You are on page 1of 3

1.

Nội dung
1.1. Giới thiệu về sắn dây rừng
- Tên gọi khác: bạch cát, cát căn, cam cát căn,…
- Danh pháp khoa học: Pueraria montana
- Phân loại khoa học

Bộ (ordo): Đậu (Fabales)

Họ (familia): Đậu (Fabaceae)

Phân họ (subfamilia): Đậu (Faboideae)

Tông (tribus): Phaseoleae

Phân tông (subtribus): Glycininae

Chi (genus): Sắn dây (Pueraria)

Loài (species): Pueraria montana

- Đặc điểm
o Thân: Là loài cây dây leo, có thể dài đến 10m
o Rễ: Là loại rễ củ, dài từ 15-18cm, đường kính từ 4-8cm, màu nâu
nhạt. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, mát.
o Lá: Lá kép, mọc so le
o Hoa: Hoa hình chùm mọc so le, mùi thơm
o Quả: Quả giáp, dẹt, màu vàng nhạt, có lông mềm
o Hạt: Hạt dẹp, nhỏ, rắn, màu nâu đen.
- Phân bố
o Chủ yếu là các khu vực cận nhiệt đới và ôn đới như Đông và
Đông Nam Á, Mỹ và một số khu vực thuộc Liên minh Châu Âu.
- Thành phần hóa học
o Tinh bột :12 - 15% (rễ tươi)
o Flavonoid:
 Puerarin, Puerarin-Xyloside, Daidzein, Daidzin, b-
Sitosterol, Arachidic acid (Trung Dược Học).
 Daidzein (C15H10O4), Daidzein (C21H20O9), Daidzin,
Puerarin, 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’, 7-Diglucoside
(Chương Dục Trung, Dược Vật Phân Tích Tạp Chí 1984).
 Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside (Hirakura K và
cộng sự,1990).
 Genistein, Formononetin, Daidzein-8-C-Apiosyl (1-6)-
Glucoside), Genistein-8-C-Apiosyl (1-6)-Glucoside),
Puerarinxyloside, PG 2, 3’-Hydroxypuerarin PG-1, 3’-
Methyoxypuerarin, PG-3 (Kinjio J và cộng sự, Chem
Pharm Bull, 1987).
1.2. Công dụng
- Rễ củ: Là một nguồn giàu thành phần hoạt tính sinh học. Hơn 70 chất
phytochemical đã được tìm thấy, trong số đó isoflavonoid, và
triterpenoit cùng với glycoside.
o Theo Đông y, củ của cây sắn rừng có tác dụng thanh nhiệt, giải
cơ.
o Cách sử dụng: Rửa sạch, cắt khúc hoặc thái lát, rồi phơi hoặc sấy
khô.
- Hoa: Chứa một lượng lớn isoflavone (1,84% −2,86%), bao gồm
kakkalide, irisolidone và saponin triterpenoidal (0,43% −2,5%), bao
gồm kaikasaponin và soyasaponin, 41 chất phytochemical (25
isoflavone, 13 saponin và 3 flavon).
o Nó được dùng để chữa bệnh kiết lỵ, say rượu và nghiện rượu.
o Cách sử dụng: Phơi khô hoặc dùng tươi, rồi pha với nước nóng
để uống.
- Thân, nhánh: Chứa nhiều xenlulozo
o Được dùng để làm các đồ thủ công, mỹ nghệ.
o Cách sử dụng: Rửa sạch, phơi khô.
- Lá: Có thể được sử dụng như một loại rau. Lá bao gồm nhiều thành
phần hóa học, chẳng hạn như saponin triterpenoidal (kaikasaponin III)
và isoflavon, cụ thể là daidzin, genistin, rutin, kakkalide, robinin
(kaempferol 3- O- rhamnosyl (1 → 6) galactosyl-7- O -rhamnoside) và
nicotiflorin (kaempferol-3- O -rutinoside).
o Được dùng để làm chất chống oxy hóa trong chế biến thực phẩm.
o Cách sử dụng: Rửa sạch, xay nghiền thành bột.

You might also like