You are on page 1of 2

Lịch sử

đàn nguyệt của người Việt có nguồn gốc từ cây nguyệt cầm (Yue k’in) của người
Trung Hoa do Nguyễn Hàn tự là Trọng Dung đời nhà Tấn chế tạo ra. Nguyệt cầm của
Trung Hoa có mặt đàn hình tròn tựa mặt trăng, được làm từ gỗ cây ngô đồng, có 4
dây, gắn phím thấp và đánh theo thất cung. Khi vào tới Việt Nam, đàn nguyệt đã được
biến đổi để phù hợp với thẩm âm của người Việt, mặt đàn vẫn hình tròn, một số đàn
vẫn giữ 4 tai nhưng rút xuống còn 2 dây, cần đàn dài hơn, phím đàn gắn cao hơn để có
thể diễn tả những kỹ thuật rung, nhấn, luyến láy và đánh theo ngũ cung. Theo một số
nghệ nhân, đàn nguyệt trong Hát văn thờ phổ biến lên dây theo hai kiểu chính là dây
bằng (dây quãng 5) và dây lệch (dây quãng 4). Dây bằng thường được sử dụng khi hát
các làn điệu Thổng, Phú bình, Phú chênh, Phú dầu, Phú nói, Đưa thư, Vãn, Dọc, Hãm,
Kiều dương, Dồn. Dây lệch đối với các làn điệu Bỉ, Miễu, Cờn. Như vậy, kiểu dây
bằng chiếm ưu thế trong âm nhạc Hát văn thờ và Tại bệ đá ở chân cột chùa Phật tích
(huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc) được xây dựng vào thời Lý thế kỷ XI, còn ghi lại hình
ảnh hòa tấu ban nhạc trong đó có đàn nguyệt và các nhạc cụ khác như sáo dọc, sáo
ngang, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, trống bản, trống cơm
Các tên gọi
Đàn nguyệt còn được gọi là đàn 2 dây, nguyệt cầm ,đàn kìm (từ miền trung trở vào)
Tham gia các loại hình

. Đàn nguyệt có mặt trong hòa tấu cổ truyền của người Việt như trong hát văn,
phường bát âm ngoài miền Bắc, nhạc tính phòng Huế, nhạc Tài tử Nam Bộ, nhạc Cải
Lương, dàn Nhã nhạc cung đình.
Cấu tạo’
Đàn nguyệt có những bộ phận chính như sau:

- Bầu vang: Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30 cm, thành bầu 6 cm. Nền mặt bầu
vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có
lỗ thoát âm.

- Cần đàn (hay dọc đàn): làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn 8-11 phím đàn, trước
đây chỉ gắn 8 phím (nay những người chơi nhạc tài tử Nam bộ vẫn thường dùng đàn 8 phím).
Những phím này khá cao, nằm xa nhau với khoảng cách không đều nhau.
- Đầu đàn: hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai
trục.

- Dây đàn: có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây nilon. Tuy có 4
trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to một dây nhỏ). Cách chỉnh dây thay đổi tùy
theo người sử dụng. Có khi 2 dây cách nhau quãng 4 đúng, có khi cách quãng năm đúng hoặc
quãng bảy hay quãng tám đúng. Song cách thông dụng nhất vẫn là lên dây theo quãng năm đúng.
Đàn nguyệt là nhạc cụ khảy dây, được dùng thường xuyên trong ban nhạc chầu văn, tài tử,
phường bát âm và trong nhiều dàn nhạc dân tộc khác.

You might also like