Chào Mừng Quý Vị Đến Hoa Kỳ: Hướng Dẫn Dành Cho Người Mới Nhập Cư

You might also like

You are on page 1of 116

Chào Mừng Quý Vị Đến Hoa Kỳ

Hướng Dẫn Dành Cho Người Mới Nhập Cư

M-618-V (rev. 09/15)


Chào Mừng Quý Vị Đến
Hoa Kỳ
Hướng Dẫn Dành Cho Người
Mới Nhập Cư
U.S. GOVERNMENT OFFICIAL EDITION NOTICE

Use of ISBN Prefix


This is the Official U.S. Government edition of this publication and is herein
identified to certify its authenticity. Use of the 0-16 ISBN prefix is for U.S.
Government Publishing Office Official Editions only. The Superintendent
of Documents of the U.S. Government Publishing Office requests that any
reprinted edition clearly be labeled as a copy of the authentic work with a
new ISBN.
The information presented in Welcome to the United States: A Guide for New Immigrants
is considered public information and may be distributed or copied without
alteration unless otherwise specified. The citation should be:
U.S. Department of Homeland Security, U.S. Citizenship and Immigration
Services, Office of Citizenship, Welcome to the United States: A Guide for New
Immigrants, Washington, DC, 2015.
U.S. Citizenship and Immigration Services (USCIS) has purchased the right
to use many of the images in Welcome to the United States: A Guide for New Immigrants.
USCIS is licensed to use these images on a non-exclusive and non-transferable
basis. All other rights to the images, including without limitation and
copyright, are retained by the owner of the images. These images are not in
the public domain and may not be used except as they appear as part of this
guide.
This guide contains information on a variety of topics that are not within the
jurisdiction of U.S. Department of Homeland Security (DHS)/USCIS. If you
have a question about a non-DHS/USCIS issue, please refer directly to the
responsible agency or organization for the most current information. This
information is correct at the time of printing, however, it may change in the
future.
Mục lục
Chào Mừng Quý Vị Đến Hoa Kỳ: Hướng Dẫn Dành Cho Người
Mới Nhập Cư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
Các Bộ Và Cơ Quan Của Chính Quyền Liên Bang. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
Hoa Kỳ Ngày Nay. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
Những Ngày Lễ Liên Bang. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
Liên hệ USCIS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

Giới Thiệu Về Hướng Dẫn Này. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7


Những Nơi Trợ Giúp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
Nguồn Trực Tuyến USCIS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

Quyền Và Trách Nhiệm Của Quý Vị với tư cách là một Thường


Trú Nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
Quyền Và Trách Nhiệm Của Quý Vị. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
Duy Trì Tình Trạng Thường Trú Nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
Nếu Quý Vị Là Thường Trú Nhân Có Điều Kiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
Tìm Sự Trợ Giúp Pháp Lý. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
Những Hậu Quả Của Hành Vi Phạm Tội Hình Sự Đối Với Thường
Trú Nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

Định Cư Ở Hoa Kỳ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27


Xin Số An Sinh Xã Hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
Tìm Chỗ Ở . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
Tìm Việc Làm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
Chăm Sóc Con Em. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
Đi Lại Tại Hoa Kỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43

Quản Lý Tiền Bạc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47


Tài Chính Cá Nhân. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
Đóng Thuế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
Bảo Vệ Bản Thân và Tiền Bạc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53

Hiểu về Giáo Dục và Chăm Sóc Y Tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57


Giáo Dục Tại Hoa Kỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
Giáo Dục Đại Học: Các Trường Cao Đẳng Và Đại Học. . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
Giáo Dục Dành Cho Người Lớn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
Học Tiếng Anh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
Chăm Sóc Y Tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
Những Chương Trình Trợ Cấp Khác Của Liên Bang. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72
Bảo Đảm An Toàn Cho Nơi Ở Và Gia Đình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
Hãy Sẵn Sàng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
Luôn Nắm Rõ Thông Tin. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
Ứng Phó Với Trường Hợp Khẩn Cấp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79

Tìm Hiểu Về Hoa Kỳ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .83


Nhân Dân Chúng Ta: Vai Trò Của Công Dân Hoa Kỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84
Hoa Kỳ Được Hình Thành Như Thế Nào. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
Xây Dựng “Một Liên Bang Hoàn Hảo Hơn”. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 87
Chính Phủ Liên Bang Hoạt Động Như Thế Nào . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90
Ngành Lập Pháp: Quốc Hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
Ngành Hành Pháp: Tổng Thống. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
Ngành Tư Pháp: Tối Cao Pháp Viện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
Chính Quyền Tiểu Bang Và Chính Quyền Địa Phương. . . . . . . . . . . . . . . . . . 94
Trải Nghiệm Hoa Kỳ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95

Trở Thành Công Dân Hoa Kỳ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97


Lý Do Trở Thành Công Dân Hoa Kỳ?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98
Nhập Quốc Tịch: Trở Thành Công Dân Hoa Kỳ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100
Quý Vị Đang Đi Đúng Đường. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 107
Chào Mừng Quý Vị Đến
Hoa Kỳ
Hướng Dẫn Dành Cho Người
Mới Nhập Cư
Chúc mừng quý vị đã trở thành thường trú nhân của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ!
Thay mặt Tổng Thống và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ, chúng tôi chào đón quý vị
và chúc quý vị thành công tại đây.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Hoa Kỳ đã đón tiếp rất nhiều người nhập cư đến từ
khắp nơi trên thế giới. Nước Mỹ đánh giá cao những đóng góp của người nhập
cư, những người tiếp tục làm giàu cho đất nước và bảo tồn di sản cho mảnh đất
của tự do và đầy cơ hội này.

Là một thường trú nhân ở Hoa Kỳ, quý vị đã quyết định xem đất nước này là quê
hương của mình. Trong khi làm việc để đạt được những mục tiêu của mình, quý
vị cũng nên dành chút thời gian để tìm hiểu về đất nước này cũng như lịch sử và
con người nơi đây. Từ bây giờ trở đi, quý vị có quyền cũng như có trách nhiệm
góp phần vào việc xây dựng tương lai của Hoa Kỳ và đảm bảo Hoa Kỳ tiếp tục
thành công.

Những cơ hội hấp dẫn đang chờ đón khi quý vị bước chân vào cuộc sống mới
với tư cách là thường trú nhân của đất nước vĩ đại này. Chào Mừng Quý Vị Đến
Hoa Kỳ:

U.S Citizenship and Immigration Services (Cơ Quan Nhập Tịch Và Di Trú
Hoa Kỳ)

1
Các Bộ Và Cơ Quan Của Chính
Quyền Liên Bang
Nếu quý vị có thắc mắc và không biết cơ quan nào có thể trả lời,
hãy gọi 1-800-FED-INFO (hoặc 1-800-333-4636). Nếu quý vị là người khiếm
thính, hãy gọi 1-800-326-2996.

Quý vị cũng có thể truy cập vào trang web www.usa.gov để biết thông tin chung
về các bộ và cơ quan của chính quyền liên bang.

U.S Department of Education (ED) (Bộ Giáo Dục U.S Department of Housing and Urban
Hoa Kỳ) Development (HUD) (Bộ Gia Cư Và Phát Triển Đô
Điện thoại: 1-800-USA-LEARN Thị Hoa Kỳ)
Điện thoại: 1-800-872-5327 Điện thoại: 202-708-1112
Dành cho người khiếm thính: 1-800-437-0833 Dành cho người khiếm thính: 202-708-1455
www.ed.gov www.hud.gov

U.S Equal Employment Opportunity Commission U.S Department of Justice (DOJ) (Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ)
(EEOC) (Ủy Ban Cơ Hội Việc Làm Bình Đẳng) Điện thoại: 202-514-2000
Điện thoại: 1-800-669-4000 www.justice.gov
Dành cho người khiếm thính: 1-800-669-6820
www.eeoc.gov U.S Department of the Treasury (Bộ Tài Chính Hoa Kỳ)
Internal Revenue Service (IRS) (Sở Thuế Vụ)
U.S Department of Health and Human Services Điện thoại: 1-800-829-1040
(HHS) (Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ) Dành cho người khiếm thính: 1-800-829-4059
Điện thoại: 1-877-696-6775 www.irs.gov
www.hhs.gov
Selective Service System (SSS) (Đăng Ký Với Sở
U.S Department of Homeland Security (DHS) (Bộ Quân Vụ)
An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ) Điện thoại: 1-888-655-1825
Điện thoại: 202-282-8000 Điện thoại: 847-688-6888
www.dhs.gov Dành cho người khiếm thính: 847-688-2567
www.sss.gov
U.S Citizenship and Immigration Services (USCIS)
(Cơ Quan Nhập Tịch Và Di Trú Hoa Kỳ) Social Security Administration (SSA) (Sở An Sinh
Điện thoại: 1-800-375-5283 Xã Hội)
Dành cho người khiếm thính: 1-800-767-1833 Điện thoại: 1-800-772-1213
www.uscis.gov Dành cho người khiếm thính: 1-800-325-0778
www.socialsecurity.gov hoặc www.segurosocial.gov/
U.S Customs and Border Protection (CBP) espanol
(Cục Hải Quan Và Biên Phòng Hoa Kỳ)
U.S Department of State (DOS) (Bộ Ngoại Giao
Điện thoại: 202-354-1000
www.cbp.gov Hoa Kỳ)
Điện thoại: 202-647-4000
U.S Immigration and Customs Enforcement (ICE) Dành cho người khiếm thính: 1-800-877-8339
(Cục Kiểm Soát Di Trú Và Hải Quan Hoa Kỳ) www.state.gov
www.ice.gov

2 
Hoa Kỳ Ngày Nay

Washington
Montana North Minnesota Vermont Maine
Dakota
Oregon Michigan
Idaho Wisconsin New Hampshire
South Indiana New
Dakota York Massachusetts
Wyoming Rhode Island
Iowa Pennsylvania Connecticut
Nebraska New Jersey
Nevada Ohio Delaware
Utah Illinois Maryland
Colorado Washington, DC
California Missouri
Kansas Virginia West Virginia
Kentucky
North
Tennessee Carolina
Arizona New Oklahoma Arkansas
Mexico
Georgia South Carolina
Alabama
Texas

Florida
Alaska Louisiana Mississippi

Hawaii

Hoa Kỳ cũng bao gồm cả các vùng lãnh thổ Guam, American Samoa, quần đảo
Virgin Islands của Hoa Kỳ, và khối thịnh vượng chung Northern Mariana Islands
và Puerto Rico, là những nơi không có trên bản đồ này.

3
Những Ngày Lễ Liên Bang
Hầu hết các văn phòng liên bang đều đóng cửa vào những ngày lễ chính
thức. Nếu ngày lễ trùng với ngày thứ Bảy trong tuần, ngày lễ sẽ được
chuyển sang ngày thứ Sáu trước đó. Nếu trùng với ngày Chủ Nhật thì được
chuyển sang ngày thứ Hai sau đó. Nhiều nhà tuyển dụng phi chính phủ cũng
cho nhân viên của mình nghỉ vào những ngày lễ này. Chính phủ liên bang đã
quy định những ngày lễ chính thức dưới đây.

Tết Tây Ngày 1 Tháng Giêng

Ngày Thứ Hai trong tuần thứ 3 của


Ngày Sinh của Martin Luther King, Jr.
Tháng Giêng
Ngày Tưởng Niệm Các Vị Tổng Ngày Thứ Hai trong tuần thứ 3 của
Thống Tháng Hai
Ngày Thứ Hai cuối cùng của Tháng
Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong
Năm

Ngày Lễ Độc Lập Ngày 4 Tháng Bảy

Ngày Thứ Hai đầu tiên của Tháng


Ngày Lễ Lao Động
Chín
Ngày Thứ Hai trong tuần thứ 2 của
Ngày Tưởng Niệm Columbus
Tháng Mười

Ngày Cựu Chiến Binh Ngày 11 Tháng Mười Một

Ngày Thứ Năm trong tuần thứ 4 của


Ngày Lễ Tạ Ơn
Tháng Mười Một

Lễ Giáng Sinh Ngày 25 Tháng Mười Hai

4 
Liên hệ USCIS
Xin mời quý vị vào trang web của USCIS tại www.uscis.gov và
www.welcometousa.gov, là nguồn tài liệu cho người mới nhập cư.

Gọi cho Dịch Vụ Khách Hàng số 1-800-375-5283 hoặc 1-800-767-1833 (dành


cho người khiếm thính).

Để xin các mẫu đơn, xin mời quý vị vào trang web của USCIS hoặc gọi cho
Đường Dây Xin Đơn USCIS số 1-800-870-3676.

5
6 
Giới Thiệu Về Hướng Dẫn Này
Hướng dẫn này bao gồm những thông tin căn bản nhằm giúp quý vị định cư lập nghiệp ở Hoa Kỳ và tìm
được những gì quý vị và gia đình cần cho cuộc sống hàng ngày. Hướng dẫn cũng tóm tắt những thông tin
quan trọng về tình trạng pháp lý của quý vị và về những cơ quan và tổ chức cung cấp giấy tờ hoặc dịch vụ
mà quý vị có thể cần đến.

7
Với tư cách là một thường trú nhân (permanent resident), quý vị nên bắt đầu
tìm hiểu về quốc gia này cũng như con người và hệ thống chính quyền ở đây.
Hãy sử dụng hướng dẫn này để tìm hiểu về quyền lợi và trách nhiệm của mình
với tư cách là một người nhập cư, tìm hiểu về cách làm việc của chính quyền
liên bang, tiểu bang và chính quyền địa phương. Quý vị cũng có thể tìm hiểu về
những sự kiện lịch sử quan trọng đã góp phần hình thành nên Hoa Kỳ cũng như
tầm quan trọng của việc tham gia vào những sinh hoạt cộng đồng và những gợi
ý để giúp quý vị làm được việc đó.

Hướng dẫn này tóm tắt chung các quyền lợi, trách nhiệm và những thủ tục liên
quan đến thường trú nhân. Để biết thông tin cụ thể và chi tiết hơn, quý vị nên
tham khảo các văn bản pháp luật, quy định, mẫu đơn và những hướng dẫn của
Cơ Quan Nhập Tịch Và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Nếu có thắc mắc về trường hợp
nhập cư hoặc câu hỏi về di trú, cách tốt nhất là tham khảo những nguồn thông
tin chi tiết này. Quý vị cũng có thể tìm thông tin trên trang web của USCIS ở địa
chỉ www.uscis.gov. Quý vị có thể lấy mẫu đơn của USCIS trên trang web hoặc
bằng cách gọi Đường Dây Xin Đơn của USCIS theo số 1-800-870-3676. Để biết
thêm thông tin, vui lòng gọi cho Dịch Vụ Khách Hàng số 1-800-375-5283 hoặc
1-800-767-1833 (dành cho người khiếm thính).

Những Nơi Trợ Giúp


Hướng dẫn này sẽ giúp quý vị cách bắt đầu, nhưng không thể trả lời tất cả
những câu hỏi của quý vị về cuộc sống ở Hoa Kỳ. Để tìm thêm thông tin, quý vị
có thể liên lạc với các cơ quan của chính quyền tiểu bang, hạt hoặc thành phố
để tìm hiểu về những dịch vụ sẵn có hoặc hỏi thông tin từ các tổ chức tại địa
phương giúp người mới nhập cư. Quý vị có thể tìm những văn phòng và tổ chức
này bằng cách sử dụng các dịch vụ miễn phí được nêu ra sau đây.

Thư Viện Công Cộng


Mọi người đều có thể sử dụng miễn phí những Thư
Viện Công Cộng tại Hoa Kỳ. Hầu hết mọi cộng đồng
đều có thư viện. Nhân viên thư viện có thể giúp quý vị
tìm kiếm thông tin về nhiều chủ đề và cấp cho quý vị
thẻ thư viện để quý vị có thể mượn miễn phí những
thứ như sách, DVD và các nguồn tài liệu khác. Quý
vị còn có thể đọc báo địa phương và sử dụng máy
tính để truy cập Internet trong hầu hết các thư viện.

8 
Một số thư viện có lớp học máy tính miễn phí, hướng dẫn ngôn ngữ Tiếng Anh
và các chương trình khác cho trẻ em và người lớn. Hãy hỏi nhân viên thư viện về
các dịch vụ được cung cấp trong cộng đồng. Để tìm thư viện gần nơi quý vị, vui
lòng truy cập www.nces.ed.gov.

Danh Bạ Điện Thoại


Danh Bạ Điện Thoại địa phương của quý vị (niên giám điện thoại)
bao gồm các số điện thoại và thông tin quan trọng về những dịch
vụ của liên bang, tiểu bang và cộng đồng địa phương. Danh Bạ có
thông tin cần thiết trong trường hợp khẩn cấp, bản đồ địa phương
và thông tin về cách đăng ký dịch vụ điện thoại. Trang màu trắng
liệt kê các số điện thoại của cá nhân, trang màu vàng liệt kê số
điện thoại và địa chỉ của các cơ sở thương mại và tổ chức. Quý
vị cũng có thể gọi số 411 để tìm số điện thoại cụ thể ở bất cứ nơi
nào tại Hoa Kỳ. Quý vị sẽ phải trả phí khi gọi 411.

Mạng Internet
Mạng Internet có thể kết nối quý vị đến nhiều nguồn thông tin, bao
gồm những trang web của các cơ quan chính quyền liên bang,
tiểu bang và địa phương. Hầu hết các trang web của chính
quyền có chữ “.gov” ở cuối. Nếu không có máy tính ở
nhà, quý vị có thể sử dụng máy tính trong thư viện công
cộng. Quý vị có thể sử dụng Internet để tìm việc làm,
nơi ở, tìm hiểu về trường học cho con em mình, và
tìm những tổ chức cộng đồng và nguồn trợ giúp quý
vị. Quý vị cũng có thể sử dụng Internet để tìm các tin
tức quan trọng và sự kiện hiện tại cũng như khám
phá các thông tin thú vị về đời sống ở Mỹ, lịch sử và
chính quyền của Hoa Kỳ và cộng đồng địa phương
của quý vị. Hãy truy cập www.welcometousa.gov để
tìm các nguồn tài liệu về chính quyền liên bang có sẵn
cho người mới nhập cư.

9
LỜI
KHUYÊN Là một người nhập cư, quý vị cần cảnh giác với những địa chỉ web giả
trông giống với trang web của chính quyền mà những người xấu đã
tạo ra để đánh lừa và lợi dụng quý vị. Xin nhớ rằng trang web chính
thức của Cơ Quan Nhập Tịch Và Di Trú Hoa Kỳ là www.uscis.gov.

Các Tổ Chức Cộng Đồng Và Tôn Giáo Trợ Giúp


Người Nhập Cư
Trong nhiều cộng đồng có những tổ chức trợ giúp miễn phí hoặc giá thấp cho
người nhập cư. Những tổ chức này có thể giúp quý vị tìm hiểu về cộng đồng của
mình và những dịch vụ sẵn có dành cho những người nhập cư như quý vị. Quý
vị có thể tìm những tổ chức này qua mạng Internet, trong danh bạ điện thoại địa
phương, hỏi nhân viên ở thư viện công cộng, hoặc liên hệ với cơ quan dịch vụ
xã hội của chính quyền địa phương.

Nguồn Trực Tuyến USCIS


USCIS có nhiều nguồn trực tuyến hữu ích sẵn có. Những nguồn này cung cấp
thông tin về các chủ đề nhập cư, thời gian giải quyết, tình trạng vụ việc, phí và
các lợi ích khác.

NGUỒN TRỰC TUYẾN


Nếu quý vị muốn: Vào:

Kiểm tra trạng thái vụ việc, xem thời gian giải


quyết, đăng ký nhận cập nhật tình trạng, hoặc www.uscis.gov
tìm văn phòng USCIS gần quý vị nhất.

Kiểm tra lệ phí nộp hồ sơ hiện tại www.uscis.gov/fees

Lên lịch hẹn INFOPASS miễn phí


http://infopass.uscis.gov
với Nhân viên USCIS

10 
Những thông tin khác dành cho Người Mới Nhập Cư
Chào Mừng Quý Vị Đến Hoa Kỳ: Hướng Dẫn Dành Cho Người Mới Nhập Cư có sẵn bằng những
ngôn ngữ khác tại www.uscis.gov/newimmigrants.

11
12 
Quyền Và Trách Nhiệm Của Quý
Vị với tư cách là một Thường
Trú Nhân
Với tư cách là một thường trú nhân, quý vị cần phải xem Hoa Kỳ là quê hương mình cũng như phải tôn trọng
và tuân thủ pháp luật của quốc gia này. Là một thường trú nhân cũng có nghĩa là quý vị có các quyền và
trách nhiệm mới.

Là một thường trú nhân là một đặc ân chứ không phải là quyền. Chính quyền Mỹ có thể bãi bỏ tình trạng
thường trú nhân của quý vị trong một số điều kiện nhất định. Quý vị phải duy trì tình trạng thường trú nhân
nếu muốn sinh sống và làm việc ở Hoa Kỳ hay một ngày nào đó muốn trở thành công dân Hoa Kỳ.

Trong phần này, quý vị sẽ tìm hiểu xem là một thường trú nhân có ý nghĩa là gì và cách duy trì tình trạng
thường trú nhân của quí vị.

 13
13
Quyền Và Trách Nhiệm Của
Quý Vị
Là một thường trú nhân, những gì quý vị làm có thể ảnh hưởng đến khả năng trở
thành công dân Hoa Kỳ sau này. Quá trình trở thành một công dân Hoa Kỳ được
gọi là nhập quốc tịch.

Là một thường trú nhân, quý vị có quyền:


●● Sống vô hạn định ở bất cứ nơi nào tại Hoa Kỳ.
●● Làm việc tại Hoa Kỳ.
●● Sở hữu bất động sản tại Hoa Kỳ.
●● Theo học ở những trường công lập.
●● Xin bằng lái xe trong tiểu bang hoặc trong khu vực quý vị đang sống.
●● Gia nhập vào một số binh chủng của Lực Lượng Vũ Trang Hoa Kỳ.
●● Xin hưởng tiền An Sinh Xã Hội (Social Security), tiền Phụ Cấp Bệnh Tật SSI
(Supplemental Security Income) và trợ cấp chăm sóc Y tế (Medicare), nếu quý vị
hội đủ điều kiện.
●● Nộp đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ khi quý vị hội đủ điều kiện.
●● Xin thị thực cho chồng hoặc vợ và con cái còn độc thân đến sống ở Hoa Kỳ.
●● Xuất nhập cảnh Hoa Kỳ trong một số điều kiện nhất định.

Là một thường trú nhân, quý vị phải:


●● Tuân thủ toàn bộ luật pháp của liên bang, tiểu bang và địa
phương.
●● Đóng thuế thu nhập cho liên bang, tiểu bang và địa
phương.
●● Phải đăng ký với Sở Quân Vụ (Selective Service)
(Lực Lượng Vũ Trang Hoa Kỳ), nếu quý vị là nam
giới từ 18 đến 26 tuổi. Hãy xem hướng dẫn ở
18.
●● Duy trì tình trạng nhập cư của mình.
●● Luôn mang theo giấy tờ chứng minh tình trạng
thường trú nhân của quý vị.
●● Mỗi khi chuyển chỗ ở, phải báo địa chỉ mới trên mạng
hoặc gửi thư báo địa chỉ mới cho USCIS trong vòng 10
ngày. Xem hướng dẫn ở 19 .

14 
Quý Vị Có Thể Làm Gì
Với tư cách thường trú nhân, quý vị có nhiều quyền lợi và quyền tự do. Ngược lại, quý vị có một số trách
nhiệm. Một trong những trách nhiệm quan trọng là tham gia vào sinh hoạt cộng đồng. Quý vị cũng nên tìm
hiểu về văn hóa cũng như lịch sử và chính phủ của Hoa Kỳ. Quý vị có thể làm được điều này bằng cách
tham dự những lớp giáo dục dành cho người lớn và đọc báo địa phương.

Thường trú nhân được phát thẻ Thường Trú Nhân hợp lệ (Mẫu Đơn I-551) để
chứng minh cho tình trạng hợp pháp của họ ở Hoa Kỳ. Có người gọi thẻ này là
“Thẻ Xanh”. Nếu quý vị làm thủ tục nhập cư vào Hoa Kỳ và được nhập cảnh với
tư cách thường trú nhân thì quý vị phải trả phí người nhập cư cho USCIS. Quý
vị trả phí này trực tuyến thông qua Hệ Thống Nhập Cư Điện Tử USCIS (USCIS
ELIS) tại www.uscis.gov/uscis-elis. Xin lưu ý rằng quý vị
sẽ không nhận được Thẻ Thường Trú Nhân cho tới khi quý
vị trả phí người nhập cư cho USCIS. Nếu quý vị đã trở thành
thường trú nhân bằng cách điều chỉnh trạng thái nhập cư
khi quý vị đang ở Hoa Kỳ thì quý vị chỉ phải trả tiền cho Mẫu
Đơn I-485, Đơn Đăng Ký Thường Trú Nhân hay Điều Chỉnh
Trạng Thái Nhập Cư, lệ phí nộp hồ sơ và không cần phải trả
phí người nhập cư cho USCIS.

Nếu quý vị là một thường trú nhân từ 18 tuổi trở lên, quý vị
phải mang theo giấy tờ chứng minh tình trạng nhập cư của
mình. Quý vị phải xuất trình giấy tờ cho nhân viên di trú hoặc
nhân viên thực thi pháp luật khi có yêu cầu. Thẻ Thường
Trú Nhân có thể có hiệu lực trong 10 năm, và quý vị phải gia hạn trước khi nó
hết hạn hoặc nếu quý vị đổi họ tên. Để thay thế hoặc gia hạn Thẻ Thường Trú
Nhân, quý vị phải nộp hồ sơ Mẫu Đơn I-90, Đơn Xin Thay Thế Thẻ Thường Trú
Nhân. Quý vị phải trả lệ phí khi nộp Mẫu Đơn I-90. Quý vị có thể lấy được mẫu
đơn này trực tuyến tại www.uscis.gov hoặc gọi điện thoại tới Đường Dây Xin
Đơn của USCIS số 1-800-870-3676. Nếu quý vị là thường trú nhân có điều kiện
(CR) thông qua diện kết hôn hay diện doanh nhân thì quý vị được cấp thẻ hai
năm. Không dùng Mẫu Đơn I-90 để xin kéo dài hoặc gia hạn tình trạng thường
trú nhân của quý vị. Thay vào đó, quý vị phải nộp hồ sơ loại bỏ điều kiện trước
khi thẻ hết hạn. Xem 19 để biết hướng dẫn cách loại bỏ điều kiện tình trạng
thường trú nhân.

Thẻ Thường Trú Nhân của quý vị cho thấy rằng quý vị được phép sinh sống và
làm việc ở Hoa Kỳ. Quý vị còn có thể dùng Thẻ Thường Trú Nhân để vào lại Hoa
Kỳ sau khi đi du lịch nước ngoài. Nếu quý vị đi khỏi Hoa Kỳ quá 12 tháng, quý vị
sẽ phải trình nộp thêm một số giấy tờ để nhập cảnh trở lại Hoa Kỳ với tư cách là
một thường trú nhân. Để biết thêm thông tin về những tài liệu này, xem 17.

15
Duy Trì Tình Trạng Thường
Trú Nhân
Khi quý vị đã đạt được tình trạng thường trú nhân thì quý vị sẽ tiếp tục là thường
trú nhân trừ khi tình trạng của quý vị thay đổi theo luật nhập cư của Hoa Kỳ. Một
cách mà quý vị có thể mất tình trạng thường trú nhân là từ bỏ nó. Quý vị từ bỏ
tình trạng thường trú nhân bằng cách rời Hoa Kỳ và sống ở nước ngoài trong
thời gian dài với ý định từ bỏ tình trạng thường trú nhân của mình. Hành xử của
quý vị sẽ chứng minh cho ý định thực tế của mình. Có một số điều mà quý vị có
thể làm để giảm khả năng chính phủ Hoa Kỳ nhận định rằng quý vị đã từ bỏ tình
trạng thường trú nhân của mình:
●● Không rời khỏi Hoa Kỳ trong thời gian dài trừ những
trường hợp cho thấy chuyến đi của quý vị chỉ nhằm
mục đích tạm thời (ví dụ: đi học, nhận việc làm tạm
thời, hoặc chăm sóc thành viên gia đình). Nếu quý vị
vắng mặt một năm trở lên, quý vị không thể sử dụng
Thẻ Thường Trú Nhân để vào Hoa Kỳ.
●● Nếu có chuyện gì xảy ra làm chậm trễ việc quay trở lại
Hoa Kỳ thì quý vị hãy chuẩn bị giải trình (các) lý do cho
sự chậm trễ này.
●● Phải khai thuế thu nhập liên bang, và, nếu có thể áp
dụng, tiểu bang và địa phương.
●● Phải đăng ký với Sở Quân Vụ (Selective Service), nếu
quý vị là nam giới từ 18 đến 26 tuổi.
●● Cung cấp địa chỉ mới của quý vị cho USCIS trong vòng 10 ngày mỗi khi
chuyển nhà.

Những Giấy Tờ Quan Trọng Cần Bảo Vệ


Hãy cất giữ ở nơi an toàn những giấy tờ quan trọng mà quý vị đã mang theo từ
quê nhà của mình. Ví dụ cho những giấy tờ này bao gồm: hộ chiếu, giấy khai
sinh, giấy hôn thú, giấy ly dị, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đại học,
và/hoặc những chứng chỉ cho thấy quý vị đã qua những quá trình huấn luyện
hoặc có những kỹ năng đặc biệt.

16 
Duy Trì Tình Trạng Nhập Cư Của Quý Vị
Một số người nhập cư tin rằng họ có thể sống ở nước ngoài và giữ tình trạng
thường trú nhân miễn là họ trở về Hoa Kỳ ít nhất mỗi năm một lần nhưng giả định
đó là sai. Trở về Hoa Kỳ mỗi năm một lần chưa đủ để duy trì tình trạng thường
trú nhân của quý vị. Thường trú nhân có thể đi ra ngoài Hoa Kỳ, và các chuyến
đi tạm thời hoặc ngắn ngày thường không ảnh hưởng tới tình trạng thường trú
nhân. Nếu quý vị rời nước này quá lâu hoặc cho thấy rõ bằng cách khác là quý
vị không có ý định xem Hoa Kỳ là nơi định cư của mình thì chính phủ Hoa Kỳ có
thể xác định rằng quý vị đã từ bỏ tình trạng thường trú nhân của quý vị. Điều này
còn có thể xảy ra nếu quý vị đi từ sáu tháng tới một năm, nếu có bằng chứng cho
thấy quý vị không có ý định xem Hoa Kỳ là nơi định cư của mình.

Quý vị có thể sử dụng Thẻ Thường Trú Nhân làm giấy tờ đi lại để trở về Hoa
Kỳ nếu quý vị không ở nước ngoài từ một năm trở lên. Nếu quý vị dự định đi
ra ngoài Hoa Kỳ hơn 12 tháng, quý vị nên xin giấy phép tái nhập cảnh (re-entry
permit) trước khi rời khỏi Hoa Kỳ bằng cách nộp Mẫu Đơn I-131, Đơn Xin Giấy
Tờ Đi Lại. Quý vị phải trả lệ phí khi nộp Mẫu Đơn I-131. Quý vị có thể lấy Mẫu
Đơn I-131 tại www.uscis.gov hoặc gọi điện thoại tới Đường Dây Xin Đơn của
USCIS số 1-800-870-3676.

Giấy phép tái nhập cảnh có giá trị tối đa hai năm. Quý vị có thể xuất trình giấy
phép tái nhập cảnh, thay cho thị thực hoặc Thẻ Thường Trú Nhân, tại cảng nhập
cảnh. Có giấy phép tái nhập cảnh vẫn không bảo đảm là quý vị sẽ được nhập
cảnh khi trở về Hoa Kỳ, nhưng giấy phép này có thể dễ dàng chứng minh rằng
quý vị trở về từ một chuyến du lịch tạm thời ở nước ngoài. Nếu quý vị muốn có
thêm thông tin về du lịch nước ngoài với tư cách là thường trú nhân, vui lòng
truy cập www.uscis.gov.

Quý vị cũng nên biết rằng—bất kể quý vị có từ bỏ tình trạng thường trú nhân
hay không—quý vị cũng phải chấp nhận trải qua các bước kiểm tra nhập cảnh
toàn diện như là người đệ đơn xin vào Hoa Kỳ bất kỳ khi nào quý vị ở nước
ngoài ít nhất 181 ngày hoặc trong những trường hợp khác được nêu rõ trong
luật nhập cư.

17
Khai Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Là một thường trú nhân, quý vị phải khai thuế thu nhập và báo cáo thu nhập của
mình với Sở Thuế Vụ (IRS) cũng như cho cục thuế tiểu bang, cục thuế thành
phố hoặc cục thuế địa phương nếu được yêu cầu. Nếu quý vị không nộp
giấy khai thuế thu nhập trong khi đang sống ở ngoài Hoa Kỳ trong
bất cứ một khoảng thời gian nào, hoặc nếu quý vị khai rằng
quý vị là “người không định cư” (non-immigrant) trên giấy
khai thuế, chính quyền Hoa Kỳ có thể quyết định rằng quý
vị đã từ bỏ tình trạng thường trú nhân của mình.

Đăng Ký với Sở Quân Vụ


Mọi nam giới từ 18 đến 26 tuổi đều phải đăng ký với
Sở Quân Vụ (Selective Service). Nam giới có thị thực
nhập cư hoặc điều chỉnh tình trạng vào lứa tuổi này
có thể đã được đăng ký tự động với Sở Quân Vụ.
Nếu vậy, quý vị có thể đã nhận được thông tin trong
thư nêu rõ quý vị đã được đăng ký. Nếu quý vị chưa
chắc là mình đã đăng ký hay chưa thì hãy liên hệ Sở
Quân Vụ, họ có thể kiểm tra hồ sơ của quý vị. Quý vị cũng
có thể kiểm tra trên trang web của Sở Quân Vụ tại
www.sss.gov. Khi đăng ký, quý vị khẳng định với chính quyền
rằng mình sẵn sàng phục vụ trong lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Hiện
nay, Hoa Kỳ không có chính sách bắt quân dịch nhưng nam giới từ 18 tới 26 tuổi
vẫn bắt buộc phải đăng ký. Điều này có nghĩa là thường trú nhân và công dân
Hoa Kỳ không phải phục vụ trong lực lượng vũ trang trừ khi họ muốn.

Quý vị có thể đăng ký tại một bưu điện Hoa Kỳ hoặc trên Internet. Để đăng ký
với Sở Quân Vụ trên Internet, vui lòng truy cập trang web của Sở Quân Vụ tại
www.sss.gov. Gọi số 847-688-6888 để nói chuyện với nhân viên của Sở Quân
Vụ. Đây không phải là số điện thoại miễn phí.

Quý vị cũng có thể tìm thông tin trên trang web của USCIS tại www.uscis.gov.

18 
Thông Báo Địa Chỉ Mới của Quý Vị cho USCIS
Quý vị phải thông báo cho USCIS nếu quý vị thay đổi địa chỉ. Đệ trình Mẫu Đơn
AR-11, Đổi Địa Chỉ trong vòng 10 ngày chuyển chỗ ở. Để biết thông tin nộp
đơn đổi địa chỉ, vui lòng truy cập trang web của USCIS tại www.uscis.gov/
addresschange hoặc gọi Dịch vụ khách hàng số 1-800-375-5283. Quý vị phải
thông báo cho USCIS tất cả các lần quý vị thay đổi địa chỉ của mình.

Gọi USCIS theo số 1-800-375-5283 hoặc truy cập www.uscis.gov để biết thêm
thông tin.

Nếu Quý Vị Là Thường Trú


Nhân Có Điều Kiện
Có thể quý vị ở Hoa Kỳ với tư cách là thường trú nhân có điều kiện (Conditional
Resident, hay CR). Quý vị được coi là CR nếu quý vị kết hôn với một công dân
Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ dưới 2 năm kể từ khi quý vị được chấp
thuận tình trạng thường trú nhân. Nếu quý vị có con
cái, con cái của quý vị cũng có thể được diện CR.
Xem Mẫu Đơn I-751, Đơn Xin Bãi Bỏ các Điều Kiện
về Thường Trú để biết hướng dẫn về quy trình nộp
hồ sơ cho trẻ em. Một số nhà đầu tư nhập cư cũng
là CR.

Thường trú nhân có điều kiện (CR) có quyền lợi và


trách nhiệm giống như thường trú nhân. Thường trú
nhân có điều kiện phải nộp Mẫu Đơn I-751, và nhà
đầu tư nhập cư phải nộp Mẫu Đơn I-829, Đơn Xin
Loại Bỏ các Điều Kiện Thường Trú của Doanh Nhân
(Petition by Entrepreneur to Remove Conditions),
trong vòng hai năm kể từ ngày tình trạng thường trú
nhân có điều kiện được chấp thuận. Ngày này thường là ngày hết hạn ghi trên
Thẻ Thường Trú Nhân. Quý vị nên nộp các mẫu đơn này trong vòng 90 ngày
trước khi đến thời hạn hai năm kể từ ngày quý vị có tình trạng thường trú nhân
có điều kiện. Nếu không làm như vậy, quý vị có thể mất tình trạng nhập cư.

19
Nộp Mẫu Đơn I-751 cùng với Chồng Hoặc Vợ
Nếu là thường trú nhân có điều kiện và quý vị đã nhập cư dựa trên việc kết
hôn với một công dân hoặc thường trú nhân, quý vị và người phối ngẫu phải
cùng nộp Mẫu Đơn I-751 để quý vị có thể loại bỏ các điều kiện áp dụng cho
tình trạng thường trú nhân của mình.

Trong một số trường hợp, quý vị không phải nộp Mẫu Đơn I-751 cùng với
chồng hoặc vợ của mình. Nếu không còn kết hôn với người phối ngẫu nữa,
hoặc nếu người phối ngẫu đã ngược đãi quý vị thì quý vị có thể tự mình nộp
Mẫu Đơn I-751. Quý vị cũng có thể tự nộp Mẫu Đơn I-751 nếu việc bị trục xuất
khỏi Hoa Kỳ sẽ đặt quý vị vào tình trạng khó khăn, ngặt nghèo. Nếu không
đứng đơn chung với người phối ngẫu, quý vị có thể nộp Mẫu Đơn I-751 bất cứ
lúc nào sau khi trở thành thường trú nhân có điều kiện.

Cách nộp Mẫu Đơn I-751 VÀ I-829 cho USCIS


Ai: Thường Trú Nhân Có Điều Kiện (CR)

Tại sao: Tình trạng thường trú nhân có điều kiện hết hạn sau hai năm sau ngày quý vị trở thành CR.

Khi nào: Thường trú nhân có điều kiện khi làm hồ sơ với người phối ngẫu phải nộp Mẫu Đơn I-751. Những
nhà đầu tư nhập cư phải nộp Mẫu Đơn I-829. Cả hai mẫu đơn này phải được nộp trong vòng 90 ngày trước
khi tình trạng thường trú nhân có điều kiện hết hạn. Ngày hết hạn được ghi trên Thẻ Thường Trú Nhân của
quý vị.

Nơi lấy mẫu đơn: Quý vị có thể lấy mẫu đơn này tại www.uscis.gov hoặc gọi điện thoại tới Đường Dây Xin
Đơn của USCIS số 1-800-870-3676.

Nơi gửi mẫu đơn: Gửi tới trung tâm dịch vụ USCIS (USCIS Service Center). Địa chỉ của những trung tâm
dịch vụ này được ghi trong hướng dẫn của mẫu đơn.

Lệ phí nộp đơn: Quý vị phải trả lệ phí khi nộp Mẫu Đơn I-751 hoặc Mẫu Đơn I-829. Trước khi quý vị gửi
mẫu đơn này, hãy kiểm tra lệ phí nộp hồ sơ USCIS mới nhất tại www.uscis.gov/fees.

Nếu quý vị nộp Mẫu Đơn I-751 hoặc Mẫu Đơn I-829 đúng hạn, USCIS thường sẽ gửi một thông báo gia hạn
tình trạng CR của quý vị đến 12 tháng. Trong thời gian này, USCIS sẽ duyệt xét đơn xin của quý vị.

20 
Nếu Quý Vị Là Nạn Nhân Của Bạo Hành Trong Gia Đình
Nếu quý vị là nạn nhân của bạo hành trong gia đình, quý vị có thể tìm sự trợ giúp thông qua Đường Dây
Nóng Bạo Hành Gia Đình Quốc Gia (National Domestic Violence Hotline) theo số điện thoại: 1-800-799-7233
hoặc 1-800-787-3224 (dành cho người khiếm thính). Có cả dịch vụ trợ giúp bằng tiếng Tây Ban Nha và các
thứ tiếng khác.

Nếu quý vị là người phối ngẫu hoặc con cái của công dân hay thường trú nhân Mỹ và bị người đó ngược
đãi, đạo luật Chống Bạo Hành Phụ Nữ (Violence Against Women Act) cho phép quý vị tự đề nghị hoặc tự
nộp đơn để trở thành thường trú nhân. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.uscis.gov hoặc gọi đến
Đường Dây Nóng Bạo Hành Gia Đình Quốc Gia.

LỜI
KHUYÊN Hãy giữ bản sao của tất cả các mẫu đơn mà quý vị gửi tới USCIS
và những cơ quan chính quyền khác. Chỉ gửi bản sao, không phải
bản chính. Đôi khi mẫu đơn bị thất lạc, vì vậy việc giữ bản sao có thể
giúp tránh rắc rối.

Tìm Sự Trợ Giúp Pháp Lý


Nếu cần được trợ giúp về vấn đề nhập cư, quý vị có thể sử dụng dịch vụ của
luật sư chuyên về luật nhập cư có trình độ và đã được cấp phép hành nghề. Quý
vị có thể tìm đến luật sư đoàn ở địa phương để được giúp tìm một luật sư giỏi.

Một số tiểu bang công nhận những luật sư chuyên về


luật nhập cư. Những luật sư này đã thi đậu các kỳ thi
chứng tỏ họ rất am hiểu luật nhập cư. Các tiểu bang
sau đây hiện có danh sách những luật sư chuyên về
luật nhập cư có chứng nhận trong trang web của luật
sư đoàn tiểu bang của họ: California, Florida, North
Carolina và Texas. Lưu ý: Quý vị chịu trách nhiệm
quyết định liệu có cần thuê luật sư hay không. USCIS
không thỏa thuận hoặc khuyến nghị bất cứ luật sư cụ
thể nào.

21
Nếu quý vị cần sự trợ giúp pháp lý về vấn đề nhập cư, nhưng không có đủ tiền
mướn luật sư, thì có một số dịch vụ hỗ trợ miễn phí hoặc giá thấp. Hãy cân nhắc
đề nghị trợ giúp từ một trong những nơi sau đây:
●● Một Tổ Chức Được Thừa Nhận: Những tổ chức được thừa nhận bởi Ủy
Ban Duyệt Xét Kháng Cáo Di Trú (Board of Immigration Appeals hay BIA). Để
được thừa nhận, tổ chức phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm để cung cấp
dịch vụ cho người nhập cư. Tổ chức được thừa nhận có thể tính phí hoặc chỉ
chấp nhận lệ phí rất thấp cho những dịch vụ này. Để biết danh sách những
tổ chức được BIA thừa nhận này, vui lòng truy cập www.justice.gov/eoir/
recognition-accreditation-roster-reports.
●● Người Đại Diện Chính Thức: Đây là những người có quan hệ với những tổ
chức được BIA thừa nhận. Những người đại diện này chỉ được tính phí hoặc
chấp nhận lệ phí rất thấp cho những dịch vụ của họ. Để biết danh sách những
tổ chức được BIA thừa nhận này, vui lòng truy cập www.justice.gov/eoir/
recognition-accreditation-roster-reports.
●● Người Đại Diện Có Trình Độ Chuyên Môn: Những người này cung cấp các
dịch vụ miễn phí. Họ phải am hiểu về luật nhập cư cũng như những thủ tục
của tòa án. Người đại diện có trình độ chuyên môn có thể bao gồm sinh viên
luật khoa và cử nhân luật cũng như người có quan hệ cá nhân hoặc nghề
nghiệp với quý vị mà có tư cách đạo đức tốt (bà con, láng giềng, nhà tu hành,
đồng nghiệp, bạn bè).
●● Các Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Pháp Lý Miễn Phí: Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ có
danh sách các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí được thừa nhận cho
những người đang thực hiện thủ tục pháp lý trước tòa về nhập cư. Đây là một
danh sách những luật sư và tổ chức có thể sẵn sàng đại diện cho người nhập
cư làm các thủ tục pháp lý về nhập cư trước tòa án di trú. Luật sư và các tổ
chức trong danh sách này đã đồng ý giúp người nhập cư pro bono (miễn phí)
chỉ dành cho các thủ tục pháp lý trước tòa về nhập cư. Một số người có thể
không có khả năng giúp quý vị về các vấn đề không liên quan tới tòa án, như
xin thị thực, nhập quốc tịch,... Danh sách này hiện có tại www.justice.gov/
eoir/free-legal-services-providers.
●● Chương trình Pro Bono: Mỗi văn phòng USCIS ở các địa phương thường
có sẵn những danh sách các tổ chức được thừa nhận cấp dịch vụ pro bono
(miễn phí) và những người đại diện của các tổ chức này.
Để biết thêm thông tin về tìm hiểu dịch vụ pháp lý, vui lòng truy cập
www.uscis.gov/legaladvice.

Cẩn trọng với kẻ giả danh hành nghề tư vấn


nhập cư
Nhiều chuyên gia tư vấn nhập cư có trình độ cao và trung thực, họ có thể cung
cấp dịch vụ tốt cho người nhập cư, tuy nhiên có một số người lợi dụng người
nhập cư.

22 
Trước khi quý vị quyết định nhận sự trợ giúp về vấn đề nhập cư, và trước khi
trả tiền, quý vị nên nghiên cứu để có thể quyết định đúng về loại dịch vụ trợ giúp
pháp lý mà quý vị cần. Hãy tự bảo vệ mình để tránh trở thành nạn nhân của
những kẻ giả danh hành nghề tư vấn nhập cư.

Điều quan trọng cần nhớ:


●● USCIS không có quan hệ đặc biệt với bất cứ tổ chức tư nhân hoặc cá nhân
nào cung cấp dịch vụ nhập cư. Hãy đặt dấu hỏi nghi ngờ đối với những người
có lời hứa có vẻ quá thuyết phục hoặc những người khẳng định có mối quan
hệ đặc biệt với USCIS. Không nên tin những người bảo đảm chắc chắn về kết
quả hoặc thời gian giải quyết hồ sơ nhanh hơn. Nếu quý vị không hội đủ điều
kiện hưởng một tình trạng di trú nào đó, thì việc mướn luật sư hoặc nhân viên
tư vấn nhập cư sẽ không thay đổi được điều đó.
●● Một số nhà tư vấn, đại lý du lịch, văn phòng
kinh doanh bất động sản, và những người gọi là
“công chứng viên” có làm dịch vụ nhập cư. Hãy
nhớ hỏi kỹ về trình độ của họ và yêu cầu được
xem giấy xác nhận của BIA hoặc giấy chứng
nhận của luật sư đoàn. Một số người nói rằng mình có đủ trình độ cung cấp
dịch vụ pháp lý nhưng trên thực tế thì không. Những người này có thể tạo ra
các sai sót và đặt Tình Trạng Nhập Cư của quý vị vào rủi ro và gây cho quý vị
những rắc rối nghiêm trọng.
●● Nếu quý vị mướn nhà tư vấn nhập cư hoặc luật sư, hãy làm một văn bản hợp
đồng. Hợp đồng phải được viết bằng tiếng Anh và một bản viết bằng ngôn
ngữ mẹ đẻ của quý vị (nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của quý
vị). Hợp đồng nên liệt kê tất cả những dịch vụ sẽ được cung cấp cho quý vị
cùng với các khoản lệ phí phải trả. Trước khi quý vị ký hợp đồng, hãy yêu cầu
họ cung cấp tên và số điện thoại của một số người có thể khẳng định tư cách
làm việc của họ.
●● Cố gắng tránh trả tiền mặt cho những dịch vụ. Nhớ lấy biên lai thu tiền. Nhớ
giữ bản gốc của những giấy tờ của quý vị.
●● Đừng bao giờ ký tên trên một mẫu đơn chưa điền. Đảm bảo rằng quý vị hiểu
hết những gì trong mẫu đơn trước khi ký.

Để biết thêm thông tin về cách tự bảo vệ để không trở thành nạn nhân của
kẻ giả danh hành nghề tư vấn nhập cư, vui lòng truy cập www.uscis.gov/
avoidscams.

Hãy tìm sự trợ giúp nếu nhân viên tư vấn nhập cư đã lừa gạt quý vị. Gọi cho
biện lý địa phương hoặc tiểu bang, cơ quan bảo vệ khách hàng hoặc cơ quan
cảnh sát địa phương. Quý vị cũng có thể liên hệ Ủy Ban Thương Mại Liên Bang
để báo cáo về hoạt động phạm pháp đối với luật nhập cư bằng cách truy cập
www.ftccomplaintassistant.gov.

23
Những Hậu Quả Của Hành Vi Phạm Tội
Hình Sự Đối Với Thường Trú Nhân
Hoa Kỳ là một xã hội tôn trọng pháp luật. Thường trú nhân ở Hoa Kỳ phải tuân thủ mọi luật pháp. Nếu quý
vị là một thường trú nhân đã tham gia vào hoặc bị kết án hình sự ở Hoa Kỳ, quý vị có thể gặp những vấn
đề nghiêm trọng. Quý vị có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, bị từ chối tái nhập cảnh vào Hoa Kỳ nếu quý vị rời
nước này, mất tình trạng thường trú nhân và trong một số trường hợp, mất điều kiện công dân Hoa Kỳ.

Những hành động phạm pháp có thể ảnh hưởng đến


tình trạng thường trú nhân của quý vị bao gồm:
●● Một tội hình được định nghĩa là tội đại hình có yếu
tố gia trọng, bao gồm những tội bạo lực đại hình
có mức án một năm tù giam;
●● Cố sát;
●● Hiếp dâm;
●● Cưỡng bức tình dục với trẻ em;
●● Buôn bán bất hợp pháp ma túy, vũ khí, hoặc buôn
người; và
●● Tội “sa đọa về đạo đức”, nói chung là các tội phạm với mục đích trộm cắp hoặc lừa đảo; tội phạm gây
thương tích hay hăm dọa gây thương tích; những hành vi phạm pháp liều lĩnh gây ra thương tích nghiêm
trọng; hoặc các tội phạm về tình dục.

Cũng có nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với thường trú nhân nếu quý vị:
●● Gian dối để có lợi cho việc nhập cư của chính mình hoặc cho người khác;
●● Tự nhận là công dân Hoa Kỳ trong khi quý vị không phải là như vậy;
●● Đi bỏ phiếu trong một cuộc tranh cử liên bang hoặc địa phương chỉ dành riêng cho công dân Hoa Kỳ;
●● Là một người thường xuyên say xỉn hoặc những người thường xuyên say rượu hoặc sử dụng ma túy bất
hợp pháp;
●● Kết hôn cùng một lúc với hơn một người;

24 
●● Lẩn tránh trách nhiệm nuôi nấng gia đình hoặc không trả tiền nuôi con hoặc
nuôi người hôn phối khi có lệnh của tòa án;
●● Bị bắt giữ vì tội bạo lực gia đình (tội bạo lực gia đình là khi có ai đó hành hung
hoặc quấy rối một người thân trong gia đình, bao gồm trường hợp vi phạm
lệnh bảo vệ của tòa án);
●● Dối trá hoặc xuất trình giấy tờ giả mạo để nhận trợ cấp cộng đồng hoặc lừa
đảo cơ quan chính phủ;
●● Không khai thuế khi được yêu cầu;
●● Cố tình không đăng ký với Sở Quân Vụ nếu quý vị là nam giới từ 18 đến 26
tuổi; và
●● Giúp người khác không phải là công dân hoặc không có quốc tịch Hoa Kỳ
nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ ngay cả khi người đó là thân nhân và giúp
miễn phí.

Nếu quý vị đã phạm pháp hoặc bị kết án, quý vị nên tham vấn luật sư chuyên
luật di trú có uy tín hoặc một tổ chức cộng đồng cung cấp dịch vụ pháp lý cho
người nhập cư trước khi nộp đơn xin trợ cấp nhập cư khác. Hãy xem 21 để
biết cách tìm dịch vụ trợ giúp pháp lý.

25
26 
Định Cư Ở Hoa Kỳ
Phần này cung cấp thông tin có thể giúp quý vị thích nghi với đời sống ở Hoa Kỳ. Quý vị sẽ tìm hiểu về việc
xin Số An Sinh Xã Hội, tìm kiếm nhà ở và công ăn việc làm, cách tìm dịch vụ chăm sóc con em và đi lại tại
Hoa Kỳ.

 27
27
Xin Số An Sinh Xã Hội
Là một thường trú nhân, quý vị hội đủ điều kiện nhận Số An Sinh Xã Hội, đây là
số do chính phủ Hoa Kỳ cấp cho quý vị. Số này giúp chính quyền theo dõi thu
nhập của quý vị và các trợ cấp quý vị có thể được hưởng. Số An Sinh Xã Hội
cũng được các tổ chức tài chính và những cơ quan
khác, như trường học, sử dụng để nhận dạng quý vị.
Quý vị có thể phải cung cấp Số An Sinh Xã Hội khi
thuê căn hộ hoặc mua nhà.

An Sinh Xã Hội là chương trình của chính phủ Hoa


Kỳ trợ cấp cho một số người lao động đã nghỉ hưu
và gia đình của họ; một số người lao động khuyết
tật và gia đình họ; và một số thân nhân của người
lao động đã qua đời. Cơ quan chính phủ phụ trách
chương trình An Sinh Xã Hội được gọi là Sở An Sinh
Xã Hội (SSA).

Tìm văn phòng An Sinh Xã Hội gần nơi ở của quý vị


nhất bằng cách:
●● Xem trên trang web của SSA, www.socialsecurity.gov. Để đọc tiếng Tây
Ban Nha, vui lòng truy cập www.segurosocial.gov/espanol. Trang web này
còn có thông tin hạn chế bằng một số ngôn ngữ khác.
●● Gọi 1-800-772-1213 hoặc 1-800-325-0778 (dành cho người khiếm thính) từ
7 giờ sáng tới 7 giờ tối. Có cả dịch vụ thông dịch miễn phí.

Nếu Quý Vị Không Nói Được Tiếng Anh


Văn phòng An Sinh Xã Hội có thể cung cấp thông dịch viên miễn phí để giúp
quý vị nộp đơn xin Số An Sinh Xã Hội. Khi quý vị gọi cho văn phòng An Sinh Xã
Hội, hãy nói với người trả lời điện thoại rằng quý vị không nói được tiếng Anh.
Họ sẽ tìm thông dịch viên để giúp quý vị. Quý vị cũng có thể nhận được sự trợ
giúp của thông dịch viên khi quý vị đến văn phòng An Sinh Xã Hội.

Trang web của Sở An Sinh Xã Hội có những thông tin hữu ích cho những người
mới tới Hoa Kỳ. Tại trang web này có phần "Other Languages" (Những ngôn
ngữ khác) đưa thông tin về An Sinh Xã Hội bằng một số ngôn ngữ. Vui lòng truy cập
www.socialsecurity.gov; đối với tiếng Tây Ban Nha, vui lòng truy cập www.segurosocial.gov/espanol.

28 
Quý vị không cần điền đơn xin hoặc đến văn phòng An Sinh Xã Hội để xin Số
An Sinh Xã Hội nếu tất cả những điều kiện sau đây áp dụng cho quý vị:
●● Quý vị đã xin thẻ hoặc Số An Sinh Xã Hội khi làm đơn xin thị thực nhập cư;
●● Quý vị đã làm đơn xin thị thực nhập cư trong tháng 10 năm 2002 hoặc sau
đó; và
●● Quý vị từ 18 tuổi trở lên khi tới Hoa Kỳ.

Trong trường hợp này, thông tin cần thiết để cấp Số An Sinh Xã Hội cho quý vị
đã được Bộ Ngoại Giao và Bộ An Ninh Nội Địa gửi tới Sở An Sinh Xã Hội (SSA).
Sở An Sinh Xã Hội sẽ cấp cho quý vị Số An Sinh Xã Hội và gửi thẻ An Sinh Xã
Hội của quý vị qua đường bưu chính tới cùng địa chỉ mà USCIS đã sử dụng để
gửi thẻ Thường Trú Nhân cho quý vị. Quý vị sẽ nhận được thẻ An Sinh Xã Hội
trong vòng ba tuần sau khi tới Hoa Kỳ. Nếu quý vị không nhận được thẻ của
mình trong vòng ba tuần sau khi tới Hoa Kỳ, hãy liên lạc ngay với SSA. Hãy liên
lạc ngay với SSA nếu quý vị thay đổi địa chỉ nhận thư sau khi quý vị tới nhưng
trước khi quý vị nhận được thẻ An Sinh Xã Hội.

Quý vị phải đến văn phòng An Sinh Xã Hội để xin Số An Sinh Xã Hội nếu có bất
kỳ điều kiện nào sau đây áp dụng cho quý vị:
●● Quý vị đã không yêu cầu cấp Số An Sinh Xã Hội hoặc thẻ An Sinh Xã Hội khi
xin thị thực nhập cư;
●● Quý vị đã nộp đơn xin thị thực nhập cư trước tháng 10 năm 2002; hoặc
●● Quý vị dưới 18 tuổi khi tới Hoa Kỳ.

Một đại diện An Sinh Xã Hội sẽ giúp quý vị nộp đơn xin Số An Sinh Xã Hội.
Mang theo giấy tờ sau đây khi quý vị tới văn phòng An Sinh Xã Hội để nộp
đơn xin:
●● Giấy khai sinh hoặc những giấy tờ khác như hộ chiếu cho biết năm sinh và
nơi sinh.
●● Giấy tờ cho biết tình trạng nhập cư, bao gồm cả giấy phép lao động tại Hoa
Kỳ. Giấy tờ này có thể là Thẻ Thường Trú Nhân hoặc hộ chiếu có đóng dấu
nhập cư hoặc nhãn thị thực.

Sở An Sinh Xã Hội sẽ gửi cho quý vị Số An Sinh Xã Hội qua đường bưu điện.
Quý vị sẽ nhận được thẻ An Sinh Xã Hội khoảng hai tuần sau khi Sở An Sinh
Xã Hội nhận được đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho đơn xin của quý vị. Nếu SSA
cần xác minh bất kỳ tài liệu nào thì sẽ mất thêm thời gian để nhận Số An Sinh
Xã Hội.

29
Tìm Chỗ Ở
Ở Hoa Kỳ, quý vị có thể chọn nơi mình muốn sinh sống. Nhiều người sống
chung với bạn bè hoặc người thân trong gia đình khi họ mới tới. Những người
khác chuyển ra ở riêng.

Ở Hoa Kỳ, hầu hết mọi người tiêu tốn khoảng 25% thu nhập để trả tiền nhà.
Dưới đây là một số lựa chọn nhà ở khác nhau mà quý vị có thể cân nhắc.

Thuê Nhà
Quý vị có thể tìm thuê những căn hộ hoặc nhà. Quý vị có thể tìm bằng một số
cách:
●● Tìm những bảng hiệu “Căn Hộ Cho Thuê” (Apartment Available)
hoặc “Cho Thuê” (For Rent) trên những tòa nhà.
●● Hỏi thăm bạn bè, bà con hoặc đồng nghiệp để biết những nơi cho
thuê.
●● Tìm các thông báo “Cho Thuê” tại nơi những nơi công cộng, như
bảng tin trong thư viện, tiệm tạp hóa và trung tâm cộng đồng.
●● Đọc những mục cho thuê nhà trên mạng Internet. Nếu không có
máy tính ở nhà, quý vị có thể sử dụng máy tính trong thư viện
công cộng tại địa phương.
●● Xem trên những trang vàng trong danh bạ điện thoại tại mục
“Quản Lý Bất Động Sản” (Property Management). Đây là những
công ty cho thuê căn hộ và nhà. Những công ty này có thể tính lệ
phí cho việc giúp quý vị tìm nhà.
●● Tìm mục “Rao Vặt” (Classifieds) trên báo. Tìm trang liệt kê “Căn
Hộ Cho Thuê” (Apartments for Rent) hoặc “Nhà Cho Thuê”
(Homes for Rent). Những trang này sẽ có thông tin về nhà và căn
hộ cho thuê.
●● Gọi đến một nhân viên địa ốc địa phương.

Gọi 311 để biết Thông tin về Dịch vụ của Thành phố hoặc Thị trấn
Tại nhiều thành phố và thị trấn, quý vị có thể gọi 311 để tìm các dịch vụ không
khẩn cấp của chính quyền. Ví dụ, quý vị có thể gọi 311 để hỏi về thu nhặt rác
hoặc yêu cầu vỉa hè cần được sửa chữa. Một số nơi không cung cấp dịch vụ
311. Gọi chính quyền thành phố và thị trấn để xem có 311 trong khu vực của quý
vị hay không.

30 
Phải Chuẩn Bị Những Gì Khi Thuê Nhà
Mục này phác thảo những bước khác nhau mà quý vị có thể gặp phải trước
khi chuyển tới nhà mới. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.hud.gov
hoặc để đọc tiếng Tây Ban Nha, mời vào www.espanol.hud.gov.

Nộp Đơn Xin Thuê Nhà: Những người thuê nhà


được gọi là người đi thuê. Là người đi thuê, quý vị
phải thuê nhà trực tiếp từ chủ nhà (chủ sở hữu bất
động sản) hoặc thông qua người quản lý bất động
sản (người chịu trách nhiệm về bất động sản đó).
Chủ nhà hoặc người quản lý bất động sản có thể đề
nghị quý vị điền đơn xin thuê nhà, trong đó xác định
liệu quý vị có tiền thanh toán thuê nhà hay không.

Đơn xin này có thể yêu cầu số An Sinh Xã Hội và


giấy tờ chứng minh rằng quý vị đang có việc làm. Quý
vị có thể sử dụng Thẻ Thường Trú Nhân nếu quý vị
chưa có số An Sinh Xã Hội hoặc quý vị có thể xuất
trình cuống phiếu lương từ công việc để chứng minh
mình đang có việc làm. Quý vị có thể phải trả một
khoản lệ phí nhỏ khi nộp đơn xin.

Nếu quý vị vẫn chưa đi làm, có thể quý vị sẽ nhờ ai đó ký tên chung vào bản hợp
đồng thuê nhà của mình. Người này được gọi là người đồng ký tên. Nếu quý vị
không thể trả tiền thuê nhà thì người đồng ký tên chịu trách nhiệm trả.

Ký Hợp Đồng Thuê Nhà: Nếu chủ nhà đồng ý cho quý vị thuê nhà, quý vị sẽ
ký hợp đồng thuê nhà. Hợp đồng thuê nhà là một văn bản pháp luật. Khi ký hợp
đồng thuê nhà, quý vị đồng ý thanh toán tiền nhà đúng hẹn và đồng ý thuê nhà
đó trong một thời gian nhất định. Hầu hết các hợp đồng thuê nhà có thời hạn
một năm. Quý vị cũng có thể tìm nhà ở với thời hạn thuê ngắn hơn chẳng hạn
như một tháng. Quý vị có thể phải trả tiền nhiều hơn cho hợp đồng thuê nhà
ngắn hạn.

Khi ký hợp đồng thuê nhà, quý vị chấp thuận giữ cho nhà sạch sẽ và được bảo
quản tốt. Nếu quý vị làm hư hại nơi thuê, có thể quý vị phải trả thêm một khoản
phí tổn. Hợp đồng thuê nhà cũng có thể quy định số người có thể ở trong nhà.

Đặt Tiền Thế Chân: Người thuê thường đặt tiền thế chân trước khi chuyển vào
nhà. Số tiền này thường bằng số tiền thuê nhà một tháng. Quý vị sẽ nhận lại
tiền thế chân khi trả nhà nếu nhà sạch sẽ và trong tình trạng tốt. Nếu không, chủ
nhà có thể giữ một phần hoặc tất cả số tiền này để trả cho việc lau chùi hoặc
sửa chữa.

31
Hãy kiểm tra nhà hoặc căn hộ trước khi quý vị dọn vào. Nói cho chủ nhà biết về
bất cứ vấn đề nào mà quý vị tìm thấy. Trước khi dọn đi hãy hỏi chủ nhà để biết
quý vị cần phải sửa hoặc làm sạch những gì để được hoàn trả toàn bộ tiền thế
chân của mình.

Trả Các Chi Phí Khác Khi Thuê Nhà: Đối với một số nhà hoặc căn hộ, tiền thuê
bao gồm cả những chi phí tiện ích như gas, điện, sưởi ấm, nước và đổ rác. Đối
với những nhà thuê khác, quý vị phải trả riêng cho những chi phí này. Khi quý vị
tìm nhà ở, hãy hỏi chủ nhà xem giá thuê đã bao gồm chi phí tiện ích chưa. Nếu
giá thuê đã bao gồm chi phí tiện ích, hãy đảm bảo thông tin này nằm trong hợp
đồng thuê trước khi quý vị ký. Nếu tiền nhà không bao gồm tiện ích, quý vị hãy
tìm hiểu những khoản này sẽ tốn bao nhiêu trước khi quý vị ký hợp đồng. Chi phí
của một số tiện ích sẽ cao hơn vào mùa hè (để dùng máy lạnh) hoặc mùa đông
(để dùng máy sưởi). Đôi khi, có sẵn bảo hiểm cho người thuê, còn được coi là
bảo hiểm cho người đi thuê. Bảo hiểm này bảo vệ những tài sản cá nhân, mang
tới sự bảo vệ nghĩa vụ tài chính và có thể bao trả chi phí sinh hoạt bổ sung nếu
ngôi nhà quý vị thuê bị phá hủy hoặc hư hại.

Kết Thúc Hợp Đồng Thuê Nhà: Kết thúc một hợp đồng thuê nhà được gọi là
“chấm dứt hợp đồng thuê nhà”. Nếu quý vị cần chấm dứt hợp đồng thuê sớm
hơn dự kiến, quý vị sẽ phải trả tiền thuê hàng tháng cho đến khi chấm dứt hợp
đồng ngay cả khi quý vị không còn tiếp tục ở đó nữa. Cũng có thể quý vị không
lấy lại được tiền thế chân nếu quý vị chuyển đi trước khi hết hợp đồng thuê.
Trước khi quý vị rời đi, hãy gửi thông báo bằng văn bản cho chủ nhà để báo
rằng quý vị đã sẵn sàng chuyển đi. Hầu hết chủ nhà đòi hỏi bản thông báo ít
nhất 30 ngày trước khi quý vị muốn chuyển đi. Trước khi quý vị ký hợp đồng
thuê, hãy đảm bảo là quý vị hiểu các điều khoản và hỏi xem quý vị phải thông
báo với chủ nhà ra sao trước khi chuyển đi.

Nêu Vấn Đề Sửa Chữa Nhà Với Chủ Nhà


Chủ nhà phải giữ nhà hoặc căn hộ mà quý vị thuê an toàn và ở tình trạng tốt. Nếu quý vị cần sửa nhà:
●● Đầu tiên, hãy nói cho chủ nhà biết. Nói cho chủ nhà về trục trặc và rằng quý vị cần sửa chữa. Nếu chủ
nhà không trả lời, hãy viết thư cho người đó về trục trặc cần sửa. Tự giữ bản sao thư.
●● Nếu chủ nhà vẫn không trả lời yêu cầu của quý vị thì gọi cho Văn Phòng Nhà Ở Địa phương. Phần lớn
các chính quyền địa phương hoặc thành phố đều có người kiểm tra những vấn đề về nhà ở. Đề nghị Văn
Phòng Nhà Ở gửi kiểm tra viên tới thăm nhà quý vị. Chỉ cho kiểm tra viên thấy tất cả những thứ bị hư
hỏng.
●● Nếu chủ nhà không sửa (những) hư hỏng, quý vị có thể làm đơn kiện họ.

32 
LỜI
Nếu quý vị thay đổi chỗ ở, quý vị nên báo cho Bưu Điện Hoa Kỳ (U.S. Postal
KHUYÊN
Service) để họ có thể gửi chuyển tiếp thư của quý vị đến địa chỉ mới. Để thay
đổi địa chỉ trực tuyến, vui lòng truy cập www.usps.com/umove hoặc tới bưu
điện địa phương của quý vị. Đừng quên rằng quý vị cũng phải nộp Mẫu Đơn
AR-11, Thay Đổi Địa Chỉ cho USCIS. Xem hướng dẫn ở trang 19.

Hiểu Rõ Quyền Của Quý Vị: Không Được Phép Phân Biệt Đối Xử Trong
Vấn Đề Nhà Ở
Chủ nhà không được phép từ chối cho thuê nhà vì lý do nhân thân của quý vị. Chủ nhà vi phạm pháp luật
nếu từ chối quý vị vì:
●● Chủng tộc hoặc màu da;
●● Nguồn gốc quốc gia;
●● Tôn giáo;
●● Giới tính;
●● Khuyết tật; hoặc
●● Tình trạng gia đình.

Nếu quý vị cảm thấy mình đã bị từ chối về nhà ở vì bất kỳ lý do nào đề cập trên đây, hãy liên hệ với Bộ Gia
Cư Và Phát Triển Đô Thị Hoa Kỳ (HUD) qua điện thoại số 1-800-669-9777 hoặc 1-800-927-9275 (dành cho
người khiếm thính). Quý vị cũng có thể nộp hồ sơ khiếu nại trong mục “Nhà Ở Công Bằng” trong
www.hud.gov. Thông tin hiện có bằng một số ngôn ngữ.

Mua Nhà
Việc sở hữu nhà là một trong những ước mơ của Người Mỹ. Việc sở hữu một căn
nhà mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng nhiều trách nhiệm.

Nhân viên địa ốc có thể giúp quý vị tìm mua một căn nhà. Hãy hỏi bạn bè, đồng
sự nếu họ có thể khuyến nghị nhân viên địa ốc hoặc gọi nhân viên địa ốc tại địa
phương để tìm tên nhân viên. Hỏi nhân viên thông thạo khu vực quý vị muốn mua
nhà. Có nhiều cách tìm bất động sản, như tìm kiếm trên Internet, tìm bất động sản ở
mục “Rao vặt” trên báo, hoặc tìm bảng hiệu “Bán Nhà” ở những khu lân cận mà quý
vị thích.

33
Hầu hết mọi người cần vay tiền để mua nhà. Hình thức vay này được gọi là vay
thế chấp. Quý vị có thể vay thế chấp tại một ngân hàng địa phương hoặc tại một
công ty cho vay thế chấp. Vay thế chấp có nghĩa là quý vị được cho
vay tiền với lãi suất nhất định trong một thời hạn nhất định.

Số tiền lãi quý vị trả trên khoản vay thế chấp có thể được
khấu trừ từ thuế thu nhập liên bang của quý vị.

Quý vị cũng cần mua bảo hiểm chủ sở hữu nhà để giúp
trả cho những thiệt hại có thể xảy ra sau này với nhà
của quý vị. Bảo hiểm thường bao trả những thiệt hại
gây ra bởi thời tiết xấu, hỏa hoạn hoặc trộm cướp.
Quý vị cũng cần trả thuế bất động sản căn cứ vào giá
trị của căn nhà.

Nhân viên địa ốc hoặc luật sư chuyên về địa ốc có


thể giúp quý vị tìm nơi vay tiền thế chấp và mua bảo
hiểm. Họ cũng có thể giúp quý vị điền vào các mẫu đơn
để mua nhà. Nhân viên địa ốc không được tính phí quý
vị khi mua nhà nhưng quý vị phải trả lệ phí cho luật sư bất
động sản để giúp quý vị điền các mẫu đơn. Quý vị cũng sẽ phải
trả lệ phí cho việc vay tiền nợ thế chấp và nộp những mẫu đơn pháp
lý cho tiểu bang. Các lệ phí này được gọi là các chi phí hoàn tất hợp đồng sang
nhượng bất động sản. Nhân viên địa ốc hoặc người cho vay thế chấp phải nói
cho quý vị biết các khoản lệ phí này là bao nhiêu trước khi quý vị ký vào các mẫu
đơn cuối cùng để sang nhượng nhà. Để được trợ giúp tìm kiếm nhân viên địa
ốc, tìm khoản vay, và chọn bảo hiểm, mời quý vị vào mục “Mua Nhà” trong
www.hud.gov.

LỜI Tự bảo vệ quý vị khỏi sự lừa đảo và những kẻ cho vay nặng lãi đối với vay
KHUYÊN thế chấp. Một số kẻ cho vay có thể cố gắng lợi dụng quý vị, như tính thêm
phí vì quý vị mới tới quốc gia này. Có những điều luật bảo vệ quý vị khỏi bị
gian lận, bị tính những chi phí không cần thiết, và bị phân biệt đối xử trong
việc mua nhà. Để biết thêm thông tin về lừa đảo cho vay và được tư vấn
phòng ngừa chúng, vui lòng truy cập “Mua Nhà” trong www.hud.gov.

34 
Thông Tin Thêm Về Việc Mua Hoặc Thuê Nhà
Vui lòng truy cập mục “Mua Nhà” trong trang web của Bộ Gia Cư Và Phát Triển Đô Thị Hoa Kỳ (HUD) tại
www.hud.gov. Quý vị còn có thể tham vấn chuyên gia tư vấn nhà ở bằng cách gọi cho HUD số 1-800-569-
4287. Thông tin có sẵn bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

Để biết các nguồn hữu ích khác, vui lòng truy cập Trung Tâm Thông Tin Công Dân Liên Bang tại
http://publications.usa.gov.

Tìm Việc Làm


Có nhiều cách tìm việc ở Hoa Kỳ. Để tăng thêm cơ hội tìm việc, quý vị có thể:
●● Hỏi bạn bè, hàng xóm, gia đình hoặc những người khác trong cộng đồng về
những nơi đang tuyển người làm hoặc những nơi tốt để làm việc.
●● Tìm việc trên mạng Internet. Nếu quý vị sử dụng máy tính ở thư viện thì nhân
viên thư viện có thể giúp quý vị bắt đầu.
●● Tìm những bảng “Cần Người” (“Help Wanted”) trên cửa của các doanh nghiệp
ở địa phương.
●● Đến Phòng Tuyển Dụng hoặc Phòng Nhân Sự của những doanh nghiệp trong
vùng để hỏi xem họ đang cần người hay không.
●● Tìm đến những cơ quan cộng đồng quản lý các chương trình dạy nghề và
giúp người nhập cư tìm việc.
●● Đọc các bảng tin trong thư viện địa phương, cửa hàng tạp phẩm và các trung
tâm cộng đồng để tìm thông báo về những nơi cần người.
●● Đến hỏi tại phòng dịch vụ việc làm của tiểu bang hoặc địa phương.
●● Đọc phần “Rao Vặt” (“Classifieds”) trong mục “Việc Làm” (“Employment”) trên
báo.

35
LỜI Khi quý vị đang tìm việc, quý vị có thể gặp một số cạm bẫy công
KHUYÊN việc. Mặc dù nhiều hãng dịch vụ việc làm hợp pháp và có ích nhưng
vẫn có những nơi trình bày không đúng các dịch vụ của họ, đưa ra
những chào mời công việc đã hết hạn hoặc giả mạo, hoặc tính phí
trả trước rất cao cho các dịch vụ có thể không mang tới kết quả có
công việc. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.ftc.gov/
jobscams.

Xin Việc
Hầu hết nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu quý vị điền vào một mẫu đơn xin việc. Mẫu
đơn này có những câu hỏi về địa chỉ, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc
trước đây. Mẫu đơn cũng có thể yêu cầu thông tin về những đồng nghiệp trước
đây của quý vị, họ có thể khuyến nghị quý vị. Những người này được gọi là
người giới thiệu, và nhà tuyển dụng có thể muốn gọi cho họ để tìm hiểu thêm về
quý vị.

Quý vị có thể cần làm lý lịch (resumé) liệt kê những kinh nghiệm làm việc của
mình. Bản lý lịch giới thiệu cho nhà tuyển dụng biết về những việc làm trước đây,
trình độ học vấn hoặc quá trình huấn luyện, và các kỹ năng làm việc của quý vị.
Khi nộp đơn xin việc, hãy mang theo lý lịch.

Một bản lý lịch tốt cần phải như sau:


●● Có tên, địa chỉ và số điện thoại của quý vị, và địa
chỉ email;
●● Liệt kê những việc làm trước đây cùng với ngày
tháng quý vị đã làm việc;
●● Cho biết trình độ học vấn của quý vị;
●● Cho biết về những kỹ năng đặc biệt cuả quý vị; và
●● Dễ đọc và không mắc lỗi.

Hãy tìm đến những cơ quan dịch vụ cộng đồng tại


địa phương xem họ có thể giúp quý vị viết lý lịch hay
không. Cũng có những cơ sở thương mại tư nhân có
thể giúp, nhưng họ sẽ thu lệ phí. Để biết thêm thông tin về xin việc, vui lòng truy
cập www.careeronestop.org.

36 
Có Các Khoản Trợ Cấp Nào?
Ngoài tiền lương, một số nhà tuyển dụng còn trả thêm những khoản trợ cấp. Những khoản trợ cấp có thể
bao gồm:
●● Chăm sóc y tế
●● Chăm sóc nha khoa
●● Chăm sóc nhãn khoa
●● Bảo hiểm nhân thọ
●● Quỹ lương hưu

Nhà tuyển dụng có thể trả một phần hoặc toàn bộ những khoản chi phí của các khoản trợ cấp này. Nếu quý
vị được chào mời công việc, hãy hỏi nhà tuyển dụng những trợ cấp nào mà nhân viên sẽ được nhận.

Phỏng Vấn Việc Làm


Nhà tuyển dụng có thể muốn gặp mặt quý vị để nói chuyện về công việc mà quý
vị đang xin. Họ sẽ hỏi về công việc mà quý vị đã làm trước đây và các kỹ năng
của quý vị. Để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này, quý vị có thể tập trả lời các câu
hỏi về công việc trước đây và về các kỹ năng của mình với một người bạn hoặc
người thân trong gia đình. Quý vị cũng có thể hỏi nhà tuyển dụng vào cuối buổi
phỏng vấn. Đây là một cơ hội tốt để tìm hiểu về công việc.

Những điều quý vị có thể muốn hỏi:


●● Quý vị mô tả ra sao về một ngày làm việc điển hình của vị trí này?
●● Tôi sẽ được đào tạo hay làm quen với công việc như thế nào?
●● Công việc này phù hợp với tổ chức ở chỗ nào?
●● Quý vị mô tả môi trường làm việc thế nào?
●● Quý vị xem các khía cạnh tích cực và khía cạnh thử thách của vị trí này là gì?

Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể hỏi quý vị nhiều câu hỏi nhưng
nhà tuyển dụng không được phép hỏi một số câu nhất định. Không ai được
phép hỏi về chủng tộc, màu da, giới tính, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, nguồn
gốc quốc gia, tuổi tác hoặc tình trạng khuyết tật nếu có của quý vị. Để biết thêm
thông tin về quy trình phỏng vấn công việc, vui lòng truy cập www.dol.gov.

37
Hiểu Rõ Quyền Của Quý Vị: Pháp Luật Liên Bang Bảo Vệ Nhân Viên
Hoa Kỳ có một số đạo luật liên bang cấm nhà tuyển dụng phân biệt đối xử những người tìm việc và bảo vệ
họ chống lại sự trả đũa và các hình thức phân biệt đối xử khác tại nơi làm việc.
●● Đạo Luật Về Quyền Công Dân cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo,
nguồn gốc quốc gia, hoặc việc mang thai.
●● Đạo Luật Chống Phân Biệt Đối Xử Vì Lý Do Tuổi Tác Trong Vấn Đề Việc Làm cấm phân biệt đối xử dựa
vào tuổi tác.
●● Đạo Luật Bảo Vệ Người Mỹ Khuyết Tật và Đạo Luật Phục Hồi Chức Năng cấm phân biệt đối xử dựa vào.
●● Đạo Luật Bảo Đảm Tiền Lương Công Bằng cấm phân biệt đối xử dựa vào giới tính.
●● Đạo Luật Cấm Phân biệt Đối Xử Về Thông tin Di truyền cấm phân biệt đối xử dựa vào thông tin di truyền.

Để biết thêm thông tin về những biện pháp bảo vệ này, vui lòng truy cập trang web của Ủy Ban Cơ Hội Việc
Làm Bình Đẳng Hoa Kỳ tại www.eeoc.gov hoặc gọi số 1-800-669-4000 và 1-800-669-6820 (dành cho người
khiếm thính).

Có những đạo luật khác giúp giữ an toàn ở nơi làm việc, cho phép tạm nghỉ trong trường hợp có vấn đề
khẩn cấp trong gia đình hoặc y tế, và có trợ cấp tạm thời cho người thất nghiệp. Vui lòng truy cập trang web
của Bộ Lao Động Hoa Kỳ tại địa chỉ www.dol.gov để biết thêm thông tin về quyền của người lao động.

Ngoài ra, các đạo luật liên bang bảo vệ nhân viên khỏi sự phân biệt đối xử dựa vào nguồn gốc quốc gia
hoặc tình trạng công dân. Để biết thêm thông tin về những bảo vệ này, hãy gọi Văn Phòng Luật Sư Chuyên
Trách Về Thực Hành Việc Làm Không Bình Đẳng Liên Quan Đến Nhập Cư thuộc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ theo
số 1-800-255-7688 hoặc 1-800-237-2515 (dành cho người khiếm thính). Nếu quý vị không nói được tiếng
Anh, sẽ có thông dịch viên trợ giúp. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.justice.gov/crt/osc.

Phải Chuẩn Bị Gì Khi Quý Vị Được Tuyển Dụng


Khi quý vị tới chỗ làm mới lần đầu tiên, quý vị sẽ được yêu cầu điền vào một số
mẫu đơn. Các mẫu đơn này bao gồm:
●● Mẫu Đơn I-9, Xác Nhận Hội Đủ Điều Kiện Làm Việc: Theo luật, nhà tuyển
dụng phải xác nhận tất cả các nhân viên mới tuyển dụng hội đủ điều kiện
làm việc tại Hoa Kỳ. Trong ngày làm việc đầu tiên, quý vị sẽ phải điền vào
Mục 1 của Mẫu Đơn I-9. Quý vị không phải điền vào Mục 1 nếu chưa được
chấp nhận công việc. Trong vòng ba ngày làm việc, quý vị phải cung cấp
cho nhà tuyển dụng giấy tờ chứng minh cho thấy danh tính và giấy phép làm
việc của quý vị. Quý vị có thể chọn (những) giấy tờ chứng minh quyền làm
việc tại Hoa Kỳ, miễn là những giấy tờ này được liệt kê trong Mẫu Đơn I-9.
Nhà tuyển dụng sẽ cung cấp cho quý vị danh sách các giấy tờ được chấp

38 
nhận. Ví dụ cho các giấy tờ có thể được chấp nhận là Thẻ Thường Trú
Nhân hoặc thẻ An Sinh Xã Hội không bị hạn chế cùng với bằng lái xe do
tiểu bang cấp. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập I-9 Central tại
www.uscis.gov/I-9Central.
●● Mẫu đơn W-4, Giấy Chứng Nhận Cho Phép Khấu Trừ Lương của Nhân
Viên: Nhà tuyển dụng phải trừ thuế liên bang từ tiền lương của quý vị để
gửi lên chính quyền. Ở đây gọi là thuế tạm thu. Mẫu đơn W-4 cho phép Nhà
tuyển dụng khấu trừ thuế tạm thu và giúp quý vị xác định khoản tiền đúng
để tạm thu sao cho hóa đơn thuế của quý vị không vào diện tới hạn phải trả
tất cả một lần tới hạn vào cuối năm.
●● Những Mẫu Đơn Khác: Quý vị cũng cần điền vào một mẫu đơn cho phép
khấu trừ thuế tạm thu cho tiểu bang mình đang sống và các mẫu đơn khác
để sau này quý vị có thể lãnh tiền trợ cấp.

Quý vị có thể được trả lương hàng tuần, hai tuần một lần hoặc hàng tháng. Chi
phiếu trả lương cho quý vị cho thấy số tiền được trích ra để đóng thuế cho liên
bang và tiểu bang, thuế An Sinh Xã Hội, và chi phí cho bất cứ khoản trợ cấp nào
mà quý vị đã trả. Một số nhà tuyển dụng sẽ gửi lương trực tiếp đến ngân hàng
của quý vị, ở đây gọi là trả trực tiếp vào tài khoản.

Xác Nhận Quý Vị Hội Đủ Điều Kiện Làm Việc


E-Verify là một hệ thống trên Internet mà nhà tuyển dụng sử dụng để so sánh
thông tin từ Mẫu Đơn I-9, Xác Nhận Hội Đủ Điều Kiện Làm Việc của nhân viên,
với các hồ sơ của USCIS và Sở An Sinh Xã Hội (SSA) để xác nhận nhân viên
được phép làm việc tại Hoa Kỳ. Một số nhà tuyển dụng phải tham gia trong
E-Verify; một số nhà tuyển dụng khác tự nguyện tham gia. Để tìm hiểu thêm về
E-Verify, vui lòng truy cập www.uscis.gov/e-verify.

Để Tự Xác Nhận Quý Vị Hội Đủ Điều Kiện


Self Check là một ứng dụng miễn phí trên Internet mà quý vị có thể sử dụng để
kiểm tra điều kiện làm việc của mình nếu quý vị đang ở Hoa Kỳ và trên 16 tuổi.
Sau khi quý vị nhập thông tin theo yêu cầu, Self Check sẽ so sánh thông tin đó
với các cơ sở dữ liệu của chính phủ để xác định điều kiện làm việc của quý vị
tại Hoa Kỳ. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.uscis.gov/selfcheck,
hoặc www.uscis.gov/selfcheck/Espanol dành cho tiếng Tây Ban Nha.

39
Nói Tiếng Anh Tại Nơi Làm Việc
Nếu quý vị không nói được tiếng Anh, hãy cố gắng học càng sớm càng tốt. Quý
vị có thể tìm những lớp tiếng Anh miễn phí hoặc giá thấp trong cộng đồng, thông
thường qua các trường công lập tại địa phương hoặc đại học cộng đồng. Biết
tiếng Anh sẽ giúp quý vị trong công việc, trong cộng đồng và trong cuộc sống
hàng ngày. Xem trang 68 để biết thêm thông tin về việc học tiếng Anh.

Nếu nhà tuyển dụng bắt buộc quý vị phải nói tiếng Anh ở
nơi làm việc, họ phải chứng minh được rằng quý vị phải nói
tiếng Anh mới có thể thực hiện đúng phần việc của mình. Nhà
tuyển dụng cũng phải nói với quý vị về yêu cầu phải biết tiếng
Anh trước khi quý vị được nhận vào làm việc. Nếu nhà tuyển
dụng không thể chứng minh được rằng việc nói tiếng Anh là
bắt buộc đối với công việc của quý vị thì có thể họ đang vi
phạm pháp luật liên bang. Nếu quý vị cần sự trợ giúp hoặc
thêm thông tin, quý vị có thể liên hệ Ủy Ban Cơ Hội Việc Làm
Bình Đẳng Hoa Kỳ (EEOC). Gọi 1-800-669-4000 hoặc
1-800-669-6820 (dành cho người khiếm thính) hoặc truy cập
www.eeoc.gov.

Xét Nghiệm Ma Túy Và Kiểm Tra Lý Lịch


Đối với một số công việc, quý vị có thể phải làm xét nghiệm để đảm bảo rằng
quý vị hiện không sử dụng ma túy bất hợp pháp. Một số công việc đòi hỏi quý vị
phải qua cuộc kiểm tra lai lịch, đó là việc thẩm tra những việc làm trong quá khứ
và hoàn cảnh hiện tại của quý vị.

Luật Liên Bang Bảo Vệ Người Lao Động Nhập Cư


Nhiều người nhập cư (bao gồm cả thường trú nhân) và mọi công dân Hoa Kỳ đều được bảo vệ chống lại
phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Luật liên bang quy định rằng nhà tuyển dụng không được phân biệt đối xử
vì tình trạng nhập cư của quý vị. Nhà tuyển dụng không thể:
●● Từ chối tuyển dụng hoặc sa thải quý vị do tình trạng nhập cư hoặc do quý vị không phải là công dân Hoa Kỳ.
●● Yêu cầu quý vị xuất trình Thẻ Thường Trú Nhân hoặc từ chối giấy tờ cấp phép lao động của quý vị.
●● Thuê nhân viên không có giấy tờ chứng minh.
●● Kỳ thị quý vị do nguồn gốc quốc tịch hoặc nguồn gốc quốc gia.
●● Trả thù những nhân viên khiếu nại về các cách đối xử nói trên.

Để biết thêm thông tin về quyền của quý vị hoặc để nộp hồ sơ khiếu nại, hãy gọi Văn Phòng Luật Sư Chuyên
Trách Về Thực Hành Việc Làm Không Bình Đẳng Liên Quan Đến Nhập Cư thuộc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ số
1-800-255-7688 hoặc 1-800-237-2515 (dành cho người khiếm thính). Nếu quý vị không nói được tiếng Anh,
sẽ có thông dịch viên trợ giúp. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.justice.gov/crt/osc.

40 
Chăm Sóc Con Em
Đừng để trẻ em ở nhà một mình. Nếu quý vị phải làm việc và có con còn quá
nhỏ chưa thể đi học, quý vị cần tìm người giữ trẻ trong khi quý vị đi làm. Đôi khi,
trẻ em trong độ tuổi đi học cần có người giữ trẻ sau khi đi học về. Nếu quý vị
hoặc những thành viên khác trong gia đình không thể trông nom con cái, thì quý
vị cần phải tìm người chăm sóc trẻ em. Nếu không, sẽ có những hậu quả pháp
lý nghiêm trọng. Để biết thêm thông tin về pháp luật và hướng dẫn tại tiểu bang
của quý vị, vui lòng liên hệ với cơ quan dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương.

Tìm Người Chăm Sóc Con Em


Chọn ai đó chăm sóc con mình là một quyết định
quan trọng. Khi quý vị có quyết định này, hãy nghĩ
đến chất lượng và giá cả của việc chăm sóc. Cố
gắng tìm người giữ trẻ ở gần nhà hoặc nơi làm việc
của quý vị.

Quý vị có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin để tìm


người giữ trẻ tốt. Hãy hỏi những phụ huynh khác,
bạn bè, và đồng nghiệp sử dụng dịch vụ chăm sóc
con cái. Một số tiểu bang có cơ quan giới thiệu dịch
vụ chăm sóc con em có thể cho quý vị một danh
sách những chương trình chăm sóc con em đã được
tiểu bang cấp giấy phép. Những chương trình chăm
sóc con em đã được cấp phép này đáp ứng các tiêu
chuẩn cụ thể được quy định bởi tiểu bang để bảo vệ con cái của quý vị. Quý vị
cũng có thể gọi văn phòng sở học chánh địa phương để biết nơi những trẻ em
khác trong khu phố quý vị được chăm sóc.

LỜI
KHUYÊN
Nếu quý vị cần tìm chương trình chăm sóc con em tốt trong khu vực, vui
lòng truy cập www.usa.gov/Topics/Parents-Care.shtml.

41
Các Loại Hình Chăm Sóc Con Em
Quý vị có một số lựa chọn khi chọn nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc con em, ví dụ:
●● Người giữ trẻ đến nhà quý vị để trông nom con cái cho quý vị. Loại hình dịch vụ này có thể tốn kém, vì
con cái của quý vị được chăm sóc nhiều hơn. Chất lượng chăm sóc tùy thuộc vào người quý vị mướn.
●● Con quý vị được chăm sóc ở nhà người khác cùng nhóm với một số ít những đứa trẻ khác. Dịch vụ này
thường đỡ tốn kém hơn so với các loại hình chăm sóc con em khác. Chất lượng chăm sóc tùy thuộc vào
người giữ trẻ và số lượng trẻ em mà họ đang chăm sóc tại nhà.
●● Trung tâm chăm sóc con em là những chương trình ở trong trường học, nhà thờ hoặc những tổ chức
tín ngưỡng khác, và những nơi khác. Những chương trình này thường mướn vài người giữ trẻ để trông
chừng những nhóm nhiều trẻ em hơn. Các trung tâm chăm sóc con em phải đáp ứng được tiêu chuẩn
của tiểu bang và nhân viên đã trải qua khóa đào tạo đặc biệt và có kinh nghiệm.
●● Chương Trình Head Start, còn được gọi là “Early Head Start” và “Head Start,” là những chương trình do
chính phủ liên bang tài trợ dành cho các gia đình có thu nhập thấp. Những chương trình này cung cấp
dịch vụ chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ để chuẩn bị cho chúng đến trường. Để tìm hiểu thêm về những
chương trình này, hãy gọi cho Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ theo số 1-866-763-6481 hoặc truy
cập http://eclkc.ohs.acf.hhs.gov/hslc.

Một số nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc con em sẽ chăm sóc trẻ cả ngày hoặc chỉ một buổi, tùy thuộc vào nhu
cầu của phụ huynh. Quý vị cũng cần cân nhắc đến chi phí khi lựa chọn người giữ trẻ. Hãy kiểm tra xem quý vị có
đủ điều kiện để nhận trợ cấp chăm sóc con em của liên bang hay tiểu bang hay không. Nhiều tiểu bang hỗ trợ
tài chính cho những bậc phụ huynh có thu nhập thấp đang làm việc hoặc đang tham gia học nghề hoặc những
chương trình giáo dục. Để biết thêm thông tin về trợ cấp chăm sóc con em của liên bang hay tiểu bang, vui lòng
truy cập mục "Giáo Dục và Chăm Sóc Con Em" (Education and Child Care) trong www.welcometousa.gov.

Làm Sao Để Đánh Giá Xem Một Nhà Cung Cấp


Dịch Vụ Chăm Sóc Con Em Tốt Hay Không?
Hãy nghĩ đến những câu hỏi cơ bản sau đây khi quý vị đến thăm chương trình
chăm sóc con em:
●● Trẻ em có vẻ thích nhân viên giữ trẻ hay không?
●● Có sẵn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi trẻ em hay không?
●● Trẻ em có chơi những trò chơi thích hợp hay không?
●● Nhân viên giữ trẻ có nói chuyện với con quý vị lúc đến tham quan hay không?
●● Nơi giữ trẻ có sạch sẽ và ngăn nắp không?
●● Có chương trình giảng dạy hoặc thời khóa biểu sinh hoạt hàng ngày cho trẻ
em không?

Yêu cầu tên và số điện thoại của những phụ huynh khác gửi con vào chương
trình này để quý vị có thể trao đổi với họ.

42 
LỜI Hãy kiểm tra xem chương trình hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc con
KHUYÊN em quý vị đang sử dụng đã được cấp phép hoặc được công nhận hay
không. Các chương trình được cấp phép có nghĩa là chương trình đáp ứng
được những tiêu chuẩn tối thiểu về sự an toàn và cách chăm sóc mà tiểu
bang quy định. Chương trình được công nhận đáp ứng được những tiêu
chuẩn cao hơn so với những yêu cầu để lấy giấy phép của tiểu bang.

Đi Lại Tại Hoa Kỳ


Có nhiều cách đi lại tại Hoa Kỳ. Nhiều thành phố có các hình thức
vận tải công cộng khác nhau như xe buýt, tầu (cũng gọi là tầu
điện ngầm) hoặc xe điện. Ai cũng có thể đi những loại xe
này với một khoản lệ phí nhỏ. Ở một số nơi, quý vị có
thể mua thẻ đi nhiều lần trên tầu hoặc xe buýt. Quý vị
cũng có thể trả riêng cho mỗi lần đi. Taxi (taxicab hay
taxi) là loại xe hơi đưa quý vị đi đến nơi mình muốn
với một khoản phí. Đi taxi đắt hơn nhiều so với những
phương tiện giao thông công cộng.

Để Có Bằng Lái Xe
Lái xe không bằng lái là vi phạm pháp luật. Nếu quý vị
muốn lái xe thì quý vị phải nộp đơn và xin lấy bằng lái
xe. Qúy vị nhận bằng lái xe ở tiểu bang quý vị đang sống.

Hãy hỏi văn phòng tiểu bang phụ trách cấp bằng lái xe để
biết cách lấy bằng lái xe. Những văn phòng này được đặt tên
khác nhau tùy theo tiểu bang. Một số tên thông thường là Nha Lộ Vận
(Department of Motor Vehicles, hay DMV), Nha Giao Thông (Department of
Transportation), Cục Đăng Kiểm Xe (Motor Vehicle Administration), hoặc Nha
An Toàn Công Cộng (Department of Public Safety). Quý vị có thể tìm những văn
phòng này trong danh bạ điện thoại hoặc để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập
www.usa.gov/Topics/Motor_Vehicles.shtml.

Một số thường trú nhân đã có bằng lái xe được cấp ở một quốc gia khác. Quý vị
có thể đổi bằng lái xe đó thành bằng lái xe của tiểu bang mình ở. Hãy tìm hiểu tại
văn phòng tiểu bang xem quý vị có thể đổi được hay không.

43
Tôi Có Nên Mua Xe Hơi Không?
Sở hữu xe hơi có thể là cách đi lại tiện lợi. Tại Hoa Kỳ, quý vị phải trả tiền bảo
hiểm xe hơi và đăng ký xe và cấp biển xe. Ở một số thành phố, xe cộ nhiều có
thể làm cho việc lái xe khó khăn hơn. Quý vị nên cân nhắc tất cả các chi phí và
lợi ích trước khi quyết định mua xe. Để biết thêm thông tin về mua xe, vui lòng
truy cập mục “Đi lại và Nghỉ ngơi” (Travel and Recreation) trong www.usa.gov.

10 Lời Khuyên Để Lái Xe An Toàn Ở Hoa Kỳ


1. Lái ở bên phải đường.

2. Luôn mang theo bằng lái xe, đăng ký xe và thẻ bảo hiểm trong xe.

3. Luôn luôn thắt dây an toàn.

4. Sử dụng dây an toàn thích hợp và ghế an toàn cho trẻ em.

5. Bật đèn tín hiệu khi quẹo trái hoặc quẹo phải.

6. Tuân thủ toàn bộ luật giao thông và tín hiệu giao thông.

7. T
 ấp vào lề đường nếu có xe khẩn cấp — xe cảnh sát, xe cứu hỏa hoặc xe cứu thương — cần qua mặt
quý vị.

8. Không vượt xe buýt đưa rước học sinh khi đèn tín hiệu mầu đỏ của xe này nhấp nháy.

9. Không lái xe nếu đã uống rượu hoặc sử dụng ma túy.

10. Giảm tốc độ và thật cẩn thận khi đang lái xe trong sương mù, trên đường đông đá, mưa hoặc tuyết.

LỜI
KHUYÊN
Ở Hoa Kỳ, bằng lái xe còn được sử dụng để chứng minh nhân thân. Nếu
quý vị chưa có ô tô hoặc không thường xuyên lái xe thì có bằng lái xe vẫn
là một ý hay.

44 
Nếu không biết lái xe, quý vị có thể học lái. Nhiều trường công của sở học chánh
có những lớp “dạy lái xe”. Quý vị cũng có thể tìm trong mục “Hướng Dẫn Lái Xe”
(Driving Instruction) trong những trang màu vàng của danh bạ điện thoại.

LỜI
KHUYÊN
Việc quá giang xe không phổ biến ở Hoa Kỳ. Ở một số nơi, việc này là bất
hợp pháp. Vì lý do an toàn, không quá giang xe và không cho người khác
quá giang trên xe của mình.

45
46 
Quản Lý Tiền Bạc
Việc quản lý tiền bạc của quý vị có thể có tác động lớn tới tương lai của quý vị tại Hoa Kỳ. Mục này bàn thảo
về tài chính cá nhân, trả tiền thuế và những cách mà quý vị có thể tự bảo vệ bản thân và tiền của mình.

 47
47
Tài Chính Cá Nhân
Mở Tài Khoản Ngân Hàng
Ở Hoa Kỳ, có hai loại tổ chức tài chính cung cấp tài khoản tài chính cá nhân là
ngân hàng và liên hiệp tín dụng.

Tài khoản ngân hàng là nơi an toàn để quý vị giữ tiền của mình. Ngân hàng có
nhiều loại tài khoản khác nhau. Tài khoản viết chi phiếu và tài khoản tiết kiệm là
hai loại phổ biến. Quý vị có thể mở một tài khoản cá nhân hoặc tài khoản chung
với người phối ngẫu hoặc với một người khác. Ngân hàng có thể thu phí cho
một số dịch vụ của họ.

Liên hiệp tín dụng là một nơi khác để giữ tiền cho quý vị. Nhà tuyển dụng của
quý vị có thể có một liên hiệp tín dụng để quý vị tham gia hoặc quý vị có thể
tham gia một liên hiệp tín dụng nơi mình ở. Các liên hiệp tín dụng cung cấp phần
lớn các dịch vụ giống như ngân hàng, nhưng một số nơi cũng có thể có thêm
các dịch vụ khác. Hãy so sánh dịch vụ, lệ phí, phạm vi bảo hiểm, giờ làm việc và
địa điểm của vài ngân hàng khác nhau trước khi quý vị mở tài khoản, để quý vị
có thể chọn ngân hàng thích hợp nhất cho các nhu cầu của mình.

Khi mở tài khoản ngân hàng, quý vị sẽ được yêu cầu chứng minh nhân thân của
mình. Quý vị có thể chứng minh bằng Thẻ Thường Trú Nhân hoặc bằng lái xe.
Quý vị cũng sẽ cần gửi tổ chức tài chính một số tiền – gọi là “tiền gửi” (deposit) –
vào tài khoản mới của quý vị. Khi quý vị lĩnh tiền từ tài khoản, giao dịch này được
gọi là rút tiền. Quý vị có thể rút tiền bằng cách viết chi phiếu, rút từ máy rút tiền tự
động (ATM), hoặc điền vào một phiếu rút tiền tại tổ chức tài chính.

LỜI
KHUYÊN Nhiều cửa hàng có dịch vụ đổi chi phiếu lấy tiền mặt và chuyển tiền nhanh
ra nước ngoài, nhưng những chỗ này tính thêm lệ phí. Hãy hỏi lại xem ngân
hàng hoặc liên hiệp tín dụng của quý vị có cung cấp những dịch vụ này với
giá rẻ hơn hay không.

Giữ Tiền An Toàn


Việc mang theo khoản tiền lớn bên mình hoặc để tiền đó ở nhà là không an toàn, nó có thể bị mất cắp hoặc
thất lạc. Nếu quý vị để tiền ở ngân hàng hoặc liên hiệp tín dụng là thành viên của Công Ty Bảo Hiểm Tiền
Gửi Liên Bang (FDIC) hoặc được bảo hiểm bởi Cục Quản Lý Liên Hiệp Tín Dụng Quốc Gia (NCUA), thì tiền
của quý vị sẽ được bảo hiểm tới $250.000. Khi chọn một tổ chức tài chính, hãy chắc chắn đó là thành viên
của FDIC hoặc được NCUA bảo hiểm. thông tin, vui lòng truy cập www.fdic.gov hoặc www.ncua.gov.

48 
Sử Dụng Tài Khoản Ngân Hàng
Quý vị có thể rút tiền từ tài khoản ngân hàng bằng cách sử dụng chi phiếu cá
nhân, ATM hoặc thẻ ghi nợ. Hãy đảm bảo rằng chỉ quý vị và người đứng tên
chung tài khoản với quý vị (nếu có) có thể sử dụng tài khoản của quý vị.

Chi Phiếu Cá Nhân: Quý vị sẽ nhận được một sổ chi phiếu cá nhân khi mở tài
khoản dùng séc. Chi phiếu là bản mẫu in sẵn để quý vị điền vào khi chi trả cho
những chi phí nào đó. Thông tin ghi trên chi phiếu báo cho tổ chức tài chính biết
để họ chi trả cho cá nhân hoặc cơ sở kinh doanh mà quý vị đã viết trên tờ chi
phiếu. Giữ những chi phiếu này ở nơi an toàn và hỏi tổ chức tài chính của quý vị
cách mua chi phiếu mới khi quý vị xài hết tập chi phiếu cũ.

Thẻ ATM: Quý vị có thể đề nghị tổ chức tài chính cấp thẻ ATM. Thẻ ATM là
một thẻ nhựa nhỏ kết nối với tài khoản ngân hàng của quý vị. Quý vị có thể sử
dụng thẻ này để rút tiền mặt hoặc gửi tiền vào tài khoản của quý vị tại một ATM.
Thường thì quý vị không phải trả lệ phí khi sử dụng ATM của tổ chức tài chính
của mình. Quý vị hầu như sẽ bị tính phí nếu dùng ATM do tổ chức tài chính khác
sở hữu và vận hành.

Nhân viên tổ chức tài chính sẽ hướng dẫn cách sử dụng thẻ ATM và cho quý
vị một số đặc biệt gọi là PIN (số nhận dạng cá nhân) để sử dụng ATM. Hãy cẩn
thận khi sử dụng ATM. Đừng bao giờ đưa cho ai mã PIN hoặc thẻ ATM vì người
đó có thể dùng nó để lấy tiền từ tài khoản ngân hàng của quý vị.

Thẻ Ghi Nợ: Tổ chức tài chính sẽ cấp cho quý vị một thẻ ghi nợ (debit card) để
sử dụng cho tài khoản dùng chi phiếu. Đôi khi, thẻ ATM cũng có thể được sử
dụng như thẻ ghi nợ. Đừng bao giờ đưa cho ai mã PIN hoặc thẻ ghi nợ vì người
đó có thể dùng nó để lấy tiền từ tài khoản ngân hàng của quý vị. Quý vị có thể
dùng thẻ ghi nợ để trả tiền cho hàng hóa mua tại cửa hàng và tiền sẽ được tự
động lấy ra từ tài khoản viết chi phiếu để trả cho cửa hàng.

Chi Phiếu Của Thủ Quỹ Và Chi Phiếu Đã Chứng Thực: Đây là những chi
phiếu mà tổ chức tài chính tạo ra theo yêu cầu của quý vị. Quý vị gửi một số tiền
vào tổ chức tài chính và họ viết một tờ chi phiếu ngân hàng cho số tiền gửi đó
để trả cho một cá nhân hoặc cơ sở kinh doanh mà quý vị muốn trả tiền. Các tổ
chức tài chính có thể tính phí cho những chi phiếu này. Hãy hỏi tổ chức tài chính
của quý vị về những tùy chọn khác sẵn có cho quý vị.

49
LỜI
KHUYÊN Quản lý tài khoản ngân hàng của quý vị thật cẩn thận để không bị phát sinh
phí thấu chi. Thấu chi sẽ phát sinh khi quý vị không đủ tiền trong tài khoản
để thanh toán hoặc rút tiền. Kiểm tra với tổ chức tài chính của quý vị để tìm
ra các tùy chọn và phí.

Thẻ Tín Dụng


Thẻ tín dụng (credit card) cho phép quý vị mua sắm chịu trả sau. Ngân hàng, liên hiệp tín dụng, cửa hàng và
trạm đổ xăng là một vài cơ sở kinh doanh có thể cấp cho quý vị thẻ tín dụng. Hàng tháng, quý vị sẽ nhận qua
đường bưu điện một hoá đơn tính tiền cho những món hàng quý vị đã mua bằng thẻ tín dụng. Nếu quý vị
trả toàn bộ số tiền ghi trong hoá đơn khi nhận hóa đơn thì quý vị sẽ không phải trả tiền lời. Nếu quý vị không
trả toàn bộ số tiền ghi trong hóa đơn hoặc nếu quý vị chậm trễ việc trả tiền thì quý vị sẽ bị tính tiền lời và có
thể phải trả thêm một khoản phí. Một số thẻ tín dụng có lãi suất rất cao vì thế hãy kiểm tra các tùy chọn thẻ
tín dụng khác nhau để xác định loại nào là tốt nhất đối với quý vị. Thẻ tín dụng còn được gọi là thẻ chi tiêu
nhưng chúng khác nhau. Với thẻ chi tiêu, quý vị phải trả đầy đủ số dư mỗi tháng nhưng thẻ tín dụng cho
phép quý vị mang số dư sang tháng sau nếu quý vị không trả đủ ngay tháng đó.

Hãy cẩn thận khi cho người khác biết số thẻ tín dụng của mình, nhất là qua điện thoại hoặc Internet. Hãy
đảm bảo rằng quý vị biết rõ và tin tưởng những người hoặc những cơ sở thương mại đã hỏi số thẻ tín dụng
của quý vị.

LỜI
Hãy kiểm tra hoá đơn tính tiền thẻ tín dụng mỗi tháng để chắc chắn tất cả
KHUYÊN
các khoản tiền phải trả là đúng. Nếu quý vị thấy một khoản tiền phải trả
không phải của mình, hãy gọi ngay lập tức cho công ty phát hành thẻ tín
dụng. Thường thì quý vị không phải trả cho những khoản mà quý vị không
mua, miễn là quý vị báo ngay cho công ty phát hành thẻ tín dụng.

Hãy viết danh sách liệt kê số của tất cả tài khoản ngân hàng và thẻ ghi nợ, thẻ
ATM và thẻ tín dụng. Viết cả số điện thoại của những công ty này. Giữ thông tin
này ở nơi an toàn và bảo mật. Nếu bóp bị rơi mất hoặc bị đánh cắp, quý vị có
thể gọi cho những công ty này yêu cầu huỷ tất cả các thẻ này. Điều này sẽ ngăn
chặn người khác sử dụng bất hợp pháp thẻ của mình.

Để tìm hiểu thêm về tài chính cá nhân, vui lòng truy cập www.mymoney.gov.

50 
Xếp Loại Tín Dụng Của Quý Vị
Tại Hoa Kỳ, cách thức quý vị sử dụng tín dụng rất quan trọng. Có những tổ chức ấn định “điểm tín dụng”
(credit score) hoặc “xếp loại tín dụng” (credit rating) cho quý vị. Điểm tín dụng hoặc xếp loại tín dụng của quý
vị tuỳ thuộc vào việc quý vị thanh toán hóa đơn như thế nào, có bao nhiêu khoản vay, có bao nhiêu thẻ tín
dụng và một số yếu tố khác. Việc xếp loại tín dụng này rất quan trọng khi quý vị muốn mua nhà, xe hơi hoặc
vay một khoản tiền. Sau đây là một số việc quý vị có thể làm để duy trì xếp loại tín dụng tốt:
●● Thanh toán hoá đơn đúng hẹn.
●● Giữ cho số tìền vay trong thẻ tín dụng ở mức thấp, và trả ít nhất ở mức tối thiểu hàng tháng.

Theo luật liên bang, quý vị có quyền lấy một bản báo cáo tín dụng miễn phí mỗi năm một lần. Nếu quý vị
muốn xin một bản báo cáo tín dụng của mình, gọi số 1-877-322-8228 hoặc truy cập trang web
www.annualcreditreport.com.

Đóng Thuế
Thuế là số tiền mà mọi người đóng cho chính quyền liên bang, tiểu bang và địa
phương. Thuế trả cho những dịch vụ được chính phủ cung cấp. Có nhiều loại
thuế khác nhau, như là thuế thu nhập, thuế bán hàng và thuế bất động sản.

Thuế Thu Nhập: Thuế thu nhập được nộp cho chính quyền liên bang, hầu hết
các chính quyền tiểu bang và một số chính quyền địa phương. Thu nhập chịu
thuế là số tiền mà quý vị kiếm được từ tiền lương, tiền do làm nghề tự do mà có,
tiền tip và tiền bán bất động sản. Hầu hết mọi người đóng thuế thu nhập
bằng cách trừ từ lương của họ. Số tiền thuế thu nhập quý vị phải đóng
tùy thuộc vào số tiền quý vị kiếm được. Những người làm ra ít tiền
được đóng thuế thu nhập ở mức thấp hơn. Bất cứ ai thường trú tại
Hoa Kỳ và có thu nhập, và đáp ứng một số yêu cầu nhất định, đều
phải khai thuế và trả bất cứ số tiền thuế nào mà họ nợ.

Sở Thuế Vụ (Internal Revenue Service hay IRS) là cơ quan liên


bang thu thuế thu nhập. Người nộp thuế nộp Mẫu Đơn 1040,
Hoàn Thuế Thu Nhập Cá Nhân Hoa Kỳ cho IRS hàng năm. Bản
khai thuế cho chính quyền biết số tiền quý vị kiếm được và số tiền
thuế trừ ra từ chi phiếu trả lương của quý vị. Nếu tiền thuế trừ ra từ
chi phiếu trả lương quá nhiều, quý vị sẽ được hoàn trả lại tiền. Nếu
tiền thuế trừ ra từ chi phiếu trả lương quá ít, quý vị sẽ phải trả IRS.

51
Thuế An Sinh Xã Hội Và Thuế Chăm Sóc Y Tế (Medicare): Những khoản thuế
liên bang này cũng được trừ từ chi phiếu trả lương của quý vị. Chương trình
An Sinh Xã Hội trợ cấp cho một số người lao động đã nghỉ hưu và gia đình của
họ; một số người lao động bị khuyết tật và gia đình họ; và một số thân nhân của
người lao động đã qua đời. Thuế chăm sóc y tế trả cho những dịch vụ y tế cho
hầu hết những người trên 65 tuổi. Trong phần lớn các trường hợp, quý vị phải
làm việc tổng cộng 10 năm (hoặc 40 quý) cuộc đời để
được hưởng trợ cấp An Sinh Xã Hội dành cho người
về hưu và trợ cấp Medicare. Quý vị có thể làm việc
chưa đủ 10 năm mà vẫn được nhận tiền trợ cấp bệnh
tật hoặc gia đình của quý vị vẫn nhận được tiền tuất
sau khi quý vị qua đời căn cứ vào lương của quý vị.

Thuế Bán Hàng: Thuế bán hàng là thuế của tiểu


bang và địa phương. Những khoản thuế này được
cộng thêm vào giá mua món hàng nào đó. Thuế bán
hàng được tính dựa trên giá của món hàng. Khoản
thu từ thuế bán hàng giúp chi trả cho các dịch vụ của
chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương,
như đường xá, cảnh sát và cứu hỏa.

Thuế Bất Động Sản: Thuế bất động sản là loại thuế địa phương và tiểu bang
thu trên nhà và/hoặc đất của quý vị. Trong hầu hết các vùng, thuế bất động sản
giúp tài trợ cho những trường học công lập địa phương và những dịch vụ khác.

Mẫu Đơn W-2: Báo Cáo Về Lương và Thuế


Mẫu đơn W-2 là mẫu đơn của liên bang liệt kê số tiền quý vị kiếm được và
những khoản thuế mà quý vị đã nộp năm trước. Một năm thuế được tính từ
ngày 1 tháng 1 cho tới ngày 31 tháng 12 hàng năm. Theo luật, nhà tuyển dụng
phải gửi cho quý vị một mẫu đơn W-2 trước ngày 31 tháng 1 hàng năm. Quý vị
sẽ nhận mẫu đơn W-2 cho mỗi công việc quý vị làm. Quý vị phải gửi bản sao
của mẫu đơn W-2 cùng với bản khai thuế thu nhập cho IRS. Nếu quý vị sống
hoặc làm việc trong một tiểu bang có thu thuế thu nhập, quý vị phải gửi bản sao
của mẫu đơn W-2 cùng với bản khai thuế thu nhập tiểu bang của quý vị.

Tìm Sự Giúp Đỡ Về Việc Khai Thuế


Với tư cách là một thường trú nhân, quý vị phải nộp bản khai hoàn thuế thu nhập
liên bang hàng năm. Bản khai thuế này bao gồm các khoản thu nhập của quý
vị từ tháng 1 đến tháng 12 của năm trước. Quý vị phải nộp bản khai thuế trước
ngày 15 tháng 4. Quý vị có thể được giúp đỡ miễn phí về cách khai thuế ở Trung
Tâm Hỗ Trợ Người Đóng Thuế của IRS.

52 
Trung Tâm Hỗ Trợ Người Đóng Thuế có văn phòng trong các cộng đồng khắp
Hoa Kỳ. Để tìm Trung Tâm Hỗ Trợ Người Đóng Thuế ở nơi quý vị sống, vui lòng
truy cập trang web www.irs.gov/localcontacts/index.html. Để nhận trợ giúp
bằng điện thoại, hãy gọi IRS theo số 1-800-829-1040 hoặc 1-800-829-4059
(dành cho người khiếm thính). Để biết danh sách tín dụng thuế hiện tại, vui lòng
truy cập www.benefits.gov.

Chính Quyền Phục Vụ Chúng Ta Như Thế Nào


Thuế chi trả cho những dịch vụ mà chính phủ liên bang cung cấp cho người dân ở Hoa Kỳ. Một số ví dụ về
những dịch vụ này là:
●● Gìn giữ đất nước chúng ta an toàn và vững chắc;
●● Chữa bệnh và ngăn ngừa các loại bệnh tật thông qua những nghiên cứu;
●● Giáo dục cho trẻ em và người lớn;
●● Xây dựng và bảo quản đường xá và xa lộ;
●● Cung cấp dịch vụ y tế cho cư dân thu nhập thấp và người già; và
●● Trợ giúp khẩn cấp khi có những thảm họa thiên nhiên, như bão, lụt hoặc động đất.

Bảo Vệ Bản Thân và Tiền Bạc


Tránh Bị Giả Danh
Giả danh nghĩa là ai đó đã ăn cắp thông tin cá nhân của quý vị, ví dụ như số An
Sinh Xã Hội hoặc số tài khoản ngân hàng. Họ có thể sử dụng thông tin này để
rút tiền từ tài khoản ngân hàng của quý vị hoặc làm một thẻ tín dụng đứng tên
của quý vị. Giả danh là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng. Hãy tự bảo vệ cho
mình bằng những cách sau:
●● Chỉ cung cấp thông tin cá nhân của mình cho những người hoặc cơ sở kinh
doanh nào mà quý vị biết rõ và tin tưởng, nhất là trên điện thoại hoặc Internet.
●● Cất thẻ An Sinh Xã Hội ở nơi an toàn trong nhà. Đừng mang theo trong
người.
●● Chỉ mang theo những giấy chứng minh hoặc thẻ tín dụng nào cần thiết lúc đó.
Cất những giấy tờ còn lại ở chỗ an toàn trong nhà.

53
●● Xé vụn những giấy tờ hoặc mẫu đơn có thông tin cá nhân trước khi bỏ vào
thùng rác.
●● Chọn mật khẩu riêng cho từng tài khoản. Không dùng chung mật khẩu vì nó
có thể khiến thông tin cá nhân của quý vị gặp rủi ro.

Để tự bảo vệ mình khỏi bị giả danh, quý vị hãy gọi Đường Dây Nóng về Tội Giả
Danh của Ủy Ban Thương Mại Liên Bang theo số 1-877-438-4338 hoặc truy cập
www.consumer.ftc.gov/features/feature-0014-identity-theft.

“Giả Mạo” (Phishing) Và Các Hình Thức Lừa Đảo


Khác
Theo Ủy Ban Thương Mại Liên Bang (FTC), “giả mạo” là khi một nguồn không
rõ gửi email hoặc tin nhắn cho quý vị có vẻ như dưới danh nghĩa doanh nghiệp
hoặc tổ chức mà quý vị đang có liên hệ như ngân hàng, dịch vụ thanh toán trực
tuyến hoặc thậm chí là cơ quan chính phủ. Tin nhắn này có thể bao gồm các
đường dẫn tới các trang web đề nghị quý vị cập nhật tài khoản hoặc thông tin cá
nhân. Các đường dẫn trong email này liên kết tới trang web nhìn giống như của
tổ chức hợp pháp nhưng thực ra không phải vậy. Những kẻ lừa đảo tạo ra trang
web để lừa lấy danh tính của quý vị từ đó chúng có thể lấy tiền hoặc phạm tội
dưới tên của quý vị.

Xin lưu ý rằng lừa đảo qua điện thoại nhằm vào các cá nhân, bao gồm cả người
nhập cư. Kẻ lừa đảo có thể gọi cho quý vị và đòi tiền hay đe dọa quý vị. Chúng
chắc chắn sẽ có một số thông tin về quý vị và số điện thoại của chúng có thể
trông giống như của một văn phòng. Các cơ quan chính phủ sẽ không bao giờ
gọi cho quý vị để đòi tiền hay đe dọa quý vị. Nếu quý vị nhận được cuộc
gọi như vậy, hãy gác máy và gọi số điện thoại chính thức của doanh
nghiệp hoặc cơ quan chính phủ để kiểm tra xem nó có phải là lừa
đảo hay không.

Để tránh bị lừa đảo, sau đây là một số điều quan trọng cần
nhớ:
●● Nếu quý vị nhận được email hoặc thông báo tự động xuất
hiện trên màn hình máy tính yêu cầu cung cấp thông tin cá
nhân hoặc tài chính, đừng trả lời.
●● Đừng đưa số tài khoản hoặc mật khẩu qua điện thoại trừ
khi quý vị gọi tới công ty mà quý vị biết là uy tín. Nếu quý vị
có thắc mắc về một công ty, hãy kiểm tra với văn phòng bảo vệ
người tiêu dùng địa phương hoặc Tổ Chức Kinh Doanh Đáng Tin
Cậy (Better Business Bureau).
●● Kiểm tra sao kê thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng ngay khi quý vị nhận
được chúng để tìm các chi phí bất hợp pháp.

54 
●● Nếu quý vị có máy tính, hãy dùng phần mềm diệt virus và phần mềm chống
gián điệp cũng như tường lửa. Cập nhật chúng thường xuyên.
●● Cẩn trọng khi mở tài liệu đính kèm hoặc tải về tệp tin từ các email. Nếu quý vị
không biết ai gửi tin nhắn cho mình thì đừng mở (các) tài liệu đính kèm hoặc
tải về tệp tin từ các email.
●● Nếu quý vị nghi ngờ một email hoặc trang web là lừa đảo thì hãy báo cáo
thông tin này tới ngân hàng, công ty hoặc cơ quan chính phủ thực sự.

Nếu quý vị tin rằng mình đã bị lừa đảo, quý vị có thể nộp hồ sơ khiếu nại qua
trang web của FTC tại www.ftccomplaintassistant.gov. Để tìm hiểu thêm về
cách tránh bị lừa đảo trực tuyến và giải quyết các tin nhắn rác lừa dối, vui lòng
truy cập www.onguardonline.gov.

55
56 
Hiểu về Giáo Dục và Chăm Sóc
Y Tế
Giáo dục có thể kết nối quý vị và gia đình quý vị với cộng đồng. Phần này mô tả các trường học tại Mỹ
cho trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Phần này cũng thảo luận các hệ thống chăm sóc y tế và cung
cấp các nguồn lực để quý vị và gia đình có thể nắm rõ.

 57
57
Giáo Dục Tại Hoa Kỳ
Để đảm bảo mỗi đứa trẻ đều được chuẩn bị để thành công, nước Mỹ có nền
giáo dục công lập miễn phí từ mầm non đến hết lớp 12 cho tất cả học sinh tại
Mỹ. Một số cộng đồng cũng tạo cơ hội cho trẻ em 3 tuổi học mẫu giáo. Phần này
sẽ giúp quý vị biết cách ghi danh nhập học cho con mình, cách vận hành của
các trường học tại Mỹ, và cách giúp trẻ học.

Phần lớn những trường học công lập ở nước Mỹ là đồng giáo dục
(co-educational). Đồng giáo dục nghĩa là học sinh nam và học sinh nữ cùng
học một lớp, tuy nhiên, có một số trường chỉ cho ghi danh học cho một giới:
nam hoặc nữ. Hầu hết các trường thuộc về một học khu, trong đó bao gồm các
trường khác nhau cho trẻ thuộc các độ tuổi khác nhau. Các độ tuổi của học sinh
ở mỗi trường có thể khác nhau giữa các cộng đồng.

Ghi Danh Cho Con Quý Vị Nhập Học


Một trong những việc đầu tiên quý vị nên làm là ghi danh cho con
nhập học. Hãy gọi điện thoại hoặc tới trụ sở của học khu địa
phương để tìm hiểu xem bé nên học trường nào. Hiện tại, tất
cả các bang và Quận Columbia có các điều luật nhập học
bắt buộc. Nhập học bắt buộc nghĩa là tất cả trẻ ở các
độ tuổi nhất định phải đến trường. Ở phần lớn các tiểu
bang, các luật này bắt buộc tất cả các trẻ em ở độ tuổi
từ 5 đến 16 đều phải đến trường. Hãy xác nhận với
học khu ở địa phương quý vị đang sống hoặc sở giáo
dục tiểu bang để tìm hiểu các độ tuổi cần đến trường
ở tiểu bang quý vị.

Quý vị có thể gửi con mình đến trường công lập hoặc
trường tư thục. Những trường công lập thì miễn phí
và không giảng dạy về tôn giáo. Tiểu bang quyết định
con quý vị học gì ở trường công lập, nhưng học khu địa
phương, hiệu trưởng, giáo viên địa phương và phụ huynh
quyết định phương pháp giảng dạy. Các trường đặc cách là
loại hình trường công lập đặc biệt, vận hành độc lập với học khu địa
phương. Thuế tiểu bang và địa phương, cũng như thuế liên bang chi trả cho các
trường công.

58 
Các trường tư thục là lựa chọn khác dành cho quý vị để giáo dục con cái. Các
trường tư thực được các nhóm không trực thuộc chính phủ sở hữu và điều
hành, bao gồm các nhóm tôn giáo và phi tôn giáo. Nhìn chung, học sinh phải trả
một khoản lệ phí (gọi là “học phí” (tuition)) để học tại trường tư thục. Trong một
số trường hợp, các trường tư thục hỗ trợ tài chính cho những học sinh không
thể trả học phí. Trong các trường hợp còn lại, quỹ công có thể có sẵn dưới hình
thức phiếu trả tiền cho học sinh để học tại trường tư thục. Một số trường tư
thục nam nữ học chung, trong khi một số trường khác chỉ dành cho nam sinh
hoặc nữ sinh. Một số bang đề ra yêu cầu xin cấp phép hoặc đăng ký đối với các
trường tư thục, và nhiều trường tư thục có thể chọn để được chứng thực bởi
một hiệp hội chứng thực. Để hiểu rõ hơn về các trường tư thục, hãy liên hệ với
sở giáo dục ở tiểu bang quý vị.

Giáo dục con tại nhà là một phương án khác. Phương án này gọi là trường học
tại gia (home-schooling). Các yêu cầu về trường học tại gia khác nhau giữa các
tiểu bang. Phụ huynh quan tâm đến giáo dục tại gia nên liên hệ với sở giáo dục
tiểu bang để biết thêm thông tin.

Phần lớn trẻ em tại Mỹ học tại trường công lập khoảng 13 năm, từ cấp mầm
non đến hết lớp 12. Ở phần lớn các trường, con quý vị sẽ được xếp lớp (gọi là
“grade”) căn cứ vào độ tuổi và trình độ học vấn trước đó. Đôi khi, trường học có
thể cho con quý vị làm bài thi để quyết định cháu nên học lớp nào.

TRƯỜNG TẠI HOA KỲ THƯỜNG ĐƯỢC TỔ CHỨC NHƯ THẾ NÀO

Trường Lớp Tuổi

Mẫu Giáo và Lớp


Trường Tiểu Học Trẻ Em từ 5 đến 11 tuổi
1 đến Lớp 5 hoặc Lớp 1 đến Lớp 6

Lớp 6 đến Lớp 8,


Trường Phổ Thông Cơ Sở Lớp 7 đến Lớp 8, hoặc Lớp 7 đến Thiếu Niên từ 11 đến 14 tuổi
Lớp 9

Vị Thành Niên từ 14 đến 18 tuổi


Lớp 9 đến Lớp 12
Trường Phổ Thông Trung Học (và lên tới 21 tuổi trong một số
hoặc Lớp 10 đến Lớp 12
trường hợp)

Các Trường Đại Học Cộng Đồng


Công Lập và Tư Thục,
Tất Cả Người Lớn Đủ Điều Kiện
Giáo Dục Đại Học Các Trường Cao Đẳng hoặc Đại
Đều Có Thể Học
Học Hai Năm hoặc Bốn Năm, Các
Trường Dạy Nghề

59
Một số thắc mắc mà phụ huynh thường hỏi về trường học công lập bao gồm:

Năm học kéo dài bao lâu?


Năm học thường bắt đầu vào tháng 8 hoặc tháng 9 và kết thúc vào tháng 5 hoặc
tháng 6. Ở một số nơi, trẻ em đi học cả năm. Trẻ em đi học từ thứ Hai đến thứ
Sáu. Nhiều trường học có chương trình sinh hoạt trước hoặc sau giờ học chính
quy dành cho trẻ em có phụ huynh đi làm. Quý vị có thể phải trả một khoản lệ
phí cho những chương trình trước hoặc sau giờ học chính quy, tuy nhiên một số
dịch vụ phụ đạo đặc biệt có thể miễn phí ở học khu của quý vị.

Tôi đăng ký nhập học cho con mình ở đâu?


Hãy gọi điện thoại hoặc tới trụ sở của học khu địa phương để tìm hiểu xem bé
nên học trường nào.

Tôi cần những giấy tờ gì để đăng ký nhập học cho


con mình?
Quý vị cần hồ sơ y tế của bé và giấy tờ chứng minh rằng
bé đã được chủng ngừa một số loại thuốc nhất định (cũng
được gọi là “shots”) để bảo vệ bé khỏi nhiễm bệnh. Quý
vị cũng cần giấy tờ định danh, chẳng hạn như giấy khai
sinh, và giấy tờ chứng minh quý vị đang sống trong cùng
cộng đồng với trường học. Nếu quý vị đã mất những giấy
tờ này, hãy hỏi nhân viên trường học để biết cách xin
giấy tờ mới. Để tránh chậm trễ, hãy chuẩn bị những giấy
tờ này trước khi quý vị đến trường để ghi danh nhập học
cho con mình.

Nếu con tôi không nói tiếng Anh thì sao?


Nếu con quý vị không nói được tiếng Anh, thì học khu sẽ đánh giá các
kỹ năng ngôn ngữ của bé. Sau đó trường sẽ cung cấp cho con quý vị các dịch
vụ mà bé cần để học tiếng Anh cũng như để tham gia vào các chương trình học
tập ở trình độ phù hợp. Học khu chịu trách nhiệm cung cấp cho con quý vị các
dịch vụ thích hợp để đáp ứng nhu cầu ngôn ngữ của trẻ, và cũng thông báo cho
quý vị bằng ngôn ngữ quý vị có thể hiểu về các dịch vụ mà con quý vị sẽ nhận.
Quý vị có thể liên hệ với trường của con mình để hỏi về quy trình này. Ngoài các
dịch vụ ngôn ngữ trong thời gian học chính quy, một số trường cung cấp các
chương sau giờ học và phụ đạo để giúp học sinh cải thiện tiếng Anh ngoài giờ
lên lớp. Trường học của con quý vị sẽ cho quý vị biết họ có thêm những chương
trình hỗ trợ nào cho học sinh học tiếng Anh.

60 
Nếu con tôi bị khuyết tật thì sao?
Tất cả các học sinh tại Mỹ có quyền được nhận nền giáo dục công lập miễn phí,
cho dù chúng bị khuyết tật. Nếu con quý vị bị khuyết tật, bé có thể nhận được
giáo dục đặc biệt và miễn phí cũng như các dịch vụ liên quan. Con quý vị sẽ
được xếp vào một lớp học bình thường nếu phù hợp với nhu cầu của bé. Đôi
khi, con quý vị có thể cần giáo dục đặc biệt hoặc các dịch vụ liên quan ngoài giờ
học chính quy. Quý vị có thể tham gia khi nhân viên trường học đưa ra các quyết
định mang tính cá nhân về cách giáo dục tốt nhất cho con quý vị. Trường chịu
trách nhiệm liên hệ với quý vị về các quyết định này bằng ngôn ngữ mà quý vị có
thể hiểu được. Để biết thêm thông tin về cách truy cập các dịch vụ và các nguồn
lực khác, vui lòng truy cập http://idea.ed.gov.

Con tôi chưa đi học trước khi đến Hoa Kỳ. Cháu có thể theo học
ở trường công lập miễn phí bao lâu?
Ở phần lớn các tiểu bang, học sinh có thể học ở các trường công miễn phí cho
tới khi chúng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc đến mức tuổi tối đa, thường
là 21 tuổi. Nếu học sinh dưới 22 tuổi, chúng có thể đăng ký nhập học phổ thông
trung học và theo đuổi bằng tốt nghiệp phổ thông chính quy. Nếu học sinh chưa
tốt nghiệp bậc phổ thông trung học trước khi 22 tuổi, học sinh đó có thể đăng ký
học các lớp Đệ Nhị Cấp Của Người Lớn (ASE). Các lớp ASE giúp chuẩn bị cho
học sinh đạt được bằng tương đương với bằng tốt nghiệp phổ thông trung học
(chẳng hạn như Bằng Phát Triển Giáo Dục Tổng Quan [GED]) thay vì bằng tốt
nghiệp phổ thông trung học chính quy. Hãy liên hệ với học khu địa phương hoặc
sở giáo dục tiểu bang, hoặc tìm kiếm trực tuyến để tìm hiểu các lớp GED hoặc
lớp tương đương phổ thông trung học ở đâu.

Con tôi sẽ đến trường bằng cách nào?


Ở nước Mỹ, đôi khi trẻ em có thể đi bộ đến trường.
Nếu trường học ở quá xa hoặc đi bộ không an toàn,
các cháu có thể đi bằng xe buýt hoặc các phương
tiện công cộng như tàu điện ngầm hoặc xe lửa.
Nhiều trường công có xe buýt miễn phí đưa rước
học sinh ở những trạm xe buýt trường học ở gần
nhà. Các trường công lập khác cung cấp cho các
học sinh đủ tiêu chuẩn vé tháng để chúng có thể đi
phương tiện công cộng ở địa phương miễn phí hoặc
đi với giá giảm. Để biết liệu con quý vị có thể đi xe
buýt tới trường hoặc nhận vé tháng phương tiện
công cộng hay không, hãy liên hệ với văn phòng
học khu địa phương của quý vị. Nếu quý vị có xe
hơi, quý vị cũng có thể tổ chức nhóm đi chung xe
(carpool) với những phụ huynh khác trong khu vực của mình để phân công
đưa rước con em đến trường.

61
Chương Trình Bữa Ăn Tại Trường Của Liên Bang
Để cải thiện việc học tập, chính phủ Mỹ cung cấp những bữa ăn dinh dưỡng với giá thấp hoặc miễn phí
cho hơn 26 triệu trẻ em mỗi ngày học tại trường. Trường học sẽ căn cứ vào thu nhập và số người trong gia
đình để xác định xem con quý vị có hội đủ tiêu chuẩn hưởng Chương Trình Ăn Sáng Trong Trường (School
Breakfast Program) và Chương Trình Quốc Gia Ăn Trưa Trong Trường (National School Lunch Program)
hay không. Chương Trình Sữa Đặc Biệt (Special Milk Program) cung cấp sữa cho trẻ em không tham gia vào
những chương trình bữa ăn trong trường của liên bang. Để biết thêm thông tin chi tiết về các chương trình
này hãy xem trang web của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (U.S. Department of Agriculture) tại địa chỉ
www.fns.usda.gov/cnd.

Con tôi sẽ ăn gì ở trường?


Trẻ em có thể mang bữa ăn trưa đến trường hoặc
mua ở quán ăn tự phục vụ trong trường. Chính phủ
Hoa Kỳ cũng cung cấp bữa sáng hoặc bữa trưa bổ
dưỡng giá thấp hoặc miễn phí cho những em không
có khả năng mua thức ăn tại trường. Hãy gọi điện
hoặc đến trường học của con quý vị để biết liệu
trường có tham gia vào chương trình bữa ăn trong
trường của liên bang hay không. Thảo luận với nhân
viên trường học để biết liệu con quý vị có đủ điều
kiện tham gia hay không.

Ai có trách nhiệm trả tiền sách và những


hoạt động trong trường?
Trường công lập thường phát sách giáo khoa miễn phí. Học sinh thường phải
mua các dụng cụ học tập, như là giấy và bút chì. Nếu quý vị không thể mua
những dụng cụ học tập này, hãy liên lạc với trường của bé. Một số trường có thể
thu một lệ phí nhỏ cho dụng cụ học tập hoặc hoạt động đặc biệt, như là những
cuộc đi chơi do trường tổ chức. Nhiều trường tổ chức những chương trình thể
thao và âm nhạc sau giờ học. Quý vị có thể phải trả lệ phí để bé tham gia vào
một số chương trình này.

Con tôi sẽ học những gì?


Mỗi tiểu bang đưa ra các tiêu chuẩn học tập cho các trường. Những tiêu chuẩn
này quy định rõ những kiến thức và kỹ năng phải đạt được. Học khu địa phương
quyết định xem các kiến thức này phải được truyền đạt như thế nào. Hầu hết
các trường đều dạy những môn Anh văn, toán, xã hội học, khoa học và rèn luyện
thân thể. Mỹ thuật, âm nhạc và ngoại ngữ đôi khi cũng được đưa vào chương
trình giảng dạy.

62 
Việc học của con tôi được đánh giá như thế nào?
Giáo viên sẽ cho điểm (còn gọi là “grade”) dựa vào thành tích học tập của con
quý vị trong suốt năm học. Điểm số thường được căn cứ vào bài tập về nhà,
bài trên lớp, kiểm tra, điểm danh và hành vi ứng xử trên lớp. Con quý vị sẽ nhận
được một thành tích biểu vài lần trong năm. Một số trường sẽ gửi thành tích
biểu của con quý vị trực tiếp cho quý vị. Thành tích biểu này cho quý vị biết kết
quả học tập của con mình ở mỗi môn học. Các trường học có thể dùng những
phương pháp chấm điểm khác nhau. Một số trường dùng chữ cái để làm thang
điểm, chữ A và A+ là học xuất sắc, chữ D và chữ F là học kém hoặc không đạt.
Còn những trường khác có thể tổng kết thành tích của con quý vị với những từ
như “xuất sắc”, “tốt”, hoặc “cần cố gắng hơn”. Ở nhiều lớp, học sinh cũng phải
làm các bài kiểm tra tiêu chuẩn mà các trường tiến hành để đánh giá học sinh.
Hãy hỏi nhân viên trường học xem học sinh trong trường của bé được xếp hạng
và đánh giá như thế nào.

Tôi phải làm thế nào để có thể gặp giáo viên của con tôi?
Hầu hết các trường học thường có những cuộc họp phụ huynh định
kỳ để quý vị gặp giáo viên của con mình. Quý vị cũng có thể xin hẹn
gặp mặt và thảo luận với giáo viên hay giám thị của trường để xem
bé học tập như thế nào. Nếu quý vị không nói hoặc hiểu được tiếng
Anh, học khu sẽ cung cấp phiên dịch viên có trình độ cho các cuộc
gặp như thế. Học khu cũng cần cung cấp cho quý vị thông tin về các
vấn đề khác ở trường bằng ngôn ngữ mà quý vị hiểu được.

Nếu con tôi nghỉ học tôi phải làm gì?


Sự hiện diện ở trường học là rất quan trọng. Phụ huynh phải viết thư
gửi cho giáo viên hay gọi điện đến trường để giải thích tại sao con
mình vắng mặt. Nếu con quý vị nghỉ học, hãy báo trước cho giáo
viên. Thường thì học sinh phải hoàn thành hết các bài học mà các
em đã bỏ lỡ khi nghỉ học. Hãy hỏi trường của con quý vị thông tin
nào quý vị cần cung cấp nếu con quý vị nghỉ học.

63
Quý Vị Có Thể Làm Gì
Hầu hết các trường công lập và tư thục đều có Hội Phụ Huynh và Giáo Viên (Parent Teacher Association hay
PTA) hoặc Tổ Chức Phụ Huynh và Giáo Viên (Parent Teacher Organization hay PTO) mà quý vị có thể tham
gia. Những nhóm này giúp cho phụ huynh tìm hiểu về những chương trình sinh hoạt ở trường và làm sao
để tham gia vào các hoạt động này. Ở hầu hết các trường, bất cứ ai cũng có thể tham gia, kể cả ông bà nội
ngoại của học sinh. Hội PTA hay tổ chức PTO cũng hỗ trợ các trường bằng cách tài trợ cho những hoạt động
đặc biệt và có các tình nguyện viên trợ giúp trong lớp học.

Quý vị cũng có thể tham gia ngay cả khi quý vị không nói hoặc hiểu được tiếng Anh. Nhiều trường học có
những bản thông tin đặc biệt dành cho phụ huynh có vốn tiếng Anh giới hạn. Hãy cho trường biết là quý vị
cần các dịch vụ phiên dịch để có thể tham gia. Hãy gọi điện hoặc đến văn phòng trường của con quý vị để
biết thời khóa biểu họp của hội PTA hay tổ chức PTO và cách tham gia. Quý vị cũng có thể thảo luận với giáo
viên của con mình và hỏi liệu có cách nào để quý vị có thể làm tình nguyện hoặc tham gia.

Điều gì xẩy ra nếu con tôi có rắc rối?


Nhiều trường có một danh sách nội quy hoặc chính sách kỷ luật mà học sinh
phải tuân thủ, thường được gọi là “các quy tắc đạo đức”. Hãy hỏi trường của con
quý vị về chính sách kỷ luật hoặc quy tắc đạo đức của trường. Những học sinh vi
phạm nội quy trường học có thể bị phạt ở lại trường sau giờ học. Hoặc là em đó
sẽ không được phép tham gia vào những môn thể thao hay các hoạt động khác
của trường. Trừng phạt thân thể không được phép ở các trường tại Hoa Kỳ ở
hầu hết các tiểu bang.

Học sinh có thể bị đình chỉ học tập hoặc bị đuổi học nếu chúng có hành vi tồi tệ
và thường xuyên vi phạm nội qui của trường. Con của quý vị sẽ không được
đi học trường đó nữa nếu bị đuổi học. Quý vị cần phải đến gặp nhân viên của
trường học để tìm hiểu xem làm cách nào để đưa con em trở lại trường.

Ở trường con tôi có an toàn không?


Hầu hết các trường công lập ở Mỹ là nơi an toàn để học tập. Hãy thảo luận với
giáo viên, cố vấn viên của trường, hiệu trưởng, hoặc giám thị nhà trường nếu
quý vị lo lắng về sự an toàn của con mình.

Cách Ngăn Chặn Vấn Đề Bắt Nạt


Bắt nạt là hành vi công kích ngôn từ hoặc thể chất không mong muốn giữa các
trẻ ở độ tuổi đến trường. Bắt nạt có thể xảy ra trong hoặc sau giờ học. Mặc dù
hầu hết các vụ bắt nạt được báo cáo xảy ra trong khuôn viên trường học, vấn đề
này cũng xảy ra ở những nơi như sân chơi, xe buýt, hoặc trên mạng Internet. Để
hiểu thêm về cách ngăn chặn bắt nạt hoặc giải quyết vấn đề này, vui lòng truy
cập www.stopbullying.gov.

64 
Giáo Dục Đại Học: Các Trường
Cao Đẳng Và Đại Học
Vị thành niên và người lớn có thể tiếp tục theo học tại những trường cao đẳng
cộng đồng hay kỹ thuật hệ hai năm, cao đẳng hệ bốn năm, hoặc đại học sau
khi đã học xong phổ thông trung học. Những chương trình học này được gọi là
chương trình giáo dục sau trung học (postsecondary
institutions) hay chương trình giáo dục đại học
(institutions of higher education). Thông thường, bốn
năm đầu của giáo dục sau phổ thông được gọi là
giáo dục đại học, và việc học lên sau khi có bằng cử
nhân được gọi là học cao học. Có nhiều trường công
lập cũng như tư thục có chương trình giáo dục đại
học. Nhìn chung, các trường cao đẳng và đại học
công lập có thể ít tốn kém hơn so với các trường tư
thục, nhất là đối với những người thường trú ở cùng
tiểu bang với trường. Thanh thiếu niên cũng có thể
chọn các trường dạy về một nghề nào đó, chẳng hạn
như sửa máy tính hay làm trợ lý chăm sóc y tế.

Sinh viên trong chương trình giáo dục đại học chọn
ngành học đặc biệt để học chuyên sâu (được gọi là chuyên ngành (major)).
Chọn chuyên ngành giúp sinh viên chuẩn bị kiếm việc làm hoặc học tiếp các
chương trình cao hơn trong lĩnh vực này.

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC


Loại Bằng Cấp Loại Trường Học Thời Gian Học
Đại Học Cộng Đồng/Trường Dạy
Chứng Chỉ Sáu tháng tới hai năm
Nghề

Bằng Đại Học Đại Cương Đại Học Cộng Đồng Hai năm

Cử Nhân Cao đẳng hoặc Đại học bốn năm Bốn năm

Thạc Sĩ Đại Học Hai năm

Tiến Sĩ Đại Học Hai đến tám năm

Chuyên Gia Trường Chuyên Ngành Hai đến năm năm

65
Giáo dục tại trường cao đẳng hoặc đại học có thể đắt, nhưng có các chương
trình giúp quý vị trả chi phí giáo dục này. Hầu hết sinh viên vay tiền hoặc xin
học bổng hay xin tài trợ để giúp trả cho chi phí học tập. Một số trường hỗ trợ tài
chính gọi là học bổng. Quý vị có thể tới văn phòng hỗ trợ tài chính của trường
mình để tìm hiểu thêm về các học bổng. Các học bổng và tài trợ nhất định
được giới hạn chỉ dành cho công dân Hoa Kỳ, người mang quốc tịch Hoa Kỳ,
các thường trú nhân, hoặc các công dân không mang quốc tịch Hoa Kỳ đủ tiêu
chuẩn. Chính phủ Mỹ cũng trợ giúp tài chính cho sinh viên. Để tìm hiểu thêm về
hỗ trợ tài chính, xem phần bên dưới hoặc truy cập www.StudentAid.gov.

Quỹ Tài Trợ Liên Bang cho Sinh Viên Đại Học
Chính phủ Mỹ cung cấp trợ giúp tài chính để giúp sinh viên thanh toán các chi
phí giáo dục của mình ở một trường cao đẳng, trường kỹ thuật, trường nghề,
hoặc trường học sau đại học đủ tiêu chuẩn. Hỗ trợ tài chính liên bang bao trả
các chi phí như học phí, tiền phòng, tiền ăn, sách vở và đi lại. Nhìn chung, sinh
viên đủ tiêu chuẩn có được hỗ trợ này dựa trên nhu cầu tài chính, chứ không
phải điểm số của họ. Có ba loại hỗ trợ liên bang:
●● Tiền trợ cấp: là tiền quý vị không phải hoàn trả.
●● Tiền vừa học vừa làm (Work study): là tiền mà quý vị kiếm được bằng việc
vừa học vừa làm.
●● Tiền vay: tiền quý vị mượn bây giờ nhưng phải hoàn trả sau này kèm theo lãi
suất.

Để biết thêm thông tin về các chương trình trợ giúp tài chính liên bang, hãy gọi
1-800-433-3243 hoặc truy cập trang web của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ tại địa chỉ
www.StudentAid.ed.gov/resources. Có cả thông tin bằng tiếng Tây Ban Nha.

Hãy Cảnh Giác Lừa Đảo Trợ Giúp Tài Chính


Hãy cẩn thận khi quý vị tìm kiếm thông tin về chương trình trợ giúp tài chính
cho sinh viên. Tránh xa những người đề nghị giúp đỡ tốt hơn mức bình thường
hoặc bảo đảm kết quả với quý vị để đổi lấy tiền. Hàng năm, các gia đình mất
hàng triệu đô la vì nạn “lừa gạt học bổng”. Nếu quý vị là nạn nhân của trò lừa
gạt này, hoặc muốn biết thêm thông tin, hãy gọi Ủy Ban Thương Mại Liên Bang
(Federal Trade Commission) theo số 1-877-382-4357 hoặc 1-866-653-4261
(dành cho người khiếm thính). Quý vị cũng có thể truy cập trang web
www.consumer.ftc.gov/articles/0082-scholarship-and-financial-aid-scams.

66 
Giáo Dục Dành Cho Người Lớn
Việc học không nhất thiết phải kết thúc khi quý vị trở thành người lớn. Ở nước
Mỹ, mọi người được khuyến khích để trở thành “người học suốt đời”. Nếu quý vị
từ 16 tuổi trở lên và chưa học xong phổ thông trung học, quý vị có thể ghi danh
vào lớp Đệ Nhị Cấp Của Người Lớn (ASE). Những lớp này chuẩn bị cho quý
vị lấy được bằng Phát Triển Giáo Dục Tổng Quát GED (General Educational
Development).

Bằng GED tương đương với bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, mặc dù một
số tiểu bang có thể yêu cầu quý vị làm một bài kiểm tra khác tương tự GED hoặc
đáp ứng được các yêu cầu để lấy được bằng tương đương bằng tốt nghiệp phổ
thông trung học. Bằng tương đương bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (chẳng
hạn như GED) cho thấy quý vị đã học kiến thức và kỹ năng học thuật cấp phổ
thông trung học. Để lấy bằng GED, quý vị phải thi đậu bốn môn khác nhau: tư
duy ngôn ngữ (đọc và viết), xã hội học, khoa học và tư duy toán học. Phần lớn
các nhà tuyển dụng tại Hoa Kỳ xem chứng nhận GED tương đương với bằng tốt
nghiệp trung học phổ thông. Trong nhiều vùng, những lớp học chuẩn bị cho kỳ thi
GED được tổ chức miễn phí hoặc với giá thấp. Tìm kiếm trên mạng Internet để
hiểu về GED và các khóa học giáo dục khác dành cho người lớn, hoặc hãy gọi
cho học khu địa phương để biết thêm thông tin.

Nhiều người lớn ghi danh học thêm về những chủ đề


họ thích hoặc học những kỹ năng mới có thể giúp họ
trong công việc. Nhiều hệ thống trường học công lập
và đại học cộng đồng địa phương mở nhiều lớp giáo
dục dành cho người lớn. Thông thường, những lớp
này có lệ phí thấp và bất kỳ ai cũng có thể ghi danh
nhập học. Hãy tìm hiểu tại hệ thống trường học địa
phương hoặc đại học cộng đồng xem có những lớp
học nào, học phí là bao nhiêu, và ghi danh như
thế nào.

67
Học Tiếng Anh
Có nhiều nơi tổ chức lớp học nói, đọc và viết tiếng Anh. Nhiều trẻ em và người
lớn ghi danh học Tiếng Anh như là Ngôn Ngữ Thứ Hai ESL (English as a Second
Language). Những lớp học này giúp những người không biết tiếng Anh học ngôn
ngữ này. Những lớp học này còn được gọi là Lớp Tiếng Anh cho Người Nói Thứ
Tiếng Khác ESOL (English for Speakers of Other Languages) hoặc những lớp
dạy đọc viết tiếng Anh.

Trẻ em không biết tiếng Anh sẽ học môn này trong trường. Các trường học công
lập Mỹ có những chương trình trợ giúp và giảng dạy cho tất cả những học sinh
cần học tiếng Anh.

Người lớn không hiểu tiếng Anh có thể ghi danh học lớp ESL của những trường
công cho người lớn và giáo dục cộng đồng hoặc trường ngôn ngữ tư nhân.
Trường của con quý vị có thể cung cấp các dịch vụ dạy đọc viết cho gia đình,
dành cho phụ huynh, và đào tạo cho các phụ huynh không nói tiếng Anh. Hãy
liên hệ với trường của con quý vị để tìm hiểu liệu trường có cung cấp các
chương trình như thế hay không.

Các chương trình ở trường công cho người lớn và giáo dục cộng đồng thường
được tổ chức trong cộng đồng địa phương bởi các học khu và đại học cộng
đồng. Những chương trình này có những khoá học ESL có tình nguyện viên địa
phương dạy kèm. Những chương trình này thường miễn phí, hoặc quý vị phải
trả một khoản học phí nhỏ. Thời gian học có thể ban ngày hoặc ban đêm. Hãy
gọi cho đại học cộng đồng địa phương hoặc văn phòng học khu để tìm những
lớp học ESL mà họ cung cấp.

Hầu hết những thành phố lớn đều có những trường ngôn ngữ tư nhân có
lớp học ESL ban ngày hoặc ban đêm. Học phí của các lớp ngôn ngữ tư nhân
thường dựa trên số giờ dạy, và nhìn chung sẽ đắt hơn các lớp công lập. Quý vị
có thể tìm kiếm trên mạng Internet các trường ngôn ngữ tư nhân trong khu vực
mình sinh sống.

Một số tổ chức cộng đồng, thư viện, và những nhóm tôn giáo cũng có những
lớp học ESL miễn phí hoặc giá thấp. Hãy tìm hiểu trong thư viện công cộng địa
phương, cơ quan dịch vụ xã hội, nhà thờ hoặc chùa. Nhân viên tra cứu của thư
viện địa phương cũng có thể cho quý vị biết về những chương trình ESL và giúp
quý vị tìm sách, băng video, đĩa CD và phần mềm máy tính trong thư viện.

Để tìm chương trình ESL gần nhất, vui lòng truy cập trang web
www.literacydirectory.org. Quý vị cũng có thể học trực tuyến bằng cách truy
cập trang web www.usalearns.org.

68 
Goị 211 Để Biết Thông Tin Về Những Dịch Vụ Xã Hội
Hiện nay tại nhiều tiểu bang quý vị có thể gọi 211 để được trợ giúp tìm kiếm những dịch vụ mà quý vị cần.
Hãy gọi 211 để hỏi nơi quý vị có thể ghi danh học những lớp ESL gần nơi quý vị ở. Quý vị cũng có thể gọi
211 nếu cần trợ giúp tìm thực phẩm, nhà ở, hoặc những dịch vụ xã hội khác. Một số tiểu bang và hạt vẫn
chưa có dịch vụ 211. Để biết liệu dịch vụ 211 có ở khu vực quý vị ở hay không, vui lòng truy cập trang web
www.211.org.

Chăm Sóc Y Tế
Nhìn chung, mọi người ở Hoa Kỳ chi trả dịch vụ chăm sóc y tế của mình trực
tiếp hoặc thông qua bảo hiểm. Chăm sóc ý tế tốn kém, vì vậy làm việc cho các
nhà tuyển dụng trả bảo hiểm y tế hoặc mua bảo hiểm y tế cho quý vị là một việc
có lợi. Quý vị và gia đình có bảo hiểm y tế càng sớm càng tốt là điều quan trọng.

Các nhà tuyển dụng trả bảo hiểm y tế như là một khoản trợ cấp cho nhân viên.
Một số nhà tuyển dụng chi trả tất cả chi phí bảo hiểm y tế hàng tháng
cho quý vị trong khi một số khác chỉ chi trả một phần chi phí này.
Phí bảo hiểm hàng tháng này được gọi là tiền đóng bảo hiểm
(premium). Quý vị có thể cần phải trả một phần của tiền
đóng bảo hiểm. Thông thường nhà tuyển dụng sẽ khấu
trừ phần đóng bảo hiểm của nhân viên vào séc trả
lương cho quý vị. Một số nhà tuyển dụng cũng sẽ cho
phép quý vị mua bảo hiểm cho gia đình. Quý vị có thể
phải trả nhiều hơn cho phí bảo hiểm này.

Nếu quý vị có bảo hiểm y tế, bác sĩ có thể gửi hóa


đơn tới công ty bảo hiểm y tế của quý vị. Công ty
bảo hiểm y tế có thể chi trả một phần hoặc tất cả hóa
đơn này. Thông thường thì quý vị phải trả một khoản
cho bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ mỗi lần quý vị sử
dụng các dịch vụ chăm sóc y tế. Đôi khi việc này được gọi
là “tiền đồng trả” (co-payment).

Nếu quý vị không có bảo hiểm y tế, một số bác sĩ sẽ yêu cầu quý
vị trả toàn bộ chi phí chăm sóc y tế của quý vị. Quý vị có thể nhận hỗ
trợ chăm sóc y tế tiểu bang hoặc liên bang. Các tiểu bang cung cấp hình thức
hỗ trợ cho trẻ em thuộc gia đình có thu nhập thấp, phụ nữ mang thai và người
khuyết tật. Một số tiểu bang có các chương trình hỗ trợ do tiểu bang trợ cấp.

69
Nếu cần chăm sóc y tế khẩn cấp, quý vị có thể đến phòng cấp cứu của bệnh
viện gần nhất để được điều trị. Theo luật liên bang, các khoa cấp cứu của hầu
hết các bệnh viện phải điều trị cho các cá nhân trong tình trạng nguy kịch kể cả
khi người đó không có khả năng chi trả, tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ
chăm sóc y tế có thể lên hóa đơn cho các dịch vụ y tế đã cung cấp.

Khi quyết định về sức khỏe của mình, điều quan trọng là quý vị phải biết tham
khảo ở đâu thông tin mới nhất, đáng tin cậy nhất. Để biết thêm nhiều nguồn
thông tin về các chủ đề liên quan tới y tế, vui lòng truy cập trang web
www.healthfinder.gov.

Thị Trường Bảo Hiểm Y Tế


Thị Trường Bảo Hiểm Y Tế (hay còn gọi là nơi trao đổi bảo hiểm y tế) là một
cách để tìm được bảo hiểm y tế chất lượng vừa túi tiền và đáp ứng được nhu
cầu của quý vị. Nó có thể giúp quý vị nếu quý vị không có bảo hiểm giá cả phải
chăng từ nhà tuyển dụng của mình hoặc nếu quý vị đủ tiêu chuẩn hưởng bảo
hiểm theo Chương Trình Medicare, Medicaid, hoặc Chương Trình Y Tế Dành
ChoTrẻ Em (CHIP). Thị Trường này sẽ cho phép quý vị so sánh các chương
trình bảo hiểm y tế cá nhân, giải đáp thắc mắc, tìm hiểu liệu quý vị có đủ tiêu
chuẩn để được hỗ trợ tài chính nhằm giúp thanh toán chi phí bảo hiểm, và ghi
danh vào chương trình chăm sóc y tế đáp ứng được nhu cầu của quý vị. Các
thường trú nhân và những người nhập cư hợp pháp khác có thể đủ tiêu chuẩn
nhận bảo hiểm của Thị Trường. Để biết thông tin cập nhật nhất, vui lòng truy cập
trang web www.HealthCare.gov.

Tìm Cơ Sở Chăm Sóc Y Tế Giá Thấp


Phần lớn các cộng đồng có tối thiểu một cơ sở chăm sóc y tế cung cấp các dịch vụ miễn phí hoặc giá thấp.
Các cơ sở này đôi khi được gọi là phòng khám hoặc trung tâm y tế cộng đồng. Để tìm cơ sở gần quý vị, hãy
tìm kiếm trên mạng Internet hoặc hỏi tổ chức phục vụ người nhập cư nếu họ biết cơ sở chăm sóc y tế miễn
phí hoặc giá thấp trong khu vực quý vị ở.

Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ trợ cấp cho các cơ sở chăm sóc y tế ở nhiều địa điểm trên khắp cả
nước, cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản cho người nhập cư. Để tìm bác sĩ gần quý vị, vui lòng truy
cập trang web http://findahealthcenter.hrsa.gov.

70 
Các Chương Trình Y Tế Liên Bang Và Tiểu Bang
Medicare: Medicare là một chương trình bảo hiểm y tế dành cho những người
từ 65 tuổi trở lên, dưới 65 tuổi nhưng bị khuyết tật, hoặc mắc bệnh thận giai
đoạn cuối. Medicare chi trả cho các dịch vụ chăm sóc nhất định và cơ bản
nếu quý vị bị ốm hoặc bị thương. Để biết thêm thông tin về cách ghi danh
vào chương trình Medicare, vui lòng truy cập trang web www.medicare.gov/
MedicareEligibility/home.asp.

Chương trình Medicare gồm một số phần, bao gồm Phần A, Phần CE
INSURAN
HEALTH
B, và Phần D. MEDICA
RE
-4227)
-800-633
ICARE (1
1-800-MED
Phần A là bảo hiểm bệnh viện giúp bao trả dịch vụ y tế nội trú

SAMPLE
●●
ARY
BENEFICI
NAME OF
trong bệnh viện, các cơ sở hộ lý có chuyên môn, bệnh viện dành E
JOHNCLDAIOM NUMBER SEX
RE MALE DATE
cho người hấp hối, và chăm sóc y tế tại gia. Hầu hết mọi người
MEDICA
0 0 -A
0 0 -0 0 -0 0
IVE
0 -2007
EFFECT
TITLED TO
A R T A ) 01-01 007
không trả tiền đóng bảo hiểm Phần A bởi họ đã trả thuế Medicare IS EN
P ITA L (P 0 1-01-2
HOS T B)
L (PAR E
khi làm việc. Nếu quý vị không đủ tiêu chuẩn để được miễn đóng MEDICA JOHN DO
SIGN
phí bảo hiểm cho Phần A, quý vị có thể mua Phần A nếu đáp ứng HERE

được các điều kiện nhất định.


●● Phần B là bảo hiểm y tế giúp bao trả các dịch vụ như các dịch vụ
bác sĩ, y tế ngoại trú, thiết bị y tế lâu bền, các dịch vụ y tế tại gia, và các dịch
vụ y tế khác cũng như một số dịch vụ phòng ngừa. Nếu muốn hưởng Phần B,
quý vị phải trả phí hàng tháng.
●● Phần D là bảo hiểm thuốc kê toa, giúp bao trả các chi phí cho các loại thuốc
nhất định mà bác sĩ đã kê để điều trị. Ghi danh vào chương trình Medicare
Phần D là tự nguyện, và quý vị phải trả thêm phí hàng tháng cho chương
trình bảo hiểm này.

Thường trú nhân có thể được hưởng Medicare Phần A, Phần B và phần D nếu
họ hội đủ một số điều kiện nhất định. Các thường trú nhân 65 tuổi trở lên tự
động được ghi danh vào chương trình Medicare Phần A khi họ bắt đầu hưởng
trợ cấp nghỉ hưu An Sinh Xã Hội. Nếu quý vị chưa đủ 65 tuổi nhưng hội đủ điều
kiện vì những lý do khác, hãy gọi cho văn phòng An Sinh Xã Hội gần quý vị để
biết thông tin về ghi danh. Nhìn chung, quý vị phải làm việc tại Hoa Kỳ 10 năm
(hoặc 40 quý) để nhận được trợ cấp Medicare Phần A mà không phải trả tiền
đóng bảo hiểm. Để biết thêm thông tin về Medicare và để tải Medicare & You–
sổ tay hướng dẫn chính thức Medicare của chính phủ Hoa Kỳ – hãy vào trang
web www.medicare.gov. Có cả thông tin bằng tiếng Tây Ban Nha.

Medicaid: Medicaid là một chương trình đồng tài trợ của cả liên bang và tiểu
bang dành cho những người thu nhập thấp. Mỗi tiểu bang đặt ra những hướng
dẫn riêng về chương trình Medicaid. Medicaid trả cho những dịch vụ y tế nhất
định, như là thăm khám bác sĩ, thuốc kê toa và nằm viện. Những thường trú
nhân đã nhập cư vào nước Hoa Kỳ trước ngày 22 tháng 8 năm 1996 có thể

71
nhận được Medicaid nếu họ hội đủ điều kiện. Phần lớn các thường trú nhân đã
nhập cư vào nước Mỹ từ hoặc sau ngày 22 tháng 8 năm 1996 có thể nhận được
các trợ cấp Medicaid nếu họ đã sống ở Mỹ 5 năm hoặc lâu hơn và hội đủ điều
kiện. Để biết thêm thông tin về các dịch vụ Medicaid tại tiểu bang của quý vị, vui
lòng truy cập trang web www.medicaid.gov.

Chương Trình Bảo Hiểm Y Tế Dành Cho Trẻ Em (CHIP): Con


quý vị có thể được chăm sóc y tế miễn phí hoặc giá thấp thông
qua chương trình CHIP của tiểu bang nếu con quý vị hội đủ điều
kiện. Nếu mức thu nhập của quý vị quá cao, không đủ tiêu chuẩn
để nhận Medicaid, một số tiểu bang có chương trình bảo hiểm y tế
dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thiếu niên. Bảo hiểm trả cho việc
khám bác sĩ, thuốc kê toa, chăm sóc trong bệnh viện, và những
dịch vụ chăm sóc y tế khác. Ở hầu hết các tiểu bang, trẻ em từ 18
tuổi trở xuống, không có bảo hiểm y tế, và sống trong gia đình có
thu nhập ở mức giới hạn nào đó thì được xem như hội đủ điều kiện
nhận bảo hiểm. Trẻ em có thể được chăm sóc y tế miễn phí hoặc
giá thấp mà không ảnh hưởng đến tình trạng nhập cư của cha mẹ.

Thông Tin Thêm Về Medicaid và CHIP


Mỗi tiểu bang có quy định về Medicaid và CHIP của riêng mình, vì vậy việc tìm hiểu về chương trình này ở
tiểu bang của quý vị là việc quan trọng. Để biết thêm thông tin, hãy gọi 1-877-543-7669 hoặc truy cập trang
web www.insurekidsnow.gov.

Những Chương Trình Trợ Cấp


Khác Của Liên Bang
Quý vị hoặc những thành viên trong gia đình có thể hội đủ điều kiện để nhận
những khoản trợ cấp liên bang khác, phụ thuộc vào tình trạng nhập cư, thời gian
sống ở Hoa Kỳ và mức thu nhập của quý vị. Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ sẵn
có dành cho quý vị, vui lòng truy cập trang web www.benefits.gov.

Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP)


Một số người nhập cư, bao gồm trẻ em, có thể đủ điều kiện tham gia Chương
Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP). SNAP trợ cấp cho quý vị để giúp quý
vị mua thực phẩm tại các cửa hàng tạp hóa. Một số tiểu bang có chương trình
phiếu thực phẩm do tiểu bang cấp quỹ với một số điều kiện hợp lệ khác đối với
người nhập cư và các điều kiện này có thể khác nhau giữa các tiểu bang. Để biết
thông tin về SNAP và các yêu cầu về tiêu chuẩn tham gia, vui lòng truy cập trang
web www.fns.usda.gov/snap. Thông tin về SNAP có sẵn bằng 36 thứ tiếng khác
nhau tại www.fns.usda.gov/documents-available-other-languages.

72 
Các Dịch Vụ Trợ Giúp Nạn Nhân của Nạn Bạo
Hành Trong Gia Đình
Những người nhập cư và con của họ, nếu là nạn nhân của nạn bạo hành trong
gia đình, có thể hội đủ điều kiện để nhận những khoản trợ cấp và dịch vụ liên
bang, ví dụ như nơi tạm trú dành cho phụ nữ bị ngược đãi hoặc SNAP. Để biết
thêm thông tin về các dịch vụ này, vui lòng truy cập trang web
www.womenshealth.gov/violence-against-women.

Chương Trình Trợ Giúp Tạm Thời cho Những Gia


Đình Gặp Khó Khăn (Temporary Assistance for
Needy Families hay TANF)
Chương Trình Trợ Giúp Tạm Thời cho Những Gia Đình Gặp Khó Khăn là một
chương trình của liên bang tài trợ cho tiểu bang để giúp đỡ và tạo cơ hội việc
làm cho những gia đình có thu nhập thấp. Các chương trình khác nhau ở mỗi
tiểu bang, và một số tiểu bang có chương trình trợ giúp riêng do chính tiểu bang
tài trợ. Để biết thêm thông tin và các yêu cầu về tiêu chuẩn tham gia,
vui lòng truy cập trang web www.acf.hhs.gov/programs/ofa/programs/tanf.

Trợ Giúp Những Người Nhập Cư Khuyết Tật


Những người nhập cư khuyết tật có thể đủ điều kiện tham gia các chương trình
Medicaid, SNAP, và Phụ Cấp An Sinh Bổ Sung (Supplemental Security Income).
Để biết thêm thông tin về Phụ Cấp An Sinh Bổ Sung, vui lòng truy cập trang web
www.socialsecurity.gov/ssi.

Các Trung Tâm Nghề Nghiệp Toàn Diện


(One-Stop Career Centers)
Chính quyền liên bang tài trợ cho những trung tâm
nghề nghiệp có đào tạo hướng nghiệp, tư vấn nghề
nghiệp, đăng danh sách tuyển nhân viên, và những
dịch vụ khác liên quan đến việc làm. Các lớp ESL và
đào tạo kỹ năng công việc cũng được cung cấp cho
những người nhập cư ở một số trung tâm.

Để tìm Trung Tâm Nghề Nghiệp Toàn Diện ở gần


quý vị nhất, vui lòng truy cập trang web
www.careeronestop.org hoặc www.doleta.gov.

73
74 
Bảo Đảm An Toàn Cho Nơi Ở Và
Gia Đình
Những trường hợp khẩn cấp là những trường hợp ngoài dự liệu, có thể gây thiệt hại về người và tài sản. Các
trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra cho bất cứ ai ở bất cứ thời điểm nào. Phần này cho quý vị biết cách quý vị
có thể chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp và cách để được giúp đỡ khi xảy ra trường hợp khẩn cấp.

 75
75
Hãy Sẵn Sàng
Chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp trước khi chúng xảy ra. Để biết thông tin
về cách chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp, vui lòng truy cập trang web
www.ready.gov. Trang web toàn diện này cung cấp thông tin về cách chuẩn bị
sẵn sàng cho trường hợp khẩn cấp để quý vị có thể bảo đảm an toàn cho nơi ở
và gia đình.

Dưới đây là một số việc quý vị có thể làm để chuẩn bị:


●● Hãy chắc chắn rằng cửa ra vào có ổ khóa tốt và luôn luôn khóa cửa. Không
giao chìa khóa nhà của quý vị cho người lạ. Nếu người lạ gõ cửa nhà quý vị,
hãy hỏi xem họ là ai và họ muốn gì trước khi mở cửa.
●● Chuông báo khói kêu lớn khi có khói trong nhà hoặc trong căn hộ của quý vị.
Hãy chắc chắn là quý vị có chuông báo khói gắn trên trần nhà gần các phòng
ngủ và trên mỗi tầng nhà. Kiểm tra chuông mỗi tháng một lần để biết chắc
rằng nó vẫn hoạt động tốt. Thay pin trong chuông báo khói tối thiểu một năm
một lần.
●● Tìm hiểu xem các bệnh viện, đồn cảnh sát và trạm cứu hỏa gần nhất ở đâu.
Để tất cả các số điện thoại quan trọng gần điện thoại của quý vị để quý vị có
thể dễ dàng tìm thấy chúng trong trường hợp khẩn cấp.
●● Tìm những van chính của hệ thống khí đốt, điện và nước trong nhà quý vị.
Hãy chắc chắn là quý vị biết cách khóa các van lại bằng tay. Nếu quý vị không
biết cách để tìm được chúng, hãy hỏi chủ nhà, công ty dịch vụ công cộng địa
phương hoặc hàng xóm.
●● Hãy chuẩn bị một bộ dụng cụ phòng ngừa thảm
họa, bao gồm đèn pin, radio xách tay, pin dự
phòng, chăn mền, túi cứu thương, và đủ thức ăn
đóng hộp và nước chai để sử dụng tối thiểu trong
ba ngày. Hãy đảm bảo có cả túi đựng rác, giấy vệ
sinh, và thức ăn cho thú nuôi nếu cần. Hãy cất tất
cả những thứ này ở một nơi dễ tìm.
●● Thực hành với gia đình quý vị cách để thoát ra
khỏi nhà trong trường hợp hỏa hoạn hoặc những
trường hợp khẩn cấp khác. Nhớ cho con quý vị
biết tiếng chuông báo khói kêu như thế nào và phải làm gì nếu nghe thấy
tiếng đó. Hãy ấn định trước những địa điểm để gia đình gặp nhau trong
trường hợp quý vị phải đi khỏi nhà. Chọn gặp ở một nơi ngay bên ngoài nhà,
và một nơi khác bên ngoài khu phố đề phòng những trường hợp quý vị không
thể trở về nhà. Hãy nói trước cho một người bạn hoặc thành viên trong gia
đình đang sống ở vùng khác rằng mỗi người trong gia đình sẽ gọi điện thoại
cho họ trong trường hợp bị lạc. Hãy chắc chắn rằng mọi người đều biết làm
thế nào để gọi, và có số điện thoại của người này.

76 
●● Hãy hỏi trường học của con cái mình để biết về kế hoạch đối phó của trường
trong trường hợp khẩn cấp. Hãy chắc chắn là con quý vị biết phải làm gì trong
trường hợp khẩn cấp và nơi quý vị có thể gặp con mình. Con quý vị nên biết
số điện thoại và địa chỉ của quý vị.

Quý Vị Có Thể Làm Gì


Để giúp bảo vệ an toàn trong khu phố của quý vị, hãy làm quen với những người
láng giềng. Thảo luận với họ cách xử lý những trường hợp khẩn cấp trong vùng.
Nếu quý vị có người hàng xóm bị khuyết tật, hỏi thăm xem họ có cần sự trợ giúp
đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp hay không.

Nhiều khu phố có Đội Dân Phố, hướng dẫn người dân cách giúp bản thân họ
bằng cách nhận dạng và báo cáo hành động đáng ngờ ở khu phố của mình. Nếu
khu vực của quý vị có Đội Dân Phố, quý vị có thể tình nguyện tham gia. Nếu quý vị muốn tổ chức Đội Dân Phố,
hãy gọi cho cơ quan cảnh sát địa phương. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web www.nnw.org.

Khi giúp cho những người khác được an toàn, quý vị cũng đã giúp cho cộng đồng và cả đất nước. Quý vị có
thể tham gia nhiều hơn vào cộng đồng thông qua Hội Đồng Cư Dân (Citizen Corps Council). Vui lòng truy cập
trang web www.citizencorps.gov để biết thêm thông tin.

Sơ Cứu
Học cách giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp, ví dụ như khi có người bị chảy máu
hoặc nghẹt thở. Việc này được gọi là sơ cứu (first aid). Quý vị có thể theo học
những lớp huấn luyện phương pháp sơ cứu tại Hội Chữ Thập Đỏ (Red Cross) tại
địa phương. Gọi cho văn phòng Hội Chữ Thập Đỏ địa phương hoặc Hội Đồng An
Toàn Quốc Gia (National Safety Council) để hỏi về những lớp học trong vùng. Để
biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web www.redcross.org hoặc
www.nsc.org/learn/Safety-Training/Pages/first-aid-training.aspx.

Hãy để sẵn những túi sơ cứu ở nhà, ở nơi làm việc và trong xe hơi của quý vị.
Túi sơ cứu có những dụng cụ quý vị cần có để trị các loại vết thương nhỏ hoặc
chứng đau nhức, như là băng, gạc khử trùng, thuốc, bịch nước đá, và bao tay.
Quý vị có thể mua một túi sơ cứu tốt ở nhà thuốc địa phương.

Kiểm Soát Chất Độc


Trong nhà quý vị có nhiều thứ có thể gây độc hại nếu uống phải chúng. Những
thứ này có thể là nước lau chùi, thuốc, sơn, rượu, mỹ phẩm và thậm chí là một
số loại cây. Hãy để những thứ này xa tầm tay trẻ nhỏ.

Nếu có người uống nhầm một chất độc, hãy gọi cho Trung Tâm Kiểm Độc
(Poison Control Center) ngay lập tức theo số 1-800-222-1222. Quý vị có thể
được trợ giúp 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần. Khi gọi vào, nên có sẵn tên
chất độc uống nhầm cho tổng đài biết. Nếu quý vị không nói được tiếng Anh, hãy
nói cho tổng đài để họ kiếm thông dịch viên cho quý vị. Tất cả những cuộc gọi
đến Trung Tâm Kiểm Độc đều được giữ kín đáo và miễn phí.

77
Luôn Nắm Rõ Thông Tin
Bộ An Ninh Nội Địa (DHS) công nhận tất cả mọi người đều phải chia sẻ trách
nhiệm về an ninh quốc gia và nên nhận thức được rủi ro tấn công khủng bố ngày
càng tăng cao ở Mỹ. DHS có một hệ thống giúp người dân hiểu rủi ro tấn công
khủng bố hoặc bất cứ mối đe dọa nào khác cho an ninh quốc gia. Hệ thống này
được gọi là Hệ Thống Cố Vấn Khủng Bố Quốc Gia (NTAS).

Phát cảnh báo NTAS khi có thông tin đáng tin cậy về mối đe dọa tới an ninh
quốc gia. Có hai loại cảnh báo:
●● Cảnh Báo Đe Dọa Sắp Xảy Ra: Cảnh báo này cảnh báo mối đe dọa khủng
bố sắp xảy ra, cụ thể, đáng tin cậy chống lại nước Mỹ.
●● Cảnh Báo Đe Dọa Leo Thang: Cảnh báo này cảnh báo mối đe dọa khủng
bố đáng tin cậy chống lại nước Mỹ.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web www.dhs.gov/alerts.

Nếu quý vị muốn nhận thông tin cập nhật liên tục, vui lòng truy cập trang web
www.twitter.com/NTASAlerts.

Chính phủ Hoa Kỳ có thể sử dụng NTAS để cung cấp thông tin cho cộng đồng
trong trường hợp khẩn cấp. Bộ An Ninh Quốc Nội có thể sử dụng hệ thống này
để cung cấp thông tin tức thời cho cộng đồng khi xảy ra tấn công khủng bố.
Chính quyền tiểu bang và địa phương cũng có thể sử dụng NTAS để cung cấp
thông tin cho cộng đồng.

LỜI
Nếu xảy ra tấn công khủng bố, thiên tai, hoặc các trường hợp khẩn cấp
KHUYÊN
khác, hãy lắng nghe những gì mà chính quyền địa phương yêu cầu quý
vị thực hiện. Hãy nghe radio hoặc ti vi để biết các hướng dẫn. Phải có TV
hoặc radio chạy bằng pin trong nhà đề phòng trường hợp khu vực quý vị ở
tạm thời bị mất điện.

78 
Quý Vị Có Thể Làm Gì
DHS giúp đất nước hiểu về những nguy hiểm có thể xảy ra, để có thể chuẩn bị đối phó khi có cuộc tấn công
khủng bố hoặc thiên tai. DHS cung cấp thông tin nhằm giúp quý vị đảm bảo an toàn cho gia đình, nơi ở và
cộng đồng của quý vị. Hãy gọi 1-800-BE-READY hoặc truy cập trang web www.ready.gov.

Quý vị có thể nhận sổ hướng dẫn có tiêu đề Are You Ready? (Quý Vị Sẵn Sàng Chưa?) Hướng Dẫn Chi
Tiết cho Công Dân Cách Sẵn Sàng Ứng Phó có nhiều lời khuyên về cách đảm bảo an toàn cho gia đình, nơi
ở và cộng đồng của quý vị. Quý vị có thể nhận hướng dẫn này từ Cơ Quan Quản Lý Khẩn Cấp Liên Bang
bằng cách truy cập trang web www.ready.gov/are-you-ready-guide. Quý vị cũng có thể nhận các tài liệu từ
trang web DHS tại www.ready.gov/publications.

Ứng Phó Với Trường Hợp Khẩn


Cấp
Trợ Giúp Khẩn Cấp Bằng Điện Thoại
Ở nước Mỹ, quý vị có thể gọi 911 bằng bất cứ máy điện thoại nào để nhận được
sự trợ giúp khẩn cấp. Chỉ sử dụng 911 trong trường hợp khẩn cấp. Hướng dẫn
gia đình quý vị về khi nào thích hợp và khi nào không thích hợp gọi 911. Các ví
dụ được liệt kê dưới đây.

Gọi 911 để:


●● Báo một vụ hỏa hoạn;
●● Báo một vụ phạm tội đang xảy ra;
●● Yêu cầu trợ giúp y tế khẩn cấp;
●● Báo rò rỉ khí đốt; và
●● Báo những hành động đáng ngờ, như tiếng la
hét, kêu cứu hoặc tiếng súng nổ.

Xin đừng gọi 911 để:


●● Hỏi đường;
●● Hỏi thông tin về những dịch vụ công cộng;
●● Hỏi xem một người nào đó có bị tù giam hay không;
●● Báo những tình huống không khẩn cấp;
●● Hỏi thông tin về việc quản lý động vật; hoặc
●● Nói chuyện với sĩ quan cảnh sát.

79
Chỉ gọi 911 khi gặp những trường hợp nghiêm trọng hoặc hiểm nghèo. Nếu gọi
911 vì một lý do không chính đáng, quý vị có thể khiến cho người khác không
nhận được sự trợ giúp mà họ cần. Nếu quý vị có điều muốn hỏi cảnh sát, hãy
gọi tới số điện thoại dành cho những trường hợp không khẩn cấp của nha cảnh
sát được liệt kê trong danh bạ điện thoại.

Điều Gì Xảy Ra Khi Tôi Gọi 911?


●● Những cuộc gọi tới số 911 thường được trả lời
trong vòng 12 giây. Quý vị có thể được yêu cầu
phải giữ máy. Khi nhân viên trực máy trả lời cuộc
gọi của quý vị, đường dây sẽ bị im lặng trong vài
giây. Đừng gác máy. Hãy đợi đến khi nhân viên
trực máy lên tiếng.
●● Nếu quý vị không nói được tiếng Anh, hãy cho
nhân viên trực máy biết ngôn ngữ của quý vị. Họ
sẽ gọi một thông dịch viên để nói chuyện trên điện
thoại với quý vị.
●● Nhân viên trực máy 911 sẽ hỏi quý vị để biết được
trường hợp khẩn cấp gì đang xảy ra và ở đâu.
Hãy giữ bình tĩnh và trả lời những câu hỏi này. Cố gắng nói chuyện với nhân
viên trực cho đến khi quý vị trả lời xong tất cả các câu hỏi.

Các Cơ Quan Thực Thi Pháp Luật Ở Hoa Kỳ


Ở nước Hoa Kỳ, có những cơ quan thi hành pháp luật liên bang, tiểu bang và địa phương bảo vệ quần
chúng. Trong cộng đồng của quý vị, những viên chức thực thi pháp luật là cảnh sát thành phố hoặc cảnh sát
quận. Hãy tìm số điện thoại của đồn cảnh sát gần nhà nhất và để ngay bên máy điện thoại của quý vị. Nên
nhớ rằng nhân viên cảnh sát ở đó là để bảo vệ bản thân và gia đình của quý vị khỏi bị tổn hại. Đừng sợ khi
báo cho cảnh sát một vụ phạm tội, đặc biệt khi quý vị là nạn nhân. Một số kẻ tội phạm lợi dụng người nhập
cư vì chúng nghĩ quý vị sẽ không báo cho cảnh sát. Nếu quý vị bị cảnh sát chặn lại:
●● Đừng sợ.
●● Hãy lịch sự và sẵn sàng cộng tác.
●● Hãy cho nhân viên cảnh sát biết rằng quý vị không nói được tiếng Anh.
●● Nếu quý vị đang ở trong xe, đừng ra khỏi xe cho đến khi nhân viên cảnh sát yêu cầu.
●● Để tay quý vị ở nơi mà nhân viên cảnh sát có thể nhìn thấy. Đừng cho tay vào túi hoặc vào những nơi
khác trong xe.

80 
Hỗ Trợ Khi Xảy Ra Thiên Tai
Thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ đâu.
Thiên tai xảy ra ở nhiều hình thức, chẳng hạn như lốc
xoáy, bão, lũ, hoặc động đất. Trong trường hợp quý
vị chịu tác động bởi thiên tai, hãy truy cập các nguồn
trợ cấp khi xảy ra thiên tai tại trang web
www.disasterassistance.gov hoặc gọi
1-800-621-FEMA (3362) hoặc 1-800-462-7585
(dành cho người khiếm thính).

Nếu Quý Vị Nhìn Thấy Một Việc


Gì Đó, Hãy Kể Việc Đó™
Các viên chức liên bang và tiểu bang yêu cầu tất cả
những người sống ở Hoa Kỳ giúp đỡ để chống khủng bố. Hãy để ý tới mọi thứ
xung quanh, nhất là khi quý vị đi lại trên xe buýt công cộng, xe lửa và máy bay.
Nếu quý vị thấy một vật khả nghi được để lại như cặp tài liệu, ba lô, hoặc túi
giấy, hãy tường trình sự việc với nhân viên cảnh sát gần nhất hoặc những người
hữu trách khác. Quý vị đừng tự mở hoặc di chuyển vật khả nghi này. Để biết
thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web www.dhs.gov.

81
82 
Tìm Hiểu Về Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia theo chế độ dân chủ đại diện, và các công dân đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh
đạo đất nước. Trong phần này, quý vị sẽ tìm hiểu về cách các công dân hình thành chính phủ Hoa Kỳ, cách
Hoa Kỳ được gây dựng và phát triển, và cách chính phủ của chúng ta vận hành.

 83
83
Nhân Dân Chúng Ta: Vai Trò
Của Công Dân Hoa Kỳ
Ở Hoa Kỳ, chính phủ có được sức mạnh lãnh đạo từ nhân dân. Đất nước chúng
ta có chính quyền của nhân dân, do nhân dân bầu, và vì nhân dân. Công dân
Hoa Kỳ hình thành nên chính phủ và các chính sách, vì thế mọi người cần học
hỏi về những vấn đề công cộng quan trọng và tích cực tham gia vào cộng đồng
của mình. Công dân Hoa Kỳ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tự do để chọn
những viên chức quan trọng trong chính phủ, thí dụ như Tổng Thống, Phó Tổng
Thống, Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu. Tất cả mọi công dân đều có quyền gọi
điện cho đại biểu do họ bầu lên để đóng góp ý kiến, hỏi thông tin, hoặc xin giúp
đỡ về những vấn đề cụ thể.

Chính phủ chúng ta được xây dựng trên một số giá trị quan trọng: tự do, cơ hội,
bình đẳng và công lý. Tất cả mọi người Mỹ đều tôn trọng những giá trị này, và
chính những giá trị này đem lại đặc trưng chung cho công dân chúng ta.

Chính phủ Hoa Kỳ bảo vệ quyền của mỗi công dân. Hoa Kỳ bao gồm những
người có gia cảnh, văn hóa và tôn giáo khác nhau. Chính phủ và pháp luật của
chúng ta được tổ chức để những công dân có lai lịch khác nhau và tín ngưỡng
khác nhau đều có quyền giống nhau. Không ai có thể bị trừng phạt hoặc bị hãm
hại vì có quan điểm hoặc tín ngưỡng khác với đa số người khác.

Của Dân, Do Dân Và Vì Dân: Dân Chủ Là Gì?


Từ “dân chủ” (democracy) có nghĩa là “chính phủ do nhân dân làm chủ”. Dân chủ có nhiều hình thức
khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Ở Hoa Kỳ, chúng ta có nền dân chủ được gọi là “dân chủ đại diện”
(representative democracy). Có nghĩa là người dân chọn những đại biểu để đại diện cho quan điểm và mối
quan tâm của họ trong chính phủ.

84 
Hoa Kỳ Được Hình Thành Như
Thế Nào
Những người di cư đầu tiên đến Hoa Kỳ do họ trốn
khỏi đất nước của mình vì sự đối xử bất công và nhất
là sự kỳ thị tôn giáo ở quốc gia của họ. Họ tìm kiếm
tự do và những cơ hội mới. Ngày nay, nhiều người
tới Hoa Kỳ với những lý do tương tự như vậy.

Trước khi trở thành một quốc gia riêng và độc lập,
Hoa Kỳ được tạo thành từ 13 thuộc địa bị cai trị bởi
Đế Quốc Anh. Người dân sống trong những thuộc
địa không có tiếng nói trong những điều luật được
thông qua hoặc cách họ bị cai trị. Đặc biệt là họ phản
đối “hệ thống thuế không có sự đại diện”. Điều này có
nghĩa là nhân dân phải đóng thuế, nhưng họ không
có tiếng nói trong cách vận hành của chính phủ.

Đến năm 1776, nhiều người cảm thấy rằng điều này
là bất công và họ cần phải tự điều hành lấy. Những
người đại diện cho nhân dân từ các thuộc địa đưa
ra Bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Tài liệu quan trọng này
tuyên bố rằng những thuộc địa đã được tự do, độc
lập và không còn bị thống trị bởi Đế Quốc Anh nữa.
Thomas Jefferson đã viết Bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Và sau đó ông trở thành vị
tổng thống thứ ba Hoa Kỳ.

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được phê chuẩn ngày 4 tháng 7 năm 1776. Nhân
dân Mỹ đã lấy ngày 4 tháng 7 hàng năm làm Ngày Độc Lập bởi đó là ngày quốc
khánh của đất nước.

Hoa Kỳ phải đấu tranh với Đế Quốc Anh để giành tự do trong cuộc Chiến
Tranh Cách Mạng. Vị tướng George Washington đã lãnh đạo Quân Đội Lục Địa
(Continental Army) trong cuộc Cách Mạng Mỹ. Ông được coi là “Vị Cha Già Dân
Tộc”. Sau đó ông trở thành vị tổng thống đầu tiên Hoa Kỳ.

85
Sau khi chiến thắng, mỗi thuộc địa đã trở thành một tiểu bang. Mỗi tiểu bang
có chính quyền riêng. Người dân trong những tiểu bang này muốn tạo một hình
thức chính quyền mới để hợp nhất những tiểu bang thành một quốc gia. Ngày
nay, chính phủ trung ương này, chính phủ quốc gia của chúng ta, được gọi là
“chính phủ liên bang” (federal government). Hiện nay Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
gồm có 50 tiểu bang; Quận Columbia (một khu vực đặc biệt là trụ sở của chính
phủ liên bang), và các vùng Guam, American Samoa, và Quần đảo Virgin thuộc
Hoa Kỳ; và khối thịnh vượng chung Northern Mariana Islands và Puerto Rico.

Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Mười Ba Thuộc Địa Đầu Tiên

Mười ba thuộc địa được thành lập theo thứ tự sau: Virginia, Massachusetts, Maryland, Connecticut, Rhode
Island, Delaware, New Hampshire, North Carolina, South Carolina, New Jersey, New York, Pennsylvania và
Georgia.

86 
“Mọi Người Sinh Ra Đều Bình Đẳng”
Nhiều người Mỹ đã học thuộc lòng những từ này trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập:

“Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Đấng Tạo Hoá đã
ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu
cầu hạnh phúc”.

Điều này có nghĩa là mọi người sinh ra đều có quyền căn bản giống nhau. Chính phủ không tạo ra những
quyền này, và không chính phủ nào có thể tước đoạt những quyền này.

Xây Dựng “Một Liên Bang Hoàn


Hảo Hơn”
Một số năm sau cuộc Cách Mạng Mỹ, các tiểu bang đã cố gắng những cách
khác nhau để cùng gia nhập vào chính phủ trung ương, nhưng chính phủ
này quá non yếu. Năm 1787, các đại biểu từ các tiểu bang đã nhóm họp tại
Philadelphia, Pennsylvania để thành lập chính phủ trung ương mới và mạnh
hơn. Cuộc họp này được gọi là Hội Nghị Lập Hiến. Sau nhiều cuộc tranh luận,
những người lãnh đạo tiểu bang đã dự thảo văn bản mô tả về chính phủ mới
này. Văn bản này được gọi là Hiến Pháp Hoa Kỳ. Bản Hiến Pháp vạch rõ xem
chính phủ mới được tổ chức như thế nào, các viên chức chính phủ được chọn
như thế nào, và chính phủ trung ương mới cam kết mang lại những quyền lợi gì
cho nhân dân. Hiện này, Hiến Pháp này vẫn là một trong những văn bản quan
trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Quốc Kỳ Hoa Kỳ
Quốc kỳ Hoa Kỳ đã thay đổi theo lịch sử của quốc gia chúng ta. Hiện nay trên lá
cờ có 13 sọc tượng trưng cho 13 thuộc địa đầu tiên của nước Mỹ. Quốc kỳ có
50 ngôi sao, mỗi ngôi sao tượng trưng cho một tiểu bang. Quốc ca Mỹ ngợi ca
quốc kỳ và được gọi là “The Star-Spangled Banner” (Quốc Kỳ Điểm Sao). Quốc
kỳ còn được gọi là “Old Glory” hoặc “Stars and Stripes”.

87
Các thành viên của Hội Nghị Lập
Hiến đã ký vào Hiến Pháp vào
ngày 17 tháng 9 năm 1787, và
sau đó tất cả 13 tiểu bang phải
phê duyệt nó. Một số người cho
rằng Hiến Pháp không bảo vệ
đầy đủ các quyền cá nhân của
con người. Các tiểu bang đã
đồng ý phê duyệt Hiến Pháp với
điều kiện là phải bổ sung thêm
một danh sách liệt kê các quyền
cá nhân. Các tiểu bang đã phê
duyệt Hiến Pháp vào năm 1788
và có hiệu lực vào năm 1789.
Những điều thay đổi cho Hiến
Pháp được gọi là các sửa đổi. 10
sửa đổi Hiến Pháp đầu tiên được
thêm vào năm 1791. 10 sửa đổi
đầu tiên này liệt kê các quyền cá
nhân. Các sửa đổi này được gọi là Dự Luật Dân Quyền.

Mỹ là một quốc gia tôn trọng pháp quyền. Các viên chức chính phủ căn cứ vào
luật pháp để ra quyết định. Hiến Pháp được gọi là bộ luật tối cao của đất nước
vì mọi công dân, bao gồm tất cả các viên chức chính phủ, và mọi điều luật mới
đều phải tuân theo các nguyên tắc nêu trong Hiến Pháp. Luật pháp được áp
dụng bình đẳng với tất cả mọi người. Quyền lực của chính phủ liên bang có giới
hạn. Những quyền hạn nào không được Hiến Pháp chỉ định trực tiếp là thuộc về
chính phủ liên bang thì được giao cho các chính quyền tiểu bang.

“Nhân Dân Chúng Ta”


“We the People” (“Nhân Dân Chúng Ta”) là ba chữ đầu tiên trong Hiến Pháp Hoa Kỳ. Hiến Pháp bắt đầu
bằng câu giải thích lý do và mục đích của Hiến Pháp. Phần này được gọi là lời mở đầu. Sau đây là lời mở
đầu của Hiến Pháp Hoa Kỳ:

“Chúng ta, nhân dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một Liên Bang hoàn hảo hơn nữa,
thiết lập công lý, đảm bảo sự bình yên nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn
khối và giữ vững nền tự do cho chúng ta và cho những thế hệ kế tiếp, quyết định xây dựng Hiến Pháp này
cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ”.

88 
Dự Luật Dân Quyền: 10 Sửa Đổi Đầu Tiên
Những sửa đổi đầu tiên của Hiến Pháp nhằm mục đích bảo vệ quyền cá nhân
của công dân và giới hạn quyền lực của chính phủ. Dự Luật Dân Quyền liệt kê
những quyền tự do quan trọng được đảm bảo cho nhân dân Mỹ. Các quyền này
bao gồm:
●● Tự Do Ngôn Luận: Quý vị tự do nghĩ và nói như mình muốn.
●● Tự Do Tín Ngưỡng: Quý vị tự do thực hành hoặc không thực hành bất
cứ tôn giáo nào.
●● Tự Do Báo Chí: Chính phủ không thể quyết định những gì được in ấn
hoặc lưu truyền trên phương tiện truyền thông.
●● Tự Do Hội Họp hoặc Tập Hợp ở Những Nơi Công Cộng: Quý vị tự do
gặp gỡ những người khác theo cách đảm bảo an ninh trật tự.
●● Tự Do Phản Đối Hành Động Của Chính Phủ và Yêu Cầu Chính Phủ
Thay Đổi: Quý vị có thể tự do thách thức các hành động của chính phủ
mà quý vị không tán thành.

Trong hầu hết các trường hợp, Dự Luật Dân Quyền bảo vệ quyền sở hữu
vũ khí của quý vị. Dự Luật Dân Quyền cũng bảo đảm quy trình pháp lý (due
process). Quy trình pháp lý là một loạt những thủ tục pháp lý cụ thể phải tuân
theo nếu quý vị bị buộc tội hình sự. Cảnh sát và quân đội không được chặn và
khám xét một người trừ khi có lý do chính đáng, và họ không được lục soát nhà
ở trừ khi có lệnh của tòa. Nếu quý vị bị buộc tội hình sự, quý vị sẽ được bảo đảm
xét xử nhanh chóng trước một bồi thẩm đoàn gồm những người cũng giống như
quý vị. Quý vị được đảm bảo có người đại diện hợp pháp và có thể gọi nhân
chứng ra làm chứng để bênh vực cho quý vị. Quý vị được bảo vệ khỏi các hình
phạt tàn nhẫn và bất thường.

Thay Đổi Hiến Pháp


Hiến Pháp Hoa Kỳ được gọi là một văn bản sống vì nhân dân Mỹ, thông qua các đại biểu cấp tiểu bang và
quốc gia, có thể sửa đổi Hiến Pháp khi cần thiết. Những thay đổi này được gọi là các sửa đổi. Quy trình sửa
đổi Hiến Pháp là quy trình lâu dài và khó khăn, và hiện tại chỉ có 27 lần sửa đổi. Ngoài Dự Luật Dân Quyền,
một số sửa đổi quan trọng khác là bản thứ 13 cấm sở hữu nô lệ, và bản thứ 14 bảo đảm mọi công dân được
bảo vệ bình đẳng trước pháp luật; và bản thứ 15 cho phép phụ nữ có quyền bỏ phiếu.

89
Chính Phủ Liên Bang Hoạt
Động Như Thế Nào
13 thuộc địa đầu tiên đã sống dưới thời toàn quyền cai trị của nhà vua nước
Anh. Khi lập ra chính quyền trung ương mới, người Mỹ muốn ngăn chặn việc
tập trung quyền lực vào một quan chức hoặc một cơ quan chính phủ. Hiến pháp
thành lập ba ngành của chính phủ liên bang, làm như vậy để quyền lực được
cân bằng. Mỗi ngành có những trách nhiệm riêng biệt. Chúng ta gọi đây là hệ
thống kiểm soát và cân bằng. Điều này có nghĩa không có một ngành nào của
chính quyền có thể nắm quá nhiều quyền lực bởi vì nó được cân bằng với hai
ngành còn lại.

Chính Phủ Liên Bang


Ba ngành của chính phủ liên bang là:

Ngành Lập Pháp Ngành Hành Pháp Ngành Tư Pháp


Quốc Hội Mỹ và các cơ quan liên Tổng thống, phó tổng thống và Tối Cao Pháp Viện Mỹ và các tòa
quan các bộ ngành của chính phủ liên án liên bang trên toàn quốc
bang

90 
Ngành Lập Pháp: Quốc Hội
Công dân Mỹ đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tự do để chọn người đại diện
cho họ vào Quốc Hội Hoa Kỳ. Quốc Hội có trách nhiệm soạn thảo pháp luật cho
quốc gia chúng ta. Quốc Hội gồm có Hạ Viện và Thượng Viện.

Hạ Viện Hoa Kỳ
Người dân trong mỗi tiểu bang bỏ phiếu để chọn các Dân Biểu trong Hạ Viện. Có
435 Dân Biểu trong Hạ Viện, thường được gọi là “the House”. Số Dân Biểu của
mỗi tiểu bang tùy thuộc vào dân số trong tiểu bang đó. Các tiểu bang được phân
chia thành các quận. Người dân sống trong mỗi quận đi bỏ phiếu cho người đại
diện cho quận của họ vào Hạ Viện. Nhiệm kỳ của một Dân Biểu là hai năm, sau
đó người dân có cơ hội khác để bỏ phiếu lại cho Dân Biểu này hoặc cho người
khác để đại diện cho họ. Dân Biểu có thể phục vụ vô hạn định trong Quốc Hội.

Có thêm năm đại biểu trong Hạ Viện; đây là những đại biểu của Quận Columbia,
khối thịnh vượng chung Mariana Islands, và các vùng lãnh thổ Guam, American
Samoa, và Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ. Một ủy viên hội đồng nhân dân đại
diện cho Puerto Rico.

Hạ Viện soạn thảo luật pháp và có một số trách nhiệm đặc biệt. Chỉ Hạ Viện mới
có thể:
●● Đề xuất những đạo luật về thuế.
●● Quyết định việc một viên chức chính phủ
bị tố cáo phạm tội hình chống lại tổ quốc
sẽ bị đưa ra xét xử trước Thượng Viện
hay không. Quy trình này gọi là truất phế
(impeachment).

91
Thượng Viện Hoa Kỳ
Có 100 Thượng Nghị Sĩ trong Thượng Viện Hoa Kỳ. Người dân trong mỗi tiểu
bang bỏ phiếu chọn hai Thượng Nghị Sĩ đại diện cho họ trong Quốc Hội. Nhiệm
kỳ của Thượng Nghị Sĩ là sáu năm, và sau đó người dân có cơ hội khác bỏ
phiếu lại cho Thượng Nghị Sĩ này hoặc cho người khác để đại diện cho họ.
Thượng Nghị Sĩ có thể phục vụ vô hạn định trong Quốc Hội. Thượng Nghị Sĩ
soạn thảo pháp luật, nhưng họ cũng có những trách nhiệm đặc biệt.

Chỉ Thượng Viện mới có thể:


●● Đồng ý hoặc không đồng ý đối với bất cứ thỏa thuận nào mà Tổng Thống ký
với quốc gia khác hoặc những tổ chức của các quốc gia khác. Ở đây gọi là
hiệp ước.
●● Đồng ý hoặc không đồng ý đối với bất cứ ai mà Tổng Thống chọn vào những
chức vụ cao cấp, ví dụ như thẩm phán Tối Cao Pháp Viện hoặc những quan
chức điều hành các bộ ngành liên bang như Bộ Giáo Dục hoặc Bộ Y Tế Và
Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ.
●● Xét xử những quan chức chính phủ bị Hạ Viện truất phế.

Quan Chức Chính Phủ Phục Vụ Nhân Dân


Ở Hoa Kỳ, mọi người có thể gọi điện thoại cho Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu đương nhiệm. Vui lòng truy cập
trang web www.house.gov hoặc www.senate.gov để xác định Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ của quý vị.
Quý vị có thể gọi số 202-224-3121 và yêu cầu được chuyển đến văn phòng Thượng Nghị Sĩ hoặc văn phòng
Dân Biểu của quý vị. Đây không phải là số điện thoại miễn phí. Quý vị có thể gởi thư cho Dân Biểu hoặc
Thượng Nghị Sĩ để hỏi hoặc đưa ra ý kiến về những dự luật và chính phủ liên bang, hoặc nếu quý vị có vấn
đề và cần giúp đỡ về những khoản trợ cấp từ liên bang.

Gởi thư đến Dân Biểu: Gởi thư đến Thượng Nghị Sĩ:

The Honorable (Thêm họ tên của Dân Biểu) The Honorable (Thêm họ tên của Thượng Nghị Sĩ)
U.S House of Representatives United States Senate
Washington, DC 20515 Washington, DC 20510

Quý vị có thể vào trang web của Quốc Hội để tìm hiểu về những hoạt động hiện thời trong Hạ Viện và
Thượng Viện và về những Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ của quý vị, gồm cả những địa chỉ trang web của họ.
●● Để biết về Hạ Viện, vui lòng truy cập www.house.gov.
●● Để biết về Thượng Viện, vui lòng truy cập www.senate.gov.

92 
Quý Vị Có Thể Làm Gì
Tìm hiểu về Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ của mình cũng như những gì họ đang làm để đại diện cho quý
vị trong Quốc Hội. Quý vị có thể thực hiện điều này bằng cách tìm những bài báo viết về họ trên báo địa
phương và xem trên trang web của Quốc Hội. Tất cả các Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu có văn phòng địa
phương trong cộng đồng của họ sinh sống. Quý vị có thể tìm thấy các văn phòng này được liệt kê trong danh
bạ điện thoại hoặc tìm kiếm theo tên trên mạng Internet. Nếu quý vị đi thăm Washington, DC, quý vị có thể
tham quan miễn phí Toà Nhà Capitol Hoa Kỳ, nơi Quốc Hội làm việc.

Ngành Hành Pháp: Tổng Thống


Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp và chịu trách nhiệm về việc
bảo vệ và thi hành pháp luật quốc gia. Tổng thống còn có nhiều trách nhiệm
khác, như là đặt ra chính sách quốc gia, đề xuất những đạo luật tới Quốc Hội,
và đề cử những quan chức cao cấp và chánh án Tối Cao Pháp Viện. Tổng thống
cũng là người đứng đầu quân đội và có thể được gọi là Tổng Tư Lệnh.

Bốn năm một lần, nhân dân đi bầu Tổng Thống và Phó Tổng Thống. Tổng Thống
chỉ có thể phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ bốn năm. Phó Tổng Thống sẽ trở thành Tổng
Thống nếu Tổng Thống qua đời, từ chức, hoặc không thể làm việc được nữa.

Quý vị có thể tìm hiểu về Tổng Thống bằng cách xem trang web của Nhà Trắng
(White House), nơi tổng thống ở và làm việc, tại www.whitehouse.gov.

Ngành Tư Pháp: Tối Cao


Pháp Viện
Hiến Pháp đã tạo nên Tối Cao Pháp Viện, là tòa án cao nhất của Hoa Kỳ. Có
chín chánh án trong Tối Cao Pháp Viện. Họ là những “Thẩm Phán” (Justices).
Tổng Thống chọn những chánh án trong Tối Cao Pháp Viện, và họ có thể phục
vụ suốt đời. Tối Cao Pháp Viện có thể bác bỏ cả luật pháp của tiểu bang và liên
bang nếu những đạo luật này mâu thuẫn với Hiến Pháp. Ngoài ra còn có các tòa
án liên bang khác, chẳng hạn như các Tòa Án Quận Hoa Kỳ và Tòa Phúc Thẩm
Lưu Động Hoa Kỳ.

Để hiểu thêm về Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, vui lòng truy cập trang web
www.supremecourt.gov.

93
Chính Quyền Tiểu Bang Và
Chính Quyền Địa Phương
Ngoài chính phủ liên bang, mỗi tiểu bang có hiến pháp và chính quyền riêng. Mỗi
chính quyền tiểu bang cũng có ba ngành: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Người đứng đầu ngành hành pháp tiểu bang được gọi là thống đốc (governor).
Người dân trong mỗi tiểu bang bầu ra thổng đốc và người đại diện cho họ vào
cơ quan lập pháp tiểu bang. Cơ quan lập pháp tiểu bang soạn thảo luật để áp
dụng trong mỗi tiểu bang. Những luật này không thể đi ngược lại Hiến Pháp Hoa
Kỳ. Ngành tư pháp ở mỗi tiểu bang tuân thủ các điều luật của tiểu bang đó.

Mỗi tiểu bang cũng có những chính quyền địa phương.


Có chính quyền thành phố hoặc chính quyền hạt hoặc
đôi khi cả hai. Những chính quyền này cung cấp và
giám sát nhiều dịch vụ trong cộng đồng địa phương,
như là trường công lập, thư viện, cảnh sát và cứu hỏa,
cũng như các dịch vụ nước, khí đốt và điện. Thông
thường, nhân dân trong cộng đồng địa phương bầu lên
các viên chức chính quyền địa phương, một số viên
chức khác thì được bổ nhiệm. Chính quyền địa phương
có nhiều loại hình khác nhau. Một số chính quyền địa
phương có người đứng đầu của riêng mình; một số
chính quyền địa phương khác có hội đồng thành phố
hoặc hội đồng hạt. Cộng đồng địa phương cũng có hội
đồng giáo dục, là những công dân đã đắc cử hoặc được bổ nhiệm để giám sát
những trường công lập.

Quý Vị Có Thể Làm Gì


Nhiều cuộc họp chính quyền địa phương công khai với cộng đồng và được tổ chức vào ban đêm để bất cứ
ai cũng có thể tham dự. Ví dụ, quý vị có thể tới buổi họp của hội đồng thành phố hoặc của hội đồng giáo dục
để tìm hiểu về những gì đang diễn ra trong cộng đồng của mình. Thời gian và địa điểm cuộc họp thường
được liệt kê trên báo địa phương hoặc trên trang web của chính quyền địa phương. Một số cuộc họp chính
quyền địa phương được phát trên kênh truyền hình cáp địa phương.

94 
Trải Nghiệm Hoa Kỳ
Quý vị có thể tìm hiểu thêm về Hoa Kỳ bằng cách tới các vườn quốc gia, bao
gồm một số di tích lịch sử tráng lệ nhất nước. Quý vị có thể trải nghiệm Hoa Kỳ
tại các vườn quốc gia như:
●● Yellowstone National Park, với các mạch
nước phun lớn nhất thế giới, bao gồm Old
Faithful.
●● Independence National Historical Park, nơi
đây có Tòa Độc Lập và Chuông Tự Do.
●● Mammoth Cave National Park, có hệ
thống hang động dài nhất thế giới.
●● Denali National Park and Preserve, nơi
đây có ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ, núi
Mount McKinley.

Hệ Thống Vườn Quốc Gia bao gồm hơn 400


đài tưởng niệm, chiến trường, di tích lịch sử,
bãi biển và nhiều kỷ vật khác. Các vườn quốc
gia có ở mọi tiểu bang, Quận Columbia và 5 vùng lãnh thổ Hoa Kỳ.

Để tìm hiểu thêm về các vườn quốc gia, vui lòng truy cập trang web Dịch Vụ
Vườn Quốc gia tại địa chỉ www.nps.gov.

95
96 
Trở Thành Công Dân Hoa Kỳ
Việc trở thành công dân Hoa Kỳ sẽ giúp các thường trú nhân có các quyền lợi và đặc ân. Là công dân cũng
đồng nghĩa với những trách nhiệm mới. Phần này thảo luận các lý do xem xét nhập quốc tịch Hoa Kỳ và mô
tả những gì quý vị cần để trở thành một công dân.

 97
97
Lý Do Trở Thành Công Dân
Hoa Kỳ?
Để trở thành công dân, quý vị phải sẵn lòng:
●● Thề sẽ trung thành với Hoa Kỳ;
●● Từ bỏ những bổn phận đối với bất kỳ nước nào khác; và
●● Ủng hộ và bảo vệ Hoa Kỳ cũng như Hiến Pháp Hoa Kỳ.

Khi quý vị trở thành một công dân Hoa Kỳ, quý vị đồng ý thực hiện tất cả những
trách nhiệm của công dân Mỹ. Ngược lại, quý vị được hưởng những quyền và đặc
ân nhất định. Các thường trú nhân có hầu hết các quyền lợi của công dân Hoa Kỳ,
nhưng có nhiều lý do quan trọng để xem xét việc trở thành công dân Hoa Kỳ, chẳng
hạn như:
●● Bỏ Phiếu: Chỉ công dân mới được phép bỏ
phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang. Ở hầu
hết các tiểu bang, chỉ các công dân Hoa Kỳ mới
được phép bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử.
●● Làm Bồi Thẩm Viên: Chỉ công dân Hoa Kỳ mới
có thể làm bồi thẩm viên liên bang. Ở hầu hết
các tiểu bang, chỉ các công dân Hoa Kỳ mới
được phép làm bồi thẩm viên. Làm bồi thẩm viên
là một trách nhiệm quan trọng đối với các công
dân Hoa Kỳ.
●● Đi lại bằng Hộ Chiếu Hoa Kỳ: Hộ chiếu Hoa Kỳ
cho phép các công dân Hoa Kỳ nhận được sự
hỗ trợ từ chính phủ Hoa Kỳ khi ở nước ngoài,
nếu cần thiết.
●● Đưa Người Thân Trong Gia Đình sang Hoa Kỳ: Thường thì chính phủ Hoa
Kỳ sẽ ưu tiên hơn cho những công dân Hoa Kỳ nộp đơn bảo lãnh cho người
thân trong gia đình sang thường trú tại đây.
●● Nhập Quốc Tịch cho Con Cái Sinh Ở Nước Ngoài: Ở hầu hết các trường
hợp, những đứa con được sinh ở nước ngoài của công dân Hoa Kỳ được tự
động trở thành công dân Hoa Kỳ.

98 
●● Hội Đủ Điều Kiện Làm Việc Cho Chính Phủ Liên Bang: Một
số việc làm nhất định trong các cơ quan chính phủ đòi hỏi
phải có quốc tịch Hoa Kỳ.
●● Tranh Cử Các Chức Vụ Dân Cử: Chỉ các công dân
mới được tranh cử chức vụ liên bang và hầu hết
các chức vụ trong chính quyền tiểu bang và địa
phương.
●● Quyền Thường Trú Vĩnh Viễn: Quyền thường
trú của công dân Hoa Kỳ không thể bị tước đoạt.
●● Hội Đủ Điều Kiện Hưởng Tiền Trợ Cấp và Học
Bổng Liên Bang: Nhiều khoản tiền trợ cấp sinh
viên, bao gồm các học bổng và tiền tài trợ của
chính phủ cho những mục đích đặc biệt, chỉ dành
riêng cho công dân Hoa Kỳ.
●● Hội Đủ Điều Kiện Xin Trợ Cấp Chính Phủ: Một số khoản
trợ cấp của chính phủ được dành riêng cho công dân Hoa Kỳ.

Để Biết Thêm Thông Tin Về Việc Nhập Quốc Tịch


Những người từ 18 tuổi trở lên muốn nhập quốc tịch phải xin Mẫu Đơn M-476, Hướng Dẫn Thủ Tục Nhập
Quốc Tịch (A Guide to Naturalization). Hướng dẫn này có nhiều thông tin quan trọng về các điều kiện cần có
để nhập quốc tịch. Nó cũng có hướng dẫn các mẫu đơn quý vị cần điền khi bắt đầu làm thủ tục nhập quốc
tịch.

Để biết liệu quý vị có đủ điều kiện để xin nhập quốc tịch hay không, vui lòng truy cập trang web của Trung
Tâm Nguồn Lực Nhập Quốc Tịch tại địa chỉ www.uscis.gov/citizenship. Hãy sử dụng Mẫu Đơn N-400, Đơn
Xin Nhập Quốc Tịch để xin nhập quốc tịch. Phải nộp lệ phí cùng với Mẫu Đơn N-400. Để kiểm tra mức phí
nộp Mẫu Đơn N-400 hoặc bất cứ mẫu đơn nào của USCIS, vui lòng truy cập trang web
www.uscis.gov/fees.

Để nhận Mẫu đơn M-476, M-400, hãy gọi Đường Điện Thoại Xin Đơn của USCIS (USCIS Forms Line) tại số
1-800-870-3676 hoặc lấy từ trang web www.uscis.gov.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các chính sách USCIS và các điều kiện cần thiết để đủ tiêu chuẩn nhập
quốc tịch, hãy xem Sổ Tay Hướng Dẫn Chính Sách USCIS (USCIS Policy Manual) tại địa chỉ
www.uscis.gov/policymanual. Sổ Tay Hướng Dẫn Chính Sách là tập hợp các chính sách nhập cư trực
tuyến của USCIS.

99
Nhập Quốc Tịch: Trở Thành
Công Dân Hoa Kỳ
Quá trình trở thành một công dân Hoa Kỳ được gọi là nhập quốc tịch. Nhìn
chung, quý vị có thể xin nhập quốc tịch khi đáp ứng những yêu cầu sau đây:

Các Yêu Cầu Để Nhập Quốc Tịch


1. Cư trú liên tục: Cư trú ở Hoa Kỳ với tư cách là thường trú nhân trong một
khoảng thời gian nhất định.

2. Sự hiện diện thực tế: Hãy chứng minh quý vị có mặt tại Hoa Kỳ trong những
khoảng thời gian cụ thể.

3. Thời gian tại tiểu bang hoặc quận của USCIS: Hãy chứng minh quý vị đã
sống ở tiểu bang của mình hoặc quận USCIS trong một khoảng thời gian cụ
thể.

4. Tư cách đạo đức tốt: Hãy chứng mình quý vị đã cư xử hợp pháp và chấp
nhận được.

5. Tiếng Anh và bổn phận công dân: Biết tiếng Anh cơ bản và các thông tin về
lịch sử và chính phủ Hoa Kỳ.

6. Tuân Thủ Hiến Pháp: Hiểu và chấp thuận các nguyên tắc của Hiến Pháp Hoa
Kỳ.

Quý vị có thể đủ điều kiện với một vài ngoại lệ và sửa đổi nhất định nếu:
●● Quý vị là người mang quốc tịch Hoa Kỳ;
●● Quý vị làm việc ở nước ngoài trong ngành đủ tiêu chuẩn;
●● Quý vị đủ tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự; hoặc
●● Quý vị là vợ/chồng, con, hoặc bố/mẹ của một công dân Hoa Kỳ.

Tham khảo Mẫu Đơn M-476, Tập Hướng Dẫn Thủ Tục Nhập Quốc Tịch để biết
thêm thông tin tại địa chỉ www.uscis.gov/natzguide. Quý vị cũng có thể hỏi ý
kiến của luật sư chuyên về di trú hoặc một đại diện chính thức của BIA. Xem
trang 21 để biết thêm thông tin.

100 
1. Cư Trú Liên Tục

Cư trú liên tục (Continuous Residence) có nghĩa là quý vị phải sống ở Hoa Kỳ với tư
cách là thường trú nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Hầu hết mọi người
phải là thường trú nhân và cư trú liên tục trong năm năm (hoặc ba năm, nếu kết hôn
với một công dân Hoa Kỳ) trước khi họ có thể bắt đầu quy trình nhập quốc tịch.

Ngày quý vị trở thành thường trú nhân (thường là ngày ghi trên Thẻ Thường Trú
Nhân của quý vị) là ngày bắt đầu thời gian năm năm. Nếu rời khỏi Hoa Kỳ trong một
thời gian dài, thường là sáu tháng trở lên, quý vị sẽ làm gián đoạn tình trạng cư trú
liên tục của mình.

Nếu rời khỏi Hoa Kỳ từ một năm trở lên, quý vị có thể nhập cảnh trở lại miễn là có
giấy phép tái nhập cảnh (re-entry permit). Quý vị nên nộp đơn xin giấy phép tái nhập
cảnh trước khi rời Hoa Kỳ. Xem trang 17 để biết thông tin về cách nộp đơn xin
giấy phép tái nhập cảnh. Trong hầu hết trường hợp, thời gian quý vị sống ở Hoa Kỳ
trước khi xuất cảnh sẽ không được tính vào thời gian cư trú liên tục của quý vị. Điều
này có nghĩa là sau khi quý vị trở về Hoa Kỳ, thời gian cư trú liên tục được tính lại
từ đầu, và do đó có thể phải chờ bốn năm một ngày trước khi quý vị có thể nộp đơn
xin nhập quốc tịch.

Thêm vào đó, nếu quý vị phải rời Hoa Kỳ vì lý do công việc, quý vị có thể cần phải
đệ trình Mẫu Đơn N-470, Đơn Xin Duy Trì Tình Trạng Cư Trú Liên Tục Để Hội Đủ
Điều Kiện Nhập Quốc Tịch (Application to Preserve Residence for Naturalization
Purposes) để duy trì tình trạng thường trú nhân của mình nhằm theo đuổi việc nhập
quốc tịch.

Quý vị cần biết rằng việc rời khỏi Hoa Kỳ trong khi đơn xin nhập quốc tịch của mình
đang được xét duyệt có thể làm cho quý vị không đủ điều kiện nhập quốc tịch, nhất
là nếu quý vị nhận việc làm ở nước ngoài.

DUY TRÌ TÌNH TRẠNG CƯ TRÚ LIÊN TỤC VỚI TƯ CÁCH LÀ THƯỜNG TRÚ NHÂN
Nếu quý vị rời
Tình trạng cư trú
nước Hoa Kỳ Để duy trì tình trạng cư trú liên tục quý vị phải:
của quý vị là:
vì:
Hãy chứng minh rằng quý vị đã tiếp tục sống, làm việc,
Hơn
Có thể bị hủy bỏ và/hoặc có những ràng buộc tại Hoa Kỳ (ví dụ, quý vị đã
sáu tháng
trả thuế) trong khi ở nước ngoài.

Trong phần lớn các trường hợp, quý vị phải bắt đầu
tính thời gian cư trú liên tục lại từ đầu. Hãy nộp đơn xin
giấy phép tái nhập cảnh (re-entry permit) trước khi trở
Quá một năm Bị hủy bỏ về nếu quý vị dự định trở lại Hoa Kỳ với tư cách thường
trú nhân. Quý vị có thể cũng cần phải đệ trình Mẫu Đơn
N-470, Đơn Xin Duy Trì Tình Trạng Cư Trú Liên Tục Để
Hội Đủ Điều Kiện Nhập Quốc Tịch.

101
Duy Trì Tình Trạng Cư Trú Liên Tục Để Hội Đủ Điều Kiện Nhập Quốc Tịch:
Những Trường Hợp Được Miễn Trừ Nếu Rời Khỏi Hoa Kỳ Một Năm
Nếu quý vị làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ, một viện nghiên cứu được thừa nhận của Hoa Kỳ, hay một số
công ty của Hoa Kỳ, hoặc nếu là thành viên trong giới tăng lữ làm việc ở nước ngoài, quý vị có thể vẫn duy
trì được tình trạng cư trú liên tục nếu:

1. Đã có mặt thực sự và cư trú liên tục ở Hoa Kỳ mà không xuất cảnh trong ít nhất một năm sau khi được
chấp thuận trở thành thường trú nhân.

2. Hãy đệ trình Mẫu Đơn N-470, Đơn Xin Duy Trì Tình Trạng Cư Trú Liên Tục Để Hội Đủ Điều Kiện Nhập
Quốc Tịch (Application to Preserve Residence for Naturalization Purposes), trước khi quý vị xuất cảnh
khỏi Hoa Kỳ trong thời gian một năm. Phải nộp lệ phí cùng với Mẫu Đơn N-470. Để xem lệ phí nộp hồ sơ
Mẫu Đơn N-470 hay bất kỳ mẫu đơn nào của USCIS, truy cập www.uscis.gov/fees.

Để biết thêm chi tiết, gọi Đường Điện Thoại Xin Đơn của USCIS (USCIS Forms Line) số 1-800-870-3676 và
xin Mẫu Đơn N-470. Quý vị cũng có thể lấy mẫu đơn xuống từ trang web của USCIS tại www.uscis.gov.

LỜI Giấy phép tái nhập cảnh (Mẫu Đơn I-131, Đơn Xin Giấy Phép Du Lịch)
KHUYÊN và Mẫu Đơn N-470, Đơn Xin Duy Trì Tình Trạng Cư Trú Liên Tục Để Hội
Đủ Điều Kiện Nhập Quốc Tịch (Application to Preserve Residence for
Naturalization Purposes) là hai mẫu đơn khác nhau. Quý vị có thể xuất trình
giấy phép tái nhập cảnh thay cho thẻ Thường Trú Nhân (nếu đã đi dưới 12
tháng) hoặc thay cho thị thực (nếu đã đi trên 12 tháng) khi quý vị muốn trở
về sau chuyến tạm thời rời khỏi Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu quý vị muốn nộp
đơn xin nhập quốc tịch và đã vắng mặt hơn 12 tháng, quý vị có thể cần phải
đệ trình Mẫu Đơn N-470 để duy trì tình trạng cư trú nhằm mục đích xin nhập quốc tịch.

Các Trường Hợp Miễn Trừ Cho Quân Nhân


Các điều kiện về thời gian cư trú liên tục và thời gian hiện diện thực tế có thể sẽ không áp dụng cho những
quý vị đang tại ngũ hoặc vừa được giải ngũ ra khỏi Quân Lực Hoa Kỳ. Quý vị có thể tìm hiểu thêm trong
Mẫu Đơn M-599, Thông Tin Về Thủ Tục Nhập Quốc Tịch Dành Cho Quân Nhân (Naturalization Information
for Military Personnel). Thường thì mỗi căn cứ quân sự phải có một người phụ trách việc xử lý đơn xin nhập
quốc tịch của quý vị và chứng thực Mẫu Đơn N-426, Đơn Xin Giấy Chứng Nhận Phục Vụ Quân Đội hay
Hải Quân (Request for Certification of Military or Naval Service). Quý vị phải nộp Mẫu Đơn N-426 cùng với
đơn xin nhập quốc tịch. Để xin các mẫu đơn cần thiết, gọi Đường Dây Hỗ Trợ Quân Đội của USCIS theo số
1-877-CIS-4MIL (1-877-247-4645). Quý vị cũng có thể tìm thêm thông tin tại www.uscis.gov/military hoặc
gọi cho Dịch Vụ Khách Hàng theo số 1-800-375-5283.

102 
2. Sự Hiện Diện Thực Tế

Sự hiện diện thực tế nghĩa là quý vị đã thực sự có mặt ở Hoa Kỳ. Nếu quý vị là
thường trú nhân, quý vị phải có mặt tại Hoa Kỳ tối thiểu 30 tháng trong thời gian
năm năm vừa qua (hoặc 18 tháng trong thời gian 3 năm vừa qua, nếu đã kết
hôn với công dân Hoa Kỳ) trước khi quý vị có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch.

Sự khác nhau giữa Hiện Diện Thực Tế và thời gian Cư Trú Liên Tục
Hiện diện thực tế là tổng số ngày quý vị ở trong phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ và không bao gồm thời gian quý vị
ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Mỗi ngày quý vị ở ngoài phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ đều không được tính vào tổng
thời gian hiện diện thực tế. Nếu quý vị rời khỏi Hoa Kỳ một thời gian dài, hoặc có nhiều chuyến du lịch ngắn
ở nước ngoài, có thể quý vị sẽ không đáp ứng yêu cầu về thời gian hiện diện thực tế. Để tính thời gian hiện
diện thực tế của mình, quý vị hãy tính tổng thời gian quý vị đã sống ở Hoa Kỳ. Sau đó trừ đi tất cả những
ngày quý vị đã đi nước ngoài. Ở đây cũng tính luôn cả các chuyến đi du lịch ngắn ở Canada hay Mê-hi-cô.
Thí dụ, nếu quý vị đi chơi ở Mê-hi-cô vào cuối tuần, quý vị vẫn phải tính chuyến đi này khi tính tổng số ngày
quý vị đã ở nước ngoài.

Cư trú liên tục là tổng thời gian quý vị đã cư trú ở Hoa Kỳ với tư cách là thường trú nhân trước khi nộp đơn
xin nhập quốc tịch. Nếu quý vị có một chuyến đi nước ngoài quá dài, quý vị có thể làm gián đoạn thời gian
cư trú liên tục của mình.

3. Thời gian ở Tiểu Bang hoặc Quận USCIS

Hầu hết những người nộp đơn nhập quốc tịch phải sống ở tiểu bang hay quận
USCIS nơi họ nộp đơn ít nhất ba tháng. Các sinh viên có thể nộp đơn xin nhập
quốc tịch ở nơi đi học hoặc nơi gia đình của mình sống (nếu còn phụ thuộc vào
hỗ trợ của phụ huynh).

4. Tư Cách Đạo Đức Tốt

Để hội đủ điều kiện nhập quốc tịch, quý vị phải là một người có đạo đức tốt. Quý
vị không được coi là có đạo đức tốt nếu phạm pháp trong khoảng thời gian năm
năm trước khi nộp đơn xin nhập quốc tịch, hoặc nói không đúng sự thật trong
cuộc phỏng vấn nhập quốc tịch.

103
Những Hành Vi Có Thể Cho Thấy Thiếu Tư Cách Đạo Đức
●● Lái xe trong lúc say rượu hoặc thường xuyên trong tình trạng say xỉn

●● Đánh bạc bất hợp pháp

●● Mãi dâm

●● Gian dối để xin quyền lợi nhập cư

●● Không trả tiền cấp dưỡng con cái khi có lệnh của tòa

●● Ngược đãi người khác vì lý do chủng tộc, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia, quan điểm chính trị, hay quan hệ
xã hội

Nếu phạm một số tội nhất định, quý vị có thể sẽ không bao giờ được trở thành
công dân Hoa Kỳ và rất có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Những tội này được gọi
là các rào cản (bars) nhập quốc tịch. Các tội được gọi là đại hình gia trọng (nếu
phạm tội vào hoặc sau ngày 29 tháng 11 năm 1990), bao gồm: cố sát; hiếp dâm;
xâm phạm tình dục trẻ em; hành hung bằng bạo lực; phản quốc; và buôn bán
bất hợp pháp ma túy, vũ khí, hoặc buôn người là một số thí dụ về những tội có
thể là những rào cản vĩnh viễn đối với việc nhập quốc tịch. Trong hầu hết các
trường hợp, những người được miễn quân dịch hoặc bị giải ngũ khỏi Quân Lực
Hoa Kỳ vì là người nhập cư, và là người nhập cư đã đào ngũ khỏi Quân Lực
Hoa Kỳ cũng bị ngăn cấm nhập quốc tịch Hoa Kỳ vĩnh viễn.

Quý vị cũng có thể bị từ chối nhập quốc tịch nếu có hành vi khác cho thấy rằng
quý vị không có tư cách đạo đức tốt.

Có một số tội trạng khác cũng là các rào cản tạm thời đối với việc nhập quốc
tịch. Rào cản tạm thời thường không cho phép quý vị trở thành công dân Hoa
Kỳ trong khoảng thời gian có thể lên đến năm năm sau khi phạm tội. Các tội này
bao gồm:
●● Bất cứ tội nào cố tình gây hại cho người khác;
●● Bất cứ tội nào liên quan đến việc gian lận tài sản hay gian lận đối với
chính phủ;
●● Từ hai tội trở lên, có tổng thời gian thụ án là năm năm trở lên;
●● Vi phạm luật về chất quốc cấm (thí dụ dùng hay buôn ma túy bất hợp
pháp); và
●● Ở tù hoặc bị giam 180 ngày trở lên trong năm năm vừa qua.

Hãy báo cáo về các tiền án nếu có của quý vị khi quý vị nộp đơn xin nhập quốc
tịch. Tiền án bao gồm cả các tội đã được xóa khỏi hồ sơ hoặc những lần phạm
tội trước khi quý vị đủ 18 tuổi. Nếu quý vị không khai báo những tội này cho
USCIS biết, quý vị có thể bị từ chối nhập quốc tịch và có thể bị khép tội.

104 
5. Tiếng Anh và Bổn Phận Công Dân

Nhìn chung, quý vị phải chứng tỏ mình biết đọc, viết và


nói tiếng Anh ở mức căn bản. Quý vị cũng phải có kiến
thức căn bản về lịch sử và chính phủ Hoa Kỳ (được gọi
là bổn phận công dân (civics)). Quý vị cần vượt qua kỳ thi
tiếng Anh và bổn phận công dân để chứng minh kiến thức
của mình.

Nhiều trường học và tổ chức cộng đồng giúp người nhập


cư chuẩn bị cho cuộc kiểm tra kiến thức để nhập quốc tịch.
Quý vị có thể tìm thấy các câu hỏi kiểm tra tại
www.uscis.gov/citizenship và www.uscis.gov/
teststudymaterials. USCIS cung cấp nhiều tài liệu học
miễn phí, chẳng hạn như sổ tay hướng dẫn, bộ thẻ học, các bài kiểm tra thực
hành và băng hình. Quý vị có thể nhận thông tin về các lớp nhập quốc tịch và
tiếng Anh tại www.uscis.gov/citizenship.

6. Tuân Thủ Hiến Pháp

Quý vị phải sẵn sàng ủng hộ và bảo vệ Hoa Kỳ cũng như Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Quý vị sẽ tuyên bố tuân thủ hay trung thành với Hoa Kỳ và Hiến Pháp Hoa Kỳ
bằng cách đọc Lời Tuyên Thệ Trung Thành (Oath of Allegiance). Quý vị chính
thức trở thành công dân Hoa Kỳ sau khi đọc Lời Tuyên Thệ Trung Thành.

Trong các trường hợp nhất định, có thể có sửa đổi đối với Lời Tuyên Thệ Trung
Thành. Nếu quý vị chứng minh mình có khiếm khuyết về phát triển hoặc thể chất
khiến quý vị không thể hiểu được nghĩa của từ Tuyên Thệ (Oath), việc này có
thể được miễn.

Nếu quý vị chuyển chỗ ở trong thời gian chờ đơn xin nhập quốc tịch được xử lý,
quý vị phải thông báo cho USCIS biết địa chỉ mới. Đệ trình Mẫu Đơn AR-11, Đổi
Địa Chỉ trong vòng 10 ngày chuyển chỗ ở. Để biết thêm thông tin hoặc để thay
đổi địa chỉ của quý vị trên mạng, vui lòng truy cập trang web www.uscis.gov/
addresschange hoặc gọi cho Dịch Vụ Khách Hàng theo số 1-800-375-5283.
Quý vị phải thông báo cho USCIS tất cả các lần quý vị thay đổi địa chỉ của mình.

Miễn trừ, Ngoại Lệ và Nơi Ở


Tiếng Anh và Miễn Trừ Bổn Phận Công Dân

Một số người nộp đơn xin nhập quốc tịch sẽ được áp dụng các điều kiện kiểm
tra khác vì tuổi tác hay vì khoảng thời gian họ đã thường trú ở Hoa Kỳ.

105
NHỮNG TRƯỜNG HỢP MIỄN TRỪ YÊU CẦU TIẾNG ANH VÀ BỔN PHẬN CÔNG DÂN
Thường trú với tư
cách là thường trú Quý vị được miễn
Nếu quý vị: Quý vị phải thi:
nhân tại Hoa Kỳ thi:
trong thời gian:

Kiểm tra bổn phận công dân


Từ 50 tuổi trở lên 20 năm Kiểm tra tiếng Anh
bằng ngôn ngữ của quý vị

Kiểm tra bổn phận công dân


Từ 55 tuổi trở lên 15 năm Kiểm tra tiếng Anh
bằng ngôn ngữ của quý vị
Kiểm tra bổn phận công dân
Từ 65 tuổi trở lên 20 năm Kiểm tra tiếng Anh được đơn giản hóa bằng ngôn
ngữ của quý vị

Nếu quý vị được miễn thi tiếng Anh, quý vị phải nhờ một người đi cùng để giúp
thông dịch cho phần kiểm tra kiến thức về bổn phận công dân.

Ngoại Lệ Y Tế

Nếu quý vị bị khiếm khuyết phát triển hoặc thể chất hoặc bị thiểu năng trí tuệ,
quý vị có thể được miễn kiểm tra tiếng Anh và/hoặc bổn phận công dân. Để biết
thêm thông tin, gọi Đường Điện Thoại Xin Đơn của USCIS theo số 1-800-870-
3676 và yêu cầu họ gởi Mẫu Đơn N-648, Chứng Nhận Y Tế Để Xin Ngoại Lệ
Dành Cho Người Khuyết Tật (Medical Certification for Disability Exeptions) hoặc
quý vị có thể lấy một bản xuống từ trang web của USCIS tại
www.uscis.gov/n-648.

Điều Kiện Thuận Lợi Dành Cho Người Khuyết Tật

USCIS nỗ lực ở mức có thể nhằm hỗ trợ các ứng viên bị khuyết tật hoàn thành
quy trình xin nhập quốc tịch. Ví dụ, nếu quý vị sử dụng xe lăn, USCIS sẽ đảm
bảo là quý vị có thể được lấy dấu tay, phỏng vấn và nhập quốc tịch ở nơi mà xe
lăn có thể đi vào được. Nếu quý vị bị khiếm thính và cần phiên dịch ngôn ngữ
ra dấu, USCIS sẽ sắp xếp cho quý vị một phiên dịch trong cuộc phỏng vấn. Nếu
quý vị cần điều kiện thuận lợi do bị khuyết tật, vui lòng gọi Dịch Vụ Khách Hàng
theo số 1-800-375-5283 hoặc 1-800-767-1833 (dành cho người khiếm thính) để
yêu cầu điều kiện thuận lợi.

Lễ Nhập Quốc Tịch


Nếu USCIS chấp thuận đơn xin nhập quốc tịch của quý vị, quý vị phải tham dự
lễ nhập quốc tịch và đọc Lời Tuyên Thệ Trung Thành. USCIS sẽ gởi cho quý vị
Mẫu Đơn N-445, Giấy Thông Báo Lễ Nhập Quốc Tịch và Tuyên Thệ (Notice of
Naturalization Oath Ceremony), để cho quý vị biết thời gian và địa điểm của buổi
lễ. Quý vị phải điền vào mẫu đơn này và đem đến buổi lễ.

106 
Nếu không thể dự lễ được vào ngày hẹn, quý vị có thể xin hẹn vào ngày khác.
Để xin hẹn ngày khác, quý vị phải gởi Mẫu Đơn N-445 trở lại văn phòng USCIS
của địa phương cùng với thư giải thích lý do tại sao quý vị không thể dự lễ được.

Quý vị sẽ nộp lại Thẻ Thường Trú Nhân cho USCIS khi đến dự buổi lễ. Quý vị
không cần thẻ này nữa, vì quý vị sẽ được cấp Giấy Chứng Nhận Nhập Quốc
Tịch (Certificate of Naturalization) tại buổi lễ.

Sau khi đọc Lời Tuyên Thệ Trung Thành quý vị mới được là công dân. Một viên
chức sẽ đọc chậm từng phần Lời Tuyên Thệ và yêu cầu quý vị nhắc lại. Sau khi
đọc Lời Tuyên Thệ xong, quý vị sẽ được cấp Giấy Chứng Nhận Nhập Quốc Tịch.
Giấy chứng nhận này chứng minh quý vị là công dân Hoa Kỳ.

Lễ Tuyên Thệ Trung Thành là một buổi lễ cộng đồng. Nhiều cộng đồng tổ chức
những buổi lễ đặc biệt vào Ngày Độc Lập, là ngày 4 tháng 7 hàng năm. Hãy hỏi
xem cộng đồng của quý vị có tổ chức buổi lễ nhập quốc tịch đặc biệt vào ngày
4 tháng 7 hay không, và làm thế nào để quý vị có thể tham dự. Nhiều người mời
cả gia đình đến dự lễ rồi đi ăn mừng sau khi tuyên thệ xong.

Quý Vị Đang Đi Đúng Đường


Chúng tôi hy vọng là hướng dẫn này giúp ích quý vị.
Hướng dẫn được biên soạn để giúp quý vị bắt đầu cuộc
sống ở Hoa Kỳ, cũng như giúp quý vị hiểu rõ quyền hạn
và trách nhiệm của mình với tư cách là thường trú nhân.
Hướng dẫn cũng cho quý vị biết cách tham gia vào cộng
đồng của mình. Nó cũng cho quý vị biết một số vấn đề
phải tìm hiểu thêm nếu muốn trở thành một công dân
được nhập quốc tịch. Truy cập trang web của chúng tôi
tại địa chỉ www.uscis.gov để tìm hiểu thêm. Quý vị sẽ
tìm thấy các tài liệu hữu ích khác tại địa chỉ
www.welcometousa.gov.

Và bây giờ khi đã ở đây, quý vị có cơ hội trải nghiệm mọi


thứ có thể có trong cuộc sống tại đất nước này. Chúng tôi
chào đón quý vị với tư cách là thường trú nhân và chúc
quý vị thành công tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

107
www.uscis.gov

You might also like