You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I

MÔN GDQP- K11


Câu 1: Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 bao gồm:
A. 9 chương, 71 điều B. 9 chương, 62 điều
C. 11 chương, 70 điều D. 11 chương, 71 điều
Câu 2: Công dân nam thực hiện Nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết bao
nhiêu tuổi?
A.25 tuổi B.27 tuổi C. 40 tuổi D. 45 tuổi
Câu 3: Độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của nam từ đủ 18 tuổi đến hết bao
nhiêu tuổi?
A. 25 tuổi B. 27 tuổi C. 40 tuổi D.45 tuổi
Câu 4: Đăng kí Nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam
từ đủ bao nhiêu tuổi?
A. 16 tuổi B.17 tuổi C. 18 tuổi D. 19 tuổi
Câu 5: Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là
bao nhiêu tháng?
A. 15 tháng B.18 tháng C. 24 tháng D. 30 tháng
Câu 6: Công dân nữ có chuyên môn kĩ thuật cần cho quân đội thì có thể đăng
kí và thực hiện Nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết bao nhiêu tuổi?
A. 25 tuổi B. 27 tuổi C.40 tuổi D. 45 tuổi
Câu 7: Những công dân nam trong trường hợp nào sau đây được miễn gọi
nhập ngũ trong thời bình?
A.Có anh, chị, em ruột là hạ sĩ quan,binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.
B. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân.
C. Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.
D.Hết thời hạn học tập tại trường một khoá học.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây công dân nam được tạm hoãn gọi nhập ngũ
trong thời bình?
A. Học sinh,sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân.
B.Tự bỏ học hoặc ngừng học một thời gian liên tục từ 6 tháng trở lên mà không có
lí do chính đáng.
C. Một con trai của thương binh hạng 2.
D.Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây những công dân nam không được tạm hoãn
gọi nhập ngũ trong thời bình?
A. Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.
B. Đang học nhưng do vi phạm kỷ luật đã bị đuổi học,buộc thôi học.
C.Học sinh,sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân.
D.Một con của thương binh hạng 2.
Câu 10: Đối với hạ sĩ quan ,binh sĩ phục vụ tại ngũ thì từ tháng thứ bao nhiêu
trở đi là được nghỉ phép?
A. 13 tháng B. 19 tháng C.24 tháng D.25 tháng
Câu 11: Trong luật Nghĩa vụ quân sự thì lệnh gọi nhập ngũ phải được đưa
trước bao nhiêu ngày?
A. 10 ngày B. 12 ngày C. 15 ngày D. 20 ngày
Câu 12: Đối với công dân nữ có chuyên môn cần phục vụ cho quân đội thì độ
tuổi tối thiểu để đăng kí Nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu:
A. 17 tuổi B.18 tuổi C. 19 tuổi D. 20 tuổi
Câu 13: Từ tháng thứ bao nhiêu trở đi thì hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ
được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm:
A.13 tháng B. 19 tháng C. 24 tháng D.25 tháng
Câu 14: Từ tháng thứ bao nhiêu trở đi thì hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ
được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm:
A. 13 tháng B. 19 tháng C. 24 tháng D. 25 tháng
Câu 15: Sự cần thiết ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự vì ?
A. Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng
của nhân dân.
B. Để tạo điều kiện cho công dân mọi lứa tuổi tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
C.Để đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
D. Để tăng cường lực lượng cho quân đội và công an nhân dân.
Câu 16: Khi chuyển nơi cư trú từ xã (phường) này sang xã (phường) khác
trong phạm vi huyện (quận) thì phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã
(phường) xuất trình giấy tờ về sự thay đổi nơi cư trú và giấy chứng nhận đăng
kí nghĩa vụ quân sự để đăng kí vào sổ đăng kí nghĩa vụ quân sự trong thời hạn
là bao nhiêu ngày?
A. 20 ngày B. 15 ngày C.12 ngày D.10 ngày
Câu 17: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường và gia
đình trong việc thực hiện Nghĩa vụ quân sự là:
A. Động viên và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
B. Giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
C. Giáo dục và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D. Tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 18: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, câu nào sau đây
là câu đúng?
A.Công dân có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
B. Công dân nam có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
C.Công dân nam là người đã thành niên có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội
nhân dân.
D.Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại
ngũ trong Quân đội nhân dân.
Câu 19: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, câu nào sau đây
là câu đúng?
A. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu tự nguyện và quân
đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
B. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu quân
đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
C.Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự
nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
D.Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự
nguyện thì được phục vụ tại ngũ.
Câu 20: Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự
năm 2015 bao gồm:
A. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự; chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa
vụ quân sự.
B. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
C.Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật; xâm phạm thân thể, sức
khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
D.Tất cả các hành vi trên.
Câu 21: Công dân nữ là đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng
được điều kiện:
A. Có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân.
B. Đủ 20 tuổi trở lên và có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân
đội nhân dân.
C.Đủ 18 tuổi trở lên và có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân
đội nhân dân.
D. Đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 22: Độ tuổi để phục vụ tại ngũ là bao nhiêu:
A. 18 - 25 tuổi. C.Đủ 18 – hết 25 tuổi.
B. 18 - 27 tuổi. D.Đủ 18 – hết 27 tuổi.
Câu 23: Công dân thuộc trường hợp nào sau đây không được đăng ký nghĩa
vụ quân sự:
A. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo
không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được
xóa án tích.
B. Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung
là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
C.Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
D.Tất cả các trường hợp trên.
Câu 24: Đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự là:
A. Người khuyết tật.
B. Người mắc bệnh hiểm nghèo.
C. Người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 25: Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ khi xuất ngũ không
được hưởng chế độ nào sau đây do Chính phủ quy định?
A.Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường.
B. Được hưởng trợ cấp xuất ngũ.
C. Được tuyển thẳng vào Đại học.
D. Được trợ cấp tạo việc làm.
Câu 26: Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao
quý của?
A. Công dân Việt Nam C. Thanh niên từ 18 - 25 tuổi
B. Thanh niên từ 17 - 25 tuổi D. Thanh niên từ 17 - 45 tuổi
Câu 27: Công dân nam từ bao nhiêu tuổi được gọi nhập ngũ?
A. Đủ 17 tuổi B.17 tuổi C. 18 tuổi D.Đủ 18 tuổi
Câu 28: Những đối tượng nào được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự:
A. Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn
tính theo quy định của pháp luật.
B.Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần theo quy định của
pháp luật.
C. Người khuyết tật, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp
luật.
D.Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định
của pháp luật.
Câu 29: Trường hợp nào sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ:
A. Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
B.Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn
theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở
lên quyết định.
C. Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ
chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở
giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
D.Tất cả trường hợp trên
Câu 30: Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký
nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn
luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì:
A. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
B.Bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
C. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
D. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 02 tháng đến 02 năm.
Câu 31: Công dân Việt Nam không phân biệt thành phần nào sau đây, có
nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Thành phần dân tộc C. Tín ngưỡng tôn giáo
B. Thành phần xã hội D.Tất cả đều đúng
Câu 32: Những người sau đây không được làm nghĩa vụ quân sự?
A. Người có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
B.Người đang bị giam giữ.
C. Người có vợ con.
D. Người theo đạo không rõ nguồn gốc.
Câu 33: Trường hợp nào sau đây công dân nam được tạm hoãn gọi nhập ngũ
trong thời bình?
A. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ.
B.Hết thời hạn học tập tại trường một khóa học.
C. Một con trai của thương binh hạng 2.
D. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1.
Câu 34: Nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị là:
A. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước.
B.Tôn trọng quyền làm chủ tập thể của nhân dân.
C. Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
D.Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 35: Trường hợp nào sau đây công dân nam được miễn gọi nhập ngũ trong
thời bình?
A.Con của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh hạng 1.
B. Học sinh,sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân.
C. Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao
động từ 61% - 80%.
D. Đang học nhưng do vi phạm kỷ luật đã bị đuổi học,buộc thôi học.
Câu 36: Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở các trường thuộc
chương trình chính khóa; nội dung huấn luyện do ai quy định:
A. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
B.Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
C. Tất cả đều đúng.
D.Tất cả đều sai.
Câu 37: Việc kiểm tra sức khỏe cho những người đăng kí nghĩa vụ quân sự lần
đầu (17 tuổi) do cơ quan nào phụ trách:
A. Cơ quan quân sự cấp huyện (quận).
B. Cơ quan quân sự cấp xã (phường).
C.Cơ quan quân sự cấp tỉnh (thành phố).
D. Cơ quan quân sự cấp trung ương.
Câu 38: Việc khám sức khỏe cho những người trong diện được gọi nhập ngũ
do Hội đồng nào phụ trách:
A. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện (quận).
B. Hội đồng khám sức khỏe cấp xã (phường).
C. Hội đồng khám sức khỏe cấp tỉnh (thành phố).
D. Hội đồng khám sức khỏe cấp trung ương.
Câu 39: Nội dung chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ gồm:
A.Huấn luyện quân sự phổ thông.
B. Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kĩ thuật cho quân đội.
C. Đăng kí nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khỏe đối với công dân nam đủ 17 tuổi.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 40: Trường hợp nào sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập
ngũ trong thời bình:
A. Học sinh đang học ở các trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc
nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị
đại học.
B. Hết thời hạn học tập tại trường một khóa học.
C. Một con trai của thương binh hạng hai.
D. Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.
Câu 41: Theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP với hành vi gian dối làm sai lệch kết
quả phân loại sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì theo quy định sẽ
bị xử phạt hành chính từ:
A. 01 – 03 triệu đồng.
B. 01 – 04 triệu đồng.
C. 02 – 04 triệu đồng.
D. 02 – 03 triệu đồng.
Câu 42: Theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP với hành vi không có mặt đúng thời
gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe mà không có lý do chính đáng thì
theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính từ:
A. 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng.
B. 800.000 đồng – 1,3 triệu đồng.
C. 900.000 đồng – 1,2 triệu đồng.
D. 900.000 đồng – 1,3 triệu đồng.
Câu 43: Theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, nếu
đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn nghĩa vụ quân sự hoặc đã bị kết án
về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt:
A. Cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 02 tháng – 02 năm.
B. Cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.
C. Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 tháng – 02 năm.
D.Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.
Câu 44: Theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, nếu
có thêm các tình tiết tăng nặng như: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của mình; lôi kéo người khác phạm tội, thì bị phạt:
A. Phạt tù từ 01 năm đến 02 năm.
B. Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
C. Phạt tù từ 01 năm đến 04 năm.
D. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Câu 45: Theo Điều 333 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017,
người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong
trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc
có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu
bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt:
A. Cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
B. Cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
C. Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
D.Cải tạo không giam giữ đến 04 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Câu 46: Lãnh thổ quốc gia được cấu thành từ các yếu tố nào?
A.Lãnh thổ; dân cư; nhà nước.
B.Lãnh thổ; dân tộc; hiến pháp; pháp luật.
C.Lãnh thổ; dân cư; hiến pháp.
D.Lãnh thổ; nhân dân; dân tộc.
Câu 48: Trong các yếu tố cấu thành lãnh thổ quốc gia, yếu tố nào quan trọng
nhất, quyết định nhất?
A.Dân cư.
B. Lãnh thổ.
C.Nhà nước.
D.Hiến pháp, pháp luật.
Câu 49: Trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia được xác định
như thế nào?
A.Là trách nhiệm của toàn lực lượng vũ trang và toàn dân.
B.Là trách nhiệm của toàn Đảng và các tổ chức xã hội.
C.Là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
D.Là trách nhiệm của giai cấp, của Đảng và quân đội .
Câu 50: Lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia
bao gồm những bộ phận nào?
A.Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất, vùng nước; lòng đất dưới chúng .
B.Vùng đất; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng .
C.Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng .
D.Vùng đất; vùng trời; lòng đất dưới chúng.
Câu 51: Vùng lòng đất quốc gia là:
A.Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia.
B.Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia.
C.Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng đảo thuộc chủ quyền quốc gia.
D.Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia.
Câu 52: Vùng trời quốc gia là:
A.Không gian bao trùm trên vùng đất quốc gia.
B.Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng đảo quốc gia.
C.Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước quốc gia.
D.Không gian bao trùm trên vùng đảo và vùng biển quốc gia.
Câu 53:Vùng nước quốc gia bao gồm:
A.Vùng nước nội địa, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải.
B.Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới.
C.Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải.
D.Vùng nước nội địa, vùng nước lãnh hải.
Câu 54: Vùng lãnh hải là vùng biển:
A.Tiếp liền bên ngoài vùng thềm lục địa của quốc gia.
B.Tiếp liền bên trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia.
C.Tiếp liền bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia.
D.Tiếp liền bên ngoài vùng nước nội thủy của quốc gia.
Câu 55: Vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý và tính từ đâu?
A.12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
B.24 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
C.12 hải lí tính từ vùng đặc quyền kinh tế.
D.12 hải lí tính từ đường bờ biển.
Câu 56: Vùng nội thủy là vùng nước:
A. Nằm ngoài đường cơ sở.
B.Bên trong đường cơ sở.
C.Nằm trong vùng lãnh hải.
D.Dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Câu 57: Vùng đất của quốc gia bao gồm:
A.Vùng đất lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia.
B.Toàn bộ vùng đất lục địa và các quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia.
C.Toàn bộ vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia.
D.Vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia.
Câu 58: Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm:
A.Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên khu vực biên giới.
B.Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm tại khu vực cửa biển.
C.Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm ngoài khu vực biên giới.
D.Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên vùng đất liền.
Câu 59: Vùng nước biên giới của quốc gia bao gồm:
A.Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm trên khu vực biên giới quốc gia.
B.Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm ở khu vực rừng núi của quốc gia.
C.Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm trong nội địa của quốc gia.
D.Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm ngoài khu vực biên giới quốc gia.
Câu 60: Vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn:
A. Bởi một bên là biển rộng, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải.
B. Bởi một bên là biển cả, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
C. Bởi một bên là bờ biển, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
D. Bởi một bên là bờ biển, một bên là đường ngoài cùng của lãnh hải.
Câu 61: Vùng trời quốc gia được quy định như thế nào?
A.Mỗi quốc gia trên thế giới có quy định khác nhau.
B.Các quốc gia đều thống nhất cùng một độ cao.
C.Phụ thuộc vào khả năng bảo vệ của tên lửa phòng không quốc gia.
D.Độ cao vùng trời quốc gia ngoài khu vực khí quyển của Trái Đất.
Câu 62: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì?
A. Tuyệt đối và riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó.
B. Hoàn toàn, riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của quốc
gia đó.
C. Tối cao, tuyệt đối và hoàn toàn riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và
trên lãnh thổ của quốc gia đó.
D. Tuyệt đối của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó.
Câu 63: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là:
A. Văn hóa, là ý chí của dân tộc.
B. Thể hiện tính nhân văn của dân tộc.
C. Truyền thống của quốc gia, dân tộc.
D. Quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của quốc gia.
Câu 64: Xác định biên giới quốc gia trên đất liền bằng cách nào?
A. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống sông suối.
B. Đánh dấu trên thực địa bằng làng bản nơi biên giới.
C. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
D. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống tọa độ.
Câu 65: Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, phía ngoài vùng lãnh hải
còn có những vùng biển nào?
A. Vùng nội thủy, vùng kinh tế , vùng đặc quyền và thềm lục địa.
B. Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế , vùng thềm lục địa.
C. Khu vực biên giới, vùng đặc khu kinh tế và thềm lục địa.
D. Vùng biên giới trên biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Câu 66: Nội dung nào sau đây về các vùng biển không đúng với quy định của
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển?
A.Vùng thềm lục địa cách phía ngoài đường cơ sở 200 hải lí.
B.Vùng đặc quyền kinh tế cách phía ngoài đường cơ sở 200 hải lí.
C.Vùng đặc quyền kinh tế cách vùng lãnh hải 200 hải lí.
D.Ranh giới ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải cách đường cơ sở 24 hải lí.
Câu 67: Nội dung nào sau đây về các vùng biển không đúng với quy định của
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển?
A. Từ đường cơ sở ra ngoài 12 hải lí là vùng lãnh hải.
B. Từ mép ngoài lãnh hải ra ngoài 12 hải lí là vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. Từ mép ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải ra biển là vùng đặc quyền kinh tế cách 200
hải lí so với đường cơ sở.
D. Tính từ vùng lãnh hải ra biển 200 hải lí lãnh hải là vùng thềm lục địa.
Câu 68: Một trong những nội dung chủ quyền của quốc gia trên lãnh thổ quốc
gia là:
A. Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế.
B. Không được tự do lựa chọn lĩnh vực kinh tế.
C. Do các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ.
D. Do có sự chi phối bởi các nước trong khu vực.
Câu 69: Việt Nam có chung đường biên giới quốc gia trên đất liền với những
quốc gia nào?
A. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Mianma.
B. Trung Quốc, Malaysia, Indonesia.
C. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
D. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia.
Câu 70: Biến Đông tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào?
A.Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philipin.
B.Singgapo, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philipin.
C.Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia.
D.Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philipin, Đài
Loan.

You might also like