho Anh nhiều điều. Quê hương, đất nước cũng đặt niềm tin lớn ở Anh trên bước
đường tìm đến trào lưu mới của thời đại.
Phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của gia đình,
quê hương, với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra hạn chế của
những người đi trước. Người nhận ra rằng không thể cứu nước theo con đường của Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám….Người từ chối Đông du không phải vì đã hiểu
bản chất của đế quốc Nhật, mà chỉ cảm thấy rằng: không thể dựa vào nước ngoài để giải
phóng tổ quốc. “Điều mà chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức được và nó dẫn Người đi
đúng hướng là: nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “chính quốc”, ở
nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình”.
Cùng với việc phê phán hành động cầu viện Nhật Bản chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước,
rước beo cửa sau”, tư tưởng “ỷ Pháp cầu tiến bộ” chẳng qua chỉ là việc “cầu xin Pháp rủ lòng
thương”, Nguyễn Ái Quốc đã tụ định ra cho mình một hướng đi mới: phải tìm hiểu cho rõ
bản chất của những từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái của nước Cộng hòa Pháp, phải đi ra nước
ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, sẽ trở về giúp đồng
bào mình.
Nhân tố có tác động mạnh nhất là yếu tố gia đình, đã đặt nền móng và kiến tạo nên nhân cách
và hoài bão cứu nước, cứu dân của Hồ Chí Minh. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ,
nhân cách con người phần nhiều do giáo dục mà nên. “Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là
một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong
nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia
đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.

Câu 4: Vì sao có thể nói Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lí luận cốt
lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Năm 1917 Nguyễn Ái Quốc đã lập ra hội người Việt Nam yêu nước.
- Năm 1919 gia nhập Đảng xã hội Pháp và đưa ra yêu sách tám điểm.
- Năm 1920 Hồ Chí Minh đọc luận cương của Lê Nin. Tháng 12-1920 Bác tham gia Đại
hội Tua và khẳng định Chủ nghĩa Mác-Lê Nin là đúng.
- Từ năm 1921-1929, Bác đã viết rất nhiều bài báo và thư từ mục đích là để truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lê Nin vào Việt Nam. Từ đó, chủ nghĩa Mác-Lê Nin trở thành cơ sở lí luận
cốt lỏi trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

You might also like