You are on page 1of 2

2.1.

Làm rõ nội dung nhận định:


  a. Giải thích khái niệm:
–  Văn học trung đại: Văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, là nền văn học tồn tại và phát triển trong
xã hội phong kiến.
–  Tính qui phạm: Một đặc điểm nổi bật của văn học trung đại, là sự qui định chặt chẽ theo khuôn mẫu. Tính qui phạm
thể hiện ở một số phương diện cơ bản sau:
+ Quan niệm văn học: Đề cao chức năng xã hội của văn học, coi trọng mục đích giáo huấn, thơ dĩ ngôn chí, văn dĩ tải
đạo.
+ Tư duy nghệ thuật: Lối tư duy trừu tượng, gián tiếp, quen nghĩ và phải nghĩ theo một kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã
thành công thức gắn với tính ước lệ, tượng trưng, bút pháp gợi hơn tả…
+ Quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp của quá khứ là chuẩn mực, tạo nên tính sùng cổ, sử dụng nhiều điển tích, điển cố, nhiều
thi liệu truyền thống…
+ Thể loại: Sử dụng những thể loại có kết cấu định hình.
+ Ngôn ngữ: uyên bác, trang trọng, đề cao phép đối, điển tích, điển cố…
– Sự phá vỡ tính qui phạm thể hiện trên một số phương diện cơ bản sau:
+ Quan niệm văn học: hướng vào đời sống cá nhân,  mô tả hiện thực khách quan…
+Tư duy nghệ thuật: Xuất hiện lối tư duy trực quan cụ thể, đưa những hình ảnh chân thực của cuộc sống vào thơ.
+ Thể loại: những thể thơ mới, thay đổi tiết tấu, nhịp điệu…
+ Ngôn ngữ: Vận dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày, câu thơ mang ngữ điệu nói…
– Cá tính sáng tạo: Là biểu hiện rực rỡ của các phạm trù cái chủ quan, cái cá biệt, cái không lặp lại trong tài năng của
người nghệ sĩ. Cá tính sáng tạo biểu hiện tập trung ở cái nhìn nghệ thuật độc đáo, ở cách cảm, cách nghĩ  riêng của nhà
văn…
b. Ý cả câu: Các tác giả trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng đã phá vỡ những qui định chặt chẽ, theo khuôn mẫu
của văn học trung đại để thể hiện những nét riêng, mới mẻ trên phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
2.2. Bàn bạc, mở rộng:
– Tại sao các tác giả trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng, một mặt tuân thủ tính qui phạm, mặt khác lại phá
vỡ tính qui phạm:
+ Văn học trung đại ra đời và phát triển trong xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng của văn hóa, văn học Trung Quốc, với
những ràng buộc, phép tắc, ý thức cá nhân, cá thể chưa có điều kiện phát triển. Xã hội có phép tắc, văn học có khuôn
mẫu.
+ Tính qui phạm khiến cho văn học bị hạn chế trong việc phản ánh hiện thực, coi trọng thuyết minh cho đạo lý gắn với
con người bổn phận. Nhà văn sáng tác không bằng con mắt quan sát của cá nhân mà bằng những hình thức có tính cố
định, hạn chế tối đa sự sáng tạo cua người nghệ sĩ.
+ Nhà văn tài năng là những người có bản lĩnh, có cá tính sáng tạo mạnh mẽ, không chấp nhận cái cũ, sự rập khuôn,
khao khát sáng tạo, khao khát thể hiện cái tôi, thể hiện bản sắc riêng.
– Việc phá vỡ tính qui phạm của văn học trung đại có ý nghĩa như thế nào
+ Văn học mang hơi thở của cuộc sống, thúc đẩy văn học trung đại phát triển theo theo hướng dân tộc hóa, hiện đại
hóa, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.
+ Bài học sáng tạo cho người cầm bút: trong sự chi phối của tính qui phạm vẫn thể hiện được cá tính sáng tạo với cách
nhìn, cách miêu tả riêng.
+ Đối với người đọc, khi tìm hiểu văn học trung đại, cần chú ý đến việc phá vỡ tính qui phạm để nhận thức được đặc
sắc của mỗi tác phẩm, đóng góp của mỗi tác giả.

1. Khái niệm:

Quy phạm là tính chất mẫu mực, khuôn sáo được thể hiện qua một số hệ thống phức tạp và phương pháp các quy ước về nội dung
và hình thức của tác phẩm, các cách thức miêu tả, biểu hiện mà người viết phải tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình sáng tác. Hay
nói một cách nôm na rằng tính chất quy phạm chính là biểu hiện của chữ “Lễ”, là những khuôn phép mang tính chất quy ước.
Tính quy phạm văn học trung đại có nguồn gốc sâu xa từ ý thức sùng cổ, tập cổ, tôn trọng các chuẩn mực mà xã hội đã quy định.
Điều này còn được thể hiện qua ý thức phục tùng các nguyên tắc, luật lệ nghiêm ngặt của xã hội trọng lễ. Không chỉ dừng lại ở đó,
tính quy phạm trong văn học trung đại còn bắt nguồn từ ý thức tuân thủ những quy định chặt chẽ trong nội dung và hình thức thi
cử.

2. Đặc điểm:

Tính quy phạm thể hiện ở quan điểm nghệ thuật rất coi trọng mục đích giáo huấn của văn học, ở tập quán và tư duy nghệ thuật là
quen nghĩ và phải nghĩ qua những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức. Về mặt hình thức, tính quy phạm đó thể hiện ở
việc sử dụng các thể loại văn học có lối kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ và thống nhất, ở cách sử dụng văn liệu, thi liệu đã
thành những mô típ quen thuộc. Tính quy phạm còn là việc đề cao phép đối, tính quy phạm như trên đã tạo ra một kiểu ước lệ
mang đặc điểm riêng là thiên về công thức, trừu tượng, nhẹ về tính cá thể, cụ thể trong nghệ thuật.

1. Khái niệm:

Bất quy phạm có nghĩa là không chịu gò mình, tự cởi trói khỏi khuôn khổ, những quy định ràng buộc trong quá trình sáng tác. Suốt
mười thế kỉ văn học trung đại cũng đã phá bỏ dần tính quy phạm, ước lệ để phát huy cá tính, sáng tạo nội dung và hình thức thể
hiện. Các tác giả đã có nhiều tác phẩm viết bằng chữ Nôm rất thành công như Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du,…Bên cạnh đó còn đem vào trong sáng tác các thể thơ nội sinh như lục bát, hát nói, có
sử dụng một số thể thơ Đường nhưng có ý thức đổi mới chẳng hạn thơ thất ngôn xen lục ngôn.

“Ao cạn vớt bèo cấy muống


Đìa thanh phát cỏ ương sen”.
(Nguyễn Trãi)

Các tác giả cũng đã đưa vào trong thơ văn những hình ảnh dân dã, bình dị, gắn liền với đời sống con người Việt Nam. Chẳng hạn
rau muống, bèo, quả mít, cái quạt, con ốc nhồi,…

Văn chương Trung đại Việt Nam có tính quy phạm là do nước ta giáp với Trung Quốc, một nền văn minh cổ của nhân loại. Hơn
nữa Việt Nam còn phải chịu hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc. Phong kiến phương Bắc luôn có ý đồng hóa dân tộc Việt Nam
nên người Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố Hán và văn hóa Hán. Và đến khi dân tộc ta giành được độc lập thì nước ta xây
dựng nhà nước theo hình thái xã hội phong kiến, một xã hội của chữ lễ mà có thể coi quy phạm là một biểu hiện của chữ lễ đó.

Tôn ti cao thấp là đặc trưng của xã hội phong kiến nên văn chương cũng có loại cao loại thấp. Tính chất cao quý từ quan niệm
nguồn gốc, quan niệm sáng tác và sinh hoạt thơ văn xưa cũng đẻ ra tính quy phạm. Tuy vậy nhưng chúng ta một mặt tiếp thu
những tinh hoa của văn học Trung Quốc nhưng mặt khác lại cũng không ngừng phát triển văn học của đất nước mình theo xu
hướng dân chủ hóa, dân tộc hóa. Do vậy người Việt Nam đã cố gắng phá vỡ tính quy phạm.

2. Đặc điểm:

Tính bất quy phạm tạo nên kiểu ước lệ đặc trưng riêng thiên về công thức trừu tượng, nhẹ về tính cá thể cụ thể trong văn học trung
đại Việt Nam.

You might also like