You are on page 1of 7

Khái niệm : Gian lận 

trong thi cử online là sử dụng


những hình thức vi phạm quy chế thi cử như quay cóp, nhờ
người thi hộ,trao đổi bài……..đặc biệt là chạy cánh.
Hiện trạng:

Học kì 1 năm học 2021 - 2022 sắp kết thúc, trong khi
sinh viên vẫn chưa được tới trường. Vấn đề gian lận thi
cử trong kì thi online càng nóng bỏng, cần có những
giải pháp phù hợp. “Bắt buộc” phải thích ứng với hoàn
cảnh, nhiều trường đại học đã thay đổi linh hoạt hình
thức kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học cuối kì:
Từ thi tập trung theo hình thức truyền thống sang hình
thức thi trực tuyến trực tiếp (thi online) hay trực tuyến
gián tiếp (bài tập lớn, báo cáo).
Theo số liệu từ ProctorU - công ty cung cấp dịch vụ
theo dõi người dự thi và kiểm tra ID, tỷ lệ sinh viên
gian lận chỉ dưới 1% trong số 340.000 bài thi từ tháng
1-3/2020. Khi áp dụng hình thức thi trực tuyến có giám
thị theo dõi từ xa, tỷ lệ sinh viên gian lận đã tăng trên
8% trong 1,3 triệu bài thi từ tháng 4-6/2020. Có thể
nói, dù là thi với hình thức nào, nhà trường đều phải
đối diện với nguy cơ gian lận thi cử tăng cao và khó
kiểm soát hơn bao giờ hết. Sinh viên trở thành
những “dân chuyên” công nghệ với đủ “ngón nghề
hack điểm” trong thi cử.

Hình thức :

-Thi online thường có đặc thù riêng, do đó, các sinh


viên nắm bắt được lỗ hổng sẽ rất dễ “lách luật”. Gian
lận “đa nền tảng” là có thật khi sinh viên hoàn toàn có
thể trao đổi bài qua Facebook, chat Zalo, call
messenger... hay truy cập tài liệu trên máy tính, thiết bị,
tinh vi hơn là nhờ thi hộ, dùng các nền tảng công nghệ
cao khác để có thể kết nối và điều khiển 2 máy tính xa
nhau
-Sinh viên thi trên web có thể sẽ mở thêm một tab bên
cạnh để vừa đọc đề thi, vừa tra mạng tìm đáp án; Hoặc
do đặc thù không cần bật mic, các bạn có thể nhờ mọi
người xung quanh giúp đỡ ở một góc khuất nào đó
không dính vào khung hình.
Ngoài ra, sinh viên có thể gọi trực tiếp cho nhau hoặc
sinh viên thi ca trước có thể chụp đề gửi cho sinh
viên thi ca sau biết nội dung đề và cấu trúc ra đề
Nguyên nhân : của hiện tượng gian lận trong thi
 

cử này không thể không nhắc đến đầu tiên là do ý thức


chủ quan của chính các bạn học sinh: vì lười học, không
có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc
bị bệnh thành tích mà đâm ra quay cóp, gian
lận trong thi cử.Ngoài ra còn có những nguyên nhân
khách quan như áp lực từ phụ huynh về quy chuẩn được
gọi là con nhà người ta .

Hậu quả : hình thành thói quen xấu, ỷ lại, dối trá cho
các bạn, làm ảnh hưởng đến quá trình làm tạo lập tính
cách của các bạn. Việc gian lận thi cử còn khiến cho các
bạn học sinh không nắm chắc kiến thức bài học, tạo lỗ
hổng tri thức.
Giải pháp :

-Thứ nhất là thi trên nền tảng số và gọi video trong lúc thi.
Với phương thức này thì thầy cô cũng không biết được là
mình đang làm gì ở máy. Thứ hai là cần sử dụng đồng thời
camera máy tính, camera quay được bàn phím laptop và
chia sẻ màn hình. Theo quy định, trong thời gian thi thì cả
hai tay mình không được rời khỏi bàn phím.( đại học Eötvös
Loránd, Hungary)

-Giảng viên sử dụng nhiều phần mềm chuyên dụng như


Turnitin để kiểm tra đạo văn.
-Tăng cường thi trắc nghiệm và thi theo hình thức đề
mở, đồng thời tăng cường giáo dục người học về ý thức
liêm chính trong thi cử.
-Các môn mang tính thực hành và vận dụng cao hoặc
điều kiện thiết bị của sinh viên không cho phép thì các
giảng viên sẽ tiến hành vấn đáp sinh viên.

-Môn thi tự luận yêu cầu học sinh quét scan và đính
kèm thẻ sinh viên (cccd) rồi mới nộp.
-Tổ chức thi trên các nền tảng phát hiện hành vi mở/
chuyển sang các trang khác như Test Portal.

You might also like