You are on page 1of 21

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

---- KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----

*****

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài: Phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh để
xây dựng tinh thần đoàn kết của sinh viên Đại học Bách khoa Hà
Nội.
Họ và tên: 1. Lê Việt Dũng MSSV: 20183895

2. Lê Quang Nghĩa MSSV: 20181674

Mã lớp: 116921

Giáo Viên Hƣớng Dẫn: Hà Thị Dáng Hƣơng

Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2020

1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1 ............................................................................................................................................ 6
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC............................................................... 6
1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. ..................................................... 6
1.1. Truyền thống yêu nƣớc, tinh thần nhân ái, cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam. ................... 6
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin. ....................................................................................... 7
1.3. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và
thế giới. ........................................................................................................................................... 7
2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. ................................................ 9
2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lƣợc, bảo đảm thành công của cách mạng. ........................ 9
2.2. Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. ............................................ 10
2.3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. ......................................................................... 11
2.4. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là mặt trận dân tộc thống nhất
dƣới sự lãnh đạo của Đảng. ............................................................................................................ 12
3. Nguyên tắc đại đoàn kết của Hồ Chí Minh. .................................................................................... 13
3.1. Đại đoàn kết phải đƣợc xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích
của nhân dân lao động và quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân. ........................................... 13
3.2. Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân. ........................................................ 14
3.3. Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, bền vững.
...................................................................................................................................................... 14
3.4. Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn theo nguyên tắc tự phê bình, phê bình vì sự thống
nhất bền vững. ............................................................................................................................... 15
3.5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế. .......................................................... 15
CHƢƠNG 2 .......................................................................................................................................... 16
VẬN DỤNG XÂY DỰNG TINH THẦN ĐOÀN KẾT TRONG SINH VIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
HÀ NỘI ................................................................................................................................................ 16
1. Xây dựng tinh thần đoàn kết trong trƣờng học ................................................................................ 16
2. Xây dựng sự đoàn kết dựa trên ý thức của mỗi cá nhân. ................................................................. 17
3. Xây dựng sự đoàn kết dựa trên nguyên tắc tự phê bình, phê bình thẳng thắn. .................................. 18
4. Tạo dựng môi trƣờng sinh hoạt hợp lý. ........................................................................................... 19
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 21

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công ”

Đây là câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong bài nói chuyện tại Đại hội Đại
biểu Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam lần thứ 2 năm 1961. Câu nói này đã thể hiện trí
tuệ hơn ngƣời của chủ tịch Hồ Chí Minh khi đã nhận thức đƣợc sức mạnh to lớn
của đại đoàn kết dân tộc trong cuộc cách mạng giải phóng đất nƣớc. Xuyên suốt
chiều dài lịch sử của dân tộc ta, từ khi ông cha ta tới lập nghiệp trên mảnh đất này,
trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc cho tới khi dành đƣợc độc lập, ngoài tinh thần
yêu nƣớc thì đại đoàn kết dân tộc cũng luôn là một “ thanh gƣơm báu ” giúp chúng
ta đánh tan mọi kẻ xâm lƣợc, bảo vệ nền độc lập của nƣớc nhà. Chính vì vậy, từ
khi ra đời, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố
và mở rộng kiến thức đại đoàn kết dân tộc. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, các tầng
lớp nhân dân không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, cùng chung tay góp sức
tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để đánh bại kẻ thù xâm lƣợc hung mạnh là
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngày nay, sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc vẫn
đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc xây dựng, củng cố và phát huy, trở thành động lực
to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đại đoàn kết dân
tộc chính là đƣờng lối chiến lƣợc, là bài học to lớn của cách mạng ta.

Chính vì tầm quan trọng đó, nhóm chúng tôi xin đƣợc chọn đề tài: “ Phát
huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh để xây dựng tinh thần đoàn kết
của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội ” để có thể hiểu rõ hơn về tầm quan
trọng và sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc nói chung và đoàn kết trong sinh viên
Đại học Bách Khoa Hà Nội nói riêng.

2. Tổng quan đề tài.

Đại đoàn kết dân tộc luôn là một chủ đề nóng, rất đáng để lƣu tâm nhất là
trong tình hình thế giới hiện tại, khi mà rất nhiều vấn đề liên quan đến chủ quyền
quốc gia xuất hiện. Đã có rất nhiều bài viết phân tích về vấn đề này, song việc vận
dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc vào thời đại nhiều bất ổn nhƣ

3
hiện tại nói chung cũng nhƣ sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội nói riêng vẫn là
một chủ đề khá mới mẻ và thú vị.

3. Mục đích nghiên cứu đề tài.

Mục đích nghiên cứu chung là nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề về đại
đoàn kết dân tộc, cũng nhƣ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề này. Đánh giá về tình
hình đất nƣớc và thế giới hiện nay, đƣa ra phƣơng pháp xây dựng tinh thần đại
đoàn kết toàn dân nói chung và tinh thần đoàn kết của sinh viên Đại học Bách
Khoa Hà Nội nói riêng.

Để đạt đƣợc mục đích trên, bài tiểu luận cần phải:

- Phân tích tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
- Đánh giá tình hình và đƣa ra phƣơng hƣớng xây dựng tinh thần đoàn kết cho
sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội.

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài.

Vấn đề đại đoàn kết dân tộc là một vấn đề rộng, vì vậy trong phạm vi của bài
tiểu luận, nhóm sẽ chỉ nghiên cứu một số nội dung của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết dân tộc, cũng nhƣ đi sâu vào việc phân tích và đồng thời đƣa ra
phƣơng pháp vận dụng tƣ tƣởng cho sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài.

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chính sách của Nhà nƣớc, Đảng Cộng sản Việt Nam
là cơ sở phƣơng pháp luận định hƣớng nghiên cứu. Ngoài các phƣơng pháp luận tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, bài tiểu luận còn sử dụng các phƣơng pháp cụ thể, chú trọng
phƣơng pháp lịch sử, kết hợp với phƣơng pháp logic, so sánh, phân tích, tổng hợp,
thống kê, khảo sát và tổng kết thực tiễn.

6. Đóng góp của bài tiểu luận.

Bài tiểu luận góp phần làm rõ hơn tinh thần đại đoàn kết dân tộc, và việc áp
dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề này trong việc xây dựng tinh thần đoàn kết
cho sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội.

7. Kết cấu của bài tiểu luận.

4
Bài tiểu luận đƣợc chia làm 2 chƣơng với việc tìm hiểu và phân tích vấn đề Đại
đoàn kết dân tộc Việt Nam, đồng thời áp dụng nó đối với sinh viên Đại học Bách
Khoa Hà Nội hiện nay:

- Chƣơng 1: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc


- Chƣơng 2: Vận dụng xây dựng tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong sinh viên
Đại học Bách Khoa Hà Nội.

5
CHƢƠNG 1

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC


1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố
và đƣợc hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nƣớc và truyền
thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là đã vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin phù hợp với tình hình và điều kiện cụ
thể của Việt Nam trong từng giai đoạn.

1.1. Truyền thống yêu nƣớc, tinh thần nhân ái, cố kết cộng đồng của dân tộc
Việt Nam.
Trong suốt hơn 4000 năm lịch sử hình thành và phát triển, dân tộc ta gắn
liền với nền văn minh lúa nƣớc, luôn phải đoàn kết chống chọi với thiên tai, bão lũ
và xây dựng cộng đồng, đất nƣớc. Chính nền văn minh nông nghiệp lâu đời này đã
gắn kết mọi ngƣời lại với nhau, tạo nên sự đoàn kết cộng đồng. Mặt khác, dân tộc
ta phải thƣờng xuyên đối đầu với các thế lực ngoại bang hung bạo. Để chiến thắng
đƣợc các kẻ thù hùng mạnh ấy, chúng ta đã phải siết chặt tinh thần đoàn kết dân
tộc. Sức mạnh đoàn kết ấy đã đƣợc chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện qua câu nói:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ
xƣa đến nay. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sục sôi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lƣớt qua mọi sự nguy hiểm, khó khan,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nƣớc và cƣớp nƣớc”.

Trải qua hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, tinh thần yêu nƣớc gắn liền
với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam đã đƣợc
hình thành và củng cố, tạo thành truyền thống bền vững. Tinh thần ấy, tình cảm ấy
theo thời gian đã trở thành lẽ sống của mỗi con ngƣời Việt Nam, làm cho vận
mệnh mỗi cá nhân gắn chặt vào vận mệnh của cộng đồng, vào sự sống còn và phát
triển dân tộc. Đó là cơ sở của ý chí kiên cƣờng, bất khuất, tinh thần dung cảm hi
sinh vì cộng đồng, vì đất nƣớc của mỗi con ngƣời Việt Nam, đồng thời là giá trị
tinh thần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình
dựng nƣớc và giữ nƣớc, làm nên truyền thống đại đoàn kết, yêu nƣớc của dân tộc.
Dù lúc thăng lúc trầm nhƣng chủ nghĩa yêu nƣớc và truyền thống đoàn kết của dân

6
tộc Việt Nam lúc nào cũng là ngọn lửa rực cháy, tạo tiền đề vững chắc cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Chủ nghĩa yêu nƣớc, truyền thống đoàn kết,
cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin.


Chủ nghĩa Mác-Lenin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,
nhân dân là ngƣời sáng tạo lịch sử, giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh
đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công-nông là cơ sở để xây dựng
lực lƣợng to lớn của cách mạng. Chủ nghĩa Mác-Lenin đã chỉ ra cho các dân tộc bị
áp bức con đƣờng tự giải phóng. Lenin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trƣớc hết là
liên minh giai cấp công nhân với nông dân là hết sức cần thiết, bảo đảm cho thắng
lợi của cách mạng vô sản. Và nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đông đảo
nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách
mạng vô sản không thể nào thực hiện đƣợc.

Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở
khoa học trong việc đánh giá chính xác các yếu tố tích cực cũng nhƣ những hạn
chế trong các di sản truyền thống, trong tƣ tƣởng tập hợp lực lƣợng của các nhà
yêu nƣớc Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình
thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

1.3. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào
cách mạng Việt Nam và thế giới.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc không chỉ xuất phát từ các
cơ sở lý luận trên lý thuyết mà còn xuất phát từ thực tiễn lịch sử của dân tộc ta
trong suốt hơn 4000 năm dựng nƣớc và giữ nƣớc cũng nhƣ từ sự đúc kết của Hồ
Chí Minh trong suốt những năm tháng bôn ba ở nƣớc ngoài.

1.3.1. Thực tiễn cách mạng Việt Nam.


Là một ngƣời am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của
dân tộc mình, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức đƣợc giá trị của sự đoàn kết trong
những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thời kì phong kiến. Những giá trị
côt lõi ấy đã đƣợc ông cha ta đúc kết và tổng hợp qua hang ngàn năm lịch sử, tạo
nên tƣ tƣởng cốt lõi xuyên suốt quá trình đấu tranh và giải phóng dân tộc: “ Vua tôi
đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nƣớc góp sức ” và “ Khoan thƣ sức dân để làm kế

7
sâu rễ bền gốc là thƣợng sách để giữ nƣớc ”. Ta có thể dễ dàng nhận thấy tƣ tƣởng
“ lấy dân làm gốc ” đã giúp các bậc đế vƣơng thời xƣa thu phục đƣợc lòng ngƣời
để cùng nhau đánh tan kẻ thù xâm lƣợc. Chính sự yêu nƣớc, truyền thống đoàn kết
của dân tộc trong chiều sâu và bề dày lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí
Minh và đƣợc Ngƣời ghi nhận nhƣ những bài học lớn cho sự hình thành tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân của mình. Dù vậy, Hồ Chí Minh cũng nhận
ra đƣợc những thiếu sót của cha ông ta trong những cuộc khởi nghĩa dẫn đến thất
bại. Điển hình nhƣ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau khi thực
dân Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà vào năm 1858, hàng loạt phong trào yêu nƣớc
liên tục nổ ra nhƣng đều nhận lấy thất bại. Hồ Chí Minh đã nhận ra đƣợc những
hạn chế này, cụ thể là trong chủ trƣơng tập hợp lực lƣợng của các nhà yêu nƣớc
tiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giai
đoạn này. Đây cũng chính là lý do, là điểm xuất pháp để Ngƣời quyết tâm từ Bến
cảng Nhà Rồng ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc.

1.3.2. Thực tiễn cách mạng thế giới.


Trong suốt những năm bôn ba khắp năm châu bốn bể tử năm 1911 đến năm
1941, Hồ Chí Minh đã rút ra đƣợc rất nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu cho
phong trảo đấu tranh và giải phóng dân tộc của mình. Cuộc khảo nghiệm thực tiễn
rộng lớn và công phu đã giúp Ngƣời nhận thức đƣợc một sự thật: “ Các dân tộc
thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chƣa đi đến
thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chƣa biết tập hợp lại, chƣa có sự liên kết chặt
chẽ với giai cấp công nhân ở các nƣớc tƣ bản, đế quốc, chƣa có tổ chức và chƣa
biết tổ chức… ”. Năm 1917, Cách mạng tháng Mƣời Nga giành thắng lợi. Chính
điều này đã đƣa Hồ Chí Minh đến bƣớc ngoặt quyết định trong việc chọn con
đƣờng cứu nƣớc, giải phóng dân tộc, giảnh dân chủ cho nhân dân. Từ chỗ chỉ biết
đến cách mạng tháng Mƣời theo cảm tính, Ngƣời đã dần dần nhận ra đƣợc những
bài học quý giá cho sự nghiệp đấu tranh và giải phóng nƣớc nhà. Vì vậy, Ngƣời đã
nghiên cứu một cách thấu đáo con đƣờng Cách mạng Tháng Mƣời và những bài
học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách
mạng thế giới. Đặc biệt là những bài học về sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực
lƣợng quần chúng công nông binh đông đảo để giành và giữ chính quyền cách
mạng.

8
2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Tƣ tƣởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận
điểm, nguyên tắc, phƣơng pháp giáo dục, tập hợp và tổ chức cách mạng và tiến bộ
nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự
nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nói một cách
khác, đó là tƣ tƣởng xây dựng, cùng cố và mở rộng lực lƣợng cách mạng trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời.

2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lƣợc, bảo đảm thành công của cách
mạng.
Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân
dân ta. Ngƣời cho rằng: Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao
động phải tự mình cứu lấy mình bằng cách mạng vô sản. Trong từng thời kỳ, từng
giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phƣơng
pháp tập hợp lực lƣợng cho phù hợp với từng đối tƣợng khác nhau, nhƣng đại đoàn
kết dân tộc luôn luôn đƣợc Ngƣời coi là vấn đề sống còn của cách mạng. Có rất
nhiều lý do giải thích tầm quan trọng của tính đoàn kết trong dân tộc. Đoàn kết
không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tƣ tƣởng cơ bản, nhất quán, xuyên
suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Tinh thần đoàn kết của ngƣời Việt Nam chính
là yếu tố then chốt để đánh bại kẻ thù xâm lƣợc hung mạnh, làm nên thành công
của cách mạng. Bởi vì muốn tập hợp đƣợc đủ sức mạnh thì phải có lực lƣợng đủ
mạnh, muốn có lực lƣợng mạnh thì phải quy tụ cả dân tộc thành một khối thống
nhất. Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, quy mô của đoàn kết
quyết định quy mô, mức độ thành công của cách mạng. Chính vì vậy, yếu tố đoàn
kết phải luôn đƣợc nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng.

Khi Việt Nam lần lƣợt đánh bại hai cƣờng quốc trên thế giới thời điểm đó là
thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, đã có rất nhiều câu hỏi của dƣ luận về việc làm thế
nào để một quốc gia nhỏ bé, lạc hậu, nghèo nàn, thua hẳn về trang thiết bị có thể
đánh bại đƣợc hai “ gã khổng lồ ” nhƣ vậy. Câu trả lời cho vấn đề đó đã đƣợc Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định qua câu nói :

“ Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ. Chỉ có một chí:
Quyết không chịu mất nƣớc. Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ

9
thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một
bức tƣờng đồng vững chắc xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến
mức nào, đụng đầu bức tƣờng đó, chúng cũng phải thất bại”.

Một ví dụ nữa để khẳng định sức mạnh của đoàn kết chính là thắng lợi của
cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích về vấn
đề này nhƣ sau:

“ Vì sao có cuộc thắng lợi đó ? Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta.
Nhất là vì lực lƣợng của toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa
phƣơng, các tôn giáo đều nổi dậy theo lá cờ Việt Nam để giành lại quyền độc lập
cho Tổ quốc. Lực lƣợng toàn dân là lực lƣợng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng đƣợc
lực lƣợng đó ”.

Lịch sử chính là minh chứng rõ nét nhất cho tính đúng đắn của quan điểm
này của Hồ Chí Minh. Chính Ngƣời cũng đã kết luận:

“ Sử dạy cho ta một bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn ngƣời nhƣ một thì
nƣớc ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nƣớc ngoài
xâm lấn”.

Nhƣ vậy, đại đoàn kết chính là vấn đề chiến lƣợc, bảo đảm thành công của
cách mạng.

2.2. Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “ Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục
tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả
dân tộc ”. Bởi lẽ, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, vì quần
chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức
mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh
phúc cho con ngƣời

Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam vào ngày 3-3-
1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trƣớc toàn thể dân tộc: “ Mục đích
của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng
sự Tổ quốc ”. Đây chính là mục tiêu mà toàn Đảng, toàn dân hƣớng tới để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính Ngƣời cũng thƣờng xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng

10
viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải thấm nhuần lời dạy: “ Dễ trăm
lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong ”.

Đại đoàn kết dân tộc cũng là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng
là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Bởi vì, cách mạng muốn thành
công nếu chỉ có đƣờng lối thôi thì chƣa đủ, mà trên cơ sở của đƣờng lối đúng,
Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phƣơng pháp cách mạng
phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho
cách mạng. Điều này đã đƣợc chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong lúc nói
chuyện với cán bộ tuyên truyền và huấn luyện miền núi về cách mạng xã hội chủ
nghĩa năm 1963: “ Trƣớc Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm
vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu đƣợc mấy việc: Một là đoàn
kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi.
Bây giờ mục đích của tuyên truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết. Hai là xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nƣớc nhà”. Hồ Chí Minh cũng chỉ ra
rằng, đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm
vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải
do quần chúng, vì quần chúng. Đảng phải cùng ngƣời dân chung tay chung sức để
tạo nên sức mạnh to lớn. Khi đã có đƣợc nguồn sức mạnh to lớn rồi thì việc dù khó
đến đâu cũng thành.

2.3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
Đứng trên lập trƣờng giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, Hồ Chí
Minh đã đề cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ rang, toàn diện, có sức
thuyết phục, thu phục lòng ngƣời. Theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, “ dân ” chỉ mọi con
dân đất Việt, con rồng cháu tiên, không phân biệt dân tộc đa số, ngƣời tín ngƣỡng
với ngƣời không tín ngƣỡng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo. Nói
đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa là phải tập hợp mọi ngƣời dân vào một khối
trong cuộc đấu tranh chung. Ngƣời đã nhiều lần nói rõ: “ Ta đoàn kết để đấu tranh
cho thống nhất và độc lập Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nƣớc nhà. Ai
có tài, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với
họ ”. Muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nƣớc
– nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lƣợng với
con ngƣời. Xác định khối đại đoàn kết là liên minh công nông, tri thức. Phải tin
vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân. Ngƣời cho rằng: liên
minh công nông – lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân, nền

11
tảng đƣợc củng cố vững chắc thì khối đại đoản kết dân tộc càng đƣợc mở rộng,
không e ngại bất cứ thế lực nào làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc. Ngƣời cũng
chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải đứng vững trên lập
trƣờng giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp – dân tộc để tập
hợp lực lƣợng, không đƣợc phép bỏ sót một lực lƣợng nào, miễn là lực lƣợng đó có
lòng trung thành và sẵn sang phục vụ tổ quốc. Chính Hồ Chí Minh đã định hƣờng
cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng Việt
Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc tới cách mạng dân chủ nhân dân và từ cách
mạng dân chủ nhân dân tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2.4. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là mặt
trận dân tộc thống nhất dƣới sự lãnh đạo của Đảng.
Mặt trận dân tộc thống nhất phải đƣợc xây dựng theo ba nguyên tắc. Một là,
trên nền tảng liên minh công nông ( trong xây dựng chế độ xã hội mới có thêm lao
động trí óc ) dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Hai là, mặt trận hoạt động theo nguyên
tắc hiệp thƣơng, dân chủ lấy việc thống nhất lợi ích của tầng lớp nhân dân làm cơ
sở để củng cố và không ngừng mở rộng. Ba là, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết
thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Phƣơng châm đoàn kết các
giai cấp, các tầng lớp khác nhau của Hồ Chí Minh là: “ Cầu đồng tồn dị ” – Lấy cái
chung, đề cao cái chung, để hạn chế cái riêng, cái khác biệt

Đầu năm 1951, tại hội nghị đại biểu Mặt trận Liên – Việt toàn quốc, Ngƣời
vạch rõ: “ Đại đoàn kết trƣớc hết là phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số
nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác… Bất kỳ ai mà
thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những ngƣời đó
trƣớc đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. Ngƣời
cũng chỉ rõ: “ Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải một thủ đoạn chính
trị. Ta không chỉ đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, mà
còn phải đoàn kết để xây dựng nƣớc nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng
sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ ”. Ngƣời cũng nhấn mạnh
rằng: “ Đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố. Nền có vững, nhà mới
chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt tƣơi. Trong chính sách đoàn kết phải chống
hai khuynh hƣớng sai lầm: cô độc, hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc ”. Cũng tại
Đại hội đó, Ngƣời chỉ rõ: “ Tôi rất sung sƣớng đƣợc lãnh cái trách nhiệm kết thúc
lễ khai mạc của Đại hội, nhƣng riêng cho tôi là một sung sƣớng không thể tả, một
ngƣời đã cùng các vị đấu tranh trong bấy nhiêu năm cho khối đại đoàn kết toàn

12
dân. Hôm nay, trông thấy rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và gốc rễ của
nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tƣơng lai “ trƣờng xuân
bất lão ”. Vì vậy cho nên lòng tôi sung sƣớng vô cùng ”. Ngƣời đã nói lên không
chỉ niềm vui vô hạn trƣớc sự lớn mạnh của Mặt trận dân tộc thống nhất, mà còn là
sự cần thiết phải mở rộng và củng cố Mặt trận cũng nhƣ niềm tin vào sự phát triển
bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc lâu dài về sau. Điểu này đã đƣợc thể hiện
trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam.

3. Nguyên tắc đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.


Dù cách mạng Việt Nam trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, song
chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh luôn đƣợc xây dựng, hoàn thiện
và tuân theo những nguyên tắc nhất quan sau.

3.1. Đại đoàn kết phải đƣợc xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao
của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền lợi cơ bản của các tầng
lớp nhân dân.
Trong mỗi quốc gia dân tộc bao giờ cũng tồn tại những tầng lớp, giai cấp
khác nhau. Và mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp lại có lợi ích khác nhau đó đều có một
điểm chung là lợi ích dân tộc. Quyền lợi của các tầng lớp, giai cấp có thực hiện
đƣợc hay không còn phụ thuộc vào việc dân tộc đó có đƣợc độc lập tự do, có đoàn
kết hay không và việc nhận thức, giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích đó nhƣ
thế nào. Ngay từ năm 1925, khi nói về chiến lƣợc đại đoàn kết, Hồ Chí Minh đã
chỉ ra rằng, chỉ có thể thực hiện đoàn kết khi có chung một mục đích, một số phận.
Nếu không suy nghĩ nhƣ nhau, nếu không có chung một mục đích, chung một số
phận thì dù có kêu gọi đoàn kết thế nào đi nữa, đoàn kết vẫn không thể có đƣợc.
Đại đoàn kết dân tộc trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh bao gồm các nguyên tắc tìm
kiếm, trân trọng và phát huy những yếu tố tƣơng đồng, thu hẹp đến mức thấp nhất
những yếu tố khác biệt, mâu thuẫn. Ngƣời bao giờ cũng tìm ra những yếu tố của
đoàn kết dân tộc thay cho sự đào sâu tách biệt, thực hiện sự quy tụ thay cho việc
loại trừ những yếu tố khác nhau về lợi ích. Cũng theo Hồ Chí Minh, lợi ích tối cao
của dân tộc là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là bình đẳng dân chủ, tự do.
Lợi ích tối cao này là ngọn cờ đoàn kết, là sức mạnh dân tộc và là nguyên tắc bất di
bất dịch của cách mạng Việt Nam. Dựa trên cơ sở xác định lợi ích tối cao của dân
tộc, những quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân cũng đƣợc Hồ Chí Minh kết

13
tinh vào tiêu chí của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là độc lập, tự do, hạnh
phúc. Đó cũng là nguyên tắc bất biến trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để Ngƣời tìm ra
những phƣơng pháp thực hiện nguyên tắc đó trong chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc
của mình.

3.2. Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân.
Đây là nguyên tắc xuất phát từ tƣ tƣởng lấy dân làm gốc của ông cha ta đƣợc
Ngƣời kế thừa và nâng lên một bƣớc trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lenin. Đó là , cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là ngƣời sáng tạo
ra lịch sử.

Tin vào dân, dựa vào dân và lấy dân làm gốc có nghĩa là phải tin tƣởng vững chắc
vào sức mạnh to lớn và năng lực sáng tạo của nhân dân, phải đánh giá đúng vai trò
của lực lƣợng nhân dân. Ngƣời viết: “ Có lực lƣợng dân chúng việc to tát mấy, khó
khan mấy cũng làm đƣợc Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng
biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ mà những
ngƣời tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra ”.

3.3. Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết rộng
rãi, lâu dài, bền vững.
Theo Hồ Chí Minh, có đoàn kết thì mới tạo nên sức mạnh của cách mạng.
Muốn đoàn kết thì trƣớc hết phải có Đảng cách mạng để trong thì vận động, tổ
chức dân chúng, ngoài thì liên minh với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở
mọi nơi. Nhƣ vậy, để đoàn kết và lãnh đạo cách mạng, điều kiện tiên quyết là phải
có một Đảng cách mạng với tƣ cách là Bộ tham mƣu, là hạt nhân để tập hợp quần
chúng trong nƣớc và tổ chức, giữ mối liên hệ với bạn bè ở trong và ngoài nƣớc.
Đảng cách mạng muốn thống nhất về chính trị và tƣ tƣởng, đảm bảo đƣợc vai trò
đó, thì phải đứng vững trên lập trƣờng giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối
quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi
ích lâu dài và lợi ích trƣớc mắt… Phải làm cho tất cả các thành viên trong mặt trận
thấm nhuần lợi ích chung, lợi ích tối cao của cả dân tộc, phải đặt lợi ích chung lên
trên hết, trƣớc hết. Những lợi ích riêng chính đáng phù hợp với lợi ích chung của
đất nƣớc và dân tộc phải đƣợc tôn trọng. Có nhƣ vậy mới có thể phát triển và củng
cố sự bền chặt, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao và thực hiện đƣợc mục tiêu: “ Đồng
tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh ”. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để mở rộng
khối đại đoàn kết, lôi kéo thêm các lực lƣợng khác vào mặt trận dân tộc.

14
3.4. Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn theo nguyên tắc tự phê bình,
phê bình vì sự thống nhất bền vững.
Giữa các bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc, bên cạnh những điểm tƣơng
đồng còn có những điểm khác nhau cần phải giải quyết theo con đƣờng đối thoại,
bàn bạc để đi đến sự nhất trí; bên cạnh những yếu tố tích cực thì vẫn có những yếu
tố tiêu cực cần phải khắc phục. Để giải quyết vấn đề này, Hồ Chí Minh nhấn mạnh
phƣơng châm “ Cầu đồng tồn dị ”. Ngƣời nêu rõ: Đoàn kết phải gắn với đấu tranh,
đấu tranh để tăng cƣờng đoàn kết và căn dặn mọi ngƣời phải ngăn ngừa tình trạng
đoàn kết xuôi chiều, nêu cao tinh thần phê bình và sự tự phê bình để biểu dƣơng
mặt tốt, khắc phục những mặt chƣa tốt, củng cố đoàn kết. Trong quá trình xây
dựng, củng cố và phát triển, Đảng ta và Mặt trận dân tộc thống nhất luôn đấu tranh
chống khuynh hƣớng hẹp hòi, một chiều, chống coi nhẹ việc tranh thủ tất cả những
lực lƣợng có thể tranh thủ đƣợc; đồng thời chống khuynh hƣớng đoàn kết mà
không có đấu tranh đúng mức trong khối đại đoàn kết dân tộc.

3.5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế.
Ngay từ khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò
của cách mạng Việt Nam. Ngƣời xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới và chỉ có thể giành đƣợc thắng lợi hoàn toàn khi có sự đoàn kết
chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Trong quá trình cách mạng, tƣ tƣởng
của Ngƣời về vấn đề đoàn kết với cách mạng thế giới càng đƣợc làm sáng tỏ và
đầy đủ hơn. Cụ thể là, cách mạng Việt Nam phải gắn với phong trào giải phóng
dân tộc trên thế giới, với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lƣợng tiến
bộ đấu tranh cho dân chủ, hòa bình thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng
thành công 3 tầng Mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết Việt –
Miên – Lào và Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam trong cuộc đấu
tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc. Đây chính là sự phát triển rực
rỡ và là thắng lợi to lớn của tƣ tƣởng Hồ Chi Minh về đại đoàn kết dân tộc. Ngƣời
đã khẳng định rằng, đoàn kết trong Đảng là cơ sở để đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn
kết toàn dân tộc là cơ sở để thực hiện đại đoàn kết quốc tế. Tƣ tƣởng Đại đoàn kết
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc thực hiện thành công là một nhân tố quyết định
cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn và đƣa cách
mạng Việt Nam lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

15
CHƢƠNG 2

VẬN DỤNG XÂY DỰNG TINH THẦN ĐOÀN KẾT TRONG SINH
VIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết là vấn đề có tính
chiến lƣợc, quyết định mọi thành công”. Đây là một bài học vô cùng sâu sắc đối
với dân tộc Việt Nam nói chung và sinh viên Đại Học Bách Khoa Hà Nội nói
riêng. Đối với sinh viên Đại Học Bách Khoa Hà Nội, việc từ một học sinh phổ
thông trở thành một sinh viên của một trƣờng đại học kỹ thuật tốt nhất toàn quốc là
một bƣớc chuyển biến vô cùng lớn trong cuộc đời, cần phải có một sự chuyển biến
vƣợt bậc cả về Lƣợng và Chất mới có thể thích nghi và đạt đƣợc kết quả học tập tốt
nhất đƣợc. Trong đó, tinh thần đoàn kết sinh viên là một yếu tố vô cùng quan trọng
và phần nào đóng vai trò quyết định của thành công đó. Và trong suốt 64 năm hình
thành và phát triển Đại Học Bách Khoa Hà Nội, ban giám hiệu nhà trƣờng và sinh
viên đã nắm bắt đƣợc tầm quan trọng và ngày ngày xây dựng tinh thần đoàn kết
sinh viên trong trƣờng. Sau đây, chúng tôi xin đƣợc đề ra các nội dung, yếu để
đóng góp vào công cuộc chung, xây dựng và phát triển tinh thần đoàn kết của sinh
viên Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

1. Xây dựng tinh thần đoàn kết trong trƣờng học


a. Đoàn kết sinh viên – sinh viên:

Bƣớc chân vào giảng đƣờng đại học là một bƣớc chuyển biến lớn trong
cuộc đời của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngoại thành, phải xa gia đình để lên
thành phố học đại học. Nếu nhƣ cấp 3 còn đƣợc gia đình chăm sóc, bao ban học
tập thì bây giờ, sinh viên phải tự lập hơn bao giờ hết. Là một trƣờng đại học nổi
tiếng nghiêm khắc cùng với khối lƣợng học tập rất lớn và thiếu mất sự chăm sóc,
bảo ban của gia đình, chắc chắn sẽ có rất nhiều khó khăn cho các bạn sinh viên,
đặc biệt là sinh viên năm nhất để thích nghi với môi trƣờng học tập hoàn toàn mới
này. Vì vậy, tinh thần đoàn kết giữa các sinh viên năm nhất, giữa sinh viên năm
nhất với các anh chị khoá trên góp phần quyết định vào năm học gần nhƣ là quan
trọng nhất trong những năm ngồi trên ghế của giảng đƣờng đại học.

Nhà trƣờng cần phải tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động văn hoá, thể thao,
nghệ thuật, tăng cƣờng hoạt động của các hội sinh viên đồng hƣơng, thành lập các

16
câu lạc bộ ngoài giờ lên lớp, khởi động các phong trào cùng tiến trong quá trình
học tập, tổ chức các buổi giáo kỹ năng mềm,… để kéo các sinh viên đến với nhau
và phần nào giảm thiếu nguy cơ sinh viên tiếp xúc với những tệ nạn xã hội. Ngoài
ra, hoạt động Đoàn và của Hội Sinh Viên cũng cần đƣợc đẩy mạnh để xây dựng kỹ
năng sống cho sinh viên, trong đó có khả năng đoàn kết, làm việc nhóm.

Sinh viên cũng cần phải nâng cao ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, đùm
bọc, chia sẻ với nhau những lúc khó khăn trong cuộc sống, bảo ban nhau tích cực
học tập những cái tốt đẹp, tránh tiếp xúc với những cái xấu, những tệ nạn xã hội để
có đƣợc thành tích học tập tốt. Ngoài việc hỗ trợ lẫn nhau, các anh chị sinh viên
năm thứ hai trở lên cần là những tấm gƣơng sáng, giúp các em sinh viên năm nhất
vƣợt qua thời gian đầu bỡ ngỡ để noi theo.

b. Đoàn kết sinh viên – giảng viên

Khác ở giáo dục phổ thông khi giáo viên là trung tâm của tiết học, học sinh
chỉ đọc chép theo lời của giáo viên thì lên giáo dục đại học, ngƣời giảng viên nhƣ
là bạn đồng hành, cùng sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học để đạt đến những
đỉnh cao tri thức mới. Chính vì vậy, vai trò của ngƣời giáo viên đối với sinh viên là
vô cùng quan trọng mà ở đây, chúng tôi xin đƣợc phép gọi là “tinh thần đoàn kết
giữa sinh viên – giảng viên”. Giảng viên cần là những ngƣời bạn, sẵn sàng giúp đỡ
sinh viên những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống, đặc biệt là ngƣời giảng
viên chủ nhiệm của các lớp. Cần đẩy mạnh hoạt động của các lab nghiên cứu: Nơi
gắn kết sinh viên với các giảng viên, cùng nhau đạt đến những đỉnh cao mới của tri
thức nhân loại, cũng là những hành trang, kinh nghiệm vô cùng đáng quý đối với
sinh viên để trở thành những lao động tƣơng lai của kỷ nguyên số, góp sức vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sinh viên cũng cần tích cực đặt câu hỏi, học hỏi, chia sẻ về học tập, về cuộc
sống để cùng giảng viên – những ngƣời đã có kinh nghiệm về chuyên môn, về
cuộc sống cùng giải quyết và vƣợt qua những khó khăn còn hiện hữu

2. Xây dựng sự đoàn kết dựa trên ý thức của mỗi cá nhân.
Muốn xây dựng đƣợc tinh thần đoàn kết giữa tất cả mọi ngƣời thì trƣớc tiên
phải tạo dựng đƣợc một môi trƣờng công bằng, trong sạch, lành mạnh cho tất cả
mọi ngƣời. Để đạt đƣợc mục đích đó, nhà trƣờng hay cụ thể là những ngƣời đứng
đầu cần phải sáng suốt nhằm bảo đảm tính công bằng trên tất cả các lĩnh vực. Tiếp

17
theo đó là trách nhiệm của mỗi ngƣời sinh viên chúng ta để xây dựng tinh thần
đoàn kết trong nhà trƣờng. Cụ thể, mỗi sinh viên cần phải ý thức đƣợc trách nhiệm
và nghĩa vụ của mình trong nhà trƣờng. Phải tích cực trong học tập cũng nhƣ tham
gia các hoạt động trong xã hội để kết thêm nhiều bạn mới, tăng sự gắn kết giữa các
cá nhân trong cộng đồng. Ngoài ra, sinh viên cũng phải ý thức đƣợc những thành
phần xấu, lợi dụng chúng ta đi ngƣợc lại những chuẩn mực mà trƣờng đã đƣa ra để
phá hoại tinh thần đoàn kết giữa mọi ngƣời. Thêm vào đó, mỗi ngƣời cũng phải ý
thức đƣợc vai trò và giá trị của bản thân, không phải vì cái tôi của mình mà bỏ qua
lợi ích của những ngƣời khác, khiến mọi ngƣời phải chịu thiệt thòi vì bản thân
mình, từ đó dẫn đến những xô xát đáng tiếc xảy ra. Những điều này nhìn qua thì có
vẻ nhỏ nhặt nhƣng nếu ai ai cũng vì lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến
lợi ích của ngƣời khác thì truyền thống đoàn kết mà trƣờng bấy lâu vẫn duy trì sẽ
bị phá hỏng. Vì vậy, ý thức của mỗi cá nhân vẫn là quan trọng nhất trong việc duy
trì sự đoàn kết trong cả một tập thể lớn.

3. Xây dựng sự đoàn kết dựa trên nguyên tắc tự phê bình, phê bình thẳng
thắn.
Muốn đạt đƣợc sự đoàn kết tuyệt đối nhƣ lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã răn
dạy, mỗi ngƣời cần phải nâng cao ý thức tự giác, có tinh thần xây dựng, không né
tránh khuyết điểm, và đặc biệt là không đoàn kết trên hình thức theo kiểu: “ Bằng
mặt mà không bằng lòng ”. Để đạt đƣợc những điều vừa nêu trên, không chỉ mỗi
cá nhân cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân mình và những ngƣời
xung quanh mà các tổ chức trong nhà trƣờng cũng phải thƣờng xuyên tạo những cơ
hội để sinh viên phát huy tinh thần đấu tranh góp ý trực tiếp hoặc gián tiếp qua
ngƣời đại diện để mọi thứ ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Nhà trƣờng cần phải
tổ chức nhiều hơn các buổi toạ đàm, đối thoại với sinh viên để tìm ra những điểm
còn thiếu, còn yếu, qua đó cùng với sự cố gắng của cả hai phía khắc phục và vƣợt
qua đƣợc những khó khăn, yếu kém còn hiện hữu. Sinh viên cũng cần phải tích cực
đóng góp ý kiến, nhiều nhƣng phải đúng, phải chất lƣợng, phản ánh đúng tình hình
để nhà trƣờng có những biện pháp xử lý triệt để những vấn đề còn mắc phải. Theo
cá nhân tôi, đó là một việc làm cần thiết để tạo cơ hội cho sinh viên đƣợc thể hiện
quan điểm, qua đó giúp cho khoảng cách giữa nhà trƣờng và sinh viên đƣợc thu
hẹp lại. Sự trao đổi thẳng thắn đó chính là biểu hiện của tinh thần trách nhiệm, tinh
thần đoàn kết nhƣ lời Bác đã nói, giúp khắc phục khuyết điểm, mỗi cá nhân tự vƣợt
lên hoàn thiện bản thân. Ngƣợc lại, những hành vi lợi dụng danh nghĩa đấu tranh

18
phê bình để mƣu cầu lợi ích riêng, làm ảnh hƣởng đến danh dự và uy tín mà nhà
trƣờng đã gây dựng nên từ những ngày đầu tiên thành lập trƣờng, làm ảnh hƣởng
tới khối đại đoàn kết trong tập thể nhà trƣờng, cần phải bị cực lực phản đối và bài
trừ và xử lý nặng tay nếu cần thiết.

4. Tạo dựng môi trƣờng sinh hoạt hợp lý.


Vừa tập trung làm tốt công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên; vừa tạo môi trƣờng cảnh quan
của nhà trƣờng xanh, sạch, đẹp; vừa quan tâm xây dựng môi trƣờng sinh hoạt đời
sống tinh thần vui tƣơi, lành mạnh cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức và
sinh viên bằng nhiều hình thức tổ chức giao lƣu đa dạng, phong phú: Văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao, các diễn đàn trao đổi theo chủ đề, chuyên đề có ý nghĩa
thiết thực đến đời sống hàng ngày. Thông qua các loại hình tổ chức sinh hoạt tập
thể nhƣ vậy, mọi ngƣời có điều kiện gần gũi, hiểu nhau hơn, chia sẻ tình cảm, chia
sẻ những khó khăn thuận lợi với nhau nhiều hơn và từ đó mà tinh thần đoàn kết
gắn bó với nhau sẽ càng tốt hơn. Giáo dục vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết để tiếp tục xây dựng và phát huy tinh thần đoàn kết ở trƣờng Đại học
Bách Khoa Hà Nội là việc làm cần thiết và phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Chỉ
có đoàn kết mới tạo ra sức mạnh. Chỉ có đoàn kết mới thật sự thành công - Đó
chính là mục tiêu và nhiệm vụ mà nhà trƣờng phải thực hiện.

19
KẾT LUẬN

Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, là công việc của mỗi ngƣời dân.
Để đạt đƣợc sự đồng thuận trong xã hội, mọi ngƣời cần phải có trách nhiệm và ý
thức đối với từng lời nói và hành động, không để cái tôi cá nhân lấn át cái lợi
chung của toàn xã hội. Đoàn kết chính là sức mạnh của một quốc gia, đặc biệt là
một quốc gia có truyền thống đoàn kết từ lâu đời nhƣ Việt Nam. Vì vậy, chúng ta
cần phải thể hiện tinh thần đoàn kết ở mọi tập thể, mọi nơi chúng ta sinh sống, cụ
thể là trong trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội. Việc thể hiện tinh thần đoàn kết
với mọi ngƣời trong trƣờng không chỉ tiếp nối truyền thống quý báu của trƣờng mà
còn giúp cho mọi ngƣời và chính chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh
hơn.

20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

2. Trang Wikipedia

21

You might also like