You are on page 1of 13

Đề 1 - Toán

Phần I. Trắc nghiệm (6 điểm)


Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
Câu 1: (0,5 điểm) Số bé nhất trong các số 86,42 ; 86,237 ; 86,52 ; 86,24 là :
A. 86,42 B. 86,237
C. 86,52 D. 86,24
Câu 2: (1 điểm) Kết quả của phép tính: 30,09 x 0,01 là :
A. 3009 B. 3,009
C. 300,9 D. 0,3009
Câu 3: (0,5 điểm) Chữ số 5 trong số thập phân 62,354 có giá trị là :
........................................................................................................................................................................

Câu 4: (1 điểm) Phép chia 6,251 : 7 nếu chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân
của thương thì số dư là :
A. 21 B. 0,21
C. 0,021 D. 0,0021
Câu 5: (1 điểm) Tỉ số phần trăm của 9 và 20 là :
A. 45% B. 29%
C. 20,9% D. 9,2%
Câu 6: (1 điểm) 42 dm2 bằng bao nhiêu mét vuông ?
A. 4,2m2 B. 0,42m2
C. 0,042m2 D. 0,0042m2
Câu 7: (1 điểm) Từng gói đường cân nặng lần lượt là 3080g; 3kg800g; 3,008kg;
3,8kg. Gói đường cân nhẹ nhất là :
A. 3,008kg B. 3080g
C. 3kg800g D. 3,8kg
Phần II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Đặt tính rồi tính:
a) 231,8 – 168,9 b) 28,08 : 1,2

Câu 2: (2 điểm)
Để lát nền một căn phòng hình chữ .............................................................
nhật người ta dùng loại gạch men .............................................................
hình vuông có cạnh 40cm . Hỏi cần .............................................................
bao nhiêu viên gạch để lát kín nền căn .............................................................
phòng đó , biết rằng căn phòng có .............................................................
chiều rộng 8m, chiều dài 12m? ( Diện .............................................................
tích phần mạch vữa không đáng kể) .............................................................
.............................................................
.............................................................

Câu 3: (1 điểm) Hình bên có bao nhiêu hình tam giác:


A .............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
M .............................................................
.............................................................
.............................................................
B C D E H I K .............................................................
.............................................................
Đề 2 - Toán
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
Câu 1: (0,5 điểm) Trong hình tam giác ABC có :

A. AB là đường cao tương ứng với đáy BC


B. CH là đường cao tương ứng với đáy AB
C. AH là đường cao tương ứng với đáy BC
D. CB là đường cao tương ứng với đáy AB
Câu 2: (0,5 điểm) Một cửa hàng bán vải trong một ngày cứ 100m vải bán được thì
có 32m vải hoa . Tỉ số của số vải hoa và số vải bán được trong ngày là :
A. 32% B. 100%
D. C.

Câu 3: (1điểm) Trung bình cộng của 3 số bằng 34. Nếu tăng số thứ nhất gấp 2 lần
thì trung bình cộng của chúng bằng 38. Nếu tăng số thứ hai gấp 3 lần thì trung bình
cộng của chúng bằng 46. Tìm số thứ nhất và số thứ hai.
A. 12 và 18 B. 18 và 12
C. 12 và 42 D. 18 và 42
Câu 4: ( 1điểm) Tìm hai số hạng đầu của dãy số sau : …..; 4; 2; 0. (biết rằng dãy
này có 15 số hạng)
A. 30; 28 B. 26; 24
C. 28; 26 D. 26; 24
Câu 5: (0,5 điểm) Kết quả của phép nhân 134,5 x 0,1 là :
A. 1345 B. 13,45
C. 1,345 D.13450
Câu 6: ( 0,5 điểm) 15m 3cm = …m . Số thích hợp viết vào chỗ chấm là :
A. 15,03 B. 15,3
C. 153 D. 1,53
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Đặt tính rồi tính :
a) 367 + 34,7 b) 36,9 + 489 c) 58,7 x 23,6 d) 207,009 : 5,61

Câu 2: (2,5 điểm)


Cho một hình chữ nhật, nếu ta giảm .............................................................
chiều dài 5 cm, và tăng chiều rộng .............................................................
5cm thì được một hình vuông có chu .............................................................
vi là 164 cm. Tìm diện tích chữ nhật .............................................................
ban đầu ? .............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
Câu 3: (2,5 điểm)
Mua 8 quyển vở và 3 cái bút hết .............................................................
69000 đồng. Mua 4 quyển vở và 6 cái .............................................................
bút hết 102000 đồng. Tính giá tiền 1 .............................................................
quyển vở, 1 cái bút. .............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
............................................................. ...........................................................

Đề 1 – Tiếng Việt
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
NGƯỜI TÙ BINH DA ĐEN
Đêm xuống, trong khu rừng âm u, những đống lửa nhóm lên xôn xao dưới những
thân cây cao vút. Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bang khuâng nhìn
những chiến sĩ Việt Nam đang cười đùa với nhau. Một nhóm vẫy anh lại, anh rụt rè
đi tới:
- Thế nào, anh bị bắt có buồn lắm không? Có sợ không?
Người lính da đen vẫn cười, không dám trả lời thế nào. Anh chiến sĩ hỏi:
- Anh có con chưa?
- Có rồi, hai con gái.
- Chúng lớn chứ? Có bằng con gái tôi đây không?
Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái
anh. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật đầu:
- Một đứa bằng đấy, một đứa bé hơn.
- Tên chúng nó là gì?
Hai mắt người lính da đen xa mờ đi. Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi:
- Sao tóc anh đã hoa râm thế còn đi lính cho Pháp?
Người tù binh ngồi ngay ra, rồi bỗng chảy nước mắt. Giọng ngắc ngứ vừa nói vừa
ra hiệu. Anh bắt đầu kể chuyện. Anh là người Ma- Rốc, làm thợ mộc ở một làng
vùng núi. Nhà có một mẹ già và hai anh em. Pháp đến bắt lính. Người em bỏ trốn
vào rừng…Những hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập như gọi anh trở
về nguồn gốc cũ. Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời
khắc hẳn của mình.
(Theo Nguyễn Đình Thi)

Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng:


Câu 1: (0,5 đ) Bài “Người tù binh da đen” của tác giả nào?
A. Tô Hoài
B. Đoàn Giỏi
C. Nguyễn Đình Thi
D. Phạm Hổ
Câu 2: (0,5 đ) Người tù binh da đen là người nước nào?
A. Mĩ
B. Ma-Rốc
C. Pháp
D. Nam Phi
Câu 3: (0,5 đ) Người tù binh gia đen có mấy người con?
A. 1 người con
B. 2 người con
C. 3 người con
D. Chưa có con
Câu 4: (0,5 đ) Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì?
A. Gia đình
B. Cuộc sống trong những ngày đi lính cho Pháp.
C. Lí do đi lính cho Pháp
D. Tâm trạng khi bị bắt, con cái, lí do đi lính cho Pháp.
Câu 5: (0,5 đ) Vì sao người tù binh da đen lại đi lính cho Pháp?
A. Bản thân muốn chinh phục, khám phá đất nước Việt Nam.
B. Bị Pháp bắt đi lính.
C. Kiếm tiền nuôi gia đình.
D. Tự nguyện tham gia đi lính cho Pháp.

Câu 6: (0,5 đ) Vì sao sau khi nói chuyện với các chiến sĩ Việt Nam, người tù binh
da đen lại thay đổi thái độ?
A. Cảm động trước sự tôn trọng, cảm thông, gần gũi của các chiến sĩ Việt Nam.
B. Hoang mang khi nghĩ về những đứa con của mình.
C. Sợ các chiến sĩ Việt Nam.
D. Nhớ người than ở quê nhà.
Câu 7.(0,5 đ) Từ đồng nghĩa với từ “rụt rè” là:
A. rề rà
B. rối ren
C. nhu nhược
D. nhút nhát
Câu 8: (0,5 đ) Từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” là:
A. xung đột
B. hòa bình
C. mâu thuẫn
D. bình thản
Câu 9: (1 đ) Được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, em sẽ làm gì để xứng đáng với
sự hi sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 10: (1 đ) Trong hai câu dưới đây, từ “mắt” trong câu nào mang nghĩa gốc,
trong câu nào mang nghĩa chuyển?
a/ Quả na mở mắt .............................................................................................
b/ Đôi mắt của bé mở to ..................................................................................
Câu 11: (1 đ) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khắc hẳn của mình.
.....................................................................................................................................

B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)


1. Chính tả: Nghe viết (20 phút) (2 điểm)
2. Tập làm văn: (35 phút) (8 điểm)
Đề bài: Hãy viết một bài văn tả cảnh biển.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Đề 2 – Tiếng Việt
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai T55-TV5/T1
2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Kì Diệu Rừng Xanh
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm
lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực
lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một
người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài,
miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá
trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con
vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với
chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp.
Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt.
Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ
non. Những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên
lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.
(Theo NGUYỄN PHAN HÁCH)
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài
tập sau:
Câu 1: Những con vật được nhắc đến trong bài là? (0,5 điểm)
A. Vượn bạc má, chồn sóc, mang.
B. Khỉ, chồn sóc, hoẵng.
C. Vượn bạc má, khỉ, hươu.
D. Rùa, bò rừng, voi.

Câu 2: Những cây nấm rừng đã khiến tác giã có những liên tưởng gì? (0,5 điểm)
A. Tác giả tưởng như mình đang đọc truyện cổ tích của vương quốc tí hon.
B. Tác giả cảm thấy như đang đi vào một thành phố hiện đại, văn minh.
C. Tác giả liên tưởng đến những chuyến đi du lịch ở những thành phố cổ.
D. Tác giả tưởng như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc
những người tí hon.
Câu 3: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? (0,5 điểm)
A. Làm cho cảnh vật trở nên lộng lẫy, lung linh như đi du lịch ở hang động.
B. Làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
C. Làm cho cảnh rừng thêm vui nhộn như đi dạo trong công viên của thành phố.
D. Làm cho cảnh vật trở nên xanh tươi, đầy hoa như bước vào mùa xuân.
Câu 4: Sự có mặt của muôn thú mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? (1 điểm)
A. Làm cho cảnh rừng trở nên hoang sơ, rậm rạp và có nhiều chim, cò.
B. Làm cho cảnh rừng vui nhộn, đầy ong, bướm và hoa lung linh.
C. Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.
D. Làm cho cảnh rừng trở nên nhiều màu sắc đẹp như đang bước vào mùa thu.
Câu 5: Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi: (0,5 điểm)
A. Vì rừng khộp đang bước vào mùa đông, câu lá rụng trơ trụi, vàng úa.
B. Vì có sự phối hợp của nhiều màu sắc vàng trong một không gian rộng lớn.
C. Vì rừng khộp có nhiều muôn thú và cây lá xanh tốt.
D. Vì tác giả đi vào rừng khộp giữa một buổi trưa trời nắng gắt nên đã cảm nhận
cảnh rừng như sắc nắng mùa thu vàng rợi.
Câu 6: Hãy nêu cảm nghĩ của em về rừng khi đọc bài văn? (1 điểm)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.......................................................................

Câu 7: Từ đồng nghĩa với từ “siêng năng” là: (0,5 điểm)


A. Chăm chỉ
B. Dũng cảm
C. Anh hùng
D. Lười biếng
Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau: (0,5 điểm)
Đi ngược về xuôi
Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “đi” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “đi”
mang nghĩa chuyển. (1 điểm)
a. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! .............................................
b. Ngày mai, tôi đi học. .............................................
Câu 10. Đặt 2 câu để phân biệt từ đồng âm: Nước (1 điểm)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: Nghe viết (2 điểm)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

2. Tập làm văn: (8 điểm)


Chọn một trong hai đề sau:
1. Em hãy Tả một cơn mưa.
2. Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê em. (Dòng sông; cánh đồng; ....)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

You might also like