You are on page 1of 2

Đề cương Hình học không gian

Thể tích - Góc - Khoảng cách

Ngày 16 tháng 2 năm 2017


1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA ⊥ (ABCD), O là tâm đáy và SA = a 2.
Tính góc giữa
a) đường thẳng SO và mặt phẳng (ABCD).
b) đường thẳng BD và mặt phẳng (SAD).
c) đường thẳng SB và mặt phẳng (SAC).
d) góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (SCD).

2. Cho hình lập phương ABCD.A0 B 0 C 0 D0 có cạnh bằng a. Tính theo a


a) Khoảng cách từ đỉnh C đến mặt phẳng (A0 BD).
b) Khoảng cách từ đỉnh C 0 đến mặt phẳng (A0 BD).
c) Khoảng cách giữa hai đường thẳng A0 B và AC.

3. Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng
(ABC) là điểm H thuộc cạnh AB sao cho HA = 2HB. Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng
(ABC) bằng 60◦ . Tính theo a
a) Thể tích khối chóp S.ABC.
b) Góc và khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và BC.

4. Cho hình chóp S.ABC có hai mặt bên (SAB), (SAC) cùng vuông góc với đáy (ABC). Đáy ABC là
\ = 30◦ ; cạnh bên SB tạo với đáy một góc 60◦ . Gọi H, K lần
tam giác vuông tại B có AC = 2a, BCA
lượt là hình chiếu của A trên SB, SC; gọi M là trung điểm của AC.
a) Tính theo a thể tích khối đa diện ABCKH.
b) Tính theo a khoảng cách từ M đến mặt phẳng (SBC).
c) Tính góc và khoảng cách giữa AB và SM.

5. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm các
cạnh AB,
√ AD; H là giao điểm của CN và DM. Biết (SCN ), (SDM ) cùng vuông góc với đáy và
SH = a 3, tính theo a
a) Thể tích khối chóp S.ABCD.
b) Khoảng cách giữa hai đường thẳng DM và SC.

6. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và B, AB = BC = a, AD = 2a. Biết
SA ⊥ (ABCD), góc giữa hai mặt phẳng (SCD) và (SAD) là 60◦ , hãy tính
a) Thể tích khối chóp S.ABCD.
b) Khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng (SCD).

1
\ = 30◦ , mặt bên SAB là tam giác
7. Cho khối chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B, BCA
đều cạnh a và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy (ABC).
a) Tính thể tích khối chóp S.ABC.
b) Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC).

8. Cho hình chóp đều S.ABCD có độ dài cạnh đáy bằng a, mặt bên tạo với đáy một góc bằng 60◦ . Mặt
phẳng (P ) chứa đường thẳng AB và đi qua trọng tâm của tam giác SAC cắt các đường thẳng SC, SD
lần lượt tại M và N. Tính theo a thể tích khối chóp S.ABM N.

9. Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, cạnh bên hợp với đáy một góc bằng 60◦ . Gọi M là
điểm đối xứng của C qua D, N là trung điểm của SC, mặt phẳng (BM N ) chia khối chóp S.ABCD
V1
thành hai phần có thể tích tương ứng là V1 , V2 với V1 < V2 . Tính tỉ số .
V2
[ = 60◦ , BSC
10. Cho khối chóp S.ABC có ASB [ = 90◦ , CSA
[ = 120◦ và SA = a, SB = 2a, SC = 3a.
a) Tính theo a thể tích khối chóp S.ABC.
b) Tính theo a khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SBC).
c) Tính cosin của góc tạo bởi hai đường thẳng SA và BC.

11. Cho tứ diện ABCD có AB = a 2, AC = AD = BC = BD = CD = a. Gọi H là hình chiếu của A
trên (BCD). Tính theo a thể tích khối chóp A.BCHD.
\ = 30◦ . Hình chiếu của S
12. Cho khối chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại A với BC = 2a, ACB
trên mặt đáy là trung điểm H của cạnh AB và tam giác SBC vuông. Tính theo a thể tích khối chóp
S.ABC.

13. Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, hình chiếu của S trên đáy là trung điểm H của
cạnh AB. Biết rằng chóp S.ABCD có ba mặt bên là các tam giác vuông, tính theo a thể tích khối
chóp S.ABCD.

14. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a; hai mặt bên (SAB) và (SAD) cùng
vuông góc với đáy; hai mặt bên (SBC) và (SDC) hợp với nhau một góc 60◦ . Gọi K là hình chiếu của
A trên SB, hãy tính thể tích khối đa diện SAKCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng AK, SC.

15. Cho khối chóp S.ABC có G là trọng tâm của tam giác SBC. Một mặt phẳng (P ) thay đổi luôn đi
VSAM N
qua A và G, cắt hai cạnh SB, SC lần lượt tại M, N. Tìm vị trí của (P ) để tỉ số thể tích đạt
VSABC
giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.

16. (Khối B-2007) Cho khối chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a. Gọi E là điểm đối
xứng của D qua trung điểm của SA, M là trung điểm của AE, N là trung điểm của BC. Chứng minh
rằng M N ⊥ BD và tính theo a khoảng cách giữa hai đường thẳng M N, AC.
3a
17. (Khối A - 2014)Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SD = , hình chiếu vuông
2
góc của S trên mặt phẳng (ABCD) là trung điểm cạnh AB. Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD
và khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBD).

18. (Khối A - 2015) Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt phẳng
(ABCD), góc giữa SC và đáy bằng 45◦ . Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa
hai đường thẳng SB, AC.

You might also like