You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền Môn Hóa (lớp 11 chuyên Hóa) – năm học 2019/2020
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề).
(đề thi gồm 4 trang)
Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
I – PHẦN CHUNG (12 điểm)
Câu 1:
1.1/ (2 điểm) Hoàn thành các phản ứng sau :
(a) A + B → D + H2O (b) A + E → F + CO2 + H2O
(c) A + G → H  + B + H2O (d) A + I → D + J + H2O
(e) A → D + CO2 + H2O (f) A + K → L + M + CO2 + H2O
Biết A là hợp chất của Na.
1.2/ (1 điểm) Dung dịch X gồm KHCO3 1M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 1M và HCl 1M.
Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 200 ml dung dịch X, thu được V lít khí CO2 và dung dịch E. Cho dung dịch
Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m và V?
Câu 2:
2.1/ (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp bột Al, Cu, Ag bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được khí
NO (duy nhất) và dung dịch A chứa 4 muối. Cô cạn dung dịch A, rồi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp muối khan
thì thu được hỗn hợp chất rắn B. Nung nóng B rồi cho luồng khí CO dư đi qua đến phản ứng hoàn toàn thu được
hỗn hợp chất rắn D. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư thì D chỉ tan 1 phần. Cho biết thành phần các chất
trong A, B, D. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2.2/ (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K, K2O, KOH, KHCO3, K2CO3 trong lượng
vừa đủ dung dịch HCl 14,6%, thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung
dịch Y có nồng độ 25,0841%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 59,6 gam muối khan. Tính giá trị của m?
Câu 3: (2 điểm) Cho hỗn hợp đồng số mol Cu2S và FeS tác dụng với dung dịch HNO3 dư, đun nóng thu được
dung dịch A và khí B. A tạo thành kết tủa trắng với BaCl 2, để trong không khí B chuyển thành khí màu nâu B1.
Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH3 tạo ra dung dịch A1 và kết tủa A2. Nung A2 ở nhiệt độ cao được
chất rắn A3. Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn.
Câu 4: (2 điểm) Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 280,35 gam dung dịch HNO3 25%. Sau khi các kim loại tan
hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N2 (trong đó tỉ lệ mol của NO và N2 là 2:1) và dung dịch A
(chỉ chứa các muối có khối lượng là m + 56,18 (gam)). Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch A thì thấy
lượng NaOH đã phản ứng là 1,0725 mol. Tính nồng độ C% của Mg(NO3)2 trong dung dịch A (giả thiết các khí
tan không đáng kể)?
Câu 5: (2 điểm) Cacbon tồn tại đa số trong mọi sự sống hữu cơ và nó là nền tảng của hóa hữu cơ. Trong tự
nhiên, cacbon tồn tại cả ở dạng đơn chất và cả hợp chất. Than gỗ (là một loại cacbon vô định hình) là đơn chất
cacbon thường gặp. Đốt cháy than gỗ, người ta thu được hỗn hợp gồm 2 sản phẩm CO, CO2.
(a) Để định lượng khí CO trong hóa phân tích, người ta có thể dùng I2O5. Viết phương trình phản ứng?
(b) Trong khí thải của ô tô, ngoài CO2, H2O, còn có chứa khí CO, hiđrocacbon chưa cháy hết và NO.
CO và NO đều độc với người, để bảo vệ môi trường, người ta lắp vào ô tô (phần giữa động cơ và ống xả) một
thiết bị chuyển hóa xúc tác (làm bằng kim loại, bề mặt được phủ lớp chất xúc tác gồm Pt, Pd và Al2O3). Qua
thiết bị đó, CO và NO được chuyển thành những chất không độc.
❖ Cho biết cơ chế gây độc của CO với con người?
❖ Viết phương trình phản ứng chuyển hóa xảy ra trên thiết bị chuyển hóa mô tả ở trên?
1
(c) Khí CO2 không duy trì sự cháy và sự sống. Giấy hay gỗ đang cháy, khi dùng bình chữa cháy phun
CO2 vào ngọn lửa sẽ tắt.
❖ Giải thích hiện tượng trên?
❖ Tuy nhiên, nếu đám cháy có Mg, thì không được dùng CO2 phun vào? Giải thích (có phương trình phản
ứng)?
(d) Từ CO2, người ta có thể điều chế ure khi thực hiện phản ứng ở 180oC, 200atm. Viết phương trình
phản ứng ?
(e) Nguyên tố cacbon cũng tồn tại nhiều trong các loại muối, ngoài muối cacbonat trung hòa, muối
cacbonat axit, còn có muối cacbonat bazơ. Một loại chất có tên Almagate là một loại muối cacbonat bazơ kép
của Al và Mg. Almagate là tá dược chính trong nhiều loại thuốc trị đau dạ dày, chẳng hạn thuốc Yumangel…
Hợp chất này có phân tử khối là 628. Khi nhiệt phân hoàn toàn 1mol Almagate thì thu được 342 gam chất rắn và
hỗn hợp X gồm khí và hơi. Cho X qua bình chứa nước vôi trong dư thu được 200gam kết tủa. Xác định CTPT
của Almagate (biết số nguyên tử các nguyên tố trong Almagate là các số nguyên)?

II – PHẦN RIÊNG (8 điểm)


❖ Phần dành cho học sinh không học lớp đội tuyển:
Câu 6a. (3 điểm)
(1) Cho 3 chất X, Y, Z đều là hợp chất thơm có cùng CTPT C7H8O. Biết:
- X tác dụng với Na và với dung dịch NaOH.
- Y chỉ tác dụng với Na.
- Z không tác dụng với Na và dung dịch NaOH.
Xác định CTCT, gọi tên các chất X, Y, Z . Viết phương trình phản ứng (nếu có) của X, Y, Z với Na và với dung
dịch NaOH.
(2) Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế C2H4 bằng các đun nóng hỗn hợp ancol etylic với H2SO4 đặc, nếu
cho khí thoát ra đi qua dung dịch KMnO4 thì ta không thấy xuất hiện kết tủa MnO2 như cho C2H4 nguyên chất đi
qua dung dịch KMnO4.
a) Viết phương trình phản ứng khi cho C2H4 nguyên chất tác dụng với KMnO4?
b) Tạp chất gì đã gây ra hiện tượng trên? Giải thích? Muốn loại bỏ tạp chất để thu được C2H4 tinh khiết có thể
dùng dung dịch nào trong số các dung dịch sau: KMnO4, KOH, Br2, BaCl2? Giải thích
Câu 7a. (3 điểm)
(1) Viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện) thực hiện dãy chuyển hóa sau:

Cho biết E là ancol etylic, G và H là các polime.


(2) Viết CTCT của các chất hữu cơ X1, X2, X3, X4, X5, X6 và viết các phản ứng (ghi rõ điều kiện – nếu có) hoàn
thành các phản ứng sau:

2
Câu 8a. (1 điểm) Nung nóng hỗn hợp X gồm ba hiđrocacbon có các công thức tổng quát là CnH2n+2, CmH2m,
Cn+m+1H2m (đều là hiđrocacbon mạch hở và ở điều kiện thường đều là chất khí; n, m nguyên dương) và 0,1 mol
H2 trong bình kín (xúc tác Ni). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với
lượng dư dung dịch Br2 trong CCl4, thấy có tối đa 24 gam Br2 phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Y, thu
được a mol CO2 và 0,5 mol H2O. Xác định công thức ba hiđrocacbon và tính giá trị của a ?
Câu 9a. (1 điểm) Hỗn hợp M gồm hai ancol đơn chức. Chia 30,4 gam hỗn hợp M thành hai phần bằng nhau.
Cho phần 1 tác dụng với Na (dư) được 3,36 lít khí H2 (đkc). Cho phần 2 phản ứng hoàn toàn với CuO ở nhiệt độ
cao được hỗn hợp M1 chứa hai andehit. Toàn bộ M1 phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 86,4g Ag.
Xác định tên hai ancol và viết các phản ứng xảy ra ?

❖ Phần dành cho học sinh học lớp đội tuyển:


Câu 6b. (2 điểm)
(a) Nhìn dọc liên kết C-N, vẽ công thức chiếu Newman cho cấu dạng của dimethylamine được cho bên dưới.

(b) Vẽ định tính đồ thị của năng lượng biến dạng với góc nhị diện cho sự quay 360o quanh liên
kết C-N này. Xác định góc nhị diện theo hai nguyên tử C, một nguyên tử N và một nguyên tử
H của dimethyl như được chỉ ra ở bên.
(c) Có bao nhiêu cấu dạng của dimethylamine có cùng năng lượng?
(d) Có bao nhiêu hàng rào quay trong dimethylamine có cùng độ cao?
(e) Bạn dự đoán các hàng rào quay có độ cao bằng, lớn hơn hay nhỏ hơn so với trường hợp methylamine
(CH3NH2)? Tại sao?
Câu 7b. (2 điểm)
(a) -Glucopyranose, một trong các đồng phân vòng của glucose, có công thức dưới đây. Hãy vẽ các cấu dạng
ghế của nó.

(b) Nateglinide được dùng để điều trị bệnh tiểu đường, có công thức cấu tạo như sau :
CH3

H CH3
N

O
O OH
Nateglinide
Trong đó, nguyên tử carbon bất đối ở cấu hình (R), hai nhóm thế trên vòng xiclohexan ở cấu hình trans. Hãy
biểu diễn cấu dạng của nateglinide.

3
(c) Xác định cấu trúc các chất

Câu 8b. (2 điểm)


(a) Axit maleic và axit fumaric là 2 đồng phân hình học của nhau, đều có công thức cấu tạo là
HOOC–CH=CH–COOH nhưng lại có nhiều tính chất vật lý và giá trị pKa khác nhau. Hãy giải thích sự xuất hiện
những khác nhau đó?
Axit maleic (đồng phân cis) Axit fumaric (đồng phân trans)
Nhiệt độ nóng chảy ( C)
o
130 286
Độ tan (g/L) trong nước ở 25 C
o
788 7
pKa1 1,9 3,0
pKa2 6,5 4,5

(b) Viết cơ chế phản ứng cho chuyển hóa sau:

Câu 9b. (2 điểm)


Trong phản ứng của benzaldehyde với diethyl malonic acid, hợp chất A hoặc B được tạo thành tùy thuộc vào
nhiệt độ và xúc tác được sử dụng. A có chứa 67.7 % carbon và 6.5 % hydrogen, dễ bị hydrogen hóa ở áp suất khí
quyển tạo thành hợp chất C, chất này khi đun nóng có mặt acid giải phóng khí và chuyển thành D. Hợp chất B
không bị hydrogen hóa trong điều kiện tương tự, và khi đun nóng có mặt acid, nó cũng chuyển thành hợp chất E
và có giải phóng khí.

Chuỗi chuyển hóa sau với hợp chất D đã được tiến hành:

Xác định công thức các chất A-J.


HẾT
4

You might also like