You are on page 1of 2

1.

Khi lông ngỗng rải trắng con đường thiên lý


Đâu phải tại tình em không lay nổi đất trời
Mà bởi lòng người còn hơn là thuốc độc
Lòng người bạc hơn vôi...

Nhưng đừng trách Trọng Thuỷ, Mỵ Châu ơi!


Dấu chân ngựa đường xa điên cuồng rượt đuổi
Anh sẽ tìm em, dù em nơi cùng trời cuối đất
Anh chỉ có em thôi...

Anh sẽ làm tất cả để ta có nhau


Vết dấu tình yêu rải xao xác đường hoa may bụi đỏ
Ngàn vạn cách trở
Anh vẫn theo...
Máu trong tim em hoá thành ngọc
Người đời bảo đó trai ngọc Mỵ Nương
Mang về rửa trong nước giếng Trọng Thuỷ
Sáng trong...
Khiêm nhường...

2. Nàng Mị Châu vừa là người đáng thương, đáng trách, đáng giận. Nàng chỉ là nạn nhân mà thôi. Người xưa đã có câu:
"Tôi kể ngày xưa truyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu"
Thế còn Trọng Thủy thì sao? Liệu có phải là kẻ tội đồ không? Trọng Thủy chỉ là kẻ nghe theo lời cha thì sao, hắn cũng
chung thủy với Mị Châu đấy chứ. Chi tiết cuối "Mị Châu đã chết, Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng như
thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết". Theo tôi nghĩ, chúng ta nên xem xét Trọng Thủy ở một khía
cạnh tốt đẹp hơn.

3. Phải nói là mình rất thương Trọng Thủy. Một đời, chàng sống vì cha, vì quốc gia mà chấp nhận mang tiếng phản bội tình
yêu. Mọi người còn còn nhớ lời thề của Mị Châu ko? "Nếu thiếp chết mà bị người ta lừa dối...", ngay cả Mị Châu cũng
không còn muốn nhớ về chồng mình, coi chàng là người bội bạc... Nhưng theo mình, Trọng Thủy chung tình lắm! Nếu ko thì
chàng đã chẳng một mình một ngựa theo dấu lông ngống đi tìm Mị Châu.

4. Chữ TRUNG, theo quan niệm phong kiến, gần như là kim chỉ nam của đời người quân tử. Chẳng thế mà, Nguyễn Du vẫn
chạy theo nhà Lê lên phương Bắc, chỉ vì chữ Trung ấy. Trọng Thuỷ cũng thế. Chàng phải Trung với nước Triệu kia, dù có
phải gạt sang một bên tình cảm với Mị Châu. Không chỉ phải làm vẹn toàn chữ Trung, mà chữ HIẾU cũng đè nặng lên tâm
trí chàng. Là con của Triệu Đà, vua nước Triệu, hai chữ TRUNG HIẾU kia lúc nào cũng nhắc nhở, dày vò, đè nặng lên tâm
can chàng, bắt chàng phải loại đi chữ TÌNH. Ngày xưa, Thuý Kiều chọn " Bên Tình bên Hiếu..." còn được người ta ca ngợi,
vậy tại sao Trọng Thuỷ cũng phải lực chọn như vậy, mà lại bị quy kết là kẻ tội đồ của ngàn năm? Phải chăng vì sự lựa chọn
ấy nghiệt ngã quá, nó quyết định cả sự diệt vong của một dân tộc, nên không mảy may được tha thứ? Đến Trọng Thuỷ cũng
chẳng tha thứ được cho mình nữa là... Chàng lao mình xuống giếng ngọc chỉ vì ngỡ bóng Mị châu thoáng qua, tình cảm ấy
sâu đạm biết dường nào? Nhưng, trong quan niệm phong kiến, người ta gần như không chấp nhận chữ Tình... và và không ai
đồng cảm cũng nỗi lòng Trọng Thuỷ.... Thời thế đã đổi khác, ngày nay, liệu có thể tìm được tấm lòng tri ân với chàng giữa
thế gian này chăng?
1. Trong khuôn khổ một tác phẩm có dung lượng cỡ một truyện ngắn hiện đại, truyện đã triển khai được một cốt truyện khá
phức tạp, phong phú, lớp lang; xây dựng được những nhân vật với tính cách khá sắc nét với nhiều mối quan hệ phức tạp
(điều mà không phải ở tác phẩm truyện dân gian, hay thậm chí truyện hiện đại nào cũng làm được và làm rất thành công).
Ở nhân vật này có cái khôn ngoan, sự lạnh lùng của lí và cả sự yếu mềm của tình cảm. Cũng như Mị Châu (và còn hơn cả
nàng vì Trọng Thủy ý thức rõ mục đích, nhiệm vụ và hành động của mình), Trọng Thủy cũng phải đối diện với việc lựa chọn
giữa Nước và Nhà, chung và riêng, nghĩa vụ và tình cảm....và cho đến khi quyết định chọn cái chết nơi giếng ngọc, chàng
vẫn bị "mắc kẹt" mà chưa thể tìm được lối ra. Nhưng nếu như Mị Châu nhận được sự cảm thông, chia sẻ được chiêu tuyết,
giải oan (qua đoạn kết tác phẩm) thì Trọng Thủy vẫn bị coi là kẻ tội đồ, người đã trực tiếp làm cho cơ đồ Âu Lạc "đắm biển
khơi", người tình phụ bạc....
2. An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy là truyền thuyết nổi tiếng của nền văn học dân gian Việt Nam. Truyền thuyết
không chỉ hấp dẫn độc giả với tình tiết li kì, cốt truyện độc đáo mà sức sống lâu dài của câu chuyện qua bao thế hệ còn được
làm nên bởi những bài học lịch sử và đạo lí làm người sâu sắc.

An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy là truyền thuyết nổi tiếng của nền văn học dân gian Việt Nam. Truyền thuyết không
chỉ hấp dẫn độc giả với tình tiết li kì, cốt truyện độc đáo mà sức sống lâu dài của câu chuyện qua bao thế hệ còn được làm nên
bởi những bài học lịch sử và đạo lí làm người sâu sắc. Trọng Thủy tuy là nhân vật phản diện nhưng qua nhân vật này ông cha ta
đã thể hiện được những thông điệp đầy đặc biệt.

Trọng Thủy là một trong ba nhân vật chính trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy và thuộc tuýp nhân
vật phản diện, kẻ đã đánh cắp nỏ thần, đẩy nhân dân nước Việt vào bi kịch mất nước. Trọng Thủy là nguồn cơn gây nên những
bi kịch nhưng chính bản thân y cũng là một nạn nhân đáng thương của mưu đồ chính trị, của mối tình khắc cốt ghi tâm nhưng y
đã vô tình phá bỏ.

Trọng Thủy con trai Triệu Đà, hoàng tử của nước đối địch. Với địa vị đặc biệt, Trọng Thủy cũng phải gánh trên vai những
nhiệm vụ vốn không không thể dành cho người thường. Để thực hiện mưu đồ chính trị thâm hiểm nhằm thâu tóm và cai trị nước
Việt, Trọng Thủy đã phải thực hiện cuộc hôn phối với Mị Châu, con gái của nước đối đầu và phải ở rể tại đấy nước không đội
trời chung của dân tộc mình để tìm cơ hội đánh cắp nỏ thần. Hoàn cảnh và địa vị của Trọng Thủy là cơ sở lí giải cho bản chất
nham hiểm, phản bội của kẻ gián điệp.

Khi sang nước Nam ở rể, mọi hành động và việc làm của Trọng Thủy đều được thực hiện theo những kế hoạch ban đầu của
mình. Y đã cố gắng để lấy lòng, chiếm lấy lòng tin tuyệt đối của Mị Châu nhằm lợi dụng chính người vợ của mình để đánh cắp
bí mật quốc gia. Tuy nhiên, điều mà Trọng Thủy không ngờ đến chính là việc nảy sinh tình cảm với Mị Châu. Chẳng những thế
mà khi chia tay Mị Châu để mang Nỏ thần về nước, chuẩn bị cho cuộc xâm lược, Trọng Thủy đã lường trước được kết quả chia
li mà đưa cho Mị Châu chiếc áo lông ngỗng tạo ám hiệu để tìm thấy nàng.

Mọi hành động của Trọng Thủy đều vô cùng tỉnh táo, dứt khoát nên mọi việc đều hoàn thành theo đúng dự tính của mình. Đánh
cắp được Nỏ thần, Trọng Thủy cùng vua cha là Triệu Đà đã kéo quân đánh chiếm thành Cổ Loa. Cũng chính hành động dứt
khoát, lạnh lùng này đã chặt đứt hoàn toàn mối quan hệ tình cảm với Mị Châu. Trong vai trò của một người con, một vị hoàng
tử thì Trọng thủy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà vua cha giao phó, là người anh hùng có công mở mang bờ cõi nhưng
đứng trên tư cách của một người chồng, Trọng Thủy là kẻ nham hiểm, cơ hội, một người chồng tồi sẵn sàng lợi dụng tình cảm
và niềm tin của vợ để thực hiện những mưu đồ xấu xa.

Tình cảm với Mị Châu là thật, đó là thứ tình cảm nảy sinh ngoài dự tính của Trọng Thủy, giây phút chia li, sự lưu luyến của
Trọng Thủy trước khi về nước đã mang đến những xúc động nhất định cho người đọc. Song khi đứng giữa lựa chọn giữa chữ
hiếu và chữ tình, Trọng Thủy rơi vào bi kịch giữa mâu thuẫn và bổn phận nhưng trước sức nặng của trách nhiệm công dân,
Trọng Thủy vẫn quyết định lựa chọn chữ hiếu, nhẫn tâm đẩy Mị Châu trở thành kẻ đối địch với dân tộc, một kẻ bán nước để rồi
phải chịu kết cục đầy bi thảm.

Khi đã hoàn thành nhiệm vụ thôn tính nước Việt, đứng trên đỉnh cao của danh vọng cũng là lúc Trọng Thủy mãi mãi đánh mất
Mị Châu- người vợ thủy chung mà y hết lòng yêu thương. Tuy có trong tay mọi thứ nhưng Trọng Thủy lại rơi bi kịch với những
day dứt, hối hận khôn xiết. Hình dáng Mị Châu luôn thường trực trong tâm trí và tình cảm của Trọng Thủy, thấy hình dáng của
Mị Châu dưới giếng, vì muốn giữ lấy mà Trọng Thủy đã ngã xuống giếng mà chết.

Là kẻ nham hiểm, vô tình nhưng Trọng Thủy cũng là một con người nặng tình, nặng nghĩa. Nếu không nảy sinh tình cảm với Mị
Châu, lẽ ra Trọng Thủy sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách nhẹ nhàng mà không có bất cứ day dứt nào, nhưng vì tình cảm dành
cho Mị Châu là chân thành nên y mãi đau khổ, day dứt để cuối cùng lựa chọn cái chết để đền tội, giải thoát cho tất cả.

You might also like