You are on page 1of 19

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ CẦN THƠ Độc lập – Tự do - Hạnh phúc


CHI CỤC THỦY SẢN
Số: 117/BC-CCTS Cần Thơ, ngày 27 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
Kết quả quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản
trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020

I. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện.


Chi cục Thủy sản TP. Cần Thơ là đơn vị chuyên môn phụ trách lĩnh vực thủy
sản đã tham mưu triển khai thực hiện các văn bản có liên quan về công tác quan
trắc môi trường như sau:
Công văn số 3006/TCTS-NTTS ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Tổng cục
Thủy sản về việc hướng dẫn triển khai nhiệm vụ quan trắc môi trường trong nuôi
trồng thủy sản;
Công văn số 4264/TCTS-NTTS ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Tổng cục
Thủy sản về việc Kết quả thực hiện công tác Quan trắc môi trường trong nuôi trồng
thủy sản giai đoạn 2015 – 2018;
Công văn số 1453/TCTS-NTTS ngày 27 tháng 04 năm 2018 của Tổng cục
Thủy sản về việc hướng dẫn, quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững;
Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc tài nguyên và môi
trường quốc gia đến năm 2020”;
Quyết định số 1167/QĐ-BNN-TCTS ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Chương trình hành động
thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững”;
Công văn số 2555/TCTS-NTTS ngày 23 tháng 09 năm 2014 của Tổng cục
Thủy sản về việc xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy
sản;
Quyết Định số 5204/QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Dự án Quan trắc môi trường
phục vụ nuôi trồng thủy sản;
Công văn số 346/SNN&PTNT-KHTC ngày 25 tháng 02 năm 2015 của Sở
Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Chương trình công tác quý I
năm 2015 của UNND Tp. Cần Thơ.
Quyết định số 479/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân
dân thành phố Cần Thơ về Chương trình công tác năm 2015.
Thông tư số 204/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài
chính về việc Quy đinh ̣ mức thu, chế đô ̣ thu, nô ̣p, quản lý và sử du ̣ng phí, lê ̣ phí
quản lý chấ t lươ ̣ng trong nuôi trồ ng thủy sản;
Quyết định số 440/QĐ-SNN&PTNT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ về việc giao dự toán thu,
chi ngân sách nhà nước năm 2016;
Công văn số 997/SNN&PTNT-KHTC ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ về việc triển khai thực
hiện Kế hoạch quan trắc môi trường phục vụ NTTS trên địa bàn thành phố Cần
Thơ;
Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân
thành phố Cần Thơ về Quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2020;
Kế hoạch 243/TTr-CCTS ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Chi cục Thủy sản
Cần Thơ về việc triển khai thực hiện Quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy
sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2016.
Kế hoạch 104/KH-CCTS ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Chi cục Thủy sản
Cần Thơ về việc triển khai thực hiện Quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy
sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2017.
Kế hoạch 68/KH-CCTS ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chi cục Thủy sản
Cần Thơ về việc triển khai thực hiện Quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy
sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2018.
Kế hoạch 51/KH-CCTS ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Chi cục Thủy sản
Cần Thơ về việc triển khai thực hiện Quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy
sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2019.
Kế hoạch 62/KH-CCTS ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Chi cục Thủy sản
Cần Thơ về việc triển khai thực hiện Quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy
sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2020.

2
Công văn số 221/TCTS-NTTS ngày 13 tháng 02 năm 2020 của Tổng Cục
Thủy sản về việc báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường giai đoạn 2015 –
2020.
Chi cục Thủy sản báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch quan trắc môi trường
nước phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-
2020 với nội dung như sau:
II. Tình hình sản lượng Thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Thủy sản phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm và vệ sinh môi trường. Chi cục thủy sản TP. Cần Thơ luôn hoàn thành và
vượt kế hoạch phát triển thủy sản hàng năm.
Bảng: Tổng sản lượng và diện tích NTTS giai đoạn 2016-2019

Đơn
Nội dung 2016 2017 2018 2019 02/2020
vị
Kế hoạch ha 10.500 10.500 8.500 8.400 8.200
DIỆN TÍCH Thực hiện ha 11.389 11.715 10.055 9.954 1.752
NTTS Tỉ lệ % so
(%) 108 111 118 119 21
KH
Kế hoạch tấn 195.500 195.900 198.000 202.000 201.000
SẢN Thực hiện tấn 204.317 218.806 217.385 224.850 12.426
LƯỢNG Tỉ lệ % so
(%) 102 109 110 111 6
KH
Ngành thủy sản đã đẩy mạnh triển khai xây dựng vùng nuôi thủy sản áp dụng
các tiêu chuẩn: VietGAP, ASC, BMP, BAP,… nhằm cung cấp nguồn sản phẩm
hàng hóa chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, tăng giá trị sản
phẩm từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Đến nay, tổng diện tích nuôi thủy
sản ATTP theo các tiêu chuẩn của TP. Cần Thơ đạt 289,1 ha, bao gồm: 275,35 ha
VietGAP (trong đó có 17 ha BMP+ASC) và 13,75 ha BAP+ASC (trong đó có 3,85
ha ASC).
Để đẩy mạnh việc vùng nuôi đảm bảo các tiêu chuẩn về ATVSTP, đòi hỏi
phải đáp ứng điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng nước. Do đó, việc thực hiện kế
hoạch quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản thời gian qua đã góp
phần đáng kể trong việc thông tin đầy đủ và kịp thời cho người dân, doanh nghiệp
trong lộ trình phát triển vùng nuôi nhằm đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn về
ATVSTP theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu cũng như theo xu thế gia nhập thị
trường của các tổ chức thương mại toàn cầu.
3
Từ kết quả phân tích, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng nước sẽ đưa ra các
khuyến cáo và đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời nhằm hạn chế tối đa các rủi ro
cho người nuôi.
III. Hiện trạng quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản của
địa phương
2.1 Quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản
a. Địa điểm quan trắc:
+ Đối với nguồn nước cấp: quan trắc 04 khu vực sông tại 03 vùng nuôi cá tra
thâm canh tập trung: Vĩnh Thạnh (kênh Cái Sắn), Thốt Nốt (sông Hậu - Lưu vực Cồn
Tân Lộc), Ô Môn (sông Hậu - Phường Thới Long và Thới An);
+ Đối với khu vực ao nuôi: quan trắc các ao đại diện thuộc 03 vùng nuôi cá tra
thâm canh tập trung: Khu vực Ô Môn, Khu vực Thốt Nốt, Khu vực Vĩnh Thạnh.
b. Thông số thu mẫu và tần suất thu mẫu:
+ Thời gian thu mẫu: Mẫu được thu cố định vào 02 thời điểm: Buổi sáng và
chiều.
+ Các chỉ tiêu thông thường: nhiệt độ, oxy, pH được đo vào các thứ hai, thứ tư,
thứ sáu tại các điểm quan trắc với tần suất 12 lần/tháng.
+ Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước: Kiềm, NO2-, NH4+, PO43-, S2-, TSS,
COD, OSS được phân tích tại phòng thí nghiệm với tần suất 2 lần/tháng
c. Thời gian thực hiện:
+ Từ tháng 06/2016 đến tháng 12/2020.
d. Kinh phí:
+ Theo dự toán kế hoạch 44/KH-UBND, ngày 21/1/2016 của UBNDTP: Tổng
kinh phí thực hiện từ năm 2016 – 2020 là: 4.738.500.000 đồng (Bốn tỷ bảy trăm ba
mươi tám triệu năm trăm ngàn đồng.
+ Kinh phí cấp thực hiện kế hoạch: 400 triệu đồng/năm x 5 năm = 2 tỷ
2.2. Kết quả quan trắc 2016-2020
Kết quả QC02 QC08 Boyd
STT Chỉ tiêu Ghi chú
(mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l)
TB 3,8
1 Oxy ≥2 ≥6 5-15 Đạt QC02
MM (2,1 - 5,6)
TB 7,1 Đạt QC02, A1-QC08
2 pH 7-9 6 - 8,5 7-9
MM (6,4 - 8,0) và Boyd
TB 0,198 Đạt QC02, A1-QC08
3 NH4+ ≤ 0,3 ≤ 0,3 0,2-2
MM (0,004 - 0,799) và Boyd
TB 0,057 Đạt A1-QC08 và
4 NO2- -- ≤ 0,05 ≤ 0,3
MM (0,005 - 0,345) Boyd

4
TB 0,0119 Đạt QC02, A1-QC08
5 S2- ≤ 0,05 ≤ 0,05 ≤ 0,1
MM (0,001 - 0,083) và Boyd
TB 0,173 Đạt A1-QC08 và
6 PO43- -- ≤ 0,1 0,005 - 0,2
MM (0,000 –1,184) Boyd
TB 32,8 Đạt A1-QC08 và
7 TSS -- ≤ 20 50 - 150
MM (4,5 - 130) Boyd
TB 15,68
8 OSS -- -- 10 - 30 Đạt Boyd
MM (0 - 129)
TB 5,6
9 COD -- ≤ 10 -- Đạt A1-QC08
MM (0,35 –19)
TB 58,9 60 -
10 KIỀM -- ≥ 20 Đạt QC02 và Boyd
MM (28 – 106) 180
Aeromonas. TB 698
11 -- -- ≤ 1.000 --
spp MM (0 – 3.750)

Từ viết tắt:
- QC02: QCVN 02-20:2014/BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
cơ sở nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus sauvage, 1878) trong ao;
- QC08:QCVN 08-MT:2015/BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt cột A1 sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, bảo tồn động thực
vật thủy sinh;
- Boyd: Yêu cầu về chất lượng nước đối với hệ thống nuôi cá nước ngọt
(Nguồn: Boyd, 1998);
- TSS: Tổng chất rắn lơ lửng;
- OSS: Hữu cơ lư lửng;
- COD Nhu cầu oxy hóa học;
- TB: Trung bình các năm;
- MM: Giá trị nhỏ nhất và lớn nhất các năm.
III. Đánh giá công tác quan trắc.
1. Các chỉ tiêu thông thường
1.1 Chỉ tiêu Oxy
Hàm lượng oxy trong nước trung bình 3,8 mg/l (dao động 2,1 - 5,6 mg/l): Qua
kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các điểm và các lần quan trắc hàm lượng oxy đều
lớn hơn 2 mg/l và với kết quả này thì chất lượng sông phù hợp Quy chuẩn QCVN
02 - 20:2014/BNNPTNT cho phục vụ nuôi cá Tra. Tuy nhiên, hàm lượng oxy chưa
đảm bảo chất lượng nước mặt cột A1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT về Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt là hàm lượng oxy trên 4 mg/l.

5
Hình 1: Đồ thị biến động oxy năm 2016-2020
1.2 Chỉ tiêu pH
Chỉ tiêu pH trong nước trung bình 7,1 (dao động 6,4 - 8) phù hợp QCVN 02-
20:2014/BNNPTNT, cột A1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT và Boyd. Chỉ số này cho
thấy pH nằm trong khoảng thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.

Hình 2: Đồ thị biến động pH năm 2016-2020


6
Dựa vào đồ thị trên ta thấy, nhìn chung chỉ tiêu pH trên sông thuộc khu vực Ô
Môn, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh đều lớn hơn 6 trong 5 năm theo dõi 2016-2020.
2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm
2.1 Chỉ tiêu NH4+
Hàm lượng NH4+ trong nước sông trung bình 0,198 mg/l (dao động 0,004 –
0,799 mg/l) của 03 quận huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Ô Môn tại địa điểm quan trắc
đều dao động trong khoảng cho phép theo QCVN 02 - 20:2014/BNNPTNT, cột A1
QCVN 08-MT:2015/BTNMT và Boyd. Chỉ số này cho thấy NH4+ nằm trong khoảng
thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.
Tác dụng độc hại của NH3 đối với cá là khi hàm lượng NH3 trong nước cao, cá
khó được bài tiết NH3 từ máu ra môi trường ngoài. NH3 trong máu và các mô tăng
làm pH máu tăng dẫn đến rối loạn những phản ứng xúc tác của enzyme và độ bền
vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào đưa đến cá chết
vì không điều khiển được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường ngoài.
NH3 cao cũng làm tăng tiêu hao oxy của mô, làm tổn thương mang và làm giảm khả
năng vận chuyển oxy của máu.
Tuy nhiên cần theo dõi biến động hàm lượng NH4+ nhằm phát hiện và xử lí
kịp thời, để cung cấp thông tin cho người nuôi thủy sản nhằm đem lại một vụ nuôi
hiệu quả hơn.

Hình 3: Đồ thị biến động NH4+ năm 2016-2020

7
Hình 4: Đồ thị tần suất vượt ngưỡng NH4+ năm 2017-2019
Dựa vào đồ thị trên cho thấy tần suất vượt ngưỡng của NH4+ cao nhất là 25%
vào năm 2018 ở Vĩnh Thạnh và thấp nhất là ở Ô Môn 8,33%. Còn những năm 2017
và 2019 tần suất vượt ngưỡng của NH4+ tại 3 khu vực Thốt Nốt, Ô Môn, Vĩnh
Thạnh.
2.2 Chỉ tiêu NO2-
Chỉ số NO2- trong nước sông trung bình 0,057 mg/l (dao động 0,005 – 0,345
mg/l): Qua kết quả quan trắc cho thấy chỉ tiêu NO2- phù hợp QCVN 02-20:
2014/BNNPTNT, cột A1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT và Boyd. Chỉ số này phù
hợp nuôi trồng thủy sản.
Nitrit (NO2-) được hình thành sau khi phân tôm, cá bị phân hủy và phần dư
thừa Nitơ được chuyển hóa thành Ammonia, sau đó sẽ nhiễm vào nước ao nuôi.
Nồng độ Nitơ cao trong ao xảy ra thường xuyên hơn khi nhiệt độ dao động, điều
kiện thời tiết mưa nhiều cũng dẫn đến sự phân hủy đạm do giảm các sinh vật phù du
trong ao có thể làm giảm lượng Ammonia bị hấp thụ bởi tảo, do đó làm tăng tải cho
vi khuẩn Nitrat hóa. Nếu nồng độ Nitrit vượt quá mức mà các vi khuẩn cư trú có thể
chuyển đổi nhanh thành Nitrat, sẽ có sự tích tụ Nitrit xảy ra và bệnh về máu nâu là
một nguy cơ.

8
Hình 5: Đồ thị biến động NO2-năm 2016-2020
Chỉ số NO2- hình thành từ chất thải của con nuôi, sự phân hủy thức ăn thừa,
cây cỏ và động vật thối rữa. NO2- đi vào cơ thể động vật thủy sinh qua mang, và các
vết sước lở. NO2- tác dụng với máu, gây bệnh máu nâu, ngăn không cho cơ thể hấp
thụ oxy nên ảnh hưởng mạnh đến các loại máu đỏ.

Hình 6: Đồ thị tần suất vượt ngưỡng NO2- năm 2017-2019

9
Dựa vào Hình 6 cho thấy tần suất vượt ngưỡng của NO2- là khá cao vào năm
2019 dao động từ 58,33 % - 83,33%. Còn năm 2017 thì tần suất vượt ngưỡng chỉ
chiếm khoảng 9,09% - 18,18% và năm 2018 thì dao động khoảng 33,33% - 50%.
Nhìn chung, ở cả 3 điểm quan trắc là Ô Môn, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh cho thấy NO2-
tăng dần từ năm 2017 – 2019, điều này cho thấy mức độ ô nhiễm đã tăng dần theo
thời gian.
2.3 Chỉ tiêu S2-
Nước có chứa nhiề u chấ t hữu cơ trong điề u kiê ̣n yế m khí kế t hơ ̣p hàm lươ ̣ng
oxy hòa tan thấ p nên dẫn đế n hiǹ h thành H2S. Trong nước hàm lươ ̣ng hữu cơ càng
cao thì H2S càng cao (Khoa, 1995). Hydrogen Sulfide trung bình khoảng 32 mg/l ta ̣i
nơi phân thải trực tiế p và 22.4 mg/l nơi xả thải ra môi trường nước. Thủy vực lân
câ ̣n H2S dao đô ̣ng từ 1.09 – 1.52 mg/l. Chỉ số S2- trong nước sông trung bình 0,0119
mg/l (dao động 0,001-0,083 mg/l). Qua kết quả quan trắc cho thấy chỉ tiêu S2- phù
hợp QCVN 02-20: 2014/BNNPTNT, cột A1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT và Boyd.
Chỉ số này cho thấy S2- nằm trong khoảng thích hợp nuôi trồng thủy sản.
Hàm lượng S2- trong môi trường là dấu hiệu không an toàn đối với tôm, cá.
S2- khi chúng tiếp xúc với các kim loại như Cu, Zn, Fe sẽ tạo ra các hợp chất sulfide
có độ hoà tan thấp, kết tủa và lắng. Nồng độ H2S tồn tại trong thời gian dài sẽ làm
giảm năng suất tôm cá nuôi. Nhưng hầu hết kết quả đo được thì chỉ số S2- luôn thấp
hơn khuyến cáo và đạt yêu cầu về chất lượng nước cho nuôi thủy sản.
Khí H2S tích tụ dưới nền đáy các thủy vực chủ yếu là do quá trình phân hủy
các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh hay quá trình phản sulfate hóa với sự tham gia
của các vi khuẩn yếm khí. H2S được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao và trong
thủy vực có nhiều hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh. H 2S có mùi đặc trưng đó là mùi
trứng thối. Dù hiếm khi sử dụng sulfate cho các hệ thống nuôi trồng thủy sản đặc
biệt để tăng nồng độ môi trường xung quanh, nhưng nó có trong thức ăn và một số
cách cải thiện chất lượng nước. Độ độc của H2S đối với cá phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như pH, nhiệt độ của nước.
2.1 Chỉ tiêu PO43-
Hợp chất lân hoà tan trong nước chủ yếu dưới dạng các muối photphat (PO 43-,
HPO42-, H2PO4-), chúng ta thường xác định dưới dạng PO43-. Nguồn gốc thường từ
đất ngấm ra, từ quá trình phân huỷ các mùn bã hữu cơ, và cũng do con người bón
thêm vào vùng nước. Vì vậy cần phải tích cực theo dõi, và tìm biện pháp xử lí để
hàm lượng đúng ở ngưỡng cho phép, đảm bảo chất lượng nước để người dân an tâm
nuôi trồng thủy sản.
Chỉ số PO43- trong nước sông trung bình 0,173 mg/l (dao động 0,002 – 1,184
mg/l). Qua kết quả quan trắc cho thấy chỉ tiêu PO43- phù hợp QCVN 02-20:
10
2014/BNNPTNT, cột A1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT và Boyd. Chỉ số này phù
hợp nuôi trồng thủy sản nhưng chưa phù hợp chất lượng nước mặt.

Hình 7: Đồ thị biến động PO43- năm 2016-2020


Thông thường, trong nước sạch ngoài tự nhiên hàm lượng lân hoà tan tồn tại
từ 0,005-0,02 mg/l.Trong nuôi trồng thuỷ sản, để quản lý tốt sự phát triển của tảo
trong ao thì lượng lân hoà tan phải dao động trong khoảng 0,005-0,2mg/l. Tảo không
phát triển khi hàm lượng lân hoà tan nhỏ hơn 0,005 mg/l và nở hoa khi hàm lượng
lân hoà tan vượt quá 0,2 mg/l.
75.00 72.73
Tần suất vượt ngưỡng PO4
70.00 66.67
65.00
63.64

60.00
58.33 58.33 58.33
54.55 54.17
Tần suất (%)

55.00

50.00
45.83
45.00

40.00

35.00

Hình
30.00
8: Đồ thị tần suất vượt ngưỡng PO43- năm 2017-2019
Tần suất vượt ngưỡng năm 2017 Tần suất vượt ngưỡng năm 2018 Tần suất vượt ngưỡng năm 2019

11
Qua hình 8 cho thấy tần suất vượt ngưỡng của PO43- là cao vào năm 2017 dao
động từ 54,55% - 72,73%. Vào năm 2018 chỉ số vượt ngưỡng giảm so với năm
2017, chỉ ở mức 45,83% - 58,33% . Tuy nhiên, đến năm 2019 chỉ số vượt ngưỡng
của PO43- tăng lên đáng kể ở mức 58,33% ở cả 2 thủy vực Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh,
riêng thủy vực Ô Môn cao hơn chiếm 66,67%.
2.4 Chỉ tiêu TSS
Chỉ số TSS trong nước sông trung bình 32,8 mg/l (dao động 4,5-130 mg/l).
Qua kết quả quan trắc cho thấy chỉ tiêu TSS phù hợp bảo vệ đời sống thủy sinh theo
khuyến cáo của Boyd. Chỉ số này phù hợp nuôi trồng thủy sản nhưng chưa phù hợp
chất lượng nước mặt.
TSS là chỉ số đánh giá vật chất lơ lửng bao gồm lượng keo khoáng, vật chất
hữu cơ lơ lững, vi tảo… những thành phần ta có thể nhìn thấy được và là nguyên
nhân gây ra độ đục của nước. TSS thích hợp trong ao nuôi thủy sản từ 50-150 mg/l.

160

140
Đồ thị biến động TSS
120

100

80

60

40

20

0
L1T7N16
L1T8N16
L1T9N16

L1T3N17

L1T5N17

L1T7N17
L1T8N17
L1T9N17

L1T1N18
L1T2N18
L1T3N18

L1T5N18
L1T6N18
L1T7N18
L1T8N18
L1T9N18

L1T1N19
L1T2N19
L1T3N19

L1T5N19
L1T6N19
L1T7N19
L1T8N19

L1T1N20
L1T2N20
L1T4N17

L1T6N17

L1T4N18

L1T4N19

L1T9N19
T1N17
L1T10N16
L1T11N16
L1T12N16

L1T10N17
L1T11N17
L1T12N17

L1T10N18
L1T11N18
L1T12N18

L1T10N19
L1T11N19
L1T12N19

Sông Tn Boys 1998 Sông Ô Môn Sông VT

Hình 9: Đồ thị biến động TSS năm 2016-2020

2.5 Chỉ tiêu OSS


Chỉ số OSS đánh giá hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng: Tổng chất rắn lơ lửng
TSS chưa phản ánh thực sự được mức độ ô nhiễm của nước ao, nhưng nếu có thêm
kết quả về OSS thì rõ ràng cho biết mức độ hữu cơ trong ao. Đối với nước sông vào
12
mùa lũ, hàm lượng hữu cơ lơ lửng trong nước rất thấp, thường nhỏ hơn 10%. Tuy
nhiên, trong hệ thống ao nuôi cá. Hàm lượng OSS trong ao thấp nhất vào mùa khô
và cao nhất vào mùa mưa. Qua kết quả quan trắc cho thấy chỉ tiêu OSS phù hợp nuôi
trồng thủy sản.
2.6 Chỉ tiêu COD
Nhu cầ u oxy hóa ho ̣c là thông số chấ t lươ ̣ng nước để đánh giá mức đô ̣ hiê ̣n
diêṇ chấ t hữu cơ trong nước. Chỉ số COD trong nước sông trung bình 5,6 mg/l (dao
động 0,35 - 19 mg/l). Qua kết quả quan trắc cho thấy chỉ tiêu COD phù hợp Cột A1
QC08-MT:2015/BTNMT và Boyd.

Hình 10: Đồ thị biến động COD năm 2016-2020


Nhu cầu oxy hoá học (COD) và oxy sinh học (BOD) cao sẽ làm giảm nồng độ
oxy của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải
hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị
BOD và COD cao của môi trường nước.

25.00
22.73
Tần suất vượt ngưỡng COD
20.00

13.64
Tần suất (%)

15.00
12.50

9.09
10.00

4.17
5.00

0.00 0.00 0.00 0.00


Hình 11: Đồ thị tần suất vượt ngưỡng COD năm 2017-2019
0.00
Tần suất vượt ngưỡng năm 2017 Tần suất vượt ngưỡng năm 2018 Tần suất vượt ngưỡng năm 2019

13
Qua Bảng đồ thị trên cho thấy tần suất COD tại các thủy vực có xu hướng
giảm dần qua các năm. Chỉ số vượt ngưỡng từ 22,73% giảm chỉ còn 4,17% đối với
thủy vực Thốt Nốt, các thủy vực Ô Môn và Vĩnh Thạnh giảm ở mức 0%.
Tuy nhiên vẫn phải thường xuyên theo dõi biến động hàm lượng COD, nhằm
phát hiện và xử lý kịp thời để cung cấp thông tin cho người nuôi nhằm đem lại một
vụ nuôi hiểu quả nhất. Nhu cầu oxy hoá học (COD) và oxy sinh học (BOD) cao sẽ
làm giảm nồng độ oxy của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói
chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân
tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước.
2.7 Chỉ tiêu Kiềm
Chỉ số kiềm tác động thủy động vật phát triển bình thường trong một khoảng
rộng của độ kiềm, tức là mức độ tác động trực tiếp của độ kiềm là không lớn. Sự tác
động của độ kiềm lên đời sống và hiệu quả nuôi thủy sản là gián tiếp: tăng (giảm)
tính đệm của nước (ít biến động pH), hiệu quả phát triển của thủy thực vật, ảnh
hưởng tới độc tố của kim loại nặng. Qua kết quả quan trắc cho thấy chỉ tiêu kiềm
chưa đạt QC02 và nhưng đạt khuyến cáo đảm bảo đời sống thủy sinh của Boyd,
1998.

Hình 12: Đồ thị biến động kiềm năm 2016-2020

Kết quả chỉ số kiềm trong nước sông trung bình 58,9 mg/l (dao động 28 - 106
mg/l). Độ kiềm càng thấp sẽ làm pH môi trường dễ biến động, làm giảm tốc độ phát
triển động vật thủy sản. Vì vậy, đối với các hộ nuôi thủy sản cần phải có ao lắng để

14
xử lý nước, bóng vôi nhằm tăng độ kiềm, đảm bảo chất lượng nước cấp nuôi thủy
sản.
Tổng độ Kiềm trong nước có nguồn gốc từ sự hòa tan của đá vôi trong đất, vì
vậy hàm lượng tổng độ kiềm được xác định đầu tiên qua tính chất của đất. Nước có
độ kiềm cao có khả năng trung hòa axit, bazơ có nguồn gốc từ mưa axit, nước thải,
do đó pH được duy trì ổn định, cũng như không ảnh hưởng do nồng độ CO 2 dao
động trong ngày. Độ kiềm cao thường do nước chảy qua vùng địa chất đá vôi hay
tảo phát triển mạnh. Độ kiềm thấp thường do nước chảy qua vùng địa chất đá granit
hay mưa axit. Khi độ kiềm cao tức là ao đủ khoáng và ngược lại độ kiềm thấp cần bổ
sung khoáng. Điều này đúng trong hầu hết các trường hợp vì trong nuôi trồng thủy
sản để tăng độ kiềm phần lớn dùng vôi CaCO3.
Hàm lượng Kiềm có xu hướng giảm ở các tháng 7-11, vì vậy cần phải có biện
pháp để hàm lượng kiềm nằm trong quy chuẩn cho phép, để đảm bảo chất lượng
nước cho các hộ nuôi trồng thủy sản.
Độ kiềm càng thấp sẽ làm pH môi trường dễ biến động, làm giảm tốc độ phát
triển động vật thủy sản. Vì vậy, đối với các hộ nuôi thủy sản cần phải có ao lắng để
xử lý nước, bóng vôi nhằm tăng độ kiềm, đảm bảo chất lượng nước cấp nuôi thủy
sản.

90.00

81.82
Tần suất vượt ngưỡng kiềm
80.00

70.00 68.18

63.64

60.00

50.00 50.00
50.00
Tần suất (%)

45.83 45.83 OM
41.67
TN
40.00 37.50

VT
30.00

20.00

10.00

0.00
Tần suất vượt ngưỡng năm 2017 Tần suất vượt ngưỡng năm 2018 Tần suất vượt ngưỡng năm 2019

Hình 13: Đồ thị tần suất vượt ngưỡng kiềm năm 2017-2019
Từ hình 12 cho thấy tần suất vượt ngưỡng của COD vào năm 2019 dao động
từ 46 % - 50%. Còn năm 2017 thì tần suất vượt ngưỡng chiếm khoảng 63,64% -
81,82% là khá cao. Riêng năm 2018 thì dao động khoảng 37,5% - 50%. Nhìn chung,
ở cả 3 điểm Ô Môn, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh đều giảm dần chỉ tiêu COD từ năm 2017
đến năm 2018 và có tăng nhẹ năm 2019.
15
2.8 Chỉ tiêu tổng vi khuẩn Aeromonas spp.
Một số thuỷ vực có mật độ vi khuẩn Aeromonas spp. khá cao có khả năng gây
bệnh trên cá. Người nuôi cần xử lý nước sau khi lấy vào ao nuôi, có thể sử dụng vôi
và các chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước và nền đáy ao nuôi.

Hình 14: Đồ thị biến động tổng vi khuẩn Aeromonas spp. năm 2016-2020
Dựa vào đồ thị ta thấy vào tháng 8, 9 năm 2019 ở cả 3 khu vực Thốt Nốt,
Vĩnh Thạnh, Ô Môn đều có mật độ vi khuẩn cao trên 10 3 CFU/ml còn những tháng
còn lại mật độ vi khuẩn nằm trong giới hạn cho phép.
IV. Đánh giá hiệu quả thông tin
Dựa trên kết quả phân tích các chỉ tiêu cán bộ chuyên trách môi trường tổng
hợp phân tích, nhận định, đánh giá, đưa giải pháp cảnh báo. Kết quả quan trắc môi
trường giai đoạn 2016- 2020 đã ra 88 bản tin và hơn 10.000 tờ kết quả đến người
nuôi thủy sản, và gửi bản kết quả đến Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp, Trạm
Thủy sản ở các quận, huyện có quan trắc trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Báo cáo kết quả quan trắc cho Vụ nuôi trồng thủy sản.
Công bố kết quả quan trắc trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Chi cục thủy sản thành phố Cần Thơ.
Định kỳ 2 lần/tháng gửi bản tin quan trắc đến địa phương và Đài phát thanh
các Quận/huyện trên địa bàn để chủ động phòng tránh khi có biến động môi trường.
Từ năm 2018, Chi cục Thủy sản bắt đầu gửi kết quả quan trắc đến người nuôi
bằng hình thức tin nhắn SMS để kịp thời nhận thông tin và xử lý.

16
V. Kiến nghị và kiến nghị.
1. Thuận lợi:
Sự hướng dẫn của Cục Nuôi trồng và Tổng cục Thủy sản làm căn cứ để địa
phương đưa vào chương trình công tác và cấp kinh phí để công tác được thực hiện
kịp thời.
Được sự quan tâm của UBND TP. Cần Thơ, Sở Nông nghiệp và PTNT TP.
Cần Thơ nên nguồn kinh phí được cấp từ đầu năm nên Kế hoạch quan trắc được
thực hiện để đáp ứng được yêu cầu sản xuất và hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản của
địa phương.
Chi cục Thủy sản Cần Thơ có Phòng Thí Nghiệm trang bị các thiết bị phù hợp
và đạt yêu cầu phân tích chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản nên góp phần
thực hiện công tác quan trắc kịp thời và chính xác.
Được sự phối hợp của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương và Nam Bộ
cung cấp bản tin thời tiết, diễn biến thủy triều, các dự báo hạn, xâm nhập mặn nên
góp phần công tác cảnh báo diễn biến thời tiết được kịp thời và hiệu quả.
Được sự phân bổ của Cục Nuôi thủy sản về số điểm quan trắc do Viện nuôi
trồng Thủy sản II, Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định cung cấp kết
quả quan trắc vùng nuôi cá Tra và cá Rô phi trên địa bàn địa phương nên bổ sung cơ
sở số liệu quan trắc, góp phần công tác quan trắc thực hiện đa dạng và kịp thời phục
vụ sản xuất.
2. Khó khăn:
TP. Cần Thơ có 04 vùng nuôi cá Tra tập trung ở 03 Quận, Huyện khác nhau,
với chiều dài sông hơn 60 km cung cấp nước phục vụ nuôi cá Tra xuất khẩu (sông
Hậu và Kênh cái Sắn). Do hạn chế kinh phí nên kinh phí hàng năm chỉ triển khai
được 04/06 điểm quan trắc (so với Kế hoạch 44/KH-UBND) nên việc cảnh báo chất
lượng nước còn hạn chế.
Do yêu cầu kỹ thuật nên thời gian thu và phân tích mẫu cần thời gian 02 ngày,
kết quả đến người dân tương đối chậm. Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ thuật phân tích
nhanh.
Hiện nay, địa phương chưa có thiết bị quan trắc phân tích tự động hóa nên
chưa phản ánh kịp thời các diễn biến chất lượng nước cũng như chủ động theo dõi
chất lượng nước liên tục của người dân.
Các kết quả phân tích hiện nay vẫn chưa liên thông đồng bộ với các tỉnh lân
cận, các tỉnh trên cùng dòng sông Mekong nên khả năng dự báo cũng như khuyến
cáo chưa thật sự đầy đủ và phong phú.

17
Thiết bị Phòng thí nghiệm hiện nay đã 20 năm, nên cũng lạc hậu và cần nâng
cấp cho phù hợp với sự phát triển Khoa học công nghệ và đồng bộ thiết bị với công
nghiệp 4.0.
3. Đề xuất
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản thống nhất các chương trình
quan trắc giữa Trung ương và địa phương để tránh trùng lắp, lãng phí. Kết quả cần
phản ánh được các chỉ tiêu của toàn vùng.
Các biểu mẫu báo cáo nên thay đổi, báo cáo kết quả các chỉ tiêu theo hàng
ngang nhằm rút ngắn báo cáo và thuận tiện đánh giá, so sánh...
Tổng cục Thủy sản nên hoàn thành sớm bộ lưu trữ dữ liệu, trang thông tin
điện tử về quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản để các địa phương cập
nhật nhằm báo cáo kết quả kịp thời cho Tổng cục.
Khuyến cáo các địa phương đồng nhất các phương pháp phân tích để kết quả
phân tích tương quan và các địa phương chung một nguồn nước có thể dùng tham
khảo.
Nghiên cứu cải tiến, đề xuất phương pháp phân tích nhanh để rút ngắn thời
gian cho kết quả kịp thời chính xác.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường đưa ra yêu cầu về mặt kỹ thuật các giá trị giới hạn của các chỉ tiêu môi
trường cho nuôi trồng thủy sản. Vì hiện nay căn cứ quá nhiều quy chuẩn nên không
đánh giá được xác thực chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản.
Trên đây là báo cáo nhiệm vụ quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy
sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2016-2020. Chi cục Thủy sản kính gửi
Tổng cục Thủy sản để tổng hợp và báo cáo hội nghị./.
Nơi nhận: KT. CHI CỤC TRƯỞNG
- Tổng cục Thủy sản PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
- Sở NN&PTNT (để biết);
- Lưu VT, PTN. Ký bởi: Chi cục Thủy sản
Email: ccts@cantho.gov.vn
Cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thô
Thành phố Cần Thơ
Ngày ký: 27-02-2020 14:22:27 +07:00

Nguyễn Thị Lệ Hoa

18
Ký bởi: Chi cục Thủy sản
Email: ccts@cantho.gov.vn
Cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Thành phố Cần Thơ
Ngày ký: 27-02-2020 14:22:32 +07:00

PHỤ LỤC 2
Đối tượng, số điểm, thông số, tần xuất quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2016-2020

Đối tượng Tôm Đôi


Nhuyễn Tôm Cá rô phi/ Tôm càng Cá
TT nước Cá tra tượng Ghi chú
thể hùm Cá lồng bè xanh biển
Nội dung lợ khác
Điểm quan 4 điểm cho 03 vùng
1 X x x x x x x
trắc nuôi cá tra tập trung
Nhiệt độ, oxy, pH,
Kiềm, NO2-, NH4+,
2 Thông số
PO43-, S2-, TSS, COD,
OSS
Nhiệt độ, oxy, pH: 12lần
Tần suất Kiềm, NO2-, NH4+,
3
(lần/tháng) PO43-, S2-, TSS, COD,
OSS, vi khuẩn: 02 lần
02 lần/tháng qua đài
phát thanh, gửi bản
4 Thông tin photo trực tiếp đến
người dân, nhắn tin
SMS qua điện thoại.

You might also like