You are on page 1of 15

Tiểu luận:

8 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN


CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
Môn: Lý thuyết tài chính tiền tệ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thọ Phú


Nhóm sinh viên:
1. Võ Tuấn Anh K144081054
2. Phạm Quốc Hùng K144020171
3. Nguyễn Phan Đăng Khoa K144010044
4. Lâm Thị Hà My K144020202
5. Nguyễn Thị Hoài Phương K144070962
6. Nguyễn Huy Thành K144091254
7. Nguyễn Ngọc Thảo Vi K144101376

TP.HCM tháng 12 năm 2015


MỤC LỤC

1. Cổ phiếu không phải là nguôn tài trợ quan trọng nhất cho doanh
nghiệp ................................................................................................ 2
2. Việc phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn không phải
là kênh chủ yếu để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp
........................................................................................................... 4
3. Tài chính gián tiếp đóng vai trò quan trọng hơn tài chính trực tiếp
........................................................................................................... 5
4. Các trung gian tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại là
nguồn tải trợ vốn quan trọng nhất cho doanh nghiệp.
........................................................................................................... 6
5. Hệ thống tài chính là một lĩnh vực được điều tiết nhiều nhất trong
nền kinh tế.
........................................................................................................... 8

6. Chỉ những công ty lớn, nổi tiếng mới dễ tiếp cận thị trường chứng
khoán để huy động vốn.
........................................................................................................... 10
7. Thế chấp là thành phần quan trọng không thay thế trong các hợp
đồng vay nợ đối với cả doanh nghiệp và các cá nhân.
........................................................................................................... 11
8. Các hợp đồng vay nợ thường là các văn bản phức tạp, cùng nhiều
điều khoản cam kết và hạn chế khác nhau, qua đó để giảm thiểu
rủi ro .................................................................................................. 12
9. Tài liệu tham khảo ............................................................................. 14

1 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C
1. CỔ PHIẾU KHÔNG PHẢI LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHỦ YẾU CHO DOANH
NGHIỆP

A. Lý thuyết và thực tế

Hạn chế của việc huy động vốn bằng cổ phiếu:

a. Về phía doanh nghiệp

- Quyền quyết định của chủ doanh nghiệp bị hạn chế. Thường khi phát hành cổ phiếu
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải phân chia lại quyền biểu quyết và kiểm soát
công ty, dẫn tới quyền thu nhập cao cho cổ đông mới, làm bất lợi cho cổ đông hiện
hành.
- Chi phí phát hành cao: thường chiếm từ 8-10% khoản vốn huy động, bao gồm các chi
phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết
….Ngoài ra hằng năm công ty còn chịu các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán
các báo cáo tài chính, chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà
nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ.
- Chi phí sử dụng vốn của cổ phiếu cao. Vì sau mỗi kì hạn, lợi nhuận sau thuế được trích
ra để chi trả cổ tức cho các cổ đông nên cổ phiếu phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Việc phát hành thêm cổ phiếu đồng nghĩa với việc có nhiều cổ phiếu lưu hành trên thị
trường, vậy nếu công ty không kinh doanh tốt thì sẽ làm sụt giảm thu nhập trên một cổ
phần, làm cho giá cổ phiếu bị giảm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sau khi phát hành
cổ phiếu buộc phải nỗ lực kinh doanh hiệu quả, tỉ suất sinh lời cao để thu hút nhiều vốn
đầu tư qua kênh cổ phiếu hơn. Vô hình chung, sức ép này đã tạo nên trở ngại khiến các
doanh nghiệp e ngại với việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

b. Về phía nhà đầu tư

- Đối với các nhà đầu tư cá nhân vốn ít, chi phí giao dịch trên mỗi đồng vốn trở thành
nhiều, triệt tiêu lợi ích kiếm được, vì vậy cổ phiếu hay chứng khoán không phải là lựa
chọn đầu tư tối ưu đối với họ.
- Những hạn chế trong việc công bố thông tin và quản lý công bố thông tin như: Công bố
thông tin chậm, thông tin không đầy đủ và rõ ràng, thông tin không trung thực nhằm
trục lợi á nhân,.. khiến các nhà đầu tư cảm thấy không an toàn trong giao dịch.
- Rủi ro thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức:

+ Lựa chọn nghịch:

 Một số nhà đầu tư có thể nhằm trục lợi cá nhân mà có những hành vi sai trái như
mua 1 lúc nhiều cổ phiếu để nâng giá lên sau đó bán đi để kiếm lời. Ngoài ra,
các kỹ xảo khác của doanh nghiệp để tạo hình ảnh tài chính tốt cho doanh nghiệp

2 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C
như: đảo nợ, bán tài sản, làm giả số sách, công bố thông tin không trung thực,...
Dẫn đến việc lựa chọn nghịch của người đầu tư cổ phiếu và thiệt hại vốn của các
cổ đông do không nắm được tình hình hoạt động thực của doanh nghiệp.
 Những thông tin mà các nhà đầu tư cá nhân có được từ những lời tư vấn hay
thông tin trên báo chí có thể là những thông tin dẫn dắt đầu tư theo ý muốn của 1
số tổ chức.

+ Rủi ro đạo đức:

 Việc ra quyết định của nó sẽ thật rủi ro nếu như Ban giám đốc hành động không
đứng trên lợi ích của cổ đông.
 Khi đầu tư vào cổ phiếu là chia sẽ rủi ro với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp
hoạt động thua lỗ thì các cổ đông - những chủ sở hữu doanh nghiệp phải chấp
nhận mất tiền chứ không được yêu cầu doanh nghiệp giải thể để chi trả vốn đầu
tư như các trái chủ.
 Nếu các nhà quản lý doanh nghiệp muốn giữ lại tiền trong công ty, họ sẽ dùng
lợi nhuận sau thuế để mua cổ phiếu quỹ, việc làm đó khiến cổ tức giảm.

 Nhược điểm khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu là: phải xét đến nguy cơ bị thôn
tính. Do đó phải kiểm soát đến tỷ lệ cổ phần tối thiểu cần duy trì để giữ vững quyền kiểm
soát của công ty. Khi phát hành cổ phiếu này cần lưu ý đến giới hạn phát hành, mệnh giá
và thị giá, quyền hạn của cổ đông …

Do vậy, các doanh nghiệp vẫn huy động vốn qua các kênh ngân hàng, trái phiếu,… thay vì
coi cổ phiếu là nguồn tài trợ quan trọng chủ yếu.

B. Ví dụ

Nếu bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ và cần tài trợ khoảng $40,000, bạn có thể hoặc đi
vay ở ngân hàng số tiền $40,000 với lãi suất 10% hoặc bạn có thể bán 25% cổ phần doanh
nghiệp cho người hàng xóm với giá $40,000

Giả sử trong năm sau đó, doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra được lợi nhuận hoạt động là
$20,000. Nếu ban đầu bạn quyết định đi vay ở ngân hàng với chi phí lãi vay (hay còn gọi là
chi phí tài trợ của nợ) sẽ là $4,000, bạn còn lại lợi nhuận $16,000. Ngược lại, nếu bạn đã sử
dụng tài trợ vốn cổ phần, nghĩa là bạn không hề có nợ và dĩ nhiên là không có chi phí lãi
vay nhưng bạn chỉ được nắm giữ 75% lợi nhuận của doanh nghiệp thôi (25% khác thuộc sở
hữu của người hàng xóm nhà bạn). Do đó, lợi nhuận của bạn bây giờ chỉ có $15,000 (tức
75%*$20,000).

3 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C
2. VIỆC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN NỢ VÀ CHỨNG KHOÁN VỐN KHÔNG
PHẢI LÀ KÊNH CHỦ YẾU ĐỂ TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG DOANH
NGHIỆP.

A. Lý thuyết và thực tế

a. Vấn đề “quả chanh” đã hạn chế tính hiệu quả của thị trường trái phiếu và cổ phiếu
trong vai trò tạo luồng luân chuyển vốn từ người cho vay đến người đi vay.

Người đi vay phải đối mặt với “Lựa chọn nghịch” - vấn đề chênh lệch thông tin diễn
ra trước khi giao dịch diễn ra. Nhà đầu tư muốn mua chứng khoán từ công ty nhưng
không thể chắc chắn về hoạt động của công ty có hiểu quả hay không cũng như suất
sinh lời trên đồng vốn của chứng khoán. Và nhà đầu tư có xu hướng trả giá trung bình.
Nếu người quản lí công ty biết rõ tình hình tài chính của công ty thì với giá thấp hơn
thực tế họ sẽ ko bán chứng khoán của mình ngược lại nhà đầu tư cũng không muốn mua
chứng khoán của công ty hoạt động không hiệu quả vì thế nhà đầu tư quyết định ko
mua chứng khoán nữa.

b. Vấn đề về quyền lợi bị ảnh hưởng cùng chi phí phát hành cao đã tạo sự e ngại cho
doanh nghiệp:

- Đối với phát hành cổ phiếu ra công chúng: phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất
quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tính công ty. Bên
cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng
của các giao dich cổ phiếu hằng ngày.
- Việc công bố thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt
động, các hợp đồng nguyên liệu, gây nguy cơ rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa
công ty vào vị thế cạnh tranh bất lợi.
- Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tốn chi phí cao (chi phí bảo lãnh
phát hành, phí tư vấn pháp luật, phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết,…) và phải
tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt
chẽ hơn so với các công ty khác.

 Vì các nhược điểm trên nên việc phát hành chứng khoán để tài trợ cho hoạt động của
doanh nghiệp chỉ có ở các doanh nghiệp lớn nên tín dụng ngân hàng vẫn là kênh truyền
vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp. Việc thông qua trung gian tài chính đơn giản và chi phí
thấp hơn phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

4 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C
B. Ví dụ

Công ty A là một doanh nghiệp lớn, ổn định, cần một số vốn lớn để mở rộng hoạt động của
công ty. Nếu công ty A phát hành chứng khoán thì có thể bị người ngoài thâu tóm với mục
đích thôn tính công ty, lúc này việc điều hành công ty sẽ có sự phân tán. Hơn nữa, khi phát
hành chứng khoán chi phí lớn nên số tiền cần huy động sẽ bị giảm đi đáng kể. Một công ty
để phát hành chứng khoán cần có tên tuổi và thông tin rõ ràng, tài chính, kế toán công khai.
Vì vậy huy động nguồn tài trợ qua trung gian tài chính sẽ đơn giản hơn đối với công ty A,
ít rủi ro và chi phí giao dịch thấp hơn.

3. TÀI CHÍNH GIÁN TIẾP ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG HƠN TÀI CHÍNH
TRỰC TIẾP

A. Lý thuyết và thực tế
a. Theo góc độ lý thuyết:

Vấn đề “quả chanh” và “người trốn vé” – nảy sinh khi có những người không hề chi
trả cho thông tin lại có được các ưu thế của thông tin do người khác chi trả đã làm tài
chính trực tiếp hoạt động không hiệu quả thì tài chính gián tiếp đống vai trò quan trọng
góp phần giảm vấn đề “quả chanh” đảm bảo thị thường tài chính hoạt động hiểu quả
hơn.

b. Theo góc độ thực tế:


- Người dư vốn và người cần vốn không thể tìm thấy nhau và tiếp xúc trực tiếp với nhau
để giao dịch. Họ thường thông qua các trung gian tài chính để giao dịch diễn ra thuận
lợi và nhanh chóng hơn. Các trung gian tài chính có chức năng huy động vốn từ nhiều
nguồn, có thể đáp ứng được nhu cầu đi vay đa dạng của doanh nghiệp.
- Các cá nhân có nguồn vốn ít không dễ tiếp cận được tới các doanh nghiệp để thực hiện
cho vay, đồng thời chi phí thực hiện giao dịch đối với họ là lớn.
- Trao đổi tiền hay tài sản trực tiếp không an toàn và bất tiện (khoảng cách địa lí, thời
gian,…). Trong khi đó, các TGTC cung cấp phương tiện để quản lý rủi ro, kiểm soát
chặt chẽ nguồn vốn cho vay nhờ các hợp đồng vay nợ có thế chấp, các điều khoản cho
vay.
- Trao đổi qua kênh gián tiếp giúp 2 bên giao dịch nắm được thông tin của nhau chính
xác hơn, người cho vay dễ kiểm soát được nguồn vốn của mình. Vì: các trung gian tài
chính có những nghiệp vụ để nắm bắt thông tin về hoạt động và tình hình tài chính thực
của doanh nghiệp nhờ tình chuyên nghiệp, thông tin rộng hay có thành viên của tổ chức
trực thuộc doanh nghiệp, từ đó giảm rủi ro trong việc thông tin bất cân xứng giữa doanh
ngiệp và ngưởi cho vay.

5 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C
 Tài chính gián tiếp giải quyết hiệu quả các nhược điểm của tài chính trực tiếp trên, do
đó tài chính gián tiếp (thông qua trung gian tài chính) đóng một vai trò quan trọng và cần
thiết trên thị trường tài chính. Ở đó, việc giao dịch trở nên đơn giản hơn và chi phí thấp hơn
phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

B. Ví dụ

Tập đoàn Đức Long Gia Lai thời gian gần đây liên tục mở rộng quy mô hoạt động sản xuất
kinh doanh, nhưng cùng với đó, nợ phải trả trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp tính
đến 31/12/2014 đang ở con số 2.444 tỷ đồng, tăng thêm gần 1.000 tỷ đồng so với năm
2013.

Trong đó chủ yếu là khoản nợ vay ngân hàng dài hạn của công ty với 1.795 tỷ đồng, chủ nợ
lớn nhất là BIDV chi nhánh Gia Lai (1.003 tỷ đồng).

4. CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH ĐẶC BIỆT LÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI,
LÀ NGUỒN TÀI TRỢ VỐN QUAN TRỌNG NHẤT CHO CÁC DOANH
NGHIỆP

A. Lý thuyết và thực tế

Căn cứ theo nguồn hình thành vốn ta chia được thành 2 loại là vốn chủ sỡ hữu (CSH)
và vốn vay, ở đây ta xét việc vốn từ ngân hàng thương mại nên chỉ xét trên vốn vay
không xét vốn CSH.

Trong tài chính chúng ta có công thức của suất sinh lời

6 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C
𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế
𝐑𝐎𝐄 =
𝐕ố𝐧 𝐂𝐒𝐇
Nhận xét:

- Khi chúng ta huy động nguồn vốn từ cổ phiếu (đây là một nguồn vốn dồi dào và dễ huy
động hơn hầu hết), tuy nhiên điều này lại làm gia tăng Vốn CSH mà công thức trên lại
chỉ rõ Vốn CSH nghịch biến với suất sinh lời vì vậy ta chọn cách huy động vốn qua
ngân hàng thương mại (một trong những cách huy động vốn vay) để đạt được suất sinh
lời mong muốn cũng như tránh tình trạng Vốn CSH tăng bất hợp lý.
- Khi quyết định đi vay thì DN lại cần cân nhắc giữa việc vay ngân hàng hay phát hành
tín phiếu công ty (là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do DN phát hành để huy động vốn
ngắn hạn bù đắp cho thiếu hụt vốn tạm thời) thì phải tính toán cụ thể các khoản chi phí
trong từng trường hợp để quyết định. Chi phí vay ngân hàng bao gồm lãi và chi phí giao
dịch, còn phát hành tín phiếu là vay trên thị trường tiền tệ sẽ bao gồm lãi phải trả và chi
phí phát hành.

 Bởi vậy, thông thường thì các công ty nhỏ chưa có uy tín lớn thì việc đi vay ngân hàng
sẽ rẻ hơn vay trên thị trường tiền tệ vì uy tín DN thấp thì ứng với rủi ro cao, cũng có nghĩa
là DN phải trả lãi cao hơn lãi ngân hàng thì mới có khả năng huy động được vốn.

Bên cạnh đó:


- Các trung gian tài chính có khả năng huy động vốn lớn, lãi suất ổn định, hợp lí và có sự
đa dạng các khoản vay phù hợp với từng loại khách hàng.
- Huy động vốn thông qua Ngân hàng Thương mại giúp hạn chế được các chi phí phát
hành cổ phiếu, trái phiếu.
- Giải quyết được vấn đề rủi ro thông tin bất cân xứng:

Trung gian tài chính như ngân hàng đã trở thành chuyên gia trong sản xuất thông tin
về các công ty, do đó họ có thể chọn ra những công ty có rủi ro tín dụng tốt khỏi các
công ty có rủi ro tín dụng xấu. Từ đó, họ có thể huy động vốn từ những người cho vay
rồi sau đó cho các công ty có rủi ro tín dụng tốt vay. Bởi vì ngân hàng có khả năng cho
vay cho phần lớn các công ty tốt, ngân hàng có thể thu nhập từ chênh lệch lãi suất của
các khoản vay cao hơn các khoản họ vay. Một thuận lợi của ngân hàng thương mại đó
chính là giải quyết được vấn đề “người trốn vé” bằng thực hiện các khoản vay cá nhân
chứ không mua chứng khoản trao đối trên thị trường chứng khoán mở. Nên các nhà đầu
tư không biết các nhà đầu tư khác làm gì từ đó loại bỏ được vấn đề “người trốn vé”.

7 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C
B. Ví dụ

Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC), năm 2014, tổng giá trị huy động vốn
ước đạt 237.000 tỉ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, phát hành cổ phiếu
và cổ phần hóa là 23.000 tỉ đồng và gần 214.000 tỉ đồng từ trái phiếu. Số liệu thống kê
không nói rõ số vốn từ trái phiếu bao nhiêu là trái phiếu chính phủ, bao nhiêu là trái phiếu
doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, theo trưởng phòng phân tích chuyên về trái phiếu của một
công ty chứng khoán, con số trên thuộc về trái phiếu chính phủ, do tổng kết năm 2014 chỉ
riêng trái phiếu kho bạc và tín phiếu kho bạc đã phát hành 241.000 tỉ đồng.

5. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH LÀ MỘT LĨNH VỰC ĐƯỢC ĐIỀU TIẾT NHIỀU
NHẤT TRONG NỀN KINH TẾ

A. Lý thuyết và thực tế
a. Cấu trúc của hệ thống tài chính
- Cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và các bộ phận dẫn vốn bao
gồm: Tài chính doanh nghiệp, Ngân sách Nhà nước, thị trường tài chính và các tổ chức
tài chính trung gian, tài chính dân cư và các tổ chức xã hội, tài chính đối ngoại
- Các tụ điểm vốn là bộ phận mà ở đó các nguồn tài chính được tạo ra, đồng thời cũng là
nơi thu hút trở lại nguồn vốn, tuy nhiên ở các mức độ và phạm vi khác nhau. Trong
hoạt động kinh tế, các tụ điểm vốn này có mối liên hệ thường xuyên với nhau thông qua
những mối quan hệ nhất định.

b. Hệ thống tài chính có vai trò giúp vốn lưu thông từ nơi có vốn nhàn rỗi đến nơi cần
sử dụng vốn. Việc điều tiết hệ thống tài chính giúp:
- Cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư
Hệ thống tài chính ngày càng phát triển với nhiều loại hình đa dạng và phức tạp.
Việc am hiểu tất cả các công cụ tài chính là điều rất khó. Vì vậy thường xuyên dẫn
đến việc nhà đầu tư chịu rủi ro về thông tin bất cân xứng hay rủi ro đạo đức, làm cho
các nhà đầu tư ngần ngại không muốn tiếp cận hay tham gia vào thị trường tài chính
nữa. Các chính sách điều hành của chính phủ có thể giảm thiểu vấn đề lựa chọn
nghịch và rủi ro về đạo đức trong thị trường tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt
động của thị trường bằng cách tăng cường cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư.
- Đảm bảo sự trong sạch của hệ thống tài chính
 Trong thị trường tài chính cũng phát sinh nhiều hoạt động không lành mạnh nhằm
trục lợi cá nhân, gây hại cho các chủ thể kinh tế khác và làm mất tính trong sạch của
hệ thống tài chính.
 Chênh lệch thông tin cũng có thể dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt các tổ chức trung gian
tài chính. Các nhà cung cấp vốn cho các trung gian tài chính này nếu nghi ngờ về

8 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C
tình hình hoạt động của các tổ chức này sẽ có nguy cơ rút lại vốn gây ra hoảng loạn
tài chính làm thiệt hại đến toàn bộ nền kinh tế.
 Vì vậy Chính phủ luôn có những biện pháp giám sát và điều tiết hệ thống tài chính,
tăng cường tình trong sạch để đảm bảo hoạt động huy động và sử dụng vốn.
- Cải thiện và kiểm soát chính sách tiền tệ
Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lượng cung tiền trong
nền kinh tế. Để đảm bảo khả năng thanh toán của các ngân hàng, tạo sự yên tâm tin
tưởng cho người gửi tiền và thực hiện kiểm soát lượng cung tiền, Ngân hàng Trung
Ương luôn tích cực giám sát và điều tiết các chính sách tiền tệ mà một phần quan
trọng là yêu cầu dự trữ bắt buộc.

 Từ những đặc thù của cấu trúc, cũng như sự phát triền từng ngày của các thành phần
trong nền kinh tế mà hệ thống tài chính đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển đó,
muốn các thành phần phát triền đúng và thuận lợi thì chúng ta phải thay đổi, điều tiết hệ
thống tài chính cho phù hợp. Mà sự phát triển là vận động liên tục chính vì vậy mà hệ
thống tài chính là một lĩnh vực được điều tiết nhiều nhất trong nền kinh tế.

B. Ví dụ

Trước bối cảnh lạm phát năm 2011 ở mức cao 18,13%, NHNN đã đặt mục tiêu kiểm soát
lạm phát theo định hướng của Chính phủ là khoảng 7-8% năm 2012 và khoảng 7% trong
năm 2013. Theo đó, các giải pháp điều hành trong ngắn hạn đều nhất quán và không ảnh
hưởng đến mục tiêu xuyên suốt này. Nhờ đó, lạm phát đã dần được kiểm soát ở mức thấp
hơn so với giai đoạn trước. Với mức lạm phát thực tế là 6,81% của năm 2012 và 6,04%
trong năm 2013.

Trong năm 2013, trước tình hình lạm phát hạ nhiệt và duy trì ổn định, NHNN đã thực thi
chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát bằng việc tiếp tục giảm thêm 2% các mức lãi suất
điều hành chủ chốt, đưa mặt bằng lãi suất về xấp xỉ mức lạm phát được kỳ vọng trong năm
(7%). Kỳ vọng lạm phát giảm nhanh và thanh khoản giữ ổn định đã giúp cho mặt bằng lãi
suất cho vay trong nền kinh tế 2013 đã tiếp tục được giảm xuống. So với thời điểm cuối
năm 2012, lãi suất cho vay giảm từ 2,5% - 3,5% đối với kỳ hạn ngắn, từ 4% - 4,5% đối với
trung và dài hạn. So với mức 8,91% của năm 2012, tín dụng năm 2013 đã có cải thiện với
mức tăng trưởng đạt 12,5% (vượt mục tiêu 12%), dòng tiền trong nền kinh tế đã lưu thông
tốt hơn.

9 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C
6. CHỈ NHỮNG CÔNG TY LỚN, NỔI TIẾNG MỚI DỄ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN ĐỂ HUY ĐỘNG VỐN

A. Lý thuyết và thực tế
- Các công ty lớn, nổi tiếng có lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường. Do thị trường
chứng khoán đa dạng, phức tạp, công ty càng lớn thì có uy tín càng cao dẫn đến rủi ro ít
nên hấp dẫn các nhà đầu tư, nguồn vốn dễ dàng được huy động.
- Công ty lớn có khả năng sử dụng vốn hiệu quả hơn, có các dự án kinh doanh lớn, có
tiềm năng hấp dẫn nhà đầu tư.
- Cổ phiếu của các công ty này thường là các cổ phiếu có giá trên thị trường.
- Nếu công ty nổi tiếng và được nhiều người biết đến trên thị trường, tức là công ty có
nhiều thông tin khả dĩ trên thị trường thì các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh
giá chất lượng của công ty và xác định công ty là tốt hay xấu. Bởi vì các nhà đầu tư sẽ ít
lo lắng hơn khi đầu tư vào các công ty nổi tiếng, do đó họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp vào
chứng khoán của các công ty này.
- Hơn thế nữa, các nhà đầu tư nghĩ rằng, các công ty nổi tiếng, được nhiều người biết đến
là những công ty “too big to fail”, vì vậy rất khó đổ vỡ. Nếu có đổ vỡ thì cũng đã có
chính phủ đứng ra giải cứu. Nên các nhà đầu tư sẽ yên tâm và mạnh dạn trong hoạt
động đầu tư .
- Các công ty lớn thường có thông tin công khai, nhiều và được cập nhật thường xuyên vì
vậy nhà đầu tư sẽ có cơ hội tiếp cận, nắm bắt thông tin tránh rủi ro thông tin bất cân
xứng dẫn đến lựa chọn nghịch.

B. Ví dụ

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI - HOSE) là một trong những công ty chứng
khoán lớn của Việt Nam luôn nằm trong top vị trí dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu. Là
một công ty lớn và nổi tiếng, SSI luôn dễ dàng tiếp cận thị trường chứng khoán để huy
động vốn bởi những ưu thế như:

 Là công ty chứng khoán lớn, uy tín được nhiều người biết đến.
 Tiềm lực tài chính vững mạnh.
 Đội ngũ cán bộ hùng hậu, chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết sâu
sắc về thị trường chứng khoán.
 Hệ thống quản trị rủi ro quy chuẩn và minh bạch nhằm tạo lòng tin từ phía khách
hàng.

 Từ những điều này giúp SSI thu hút được không những sự quan tâm của các nhà đầu tư
trong nước, mà còn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài danh tiếng. Một số khách hàng tiêu
biểu của SSI là Morgan Stanley, HSBC, Vinamilk, Hoàng Anh Gia Lai, Tổng Công ty

10 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C
xăng dầu Việt Nam Petrolimex, Credit Suisse, BIDV, ANZ, Tập đoàn C.T Group,
Prudential VN, Deutsche Bank, ...

7. THẾ CHẤP LÀ THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG KHÔNG THAY THẾ TRONG
CÁC HỢP ĐỒNG VAY NỢ ĐỐI VỚI CẢ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC CÁ NHÂN

A. Lý thuyết và thực tế
- Trong vấn đề cho vay luôn tiểm ẩn những rủi ro thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo
đức từ nguời đi vay mà người cho vay phải gánh chịu.
- Khi cho vay bên cạnh tình hình họat động, uy tín cần chú ý đền vốn chủ sở hữu của
người đi vay. Vốn chủ sở hữu càng cao thì khả năng nảy sinh rủi ro đạo đức càng giảm.
- Thế chấp tài sản trong hợp đồng vay nợ giúp cho người cho vay không phải giám sát
thường xuyên hoạt động của cá nhân hay doanh nghiệp, từ đó giảm được chi phí và thời
gian. Khi doanh nghiệp hay cá nhân thua lỗ, phá sản, mất khả năng thanh toán thì vẫn
giữ lại được vốn cho vay. Còn người đi vay sẽ sử dụng khoản vay hợp lý và có trách
nhiệm nhất. Do đó người cho vay thường sẵn sàng cung cấp những khoản tín dụng có
thế chấp tài sản, còn người đi vay cũng sẵn sàng thế chấp tài sản để dễ dàng tiếp cận
nguồn vốn và có thể được ưu đãi về lãi suất.

B. Ví dụ

Ngày 27/11, HĐQT CTCP Đệ Tam (HOSE: DTA) đã thông qua một số nội dung về tình
hình sản xuất kinh doanh, tình hình vay vốn, thi công hạ tầng khu đất nền.

Theo đó, HĐQT thống nhất thế chấp tài sản đảm bảo nợ vay là toàn bộ giá trị công trình
xây dựng hình thành trong tương lai thuộc dự án nhà ở xã hội khu chung cư Detaco -
Phước An - Đồng Nai, trụ sở công ty và căn hộ chung cư là tài sản cá nhân của bà Phạm
Thị Kim Xuân - TGĐ DTA.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát sẽ dùng số cổ phiếu của
mình làm đảm bảo để cho Công ty TNHH MTV Thương mại và Sản xuất Thức ăn chăn
nuôi Hòa Phát - Công ty con của HPG, vay vốn tại ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh
Thành Công với hạn mức 600 tỷ đồng.

11 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C
8. CÁC HỢP ĐỒNG VAY NỢ CÓ ĐẶC TRƯNG GỒM NHIỀU ĐIỀU KIỆN CÓ
TÍNH PHÁP LÝ ĐẶC BIỆT PHỨC TẠP NHẰM ĐIỀU CHỈNH NGƯỜI VAY

A. Lý thuyết và thực tế

Theo qui định tại điều 51 - Luật các tổ chức tín dụng, nội dung của hợp đồng tín dụng
phải bao gồm các điều khoản cụ thể sau đây:

- Điều khoản về điều kiện vay vốn


Khi thoả thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng những tiêu chuẩn cụ
thể mà bên vay phải thỏa mãn thì mới được chấp nhận vay vốn. Cho vay có đảm bảo
hay không có đảm bảo; hình thức bảo đảm tiền vay; giá trị tài sản bảo đảm; biện pháp
xử lý tài sản bảo đảm (gán nợ, bán đấu giá).
- Điều khoản về đối tượng hợp đồng
Trong điều khoản này, các bên phải thỏa thuận về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số
tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo hạn;
- Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay
Các bên phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả
tiền sau bao lâu kể từ ngày kí hợp đồng. Nếu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng
thỏa thuận trước về thời gian gia hạn; các bên thỏa thuận phù hợp với thời hạn thu hồi
vốn của dự án hoặc chu kỳ kinh doanh hoặc khả năng trả nợ;
- Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay
Liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay, các bên phải thỏa thuận rõ rằng
số tiền vay sẽ được hoàn trả dần hàng tháng (trả góp) hay là trả toàn bộ một lần khi hợp
đồng vay đáo hạn;
- Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay
Trong đó các bên cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì (ví dụ, mua vật
tư hàng hoá để kinh doanh hay mua hàng hoá để tiêu dùng...); việc chuyển nhượng hay
không chuyễn nhượng hợp đồng.
- Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng
Đây là điều khoản mang tính chất tùy nghi, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện
pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng hoà giải, hoặc lựa chọn cơ
quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình.

 Đây là những điều khoản chủ yếu vì đây là những thứ phải có trong bất cứ HĐTD nào
(theo điều 51 luật các TCTD), chỉ khi có những điều khoản này mới có thể đảm bảo sự an
toàn, chặt chẽ hạn chế tính rủi ro của HĐTD. Đó là những điều khoản chủ yếu còn vì ngoài
những điều khoản đó thì các bên trg HĐ có thể thoả thuân những điều khoản khac nữa, vì
dụ như: nếu hợp đồng tín dụng được giao kết có điều kiện bảo đảm bằng tài sản như cầm
cố, thế chấp, bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận một điều khoản riêng rẽ nằm trong hợp

12 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C
đồng tín dụng (hợp đồng chính), hoặc lập thành một hợp đồng phụ đính kèm theo hợp đồng
chính….

B. Ví dụ

Hợp đồng cho vay tiền với các điều khoản ràng buộc mang tính pháp lý, có 2 bản, mỗi bên
giữ 1 bản để đối chiếu.

Phần 1: Thông tin liên hệ của bên A và bên B (Địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản,…)

Phần 2: Các điều khoản:

Điều 1: Đối tượng của Hợp đồng (số tiền vay bằng số và bằng chữ)

Điều 2: Thời hạn và phương thức vay (chuyển qua tài khoản nào, tại đâu, mấy đợt
giao,…)

Điều 3: Lãi suất (thời gian bắt đầu nhận lãi, số tiền nhận hàng tháng, thời gian nhận lãi,
quy định phạt khi trả lãi chậm, quy định về thời gian đáo hạn, lãi suất nợ quá hạn,…)

Điều 4: Nghĩa vụ của bên A

Điều 5: Nghĩa vụ của bên B

Điều 6: Sử dụng tiền vay

Điều 7: Biện pháp bảo đảm hợp đồng

Điều 8: Trách nhiệm chi trả những phí tổn có liên quan đến hợp đồng

Điều 9: Những cam kết chung

Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng

Phần 3: Chữ kí và xác nhận.

13 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Saga, (2014), Cấu trúc vốn tối ưu và nhân tố ảnh hưởng, Trang thông tin điện tử
Saga (http://www.saga.vn/cau-truc-von-toi-uu-va-nhan-to-anh-huong~31833)

[2] Xuân Anh, (2015), Cảnh báo rủi ro đạo đức, Trang thông tin điện tử CafeF
(http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/canh-bao-rui-ro-dao-duc-
20150709111932191.chn)

[3] Hồng Sương, (2015), Khó huy động vốn trên sàn chứng khoán, Báo Thanh Niên
Online (http://thanhnien.vn/kinh-doanh/kho-huy-dong-von-tren-san-chung-khoan-
526735.html)

[4] TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, (2014), Tầm quan trọng của ổn định khu vực tài chính
trong tình hình hiện nay, Viện Chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (http://www.sbv.gov.vn/)

[5] Nguyễn Huy Hải, (2014), Sự trở lại của các công ty chứng khoán, Thời báo
SaigonTimes Online (http://www.thesaigontimes.vn/110127/Su-tro-lai-cua-cac-
cong-ty-chung-khoan.html)

[6] Nguyên Minh, (2015), Doanh nghiệp niêm yết “bày mưu” thoát nợ, Trang thông tin
điện tử CafeF (http://s.cafef.vn/dlg-154870/doanh-nghiep-niem-yet-bay-muu-thoat-
no.chn)

[7] SHS, (2015), DTA: Thế chấp chung cư Detaco để vay vốn ngân hàng, Trang thông
tin điện tử SHS (https://www.shs.com.vn/News/20151130/928130/dta-the-chap-
chung-cu-detaco-de-vay-von-ngan-hang.aspx)

[8] Mẫu Hợp đồng cho vay tiền, Thư viện Pháp luật
(http://thuvienphapluat.vn/hopdong/179/HOP-DONG-CHO-VAY-TIEN)

[9] Nguyễn Văn Luân, (2012), Giáo trình “Các nguyên lí tiền tệ ngân hàng và thị
trường tài chính”, NXB ĐHQG TPHCM.

14 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính – Nhóm 4 – K14402C

You might also like