You are on page 1of 43

Khí cụ điện

NGUYỄ
N VĂN
KHƯƠ
NG

NGUỒN SƯU TẦM INTERNET


Mục lục

1. Rơ le báo mức nước FS-3......................................................................................3


OCR (Electronic Over Current Relays) hay còn gọi rơ le điện tử, rơ le bảo vệ quá
dòng cho động cơ......................................................................................................3
2. PLC LOGO V8......................................................................................................6
3. Sổ tay ký hiệu và các thông số biến tần LS...........................................................7
4. PLC FX5U.............................................................................................................7
5. Đọc ký hiệu trên dây cáp điện...............................................................................9
6. Biến tần Danfoss..................................................................................................11
7. Biến tần Schneider...............................................................................................12
8. Truyền thông USS - Biến tần V20......................................................................13
9. Sơ đồ và nguyên lý mạch đảo chiều quay động cơ 3 pha giới hạn bởi công tắc
hành trình.................................................................................................................15
10. Biến tần ABB....................................................................................................15
11. Tìm hiểu cơ bản về MCB, MCCB, ELCB, RCCB, RCBO...............................17
11.1 CB ( Circuit Breaker)...................................................................................17
a) khái niệm chung..........................................................................................17
b) cấu tạo của CB............................................................................................17
c) phân loại CB...............................................................................................18
11.2 MCCB (Molded Case Criuit Breaker )........................................................18
11.3 RCCB (Residual Current Crcuit Breaker )...................................................20
11.4 RCCB...........................................................................................................20
11.5 ELCB (Earth Leakage Ciruit Breaker )........................................................21
11.6 Khác nhau giữ ELCB và RCCB...................................................................22
11.7 RCCBO (Residual Current Ciruit Breaker with Overcurrent Protection )...22
11.8 Ý nghĩa các thông số....................................................................................23
11.9 Cầu dao NS125N3M2 Schneider.................................................................24

1
11.10 Schneider LV540315: MCCB 3P 320KA 50KA dòng Eaypact CVS400N
fixed......................................................................................................................25
12. Đấu nối động cơ chạy cấp điện áp TAM GIÁC/SAO.......................................27
13. Encoder và HSC................................................................................................30
13.1 Encoder.........................................................................................................30
13.2 HSC..............................................................................................................30
13.3 Ứng dụng đọc tín hiệu HSC ở đâu...............................................................31
13.4 Cách đọc HSC như thế nào..........................................................................31
14. Thông số kỹ thuật màn hình HMI A900, GOT-F900, GOT1000, GOT2000,
GOT200 (SIMPLE).................................................................................................33
15. Ý NGHĨA CÁC THÔNG SỐ TRÊN NHÃN MÁY ĐỘNG CƠ 3 PHA...........37
16. Phân biệt tín hiêu PNP và NPN.........................................................................38
17. Nút nhấn nhả XB5 phi 22 tròn 1NO Xanh........................................................39
18. Bộ đếm Counter.................................................................................................40

2
1. Rơ le báo mức nước FS-3
Dùng để đo lượng chất lỏng trong bồn chứa, chống cạn, chống tràn các bình chứa.

Thiết bị gồm 3 que điện cực bằng kim loại có độ dài khác nhau E1, E2, E3 và được
nhúng vào trong bồn chứa chất lỏng.
Các que đo này được xem như những cảm biến tín hiệu đưa về 3 chân số 1-8-7 của
rơ le đo mức nước, que E3 dài nhất làm chuẩn cho 2 que còn lại giúp so sánh điện
trở.
Ở chế độ ban đầu khi bồn chưa có nước, tiếp điểm 4-2 trên rơ le báo mức nước
đóng nguồn cấp cho cuộn dây khởi động từ (Contactor) và tiếp điểm bên mạch
động lực đóng lại để máy bơm nước bơm lên hồ chứa.
Nước sẽ cao dần và lần lượt chạm các que đo E3, E2 và đến khi nước chạm que đo
E1, làm tiếp điểm 4-2 của rơ le mở ra, máy bơm dừng bơm nước.
Tương tự khi người sử dụng xả cạn nước, nước cạn đến khi không còn chạm cảm
biến E2, tiếp điểm 4-2 tiếp tục đóng lại để mở máy bơm.
Như vậy chu trình Bật/Tắt máy bơm sẽ tự động diễn ra liên tục và mực nước trong
bồn chứa sẽ phụ thuộc vào khoảng cách đặt 2 que đo E1 và E2.

OCR (Electronic Over Current Relays) hay còn gọi rơ le điện tử, rơ le bảo vệ quá
dòng cho động cơ.

3
Khác với cấu tạo của rơ le nhiệt hoạt động theo nguyên tắc dòng điện quá tải làm
giãn nở thanh lưỡng kim nhiệt và mở các tiếp điểm điều khiển làm ngắt nguồn
động cơ.
Đối với EOCR thì được sử dụng các linh kiện bán dẫn hoặc bộ xử lý nên có độ
chính xác cao hơn, có khả năng bảo vệ mất pha, kẹt trục động cơ và có khả năng
hiệu chỉnh được thời gian quá tải và thời gian cho phép động cơ khởi động, …..
Trong đó có các ký hiệu trên EOCR :
A1, A2 : 2 chân cấp nguồn cho bộ EOCR hoạt động
95-96 : Cặp tiếp điểm thường đóng.
95-98 : Cặp tiếp điểm thường hở.
LOAD (A) : Cài đặt giá trị dòng điện hoạt động bình thường của tải.
D-TIME (S) : Thời gian cho phép động cơ khởi động.
O-TIME (S) : Thời gian cho phép động cơ hoạt động quá tải.

Nguyên lý hoạt động :


Nguồn điện 2 trong 3 pha đưa đến động cơ sẽ được luồn qua 2 móc trên thiết bị
EOCR. Chức năng 2 vòng này như biến dòng, sẽ kiểm tra dòng điện đưa đến động
cơ.
Khi cấp nguồn vào 2 chân A1, A2 của EOCR và nhấn ON trên mạch điều khiển,
nếu dòng điện 3 pha không có sự chênh lệch nhau thì cặp tiếp điểm 95-98 sẽ hoạt
động bình thường, tức đóng tiếp điểm lại để cung cấp nguồn cho mạch điều khiển
hoạt động.
Nếu trường hợp động cơ đang hoạt động mà bị mất pha, thiết bị EOCR sẽ phát
hiện độ chênh lệch về dòng điện giữa các pha hoặc trong trường hợp động cơ bị kẹt
trục gây ra quá dòng điện định mức cài đặt của động cơ, cả 2 trường hợp đó đều
làm cho tiếp điểm 95-98 mở ra sẽ ngắt nguồn điện cho mạch điều khiển làm động
cơ dừng và lúc này sẽ bảo vệ được động cơ.

4
5
2. PLC LOGO V8
Dòng PLC cỡ nhỏ của hãng Siemens, nhằm thay thế dòng LOGO V6 và V7 đã ra
đời trước đó. V8 có loại có màn hình hiển thị, có loại không nhưng do ra đời sau
nên LOGO V8 có những tính năng vượt trội như :
- Tích hợp 1 cổng mạng truyền thông Ethernet để dễ dàng kết nối với máy tính
hoặc màn hình HMI, thiết bị mạng ngoại vi…..
- Tích hợp cổng gắn thẻ nhớ SD để người dùng có thể sao chép chương trình,
chống sao chép, ….
- Tích hợp thêm tính năng Web Server.
- Có khả năng viết chương trình lên đến 400 khối chức năng.
- Người thực hiện có thể lập trình trực tiếp bằng các bàn phím hoặc sử dụng phần
mềm lập trình Soft Comfort V8 để lập trình và nạp cho nó.
- 8 INPUT và 4 OUTPUT nhưng dễ dàng ghép nối mở rộng thêm các module ngõ
vào và ngõ ra.
Với tính năng nhỏ gọn và ổn định cao nên PLC LOGO V8 thường được sử dụng
với các dự án như : hệ thống hẹn bật tắt bơm, đèn chiếu sáng, chuông báo giờ, hệ
thống băng tải, đóng mở cửa tự động, ….

6
3. Sổ tay ký hiệu và các thông số biến tần LS
Biến tần LS một thương hiệu đến từ Hàn Quốc, với tính năng ổn định, giá thành
phù hợp nên đây cũng là một thương hiệu khá phổ biến ở Việt Nam và một số
nước Châu Á khác.
Dưới đây là bảng tóm tắt các thông số cài đặt chính biến tần của hãng LS.

4. PLC FX5U
FX5U thuộc dòng PLC được thiết kế dạng khối của hãng Mitsubishi nên sẽ có một
số điểm tương đồng so với dòng FX 3G, 3U nhưng FX 5U có một số điểm khác
biệt sau :
- Phần mềm viết chương trình : GX Works3
- Hỗ trợ thêm 1 khe cắm thẻ nhớ lên tới 4GB
- Cổng nạp giao tiếp với máy tính hoặc giao tiếp với màn hình HMI thông qua
cổng mạng Ethernet.
- Đọc xung tốc độ cao (HSC) : FX5U có khả năng đọc được 8 kênh xung tốc độ
cao.
- Xuất xung tốc độ cao điều khiển động cơ Step hoặc Servo : khả năng tích hợp
điều khiển được 4 trục cùng một lúc.

7
- Tín hiệu Analog : Bản thân trên PLC được tích hợp 2 kênh đọc và 1 kênh xuất tín
hiệu analog điện áp (0-10V).
- Ngoài tích hợp cổng truyền thông mạng Ethernet còn tích hợp cổng truyền thông
Modbus 485 dễ dàng giao tiếp truyền thông với các thiết bị khác.

8
5. Đọc ký hiệu trên dây cáp điện

9
10
6. Biến tần Danfoss
Biến tần Danfoss, một thương hiệu biến tần xuất xứ từ Châu Âu. Chủng loại đa
dạng, hoạt động có tính ổn định cao, các phím bấm mượt mà và dễ sử dụng.

11
7. Biến tần Schneider
Ký hiệu các chân tín hiệu và các thông số cài đặt cho động cơ.

12
8. Truyền thông USS - Biến tần V20
Khi nhắc đến truyền thông USS, chúng ta hình dung đến một dạng truyền thông
chuyên dụng của hãng Siemens. Về bản chất truyền thông này cũng dựa trên nền
tảng của truyền thông Modbus RTU-485. Nên đối với dòng PLC S7-1200, người
thực hiện có thể sử dụng CB-1241 hoặc module CM-1241 để thực hiện cho dạng
truyền thông này.
Để thực hiện truyền thông USS trên biến tần V20 của hãng Siemens, người thực
hiện có thể tham khảo các thông số cài đặt bên dưới :

13
9. Sơ đồ và nguyên lý mạch đảo chiều quay động cơ 3 pha giới hạn bởi công tắc
hành trình.
14
Mạch đơn giản nhưng được sử dụng phổ biến tại các cổng ra vào ở công ty, các hệ
thống chuyển động cần giới hạn ở hai điểm đầu cuối, ….
Sơ đồ được chia thành 2 phần là sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực như hình
bên dưới.

10. Biến tần ABB


Trước khi cho biến tần đưa vào hệ thống vận hành, một trong những bước quan
trọng đó là người dùng phải cài đặt các thông số như : Lựa chọn phương thức điều
khiển cho biến tần, thông số dòng điện, điện áp, tần số, ..... phù hợp với mác của
động cơ.
Dưới đây là một trong những thông số cài đặt phổ biến và ý nghĩa các chân trên
biến tần của hãng ABB

15
16
11. Tìm hiểu cơ bản về MCB, MCCB, ELCB, RCCB, RCBO
11.1 CB ( Circuit Breaker)
a) khái niệm chung
CB ( Circuit Breaker) là thiết bị có chức năng dùng để đóng ngắt mạch điện, bảo
vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp… của mạch điện hoặc hệ thống điện

b) cấu tạo của CB

c) phân loại CB

17
- MCB (Miniature Cricuit Breaker) hay còn gọi là CB tép là CB loại nhỏ, có dòng
định mức từ 100A trở xuống. khả năng cắt dòng ngắn mạch từ 3-10kA. Được sử
dụng rộng rãi trong dân dụng và thương mại.

11.2 MCCB (Molded Case Criuit Breaker )


là CB cỡ lớn, dạng võ đúc, dòng định mức lên đến 2400A khả năng cắt dòng ngắn
mạch đến 50KA, thường là loại 3-4 cực. Sử dụng chủ yếu trong công nghiệp.

18
19
11.3 RCCB (Residual Current Crcuit Breaker )
là loại CB chống dòng điện rò hay gọi là áp-to-mat chống giật.

11.4 RCCB
thường được lắp trước hoặc sau thiết bị MCB tổng trong hệ thống nguồn điện của
căn nhà hoặc trong 1 căn phòng

20
11.5 ELCB (Earth Leakage Ciruit Breaker )
cũng là loại được dùng để phát hiện dòng rò điện hay đảm bảo sự an toàn của con
người đối với các nguy cơ bị điện giặt.

21
11.6 Khác nhau giữ ELCB và RCCB
- RCCB hoạt động dựa trên việc so sánh sự chênh lệch của dòng điện đi và dòng
điện về trên dây dẫn điện.
- ELCB hoạt động dựa trên điện áp, sử dụng ELCB cũng phức tạp hơn RCCB

11.7 RCCBO (Residual Current Ciruit Breaker with Overcurrent Protection )


hiểu đơn giản là sự kết hợn giữa MCB và RCCB nên sẽ có 2 chức năng: chống
dòng rò + quá tải…

22
11.8 Ý nghĩa các thông số

23
11.9 Cầu dao NS125N3M2 Schneider
Dòng: Compact NS
Điện áp hoạt động định mức (UE): 380-415VAC
Dòng định mức [IN]: 1250A
Tần số: 50/60Hz
Số pha: 3P
Khả năng ngắn mạch [ICU]: 50kA trong 3s
Loại mức hiệu suất: N
Kiểu kết nối: bộ đấu dây
Loại: MCCB
Chức năng bảo vệ: Quá tải, ngắn mạch

24
11.10 Schneider LV540315: MCCB 3P 320KA 50KA dòng Eaypact CVS400N
fixed
Cầu dao tự động (MCCB) Schneider-LV540315, MCCB dòng Easypact CVS Thiết
bị kiểm soát và bảo vệ quá tải và ngắn mạch, dùng trong mạng lưới dân dụng và
công nghiệp.
𝑇ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑠𝑜̂ ́ 𝑘𝑦̃ 𝑡ℎ𝑢𝑎̣̂𝑡 𝑐𝑢̉𝑎 𝐴𝑝𝑡𝑜𝑚𝑎𝑡/𝑀𝐶𝐶𝐵 𝑑𝑜̀𝑛𝑔 𝐸𝑎𝑠𝑦𝑝𝑎𝑐𝑡 𝐶𝑉𝑆400𝑁
𝑆𝑐ℎ𝑛𝑒𝑖𝑑𝑒𝑟-𝐿𝑉540315
Mã sản phẩm: Schneider-LV540315
Tên sản phẩm: Aptomat MCCB Schneider LV540315
Loại: Easypact CVS400N sử dụng trip unit TMD (Từ nhiệt)
Số Pha: 3P
Dòng điện định mức: 320A
Điện áp cách điện định mức [Ui]: 690V AC 50/60 Hz

25
Xung điện áp định mức [Uimp]: 8kV
Điện áp hoạt động định mức [Ue]: 440 V AC, 50/60 Hz, 250 V DC
Dòng cắt ngắn mạch [Icu]: 50 kA ở 380..415 V AC 50/60 Hz
Nguyên lý bảo vệ: Nhiệt từ
Loại bảo vệ: Bảo vệ quá tải, bảo vệ ngắn mạch
Tiêu chuẩn: IEC 60947-2
𝐶ℎ𝑢̛́𝑐 𝑛𝑎̆𝑛𝑔:
MCCB Easypact LV540315 giúp bảo vệ và điều khiển trong các cao ốc vừa và
nhỏ, trung tâm thương mại, tòa nhà công nghiệp vừa, nhỏ.
Thiết kế phù hợp cho phân phối trạm OEMs, viễn thông

26
12. Đấu nối động cơ chạy cấp điện áp TAM GIÁC/SAO.
Với loại động cơ 3 pha này có 6 đầu dây ra và ký hiệu mỗi cặp là U1-U2, V1-V2,
W1-W2 hoặc (A-X, B-Y, C-Z).
- Đầu đầu thường được quy định là U1, V1, W1 và đầu cuối sẽ là U2, V2, W2.
- Đấu dạng SAO : 3 đầu cuối U2, V2, W2 được chụm lại với nhau, 3 đầu đầu U1,
V1, W1 được cấp từ nguồn 3 pha.
- Đấu về dạng TAM GIÁC : đầu cuối của cuộn dây này được nối với đầu đầu của
cuộn dây kia. Và nguồn 3 pha vẫn được đưa vào đầu đầu của 3 cuộn dây.
Chẳng hạn trên mác động cơ có ghi :
Tam giác/Sao – 240/400V – 7,5/4,3A
Ta có thể hiểu là khi dùng lưới điện 3 pha 220V hoặc (biến tần có OUT 3 pha
220V) thì động cơ sẽ đấu về tam giác và dòng điện định mức là 7,5A.
Còn khi dùng lưới điện 3 pha 380V thì động cơ đấu về dạng Sao và dòng điện định
mức là 4,3A.

27
28
29
13. Encoder và HSC
13.1 Encoder
Quan sát hình 1 bên dưới ta thấy có 1 cái đĩa tròn được gắn cố định trên 1 trục
xoay, khi trục xoay thì đĩa tròn sẽ xoay theo. Tận dụng điều này người ta khoét
thêm 1 lỗ trên đĩa tròn và bố trí 2 con cảm biến phát-thu nằm đối diện về nhau.
Nếu đĩa tròn đó chuyển động quay tròn, thì khi quay đến vị trí khoét lỗ con thu và
con phát sẽ gặp nhau được 1 lần => tín hiệu con thu sẽ báo về cho ta biết đĩa đã
quay hết 1 vòng.
Đó là nguyên lý hoạt động cơ bản của encoder tương đối (Incremental Encoder).
Như vậy nếu bên trong encoder có gắn 1 cái đĩa nhỏ khoét 24 lỗ thì người ta gọi đó
là encoder 24 xung. Tương tự nếu ta mua loại encoder 500 xung (500P/R) => ta sẽ
hiểu trong đó có một đĩa tròn được khoét 500 lỗ => Cứ quay đúng 1 vòng ta sẽ
nhận được 500 tín hiệu xung từ con thu gửi về. Trên thị trường có loại encoder 24,
360 xung, 1000 xung, 2500 xung, …….. đĩa khoét càng nhiều lỗ thì encoder có độ
phân giải càng cao, xác định được góc quay càng mịn => giá thành cao.

13.2 HSC
Như ở hình 2, nếu trục của encoder (500 xung) được gắn đồng trục với trục của
động cơ quay (tốc độ 10 vòng/giây) thì sao ? Thì khi trục động cơ xoay -> Trục
encoder cũng xoay theo chứ sao !

30
Ta tính đơn giản 1 encoder nếu có tổng là 500 xung / 1 vòng => nếu quay được 10
vòng sẽ gửi về là 5000 xung. Vậy ứng với động cơ quay tốc độ 10 vòng/ giây =>
tức là trong khoảng thời gian 1 giây phải đọc số xung đóng ngắt là 5000 lần.
Nếu ta mua loại encoder có tổng số xung/1 vòng lớn hơn hoặc tốc độ động cơ quay
nhanh hơn như miêu tả ở trên, thì tần số đóng ngắt số xung ta thu về trong 1 giây
cũng sẽ lớn hơn rất nhiều.
Tại một thời điểm phải đọc tín hiệu đóng ngắt liên tục với tần số cao như vậy
người ta gọi là Đọc Xung Tốc Độ Cao hay còn gọi là HSC viết tắt của (High Speed
Counter).

13.3 Ứng dụng đọc tín hiệu HSC ở đâu


Do đọc được tín hiệu xung/1 vòng quay nên encoder được ứng dụng rất nhiều
trong ngành tự động hóa như : muốn xác định vị trí, góc quay của chuyển động;
Muốn đo chiều dài của một sản phẩm; Muốn xác định tốc độ quay của động cơ,
…….
13.4 Cách đọc HSC như thế nào
Đọc xung tốc độ cao được chia thành : 1 pha 1 đầu vào đếm, 2 pha 1 đầu vào đếm,
2 pha 2 đầu vào đếm, ……
Tùy theo PLC mỗi hãng mà cách thiết lập, quy định đấu nối phần cứng vào các
chân Input (Hình 3).

31
32
14. Thông số kỹ thuật màn hình HMI A900, GOT-F900, GOT1000, GOT2000,
GOT200 (SIMPLE)

33
34
35
36
15. Ý NGHĨA CÁC THÔNG SỐ TRÊN NHÃN MÁY ĐỘNG CƠ 3 PHA
- Ký tự 3K, hoặc 4K :Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc.
- Số 112: Chỉ chiều cao từ chân động cơ đến tâm trục quay (mm)
- Ký hiệu bằng chữ S; M, L chỉ kích thước lắp đặt theo chiều dài thân.
- S: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân ngắn.
- M: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân trung bình.
- L: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân dài.
Đối với động cơ có chiều cao tâm trục quay dưới 90mm. Ký hiệu bằng các chữ cái
A,B,C (Ví dụ 80A;80B). Kích thước lắp đặt động cơ giống nhau.
- Số cuối cùng chỉ số đôi cực động cơ:
Số 2: Động cơ có số đôi cực 2p=2 tương ứng với tốc độ 3000 vg/ph.
Số 4: Động cơ có số đôi cực 2p=4 tương ứng với tốc độ 1500 vg/ph.
Số 6: Động cơ có số đôi cực 2p=6 tương ứng với tốc độ 1000 vg/ph.
Số 8: Động cơ có số đôi cực 2p=8 tương ứng với tốc độ 750 vg/ph.
2 - 3 pha: Động cơ sử dụng lưới điện xoay chiều 3 pha.
3 - 50Hz : Tần số lưới điện xoay chiều 50Hz.
4 - Cấp F: Cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện và cuộn dây lớn nhất là 1550C.
(Xem các cấp chịu nhiệt bên phần động cơ 1 pha)
5 - IP : Cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài:
- IP23 Động cơ kiểu hở (nước và bụi vào được bên trong cuộn dây)
- IP44 Động cơ kiểu kín (Bảo vệ được giọt nước rơi vào bất kỳ hướng nào, bảo vệ
được vật lạ kích thước phi 1mm không thâm nhập vào động cơ).
6 - Công suất trên trục động cơ kW hay mã lực HP.
7 - n% : Hiệu suất của động cơ tính theo phần trăm công suất đầu vào.
8 - Cosphi : Hệ số công suất của động cơ điện.
9 - Delta/Y: 220/380 Điện áp cấp cho động cơ.
- Lưới điện 3 pha điện áp 220V nối tam giác
- Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối sao Y.
Hoặc Delta/Y: 380/660V
- Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối tam giác
- Lưới điện 3 pha điện áp 660V nối sao Y.
10 - Delta/Y: 19,8/11,4(A) Dòng điện dây định mức của động cơ. Khi nối tam giác
() dòng điện 19,8A, nối sao dòng điện 11,4A.
11 - Tốc độ quay trên trục động cơ vòng /phút (1435 vg/ph) (R.P.M).
12 - Khối lượng động cơ (kg).
13 - NO Số xuất xưởng, năm sản xuất.

37
16. Phân biệt tín hiêu PNP và NPN
- Để phân biệt được tín hiệu PNP với NPN chúng ta cần xem lại hình ảnh mô tả
ngõ ra của hai loại tín hiệu này để so sánh PNP và NPN khác nhau điểm nào .
- Nhìn vào hai hình trên chúng ta thấy rất rõ sự khác nhau giữa hai loại tín hiệu
PNP và NPN . Bên trái là sơ đồ của tiếp điểm PNP và bên phải là sơ đồ của tiếp
điểm NPN .
- Ở đây chúng ta thấy có hình nét đứt – đó chính là tải . Tải sử dụng trong tiếp
điểm PNP và NPN chỉ có hai loại là cuộn dây và điện trở . Chúng ta thường dùng
hai tiếp điểm này để kích vào nguồn của rờle kiếng , role kiếng chính là loại cuộn
dây .
- Tiếp điểm PNP được kích hoạt sẽ mang điện áp dương tức là tải sẽ phải nhận
nguồn dương từ PNP , còn nguồn âm sẽ được đấu với nguồn .
- Ngược lại tiếp điểm NPN khi được kích hoạt sẽ mang điện áp 0V , tức là chân
dương của tải sẽ kết nối với nguồn còn chân âm của tải sẽ được nối với tiếp điểm
NPN . Đối với các anh em chưa hiểu rõ về NPN sẽ nghĩ rằng nếu tiếp điểm là
nguồn 0V thì sao điều khiển được . Tôi sẽ giải thích một cách đơn giản dể hiểu
nhất về tiếp điểm NPN trong thực tế.

38
- Lấy ví dụ trong thực tế khi ta đấu công tắc đèn thì tiếp điểm của công tắc thường
được mắc vào dây pha , còn dây mass được mắc trực tiếp vào bóng đèn . Đây
chính là cách đấu dây theo kiểu tiếp điểm PNP .
- Ngược lại nếu chúng ta mắc dây Mass vào công tắc còn dây pha mắc trực tiếp
vào bóng đèn thì đây chính là cách đấu dây NPN . Trong thực tế chúng ta luôn mắc
theo kiểu PNP để đảm bảo an toàn và dể kiểm tra lỗi hay sự cố nếu chỉ là mắc bóng
đèn nhưng đối với tiếp điểm PNP hoặc PNP nó chỉ là một tiếp điểm trung gian .

17. Nút nhấn nhả XB5 phi 22 tròn 1NO Xanh


𝘜̛𝘶 đ𝘪𝘦̂ ̉𝘮
Có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ.
Khối tiếp điểm phụ có thể tháo rời và lắp đặt dễ dàng.
Bề mặt được thiết kế ngăn không cho ánh sáng làm chói nút đồng thời giúp làm
giảm phản xạ của ánh sáng môi trường xung quanh.
39
Vỏ bằng nhựa hoặc nhôm, đảm bảo độ bền bỉ, chắc chắn
Tuân thủ tiêu chuẩn IP20 (IEC 60529) giúp tăng cường độ an toàn cho người sử
dụng.
Tuân thủ tiêu chuẩn UL, c– UL, EN và CCC đảm bảo chất lượng cho người sử
dụng.
Màu sắc đa dạng với 3-5 màu. Ví dụ: nút nhấn màu xanh thường được dùng để
bật thiết bị, nút nhấn màu đỏ để tắt thiết bị. Để tránh gây nhầm lẫn, nút dừng khẩn
cấp thường là các nút nhấn lớn, màu đỏ và đầu lớn hơn để dễ dàng nhận biết và sử
dụng.
𝘜̛́𝘯𝘨 𝘥𝘶̣𝘯𝘨
Công tắc nút nhấn Schneider được sử dụng nhiều trong các ứng dụng khác nhau
như tủ điện biến tần, trong các tòa nhà, trung tâm thương mai, băng tải.....

18. Bộ đếm Counter


Counter là gì? Ứng dụng của Counter
Counter là gì?
Counter hay còn gọi là bộ đếm, là thiết bị dùng để xác định số lượng tín hiệu vào
Counter. Tín hiệu này có thể đến từ các thiết bị như nút bấm, sensor, công tắc hành
trình, Encoder...
Ứng dụng của Counter?
Như tên gọi của nó đã thể hiện, Counter là thiết bị được dùng trong các ứng dụng
xác định số lượng, từ đó biến tướng ra các cơ cấu mà chúng ta cần.
Ví dụ xác định số sản phẩm đã sản xuất được
Hay như ứng dụng vào các cơ cấu cần xác định khoảng cách, độ dài...
Ví dụ sơ đồ đấu nối hoạt động của Counter Autonic FX4S
Chân 1,2,3: chân ngõ ra 1. Trong đó chân 2 là chân chung, cặp 2-3 NC, cặp 2-1
NO
Chân 4,5: chân cấp nguồn cho Counter. Là nguồn 24VDC hoặc 220VAC
Chân 6,7: chân ngõ vào đếm của Counter
40
Chân 8,9: chân nguồn 12VDC ra của Counter
Chân 10: chân Reset Counter
Chân 12: chân ngõ ra 2 của Counter
Click vào ảnh để xem mô tả kèm theo chân đấu nhé
Ngoài ra một số Counter còn tích hợp chuẩn RS485 giúp linh hoạt kết nối với PLC,
PC, hay các bộ điều khiển khác giúp đọc, giám sát và cài đặt tham số. Loại này rất
hay nhưng mà giá cũng hơi max

41
42

You might also like