You are on page 1of 9

Thứ hai, 7/2/2022

Mới nhất International Tìm kiếm Đăng nhập

Thời sự Góc nhìn Thế giới Video Podcasts Kinh doanh Khoa học Giải trí Thể thao Pháp

Đời sống Bài học sống


Thứ sáu, 4/2/2022, 06:00 (GMT+7)

Chàng trai đánh


giày trả ơn đời
TP HCM Khóa học chụp ảnh miễn
phí 3 tháng biến cậu bé bụi đời Hồ
Quốc Thống trở thành chủ studio
nên 15 năm qua, anh lại tình
nguyện dạy nghề cho bất kỳ ai
16 muốn học.

Chiều cuối năm, ông chủ studio


ảnh cưới Hồ Quốc Thống ở quận
12 bận rộn bởi lịch chụp hình Tết
kín mít. Sau một ngày làm việc,
vừa về nhà chưa kịp cơm nước,
Thống nhận được tin nhắn của
một chàng trai không quen biết ở
Đồng Nai. Người đó có một tiệm
chụp hình nhỏ nhưng tay nghề còn
non, khách thường một đi không
trở lại. Sau dịch, việc làm ăn càng
trở nên khó khăn nên xin gặp
Thống để được học nâng cao tay
nghề.

Thống đồng ý ngay, hẹn chàng trai


lên Sài Gòn gặp mình vào sáng
hôm sau. "Tôi không quan tâm họ
có hoàn cảnh khó khăn hay không,
miễn họ muốn học nghề là tôi
giúp. Biết đâu chỉ từ một cái duyên
nhỏ, sẽ giúp họ thay đổi cuộc đời
giống tôi của 20 năm về trước",
Thống chia sẻ.

Hồ Quốc Thống trong một buổi chụp hình


cưới cho khách, đầu năm 2022. Ảnh: Nhân
vật cung cấp

Quốc Thống là anh lớn trong gia


đình có ba người con ở Quãng
Ngãi. Nhà nghèo, bố mẹ làm nông
nên chỉ lo được cho ba anh em đủ
ăn. Năm 12 tuổi, anh nghỉ học,
theo người làng vào Sài Gòn lập
nghiệp. Cậu bé Thống được gửi
vào ở chung với người cậu làm
nghề mua ve chai ở quận 3. Mỗi
ngày, trong khi người cậu đẩy xe
mua ve chai thì anh lẽo đẽo theo
chân, bán vé số.
Thân hình nhỏ thó, tay trái bị tật,
cầm nắm yếu nên Thống hay bị
giật vé số, nhiều hôm đứt vốn.
Được gần một năm, gia đình
người cậu gặp biến cố nên không
thể ở chung. Thống đi ở trọ với
nhiều người đồng hương làm nghề
bán báo. Ba năm không về quê,
Thống chưa từng dư ra khoản tiền
nào gửi về cho gia đình như anh
từng ao ước.

Năm 16 tuổi, Thống theo bạn bè


dọn ra riêng, làm đủ nghề từ đánh
giày, vé số, phụ hồ để kiếm sống.
Không còn tiền thuê trọ, cả nhóm
kéo nhau ngủ gầm cầu, sân chung
cư, tắm giặt ở nhà vệ sinh ở sân
ga. Thời gian đó, mỗi năm anh chỉ
viết về cho gia đình một lá thư.
"Tôi đã trở thành trẻ bụi đời đúng
nghĩa", Thống nói.

Tuy từng sa vào nhiều thói hư,


thậm chí tệ nạn nhưng may mắn
vẫn thoát ra được. "Tôi luôn ghi
nhớ mình vào Sài Gòn để kiếm
tiền, không phải để hư hỏng, mặt
mũi nào về quê nhìn ba mẹ",
Thống trải lòng.

Giữa năm 2003, trong lúc đang đi


đánh giày, Thống gặp lại một
người bạn cũ từng ngủ gầm cầu
trước đây với mình. Cậu bạn cho
biết giờ đang học nghề nhiếp ảnh,
xử lý hậu kỳ nhưng đã có thể làm
kiếm thu nhập. Thấy người bạn
cùng cảnh giờ ăn mặc sạch sẽ, có
tiền, Thống nhờ xin để được học.
Anh được nhận vào lớp nhiếp ảnh
căn bản của Hội bảo trợ trẻ em
đường phố quận Bình Thạnh. Suốt
ba tháng, sáng anh đi học, chiều
về đánh giày.

"Lần đầu tiên chạm vào máy ảnh,


tôi đã tin đây là cơ hội đổi đời của
mình", Thống nói.

Quốc Thống (hàng đầu, thứ hai từ phải


sang) được bình chọn là Công dân trẻ tiêu
biểu TPHCM năm 2007 vì những nỗ lực và
đóng góp cho cộng đồng. Ảnh: Nhân vật
cung cấp

Khóa học kết thúc, thấy Thống


muốn được tiếp tục học nghề,
người quản lý đã ngỏ ý giới thiệu
anh đến mái ấm "Trẻ lớn hội nhập
nghề nghiệp" quận Bình Thạnh. Ở
đây, Thống được nuôi ăn ở, mỗi
ngày đạp xe gần 10 km đến một
tiệm ảnh ở quận 5 để trực tiếp học
về xử lý hậu kỳ đến 10 giờ tối.
Sau hơn một năm, anh thấy nản
lòng vì vẫn chưa có lương chính
thức nên năm 2004, Thống xin
thầy cho nghỉ học, liều mình đi xin
việc. Anh được nhận vào làm
trong một studio ảnh cưới với mức
lương 2,8 triệu đồng, bao ăn cơm
trưa. Sau nửa năm, anh xin ra làm
riêng, từ một nhân viên trở thành
đối tác xử lý hậu kỳ của tiệm ảnh,
đồng thời cũng nhận nhiều đơn
hàng từ nhiều tiệm khác. Một năm
sau, anh mua được xe máy và dàn
máy tính để làm việc. Cũng từ đây,
những học viên khóa sau của mái
ấm được gửi gắm để Thống đào
tạo nghề.

"Đây cũng là lúc tôi dẫn em gái


vào Sài Gòn lo học đại học còn em
trai thì học nghề quay phim. Sau 8
năm rời quê, tôi đem được một số
tiền về phụ ba mẹ sửa nhà",
Thống chia sẻ.

Với những đóng góp của mình,


năm 2007, Thống trở thành "Công
dân trẻ tiêu biểu của TP HCM".
Anh được Hội Liên Hiệp Thanh
niên Việt Nam hỗ trợ vốn. Vay
được 85 triệu đồng, anh mở một
studio ảnh cưới ở quận 12 vừa
làm vừa dạy nghề cho trẻ ở mái
ấm và bất kỳ ai muốn học nghề.
Hơn 15 năm qua, Thống đã đào
tạo được hàng trăm tay máy, trong
đó theo anh có khoảng 60 học
viên đã có sự nghiệp thành công.

Lê Tấn Tây đứng trước cửa tiệm của mình ở


Quảng Ngãi, cuối năm 2020. Ảnh: Nhân vật
cung cấp.

Lê Tấn Tây, 33 tuổi quê Sa Huỳnh,


Quãng Ngãi là một trong những
học trò đáng nhớ nhất của Thống.

Tấn Tây từng tốt nghiệp cao đẳng


nhưng ròng rã hai năm vẫn không
xin được việc làm do một bên
chân trái bị teo nhỏ. Năm 2016,
cha anh dự một đám cưới mà
Thống là tay máy chính. Thấy
Thống cũng có khiếm khuyết ở tay
nhưng chụp hình giỏi, người cha
hỏi thăm và biết anh còn dạy nghề
miễn phí nên xin cho con trai theo
học. Tây được nhận ngay sau đó,
sau hai năm anh về quê mở một
studio chụp hình gia đình, em bé.

"Ban đầu tôi ngại chụp hình cưới,


vì nghĩ mình khiếm khuyết không
làm được nhưng bây giờ tôi có thể
tự tin làm tốt. Nhờ anh Thống mà
cuộc đời tôi rẽ sang một trang tốt
đẹp hơn", Tây chia sẻ.

Dù đã giúp được nhiều người


nhưng Thống vẫn chưa hài lòng.
Anh mong sẽ có ngày mình có đủ
khả năng lập một lớp nhiếp ảnh
miễn phí như ngày xưa mình được
học. Anh luôn tâm niệm, ngoài sự
cố gắng của bản thân, thì cuộc đời
đã ưu ái cho anh gặp được nhiều
cơ hội tốt, người thấy tốt, vì thế,
anh muốn trả ơn bằng cách cho đi
những điều mình từng được nhận.

"Lúc đó, tôi chỉ toàn tâm truyền


nghề mà không phải lo chuyện
cơm áo. Năm nay tôi 36 tuổi, tôi
thấy mình vẫn trẻ và tin trong
tương lai mình sẽ làm được",
Thống cười.

Diệp Phan

Tiệm bánh của chàng trai mặt sẹo



148

Bà chủ tiệm cắt tóc chỉ có một tay



67
Hai năm hồi sinh của người phụ
nữ bị chồng thiêu sống
75

Người đàn ông 20 năm sửa giày


miễn phí
31

Lưu Chia

sẻ

Ý kiến (16)

Ý kiến của bạn

Quan tâm nhất Mới nhất

J Jimmy Pham
Quá Hay.Nhân Quả Là
Đây.

Anh Chúc Em Sẽ Đạt Được Uớc Mơ


86 lời
Trả sẻ
Chia 4/2
08:35

A An Mai
Điều đáng quý nhất ở đây là anh
không chỉ cho họ con cá, mà cho họ cần
câu, đây là điều mang tính chất quyết
định của làm việc thiện. Kính chúc anh và
tất cả học viên tìm đến anh học việc sức
khoẻ, bình an và công việc tốt đẹp.
66 lời
Trả sẻ
Chia 4/2
08:13

P phamthianhhang168
Thật tuyệt vời.
Chúc anh sức khỏe và thành công.
38 lời
Trả sẻ
Chia 4/2
08:37

MrUp
Những bông hoa đẹp cho đời.
Chúc các bạn sức khoẻ và thành công
36 lời
Trả sẻ
Chia 4/2
08:11

T Thị Diệu Lê Lê Đừng đi nơi con đường


có thể dẫn đến, thay vào đó hãy đi nơi
không có con đường và để lại một con
đường nhỏ.

Ralph Waldo Emerson. (1803 - 1882) Nhà


thơ, triết gia người Mỹ.
27 lời
Trả sẻ
Chia 4/2
08:36

Xem thêm

Trang chủ Thời sự Thể thao Khoa học Rao vặt Tải ứng dụng

Video Góc nhìn Pháp luật Số hóa Shop VnExpress


VnExpress
Podcasts Thế giới Giáo dục Xe International
Startup
Ảnh Kinh doanh Sức khỏe Ý kiến Liên hệ
Mua ảnh
Infographics Giải trí Đời sống Tâm sự VnExpress Tòa soạn

Quảng cáo
Du lịch Hài Vhome
Mới nhất Hợp tác bản quyền
eBox
Xem nhiều Đường dây nóng
Tin nóng 083.888.0123
(Hà Nội)
082.233.3555
(TP. Hồ Chí Minh)

RSS Theo dõi VnExpress trên

Báo tiếng Việt nhiều người Phó Tổng Biên tập phụ trách: Phạm © 1997-2022. Toàn bộ bản quyền
xem nhất
Hiếu
thuộc VnExpress
Thuộc Bộ Khoa học Công Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà FPT, 17 phố
nghệ
Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Số giấy phép: 548/GP- Điện thoại: 024 7300 8899 - máy lẻ 4500
BTTTT ngày 24/08/2021

You might also like