You are on page 1of 30

Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

Đại học UEH – Trường Kinh doanh UEH

Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing

Bộ môn

DOANH NGHIỆP VÀ KINH DOANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Họ và tên : Đào Ngọc Nhiên

MSSV: 31201026326

Lớp IB003 – Khóa 46 (CQ)

Chuyên ngành : Kinh doanh quốc tế

Giảng viên hướng dẫn : Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung

1
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

I- Mục lục: Trang


Phần II : Trả lời câu hỏi
Câu 1..............................................................................................................3
Câu 2..............................................................................................................11
Câu 3..............................................................................................................17
Câu 4...............................................................................................................23
Tài liệu tham khảo .........................................................................................29
II- Lời cảm ơn:

“Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đại học UEH đã đưa môn học Doanh nghiệp và
kinh doanh vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên
bộ môn – Cô Nguyễn Thị Hồng Nhung đã dạy dỗ và tâm huyết truyền đạt những kiến thức quý giá
cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Doanh nghiệp và
kinh doanh của cô, em đã trau dồi cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập nghiêm túc
và hiệu quả. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức có giá trị sâu sắc, là hành trang để em vững bước
sau này.

Bộ môn Doanh nghiệp và kinh doanh là môn học thú vị, bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo
cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng, giúp sinh viên có thể ứng dụng vào thực tế. Tuy nhiên, do khả
năng tiếp thu thực tế còn nhiều hạn hẹp, kiến thức chưa sâu rộng. Mặc dù bản thân đã cố gắng hết
sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong cô xem xét và góp ý để
bài tiểu luận của em được hoàn thiện và tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!”

2
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

II-Phần trả lời câu hỏi:


Câu 1a:

 Đạo đức kinh doanh: là tập hợp các nguyên tắc và chuẩn mực nhất định được xác định là hành vi có
thể chấp nhận được trong kinh doanh.
 Đạo đức kinh doanh có vai trò như một “tấm bản lề” để từng cá nhân, con người trong bất kì tổ
chức, doanh nghiệp nào tham gia quá trình kinh doanh có thể từ đó mà soi xét, đánh giá và có những
sự điều chỉnh, hoặc quyết định hành vi của mình sao cho phù hợp và đúng quỹ đạo đã được đặt ra
trước đó.
 Đạo đức trong kinh doanh được đặt ra vì một mục tiêu là tạo ra sự đúng đắn về đạo đức và tốt nhất
trong việc ra quyết định. Bất kì quyết định nào trong kinh doanh cũng có thể tạo ra tác động lớn cho
rất nhiều người như : nhân viên trong công ty, ban lãnh đạo, các bên liên quan, người tiêu
dùng,..Chính vì thế, doanh nghiệp nào có được bộ quy tắc đạo đức càng chặt chẽ, càng tốt đẹp thì sẽ
càng thu hút được khách hàng của mình, tăng độ tin cậy và thương hiệu giữa doanh nghiệp và khách
hàng. Ngoài ra, tạo được sự gắn kết lâu dài với nhân viên và các cổ đông, tạo thiện cảm tốt đẹp với
đối tác và các bên liên quan tiến tới sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp cũng là những gì các
doanh nghiệp đạt được nếu là doanh nghiệp có văn hóa đạo đức tốt đẹp. Một ví dụ cụ thể dựa trên
công trình nghiên cứu của hai giáo sư là John Kotter và James Heskeu (tác giả cuốn sách “Văn hóa
công ty và chỉ số hoạt động hữu ích”) thuộc Trường Đào tạo quản lý kinh doanh Harvard (Hoa Kỳ).
Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thất rằng các công ty với truyền thống đạo đức kinh doanh và
những chuẩn mực khác nhau thì đạt được những thành quả khác nhau. Hai vị giáo sư đã đưa ra
những con số thống kê ấn tượng: Trong vòng 11 năm, những công ty chú trọng thực hành đạo đức
kinh doanh đã nâng được mức thu nhập của mình lên tới 682% so với 36% của các công ty không
coi trọng thực hành các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh. Các công ty này cũng tăng được
90% giá trị cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán so với 74% của các công ty không thực sự
coi trọng đạo đức kinh doanh; tăng được 756% lợi nhuận ròng, vượt xa các công ty không coi trọng
việc thực hành đạo đức kinh doanh. Từ những lập luận trên, ta thấy được tầm quan trọng và cấp thiết
của việc tạo ra một văn hóa doanh nghiệp có đạo đức tốt trong kinh doanh.
 Đạo đức trong kinh doanh ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỉ 21 cũng đang là
mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều người dân Việt Nam. Đặc biệt là sau khi đã mở cửa và thực
hiện các chính sách đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Nhiều phạm trù
mới cũng đã xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, các quyền của người tiêu dùng, ...; khái niệm đạo

3
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

đức trong kinh doanh cũng trở nên phổ biến và được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, việc vi phạm đạo
đức trong kinh doanh lại là vấn đề gây “đau đầu” cho xã hội, đặc biệt là ngành chế biến lương thực,
thực phẩm. Như một đại biểu Quốc hội đã phát biểu: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao
giờ ngắn và dễ dàng như hiện nay!”.
 Một hoạt động kinh doanh được xem xét rằng có đạo đức hay không khi hành động kinh doanh đó
được chấp nhận bởi các yếu tố sau đây:
1. Tổ chức, doanh nghiệp : Các tổ chức có những bộ quy tắc của riêng họ để các nhân viên,
khách hàng và thậm chí cả đối tác nắm rõ, từ đó doanh nghiệp, tổ chức đó sẽ được xem xét có đảm
bảo đạo đức kinh doanh hay không. Ngoài ra, em thường thấy xu hướng hiện nay của các tổ chức,
công ty, doanh nghiệp thường có tổ chức các buổi học về vấn đề đạo đức trong kinh doanh cho thấy
đạo đức trong kinh doanh đang ngày càng được chú trọng hơn và là một tiêu chí quan trọng để đánh
giá giá trị cốt lõi của một tổ chức, doanh nghiệp.
2. Các nguyên tắc, chuẩn mực riêng của cá nhân: Khi các công ty có những quy định, quy tắc
thì yếu tố quyết định tiếp theo sẽ là một phần trong số những người tuân theo quy tắc của công ty- là
các cá nhân như nhân viên,.. Họ là một cá thể, và có nguyên tắc của riêng mình, và dựa theo đó, các
cá nhân sẽ quyết định xem mình có nên làm việc này hay không? Đó có là một việc có đạo đức hay
không?. Đôi khi, các công ty có nguyên tắc nhưng do lãnh đạo, văn hóa quản lí, nguyên tắc chuẩn
mực bị ảnh hưởng hay bị “bẻ cong” mà các yếu tố cá nhân không đủ “cứng rắn” và kiên định thì rất
dễ bị sa đọa, lôi kéo vào những việc trái đạo đức, thậm chí là vướng vào vòng lao lý.
3. Các khách hàng và nhóm lợi ích liên quan: Kinh doanh là để cung cấp các món hàng hóa,
phụ vụ khách hàng, có thể là về vật chất hoặc là dịch vụ, tuy nhiên, nếu không có khách hàng thì
việc kinh doanh sẽ không thể xảy ra. Chính vì thế, khách hàng và những người (nhóm) có lợi ích
đến từ việc kinh doanh cũng là một thành phần quyết định, phán xét một tổ chức, doanh nghiệp về
đạo đức kinh doanh. Một số câu hỏi có thể đượcc đặt ra như : Sản phẩm của Doanh nghiệp đó có
mang lại giá trị gì, Giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp là gì? Sản phẩm của họ có đảm bảo an toàn
không, quyền lợi cho khách hàng không?
4. Đối thủ cạnh tranh: Hoạt động kinh doanh không tránh khỏi cạnh tranh, tuy nhiên dù là
cạnh tranh cũng không thể tách rời các giá trị đạo đức trong kinh doanh. Giữa các doanh nghiệp, tổ
chức với nhau nên có những hành vi cạnh tranh lành mạnh và mang tính chất công bằng, không nên
dìm ép, bôi nhọ, ảnh hưởng uy tín đối thủ vì chính các đối thủ là những người có thể đánh giá đạo
đức của tổ chức, doanh nghiệp.

4
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

5. Các cơ quan quản lý Nhà nước, Pháp luật: Kinh doanh là một tập hợp các hoạt động có
nhiều thành phần tham gia, ảnh hưởng rất lớn đến Kinh tế, Xã hội,...Vì thế sự can thiệp của các Cơ
quan quản lý Nhà nước, các bộ Luật,.. dànhh riêng cho lĩnh vực này là tất yếu. Dựa trên các luật lệ,
các quyền, ...do Nhà nước đặt ra, những hành vi có đạo đức và phi đạo đức có thể dễ dàng được xác
định và đánh giá hơn.
 Tuy nhiên, có một vấn đề rất dễ gây nhầm lẫn và khó để phân biệt chính là Liệu rằng các hành vi
phi đạo đức đều là những hành vi trái pháp luật không?.
Theo em, từ kiến thức được học trên giảng đường và kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống, em xin
phép cho câu trả lời là:
Không phải bất cứ hành vi nào phi đạo đức cũng là vi phạm pháp luật. Đơn cử một trường hợp thực
tế rất quen thuộc với những người mẹ. Khi họ cần mua một thiết bị như nồi cơm điện hay bất cứ đồ
gia dụng nào đó. Họ thường sẽ chọn cách đến trực tiếp các cửa hàng chuyên bán các thiết bị gia
dụng để có thể được nhìn trực tiếp và tư vấn các chức năng, cách sử dụng của một thiết bị. Các nhân
viên bán hàng sẽ là những người luôn niềm nở đón tiếp và giới thiệu cho các mẹ nội trợ các sản
phẩm. Dễ thấy rằng họ thường sẽ nói rất nhiều về các ưu điểm, đặc điểm, tính năng đặc biệt của các
thiết bị một cách trơn tru và hấp dẫn. Và tất nhiên, các món hàng cần được bán sớm để đạt chỉ tiêu
hoặc các món hàng có mức giá cao hơn thường sẽ được đề xuất ngay lập tức. Với một số người
không cần thiết đến mức phải chi ra một số tiền lớn như vậy để mua một thiết bị mà trong đó có một
số chức năng vượt trội nhưng không cần đến hoặc có một số chức năng rất khó để sử dụng hoặc có
những nhược điểm lớn thì có lẽ, đến khi đã sở hữu và sử dụng thì các bà mẹ mới nhận ra là mình
như đã bị “ lừa ” bởi các nhân viên bán hàng. Tất nhiên, tùy môi trường, tùy nhân viên bán hàng sẽ
lựa chọn, nhưng đó cũng có thể xem như một hành vi phi đạo đức và khách hàng sẽ đánh giá kém,
ảnh hưởng đến uy tín của nhân viên và cửa hàng kinh doanh đó. Và tình huống trên cũng chỉ dừng
lại ở một khía cạnh của đạo đức. Pháp luật không có quy định về việc phải tiết lộ toàn bộ sự thật và
lựa chọn món hàng tiết kiệm nhất, phù hợp nhất với khách hàng nên đấy không phải là hành vi phi
pháp. Nếu có thì những quy định trên sẽ do Doanh nghiệp, tổ chức quy định, phổ biến cho nhân viên
của mình về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp để nâng cao giá trị và niềm tin của khách hàng
dành cho họ.
Có thể thấy, không hẳn là hoàn toàn không thể rạch võ ranh giới giữa đạo đức và pháp luật. Lí do hai
kết quả này dễ bị nhầm lẫn với nhau có lẽ do tần suất xuất hiện các hành vi phi đạo đức nghiêm
trọng dẫn đến vi phạm pháp luật là quá cao. Ví như các kế toán thay đổi những con số trên sổ sách,

5
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

thành công trốn thuế nộp cho Nhà nước đến tận mấy chục tỷ đồng hay việc bơm (tiêm) các chất hóa
học độc hại vào tôm, hải sản, ..nhầm tăng tỉ trọng gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng ,... tất cả
những hành động phi đạo đức dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là vi phạm pháp luật có lẽ đều đến từ “
lòng tham không đáy” của những người trong cuộc, chỉ vì tiền bạc, vì giàu sang làm “mờ” đi đạo
đức, nhân cách và giá trị của mình khiến họ sa đọa vào vòng lặp vừa phi đạo đức, vừa trái pháp luật.
Có thể thấy, chúng ta trước khi làm gì, quyết định bất cứ thứ gì trong kinh doanh cũng nên suy xét
thật kĩ lưỡng, soi qua từng mặt của lăng kính đạo đức ( pháp luật, quy tắc của tổ chức, tiền đề các
tình huống tương tự trong cùng lĩnh vực, đồng nghiệp và giá trị cá nhân) để tránh những hậu quả
đáng tiếc xảy ra.
Câu 1b:
 Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp (CSR) là nghĩa vụ của bất kì tổ chức, doanh nghiệp nhằm
tối đa hóa các tác động tích cực. Đó có thể là lợi ích cho đất nước như tạo việc làm, giá trị kinh tế,sự
thịnh vượng. Bên cạnh đó, việc giảm thiểu tối đa các hoạt động tiêu cực đối với xã hội cũng là trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội như: giảm chất thải gây ô nhiễm môi trường, các bất ổn về
tài chính,..
 CSR đã được rất nhiều Doanh nghiệp, tổ chức xem như một thành phần cần thiết trong quá trình xây
dựng hình ảnh và thương hiệu. Vì sao? Vì nếu những Doanh nghiệp được công nhận có trách nhiệm
với xã hội thì họ có xu hướng giữ được khách hàng của mình lâu dài, các nhân viên cũng có động
lực làm việc hiệu quả hơn. Danh tiếng của Doanh nghiệp cũng như sự nhận dạng thương hiệu của
Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh sẽ được nâng cao từ đó thu hút được càng nhiều nhân viên
có tài năng và sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng có quan tâm đến các khía cạnh bền vững
của xã hội. Được biết, hơn một nửa lực lượng lao động và khách hàng tiềm năng trong tương lai
được tạo thành từ thế hệ thiên niên kỷ ( thế hệ Y) và đặc biệt là thế hệ Z, đây là hai thế hệ có ý thức
về xã hội rất cao, họ quan tâm sâu sắc đến môi trường, sự công bằng, các vấn đề xã hội và có xu
hướng tìm đến những doanh nghiệp có giá trị xã hội lớn lao.
 Dù có cùng trường nghĩa nhưng giữa đạo đức cá nhân và trách nhiệm xã hội vẫn phải có sự tách
bạch
Có thể nói đạo đức vẫn chỉ gói gọn trong một cá nhân hoặc tổ chức, về quy mô thì vẫn là nhỏ hơn so
với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tác động của trách nhiệm xã hội vẫn là lớn hơn rất nhiều
và tầm ảnh hưởng là vô cùng tận, thường mang tính dài hạn.

6
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

Đạo đức trong kinh doanh Trách nhiệm xã hội (CSR)


Đạo đức trong kinh doanh sẽ CSR đảm bảo tất cả các chuẩn
chứa đựng những gì mà một mực của xã hội được tuân theo
doanh nghiệp cần thuân theo một cách đúng đắn khi xây
Định nghĩa để mang lại lợi nhuận, lợi ích dựng doanh nghiệp nhằm tối
cho nhân viên và các bên liên đa hóa các tác động tích cực
quan mà không tác động xấu và tối thiểu các tác hại đến các
đến bất kì ai. khía cạnh của xã hội.
Mang lại lợi ích cho công ty Mang lại lợi ích cho xã hội,
Mục tiêu
và nhân viên cộng đồng
Chỉ áp dụng trong định nghĩa Bất kì môi trường nào cũng có
Cách thức
của kinh doanh thể sử dụng
Đến kinh doanh và công ty Liên quan đến toàn xã hội và
Liên quan
một cá nhân
Biết được những gì nên làm Nhận thức được, lưu giữ trong
và không nên làm trong kinh tâm trí được các giá trị đạo
Nội dung doanh. đức của xã hội và trách nhiệm
của mỗi cá nhân đối với xã
hội.

 Bốn khía cạnh và ví dụ tương ứng của trách nhiệm xã hội là:
1. Về kinh tế: Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp về mặt kinh tế là tạo ra công ăn việc
làm cho nhân dân của một quốc gia, để ai cũng có một công việc, một nguồn kiếm sống. Bên cạnh
đó, việc vận hành, kinh doanh có lợi nhuận tạo ra rất nhiều giá trị về của cải vật chất, tạo ra giá trị
vốn liếng cho xã hội. Nói chung, tìm cách giảm chi phí và đạt được doanh thu đã đề ra nhưng không
ảnh hưởng đến cộng đồng chính là khía cạnh kinh tế của CSR. Ví dụ như: Mục tiêu của kinh doanh
luôn là vì muốn đạt được lợi ích như: có lợi nhuận cao, đem lại giá trị cao cho khách hàng,...Chính vì

7
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

vậy, một doanh nghiệp, tổ chức cần cố gắng đạt được kết quả tốt mang lại lợi ích cho công ty ( có
thể là có lợi nhuận để chia cho các cổ đông) hoặc nếu kinh doanh tốt (Nhà nước có thêm nguồn thuế
để đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển Đất nước,..)
2. Về hệ thống luật pháp: Kinh doanh phải đúng với pháp luật quy định, có thể với mỗi
ngành nghề khác nhau, mỗi địa phương khác nhau sẽ có những quy định riêng và việc nắm bắt các
quy định, luật lệ đó là nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra, đảm bảo nộp thuế đúng và đủ, không xâm
phạm đến các quyền của các bên liên quan trong quá trình kinh doanh, đảm bảo quyền lực của Nhà
nước và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng là trách nhiệm về pháp lý của mỗi doanh nghiệp.
Ví dụ: Kinh doanh nếu có lợi nhuận thì phải nộp thuế theo quy định của Pháp luật; phải trả các
khoản nợ đến từ trái phiếu, nợ vay ngân hàng và sau đó chia lợi tức dựa trên cổ phiếu của các cổ
đông theo quy định về trình tự, cách thức cho các bên.
3. Về đạo đức: Trách nhiệm xã hội gắn liền với giá trị đạo đức của cá nhân, không thể tách
rời nhau. Các giá trị đạo đức là cốt lõi trong kinh doanh cần được giữ vững và phát huy. Suy cho
cùng, con người cũng là nhân tố quan trọng nhất tham gia trong quá trình kinh doanh vì vậy, giá trị
đạo đức cá nhân của bất kì ai cũng nên được giữ vững. Ví dụ như: Nếu là một doanh nghiệp có trách
nhiệm xã hội đảm bảo không thải chất thải độc hại ra môi trường nhưng lại bán cho khách hàng
những sản phẩm kém chất lượng so với giá tiền hay thậm chí gây hại sức khỏe thì “trách nhiệm xã
hội tốt” mà doanh nghiệp đó tự dán nhãn cho mình cũng chỉ là hư vô, không có giá trị.
4. Tâm thiện nguyện: Hãy là một cư dân tốt, sống hết mình vì tâm tốt đẹp luôn nghĩ cho xã
hội và mọi người. Ví như có một số doanh nghiệp, tổ chức lớn như Vingroup, họ giàu có về tiền bạc,
và tràn đầy tình yêu với đồng bào, họ sẵn sàng quyên góp một phần doanh thu của mình cho người
dân miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt. Hay gần đây nhất, dù gặp khó khăn trong Đại dịch Covid-19
nhưng Vingroup đã hổ trợ 279 tỷ đồng trang thiết bị phòng chống dịch cho thành phố Hồ Chí Minh
vượt qua thời kì bùng dịch dữ dội.
 Một số vấn đề liên quan Trách nhiệm xã hội mà các nhà quản lí phải xem xét trong dài hạn mang
tính bền vững:
 Môi trường là chủ đề được quan tâm nhất gần đây. Ngày càng có nhiều hiện tượng cực đoan thể hiện
sự phẫn nộ của “Thiên nhiên” đối với con người của chúng ta khi việc phát triển kinh tế, xã hội lại đi
đôi với việc gây phá hoại, tổn thất nhiều hơn cho Thiên nhiên, môi trường sống. Các Doanh nghiệp,
đặc biệt là các nhà quản lí đang cần xem xét kĩ càng hơn về vấn đề “xanh hóa doanh nghiệp”. Xu
hướng hiện nay là người tiêu dùng, khách hàng đang dần quan tâm nhiều hơn đến tác động của sản

8
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

phẩm họ nhận được có đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường hay không. Bởi lẽ, môi trường
là nơi con người đang sinh sống, vấn đề Môi trường không phải cứ một và năm là có thể hoàn toàn
được giải quyết, chính vì vậy, trong dài hạn, các nhà quản lí cần xem xét lại quy trình sản xuất của
mình có gây hại đến môi trường hay không và đó đang là trách nhiệm xã hội được nhiều người quan
tâm nhất. Tái chế các chai nhựa, thủy tinh hoặc sử dụng các nguyên liệu xanh, nguồn năng lượng
xanh có sẵn để sản xuất là một số đề xuất dành cho các nhà quản lí có thể cân nhắc áp dụng. Bên
cạnh đó, nếu có hẳn một bộ phận chuyên môn về môi trường trong doanh nghiệp, tổ chức để theo dõi
và đưa ra những đề xuất phù hợp. Theo em tìm hiểu được thì “Theo Khoản 2 Điều 51 Luật Bảo vệ
môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung có yêu cầu rằng : “đối với các khu công nghệ cao của tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương thì phải có bộ phận chuyên môn bảo vệ môi trường và có nhân sự phụ trách
được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực phù hợp.”. Tất nhiên, việc quan tâm, thay đổi
sao cho thân thiện, an toàn với môi trường chắn hẳn sẽ cần bỏ ra một lượng chi phí rất lớn. Đối với
các tổ chức, doanh nghiệp lớn, có thể các nhà quản lí sẽ có cách để quản lý tài chính cho phù hợp,
tuy nhiên, với các doanh nghiệp nhỏ thì cần sự quan tâm và thúc đẩy, hổ trợ từ Nhà nước. Một nhãn
hiệu, logo, mã vạch, mã QR code, tiêu chí đặc biệt dành cho các sản phẩm xanh - sạch với môi
trường có lẽ là cần thiết. Vừa là minh chứng cho sản phẩm an toàn với môi trường, vừa có thể tăng
nhẹ giá thành của sản phẩm để hoàn vốn cho các doanh nghiệp đã đầu tư cho trách nhiệm với môi
trường mà vẫn được người tiêu dùng yên tâm lựa chọn, cũng như biết đến nhiều hơn về trách nhiệm
tuyệt vời của Doanh nghiệp đó đối với môi trường. Từ đó Doanh nghiệp tạo dựng được niềm tin và
uy tín, giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp được nâng cao.
 Đối với các tổ chức Giáo dục thì việc đảm bảo nâng cao trình độ, kiến thức, tay nghề, trình độ tư duy
của học sinh, sinh viên cũng là một mục tiêu, yêu cầu được đặt ra dành cho các nhà quản lí các tổ
chức đặc biệt này. Mỗi năm, cần cập nhật thêm kiến thức mới, cần sáng tạo ra nhiều phương thức
học tập mới mẻ, tiếp thu các cách tiếp cận kiến thức, cách truyền đạt kiến thức của các Tổ chức giáo
dục phương Tây phát triển và vận dụng sáng tạo cho phù hợp với Việt Nam. Việc giảng dạy và học
tập của Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất cập như: từ cấp 1-2-3 luôn là giáo viên đọc cho chép, các bài
luôn có khuôn mẫu từ giáo viên khiến học sinh không thể sáng tạo, còn gượng ép và điểm số và
“thần thánh hóa” nó. Ta có thể thấy, chỉ có các tổ chức như các trường đại học lớn như UEH mới có
đủ chi phí tạo ra nhiều sân chơi cho sinh viên, vừa chơi vừa học; đội ngũ giảng viên chất lượng với
nhiều cách giảng dạy, tạo cơ hội cho sinh viên tự do sáng tạo, rèn luyện cách làm việc nhóm,..Mặc

9
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

dù thế, nhưng có lẽ vẫn là quá muộn khi đến Đại học thì sinh viên mới được tiếp cận những cách học
đấy.
 Các Doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm cần được quản lí chặt chẽ và
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, thành phần dinh dưỡng
cho mỗi khẩu phần, nguyên liệu được sử dụng, dây chuyền sản xuất cũng cần được các nhà quản lý
chú tâm hơn. “ Có thực mới vực được đạo”, vấn đề lương thực, thực phẩm luôn là vấn đề được mọi
người quan tâm, thành phần dinh dưỡng càng cao, càng dinh dưỡng thì người Việt Nam càng mạnh
khỏe, cao lớn, càng có khả năng lao động tốt hơn, nâng tầm giá trị lao động của cả nước. Các nhà
quản lí nên cân nhắc, đảm bảo tính dinh dưỡng và độ an toàn không chỉ cho người tiêu dùng mà là cả
cho môi trường. Nguồn nguyên liệu đầu vào luôn cần được đảm bảo an toàn, cơ sở chế biện sạch sẽ,
đừng vì vài con số lợi nhuận mà lấy những nguồn nguyên liệu kém chất lượng gây ảnh hưởng đến
người tiêu dùng.

10
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

Câu 2:
 “Kinh doanh đa cấp” là từ khóa dường như là “hot search” của những năm 2015-2016. Mô
hình kinhh doanh này từ lúc xuất hiện ở Việt Nam, trở thành tiêu điểm của các bài báo, các
kênh truyền thông quốc gia như VTV với những từ khóa “ lừa đảo” , “tiền vào thì không thể
ra”, “mất trắng sau đầu tư trăm tỷ” thì trong tiềm thức của đa số người Việt Nam, mô hình kinh
doanh này trở thành một mô hình xấu xa, lừa bịp. Tuy nhiên, mô hình “Kinh doanh đa cấp” đã
và đang được chấp nhận ở rất nhiều quốc gia, và được xem như một mô hình kinh doanh hợp
pháp, sáng tạo. MLM ( Multilevel Marketing)-kinh doanh đa cấp, là một loại hình kinh doanh
mà ở đó, công ty sẽ không cần phải thông qua các kênh phân phối Marketing thông thường như
: nhà phân phối, nhà bán lẻ, đại lí bán hàng.. mà chính khách hàng, những người đã từng sử
dụng sản phẩm và hài lòng với sản phẩm đó sẽ là một “nhà phân phối” sản phẩm đến tay
những người khác và họ sẽ được nhận doanh thu từ đó. Mỗi khách hàng (ở tuyến trên) giới
thiệu được sản phẩm cho một người khác (ở tuyến dưới) thì khách hàng ở tuyến trên sẽ được
nhận một khoảng tiền hoa hồng, cứ như thế, những người tuyến dưới tiếp tục giới thiệu sản
phẩm cho những người khác nữa, họ vẫn sẽ có doanh thu và từ đó tạo nên một mạng lưới ,
chính vì vậy mô hình MLM còn được gọi là “kinh doanh mạng lưới”.
 Mô hình kinh doanh này có một số ưu điểm như :

-Đối với công ty : Giảm chi phí trung gian có thể phát sinh như : thuê mặt bằng, chi phí vận
chuyển, chi phí tuyển dụng nhân viên bán hàng, quảng cáo,..

-Đối với khách hàng: Vì nếu bạn mua sản phẩm từ công ty họ sẽ bán cho bạn số lượng sĩ với
giá tiền đã được chiết khấu nên khách hàng vừa được sử dụng sản phẩm phù hợp với nhu
cầu ở mức giá thấp vừa tạo ra được doanh thu cho bản thân (+tiền hoa hồng) khi bán sản
phẩm cho những người khác.

-Là mô hình khá thích hợp với những người chưa có kinh nghiệm cần học tập kinh nghiệm
thêm từ nhiều người và mở rộng mối quan hệ. Được trải nghiệm bán hàng tạo tiền đề cho
một số người muốn đầu tư kinh doanh.

 Chính vì thế có nhiều người rất muốn được khởi nghiệp bằng con đường này. Ví như bạn đang sở
hữu một doanh nghiệp non trẻ, sản xuất một sản phẩm mà thị trường đang cần và chưa bão hòa, với
chất lượng tốt hơn. Tuy có chất lượng nhưng vấn đề tiền để đầu tư cho các kênh Marketing là không

11
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

đủ nên bạn có thể cân nhắc sử dụng mô hình này. Vừa bán được nhiều sản phẩm, nhiều người biết
đến sản phẩm hơn, vừa có lợi nhuận cho doanh nghiệp mà không cần tốn quá nhiều chi phí. Và nếu
bạn biết cách đầu tư, xoay vốn thì Doanh nghiệp non trẻ của bạn hoàn toàn có thể trở thành một
Doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh hơn trên thị trường.
 Tuy nhiên, đây cũng là mô hình kinh doanh “hai lưỡi” . Có một số nhược điểm khiến cho mô hình
này không quá được ưa thích như:

-Khi thị trường đã bão hòa. Ví dụ như sản phẩm mới mà bạn sản xuất là sữa tươi. Tuy nhiên
bạn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ nên tiền để đầu tư cho quảng cáo, Marketing là không thể.
Với mức độ cạnh tranh rất cao, như thị trường sữa khi hầu hết các mọi nơi đều có nhà phân
phối của những thương hiệu sữa nổi tiếng thì sản phẩm của bạn, nếu áp dụng theo hình thức
này cũng chỉ có mạng lưới khách hàng rất ít và dẽ khiến cho doanh nghiệp không thể hoàn
vốn lại được.

-Với số lượng lớn những nhà phân phối như thế, việc quản lí và kiểm soát dòng hàng và
dòng tiền là việc vô cùng khó khăn đối với Doanh nghiệp.

-Có nhiều biến tướng gây ảnh hướng rất xấu đến nhiều khía cạnh của xã hội.

+ Ở góc độ hàng hóa tiêu dùng: Một số khu vực nhạy cảm trong nền kinh tế là các sản phẩm
phục vụ cho nông nghiệp như phân bón, sản phẩm nông nghiệp… Với cách làm này, phân bón, một
số sản phẩm phục vụ nông nghiệp kém chất lượng sẽ theo mạng lưới đa cấp sẽ tràn lan trong một số
khu vực sản xuất nông nghiệp trong tương lai.
+ Ở góc độ xã hội: Đẩy nhiều người dân nghèo vào cuộc sống ngày càng bần cùng hơn, các
giá trị truyền thống : tình làng nghĩa xóm, các giá trị đạo đức bị đảo ngược khi bất đắc dĩ phải trở
thành những người lừa dối với cả người thân nhất của mình.

+Và đặc biệt, một mặt trái vô cùng xấu xí của mô hình này là những mô hình kinh doanh
khác như mô hình kinh doanh kim tự tháp đã biến chất đi mục đích từ đầu của mô hình kinh doanh
này. Và thực tế, khi về đến Việt Nam, kinh doanh đa cấp bị biến tướng và gây ra hậu quả vô cùng
khủng khiếp. Mô hình kinh doanh đa cấp này, khi về nước ta trở thành mô hình kinh doanh Kim tự
tháp (Pyramid scheme). Đây là mô hình kinh doanh phi pháp và không bền vững khi lợi nhuận đầu
tư cho những người ở trên đỉnh của kim tự tháp được lấy từ những người thành viên tham gia đầu tư
chung hoặc từ những người đầu tư trực tiếp vào khi họ nhẹ dạ cả tin vào những lời hứa sẽ tạo lợi

12
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

nhuận khổng lồ nếu mời gọi được thêm nhiều nhà đầu tư khác hoặc bị chèo kéo, ép buộc mua-bán
sản phẩm.

 Vậy vì sao kinh doanh đa cấp lại hấp dẫn đến như vậy? Và làm cách nào để lôi kéo nhiều người vào
con đường kinh doanh trái phép này?. Em xin phép lấy một ví dụ thực tế để phân tích vấn đề này.
Năm 2016, một công ty mang tên Công ty Cổ phần Liên kết Sản xuất Thương Mại Việt Nam, hay
còn gọi là Công ty Cổ phần Liên kết Việt đã được “xướng” tên trên sóng truyền hình Việt Nam khi
mang danh mô hình kinh doanh đa cấp và chiếm đoạt, lừa đảo số tiền lên đến hơn 1.900 tỷ đồng mà
nạn nhân là vô cùng đa dạng: từ những người vùng Thái Nguyên khó khăn, cực khổ đến cả những
người dân thủ đô Hà Nội, những ông bà lớn tuổi,... Thủ đoạn của họ là đối với từng phân khúc “con
mồi” họ sẽ có những cách lôi kéo và tẩy não khác nhau. Đối với những người nghèo khổ trên vùng
Thái Nguyên, với lời hứa chỉ cần đầu tư vài trăm triệu, một tháng sau, tiền lãi sẽ gấp 3 đến 4 lần. Đối
với người dân nghèo khổ,với kiến thức còn chưa đủ để hiểu về đa cấp, trước những món hời to lớn
như vậy, mà lợi nhuận lại đến nhanh, số tiền thì lại lớn, đủ để họ hoàn vốn các khoản vay vừa dư dả
chăm lo cho cuộc sống tốt hơn. Chỉ với tờ hợp đồng và tờ biên lai, hàng trăm người dân vùng sâu,
vùng xa ở Thái Nguyên đã bị một nhân viên tự xưng của công ty Liên kết Việt chào hàng đầu tư
phân bón. Tất nhiên, đó cũng là lần cuối cùng những người dân khổ cùng ấy thấy được và liên hệ
được với người chào hàng đó. “Tiền mất tật mang” cuộc sống vốn khó khăn, lại thêm khốn khổ khi
các nhà cho vay nặng lãi mỗi ngày đến giục trả nợ mà lợi nhuận đầu tư thì chẳng thấy đâu. Đối với
những người lớn tuổi ở Hà Nội, những nhân viên tự xưng là của công ty Liên kết Việt chào bán sản
phẩm máy tập vật lí trị liệu của Bộ Quốc phòng. Những người lớn tuổi, luôn cần thiết những chiếc
máy tập thế này để chăm lo cho sức khỏe của mình, bên cạnh đó, nghe danh hiệu “ Bộ quốc phòng”
dường như lòng tin giữa nhà bán hàng và “con mồi” được vun đắp, vững tin hơn và thế là lại hàng
trăm người bị lừa mua chiếc máy mang danh của Bộ quốc phòng này. Tuy nhiên, chất lượng không
hề đi đôi với số tiền bỏ ra, hơn nữa, Bộ quốc phòng không hề có bất cứ hợp đồng hay liên kết gì với
sản phẩm vật lí trị liệu này của công ty Liên kết Việt và công ty này đã mạo danh Bộ quốc phòng để
trục lợi..Còn rất nhiều sản phẩm khác, rất nhiều nạn nhân khác đã bị lừa bởi công ty này. Họ “tẩy
não” bằng các cuộc diễn thuyết của những người tự xưng là chuyên viên bán hàng đa cấp với những
lời lẽ đanh thép “chỉ cần đầu tư, mỗi tháng không cần làm gì cũng có tiền về tới tay” hay những
khoản hoa hồng cực lớn nếu bán được sản phẩm như “Chỉ cần mua một “gói” hoặc “bộ” sản phẩm
(có thể ở dạng tiền đầu tư hoặc số lượng sản phẩm nhất định) thì tháng sau sẽ ngay lập tức nhận hoa
hồng, nếu kêu gọi đầu tư từ người khác và đạt được chỉ tiêu, với tỷ suất sinh lợi lên đến 4800%.

13
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

Ta có thể thấy rõ cái hấp dẫn của mô hình biến tướng này, đó là “lợi nhuận cực lớn”. Bản thân con
người ai cũng có lòng tham, hơn nữa cuộc sống hiện nay dường như đang được dẵn dắt bằng “ đồng
tiền” nên những người nhẹ dạ cả tin, thiếu kiến thức như sinh viên mới vào đại học hay những nội
trợ, những ông bà lớn tuổi, những người muốn “ không cần làm gì mà vẫn có tiền vào túi” là những
người bị thu hút nhất và là đối tượng mà các công ty đa cấp biến chất muốn hướng đến nhất. Mượn
danh những tổ chức uy tín như Bộ quốc phòng, giả mạo những bằng giấy khen cho Thủ tướng kí tên
trao tặng, những cái tên bắt đắc dĩ được xướng lên như một ví dụ thành công vì đã tin tưởng trong
một buổi thuyết trình đầy âm mưu của những kẻ lợi dụng lòng tin, sự cần thiết tiền bạc, vật chất của
người dân mà trục lợi. Bên cạnh đó là những tác động đánh vào tâm lý của những người cần tiền để
trang trải mà không có kĩ năng hoặc không có thời gian. Đó là cách họ lôi kéo, hết người này đến
người khác bị lừa đảo, và cũng vì muốn lấy lại số tiền đã đầu tư sai trái đó mà họ - những con mồi,
không ngần ngại lôi kéo thêm những người khác trở thành con mồi gây ra một kết cục thảm thương.
Từ mô hình kinh doanh đa cấp khi khách hàng có sử dụng sản phẩm và cảm nhận được chất lượng
của sản phẩm mà từ đó họ nguyện ý giới thiệu cho người khác thì lại bị biến chất thành một cuộc
kêu gọi đầu tư với số tiền khổng lồ mà khách hàng ở các tuyến thậm chí còn chưa bao giờ sử dụng
sản phẩm. Đó không còn là kinh doanh nữa khi hàng hóa không hề luân chuyển và không hề có
người tiêu thụ sản phẩm Vậy pháp luật Việt Nam và một số quốc gia khác kiểm soát mô hình kinh
doanh này như thế nào?

 Vì là một mô hình rất dễ để bị biến chất, “ lách” luật nên ở các nước trên Thế giới đều có những quy
định ngày càng chặt chẽ và nghiêm khắc hơn đối với mô hình kinh doanh này. Có thể lấy ví dụ từ Mỹ,
những người tiêu dùng phân phối nếu muốn không vây vào vòng pháp luật thì họ phải bán được ít nhất
70% số hàng hóa họ đã thu mua từ công ty và chỉ nên bán cho những người thực sự có nhu cầu muốn
được sử dụng sản phẩm và tất nhiên là phải nằm ngoài mạng lưới đa cấp có sẵn. Đơn cử ở Hàn Quốc,
mức trả hoa hồng mà những người khách hàng sau khi tham gia mạng lưới phân phối được nhận thì
không được quá 35%.
 Vừa mới du nhập vào Việt Nam những năm đầu của thế kỉ 21, hành lang pháp lý cho mô hình này ở
nước ta cũng không phải là quá chặt chẽ, tuy nhiên, Bộ Công thương luôn theo dõi và có những luật
mới được ban hành, sửa đổi sao cho phù hợp và hạn chế tối đa những hệ lụy phát sinh từ mô hình kinh
doanh này. Có một số quy định đặc trưng và khác biệt:
- Trước hết là quản lí hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. Theo Điều 19 và Điều 20-
40/2018/NĐ-CP:

14
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

“Điều 19: Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được coi là có hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Doanh nghiệp có trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện có thực hiện chức năng liên
quan đến hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.

2. Doanh nghiệp tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tại địa phương.

3. Doanh nghiệp có người tham gia bán hàng đa cấp cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường
hợp không cư trú tại nơi thường trú) hoặc thực hiện hoạt động tiếp thị, bán hàng theo phương thức
đa cấp tại địa phương.

Điều 20. Đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương

1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký tại Sở Công Thương
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và chỉ được phép tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp sau khi
có xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bằng văn bản của Sở Công Thương tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương đó.

2. Trường hợp không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương, doanh nghiệp bán
hàng đa cấp có trách nhiệm ủy quyền cho một cá nhân cư trú tại địa phương làm người đại diện tại
địa phương để thay mặt doanh nghiệp làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương
đó.

3. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm lưu trữ, xuất trình hồ sơ, tài liệu liên quan đến
hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.”

Theo đó, tóm gọn lại, doanh nghiệp nào muốn bán hàng theo mô hình kinh doanh này cần phải đăng
kí kinh doanh và được Sở Công Thương của tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận bằng
văn bản, cho phép Doanh nghiệp dó được hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương của Doanh
nghiệp. Điều này sẽ giúp Nhà nước dễ dàng theo dõi và kiểm soát hoạt động kinh doanh đa cấp của
Doanh nghiệp hơn, dễ dàng phát hiện những hiện tượng lôi kéo, ép buộc bán hàng và hủy giấy phép
kinh doanh của Doanh nghiệp nếu cần thiết trong thời gian ngắn với hậu quả tối thiểu. Nếu Doanh
nghiệp hoạt động, bán hàng ở nơi chưa được cấp phép sẽ bị phạt hành chính theo như Pháp luật quy
định.

15
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

- Tiếp đến là vấn đề trả lại và mua lại hàng hóa. Nếu người tham gia bán hàng nhận thấy hàng hóa
có vấn đề và cần được yêu cầu trả lại cho Doanh nghiệp thì phải đảm bảo trả lại hàng hóa hợp lệ
trong vòng 30 ngày với các điều kiện như pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định
40/2018/NĐ-CP thì Doanh nghiệp phải chấp nhận mua lại số hàng hóa đó và phải hoàn trả số tiền
đặt cọc của người tham gia bán hàng đa cấp không được thấp hơn 90% số tiền cọc như trên hợp
đồng.
Điều này đảm bảo rằng sản phẩm mà công ty bán hàng đa cấp muốn bán phải đảm bảo chất lượng
và mục tiêu của công ty là tiêu dùng sản phẩm chứ không phải là lôi kéo người tham gia đầu tư.
- Về mức hoa hồng lương thưởng và các lợi ích kinh tế khác thì theo Khoản 2 điều 48 Nghị định
40/2018/NĐ-CP thì “ Tổng trị giá hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác, bao gồm cả lợi ích
được hưởng theo chương trình khuyến mại, trả cho người tham gia bán hàng đa cấp trong một năm
quy đổi thành tiền không được vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh
nghiệp bán hàng đa cấp”.
Quy định này nhằm để đảm bảo rằng sẽ không còn việc vì lợi ích tiền bạc và hoa hồng cao mà
những nhà phân phối tiêu dùng sản phẩm bất chấp tất cả để được số tiền khủng như những lời
“hứa hẹn” của những mô hình kinh doanh đa cấp biến chất.

16
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

Câu 3:
Trước khi đề cập đến các khía cạnh của SME và Startup thì trước tiên, em sẽ sơ lược về SME và
Startup. Thật ra có rất nhiều định nghĩa cho từ “Startup” nhưng em sẽ đề cập đến định nghĩa mà em
cho là hợp lí nhất: "Startup là một doanh nghiệp mới thành lập, đáp ứng được nhu cầu của thị trường
bằng cách tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ hay một quy trình đổi mới sáng tạo, đồng thời có khả
năng tăng trưởng nhanh vũ bão về quy mô". Ở Việt Nam, người ta sử dụng từ “ khởi nghiệp” để dịch
từ “startup”. Còn SMEs hay SME ( Small and Medium Enterprise)  hiểu nôm na theo tiếng Việt thì
cụm từ này có nghĩa là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, có một sự nhầm lẫn giữa SMEs
và Starup, có người nói hai định nghĩa trên là một, có người thì tách bạch nhau. Theo những gì đã
tìm hiểu được, em có hiểu được rằng SME chưa chắc là một Startup nhưng một Startup thì chắc chắn
là một SME. Vì khi khởi nghiệp, muốn mở một Doanh nghiệp, không thể tạo ngay lập tức tạo ra một
doanh nghiệp với hàng trăm cổ đông hoặc chỉ mới khởi nghiệp mà Doanh thu và lợi nhuận, giá trị
Doanh nghiệp có thể lớn đến mức ngang bằng các doanh nghiệp đã được thành lập từ rất lâu và đang
chiếm thị phần lớn được. Tuy nhiên, SME hay Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể giữ mãi
tình trạng hiện tại của mình vì có thể dù đã được thành lập từ rất lâu nhưng họ có chiến lược kinh
doanh không tốt hoặc sản phẩm không có cạnh tranh nên việc kinh doanh không thể mở rộng và tăng
trưởng được. Khởi nghiệp với Doanh nghiệp nhỏ thường là sự lựa chọn của những Nhà khởi nghiệp
vì hình thức này có nhiều đặc điểm phù hợp và có ưu điểm như sau:
 Trước hết, khởi nghiệp với một doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ hội rất lớn cho các Nhà
khởi nghiệp có thể gắn kết, gần gũi và giữ được mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với
khách hàng, giữa sản phẩm của mình với nhu cầu, kì vọng của khách hàng đối với sản
phẩm. Kinh doanh là phải có khách hàng, hơn nữa, chúng ta vừa mới bắt đầu sự nghiệp
kinh doanh của mình nên việc chăm lo cho khách hàng của mình là vô cùng quan trọng.
Ta có thể học hỏi Jeff Bezos người sáng lập và là CEO của Amazon. Có lẽ câu chuyện
ông bắt đầu Amazon từ hiệu sách nhỏ không còn quá xa lạ với các nhà khởi nghiệp
nghiên cứu, học tập kinh nghiệm những doanh nhân tài giỏi trên Thế giới. Liệu rằng bí

17
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

quyết của ông có được nhiều người nhận ra hay không khi đối với ông, dù là khởi
nghiệp hay trở thành một tập đoàn đa quốc gia, khách hàng luôn nằm ở vị trí số 1. Ý
tưởng mở rộng kinh doanh ra ngoài sách mà nhiều hàng hóa khác nữa cũng đến từ
những vị khách hàng của hiệu sách của Jeff Bezos. Từng phản hồi của khách hàng về
sản phẩm của công ty đều được Jeff Bezos đọc và tìm hiểu rất kĩ lưỡng. Chính vì vậy,
lựa chọn SMEs là một quyết định sáng suốt cho các Stratup để họ có thể nhận được
nhiều phản hồi của khách hàng nhất có thể và có những điều chỉnh, phát triển sản phẩm
theo định hướng mà dần lấy được nhiều thiện cảm và sự gắn kết đến từ khách hàng hơn
cũng như thúc đẩy “ đứa con của mình” tăng trưởng nhanh hơn.
 Một ưu điểm khác mà Strartup nên cân nhắc để lựa chọn mô hình SMEs là tính linh
hoạt. Vì quy mô và cấu trúc đơn giản nên SMEs có nhiều khả năng thay đổi linh hoạt để
đáp ứng với sự biến hóa, thay đổi của thị trường. Khi một sản phẩm không còn đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng nữa thì sau khi đảm bảo việc điều tra, tìm hiểu kĩ lưỡng ta
có thể thay đổi quy trình sản xuất hoặc thay đổi một số đặc tính, chức năng của sản
phẩm sao cho phù hợp hơn và điều đó có thể thực hiện một cách dễ dàng nếu đó là
SMEs. Thay đổi nhanh chóng, linh hoạt, bắt kịp nhu cầu thị trường và ngừng sản xuất
những sản phẩm không cần thiết đó nữa có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí, thời gian, đặc
biệt là khi 2 vốn ấy đối với Startup là khá hạn hẹp. Ví dụ thực tế từ khi Đại dịch Covid-
19 xảy ra, lây lan và càn quét các nước trêm Thế giới, như một con cuồng phong quét
sạch tất cả các nên kinh tế khiến cho kinh tế Thế giới ngưng trệ trầm trọng. Các Doanh
nghiệp dù lớn hay nhỏ đều bị tác động không ít thì nhiều. Tuy nhiên, “cái khó ló cái
khôn” trong khó khăn khủng hoảng thì lại luôn có những cơ hội xuất hiện và chính các
Doanh nghiệp nhỏ, các Startup đủ sức sáng tạo và nhanh nhạy, thay đổi kịp với thời
cuộc có thể mang lại giá trị mới, đột phá. Minh chứng, có những Doanh nghiệp trong
ngành game của Việt Nam đã vụt sáng tăng trưởng gần đây. Cụ thể, vào đầu tháng
8.2021, startup StepHero - một đơn vị phát triển game trực tuyến được khởi động, chỉ
sau 10 ngày đã đạt hơn 100.000 người quan tâm. Dự án liên tục xếp hạng top 1 - 3 về
các chỉ số người dùng lớn nhất trên mạng xã hội Twitter về mảng blockchain gaming.
Vấn đề thay đổi theo xu hướng và điều chỉnh là những điều khó có thể tránh khỏi với
các Startup nên đây lại thêm một lí do để Nhà khởi nghiệp chọn lựa SMEs là nền móng
để xây dựng thành công của mình.

18
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

 Vì là Doanh nghiệp nhỏ nên việc tranh giành thị phần to lớn với các “ông lớn” dường
như là không thể. Đó cũng là cơ hội để ta tìm kiếm, khám phá ra được nhiều thị trường
ngách, những phân khúc khách hàng mà những ông lớn đã bỏ qua. Vì là Doanh nghiệp
nhỏ nên việc đáp ứng chính xác nhu cầu khách hàng, khiến khách hàng hài lòng hơn và
gắn bó hơn là một lợi thế với Startup muốn khởi nghiệp. Có thể lấy ví dụ từ thị trường
nước giải khát: nước ngọt có gas. Coca-cola, Pepsi hai “ông hoàng” dường như vẫn
không có dấu hiệu tuột dốc khi luôn là hai hãng thay phiên nhau dẫn đầu thị trường nước
ngọt có gas. Ở Việt Nam, các Doanh nghiệp vẫn chưa đủ tiền lực, vật lực và chưa có
doanh nghiệp nào có thể đứng cùng vị thế với hai “ông hoàng” trên. Nên Tribeco, một
Doanh nghiệp sản xuất nước ngọt có gas tìm ra cho mình một thị trường ngách là những
khách hàng muốn uống nước ngọt có gas nhưng với nhiều vị khác nhau và với giá cả rẻ
hơn. Tuy không phải là Startup, nhưng có thể nói, dù là Doanh nghiệp nhỏ trong thị
trường nước giải khát nhưng nhờ tìm ra được thị trường ngách đặc biệt này mà Tribeco
vẫn đang trên đà tăng trưởng rất tốt.
 Ngoài ra cũng có một số lợi ích trong việc quản lý SMEs, sự gắn kết giữa nhân viên và
Sếp sẽ được đảm bảo, định hướng, mục tiêu, kế hoạch đều sẽ được bàn luận với nhau, sự
hòa hợp, giao tiếp giúp cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hoạt động tốt hơn cũng là
một lợi thế.

Tuy nhiên doanh nghiệp nhỏ cũng có một số nhược điểm khó để tránh khỏi như :

 Mức độ căng thẳng cao và cường độ làm việc luôn ở mức cực điểm. Vì là khởi nghiệp
với Doanh nghiệp nhỏ nên có rất nhiều vấn đề cần được Startup chú tâm vào giải quyết
và quản lý, vì thế, thường họ sẽ cật lực làm việc để duy trì được doanh nghiệp non nớt
của mình. Đối mặt với nhiều vấn đề được đặt ra từ cách thức hoạt động, chiến lược giá,
sản phẩm,.. Các nhà khởi nghiệp luôn phải trăn trở và tìm ra cách giải quyết cho nhiều
vấn đề phát sinh.
 Đối mặt với tỷ lệ thất bại rất cao ( 50%) trong tổng số các Doanh nghiệp mới trong 5
năm đầu vừa ra mắt. Đây là một thách thức về mặt tinh thần cũng như là vết xe đổ mà
bất cứ Doanh nghiệp nào cũng có khả năng gặp phải.

19
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

Tuy có khá nhiều lợi thế, các mặt bất lợi như trên tất nhiên cũng sẽ xuất hiện khi chọn
SMEs. Và sau đây là những nhược điểm lớn, là nguyên do mà các Startup vấp phải khi khởi
nghiệp mà rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thất bại:

 Trước hết là vấn đề về vốn kinh doanh. Các nhà Khởi nghiệp có thể có tính sáng tạo, có
kĩ năng kinh doanh nhưng “ nhân bất thập toàn”, các Startup hoàn toàn có thể rơi và thế
khó khi họ không thể kêu gọi vốn được.Có thể vì thiếu kĩ năng kêu gọi vốn và nếu vốn
cạn kiệt thì xem như là doanh nghiệp ấy sụp đổ. SMEs không có quá nhiều thông tin
được niêm yết nên giá trị của công ty đôi khi không được nắm rõ và không được tin
tưởng để các nhà đầu tư chọn lựa.
 Cũng từ vấn đề vốn mà các nhà đầu tư hoàn toàn có thể “ nuốt chửng” Doanh nghiệp
vừa và nhỏ một cách dễ dàng. Nhưng vì không muốn “đứa con” của mình sụp đổ vì
thiếu vốn liếng nên việc bán SMEs của nhà khởi nghiệp cho các nhà đầu tư là việc
thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên các nhà đầu tư thường sẽ thay đổi mô hình hoặc thay
đổi định hướng hoặc thậm chí chỉ vì muốn đem nhà khởi nghiệp đầy triển vọng đó trở
thành nhân viên của mình. Việc này cũng chẳng khác quá lớn với việc, ước mơ, định
hướng của Startup bị thay đổi và biến mất cả.
 Dù mang tính linh hoạt, dễ hòa nhập tuy nhiên các nhân tố cản trở, biến động thị thường
trong thời gian dài cũng có thể khiến cho SMEs phải lao đao và sụp đổ. Ví dụ như sau
đại dịch Covid-19 này, rất nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã không thể trụ được trong
thời gian lâu dài như vậy và cuối cùng cũng đã sụp đổ, đóng cửa.
b)
- Thực trạng và cơ hội để khởi nghiệp tại địa phương:
Bản thân em là một cựu học sinh chuyên Anh, mối quan hệ của em khá là rộng rãi, đa số
các bạn của em đều là những người học các ngôn ngữ khác nhau như: Hàn,
Nhật,Trung... và đặc biệt tiếng Anh là sở trường của chúng em. Nên em có dự định sẽ
tận dụng mối quan hệ của mình để xây dựng nên một công ty cung cấp dịch vụ dạy học
ngôn ngữ. Có thể thấy rất rõ, hiện nay, biết được thêm và thành thạo một ngôn ngữ khác
ngoài tiếng mẹ đẻ là một điểm cộng cho bất cứ lứa tuồi nào dù là ở hiện tại hay tương
lai. Bởi lẽ, Việt Nam ta có nên kinh tế thị trường, việc trao đổi, buôn bán với các Doanh
nghiệp, tổ chức nước ngoài nên ngôn ngữ dần được quan trọng hóa hơn. Tiếng Anh
cũng được đưa vào dạy học từ cấp 1 cho thấy tầm quan trọng của Tiếng Anh và một số

20
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

ngôn ngữ khác cũng đang được xem xét đưa vào giảng dạy. Ở địa phương em ở, là một
nơi vùng nông thôn, không có trung tâm ngôn ngữ nào dù có rất nhiều người ở lứa tuổi
học sinh - sinh viên, chỉ trong vòng một ấp em chắc chắn có hơn 50 người ở lứa tuổi học
sinh-sinh viên có nhu cầu được học thêm ngôn ngữ khác. Vì địa phương của em ở có
mức sống không quá cao nên các Trung tâm ngoại ngữ không có mở trụ sở, vì có mở đi
chăng nữa, với học phí cao (vài triệu một tháng) thì các phụ huynh ở địa phương cũng
không muốn chi trả ở mức cao như thế dù họ rất muốn cho con mình được học thêm
ngôn ngữ khác. Mẹ em là một giáo viên và có thể thấy rất rõ trình độ tiếng Anh hiện nay
của các bạn học sinh ở huyện cũng không đạt được mức Khá. Có rất nhiều em mất căn
bản, nhưng vì chạy theo điểm đó, học thêm mà các em như những một chú vẹt chỉ học
thuộc và làm kiểm tra. Em và mẹ rất buồn về điều đó và cũng từ đó em muốn mình có
thể giúp ích được gì đó cho các em ấy. . Em nhận thấy rất cần thiết các lớp học dạy ngôn
ngữ với chi phí thấp đồng thời tạo thu nhập cho các sinh viên.
 Dự định,mục tiêu:
Như đã nói ở trên, em tự tin mình có mạng lưới bạn bè rất rộng rãi với nhiều người bạn
rất tốt môn tiếng Anh đang theo học nhiều ngôn ngữ khác nhau. Em có thể tin tưởng các
bạn ấy về năng lực của các bạn, em có thể lên tiếng, giới thiệu và giải thích cho các bạn
em về ý định của em và nhờ cậy họ, kêu gọi họ cùng tham gia với em. Có thể, chỉ cần
với vai trò là gia sư cho các lớp học hoặc nếu muốn, các bạn có thể trở thành thành viên
góp vốn cho doanh nghiệp của em ( em sẽ hạn chế số lượng thành viên góp vốn). Theo
em dù là sinh viên của các trường khác và rất có thể sẽ có khả năng các bạn đăng kí làm
gia sư nhưng không có bằng cấp hay năng lực giảng dạy sư phạm. Tuy nhiên, vì lứa tuổi
không cách nhau quá lớn cũng như là nếu các bạn muốn, mẹ em có thể giúp đỡ trong
cách giảng dạy. Bạn thân em, cũng ở cùng địa phương và chúng em có cùng chí hướng
vì mẹ bạn ấy cũng là đồng nghiệp với mẹ em và tình bạn của tụi em gắn kết được 8 năm,
em hoàn toàn tin tưởng bạn và sẽ cùng bạn trở thành người sáng lập Công ty ,cùng sở
hữu công ty. Về vấn đề vốn, em nghĩ mình kêu gọi được nhiều người thân, gia đình, họ
hàng và chắc chắn sẽ đủ để trả lương cho các bạn Sinh viên của em. Một lớp học em sẽ
giới hạn số lượng học sinh (<20) với học phí 200 ngàn 1 tháng, một lớp học kéo dài 1
giờ 30p đồng hồ, một tuần hai buổi. Chia học sinh và các lớp theo nhu cầu của các bạn:
lấy căn bản, ôn luyện 12, học căn bản để chuẩn bị cho Đại học, làm quen với âm tiết,

21
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

ngôn ngữ, giọng nói,.. Về mặt bằng, gia đình em có sẵn nên phần chuẩn bị cho khâu mặt
bằng là không cần lo lắng. Số tiền thu được từ các lớp sẽ được chia ra thành nhiều phần.
Mỗi lớp học sẽ được trả 2tr500 là lương của các bạn tham gia giảng dạy, có thể giúp các
bạn trang trải, chi tiêu cho các hoạt động và cuộc sống sinh viên của các bạn. Vì không
có thời gian nên em sẽ thuê người để ghi danh và hổ trợ như tư vấn viên, lương thỏa
thuận tùy vào tình hình kinh doanh. Nếu có lợi nhuận em cũng là có thể phụ giúp gia
đình chi tiêu cho các khoản phụ phí khi là một sinh viên. Nếu dư hơn, em sẽ đầu tư để
học IELTS và học thêm một số kĩ năng đầu tư chứng khoán. Đến khi em đã đủ kiến thức
đầu tư chứng khoán và có việc làm ổn định, em sẽ ngừng kinh doanh công ty này hoặc
nếu bạn em muốn giữ có thể thực hiện một số thủ tục khác. Em hi vọng trong tương lai
có thể trở thành lớp học miễn phí cho các bạn học sinh-sinh viên ở địa phương em và mẹ
em có thể tiếp tục nghề giáo của mình với tấm lòng thiện chí dạy cho các em học sinh ở
địa phương miễn phí sau khi đến tuổi về hưu.
 Lí do chọn loại hình doanh nghiệp hợp danh:

Nếu có cơ hội được thành lập một doanh nghiệp ở Việt Nam, em sẽ chọn loại hình
doanh nghiệp : Hợp danh. Vì loại hình này giảm thiếu rủi ro hơn so với tư nhân, tối đa
hóa điểm tối ưu của tư nhân. Và nếu chọn theo hình thức Hợp danh, chúng em sẽ không
cần phải nộp thuế cũng như việc quản lý công ty sẽ dễ dàng hơn rất nhiều vì cơ cấu rất
đơn giản và tinh gọn. Theo kế hoạch, mục tiêu của em, em không hẳn là muốn thu lợi
nhuận mà là vì xã hội, muốn cống hiến một phần năng lực của mình cho địa phương nên
mô hình Hợp danh khá phù hợp. Vì em không cần nguồn đầu tư lớn mà chỉ cần dựa vào
các mối quan hệ xã hội, có thể nói như một công ty gia đình. Việc xoay vốn từ học phí
và trả lương cho các bạn có thể thực hiện rất dễ dàng. Dù trách nhiệm tài sản với công ty
là vô hạn, nhưng như đã đề cập, em không có dự định mở rộng doanh nghiệp để cạnh
tranh với các công ty, trung tâm ngôn ngữ khác nên việc vay vốn hay kêu gọi đầu tư,
bán cổ phiếu đều là những vấn đề không cần thiết nên vấn đề trách nhiệm tài sản không
cần quá lo lắng. Hơn nữa, về uy tín của của em, năng lực của của em có lẽ sẽ không
khiến cho các học viên nghi ngờ. Năng lực tiếng Anh của em và các bạn gia sư chắc
chắn được đảm bảo từ đó tận dụng được năng lực có ích cho xã hội.

22
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

Câu 4a:

Quản trị nhân sự là một kĩ năng vô cùng quan trọng đối với bất cứ nhà quản lý doanh nghiệp nào.
Môi trường kinh doanh luôn biến động, thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển của Thế giới,
chính vì thế việc con người thay đổi, nhu cầu thay đổi thì những nhà quản lý cũng phải linh hoạt
thay đổi sao cho không bị tuột hậu. Nếu như khi xưa, khi chưa có khoa học-công nghệ phát triển,
việc quản lý nhân sự có lẽ rất phức tạp và khó khăn, nhưng hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nền
tảng để cung cấp, hổ trợ các nhà quản lý nhân sự một cộng sự, giúp tiết kiệm thời gian hơn như :
FilesDNA hay Monday.com,.. đây là những nền tảng hỗ trợ theo dõi quá trình hoạt động và tiến
trình làm việc của nhân viên, quản lý dòng công việc để các Nhà quản lí dễ dàng xử lí, hổ trợ khi
cần. Quy trình tuyển dụng nhân sự cũng được đơn giản hóa nhờ các nền tảng trên, cho phép nhà
quản lí xác địng nhanh chóng, chính xác hơn năng lực của một người liệu có phù hợp với vị trí cần
tuyển hay không,..Có một điều thay đổi rất rõ trong việc quản lí nhân sự giữa xưa và nay. Trong
quá khứ, các Nhà quản lí tập trung nhiệm vụ của mình trong các thủ tục hành chính, hối thúc nhân
viên làm việc sao cho đạt được mục tiêu là những con số mà Doanh nghiệp đặt ra. Tuy nhiên, môi
trường kinh doanh ngày càng thay đổi khiến cho các Nhà quản lí nhân sự phải nhận ra rằng thứ họ
cần quan tâm và quản trị là sự hài lòng của nhân viên với Doanh nghiệp và hiệu suất làm việc là
hai biến số đồng biến nhau. Trong môi trường hiện tại, mục đích lớn nhất của nhà quản kí nhân sự
cần đạt được chính là phải tối đa hóa sự hài lòng của nhân viên. Các nhà quản lí hiện nay đang tập
trung nhiều hơn vào việc quản lý con người, thỏa mãn tâm lý, gắn kết nhân viên nhiều hơn. Từ đó
để tăng sự gắn kết của nhân viên với Doanh nghiệp vì cuối cùng thì nhân viên mới là tài sản quý
giá nhất của Doanh nghiệp chứ không phải chỉ là những con số khô khan. Người quản lí không còn
là người tự ra quyết định hay sử dụng quyền lực để ép buộc nữa mà họ là như “người thân” của các
nhân viên, luôn động viên, thu hút và thấu hiểu được nhu cầu, tình trạng của các nhân viên để họ

23
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

cảm nhân được sự quan tâm của Doanh nghiệp dành cho bản thân và từ đó tạo dựng liên kết chặt
chẽ hơn với Doanh nghiệp. Việc lắng nghe ý kiến của nhân viên cũng được thực hiện ngày càng
chú tâm hơn khi nhờ vào các nền tảng quản lí mà từ đó đảm bảo được tính kịp thời, riêng tư và sát
sao theo đúng như tính chất, yêu cầu của công việc quản lí nhân sự.

Câu 4b) Tháp nhu cầu của Abraham Maslow là lý thuyết nền tảng về động lực của con người được
nhìn dưới góc độ tâm lý học và là lý thuyết có giá trị nhất, cổ điển nhất của Abraham Maslow.
Theo đó, ông nhận thấy rằng hành vi của con người được bắt nguồn từ các nhu cầu khác nhau,
được chia ra và sắp xếp theo trật tự từ thấp đến cao và con người sẽ cố gắng phấn đấu để đạt được
nhu cầu đi từng thấp đến cao. Chính vì vậy, mô hình được thiết kế theo hình thức phân tầng, phân
cấp dựa trên nhu cầu của con người.

Nhu
cầu
thực
Nhu hiện
cầu hóa
bậc bản
cao thân
Nhu cầu được tôn
trọng

Nhu cầu xã hội

Nhu
cầu
bậc
thấp Nhu cầu an toàn

Nhu cầu sinh học

24
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

Abraham Maslow cho rằng con người có 5 nhu cầu cơ bản và được thể hiện ở hai cấp bậc như đã
thể hiện trên hình.

 Nhu cầu bậc thấp:


+ Nhu cầu sinh học hay còn được gọi là nhu cầu sinh lý: Đây những nhu cầu cực kì cơ
bản của bất cứ người nào để có thể duy trì sự sống. Đó là thực phẩm, lương thực, nước,
năng lượng,..
+ Nhu cầu an toàn là nhu cầu đảm bảo tạo được cảm giác an toàn cho con người . Ví dụ
như đảm bảo về vật chất cần sử dụng trong cuộc sống, môi trường làm việc an toàn
không bị đe dọa tính mạng, cảm xúc sẽ không bị kích động, không bị tổn thương về tinh
thần và thể xác.
+ Nhu cầu xã hội: Con người cần có những mối liên kết xã hội tốt đẹp. Không ai có thể
sống vui vẻ một mình cả, ai cũng cần có những mối liên kế, các mối quan hệ mà những
người tham gia trong mối liên kết đó luôn tôn trọng và thành thực với nhau, không lợi
dụng. Ví dụ như mối quan hệ giữa nhân viên và sếp, giữa các nhân viên với nhau,..
 Nhu cầu bậc cao:
+ Nhu cầu được tôn trọng: Đây là nhu cầu được mọi người công nhận về hình ảnh, hình
tượng và giá trị của bản thân mình. Là một hình ảnh tốt đẹp, được đánh giá cao và có
được sự tôn trọng đến từ những người xung quanh. Có thể lấy ví dụ từ việc nhu cầu
đươc thăng tiến, được công nhận thành công, đóng góp cho công ty, tổ chức,..
+ Nhu cầu thực hiện hóa bản thân:Là nhu cầu nằm ở bậc cao nhất của tháp nhu cầu
Maslow. Người này có nhu cầu được là chính mình, được phát huy mọi tiềm năng và trở
thành con người đúng với bản chất và linh hồn bên trong của bản thân. Ví dụ như khi đi
làm, không còn vì “cơm áo gạo tiền” nữa mà là vì làm công việc này khiến nhân viên
cảm thấy được là chính mình, là công việc nhưng là một phần của sự hưởng thụ cuộc
sống.

Sự khác biệt cơ bản giữ nhu cầu bậc thấp là nhu cầu này được thỏa mãn từ các yếu tố bên trong.
Và Nhu cầu bậc cao được thỏa mãn từ các yếu tố bên ngoài.

Đó là những gì về nội dung của Abraham Maslow về các nhu cầu cơ bản của con người. Vậy vì
sao lại mang tầm quan trọng và được ứng dụng cho các nhà quản lý nhân sự?

25
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

Việc quản lí con người chưa bao giờ là dễ dàng cả, và tháp nhu cầu của Maslow như một định
hướng cơ bản để các nhà quản lý nắm bắt được tâm lí, hành vi của nhân viên và từ đó khai thác và
sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Một khi nắm bắt được tâm lí của nhân viên thì sẽ
tăng khả năng tự nguyện cống hiến hết mình và liên kết bền vững của nhân viên với doanh nghiệp.
Các nhà quản lý có thể quan sát và xem xét để tìm ra được nhu cầu của nhân viên của mình đang ở
mức độ nào để lập ra những chiến lược phù hợp với các nhân viên của mình sao cho thúc đẩy được
nhân viên của mình làm việc chăm chỉ, tận tụy và hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu đề ra. Với
mỗi cấp bậc thì các nhà quản lí sẽ có một số hành động để thỏa mãn các nhân viên như sau:

 Nhu cầu sinh lý: Người lao động làm việc vì một nguyên nhân cơ bản nhất chính là để
suy trì sự sống của mình dựa vào lương thưởng và các phúc lợi đến từ công ty. Chính vì
thế, Nhà quản lí cần xem xét mức lương đã phù hợp với công sức và cống hiến của nhân
viên đó rồi hay chưa, với số lương đó có thể cho họ trang trải cuộc sống không. Chế độ
ngủ, nghỉ cũng là rất quan trọng. Số giờ làm việc của mỗi nhân viên trong một ngày là
quá nhiều hay quá ít, vào buổi trưa họ được nghỉ trưa thế nào, có phòng nghỉ riêng cho
nhân viên hay không, buổi trưa trong công ty có cung cấp đầy đủ thức ăn và chất dinh
dưỡng hay không, các phúc lợi như tăng lương nếu vượt chỉ tiêu, được ăn trưa miễn
phí,.....Vì đây là nhu cầu cơ bản nhất của con người nên những điều tất yếu như trên đều
cần được đánh giá, quan sát một cách nghiêm túc. Giả dụ như một người đang làm việc
ở một doanh nghiệp có mức lương phù hợp, đồng thời, buổi trưa được cung cấp suất ăn
miễn phí, thức ăn đa dạng, sạch sẽ ,.. đó là một điểm cộng tạo cảm giác hứng thú đi làm
của nhân viên đó.
 Nhu cầu an toàn: Các nhân viên khi đi làm sẽ nghĩ về môi trường làm việc của họ. Đó có
là một môi trường có đảm bảo về sức khỏe và tính mạng hay không (ngoại trừ một số
nghề nghiệp đặc biệt như nghiên cứu hóa sinh, công nhân xây dựng cầu đường..); có xảy
ra bắt nạt hành hung hay không; có bị chèn ép tâm lý hay không,.. Một nơi làm việc
thoải mái và an toàn sẽ giúp cho nhân viên có tinh thần làm việc cao nhất và đạt hiểu
quả tốt nhất. Các nhà quản lý nên biết trong môi trường làm việc của công ty có đầy đủ
vật chất, thiết bị cần thiết chưa, đối với một số nghề nghiệp cần đảm bảo các vật dụng
nghề nghiệp, đồ bảo hộ lao động đúng với quy định của Pháp luật,.. Ví dụ như bạn là
một nhân viên làm việc cho một doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có thể sẽ
bị ảnh hưởng bởi một số nguyên liệu, chất hóa học. Và khi mỗi ngày đi làm đều được

26
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

cung cấp đủ đồ bảo hộ, khẩu trang, bao tay và một số hành trang bảo hộ quan trọng khác
thì bạn sẽ cảm thấy được quan tâm và cảm giác an toàn khi làm trong một công ty như
thế. Từ đó, rất ít khả năng chuyển việc của bạn.
 Nhu cầu xã hội: Rất khó nếu như một tổ chức thiếu đi sự liên kết giữ mọi người với
nhau trong môi trường doanh nghiệp. Sau khi đã được đảm bảo về duy trì cuộc sống và
an toàn về tính mạng, sức khỏe thì tiếp theo đó các nhân viên sẽ có nhu cầu đượcc tạo
dựng nhiều mối quan hệ gắn bó với đồng nghiệp, với nhà quản lí,.. để học hỏi, giúp đỡ
nhau trong cả công việc và trong cuộc sống. Các nhà quản lí có thể xem xét để tổ chức
các hoạt động teambuilding để gắn kết các nhân viên của Doanh nghiệp với nhau, tạo
thành văn hóa Doanh nghiệp văn minh-vững mạnh-đáng tin cậy. Sau một kì hoặc một
quý cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, bạn được cung cấp một chuyến du lịch miễn
phí với các nhân viên của cùng bộ phận và cả một số nhà quản lí, bộ phận khác. Đấy là
một cơ hội vô cùng đáng mong chờ cho những ai có nhu cầu xã hội. Tạo ra được nhiều
mối quan hệ tốt đẹp với nhiều người cùng ngành nghề, lĩnh vực để cùng nhau chia sẻ,
thật sự là một động lực vô cùng lớn với những nhân viên này.
 Nhu cầu được tôn trọng: Sau khi đã cảm nhận được những nhu cầu cơ bản của mình đã
được đáp ứng, nhân viên sẽ mong muốn được trở thành một thành viên nắm giữ vị trí cốt
cán để đóng góp cho Doanh nghiệp. Họ hi vọng được công nhận về năng lực của bản
thân và sự đề bạt, khả năng thăng tiến là một nhu cầu kế tiếp của bất kì nhân viên nào.
Tất nhiên, khi ai đó cảm thấy mình đã rất nỗ lực và có đóng góp cho Doanh nghiệp đều
có thể có nhu cầu này. Vì vậy, các nhà quản lí không nên ích kỷ sợ rằng “ sóng sau xô
sóng trước” mà dè dặt không dám đề cử hay tuyên dương giá trị, thành tựu của cá nhân
đạt được cho doanh nghiệp. Hơn nữa việc để tâm đến các nhân viên có năng lực vượt
bậc để xây dựng lộ trình phát triển thích hợp sao cho có thể kích thích lòng yêu thích với
công việc, khuyến khích sự khẳng định hết mình cũng có thể được thực hiện bằng các
cuộc thi để vừa tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, vừa đáp ứng nhu cầu của những
nhân viên tiềm năng. Ví dụ như trong năm vừa qua, bạn là nhân viên bán được số lượng
hàng hóa vượt chỉ tiêu và đứng nhất trong bảng xếp hạng, có thể đó là lúc bạn nhận thấy
khả năng của mình có thể được đề bạt lên làm trưởng nhóm kinh doanh chẳng hạn. Nhà
quản lí nắm bắt được nhu cầu của bạn và thật sự đề cử bạn cho vị trí bạn mong muốn.

27
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

Đây không chỉ là động lực cho một mình bạn mà cả những nhân viên khác để họ biết
được khả năng thăng tiến là đồng đều cho tất cả mọi người.
 Nhu cầu được thực hiện hóa bản thân: Khi những con số lương bổng không còn giá trị,
cũng không còn là nguồn động lực làm việc của nhân viên nữa mà là khi các nhân viên
cảm thấy yêu thích công việc và được làm một công việc nào đó như là mục tiêu sống là
đam mê của bản thân thì chính là đại thành công của nhà quản lý. Đến đây, Nhà quản lý
cần là người chỉ dẫn, dẫn dắt , chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho nhân viên và cố
gắng khuyến khích, tạo cơ hội cho họ sáng tạo. Có thể giao cho họ những dự án đặc biệt
phù hợp với năng lực để vừa tận dụng tài năng và giữ được ngọn lửa giữa nhân viên và
doanh nghiệp. Giả dụ như bạn có đam mê kinh doanh, năng lực và thâm niên của bạn
được nhà quản lí đánh giá là phù hợp và có khả năng trở thành nhà lãnh đạo giỏi. Bạn sẽ
được họ truyền “lửa”, truyền kinh nghiệm trong việc kinh doanh, quản lí, là lúc bạn
được tìm hiểu rõ hơn niềm đam mê của mình và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp với nó.

Câu 4c:

Theo như tình huống của nhân vật trên: Khi anh ấy có động lực làm việc không chỉ vì khao
khát được một chuyến du lịch đi Bali do công ty thưởng mà còn vì khả năng đạt được phần thưởng
đó của anh ấy là rất cao thì em nghĩ hành vi cố gắng, nổ lực đó dựa trên lý thuyết Kỳ vọng
(Vroom). Lý thuyết nói rằng : “ Giả định rằng động lực không chỉ phụ thuộc vào mức độ khao khát
một cái gì đó của một người mà còn phụ thuộc vào khả năng mà người đó có được để đạt nó”. Thật
vậy, ai sống cũng có ước mơ và kỳ vọng, họ luôn cố gắng để đạt được những thành tích, mục tiêu
đó; nhưng nếu không tự tin vào năng lực của bản thân vì rất khó để có thể duy trì và nổ lực hết
mình dù rất mong muốn được đạt được. Khác với Maslow và Herzberg, Vroom không tập trung
nhiều vào nhu cầu, mà chủ yếu tập trung vào kết quả. Maslow và Herzberg nghiên cứu dựa trên
mối quan hệ giữa nhu cầu nội tại và nỗ lực tạo ra kết quả nhằm thoả mãn nhu cầu nội tại đó, còn
Vroom lại tách biệt giữa nỗ lực (phát sinh từ động lực), hành động và hiệu quả.Như tình huống
trên, kì nghỉ ở Bali là một phần thưởng cho nhân viên bán hàng giỏi nhất mà công ty đặt ra để
khuyến khích, thúc đẩy sự năng động và khai thác hết tiềm năng của các nhân viên bán hàng. Nhân
viên trên là một người gần như đứng đầu của kì trước, dựa theo kết quả trước đây cùng với động
cơ là kì nghỉ ở Bali-niềm mơ ước của anh nhân viên trên, thì anh đã làm việc vô cùng chăm chỉ

28
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

 Thành công của nhà quản lí khi áp dụng thuyết kì vọng thúc đẩy các nhân viên tiềm năng phát
huy hết thực lực của bản thân. Tuy nhiên việc áp dụng lí thuyết kì vọng không phải là quá dễ dàng.
Trong một số trường hợp, như tình huống trên, khi nhà quản lí nhận thấy rằng anh nhân viên vẫn
chưa phát huy hết tiềm năng, với một mục tiêu (phần thưởng) phù hợp, nhà quản lí mới có thể kích
hoạt một quy trình tạo động lực giúp cải thiện hiệu suất. Chính vì vậy, việc thấu hiểu tâm can của
các nhân viên hoặc của một nhóm cụ thể là rất quan trọng. Nếu như phần thưởng hay mục tiêu
không đáp ứng như kỳ vọng của các nhân viên, họ sẽ không những không nổ lực hơn mà còn cảm
nhận được sự thiếu quan tâm của nhà quản lý. Và nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây mất động lực
gắn kết với công ty, năng suất giảm và hậu quả là vô cùng xấu.

Tài liệu tham khảo:

https://123docz.net//document/4654108-uu-va-nhuoc-diem-cua-mo-hinh-kinh-doanh-da-cap.htm

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-40-2018-ND-CP-quan-ly-hoat-dong-
kinh-doanh-theo-phuong-thuc-da-cap-329753.aspx

https://andrews.edu.vn/van-de-dao-duc-kinh-doanh/

https://isocert.org.vn/phan-biet-dao-duc-kinh-doanh-va-trach-nhiem-xa-hoi

https://resources.base.vn/hr/huong-dan-ung-dung-thap-nhu-cau-maslow-trong-quan-tri-nhan-su-
221

https://luanvanquantri.com/thap-nhu-cau-maslow-trong-quan-tri-nhan-su/

https://vncmd.com/doi-ngu-chuyen-gia/chuyen-gia-quoc-te/john-c-maxwell/

https://www.preftrain.com.au/how-the-role-of-manager-has-changed-in-modern-times/

https://integriaims.com/en/advantages-and-disadvantages-for-smes/

https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-quoc-te/quy-dinh-kinh-doanh-da-cap-tai-mot-so-quoc-gia-tren-
the-gioi-1069432.html

https://mlmlegal.com/library.html

29
Đào Ngọc Nhiên – 31201026326 Doanh nghiệp và kinh doanh

https://www.ftc.gov/tips-advice/business-center/guidance/business-guidance-concerning-multi-
level-marketing

https://academy.binance.com/vi/articles/pyramid-and-ponzi-schemes

Sách “ Business A changing World” ( O.C. FERRELL , GEOFREY A.HIRT , LINDA


FERRELL )



HẾT

30

You might also like