You are on page 1of 4

Nhiệm vụ/Chủ đề 6: Thuyền chạy bằng chun

Thời gian: 45 phút


Môn học: Khoa học tự nhiên (Sự chuyển hóa năng lượng).

Cùng suy ngẫm:

 Năng lượng là gì?


 Năng lượng tồn tại dưới dạng nào?
 Con người thường sử dụng năng lượng gì?

Hình 6.1. Mặt trời Hình 6.2. Cối xay gió

Hình 6.3. Sóng biển Hình 6.4. Cối giã gạo

Cùng tìm hiểu: 


Quang năng: tỏa ra từ mặt trời, ngọn lửa, đèn sợi đối, …
Thế năng hấp dẫn: tạo ra từ các vật ở trên cao so với mặt đất.
Thế năng đàn hồi: tạo ra từ các vật chịu tác động của lực đàn hồi.
Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ
chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Cùng xây dựng ý tưởng: 


Sử dụng sự đàn hồi của dây chun để chuyển năng lượng từ thế năng sang động năng.
Từ đó giúp cho con thuyền làm từ chai nhựa chuyển động.

Cùng thực hiện: 


1. Lên kế hoạch thực hiện
NHIỆM VỤ: Chế tạo được một con thuyền chạy bằng dây chun.
CÁC NGUYÊN LIỆU:

 Chai nhựa 75ml

 Hai cái dĩa nhựa.


 Một sợi dây chun
 Băng dính.
 Đĩa nhựa mỏng dùng một lần.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỰ KIẾN: 

Bước 1: Dùng băng dính để dán hai cái dĩa nhựa


vào đáy của chai nhựa như bên.
Bước 2: Cắt bốn mảnh từ đĩa nhựa với chiều dài
ngắn hơn khoảng cách giữa hai cái dĩa.

Bước 3: Dùng băng dính để dán bốn mảnh nhựa cắt


được thành một cánh quạt 4 cánh như bên.

Bước 4: Căng sợi dây chun vào giữa hai cái dĩa
nhựa.

Bước 5: Đặt cánh quạt vào giữa hai sợi dây chun.

Bước 6: Xoay nhiều vòng cánh quạt để tạo thế năng


rồi đặt xuống bể nước.

SƠ ĐỒ:
KẾT QUẢ:
Khi thả thuyền xuống nước, cánh quạt sẽ quay theo hướng ngược lại. Phần cánh quạt tác
động xuống nước tạo lực đẩy, đẩy thuyền nhựa tiến về phía trước.

2. Sáng tạo: 
Hãy suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
 Làm thế nào để thuyền nhựa đi nhanh hơn?

3. Kiểm tra và cải thiện:


 Để thuyền đi được lâu hơn, chúng ta có thể cải thiện chi tiết nào?

4. Chia sẻ ý tưởng
 Hãy chia sẽ ý tưởng của mình với thầy cô và các bạn.

You might also like