You are on page 1of 136

Sách về trầm cảm: Con quỷ giữa ban trưa -

Chương 1

access_timeMay 24, 2018 personRubi folder_open Kiến Thức Tâm Lý Nhận Thức Sức


Khỏe Tinh Thần

Trầm cảm là vết rạn của tình yêu. Để trở thành một sinh vật biết yêu, ta
cần phải là một sinh vật có thể thất vọng trước điều ta đánh mất, và trầm
cảm là chính là cơ chế của nỗi thất vọng ấy.

The Noonday Demon: An Atlas of Depression

CHƯƠNG MỘT

Ác Quỷ giữa ban trưa


Atlas Về Trầm Cảm

Tác giả: ANDREW SOLOMON

Trầm cảm

Trầm cảm là vết rạn của tình yêu. Để trở thành một sinh vật biết yêu, ta cần phải
là một sinh vật có thể thất vọng trước điều ta đánh mất, và trầm cảm là chính là
cơ chế của nỗi thất vọng ấy. Khi điều đó xảy ra, nó làm giảm giá trị của cái tôi
của một người và rốt cuộc làm lu mờ khả năng trao đi hoặc đón nhận sự yêu
thương. Sự cô độc trong chúng ta trở nên rõ ràng, và nó không chỉ hủy hoại sự
gắn kết với những người khác mà còn cả cái khả năng bình thản khi ở một mình.
Tình yêu, dù tự nó không có khả năng ngăn chặn trầm cảm, lại là thứ có thể làm
dịu tâm trí và bảo vệ nó trước chính nó. Thuốc men và liệu pháp tâm lý có thể
làm hồi phục sự bảo vệ đó, khiến cho việc yêu và được yêu trở nên dễ dàng
hơn, và đó là lý do vì sao chúng lại tỏ ra hiệu quả. Theo một cách tích cực, một
số người thì yêu bản thân mình và một số người thì yêu những người khác và
một số người thấy yêu công việc và một số người yêu Chúa: bất kỳ một sự đam
mê nào trong đó cũng có thể nuôi dưỡng cho cái cảm giác quan trọng của việc
có một mục đích mà hoàn toàn trái ngược với trầm cảm. Tình yêu từ bỏ chúng ta
hết lần này tới lần khác, và ta thì từ bỏ tình yêu. Trong tuyệt vọng, sự vô nghĩa
của mọi sự việc và mọi cảm xúc, sự vô nghĩa của chính cuộc đời này, trở nên
thật hiển nhiên. Cảm giác duy nhất còn sót lại trong cái trạng thái không có tình
yêu chính là sự vô nghĩa.

Đời sống vốn dĩ đầy những muộn phiền: dù ta có làm gì đi chăng nữa, thì cuối
cùng ta cũng sẽ chết đi; chúng ta, mỗi một người trong chúng ta, hàm chứa nỗi
cô đơn trong một cơ thể độc lập; thời gian trôi qua, và những gì đã diễn ra sẽ
không còn trở lại. Nỗi đau là trải nghiệm đầu tiên trong cái thế giới bơ vơ này, và
nó chẳng bao giờ từ bỏ chúng ta. Chúng ta giận dữ về việc bị ép buộc phải rời
bỏ sự dễ chịu trong bụng mẹ, và ngay khi sự tức giận đó phai đi, sự đau khổ đến
thay thế nó. Ngay cả những người có trong mình đức tin với lời hứa hẹn rằng
mọi thứ rồi sẽ khác đi khi họ bước sang thế giới bên kia cũng không thể tránh
khỏi cảm giác đau khổ trong thế giới này; ngay cả Chúa Jesus cũng là con người
của đau khổ. Tuy vậy, chúng ta đang sống trong thời đại không ngừng gia tăng
của những biện pháp tạm thời; việc quyết định cảm thấy gì và không cảm thấy gì
trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngày càng ít hơn những điều khó chịu mà
không thể tránh được trong đời sống, đối với những người muốn tránh khỏi
chúng. Nhưng bất chấp những tuyên bố đầy hăng hái của ngành khoa học dược
phẩm, không thể hoàn toàn xua tan trầm cảm bởi vì chúng ta là những sinh vật
có ý thức về bản thân mình. Tốt nhất là có thể kiềm chế - và sự kiềm chế là tất
cả những gì mà các liệu pháp chống trầm cảm hướng tới.

Những lời lẽ hoa mỹ mang tính chính trị đã làm lu mờ sự khác biệt giữa trầm
cảm và những hệ quả của nó – sự khác biệt giữa việc bạn cảm thấy như thế vào
và việc bạn hành động để phản ứng ra sao. Đây là một phần của hiện tượng xã
hội và y học, nhưng nó cũng đồng thời là kết quả của sự bất thường trong ngôn
ngữ gắn liền với sự bất thường trong biểu lộ cảm xúc. Có lẽ trầm cảm tốt nhất có
thể được mô tả như là nỗi đau về mặt cảm xúc tự ép buộc chúng ta chống lại ý
chí của chính mình, và rồi trốn thoát khỏi lớp vỏ bên ngoài của nó. Trầm cảm
không chỉ là rất nhiều nỗi đau; mà là quá nhiều nỗi đau có thể hòa trộn thành
trầm cảm. Nỗi đau buồn là sự trầm cảm theo tỉ lệ với hoàn cảnh; trầm cảm là sự
đau buồn không tương xứng với hoàn cảnh. Đó là những khóm cỏ lăn của nỗi
đau đớn sinh sôi nảy nở từ hư không, lặng lẽ vươn mình bất kể việc bị tách rời
khỏi đất mẹ phì nhiêu. Điều này chỉ có thể được mô tả trong phép ẩn dụ và
phúng dụ. Thánh Anthony sống ở nơi hoang mạc, khi được hỏi rằng làm sao
ngài có thể phân biệt được giữa những thiên thần có bề ngoài khiêm nhường với
lũ ma quỷ ngụy trang trong vẻ giàu sang, đã trả lời rằng anh có thể biết được
điều đó dựa vào cảm nhận của anh sau khi họ đã rời đi. Khi một thiên thần rời đi,
bạn cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh bởi sự hiện diện của người đó; khi một
ác quỷ rời đi, bạn cảm thấy khiếp sợ. Nỗi đau buồn là một thiên thần khiêm
nhường để lại cho bạn những suy nghĩ mạnh mẽ, sáng suốt và một cảm giác về
chiều sâu của bản thể khi rời đi. Trầm cảm là một tên ác quỷ, kẻ để lại cho bạn
nỗi kinh hoàng.

Trầm cảm đại khái được phân loại thành trầm cảm hẹp (trầm cảm nhẹ (mild
depression) hay rối loạn trầm cảm dai dẳng (disthymic)) và rộng (trầm cảm
chính (major depression)). Trầm cảm nhẹ là một điều diễn ra dần dần và đôi khi
mang tính thường xuyên hủy hoại con người theo cái cách mà sự han gỉ bào
mòn sắt thép. Có quá nhiều nỗi đau buồn trước một nguyên cớ nhỏ nhoi, nỗi đau
xua đuổi và thay thế những cảm xúc khác. Một cơn trầm cảm như thế chiếm cứ
phần thân thể nơi mí mắt và những khối cơ giữ cho sống lưng của ta được
thẳng tắp. Nó khiến con tim và lá phổi ta đau đớn, khiến cho sự co giãn của các
cơ bắp vô tình trở nên khó khăn hơn cần thiết. Giống như cơn đau thể chất trở
thành mãn tính, sự khổ sở không phải là quá lớn bởi vì nó không tài nào chịu
đựng nổi trong khoảnh khắc ấy, mà bởi vì nó là không tài nào chịu nổi khi biết
rằng trong nhiều thời điểm nó sẽ biến mất và được mong đợi chỉ để biết rằng nó
sẽ còn xuất hiện trong nhiều lần nữa. Thì hiện tại của chứng trầm cảm nhẹ
không mang đến một sự làm dịu bớt nào cả bởi vì nó có cảm giác như là một
dạng tri thức.
Virginia Woolf đã viết về trạng thái này với một sự rành mạch lạ kỳ: “Jacob đi
đến bên cửa sổ và đứng đó với hai tay đút túi. Từ đây anh nhìn thấy ba người Hi
Lạp trong chiếc váy truyền thống; cột buồm của những chiếc thuyền; những con
người nhàn rỗi hoặc bận rộn của tầng lớp xã hội thấp hơn đi tản bộ hoặc đang
rảo bước, hay tụ lại thành nhóm và khoa tay múa chân. Sự thiếu quan tâm của
họ dành cho anh không phải là nguyên nhân khiến anh u sầu; mà là bởi một
nhận thức sâu sắc hơn nhiều – không phải vì bản thân tình cờ trở nên cô đơn,
mà là vì tất cả mọi người đều thế.” Trong cùng một cuốn sách, Căn phòng của
Jacob, bà miêu tả việc “Dâng lên trong tâm trí cô là một nỗi buồn kỳ lạ, như thể
thời gian và cõi vĩnh hằng hiện diện trong những chiếc váy và áo gi-lê, và cô
nhìn thấy những con người buồn bã lướt qua để đến với sự hủy diệt. Vậy mà,
Chúa biết, Julia không phải là kẻ ngốc.” Đó chính là nhận thức sắc bén về sự
thoáng qua và hạn chế đã cấu thành nên cơn trầm cảm nhẹ. Trầm cảm nhẹ,
trong nhiều năm chỉ đơn giản là sự thích nghi, giờ ngày càng trở thành mục tiêu
điều trị khi mà các vị bác sĩ vẫn cứ loay hoay tập trung vào sự đa dạng của nó.

Trầm cảm rộng là vấn đề về sự suy sụp tinh thần. Nếu như ta hình dung linh hồn
của sắt thép trải qua nỗi đau buồn và han gỉ với chứng trầm cảm nhẹ, thì trầm
cảm chính chính là sự sụp đổ bất ngờ của toàn bộ cấu trúc. Có hai mô hình
dành cho trầm cảm chính: theo quy mô và theo sự phân loại. Theo quy mô ấn
định rằng trầm cảm nằm trong một phổ cùng với nỗi buồn và tương ứng với
phiên bản cực đoan của một điều gì đó mà mọi người đều cảm thấy và biết đến.
Theo sự phân loại mô tả trầm cảm như một chứng bệnh hoàn toàn tách biệt với
những cảm xúc khác, giống như một con virus trong dạ dày là hoàn toàn khác
biệt với axit tiêu hóa. Cả hai điều này đều đúng. Bạn đi theo một chặng đường từ
từ hoặc một sự kích thích bất ngờ của cảm xúc và rồi bạn đến một nơi hoàn toàn
khác biệt. Cần phải có thời gian để khung thép cấu thành nên một tòa nhà sụp
đổ, nhưng gỉ thép vẫn không ngừng phủ lên khối cấu trúc vững chắc ấy, bào
mòn và phá hủy nó. Sự sụp đổ, dù cho có vẻ đột ngột bao nhiêu, là hệ quả cộng
dồn của sự phân rã. Tuy nhiên đó là một sự kiện gây ấn tượng sâu sắc và rõ
ràng rất khác. Từ cơn mưa đầu tiên cho tới thời điểm gỉ thép ăn mòn xuyên xà
nhà sắt thép là cả một quãng thời gian dài. Đôi khi sự hạn gỉ diễn ra trong những
thời điểm định khiến cho sự sụp đổ có vẻ như mang tính toàn bộ, nhưng thực tế
nó lại thường mang tính cục bộ hơn: phần này bị sụp đổ, va đập vào phần kia,
làm biến đổi đổi hoàn toàn trạng thái cân bằng.

Thật chẳng dễ chịu gì khi trải nghiệm sự phân rã, khi nhận thấy bản thân đối mặt
với sự tàn phá của một ngày mưa không dứt, và để biết rằng ta sẽ trở thành một
thứ gì đó yếu đuối, rằng ngày càng nhiều hơn những phần trong ta sẽ bị cuốn đi
trước cơn gió mạnh đầu tiên, khiến những gì còn lại trong ta ngày một trở nên ít
ỏi hơn. Một số người tích tụ nhiều han gỉ cảm xúc hơn những người khác. Trầm
cảm bắt đầu từ những điều tẻ ngắt, phủ sương ngày tháng thành những hành
động thông thường yếu ớt, ảm đạm cho tới khi những hình hài rõ ràng của
chúng bị che khuất bởi nỗ lực mà chúng đòi hỏi, khiến cho ta mệt mỏi và chán
nản và bị ám ảnh về bản thân – nhưng ta có thể vượt qua tất cả những điều này.
Không lấy gì làm hạnh phúc, có lẽ vậy, nhưng ta có thể vượt qua. Không một ai
có thể xác định điểm suy sụp biểu thị sự trầm cảm chính, nhưng khi ta ở vào tình
cảnh đó, ta chẳng thể nào nhầm lẫn được.

Trầm cảm chính là sự ra đời và sự qua đời: đó vừa là sự hiện diện mới của
một điều gì đó và là sự biến mất hoàn toàn của một thứ gì đó. Sự ra đời và
sự qua đời diễn ra từ từ, mặc dù các tài liệu chính thống có thể cố gắng gắn chặt
điều này với quy luật tự nhiên bằng cách tạo ra những sự phân loại như là “cái
chết hợp pháp” và “thời gian sinh ra.” Bất kể sự bất thường của tự nhiên, sẽ có
một thời điểm nhất định mà một đứa trẻ chưa từng hiện hữu trên thế giới này có
mặt, và một thời điểm mà một người già cả từng ở trên thế giới này không còn
hiện hữu nữa. Đúng thật là ở một thời điểm cái đầu của đứa trẻ ở đây còn cơ thể
của nó thì không; rằng cho tới khi đó sợi dây rốn nuôi dưỡng đứa trẻ chính là sự
gắn kết về mặt cơ thể với người mẹ. Đúng thật là một người già có thể nhắm
mắt lại lần cuối vài giờ trước khi ông ta qua đời, và rằng có một khoảng cách về
mặt thời gian khi mà ông ta ngừng thở và khi ông ta được xác nhận rằng “chết
não.” Trầm cảm tồn tại theo thời gian. Một bệnh nhân có thể nói rằng anh ta mất
nhiều tháng chịu đựng căn bệnh trầm cảm chính, nhưng đó là một cách áp đặt
cho một phép đo đối với thứ không đo lường được. Tất cả những gì mà người
đó thực sự có thể nói chắc chắn là người đó cảm thấy bị trầm cảm, và rằng
người đó tình cờ hoặc không tình cờ trải nghiệm nó vào bất kỳ thời điểm nào mà
nó hiện diện.

Sự ra đời và qua đời cấu thành nên sự trầm cảm xảy ra trong cùng một lúc.
Cách đây không lâu, tôi có dịp quay về khu rừng mà tôi từng dạo chơi hồi còn
nhỏ và nhìn thấy cây sồi, phải chừng trăm tuổi, mà tôi và anh trai từng đùa
nghịch dưới bóng râm của nó. Trong vòng hai mươi năm, một dây leo khổng lồ
đã gắn liền với cái cây vững chãi này và gần như phủ kín nó. Thật khó để nói
rằng nơi nào thì cây sồi 'dừng bước' và nơi nào thì cây leo bắt đầu tồn tại. Toàn
bộ cái cây leo ấy tự nó cuốn mình quanh những tán cây sồi khiến cho nếu nhìn
từ xa những chiếc lá của nó trông giống như là lá của cây sồi; chỉ khi tiến tới thật
gần ta mới thấy được chỉ còn rất ít những cành cây sồi còn sót lại, và chỉ một vài
cái chồi nhỏ bé của cây sồi chĩa ra như những ngón tay cái giơ lên trên thân cây
to lớn, những chiếc lá trên đó vẫn tiếp tục quang hợp một cách vô tri theo cơ chế
sinh vật.

Lạ lẫm trước chứng bệnh trầm cảm chính mà tại đó tôi khó lòng có thể chấp
nhận cái ý niệm về những vấn đề của người khác, tôi lại thấy thông cảm với cây
sồi kia. Chứng trầm cảm lớn lên trong tôi như là cái cây leo đã xâm chiếm lấy
cây sồi; đó là một điều tồi tệ bao trùm lấy tôi, đầy xấu xí và có sức sống hơn cả
tôi nữa. Nó tự có sinh mệnh của riêng mình mà từng chút một nó bóp nghẹt tôi
ra khỏi sinh mệnh của chính mình. Ở tình trạng tồi tệ nhất của cơn trầm cảm, tôi
có những tâm trạng mà tôi biết rằng không phải là tâm trạng của tôi: chúng thuộc
về cơn trầm cảm, cũng chắc chắn như là những chiếc lá trên tán cây cao kia
thuộc về cái cây leo. Khi tôi cố gắng suy nghĩ rõ ràng về điều này, tôi cảm thấy
rằng tâm trí mình như bị bao vây, rằng nó không thể mở rộng theo một hướng
nào cả. Tôi biết rằng mặt trời vẫn mọc và lặn, nhưng thứ ánh sáng ấy hiếm khi
nào chạm được tới tôi. Tôi cảm thấy mình như chìm xuống bên dưới thứ gì đó
mạnh mẽ hơn chính mình nhiều lắm; đầu tiên tôi không thể cử động mắt cá
chân, và rồi tôi không thể kiểm soát được đầu gối mình, kế đó thắt lưng tôi bắt
đầu vỡ vụn dưới sự kéo căng này, và rồi đến lượt hai vai tôi, và cuối cùng tôi bị
nén lại như một bào thai, yếu đuối bởi thứ nghiền nát tôi mà không hề chứa
đựng tôi. Những cái tua của nó đe dọa sẽ nghiền nát tâm trí và sự can đảm và
ruột gan tôi, và chúng sẽ bóp vỡ xương tôi và ép khô cơ thể tôi. Nó cứ tiếp tục
sinh sôi trong tôi khi dường như chẳng còn gì để nuôi dưỡng nó nữa.

Tôi không đủ mạnh mẽ để ngừng thở. Tôi biết rằng sau đó tôi sẽ chẳng bao giờ
có thể tiêu diệt cái cây leo trầm cảm này, và vì thế mà tất cả những gì tôi muốn
là nó để tôi chết đi. Nhưng nó đã lấy đi của tôi thứ năng lượng mà tôi cần đến để
giết chết chính mình, và nó sẽ chẳng bao giờ giết tôi hết. Nếu thân tôi mục
ruỗng, thì cái thứ được nuôi dưỡng từ đó giờ đây đã quá mạnh để khiến cái thân
này sụp đổ; nó đã trở thành một sự hỗ trợ thay thế cho thứ mà nó từng phá hủy.
Nằm trong góc giường, vỡ vụn và đau khổ vì thứ mà dường như không ai khác
có thể nhìn thấy, tôi cầu cầu xin vị Chúa trời mà hầu như tôi chẳng hề tin vào, và
tôi cầu xin sự giải thoát. Tôi sẽ thấy hạnh phúc nếu được chết trong cái chết đau
đớn nhất, mặc dù tôi quá đỗi đắm chìm trong sự ngu muội của mình, để nghĩ về
tự sát. Mọi giây phút sống đều khiến tôi đau đớn. Bởi vì thứ này đã hút sạch mọi
chất lưu trong tôi, tôi thậm chí còn chẳng thể khóc. Miệng môi tôi cũng khô rát.
Tôi đã từng cho rằng khi ta cảm thấy tồi tệ nhất thì nước mắt tuôn rơi, nhưng nỗi
đau tồi tệ nhất là nỗi đau khô cằn của tất cả những hỗn loạn diễn ra sau khi toàn
bộ nước mắt đã được dùng hết, là nỗi đau chiếm trọn mọi không gian mà ta từng
dùng để nhìn nhận thế giới, hoặc là cả thế giới này, hoặc là ta. Đấy chính là sự
hiện diện của căn bệnh trầm cảm chính.

Tôi từng nói rằng trầm cảm vừa là sự ra đời và vừa là sự qua đời. Cái cây leo là
thứ được sinh ra. Cái chết là sự mục ruỗng của một con người, là sự gãy đổ của
những tán cây chịu đựng nỗi đau khổ đó. Thứ đầu tiên ra đi là hạnh phúc. Ta
chẳng thể có được niềm vui thích từ bất cứ điều gì. Đó chính là dấu hiệu nổi bật
của căn bệnh trầm cảm chính. Nhưng chẳng bao lâu sau các cảm xúc khác cũng
theo chân hạnh phúc rơi vào sự quên lãng: nỗi buồn như ta từng biết đến, nỗi
buồn dường như là thứ đã dẫn ta đến nơi này; sự hài hước trong ta; niềm tin
của ta và cả cái năng lực yêu thương trong ta nữa. Đầu óc ta mờ mịt cho đến khi
ta dường như trì độn với cả chính mình. Nếu như mái tóc ta vẫn luôn mỏng thế,
thì giờ đây nó còn mỏng hơn nữa; nếu như làn da ta vẫn luôn xấu thế, thì lúc
này nó còn xấu hơn. Ta bốc mùi chua chát ngay cả với chính bản thân mình. Ta
mất đi cái khả năng tin tưởng vào người khác, để được chạm đến, để được khổ
đau. Rốt cuộc, ta chỉ đơn giản là không hề tồn tại với chính mình.

Có thể thứ hiện hữu đang chiếm đoạt thứ trở nên vắng mặt, và có lẽ sự vắng
mặt của những điều khó hiểu cho thấy những gì đang hiện hữu. Dù thế nào đi
nữa, ta cũng trở nên nhỏ bé hơn chính bản thân mình và rơi vào một thứ gì đó
thật lạ lẫm. Quá đỗi thường xuyên, những phương pháp trị liệu chỉ có thể xác
định được một nửa vấn đề: chúng chỉ tập trung vào sự hiện diện hoặc chỉ tập
trung vào sự vắng mặt. Điều cần thiết là vừa phải cắt bỏ hàng tấn những sợi dây
leo kia và cần tìm hiểu lại hệ rễ và các kỹ năng quang hợp của cây sồi. Điều trị
bằng thuốc giúp giải quyết vấn đề về sợi dây leo. Ta có thể cảm thấy được điều
đó diễn ra, làm thế nào mà thuốc chữa bệnh dường như đầu độc loài kí sinh để
mà từng chút một nó trở nên héo tàn. Ta có thể cảm thấy gánh nặng biến mất,
cảm thấy cái cách mà những cành cây hồi sinh mạnh mẽ từ thân chính của nó.
Cho đến khi ta có thể thoát khỏi những sợi dây leo, ta không thể nghĩ về những
gì đã biến mất. Nhưng ngay cả khi những sợi dây leo đã biến mất, ta vẫn còn lại
rất ít những chiếc lá và những cái rễ nông, và việc tái xây dựng lại chính bản
thân ta không thể được thực hiện với bất kỳ loại thuốc nào hiện đang tồn tại. Khi
sức nặng của cái dây leo biến mất, những chiếc lá nhỏ bé lấp ló trên khung cây
trơ trụi giờ đây có thể tồn tại và phát triển với dưỡng chất cần thiết. Nhưng đây
không phải là một chiều hướng tốt. Đây không phải là một giải pháp mạnh mẽ.
Sự hồi sinh của một người sau trầm cảm đòi hỏi tình yêu, sự thấu hiểu, nỗ lực,
và, hơn tất cả, là thời gian.

Việc chuẩn đoán cũng phức tạp như là căn bệnh vậy. Các bệnh nhân lúc nào
cũng hỏi bác sĩ rằng, “Tôi có trầm cảm hay không” như thể câu trả lời cũng chắc
chắn giống kết quả xét nghiệm máu. Cách duy nhất để biết được liệu ta có bị
trầm cảm hay không là lắng nghe và quan sát bản thân, để cảm nhận các cảm
xúc của ta và rồi suy nghĩ về chúng. Nếu như ta cảm thấy tồi tệ mà không vì một
lý do nào cả trong hầu hết thời gian, thì có nghĩa là ta bị trầm cảm. Nếu như
phần lớn thời gian ta cảm thấy tệ vì một lý do nhất định, thì ta cũng vẫn bị trầm
cảm, dù cho sự thay đổi của các lý do có thể là một cách tốt hơn để tiến tới thay
vì bỏ mặc sự việc như cũ và chống lại sự trầm cảm. Nếu như sự trầm cảm làm
bạn bất lực, thì nó là chứng trầm cảm chính. Nếu như nó chỉ nhẹ nhàng làm bạn
sao nhãng, thì nó không phải là trầm cảm chính. Cuốn kinh thánh của ngành tâm
thần học – Hệ thống chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần (Diagnostic and
Statistical Manual), tái bản lần thứ tư (DSM-IV) – định nghĩa hời hợt về trầm cảm
như là sự hiện diện của năm hoặc hơn trong số chín triệu chứng. Vấn đề của cái
định nghĩa này là nó hoàn toàn tùy tiện. Không có lý do cụ thể nào để kết luận
rằng năm triệu chứng đó cấu thành sự trầm cảm; bốn triệu chứng không ít thì
nhiều cũng đã tạo nên sự trầm cảm; và năm triệu chứng thì ít nghiêm trọng hơn
so với sáu. Thậm chí ngay cả một triệu chứng cũng đã gây khó chịu. Việc có tất
cả các triệu chứng này ở mức độ nhẹ có lẽ sẽ đơn giản hơn so với việc gặp phải
hai triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng. Sau khi tiến hành chuẩn đoán, hầu hết
mọi người đều tìm kiếm nguyên nhân, bất kể thực tế rằng việc biết tại sao bạn bị
bệnh không hề có mối liên quan trực tiếp tới việc trị bệnh.

Chứng bệnh của tâm hồn là một căn bệnh thật sự. Nó có thể có những tác động
xấu tới cơ thể. Có những người xuất hiện tại phòng khám và than phiền về
những cơn co rút nơi dạ dày thường được nghe rằng, “Sao nào, anh chẳng bị
làm sao cả ngoại trừ đang trầm cảm!” Bệnh trầm cảm, nếu như nó đủ nghiêm
trọng để gây ra cơn co thắt nơi dạ dày, thì đó thực sự là một việc tồi tệ xảy ra với
bạn, và nó đòi hỏi việc điều trị. Còn nếu như bạn tới khám và than rằng việc thở
của bạn có vấn đề, không một ai nói với bạn rằng, “Sao nào, anh chẳng làm sao
cả ngoại trừ bị khí thũng!” Đối với người gặp phải những vấn đề này, chứng
căng thẳng thần kinh cũng thật như những cơn co thắt đường ruột khi bị ngộ độc
thực phẩm vậy. Chúng tồn tại trong tiềm thức, và thường thì bộ não sẽ gửi đi
những thông điệp không thích hợp tới dạ dày, vì thế mà chúng tồn tại ở đó nữa.
Việc chuẩn đoán – dù là có thứ gì đó đang phân hủy trong dạ dày bạn hay ruột
thừa hay não bạn – quan trọng ở chỗ nó giúp xác định phương pháp điều trị và
không phải là vô dụng. Trong số các bộ phận của cơ thể người, bộ não khá là
quan trọng, và sự trục trặc của nó nên được xác định một cách chính xác.

 Hóa học thường được đưa vào để hàn gắn sự mất cân bằng giữa cơ
thể và tâm hồn. Sự nhẹ nhõm mà mọi người thể hiện khi nghe bác sĩ
nói rằng chứng trầm cảm của họ "có tính chất hóa học" là dựa vào
niềm tin rằng có một bản ngã vốn dĩ trọn vẹn tồn tại qua thời gian, và
trong một sự chia phân chia hư cấu giữa nỗi buồn trọn vẹn xảy ra theo
dịp với sự hoàn toàn ngẫu nhiên. Từ hóa học ở đây có vẻ như làm dịu
đi cảm giác về trách nhiệm có trong mỗi người trước những căng
thẳng bất mãn vì không lấy gì làm thích thú với công việc của mình, lo
lắng về việc trở nên già đi, thất bại trong tình yêu, chán ghét gia đình.
Ở đó có một sự giải thoát dễ chịu khỏi cảm giác tội lỗi mà gắn liền với
các hóa chất. Nếu như bộ não của bạn có thiên hướng bị trầm cảm,
bạn không cần phải oán trách bản thân vì điều đó. Vâng, bạn có thể
quy cho bản thân hoặc đổ tại sự tiến hóa, nhưng hãy nhớ rằng bản thân
việc đổ lỗi này có thể được hiểu như là một quá trình phản ứng hóa
học, và rằng cả hạnh phúc nữa, cũng là kết quả của phản ứng hóa học.
Hóa học và sinh học không phải là những vấn đề ảnh hưởng đến bản
thể “thật”; sự trầm cảm không thể tách rời khỏi đối tượng mà nó ảnh
hưởng đến. Sự điều trị không hề làm dịu bớt sự thương tổn của bản
ngã, đưa bạn trở về với tình trạng bình thường nào đó; mà nó chỉ giúp
điều chỉnh lại một bản thể đa dạng, thay đổi ở mức độ nhỏ của việc
bạn là ai.

Bất kỳ ai từng học môn khoa học ở trường học đều biết rằng cơ thể
người được cấu tạo từ các hóa chất và rằng việc nghiên cứu về các hóa
chất và các cấu trúc được hình thành từ các chất này được gọi là môn
sinh học. Mọi thứ diễn ra trong bộ não đều có biểu hiện và nguồn gốc
hóa học. Nếu như bạn nhắm mắt lại và tập trung suy nghĩ về con gấu
trắng Bắc Cực, thì việc này sẽ có tác động hóa học đến bộ não của
bạn. Nếu bạn theo đuổi chính sách chống đối việc giảm thuế đối với
lời tăng vốn, thì điều đó sẽ có tác động hóa học đến bộ não của bạn.
Khi bạn nhớ về một giai đoạn nào đó trong quá khứ, bạn thực hiện
điều này thông qua các phản ứng hóa học phức tạp của bộ nhớ. Tổn
thương từ thời thơ ấu và những khó khăn xảy đến về sau này có thể
biến đổi hoá chất của bộ não. Hàng nghìn phản ứng hóa học đã tham
gia vào quyết định đọc cuốn sách này, cầm nó lên bằng đôi bàn tay
bạn, nhìn vào hình dạng của những con chữ trên trang giấy, rút ra ý
nghĩa từ những hình dạng đó, và có những phản ứng trí tuệ và cảm
xúc trước những gì mà chúng truyền đạt. Nếu như thời gian cho phép
bạn thoát ra khỏi chu kỳ trầm cảm và cảm thấy tốt hơn, sự thay đổi về
hóa chất không hề ít liên quan và kém phức tạp hơn so với những gì
xảy ra bởi việc dùng thuốc chống trầm cảm. Các yếu tố bên ngoài
quyết định yếu tố bên trong cũng nhiều như việc yếu tố bên trong tạo
ra yếu tố bên ngoài vậy. Điều thật sự khó chịu ở đây là cái ý tưởng
rằng ngoài việc các ranh giới đều trở nên mập mờ, ranh giới của
những thứ khiến chúng ta là chúng ta cũng đã bị lu mờ. Không hề có
một bản thể thực chất đơn thuần nằm đó như một mạch vàng bên dưới
những hỗn loạn của các trải nghiệm và hóa chất. Mọi thứ đều có thể
thay đổi, và chúng ta cần phải hiểu về cơ thể con người như một chuỗi
các bản thể mà ngừng chống lại hay lựa chọn lẫn nhau. Tuy nhiên,
ngôn ngữ của khoa học, được sử dụng trong việc đào tạo các bác sĩ và,
đang không ngừng tăng lên, trong việc viết và trao đổi phi học thuật,
lại đi ngược lại với điều này một cách kỳ lạ.
 

 Kết quả cộng dồn của các tác động hóa học của bộ não vẫn chưa được
hiểu đúng. Ví dụ như, trong ấn bản năm 1989 của cuốn Sách giáo
khoa toàn diện về Tâm thần học (Comprehensive Textbook of
Psychiatry - CTP), một người có thể tìm thấy công thức hữu ích này:
điểm số trầm cảm tương đương với mức độ của 3-methoxy-4-
hydroxyphenylglycol (một hợp chất được tìm thấy trong nước tiểu của
tất cả mọi người và không rõ là bị ảnh hưởng bởi trầm cảm hay
không); trừ đi mức độ của a-xít 3-methoxy-4-hydroxymandelic; cộng
với mức độ của norepinephrine; trừ đi mức độ của norepinephrine
cộng với mức độ của metanepherine, lấy tổng số đó chia cho mức độ
của a-xít 3-methoxy-4-hydroxymandelic; cộng với một biến số không
xác định; hay, như là CTP chỉ ra: “điểm D = C1 (MHPG) - C2 (VMA)
+ C3 (NE) - C4 (NMN + MN)/VMA + C0." Điểm số này nên cho kết
quả từ một đối với rối loạn đơn cực cho đến không đối với chứng rối
loạn lưỡng cực, vì vậy nếu như bạn đưa một kết quả khác - bạn đã
thực hiện sai công thức trên. Vậy thì liệu cái công thức này mang tới
cái nhìn sự sâu sắc đến nhường nào? Làm sao nó có thể được áp dụng
với một thứ phức tạp như là tâm trạng đây? Ở mức độ nào một kinh
nghiệm cụ thể đã dẫn tới một sự trầm cảm cụ thể là rất khó xác định;
cũng như là ta không thể giải thích được việc một người đã đối mặt
với những hoàn cảnh bên ngoài trong cơm trầm cảm dựa trên những
hóa phản ứng hóa học mà họ trải qua; cũng như việc ta không thể chỉ
ra điều gì đã khiến một ai đó trầm cảm về mặt bản chất.

Mặc dù trầm cảm được miêu tả trong báo chí phổ thông và ngành
dược phẩm như thể nó là một căn bệnh có tác động một chiều giống
bệnh tiểu đường, nó hoàn toàn không phải vậy. Thực ra, nó hoàn toàn
khác xa bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường là việc không sản sinh ra
đủ insulin, và bệnh tiểu đường được điều trị bằng cách tăng cường và
ổn định chất insulin có trong máu. Trầm cảm không phải là hệ quả của
việc suy giảm bất cứ thứ gì mà hiện nay chúng ta có thể đo lường
được. Việc tăng hàm lượng chất serotonin trong não kích thích một
quá trình thậm chí khiến cho nhiều người trầm cảm cảm thấy tốt hơn,
nhưng như thế không có nghĩa là họ có mức độ serotonin thấp một
cách khác thường. Hơn thế nữa, serotonin không hề có tác động tích
cực ngay lập tức. Bạn có thể bơm một ga-lông serotonin vào bộ não
của một người trầm cảm và nó không khiến người đó cảm thấy tốt đẹp
hơn một tí ti nào ngay lập tức, dù cho việc duy trì tăng liều lượng
serotonin trong dài hạn có một vài tác động đến việc cải thiện các triệu
chứng trầm cảm. “Tôi bị trầm cảm nhưng đó chỉ là phản ứng hóa học
mà thôi” là một câu nói tương đương với câu “Tôi giết người nhưng
đó chỉ là phản ứng hóa học thôi” hay “Tôi thông minh nhưng đó chỉ là
phản ứng hóa học mà thôi.” Mọi điều về một con người chỉ mang tính
hóa học nếu như người đó muốn suy nghĩ theo lối như vậy. “Bạn có
thể nói rằng ‘đó chỉ là hóa học thôi,’” theo như lời của Maggie
Robbins, người phải gánh chịu chứng bệnh hưng trầm cảm. “Tôi cho
rằng không có gì được gọi là ‘chỉ’ là hóa học thôi cả.” Mặt trời chiếu
sáng rực rỡ và đó cũng chỉ là vấn đề về hóa học, và cũng là vấn đề hóa
học khi mà đá thì cứng, và nước biển thì mặn, và rằng có những buổi
chiều mùa xuân mang theo trong làn gió thoảng cái cảm giác hoài cổ
làm khuấy động con tim ta với những khao khát và những hình ảnh đã
ngủ yên trong mùa đông tháng giá. “Cái chất serotonin,” David
McDowell của trường ĐH Columbia University nhận định, “là một
phần của câu chuyện thần thoại tâm thần học hiện đại.” Đó là một tập
hợp các câu chuyện có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Thực tại bên trong và bên ngoài tồn tại theo một thể liên tục. Điều gì
xảy ra và bạn hiểu về nó như thế nào và bạn phản ứng với nó ra sao
thường liên kết với nhau, nhưng cái này không đoán trước được cái
kia. Nếu thực tại tự thân nó thường là một điều mang tính tương đối,
và bản thể thì ở trong một tình trạng thường xuyên thay đổi, thì sự
thay đổi từ một tâm trạng nhẹ nhàng sang tâm trạng cực đoan giống
như là việc vuốt phím đàn. Vậy thì, bệnh tật là một trạng thái cực đoan
của cảm xúc, và một người có thể có lý khi mô tả cảm xúc như là một
dạng bệnh nhẹ. Nếu như tất cả chúng ta đều thấy có khả năng và tuyệt
vời (nhưng không bị đánh lừa bởi cảm giác vui buồn thất thường) vào
mọi thời điểm, ta có thể làm được nhiều việc hơn và có thể sẽ có một
quãng thời gian hạnh phúc hơn trên trái đất này, nhưng cái ý tưởng đó
thật đáng sợ và kinh hãi (dù vậy, dĩ nhiên, nếu như chúng ta cảm thấy
có khả năng và tuyệt vời vào mọi lúc thì ta có thể sẽ quên đi toàn bộ
những điều đáng sợ và khủng khiếp).

Chứng bệnh cúm là một điều dễ hiểu: vào ngày này bạn không có thứ
virus gây ra căn bệnh đó trong cơ thể, và vào ngày khác bạn lại có nó
trong người. HIV thì lan truyền từ người này sang người khác trong
một phần giây riêng biệt. Còn trầm cảm ư? Nó giống như là việc cố
gắng đưa ra thông số lâm sàng cho cơn đói vậy, mà tác động đến
chúng ta vào mọi thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng ở trong
phiên bản cực đoan nhất thì nó là bi kịch kết liễu cuộc đời nạn nhân
của mình. Một số người cần nhiều thức ăn hơn những người khác; một
số khác có thể hoạt động dưới những tình trạng thiếu dinh dưỡng trầm
trọng; trong khi những khác thì nhanh chóng trở nên suy yếu và ngã
gục trên phố. Tương tự như vậy, trầm cảm tấn công mọi người theo
những cách khác nhau: một số có khuynh hướng chống lại hoặc chiến
đấu, trong khi những người khác lại bất lực trước sự kìm kẹp của nó.
Sự bướng bỉnh và kiêu hãnh có thể cho phép một người vượt qua cơn
trầm cảm từng hạ gục những người có tính cách hiền lành và dễ bằng
lòng hơn.

Con quỷ giữa ban trưa - Chương 1.2

access_timeJun 19, 2018 personRubi folder_open Nhận Thức Sức Khỏe Tinh


Thần Quản Trị Cảm Xúc
Giữa trầm cảm và tính cách có sự tác động lẫn nhau. Một số người thì
dũng cảm khi đối mặt với trầm cảm (trong thời điểm nó diễn ra và cả sau
đó) và những người khác thì tỏ ra yếu đuối.
Ác Quỷ giữa ban trưa
Atlas Về Trầm Cảm

Tác giả: ANDREW SOLOMON


 

Giữa trầm cảm và tính cách có sự tác động lẫn nhau. Một số người thì dũng cảm
khi đối mặt với trầm cảm (trong thời điểm nó diễn ra và cả sau đó) và những
người khác thì tỏ ra yếu đuối. Bởi vì cả tính cách cũng có một khía cạnh ngẫu
nhiên và một quy trình hóa học khó hiểu, người ta có thể đổ lỗi mọi thứ cho di
truyền học, nhưng điều đó lại quá đơn giản. “Không hề có thứ gọi là gen tâm
trạng,” Steve Hyman, giám đốc của Viện sức khỏe tâm thần cho biết. “Đó chỉ là
sự rút gọn của những tương tác vô cùng phức tạp trong môi trường gien.” Nếu
như mọi người có khả năng đánh giá trầm cảm trong một số hoàn cảnh, thì mọi
người cũng có khả năng chống lại trầm cảm tới một mức độ nào đó trong một số
trường hợp. Thường thì, cuộc chiến sẽ diễn ra dưới dạng tìm kiếm những
phương pháp điều trị mà sẽ là hiệu quả nhất trong cuộc chiến đó. Điều này liên
quan đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ trong khi bạn vẫn còn đủ mạnh mẽ để làm
điều đó. Nó liên quan đến việc cố gắng sống cuộc đời mình tốt nhất có thể giữa
những giai đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất. Một số người có triệu chứng bệnh
khủng khiếp có thể đạt được thành công thực sự trong cuộc sống; và một số
người hoàn toàn bị đánh bại bởi những dạng nhẹ nhất của căn bệnh.

Vượt qua cơn trầm cảm nhẹ mà không dùng đến thuốc có những lợi thế nhất
định. Nó cho phép bạn cảm thấy rằng bạn có thể tự điều chỉnh sự mất cân bằng
hóa học trong cơ thể mình thông qua sự rèn luyện ý chí hóa học của riêng bạn.
Việc học cách đi trên than hồng cũng là một chiến thắng của bộ não trước điều
dường như là sự đau đớn không thể tránh được của cơ thể về mặt hóa học, và
đó là một cách thức kỳ lạ để phát hiện ra sức mạnh tuyệt đối của tâm trí. “Tự
mình” vượt qua trầm cảm cho phép bạn tránh khỏi những khó chịu xã hội liên
quan đến việc sử dụng thuốc tâm thần. Điều này gợi ý rằng chúng ta chấp nhận
bản thân như những gì chúng ta được tạo ra, xây dựng lại bản thân chỉ với
những cơ chế bên trong của chính chúng ta và không viện tới sự giúp đỡ đến từ
bên ngoài. Việc trở về từ trạng thái đau khổ theo một mức độ từ từ là hoàn toàn
hợp lí đối với chính sự đau khổ đó.

Tuy nhiên, các cơ chế bên trong rất khó để vận hành và thường là không đủ.
Trầm cảm thường hủy hoại sức mạnh tinh thần thông qua tâm trạng. Đôi khi cấu
trúc hóa học phức tạp tạo nên sự đau buồn xuất hiện bởi vì bạn mất đi người
thân yêu nào đó, và hóa chất của sự mất mát và tình yêu có thể dẫn tới hóa chất
tạo nên sự trầm cảm. Hóa chất của việc rơi vào lưới tình có thể xuất hiện vì
những lý do hiển nhiên bên ngoài, hoặc là vì một loạt những điều mà con tim
chẳng bao giờ có thể thuyết phục được lý trí. Nếu ta muốn đối phó với sự điên rồ
này của cảm xúc, có lẽ ta có thể làm vậy. Việc các thanh thiếu niên nổi giận với
cha mẹ mình - những người đã làm tốt nhất những gì có thể thật là điên rồ,
nhưng đó là một sự điên rồ mang tính tập quán, đủ thống nhất để chúng ta chịu
đựng nó mà không nghi ngờ gì. Đôi khi cùng một hóa chất xuất hiện bởi những
lý do bên ngoài là không đủ, theo những tiêu chuẩn thông thường, để giải nghĩa
một sự tuyệt vọng: một ai đó lao vào bạn trên một chiếc xe buýt chật kín người
và bạn muốn khóc, hay là khi bạn đọc về tình trạng dân số quá tải trên trái đất
này và nhận thấy cuộc đời mình không tài nào chịu đựng nổi. Mỗi một người đều
từng có cảm xúc không phù hợp trước một sự việc nhỏ bé hay cảm thấy những
cảm xúc có nguồn gốc mơ hồ hoặc không có nguồn gốc nào cả. Đôi khi các hóa
chất xuất hiện mà không vì một lý do nào hết cả. Hầu hết mọi người đều có
những khoảnh khắc cảm thấy tuyệt vọng một cách không thể lý giải nổi, thường
là vào lúc nửa đêm hoặc vào sáng sớm trước khi tiếng chuông báo thức vang
lên. Nếu những cảm xúc như vậy kéo dài trong vòng mười phút, thì chúng là
những tâm trạng kỳ lạ, diễn ra chóng vánh. Nếu như chúng kéo dài mười giờ,
chúng trở thành cơn sốt đáng lo ngại, và nếu chúng kéo dài mười năm, chúng
trở thành một căn bệnh nghiêm trọng.

Quá đỗi thường xuyên niềm hạnh phúc mà bạn cảm thấy ở mọi thời điểm đều
thật mong manh, trong khi cơn trầm cảm mà bạn rơi vào dường như lại chẳng
bao giờ kết thúc. Ngay cả khi bạn chấp nhận rằng các tâm trạng sẽ thay đổi,
rằng bất cứ điều gì bạn cảm thấy ngày hôm nay rồi sẽ khác đi vào ngày mai, thì
bạn cũng không thể buông lơi trước hạnh phúc giống như là trước nỗi buồn. Đối
với tôi mà nói, nỗi buồn đã và vẫn luôn là một thứ cảm xúc mạnh mẽ hơn hẳn;
và nếu như đó không phải là thứ trải nghiệm mang tính toàn cầu, thì có lẽ đó là
nơi mà từ đó trầm cảm nảy sinh. Tôi ghét việc bị trầm cảm, nhưng cũng từ trong
trầm cảm mà tôi hiểu được về mình, tới mức độ đầy đủ của linh hồn tôi. Khi mà
tôi hạnh phúc, tôi cảm thấy hơi bị phân tâm đôi chút bởi hạnh phúc ấy, như thể
bộ não và tâm trí tôi muốn hoạt động nhưng đã thất bại ở một phần nào đó.
Trầm cảm là một việc cần phải làm. Khả năng nắm bắt của tôi trở nên chặt chẽ
và chính xác hơn trong những khoảnh khắc của sự mất mát: tôi có thể nhìn thấy
sự đẹp đẽ trọn vẹn của những mảnh thủy tinh vào thời điểm chúng tuột khỏi tay
tôi và rơi xuống đất. “Ta nhận thấy niềm vui thích ít vui vẻ hơn nhiều, và nỗi đau
đầy đau đớn hơn nhiều so với sự tiên đoán,” Schopenhauer từng viết. “Ta đòi
hỏi vào mọi lúc một mức độ cụ thể của sự quan tâm hay đau buồn hay mong
muốn, như là một con tàu đòi đến đồ dằn, để giữ cho nó không bị lật nhào giữa
biển khơi."

Người Nga có một câu nói như thế này: nếu như anh thức dậy mà chẳng thấy
đau đớn gì, thì có nghĩa là anh đã chết. Trong khi cuộc đời không chỉ có mỗi nỗi
đau, thì việc trải nghiệm nỗi đau, mà đặc biệt trong cường độ của nó, là một
trong những dấu hiệu chắc chắn nhất của sinh lực. Schopenhauer từng nói rằng,
“Hãy tưởng tượng rằng giống này được đưa đến Utopia nơi mà mọi thứ tự phát
triển theo cách riêng của nó và đám gà tây bay quanh sẵn sàng cho việc cho vào
lò nướng, nơi mà những người tình tìm thấy nhau vào đúng thời điểm và có thể
giữ chân người kia thật dễ dàng: ở một nơi chốn như vậy con người ta sẽ chết vì
buồn chán hay tự treo cổ, một số khác sẽ đánh nhau và tiêu diệt lẫn nhau, và do
đó họ sẽ tạo ra cho chính mình nhiều đau khổ hơn so với những gì mà thiên
nhiên gây ra cho họ… mặt đối lập của đau khổ [chính là] nhàm chán.” Tôi tin
rằng nỗi đau cần được thay đổi nhưng không nên bị lãng quên; có thể từ chối
nhưng không nên xóa sạch hoàn toàn.

Tôi bị thuyết phục rằng một vài con số khái quát nhất về trầm cảm là dựa trên
thực tế. Mặc dù sẽ là một sai lầm nếu nhầm lẫn những con số này với sự thật,
nhưng những con số này lại nói lên một câu chuyện đáng báo động. Theo như
nghiên cứu gần đây, khoảng 3 phần trăm dân số Mỹ - khoảng 19 triệu người –
phải gánh chịu căn bệnh trầm cảm mãn tính. Hơn 2 triệu trong số đó là trẻ em.
Bệnh hưng trầm cảm, thường được gọi là chứng rối loạn lưỡng cực bởi vì tâm
trạng của bệnh nhân biến đổi từ hưng cảm cho đến trầm cảm, làm khổ khoảng
2,3 triệu người và là tác nhân gây tử vong lớn thứ hai ở phụ nữ trẻ, lớn thứ ba ở
nam giới trẻ. Trầm cảm được mô tả trong DSM-IV như là nguyên nhân hàng đầu
gây ra bệnh tật ở Hoa Kỳ và cả ở nước ngoài đối với những người trên 5 tuổi.
Trên toàn thế giới, bao gồm cả những nước đang phát triển, trầm cảm là nguyên
nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh nghiêm trọng hơn bất kỳ một nguyên nhân nào
khác ngoại trừ bệnh tim mạch, mà được tính bằng số ca bất đắc kỳ tử cộng với
những năm tháng khỏe mạnh của cuộc đời bị tước đoạt bởi bệnh tật. Bệnh trầm
cảm diễn ra lâu dài hơn cả chiến tranh, ung thư, và AIDS cộng lại với nhau. Các
chứng bệnh khác, từ nghiện rượu cho tới bệnh tim, ngụy trang cho căn bệnh
trầm cảm khi nó là nguyên nhân gây ra chúng; nếu như một ai đó thực hiện so
sánh, thì trầm cảm sẽ là kẻ sát nhân lớn nhất trên trái đất.

Hiện nay các biện pháp điều trị trầm cảm đang tăng lên nhanh chóng, nhưng chỉ
có một nửa trong số những người Mỹ bị bệnh trầm cảm tìm đến sự giúp đỡ dưới
mọi hình thức – dù đó là một tu sĩ hay bác sĩ tâm lý. Khoảng 95 phần trăm trong
số 50 phần trăm này tìm tới các bác sĩ đa khoa, những người không biết nhiều
về những chứng bệnh tâm thần. Một người Mỹ trưởng thành với chứng trầm
cảm chỉ nhận biết được căn bệnh của mình trong khoảng 40 phần trăm thời
gian. Tuy nhiên, khoảng 28 triệu người Mỹ - cứ một trong số mười người – hiện
đang ở sử dụng SSRI (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên serotonin – dòng
thuốc bao gồm cả Prozac), và một số lớn khác sử dụng những loại thuốc khác.
Có ít hơn một nửa những người được phát hiện bệnh nhận được phương pháp
điều trị phù hợp. Bởi vì định nghĩa về trầm cảm đã được mở rộng để bao gồm
ngày càng nhiều người dân hơn, việc tính đến con số tử vong chính xác ngày
càng trở nên khó khăn hơn. Thống kê theo phương pháp truyền thống cho thấy
15 phần trăm số người trầm cảm cuối cùng sẽ tự sát; con số này ám chỉ những
ca bị bệnh nặng. Các nghiên cứu gần đây mà đã đưa vào cả chứng trầm cảm
nhẹ hơn cho thấy rằng có từ 2 đến 4 phần trăm những người bị trầm cảm sẽ tự
kết liễu đời mình như là một hệ quả trực tiếp của chứng bệnh này. Đó vẫn là một
con số gây sửng sốt. Hai mươi năm trước, khoảng 1,5 phần trăm dân số bị trầm
cảm yêu cầu phải được điều trị; hiện nay con số này là 5 phần trăm; và gần 10
phần trăm người Mỹ hiện đang sống với khả năng sẽ trải qua giai đoạn trầm cảm
nghiêm trọng trong đời. Khoảng 50 phần trăm sẽ gặp phải một vài triệu chứng
của bệnh trầm cảm. Những vấn đề lâm sàng đã tăng lên; các phương pháp điều
trị còn tăng lên nhiều hơn nữa. Việc chuẩn đoán đang được cải thiện, nhưng nó
không thể giải thích được quy mô của vấn đề này. Các ca trầm cảm đang tăng
lên trên toàn bộ các nước phát triển, đặc biệt là ở trẻ em. Trầm cảm đang diễn ra
ở đối tượng dân số trẻ hơn, xuất hiện lần đầu tiên khi nạn nhân của nó hai mươi
sáu tuổi, trẻ hơn mười tuổi so với thế hệ trước đó; rối loạn lưỡng cực, hay hưng
trầm cảm, thậm chí còn xuất hiện sớm hơn. Sự việc đang ngày một tệ đi.

Có một vài sự rối loạn của cơ thể được điều trị như là bệnh trầm cảm ở mức độ
quá nhẹ hoặc là quá mức trong cùng một lúc. Những người mà trở nên hoàn
toàn bất thường cuối cùng cũng được cho nhập viện và dường như sẽ nhận
được sự điều trị, dù cho đôi khi bệnh trầm cảm của họ lại bị nhầm lẫn với sự đau
ốm của cơ thể thông qua những gì mà nó trải qua. Tuy nhiên, thế giới nhân loại
chỉ vừa đủ kìm nén và tiếp tục, bất kể những tiến bộ vượt bậc trong các phương
pháp điều trị tâm thần và thần dược, chịu đựng nỗi khốn khổ khốn nạn này. Hơn
một nửa số người tìm đến sự trợ giúp – thêm 25 phần trăm nữa của dân số bị
trầm cảm – không hề nhận được sự điều trị. Một nửa số người được điều trị – 13
phần trăm hoặc tương đương của dân số bị trầm cảm – nhận được sự điều trị
không phù hợp, thường là những loại thuốc an thần hoặc liệu pháp tâm lý vô ích.
Còn đối với những người còn lại, một nửa – khoảng 6 phần trăm của dân số bị
trầm cảm – nhận được liều lượng điều trị không phù hợp trong một khoảng thời
gian không phù hợp. Vì thế dẫn đến việc khoảng 6 phần trăm của tổng số người
bị trầm cảm đang nhận sự điều trị không phù hợp. Nhưng rất nhiều người trong
số đó cuối cùng từ bỏ việc sử dụng thuốc, thường là bởi vì những tác dụng phụ
của chúng. “Có khoảng từ 1 đến 2 phần trăm số người thực sự nhận được sự
điều trị tối ưu,” John Greden, Giám đốc của Viện nghiên cứu sức khỏe tâm thần
của trường ĐH University of Michigan cho biết, “đối với một chứng bệnh mà
thường có thể được kiểm soát tốt bằng các loại thuốc rẻ tiền thì sẽ có một số tác
dụng phụ khá nghiêm trọng tương ứng.” Trong khi đó, ở mặt đối lập, những
người cho rằng hạnh phúc là quyền cơ bản của mình thì sử dụng rất nhiều thuốc
trong một nỗ lực vô ích nhằm làm dịu những bất an bé nhỏ mà cấu thành nên
mọi cuộc đời.

Cũng khá hợp lý khi cho rằng sự xuất hiện của những cô siêu mẫu đã hủy hoại
hình ảnh của chính những người phụ nữ bằng cách đặt ra những kỳ vọng phi
thực tế. Tâm lý về siêu mẫu trong thế kỷ 21 thậm chí còn nguy hiểm hơn cả một
cơ thể siêu mẫu. Con người ta liên tục xem xét tâm trí mình và chối bỏ tâm trạng
của chính mình. “Đó chính là hiện tượng Lourdes,” William Potter – trưởng khoa
dược lý học thần kinh của Viện sức khỏe tâm thần quốc gia (National Institute of
Mental Health – NIMH) trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước nhận định khi
những loại thuốc mới được nghiên cứu. “Khi bạn đối diện với những gì mà rất
nhiều người nhận thức và tin rằng chúng là điều tích cực, thì bạn sẽ thấy đó là
phép nhiệm màu – và đồng thời, dĩ nhiên rồi, một bi kịch.” Thuốc Prozac dễ sử
dụng nên hầu hết mọi người đều dùng nó, và hầu hết mọi người đều làm vậy.
Nó được sử dụng bởi những người có bệnh nhẹ mà sẽ không đánh đổi lấy sự
khó chịu của những loại thuốc chống trầm cảm cũ, như là monoamine oxidase
inhibitors (MAOI) hay tricyclic. Ngay cả khi bạn không bị trầm cảm, thì nó cũng
có thể đẩy lùi cảm giác buồn rầu trong bạn, và chẳng lẽ như vậy lại không tốt
hơn là việc sống với nỗi đau hay sao?

Chúng ta chuẩn đoán những gì có thể điều trị được, và những gì có thể dễ dàng
điều chỉnh đến từ việc được điều trị như là một căn bệnh, dù cho nếu như trước
đó nó có được xem như là tính cách hay tâm trạng đi chăng nữa. Ngay khi ta có
phương thuốc dành cho bạo lực, thì bạo lực cũng sẽ trở thành một căn bệnh. Có
quá nhiều những trạng thái không rõ ràng giữa trầm cảm toàn diện và một cơn
đau nhẹ riêng biệt gây ra bởi những thay đổi trong giấc ngủ, sự thèm ăn, năng
lượng, hay hứng thú; chúng ta phải bắt đầu phân định ngày càng nhiều hơn
những điều này như là một căn bệnh bởi vì chúng ta đã tìm ra ngày càng nhiều
hơn cách để cải thiện chúng. Nhưng điểm cắt vẫn cần được chú ý tới. Chúng ta
đã quyết định rằng một người có chỉ số IQ ở mức 69 là người chậm phát triển,
nhưng một người có IQ 72 cũng không phải là người thông minh, và một người
với IQ ở mức 65 vẫn có thể tự chăm sóc bản thân; ta nói rằng cholesterol nên
được duy trì ở mức độ dưới 220, nhưng nếu như cholesterol của bạn đạt mức
221, thì bạn cũng chẳng vì thế mà chết, và nếu như nó đạt mức 219, thì bạn vẫn
cần phải cẩn thận; 69 và 220 là những con số bất kỳ, và điều mà chúng ta gọi là
căn bệnh thì cũng là một sự bất kỳ; trong trường hợp của trầm cảm, nó cũng ở
trong một sự thay đổi liên tục.

Người bị chứng trầm cảm sử dụng cụm từ “bên bờ vực” vào mọi lúc để mô tả sự
di chuyển trạng thái từ đau khổ đến mức điên rồ. Sự mô tả mang tính vật lý này
thường đưa đến việc rơi vào “vực sâu.” Thật kỳ lạ khi rất nhiều người sử dụng
thứ từ vựng nhất quán như vậy, bởi vì bờ vực thực sự là một phép ẩn dụ trừu
tượng. Chỉ rất ít trong số chúng ta mới rơi từ bờ vực của một cái gì đó, và chắc
chắn là không phải rơi xuống vực sâu. Grand Canyon ư? Một cái vịnh hẹp ở Na
Uy? Hay một mỏ kim cương ở Nam Phi? Thậm chí việc tìm kiếm một vực sâu để
rơi xuống cũng là một điều khó. Khi được hỏi, mọi người thường mô tả cái vực
sâu ấy khá nhất quán. Đầu tiên, nó thật tăm tối. Bạn rơi từ một nơi có ánh mặt
trời xuống nơi mà toàn bộ là bóng đêm. Bên trong đó, bạn không nhìn thấy gì cả,
và nguy hiểm hiện diện ở khắp mọi nơi (cái vực sâu ấy, không hề có phần đáy
hay các cạnh bên mềm mại). Trong lúc bạn rơi xuống, bạn không biết bạn sẽ rơi
xuống bao sâu, hoặc liệu bạn có thể dừng lại được hay không. Bạn va phải
những vật không nhìn thấy được hết lần này tới lần khác cho tới khi bạn tan
thành trăm mảnh, và dẫu vậy môi trường xung quanh quá không ổn định để bạn
có thể bám víu vào một vật nào đó.

Sợ độ cao là chứng sợ hãi phổ biến nhất trên thế giới và hẳn cũng phải xảy ra
đối với tổ tiên của chúng ta, bởi vì những người không sợ hãi có thể đã tìm thấy
những vực sâu và rơi xuống đó, và vì thế nên đã triệt tiêu cái gen ấy ra khỏi nòi
giống chúng ta. Nếu như bạn đứng bên mép vực và nhìn xuống, bạn sẽ thấy hoa
mắt chóng mặt. Cơ thể bạn không hề hoạt động tốt hơn so với những thời điểm
khác và cho phép bạn di chuyển lùi lại khỏi mép vực với một sự chính xác không
chê vào đâu được. Bạn nghĩ rằng bạn sẽ rơi xuống, và nếu như bạn nhìn xuống
đủ lâu, bạn sẽ rơi xuống thật. Bạn hoàn toàn bị tê liệt. Tôi nhớ có lần từng tới
tham quan Thác Victoria cùng những người bạn, nơi mà những tảng đá cao ngất
trở nên dốc đứng bên con sông Zambezi. Hồi ấy chúng tôi còn trẻ và từng thách
thức nhau bằng cách chụp những bức ảnh gần bên mép vực nhất có thể. Mỗi
người chúng tôi, khi đến quá gần mép vực, cảm thấy không ổn và như bị tê liệt.
Tôi nghĩ rằng trầm cảm tự nó không phải là việc rơi xuống vực sâu (sẽ chóng
khiến bạn chết), mà là bị kéo tới quá gần mép vực, rơi vào khoảnh khắc của nỗi
sợ hãi khi mà bạn đã đi quá xa, khi mà sự hoa mắt hoa mắt chóng mặt lấy đi của
bạn toàn bộ cái khả năng giữ thăng bằng. Bên con thác Victoria ấy, chúng tôi
nhận ra rằng thứ không vượt qua được chính là một cái mép vực vô hình nằm
ngay nơi núi đá dốc đứng. Ba mét kể từ mặt dốc đứng, chúng tôi đều thấy ổn.
Hai mét từ đó, hầu hết chúng tôi đều sợ run. Vào một thời điểm, một người bạn
chụp hình cho tôi và muốn đưa chiếc cầu bắt qua con sông Zambia vào trong
bức hình. “Cậu dịch một chút sang bên trái được không?” cô ấy hỏi, và tôi buộc
phải bước một bước sang trái – một bước chân sang bên trái. Tôi mỉm cười, một
nụ cười đẹp được lưu giữ trong tấm hình, và rồi cô ấy nói, “Cậu đứng hơi gần
mép vực rồi đấy. Lùi lại đi.” Tôi đã cảm thấy vô cùng thoải mái khi đứng đó, và
rồi bỗng nhiên tôi nhìn xuống và nhận thấy tôi đã vượt qua mép vực của mình.
Mặt tôi tái mét. “Không sao đâu,” bạn tôi nói, tiến đến gần tôi và giơ tay ra cho tôi
nắm. Dốc núi đá cách tôi chừng ba mươi xăng-ti-mét và tôi đã phải khuỵu đầu
gối và ngồi bệt xuống đất và lê về sau chừng vài mét cho tới khi tôi cảm thấy an
toàn. Tôi biết rằng tôi có cảm giác khá tốt về sự thăng bằng và rằng tôi có thể dễ
dàng đứng trên một bề mặt có chu vi chừng nửa mét; tôi thậm chí còn có thể
thực hiện một điệu nhảy clacket nghiệp dư trên đó nữa, và tôi có thể làm điều đó
mà không hề ngã. Chỉ là tôi không thể đứng gần con sông Zambezi đến thế.

Trầm cảm phụ thuộc nhiều vào một cảm giác tê liệt về điều sắp xảy ra. Bạn
không thể thực hiện những gì mà bạn có thể làm ở độ cao hai mươi xăng-ti-mét
khi mặt đất sụt xuống và để lộ ra một cái hố sâu hàng nghìn mét. Nỗi sợ hãi bị
rơi xuống ấy nuốt chửng lấy bạn như thể nỗi sợ đó là thứ khiến bạn bị rơi xuống.
Điều xảy ra đối với bạn trong cơn trầm cảm thật là kinh khủng, nhưng nó dường
như được bao bọc trong những điều sẽ xảy ra với bạn. Nằm giữa những điều
khác, bạn cảm thấy mình như sắp chết đến nơi. Việc chết đi cũng không hẳn là
tệ lắm, nhưng việc sống bên bờ vực cái chết, cái tình trạng không-hẳn-bên-một-
mép-vực-thật-sự ấy, thật là kinh khủng. Trong cơn trầm cảm, những cánh tay
giơ ra vì bạn chỉ đơn giản là nằm ngoài tầm với. Bạn không thể quỵ xuống bằng
hai tay và chân mình bởi vì bạn cảm thấy rằng ngay khi cúi xuống, dù là cách xa
bờ vực, bạn cũng sẽ đánh mất sự thăng bằng và rơi xuống. Ôi, một vài hình ảnh
vực sâu hiện lên thật rõ ràng: bóng tối, sự không biết chắc, sự mất kiểm soát.
Nhưng nếu như bạn thực sự mãi rơi xuống vực sâu, thì chẳng cần thiết phải đặt
câu hỏi về việc kiểm soát nữa. Bạn đã hoàn toàn mất kiểm soát. Đó là cái cảm
giác kinh khủng về việc sự kiểm soát đã rời bỏ bạn khi mà bạn cần tới nó nhất
và rằng đáng lý ra bạn phải có quyền có được nó. Tất cả những gì bạn cảm thấy
là một việc khủng khiếp sắp xảy ra chiếm trọn toàn bộ khoảnh khắc hiện tại.
Trầm cảm đã đi quá xa khi mà, bất kể một mép vực rộng rãi an toàn, bạn không
còn giữ thăng bằng được nữa. Trong cơn trầm cảm, tất cả những gì đang diễn
ra trong thời điểm hiện tại là sự đề phòng nỗi đau của tương lai, và hiện tại với
tư cách là hiện tại không còn tồn tại nữa.

Trầm cảm là một căn bệnh không tưởng tượng nổi đối với những người không
biết tới nó. Một loạt các phép ẩn dụ - cây leo, cây sồi, bờ vực, v.v – là cách duy
nhất để nói về thứ trải nghiệm này. Việc chuẩn đoán không hề dễ dàng bởi vì nó
phụ thuộc vào những phép ẩn dụ, và những ẩn dụ mà bệnh nhân này lựa chọn
sẽ hoàn toàn khác so với bệnh nhân kia. Lời của chàng Antonio trong cuốn
Chàng lái buôn thành Venice cho tới nay chẳng có gì thay đổi:

Nó làm tôi mệt mỏi, bạn nói rằng nó làm bạn mệt mỏi;
Nhưng làm thế nào mà tôi gặp phải nó, tìm thấy nó, và đi qua nó
Nó được tạo thành từ điều gì, nó sinh ra từ đâu
Tôi vẫn đang tìm hiểu;
Và nỗi buồn về sự mong muốn được hiểu biết làm nên con người tôi,
Rằng tôi thật vất vả để hiểu về chính mình

Chúng ta hãy thành thật về điều này: Ta không thực sự biết điều gì đã dẫn đến
trầm cảm. Ta không thật sự biết điều gì cấu thành nên nó. Ta không thực sự biết
rằng tại sao một số phương pháp điều trị nhất định lại tỏ ra hiệu quả đối với trầm
cảm. Ta không biết được trầm cảm đã trải qua quá trình tiến hóa như thế nào.
Ta không biết được tại sao một người lại bị trầm cảm trong một hoàn cảnh, trong
khi nó lại miễn nhiễm với người khác. Ta không biết được nó diễn ra như thế
nào trong hoàn cảnh đó.

Những người xung quanh người bị trầm cảm hi vọng rằng người đó sẽ tự mình
vượt qua được: xã hội của chúng ta không có nhiều chỗ dành cho sự u uất này.
Bạn đời, cha mẹ, con cái, và bạn bè đều là những đối tượng khiến họ cảm thấy
tồi tệ, và họ không muốn gần gũi với nỗi đau không đong đếm được ấy. Không
một ai có thể làm được điều gì ngoại trừ cầu xin sự trợ giúp (nếu anh ta thậm chí
có thể làm được điều đó) ở độ sâu nhỏ nhất của cơn trầm cảm, nhưng một khi
sự giúp đỡ được đưa ra, thì nó cần phải được chấp nhận. Chúng ta đều muốn
Prozac thực hiện điều này cho mình, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, Prozac
không thể phát huy được tác dụng nếu chúng ta không bỏ nỗ lực của mình vào
đó. Hãy lắng nghe những người yêu thương bạn. Hãy tin rằng họ xứng đáng để
bạn sống vì cho dù bạn không hề tin vào điều đó. Hãy tìm kiếm những ký ức về
việc cơn trầm cảm bị xua tan và gìn giữ chúng cho việc sử dụng trong tương lai.
Hãy dũng cảm; hãy mạnh mẽ; và hãy uống thuốc điều trị. Hãy rèn luyện thân thể
vì điều đó là tốt cho bạn dù cho mỗi bước đi dường như nặng đến cả ngàn cân.
Hãy ăn khi mà ngay cả thức ăn cũng khiến bạn thấy chán ghét. Hãy cố gắng
thuyết phục bản thân mình khi mà bạn mất đi lý trí. Những lời khuyên trong chiếc
bánh quy này nghe chừng thích đáng, nhưng cách tốt nhất để thoát khỏi trầm
cảm là chán ghét trầm cảm và không cho phép bản thân bạn trở nên quen thuộc
với nó. Hãy ngăn chặn ngay những ý nghĩ khủng khiếp xâm chiếm lấy đầu óc
bạn.
Tôi sẽ tham gia trị liệu trầm cảm trong một thời gian dài. Tôi ước gì tôi có thể nói
rõ điều này diễn ra như thế nào. Tôi không hiểu vì sao tôi lại cảm thấy buồn đến
thế, và chỉ mơ hồ về việc làm thế nào mà tôi có thể vực dậy tinh thần rồi lại chìm
dưới mênh mang hết lần này đến lần khác. Tôi đối xử với thứ hiện hữu, cái cây
leo, theo mọi cách thông thường mà tôi có thể tìm thấy, rồi luận ra làm thế nào
để sửa chữa thứ vắng mặt một cách đầy khó nhọc bằng trực giác như cái cách
mà tôi học bước đi và tập nói. Tôi có rất nhiều những lần vấp ngã, rồi hai lần suy
sụp tinh thần nghiêm trọng, rồi một lần nghỉ ngơi, rồi lần suy sụp thứ ba, và rồi
thêm vài lần vấp ngã nữa. Sau tất cả, tôi làm những gì cần phải làm để tránh
thêm muộn phiền. Vào mỗi sáng và mỗi tối, tôi nhìn vào những viên thuốc trong
tay mình: trắng, hồng, đỏ, ngọc lam. Đôi khi chúng như được viết trên tay tôi,
những con chữ tượng hình nói với tôi rằng tương lai có thể rồi sẽ ổn và rằng tôi
mắc nợ bản thân mình để sống và chứng kiến điều đó. Đôi khi tôi cảm thấy như
thể tôi nuốt trọn đám tang của mình những hai lần trong ngày, bởi vì nếu không
có những viên thuốc ấy, tôi đã chết từ lâu. Tôi gặp bác sĩ tâm lý một lần mỗi tuần
khi tôi về nhà. Tôi đôi khi thấy buồn chán với những cuộc hẹn ấy và đôi khi tôi
thấy hào hứng theo một cách hoàn toàn khác biệt và đôi khi tôi có cảm giác như
Chúa hiển linh. Một phần, từ những gì mà vị bác sĩ ấy nói với tôi, tôi tự xây dựng
lại bản thân mình đủ để có thể tiếp tục chịu đựng đám tang của mình thay vì
thực sự diễn phần vai đó trong đời thực. Rất nhiều cuộc nói chuyện liên quan
đến điều đó: tôi tin rằng những lời lẽ có sức mạnh của riêng chúng, rằng chúng
có thể chế ngự những điều ta sợ hãi khi mà nỗi sợ hãi dường như kinh khủng
hơn so với cuộc sống vốn dĩ tốt đẹp này. Tôi đã chuyển sang, với một sự chú ý
ngày càng tăng, để yêu thương. Tình yêu là một phương thức khác để tiến về
phía trước. Chúng cần được kết hợp với nhau: nếu tách biệt thì thuốc men là thứ
thuốc độc yếu, và tình yêu là một con dao cùn, bên trong một chiếc thòng lọng bị
thắt lại dưới quá nhiều những sự căng thẳng. Với rất nhiều những thứ đó đó,
nếu như bạn may mắn, bạn có thể cứu cây sồi khỏi cái cây leo.

Tôi yêu cái thế kỷ này. Tôi rất mong có được khả năng du hành vượt thời gian
bởi vì tôi rất muốn được ghé thăm đất nước Ai Cập trong Kinh Thánh, nước Ý
thời kỳ Phục Hưng, vương quốc Anh dưới sự trị vì của nữ hoàng Elizabeth, để
được ngắm nhìn thời hoàng kim của đế chế Inca, được gặp gỡ những người thổ
dân Great Zimbabwe, được thấy Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từng như thế nào khi
mà những người da đỏ còn làm chủ vùng đất. Nhưng tôi không mong sống tại
một thời kỳ nào trong số đó. Tôi yêu thích sự tiện nghi của cuộc sống hiện đại.
Tôi yêu sự phức tạp của triết lý sống của chúng ta. Tôi yêu cái cảm giác của sự
chuyển biến vĩ đại bao trùm lên chúng ta tại thiên niên kỷ mới này, cái cảm giác
rằng chúng ta đang ngấp nghé bên địa giới của sự hiểu biết rộng lớn hơn so với
những gì mà con người từng biết đến trước đó. Tôi thích sự khoan dung của xã
hội ở mức độ tương đối cao tại những quốc gia mà tôi sinh sống. Tôi thích việc
có thể đi vòng quanh thế giới rồi lại vòng quanh thế giới. Tôi thích thú rằng con
người đang sống lâu hơn nhiều so với trước đây, rằng thời gian trong tay chúng
ta dài hơn nhiều so với hàng nghìn năm trước.

Dầu vậy, chúng ta đang phải đối mặt với những khủng hoảng chưa từng có trong
môi trường vật chất của mình. Chúng ta sử dụng những tài nguyên của trái đất
với một tốc độ khủng khiếp, tàn phá đất đai, biển cả, và bầu trời. Những khu
rừng mưa nhiệt đới đã bị phá hủy; các đại dương của chúng ta đầy ắp rác thải
công nghiệp; tầng ô-zôn bị thủng. Có nhiều người sinh sống trên trái đất này hơn
bao giờ hết, và vào năm sau sẽ còn nhiều thêm nữa, và rồi năm kế tiếp lại thêm
một nhiều hơn. Chúng ta gây ra những vấn đề sẽ làm khổ thế hệ tiếp theo, và cả
thế hệ tiếp theo, rồi tiếp theo nữa. Con người đã biến đổi trái đất kể từ khi con
dao bằng đá lửa đầu tiên được thành hình từ đá và hạt giống đầu tiên được gieo
trồng bởi người nông dân Anatolia, nhưng tốc độ biến đổi giờ đây đã hoàn toàn
vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Tôi không phải là một kẻ hay gieo hoang mang sợ
hãi về vấn đề môi trường. Tôi không tin rằng lúc này ta đang đứng trên bờ vực
của sự diệt vong. Nhưng tôi tin chắc rằng chúng ta cần phải hành động để thay
đổi hướng đi của mình nếu như chúng ta không muốn tuyệt diệt chính mình.

Đây là một dấu hiệu cho thấy tính linh hoạt của nhân loại mà từ đó chúng ta tìm
ra những giải pháp mới trước những vấn đề này. Thế giới vẫn tiếp tục chuyển
vần và cả các giống loài cũng vậy. Bệnh ung thư da giờ phổ biến hơn nhiều so
với trước đây bởi vì bầu không khí của chúng ta ít được bảo vệ trước mặt trời
hơn nhiều. Vào mùa hè, tôi thường bôi xem dưỡng da có hàm lượng chất SPF
cao, và chúng giữ cho tôi được khỏe mạnh. Tôi thường tới gặp bác sĩ da liễu,
người sẽ soi thấy một đốm tàng nhang ngoại cỡ và gửi nó tới phòng xét nghiệm
để kiểm tra. Những đứa trẻ từng một thời trần truồng chạy dọc bãi biển ngày nào
thì giờ đây lại đắp vô tội vạ các loại thuốc mỡ bảo vệ vào người. Những người
đàn ông từng phơi lưng trần làm việc giữa trưa thì giờ đây lại mặc áo dài tay và
cố gắng tìm kiếm bóng râm. Chúng ta hoàn toàn có khả năng đối phó với khía
cạnh này của cuộc khủng hoảng. Chúng ta phát kiến ra những phương thức
mới, mà dường như là một cách sống trong bóng tối. Chống nắng hay không
chống nắng, dù sao đi nữa, thì chúng ta cũng không được phá hủy đi những gì
còn sót lại. Ngay lúc này đây, vẫn còn nhiều ô-zôn lắm và nó vẫn thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình. Sẽ là tốt cho môi trường hơn cả nếu mọi người ngừng sử
dụng xe hơi, nhưng điều đó sẽ chẳng xảy ra trừ phi có một đợt sóng thủy triều
vô cùng khủng khiếp ập tới. Nói thẳng ra, tôi tin rằng con người sẽ đến sống trên
mặt trăng trước khi xã hội này hoàn toàn thoát khỏi những phương tiện vận hành
tự động. Sự thay đổi triệt để là không tưởng và theo nhiều cách là không đáng
mong đợi, nhưng thay đổi là điều cần thiết.

Dường như trầm cảm xuất hiện kể từ khi con người có khả năng tự ý thức. Có lẽ
là trầm cảm còn tồn tại trước cả thời điểm đó, rằng lũ khỉ và lũ chuột và có thể là
bạch tuộc đều phải chịu đựng căn bệnh này trước khi sinh vật đầu tiên có hình
dáng giống người tìm thấy đường đến hang động của mình. Chắc chắn là các
triệu chứng gặp phải trong thời đại của chúng ta không có mấy khác biệt so với
những gì đã được mô tả bởi Hippocrates vào 2.500 năm trước. Cả trầm cảm lẫn
ung thư da đều không phải là phát hiện mới của thế kỷ 21. Giống như ung thư
da, trầm cảm là nỗi đau đớn mang tính toàn diện đã leo thang trong thời gian
gần đây vì một số lý do cụ thể. Chúng ta đừng chỉ đứng đó quá lâu mà bỏ qua
thông điệp rõ ràng của những vấn đề đang phát triển nhanh chóng này. Sự tổn
thương không phát hiện ra được ở thời đại trước thì giờ đây nở rộ thành căn
bệnh lâm sàng. Chúng ta không những cần phải tận dụng cho bản thân mình
những giải pháp tức thời đối với những về đề của chúng ta, mà còn phải tìm
cách để ngăn chặn những vấn đề đó và tránh việc những vấn đề đó chiếm đoạt
tâm trí chúng ta. Tỷ lệ gia tăng của trầm cảm là một hệ quả không cần phải bàn
cãi của đời sống hiện đại. Tốc độ cuộc sống, sự hỗn loạn của công nghệ trong
đó, sự xa cách giữa con người với nhau, sự phá vỡ của mô hình gia đình truyền
thống, nỗi cô đơn đã trở thành đặc trưng, sự thất bại của các hệ thống niềm tin
(tôn giáo, đạo đức, chính trị, xã hội – bất cứ điều gì từng có vẻ mang đến ý nghĩa
và định hướng cho cuộc đời) đã trở thành thảm họa. May mắn thay, chúng ta đã
phát triển những hệ thống nhằm đối phó với bài toán này. Chúng ta có các loại
thuốc để đối phó với sự xáo trộn trong cơ thể, và những liệu pháp tâm lý nhằm
xử lý những biến động cảm xúc của chứng bệnh mãn tính. Trầm cảm là chi phí
gia tăng của xã hội chúng ta, nhưng nó không phải là sự thất bại. Chúng ta có
những giải pháp tâm lý tương đương với kem chống nắng và mũ lưỡi trai và
bóng râm.

Nhưng liệu chúng ta có giải pháp tương đương với một phong trào hoạt động vì
môi trường, một hệ thống ngăn chặn những tổn hại mà chúng ta gây ra với tầng
khí quyển của xã hội hay không? Rằng có những liệu pháp trị liệu không nên
khiến chúng ta bỏ qua vấn đề được điều trị. Chúng ta cần phải thấy kinh sợ
trước những con số thống kê. Cần phải làm gì đây? Đôi khi có vẻ như tỷ lệ bị
bệnh và số người được điều trị đang cạnh tranh với nhau để xem thứ gì có thể
vượt xa được thứ kia. Một vài người trong chúng ta muốn, hoặc là có thể, từ bỏ
cuộc sống hiện đại trong suy nghĩ không hơn gì so với việc từ bỏ thế giới vật
chất hiện đại. Nhưng lúc này đây chúng ta cần phải thực hiện những việc nhỏ để
giảm thiểu mức độ ô nhiêm tâm-lý-xã-hội. Chúng ta cần phải tìm kiếm đức tin
(vào bất cứ điều gì: Thượng đế hay bản thân hay người khác hay chính trị hay
cái đẹp hay bất cứ một điều gì khác) và cấu trúc. Chúng ta cần phải giúp đỡ
những người mà sự đau khổ của họ ẩn dưới quá nhiều niềm vui thú trên thế giới
này – vì những đám đông hối hả và cả vì những con người riêng biệt thiếu đi mất
động cơ sâu sắc trong cuộc đời mình. Chúng ta phải thực hiện hành động của
tình yêu, và chúng ta cần phải truyền dạy cả điều ấy nữa. Chúng ta phải cải thiện
những hoàn cảnh dẫn đến mức độ căng thẳng khủng khiếp. Chúng ta cần phải
chống lại bạo lực, và có lẽ là cả những đại diện của nó nữa. Đây không phải là
một đề nghị ủy mị; mà nó cũng cấp bách như là việc hãy cứu lấy những khu
rừng nhiệt đới vậy.

Vào một thời điểm nào đó, một điểm mà chúng ta chưa đạt tới những rồi sẽ tới,
tôi cho là, sớm thôi, mức độ tổn hại sẽ bắt đầu trở nên khủng khiếp hơn hẳn so
với những lợi ích mà chúng ta có được từ những tổn hại đó. Sẽ không còn cuộc
cách mạng nào cả, những sẽ có sự ra đời, có lẽ, của các kiểu trường học khác,
các mô hình gia đình và xã hội khác, các quy trình xử lý thông tin khác. Nếu như
chúng ta còn tiếp tục sinh sống trên trái đất này, thì chúng ta buộc lòng phải làm
vậy. Chúng ta sẽ cân bằng việc chữa trị căn bệnh với việc thay đổi những hoàn
cảnh đã tạo ra nó. Chúng ta sẽ tìm kiếm sự ngăn chặn cũng nhiều như sự chữa
trị. Trong sự bão hòa của thiên niên kỷ mới, chúng ta sẽ, tôi hi vọng, cứu lấy
những khu rừng nhiệt đới, tầng khí quyển, các dòng sông và những con suối,
các đại dương trên trái đất này; và chúng ta cũng sẽ cứu, tôi hi vọng, tâm hồn và
con tim của những con người sinh sống ở đó. Rồi ta sẽ kiềm chế nỗi sợ hãi
không ngừng gia tăng của chúng ta về con ác quỷ lúc ban ngày – nỗi bất an và
trầm cảm của chúng ta.

Người dân Campuchia vẫn luôn sống trong cái bóng của tấn thảm kịch ngày
xưa. Trong suốt những năm 1970, nhà cách mạng Pol Pot đã xây dựng chế độ
độc tài theo kiểu chủ nghĩa Mao ở Campuchia dưới cái tên mà ông ta gọi là
Khmer đỏ. Theo sau đó là cuộc nội chiến đẫm máu, mà trong suốt thời kỳ đó 20
phần trăm dân số đã bị sát hại. Tầng lớp có học thức bị xóa sổ, và giai cấp nông
dân thường xuyên phải di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, một số
người bọn họ bị đưa vào nhà giam và bị xem thường và tra tấn; cả đất nước lúc
nào cũng sống trong sợ hãi. Thật khó để xếp hạng các cuộc chiến tranh – những
tội ác ở Rwanda gần đây cũng đặc biệt khủng khiếp – nhưng chắc chắn là thời
kỳ của Pol Pot cũng kinh khủng như bất cứ thời điểm nào trong lịch sử gần đây.
Điều gì sẽ xảy ra đối với cảm xúc của bạn khi chứng kiến một phần tư số đồng
bào của mình bị sát hại, khi mà bản thân bạn thì sống trong gian khổ của một
chế độ bạo tàn, khi mà bạn đấu tranh chống lại khả năng tái thiết một đế quốc đã
suy tàn từ lâu? Tôi từng hi vọng được thấy điều gì đã diễn ra đối với cảm nhận
của những người dân của một đất nước khi mà họ phải chịu đựng toàn bộ
những căng thẳng đau buồn như vậy, khi nghèo khổ như vậy, khi hầu như không
có được những nguồn lực, và chỉ có rất ít cơ hội được giáo dục hoặc việc làm.
Tôi có thể sẽ lựa chọn những nơi chốn khác để tìm kiếm nỗi đau khổ ấy, nhưng
tôi không muốn đến một đất nước đang lâm vào cảnh chiến tranh, vì tâm lý tuyệt
vọng của thời chiến vẫn thường rất điên cuồng, trong khi sự tuyệt vọng đi cùng
với sự tàn phá thường mang tính tê liệt và mang tính toàn diện hơn hẳn.
Campuchia không phải là một đất nước mà phe phái này tàn bạo chống lại phe
phái kia; đó là một đất nước mà mọi người đều rơi vào cuộc chiến chống lại toàn
bộ những người còn lại, ở đó tất cả các cơ chế của xã hội đều bị hủy hoại hoàn
toàn, và tại đó không hề có sự hiện hữu của tình yêu thương, không có lý tưởng,
chẳng có gì tốt đẹp dành cho bất cứ ai.

Con quỷ giữa ban trưa - Chương 1.3

access_timeJun 20, 2018 personRubi folder_open Nhận Thức

Sinh học không phải là định mệnh. Có nhiều cách để đi tới một cuộc
sống tốt đẹp cùng với với trầm cảm.
Ác Quỷ giữa ban trưa
Atlas Về Trầm Cảm

Tác giả: ANDREW SOLOMON


 

Người Campuchia nhìn chung rất hòa nhã, và họ hết sức thân thiện với những
người nước ngoài tới thăm mình. Hầu hết mọi người đều nói năng nhẹ nhàng,
lịch sự, và thú vị. Thật khó mà tin rằng cái đất nước xinh đẹp này chính là nơi mà
sự tàn bạo của Pol Pot đã diễn ra. Mỗi người mà tôi gặp đều có một giải thích
khác nhau về việc làm sao mà Khmer Đỏ có thể diễn ra ở đó, nhưng không một
sự giải thích nào trong số đó là hợp lý cả, cũng như không một lời giải thích nào
về Cách mạng văn hóa hay thuyết tư tưởng tập quyền của Stalin hay Chủ nghĩa
quốc xã là hợp lý hết. Những điều này xảy ra với các xã hội, và khi nhìn lại ta có
thể hiểu được vì sao một quốc gia lại đặc biệt dễ bị nguy hiểm đến vậy; nhưng
những hành vi ấy bắt đầu từ đâu trong trí tưởng tượng của con người thì không
thể biết được. Cơ cấu xã hội vốn luôn rất mỏng, nhưng không thể biết được làm
thế nào mà nó lại bốc hơi hoàn toàn trong những xã hội này. Ngài Đại sứ Mỹ ở
đó nói với tôi rằng vấn đề lớn nhất đối với người Khmer là xã hội Campuchia
truyền thống không hề có một cơ chế hòa bình để giải quyết vấn đề. “Nếu như
họ có những sự khác biệt,” ông nói, “họ sẽ phải chối bỏ chúng và ngăn chặn
chúng một cách toàn bộ, hoặc là họ sẽ phải rút dao ra và chiến đấu.” Một thành
viên Campuchia của chính phủ hiện thời nói rằng mọi người đã phải khúm núm
quá nhiều trước một vị vua chuyên quyền trong quá nhiều năm và không nghĩ tới
việc chiến đấu chống lại chính quyền cho tới khi quá muộn. Tôi còn nghe được ít
nhất là cả chục câu chuyện khác; nhưng mà tôi vẫn thấy hoài nghi.

Trong những cuộc phỏng vấn với những người từng phải chịu đựng sự hung tàn
dưới bàn tay của Khmer Đỏ, tôi nhận thấy rằng hầu hết mọi người đều thích nhìn
về phía trước. Tuy nhiên, khi tôi tìm hiểu thêm về câu chuyện cá nhân của họ, thì
họ sẽ chuyển sang thì quá khứ thê lương. Những câu chuyện mà tôi nghe được
thật vô nhân tính và kinh khủng và ghê tởm. Mỗi một người trưởng thành mà tôi
gặp gỡ ở Campuchia đều phải chịu đựng những vết thương bên ngoài mà sẽ
khiến hầu hết chúng ta phát điên hoặc tìm đến tự vẫn. Nhưng những gì mà họ
đã trải qua trong tâm trí mình lại là một mức độ khủng khiếp khác. Tôi tới
Campuchia để hạ mình trước nỗi đau của những người khác, và tôi đã hạ mình
xuống tận mặt đất.

Năm ngày trước khi rời khỏi đất nước này, tôi gặp Phaly Nuon, một ứng cử viên
khá thường xuyên của giải Nobel Hòa bình, người sáng lập ra một trại trẻ mồ côi
và một trung tâm dành cho những phụ nữ bị trầm cảm ở Phnom Penh. Bà đã đạt
được những thành tựu đáng kinh ngạc trong việc hồi sinh những người phụ nữ
bị đau đớn về tinh thần mà các bác sĩ đã đầu hàng trước việc điều trị. Thực ra
thành công của bà quá lớn đến mức hầu hết những người phụ nữ mà bà từng
giúp đỡ đều trở thành nhân viên của trại trẻ mồ côi, và đã hình thành nên một
cộng đồng của lòng cao thượng xoay quanh Phaly Nuon. Nếu như bạn cứu giúp
những người phụ nữ, họ nói, đến phiên họ sẽ cứu các trẻ em, và từ đó hình
thành nên một chuỗi ảnh hưởng có thể cứu cả một đất nước.

Chúng tôi gặp nhau trong một căn phòng nhỏ ở một tòa nhà văn phòng cũ gần
trung tâm thủ đô Phnom Penh. Bà ngồi đó trên một chiếc ghế, còn tôi ngồi trên
một chiếc ghế trường kỷ nhỏ ở phía đối diện. Đôi mắt không cân xứng của Phaly
Nuon dường như có thể nhìn xuyên qua bạn ngay tức khắc và, tuy nhiên, lại
chào đón bạn. Cũng như hầu hết những người Campuchia khác, bà tương đối
nhỏ bé nếu so sánh với tiêu chuẩn phương Tây. Mái tóc hoa râm của bà được
đưa về phía sau và mang đến cho khuôn mặt bà một độ cứng cỏi nhất định. Bà
có thể công kích bạn khi đưa ra những luận điểm của mình, nhưng bà cũng thật
ngại ngùng, mỉm cười và nhìn xuống những khi không nói chuyện.

Chúng tôi bắt đầu với câu chuyện của chính bà. Vào đầu những năm bảy mươi,
Phaly Nuon từng làm việc cho Kho bạc và Phòng thương mại của Campuchia
với vai trò thư ký. Vào năm 1975, khi mà Phnom Penh rơi vào tay Pol Pot và
Khmer Đỏ, bà bị đưa ra khỏi ngôi nhà của mình cùng chồng và các con. Chồng
bà bị đưa đến nơi nào không biết, và bà không biết được liệu ông đã bị xử tử
hay là vẫn còn sống. Bà bị bắt lao động trên đồng ruộng như một nông dân cùng
với cô con gái mười hai tuổi của mình, cậu con trai ba tuổi và một đứa con mới
sinh. Điều kiện thời ấy thật là khắc nghiệt và thức ăn thì khan hiếm, nhưng bà
vẫn làm việc bên những người bạn khác, “không bao giờ nói với họ bất cứ điều
gì, và không bao giờ cười, như thể chúng tôi chưa bao giờ biết cười, bởi vì
chúng tôi biết rằng vào bất kỳ lúc nào chúng tôi cũng có thể chết.” Sau vài tháng,
bà và gia đình bị đưa đến một địa phương khác. Trong cuộc di chuyển, một
nhóm lính trói bà vào một thân cây và buộc bà chứng kiến cảnh con gái mình bị
cưỡng hiếp tập thể rồi bị sát hại. Vài ngày sau đó đến lượt Phaly Nuon. Bà cùng
một vài người khác bị đưa tới một cánh đồng bên ngoài thị trấn. Rồi họ trói tay
bà ra sau và trói chân bà lại với nhau. Sau khi buộc bà quỳ xuống, chúng trói bà
vào một cột tre, và chúng bắt bà quỳ xuống mặt đất đầy bùn, để chân bà bị căng
lên hoặc sẽ mất thăng bằng. Ý tưởng ở đây là khi bà cuối cùng ngã xuống vì kiệt
sức, bà sẽ ngã xuống đống bùn và, không thể di chuyển, và sẽ chết chìm trong
đó. Cậu con trai ba tuổi đi theo và khóc bên cạnh bà. Đứa trẻ mới sinh bị trói vào
cùng với bà để rồi thằng bé cũng sẽ chết chìm nếu như bà ngã xuống: Phaly
Nuon sẽ là kẻ sát hại con mình.

Phaly Nuon đã nói dối chúng. Bà nói rằng, trước chiến tranh, bà từng làm việc
cho một trong những thành viên cấp cao của Khmer Đỏ, rằng bà từng là người
tình của ông ta, rằng ông ta sẽ giận dữ nếu như bà bị giết. Chỉ rất ít người mới
có thể chạy thóat khỏi cánh đồng chết, nhưng tên chỉ huy có lẽ đã tin vào câu
chuyện của Phaly Nuon, cuối cùng hắn nói rằng hắn không thể chịu nổi tiếng gào
khóc của con bà và rằng những viên đạn quá đắt đỏ để mà lãng phí vào việc giết
bà chóng vánh, và hắn cởi trói cho Phaly Nuon và bảo bà chạy đi. Với một tay
bồng đứa con nhỏ và tay kia bồng đứa con ba tuổi, bà chạy sâu vào trong khu
rừng phía đông bắc của Campuchia. Bà ở trong rừng ba năm, bốn tháng, và
mười tám ngày. Bà không bao giờ ngủ hai lần ở một nơi. Khi bà di chuyển, bà
hái lá cây và đào củ để nuôi sống mình và gia đình, nhưng thức ăn rất khó tìm và
những người khác, những người khỏe mạnh hơn thường đã lấy đi hết mọi thứ.
Thiếu dinh dưỡng trầm trọng, bà bắt đầu ốm yếu gầy mòn đi. Sữa trong bầu
ngực bà dần khô cạn đi, và đứa con nhỏ mà bà không thể cho bú đã chết trong
vòng tay bà. Bà và đứa con còn lại lay lắt sống và vượt qua được giai đoạn
chiến tranh.
Vào thời điểm Phaly Nuon kể cho tôi câu chuyện này, cả hai chúng tôi đều di
chuyển tới phần nền nhà giữa những chiếc ghế của chúng tôi và bà rơi nước
mắt và dùng chân di chuyển hòn đá dưới chân mình, trong khi khi tôi ngồi tựa
đầu lên gối và đặt một tay lên vai bà như là một cái ôm trong tình trạng gần như
bị thôi miên trong lúc nghe bà kể chuyện. Bà tiếp tục câu chuyện với chất giọng
gần như tiếng thì thầm. Sau khi chiến tranh kết thúc, bà tìm thấy chồng mình.
Ông bị đánh đập tồi tệ ở phần đầu và cổ, dẫn đến việc bị ảnh hưởng tinh thần
đáng kể. Bà và chồng và con trai mình đều được đưa tới một trại tập trung ở gần
biên giới Thái Lan, nơi mà hàng nghìn người sinh sống trong những túp lều tạm
bợ. Họ bị lạm dụng về cơ thể và tình dục bởi một số nhân viên làm việc tại trại,
và giúp đỡ những người khác. Phaly Nuon là người duy nhất có học thức trong
số những người ở đó, và, biết nhiều ngoại ngữ, bà có thể nói chuyện với những
nhân viên cứu trợ. Bà trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của trại
tập trung, và bà và gia đình mình được đưa tới căn lều gỗ mà được xem như
khá là xa xỉ vào thời đó. “Tôi hỗ trợ một vài nhiệm vụ cứu trợ cụ thể vào thời
điểm đó,” bà kể lại. “Vào mọi lúc tôi đi vòng quanh, tôi nhìn thấy những người
phụ nữ ở trong tình trạng rất tồi tệ, nhiều người trong số họ như bị liệt vậy,
không chuyển động, không nói chuyện, không chăm sóc và quan tâm tới con cái
mình. Tôi thấy dù họ đã vượt qua được cuộc chiến tranh, thì lúc này họ sẽ chết
vì trầm cảm, bởi sự hoàn toàn bất lực vì căng thẳng sau chấn thương của mình.”
Phaly Nuon đưa ra một đề nghị đặc biệt với các nhân viên cứu trợ và thiết lập
túp lều của mình như là một trung tâm trị liệu tâm lý.

Bà sử dụng những phương thuốc truyền thống của người Khmer (được điều chế
từ hàng trăm loại thảo dược khác nhau) như là bước đầu tiên. Nếu như nó
không hiệu quả, bà sẽ sử dụng thuốc Tây nếu có sẵn, vì đôi khi các loại thuốc có
sẵn để sử dụng. “Tôi sẽ giấu đi bất kỳ thứ thuốc chống trầm cảm nào mà các
nhân viên cứu trợ có thể mang đến,” bà nói, “và cố gắng có đủ cho những ca tệ
nhất.” Bà cũng hướng dẫn các bệnh nhân của mình ngồi thiền, lập trong nhà
mình một điện Phật và bày những bông hoa ở trên đó. Bà sẽ thuyết phục những
người phụ nữ mở lòng mình ra. Đầu tiên, bà sẽ dành ra ba giờ để khiến mỗi
người phụ nữ kể câu chuyện của mình. Rồi sau đó bà sẽ thường xuyên ghé
thăm họ để hiểu về câu chuyện thêm nữa, cho tới khi bà giành được toàn bộ sự
tin tưởng của người phụ nữ đang tuyệt vọng kia. “Tôi phải biết được câu chuyện
mà những người phụ nữ này cần phải kể,” bà giải thích, “bởi vì tôi muốn hiểu
thấu đáo những gì mà mỗi một người cần phải vượt qua.”

Một khi bước khởi đầu này được hoàn thành, bà sẽ chuyển sang một hệ thống
có tính công thức. “Tôi chia nó làm ba bước,” bà nói. “Đầu tiên, tôi dậy họ cách
quên đi. Chúng tôi có những bài tập hàng ngày để mà mỗi ngày họ có thể quên
đi thêm một chút về những điều mà họ sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn quên
được. Trong suốt thời gian này, tôi cố gắng sao nhãng họ bằng âm nhạc hoặc
với việc thêu thùa hoặc dệt vải, với những buổi buổi diễn ca nhạc, với vài giờ
xem TV, với bất kỳ thứ gì có vẻ hiệu quả, với bất kỳ điều gì họ nói với tôi rằng họ
thấy thích thú. Trầm cảm là thứ nằm bên dưới lớp da của chúng ta, toàn bộ bề
mặt cơ thể đều chứa đựng sự trầm cảm ở sau nó, và chúng ta có thể cố gắng
lãng quên sự trầm cảm ngay cả khi nó ở ngay đó.”

“Khi tâm trí họ đã xóa bỏ được những gì họ cần phải quên đi, khi họ học được
cách lãng quên, tôi sẽ dạy họ làm việc. Bất kỳ loại công việc gì mà họ muốn làm,
tôi sẽ tìm ra cách để dạy nó cho họ. Một số người được đào tạo chỉ để lau dọn
nhà cửa, hay chăm sóc trẻ em. Còn những người khác thì học những kỹ năng
mà họ có thể sử dụng với trẻ mồ côi, và một số người người thì bắt đầu một
nghề nghiệp chuyên môn thật sự. Họ phải học để làm tốt những điều này và để
tự hào về bản thân.”

“Và rồi khi họ đã thuần thục công việc của mình, cuối cùng, tôi sẽ dạy họ cách
yêu thương. Tôi xây một nhà chái và biến nó thành phòng tắm hơi, và hiện nay ở
Phnom Penh tôi sử dụng một cái tương tự, được xây tốt hơn nhiều. Tôi đưa họ
tới đó để họ có thể tắm rửa sạch sẽ, tôi dạy họ cách chăm sóc móng tay và
móng chân cho nhau và làm thế nào để chăm sóc móng tay của chính mình, bởi
vì việc làm như vậy sẽ khiến họ cảm thấy rằng mình đẹp, và họ thì rất muốn
được xinh đẹp. Điều đó cũng khiến họ tiếp xúc với cơ thể của những người khác
và khiến họ đưa thân thể của mình cho người khác chăm sóc. Nó cứu họ khỏi
sự cô độc về mặt cảm xúc, mà thường khiến họ đau khổ, và dẫn đến sự suy sụp
tinh thần. Khi họ cùng nhau tắm rửa và tô lên lớp sơn móng tay, họ bắt đầu nói
chuyện cùng nhau, và từng chút một họ học cách tin tưởng lẫn nhau, và đến
cuối cùng, họ học cách kết bạn, để rồi họ sẽ không bao giờ còn cảm thấy cô đơn
và cô độc nữa. Những câu chuyện của họ, mà họ chưa từng kể với ai trừ tôi ra –
thì giờ đây họ bắt đầu kể cho nhau nghe.”

Phaly Nuon sau đó chỉ cho tôi những vật dụng hành nghề bác sĩ tâm lý của bà,
những chiếc bình nhỏ tráng men sứ màu, phòng tắm hơi, những cây gậy để chà
da, những tấm ván, những chiếc khăn tắm. Tắm gội là một trong những hình
thức nguyên thủy của sự hòa nhập xã hội giữa động vật linh trưởng, và điều này
dẫn đến việc tắm gội là một cách thức hòa nhập xã hội giữa con người với nhau.
Tôi nói với bà rằng tôi từng cho rằng thật khó để dạy chính chúng ta hay những
người khác học cách quên đi, cách làm việc, và cách yêu và được yêu, nhưng
bà nói rằng nó không đến nỗi phức tạp như thế nếu ta có thể tự mình làm ba
điều đó. Bà nói với tôi về việc làm thế nào mà những người phụ nữ từng được
bà điều trị đã trở thành một cộng đồng, và về việc họ đã đối xử tốt với những
đứa trẻ mồ côi mà họ chăm sóc ra sao.

“Đây là bước cuối cùng,” bà nói với tôi sau một lúc im lặng. “Cuối cùng, tôi dạy
cho họ điều quan trọng nhất. Tôi dạy họ rằng ba kỹ năng này – lãng quên, làm
việc, và yêu thương – không phải là ba kỹ năng riêng biệt, mà là một phần của
cả một tổng thể to lớn, và rằng đó là việc thực hiện những điều này cùng với
nhau, mỗi điều trong đó như là một phần của điều kia, và nó sẽ tạo nên một sự
khác biệt. Đó là điều khó truyền đạt nhất” – bà bật cười – “nhưng tất cả bọn họ
đều hiểu ra điều này, và khi họ làm vậy – vì cái gì, thì họ đã sẵn sàng để bước
vào thế giới lần nữa.”

Trầm cảm giờ đây tồn tại như một hiện tượng mang tính cá nhân và xã hội. Để
chống lại trầm cảm một người cần phải hiểu được trải nghiệm của sự suy sụp,
phương thức hoạt động của thuốc, và những dạng thức phổ biến nhất của việc
trị liệu bằng lời nói (phân tâm học, giữa cá nhân với nhau, và nhận thức). Kinh
nghiệm là một người thầy tốt và những phương pháp điều trị chính thống đã
từng được thử nghiệm và kiểm tra; nhưng nhiều phương pháp khác, từ cây
Saint John’s wort cho tới khoa ngoại thần kinh, đều mang đến những hứa hẹn
chấp nhận được – mặc dù cũng còn nhiều thủ đoạn lang băm ở đây hơn những
lĩnh vực sử dụng thuốc khác. Phương pháp điều trị thông minh đòi hỏi một sự
kiểm tra chặt chẽ trên đối tượng dân số cụ thể: trầm cảm có các biến thể đáng
chú ý đặc biệt đối với trẻ em, với người già, và với mỗi giới tính. Những người
lạm dụng chất kích thích hình thành nên một nhóm của riêng mình. Tự tử, ở
nhiều dạng của nó, là một sự phức tạp của trầm cảm; điều quan trọng là phải
hiểu làm thế nào mà một cơn trầm cảm lại có thể dẫn đến cái chết.

Những vấn đề trải nghiệm này lại dẫn tới dịch tễ học. Xem trầm cảm như là một
chứng bệnh thời hiện đại là một điều mang tính thời thượng, và đây là một sai
lầm, mà việc nhìn lại về lịch sử tâm thần sẽ cho ta thấy điều đó. Sẽ là hợp mốt
khi nghĩ về chứng bệnh này như là chứng bệnh của tầng lớp trung lưu dựa vào
những sự biểu hiện của nó. Nhưng cả điều này nữa cũng là không đúng. Khi
nhìn vào chứng trầm cảm ở những người nghèo, chúng ta có thể thấy rằng
những điều cấm kị và định kiến đã ngăn chúng ta khỏi việc giúp đỡ một phần
dân số phi thường dễ tiếp thu với sự giúp đỡ đó. Vấn đề về trầm cảm ở những
người nghèo tự nhiên sẽ dẫn đến những vấn đề chính trị cụ thể. Chúng ta cần
lập pháp với những ý tưởng về bệnh tật và phương pháp điều trị xoay quanh sự
tồn tại này.

Sinh học không phải là định mệnh. Có nhiều cách để đi tới một cuộc sống tốt
đẹp cùng với với trầm cảm. Thực vậy, những người mà học được từ sự trầm
cảm của mình có thể rèn luyện đạo đức từ trải nghiệm của bản thân, và đó là
một sợi lông tơ nằm dưới đáy chiếc hộp sầu khổ của họ. Có một chuỗi rộng của
sự phân bố cảm xúc cơ bản mà chúng ta không thể và cũng không nên trốn
tránh, và tôi tin rằng trầm cảm nằm trong sự phân bố đó, không chỉ nằm gần với
đau khổ mà còn cả tình yêu nữa. Quả thực tôi tin rằng tất cả những cảm xúc
mạnh mẽ đều đứng cùng với nhau, và rằng mỗi một trong số đó đều phụ thuộc
vào những gì mà chúng ta thường nghĩ ngược lại. Tôi đã từng có thời điểm xoay
sở để kiềm nén lại sự bất lực mà trầm cảm gây ra, nhưng trầm cảm tự nó lại tồn
tại mãi mãi trong sự tầm thường của bộ não tôi. Nó là một phần trong tôi. Để
chiến đấu chống lại trầm cảm là chiến đấu chống lại chính mình, và điều quan
trọng là cần phải biết trước những trận chiến ấy. Tôi tin rằng trầm cảm có thể bị
xóa bỏ chỉ bằng việc đào sâu vào những cơ chế cảm xúc khiến ta là một con
người. Khoa học và triết học cần phải được đưa vào như là một nửa của biện
pháp chữa trị.

“Hãy chào đón nỗi đau này,” Ovid từng viết, “vì bạn sẽ học được từ đó.” Hoàn
toàn có thể (dù cho trong thời gian không chắc chắn) rằng, thông qua tác động
hóa học, chúng ta có thể định vị, kiểm soát, và xóa bỏ mạch máu của sự đau khổ
trong não. Tôi hi vọng rằng chúng ta sẽ không bao giờ làm điều đó. Việc loại bỏ
nó đi cũng sẽ đồng nghĩa với việc gạn bớt kinh nghiệm, và sẽ tác động đến một
sự phức tạp có giá trị hơn hẳn bất kỳ thành phần nào đang đau khổ của nó. Nếu
như tôi có thể nhìn thế giới theo chín chiều không gian, thì tôi sẽ phải trả một cái
giá đắt vì điều đó. Tôi sẽ sống mãi mãi trong màn sương của sự đau khổ thay vì
từ bỏ cái khả năng cảm nhận đau đớn. Nhưng nỗi đau không phải là trầm cảm
cấp tính; một người yêu và được yêu trong sự đau khổ lớn lao, và một con
người sống trong việc trải nghiệm cuộc sống. Chính phẩm chất thây ma của trầm
cảm là thứ mà tôi luôn cố gắng xóa sổ khỏi đời mình; nó cũng giống như là nòng
pháo chống lại sự tuyệt diệt mà cuốn sách này được viết ra.

Con quỷ giữa ban trưa - Chương 2.1


access_timeMar 10, 2019 personRubi folder_open Sức Khỏe Tinh Thần Trầm Cảm

CHƯƠNG II Suy Sụp Tinh Thần


Ác Quỷ giữa ban trưa
Atlas Về Trầm Cảm

Tác giả: ANDREW SOLOMON


Người dịch: December Child
 

CHƯƠNG II

Suy Sụp Tinh Thần


Tôi chưa từng trải qua trầm cảm cho tới mãi tận sau này, khi tôi hầu như đã giải
quyết được các vấn đề của mình. Mẹ tôi mất vào ba năm trước đó và tôi đã bắt
đầu chấp nhận được điều này; tôi vừa xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay; tôi hòa
thuận với gia đình mình; tôi đã vượt qua được cái ngưỡng hai năm của một mối
quan hệ bền chặt; tôi vừa mới mua một căn hộ xinh xắn; tôi viết bài cộng tác cho
tờ New Yorker. Đó là khi cuộc sống cuối cùng cũng đi vào quỹ đạo và khi mà tất
cả những lời biện minh dành cho nỗi tuyệt vọng đều đã được dùng tới, và cơn
trầm cảm lén lút lẩn vào đời ta êm ru như bước chân của loài mèo và phá hỏng
mọi thứ, tôi cảm nhận sâu sắc rằng không có lời giải thích hợp lý nào dưới tình
huống như vậy cả. Bị trầm cảm khi mà bạn vừa trải qua một chấn thương tâm lý
hay khi mà cuộc đời bạn rõ ràng là một mớ bòng bong là một chuyện, nhưng
nếu như chỉ ngồi đó và đâm ra trầm cảm trong khi bạn cuối cùng cũng thoát khỏi
những tổn thương và cuộc đời bạn không có gì rối ren thì thật là khó hiểu và bất
định. Dĩ nhiên là bạn có nhận thức được những nguyên nhân sâu xa: việc luôn
tái diễn của cơn khủng hoảng tồn tại, nỗi đau thương thuở bé đã bị lãng quên từ
lâu, những lỗi lầm nhỏ bé mà ta từng phạm phải với người đã khuất, kết thúc
của một tình bạn chỉ bởi vì sự sơ suất của ta, sự thật rằng ta chẳng phải là đại
văn hào Tolstoy, sự vắng mặt của thứ gọi là tình yêu hoàn hảo trong cái thế giới
này, sự thôi thúc của lòng tham và độc ác nằm ngay sát trái tim ta – hay những
điều tương tự như thế. Nhưng giờ đây, khi mà tôi nhìn lại, tôi tin rằng chứng
trầm cảm của mình vừa là một tình trạng hợp lý, vừa không thể chữa được.

Tôi không hề, theo những ngữ nghĩa về mặt vật chất, có một cuộc sống khó
khăn. Hầu hết mọi người đều sẽ tương đối hài lòng với những lá bài mà tôi có
trong tay ngay từ điểm khởi đầu. Tôi đã trải qua những giai đoạn tốt đẹp hay tồi
tệ, theo quan điểm của cá nhân tôi, nhưng sự suy sụp này vẫn không đủ để giải
thích cho những gì xảy ra với tôi. Nếu cuộc đời tôi khó khăn hơn, tôi sẽ hiểu về
chứng trầm cảm của mình rất khác. Thực ra, tôi đã từng có một tuổi thơ khá
hạnh phúc với cha mẹ vô cùng yêu thương mình, và một người em trai mà cha
mẹ cũng yêu thương không kém và là người vẫn luôn thân thiết với tôi. Chính sự
trọn vẹn của gia đình đã khiến cho tôi không bao giờ nghĩ tới khả năng ly dị hay
xung đột giữa cha mẹ tôi, những người mà thật ra là vô cùng thương yêu nhau;
và cho dù họ có cãi và lúc này hay lúc khác về dăm ba chuyện, họ chẳng bao
giờ nghi ngờ về sự hết lòng tận tụy của người này dành cho người kia và cho cả
các con nữa. Chúng tôi luôn có đủ để có thể sống được thoải mái. Tôi không
phải là một đứa trẻ nổi bật ở trường tiểu học hay trung học cơ sở, nhưng vào
cuối thời trung học tôi cũng cảm thấy mình kha khá hạnh phúc giữa vòng tay bạn
bè. Và tôi vẫn luôn là một học sinh giỏi.

Khi còn nhỏ tôi có hơi rụt rè, sợ bị cự tuyệt trong những tình huống buộc phải
bộc lộ bản thân – nhưng có ai mà lại không như vậy? Vào thời điểm tôi học trung
học, tôi nhận thấy đôi khi mình có những tâm trạng bất an, mà, dường như thật
bất thường đối với một cậu thiếu niên. Có một thời điểm, vào năm lớp mười một,
tôi từng cho rằng dãy phòng học của chúng tôi (đã tồn tại cả trăm năm nay) sẽ bị
sụp đổ, và tôi vẫn nhớ việc từng buộc bản thân mình phải chống lại nỗi lo lắng
ấy hết ngày này qua ngày khác. Tôi biết rằng như thế thật kỳ cục và rồi cảm thấy
thật nhẹ nhõm khi, vào khoảng một tháng sau đó, cái cảm giác này biến mất.

Rồi tôi lên đại học, nơi tôi vô cùng hạnh phúc, và là nơi mà tôi đã gặp gỡ rất
nhiều người trở thành bạn thân của tôi cho tới tận ngày nay. Tôi học tập và vui
chơi hết mình và thức dậy với những trạng thái cảm xúc và cả những phạm vi
kiến thức mới mẻ. Đôi lúc khi tôi ở một mình, tôi bỗng cảm thấy cô đơn, và cái
cảm giác ấy không đơn giản chỉ là sự buồn rầu vì phải ở một mình, mà còn là cả
sự sợ hãi nữa. Tôi có nhiều bạn, và tôi sẽ tới thăm một người trong số họ, và tôi
thường có thể dễ dàng làm xao nhãng nỗi buồn của bản thân. Đấy chỉ là điều đôi
khi xảy ra và không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Tôi tiếp tục thực hiện
chương trình thạc sĩ của mình tại Anh, và khi tôi hoàn thành việc học, tôi không
gặp khó khăn gì khi theo đuổi nghiệp viết. Tôi ở lại London vài năm. Tôi có nhiều
bạn ở đó, và một số trong những tình bạn đó trờ thành tình yêu. Theo nhiều
cách, tất cả những điều ấy đều ít nhiều giống như nhau. Cho tới giờ tôi đã có
được một cuộc sống tốt đẹp, và tôi cảm thấy biết ơn vì điều đó.

Khi bạn bắt đầu rơi vào cơn trầm cảm, bạn có khuynh hướng nhìn lại để tìm
kiếm nguyên nhân gây ra nó. Bạn tự hỏi rằng nó đến từ đâu, liệu có phải nó vẫn
luôn có đó, chỉ nằm ngay bên dưới bề mặt kia, hay là nó đột ngột ập đến với bạn
như là một cơn ngộ độc thực phẩm. Kể từ lần suy sụp tinh thần đầu tiên, tôi đã
dành ra hàng tháng trời để liệt kê về những khó khăn thuở trước, nếu như chúng
có tồn tại. Tôi bị sinh ngược, và có một số tác giả đã liên hệ sự sinh ngược này
tới những tổn thương ban đầu. Tôi bị mắc chứng khó đọc, dù mẹ tôi là người
phát hiện ra vấn đề từ rất sớm, đã bắt đầu dạy tôi cách để bù đắp cho điều này
khi tôi chỉ mới hai tuổi, và nó chưa bao giờ là trở ngại lớn đối với tôi cả. Là một
đứa trẻ, tôi chỉ có thể nói từng từ và rất lộn xộn. Khi tôi hỏi mẹ về việc phát hiện
tổn thương ban đầu của tôi, bà nói rằng việc biết đi không hề đến với tôi dễ
dàng, rằng trong khi việc nói lại diễn ra một cách trôi chảy, khả năng tự giữ thăng
bằng đến với tôi rất muộn và không được hoàn chỉnh. Tôi nghe kể lại rằng tôi
suốt ngày bị ngã, và chỉ nhờ có sự khích lệ lớn mà tôi mới có thể cố gắng đứng
dậy. Và việc không thích thể thao về sau này khiến tôi trở nên mờ nhạt ở trường
tiểu học. Dĩ nhiên là việc không được bạn bè công nhận đã khiến tôi thất vọng,
nhưng tôi vẫn có một vài người bạn và tôi vẫn luôn thích người lớn, những
người cũng yêu quý tôi.

Tôi có rất nhiều những kí ức lạ kỳ, lộn xộn về thời thơ ấu, hầu như tất cả trong
số đó đều là những hình ảnh hạnh phúc. Một vị bác sĩ tâm lý từng điều trị cho tôi
đã nói rằng một chuỗi kí ức mờ nhạt thuở đầu đời mang đôi chút ý nghĩa với tôi
đã cho bà gợi ý rằng tôi từng là đối tượng của nạn ấu dâm. Điều này là hoàn
toàn có thể, nhưng tôi chưa bao giờ có thể dựng nên một kí ức thuyết phục về
điều đó hay viện dẫn tới những chứng cớ khác để đi đến kết luận này. Nếu có
điều gì đó xảy ra, thì nó hẳn phải tương đối nhẹ nhàng, bởi vì tôi là một đứa trẻ
được chăm chút cực kỳ cẩn thận, và bất kỳ một vết bầm tím hay trầy xước nào
trên cơ thể tôi đều sẽ bị phát hiện. Tôi vẫn còn nhớ cơn trầm cảm khi tham gia
một trại hè vào năm sáu tuổi, khi bỗng nhiên và và không vì một lý do gì tôi phải
đối diện với nỗi sợ hãi. Tôi có thể thấy nó đầy sống động: sân tennis ở phía
trước, nhà ăn bên tay phải, và cách đó chừng năm mươi foot, là một cây sồi lớn
mà tôi vẫn thường ngồi nghe kể chuyện dưới tán cây. Bỗng nhiên, tôi chẳng thể
động đậy. Tôi choáng ngợp trước sự nhận biết rằng có điều gì đó thật kinh
khủng sắp xảy ra với tôi, hiện tại hoặc sau này, và rằng, cho tới chừng nào mà
tôi còn sống, tôi sẽ chẳng thể thoát khỏi nó. Cuộc đời, cho tới tận khi ấy dường
như là một bề mặt chắc chắn ở nơi tôi đứng, bỗng nhiên trở nên thật mềm và
dẻo quẹo, và tôi bắt đầu trượt qua nó. Nếu như đứng yên, có thể tôi vẫn ổn,
nhưng ngay khi tôi di chuyển, tôi sẽ lại rơi vào nguy hiểm. Dường như việc tôi
sang trái hay sang phải hay đi thẳng về phía trước là vô cùng quan trọng, nhưng
tôi không biết được hướng đi nào mới cứu mạng tôi, ít nhất là trong thời điểm ấy.
Thật may làm sao, một giáo viên bước tới chỗ tôi và giục tôi hãy nhanh lên, tôi
đã muộn giờ học bơi rồi đấy, và tâm trạng ấy qua đi, nhưng tôi vẫn còn nhớ đến
nó suốt một thời gian dài sau đó và mong sao nó đừng quay trở lại.
Tôi cho rằng điều này không phải là bất thường ở trẻ nhỏ. Cảm giác lo lắng liên
quan tới sự tồn tại thường diễn ra ở người trưởng thành, dù có thể là đau đớn,
thường như một trò may rủi; phát giác đầu tiên về sự yếu đuối của con người,
gợi ý đầu tiên về cái chết, đều gây tổn hại và quá mức chịu đựng. Tôi đều đã
nhìn thấy những điều này ở các con nuôi và các cháu của mình. Sẽ thật là lãng
mạn và ngớ ngẩn khi nói rằng vào tháng Bảy năm 1969, tại Trại hè Grant Lake,
tôi đã hiểu ra rằng tôi rồi sẽ chết vào một ngày nào đó, nhưng tôi quả thực đã
sảy chân, không vì một lý do nào cả, vào sự yếu đuối của chính mình, vào cái
thực tế rằng cha mẹ tôi chẳng thể kiểm soát nổi cái thế giới này và toàn bộ
những gì diễn ra trong đó, và rằng tôi cũng chẳng bao giờ kiểm soát được nó cả.
Tôi có một trí nhớ rất tệ, và sau cơn trầm cảm ở trại hè ấy tôi trở nên sợ hãi
trước những điều có thể mất đi cùng thời gian, và mỗi khi đêm về tôi sẽ nằm trên
giường và cố gắng nhớ lại những sự việc đã diễn ra trong ngày để tôi có thể lưu
giữ chúng – một sự tích trữ vô hình. Tôi đặc biệt trân trọng nụ hôn chúc ngủ
ngon của cha mẹ, và tôi thường ngủ với một tờ khăn giấy được kê dưới đầu để
hứng lấy những nụ hôn nếu như chúng có lỡ rơi xuống, để mà tôi có thể gói
chúng lại và lưu giữ chúng mãi về sau.

Kể từ khi bước vào trung học, tôi nhận thức được một cảm giác rối bời về tính
dục, mà tôi có thể nói rằng đó là một trong những thách thức cảm xúc lớn nhất
trong đời mình. Tôi chôn vùi vấn đề này đằng sau sự hòa đồng của bản thân để
không phải đối mặt với nó, một sự phòng thủ đơn giản đã bị bộc lộ khi vào đại
học. Tôi đã có vài năm bất định, một thời kỳ dài dính vào cả nam lẫn nữ; và điều
này khiến cho mối quan hệ giữa tôi và mẹ trở nên căng thẳng. Tôi thường rơi
vào một tâm trạng lo lắng dữ dội mà không vì lý do nào cả, một sự pha trộn lạ kỳ
giữa nỗi buồn và sợ hãi không biết đến từ đâu. Đôi khi nó ập đến vào những lúc
tôi ngồi trên xe buýt khi còn là một đứa trẻ. Đôi khi nó ập đến vào những tối thứ
Sáu ở trường đại học, khi mà tiếng ồn ã của không khí hội hè nhấn chìm sự
riêng tư trong bóng tối. Đôi khi nó ập đến lúc tôi đang đọc sách, và đôi khi nó ập
đến lúc tôi đang làm tình. Nó vẫn luôn ập đến với tôi mỗi khi xa nhà, và cho đến
giờ nó vẫn là một món trang sức của những chuyến đi xa. Cho dù tôi chỉ rời nhà
cho một kỳ nghỉ cuối tuần, nó ùa đến ngay khi tôi vừa khóa lại cánh cửa sau
lưng mình. Và nó cũng thường xuất hiện mỗi lúc tôi trở về. Mẹ tôi, cô bạn gái, và
thậm chí là một trong những chú chó của chúng tôi nữa, sẽ chào đón tôi và tôi sẽ
thấy thật buồn, và nỗi buồn ấy khiến cho tôi sợ hãi. Tôi đối phó với nó bằng cách
hành xử theo kiểu áp đặt với mọi người, là điều vẫn luôn khiến tôi có thể xao
lãng. Và tôi cứ phải huýt sáo một điệu vui vẻ mới có thể thoát được khỏi nỗi
buồn đó.

Vào mùa hè sau năm cuối đại học, tôi bị suy sụp tinh thần nhẹ, nhưng vào thời
điểm đó tôi không biết nó có nghĩa là gì. Khi ấy tôi đang chu du ở châu Âu, tận
hưởng một mùa hè mà tôi vẫn hằng mơ ước, hoàn toàn tự do. Đó là một món
quà tốt nghiệp mà cha mẹ dành cho tôi. Tôi trải qua một tháng tuyệt vời trên đất
Ý, rồi sang Pháp, rồi ghé thăm một người bạn ở Morocco. Morocco khiến cho tôi
khiếp sợ. Như thể tôi bỗng nhiên được giải phóng khỏi quá nhiều những bó buộc
thông thường, và tôi luôn cảm thấy lo lắng, cái cảm giác mà tôi vẫn thường có
mỗi khi đứng sau cánh gà ngay trước giờ diễn kịch ở trường. Tôi trở lại Paris,
gặp thêm một vài người bạn ở đó, có một thời gian tuyệt vời, và rồi tôi tới
Vienna, một thành phố mà tôi vẫn hằng mong được đặt chân tới. Tôi bị mất ngủ
ở Vienna. Tôi tới nơi, đăng ký phòng ở một khách sạn tư nhân nhỏ, và gặp gỡ
vài người bạn cũng đang ở Vienna. Chúng tôi lên kế hoạch cùng nhau đi
Budapest. Chúng tôi đã có một buổi tối dễ chịu và rồi tôi quay về khách sạn và
thức trắng cả đêm đó, hoảng hốt vì một sai lầm mà tôi cho rằng mình đã mắc
phải, dù tôi cũng chẳng biết đó là gì. Ngày hôm sau, tôi thấy vô cùng khó chịu khi
phải ăn sáng trong một căn phòng đầy những người lạ, nhưng khi rời khách sạn,
tôi đã cảm thấy khá hơn và quyết định sẽ tham quan một số điểm nghệ thuật và
nghĩ rằng chẳng qua là mình mệt quá. Bạn tôi có hẹn ăn tối với người khác, và
khi họ thông báo với tôi như vậy, tôi cảm thấy bị chấn động tới tận xương tủy,
như thể tôi đang được nghe kể về một âm mưu giết người nào đó vậy. Họ đồng
ý đi uống cùng tôi sau bữa tối. Tối đó tôi không ăn. Chỉ là tôi chẳng thể nào đi
vào một nhà hàng xa lạ và gọi món một mình (mặc dù tôi đã làm điều này vô số
lần trước đó); cũng như tôi chẳng thể bắt chuyện với bất kỳ ai. Khi tôi cuối cùng
cũng gặp được các bạn mình, toàn thân tôi run rẩy. Chúng tôi ra phố và tôi uống
nhiều hơn nhiều so với những lần tôi từng uống trước đó, và tôi cảm thấy tạm
thời bình tĩnh lại. Đêm ấy, tôi lại thức trắng với cái đầu đau đớn và những cơn
quặn thắt nơi dạ dày, lo lắng một cách đầy ám ảnh về giờ khởi hành của chuyến
tàu đi Budapest. Tôi vượt qua được ngày hôm sau, và trong suốt đêm thứ ba
không ngủ liên tiếp, tôi hoảng sợ đến nỗi tôi chẳng thể đứng dậy để vào nhà vệ
sinh suốt cả một đêm. Tôi gọi cho cha mẹ. “Con cần phải về nhà,” tôi nói. Họ
nghe chừng có vẻ rất ngạc nhiên, vì trước chuyến đi này tôi đã phải kì kèo để có
thêm được mỗi một ngày và một điểm đến, cố gắng kéo dài thời gian ở nước
ngoài hết mức có thể. “Có chuyện gì thế con?” họ hỏi, và tôi chỉ có thể nói rằng
tôi thấy không khỏe và mọi thứ diễn ra không được thú vị như tôi mong đợi. Mẹ
tôi đồng cảm. “Du lịch một mình có thể sẽ vất vả,” bà nói. “Mẹ nghĩ là con sẽ gặp
các bạn ở đó, nhưng dầu vậy, thì cũng vô cùng mệt mỏi.” Còn cha thì nói, “Nếu
con muốn về nhà thì hãy dùng thẻ của cha để mua vé máy bay và cứ về đi.”

Tôi mua vé, gói ghém đồ đạc, và về nhà vào chiều hôm ấy. Cha mẹ đón tôi ở
sân bay. “Có chuyện gì vậy?” họ hỏi, nhưng tôi chỉ có thể nói rằng tôi không thể
ở đó lâu hơn được nữa. Trong vòng tay ôm ấp của họ, lần đầu tiên tôi cảm thấy
thật an toàn sau nhiều tuần lễ. Tôi bật khóc vì nhẹ nhõm. Khi quay trở lại ngôi
nhà mà tôi đã từng lớn lên, tôi thấy tuyệt vọng và cảm thấy hoàn toàn ngu ngốc.
Tôi đã phá hỏng chuyến du lịch mùa hè của mình; tôi đã quay trở lại New York,
nơi mà tôi chẳng có gì để làm ngoại trừ những việc lặt vặt cũ rích. Tôi đã không
được thăm Budapest. Tôi gọi cho mấy người bạn, những người rất ngạc nhiên
khi nghe thấy giọng tôi. Tôi thậm chí còn chẳng buồn giải thích về điều đã xảy ra.
Tôi ở nhà suốt cả mùa hè đó. Tôi thấy chán, khó chịu, và lúc nào cũng cau có,
mặc dù chúng tôi cũng có vài khoảng thời gian tốt đẹp cùng nhau.

Tôi gần như đã quên hết những gì diễn ra vào mấy năm sau đó. Sau mùa hè ấy,
tôi tới Anh học cao học. Bắt đầu sự nghiệp học hành tại một ngôi trường mới ở
một đất nước mới, tôi hầu như chẳng sợ hãi gì. Tôi bắt nhịp được ngay với cuộc
sống mới, nhanh chóng kết bạn, đạt kết quả học tập tốt. Tôi yêu nước Anh, và
dường như chẳng một điều gì có thể khiến tôi sợ hãi nữa. Cái bản thể sợ hãi đi
cùng với quãng đời đại học trên nước Mỹ nay nhường chỗ cho một anh chàng
khỏe mạnh, tự tin và dễ chịu nhường này. Khi tôi mở tiệc, mọi người đều muốn
tham gia. Những người bạn thân thiết nhất của tôi (mà cho tới giờ vẫn là những
người bạn thân nhất) là những người mà tôi sẽ ngồi cùng cả đêm, trong một sự
thân thiết nhanh chóng và sâu sắc với niềm vui thích tuyệt vời. Tôi gọi điện về
nhà mỗi tuần một lần, cha mẹ nhận thấy rằng tôi hạnh phúc qua giọng nói của
mình. Tôi khao khát được có bầu có bạn mỗi khi tôi cảm thấy hoang mang, và tôi
đã tìm thấy nó thật dễ dàng. Trong vòng hai năm, tôi gần như lúc nào cũng hạnh
phúc, và chỉ thấy không vui vì thời tiết xấu, sự khó khăn trong việc khiến mọi
người luôn yêu quý tôi, khi thiếu ngủ, và bắt đầu rụng tóc. Cái khuynh hướng
trầm cảm duy nhất luôn hiện diện trong tôi là cảm giác hoài niệm: không giống
như Edith Piaf[1], tôi tiếc nuối mọi điều chỉ bởi vì nó đã kết thúc, và ngay từ khi
tôi mười hai tuổi, tôi đã thấy bi ai vì thời gian cứ thế trôi đi. Ngay cả khi ở trong
tâm trạng tốt nhất, dường như tôi đang vật lộn với hiện tại trong một nỗ lực mơ
hồ nhằm ngăn nó trở thành quá khứ.

Tôi nhớ những năm đầu tuổi hai mươi của mình trôi qua thật yên bình. Tôi quyết
định, gần như là trong một ý định bất chợt, trở thành một kẻ mạo hiểm và sẽ
phớt lờ những lo lắng của bản thân kể cả khi nó liên quan tới những hoàn cảnh
đáng sợ đi chăng nữa. Mười tám tháng sau khi tôi hoàn thành chương trình thạc
sĩ, tôi bắt đầu thường xuyên tới Moscow, Liên Xô và sống bán-thời gian cùng
một vài nghệ sĩ mà tôi quen biết ở một ngôi nhà bị chiếm dụng bất hợp pháp. Khi
một kẻ cố gắng cướp đồ của tôi vào một đêm nọ ở Istanbul, tôi đã chống cự
thành công và hắn ta bỏ chạy mà không cướp được gì từ tôi. Tôi cho phép bản
thân xem xét đến mọi khả năng tính dục; tôi bỏ lại sau lưng gần như mọi sự kiềm
chế và nỗi sợ tình ái. Tôi nuôi tóc dài; rồi tôi cắt ngắn nó đi. Thi thoảng tôi có
diễn cùng một ban nhạc rock; tôi cũng đi nghe cả opera. Tôi xây dựng một niềm
khát khao trải nghiệm, và tôi đã có được nhiều trải nghiệm nhất có thể ở nhiều
nơi chốn nhất có thể mà tôi có đủ khả năng để tới được đó. Tôi ở trong một mối
quan hệ yêu đương và tạo nên một không khí hạnh phúc gia đình.

Và rồi vào tháng 8 năm 1989, khi tôi hai mươi lăm tuổi, mẹ tôi bị chẩn đoán mắc
bệnh ung thư buồng trứng và cái thế giới hoàn hảo của tôi bắt đầu sụp đổ. Nếu
như bà không đổ bệnh, cuộc đời tôi có lẽ sẽ rất khác; nếu như câu chuyện ấy ít
bi thương hơn một chút, thì có lẽ tôi sẽ vượt qua cuộc đời này với một vài
khuynh hướng trầm cảm nhưng sẽ không suy sụp; hoặc có lẽ tôi sẽ có một cơn
suy sụp tinh thần về sau này như là một phần của cơn khủng hoảng tuổi trung
niên; hay có lẽ tôi sẽ chỉ trải qua giống như lần ở châu Âu hồi trước. Nếu như
phần đầu tiên của một sơ yếu lý lịch về cảm xúc là những trải nghiệm tiền thân,
thì phần thứ hai sẽ là những trải nghiệm bị kích thích. Hầu hết những ca trầm
cảm nặng đều có tiền căn là những cơn trầm cảm nhẹ hơn mà hầu như đã
không được để ý tới hoặc đơn giản là không được lý giải. Dĩ nhiên là nhiều
người chưa bao giờ trải qua trầm cảm đều có những trải nghiệm mà về sau này
khi nhìn nhận lại sẽ được xem như là những cơn trầm cảm tiền căn nếu như
chúng có dẫn tới bất cứ điều gì, và chúng không hề tồn tại trong ký ức là bởi vì
ta không thể cụ thể hóa những gì mà chúng có thể báo trước.

Tôi sẽ không kể chi tiết về việc mọi thứ đã sụp đổ như thế nào bởi vì với những
người đã từng biết đến chứng bệnh có tính tàn phá này thì điều đó là vô cùng rõ
ràng và với những người chưa từng mắc phải nó thì căn bệnh vẫn luôn là thứ gì
đó không thể giải nghĩa nổi như hồi tôi hai mươi nhăm tuổi vậy. Chỉ cần nói rằng
lúc ấy mọi chuyện thật khủng khiếp. Năm 1991, mẹ tôi qua đời. Bà năm mươi
tám tuổi. Tôi buồn tê tái. Bất kể bao nhiêu nước mắt đã tuôn rơi và nỗi đau đớn
khôn cùng, bất kể sự ra đi của người mà ta vẫn hằng lệ thuộc vào, tôi khá ổn
sau cái chết của mẹ. Tôi buồn và tôi tức giận, nhưng tôi không phát điên.

Mùa hè đó, tôi bắt đầu trị bệnh bằng phân tâm học. Tôi nói với bác sĩ trị liệu cho
tôi rằng tôi cần có một lời hứa trước khi tôi có thể bắt đầu, tôi muốn bà ấy hứa
rằng sẽ không dừng lại cho tới khi chúng tôi hoàn thành việc phân tích, bất kể có
điều gì xảy ra đi nữa, trừ khi sức khỏe của bà không cho phép. Khi ấy bà đã gần
bước sang tuổi bảy mươi. Bà đồng ý với tôi. Bà ấy là một người phụ nữ thông
thái và duyên dáng làm tôi nhớ đến mẹ của mình. Tôi dựa dẫm vào cuộc hẹn
hàng ngày của chúng tôi để kiềm chế nỗi đau khổ trong mình.  

Đầu năm 1992, tôi phải lòng một người con gái gái thông minh, xinh đẹp, hào
phóng, tử tế, và luôn xuất hiện thật tuyệt vời trong mọi mối giao thiệp của chúng
tôi, nhưng đồng thời cũng là người cực kỳ khắt khe. Chúng tôi đã có một mối
quan hệ dữ dội nhưng cũng thường hạnh phúc. Cô ấy mang thai vào mùa thu
năm 1992 và buộc phải từ bỏ cái thai trong bụng, điều đó mang lại cho tôi cái
cảm giác bất ngờ về sự mất mát. Cuối năm 1993, một tuần trước ngày sinh nhật
thứ ba mươi của tôi, chúng tôi đồng ý chia tay trong đau đớn. Tôi rơi vào một
cơn suy sụp khác.

Tháng 3 năm 1994, bác sĩ tâm lý của tôi nói với tôi rằng bà quyết định nghỉ hưu
bởi vì việc đi lại giữa ngôi nhà của bà ở Princeton tới New York đã trở nên thật
khó khăn. Tôi đã cảm thấy giữa chúng tôi không có được sự kết nối và đã từng
cân nhắc đến việc chấm dứt điều trị; tuy nhiên, khi bà thông báo với tôi tin này,
bỗng nhiên tôi bật khóc nức nở suốt một giờ liền. Tôi thường không khóc nhiều;
tôi đã không khóc như vậy kể từ khi mẹ mất. Tôi cảm thấy cô đơn khủng khiếp
và hoàn toàn bị phản bội. Chúng tôi có vài tháng (bà ấy không chắc là bao lâu;
hóa ra là hơn một năm) để kết thúc việc điều trị trước khi bà nghỉ.

Cuối tháng đó, tôi phàn nàn với bác sĩ tâm lý về cảm giác mất mát, một sự chết
lặng, đã tiêm nhiễm tới mọi mối quan hệ của tôi với người khác. Tôi chẳng màng
đến yêu đương; đến công việc; đến gia đình; đến bạn bè. Việc viết lách của tôi
trở nên trì trệ, rồi ngưng hẳn. “Tôi chẳng biết điều chi,” họa sĩ Gerhard Richter
từng viết. “Tôi chẳng làm được việc gì. Tôi chẳng hiểu được điều gì. Tôi chẳng
biết tới điều gì. Không gì cả. Và tất cả những khổ sở này thậm chí còn chẳng thể
khiến tôi đau khổ.” Và cả tôi nữa cũng nhận ra rằng tất cả những cảm xúc mạnh
mẽ đều đã ra đi, ngoại trừ nỗi lo lắng dai dẳng nhất định. Tôi vẫn luôn có một
ham muốn tình dục mạnh mẽ mà thường dẫn tôi đến nhiều rắc rối; nay nó
dường như đã bốc hơi. Tôi không hề cảm thấy nỗi khát khao quen thuộc về sự
thân mật thể xác hay cảm xúc và chẳng hề bị hấp dẫn bởi những con người tôi
gặp trên phố hay trước những người mà tôi đã biết và yêu; trong những lúc ân
ái, tâm trí tôi cứ trôi dạt về mấy cái danh sách mua hàng và những việc tôi cần
phải làm. Điều ấy khiến tôi cảm thấy rằng tôi đang đánh mất chính mình, và nó
làm tôi hoảng hốt. Tôi đi đến quyết định lên lịch cho những khoái lạc của đời
mình. Trong suốt mùa xuân năm 1994, tôi tới các bữa tiệc và cố gắng và thất bại
trong việc tìm kiếm niềm vui; tôi gặp những người bạn và cố gắng và thất bại
trong việc kết nối với họ; tôi mua những món đồ đắt đỏ mà tôi từng muốn sở hữu
trong quá khứ và chẳng thu được một chút thỏa mãn nào từ chúng; và tôi ép
mình vào những thái cực chưa từng có trước đây để đánh thức hứng thú tình
dục trong mình, tôi xem những bộ phim khiêu dâm và cực đoan hơn cả là mua
dâm. Tôi không những cảm thấy vô cùng hoảng sợ trước các hành vi mới này,
mà tôi cũng chẳng thể có được bất kỳ sự thỏa mãn, hay sự khuây khỏa nào, từ
đó. Bác sĩ của tôi và tôi cùng phân tích về tình huống này: tôi đã bị trầm cảm.
Chúng tôi cố gắng tìm đến gốc rễ của vấn đề trong khi tôi cảm thấy sự xa cách
đang dần dần tăng lên. Tôi bắt đầu phàn nàn rằng tôi cảm thấy bị nhấn chìm
trong những tin nhắn trong hộp thoại của mình và tôi cứ khăng khăng vềs điều
đó: tôi thấy những cuộc gọi, thường là của bạn bè, như một thứ gánh nặng
không thể chịu đựng nổi. Mỗi khi tôi trả lời một cuộc gọi, nhiều cuộc gọi khác sẽ
đổ vào. Tôi cũng bắt đầu sợ hãi cả việc lái xe. Khi tôi lái xe vào buổi tối, tôi
chẳng thể nhìn rõ đường, và mắt tôi khô khốc. Tôi thường nghĩ tôi sẽ lạc tay lái
mà đâm vào giải phân cách hoặc lao vào một chiếc xe khác. Nhiều khi tôi đang
đi giữa đường cao tốc và bỗng nhiên tôi nhận ra rằng tôi chẳng biết phải lái xe
như thế nào nữa. Trong cơn khiếp đảm, tôi sẽ đánh xe vào lề đường và đổ mồ
hôi lạnh. Tôi bắt đầu dành những cuối tuần ở trong thành phố để tránh phải lái
xe. Bác sĩ và tôi lục lại quá khứ của những buồn bã lo âu trong tôi. Hóa ra mối
tình giữa tôi và bạn gái kết thúc là bởi vì một giai đoạn trầm cảm sớm, mặc dù tôi
biết rằng có thể việc kết thúc mối quan hệ này cũng là nguyên nhân dẫn đến
trầm cảm. Khi tôi xoáy sâu vào đầu mối này, tôi tiếp tục tìm ra những điểm khởi
đầu khác của trầm cảm: kể từ cuộc chia tay; kể từ cái chết của mẹ; kể từ khi mẹ
bắt đầu bị bệnh trong suốt hai năm trời; kể từ khi kết thúc mối quan hệ trước đó
nữa; kể từ hồi dậy thì; kể từ lúc sinh ra. Rồi ngay sau đó, tôi chẳng thể nghĩ tới
một thời điểm hay một hành vi nào mà lại không dẫn tới một triệu chứng. Dẫu
vậy, những gì tôi trải qua chỉ là chứng trầm cảm loạn thần kinh (neurotic
depression), gây ra bởi nỗi buồn rầu lo lắng, chứ chẳng bởi vì điên. Nó có vẻ
như nằm trong sự kiểm soát của tôi; nó là một phiên bản kéo dài của thứ mà tôi
từng phải chịu đựng trước đó, một thứ gì đó quen thuộc ở cấp độ này hay cấp
độ khác với những người khỏe mạnh. Trầm cảm diễn ra cũng từ từ như là sự
trưởng thành.     

Vào tháng Sáu năm 1994, tôi bắt đầu cảm thấy chán chường. Cuốn tiểu thuyết
đầu tay của tôi được phát hành ở Anh, và sự yêu thích của công chúng dành
cho nó chẳng có mấy ý nghĩa với tôi. Tôi đọc những bài bình luận một cách thờ
ơ và cảm thấy mệt vào mọi lúc. Đến tháng Bảy, tôi quay về nhà ở New York. Tôi
cảm thấy bị đọa đầy với những sự kiện xã hội, cho dù đó chỉ là những cuộc trò
chuyện. Nó có vẻ như đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn hẳn so với những giá trị mà nó
mang lại. Tàu điện ngầm trở nên không thể chịu nổi. Bác sĩ tâm lý của tôi, lúc
này vẫn chưa nghỉ hưu, nói rằng tôi đang trải qua một cơn trầm cảm nhẹ. Chúng
tôi thảo luận về những nguyên nhân, như thể gọi tên của con quái vật có thể sẽ
thuần hóa được nó. Tôi biết quá nhiều người và làm quá nhiều việc; tôi nghĩ
rằng có lẽ tôi nên cố gắng buông bỏ.

Cuối tháng Tám, tôi bị sỏi thận, một chứng bệnh từng xảy ra với tôi trước đó. Tôi
gọi cho bác sĩ riêng, người hứa rằng sẽ báo với bệnh viện và tôi sẽ được đưa
thẳng tới phòng cấp cứu. Tuy nhiên, khi tôi tới bệnh viện, dường như không có
ai nhận được thông báo. Cơn đau nơi túi mật vô cùng kinh khủng, và trong khi
tôi ngồi đợi, cứ như thể có ai đó, đã nhúng hệ thần kinh trung ương của tôi vào
dung dịch acid, khiến các dây thần kinh bong tróc đến tận lõi. Dù tôi có trình bày
về cơn đau của mình rất nhiều lần cho rất nhiều người, chẳng một ai làm gì hết
cả. Và rồi có thứ gì đó dường như chộp lấy tôi. Đứng giữa phòng cấp cứu của
Bệnh viện New York, tôi bắt đầu la hét. Họ tiêm một mũi morphine vào tay tôi.
Cơn đau dịu đi. Rồi ngay sau đó, nó quay trở lại: tôi cứ ra vào viện suốt năm
ngày, tôi được đặt ống thông bốn lần; cuối cùng, tôi được kê liều morphine tối đa
cho phép, được bổ sung bằng cách tiêm Demerol cứ sau vài giờ. Tôi được thông
báo rằng những viên sỏi của tôi không rõ hình và vì thế mà tôi không phải là một
ứng viên cho phương pháp tán sỏi thận qua da, một phương pháp giúp loại bỏ
chúng nhanh chóng. Có thể tiến hành phẫu thuật nhưng cách này gây đau đớn
và có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Tôi không muốn làm phiền đến cha mình,
lúc này đang đi nghỉ ở Maine; giờ thì tôi muốn liên lạc với ông, bởi vì ông biết rõ
bệnh viện này từ những ngày mẹ tôi còn điều trị ở đó, và có thể giúp sắp xếp
mọi việc. Ông dường như không hề lo lắng. “Sỏi thận, sẽ khỏi thôi, cha đảm bảo
là con sẽ không sao đâu, và cha sẽ gặp lại con khi cha về tới nhà,” ông nói.
Trong khi ấy, tôi không ngủ quá ba tiếng mỗi đêm. Tôi đang thực hiện một dự án
lớn, một bài báo về những chính trị gia khiếm thính, và trong một trạng thái đờ
đẫn tôi đã làm việc với những người xác minh dữ kiện và các biên tập viên. Tôi
cảm thấy đã để tuột mất sự kiểm soát cuộc đời của chính mình. “Nếu như cơn
đau này không dừng lại,” tôi nói với một người bạn, “thì tôi sẽ tự sát.” Trước đây
tôi không bao giờ nói thế.

Khi rời khỏi bệnh viện, lúc nào tôi cũng sợ hãi. Cả cơn đau và thuốc giảm đau
đều khiến tinh thần tôi suy yếu. Tôi biết rằng viên sỏi thận vẫn còn đấy và rằng
tôi có thể sẽ bị tái phát bất cứ lúc nào. Tôi sợ hãi khi phải ở một mình. Tôi cùng
một người bạn trở về căn hộ của mình, thu dọn đồ đạc, và rời đi. Đó là một tuần
lễ phiêu bạt; tôi chuyển từ nhà người này sang nhà người khác. Hầu hết những
người bạn ấy đều phải đi làm vào ban ngày, và tôi sẽ ở trong nhà họ, tránh xa
phố phường, chú ý để không rời điện thoại quá xa. Tôi vẫn tiếp tục uống thuốc
giảm đau phòng bệnh và cảm thấy mình có lẽ hơi điên. Tôi tức giận với cha
mình, tức giận một cách vô lý, ngang ngạnh, cáu bẳn. Cha xin lỗi vì điều mà tôi
gọi là thái độ vô tâm của ông và cố gắng giải thích với tôi rằng ông chỉ muốn bày
tỏ sự nhẹ nhõm của mình trước việc tôi không mắc phải một căn bệnh chết
người. Ông nói rằng ông đã tin vào khả năng chịu đựng khổ sở tương đối của tôi
trong điện thoại. Tôi rơi vào một cơn cuồng loạn khiến tôi chẳng thể suy nghĩ
được điều gì. Tôi từ chối nói chuyện với ông hoặc báo cho ông biết nơi tôi đang
ở. Lúc này hay lúc khác tôi sẽ gọi điện và để lại tin nhắn trong hộp thoại của ông:
“Con ghét cha và con ước gì cha chết đi” thường là câu mở đầu của những lời
nhắn này. Thuốc ngủ giúp tôi vượt qua những đêm này. Tôi bị tái phát nhẹ một
lần và phải quay lại bệnh viện; chẳng có gì nghiêm trọng, nhưng nó khiến tôi sợ
chết khiếp. Ngẫm lại, tôi có thể nói rằng đó là tuần lễ mà tôi thực sự đã phát
điên.

Cuối tuần đó, tôi tới Vermont để dự đám cưới của mấy người bạn. Đó là một
cuối tuần đẹp trời vào lúc cuối hè. Tôi gần như đã hủy bỏ chuyến đi, nhưng sau
khi có được thông tin chi tiết về bệnh viện nằm gần nơi tổ chức đám cưới, tôi
quyết định cố gắng thực hiện nó. Tôi đến nơi vào thứ Sáu vừa đúng giờ tiệc tối
và khiêu vũ (tôi không tham gia khiêu vũ), và tôi nhìn thấy một người quen sơ hồi
đại học vào mười năm trước. Chúng tôi nói chuyện, và tôi cảm thấy như thể
mình đã trải qua nhiều cảm xúc hơn cả mấy năm qua. Tôi thấy bản thân mình
tỏa sáng; tôi thấy ngây ngất và không hiểu được tại sao lại không có điều tốt đẹp
nào nảy sinh từ đó. Tôi rơi từ cảm xúc này sang cảm xúc khác theo một cách
gần như vô lý.

Sau đám cưới ở Vermont, sự trượt dốc trở nên ổn định hơn. Tôi làm việc ngày
càng ít đi và kém hiệu quả hơn. Tôi hủy bỏ kế hoạch đi Anh để dự một đám cưới
khác, cảm thấy rằng chuyến đi ấy vượt quá sức của tôi, mặc dù, chỉ một năm
trước đó, tôi đi London thường xuyên mà chẳng gặp mấy khó khăn. Tôi bắt đầu
cảm thấy rằng không ai có thể yêu được tôi và rằng tôi sẽ chẳng bao giờ yêu
được nữa. Tôi không còn một chút cảm giác ham muốn nào nữa cả. Tôi bắt đầu
ăn uống thất thường bởi vì hiếm khi tôi cảm thấy đói. Bác sĩ tâm lý của tôi nói
rằng đó vẫn là dấu hiệu của sự trầm cảm, và tôi cảm thấy mệt mỏi với cái từ ấy
và mệt mỏi với cả vị bác sĩ. Tôi nói rằng tôi không điên nhưng sợ rằng có thể tôi
sẽ phát điên và theo bà tôi có phải dùng thuốc chống trầm cảm hay không, và bà
ấy bảo với tôi rằng tránh sử dụng thuốc là một điều dũng cảm và rằng chúng tôi
có thể giải quyết được mọi việc. Cuộc nói chuyện ấy là điều cuối cùng mà tôi là
người khởi xướng; đó là những cảm xúc cuối cùng mà tôi có được trong suốt
một thời gian dài.

Chứng trầm cảm điển hình có một số yếu tố xác định – thường liên quan tới sự
tự thu mình lại, mặc dù trầm cảm kích động (agitated depression) và trầm cảm
không điển hình[2] (atypical depression) có thể sẽ có nét tiêu cực mãnh liệt hơn
so với hơi hướng thụ động - và thường khá dễ nhận ra; nó làm xáo trộn giấc
ngủ, sự thèm ăn, và mức năng lượng trong cơ thể. Nó có khuynh hướng làm
tăng độ nhạy cảm trước sự cự tuyệt, và nó có thể đi cùng với việc mất đi sự tự
tin hoặc tự trọng. Nó dường như phụ thuộc vào cả chức năng của vùng dưới đồi
(mà kiểm soát giấc ngủ, sự thèm ăn, và năng lượng) lẫn chức năng của vỏ não
(giúp diễn giải các trải nghiệm thành triết lý sống và thế giới quan). Cơn trầm
cảm diễn ra như một phương diện của chứng bệnh hưng trầm cảm (maniac
depressive) (hay rối loạn lưỡng cực – bipolar) bị ảnh hưởng bởi tính di truyền
(khoảng 80 phần trăm) nhiều hơn nhiều so với bệnh trầm cảm thông thường
(khoảng 10 đến 50 phần trăm); mặc dù dạng bệnh này được điều trị rộng rãi
hơn, nhưng việc kiểm soát nó lại không hề dễ dàng hơn, đặc biệt là khi các loại
thuốc chống trầm cảm có thể khởi phát cơn hưng cảm. Nguy hiểm lớn nhất ở
chứng bệnh hưng trầm cảm là đôi khi nó bùng lên ở những trạng thái hỗn hợp,
mà một trong số đó là hưng trầm cảm – đầy những cảm giác tiêu cực và phóng
đại về chúng. Đây chính là điều kiện tiên quyết dẫn đến hành vi tự tử, và nó cũng
có thể bị gây ra bởi việc sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm không có chất
ổn định tâm trạng (là một phần thiết yếu của thuốc chống rối loạn lưỡng cực).
Trầm cảm có thể làm kiệt sức hoặc là không điển hình/ kích động. Ở dạng đầu,
bạn cảm thấy không muốn làm gì cả; ở dạng sau, bạn cảm thấy muốn tự sát.
Một cơn suy sụp tinh thần là một giao điểm vào trong sự điên loạn. Đó là, ở đây
ta hãy mượn một phép ẩn dụ từ trong thế giới vật chất, một hoạt động không
điển hình của vật chất được xác định bởi các biến ẩn. Đó cũng còn là một kết
quả cộng dồn: dù cho bạn có thấy được chúng hay không, những yếu tố dẫn đến
một cơn suy sụp tinh thần sẽ được tập hợp qua nhiều năm, thường là trong suốt
cuộc đời. Chẳng cuộc đời nào mà lại không có sự hiện diện của nỗi thất vọng,
nhưng một số người thì tiến quá gần tới mép vực trong khi những người khác lại
có thể xoay xở để đôi khi chỉ rơi vào nỗi buồn ở một vị trí an toàn cách xa bờ
vực. Một khi bạn bước qua cái ranh giới an toàn đó, mọi quy tắc đều thay đổi.
Mọi thứ được viết ra bằng tiếng Anh thì giờ đây trở thành tiếng Trung; mọi thứ
diễn ra nhanh chóng thì giờ đây trở nên chậm chạp; giấc ngủ nghĩa là sự rõ ràng
trong khi thức giấc lại là một chuỗi những hình ảnh rời rạc, vô nghĩa. Các cảm
giác sẽ dần dần rời bỏ bạn trong cơn trầm cảm. “Sẽ có thời điểm bỗng nhiên bạn
có thể cảm thấy được các hóa chất,” Mark Weiss, một người bạn bị trầm cảm
từng nói với tôi như vậy. “Nhịp thở của tôi thay đổi và hơi thở của tôi trở nên khó
chịu. Nước tiểu của tôi có mùi tởm lợm. Khuôn mặt tôi vỡ vụn ra trong gương.
Tôi biết khi nào thì nó xuất hiện.”   

Xem tiếp chương 2.2 ở đây

Xem tiếp chương 2.3 ở đây

Xem tiếp chương 2.4 ở đây


Xem tiếp chương 2.5 ở đây

Xem tiếp chương 2.6 ở đây

--------------------------------

[1] Édith Giovanna Gassion, thường được biết đến với nghệ danh Édith Piaf và
trước đó là La Môme Piaf (19/12/1915 – 10/10/1963) là nữ ca sĩ huyền thoại của
Pháp thế kỷ 20. Édith Piaf được biết tới qua rất nhiều bài hát nổi tiếng như La
Vie en rose, Non, je ne regrette rien, Hymne à l'amour, Mon légionnaire hay
Milord. Bà còn là một diễn viên sân khấu và điện ảnh cũng như là người đỡ đầu
cho nhiều ca sĩ mới mà sau đó đã trở thành ngôi sao của ca nhạc Pháp như
Yves Montand và Charles Aznavour.

[2] trầm cảm không điển hình (atypical depression): các dấu hiệu và triệu chứng
đặc trưng bao gồm quá phấn khích với các sự kiện mang tính tích cực, tăng cảm
giác thèm ăn gây ra tăng cân, ngủ nhiều hơn, thường trên 10 giờ một ngày, nhạy
cảm với lời phê bình, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ, công việc và hoạt động
xã hội.

Ác Quỷ giữa ban trưa


Atlas Về Trầm Cảm

Tác giả: ANDREW SOLOMON


Người dịch: December Child
 

Vào năm tôi ba tuổi, tôi quyết định rằng tôi muốn trở thành một nhà văn. Kể từ
đó, tôi vẫn luôn mong đợi được xuất bản cuốn tiểu thuyết của mình. Khi tôi ba
mươi, cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi được phát hành, và tôi đã lên lịch cho một
chương trình giao lưu đọc sách, và tôi ghét cay ghét đắng cái ý tưởng ấy. Một
người bạn thân tình nguyện tổ chức một bữa tiệc đọc sách cho tôi vào ngày 11
tháng Mười. Bình thường tôi rất thích tiệc tùng và tôi yêu sách, và tôi biết rằng
mình nên thấy phấn khích trước điều này, nhưng thực tế tôi lại quá đỗi lờ đờ để
gửi lời mời tới nhiều người, và quá mệt để có thể đứng lâu trong suốt bữa tiệc.
Các chức năng ghi nhớ và cảm xúc được thực hiện thông qua bộ não, nhưng
thùy trán và hệ viền là chìa khóa dẫn tới cả hai điều này, và khi ta tác động đến
hệ viền, mà kiểm soát các cảm xúc, thì ta cũng sẽ tác động đến trí nhớ. Tôi chỉ
nhớ được về bữa tiệc đó với những đường nét hư ảo và những màu sắc nhạt
nhòa: thức ăn màu xám, con người màu be, ánh đèn mờ đục trong những căn
phòng. Tôi nhớ được rằng tôi đổ mồ hôi như tắm trong suốt buổi tiệc, và tôi chỉ
mong được rời đi. Tôi cố gắng giải nghĩa về tất cả những điều này là bởi vì sự
căng thẳng. Tôi quyết tâm, bằng mọi giá, phải giữ vững thể diện, một sự thôi
thúc hiệu quả đối với tôi vào thời điểm đó. Tôi đã làm được: không một ai để ý
thấy có điều gì bất thường. Tôi đã vượt qua được tối đó.

Khi về đến nhà vào đêm đó, tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Tôi nằm trên giường,
không ngủ, ôm chặt chiếc gối của mình để cảm thấy dễ chịu hơn. Hai tuần rưỡi
sau đó, sự việc ngày một tệ hơn. Ngay trước sinh nhật lần thứ ba mươi mốt của
tôi, tôi hoàn toàn suy sụp. Toàn bộ cơ thể tôi dường như sụp đổ. Khi ấy tôi
không chịu rời khỏi nhà với ai hết. Cha tôi xung phong tổ chức một bữa tiệc sinh
nhật cho tôi, nhưng tôi không thể chịu được cái ý tưởng ấy, và chúng tôi đồng ý
rằng thay vì vậy chúng tôi sẽ tới một nhà hàng yêu thích cùng với bốn người bạn
thân thiết nhất của tôi. Vào ngày trước ngày sinh nhật, tôi chỉ rời nhà có một lần,
để mua một ít nhu yếu phẩm cần thiết. Trên đường từ cửa hàng về nhà, tôi bỗng
nhiên mất kiểm soát phần ruột dưới và tự làm bẩn mình. Tôi có thể cảm thấy vết
bẩn lan ra khi tôi vội vã về nhà. Về tới nhà, tôi thả túi đồ xuống, chạy vội vào
phòng tắm, thay đồ, và lên giường nằm.

Đêm ấy tôi không ngủ mấy, và tôi chẳng thể thức dậy vào sáng ngày hôm sau.
Tôi biết rằng tôi sẽ chẳng thể tới được nhà hàng nào hết cả. Tôi muốn gọi cho
các bạn và hủy cuộc hẹn, nhưng mà tôi không thể. Tôi nằm yên trên giường và
nghĩ đến việc nói, cố gắng tìm cách để làm điều đó. Tôi chuyển động đầu lưỡi
nhưng chẳng có âm thanh nào phát ra. Tôi đã quên mất cách nói chuyện. Rồi tôi
bắt đầu khóc, nhưng chẳng có nước mắt, chỉ có tiếng thở nặng nề. Tôi nằm
ngửa. Tôi muốn xoay người, nhưng tôi cũng chẳng thể nhớ ra được cách để làm
điều đó. Tôi cố gắng suy nghĩ về nó, nhưng cái phần việc ấy dường như quá đỗi
gian nan. Tôi nghĩ rằng có thể tôi đã bị đột quỵ, và rồi tôi lại khóc mất một lúc.
Vào khoảng ba giờ chiều, tôi cố gắng rời giường và đi vào phòng tắm. Tôi run
rẩy quay trở lại giường. Thật may mắn làm sao, cha lại gọi cho tôi. Tôi trả lời
điện thoại. “Cha phải hủy bữa tối nay thôi,” tôi nói với ông, giọng tôi run rẩy. “Sao
thế con?” ông cứ hỏi tôi, nhưng tôi nào có biết.

Có một thời điểm, nếu như bạn vấp chân hoặc trượt ngã, trước khi bạn kịp
chống tay để ngăn cú ngã lại, khi mà bạn cảm thấy mặt đất đang lao về phía
mình và bạn chẳng thể làm được điều gì để ngăn nó lại, bạn sẽ cảm thấy một
nỗi kinh hoàng trong khoảng một giây. Tôi đã cảm thấy như thế hết giờ này qua
giờ khác. Trở nên lo lắng ở một mức độ cực đoan như thế này quả thật là kỳ lạ.
Bạn cảm thấy vào mọi lúc rằng bạn muốn làm một điều gì đó, rằng có một số tác
động không có nghĩa lý gì đối với bạn, rằng có một nhu cầu cấp bách và khó
chịu khôn cùng mà không thể giải tỏa nổi của cơ thể, như thể dạ dày bạn đang
liên tục co thắt trong cơn nôn mửa nhưng bạn lại không có miệng để mà nôn ra.
Với cơn trầm cảm, tầm nhìn của bạn thu hẹp và bắt đầu đóng lại; cứ như thể
bạn đang cố gắng xem TV qua một màn hình nhiễu khủng khiếp, khi mà bạn chỉ
có thể nhìn thấy những hình ảnh thật mù mờ; khi mà bạn chẳng thể nhận rõ mặt
người, trừ khi ở thật gần; khi mà chẳng có gì mang một đường nét rõ ràng.
Không khí có vẻ đặc quánh lại, như thể chứa đầy thứ cháo đặc sệt. Bị trầm cảm
giống như là bị mù vậy, lúc ban đầu bóng tối dần buông xuống, rồi bao phủ trọn
vẹn; giống như là bị điếc, nghe được ngày càng ít hơn cho tới khi một sự im lặng
khủng khiếp bao trùm lấy bạn, cho tới khi bạn chẳng thể phát ra một âm thanh
nào nhằm phá vỡ sự yên lặng này. Nó có cảm giác như thể quần áo của bạn
dần dần biến thành gỗ trên cơ thể bạn, một sự cứng ngắc nơi khuỷu tay và đầu
gối dần biến thành một sức nặng khủng khiếp và sự cô lập bất động sẽ làm bạn
héo mòn và vào một lúc nào đó sẽ hủy hoại bạn.  

Cha đến nhà của tôi cùng với một người bạn của tôi, cùng với cả em trai và vị
hôn thê của cậu ấy. Thật may, cha tôi có sẵn chiều khóa nhà. Suốt hai ngày tôi
chưa ăn gì, và họ cố cho tôi ăn một ít súp. Mọi người nghĩ rằng tôi hẳn phải bị
nhiễm một thứ virus gì kinh khủng lắm. Tôi ăn một thìa rồi nôn thốc ra khắp
người mình. Tôi không thể ngừng khóc. Tôi căm ghét ngôi nhà này nhưng chẳng
thể rời đi. Ngày hôm sau, bằng cách nào đó, tôi cũng cố tới được văn phòng của
bác sĩ tâm lý. “Tôi nghĩ rằng tôi cần phải uống thuốc thôi,” tôi nói, nhấn mạnh
những lời ấy. “Tôi rất tiếc,” bà ấy nói, và gọi cho một nhà tâm thần dược học,
người đồng ý sẽ gặp tôi sau một giờ nữa. Cuối cùng bà ấy, dù rất chậm trễ, cũng
nhận ra rằng chúng tôi cần phải gọi giúp đỡ. Theo lời của một nhà phân tích tâm
lý mà tôi biết, vị cấp trên của của ông ấy kể rằng vào những năm 1950, nếu như
anh muốn bắt đầu cho một bệnh nhân dùng thuốc, thì anh cần phải dừng việc
phân tích tâm lý lại. Phải chăng chính sự nệ cổ ấy đã cho phép bác sĩ tâm lý của
tôi khuyến khích tôi tránh xa việc dùng thuốc? Hay là bà đã quá tin vào cái vẻ bề
ngoài mà tôi cố gắng duy trì? Tôi không biết được.

Nhà tâm thần dược học như thể vừa bước ra từ một bộ phim về quá khứ: văn
phòng của ông có giấy dán tường màu vàng mù tạt nhạt in hình những chiếc
bánh nướng và hàng chồng sách với những tựa đề như Addicted to Misery[1] và
Suicidal Behavior: The Search for Psychic Economy[2]. Ông ấy tầm bảy mươi
tuổi, hút xì gà, có chất giọng của người Trung Âu, và mang dép đi trong nhà.
Ông có lối cư xử lịch lãm của thời tiền chiến và một nụ cười tử tế. Ông hỏi nhanh
tôi một loạt các câu hỏi – tôi cảm thấy gì vào buổi sáng và buổi chiều? Tôi thấy
khó khăn như thế nào với việc có thể cười trước một điều gì đó? Tôi có biết là tôi
sợ hãi điều gì không? Liệu giấc ngủ của tôi có bị gián đoạn và cơn thèm ăn của
tôi có thay đổi không? – và tôi cố gắng hết mức có thể để trả lời các câu hỏi của
ông. “Ôi chà,” ông bình tĩnh nói khi tôi thổ lộ nỗi sợ hãi của mình. “Thực ra là rất
bình thường. Cậu đừng lo lắng, chúng ta sẽ khiến cậu nhanh chóng bình phục.”
Ông kê đơn thuốc với Xanax, rồi cân nhắc một chút và ghi ra Zoloft. Ông hướng
dẫn tôi về việc sử dụng các loại thuốc. “Cậu hãy quay lại đây vào ngày mai nhé,”
ông mỉm cười. “Thuốc Zoloft đôi khi không hiệu quả. Xanax sẽ làm dịu sự lo lắng
của cậu ngay lập tức. Đừng lo về khả năng gây nghiện của nó hay những điều
tương tự, vì đó không phải là vấn đề của cậu vào lúc này. Khi mà ta đã phần nào
xua đi được nỗi bất an, ta sẽ thấy rõ được chứng trầm cảm hơn và sẽ tập trung
vào nó. Đừng lo, cậu có nhóm triệu chứng rất điển hình.”

Ngày đầu tiên dùng thuốc, tôi chuyển tới ở cùng cha. Khi ấy cha tôi đã gần bảy
mươi tuổi, và hầu hết đàn ông ở cái lứa tuổi ấy không thể dễ dàng chịu đựng
những thay đổi hoàn toàn trong cuộc sống. Cha của tôi không chỉ xứng đáng
được ca ngợi vì sự hi sinh cao cả của ông, mà còn bởi sự linh hoạt trong tâm trí
và tinh thần đã cho phép ông tìm ra cách để làm chỗ dựa tinh thần cho tôi trong
những thời điểm khó khăn, và cả bởi sự dũng cảm đã giúp ông trở thành chỗ
dựa tinh thần cho tôi nữa. Ông tới đón tôi ở phòng khám và đưa tôi về nhà. Tôi
không mang theo quần áo sạch để thay, nhưng tôi thật sự không cần tới chúng
vì suốt một tuần sau đó tôi hiếm khi nào rời khỏi giường. Vào thời điểm ấy,
hoảng loạn là thứ cảm giác duy nhất mà tôi có. Xanax sẽ giúp đẩy lùi cơn hoảng
loạn nếu như tôi uống đủ liều, nhưng đủ liều của thứ thuốc ấy cũng đủ để khiến
tôi hoàn toàn rơi vào giấc ngủ trầm, hỗn loạn, mơ nhiều. Những ngày ấy diễn ra
như thế này: tôi thức dậy, biết rằng tôi đang trải qua sự hoảng loạn tột độ. Tất cả
những gì tôi muốn chỉ là uống đủ thuốc chống hoảng loạn để tôi có thể quay trở
lại với giấc ngủ, và rồi tôi muốn ngủ cho tới tận khi tôi khỏe lại. Khi tôi thức dậy
vào vài giờ sau đó, tôi lại muốn dùng thêm thuốc ngủ. Việc tự sát, cũng giống với
việc tự mặc đồ, là quá đỗi phức tạp để đưa vào tâm trí tôi; tôi không dành hàng
giờ để nghĩ về việc tôi có thể làm điều đó như thế nào. Tất cả những gì tôi muốn
ở “nó” là dừng lại; tôi thậm chí còn chẳng thể nói rõ “nó” là cái gì. Tôi không thể
nói nhiều; các từ ngữ, vốn là điều quá đỗi quen thuộc với tôi, dường như bỗng
nhiên trở thành phép ẩn dụ vô cùng phức tạp, khó hiểu khiến cho việc sử dụng
chúng đòi hỏi nhiều năng lượng hơn so với mức mà tôi có thể gom góp được.
“Chứng bệnh u sầu dẫn đến việc mất đi ý nghĩa … tôi trở nên câm lặng và tôi
chết,” Julia Kristeva[3] từng viết. “Những kẻ mắc chứng u sầu là những kẻ ngoại
quốc trong thứ ngôn ngữ mẹ đẻ của chính mình. Thứ ngôn ngữ chết mà họ nói
phủ bóng đen lên sự tự vẫn của họ.” Trầm cảm, cũng giống như tình yêu, chứa
đựng những điều sáo rỗng, và rất khó để nói về nó mà không rơi vào lối sử dụng
những câu chữ hoa mỹ bóng bẩy; nó sống động đến mức thật khó tin khi biết
rằng những người khác không có chút khái niệm gì về điều tương tự. Có lẽ ngòi
bút của Emily Dickinson là hùng hồn nhất khi viết về cơn suy sụp tinh thần:

Trí óc tôi như có một đám tang[4]

Những người Khóc than đi tới đi lui

Giậm chân—không ngừng—cho tới lúc

Cảm giác ấy vỡ vụn—


Rồi khi tất cả họ đã ngồi xuống,

Buổi Lễ, như một hồi Trống—

Dội mãi—không ngừng—cho tới lúc

Tôi tưởng Tâm trí mình tê liệt—

Rồi sau đó tôi nghe tiếng họ khiêng Hòm

Kẽo kẹt xuyên qua Linh hồn tôi

Vẫn những gót giầy đóng cá ấy,

Rồi Không gian—bắt đầu ngân vang,

Như mọi Tầng Trời là một quả Chuông,

Và Hiện hữu, chỉ là một Vành Tai,

Và tôi, chạy đua cùng Im Lặng, lạ lùng thay

Như thuyền đắm, cô độc, ngay đây—

Rồi một mạn thuyền Lí trí bục vỡ

Tôi rơi xuống, chìm nghỉm—

Vùng vẫy đâu cũng đập phải một Cõi,

Và rồi —không còn biết gì nữa—

Có rất ít bài viết về thực tế rằng những cơn suy sụp tinh thần là hoàn toàn trái
với lẽ thường; trong quá trình tìm kiếm chân giá trị cho chính mình, và tìm kiếm
để đề cao sự đau khổ của những người khác, một người có thể dễ dàng bỏ sót
thực tế này. Tuy nhiên, điều này lại trở nên thật và đúng, và rất đỗi hiển nhiên khi
bạn bị trầm cảm. Một phút trong cơm trầm cảm giống như một năm cuộc đời của
loài chó, bởi vì ở đó tồn tại một ý niệm không chân thực về thời gian. Tôi vẫn
nhớ việc mình nằm bất động trên giường, bật khóc vì quá mức sợ hãi trước việc
phải tắm rửa, và cùng lúc cũng biết rằng việc tắm rửa chẳng có gì để mà sợ hãi.
Trong tâm trí tôi cứ hiện lên những bước hành động riêng rẽ: mày lật người lại
và đặt chân xuống sàn nhà; mày đứng dậy; mày đi từ đây tới phòng tắm; mày
mở cửa phòng tắm ra; mày bước tới bên bồn tắm; mày vặn vòi nước; mày xát xà
phòng lên người; mày tráng người; mày bước ra khỏi bồn tắm; mày lau người;
mày quay về giường. Mười hai bước, mà với tôi dường như còn khó nhọc hơn
cả Đàng Thánh Giá[5]. Nhưng tôi biết rằng, về mặt logic, việc tắm gội là một việc
đơn giản, rằng suốt nhiều năm tôi đã tắm gội mỗi ngày và rằng tôi đã làm điều
này thật chóng vánh và đương nhiên đến nỗi chẳng cần phải bàn luận gì thêm.
Tôi biết rằng mười hai bước này là có thể làm được. Tôi biết rằng tôi thậm chí
còn có thể nhờ người khác giúp tôi thực hiện một vài bước trong đó. Khi nghĩ
vậy tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn hẳn trong giây lát. Một ai đó có thể mở giúp tôi
cửa phòng tắm. Tôi biết tôi có thể tự thực hiện hai hoặc ba bước, vì thế với toàn
bộ sức lực tồn tại trong cơ thể mình tôi ngồi dậy; tôi xoay người và đặt chân
xuống đất; và rồi tôi cảm thấy bất lực và sợ hãi đến nỗi tôi ngã lăn ra và úp mặt
xuống giường, chân tôi vẫn còn ở dưới đất. Thi thoảng tôi lại khóc, không chỉ
thổn thức về những điều mà tôi không làm nổi, mà còn trước cái thực tế rằng
việc tôi không làm được những điều ấy mới xuẩn ngốc làm sao. Trên khắp thế
gian này con người ta vẫn thường tắm rửa mỗi ngày. Tại sao, ôi tại sao, tôi lại
chẳng thể là một trong số họ? Và rồi tôi sẽ nghĩ ra rằng những con người ấy
cũng có gia đình và công việc và tài khoản ngân hàng và hộ chiếu và những dự
định ăn tối và những vấn đề, những vấn đề thực thụ, ung thư và nghèo khổ và
cái chết của con cái họ và nỗi cô đơn và sự thất bại; và nếu đem so sánh thì tôi
gặp phải quá ít vấn đề, ngoại trừ việc tôi không thể lật người lại, cho tới tận vài
giờ sau đó, khi mà cha tôi hoặc một người bạn nào đó ghé qua và đặt giúp chân
tôi lên giường. Và khi ấy, cái ý tưởng về việc tắm rửa sẽ thành ra thật ngớ ngẩn
và thiếu chân thật, và tôi sẽ thấy nhẹ nhõm vì đã có thể đặt lại chân lên giường,
và tôi sẽ nằm an toàn trên giường và cảm thấy thật nực cười. Và đôi khi ở một
phần yên lặng nào đó bên trong con người tôi có một tiếng cười nho nhỏ trước
sự ngớ ngẩn này, và cái khả năng của tôi để thấy được điều đó, tôi nghĩ, chính
là điều đã giúp tôi vượt qua được. Trong tận cùng tâm trí tôi luôn có một tiếng
nói, rõ ràng và từ tốn, nói rằng, đừng ủy mị như vậy nữa; đừng cường điệu hóa
mọi việc lên như thế. Hãy cởi quần áo ra, mặc đồ ngủ vào, lên giường; vào buổi
sáng, hãy thức dậy, và làm bất cứ điều gì cần phải làm. Tôi nghe thấy tiếng nói
ấy vào mọi lúc, tiếng nói ấy giống như là giọng nói của mẹ. Có một nỗi buồn và
nỗi cô đơn khủng khiếp khi tôi ngẫm lại về những thứ đã mất đi. “Liệu có một ai –
ngoại trừ nhân viên đầy nhiệt huyết của một trung tâm văn hóa mới mở, mà là
bất kỳ ai, kể cả bác sĩ nha khoa của tôi nữa – bận tâm tới việc tôi đã rút khỏi
cuộc chơi?” Daphne Merkin[6] viết như vậy trong một bài tự luận về cơn trầm
cảm của mình. “Liệu người ta có than khóc vì tôi nếu như tôi không bao giờ trở
lại, chẳng bao giờ nữa quay về vị trí của mình?”

Đến tối, tôi đã có thể xuống được giường. Hầu hết cơn trầm cảm đều xuất hiện
một lần trong ngày, khá hơn vào thời điểm trong ngày và rồi lại trở nặng vào buổi
sáng. Vào bữa tối, tôi cảm thấy không thể ăn nổi, nhưng tôi có thể dậy và ngồi
trong bếp cùng với cha mình, người đã hủy bỏ mọi kế hoạch để ở bên tôi. Tôi
cũng có thể nói chuyện vào khi ấy. Tôi cố gắng giải thích điều này diễn ra như
thế nào. Cha gật đầu, cam đoan với tôi rằng nó sẽ qua đi, và cố ép tôi ăn. Ông
cắt nhỏ thức ăn cho tôi. Tôi bảo ông rằng đừng đút cho tôi, tôi không phải là đứa
trẻ năm tuổi, nhưng khi tôi không thể dùng nĩa để xiên miếng thịt cừu trong đĩa
của mình, ông đã giúp tôi. Trong suốt lúc ấy, ông nhớ lại việc cho tôi ăn hồi tôi
còn nhỏ xíu, và ông bắt tôi hứa, đùa thôi, rằng tôi sẽ cắt thịt cừu cho ông khi ông
đã già và rụng hết răng. Ông đã liên hệ với vài người bạn của tôi, vài người đã
gọi cho tôi, và sau bữa tối tôi cảm thấy đủ khỏe để gọi lại cho họ. Đôi khi, một
người sẽ tới thăm sau bữa tối. Lạ thay, tôi thường có thể đi tắm trước khi lên
giường đi ngủ! Và kể cả khi vượt qua được sa mạc mà không uống giọt nước
nào cũng chẳng thể tuyệt vời hơn cái chiến thắng và sự sạch sẽ ấy. Trước khi
ngủ, thuốc Xanax đã phát huy tác dụng nhưng tôi vẫn chưa buồn ngủ, tôi sẽ nói
đùa với cha và với các bạn mình về căn bệnh này, và sự thân mật hiếm hoi xoay
quanh căn bệnh ấy sẽ khiến nó hiện hữu ở trong căn phòng, và đôi khi tôi lại
cảm thấy quá nhiều và lại khóc, và rồi sẽ đến lúc phải tắt đèn, để tôi có thể quay
về với giấc ngủ. Đôi khi những người bạn thân thiết sẽ ngồi lại bên tôi cho tới lúc
tôi thiếp đi. Một người bạn từng nắm lấy tay tôi trong lúc cô ấy hát một khúc hát
ru. Có những tối, cha sẽ đọc cho tôi nghe từ những quyển sách mà ông từng đọc
cho tôi hồi tôi còn nhỏ. Tôi sẽ ngăn ông lại. “Hai tuần trước, con vừa mới phát
hành cuốn tiểu thuyết của con,” tôi nói. “Con từng làm việc mười hai tiếng liền và
tới bốn bữa tiệc trong cùng một buổi tối, vào một số ngày. Có chuyện gì đang
xảy ra thế?” Cha sẽ khẳng định với tôi, một cách vui vẻ, rằng tôi sẽ sớm có thể
làm được điều đó. Ông cũng sẽ nói với tôi rằng tôi sẽ sớm tự xây được cho mình
một chiếc máy bay từ đống bột nhão và dùng nó để bay tới Hải vương tinh, đối
với tôi điều ấy rõ ràng đến mức dường như cuộc đời thực của tôi, cái cuộc đời
mà tôi từng sống trước đây, đã hoàn toàn chấm dứt. Lúc này hay lúc khác, cơn
hoảng loạn sẽ biến mất trong chốc lát. Và một nỗi tuyệt vọng bình thản xuất hiện.
Sự không thể giải nghĩa nổi của toàn bộ những điều này đã chối bỏ mọi thứ
logic. Thật vô cùng xấu hổ khi phải nói với người khác rằng tôi bị trầm cảm, khi
mà cuộc đời tôi dường như có quá nhiều điều tốt đẹp và tình yêu và sự thoải mái
về vật chất; với tất cả mọi người ngoại trừ những người bạn thân của tôi, tôi đã
viện tới thứ “virus nhiệt đới lạ lùng” rằng tôi “phải gói ghém đồ đạc vào hè năm
ngoái và đi du lịch.” Câu hỏi về việc cắt thịt cừu trở thành một biểu tượng đối với
tôi. Bạn tôi, nhà thơ Elizabeth Prince, từng viết

Đêm ấy

đã khuya và ẩm ướt: Khi

New York bước vào tháng Bảy

tôi trốn trong phòng mình,

căm ghét sự chịu đựng lặng câm này.

Sau này tôi đọc được miêu tả của Leonard Woolf về bệnh trầm cảm của
Virginia[7] trong nhật ký của ông: “Nếu để cô ấy một mình, cô ấy sẽ không ăn
uống gì và rồi chết vì đói. Cũng rất nhọc mới có thể khiến cô ấy ăn uống đủ để
đảm bảo sức khỏe. Xâm chiếm sự điên rồ của cô ấy thường là cảm giác tội lỗi,
thứ bản chất khởi nguyên và chặt chẽ mà tôi không bao giờ có thể phát hiện ra;
nhưng nó tác động theo một cách riêng biệt đến thức ăn và việc ăn uống. Ở giai
đoạn cấp tính ban đầu, muốn tự sát của chứng trầm cảm, cô ấy sẽ ngồi hàng giờ
và chôn mình trong nỗi u sầu tuyệt vọng, yên lặng, không hề phản ứng trước bất
kỳ lời nói nào dành cho cô ấy. Khi tới bữa ăn, cô ấy sẽ chẳng để ý đến việc trên
đĩa của mình có những thứ gì. Tôi thường có thể khiến cô ấy ăn một lượng nhất
định, nhưng đấy là cả một sự chật vật. Mọi bữa ăn đều mất tới một hay hai tiếng;
tôi phải ngồi bên cạnh cô ấy, đặt một cái thìa hay cái nĩa vào trong tay cô ấy, và
luôn luôn phải nhẹ nhàng yêu cầu cô ấy ăn và cùng lúc chạm vào tay hay cánh
tay của cô ấy. Cứ khoảng mỗi năm phút cô ấy sẽ tự động ăn một thìa đầy.”

Khi bị trầm cảm, bạn thường được bảo rằng khả năng nhận định của bạn đã bị
tổn hại, nhưng một phần của chứng trầm cảm chính là sự tác động của nó tới
nhận thức. Rằng việc bạn bị suy sụp tinh thần không có nghĩa là cuộc đời bạn
không phải là một mớ hỗn độn. Nếu có những vấn đề mà bạn đã có thể lảng
tránh hoặc đi đường vòng trong nhiều năm, chúng sẽ quay trở lại và xuất hiện
ngay trước mặt bạn, và một khía cạnh của trầm cảm chính là sự nhận biết sâu
sắc rằng những lời an ủi của bác sĩ khi cam đoan rằng chẳng qua là sự phán
đoán của bạn gặp vấn đề là hoàn toàn không đúng. Bởi vì khi ấy bạn sẽ chạm
vào những điều thật sự kinh khủng trong cuộc đời mình. Bạn có thể chấp nhận
tương đối rằng về sau này, khi các loại thuốc đã phát huy tác dụng, bạn sẽ có
thể khỏe hơn để đối phó với những điều khủng khiếp ấy, nhưng bạn sẽ chẳng
thể hoàn toàn thoát khỏi nó. Khi bạn bị trầm cảm, quá khứ và tương lai hòa vào
khoảnh khắc hiện tại, như là thế giới của một đứa trẻ ba tuổi vậy. Bạn không thể
nhớ ra lúc nào bạn cảm thấy khá hơn, hay ít nhất là cũng chẳng rõ rằng; và bạn
chắc chắn chẳng thể hình dung về một thời điểm trong tương lai khi mà bạn sẽ
cảm thấy khá hơn. Cảm thấy khó chịu, thậm chí là cực kỳ khó chịu, là một trải
nghiệm mang tính tạm thời, trong khi trầm cảm là vĩnh viễn. Những cơn suy sụp
tinh thần khiến bạn không còn nhìn nhận được bất cứ điều gì.

Có rất nhiều điều xảy ra trong một giai đoạn trầm cảm. Có những thay đổi trong
chức năng của chất dẫn truyền thần kinh: sự thay đổi trong chức năng của
synap; sự tăng lên hay giảm đi của tính dễ kích thích của các neuron; thay đổi
biểu hiện gen; sự giảm mức chuyển hóa ở thùy trán (thường xuyên) hoặc giảm
chuyển hóa ở cùng một khu vực; sự tăng tuyến giáp mà sản sinh ra hormone
(TRH); sự gián đoạn chức năng của hạch hạnh nhân và có thể là cả vùng dưới
đồi (các khu vực trong não); thay đổi mức độ của melatonin (một loại hormone
mà tuyến tùng tiết ra từ chất serotonin); sự tăng lên của chất prolactin (lactat
tăng ở những người có khuynh hướng lo lắng bất an sẽ dẫn đến những cơn
hoảng loạn); làm giảm nhiệt độ cơ thể trong hai mươi bốn giờ; sự biến đổi trong
việc tiết ra chất cortisol trong hai mươi bốn giờ; gián đoạn của sự kết nối giữa
đồi thị, hạch đáy não, và thùy trán (một lần nữa, các trung tâm nằm ở bộ não);
sự tăng lưu lượng máu đến thùy trán của bán cầu não trội; giảm lưu lượng máu
tới thùy chẩm (kiểm soát thị lực); làm giảm dịch tiết dạ dày. Rất khó để có thể
biết được điều gì đã gây ra toàn bộ những hiện tượng này. Đâu là nguyên nhân
dẫn đến trầm cảm; đâu là triệu chứng; đâu chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Bạn
có thể cho rằng sự tăng lên của mức độ TRH có nghĩa là TRH đã gây ra những
cảm xúc xấu, nhưng thực ra sử dụng TRH liều cao có thể là một phương pháp
điều trị tạm thời hiệu quả đối với chứng bệnh trầm cảm. Bởi vì hóa ra, cơ thể bắt
đầu sản sinh ra TRH trong suốt giai đoạn trầm cảm vì khả năng chống trầm cảm
của nó. Và TRH, nhìn chung không phải là một chất chống trầm cảm, có thể
được tận dụng như là một chất chống trầm cảm tức thời sau một giai đoạn trầm
cảm nặng bởi vì bộ não, mặc dù gặp phải rất nhiều vấn đề trong cơn trầm cảm,
cũng đồng thời trở nên đặc biệt nhạy cảm với những thứ có thể giúp giải quyết
các vấn đề đó. Các tế bào não thay đổi chức năng của chúng một cách dễ dàng,
và trong một giai đoạn trầm cảm, tỷ lệ giữa sự thay đổi bệnh lý (mà dẫn tới trầm
cảm) và sự thích nghi (chống lại nó) sẽ quyết định việc bạn tiếp tục mắc bệnh
hay khỏe lại. Nếu như bạn sử dụng các loại thuốc mà lợi dụng hoặc hỗ trợ các
yếu tố thích nghi đủ để áp đảo các yếu tố bệnh lý, thì bạn sẽ thoát khỏi cái chu
kỳ này và bộ não của bạn có thể quay trở lại với những thói quen thường nhật
của nó.      

Bạn càng bị trầm cảm nhiều lần, thì bạn sẽ càng có nguy cơ bị trầm cảm nhiều
lần hơn nữa, và nhìn chung những cơn trầm cảm, theo thời gian, sẽ ngày càng
nặng và diễn ra gần nhau hơn. Sự leo thang này là một manh mối về việc căn
bệnh này diễn ra như thế nào. Cuộc tấn công ban đầu của trầm cảm thường liên
quan tới sự kiện gây kích động hoặc bi kịch; những người có gen tố bẩm mắc
phải chứng trầm cảm là, như Kay Jamison – một nhà tâm lý học uy tín với những
bài viết, mang tính học thuật lẫn phổ thông, đã có công lớn trong việc làm thay
đổi suy nghĩ của công chúng về chứng rối loạn cảm xúc – đã nhận xét, “một giàn
thiêu khô khốc và giòn tan, trơ khấc trước những tàn lửa không thể tránh được
phát ra từ đời sống.” Sự tái phát ở một khía cạnh nào đó đã phá vỡ hoàn cảnh.
Nếu như bạn kích thích sự co giật của một con vật mỗi ngày, sự co giật ấy cuối
cùng sẽ trở thành một thứ phản xạ; con vật sẽ trải qua cơn co giật một lần mỗi
ngày bất kể bạn có dừng việc kích thích lại hay không. Cũng tương tự như vậy,
bộ não đã trải qua cơn trầm cảm một vài lần sẽ tiếp tục quay lại với trầm cảm hết
lần này đến lần khác. Điều này gợi ý rằng trầm cảm, dù xuất phát từ một bi kịch
bên ngoài, cũng hoàn toàn làm thay đổi cấu trúc, cũng như là sinh hóa của bộ
não. “Vì thế nó không phải là một chứng bệnh vô hại như chúng ta vẫn tưởng,”
Robert Post, truởng khoa Tâm sinh học của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia
(National Institute of Mental Health – NIMH) giải thích. “Nó có khuynh hướng sẽ
tái phát; nó có khuynh hướng sẽ trở nặng; và vì thế một người nên có tâm lý
chuẩn bị sẵn sàng trước việc phải đối mặt nhiều lần với cơn trầm cảm và cân
nhắc tới các liệu pháp ngừa bệnh về mặt dài hạn nhằm tránh những hậu quả
khủng khiếp.” Kay Jamison vỗ mạnh vào bàn khi nói đến chủ đề này. “Trầm cảm
không phải là một thứ vô hại. Anh biết đấy, bên cạnh việc ở trong tình trạng đau
khổ, kinh sợ, bất lực, đa phần, nó cũng giết chết con người ta. Không chỉ qua
việc tự vẫn thôi đâu, mà còn thông qua việc làm tăng nhịp tim, làm giảm khả
năng miễn dịch, v.v.” Thông thường, các bệnh nhân có phản ứng với thuốc sẽ
ngừng phản ứng nếu họ cứ liên tục uống rồi ngừng thuốc; với mỗi một cơn trầm
cảm, có 10% nguy cơ rủi ro tăng lên của việc trầm cảm sẽ trở thành chứng bệnh
mãn tính và không thể thoát khỏi. “Nó gần giống như căn bệnh ung thư nguyên
phát mà rất nhạy cảm với thuốc, nhưng mà một khi căn bệnh đã di căn, thì nó
không phản ứng với thuốc nữa,” Post giải thích. “Nếu như anh gặp phải quá
nhiều cơn trầm cảm, nó sẽ biến đổi hệ hóa sinh của cơ thể anh theo chiều
hướng xấu, có thể là mãi mãi. Khi đó, nhiều chuyên gia điều trị vẫn tiếp tục tìm
kiếm theo một hướng hoàn toàn sai lầm. Nếu giờ đây các cơn trầm cảm diễn ra
một cách tự động, thì việc lo lắng tới tình huống gây khó chịu đã đẩy lùi quá trình
ban đầu nào có ích gì? Khi ấy đã là quá muộn.”  Đó chính là ý nghĩa của việc
sửa chữa chỉ có thể tạo ra những mảnh chắp vá mà chẳng bao giờ có thể trả lại
sự nguyên vẹn như trước nữa.   

Ba sự việc riêng biệt – việc giảm thụ thể serotonin; tăng cortisol, một hormone
gây căng thẳng thần kinh; và trầm cảm – có liên quan đến nhau. Trình tự của
chúng vẫn còn chưa được rõ: đó gần như là câu chuyện đau buồn về gà con, gà
mái và quả trứng. Nếu bạn làm tổn thương hệ thống serotonin trong não của
động vật, mức độ cortisol sẽ tăng lên. Nếu bạn làm tăng mức cortisol, chất
serotonin sẽ giảm xuống. Nếu bạn khiến một người bị căng thẳng, yếu tố giải
phóng corticotropin (corticotropin releasing factor - CRF) tăng lên và dẫn tới mức
độ cortisol tăng cao. Nếu bạn làm cho một người bị căng thẳng, mức độ
serotonin sẽ giảm xuống. Vậy điều này có nghĩa là gì? Cốt lõi của thập kỷ này là
serotonin, và biện pháp được sử dụng nhiều nhất để chữa trầm cảm ở nước Mỹ
là tăng cường mức độ hoạt động của serotonin trong não. Mỗi khi bạn tác động
tới serotonin, bạn cũng làm biến đổi hệ thống căng thẳng và làm thay đổi mức độ
của cortisol có trong não. “Tôi không nói rằng cortisol là nguyên nhân gây ra trầm
cảm,” Elizabeth Young – một chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này tại trường
Đại học Michigan, cho biết, “nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm một tình trạng
nhỏ và tạo ra một hội chứng thực sự.” Cortisol, một khi được sinh ra, sẽ liên kết
với các thụ thể glucocorticoid trong não. Các loại thuốc chống trầm cảm làm tăng
số lượng thụ thể glucocorticoid này – mà sau đó chúng sẽ hấp thụ lượng cortisol
dư thừa đang trôi nổi xung quanh đó. Điều này là vô cùng quan trọng đối với sự
điều tiết của toàn cơ thể. Thụ thể glucocorticoid thực sự có khả năng bật và tắt
một số gen, và khi bạn có một số thụ thể liên quan bị tràn ngập trong quá nhiều
cortisol, hệ thống sẽ bị quá tải. “Nó giống như là một hệ thống sưởi,” Young nói.
“Nếu bộ phận cảm ứng nhiệt của bộ ổn nhiệt nằm ở điểm giá lạnh, máy sưởi sẽ
không bao giờ tắt cho dù thực tế trong căn phòng đang rất nóng bức. Nếu như
anh đặt thêm một vài cái cảm ứng nhiệt quanh căn phòng, anh có thể khiến cho
hệ thống hoạt động bình thường trở lại.”

Trong những trường hợp thông thường, mức độ cortisol tuân theo các quy tắc
khá đơn giản. Mô hình sinh học của cortisol là tăng lên vào buổi sáng (là thứ
khiến bạn rời khỏi giường) và rồi giảm xuống trong ngày. Ở những bệnh nhân
trầm cảm, cortisol có khuynh hướng duy trì ở mức cao suốt cả ngày. Đã có trục
trặc nào đó với các mạch ức chế mà đáng lẽ ra phải dừng việc sản sinh ra chất
cortisol lại trong ngày, và đây có thể là một phần lý do tại sao cảm giác giật mình
khi tỉnh giấc xảy ra vào buổi sáng lại tiếp tục kéo dài cả ngày đối với những
người bị trầm cảm. Có thể kiểm soát trầm cảm bằng cách giải quyết trực tiếp hệ
thống cortisol, thay vì tác động tới nó thông qua hệ thống serotonin. Dựa trên
nghiên cứu cơ bản được thực hiện tại Michigan, các nhà nghiên cứu ở nơi khác
đã chữa cho các bệnh nhân kháng trị với thuốc chống trầm cảm bằng
ketoconazole, một loại thuốc làm giảm cortisol, và gần như 70 phần trăm số
bệnh nhân này cho thấy sự cải thiện rõ rệt. Hiện tại, ketoconazole gây ra quá
nhiều tác dụng phụ để được xem là loại thuốc chống trầm cảm hiệu quả, nhưng
có rất nhiều công ty dược lớn đang nghiên cứu những loại thuốc liên quan có thể
sẽ không mang lại những tác động tiêu cực ấy. Tuy nhiên, sự điều trị như vậy
cần phải được tiến hành cẩn trọng bởi vì chất cortisol là cần thiết cho phản ứng
chiến đấu-hoặc-bỏ chạy; cho năng lượng tiết ra do tuyến thượng thận là thứ giúp
cho một người có thể chiến đấu khi đối mặt với khó khăn; cho sự kháng viêm;
cho việc ra quyết định và sự quyết tâm; và quan trọng hơn cả, là trong việc khiến
hệ thống miễn dịch hoạt động khi gặp phải một căn bệnh truyền nhiễm.

Các nghiên cứu về cấu trúc của cortisol gần đây đã được thực hiện trên khỉ đầu
chó và kiểm soát viên không lưu. Những con khỉ đầu chó có lượng cortisol cao
trong một thời gian dài có khuynh hướng bị hoang tưởng, không thể phân biệt
giữa một mối đe dọa thực tế và một tình huống khó chịu nhẹ, như là sẽ đánh
nhau quyết liệt vì một quả chuối nằm gần một cái cây với những trái chín sai trĩu
trịt như thể đấy là vấn đề sống còn của chúng vậy. Với những kiểm soát viên
không lưu, ở những người có tinh thần khỏe mạnh có sự tương liên giữa mức
độ mà họ phải làm việc thêm giờ và mức độ chất cortisol của cơ thể họ, trong khi
những người ở trong tình trạng tâm lý kém có mức cortisol tăng vọt và đạt mức
báo động cao trong mọi tình huống. Khi mà sự tương liên giữa stress/cortisol bị
bóp méo, bạn có thể trở nên kích động thái quá trước những trái chuối; bạn sẽ
thấy rằng mọi thứ diễn ra với bạn thật là căng thẳng. “Và đó chính là một dạng
của trầm cảm, và rồi dĩ nhiên bản thân việc bị trầm cảm cũng vô cùng căng
thẳng,” Young nhận xét. “Đó là một vòng xoắn ốc đi xuống.”

Một khi bạn bị căng thẳng đủ để gây ra một sự tăng thêm kéo dài của mức độ
cortisol trong cơ thể bạn, hệ thống cortisol của bạn sẽ bị hủy hoại, và trong
tương lai nó sẽ không dễ dàng dừng lại một khi nó đã được kích hoạt. Do đó, sự
dâng cao của chất cortisol sau một tổn thương tinh thần nhỏ có thể sẽ không trở
lại bình thường như là nó vẫn thường diễn ra trong những tình huống thông
thường. Cũng giống như bất kỳ thứ gì từng bị hỏng một lần, hệ thống cortisol sẽ
có xu hướng bị phá vỡ hết lần này tới lần khác, dưới sức ép ngày càng nhẹ hơn.
Những người bị nhồi máu cơ tim sau một căng thẳng về thể chất sẽ có khả năng
tái phát rất lớn ngay cả khi đang ngồi trên ghế bành – trái tim lúc này đã hơi kiệt
sức, và đôi khi nó chỉ đơn giản là bỏ cuộc dù không căng thẳng mấy. Điều tương
tự cũng xảy ra đối với tâm trí của chúng ta.   

Thực tế là những thứ như là thuốc men không hề mâu thuẫn với căn nguyên tâm
lý xã hội. “Vợ tôi là bác sĩ điều trị rối loạn tuyến nội tiết,” Juan López – một đồng
nghiệp của Young nói, “và cô cô ấy có bệnh nhân là những đứa trẻ bị bệnh tiểu
đường. Vâng, tiểu đường rõ ràng là một chứng bệnh của tuyến tụy, nhưng
những yếu tố bên ngoài lại tác động tới nó. Không chỉ những gì mà anh ăn vào,
mà còn là việc anh căng thẳng ra sao – những đứa trẻ sống trong những gia
đình cực kỳ tồi tệ thường sẽ phát điên và lượng đường trong máu của chúng sẽ
bị rối loạn. Thực tế rằng điều này xảy ra không hề khiến cho tiểu đường trở
thành một căn bệnh tâm lý.” Trong lĩnh vực trầm cảm, căng thẳng tâm lý gây ra
biến đổi về mặt sinh học và ngược lại. Nếu một người bị căng thẳng thần kinh tột
độ, CRF được giải phóng và thường kiến tạo nên thực tế sinh học của bệnh trầm
cảm. Các kỹ thuật tâm lý nhằm ngăn ngừa bản thân bạn khỏi việc bị căng thẳng
quá độ có thể giúp bạn giữ cho mức CRF cũng như mức cortisol của mình ở
mức thấp. “Anh có những gen của mình,” López nói, “và anh chẳng thể làm gì
được với điều đó. Nhưng đôi khi anh có thể kiểm soát cách chúng bộc lộ bản
thân.”

 ----------------------
[3] Julia Kristeva (sinh ngày 24 tháng 6 năm 1941) là nhà phân tâm học, phê
bình văn học, triết học, nữ quyền và là một tiểu thuyết gia nổi tiếng sinh ra tại
Sliven, Bulgaria.

[4] Bài thơ số #280 trong chùm thơ của Emily Dickinson. Đây là bản dịch của
dịch giả Trịnh Lữ: https://trinhlu.wordpress.com/translations-2/chum-tho-emily-
dickinson/

[5] Đàng Thánh Giá hay Đường Thánh Giá (Latinh: Via Crucis) là một loạt gồm
mười bốn hình ảnh nghệ thuật, thường là điêu khắc, mô tả diễn tiến Cuộc
thương khó của Giêsu, từ khi ngài bị kết án đến khi bị đóng đinh trên thập giá và
cuối cùng là an táng trong hầm mộ.

[6] Daphne Miriam Merkin là một nhà phê bình văn học, nhà tiểu luận và tiểu
thuyết gia người Mỹ. Bà là tác giả của cuốn tiểu thuyết Enchantment (1984) và
hai tập tiểu luận Dreaming of Hitler (1997) và The Fame Lunches (2014), và một
cuốn hồi ký This Close to Happy: A Reckoning With Depression (2017).

[7] Chỉ nhà văn Virginia Woolf

Con quỷ giữa ban trưa - Chương 2.3


access_timeMar 10, 2019 personRubi folder_open Sức Khỏe Tinh Thần Trầm Cảm

Trầm cảm là một phản ứng trước những mất mát trong quá khứ, và lo
âu là phản ứng trước mất mát của tương lai.
Ác Quỷ giữa ban trưa
Atlas Về Trầm Cảm

Tác giả: ANDREW SOLOMON


Người dịch: December Child
 

Trong công trình nghiên cứu của mình, López đã quay trở lại với những mô hình
động vật đơn giản nhất. “Nếu anh làm cho một con chuột bị stress,” ông nói, “con
chuột ấy sẽ có lượng hormone stress ở mức cao. Nếu như anh nhìn vào các thụ
thể serotonin của nó, chúng gần như đã bị rối loạn bởi vì stress. Bộ não của một
con chuột bị căng thẳng thần kinh nặng trông rất giống với bộ não của một con
chuột bị trầm cảm. Nếu anh cho nó dùng thuốc chống trầm cảm làm thay đổi
serotonin, cortisol của nó cuối cùng sẽ bình thường trở lại. Như thể ở một số
dạng trầm cảm có liên quan nhiều hơn đến tế bào thần kinh có thể giải phóng
serotonin,” López nói, “và một số thì liên quan đến cortisol hơn, và hầu hết các
trường hợp là sự pha trộn của cả hai độ nhạy này theo một cách nào đó. Sự
giao thoa của hai hệ thống này là một phần của sinh lý bệnh học.” Các thí
nghiệm trên chuột đã cho ta thấy được vài điều, nhưng vỏ não trước trán, khu
vực của bộ não mà con người sở hữu và khiến cho chúng ta phát triển hơn loài
chuột, cũng chứa rất nhiều thụ thể cortisol, và chúng có lẽ cũng liên quan đến sự
phức tạp của chứng bệnh trầm cảm ở người. Bộ não của những người từng tự
tử cho thấy mức độ cực kỳ cao của chất CRF – “nó vô cùng cao, như thể là họ
đã bơm vào chất đó vậy.” Tuyến thượng thận của họ lớn hơn hẳn so với những
người chết bởi những nguyên nhân khác bởi vì mức độ cao của chất CRF đã
thực sự dẫn tới sự mở rộng của hệ thống thượng thận. Nghiên cứu gần đây nhất
của López chỉ ra rằng các nạn nhân tự tử thực sự cho thấy sự giảm sút đáng kể
của các thụ thể cortisol ở vỏ não trước trán (có nghĩa là chất cortisol ở khu vực
đó không được dọn sạch nhanh như mong muốn). Bước tiếp theo, López nói, là
nhìn vào bộ não của những người phải chịu sức ép vô cùng lớn và những người
có thể vượt qua nó. “Hóa sinh của cơ chế đối phó của họ là gì?” López đặt ra
câu hỏi. “Làm thế nào mà họ có thể duy trì khả năng phục hồi như vậy? Mô hình
giải phóng CRF trong não họ là gì? Các thụ thể của họ trông ra sao?”

John Greden, trưởng khoa của López và Young, lại tập trung vào những tác
động lâu dài của việc duy trì căng thẳng và những cơn trầm cảm. Nếu như bạn
có quá nhiều stress và mức cortisol quá cao trong một thời gian quá dài, bạn sẽ
bắt đầu hủy hoại những neuron kiểm soát vòng hồi tiếp và giảm mức cortisol
xuống sau khi stress đã được xử lý. Rốt cuộc, điều này dẫn đến tổn thương
vùng đồi thị và hạch hạnh nhân, làm mất các mô mạng lưới thần kinh. Bạn càng
ở lâu trong tình trạng trầm cảm, bạn càng chịu tổn thương nặng nề hơn, mà có
thể dẫn đến biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên: thị lực của bạn bắt đầu
giảm xuống và mọi thứ khác đều có thể gặp phải vấn đề. “Điều này phản ánh
một sự thật hiển nhiên rằng chúng ta không chỉ cần phải điều trị trầm cảm khi nó
xuất hiện,” Greden nhấn mạnh, “mà còn cần phải ngăn ngừa nó tái phát. Cách
tiếp cận của chúng ta đối với sức khỏe cộng đồng ở thời điểm này là rất sai lầm.
Những người bị trầm cảm tái phát cần phải dùng thuốc suốt đời, chứ không phải
là dùng rồi lại ngưng, bởi vì bên cạnh sự khó chịu của việc phải trải qua nhiều
đau đớn của những cơn trầm cảm, những con người ấy thực sự đang phá hủy
mô thần kinh của chính họ.” Greden hi vọng rằng trong tương lai sự hiểu biết của
chúng ta về những hậu quả đối với cơ thể sẽ dẫn chúng ta đến những chiến
lược giúp loại bỏ điều này. “Có thể chúng ta sẽ thử tiêm chọn lọc một số kích
thích tố tăng trưởng mô thần kinh vào những khu vực nhất định của bộ não để
làm một số loại mô sinh sản và phát triển. Có lẽ chúng ta sẽ sử dụng các biện
pháp kích thích khác, như là kích thích từ hoặc dòng điện, để kích thích sự phát
triển ở những khu vực nhất định.”

Tôi cũng hi vọng là như vây. Việc sử dụng thuốc rất đắt đỏ - không chỉ về mặt
kinh tế mà còn cả về mặt tinh thần nữa. Thật nhục nhã khi phải phụ thuộc vào
chúng. Và việc phải theo dõi việc dùng thuốc và cất giữ các đơn thuốc cũng vô
cùng bất tiện. Và cũng thật là độc hại khi biết rằng nếu thiếu đi những sự can
thiệp vĩnh viễn này bạn sẽ không còn là con người mà bạn vẫn thường cho là
nữa. Tôi không biết tại sao tôi lại cảm thấy như vậy – tôi đeo kính áp tròng và
nếu không có chúng tôi gần như trở nên mù dở, và tôi không hề thấy xấu hổ về
kính áp tròng hay sự cần thiết của chúng đối với tôi (mặc dù nếu được lựa chọn,
thì tôi vẫn chọn có được đôi mắt sáng). Sự hiện diện thường xuyên của những
viên thuốc trầm cảm đối với tôi mà nói chính là một lời nhắc nhở về sự yếu đuối
và không hoàn hảo; và tôi là một kẻ cầu toàn và muốn rằng sự việc không bị
nắm gọn trong lòng bàn tay của Chúa.

Mặc dù những tác dụng đầu tiên của thuốc chống trầm cảm bắt đầu phát huy
hiệu quả sau một tuần dùng thuốc, nhưng phải mất tới sáu tháng mới có thể thu
được lợi ích đầy đủ từ chúng. Zoloft làm tôi cảm thấy rất tệ, vì thế bác sĩ cho tôi
chuyển sang dùng Paxil sau vài tuần. Tôi không quá thích Paxil, nhưng nó có vẻ
hiệu quả và gây ra ít tác dụng phụ với tôi hơn. Mãi tận sau này tôi mới biết rằng
trong khi có hơn 80 phần trăm bệnh nhân trầm cảm có phản ứng với thuốc, thì
chỉ có 50 phần trăm bệnh nhân có phản ứng với loại thuốc đầu tiên được kê cho
họ - hay, thực ra, với bất kỳ một loại thuốc cụ thể nào. Trong khi ấy, là cả một
chu kỳ khủng khiếp: những triệu chứng của trầm cảm gây ra trầm cảm. Sự cô
đơn làm ta phiền muộn, nhưng trầm cảm cũng dẫn đến cô đơn. Nếu như bạn
không thể hoạt động, cuộc đời bạn sẽ vô cùng bề bộn; nếu như bạn không thể
nói chuyện và có hứng thú tình dục, đời sống tình cảm và xã hội của bạn sẽ tan
biến, và điều ấy thật sự gây tuyệt vọng. Trong hầu hết thời gian, tôi khó chịu
trước tất cả mọi thứ để không phải khó chịu trước một điều cụ thể nào; đó là
cách duy nhất giúp tôi có thể chịu được những ảnh hưởng của mất mát, niềm
vui, và phẩm giá mà căn bệnh mang lại cho tôi. Tôi cũng, thật phiền phức, có
một chuyến giao lưu đọc sách ngay sau sinh nhật của mình. Tôi phải đi tới các
hiệu sách và các địa điểm khác nhau và phải đứng trước những người lạ để đọc
to cuốn tiểu thuyết mình vừa mới viết. Đấy là cái công thức cho thảm họa, nhưng
tôi quyết tâm phải vượt qua được nó. Trước buổi đọc đầu tiên, ở New York, tôi
ngâm mình bốn giờ trong bồn tắm, và rồi một người bạn thân cũng đang phải vật
lộn với chứng trầm cảm đã giúp tôi giội người bằng nước lạnh. Anh ấy không chỉ
giúp tôi mở vòi nước mà còn giúp tôi thực hiện những việc khó khăn mệt mỏi
như cài khuy áo và kéo khóa quần, và đưa tôi ra ngoài. Rồi tôi tới điểm hẹn và
đọc. Tôi cảm thấy như thể trong miệng mình đầy những phấn rôm, và tôi không
thể nghe rõ, và tôi cứ nghĩ rằng tôi có thể sẽ ngất xỉu, nhưng tôi đã làm được.
Rồi một người bạn khác đưa tôi về nhà, và tôi nằm trên giường suốt ba ngày.
Tôi đã ngừng khóc; và nếu tôi uống đủ Xanax, tôi có thể giữ cho sự căng thẳng
nằm trong tầm kiểm soát. Tôi vẫn thấy những hoạt động thường ngày là bất khả
thi, và tôi thức dậy mỗi ngày trong hoảng loạn, từ rất sớm và phải mất tới vài giờ
mới có thể tạm vượt qua được nỗi sợ hãi để mà rời giường; nhưng tôi có thể
buộc bản thân mình ra ngoài xã hội trong một hay hai giờ mỗi lần.  

Sự xuất hiện của trầm cảm thường chậm, và mọi người dừng lại ở các giai đoạn
khác nhau của nó. Một nhân viên sức khỏe tâm thần miêu tả cuộc đấu tranh
không ngừng nghỉ của bản thân với chứng trầm cảm: “Nó không bao giờ thực sự
rời bỏ tôi, nhưng tôi chiến đấu với nó mỗi ngày. Tôi đang dùng thuốc, và điều
này thực sự có ích, và tôi vừa quyết định rằng tôi sẽ không chịu thua trước nó.
Anh biết đấy, tôi có một cậu con trai cũng phải vật lộn với chứng bệnh này, và tôi
không muốn thằng bé nghĩ rằng đây là một lý do để không có được một cuộc
sống tốt đẹp. Tôi thức dậy mỗi ngày, tôi làm bữa sáng cho các con. Có những
ngày tôi có thể tiếp tục làm việc, nhưng có những ngày tôi phải lên giường nằm
ngay sau đó, nhưng tôi đều thức dậy mỗi ngày. Tôi đến văn phòng này vào một
lúc nào đó trong ngày. Đôi khi tôi muộn một vài giờ, nhưng tôi chưa bao giờ nghỉ
hẳn một ngày vì chứng trầm cảm.” Khuôn mặt cô đẫm nước mắt khi nói những
lời này, nhưng quai hàm cô xiết lại và cô nói tiếp. “Một ngày vào tuần trước tôi
thức dậy và nó thật tệ. Tôi cố gắng xuống giường, đi vào bếp, đếm từng bước
một, để mở tủ lạnh ra. Và rồi tất cả những thứ cần cho bữa sáng ở ngay trong tủ
lạnh, vậy mà tôi chẳng thể với lấy chúng. Khi các con của tôi xuất hiện, tôi chỉ
đứng đó, nhìn chằm chằm vào tủ lạnh. Tôi ghét khi cứ như vậy, khi trở nên như
thế trước mặt các con tôi.” Chúng tôi nói về trận chiến hàng ngày: “Một người
như Kay Jamison, hay một người giống như anh, vượt qua được điều này với rất
nhiều sự giúp đỡ,” cô nói. “Cha mẹ tôi đều đã mất, và tôi đã li dị, và tôi thấy thật
khó khăn khi tìm kiếm sự giúp đỡ.”

Các biến cố cuộc đời thường là tác nhân gây nên trầm cảm. “Một người có khả
năng ít bị trầm cảm trong một hoàn cảnh ổn định hơn nhiều so với một người ở
trong cảnh bấp bênh,” Melvin McInnis của viện Johns Hopkins nhận định.
George Brown, thuộc trường Đại học London là nhà tiên phong trong lĩnh vực
nghiên cứu về các biến cố cuộc đời thì nhận định, “Quan điểm của chúng tôi là
hầu hết trầm cảm đều có nguồn gốc từ sự chống đối xã hội; cũng có cả đặc tính
bệnh nữa, nhưng hầu hết mọi người đều có thể rơi vào chứng trầm cảm điển
hình nếu gặp phải một số tình huống cụ thể. Mức độ tổn thương là khác nhau, dĩ
nhiên là vậy, nhưng tôi cho rằng, có ít nhất hai phần ba dân số phải chịu đủ mức
độ tổn thương.” Dựa trên kết quả nghiên cứu chi tiết mà ông đã thực hiện trong
suốt hai mươi nhăm năm, các sự kiện đe dọa nghiêm trọng cuộc sống chính là
nguyên nhân gây ra trầm cảm ban đầu. Những sự kiện này thường liên quan
đến sự mất mát – sự ra đi của một người được ta quý trọng, của một vai trò, của
một ý tưởng về bản thân ta – và ở mức tệ hại nhất chúng liên quan tới sự nhục
nhã hoặc một cảm giác bế tắc. Trầm cảm cũng có thể bị gây ra bởi sự thay đổi
tích cực. Sinh con, thăng chức, hoặc kết hôn cũng có khả năng gây ra trầm cảm
giống cái chết hoặc sự mất mát.

Theo truyền thống, sẽ có một ranh giới giữa mô hình trầm cảm nội sinh[1] và
trầm cảm phản ứng[2], trầm cảm nội sinh bắt đầu ngẫu nhiên từ bên trong, trong
khi trầm cảm phản ứng là một phản ứng cực đoan trước một tình huống đau
buồn. Sự phân biệt đã gần như biến mất trong thập kỷ qua, vì rõ ràng là hầu hết
các ca trầm cảm đều là sự pha trộn giữa các yếu tố phản ứng và nội sinh.
Russell Goddard, giáo sư trường ĐH Yale, kể cho tôi nghe câu chuyện về cuộc
chiến của ông với trầm cảm: “Tôi dùng thuốc Asendin[3] và nó dẫn đến loạn
thần; vợ tôi phải đưa tôi đến ngay bệnh viện.” Ông có kết quả tốt hơn với
Dexedrine. Chứng trầm cảm của ông thường trở nặng bởi các sự kiện gia đình.
“Tôi biết rằng đám cưới của con trai tôi sẽ gây xúc động,” ông nói với tôi, “và bất
cứ điều gì gây xúc động, dù tốt hay xấu, đều khiến tôi bị tái phát. Tôi muốn có sự
chuẩn bị trước. Tôi luôn ghét cái ý tưởng phải sử dụng đến liệu pháp sốc điện,
nhưng tôi đã tới viện và thực hiện điều đó. Nhưng nó chẳng ích gì. Vào thời
điểm diễn ra đám cưới, tôi chẳng thể rời khỏi giường. Điều ấy khiến tôi vô cùng
đau đớn, nhưng tôi chẳng làm thế nào để tới được đám cưới.” Điều này gây áp
lực khủng khiếp cho gia đình và các mối quan hệ gia đình. “Vợ tôi biết là cô ấy
chẳng thể làm gì để giúp được tôi,” Goddard giải thích. “Cô ấy đã học được rằng
tốt nhất cứ để mặc tôi, tạ ơn Chúa.” Nhưng gia đình và bạn bè thường không thể
làm được điều đó, và không thể cảm thông. Một số người gần như quá nuông
theo. Nếu như bạn đối xử với một người như thể người đó bị tàn tật, thì anh ta
sẽ nhìn nhận bản thân mình như một người tàn tật, và điều đó có thể khiến anh
ta trở nên tàn tật thật, có lẽ là tàn tật hơn cả cái mức mà anh ta thật sự mắc
phải. Sự tồn tại của dược phẩm càng làm tăng thêm sự thiếu khoan dung của xã
hội. “Con có vấn đề ư?” tôi đã từng nghe thấy một phụ nữ nói như vậy với con
trai mình trong bệnh viện. “Con đã uống cái thuốc Prozac đó và con đã khỏi bệnh
và giờ thì con lại gọi cho mẹ.” Xác định chính xác mức độ chịu đựng không chỉ là
cần thiết đối với bệnh nhân mà còn với cả gia đình bệnh nhân nữa. “Người nhà
phải tự bảo vệ mình,” Kay Jamison từng có lần nói với tôi, “trước sự lây lan của
nỗi tuyệt vọng.”

Điều vẫn còn chưa rõ ràng là khi nào thì trầm cảm gây ra các biến cố cuộc đời,
và khi nào thì các biến cố cuộc đời gây ra trầm cảm. Hội chứng và triệu chứng
hòa lẫn vào nhau và gây ra nhau: hôn nhân thất bại dẫn đến biến cố cuộc đời tồi
tệ bởi vì trầm cảm dẫn tới sự gắn kết tệ hại, mà cũng lại là nguyên nhân của
những cuộc hôn nhân tồi tệ. Dựa trên các nghiên cứu được thực hiện ở
Pittsburgh, cơn trầm cảm đầu tiên thường liên quan chặt chẽ tới biến cố cuộc
đời; cơn trầm cảm thứ hai, ít có sự liên quan hơn; và vào lần thứ tư hay thứ năm
thì biến cố cuộc đời hầu như không còn đóng vai trò gì nữa cả. Brown đồng ý
rằng sau một điểm nhất định, trầm cảm “tự nó giải thoát” và trở nên ngẫu nhiên
và nội sinh, tách biệt với các sự kiện trong cuộc sống. Mặc dù hầu hết những
người bị trầm cảm đều đã trải qua những sự kiện đặc trưng, nhưng chỉ có một
phần năm trong số những người đã trải qua những sự kiện kiểu đó sẽ mắc phải
trầm cảm. Rõ ràng là stress làm tăng tỷ lệ trầm cảm. Sự căng thẳng lớn nhất là
sự nhục nhã; tiếp theo đó là sự mất mát. Sự phòng ngự tốt nhất, dành cho
những người có loại gen dễ bị tổn thương, là một “cuộc hôn nhân đủ tốt”, mà sẽ
hấp thụ những sự bẽ bàng đến từ bên ngoài và giúp giảm thiểu chúng. “Tâm lý
xã hội tạo ra sự thay đổi về mặt sinh học,” Brown cho biết. “Vấn đề nằm ở chỗ
sự tổn thương ban đầu phải bị gây ra bởi những sự kiện bên ngoài.”

Chỉ ngay trước khi bắt đầu chuyến đọc sách của mình, tôi bắt đầu dùng thuốc
Navane, một loại thuốc làm giảm rối loạn thần kinh có tác dụng chống lo âu, mà,
chúng tôi hi vọng, sẽ giúp tôi ít phải thường xuyên uống Xanax hơn. Buổi đọc
sách tiếp theo diễn ra ở California. Tôi đã nghĩ rằng tôi không thể đi được; tôi
biết là tôi không thể đi một mình. Cuối cùng, cha tôi đã đưa tôi tới đó; trong khi
tôi ở vào tình trạng lơ mơ vì Xanax, ông đã đưa tôi lên và xuống máy bay, rời
khỏi sân bay, về khách sạn. Tôi bị ảnh hưởng của thuốc nặng đến mức tôi gần
như ngủ thiếp đi, nhưng ở trong trạng thái đó tôi vẫn có thể tự thực hiện những
hoạt động này, điều mà tôi không thể tưởng tượng nổi vào một tuần trước đó.
Tôi biết rằng mình càng tự làm được nhiều việc, thì tôi sẽ càng ít muốn chết, nên
việc đi lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Khi chúng tôi tới San
Francisco, tôi lên giường và ngủ liền mười hai tiếng. Rồi, trong suốt bữa tối đầu
tiên của tôi ở đó, bỗng nhiên tôi cảm thấy nó biến mất. Chúng tôi ngồi trong căn
phòng ăn rộng lớn, ấm cúng của khách sạn, và tôi tự gọi món cho mình. Tôi đã ở
cùng với cha trong nhiều ngày, nhưng tôi chẳng có một khái niệm nào về những
gì diễn ra với cuộc đời ông, ngoại trừ tôi; chúng tôi nói chuyện vào tối đó như thể
vừa mới gặp lại nhau sau vài tháng xa cách. Khi lên đến trên phòng, chúng tôi
tiếp tục nói chuyện cho tới đêm khuya, và khi tôi cuối cùng cũng lên giường đi
ngủ, tôi gần như ở trong cơn phấn khích. Tôi ăn một ít sô-cô-la được bày trong
phòng, viết một bức thư, đọc vài trang sách trong cuốn tiểu thuyết mà tôi mang
theo. Tôi cảm thấy mình đã sẵn sàng trước thế giới.

Sáng ngày hôm sau, tôi cảm thấy tồi tệ như tôi vẫn từng cảm thấy. Cha giúp tôi
rời giường, mở vòi hoa sen cho tôi. Ông cố gắng cho tôi ăn, nhưng tôi quá sợ
hãi để mà nhai thức ăn. Tôi cố gắng uống một ít sữa. Tôi gần như nôn ra mấy
lần, nhưng không làm vậy. Tôi khổ sở với cái cảm giác đau khổ ảm đạm, giống
như điều mà một người sẽ trải qua nếu người đó lỡ đánh rơi và làm vỡ một vật
quý giá. Những ngày này, 0,25 mg Xanax cũng có thể khiến tôi ngủ trong mười
hai tiếng. Ngày hôm ấy, tôi uống 8 mg Xanax và vẫn căng thẳng đến mức chẳng
thể ngồi yên. Vào buổi tối tôi thấy khá hơn nhưng không đỡ được bao nhiêu. Đó
là những gì mà một cơn suy sụp diễn ra ở vào giai đoạn ấy: một bước tiến, hai
bước lùi, hai bước tiến, một bước lùi. Một chiếc hộp của những bước tiến và lùi
là những gì mà bạn sẽ phải trải qua.

Trong suốt giai đoạn tiếp theo, các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm. Tôi cảm
thấy khỏe hơn vào sớm hơn, và lâu hơn, và thường xuyên hơn. Chẳng mấy
chốc, tôi đã tự ăn được. Thật khó để có thể giải thích về việc mất đi một khả
năng đã từng tồn tại, nhưng với tôi nó gần giống như những gì tôi từng hình
dung về cái ngày mình đã rất già. Bà dì Beatrice của tôi thật đáng ngưỡng mộ ở
cái tuổi chín mươi tám, bởi vì bà đã gần chín mươi chín tuổi rồi và hàng ngày, bà
vẫn thức dậy và mặc quần áo. Nếu thời tiết dễ chịu, bà sẽ đi dạo quanh tám khu
nhà. Bà vẫn rất quan tâm tới trang phục của mình của mình, và bà thích buôn
điện thoại hàng tiếng đồng hồ. Bà nhớ hết ngày sinh nhật của mọi người và thỉnh
thoảng bà còn ra ngoài ăn trưa. Khi vượt qua một cơn trầm cảm, bạn sẽ ở vào
cái điểm mà bạn có thể thức dậy và mặc quần áo mỗi ngày. Nếu trời đẹp, bạn có
thể đi dạo, và thậm chí bạn còn có thể dùng bữa trưa ở ngoài. Bạn nói chuyện
điện thoại. Dì Bea không hề thở nhọc sau một cuốc đi bộ; bà đi chậm rãi, nhưng
bà có được một quãng thời gian tuyệt vời và vui mừng vì được rời khỏi nhà. Vì
vậy khi mà bạn qua khỏi cơn trầm cảm, việc bạn hoàn toàn bình thường trong
một bữa ăn trưa không hề có nghĩa là bạn đã khá hơn, cũng chỉ giống như khả
năng đi bộ qua tám khu nhà của dì Bea có nghĩa là bà đã từng khiêu vũ suốt
đêm hồi mới mười bảy tuổi.

Bạn chẳng hề vượt qua cơn suy sụp tinh thần một cách nhanh chóng và dễ
dàng. Mọi thứ cứ trở nên gập ghềnh trúc trắc. Mặc dù một số triệu chứng của
căn bệnh trầm cảm dường như đã được cải thiện, tôi lại có phản ứng bất
thường, không may với Navane. Vào cuối tuần thứ ba, tôi không thể đứng thẳng.
Tôi đi lại trong vài phút và rồi tôi sẽ phải nằm xuống. Tôi không thể kiểm soát
được bất cứ điều gì ngoại trừ việc hít thở. Tôi sẽ tới các buổi đọc sách và sẽ
bám vào bục giảng. Vào giữa buổi đọc, tôi sẽ bắt đầu lược bớt các đoạn văn để
có thể kết thúc sớm. Khi kết thúc buổi đọc, tôi sẽ ngồi xuống và bám chặt vào
ghế. Ngay khi rời khỏi phòng, đôi khi tôi vờ rằng tôi cần đi vệ sinh, và tôi sẽ lại
nằm xuống đâu đó. Tôi không biết chuyện gì đang diễn ra. Tôi nhớ rằng có lần
từng đi dạo với một người bạn ở gần khu học xá Berkeley, bởi vì cô ấy đề nghị
rằng khí trời sẽ tốt cho tôi. Chúng tôi đi bộ một vài phút và rồi tôi bắt đầu thấy
mệt. Tôi buộc mình phải tiếp tục, nghĩ rằng thời tiết và không khí trong lành sẽ có
tác dụng; tôi đã nằm trên giường suốt năm mươi giờ qua. Kể từ khi tôi cắt giảm
liều lượng thuốc Xanax, để ngăn bản thân khỏi ngủ một lèo năm mươi tiếng, tôi
lại bắt đầu phải trải qua trạng thái lo lắng tột độ. Nếu như bạn chưa khi nào nếm
trải cảm giác lo lắng, bạn hãy hình dung nó như là một sự đối lập với sự thanh
thản. Tất cả thanh thản – cả bên trong lẫn bên ngoài – đều bị tước đoạt khỏi
cuộc đời tôi trong thời điểm đó.

Trầm cảm nhiều khi kết hợp với các triệu chứng lo âu. Việc nhìn nhận riêng biệt
giữa trầm cảm và lo âu là hoàn toàn có thể, nhưng theo như James Ballenger
của trường ĐH Y South Carolina, một chuyên gia hàng đầu về lo âu, thì “chúng
là cặp anh em sinh đôi.” George Brown nói ngắn gọn, “Trầm cảm là một phản
ứng trước những mất mát trong quá khứ, và lo âu là phản ứng trước mất mát
của tương lai.” Thomas Aquinas cho rằng sợ hãi ứng với buồn rầu còn hi vọng
thì ứng với ước mơ; hoặc, nói theo cách khác, lo âu là một dạng điềm báo của
trầm cảm. Tôi phải trải qua vô số lo âu khi tôi trầm cảm, và cảm thấy cực kỳ chán
nản khi mà tôi lo lắng, vì thế tôi hiểu ra rằng sự thu mình lại và nỗi sợ hãi là
không thể tách rời. Lo âu không phải là sự hoang tưởng; những người bị mắc
chứng rối loạn lo âu cũng nắm bắt vị trí của họ trên thế giới này giống như là
những người bình thường khác. Sự khác biệt đối với lo âu nằm ở cái cách mà
một người cảm nhận về sự nắm bắt ấy. Có khoảng một nửa số bệnh nhân chỉ
thuần túy mắc chứng rối loạn lo âu đã phát triển thành trầm cảm trong vòng năm
năm. Ở mức độ mà trầm cảm và lo âu thường được quyết định bởi gen, chúng
thường có chung một bộ gen (mà cũng gắn liền với các gen gây nghiện rượu).
Các ca trầm cảm bị làm trầm trọng thêm bởi lo âu sẽ có tỷ lệ tự vẫn cao hơn so
với các ca trầm cảm đơn thuần, và chúng cũng khó hồi phục hơn nhiều. “Nếu
như bạn hứng chịu hàng loạt những cuộc tấn công nghiêm trọng mỗi ngày,”
Ballenger nói, “nó sẽ khiến Hannibal[4] cũng phải quỳ xuống. Những con người
ấy bị đánh bại thành đống bột nhão, như một bào thai nằm lặng lẽ trên giường.”

Từ 10 đến 15 phần trăm dân số Hoa Kỳ mắc phải một số loại rối loạn lo âu. Một
phần, các nhà khoa học nghĩ, là bời vì vùng locus coeruleus[5] trong não kiểm
soát cả việc sản sinh ra chất norepinephrine[6] lẫn phần ruột dưới, có ít nhất một
nửa số bệnh nhân bị chứng rối loạn lo âu cũng dễ bị hội chứng ruột kích thích;
và bất kỳ ai có tâm trạng lo lắng mãnh liệt đều biết rằng thức ăn có thể di chuyển
nhanh và dữ dội qua hệ tiêu hóa như thế nào. Cả norepinephrine và serotonin
đều có liên quan tới lo âu. “Hai trong ba lần, các biến cố cuộc đời đều có liên
quan, và đó luôn là sự mất cảm giác an toàn,” Ballenger nhận xét. Khoảng một
phần ba số cơn hoảng loạn, đặc hữu của một số dạng trầm cảm, xảy ra trong khi
ngủ, trong giấc ngủ sâu delta, không mơ màng. “Thực ra, chứng rối loạn hoảng
sợ bị kích thích bởi những thứ khiến cho tất cả chúng ta lo lắng,” Ballenger nói.
“Khi chúng tôi chữa trị cho họ, đó gần như là việc đưa một người trở lại mức độ
lo lắng thông thường.” Chứng rối loạn hoảng sợ thực sự là sự rối loạn về quy
mô. Ví dụ như là, việc đi lại giữa đám đông theo một nghĩa nào đó khiến cho hầu
hết mọi người đều căng thẳng cho dù họ không bị rối loạn lo âu đi chăng nữa;
nhưng nếu như một người bị mắc chứng bệnh này, thì đối với người đó nó sẽ
trở nên khủng khiếp đến mức không thể nói thành lời. Chúng ta đều cẩn trọng ít
nhiều mỗi khi đi qua một cây cầu – liệu cây cầu này có chịu nổi sức nặng? liệu
nó có đủ an toàn? – nhưng đối với một người bị chứng rối loạn lo âu mà nói, việc
đi qua một cây cầu bằng thép chắc chắn có tuổi đời vài thập kỷ cũng đáng sợ
như là việc phần đông chúng ta vượt qua hẻm núi Grand Canyon trên một sợi
dây thừng vậy.

Trước sự lo lắng của tôi, người bạn của tôi ở Berkeley và tôi bắt đầu vận động
một chút và chúng tôi cứ tiếp tục đi bộ và rồi tôi không thể đi tiếp nữa. Tôi nằm
xuống, mặc nguyên bộ quần áo đẹp, xuống mặt bùn. “Thôi nào, hãy ngồi xuống
một gốc cây nào đó vậy,” cô ấy nói. Tôi cảm thấy tê liệt. “Làm ơn hãy để mình lại
đây,” tôi nói, và tôi cảm thấy nước mắt trào ra. Trong suốt một giờ tôi nằm trong
vũng bùn, cảm thấy như thể nước từ trong cơ thể mình đang rỉ ra, và rồi bạn tôi
gần như đã phải vác tôi vào trong xe ô tô. Những sợi dây thần kinh từng bị bóc
sống theo một cách nào đó giờ đây dường như đã bị bọc lại bằng chì. Tôi biết
rằng đó là một thảm họa, nhưng sự nhận biết thực là vô nghĩa. Sylvia Plath đã
viết rất hay về cơn suy sụp của mình trong cuốn tiểu thuyết The Bell Jar: “Tôi
không thể khiến bản thân mình phản ứng. Tôi cảm thấy rất tĩnh lặng và trống
rỗng, cái cách mà một mắt bão ắt phải cảm thấy, di chuyển lờ đờ giữa những
tiếng ồn ào vây quanh.” Tôi cảm thấy như thể đầu óc mình đã bị giam cầm bởi
Lucite[7], như là những chú bướm mãi mãi bị nhốt trong thứ vật chất dày đặc
trong suốt của cái chặn giấy.

Việc đọc sách trước đám đông là một trong những nỗ lực khó khăn nhất trong
cuộc đời tôi: nó là thách thức lớn nhất mà tôi từng đối mặt trước đó hoặc cả về
sau này. Vị chuyên gia xuất bản đã tổ chức chuyến lưu diễn đọc sách của tôi đã
đi cùng tôi trong một nửa số buổi đọc ấy và trở thành một người bạn thân thiết.
Cha đi cùng với tôi trong nhiều chuyến; khi chúng tôi xa nhau, ông luôn gọi cho
tôi cứ mỗi vài giờ một lần. Một số người bạn thân cũng chăm lo cho tôi, và tôi
không khi nào phải ở một mình. Tôi có thể nói với bạn rằng tôi chẳng phải là một
người bạn đồng hành vui vẻ gì; và cái tình yêu sâu sắc ấy và sự nhận biết về
tình yêu sâu sắc tự thân nó không phải là phương thuốc chữa lành. Tôi cũng có
thể nói rằng nếu như không có tình yêu sâu sắc và sự nhận biết về tình yêu sâu
sắc, tôi sẽ không thể tìm thấy nó trong chính bản thân mình để có thể vượt qua
được toàn bộ chuyện này. Tôi có lẽ sẽ tìm một nơi nào đó trong khu rừng để mà
nằm xuống và tôi sẽ nằm lại đó cho tới khi lạnh cóng và chết đi.

Cơn hoảng loạn biến mất vào tháng Mười hai. Là vì thuốc đã phát huy tác dụng
hay bởi vì chuyến lưu diễn đã kết thúc, tôi cũng không biết nữa. Rốt cuộc, tôi chỉ
phải hủy bỏ một buổi đọc sách; từ ngày 1 tháng Mười một và ngày 15 tháng
Mười hai, tôi đã tới mười một thành phố. Tôi có được cho mình một vài ô cửa sổ
ngẫu nhiên trong cơn trầm cảm, như thể vào một lúc nào đó sương mù bất chợt
tan đi. Jane Kenyon, một nhà thơ cũng từng phải vật lộn với chứng trầm cảm
trầm trọng trong phần lớn đời mình, đã viết về căn bệnh như thế này:

…Với sự ngạc nhiên


và nỗi cay đắng của một người bị bỏ rơi

vì một tội ác mà cô ta chẳng hề thực hiện

tôi quay trở về với gia đình và bè bạn,

để tô hồng nhưng bông thục quỳ trên giấy vẽ;

tôi trở về với chiếc bàn, cái ghế, và những trang sách.

Vì vậy vào ngày 4 tháng Mười hai, tôi đi bộ lên nhà một người bạn ở khu Upper
West Side, và tôi đã có một khoảng thời gian khá ổn ở đó. Trong vài tuần tiếp
theo, tôi thấy vui không phải vì mình đã trở lại bình thường, mà là bởi vì cái thực
tế rằng tôi đã có được niềm vui đó. Tôi vượt qua được Giáng sinh và năm mới
và tôi hành động đồng điệu với vẻ cái bề ngoài của mình. Tôi đã sụt năm mươi
pound, và giờ đây tôi bắt đầu lấy lại cân nặng. Cha và các bạn của tôi đều chúc
mừng tôi vì sự tiến bộ đáng ngạc nhiên này. Tôi cảm ơn họ. Tuy nhiên, trong
lòng mình, tôi thực rõ thứ rời đi chỉ là những triệu chứng. Tôi ghét phải uống
thuốc hàng ngày. Tôi ghét cái việc tôi từng gặp phải cơn suy sụp tinh thần và
đánh mất tâm trí mình. Tôi ghét cái từ cổ lỗ sĩ nhưng chính xác suy sụp tinh
thần ấy, với ngụ ý của nó về việc một cỗ máy trở nên đình trệ. Tôi thấy nhẹ
nhõm vì đã vượt qua được chuyến lưu diễn đọc sách, nhưng tôi kiệt sức vì tất cả
những gì tôi phải làm để vượt qua được nó. Tôi đã bị khuất phục trước thế giới
này, bởi những con người và những cuộc đời mà tôi không thể dẫn dắt, bởi
những công việc mà tôi chẳng thể thực hiện – thậm chí là chịu khuất phục trước
cả những phần việc mà tôi chưa muốn hay cần phải thực hiện. Tôi lại quay trở
về vị trí mà tôi từng ở vào hồi tháng Chín, chỉ là vào lúc này tôi đã biết nó có thể
tồi tệ đến nhường nào. Tôi quyết tâm sẽ không không bao giờ trải qua một điều
gì giống như vậy nữa.

Cái giai đoạn bán hồi phục này có thể diễn ra trong thời gian dài. Đây cũng là
quãng thời gian nguy hiểm. Trong thời điểm tồi tệ nhất của căn bệnh trầm cảm,
khi tôi khó có thể cắt được một miếng thịt cừu, tôi không thể tự hại chính mình.
Nhưng trong giai đoạn gần hồi phục này, tôi cảm thấy đủ khỏe để có thể tự sát.
Lúc này tôi có thể làm được khá nhiều việc mà tôi vẫn luôn có thể làm được,
ngoại trừ việc tôi vẫn đang ở trong tình trạng mất đi khoái cảm, sự bất lực trong
việc cảm nhận niềm vui thú. Tôi cứ ép mình phải cư xử cho đúng lề thói, nhưng
lúc này đây khi tôi đã có đủ năng lượng để tự hỏi rằng tại sao tôi lại ép buộc bản
thân mình như vậy, tôi chẳng tìm ra được một lý do thích hợp. Tôi nhớ có một tối
nọ, khi một người quen đã thuyết phục tôi cùng ra ngoài xem phim với anh ta.
Tôi đã đi cùng để chứng minh sự hoan hỉ của chính mình và suốt nhiều giờ đã
phải thể hiện cái dáng vẻ vui tươi mà mọi người đều có, dù trong lòng tôi cảm
thấy đau đớn trước những điều mà họ thấy vui. Khi về đến nhà, tôi cảm thấy cơn
hoảng loạn quay trở lại, và một nỗi buồn khổng lồ xâm chiếm lấy tôi. Tôi chạy
vào phòng tắm và nôn liên tục, dù tôi nhận biết sâu sắc rằng nỗi cô đơn của tôi
là một loại virus ẩn nấp trong cơ thể mình. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ chết trong cô độc,
và rằng chẳng có lý do tốt đẹp nào để mà tiếp tục sống nữa, và tôi nghĩ cái thế
giới bình thường và chân thực mà tôi đã từng lớn lên, mà tôi tin rằng những
người khác sống trong đó, sẽ chẳng bao giờ chấp nhận tôi. Và khi những phát
hiện này ập vào đầu tôi như những viên đạn, tôi nôn ọe lên khắp sàn buồng tắm,
và chất chua trong dịch vị dạ dày dâng lên trong thực quản tôi, và khi mà tôi cố
hít thở, tôi lại hít vào dịch mật của mình. Tôi đã ăn rất nhiều để cố gắng lấy lại
cân nặng, và tôi cảm thấy như thể tất cả số thức ăn đó đang dâng ngược lên,
như thể dạ dày tôi đang lộn từ trong ra ngoài và tôi nằm rũ ra sàn nhà.

Tôi nằm trên sàn phòng tắm khoảng hai mươi phút, rồi bò ra ngoài và nằm
xuống giường mình. Tâm trí tỉnh táo của tôi thấy rõ rằng tôi đã điên trở lại, và sự
nhận thức ấy khiến tôi càng thêm mệt mỏi; nhưng tôi biết rằng việc để cho sự
điên rồ này tự do phát tác là một ý tưởng tồi. Tôi cần phải nghe thấy giọng nói
của người khác, dù chỉ chốc lát thôi, để có thể xuyên thủng nỗi cô đơn đáng sợ
trong tôi. Tôi không muốn gọi cho cha bởi vì tôi biết rằng ông sẽ lại lo lắng, và
bởi vì tôi hi vọng tình trạng này chỉ mang tính tạm thời. Tôi muốn nói chuyện với
một ai đó có đầu óc lành mạnh và có thể an ủi mình (một sự thôi thúc tệ hại:
những người điên mới là những người bạn tốt hơn khi mà ta ở trong trạng thái
điên rồ; bởi vì họ biết cảm giác điên ấy là như thế nào). Tôi cầm lấy điện thoại và
nhấn số gọi cho một trong những người bạn lớn tuổi nhất của mình. Hồi trước
chúng tôi đã từng nói chuyện về việc dùng thuốc, về sự hoảng loạn, và bà ấy đã
rất thông thái và phóng khoáng trong những câu trả lời của mình.

Tôi cứ nghĩ bà ấy có thể giúp tôi khơi gợi lại bản thể trước đây của mình. Lúc ấy
đã là hai giờ rưỡi sáng. Chồng bà nghe điện thoại, và rồi đưa nó cho bà. “Xin
chào?” bà nói. “Chào chị,” tôi trả lời, rồi dừng lại. “Có chuyện gì thế?” bà ấy hỏi.
Rõ ràng là tôi không thể giải thích được chuyện gì đang xảy ra. Tôi chẳng có gì
để nói. Rồi tôi nhận một cuộc gọi khác; đó là người đã đi xem phim cùng với tôi,
gọi điện bởi vì anh ta nghĩ rằng đã đưa nhầm cho tôi chiều khóa cùng với tiền lẻ
được thối lại khi chúng tôi mua lon soda. Tôi kiểm tra túi của mình và tìm thấy
chùm chìa khóa của anh ấy. “Tôi phải cụp máy đây,” tôi nói với người bạn lớn
tuổi của mình, và dập máy. Đêm ấy, tôi leo lên sân thượng và nhận thấy mặt trời
đã ló lên và tôi cảm thấy buồn không thể tả và rằng chẳng thể nào, nếu như ta
sống ở New York, lại có thể tự tử từ trên nóc của một tòa nhà sáu tầng.

Tôi không muốn ngồi trên mái nhà, dù tôi nhận thức được rằng nếu như tôi
không cho phép bản thân mình có được sự nhẹ nhõm từ việc cân nhắc tới khả
năng tự tử, thì bên trong con người tôi sẽ sớm nổ tung và tôi rồi sẽ tự tử thật. Tôi
cảm thấy những xúc tua chết chóc của nỗi tuyệt vọng này đang quấn lấy tay
chân mình. Rồi chẳng mấy chốc chúng sẽ quấn chặt lấy những ngón tay mà tôi
cần dùng tới để uống thuốc hay để kéo cò súng, và khi tôi chết, chúng sẽ là
chuyển động duy nhất còn sót lại. Tôi biết rằng tiếng nói lý trí (“Vì Chúa, hãy
xuống dưới nhà đi!”) là tiếng nói lý trí, nhưng tôi cũng biết rằng bằng lý trí tôi sẽ
phủ nhận mọi nguồn độc hại trong mình, và tôi cảm thấy có một sự tuyệt vọng
ngất ngây kỳ lạ trước cái ý nghĩ về sự kết thúc. Nếu như tôi chỉ là một tờ giấy bỏ
đi! Thì rồi tôi sẽ buông rơi bản thân mình thật lặng lẽ và sẽ thấy thật vui sướng
về sự vắng mặt, vui mừng trong nấm mồ nếu như đó là nơi chốn duy nhất có thể
cho phép một sự mừng vui nào đó.

Sự nhận biết của bản thân tôi rằng trầm cảm là thứ ủy mị và việc có thể cười
được đã giúp tôi rời khỏi mái nhà. Cũng như là ý nghĩ về cha tôi, người đã quá
vất vả vì tôi. Tôi không thể khiến mình tin đủ vào bất kỳ một thứ tình yêu nào đó
để hình dung được sự ra đi của tôi sẽ được để tâm tới, nhưng tôi biết cha sẽ
buồn ra sao khi đã phải cố gắng nhường ấy để cứu tôi mà chẳng thể thành công.
Và tôi cứ nghĩ mãi về việc cắt thịt cừu cho ông vào một ngày nào đó, và tôi biết
là tôi đã hứa làm điều đó, và tôi vẫn luôn tự hào về việc luôn giữ vững lời hứa
của mình, và cha tôi cũng chưa bao giờ thất hứa với tôi cả, và rằng, rốt cuộc, đó
là điều đã đưa tôi xuống cầu thang. Vào khoảng sáu giờ sáng, ướt sũng người vì
mồ hôi và ở trong sương giá và bắt đầu phát sốt, tôi trở về căn hộ của mình. Tôi
thật sự không muốn chết nhưng tôi cũng chẳng muốn sống thêm một chút nào
nữa.

 ----------------

[1] trầm cảm nội sinh (endogenous depression): chứng trầm cảm diễn ra không
phải do sự phản ứng trước một sự kiện hoặc kinh nghiệm đau buồn. Thể trầm
cảm này có thời kỳ đầu tiến triển từ vài tuần đến vài tháng với các hiện tượng
mất ngủ, mệt mỏi, giảm khí sắc, lo lắng đến sức khỏe và tương lai; thời kỳ toàn
phát có 3 triệu chứng đặc trưng là ức chế cảm xúc, ức chế tư duy và ức chế vận
động. Trầm cảm nội sinh có đặc điểm là biểu biện nặng lên vào buổi sáng và
nhẹ đi về buổi tối, tiến triển thường xuất hiện từng giai đoạn, giữa các giai đoạn
khí sắc bình ổn hoàn toàn, không làm biến đổi nhân cách và không đi đến sa sút
tâm thần. Ngoài thể lâm sàng điển hình đã nêu trên, còn có các thể lâm sàng
không điển hình được ghi nhận như: trầm cảm sững sờ, trầm cảm kích động,
trầm cảm nghi bệnh, trầm cảm ám ảnh, trầm cảm hoang tưởng, trầm cảm ẩn,
trầm cảm ở trẻ em...

[2] trầm cảm phản ứng (reactive depression) là một thể của trầm cảm tâm sinh.
Trầm cảm phản ứng là một thể của loạn thần phản ứng với một hoạt động tâm
thần có thể làm rối loạn đến mức mất tính toàn vẹn, tính thống nhất; có những
rối loạn về hoạt động nhận thức, ý thức, tiếp xúc, hành vi.

[3] Asendin: một loại thuốc chống trầm cảm nặng

[4] Hannibal Lecter: nhân vật hư cấu trong series truyện trinh thám kinh dị của
Thomas Harris, trrong đó tác phẩm Sự Im Lặng Của Bầy Cừu được nhiều người
biết đến hơn cả. Lecter được giới thiệu lần đầu vào năm 1981 trong cuốn tiểu
thuyết kinh dị Hình xăm Rồng Đỏ, là một bác sĩ tâm thần xuất sắc và là một kẻ
ăn và giết người hàng loạt.

[5] locus coeruleus: vùng thân não liên quan đến các kích thích và cảm xúc

[6] norepinephrine: chất dẫn truyền thần kinh quan trọng điều chỉnh tâm trạng và
hành vi

[7] Lucite: tên thương mại của Polymethyl methacrylate – kính acrylic, thủy tinh
hữu cơ, nhựa acrylic hoặc thủy tinh acrylic.

Con quỷ giữa ban trưa - Chương 2.4

access_timeMar 10, 2019 personRubi folder_open Sức Khỏe Tinh Thần Trầm Cảm

Khi mà bạn quá đỗi suy sụp đến mức tình yêu trở thành vô nghĩa, sự
ngạo mạn và cảm giác về bổn phận là thứ cứu rỗi cuộc đời bạn.
Ác Quỷ giữa ban trưa
Atlas Về Trầm Cảm

Tác giả: ANDREW SOLOMON


Người dịch: December Child

Những điều đã cứu sống bạn có thể là tầm thường mà cũng có thể vô cùng lớn
lao. Một trong số đó, chắc chắn, là cảm giác về sự riêng tư; việc tự sát cũng có
nghĩa là phơi bày nỗi bất hạnh của bạn với cả thế giới này. Một người đàn ông
nổi tiếng, vô cùng đẹp trai, thông minh, có hôn nhân hạnh phúc, có những tấm
áp phích được dán trên tường của các cô bé nữ sinh trung học mà tôi biết, từng
nói với tôi rằng ông đã trải qua những cơn trầm cảm trầm trọng ở độ tuổi hai
mươi và đã nhiều lần suy nghĩ nghiêm túc đến việc tự tử. “Chỉ có lòng tự đại là
đã cứu được tôi,” ông nói, khá thành thật. “Tôi không thể chịu đựng nổi cái ý
nghĩ rằng sau này người đời sẽ nói về tôi rằng tôi không thể thành công, hay là
tôi không thể đối mặt với sự thành công, hay cười nhạo tôi.” Những người nổi
tiếng và thành công thường có khuynh hướng bị trầm cảm. Bởi vì thế giới này là
không hoàn mỹ, những người cầu toàn thường có khuynh hướng bị thất vọng.
Trầm cảm hạ thấp lòng tự trọng, nhưng trong nhiều tính cách, nó không hề xóa
bỏ sự kiêu ngạo, mà cũng là một cơ chế chiến đấu tốt theo như tôi được biết.
Khi mà bạn quá đỗi suy sụp đến mức tình yêu trở thành vô nghĩa, sự ngạo mạn
và cảm giác về bổn phận là thứ cứu rỗi cuộc đời bạn.

Những hai ngày sau sự việc trên mái nhà tôi mới gọi điện cho người bạn lớn tuổi
kia, người chỉ trích tôi vì đã đánh thức bà dậy và rồi biến mất. Khi bà quở trách,
tôi bị áp đảo bởi một cảm giác kỳ lạ về cái cuộc đời mà tôi đang sống, mà tôi biết
rằng tôi chẳng thể giải thích được. Đờ đẫn vì cơn sốt và sợ hãi, tôi chẳng nói gì.
Bà không bao giờ còn thực sự nói chuyện với tôi nữa. Tôi sẽ nói về bà như là
một người yêu thích sự bình thường, và tôi thì đã trở nên quá đỗi dị thường.
Trầm cảm vô cùng hà khắc với bạn bè. Bạn khiến cho những gì là tiêu chuẩn
của thế giới trở thành những yêu cầu vô lý từ họ, và thường thì họ không có
được sự mềm dẻo hay linh hoạt hay sự hiểu biết hay thiên hướng để đối phó với
nó. Nếu như bạn may mắn, một số người sẽ làm bạn ngạc nhiên trước khả năng
thích nghi của họ. Bạn bày tỏ những gì mà bạn có thể và hi vọng. Dần dà, tôi học
được cách chấp nhận mọi người theo đúng như con người họ. Một số người bạn
có thể đối mặt trực tiếp với cơn trầm cảm nặng, còn một số khác thì không. Hầu
như mọi người đều chẳng mấy thích thú với nỗi bất hạnh của người khác. Một
số ít có thể chấp nhận được cái ý nghĩ về một chứng bệnh trầm cảm tách biệt
hẳn với thực tại bên ngoài; trong khi nhiều người sẽ thích cho rằng nếu như bạn
đang chịu đựng căn bệnh này, thì hẳn sẽ phải có giải pháp hợp lý và logic dành
cho nó. 

Phần lớn bạn bè thân thiết của tôi đều hơi bị điên. Mọi người nhìn nhận sự bộc
trực ở tôi như là một lời mời gọi để họ cũng bộ lộ sự bộc trực của mình, và tôi có
rất nhiều bạn bè mà tôi có thể tìm kiếm sự tin tưởng như thế nơi các bạn học và
người tình cũ, sự thoải mái trong việc hiểu rõ về nhau. Tôi cố gắng cẩn trọng với
những người bạn có tâm trí quá đỗi lành mạnh. Trầm cảm tự thân nó là một sự
hủy hoại, và nó sinh ra những xung lực hủy diệt: tôi dễ dàng thất vọng trước
những người không hiểu được nó và đôi khi phạm sai lầm vì nói thẳng vào mặt
những ai làm tôi thất vọng. Sau mỗi một cơn trầm cảm, lại có một đống việc cần
phải sửa chữa. Tôi nhớ tôi yêu quý những người bạn mà tôi đã từng nghĩ tới
việc buông tay. Tôi cố gắng xây dựng lại những gì mà tôi đã phá hủy. Sau bất kỳ
một cơn trầm cảm nào cũng là khoảng thời gian để gắn lại những mảnh vỏ trứng
bị vỡ và đổ lại sữa vào trong chiếc hộp ban đầu của nó.

Vào mùa xuân năm 1995, giai đoạn cuối của việc phân tích tâm lý của tôi đã bị
kéo dài. Bác sĩ của tôi đang dần dần thu xếp việc về hưu, và mặc dù tôi không
muốn phải chia tay bà, tôi nhận thấy cái tiến trình từng bước một ấy thật là đau
khổ, như thể chậm rãi lột ra từng mảng da vậy. Nó như là tái hiện lại cái chết kéo
dài của mẹ tôi vậy. Tôi cuối cùng cũng tự mình kết thúc nó, một ngày nọ tôi đột
ngột bước vào phòng khám và tuyên bố dõng dạc và rõ ràng rằng tôi sẽ không
quay lại đấy nữa.

Qua phân tích tâm lý, tôi đã nghiên cứu về quá khứ của mình một cách chi tiết.
Từ đó tôi kết luận rằng mẹ tôi cũng bị trầm cảm. Tôi còn nhớ có lần bà đã miêu
tả về tình trạng cô độc của bà khi còn nhỏ. Khi trưởng thành bà là một người hay
cáu kỉnh. Bà sử dụng chủ nghĩa thực dụng như một tấm khiên kiên cố nhằm che
chắn bản thân trước nỗi buồn không kiểm soát được. Điều ấy, may mắn lắm, chỉ
có hiệu quả một phần. Tôi tin rằng bà đã giữ mình khỏi bị cơn suy sụp tinh thần
bằng cách kiểm soát và đưa cuộc sống của mình vào khuôn phép; bà là một
người phụ nữ có tính kỷ luật tự giác vô cùng cao. Giờ thì tôi tin rằng tính kỷ luật
mà bà may mắn có được được hình thành bởi nỗi đau mà bà đã che giấu trong
lòng. Tôi thấy đau lòng trước những nỗi đau mà bà đã phải chịu đựng, thứ mà tôi
gần như không phải chịu đựng – cuộc đời của bà, của chúng tôi, thực ra sẽ thay
đổi như thế nào nếu thuốc Prozac ra đời khi mà tôi còn bé? Tôi thích nhìn thấy
những biện pháp điều trị tốt hơn với ít tác dụng phụ hơn, nhưng tôi cũng thấy
biết ơn vì được sống trong cái kỷ nguyên của những giải pháp này hơn là cái
thời của sự tranh đấu u mê. Vì vậy mà rất nhiều kinh nghiệm sống của mẹ tôi về
cách vượt qua khó khăn trong đời sống hóa ra lại là không cần thiết đối với tôi,
và nếu như bà chỉ cần sống lâu hơn một chút nữa, thì nó hóa ra cũng sẽ không
cần thiết với bà. Điều này có vẻ thật cay đắng khi mà hồi tưởng lại. Tôi tự hỏi, rất
đỗi thường xuyên, bà sẽ nói gì về căn bệnh trầm cảm của tôi, liệu bà có nhận
thấy được điều gì trong đó, liệu chúng tôi có cùng bị nhấn chìm trong cơn suy
sụp của tôi – nhưng bởi vì cái chết của bà chí ít cũng là một phần nguyên nhân
dẫn đến sự suy sụp này, tôi sẽ chẳng bao giờ biết được. Tôi thường không có
những câu hỏi ấy cho tới khi tôi đã mất đi người mà tôi muốn hỏi. Tuy nhiên, tôi
thấy ở mẹ mình hình mẫu của một người mà nỗi buồn luôn luôn ngự trị.

Khi tôi ngừng uống thuốc, tôi thực hiện điều này thật nhanh chóng. Tôi biết rằng
như thế thật ngu ngốc, nhưng tôi chỉ mong không phải dùng tới thuốc nữa. Tôi
nghĩ rằng tôi có thể tìm ra tôi là ai một lần nữa. Đó không phải là một chiến lược
tốt. Đầu tiên, tôi chưa từng bao giờ trải qua bất cứ điều gì giống với những triệu
chứng của việc ngưng sử dụng Xanax: tôi không thể ngủ an ổn, và tôi cảm thấy
lo lắng và băn khoăn một cách kỳ lạ. Lúc nào tôi cũng cảm thấy như thể mình đã
nốc hàng lít rượu cognac rẻ tiền vào đêm trước. Mắt tôi đau đớn và dạ dày tôi
khó chịu, mà có lẽ đến từ việc ngừng sử dụng Paxil. Ban đêm, khi tôi không thể
ngủ say, tôi liên tục gặp phải những cơn ác mộng khủng khiếp, và khi thức dậy
tim tôi đập dữ dội. Nhà tâm thần dược học đã nhắc đi nhắc lại với tôi rằng khi mà
tôi đã sẵn sàng để dừng uống thuốc, tôi cần phải làm điều đó thật từ từ và dưới
sự giám sát của ông, nhưng quyết định của tôi dâng lên đột ngột và tôi sợ sẽ
mất đi cái quyết tâm đó.

Tôi cảm thấy hơi giống với con người cũ của tôi, nhưng năm vừa qua quả thật
tồi tệ, làm tôi chấn động sâu sắc, vì vậy dù lúc này đã bình thường trở lại, tôi
cũng nhận ra rằng tôi chẳng thể nào như trước nữa. Điều này không có vẻ gì là
phi lý, nó giống như một nỗi khiếp sợ hơn; nó cũng không phải là sự giận dữ; nó
hoàn toàn có thể hiểu được. Tôi thấy đã quá đủ với cuộc đời, và tôi muốn tìm ra
cách để kết thúc nó theo cách ít gây tổn thương nhất tới những người quanh
mình. Tôi cần một điều gì đó mà tôi tin tưởng, một thứ gì đó để chỉ ra, để những
con người ấy có thể hiểu được rằng tôi đã tuyệt vọng đến nhường nào. Tôi đã
phải từ bỏ trở ngại vô hình vì một sự bày tỏ. Trong đầu tôi có một câu hỏi nhỏ
rằng có phải hành vi cụ thể mà tôi lựa chọn là rất riêng biệt và liên quan tới
chứng loạn thần kinh nơi tôi, nhưng cái quyết định về việc hành xử với nỗi khao
khát được từ bỏ bản thân là điển hình của cơn trầm cảm kích động. Tất cả
những gì tôi phải làm là bị bệnh, và điều ấy sẽ trở thành tấm vé được cho phép
của tôi. Ao ước về một chứng bệnh hiển hiện hơn, mà sau này tôi được biết, là
một điều rất phổ biến ở những người bị trầm cảm, những người thường tự gây
tổn hại cho mình để trạng thái thể xác cũng ngang bằng với trạng thái tinh thần.
Tôi biết rằng việc tôi tự vẫn sẽ hủy hoại gia đình tôi và mang đến nỗi buồn cho
bạn bè tôi, nhưng tôi cảm thấy rằng họ sẽ hiểu cho lựa chọn của tôi.

Tôi không biết làm thế nào để khiến cho mình bị ung thư hay bị bệnh đa xơ cứng
hay những chứng bệnh chết người khác, nhưng tôi biết rõ làm thế nào để bị
AIDS, vì thế tôi đã quyết định sẽ làm vậy. Trong một công viên ở London, ở vào
một giờ vắng lặng sau nửa đêm, một gã đàn ông thấp bé, mập mạp với đôi mắt
kính gọng đồi mồi tiến tới và gạ gẫm tôi. Gã tụt quần mình và cúi xuống. Tôi
xông tới. Tôi cảm thấy như thể toàn bộ điều này đang diễn ra với một ai đó khác;
tôi nghe thấy tiếng chiếc kính của gã ta rơi xuống, và tôi chỉ nghĩ rằng: rồi tôi sẽ
sớm chết, và vì thế mà tôi sẽ chẳng bao giờ già đi và trở nên đáng buồn như
người đàn ông này. Có tiếng nói trong đầu tôi vang lên rằng tôi đã khởi động cái
quá trình này và tôi sẽ chết sớm, và với cái ý nghĩ ấy tôi cảm thấy bản thân mình
như được giải phóng và cảm thấy biết ơn. Tôi cố luận ra người đàn ông này
sống như thế nào, làm sao mà ông ta có thể thức dậy và làm mọi việc vào ban
ngày để có thể tới được đây vào ban đêm. Đó là một đêm trăng hạ huyền và khí
xuân tràn ngập khắp đất trời.

Tôi không định chết từ từ vì bệnh AIDS; tôi chỉ muốn tự sát với việc bị nhiễm HIV
như là một cái cớ. Về đến nhà, tôi bỗng nhiên cảm thấy sợ hãi và gọi cho một
người bạn thân và kể với anh ấy về những gì mà tôi đã làm. Anh ấy an ủi tôi và
tôi lên giường đi ngủ. Khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau, tôi cảm thấy như
những gì tôi đã từng cảm thấy vào ngày đầu tiên đi học đại học hay tham dự trại
hè hay nhận một công việc mới. Đây hẳn phải là một chương mới trong cuộc đời
tôi. Ăn xong trái cấm, tôi quyết định thưởng thức thêm món táo thắng nước
đường. Sự kết thúc đã ở trong tầm tay. Tôi có một cảm giác mới mẻ về sự hiệu
quả. Cái cơn trầm cảm cùng với sự chán nản vô mục đích đã biến mất. Trong
vòng ba tháng tiếp theo, tôi tìm kiếm những trải nghiệm khác với những người lạ
mà tôi cho là đã bị nhiễm bệnh, chấp nhận rủi ro trực tiếp và lớn hơn bao giờ
hết. Tôi thấy rất tiếc khi mình chẳng có được một chút khoái cảm nào từ những
lần giao hoan ấy, nhưng tôi lại quá bận tâm tới cái kế hoạch của mình để mà
cảm thấy ghen tị với những kẻ có được nó. Tôi không bao giờ hỏi tên của những
người đó, không bao giờ về nhà với họ hay mời họ tới nhà mình. Tôi đi hàng
tuần, thường là vào thứ Tư, tới một địa điểm địa phương mà tôi sẽ có được trải
nghiệm một cách kinh tế và sẽ dễ dàng bị lây nhiễm.

Trong khi ấy, tôi đã trải qua các triệu chứng điển hình của chứng trầm cảm kích
động. Tôi bị lo lắng, mà hầu như chỉ có chút ít là hoảng loạn; thứ mà tôi cảm thấy
nhiều hơn cả là sự hận thù, đau đớn, tội lỗi, căm ghét bản thân. Chưa bao giờ
trong đời tôi cảm thấy tạm bợ đến thế. Tôi ngủ rất kém, và tôi vô cùng cáu kỉnh.
Tôi ngừng nói chuyện với ít nhất là sáu người, trong đó có một người mà tôi nghĩ
là tôi đã yêu người đó. Tôi dập mạnh điện thoại khi nghe thấy ai đó nói điều mà
tôi không muốn nghe. Tôi chỉ trích tất cả mọi người. Thật khó ngủ khi đầu óc tôi
cứ quay cuồng với những sự bất công nhỏ xíu từ trong quá khứ, mà giờ đây
thành ra không thể tha thứ. Tôi không thể thực sự tập trung vào bất cứ điều gì:
tôi thường là một người ham đọc vào mùa hè, nhưng mùa hè đó tôi còn chẳng
thể đọc nổi một tờ tạp chí. Tôi bắt đầu giặt quần áo hàng đêm vì tôi không ngủ
được, để giữ cho bản thân mình bận rộn và xao lãng. Khi bị muỗi đốt, tôi gãi vết
ngứa cho tới khi chảy máu, rồi sau đó lại bóc lớp vảy ra; tôi cũng cắn móng tay
nên ngón tay tôi lúc nào cũng chảy máu; tôi bị thương và trầy xước khắp mọi nơi
trên cơ thể, dù tôi chẳng bao giờ tự rạch người mình. Tình huống của tôi khác xa
nhiều so với triệu chứng sinh dưỡng[1] mà đã cấu thành nên cơn suy sụp tinh
thần của tôi thuở trước, nên đối với tôi mà nói tôi thấy mình không rơi vào căn
bệnh như lúc trước.

Rồi vào một ngày đầu tháng Mười, sau một trong những cuộc truy hoan thiếu an
toàn mà chẳng vui vẻ gì, lần này là với một cậu nhóc theo chân tôi đến khách
sạn và phát tín hiệu gạ tình trong thang máy, tôi nhận ra rằng tôi có thể sẽ lây
bệnh cho người khác – một điều không nằm trong kế hoạch của tôi. Tôi bỗng
nhiên phát hoảng rằng tôi đã lây bệnh cho một ai đó; tôi muốn tự sát, nhưng tôi
không hề muốn cả thế giới này phải chết theo tôi. Tôi có khả năng nhiễm bệnh
trong bốn tháng; tôi quan hệ không an toàn khoảng mười lăm lần; và giờ là lúc
để dừng lại trước khi tôi lây bệnh khắp nơi. Việc biết rằng tôi sẽ chết cũng xua
tan cơn trầm cảm và theo một cách thật lạ kỳ nó làm giảm mong muốn được
chết trong tôi. Tôi bỏ lại đằng sau giai đoạn đó của cuộc đời mình. Tôi lại trở
thành một kẻ lịch lãm hào hoa. Vào sinh nhật tuổi ba mươi hai của mình, tôi nhìn
quanh quất nơi những người bạn tới dự buổi lễ, và tôi đã có thể mỉm cười, biết
rằng đây sẽ là bữa tiệc sinh nhật cuối cùng, rằng tôi sẽ không còn một sinh nhật
nào nữa, rằng tôi sẽ sớm chết. Việc ăn mừng thật mệt mỏi; tôi để mặc những
món quà nằm yên trong lớp giấy bọc của chúng. Tôi tính toán xem mình sẽ phải
chờ đợi thêm bao lâu nữa. Tôi đã viết một bức thư cho mình vào tháng Ba tới
mà sẽ là sáu tháng kể từ lần quan hệ cuối cùng của tôi, khi mà tôi có thể lấy kết
quả xét nghiệm, sự xác nhận dành cho số phận của tôi. Và trong suốt thời gian
đó, tôi cố gắng hành xử thật bình thường.

Tôi làm việc cật lực trong một số dự án viết lách, tổ chức lễ Tạ ơn và Giáng sinh
cho gia đình mình, và khá đa cảm trước những ngày lễ cuối cùng của cuộc đời.
Rồi một vài tuần sau năm mới, tôi nhìn lại chi tiết những cuộc gặp gỡ của mình
cùng với một người bạn là chuyên gia về HIV, và anh ấy bảo với tôi rằng tôi có
thể không sao cả. Ban đầu tôi vô cùng thất vọng, nhưng rồi giai đoạn trầm cảm
kích động của tôi biến mất, bất cứ điều gì đã dẫn tôi tới cái hành vi ấy, giờ đây
cũng đã biến mất. Tôi không nghĩ rằng những trải nghiệm về HIV có tính cứu
chuộc; thời gian chỉ đơn giản là trôi đi, chữa lành lối suy nghĩ bệnh hoạn đã đẩy
tôi đến sự cực đoan ấy ngay từ điểm ban đầu. Trầm cảm, thứ sẽ đến bên bạn
cùng với sức mạnh của một cơn suy sụp, từ từ rời đi, lặng lẽ. Cơn suy sụp tinh
thần đầu tiên của tôi đã kết thúc.

Sự khăng khăng về tính bình thường, niềm tin vào một thứ logic nội tại khi đối
mặt với sự bất thường không thể nhầm lẫn, là đặc hữu của chứng trầm cảm.
Đây là câu chuyện của bất kỳ ai trong cuốn sách này, câu chuyện mà tôi đã gặp
hết lần này đến lần khác. Tuy nhiên, trạng thái bình thường của mỗi người là
hoàn toàn khác nhau: sự bình thường, mà có lẽ còn mang tính riêng biệt hơn cả
tính khác thường. Bill Stein, một chuyên gia xuất bản mà tôi quen biết, đến từ
một gia đình mà cả chứng trầm cảm và tổn thương về tinh thần đều ở vào tỷ lệ
cao. Cha của anh, là một người Đức gốc Do Thái, rời Bavaria theo visa thương
mại vào đầu năm 1938. Ông bà anh đã xếp hàng chờ tới lượt bên ngoài ngôi
nhà của gia đình ở Kristallnacht, vào tháng Mười một năm 1938, và mặc dù họ
không bị bắt, họ đã phải chứng kiến cảnh rất nhiều bạn bè và hàng xóm của
mình bị đưa tới Dachau[2]. Cú sốc tinh thần của việc là một người Do Thái ở thời
Đức quốc xã thật khủng khiếp, và bà của Bill bị suy sụp trong suốt sáu tháng, mà
dẫn đến hành động tự vẫn của bà vào ngày lễ Giáng sinh. Tuần tiếp theo, thị
thực xuất cảnh được cấp cho cả ông và bà của Bill. Cha của anh đã phải di cư
một mình.

Cha mẹ Bill kết hôn ở Stockholm vào năm 1939 và chuyển tới Brazil trước khi
định cư tại Mỹ. Cha anh luôn từ chối nói về quá khứ; “thời kỳ đó của nước Đức,”
Bill kể lại, “đơn giản là không tồn tại.” Họ sống trên một con phố dễ thương ở
vùng ngoại ô trù phú trong một thứ bong bóng hão huyền. Có lẽ một phần là bởi
vì sự phủ nhận của bản thân, cha của Bill phải trải qua một cơn suy sụp tinh thần
nghiêm trọng ở tuổi năm mươi bảy và đã tái phát liên tục cho tới tận khi ông qua
đời ba mươi năm sau đó. Những cơn trầm cảm của ông tuân theo một trình tự
mà sau này đã kế thừa lại cho con trai mình. Cơn suy sụp đầu tiên của ông diễn
ra khi con trai ông tròn năm tuổi; ông tiếp tục bị suy sụp một cách định kỳ, với
một cơn trầm cảm sâu kéo dài từ hồi Bill học lớp sáu cho tới tận khi anh tốt
nghiệp trung học cơ sở.

Mẹ của Bill xuất thân từ một gia đình người Đức gốc Do Thái giàu có và quyền
uy hơn nhiều và đã rời Đức để tới Stockholm vào năm 1919. Là một người phụ
nữ có cá tính mạnh mẽ, bà từng tát vào mặt một tên đại úy Đức quốc xã hành xử
thô lỗ với mình; “Tôi là một công dân Thụy Điển,” bà nói với hắn, “và tôi sẽ không
để bị nói chuyện theo lối đó.”

Ở tuổi lên chín, Bill Stein đã trải qua những thời kỳ trầm cảm dài. Trong khoảng
hai năm, anh luôn sợ hãi mỗi khi đi ngủ và hoảng loạn mỗi khi cha mẹ anh lên
giường đi ngủ. Rồi cảm giác u ám của anh biến mất trong vài năm. Sau vài đợt
phát bệnh nhỏ, chúng trở lại khi anh bước vào đại học, hoàn toàn mất kiểm soát
vào năm 1974, trong suốt học kỳ thứ hai của năm đầu tiên. “Tôi có một người
bạn cùng phòng khá bạo lực, và áp lực học tập thì rất lớn. Tôi cứ sợ rằng mình
bị chứng khó thở,” anh kể lại, “Tôi không thể chịu được áp lực. Vì thế tôi đi tới
bệnh xá của trường và họ cho tôi thuốc Valium.”

Cơn trầm cảm không biến mất trong mùa hè. “Thường thì khi tôi bị trầm cảm
sâu, hệ tiêu hóa của tôi sẽ mất kiểm soát. Tôi nhớ mùa hè đó đặc biệt dữ dội
theo cách này. Tôi khiếp sợ năm học thứ hai. Tôi không thể đối mặt với kỳ thi
hay bất cứ điều gì. Khi tôi quay lại trường và vượt qua năm học đầu tiên và nhận
điểm A, tôi thật sự nghĩ rằng hẳn ai đó đã nhầm lẫn gì rồi. Khi sự việc hóa ra
không phải vậy, nó khiến tôi cảm thấy phấn khởi, và kéo tôi ra khỏi cơn trầm
cảm.” Nếu như có những yếu tố kích thích cơn suy sụp tinh thần, thì cũng có cả
những yếu tố tạo ra sự chuyển ngược, như trong trường hợp của Stein. “Tôi trở
về trạng thái bình thường vào ngày hôm sau, tôi thực sự không bao giờ suy sụp
ở trường nữa. Tuy nhiên, tôi thật sự đã mất hết tham vọng. Nếu như hồi đó anh
nói với tôi về những gì tôi làm hiện giờ, về những con người mà tôi làm việc
cùng, tôi sẽ rất sốc. Khi ấy tôi là kẻ không có tham vọng.” Bất kể việc chấp nhận
sự rút lui của mình, Stein luôn nỗ lực điên cuồng. Anh tiếp tục được nhận điểm
A. “Tôi không biết tại sao tôi lại bận tâm,” anh nói, “tôi không muốn học trường
luật hay gì đó. Tôi chỉ nghĩ rằng có lẽ điểm cao sẽ giúp tôi an toàn, sẽ thuyết
phục được tôi rằng tôi cũng có chút năng lực.” Sau khi tốt nghiệp, Stein dạy học
ở một trường cấp ba công ở nông thôn New York. Đó là một thảm họa, anh
chẳng thể quản nổi một lớp học và chỉ làm được công việc đó trong vòng một
năm. “Tôi ra đi trong thất bại. Tôi sụt rất nhiều ký. Tôi rơi vào một cơn trầm cảm
khác. Và rồi cha của một người bạn nói với tôi rằng ông có thể giới thiệu một
công việc cho tôi, và tôi nhận lấy nó để cho có việc mà làm.”

Bill Stein là một người đàn ông trầm lặng, cực kỳ thông minh và có cái tôi bị kìm
nén. Anh khiêm tốn đến mức gần như là một khiếm khuyết. Bill bị trầm cảm
nhiều lần, mỗi lần kéo dài khoảng sáu tháng, gần như là theo mùa, thường trở
nặng nhất vào tháng Tư. Cơn trầm cảm tồi tệ nhất diễn ra vào năm 1986, đến
sớm bởi sự hỗn loạn trong công việc, sự ra đi của một người bạn thân, và nỗ lực
ngừng sử dụng Xanax của Bill, thứ thuốc mà anh chỉ mới sử dụng trong vòng
một tháng nhưng đã bị nghiện. “Tôi mất căn hộ của mình,” Stein kể. “Tôi mất
việc, Tôi đã mất hầu hết bạn bè. Tôi không thể ở một mình trong nhà. Đáng lý ra
tôi sẽ chuyển từ căn hộ hộ cũ mà tôi đã bán đến căn hộ vừa mới được sửa sang
lại, nhưng tôi không thể. Tôi suy sụp nhanh chóng và nỗi lo lắng đánh bại tôi. Tôi
sẽ thức dậy vào ba hay bốn giờ sáng với những cơn lo lắng dồn dập mãnh liệt
đến mức tôi cảm thấy sẽ dễ chịu hơn nhiều nếu lao mình ra ngoài cửa sổ. Khi tôi
ở bên những người khác, tôi luôn cảm thấy như thể sắp ngất đi vì căng thẳng.
Tôi đã đi cả một vòng thế giới để đến được Australia, khá ổn, vào ba tháng
trước đó, và lúc này đây thế giới đã cướp đi nó khỏi tay tôi. Tôi đang ở New
Orleans khi căn bệnh thật sự ập tới và bỗng nhiên tôi biết rằng tôi cần phải về
nhà, nhưng tôi không thể lên máy bay. Mọi người lợi dụng tôi; tôi là một con gia
súc bị thương trên đồng cỏ.” Anh hoàn toàn suy sụp vào khi ấy. “Khi mà anh
thực sự cảm thấy tồi tệ, anh sẽ có cái vẻ lờ đờ trên gương mặt mình, như thể
anh đang bị choáng váng. Anh hành xử lạ lùng bởi vì sự thiếu trọn vẹn của mình;
trí nhớ ngắn hạn của tôi biến mất. Và rồi nó còn trở nên tồi tệ hơn nữa. Tôi
không thể kiểm soát hệ tiêu hóa của mình và đi cả ra quần. Rồi tôi sống trong sự
sợ hãi rằng tôi sẽ không thể rời khỏi nhà, và đó lại là một cú sốc nữa. Cuối cùng,
tôi lại dọn về nhà cha mẹ mình.” Nhưng cuộc sống ở nhà cũng chẳng tốt hơn.
Cha của Bill suy sụp trước áp lực bệnh tật của con trai và rốt cuộc bản thân ông
cụ cũng phải nhập viện. Bill đến ở với chị gái mình, rồi một người bạn từ thời đi
học chăm sóc anh trong bảy tuần. “Điều đó thật kinh khủng,” anh nói. “Khi đó, tôi
nghĩ, rằng tôi sẽ bị bệnh tâm thần trong suốt phần đời còn lại. Cơn suy sụp kéo
dài hơn một năm. Dường như trôi nổi với cơn suy sụp thì tốt hơn là chiến đấu
chống lại nó. Tôi nghĩ rằng khi ấy anh sẽ phải buông tay và hiểu rằng thế giới
này sẽ được tái tạo lại và có lẽ sẽ chẳng bao giờ còn giống như những gì mà
anh từng biết trước đó.”  

Anh bước tới cửa một bệnh viện nhiều lần nhưng chẳng thể quyết tâm để đăng
ký khám bệnh. Anh cuối cùng cũng xin khám tại Bệnh viện Mt. Sinai của New
York vào tháng Chín năm 1986, và yêu cầu được trị liệu bằng liệu pháp co điện
giật (electroconvulsive therapy – ECT). ECT đã giúp được cha của anh nhưng lại
không hiệu quả với Stein. “Đó là chốn vô nhân tính nhất mà tôi có thể tưởng
tượng ra, từ thế giới bên ngoài kia đi vào một nơi mà anh không được phép
mang theo dao cạo râu hay cái bấm móng tay. Phải mặc quần áo bệnh nhân.
Phải ăn tối lúc bốn rưỡi chiều. Bị rầy la như thể anh là một kẻ trì độn bên cạnh
việc bị mắc căn bệnh trầm cảm. Nhìn thấy những bệnh nhân khác trong những
căn buồng có tường lót đệm. Anh không được trang bị điện thoại trong phòng
mình bởi vì người ta sợ rằng anh có thể tự treo cổ bằng dây điện thoại và bởi vì
họ muốn kiểm soát việc anh tiếp cận với thế giới bên ngoài. Đây đâu phải là một
sự nhập viện thông thường. Anh bị tước đoạt những quyền lợi của mình trên
chiếc giường bệnh tâm thần này. Tôi không cho rằng bệnh viện là nơi thích hợp
với các bệnh nhân trầm cảm trừ khi họ đã hoàn toàn bất lực hoặc muốn tìm đến
giải pháp tự tử trong tuyệt vọng.”

Phương pháp điều trị sốc cũng thật khủng khiếp. “Người giám sát chúng tôi là
một vị bác sĩ nhìn rất giống Herman Munster[3]. Việc điều trị diễn ra ở tầng hầm
của bệnh viện Mt. Sinai. Tất cả bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này
đều đi xuống đó, vào trong địa ngục sâu thẳm, và tất cả chúng tôi đều khoác áo
choàng ngủ, và có cảm giác như thể chúng tôi đang ở trong một giáo phái nào
đó. Bởi vì tôi giữ bình tĩnh khá tốt, họ sắp xếp tôi là người được điều trị cuối
cùng, và tôi đứng quanh quẩn ở đó cố gắng xoa dịu tất cả những người đang
hoảng loạn chờ đến lượt mình, trong khi nhân viên giám sát bước vào và len qua
chúng tôi để đi tới tủ đựng đồ của họ, mà cũng được đặt ở dưới đó. Nếu là
Dante, tôi sẽ rất giỏi trong việc diễn tả điều này như thế nào. Tôi đã từng muốn
được chữa trị bằng phương pháp ấy, nhưng căn phòng và những con người này
– khiến tôi cảm thấy nó như là một cảnh man rợ trong thí nghiệm của
Mengele[4]. Nếu như anh muốn làm những việc này, hãy thực hiện chúng trên
tầng tám cùng với những ô cửa sổ có ánh nắng và những màu sắc tươi sáng!
Giờ thì tôi sẽ không bao giờ cho phép điều đó xảy ra nữa.

“Tôi vẫn nuối tiếc trước việc mất ký ức,” anh nói. “Tôi có một trí nhớ đặc biệt,
như là ảnh chụp, và nó không bao giờ quay trở lại. Khi rời khỏi đó, tôi chẳng thể
nhớ được số khóa tủ của mình, và cả những cuộc nói chuyện.” Ban đầu, khi mới
ra viện, anh cũng không thể nộp đơn tham gia công việc tình nguyện, nhưng
không lâu sau anh lại có thể bắt đầu hoạt động trở lại. Anh chuyển tới Santa Fe
trong sáu tháng và ở cùng một người bạn. Vào mùa hè anh quay trở về New
York để sống một mình lần nữa. “Có lẽ cũng tốt khi một phần trí nhớ của tôi mất
đi vĩnh viễn,” anh nói. “Nó giúp tôi quên đi một số cơn suy sụp tinh thần. Tôi
quên chúng cũng dễ dàng như việc tôi quên mọi thứ khác.” Việc phục hồi diễn ra
từ từ. “Có rất nhiều ý chí nhưng anh chẳng thể nào điều khiển quá trình hồi
phục. Anh chẳng thể đoán được khi nào thì nó sẽ xảy ra, cũng giống như việc
anh chẳng thể đoán khi nào thì một người sẽ qua đời.”

Stein thường ghé thăm một giáo đường của Do Thái giáo, đến đó hàng tuần
cùng với một người bạn theo đạo. “Tôi về căn bản được tương trợ bởi đức tin.
Theo một cách nào đó nó đã giải phóng sự căng thẳng trong tôi để tin vào một
điều gì đó khác,” anh nói. “Tôi vẫn luôn tự hào là một người Do Thái và bị thu hút
bởi những điều liên quan đến tôn giáo. Sau cơn trầm cảm lớn ấy, tôi cảm thấy
rằng nếu tôi đủ tin tưởng, những gì có thể xảy ra có lẽ sẽ cứu được thế giới này.
Tôi đã chìm sâu đến mức chẳng còn gì để tin vào nữa ngoại trừ Chúa trời. Tôi
khá xấu hổ khi phát hiện ra mình bị cuốn vào tôn giáo; nhưng đó là một điều
đúng. Đúng là dù cho một tuần có tồi tệ ra sao, thì vẫn luôn có buổi hành lễ vào
mỗi ngày thứ Sáu.

“Nhưng mà thứ đã cứu tôi lại là Prazac, ra đời vào năm 1988, vừa đúng lúc. Đó
đúng là một phép nhiệm màu. Đầu óc tôi bỗng nhiên cảm thấy, sau rất nhiều
năm, như thể chưa từng có một vết rạn ngày một lớn trong đó vậy. Nếu như anh
bảo với tôi vào năm 1987 rằng vào năm sau tôi sẽ có thể đi máy bay, làm việc
với các thống đốc và thượng nghị sĩ - ôi, có lẽ tôi sẽ thấy buồn cười lắm. Tôi khi
ấy thậm chí còn chẳng thể sang đường nữa kia.” Bill Stein hiện nay đang dùng
Effexor và lithium. “Sợ hãi lớn nhất trong đời tôi là tôi không thể vượt qua cái
chết của cha mình. Ông cụ mất năm chín mươi tuổi, và khi ông mất, tôi gần như
phấn khích khi phát hiện ra rằng tôi có thể đối mặt với nó. Tôi đã đau khổ và đã
khóc, nhưng tôi có thể làm được những việc bình thường: đóng vai một người
con trai trong gia đình, nói chuyện với luật sư, viết điếu văn. Tôi đối mặt với điều
đó tốt hơn nhiều so với tưởng tượng của tôi.
“Tôi vẫn phải thật cẩn thận. Tôi luôn cảm thấy như thể mọi người đều muốn một
phần từ con người tôi vậy. Chừng ấy là quá nhiều để tôi có thể cho đi và rồi tôi
sẽ thật sự, thật sự căng thẳng. Tôi nghĩ, có lẽ thật sai lầm, rằng mọi người sẽ coi
thường tôi nếu như tôi hoàn toàn cởi mở về những trải nghiệm của đời mình. Tôi
vẫn còn nhớ về việc từng bị xa lánh. Cuộc đời luôn nằm trên bờ vực chỉ chực rơi
xuống một lần nữa. Tôi đã học được cách để che giấu nó, để khiến cho không
một ai biết được khi nào thì tôi đang phải sử dụng tới ba loại thuốc và sắp gục
ngã đến nơi. Tôi không nghĩ rằng mình đã từng cảm thấy thật sự hạnh phúc.
Người ta chỉ có thể mong đợi rằng cuộc sống không khốn khổ. Khi mà anh cực
kỳ có ý thức về bản thân, thật khó để có thể hạnh phúc trọn vẹn. Tôi thích môn
bóng chày. Và khi tôi nhìn thấy những người khác ở sân vận động, uống bia,
dường như không nhận biết gì về bản thân mình và mối tương quan của họ với
thế giới này, tôi thấy thật ghen tị. Trời ơi, giá mà được như vậy thì tốt biết bao!

“Tôi cứ luôn nghĩ đến những tấm thị thực xuất cảnh đó. Nếu như bà tôi chỉ cần
đợi thêm một chút nữa thôi. Câu chuyện về sự tự vẫn của bà đã dạy cho tôi về
sự nhẫn nại. Không phải nghi ngờ gì về việc dù mọi chuyện có lại trở nên tồi tệ
đến nhường nào, tôi sẽ vượt qua được nó. Nhưng tôi sẽ không phải là con
người tôi của ngày hôm nay nếu không có được sự thông thái mà tôi gặt hái
được sau những gì mình dã kinh qua, sự rụng rời của cái sự vị kỷ mà chúng
mang đến cho tôi.”

Câu chuyện của Bill Stein tương đối tác động đến tôi. Tôi đã thường nghĩ về
những tấm thị thực xuất cảnh kể từ khi gặp Bill lần đầu tiên. Tôi nghĩ về cái thị
thực không bao giờ được dùng tới, và đồng thời, cả về tấm thị thực đã được
dùng tới nữa. Việc vượt qua cơn trầm cảm đầu tiên của tôi liên quan tới việc kiên
trì cố gắng. Một thời gian ngắn của sự yên bình vừa phải đến ngay sau đó. Khi
tôi bắt đầu trải qua lo lắng và cơn trầm cảm lần thứ hai – trong khi tôi vẫn ở trong
bóng tối của cơn trầm cảm đầu tiên và vẫn chưa rõ sự ám ảnh của mình với căn
bệnh AIDS từ bỏ tôi từ đâu – tôi nhận ra được điều gì đang xảy ra. Tôi bị choáng
ngợp với cái nhu cầu cần phải dừng lại. Đời sống tự thân nó dường như trở nên
cấp thiết đến đáng lo ngại, đòi hỏi cái tôi quá nhiều. Quá khó khăn để có thể ghi
nhớ và suy nghĩ và bày tỏ và thấu hiểu – tất cả những gì mà tôi muốn mình có
thể làm được khi đó là nói chuyện. Để giữ cho gương mặt tôi có sinh khí cùng
lúc cũng là một sự xúc phạm thêm tới vết thương. Giống như thể là việc cố gắng
nấu ăn và trượt pa-tanh và hát hò và đánh máy trong cùng một lúc. Nhà thơ
người Nga Daniil Kharms từng miêu tả về cơn đói: “Rồi bắt đầu sự yếu ớt. Rồi
bắt đầu sự khó chịu. Rồi tiếp đó là việc mất đi khả năng suy luận nhanh chóng.
Rồi tới sự an tĩnh. Và rồi là nỗi kinh hoàng.”  Cũng trong tình trạng khủng khiếp
và logic tương tự, cơn trầm cảm thứ hai xuất hiện – bị làm cho tệ thêm bởi nỗi
sợ hãi về xét nghiệm HIV mà tôi đã lên lịch hẹn. Tôi không muốn quay lại dùng
thuốc, và trong một thời gian tôi cố gắng không sử dụng nó. Rồi một ngày tôi
nhận ra việc này không hề hiệu quả. Tôi biết trước những ba ngày rằng tôi sẽ rơi
xuống đáy vực. Tôi bắt đầu dùng Paxil mà tôi cất sẵn trong tủ thuốc của mình.
Tôi gọi điện cho nhà tâm thần dược học của mình. Tôi cảnh báo cha mình. Tôi
cố gắng tiến hành sắp xếp mọi việc cho hợp lý: việc đánh mất tâm trí, cũng giống
như việc bạn đánh mất chìa khóa xe vậy, thật sự rất khó chịu. Ngoài sự hoảng
loạn, tôi nghe thấy tiếng mình đầy mỉa mai khi một người bạn gọi đến. “Tôi xin
lỗi, tôi phải hủy cuộc hẹn thứ Ba tới thôi,” tôi nói. “Tôi lại thấy sợ những miếng
thịt cừu rồi.” Các triệu chứng ập tới chóng vánh và đáng ngại. Trong vòng một
tháng, tôi mất tới một phần năm trọng lượng cơ thể, khoảng ba mươi nhăm
pound.

Nhà tâm thần dược học nghĩ rằng, bởi vì tôi cảm thấy mê sảng với Zoloft và
căng thẳng với Paxil, nên đáng để thử một thứ gì đó mới, vì thế ông kê cho tôi
Effexor và BuSpar, cả hai loại thuốc này tôi vẫn còn sử dụng cho tới tận bây giờ,
sau sáu năm. Trong những cơn vật lộn với trầm cảm, một người có thể tiến tới
một điểm kỳ lạ mà tại đó không thể nhìn thấy lằn ranh giữa tính cường điệu của
bản thân và thực tế của sự điên rồ. Tôi đã nhận ra hai đặc điểm mâu thuẫn ấy
của tính cách. Tôi là kẻ cường điệu về mặt bản chất; nhưng mặt khác, tôi có thể
ra ngoài kia và “ra vẻ bình thường” dưới hầu hết các tình huống khác thường.
Antonin Artaud từng viết trên một bức tranh của mình rằng, “Không bao giờ thật
và luôn đúng,” là những gì mà trầm cảm mang lại. Bạn biết rằng nó không phải là
thật, rằng bạn là một con người khác, nhưng bạn cũng biết rằng nó hoàn toàn
đúng. Điều đó thật khó hiểu.
Vào tuần làm xét nghiệm HIV, tôi đã dùng mười hai đến mười sáu mg. Xanax
(tôi đã tích trữ thêm một ít thứ thuốc này) mỗi ngày, để có thể ngủ vào mọi lúc và
để không phải cảm thấy lo lắng. Vào ngày thứ Năm của tuần đó, tôi thức dậy và
kiểm tra các tin nhắn trong hộp thoại. Y tá của phòng xét nghiệm nhắn tôi rằng:
“Lượng cholesterol của anh đang thấp, điện tâm đồ bình thường, và xét nghiệm
HIV của anh ổn.” Tôi gọi lại cho cô ấy ngay lập tức. Thông tin chính xác. Tôi có
kết quả âm tính với HIV. Như Gatsby từng nói, “Tôi đã rất cố gắng để chết
nhưng lại có một cuộc sống đầy mê hoặc.” Rồi sau đó tôi biết rằng tôi thực muốn
sống, và tôi thấy biết ơn vì cái tin tức ấy. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy kinh khủng
thêm hai tháng nữa. Tôi cắn răng chống lại ý muốn tự tử mỗi ngày.

Rồi, vào tháng Bảy, tôi quyết định nhận lời mời du lịch tàu biển với vài người bạn
tới Thổ Nhĩ Kỳ. Với tôi việc đến đó sẽ rẻ hơn nhiều so với nhập viện, và nó ít
nhất cũng ba lần hiệu quả hơn: dưới ánh mặt trời rực rỡ của Thổ Nhĩ Kỳ, cơn
trầm cảm đã bốc hơi. Mọi thứ từ từ trở nên tốt đẹp hơn sau đó. Vào cuối mùa
thu, tôi bỗng nhiên nhận ra mình thức giấc giữa đêm khuya, cả người tôi run rẩy,
như khi tôi ở trong thời điểm tệ hại nhất của cơn trầm cảm của mình, nhưng lần
này tôi thức dậy với niềm hạnh phúc. Tôi rời khỏi giường và viết về nó. Đã nhiều
năm trôi qua kể từ khi tôi cảm thấy hạnh phúc, và tôi đã quên mất cái cảm giác
muốn sống là như thế nào, cái cảm giác được tận hưởng một ngày mà ta đang
sống và khao khát mong chờ đến ngày tiếp theo, khi biết rằng ta là một trong
những kẻ may mắn vẫn còn có cuộc đời để mà sống. Cũng như là chiếc cầu
vồng giao ước mà Chúa ban cho Noah, tôi cảm thấy mình có bằng chứng rằng
sự tồn tại đã và sẽ luôn đáng giá. Tôi biết rằng cơn đau này có thể sẽ còn tiếp
diễn, rằng trầm cảm có tính chu kỳ và sẽ quay trở lại để làm khổ sở bệnh nhân
của nó hết lần này tới lần khác. Tôi cảm thấy an toàn trước bản thân mình. Tôi
biết rằng nỗi buồn bất tận, dù có rất nhiều trong tôi, cũng không hề làm giảm
niềm hạnh phúc. Tôi bước sang tuổi ba mươi ba không lâu sau đó, và cuối cùng
thì đấy cũng là một sinh nhật thật sự vui vẻ. 

Đó là tất cả những gì tôi học được từ chứng trầm cảm của mình qua một thời
gian dài. Như nhà thơ Jane Kenyon từng viết:
Chúng tôi thử dùng thuốc mới, một sự kết hợp mới

của các loại thuốc, và bỗng nhiên

tôi lại rơi vào cuộc đời mình

như một chú chuột đồng bị cuốn đi trong gió bão

rồi bị thả xuống cách nhà mình

ba thung lũng và hai ngọn núi.

Tôi đã có thể tìm được đường về. Tôi biết

tôi sẽ nhận ra cửa hàng

nơi tôi từng mua sữa và dầu.

Tôi nhớ nhà và chuồng trại

cái cào, những chiếc cốc và cái đĩa màu xanh

cuốn tiểu thuyết của Nga mà tôi yêu thích,

và chiếc váy ngủ bằng lụa màu đen

mà anh từng thả

xuống bàn chân đi vớ của tôi.

 ------------------

[1] triệu chứng sinh dưỡng (vegetative symptom): mất khẩu vị, mất khả năng
cảm nhận khoái lạc, khó ngủ, táo bón
[2] Trại tập trung Dachau (tiếng Đức: Konzentrationslager (kz) Dachau) là trại
tập trung đầu tiên do Đức Quốc xã mở tại Đức, nằm trên phần đất của một nhà
máy sản xuất đạn dược bị bỏ hoang gần thị trấn thời Trung cổ Dachau, khoảng
16 km phía tây bắc của Munich ở bang Bayern, nằm ở miền nam nước Đức. Trại
tập trung Dachau có vai trò như là một nguyên mẫu và mô hình cho các trại tập
trung Đức Quốc xã khác sau đó.

[3] Herman Munster: một nhân vật hư cấu trong bộ phim hài The Munster của
đài CBS. Nhân vật này có diện mạo gần giống Frankenstein

[4] Josef Mengele (16/3/1911 – 7/2/1979) là một sĩ quan Schutzstaffel (SS)


người Đức và cũng là một bác sĩ ở Trại tập trung Auschwitz trong chiến tranh thế
giới thứ hai. Mengele khét tiếng về việc lựa chọn những nạn nhân để tiêu diệt tại
các phòng hơi ngạt và thực hiện các thí nghiệm trên người lên các tù nhân. Sau
chiến tranh, Mengele bỏ trốn đến Nam Mỹ và trốn tránh khỏi sự truy lùng trong
suốt phần đời còn lại.

Atlas về Trầm cảm: Con quỷ giữa ban trưa -


Chương 2.5

access_timeMar 10, 2019 personRubi folder_open Sức Khỏe Tinh Thần Trầm Cảm


Chúng ta không bao giờ điều trị bệnh tiểu đường hay huyết áp cao theo
cái cách chữa rồi lại ngừng; vậy thì tại sao chúng ta lại làm thế với bệnh
trầm cảm?
Ác Quỷ giữa ban trưa
Atlas Về Trầm Cảm

Tác giả: ANDREW SOLOMON


Người dịch: December Child

Và đối với tôi mọi thứ dường như đã quay trở lại, ban đầu thật lạ lùng, rồi bỗng
nhiên trở nên quen thuộc, và tôi nhận ra rằng một nỗi buồn sâu sắc đã được
nhen nhóm kể từ khi mẹ tôi bị bệnh, trở nên tồi tề hơn khi bà qua đời, đã biến nỗi
đau khổ thành tuyệt vọng, đã khiến tôi bất lực, sẽ không còn tàn phá tôi được
nữa. Tôi vẫn còn thấy buồn về những chuyện buồn, nhưng tôi lại là chính tôi,
như đã từng trước đó, vì tôi luôn muốn được sống.

Bởi vì tôi đang viết một cuốn sách về trầm cảm, trong những tình huống xã hội
tôi thường được yêu cầu mô tả lại trải nghiệm của bản thân trước căn bệnh, và
tôi thường kết thúc bằng việc nói rằng tôi đang dùng thuốc. “Vẫn phải dùng à?”
mọi người hỏi. “Nhưng anh trông có vẻ ổn mà!” Và tôi lúc nào cũng trả lời rằng
tôi nom có vẻ ổn là bởi vì tôi ổn, và tôi ổn một phần là bởi vì thuốc. “Vậy anh định
sẽ dùng thuốc trong bao lâu?” người ta hỏi. Khi tôi nói rằng tôi không biết sẽ phải
sử dụng chúng đến bao giờ, những con người từng đối mặt một cách bình tĩnh
và đầy cảm thông trước những tin tức về nỗ lực tự tử, rối loạn tâm lý, mất việc
làm trong nhiều năm, sụt cân đáng kể, vân vân và vân vân sẽ nhìn tôi đầy hoảng
hốt. “Nhưng uống thuốc như thế thì rất tệ,” họ nói. “Chắc chắc là hiện tại anh đã
đủ khỏe để ngưng sử dụng những thứ thuốc ấy!” Nếu như bạn nói với họ rằng
điều đó giống như việc loại bỏ bộ chế hòa khí ra khỏi xe của bạn hay tháo các
cột trụ ra khỏi Nhà thờ Đức bà Paris vậy, thì họ sẽ bật cười. “Vậy thì có lẽ anh
nên duy trì một liều lượng thấp thôi?” họ hỏi. Bạn giải thích rằng lượng thuốc bạn
uống đã được lựa chọn bởi vì nó giúp bình thường hóa những hệ thống hoạt
động chập chờn, và một liều thấp cũng giống như là việc tháo ra một nửa bộ chế
hòa khí của xe vậy. Bạn thêm vào rằng bạn hầu như không gặp phải tác dụng
phụ nào từ loại thuốc mà bạn đang sử dụng, và không có bằng chứng nào về tác
dụng tiêu cực của việc dùng thuốc dài hạn hết cả. Bạn nói rằng bạn thật sự
không muốn trở bệnh nữa. Nhưng sự khỏe mạnh, về mặt này, không chỉ liên
quan tới khả năng kiểm soát được vấn đề của bản thân bạn, mà còn cả ở việc
ngưng dùng thuốc nữa. “Ồ, tôi mong rằng anh sẽ sớm ngưng dùng thuốc,” họ
nói.

 “Có lẽ tôi không biết được tác động chính xác của việc dùng thuốc trong thời
gian dài,” John Greden nói. “Chưa có ai từng dùng Prozac suốt tám mươi năm
cả. Nhưng chắc chắn là tôi biết tác hại của việc không dùng thuốc, hay việc dùng
thuốc ngắt quãng, hay là việc cố gắng giảm liều thuốc thích hợp ở một mức độ
bất hợp lý – và những tác động đó sẽ gây tổn hại đến bộ não. Anh sẽ bắt đầu
phải chịu những hậu quả mãn tính. Anh sẽ có những đợt tái phát ngày càng
nghiêm trọng, với mức độ đau khổ khủng khiếp mà không vì lý do gì cả. Chúng
ta không bao giờ điều trị bệnh tiểu đường hay huyết áp cao theo cái cách chữa
rồi lại ngừng; vậy thì tại sao chúng ta lại làm thế với bệnh trầm cảm? Cái áp lực
xã hội kỳ cục này đến từ đâu thế? Chứng bệnh này có tỷ lệ tái phát lên đến tám
mươi phần trăm trong vòng một năm nếu không dùng thuốc, và có tỷ lệ khỏe
mạnh lên tới tám mươi phần trăm nếu như dùng thuốc.” Robert Post, thuộc
NIMH, đồng tình, “Mọi người lo lắng về những tác dụng phụ của việc dùng thuốc
cả đời, nhưng những tác dụng phụ ấy có vẻ ít ỏi, vô cùng ít ỏi nếu đem so sánh
với khả năng có thể gây chết người nếu xem nhẹ bệnh trầm cảm. Nếu như anh
có người quen hay bệnh nhân đang sử dụng mao địa hoàng[1], anh sẽ nghĩ gì
về việc khuyên người đó ngừng sử dụng nó, xem người đó có bị lên cơn nhồi
máu cơ tim khác hay không, và khiến cho trái tim của người đó yếu đến mức nó
không còn hoạt động như trước được nữa? Điều này cũng chẳng có gì khác cả.”
Những tác dụng phụ của các loại thuốc này chỉ đáng kể với những ai khỏe mạnh
hơn nhiều so với căn bệnh mà họ nói đến.

Có bằng chứng về việc con người ta có phản ứng dữ dội trước mọi thứ: chắc
chắn là rất nhiều người có phản ứng mạnh với Prozac. Một mức độ thận trọng
nhất định là hoàn toàn hợp lý khi bạn quyết định sử dụng một thứ gì đó, từ nấm
dại cho tới thuốc ho. Một trong những đứa con nuôi của tôi suýt chết vì ăn phải
quả óc chó trong một bữa tiệc sinh nhật ở London vì bị dị ứng; quy định yêu cầu
các sản phẩm phải liệt kê chi tiết trên nhãn mác tất cả các loại hạt có trong sản
phẩm là một điều đúng đắn. Những người sử dụng Prozac nên để ý ngay từ đầu
về những phản ứng mạnh của cơ thể mình trước thuốc. Loại thuốc này có thể
gây ra chứng giật mặt và căng cơ. Các loại thuốc chống trầm cảm cũng mang
đến câu hỏi về việc nghiện thuốc, mà tôi sẽ đề cập ở phần sau của cuốn sách.
Giảm ham muốn tình dục, có những giấc mơ lạ, và những tác dụng khác được
nhắc đến trên nhãn của SSRI có lẽ là vô cùng khổ sở. Tôi thấy lo lắng trước
những báo cáo rằng một số loại thuốc chống trầm cảm có thể liên quan đến việc
tự tử; tôi tin rằng điều này liên quan đến việc chất lượng cho phép của các loại
thuốc, bởi vì nó có thể giúp ai đó làm điều mà trước đây anh ta quá suy nhược
để có thể thực hiện. Tôi thừa nhận rằng chúng ta không thể biết được chắc chắn
về tác dụng dài hạn của các loại thuốc. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là một số nhà
khoa học đã chọn cách tận dụng những phản ứng bất lợi này để tạo nên một
ngành công nghiệp của những kẻ phỉ báng Prozac, những kẻ xuyên tạc thứ
thuốc này như một thứ hiểm họa chết người với công chúng vô tội. Trong một
thế giới lý tưởng, sẽ không một ai phải dùng đến bất kỳ loại thuốc nào và cơ thể
sẽ có khả năng tự chữa lành; nếu thế thì ai mà muốn uống thuốc kia chứ?
Nhưng những sự quả quyết lố bịch kiểu ấy đã tạo nên một cuốn sách ngớ ngẩn
như là Prozac Backlash[2] không thể làm được gì hơn ngoài việc gây nhiễu loạn
và tạo nên nỗi hoảng sợ không cần thiết nơi một độc giả đang sợ hãi. Tôi thấy
xót xa trước việc những kẻ chỉ trích cứ ngăn cản những bệnh nhân khổ sở khỏi
những phương pháp điều trị cần thiết vô hại để được trở về với cuộc sống của
mình. 

Cũng giống như sinh con, trầm cảm là một sự đau đớn khủng khiếp đến mức
không thể tưởng tượng được. Chứng bệnh này của tôi đã không phát triển thêm
cho tới khi mối quan hệ tình cảm của tôi kết thúc tệ hại vào mùa đông năm 1997.
Đấy là một sự chọc thủng phòng tuyến, như tôi từng nói với một người, rằng
đừng để bị suy sụp khi chia tay. Nhưng bạn sẽ không bao giờ còn như trước
nữa một khi bạn nhận thức được rằng không có bản ngã nào mà không sụp đổ.
Chúng ta được bảo rằng hãy học cách tự chủ, nhưng điều ấy thật khó mà thực
hiện khi bạn không có được một bản thể để mà tin tưởng vào. Những người
khác đã giúp đỡ tôi, và có một số hóa chất đã giúp thực hiện việc điều chỉnh lại
này, và tôi cảm thấy ổn với tất cả những điều ấy ở vào thời điểm này, nhưng
những cơn ác mộng lặp đi lặp lại không còn là những điều sẽ xảy ra với tôi,
những điều xảy ra bởi các yếu tố bên ngoài, mà là những điều xảy ra trong tôi.
Sẽ thế nào nếu một mai tôi thức dậy và không còn là mình nữa mà là một con bọ
hung? Mỗi buổi sáng đều bắt đầu như thế - với một sự vô định đến khó thở về
việc tôi là ai, với sự kiểm tra về những căn bệnh ung thư dường như chẳng bao
giờ xuất hiện, với một nỗi lo lắng nhất thời rằng liệu những ác mộng kia có trở
thành sự thật. Cứ như thể bản thể của tôi quay lại và nhổ nước bọt vào mặt tôi
và nói, đừng có thúc giục, đừng có cậy vào tôi quá, tôi cũng có vấn đề của mình
cần phải lo lắng. Nhưng vậy thì ai là người đã phủ nhận sự điên loạn và đau đớn
ở đây? Ai là người nhổ nước bọt vào ai? Tôi đã mất nhiều năm để tiến hành trị
liệu tâm lý và sống và yêu và mất mát, và thú thật, đến giờ tôi vẫn chẳng biết. Có
ai đó hay thứ gì đó tồn tại mà mạnh mẽ hơn cả những hóa chất hay ý chí kia,
một cái tôi đã đưa tôi vượt qua sự chán ghét bản thể tôi, một cái tôi thuộc thành
viên công đoàn vẫn nhất quyết bám trụ cho tới khi những hóa chất nổi loạn và
những ý tưởng hệ quả của nó được đưa trở lại đường ngay. Liệu đó có phải là
một bản thể của những hóa chất không? Tôi không phải là người theo thuyết duy
linh và tôi lớn lên không theo tôn giáo, nhưng cái chất đặc quánh chảy trong cơ
thể tôi ấy, lại càng chảy nhanh hơn khi bản thể của tôi bị xé ra thành từng mảnh
khỏi chính nó: những người từng sống sót qua điều này đều biết rằng nó chẳng
bao giờ đơn giản như những đặc tính hóa học phức tạp cả.

Một người có được lợi thế trong suốt thời kỳ suy sụp của mình vì đã ở trong đó,
nơi mà người đó có thể thấy được những gì đang diễn ra. Từ bên ngoài, người
ta chỉ có thể đoán định; nhưng bởi vì trầm cảm mang tính chu kỳ, có thể sẽ hữu
ích khi học cách kiên trì chịu đựng và thừa nhận. Eve Kahn, một người bạn của
tôi, kể cho tôi về những mất mát mà căn bệnh trầm cảm của cha chị gây ra cho
gia đình: “Cha tôi đã có một cuộc đời vất vả, khởi đầu từ rất sớm. Ông nội tôi đã
mất, và bà nội cấm không được theo đuổi tôn giáo trong nhà. Bà nói rằng, nếu
như Chúa có thể cướp đi chồng của ta và để lại cho ta bốn đứa con như thế này,
thì chẳng có Chúa nào hết cả. Và bà bắt đầu chuẩn bị món tôm và thịt lợn muối
vào mọi ngày lễ của người Do Thái! Những cái đĩa đầy tôm và thịt lợn muối! Cha
của tôi cao một thước chín, nặng hai trăm hai mươi pound, và chưa từng thua
trong các trận đấu bóng ném cũng như là bóng chày và bóng bầu dục tại trường
đại học, loại người mà anh không thể hình dung nổi là rất mong manh. Ông trở
thành một bác sĩ tâm lý. Rồi, tôi đoán khi ông khoảng ba mươi tám tuổi, thật ra
thì trình tự của mọi việc không được chính xác bởi vì mẹ tôi không muốn nói về
nó và cha tôi không thực sự nhớ được nó và khi chuyện ấy bắt đầu thì tôi mới
còn là đứa trẻ lên ba – một ngày nọ có ai đó ở bệnh viện nơi ông làm việc gọi
cho mẹ tôi và nói rằng cha tôi đã biến mất, đã rời chỗ làm, và họ không biết ông
ấy ở đâu. Vì vậy mà mẹ lôi tất cả chúng tôi ra xe và lái vòng quanh cho tới khi
chúng tôi tìm thấy ông đang dựa vào một cái thùng thư và khóc. Ngay sau đó
ông ấy được điều trị bằng phương pháp xung điện (ECT), và khi họ điều trị xong
cho ông, họ bảo với mẹ tôi rằng hãy ly dị ông đi bởi vì ông sẽ không bao giờ còn
như trước nữa. ‘Các con của bà sẽ không nhận ra ông ấy nữa,’ họ nói. Dù vậy
bà không thực sự tin lời của họ, bà ngồi trong xe và khóc trong lúc lái xe về nhà
sau cuộc điều trị. Khi ông thức dậy, ông giống như một phiên bản copy của
chính mình. Một chút mơ hồ, trí nhớ không tốt, thận trọng với chính mình hơn, ít
quan tâm tới chúng tôi hơn. Hồi chúng tôi còn nhỏ xíu, ông là một người cha vô
cùng tận tâm – luôn về nhà sớm để xem chúng tôi học được gì ở trường vào
ngày hôm đó và luôn mua đồ chơi cho chúng tôi. Sau ECT, ông có hơi xa cách.
Và rồi sự việc lại diễn ra lần nữa vào bốn năm sau đó. Họ cố gắng sử dụng các
loại thuốc và thực hiện ECT nhiều lần hơn. Ông phải nghỉ việc một thời gian.
Hầu hết thời gian tâm trạng của ông rất xấu. Không còn có thể nhận ra gương
mặt của ông nữa; chiếc cằm của ông đã thụt sâu vào khuôn mặt. Ông sẽ rời khỏi
giường và gần như là lẩn thẩn đi quanh nhà với đôi tay run rẩy, đôi bàn tay rộng
lớn ấy chỉ còn treo lơ lửng ở đó bên cơ thể ông. Anh đã từng nghe những câu
chuyện về quỷ nhập thể chưa, bởi vì hẳn phải có kẻ nào đó đã chiếm lấy thân
xác của cha tôi. Tôi khi ấy mới năm tuổi và tôi có thể thấy được điều đó. Ông
trông vẫn vậy nhưng tôi cảm giác như thể không có ai ở nhà cả.

 “Rồi ông ấy có vẻ khỏe hơn và có một giai đoạn ở vào trạng thái tuyệt vời trong
khoảng hai năm, và rồi ông lại suy sụp. Và rồi ông cứ suy sụp và suy sụp mãi.
Đôi khi ông khá hơn rồi suy sụp trở lại, hết lần này tới lần khác. Ông bị tai nạn xe
khi ấy, khi tôi khoảng mười lăm tuổi, bởi vì ông bị chóng mặt hoặc bởi vì ông
muốn tự sát – ai mà biết được? Sự việc ấy lại xảy ra lần nữa khi tôi học năm đầu
đại học. Tôi nhận được điện thoại; tôi phải bỏ dở buổi thi và đến bệnh viện thăm
ông. Họ đã phải lấy đi thắt lưng và cà vạt của ông ấy, toàn bộ mọi thứ. Và rồi
ông lại vào viện năm năm sau đó. Rồi ông cảm thấy mệt mỏi. Và ông điều chỉnh
lại cuộc sống của mình. Ông uống rất nhiều thuốc vitamin và ông tập thể dục
chăm chỉ và ông không làm việc nữa. Và bất kỳ khi nào có sự việc làm ông căng
thẳng, ông lại rời khỏi phòng. Con gái tôi khóc? Ông đội mũ vào và đi về nhà.
Nhưng mẹ tôi vẫn ở bên ông trong suốt những thời điểm này và khi mà ông tỉnh
táo, ông là một người chồng tuyệt vời. Ông có được mười năm tốt đẹp ở độ tuổi
chín mươi, cho tới khi một cơn đột quỵ đánh bại ông vào năm 2001.”

Eve đã quyết định rằng không đẩy gia đình mình vào tình thế tương tự. “Bản
thân tôi cũng phải trải qua vài cơn trầm cảm khủng khiếp,” cô nói. “Khi tôi khoảng
ba mươi tuổi, tôi đã làm việc quá sức, nhận vào quá nhiều thứ, hoàn thành
chúng, và rồi nằm trên giường một tuần liền mà không thể đối phó thêm được
nữa. Có lúc tôi đã dùng thuốc Nortriptyline[3], mà chẳng ăn thua gì ngoại trừ việc
khiến tôi tăng cân. Rồi vào tháng Chín năm 1995, chồng tôi nhận được công việc
tại Budapest và chúng tôi phải chuyển tới đó, và tôi bắt đầu dùng Prozac nhằm
đối phó với sự căng thẳng khi phải chuyển chỗ ở. Ở đấy, tôi hoàn toàn suy sụp.
Hoặc là tôi nằm trên giường cả ngày hoặc trở nên vô cùng khó chịu. Cái nỗi
căng thẳng của việc ở một nơi xa lạ và không có lấy một người bạn – và chồng
tôi thì phải làm việc đến mười lăm tiếng một ngày khi chúng tôi vừa tới đó vì một
vụ mua bán mới. Khi hợp đồng này kết thúc, vào bốn tháng sau đó, tôi hoàn toàn
vỡ vụn. Tôi quay về Mỹ để gặp bác sĩ và tôi phải sử dụng rất nhiều loại thuốc:
Klonopin, lithium, Prozac. Tôi không thể mơ mộng hay sáng tạo và lúc nào tôi
cũng phải mang theo bên mình một hộp thuốc lớn, với những viên thuốc được
đánh dấu sáng, trưa, chiều, tối bởi vì tôi không thể nhớ nổi những gì đang diễn
ra. Rốt cuộc, tôi cũng có thể tạo lập được một cuộc sống ở nơi đó, quen được
với một vài người bạn tốt, và có được một công việc khá ổn, nên tôi cắt giảm số
thuốc xuống cho tới khi tôi chỉ phải uống vài viên vào mỗi tối. Rồi tôi có thai,
ngưng dùng toàn bộ số thuốc, và cảm thấy thật tuyệt vời. Chúng tôi quay lại quê
nhà, và rồi sau khi tôi sinh con ra, tất cả những hormone tuyệt vời ấy đều biến
mất, và với việc chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh – tôi không có được một đêm ngủ
ngon trong suốt một năm – tôi lại suy sụp lần nữa. Tôi quyết định rằng mình sẽ
không để con gái mình phải trải qua điều này. Hiện tôi đang dùng Depakote, thứ
thuốc làm tôi cảm thấy ít uể oải hơn và là loại thuốc an toàn đối với những phụ
nữ đang cho con bú. Tôi sẽ làm bất cứ những gì cần thiết để mang tới cho con
gái tôi một môi trường sống ổn định, để không biến mất hay bỏ đi thường xuyên.

Hai năm tốt đẹp tiếp nối sau cơn suy sụp thứ hai của tôi. Tôi toại nguyện, và vui
mừng khi được toại nguyện. Rồi vào tháng Chín năm 1999, tôi trải qua một trải
nghiệm khủng khiếp khi bị bỏ rơi trong tình yêu, bởi một người mà tôi đã nghĩ
rằng sẽ ở bên tôi mãi mãi, và đâm ra buồn bã – không phải tuyệt vọng, mà chỉ
buồn thôi. Và rồi một tháng sau đó, tôi bị ngã cầu thang khi ở nhà và bị trật khớp
vai và bị rách cơ. Tôi đến ngay bệnh viện. Tôi cố gắng giải thích với các nhân
viên cứu hộ trên xe cấp cứu và rồi cả các nhân viên ở phòng cấp cứu rằng tôi
muốn ngăn chặn sự tái phát của bệnh trầm cảm. Tôi giải thích về những viên sỏi
thận và việc chúng đã kích thích cơn trầm cảm lúc trước như thế nào. Tôi hứa
sẽ điền vào bất kỳ mẫu đơn nào được yêu cầu và trả lời các câu hỏi thuộc mọi
chủ đề kể cả về lịch sử thời thuộc địa của Zanzibar nếu như chúng giúp làm
giảm bớt nỗi đau thể xác mà tôi biết rằng quá đỗi mãnh liệt đối với sự thanh thản
của tâm trí tôi. Tôi giải thích rằng tôi có lịch sử với những cơn suy sụp nghiêm
trọng và yêu cầu họ xem xét bệnh án của tôi. Phải mất đến một giờ mới được
nhận thuốc giảm đau; và vào lúc đó tôi được tiêm một liều morphine IV nhỏ đến
mức không thể làm tôi bớt đau. Chiếc vai bị trật khớp là một vấn đề không hề
phức tạp, nhưng phải tám tiếng sau khi tôi tới bệnh viện khớp vai của tôi mới
được nắn lại. Tôi cuối cùng có được một liều thuốc giảm đau có nghĩa, thuốc
Dilaudid, bốn tiếng rưỡi sau khi tôi đến viện – vì vậy ba tiếng rưỡi sau đó không
quá đỗi khủng khiếp như những gì diễn ra vào mấy giờ trước.

 Cố gắng duy trì sự bình tĩnh trong những giai đoạn đầu của tất cả điều này, tôi
yêu cầu một cuộc tư vấn tâm lý. Một vị bác sĩ trực nói với tôi rằng, “Bị trật khớp
vai quả thật rất đau và nó sẽ vẫn còn đau cho tới khi ta đưa nó trở về vị trí cũ, và
anh chỉ cần kiên nhẫn và đừng nghĩ về nó nữa là được.” Cô ta cũng nói, “Anh
đang mất kiểm soát bản thân, tức giận, thở quá gấp, và tôi sẽ không làm gì cho
anh cả cho tới khi anh bình tĩnh trở lại.” Tôi được nghe rằng “chúng tôi không
biết anh,” “chúng tôi không dễ dàng cho thuốc giảm đau mạnh,” và rằng tôi nên
“cố gắng thở sâu và cố gắng tưởng tượng ra rằng anh đang ở trên một bãi biển
với tiếng sóng vỗ bên tai và làn cát mịn dưới lòng bàn chân.” Một trong các bác
sĩ nói với tôi, “Hãy tự chủ đi và ngừng thương hại bản thân. Nhiều người ở trong
cái phòng cấp cứu này gặp phải nhiều vấn đề tồi tệ hơn anh nhiều.” Và khi tôi
nói rằng tôi biết mình cần phải vượt qua nỗi đau nhưng muốn giảm thiểu sự
mãnh liệt của nó lại, rằng tôi không quá quan tâm tới cơn đau thể xác này nhưng
tôi lo lắng về các biến chứng tâm lý của nó, tôi được bảo rằng tôi đúng là “trẻ
con” và “thiếu hợp tác.” Khi mà tôi nói rằng tôi từng có tiền sử về bệnh tâm thần,
tôi được bảo rằng trong trường hợp đó tôi không thể kỳ vọng rằng bất kỳ ai cũng
có cùng quan điểm với tôi về vấn đề này. “Tôi là một chuyên gia được đào tạo và
tôi có mặt ở đây là để giúp anh,” vị bác sĩ ấy nói. Khi tôi nói rằng tôi là một bệnh
nhân đã từng có trải nghiệm trước đó và biết rằng những gì mà cô ta đang làm
thực sự gây tổn thương cho tôi, cô ta bảo với tôi rằng tôi đâu có học ngành y và
sẽ phải tuân theo những đánh giá và phác đồ điều trị của cô ấy.

Tôi lặp lại yêu cầu của mình về việc được tư vấn tâm lý, nhưng không hề được
đáp ứng. Hồ sơ ghi chép về tư vấn tâm lý không được lưu trữ trong phòng cấp
cứu, và vì thế chẳng có cách nào để kiểm tra những lời phàn nàn của tôi, mặc
dù bệnh viện này là một trong những nơi mà bác sĩ riêng và bác sĩ tâm lý của tôi
từng hợp tác. Tôi tin rằng chính sách của một phòng cấp cứu mà tại đó câu nói
“Tôi bị rối loạn trầm cảm nghiêm trọng bị làm trầm trọng thêm bởi một cơn đau
tột bực” sẽ được đối xử giống như câu nói “Tôi cần phải có con gấu bông bên
mình trước khi các vị có thể khâu vết thương” là không thể chấp nhận được.
Sách giáo khoa tiêu chuẩn về thực hành tại phòng cấp cứu ở Hoa Kỳ không hề
đề cập đến các khía cạnh tâm thần của các bệnh thể xác. Không một ai trong
phòng cấp cứu được trang bị dù là ở mức nhỏ nhất để có thể đối phó với các
biến chứng tâm thần. Tôi chẳng qua chỉ là một kẻ đòi món sườn lợn ở một cửa
hàng bán cá.

Khi các cơn đau tích tụ, năm giờ đau đớn ít nhất cũng đau gấp sáu lần so với
một giờ đau đớn. Tôi nhận thấy chấn thương thể xác là một trong những yếu tố
chính dẫn đến chấn thương tâm thần, rằng để chữa trị thứ này theo cái cách mà
bạn sẽ tạo ra thứ kia là một hành động ngớ ngẩn trong ngành y tế. Dĩ nhiên cơn
đau diễn ra càng lâu, nó càng khiến tôi kiệt sức; các dây thần kinh của tôi càng
bị kích thích; thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng. Máu ở dưới da tụ lại cho
tới khi bờ vai của tôi trông như một đốm đen trên mình con báo hoa. Tôi bị
choáng khi thuốc Dilaudid[4] phát huy tác dụng. Quả thực có nhiều người trong
phòng cấp cứu gặp phải nhiều thương tích nghiêm trọng hơn tôi nhiều; tại sao
tất cả chúng tôi lại phải chịu đựng cơn đau vô lý này?
Trong vòng ba ngày kể từ thử thách tại phòng cấp cứu, tôi có cảm giác muốn tự
tử mạnh mẽ mà tôi chưa từng trải qua kể từ cơn trầm cảm nghiêm trọng đầu tiên
của mình; và nếu như tôi không nằm dưới sự giám sát hai mươi tư giờ một ngày
của gia đình và bạn bè, tôi sẽ tìm đến sự giải thoát tức thời cực đoan nhất bởi vì
tôi đã tiến tới mức độ đau đớn về thể xác và tinh thần vượt quá sức chịu đựng
của bản thân mình. Một lần nữa đó lại là vấn đề của cây sồi và những sợi dây
leo. Nếu như bạn nhìn thấy một chồi non vươn lên từ mặt đất và nhận thấy nó là
chồi của cái cây leo nặng trĩu ấy, bạn có thể nhổ nó ra khỏi mặt đất bằng ngón
tay cái và ngón tay trỏ của mình và mọi chuyện sẽ lại tốt đẹp. Nếu như bạn chờ
đợi cho tới khi cái chồi non kia trở nên cứng cáp và ôm trọn lấy cây sồi, bạn có lẽ
sẽ phải dùng đến cưa và có lẽ là cả một cái rìu và xẻng để loại bỏ thứ đó và đào
phần rễ lên. Chắc hẳn bạn chẳng thể nào loại bỏ cái dây leo mà không làm tổn
thương đến vài cành lá của cây sồi. Tôi thường có thể kiểm soát được cái
khuynh hướng muốn tự tử trong mình, nhưng, như tôi chỉ ra với các nhân viên
của bệnh viện sau khi cơn trầm cảm đã qua đi, việc từ chối chữa trị cho những
than phiền về chứng bệnh tâm thần của bệnh nhân có thể biến một vấn đề nhỏ
bé như là trật khớp vai trở nên nghiêm trọng và khiến nó trở thành chứng bệnh
chết người. Nếu như có ai đó nói rằng anh ta đang đau khổ, thì các nhân viên
của phòng cấp cứu cần phải hành động thích hợp. Nạn tự tử xảy ra ở đất nước
này là bởi vì sự bảo thủ các bác sĩ như là người mà tôi đã gặp phải trong cái
phòng cấp cứu đó, những người xem việc không chịu được cơn đau tột bực (cả
về mặt thể xác lẫn tinh thần) là một sự yếu đuối trong tính cách.

Tuần tiếp theo, tôi lại suy sụp lần nữa. Tôi gặp phải vấn đề về nước mắt trong
các lần trước đó, nhưng không bao giờ theo cái cách mà tôi có chúng vào lúc
này. Tôi khóc vào mọi lúc, như một khối thạch nhũ. Thật là vô cùng mệt mỏi khi
rơi từng đấy nước mắt, khiến cho khuôn mặt tôi cứ như bị nứt ra. Dường như
phải dùng đến nỗ lực khổng lồ để làm những điều đơn giản. Tôi vẫn còn nhớ đã
bật khóc nức nở bởi vì tôi đã dùng hết bánh xà phòng khi tắm. Tôi khóc bởi một
phím chữ trên máy tính bị tắc trong vòng một giây. Tôi nhận thấy mọi việc đều
trở nên khó khăn đến mức không thể chịu đựng nổi, và, ví dụ như, là cái viễn
cảnh nhấc điện thoại lên đối với tôi cũng ngang ngửa với việc phải nâng lên một
chiếc ghế nặng bốn trăm pound vậy. Cái thực tế rằng tôi phải đi vào không phải
một mà là hai chiếc tất và rồi hai chiếc giày làm tôi nhụt chí đến mức chỉ muốn
quay trở lại giường. Dù tôi không rơi vào sự lo âu mãnh liệt đã gây nên cơn suy
sụp của tôi trước đó, nhưng sự hoang tưởng cũng bắt đầu xuất hiện: tôi bắt đầu
sợ hãi, mỗi khi con chó của tôi rời khỏi phòng, rằng đó là bởi vì nó không còn
yêu tôi nữa.

Có thêm một nỗi kinh hoàng trong cơn suy sụp lần này. Hai lần suy sụp trước đó
của tôi diễn ra khi mà tôi không dùng thuốc. Sau cơn suy sụp thứ hai, tôi đã chấp
nhận rằng tôi sẽ phải dùng thuốc mãi mãi nếu như muốn tránh khỏi những lần
suy sụp về sau này. Ở mức độ chi phí tinh thần đáng kể, tôi đã uống thuốc mỗi
ngày trong vòng bốn năm. Giờ đây tôi phát hiện ra mình hoàn toàn bị suy sụp
bất kể cái thực tế rằng tôi đã sử dụng Effexor, BuSpar, và Wellbutrin. Điều này
có nghĩa là gì? Trong quá trình viết cuốn sách này, tôi đã gặp gỡ những người
từng trải qua một hay hai cơn suy sụp tinh thần, rồi bắt đầu uống thuốc, và trở
nên ổn. Tôi cũng gặp gỡ cả những người ngưng dùng một loại thuốc nào đó
trong vòng một năm, bị suy sụp, mất vài tháng để thoát khỏi một cơn suy sụp
khác – những người chẳng bao giờ có thể đặt chứng trầm cảm của mình vào
trong sự an toàn của thì quá khứ. Tôi từng tin rằng mình thuộc về nhóm số một.
Nhưng giờ đây tôi dường như bỗng nhiên lại thuộc về nhóm thứ hai. Tôi đã
chứng kiến những cuộc đời mà ở đó tinh thần khỏe mạnh chỉ là một điều thi
thoảng diễn ra. Có lẽ là tôi đã vượt quá khả năng được giúp đỡ bằng Effexor –
nhiều người cũng từng mệt mỏi với thứ thuốc này. Nếu là như vậy, thì tôi đã gia
nhập vào một thế giới khủng khiếp. Trong tâm trí mình tôi nhìn thấy viễn cảnh
một năm dùng thuốc này, một năm dùng thuốc kia, cho tới khi tôi sử dụng hết tất
cả những tùy chọn sẵn có.

Giờ đây tôi đã nắm bắt được những việc cần thực hiện khi gặp phải cơn suy sụp
tinh thần. Tôi biết phải gọi cho bác sĩ nào và nói những gì. Tôi biết khi nào thì
phải giấu đi chiếc dao cạo râu và tiếp tục dẫn chó đi dạo. Tôi gọi cho mọi người
và thẳng thắn trình bày rằng tôi bị trầm cảm. Một vài người bạn thân, mới vừa
kết hôn, đến ngay nhà tôi và ở lại với tôi trong vòng hai tháng, giúp tôi vượt qua
những phần khó khăn của những ngày tháng đó, nói chuyện với tôi về những lo
lắng và sợ hãi của bản thân, kể cho tôi nghe những câu chuyện, giám sát việc tôi
ăn uống, làm vơi bớt đi nỗi cô đơn – họ trở thành những tri kỷ của đời tôi. Em
trai tôi bay về từ California và khiến tôi phải bất ngờ ngay trước thềm nhà mình
vào thời điểm mà tôi suy sụp nhất. Cha tôi ở vào tư thế cảnh giác cao độ. Theo
tôi biết đây là những gì đã cứu tôi: hành động nhanh; có được một bác sĩ giỏi
sẵn sàng lắng nghe bạn; hiểu rõ những vấn đề bản thân; ăn và ngủ điều độ cho
dù việc ấy có đáng ghét đến nhường nào; lập tức từ bỏ mọi khả năng gây căng
thẳng; tập thể dục; huy động tình yêu.

Ngay lập tức tôi gọi cho người đại diện của mình và nói rằng tôi đang cảm thấy
rất tệ và rằng tôi sẽ phải tạm dừng việc thực hiện cuốn sách này. Tôi nói rằng tôi
không biết quá trình tệ hại này sẽ ra sao. “Cứ giả vờ như hôm qua tôi vừa mới bị
đụng xe,” tôi nói, “và rằng tôi đang bị giữ lại ở bệnh viện để chờ chụp X quang.
Ai mà biết được khi nào thì tôi mới có thể đánh máy lại?” Tôi uống Xanax ngay
cả khi nó khiến tôi trở nên đờ đẫn và không thể đứng vững, bởi vì tôi biết rằng
nếu như tôi để mặc cơn lo lắng đang ngự trị trong lồng ngực và ruột gan mình,
nó sẽ trở nên tệ hại hơn và tôi sẽ gặp rắc rối. Tôi không hề mất trí, tôi giải thích
với gia đình và bạn bè mình, nhưng tôi gần như chắc chắn rằng mình đã để nó
thất lạc ở đâu đó. Tôi cảm thấy mình như đang ở trong thời chiến tại Dresden[5],
như một thành phố đã bị phá hủy và chẳng thể tự bảo vệ mình trước đạn bom,
nó chỉ đơn giản là bị đánh sập, và chỉ còn lại những tàn dư vàng son lấp lánh
dưới đống đổ nát hoang tàn.

Bối rối khóc lóc thậm chí là trong cả thang máy của bệnh viện nơi mà nhà tâm
thần dược học của tôi đặt văn phòng làm việc, tôi đã hỏi ông ấy rằng liệu có thể
làm được gì không. Thật ngạc nhiên khi ông không thấy tình huống này kinh
khủng giống như tôi. Ông nói rằng ông sẽ không cho tôi dừng thuốc Effexor –
“nó có tác dụng với cậu trong thời gian dài và chẳng có lý do gì lại dừng nó vào
lúc này cả.” Ông kê cho tôi Zyprexa, một loại thuốc chống rối loạn tâm thần mà
đồng thời cũng có tác dụng chống lo âu. Ông tăng liều Effexor bởi vì, ông nói,
cậu không bao giờ nên rời xa thứ sản phẩm đã giúp được cậu trừ khi cậu bắt
buộc phải làm vậy. Effexor đã tỏ ra có tác dụng lúc trước và có lẽ với việc tăng
liều nó sẽ mang lại hiệu quả lần nữa? Ông cắt giảm liều lượng Wellbutrin của tôi
bởi vì Wellbutrin gây kích động, và trước tình trạng lo lắng cao độ tôi cần ít bị
kích thích hơn. Chúng tôi giữ nguyên liều lượng BuSpar. Bác sĩ của tôi tăng một
số thứ và giảm một số thứ và đọc phản hồi và sự mô tả bản thân của tôi và dựng
nên một phiên bản gần “đúng” về tôi, có lẽ gần giống với trước đây, có lẽ hơi
khác biệt một chút. Hiện tại tôi đã có được nhiều kiến thức chuyên môn và đọc
về các loại thuốc mà tôi sử dụng (mặc dù tôi tránh việc tìm hiểu các tác dụng phụ
của bất kỳ thứ gì cho tới khi tôi đã sử dụng nó được một thời gian; việc biết về
các tác dụng phụ ước chừng là một sự đảm bảo về việc phát triển các tác dụng
phụ). Tuy nhiên, tất cả chỉ là một thứ khoa học mơ hồ về những mùi và vị và sự
kết hợp. Nhà tâm thần dược học của tôi đã giúp tôi vượt qua được cái thí
nghiệm này: ông là nhà vô địch của việc liên tục trấn an tôi tin vào một tương lai
chí ít cũng có thể ngang bằng với quá khứ.

Vào buổi tối sau cái ngày tôi bắt đầu dùng Zyprexa, tôi có kế hoạch tham gia
buổi tọa đàm về Virginia Woolf. Tôi rất thích Virginia Woolf. Giảng về Virginia
Woolf và đọc to lên những đoạn văn của bà đối với tôi mà nói cũng giống như là
việc vừa giảng về socola và ăn nó luôn vậy. Tôi thực hiện buổi tọa đàm này ở
nhà của một người bạn, trước một nhóm gồm khoảng năm mươi những con
người thân thiện. Đó là một buổi hoạt động từ thiện vì một mục đích mà tôi tin
tưởng. Dưới những tình huống thông thường, điều này sẽ thật là vui và chả đòi
hỏi mấy nỗ lực, và tôi có thể sẽ đắm mình trong ánh đèn sân khấu – là điều mà
tôi vẫn luôn thích thú nếu như tâm trạng của tôi ổn định. Một ai đó có thể sẽ cho
rằng buổi giảng này sẽ khiến cho các vấn đề của tôi càng trở nên trầm trọng,
nhưng thực ra khi ấy thần kinh tôi quá kích động nên buổi giảng ấy đã chẳng còn
quan trọng: nội việc thức giấc thôi cũng đã đủ căng thẳng, và chẳng điều gì có
thể khiến sự việc tệ hại hơn được nữa. Nên tôi tới đó và thực hiện những giao tế
lịch sự nho nhỏ trong khi uống cocktail và rồi đứng dậy với cuốn sổ của mình và
nhận thấy bản thân thật bình tĩnh, bình tĩnh một cách kỳ lạ, như thể tôi chỉ đang
đưa ra một vài ý kiến bên bàn ăn tối, và như thể tôi đang rời khỏi cơ thể mình, tôi
nhìn thấy mình đã giảng bài khá mạch lạc về Woolf từ những gì có trong trí nhớ
và ghi chép của bản thân.  

Sau bài giảng, tôi đi cùng với một nhóm bạn và những người tổ chức sự kiện
này đến một nhà hàng ở gần đó. Bữa tối bao gồm đủ những người khác nhau
nên đòi hỏi một vài nỗ lực để có thể gom góp lại cho đủ cái diện mạo của phép
lịch sự hoàn hảo, nhưng dưới những tình huống thông thường đó sẽ là một niềm
vui. Còn đây, cứ như thể không khí quanh tôi đang se lại, như cái cách mà keo
dán se lại, trở nên cứng rắn đến kỳ lạ, khiến tiếng nói của những người khác
như bị vỡ ra và nứt nẻ trong không khí rắn chắc, và những âm thanh vỡ vụn ấy
khiến cho việc nghe họ nói trở nên càng khó khăn hơn. Tôi cần phải phá vỡ bầu
không khí đó dù chỉ để nâng lên chiếc nĩa của mình. Tôi gọi món cá hồi và bắt
đầu nhận ra tình cảnh kỳ cục mà tôi đang bộc lộ. Tôi hơi xấu hổ khi không biết
phải làm gì trước điều đó. Những tình huống như thế này khá là bẽ mặt, dù bạn
có biết bao nhiêu người đã dùng Prozac đi chăng nữa, dù cho mọi người dường
như có vẻ bình thản ra sao trước trầm cảm. Mọi người bên bàn ăn đều biết rằng
tôi đang viết một cuốn sách về chủ đề này và hầu hết bọn họ đều đã đọc các bài
báo của tôi. Điều ấy cũng chẳng ích gì. Tôi lầm bầm và xin lỗi suốt cả bữa ăn
như một nhà ngoại giao trong thời Chiến tranh lạnh. “Thật xin lỗi nếu như tôi có
vẻ hơi mất tập trung, nhưng các vị biết đấy tôi vừa rơi vào một cơn trầm cảm
nữa,” tôi có thể nói vậy nhưng rồi mọi người sẽ thấy buộc phải hỏi về những
triệu chứng cụ thể và các nguyên nhân và cố gắng an ủi tôi, và những lời an ủi
ấy thực ra lại càng làm cho cơn trầm cảm trở nên trầm trọng. Hoặc, “Tôi xin lỗi
nhưng tôi thực sự không thể theo kịp những gì các bạn nói bởi vì tôi phải dùng
năm mg Xanax mỗi ngày, dù dĩ nhiên là tôi không hề nghiện nó, và tôi cũng vừa
mới bắt đầu dùng một loại thuốc làm dịu thần kinh mới mà tôi tin rằng có đặc tính
an thần mạnh. Món salad của bạn ngon chứ?” Mặt khác, tôi có cảm giác rằng
nếu như tôi cứ tiếp tục không nói gì, mọi người sẽ nhận ra tôi kỳ quặc ra sao.

Và rồi tôi nhận thấy không khí trở nên thật cứng rắn và giòn tan đến mức ngôn
từ xuyên qua như những tiếng động huyên náo mà tôi chẳng thể nào kết nối lại
được với nhau. Có lẽ bạn cũng đã từng tham dự một buổi học và nhận thấy rằng
để có thể theo kịp những ý chính bạn cần phải tập trung; nhưng đầu óc bạn thì
cứ lang thang tận đâu đâu và rồi bạn chẳng hiểu những gì được nói đến khi
quay trở về với bài giảng. Sự logic đã biến mất. Và đó là những gì mà tôi cảm
thấy, nhưng ở mức độ của từng câu chữ. Tôi cảm thấy logic biến mất ngay bên
trong tôi lúc này. Có ai đó nói điều gì đó về Trung Quốc, nhưng tôi không biết
chắc đó là chuyện gì. Tôi nghĩ có người nào đó đã nhắc tới ngà voi, nhưng tôi
không biết đó có phải là cùng một người đã đề cập tới Trung Quốc hay không,
dù tôi nhớ rằng người Trung Quốc có chế tác các sản phầm từ ngà voi. Có ai đó
hỏi tôi điều gì đó về cá, phải chăng là món cá mà tôi vừa gọi? Có phải tôi đã gọi
món cá không? Liệu tôi có thích câu cá không? Có phải có nhắc tới loài cá ở
Trung Quốc hay không? Tôi nghe thấy có ai đó lặp lại câu hỏi (tôi nhận ra cấu
trúc câu lúc trước), và rồi tôi cảm thấy mắt mình nhắm lại và tôi thầm nghĩ, thật
bất lịch sự khi nhắm mắt ngủ lúc người ta hỏi mi một câu hỏi đến lần thứ hai. Tôi
cần phải thức dậy. Nên tôi nâng đầu lên khỏi ngực mình và mỉm cười theo cái
cách có nghĩa là tôi-không-theo-kịp-câu-chuyện. Tôi thấy những khuôn mặt bối
rối đang nhìn tôi. “Anh có ổn không?” có ai đó hỏi, và tôi trả lời “Có lẽ là không,”
và vài người bạn có mặt ở đó đã đỡ tôi đứng dậy và đưa tôi ra ngoài.

 ------------------

[1] Lá mao địa hoàng được sử dụng làm thuốc chữa suy tim.

[2] Prozac Backlash: Overcoming the Dangers of Prozac, Zoloft, Paxil, and Other
Antidepressants with Safe, Effective Alternatives (tạm dịch: Khe hở của Prozac –
Vượt qua những nguy hiểm của Prozac, Paxil, và các loại thuốc chống trầm cảm
khác bằng những phương pháp an toàn, hiệu quả) của tác giả Joseph
Glenmullen M.D.

[3] Nortriptyline: một loại thuốc chống trầm cảm

[4] Dilaudid: một loại thuốc giảm đau

[5] Dresden là thành phố thủ phủ của Bang tự do Sachsen tại Đức. Thành phố
nằm trên một thung lũng ven con sông Elbe, gần biên giới với Cộng hòa Séc.
Chùm đô thị Dresden là một phần của vùng đô thị Tam giác Sachsen. Dresden
có một lịch sử lâu dài giữ vai trò là thủ đô hoặc nơi ở vương giả của các tuyển đế
hầu và vua của Sachsen, trong nhiều thế kỷ, họ đã trang hoàng cho thành phố
bằng các nét văn hóa và công trình nghệ thuật tráng lệ. Thành phố từng được
gọi là "Chiếc hộp Đá quý", do trung tâm thành phố có các công trình theo kiến
trúc baroque và phong cách nghệ thuật rococo.

Một vụ ném bom của Đồng Minh vào cuối Chiến tranh thế giới lần thứ hai giết
chết hàng nghìn dân thường và phá hủy hoàn toàn trung tâm thành phố. Hậu
quả của vụ ném bom và 40 năm phát triển đô thị hậu thế chiến đã làm thay đổi
bộ mặt của thành phố. Sau khi tái thống nhất nước Đức vào năm 1990, Dresden
lấy lại được vị thế quan trọng của mình, trở thành một trong các trung tâm văn
hóa, giáo dục, chính trị và kinh tế của nước Đức.

Con quỷ giữa ban trưa - Chương 2.6

access_timeMar 10, 2019 personRubi folder_open Sức Khỏe Tinh Thần Trầm Cảm

Trầm cảm có thể dễ dàng là hệ quả của quá nhiều điều vui vẻ cũng như
của quá nhiều điều khủng khiếp. Trên đời này cũng có cả thứ gọi là sự
căng thẳng hậu-vui vẻ nữa.
 “Tôi vô cùng xin lỗi,” tôi cứ nói vậy, lờ mờ nhận ra rằng tôi đã khiến mọi người
ngồi ở bàn nghĩ rằng tôi có lẽ đang phê thuốc, và ước gì tôi chỉ đơn giản nói rằng
mình bị trầm cảm, dùng quá nhiều thuốc, và không biết tôi có thể vượt qua tối
nay thế nào. “Thật xin lỗi,” và mọi người cứ nói rằng chẳng có gì phải xin lỗi cả.
Và những người bạn đã giải cứu tôi đã đưa tôi về nhà và đỡ tôi nằm xuống
giường. Tôi tháo kính áp tròng ra và rồi cố gắng nói chuyện vài phút, để an ủi
bản thân. “Vậy cậu thế nào?” tôi hỏi, nhưng khi bạn tôi bắt đầu trả lời, anh ấy trở
nên thật hư ảo, như chú mèo Cheshire vậy, và rồi tôi lịm đi và rơi vào một giấc
ngủ sâu suốt mười bảy tiếng đồng hồ và mơ về một cuộc chiến vĩ đại. Chúa ơi,
tôi đã quên mất sự dữ dội của cơn trầm cảm. Nó tác động thật sâu, thật xa!
Chúng ta bị quy định bởi các quy chuẩn vượt ra ngoài chúng ta. Những quy
chuẩn mà tôi đã được nuôi dạy và tôi đã thiết lập cho bản thân mình khá là cao
so với tiêu chuẩn của thế giới; nếu như tôi cảm thấy không thể viết sách, tôi cảm
thấy bản thân mình có gì đó bất ổn. Tiêu chuẩn của nhiều người khác thì thấp
hơn nhiều; trong khi có những người lại cao hơn nhiều. Nếu như George W.
Bush thức dậy vào một ngày nào đó và cảm thấy rằng mình không thể là nhà
lãnh đạo của một thế giới tự do, thì có lẽ đã có điều gì đó không ổn với ông ấy.
Nhưng nhiều người cảm thấy rằng họ vẫn ổn chừng nào mà họ còn có thể kiếm
được miếng ăn và tiếp tục sống. Còn với tôi, việc gục xuống trong bữa tối vượt
xa mức độ mà tôi cho là ổn.

Khi tỉnh dậy tôi cảm thấy ít kinh khủng hơn so với ngày trước đó, mặc dù tôi vẫn
buồn bã vì việc mất khả năng kiểm soát của mình. Cái ý tưởng ra khỏi nhà vẫn
có vẻ khó khăn một cách đáng ngạc nhiên, nhưng tôi biết rằng tôi đã có thể
xuống dưới nhà (dù tôi không chắc là tôi có muốn làm một việc như vậy hay
không). Tôi có thể gửi một vài e-mail. Tôi uể oải gọi điện cho nhà tâm thần dược
học của mình, và ông đề nghị rằng tôi nên giảm liều Zyprexa xuống còn một nửa
và giảm cả thuốc Xanax nữa. Tôi hoài nghi khi các triệu chứng của tôi biến mất
vào buổi chiều hôm đó. Vào buổi tối, tôi gần như ổn, như một con ốc mượn hồn
giờ đã lớn hơn so với cái vỏ của mình và phải rời bỏ nó, yếu ớt bò trên bãi biển,
và rồi tìm thấy chiếc vỏ mới ở một nơi nào đó. Dù tôi vẫn còn có những chặng
đường chờ đợi ở phía trước, tôi thấy vui khi biết rằng mình đang hồi phục.

Và đó là cơn suy sụp tinh thần thứ ba. Đó là một sự mặc khải. Trong khi cơn suy
sụp thứ nhất và thứ hai diễn ra ác liệt nhất trong sáu tuần và mỗi đợt kéo dài
khoảng tám tháng, cơn suy sụp tinh thần thứ ba, mà tôi gọi là cơn suy sụp-nhỏ,
diễn ra ác liệt trong sáu ngày và kéo dài khoảng hai tháng. Tôi thật may mắn vì
có phản ứng tốt với thuốc Zyprexa, nhưng tôi cũng nhận ra rằng những nghiên
cứu mà tôi thực hiện để viết cuốn sách này, dù nó có giá trị với một ai đó hay
không, thì cũng cực kỳ hữu ích đối với tôi. Tôi đã buồn bã trong vài tháng vì
nhiều nguyên nhân khác nhau và ở trong mức độ căng thẳng đáng kể, vẫn có
thể xoay sở với mọi việc, nhưng chẳng dễ dàng gì. Bởi vì tôi đã tìm hiểu rất
nhiều về trầm cảm, tôi nhận ra nó ngay lập tức. Tôi đã gặp được một nhà tâm
thần dược học giỏi – người có thể có thể khéo léo điều biến việc điều trị bằng
việc kết hợp nhiều thứ thuốc với nhau. Tôi tin rằng nếu như tôi bắt đầu uống
thuốc từ trước khi cơn suy sụp tinh thần đầu tiên của tôi đẩy tôi xuống vực sâu,
tôi đã có thể khiến nó phải quy phục trước khi nó trở nên mất kiểm soát, và có lẽ
tôi đã có thể tránh được các cơn suy sụp tinh thần tiếp theo. Nếu như tôi không
ngưng các loại thuốc đã giúp tôi thoát khỏi cơn suy sụp ấy, thì có lẽ tôi sẽ chẳng
bao giờ phải rơi vào cơn suy sụp thứ hai. Vào thời điểm tôi bắt đầu rơi vào cơn
suy sụp thứ ba, tôi đã quyết tâm rằng sẽ không bao giờ phạm phải sai lầm ngu
ngốc như vậy nữa.

Sự thuyên giảm của bệnh tâm thần đòi hỏi sự duy trì: tất cả chúng ta đều có thời
kỳ phải trải qua chấn thương về tinh thần và thể xác, và có nhiều khả năng là
những ai trong chúng ta có sự yếu đuối nhất định về mặt tính cách sẽ có những
lúc lặp lại những tổn thương này khi đối mặt với các vấn đề. Một cuộc đời tự do
tương đối có thể mở ra tốt nhất với sự thận trọng và có trách nhiệm trong việc
dùng thuốc, kết hợp với việc thực hiện tư vấn tâm lý đều đặn, chuyên sâu. Hầu
hết những người bị trầm cảm nghiêm trọng buộc phải sử dụng kết hợp nhiều loại
thuốc, đôi khi là theo liều không chính thống. Họ cũng cần phải hiểu về sự thay
đổi của bản thân, một điều mà các chuyên gia có thể hỗ trợ. Rất nhiều người
trong số những người mà tôi gặp từng trải qua những chuyện đau thương đều bị
trầm cảm, đã tìm kiếm sự giúp đỡ, và đã được ném cho những loại thuốc mà họ
nhận lấy, thường là sai liều lượng, để chế ngự nửa vời các triệu chứng mà đáng
lý ra đã có thể chữa trị hoàn toàn. Có lẽ những người bất hạnh nhất là những
người biết rằng mình đang nhận được sự điều trị tệ hại nhưng chương trình bảo
hiểm sức khỏe (HMO) và các gói bảo hiểm của họ khiến họ không được tiếp cận
với sự điều trị tốt hơn.
Có một câu chuyện ngụ ngôn cổ thường được kể trong gia đình tôi về một gia
đình nghèo khổ, nhà hiền triết, và con dê. Gia đình nghèo nọ sống trong tình
trạng nghèo khổ và bẩn thỉu, chín người cùng chia sẻ một túp lều, và không ai đủ
ăn và quần áo của mọi người đều rách nát và cuộc đời họ là một chuỗi đau khổ
khôn nguôi. Cuối cùng một ngày nọ ông chủ của gia đình đi tới gặp nhà hiền triết
và nói với ngài rằng, “Thưa thầy, chúng con khổ quá nên không sống nổi. Các
tiếng ồn thật kinh khủng, rác rưởi thật kinh khủng, và sự thiếu riêng tư có thể giết
chết một người, và chúng con chẳng bao giờ đủ ăn, và chúng con bắt đầu căm
hận lẫn nhau, và điều đó thật kinh khủng. Chúng con nên làm thế nào bây giờ?”
Nhà hiền triết chỉ trả lời đơn giản, “Anh cần phải kiếm một con dê và để cho con
dê sống trong nhà của anh trong vòng một tháng. Rồi thì các vấn đề của anh sẽ
được giải quyết.” Người đàn ông kinh ngạc nhìn nhà hiền triết. “Con dê ấy ạ?
Sống chung với dê á?” Nhưng nhà hiền triết vẫn khăng khăng như vậy, và bởi vì
đó là một nhà hiền triết vô cùng thông thái, người đàn ông làm theo những gì
được dạy. Trong tháng sau đó, cuộc sống địa ngục của gia đình người đàn ông
kia trở nên không thể nào chịu đựng nổi. Tiếng ồn ào càng thêm tệ hại; rác rưởi
càng nhiều thêm; chả có gì là gần giống với sự riêng tư cả; chẳng còn gì để ăn
bởi vì con dê đã ăn tất cả mọi thứ; và chẳng có gì để mặc bởi vì con dễ cũng ăn
luôn cả quần áo của mọi người. Sự oán giận trong ngôi nhà bùng nổ. Đến cuối
tháng, người đàn ông tức tối đến gặp nhà hiền triết. “Chúng con đã sống cùng
với con dê suốt một tháng trong túp lều của chúng con,” ông ta nói. “Thật là kinh
khủng. Sao thầy lại có thể đưa ra một lời khuyên lố bịch như thế được?” Nhà
hiền triết gật đầu và nói, “Giờ thì hãy đưa con dê đi và anh sẽ thấy cuộc sống
của mình bình yên và đẹp đẽ ra sao.”

Trầm cảm cũng giống như vậy đấy. Nếu bạn có thể đánh bại cơn trầm cảm của
mình, bạn sẽ có thể sống một cuộc đời tuyệt vời bình an với những vấn đề của
thế giới thực mà bạn có thể sẽ phải đối mặt, mà dường như sẽ nhỏ bé hơn nhiều
nếu đem ra so sánh. Tôi gọi điện cho một người mà tôi từng phỏng vấn trong
quá trình viết cuốn sách này và bắt đầu câu chuyện một cách lịch sự bằng việc
hỏi rằng anh ta có khỏe không. “Ồ,” anh ta nói, “lưng tôi đau; tôi bị bong gân ở
mắt cá chân; bọn trẻ đang giận tôi; trời thì đang mưa to; con mèo đã chết; và tôi
thì đang phải đối mặt với phá sản. Mặt khác, tôi không có triệu chứng bệnh tâm
lý vào lúc này, vì thế tôi sẽ nói là nhìn chung mọi thứ đều tuyệt vời.” Cơn suy sụp
tinh thần của tôi quả thực là một chú dê của sự suy sụp; nó diễn ra vào thời điểm
mà tôi cảm thấy bất mãn về nhiều điều khác nhau trong cuộc sống của mình mà
tôi biết rằng, theo lý trí, cuối cùng cũng có thể giải quyết được. Khi tôi vượt qua
được nó, tôi cảm thấy như thể cần phải tổ chức một bữa tiệc nhỏ để ăn mừng
niềm vui hiện diện trong cuộc đời đầy hỗn loạn của mình. Và tôi cảm thấy đã sẵn
sàng một cách đáng ngạc nhiên, thực ra là hạnh phúc một cách lạ kỳ, khi được
quay trở về với cuốn sách này, mà tôi đã phải đặt sang một bên vào hai tháng
trước đó. Như tất cả những gì đã nói ở trên, đó là một cơn suy sụp tinh thần và
nó đã diễn ra trong lúc tôi vẫn đang điều trị bằng thuốc, và tôi chưa bao giờ cảm
thấy hoàn toàn an tâm đến thế. Vào thời điểm gần cuối của quá trình viết cuốn
sách này tôi thình lình cảm thấy sợ hãi và cô đơn. Đó không phải là sự suy sụp
tinh thần, nhưng đôi khi tôi sẽ soạn thảo một trang sách và rồi tôi phải nằm
xuống trong nửa giờ để hồi phục trước những câu chữ của mình. Đôi khi tôi bật
khóc; đôi khi tôi thấy bất an và nằm trên giường suốt một hoặc hai ngày. Tôi nghĩ
rằng những trải nghiệm này phản ánh chính xác sự khó khăn của việc viết lách
và một sự không chắc chắn đáng sợ về phần đời còn lại của tôi, nhưng tôi không
hề cảm thấy tự do; tôi không hề được giải thoát.

Tôi khá ổn trước các tác dụng phụ của thuốc. Nhà tâm thần dược học của tôi là
một chuyên gia trong việc kiểm soát các tác dụng phụ. Tôi gặp phải tác dụng phụ
liên quan đến tính dục khi dùng thuốc – một sự giảm nhẹ ham muốn tình dục và
vấn đề mang tính toàn cầu về việc chậm đạt được cực khoái. Một vài năm trước,
tôi thêm Wellbutrin vào chương trình điều trị của mình; nó dường như khiến sự
ham muốn tình dục của tôi hoạt động trở lại, dù cho mọi việc không bao giờ còn
được như lúc trước. Bác sĩ của tôi cũng kê cho tôi cả thuốc Viagra, phòng
trường hợp tôi gặp phải cái tác dụng phụ ấy, và rồi thêm vào dexamphetamin[1],
nhằm mục đích tăng ham muốn tình dục. Tôi nghĩ rằng nó có hiệu quả nhưng
đồng thời cũng khiến tôi sợ hãi. Cơ thể tôi dường như trải qua những thay đổi
nằm ngoài khả năng nhận thức của tôi, và những gì tỏ ra tuyệt vời vào đêm này
có thể sẽ trở nên khó khăn vào đêm tiếp theo. Zyprexa thì có tính an thần và
khiến tôi ngủ quá nhiều, khoảng mười tiếng mỗi tối, nhưng tôi còn có Xanax bên
mình cho những đêm hiếm hoi khi mà tôi bị tấn công bởi sự xúc động mạnh và
không thể chợp mắt.

Có một sự thân mật lạ kỳ đến từ việc chia sẻ những câu chuyện về các cơn suy
sụp tinh thần. Laura Anderson và tôi đã liên lạc với nhau gần như hàng ngày
trong hơn ba năm, và trong suốt cơn suy sụp tinh thần thứ ba của tôi, cô đã tỏ ra
rất chu đáo. Cô ấy đột nhiên xuất hiện trong cuộc đời tôi và chúng tôi đã phát
triển một thứ tình bạn lạ kỳ và thân thiết: chỉ trong vòng vài tháng sau lá thư đầu
tiên mà cô gửi cho tôi, tôi cảm thấy như thể tôi đã quen biết cô từ rất lâu rồi, và
mặc dù sự liên lạc của chúng tôi – hầu hết là qua email nhưng đôi khi cũng bằng
cả thư giấy hoặc bưu thiếp, thỉnh thoảng qua điện thoại, và một lần gặp mặt trực
tiếp – vẫn hoàn toàn tách biệt với những phần khác của cuộc đời tôi, dù sao nó
cũng quen thuộc đến mức trở nên, rất nhanh, gây nghiện. Nó mang hình hài của
một câu chuyện tình, trải qua sự khám phá, hưng phấn, mệt mỏi, hồi sinh, thói
quen, và sự sâu sắc. Ở những thời điểm mà Laura trở nên “quá cuồng nhiệt”, và
trong giai đoạn đầu tiếp xúc tôi đôi khi đã chống lại cô ấy hoặc cố gắng hạn chế
sự tiếp xúc giữa chúng tôi – nhưng tôi sớm cảm thấy trong những ngày hiếm hoi
khi mà tôi không nghe được tin gì từ Laura như thể tôi vừa bỏ một bữa ăn hay
mất ngủ một đêm vậy. Mặc dù Laura Anderson là một người bị chứng rối loạn
lưỡng cực, những cơn hưng cảm của cô ấy ít rõ rệt hơn so với những cơn trầm
cảm, và chúng dễ kiểm soát hơn hẳn – một tình trạng được biết đến với tên gọi
rối loạn lưỡng cực loại hai. Cô ấy là một trong số rất nhiều người mà, bất kể việc
kiểm soát dùng thuốc và điều trị và hành vi có cẩn thận ra sao, trầm cảm vẫn
luôn trực chờ sẵn – có những ngày cô ấy có thể thoát khỏi nó nhưng vào những
ngày khác thì không, và cô ấy chẳng thể làm gì được để ngăn nó lại.

Cô gửi cho tôi lá thư đầu tiên vào tháng Một năm 1998. Đó là một bức thư tràn
đầy hi vọng. Cô ấy đã đọc câu chuyện trên báo của tôi về chứng trầm cảm, và cô
cảm thấy rằng chúng tôi như đã quen biết từ lâu. Cô cho tôi số điện thoại nhà và
bảo rằng tôi có thể gọi vào bất kỳ khi nào bất kỳ giờ nào mà tôi muốn, và cô ấy
cũng ghi ra một danh sách những album nhạc đã giúp cô ấy vượt qua được
những khoảng thời gian tồi tệ và một trong những cuốn sách mà cô ấy nghĩ rằng
tôi sẽ trở nên như vậy khi bị bệnh. Cô sống ở Austin, Texas, bởi vì đó là nơi mà
bạn trai cô sống, nhưng cô có phần cô đơn và buồn chán ở đó. Cô bị trầm cảm
quá nặng để có thể làm việc, dù rằng cô có hứng thú với mảng dịch vụ công và
hi vọng rằng mình sẽ tìm được một công việc ở nghị viện bang Texas. Cô kể với
tôi với tôi rằng cô đã dùng Prozac, Paxil, Zoloft, Wellbutrin, Klonopin, BuSpar,
Valium, Librium, Ativan, và “dĩ nhiên là Xanax” và hiện đang dùng một số loại
thuốc trong đó và cả Depakote và Ambien. Cô gặp vấn đề với vị bác sĩ tâm thần
của mình, “từ bỏ-bác sĩ-đoán xem để chuyển sang vị bác sĩ thứ bốn mươi chín.”
Có điều gì đó ở cô đã hấp dẫn tôi, và tôi hồi âm theo cách nồng nhiệt nhất có
thể.

Lần tiếp theo tôi nghe được từ cô ấy là vào tháng Hai. “Thuốc Depakote không
phát huy tác dụng,” cô viết. “Tôi thấy nản lòng vì việc mất ký ức và bị run tay và
nói lắp và quên mất chỗ để bật lửa trong khi đã phải mất tới bốn mươi phút để
tìm ra thuốc lá và cái gạt tàn. Tôi nản lòng bởi vì căn bệnh đối với tôi dường như
rành rành là chứng rối loạn đa cực trong nhiều trường hợp – nó khiến cho tôi
ước gì Lévi-Strauss[2] chưa từng khiến ta biết tới sự đối lập nhị phân. Việc đạp
xe đối với tôi cũng phức tạp như là định nghĩa về tiền tố. Tôi tin rằng có tới bốn
mươi sắc độ khác nhau của màu đen, và tôi không thích nhìn vào điều này trên
thang đo tuyến tính – tôi nhìn nhận nó như một vòng tròn nhiều hơn và một chu
kỳ nơi mà bánh xe quay quá nhanh và ham muốn được chết có thể thâm nhập
vào bất kỳ một cuộc nói chuyện nào. Tôi nghĩ tới việc đến bệnh viện kiểm tra
trong tuần này, nhưng tôi đã tới đó đủ nhiều để biết rằng tôi sẽ không được sử
dụng chế độ cài đặt stereo cho chiếc tai nghe của mình, hay dùng kéo để làm
thiệp Valentine, và rằng tôi sẽ nhớ những chú chó của mình, và rằng tôi sẽ
hoảng sợ nếu như không có bạn trai Peter bên cạnh, và sẽ thấy nhớ anh ấy
khủng khiếp, người vẫn yêu tôi sau tất cả những trận nôn mửa và giận dữ và sự
không ngơi nghỉ và việc không làm tình và rằng tôi sẽ phải nằm trong hành lang
bệnh viện hoặc bị nhốt trong một căn phòng để bị giám sát trước ý định tự tử và
những điều tương tự như thế - ôi, không xin cảm ơn. Tôi khá tự tin rằng với
những loại thuốc đang giữ cho tôi ở trên đường xích đạo – giữa hai đầu cực của
trái đất – rằng tôi sẽ không sao cả.”
Khi mùa xuân đến, tinh thần của cô ấy được cải thiện. Vào tháng Năm, cô có
thai và rất phấn khởi về việc sinh em bé. Tuy nhiên, cô cũng biết rằng thuốc
Depakote có liên quan tới tật nứt đốt sống và phát triển não bộ không bình
thường; cố gắng ngưng sử dụng nó; lo lắng rằng mình ngừng thuốc quá trễ; bắt
đầu mất ổn định; và rồi viết ngay cho tôi, “Lúc này đây tôi đang ở trong tâm trạng
buồn và sốc sau khi phá thai. Tôi đoán rằng việc trở lại dùng thuốc là mặt tốt đẹp
đối với tôi vào lúc này. Tôi cố gắng không tức giận hay phẫn uất về điều này,
nhưng đôi khi nó dường như thật bất công. Hôm nay là một ngày trời trong xanh,
có gió nhẹ ở Austin và tôi tự hỏi rằng tại sao mình lại cảm thấy trống rỗng đến
thế. Anh thấy không? Bất cứ điều gì – dù là một phản ứng thông thường trước
một khó chịu nhỏ – cũng khiến tôi rơi vào lo lắng về một cơn trầm cảm có thể
sắp diễn ra. Mặc dù tôi đang ở trong một làn sương mù của sự lờ đờ, cục cằn
khi dùng Valium: đau đầu và căng thẳng vì khóc.”

Mười ngày sau đó, cô ấy viết, “Tôi đã ổn định lại – có lẽ là rơi xuống sâu hơn
mức tôi muốn, nhưng không ở vào mức độ đáng lo ngại. Tôi đã thay bác sĩ và
đổi thuốc – từ Depakote sang Tegretol, cùng với Zyprexa để đẩy nhanh tác dụng
của Tegretol. Zyprexa thực sự khiến tôi trở nên chậm chạp. Các tác dụng phụ về
mặt cơ thể đối với chứng bệnh tâm thần dường như là một sự sỉ nhục! Tôi nghĩ
rằng với tất cả những thứ thuốc mà tôi sử dụng, hiện giờ tôi đã đủ điều kiện để
được xếp vào hạng Chuyên gia Trầm cảm. Dầu vậy – tôi gặp phải chứng quên
kỳ lạ này – tôi đâm ra không tài nào nhớ được, khi nào một giờ là một giờ chân
thật, rằng trầm cảm đáng sợ đến nhường nào – đẩy một người vào những phút
giây bất tận. Tôi quá đỗi mệt mỏi, quá kiệt sức trước việc cố gắng luận ra tôi là ai
khi mà tôi ‘ổn’ – những gì là bình thường hay có thể chấp nhận được ở nơi tôi.”

Vài ngày sau đó cô viết, “Sự nhận biết về bản thân mang đến rất nhiều chiều sâu
về tính cách con người – như là một kết quả, hầu hết những người bạn mà tôi có
được trong suốt tám hay chín năm qua đều khá bình thường. Điều này khiến tôi
trở nên cô đơn, khiến tôi cảm thấy mình ngu ngốc. Ví dụ như, tôi vừa gọi cho
một người bạn rất thân (và khắt khe) ở West Virginia, muốn được nghe giải thích
rằng vì sao tôi lại không tới thăm cô ấy và em bé mới sinh của mình. Tôi phải nói
gì bây giờ? Rằng tôi cũng muốn tới đó lắm nhưng lại bận rộn với việc làm sao để
không phải vào viện tâm thần ư? Điều ấy thật nhục nhã – thật hèn hạ. Nếu như
tôi biết rằng mình sẽ không bị phát hiện, tôi sẽ muốn nói dối về điều đó – bịa ra
một chứng bệnh ung thư có lẽ là điều có thể chấp nhận được, rằng nó đã xuất
hiện và biến mất, rằng mọi người có thể sẽ hiểu – rằng điều đó sẽ không khiến
họ hoảng sợ và cảm thấy khó chịu.”

Laura vẫn luôn bị cản trở; mọi phần của đời cô đều được định nghĩa quanh căn
bệnh của cô. “Chẳng hạn như là trong chuyện hẹn hò yêu đương: tôi cần người
tôi hẹn hò phải tự chăm sóc được cho bản thân mình, bởi vì việc tôi tự lo cho
mình cũng đã ngốn rất nhiều năng lượng, và tôi không thể chịu trách nhiệm
trước mọi cảm giác tổn thương nhỏ xíu mà người đó gặp phải. Có phải thật kinh
khủng khi cảm nhận như vậy về tình yêu hay không? Cũng rất khó để kiểm soát
sự nghiệp nữa – những công việc ngắn hạn, rồi cả quãng thời gian trống giữa
chúng. Ai mà thèm nghe cái hi vọng của anh về một loại thuốc mới kia chứ? Làm
sao mà anh đòi người khác phải hiểu cho mình được? Trước khi tôi từng mắc
phải căn bệnh này, tôi có một người bạn thân bị bệnh trầm cảm. Tôi đã lắng
nghe mọi điều mà cậu ấy nói như thể chúng tôi hiểu cùng một thứ ngôn ngữ vậy,
rồi tôi nhận ra rằng đó là bởi vì trầm cảm đã lên tiếng, hay dạy cho anh, một
ngôn ngữ hoàn toàn khác.”

Trong những tháng tiếp theo, cô ấy có vẻ như đang vật lộn với điều gì đó mà cô
có thể cảm nhận được. Trong khi ấy, cô và tôi tiếp tục cái công việc tìm hiểu
nhau. Tôi biết được rằng cô ấy từng bị lạm dụng khi còn là một thiếu niên và bị
cưỡng hiếp ở tuổi đôi mươi, và mỗi một sự kiện ấy đều để lại một dấu ấn sâu
sắc. Cô đã kết hôn khi hai mươi sáu tuổi và trải qua cơn trầm cảm đầu tiên vào
một năm sau đó. Chồng cô dường như không thể đối mặt được với điều đó, và
cô ấy thì đối mặt với chuyện này bằng cách uống rượu vô độ. Vào mùa thu, cô
trở nên hơi hưng cảm và đi khám bác sĩ, bác sĩ nói rằng cô chỉ đang căng thẳng
thôi và cho cô dùng Valium. “Sự hưng cảm bao trùm lấy tâm trí tôi nhưng cơ thể
tôi lại trở nên chậm chạp kinh khủng,” sau này cô ấy nói với tôi. Trong bữa tiệc
Giáng sinh mà cô và chồng mình tổ chức vào một tháng sau đó, cô đã nổi điên
và ném đĩa cá hồi vào người chồng. Rồi cô lên lầu và uống cả lọ Valium. Anh ấy
phải đưa cô đi cấp cứu và nói với các nhân viên y tế rằng anh không thể đối phó
với cô; cô được đưa vào khoa tâm thần và ở lại đó qua dịp lễ Giáng sinh. Khi cô
ra viện, bị tác động bởi việc dùng thuốc quá nhiều, “cuộc hôn nhân này kết thúc.
Chúng tôi gần như lê lết qua năm mới, nhưng Giáng sinh tiếp theo tôi đã tới
Paris, và tôi nhìn anh ấy ở phía bên kia bàn ăn và nghĩ, ‘Lúc này mình chẳng hề
hạnh phúc hơn so với khi ở bệnh viện vào một năm trước.’ ” Cô rời khỏi ngôi nhà
của họ; gặp được người bạn trai mới không lâu sau đó; và chuyển tới Austin với
anh ta. Căn bệnh trầm cảm diễn ra khá thường xuyên sau đó, ít nhất là một năm
một lần.

Vào tháng Chín năm 1998, Laura viết cho tôi để kể vắn tắt về “nỗi âu lo khủng
khiếp.” Vào giữa tháng Mười cô bắt đầu chìm sâu và cô biết điều đó. “Tôi chưa
hoàn toàn ở trong tình trạng trầm cảm, nhưng tôi đang suy sụp một chút – ý tôi
là tôi cần phải tập trung vào mỗi việc tôi làm hơn rất nhiều. Lúc này tôi chưa
hoàn toàn bị trầm cảm, nhưng tôi đã bước vào sự suy thoái.” Cô bắt đầu sử
dụng Wellbutrin. “Tôi ghét cái cảm giác xa cách với mọi thứ,” cô ca thán. Ngay
sau đó, cô dành nhiều ngày ở trên giường. Các loại thuốc đã thất bại một lần
nữa. Cô cách ly bản thân mình khỏi những người xa lạ và chỉ chú ý tới những
con chó của mình. “Khi sự thèm ăn bình thường của tôi bị giảm sút bởi trầm cảm
– hay những nhu cầu của tôi trước việc cười đùa, sex, thức ăn – chỉ có những
chú chó mới mang tới cho tôi những khoảng khắc thực sự quý giá.”

Vào đầu tháng Mười một cô thông báo, “Hiện giờ tôi tắm bồn bởi vì nước từ vòi
sen đập vào người tôi quá nhiều vào buổi sáng và dường như, vào những ngày
này, đó là một cách quá đỗi dữ dội để bắt đầu ngày mới. Việc lái xe đòi hỏi cả
một nỗ lực. Cũng như là việc đi tới quầy ATM, hay mua sắm vậy – bất kỳ điều gì
mà anh có thể kể ra.” Cô thuê bộ phim The Wizard of Oz để làm mình xao
nhãng, nhưng “những đoạn buồn khiến tôi bật khóc.” Sự thèm ăn của cô hoàn
toàn biến mất. “Hôm nay tôi thử ăn món cá ngừ, nhưng nó khiến tôi bị nôn, nên
tôi chỉ ăn một ít cơm mà tôi đã nấu cho lũ chó.” Cô than thở rằng thậm chí cả
việc đi khám cũng khiến cô cảm thấy tồi tệ. “Thật khó để có thể thành thật với
ông ấy về việc tôi cảm thấy thế nào bởi vì tôi không muốn làm ông ấy thất vọng.”
Chúng tôi tiếp tục duy trì việc trao đổi thư từ hàng ngày; khi tôi hỏi Laura rằng
chẳng lẽ cô không cảm thấy việc viết thư cũng khó khăn hay sao, cô nói, “Chú ý
tới người khác là cách thức đơn giản nhất để nhận được sự chú ý từ họ. Đó
cũng là cách đơn giản nhất để giữ ý thức về bản thân. Tôi cần phải chia sẻ sự
ám ảnh về bản thân. Vào lúc này tôi nhận thức được nó rất rõ trong cuộc đời
mình nên tôi rên lên mỗi khi gõ chữ ‘tôi.’ (Ôi. Ôi.) Toàn bộ ngày cho tới lúc này
trở thành một bài tập của việc ÉP BUỘC bản thân tôi làm những điều nhỏ nhặt
nhất và cố gắng đánh giá tình trạng của mình nghiêm trọng ra sao – Tôi có thật
sự trầm cảm không? Hay tôi chỉ lười thôi? Liệu nỗi lo lắng này xuất phát từ việc
uống quá nhiều cà phê hay là bởi quá nhiều thuốc chống trầm cảm? Cái quá
trình tự vấn này khiến tôi bật khóc. Điều làm cho mọi người khó chịu là họ không
thể LÀM được gì để giúp cho người khác ngoại trừ việc có mặt ở đó. Tôi tin rằng
email là thứ giúp cho tôi được tỉnh táo! Dấu chấm than là một sự phóng đại nho
nhỏ.”

Cuối tuần đó: “Lúc này đang là mười giờ sáng và tôi đã bị choáng ngợp bởi ý
tưởng về ngày hôm nay. Tôi cứ cố gắng, và cố gắng. Tôi cứ đi vòng quanh khi
những giọt nước mắt rơi đều như lời tụng kinh vậy, ‘Không sao. Không sao đâu,’
và hít vào thật sâu. Mục tiêu của tôi là giữ cho mình được an toàn giữa sự phân
tích bản thân và hủy hoại bản thân. Tôi chỉ cảm thấy như thể lúc này mình đang
khiến những người khác cũng phải kiệt sức, trong đấy có cả anh nữa. Tôi đòi hỏi
quá nhiều trong khi chẳng thể đáp lại bất cứ điều gì. Dù vậy, tôi nghĩ là nếu như
tôi mặc vào bộ đồ mà mình yêu thích, búi tóc lên và dẫn chó đi dạo, thì có lẽ tôi
sẽ cảm thấy đủ tự tin để đi tới cửa hàng và mua một hộp nước cam.”

Ngay trước lễ Tạ ơn cô viết, “Ngày hôm nay tôi xem lại những tấm ảnh cũ, và
chúng có vẻ như được chụp lại từ cuộc đời của một ai đó khác. Đúng là một sự
đánh đổi của thuốc men.” Nhưng ngay sau đó, ít nhất là cô đã có được sự tiến
triển. “Hôm nay tôi có được một vài thời điểm tốt đẹp,” cô viết cho tôi vào cuối
tháng. “Xin hãy cho tôi có thêm được những khoảnh khắc như vậy nữa, từ bất kỳ
ai sẵn lòng bố thí chúng. Tôi đã có thể đi giữa đám đông và không cảm thấy tự
ti.” Ngày hôm sau cô lại bị tái phát nhẹ. “Tôi đã cảm thấy khá hơn và hi vọng
rằng đó là sự khởi đầu của một điều gì đó tuyệt vời, nhưng hôm nay tôi có nhiều
lo lắng, về sự thụt lùi, chiếc túi dây rút của vô số những điều hỗn loạn. Nhưng tôi
vẫn còn hi vọng, là điều sẽ hữu ích vào lúc này.” Ngày tiếp theo, mọi việc trở tệ
hơn. “Tâm trạng tôi tiếp tục ảm đạm. Hoảng loạn vào buổi sáng và khốn khổ bất
lực lúc chiều muộn.” Cô tả lại việc đi dạo công viên cùng bạn trai của mình. “Anh
ấy mua một cuốn bách khoa thư nhỏ về các loại cây. Trong miêu tả về một loại
cây, có ghi, ‘MỌI BỘ PHẬN ĐỀU CÓ CHẤT ĐỘC GÂY CHẾT NGƯỜI’ Tôi nghĩ
rằng có lẽ tôi sẽ tìm được cái cây ấy, ăn một hoặc hai chiếc lá, và nằm co ro
dưới hàng rào đá bao quanh nó và cứ thế chết đi. Ngày hôm nay tôi thấy nhớ cái
con người Laura thích được mặc vào bộ đồ bơi và nằm sưởi nắng và nhìn về
phía bầu trời xanh, xanh ngắt! Con người ấy đã bị lôi ra khỏi tôi bởi một tên phù
thủy độc ác và bị thay thế vào đó bằng một kẻ khủng khiếp! Trầm cảm đã lấy đi
bất cứ điều gì mà tôi thật sự, thật sự thích về bản thân mình (mà ngay từ đầu
cũng chẳng nhiều nhặn gì cho lắm). Cảm thấy vô vọng và đầy tuyệt vọng chỉ là
một cách thức chậm chạp hơn để đi đến cái chết. Tôi cố gắng vượt qua những
tảng đá sợ hãi ấy. Tôi có thể thấy được vì sao người ta lại gọi như thế là ‘tang
thương’ ”

Nhưng một tuần sau đó cô ấy cảm thấy khá hơn rõ rệt. Rồi đột nhiên, ở cửa
hàng 7-Eleven, cô mất tự chủ khi một người đàn ông đứng sau quầy thanh toán
gọi tên người khác tiến lên thanh toán trước cô. Với một cơn thịnh nộ hoàn toàn
không phải là tính cách của cô, cô hét lên, “CHÚA ƠI! Đây là cửa hàng tiện
dụng hay chỗ bán xúc xích chó chết đây?” và bỏ lại lon soda mà lao ra ngoài.
“Đó chỉ là một cuộc leo núi. Tôi thấy quá mệt khi nói về nó, nghĩ về nó.” Khi bạn
trai cô nói rằng anh yêu cô, cô bật khóc nức nở. Ngày hôm sau cô cảm thấy khá
hơn và ăn hai bữa và mua cho mình một đôi tất. Cô vào công viên đi dạo và
bỗng nhiên muốn được ngồi xích đu. “Trong khi tôi trải qua tuần vừa rồi với cảm
giác bị tụt lùi trở lại, cảm giác được ngồi xích đu thật là tuyệt vời. Anh sẽ có cái
cảm giác trái ngược: một cảm giác nhẹ bỗng dâng lên trong lồng ngực, và gió
thổi bên tai, như khi anh lái xe lên một ngọn đồi vừa đủ nhanh. Thật là tuyệt khi
thực hiện một việc đơn giản đến thế; tôi bắt đầu cảm thấy về bản thân mình
nhiều hơn một chút, và một cảm giác về việc trở nên nhẹ nhõm và cảm giác về
sự thông minh và sáng sủa quay trở lại. Tôi sẽ không hi vọng quá nhiều nữa, mà
chỉ là cảm giác rằng không có những lo lắng khó hiểu, không có cái gánh nặng
hay sự buồn bã không thể giải nghĩa được, cảm thấy thật giàu có và thật và tốt
đẹp trong cùng một lúc, tôi không cảm thấy muốn khóc. Tôi biết những cảm giác
khác rồi sẽ quay trở lại, nhưng tôi nghĩ rằng tôi sẽ có được sự nhẹ nhõm vào
đêm nay, từ Chúa và từ chiếc xích đu, như một lời nhắc nhở rằng cần phải biết
hi vọng và nhẫn nại, những điềm may rồi sẽ tới.” Vào tháng Mười hai, cô có
phản ứng xấu với lithium; nó khiến cho da cô khô nẻ. Cô giảm liều lượng thuốc
và chuyển sang dùng Neurontin. Có vẻ như là hiệu quả. “Cảm giác được quay
trở lại trung tâm, một trung tâm, được biết đến với tên gọi TÔI thật là tốt đẹp và
chân thật,” cô viết.

Tháng Mười tiếp theo, chúng tôi cuối cùng cũng gặp nhau. Cô đang ở cùng với
mẹ mình ở Waterford, Virginia, một thị trấn cổ xinh đẹp ở bên ngoài Washington,
nơi mà cô từng lớn lên. Khi ấy tôi quý cô đến mức tôi chẳng thể tin rằng chúng
tôi chưa từng gặp gỡ. Tôi bắt tàu đến đó và cô tới gặp tôi tại nhà ga, mang theo
người bạn Walt của cô, người mà tôi cũng mới gặp lần đầu tiên. Cô có mái tóc
vàng, vóc người thon thả, và xinh đẹp. Nhưng thời gian ở bên gia đình đã gợi lại
quá nhiều ký ức và cô không ổn cho lắm. Cô vô cùng lo lắng, lo lắng đến mức cô
gặp khó khăn trong việc nói chuyện. Trong tiếng thì thầm khàn khàn, cô xin lỗi vì
điều kiện sức khỏe của mình. Mỗi cử động của cô rõ ràng là một nỗ lực khổng lồ.
Cô nói rằng tâm trạng cô rất xấu suốt cả tuần nay. Tôi hỏi rằng liệu có phải tôi đã
góp phần gây thêm căng thẳng, cô khăng khăng với tôi rằng không phải vậy.
Chúng tôi đi ăn trưa, và cô gọi món sò. Cô có vẻ như không thể ăn nổi chúng;
tay cô run rẩy dữ dội, và trong lúc cô cố gắng cậy mở lớp vỏ của một vài con sò,
cô làm cho nước sốt văng tung tóe. Cô có vẻ như chẳng thể vừa ăn và vừa nói
chuyện trong cùng lúc, vì vậy nên Walt và tôi nói chuyện với nhau. Anh ấy tả lại
sự xuống dốc từ từ của Laura trong tuần này, và cô tạo nên một ít âm thanh của
sự đồng ý. Giờ thì cô đã từ bỏ hẳn món sò và tập trung toàn bộ sự chú ý vào ly
rượu vang trắng. Tôi khá là sốc; cô ấy đã cảnh báo tôi rằng sự việc khá nặng nề,
nhưng tôi chưa kịp chuẩn bị trước tình cảnh này.

Chúng tôi đưa Walt về và rồi tôi lái xe thay Laura bởi vì cô quá run rẩy để có thể
lái xe. Khi chúng tôi về đến nhà, mẹ cô tỏ ra lo lắng. Laura và tôi nói chuyện một
cách rời rạc; cô ấy dường như đang nói chuyện từ một chốn xa xôi nào đó. Và
rồi khi chúng tôi cùng xem một vài bức hình, cô bỗng nhiên bị ‘mắc kẹt’. Nó
không hề giống với bất kỳ điều gì mà tôi từng chứng kiến hay tưởng tượng đến.
Cô kể cho tôi về người ở trong những bức hình và cô cứ tự nhắc đi nhắc lại.
“Đấy là Geraldine,” cô nói, và rồi cô nhăn nhó và bắt đầu lại, chỉ vào bức hình,
“Đấy là Geraldine,” và rồi lặp lại, “Đấy là Geraldine,” mỗi lần lại mất nhiều thời
gian hơn để phát âm những âm tiết ấy. Mặt cô cứng lại và cô có vẻ gặp vấn đề
với đôi môi của mình. Tôi gọi mẹ cô và anh trai của cô, Michael. Michael đặt tay
lên vai Laura và nói, “Ổn rồi, Laura. Ổn rồi.” Cuối cùng chúng tôi cũng đưa được
cô lên gác; cô vẫn cứ nói đi nói lại, “Đấy là Geraldine.” Mẹ cô thay quần áo cho
cô và đỡ cô nằm xuống giường và ngồi bên cạnh và vuốt ve tay cô. Buổi hẹn
hầu như không giống với những gì mà tôi dự đoán.

Hóa ra, một số loại thuốc mà cô sử dụng có ảnh hưởng xấu nên đã gây ra sự co
giật này; thực ra chúng là nguyên nhân gây nên sự co cứng kỳ lạ lúc chiều, việc
mất giọng nói, sự lo lắng thái quá. Vào cuối ngày, cô trải qua thời điểm tệ nhất,
“tất cả màu sắc đều đã rút hết khỏi tâm hồn tôi, tất cả những phần tôi của tôi mà
tôi từng yêu; tôi trở thành cái xác búp bê của những gì tôi đã từng là.” Cô nhanh
chóng chuyển sang chế độ sinh dưỡng mới. Cho tới tận Giáng sinh cô mới có
thể bắt đầu cảm thấy là chính mình một lần nữa; và rồi vào tháng Ba năm 2000,
khi mà mọi việc đang tiến triển tốt đẹp, cô lại lên cơn co giật. “Tôi rất sợ,” cô viết
cho tôi’. “Và rất nhục nhã. Thật thảm hại khi cái tin tức tốt nhất mà anh có thể
chia sẻ chính là anh không bị co giật.” Sáu tháng sau đó, chúng lại diễn ra. “Tôi
không thể tiếp tục đón nhận cuộc sống của mình nữa,” cô nói với tôi. “Tôi sợ
những cơn co giật đến nỗi tôi bắt đầu lo lắng – hôm nay tôi rời khỏi nhà để đi
làm và tôi bị nôn trong lúc lái xe. Tôi đã phải về nhà và thay quần áo để có thể
tới được chỗ làm, và vì vậy mà tôi đã đi trễ, và tôi bảo với họ rằng tôi bị co giật
nhưng họ lại gửi thư cảnh cáo tôi. Bác sĩ của tôi muốn tôi dùng Valium, nhưng
thứ thuốc ấy khiến tôi bị mê man. Đây là cuộc sống của tôi vào lúc này. Nó sẽ
luôn là cuộc sống của tôi, những chuyến lao dốc kinh khủng xuống đi ngục.
Những kí ức kinh hoàng. Liệu tôi còn có thể chịu được cuộc sống kiểu này bao
lâu nữa?”
Liệu tôi còn có thể tiếp tục sống theo cái cách mà tôi đang sống? Ôi, liệu có ai
trong chúng ta có thể chịu đựng được cái cuộc sống với những khó khăn của
chính mình hay không? Rốt cuộc, hầu hết chúng ta đều làm được. Chúng ta vẫn
tiến về phía trước. Những tiếng nói trong quá khứ quay trở lại như những tiếng
vọng của người chết để thương cảm về sự thay đổi và trôi qua của năm tháng.
Khi tôi buồn, tôi nhớ được quá nhiều, quá rõ: vẫn luôn là mẹ và tôi khi chúng tôi
ngồi trong gian bếp và nói chuyện, từ lúc tôi năm tuổi cho tới khi bà mất năm tôi
hai mươi bảy tuổi; về cái cây xương rồng của bà tôi luôn nở hoa vào dịp Giáng
sinh cho tới khi bà mất năm tôi hai nhăm tuổi; khoảng thời gian ở Paris giữa
những năm tám mươi cùng với người bạn Sandy của mẹ, người muốn tặng
chiếc mũ màu xanh của bà cho Joan of Arc, cô Sandy mất vào hai năm sau đó;
ông bác Don và bà dì Betty và những viên kẹo sô-cô-la trong ngăn ngăn tủ;
những người anh em họ Helen và Alan của cha tôi, dì tôi Dorothy, và tất cả
những người đã mất. Tôi nghe thấy giọng người đã khuất vào mọi lúc. Ban đêm
là khi mà những con người ấy và cái bản thể xưa cũ của tôi viếng thăm mình, và
khi tôi thức dậy và nhận ra rằng họ không ở trong cùng một thế giới với tôi, tôi
cảm thấy tuyệt vọng đến lạ, có gì đó vượt xa cả nỗi buồn thông thường và gần
giống như vậy, trong một khoảnh khắc, trước nỗi thống khổ của sự tuyệt vọng.
Và mặc dù nếu như tôi nhớ họ và cái quá khứ mà họ đã tạo nên và với tôi, cái
cách mà tình yêu vắng mặt của họ ngự trị, tôi biết, trong sự sống, trong việc tiếp
tục ở lại. Liệu có phải bởi vì trầm cảm mà tôi mới muốn được đến nơi họ đang ở
đến thế, và để dừng lại cái cuộc đấu tranh điên cuồng nhằm duy trì sự sống
này? Hay đó chỉ đơn giản là một phần của cuộc sống, để tiếp tục sống theo tất
cả những cách mà ta không tài nào chịu đựng nổi?

Tôi nhận thấy sự thật về quá khứ, về thực tế rằng sự trôi đi của thời gian, thật vô
cùng khó khăn. Ngôi nhà của tôi chứa đầy những quyển sách mà tôi không thể
đọc và những bản ghi âm mà tôi không thể nghe và những bức ảnh mà tôi chẳng
thể nhìn vào bởi vì chúng liên kết quá mạnh mẽ với quá khứ. Khi tôi gặp các bạn
đại học của mình, tôi cố gắng không đả động nhiều về thời đại học bởi vì hồi ấy
tôi hạnh phúc quá – không nhất thiết là hạnh phúc hơn tôi vào lúc này, nhưng là
với một niềm hạnh phúc thật đặc biệt và cụ thể trong những tâm trạng đó và
rằng nó sẽ chẳng bao giờ trở lại nữa. Những ngày tháng tuổi trẻ huy hoàng ấy
nuốt trọn tôi. Tôi lao vào bức tường của niềm mãn nguyện về quá khứ trong mọi
thời điểm, và đối với tôi sự mãn nguyện về quá khứ khó vượt qua hơn nhiều so
với những đớn đau trong quá khứ. Để nghĩ về một quãng thời gian khủng khiếp
đã trôi qua: ôi, tôi biết rằng sự căng thẳng sau chấn thương là một nỗi ưu phiền
sâu sắc, nhưng với tôi những tổn thương trong quá khứ thật may mắn làm sao
đều đã qua rồi. Tuy nhiên, niềm mãn nguyện của quá khứ lại thật khó quên. Ký
ức về những khoảng thời gian tươi đẹp cùng với những người không còn tại thế,
hay với những người không còn là con người họ trước kia nữa: đó là khi tôi cảm
thấy đau đớn tồi tệ nhất trong hiện tại.  Đừng bắt tôi phải nhớ lại, tôi nói vậy với
những mảnh vụn của những niềm vui trong quá khứ. Trầm cảm có thể dễ dàng
là hệ quả của quá nhiều điều vui vẻ cũng như của quá nhiều điều khủng khiếp.
Trên đời này cũng có cả thứ gọi là sự căng thẳng hậu-vui vẻ nữa. Sự trầm cảm
tệ hại nhất nằm ở trong giây phút hiện tại khi mà ta không thể thoát khỏi cái quá
khứ được lý tưởng hóa hoặc nỗi ân hận khôn nguôi.

(Hết chương 2)

[1] dexamphetamine: (tên thường gọi: dexamfetamine sulfate; tên thương mại:


Aspen Dexamfetamine) loại thuốc dùng để chữa chứng bệnh rối loạn tăng động
giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em và chứng ngủ rũ (narcolepsy).

You might also like