You are on page 1of 6

Nhiệm vụ/Chủ đề 9: Mô hình xử lý nước ô nhiễm

Thời gian: 45 phút


Môn học: Công nghệ (Nhà ở), Khoa học tự nhiên (Tách chất khỏi hỗn hợp)

Cùng suy ngẫm:

 Nước quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người như thế nào?
 Con người tác động tới nguồn nước ra sao?
 Bằng cách nào con người có thể xử lý được nguồn nước ô nghiễm

Hình 9.1. Rừng mưa nhiệt đới Hình 9.2. Các hoạt động nông nghiệp

Hình 9.3. Nước thải từ các hoạt động công Hình 9.4. Nước thải từ sinh hoạt gia
nghiệp đình

Cùng tìm hiểu: 


Một số cách tách chất:
Lọc: Tách chất không tan ra khỏi chất lỏng.
Lắng: Tách các chất rắn lơ lửng nặng hơn ra khỏi chất lỏng.
Cô cạn: Tách chất khó bay hơi ra khỏi chất lỏng
Chiết: Tách các chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau.
Mô hình máy lọc nước: Chứa các lõi lọc. Trong mỗi lõi lọc chứa các chất dùng để tách
các chất gây ô nhiễm ra khỏi nước.
Hình 9.5. Sơ đồ cơ chế lọc nước

Cùng xây dựng ý tưởng: 


Dựa trên sơ đồ cơ chế lọc nước, chúng ta cùng lên ý tưởng:
 Dựa vào việc nước sẽ chảy từ trên cao xuống thấp để đưa nước tới các màng
lọc.
 Sử dụng các màng lọc tự nhiên như sỏi, cát để loại bỏ các tạp chất và dùng
than hoạt tính để diệt khuẩn.
Cùng thực hiện: 
1. Lên kế hoạch thực hiện
NHIỆM VỤ: Tạo một hệ thống xử lý nước ô nhiễm đơn giản
CÁC NGUYÊN LIỆU:

 Chai coca cola nhựa loại lớn.


 Cát vàng xây dựng đã làm sạhc
 Than củi đã làm sạch
 Bông gạc y tế
 Các loại đồ dùng văn phòng/phòng học khác: kéo, băng dính, keo nến và sung bắn
keo nến, …
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỰ KIẾN: 

Bước 1: Cắt đáy chai coca cola


Bước 2: Cho một lớp bông gạc vào trong chai

Bước 3: Đổ một lớp than củi lấp đầy khoảng ¼ chai coca
cola

Bước 4: Đặt thêm một lớp gạc y tế lên trên lớp than củi
Bước 5: Sau đó cho cát vàng lên trên sao cho lấp đầy được
½ chai

Bước 6: Đặt thêm một lớp bông gạc lên trên lớp cát
Bước 7: Đổ thêm một lớp sỏi lên trên cùng, để lại thừa
khoảng ¼ chai coca cola.

SƠ ĐỒ:

KẾT QUẢ:

2. Sáng tạo: 
Hãy suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
 Tại sao nước khi đi qua mô hình xử lý nước thải thì trong hơn?
 Có thể thay các lớp lọc trong hệ thống bằng các vật liệu nào khác?
 Mô hình này có tách được các chất tan trong nước hay không? Hãy đề xuất một mô
hình xử lý được nước ô nhiễm có chứa các chất tan trong nước dựa vào phương pháp
cô cạn.
 Hệ thống xử lý nước này phù hợp dùng trong trường hợp nào?

3. Kiểm tra và cải thiện:


 Sử dụng mô hình để lọc một số loại nước và đánh giá độ trong của nước khi đi qua
hệ thống xử lý nước.
 Nếu muốn hệ thống lọc nước nhanh hơn hoặc trong hơn, chúng ta cần lưu ý gì khi
cho các lớp lọc vào chai?
4. Chia sẻ ý tưởng
 Những ai có thể sử dụng mô hình lọc nước này?
 Liệu em có thể áp dụng mô hình này ở gia đình mình?

You might also like