You are on page 1of 3

105/2016/QH13

590/BYT-QĐ Thanh tra dược

19/7/1993
54/2017/ND-CP Cấp chứng chỉ hành nghề Dược

22/2011/TT-BYT Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện

23/2011/TT-BYT Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh

31/2012/TT-BYT Hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện

21/2013/TT-BYT Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện

20/2017/TT-BYT Thuốc kiểm soát đặc biệt

06/2017/TT-BYT Danh mục thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc

Luật đấu thầu 43


63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Dược sĩ lâm sàng là những dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện
tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định, điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh.

Thuốc độc - Erlotinib


- Botulinum toxin
- Oxytoxin
- Colistin (polymycin E)
- Halothan
Thuốc gây nghiện - Morphin
- Cocain
- Codein
- Tramadol
- Methadone
Thuốc dạng phối hợp chứa dc - Tramadol 37,5mg + Paracetamol 325mg
gây nghiện - Codein campho-sulphonat + Sulfoguaiacol + cao mềm Grindelia
Thuốc hướng thần - Barbital
- Pentobarbital
- Diazepam
- Bromazepam
- Ketamin
Thuốc dạng phối hợp chứa dc
hướng thần
Thuốc tiền chất - Ephedrine
- Ergotamine
- Ergometrine (chất kích thích tử cung)
Thuốc phóng xạ - Coban (57)
- Coban (60)
- Cacbon (11)
105/2016/QH13

Thuốc, dược chất trong DMT, - Chloramphenicol


DC thuộc danh mục chất bị - Chloroform
cấm sử dụng trong một số - Chlorpromazine
ngành, lĩnh vực - Ciprofloxacin
- Colchicine
1. Phản ứng có hại (ARB)

“ Phản ứng có hại của thuốc là phản ứng độc hại, không ĐƯỢC ĐỊNH TRƯỚC, xuất hiện ở liều thường dùng cho người
để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh hoặc nhằm thay đổi một chức năng sinh lý. Định nghĩa này không bao gồm
các trường hợp thất bại trị liệu, quá liều, lạm dụng thuốc, không tuân thủ và sai sót trong trị liệu ”

2. Biến cố bất lợi (Adverse Event - AE)

AE là bất kỳ một biến cố nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc nhưng KHÔNG NHẤT THIẾT do phác đồ điều trị bằng
thuốc gây ra, đồng nghĩa có thể không có mối liên hệ nhân quả giữa thuốc và biến cố. Như vậy biến cố bất lợi bao gồm
những ảnh hưởng do thuốc gây ra (ADR) và do cách dùng thuốc (giảm liều, quá liều, ngừng điều trị ... )

3. Tác dụng phụ (TDP)

Là tác dụng không định trước của một chế phẩm thuốc xảy ra ở liều thường dùng ở người và liên quan đến đặc tính
dược lý của thuốc.

Như đã biết, tác dụng kháng cholinergic của các thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể gây ra các tác dụng phụ như khô
miệng, táo bón, bí tiểu tiện. Tuy nhiên, tác dụng phụ không hoàn toàn có hại mà trong một số trường hợp có thể có lợi
và trở thành tác dụng điều trị chính. Giả sử một bệnh nhân bị trầm cảm và hội chứng ruột kích thích gây tiêu chảy. Lúc
này, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng sẽ có lợi ích với tác dụng kháng cholinergic của thuốc ngoài tác dụng
chống trầm

1. Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định
ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện.

2. Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi
nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn. Trong phân tích VEN, các thuốc được phân
chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau:

a) Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để
phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.

b) Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý
quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện.

c) Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm
các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích
lâm sàng của thuốc.

3. Liều xác định trong ngày (DDD - Defined Dose Daily) là liều trung bình duy trì hàng ngày với chỉ định chính của một
thuốc.
105/2016/QH13
1. XÂY DỰNG các QUY ĐỊNH về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
2. XÂY DỰNG danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
3. XÂY DỰNG và THỰC HIỆN các hướng dẫn điều trị
4. XÁC ĐỊNH và PHÂN TÍCH các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
5. GIÁM SÁT phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị
6. THÔNG BÁO, KIỂM SOÁT thông tin về thuốc

You might also like