You are on page 1of 186

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

BÀI GIẢNG

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI


(Tài liệu lưu hành nội bộ)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021



LỜI NÓI ĐẦU

Môi trường và Con người có mối quan hệ qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.
Con người sử dụng các yếu tố trong môi trường tự nhiên nhằm phục vụ cho quá
trình sinh sống và phát triển của mình, như hít thở khí trời, uống nước, khai thác tài
nguyên thiên nhiên, v.v. Mỗi tác động của con người đến môi trường tự nhiên đều
có những phản hồi tương ứng. Sự gia tăng dân số và quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là nguyên nhân chính gây sự biến đổi về số lượng và chất lượng môi
trường, gây sức ép rất lớn đến môi trường tự nhiên, dẫn đến ô nhiễm và suy thoái
môi trường. Hiện nay trên toàn Trái Đất, con người đang phải hứng chịu và trả giá
cho các vấn đề môi trường như: biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất nóng lên, mực
nước biển dâng, hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng trầm trọng, sa mạc hóa ngày
càng tăng, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, xuất hiện nhiều dịch
bệnh mới, v.v. Các vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố thiết yếu cho cuộc
sống như bầu không khí trong lành để thở, nước sạch để uống, cũng như sinh kế của
con người.

Để khắc phục tình trạng trên, đã đến lúc con người cần thay đổi cách ứng xử
và hành động đối với môi trường. Con người cần có sự nhận thức đúng đắn và các
hành động cụ thể, nhằm bảo vệ môi trường, góp phần cho sự phát triển bền vững.
Việc đưa các nội dung về tác động qua qua lại giữa môi trường và con người vào hệ
thống giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cũng như thái độ của người dân đối với môi
trường tự nhiên đã được triển khai ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Môn học “Môi trường và Con người” được xây dựng cho sinh viên không thuộc
chuyên ngành Môi trường, tại trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Môn
học này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các thành phần môi
trường, vai trò của môi trường tự nhiên, tác động qua lại giữa môi trường và con
người, nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về môi trường, từ đó có góp phần
bảo vệ môi trường, lành mạnh hóa mối quan hệ giữa môi trường và con người, và
hướng đến phát triển bền vững.
Bài giảng môn học “Môi trường và Con người” gồm có 6 chương:
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Bảo vệ nguồn nước và nước sạch



- Chương 3: Chất lượng không khí và sức khỏe
- Chương 4. Rác thải và kinh tế tuần hoàn
- Chương 5. Bảo tồn cây xanh và động vật hoang dã
- Chương 6. Năng lượng sạch

Do kiến thức về lĩnh vực môi trường rất rộng, trong khuôn khổ một bài giảng
không thể đề cập đầy đủ hết, vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất
mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các bạn đọc để nhóm biên soạn cập nhật,
sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện bài giảng./.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm biên soạn



MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 
GIỚI THIỆU 
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI 
1.1.1. Định nghĩa Môi trường 
1.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường 
1.1.3. Một số khái niệm Môi trường cơ bản khác 
1.1.4. Con người và vị trí trong sinh giới 
1.1.5. Dân số và Môi trường 
1.1.6. Những vấn đề môi trường cấp bách 
1.2. SỐNG XANH 
1.2.1. Các khái niệm về Sống xanh 
1.2.2. Tiêu chí sống xanh 
1.2.3. Các bước tiếp cận lối sống xanh 
1.2.4. Các dự án và hoạt động 
1.2.5. Cư dân xanh IUH 
CHƯƠNG 2 
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC VÀ NƯỚC SẠCH 
2.1. NƯỚC LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN QUÝ GIÁ 
2.1.1. Một số khái niệm 
2.1.2. Tính chất của nước 
2.1.3. Sự phân bố của nước 
2.1.4. Các nguồn nước tự nhiên 
2.1.5. Vòng tuần hoàn của nước 
2.1.6. Vai trò của nước đối với đời sống con người 
2.2. HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM 
2.2.1. Nguồn tài nguyên nước của Việt Nam 
2.2.2. Những nguy cơ thiếu hụt nguồn nước 
2.3. CHẤT LƯỢNG NƯỚC 
2.3.1. Các yêu cầu về chất lượng nước 
2.3.2. Các thông số đánh giá chất lượng nước 
2.3.3. Ô nhiễm nguồn nước 

 

2.4. HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN NGUỒN NƯỚC 
2.4.1. Quy chuẩn chất lượng nước 
2.4.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước 
2.4.3. Các biện pháp bảo vệ và chống suy thoái nguồn nước 
CHƯƠNG 3 
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE 
3.1. KHÍ QUYỂN 
3.1.1. Cấu trúc các tầng của khí quyển 
3.1.2. Vai trò của khí quyển đối với đời sống trên trái đất 
3.2. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 
3.2.1. Vai trò của môi trường 
3.2.2. Thông số vật lý của không khí ẩm 
3.3. CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 
3.3.1. Khái niệm 
3.3.2. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm ứng dụng đánh giá nhanh chất lượng không
khí 
3.4. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 
3.4.1. Khái niệm 
3.4.2. Phân loại chất ô nhiễm không khí 
3.4.3. Các nguồn gốc ảnh hưởng đến chất lượng không khí 
3.5. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 
3.5.1. Ảnh hưởng của chất lượng không khí tới sức khỏe con người 
3.5.2. Ảnh hường lên cây trồng và các vật chất khác 
3.5.3. Một số vấn đề toàn cầu do ô nhiễm môi trường không khí 
3.6. BẢO VỆ SỨC KHỎE TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 
3.6.1. Đối với không khí trong nhà 
3.6.2. Đối với giao thông 
3.6.3. Đối với công nghiệp và xây dựng 
3.6.4. Đối với nông nghiệp 
CHƯƠNG 4 
RÁC THẢI VÀ KINH TẾ TUẦN HOÀN 
4.1. NGUỒN PHÁT SINH VÀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI 
4.1.1. Khái niệm 
4.1.2 Nguồn phát sinh và phân loại rác thải 



4.2. HIỆN TRẠNG RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM VÀ TP.HCM 
4.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải tại Việt Nam 
4.2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải tại Thành phố Hồ Chí Minh 
4.3. RÁC THẢI LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN 
4.3.1. Rác thải là nguồn tài nguyên 
4.3.2. Quản lý và xử lý rác thải 
4.4. KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ SẢN XUẤT XANH 
4.4.1. Kinh tế tuần hoàn 
4.4.2. Sản xuất xanh 
CHƯƠNG 5 
BẢO VỆ CÂY XANH VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 
5.1. CÂY XANH VÀ CON NGƯỜI 
5.1.1. Khái niệm 
5.1.2. Đặc điểm 
5.1.3. Phân loại 
5.1.4. Vai trò của cây xanh 
5.1.5 Hiện trạng các loài thực vật ở Việt Nam: 
5.2. BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 
5.2.1. Phân loại Động vật 
5.2.2. Vai trò của động vật đối với đời sống con người 
5.2.3. Vai trò của động vật hoang dã 
5.2.4 Bảo tồn động vật hoang dã 
5.2.5 Hoạt động bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam: 
5.3. DỊCH BỆNH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 
5.3.1. Bệnh truyền nhiễm 
5.3.2. Tác nhân truyền bệnh 
5.3.3. Đặc điểm sinh học của một số tác nhân truyền bệnh chính ở Việt Nam 
5.3.4. Đặc điểm của một số bệnh chính do tác nhân truyền bệnh ở Việt Nam 
5.3.5. Các biện pháp kiểm soát tác nhân truyền bệnh 
CHƯƠNG 6 
NĂNG LƯỢNG SẠCH 
6.1. TỔNG QUAN CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG 
6.1.1 Khái niệm 
6.1.2. Phân loại 


6.1.3 Năng lượng không tái tạo 
6.1.4 Lịch sử sử dụng năng lượng trên thế giới 
6.1.5 Mối liên quan việc sử dụng năng lượng và các vấn đề môi trường toàn cầu 
6.2. NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO 
6.2.1. Năng lượng mặt trời 
6.2.2. Năng lượng sinh khối 
6.2.3. Năng lượng gió 
6.2.4. Năng lượng đại dương 
6.2.5. Năng lượng địa nhiệt 
6.3. TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM 
6.3.1 Tài nguyên phát triển điện gió 
6.3.2. Tài nguyên điện mặt trời 
6.3.3. Tài nguyên năng lượng sinh khối 
6.3.4. Điện rác: Biện pháp trong xử lý rác hiện nay 
6.4. KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG 
6.4.1. Giải pháp kỹ thuật: Nâng cao hiệu suất thiết bị 
6.4.2. Giải pháp con người 
6.4.3. Giải pháp chiến lược: chính sách năng lượng 



Bài giảng Môi trường và con người 

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU


1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

1.1.1. Định nghĩa Môi trường


Theo khoản 1 Điều 3 luật Bảo vệ Môi trường (2020) có định nghĩa Môi trường
như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn
tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.”
“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến
môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải
thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học
và ứng phó với biến đổi khí hậu.” (Khoản 2 Điều 3 luật Bảo vệ Môi trường 2020)
“Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước,
không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác” (Khoản 3 Điều
3 luật Bảo vệ Môi trường 2020)

1.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường


Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có 4 chức
năng chủ yếu được mô tả khái quát như sau:
(1)- Cung cấp không gian sống, bao gồm nơi ở, sinh hoạt, sản xuất và các cảnh
quan thiên nhiên, văn hoá cần thiết cho đời sống con người và sinh vật;
(2)- Chứa đựng và cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động sống và sản
xuất;
(3)- Tiếp nhận, chứa và phân huỷ chất thải;
(4)- Ghi chép, cất giữ các nguồn thông tin như: lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá
của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người; các tín
hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ, các nguồn thông tin di truyền,...
Các chức năng trên của môi trường đều có giới hạn và có điều kiện, đòi hỏi việc
khai thác chúng phải thận trọng và có cơ sở khoa học. Mặc dù các chức năng của môi


Bài giảng Môi trường và con người 

trường rất đa dạng, nhưng không song hành đồng thời, khai thác một chức năng sẽ có
thể làm mất khả năng khai thác các chức năng còn lại. Lợi nhuận mà các chức năng trên
cung cấp cũng không như nhau và thay đổi theo thời gian, theo tiến trình phát triển của
xã hội loài người.

1.1.3. Một số khái niệm Môi trường cơ bản khác


Suy thoái môi trường
Là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên (Khoản 13 Điều 3 Luật Bảo vệ môi
trường năm 2020)
Một thành phần môi trường khi bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:
i) Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường
đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần
môi trường và ngược lại. Ví dụ: số lượng động vật hoang dã bị suy giảm do săn bắt quá
mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ kéo theo sự suy giảm về chất lượng của đa dạng
sinh học;
ii) Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật. Nghĩa là
sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người hoặc gây
những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xóa mòn đất, sạt lở đất ... thì mới con thành phần môi
trường đó bị suy thoái.
Số lượng và chất lượng các thành phần môi trường có thể bị thay thế do nhiều
nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường,
làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, công cụ, phương
pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật...
Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi trường,
suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cấp
độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác
định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng như dựa vào số
lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu hủy so với trử lượng của nó.
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành



Bài giảng Môi trường và con người 

phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi
trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. (Khoản 12
Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Ô nhiễm môi trường là yếu tố có thể định lượng được qua
- Yếu tố vật lý : bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt, điện, từ trường, phóng xạ;
- Yếu tố hoá học : các chất khí, lỏng và rắn;
- Yếu tố sinh học : vi trùng, ký sinh trùng, virut
Tổ hợp các yếu tố trên có thể làm tăng mức độ ô nhiễm lên rất nhiều.
Các tác nhân gây ô nhiễm xuất phát từ nguồn ô nhiễm, lan truyền theo các đường:
nước mặt, nước ngầm, không khí, theo các vecto trung gian truyền bệnh (côn trùng, vật
nuôi), người bị nhiễm bệnh, thức ăn (của người hoặc động vật).

Hình 1.1. Mô hình ô nhiễm "yếu tố A” trong hệ thống môi trường


Ví dụ:
Tác nhân gây ô nhiễm nước như các yếu tố vật lý (pH, độ màu, độ đục, chất rắn
tổng số - gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hoà tan. độ dẫn điện, độ axit, độ kiềm, độ
cứng); các yếu tố hoá học (DO, BOD, COD, NH4+, NO3-, NO2-, P, CO2, SO22-, Cl-,
các hợp chất phenol, hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV), lignin, kim loại năng),…
Các vụ ô nhiễm môi trường nước: ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây
ra, Công ty Vedan xã thải trực tiếp ra sông Thị Vãi (năm 2008) gây ô nhiễm nguồn nước
sông.
Sự cố môi trường
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc
do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng



Bài giảng Môi trường và con người 

(Khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)


Các sự cố có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân sinh, nhưng thường là do phối
hợp cả hai kiểu nguồn gốc đó, vì chính các quá trình nhân sinh thường đóng góp đáng
kể vào sự cố thông qua việc làm thay đổi tính nhạy cảm tai biến của cộng đồng.
Các sự cố có thể gồm loại cấp diễn - xảy ra nhanh, mạnh và đột ngột như động
đất, cháy rừng, lũ lụt... và loại trường diễn - xảy ra chậm chạp, trường kỳ, từ từ như
nhiễm mặn, sa mạc hoá,... Các sự cố cấp diễn thường nhanh chóng kết thúc và được xen
kẽ bằng một khoảng thời gian dài bình yên không sự cố. Trong khi đó, các sự cố trường
diễn thường diễn ra liên tục, trường kỳ.
Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
- Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa
axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản
xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng.
- Sự cố trong tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập
hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc
hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất,
tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

1.1.4. Con người và vị trí trong sinh giới


Có thể nói con người hiện đại (Homo sapiens) là nấc thang tiến hóa cao nhất của
sinh giới. Con người thuộc bộ linh trưởng (Primates). 98% vật liệu di truyền của chúng
ta tương tự như của tinh tinh, chỉ 2 % là sai khác tạo cho chúng ta thế đứng thẳng và bộ
óc lớn hơn.
Người vượn sớm nhất thuộc giống Australopithecus xuất hiện ở Châu Phi khoảng
5 triệu năm trước. Nhờ có sự phát triển của bộ não, kéo theo việc bắt đầu biết cách sử
dụng các công cụ lao động nên giống Australopithecus tiến hóa dần thành dạng khởi
đầu của con người thuộc giống Homo.
Sống dưới đất, phương thức kiếm ăn đã giúp cho con người đứng thẳng, chi trước
biến đổi thành tay linh hoạt, có khả năng cầm nắm mọi vật thay cho hàm. Việc khai thác


Bài giảng Môi trường và con người 

và chế biến thức ăn tinh và gia tăng khả năng cầm nắm đã làm cho xương hàm ngày
một rút ngắn. Bộ não ngày một phát triển, trán dô ra, bộ sườn khép gọn, khung xương
chậu hẹp lại để thích nghi với lối đứng thẳng… đã tạo nên dạng cân đối và dáng đẹp
của con người.
Yếu tố khí hậu, yếu tố địa hóa đã để lại trên con người những dấu ấn mạnh mẽ, đó
là vóc dáng người, màu da.
Con người ra đời là thành viên mới của hệ sinh thái, song có một vị trí đặc biệt
khác xa so với những loài động vật. Vị trí độc tôn này được tạo nên bởi 2 tính chất quy
định bản chất con người; đó là bản chất “sinh vật” được kế thừa và phát triển hoàn hảo
hơn bất kỳ loài sinh vật nào và bản chất “văn hóa”. Bản chất sinh vật và bản chất văn
hóa phát triển song song. Con người khai thác nguồn thức ăn, nước uống, khí thở… từ
thiên nhiên, chế tác ra các công cụ lao động, sử dụng vật liệu để may mặc, làm nơi ở;
sử dụng năng lượng để giảm nhẹ hao phí sức lực cơ bắp, tăng hiệu quả lao động. Con
người không chỉ khai thác mà còn cải tạo thiên nhiên, biến các cảnh quan tự nhiên thành
các cảnh quan văn hóa.

1.1.5. Dân số và Môi trường


Dân số trên thế giới hiện nay (2020) đang tăng với tốc độ khoảng 1,05%/năm
(giảm từ 1,08% vào năm 2019), Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt đỉnh điểm vào cuối
những năm 1960, khi nó ở mức trên 2%. Thế giới mất 39 năm (1960 - 1999) để tăng
dân số từ 3 tỷ lên 6 tỷ, nhưng chỉ mất 12 năm (1987 - 1999) để tạo ra tỷ người thứ 6.
Có tới 90% dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển, nơi mà các quốc gia ít có
khả năng giải quyết các hệ quả do gia tăng dân số đối với việc gây ô nhiễm và suy thoái
môi trường. Ưu tiên trước hết của các nước đang phát triển là nuôi dưỡng bộ phận dân
số ngày càng gia tăng chứ không đủ sức chăm lo đến môi trường.



Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 1.2. Biểu đồ tốc độ tăng dân số Thế Giới


(Nguồn: https://danso.org/dan-so-the-gioi/)

Tuy nhiên, tác động xấu đến môi trường do đông dân và nghèo đói chưa phải là
toàn bộ tác động của vấn đề dân số. Tiêu dùng quá mức của dân cư các nước công
nghiệp cũng là một mặt quan trọng của vấn đề này. Chính những nước này đã tạo ra
hình mẫu của một xã hội tiêu thụ. Một người Mỹ trung bình tiêu thụ nguyên liệu và
năng lượng gấp 17-20 lần một người Nam Á và xả thải bằng lượng xả thải của 25 người
Trung Quốc. Người ta tính được chỉ riêng cộng đồng Châu Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô cũ
đã phát xả khoảng 45% tồng lượng khí nhà kính toàn cầu.
Như vậy, tác động của dân số tới môi trường, ngoài số dân, còn phản ánh mức tiêu
thụ trên đầu người và trình độ công nghệ.
I = P.C.T
trong đó : I : Tác động của dân số lên môi trường;
P : Số dân ;
C : Tiêu thụ tài nguyên bình quân trên đầu người
T : Công nghệ (quyết định mức tác động của mỗi đơn vị tài nguyên được tiêu thụ).
Tác động của dân số đến môi trường còn phụ thuộc rất nhiều vào các quá trình
động lực dân cư : du cư, di cư, di dân, tái định cư, tỵ nạn... Bản tính của con người là di
chuyển và chính quá trình di chuyển đó đã làm gia tăng tác động của dân số lên môi
trường.


Bài giảng Môi trường và con người 

Các nước công nghiệp phát triển, tỉ lệ gia tăng 0,5%/năm.


Đa số các nước nghèo có tỉ lệ gia tăng cao hơn 2,0 %/năm. Do đó, đa số người
tăng thêm là ở các quốc gia đang phát triển vốn đã quá đông dân.
Dân số một số nước châu Âu đang giảm đi do số người chết nhiều hơn số người
được sinh ra.
Hệ quả của bùng nổ dân số
Làm giảm thiểu sự đa dạng sinh học: sự đô thị hóa và đã tàn phá các thảm thực
vật rừng, làm mất nơi cư trú của của các động vật hoang dã.
Làm gián đọan Chu trình vật chất: Vì chất thải do con người không được phân
hủy, khoáng hóa bởi các sinh vật phân hủy do các sinh vật này bị ngăn cản bởi các chất
ô nhiễm rất độc hại (các hóa chất: thuốc trừ sâu. Bệnh, axít, kiềm làm giảm số lượng
sinh vật phân hủy trong đất).
Tạo ra vô số các chất không thể phân hủy sinh học được (ni lon, than đá, đá, thủy
tinh, vào môi trường đất, nước; Khí mê tan, cacbonic thải vào không khí trong qúa trình
khai thác mỏ, than bùn), tích tụ trong khí quyển, thủy quyển và đất, gây xáo trộn cho sự
hoạt động của các hệ sinh thái. Sự tích tụ chất thải không tái sinh trong nhiều sinh cảnh
gây ra 1 sự đảo lộn các chu trình sinh-địa-hóa trong tự nhiên.
Việc sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch đã làm thay đổi đáng kể các chu trình
carbon và lưu huỳnh, và thay đổi cả chu trình đạm.

1.1.6. Những vấn đề môi trường cấp bách


Môi trường là nơi con người sinh sống và hoạt động, cũng là nguồn cung cấp tất
cả các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho con người tồn tại và phát triển. Các vấn đề
môi trường có thể chia thành hai vấn đề lớn: Một là vấn đề môi trường do nhân tố tự
nhiên tự phá hủy và ô nhiễm gây nên. Ví dụ các tai họa thiên nhiên như: núi lửa, động
đất, bão, sóng thần, thủng tầng ozon, mưa axit, sa mạc hóa, các dịch bệnh do các nhân
tố môi trường tự nhiên. Một vấn đề khác là vấn đề ô nhiễm môi trường và sự phá hủy
môi trường sinh thái tự nhiên do con người gây ra. Các vật thể ô nhiễm trong môi trường
(hoặc các nhân tố ô nhiễm) do con người gây ra trong quá trình sản xuất và hoạt động
vượt quá mức độ cho phép làm cho môi trường bị tàn phá và ô nhiễm; Con người khai
thác tài nguyên thiên nhiên vượt quá mức độ, làm cho chất lượng môi trường sinh thái
ngày càng xấu đi hoặc gây hiện tượng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, những vấn đề
này đều là vấn đề môi trường do con người tạo nên


Bài giảng Môi trường và con người 

Hiện nay, các vấn đề môi trường mà loài người đang phải đối mặt ngày càng trở
nên nghiêm trọng. Không có một quốc gia hay một khu vực nào có thể thoát khỏi thảm
họa và sức tàn phá của nó, nó uy hiếp trực tiếp đến môi trường sinh thái cũng như sức
khỏe và sự sinh tồn của các thế hệ con cháu chúng ta. Vì vậy chúng ta vẫn kêu gọi “chỉ
có một trái đất”, “một khi con người văn minh phá hủy môi trường sinh tồn của mình
thì sẽ buột phải rời đi hoặc diệt vong” để nhấn mạnh việc phải bảo vệ môi trường sống
của nhân loại.
Nguyên nhân căn bản dẫn đến các vấn đề về môi trường là do sự phát triển của
kinh tế, xã hội. Cụ thể có thể nói khái quát thành một số phương diện như sau
1.1.6.1. Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với mức trung bình và/hoặc
dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gia dài (thường là vài thập kỷ hoặc
dài hơn).
Con người đang tạo ra sự biến đổi khí hậu bằng cách đốt một lượng lớn nhiên liệu
hóa thạch (than, dầu, khí tự nhiên), phá rừng (khi rừng bị chặt hoặc đốt, chúng không
còn có thể lưu trữ carbon và carbon được thải ra khí quyển).
Sự nóng lên toàn cầu
Trái đất đã nóng lên với tốc độ chưa từng thấy trong hàng trăm năm qua và đặc
biệt là trong hai thập kỷ qua. Theo những thống kê từ các dự án mô hình khí hậu của ủy
ban Liên minh chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC, nhiệt độ trung bình của Trái Đất
trong thế kỷ XIX đã tăng 0,8oC và tăng chủ yếu từ khi thế giới bước vào kỷ nguyên
công nghiệp. Ở giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950, nguyên nhân chủ yếu làm
tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất là hoạt động núi lửa tuy nhiên sau đó có hiện
tượng lạnh đi. Sự tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất diễn ra mạnh mẽ từ giữa thế kỷ
XX với mức tăng là 0,6oC khi các hoạt động công nghiệp phát triển, nạn chặt phá rừng
tràn lan gây hủy hoại môi trường tự nhiên. Các nhà khoa học dự đoán nhiệt độ trung
bình của Trái Đất trong suốt thể kỷ XXI sẽ tăng từ 1,1 đến 6,4oC. (Chi tiết sẽ được nêu
tại chương Chất lượng không khí và sức khỏe)
Hiệu ứng nhà kính
Nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng Mặt trời
đến bề mặt Trái đất và năng lượng bức xạ của Trái đất vào khoảng không gian giữa các
hành tinh. “Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với


Bài giảng Môi trường và con người 

không gian xung quanh, dẫn đến nhiệt độ khí quyển Trái đất tăng lên. Hiện tượng này
diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính”.
Sự nóng lên của toàn cầu chính là ảnh hưởng trực tiếp mà hiệu ứng nhà kính mang
lại. CO2 hấp thụ các bước sóng bức xạ mặt trời gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc
trong tự nhiên do quá trình hoạt động của núi lửa, cháy rừng,… được cân bằng qua quá
trình quang hợp của cây xanh. Tuy nhiên sự tác động của con người, môi trường thiên
nhiên bị hủy hoại đã dẫn đến sự mất cân bằng. Khí thải công nghiệp chứa CO2 tích tụ
với lượng lớn trong bầu khí quyển làm cho hiệu ứng nhà kính diễn ra ngày càng mạnh
mẽ.
Hiện nay hiệu ứng nhà kính làm thay đổi môi trường, sự nóng lên toàn cầu đã làm
biến đổi khí hậu tại nhiều nơi trên thế giới, nếu tiếp diễn, một số vùng sẽ có lượng mưa
lớn hơn tuy nhiên sau đó sẽ trở nên nóng và khô hạn hơn. Bên cạnh đó các cơn bão sẽ
có sự giảm về số lượng nhưng cường độ và mức độ tàn phá sẽ ngày càng mạnh mẽ.
Để tránh đối mặt với nguy cơ hủy diệt, con người cần phải có những biện pháp
kịp thời để bảo vệ môi trường sống, và một trong những biện pháp đó là cắt giảm lượng
khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính.
(Chi tiết sẽ được nêu tại chương Chất lượng không khí và sức khỏe)
1.1.6.2. Thủng tầng ozon

Tầng ozon ở độ cao 25 km (trong tầng bình lưu), với nồng độ khoảng 5-10 ppm.
Tầng này có tác dụng bảo vệ cho mọi sinh vật tránh khỏi tai họa do bức xạ của tia tử
ngoại nên nếu bị suy giảm thì sẽ gây ra thảm họa đối với mọi hệ sinh thái trên trái đất.
Tầng ozon bị suy giảm là do các khí thải vào bầu khí quyển có sự hiện diện của
khí trơ. Dưới tác dụng của tia hồng ngoại chúng phân ly thành các nguyên tử tự do. Các
nguyên tử này sẽ tạo nên phản ứng với ozon và biến ozon thành oxy. Tầng ozon phải
trải qua hàng tỷ năm mới dần được hình thành, nhưng ngày nay nó đang bị các hoạt
động của con người phá hủy, và đã trở thành mối quan tâm toàn cầu.
Ngoài chất CFC, một số “thủ phạm tích cực” nữa cũng góp phần vào quá trình
này, đó chính là khói bụi và các chất thải công nghiệp do con người thải ra, đặc biệt là
khí NOx, CO2… Những chất thải này đang ngày càng tăng lên trong bầu khí quyển và
phá hoại nghiêm trọng tầng ozon. Ảnh hưởng này ngày càng nghiêm trọng hơn khi quá
trình công nghiệp hóa ở các nước đang diễn ra mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc sản xuất
công nghiệp cũng tăng lên nhanh và thải ra nhiều khí thải hơn.


Bài giảng Môi trường và con người 

1.1.6.3. Mưa axit

Rất nhiều nguồn ô nhiễm tự nhiên hoặc nhân tạo đưa vào khí quyển dạng khí mang
tính axit như SO2, NOx, HCl... Trong quá trình tạo mưa, các axit này phản ứng với hơi
nước trong khí quyển sinh ra các axit như H2SO4, H2SO3, HNO3. Bình thường, nước
mưa đều có tính axit nhẹ, độ pH ở mức trên 5,6; điều này là do sau khi nước mưa bị hòa
lẫn một phần CO2 trong không khí, một phần tạo nên axit cacbon tính axit nhẹ. Tuy
nhiên, trong quá trình đốt than và dầu mỏ đã thải ra một lượng lớn SO2 và với hơi nước
trong không khí, hình thành axit sunfuric và axit nitric, khiến cho tính axit trong nước
mưa lớn hơn, độ pH nhỏ đi, nước mưa có độ pH nhỏ hơn 5,6 khiến tính axit mạnh lên
rất nhiều.
Mưa axit là một loại ô nhiễm có thể gây ra nhiều thiệt hại cho các hệ sinh thái,
cuộc sống cũng như sức khỏe con người.
1.1.6.4. Sa mạc hóa

Sa mạc hóa hay hoang mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô
cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu. Khuynh hướng sa mạc hóa gần
đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới vì áp lực dân số và nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi.
(theo wikipedia). Ảnh hưởng lớn nhất của nạn sa mạc hóa là nét đa dạng sinh thái và
năng suất đất đai kém đi. Sa mạc hóa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau liên quan
đến khí hậu, đất đai, địa hình, địa chất, thảm thực vật, áp lực của con người, và quản lý
đất và nước.
1.1.6.5. An ninh lương thực - thực phẩm

Thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Tuỳ vào trọng lượng cơ
thể và các hoạt động về thể lực mà cơ thể con người cần khoảng 1000 - 2000 calo năng
lượng mỗi ngày. Thực phẩm cũng cung cấp các vitamin và các chất vi lượng, nếu không
có các chất này, con người cũng sẽ mắc một số bệnh thiếu hụt.
Việc suy thoái đất và cạn kiệt các nguồn nước một cách nhanh chóng cũng tạo ra
mối đe doạ nguy hiểm đối với việc sản xuất lương thực trong tương lai. Mặc dù sản xuất
lương thực trên thế giới tính trên đầu người gia tăng và năng suất cũng tăng nhưng nạn
đói và suy dinh dưỡng vẫn xảy ra phổ biến.



Bài giảng Môi trường và con người 

1.2. SỐNG XANH

1.2.1. Các khái niệm về Sống xanh


Những điều công dân Việt Nam nói chung và sinh viên IUH nói riêng cần biết về
những nguyên tắc bảo vệ môi trường, những hành vi bị nghiêm cấm được nêu rõ ở điều
4, 6 trong luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020.
Một số vấn đề liên quan đến sống xanh
Giảm phát thải nhựa
Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc năm 2018, mỗi phút
thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, mỗi năm có 500 tỷ túi nilon được sử dụng. Trong 50
năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong
20 năm tới. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải nhựa và túi
nilon ở Việt Nam hiện ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt,
xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Tính riêng các loại túi nilon, ước tính mỗi năm Việt Nam sử
dụng và thải bỏ khoảng hơn 30 tỷ túi/năm. Ở các đô thị, lượng túi nilon được tiêu thụ
trung bình khoảng 10,48 - 52,4 tấn/ngày, riêng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon thải ra môi trường.
Trong số này, chỉ khoảng 17% số túi nilon được thường xuyên tái sử dụng, số còn lại
đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Nếu tính chỉ số sản phẩm nhựa trên đầu người, đến
nay là trên 41 kg/người/năm, trong khi chỉ số này năm 1990 là 3,8 kg/người/năm.
Do sự tiện lợi cùng giá thành hợp lý, nhựa và những vật dụng làm từ nhựa đã trở
nên rất thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Với lượng thải bỏ rất lớn
cùng thời gian phân hủy lâu trong tự nhiên gây nên một gánh nặng lớn cho môi trường.
Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lý, hạn chế rác thải nhựa dùng một lần đang được ngày
càng lan rộng trong cộng đồng. Dưới đây là một số gợi ý góp phần chung tay vào việc
giảm phát thải nhựa
1 Từ chối ống hút nhựa, ly nhựa dùng một lần, túi ni long, trang bị cho bản thân
vật dụng cá nhân khi sử dụng dịch vụ;
2 Sử dụng áo mưa dùng nhiều lần thay cho áo mưa tiện lợi, một lần;
3 Tái sử dụng, tái chế nhựa nếu có thể;
4 Vứt rác đúng chỗ;



Bài giảng Môi trường và con người 

Giảm phát thải CO2


Cho đến hiện tại, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, một trong những nguyên
nhân lớn gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu, ngoai nguyên nhân tự nhiên, là từ những hoạt
động của con người, mà phát sinh lớn chủ yếu từ việc con người khai thác và sử dụng
quá mức các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt, làm phát thải khí
ra CO2, cũng như việc mất đi nguồn hấp thụ khí CO2 tự nhiên từ việc khai thác, phá
hủy rừng, các thảm thực vật bừa bãi như hiện nay… Hậu quả của việc biến đổi khí hậu
dễ thấy rõ nhất là hiện tượng nóng lên của toàn cầu diễn ra nhanh hơn so với tự nhiên.
Vì vậy, việc cần có những hành động kịp thời nhằm giảm phát thải CO2 là điều trở nên
cấp bách không chỉ đối với đất nước ta, mà còn là một trong những vấn đề được đưa ra
giải quyết hàng đầu tại những hội nghị quốc tế cấp cao hiện nay. Có rất nhiều giải pháp
được đưa ra hiện nay từ việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phát triển năng
lượng mới (năng lượng xanh), năng lượng tái tạo, thay đổi công nghệ mới hiệu suất cao,
thu giữ và lưu trữ các-bon hoặc tăng cường việc hấp thụ CO2 thông qua việc trồng
rừng…
Một trong những đàm phán quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu nổi
tiếng nhất có thể kể đến là “Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu”
(UNFCCC). Vào năm 1992 tại Rio de Janeiro - Brazil, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất
về môi trường và phát triển đã đưa ra Công ước trên đến nay đã có 197 Bên tham gia
với mục tiêu cao cả là giữ cho nhiệt độ khí quyển của Trái Đất tăng không quá 20C vào
cuối Thế kỷ 21.
Khái niệm về sống xanh
Theo cơ quan bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) “Sống xanh có nghĩa là đưa ra những
lựa chọn bền vững về những gì chúng ta ăn, cách chúng ta đi du lịch, những gì chúng
ta mua và cách chúng ta sử dụng và thải bỏ nó. Chúng ta có thể thực hiện tính bền vững
trong thực tiễn nơi làm việc và bằng cách phủ xanh các tòa nhà chúng ta sinh sống. Lựa
chọn hàng ngày của chúng ta có thể tạo ra một lối sống bền vững, an toàn và thân thiện
với môi trường.” Sống xanh có liên quan đến môi trường và tác động của chúng ta đến
Trái đất. Đây là một triết lý công nhận mối quan hệ của con người với môi trường xung
quanh. Sống xanh có thể khiến chúng ta bất tiện và tốn nhiều thời gian hơn, tuy nhiên
nó mang lại nhiều hơn cho con người về an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường một
cách bền vững. Thái độ và lối sống xanh quyết định chất lượng cuộc sống và môi trường
sống xung quanh chúng ta.



Bài giảng Môi trường và con người 

Mục tiêu của Sống Xanh


Mục tiêu sống xanh là tận dụng mọi thứ có nguồn gốc từ tự nhiên một cách bền
vững nhất. Sống xanh có thể hiểu một cách tổng quát rằng:
 Mỗi lựa chọn không chỉ ảnh hưởng đến người trực tiếp đưa ra lựa chọn mà còn
ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở khắp mọi nơi;
 Mỗi lựa chọn không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương
lai;
 Không phải là “Cứu lấy hành tinh này” hay “cứu lấy môi trường” mà thực sự
là cứu lấy chính chúng ta, trong việc lựa chọn thay đổi hay không để phù hợp
dần hơn với lối sống xanh.

1.2.2. Tiêu chí sống xanh


1 Cuộc sống kết hợp với sản phẩm thân thiện với môi trường

Sản phẩm thân thiện với môi trường


Hiện nay, để góp phần vào phát triển bền vững, việc kêu gọi sử dụng các sản phẩm
thân thiện môi trường đã dần trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên,
sản phẩm thế nào thì được công nhận là một sản phẩm thân thiện với môi trường, những
tiêu chí nào dùng để đanh giá nhanh cho người tiêu dùng khi chọn lựa một sản phẩm
thân thiện môi trường để sử dụng, ủng hộ.
Theo nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật BVMT 2014 (Nghị định số 19/2015/NĐ-CP) có đưa ra định nghĩa sản
phẩm thân thiện với môi trường tại Điều 3, khoản 9. Theo đó, “sản phẩm thân thiện với
môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn
sinh thái”. Theo định nghĩa này, một sản phẩm được xác định là sản phẩm thân thiện
với môi trường khi đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh
thái. Tiêu chí “đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái” là tiêu chí cần và tiêu chí “được
chứng nhận nhãn sinh thái” là tiêu chí đủ để một sản phẩm được xác định là sản phẩm
thân thiện với môi trường.
Nhận dạng và lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường
Cách 1: dựa vào dán nhãn Eco sản phẩm Việt Nam và một số nước



Bài giảng Môi trường và con người 

Quốc gia Tên nhãn Logo nhãn nhận dạng

Việt Nam Vietnam Green Label

Australia Good Environmental Choice Australia

Web: http://geca.eco/

China (CEC) China Environmental Labelling

China (CQC) China Environmentally Friendly


Certification

European Union EU Ecolabel

Germany The Blue Angel Eco-Label

Japan Eco Mark Program

Thailand Green Label: Thailand

United States EPEAT

Korea Korean Eco-Label Program

Tham khảo thêm một số nước khác tại: https://globalecolabelling.net/eco/green-


certification-by-country/



Bài giảng Môi trường và con người 

Cách 2: Đối với sản phẩm chưa đăng kí qua dán nhãn có thể dựa vào gốc độ xã
hội và môi trường như một sản phẩm được xem là sản phẩm thân thiện với môi trường
nếu đáp ứng 1 trong 4 tiêu chí:
 Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường; (vật liệu dễ phân
hủy tự nhiên…)
 Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đối với môi trường và sức khỏe con
người, thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống;
 Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải,
sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì);
 Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe con
người.
2 Sống tối giản và khỏe mạnh

Sống tối giản:


Sasaki Fumio sinh năm 1979 tại tỉnh Kagawa, tốt nghiệp Đại học Waseda chuyên
ngành giáo dục. Trước đây, anh từng sống trong căn phòng chất đầy đồ đạc, lộn xộn,
bẩn thỉu. Từ năm 2010, anh bắt đầu theo lối sống tối giản. Năm 2014, anh cộng tác với
Numahata Naoki – giám đốc sáng tạo, lập nên trang web dành cho người sống tối giản
có tên: Minimal & ism less is future, và “Lối sống tối giản của người Nhật” – là quyển
sách đầu tay khá nổi tiếng của anh về một tư duy, lối sống mới này. Trong quyển sách
này tác giả đưa ra 55 quy tắc vứt bỏ những đồ đạc không thật sự cần thiết, trả lại một
không gian sống tối giản, để cảm nhận hạnh phúc. Vậy sống tối giản có liên hệ thế nào
với Sống xanh với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Đó chính là việc sử dụng ít
những đồ đạc không cần thiết, bỏ bớt thói quen mua sắm tùy hứng sau đó vứt xó lâu
ngày không dùng tới, sẽ giúp giảm bớt gánh nặng sản xuất, giảm thiểu phát sinh CO2
và điều cuối cùng là giảm thiểu rác thải không cần thiết ra môi trường
Sống khỏe mạnh: Lựa chọn thực phẩm thông minh, ăn uống lành mạnh và những
góp phần bảo vệ môi trường. Một số gợi ý cho việc sống khỏe mạnh, bảo vệ môi
trường

 Ăn nhiều thực phẩm xanh cải thiện sức khỏe, giảm lượng khí thải cacbon ra
môi trường



Bài giảng Môi trường và con người 

 Hạn chế sử dụng dầu, giúp bảo vệ sức khỏe, và giảm thiểu lượng thải bỏ ra môi
trường
 Chọn ăn rau củ quả theo mùa
3 Du lịch bền vững

Những bước chuẩn bị cho du lịch bền vững:


 Chuẩn bị hành lý cá nhân: tự mang vật dụng và sản phẩm chăm sóc cơ thể từ
dầu gội, sữa tắm đến bàn chải và lược. Vì các vật dụng này tại khách sạn thường
là đồ sử dụng 1 lần và được làm bằng nhựa;
 Tự mang hộp, cốc, ống hút cá nhân để hạn chế phát sinh rác thải dùng một lần
trong quá trình trải nghiệm ẩm thực tại các vung đất mới;
 Lựa chọn các địa điểm và mô hình du lịch thân thiện, không bóc lột sức lao động
trẻ em, động vật hay làm suy thoai văn hóa bản địa;
 Chọn phương thức di chuyển phù hợp, ưu tiện phương tiện công cộng, phương
tiện ít xả thải ra môi trường.
4 Ủng hộ các hoạt động bảo vệ môi trường quanh mình
5 Sống văn minh
 Đạo đức sống đúng mực;
 Hành xử văn minh tham gia mạng xã hội;
 Chọn lọc, tiếp nhận và chia sẽ thông tin có trách nhiệm.

1.2.3. Các bước tiếp cận lối sống xanh


1 Thói quen ăn uống và thực phẩm

Một số gợi ý cho cuộc sống hằng ngày:


 Hạn chế lãng phí thức ăn
 Chọn ăn rau củ quả theo mùa
 Chế độ ăn uống cân bằng giữa các nhóm
 Bảo quản thức ăn khoa học
 Hạn chế sử dụng sản phẩm từ dầu cọ
2 Đời sống hằng ngày (tại gia đình)



Bài giảng Môi trường và con người 

Một số gợi ý cho cuộc sống hằng ngày:


Hạn chế sử dụng sản phẩm dùng 1 lần, thay thế một số sản phẩm nhựa trong gia
đinh (bàn chải tre)
Sử dụng một mỹ phẩm, dầu gội thân thiện với môi trường, ko thử nghiệm động
vật
Tiết kiệm nước, điện (hạn chế mở đèn vào ban ngày, điều hòa khi không thật sự
cần thiết)
 Phân loại rác đúng cách
 Làm phân compost
 Sử dụng sách điện tử
3 Đời sống hằng ngày (các hoạt động bên ngoài)

Một số gợi ý cho cuộc sống hằng ngày:


 Sử dụng chai của tôi (mang theo chai cốc của mình để hạn chế sử dụng nhựa 1
lần bị động)
 Sử dụng phương tiện công cộng
 Chuẩn bị và mang theo bữa trưa của mình nếu có thể
 Mang theo khăn tay cá nhân, khăn lau (xe)…
4 Thói quen mua sắm mới

Một số gợi ý cho cuộc sống hằng ngày:


 Mang theo túi mua sắm, từ chối túi mua sắm và túi nhỏ khi không thật sự cần
thiết
 Mua theo đơn vị lớn hơn có thể
 Hạn chế mua quần áo thời trang nhanh
 Thử nghiệm với quần áo cũ, không phải quần áo mới, trao đổi hoặc tặng đồ đạc
đã cũ không còn muốn sử dụng,
 Kem chống nắng, mỹ phẩm thân thiện môi trường, san hô
5 Theo dõi sự thay đổi bản thân từng ngày thích ứng với lối Sống xanh

Bước 1: Thiết lập mục tiêu sự thay đổi bản than



Bài giảng Môi trường và con người 

Bước 2: Thực hiện và trao đổi với bạn bè

Bước 3: Thuyết phục người thân gia đình cùng tham gia

1.2.4. Các dự án và hoạt động


1 Các dự án và hoạt động ở Việt Nam

Tham gia ủng hộ những hoạt động chung tay bảo vệ môi trường không những góp
phần tuyên truyền cho một cuộc sống bền vững, mà còn là một cơ hội cho bản thân tự
trải nghiệm về những hành động thực tế, ý nghĩa, bản thân cảm nhận rõ ràng sự thay
đổi tích cực, hình thanh thói quen Sống xanh một cách tự nhiên nhất.
Một số tổ chức với nhiều dự án và hoạt động về sống xanh ý nghĩa:
WildAct là một trong những tổ chức đẩy mạnh giáo dục chuyên sâu về bảo tồn
động vật qua những khóa tập huấn kiến thức cần thức. WildAct cũng là cầu nối các bạn
trẻ Việt Nam với những hội thảo quốc tế về động vật hoang dã thông qua những cuộc
thi có quy mô lớn. (http://www.wildact-vn.org/)
CHANGE là một tổ chức phi chính phủ với hoạt động “giải cứu môi trường”
thông qua những chiến dịch truyền thông sáng tạo, đầy màu sắc, phù hợp với những sở
thích của người trẻ như triển lãm, tổ chức vẽ tranh, xây dựng các viral clip thâm thuý
(http://www.changevn.org/)
Việt Nam Sạch và Xanh (VNSX) hướng đến các hoạt động nâng cao nhận thức
của người Việt Nam về tác hại của việc xả rác bừa bãi, đổ rác không đúng cách. Thông
qua hoạt động vệ sinh môi trường với các chương trình giáo dục và nâng cao hiểu biết
về rác thải (http://vietnamsachvaxanh.org/vi/)
Tham khảo thêm: https://vietcetera.com/vn/9-to-chuc-vi-moi-truong-ban-nen-tham-
gia-ngay

Một số dự án về sống xanh ở Việt Nam

Dự án GREENHAND nhằm mang đến những thay đổi nhỏ trong lối sống của chính
mình bằng các hành động thể hiện giá trị cộng đồng, tinh thần sống xanh, hạn chế rác
thải nhựa và cũng đầy giá trị nhân văn trong việc lan tỏa lối sống tích cực và bảo vệ môi
trường



Bài giảng Môi trường và con người 

Dự án “Hạnh phúc xanh”

“Hạnh phúc xanh” là dự án phát triển cộng đồng, thúc đẩy người dân trồng cây
nhằm: tăng mật độ cây xanh ở Việt Nam, tăng sự kết nối giữa con người và tự nhiên, sự
kết nối giữa con người và con người, từ đó mang lại sự bảo vệ và hạnh phúc cho mọi
người. Hạnh phúc xanh là một dự án trực thuộc Quỹ Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng Sống
bền vững, theo Quyết định số 2470/QĐ-BNV của Bộ Nội Vụ.

Dự án “ICHANGE Plastics”

Dự án ICHANGE Plastics được phát động để tuyên truyền và giải quyết các vấn đề
về nhựa dùng một lần, khuyến khích cộng đồng hành động và thay đổi thói quen.

2 Các hoạt động tại IESEM

Năm 2020 IESEM đã tổ chức cuộc thi Cư dân Xanh IUH nhằm khuyến khích các ý
tưởng về Bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phát huy lối
sống xanh trong cộng đồng sinh viên tại IUH. Hoạt động này đã thu hút được hơn 1000
người quan tâm và có hơn 80 dự án lọt qua vòng sơ loại và 9 dự án tham dự chung kết
với nhiều ý tưởng sáng tạo về bảo vệ môi trường của các bạn sinh viên IUH từ các
chuyên ngành khác nhau

Các dự án vào chung kết: dự án Thu gom và tái chế áo mưa cũ -Nhóm SỐNG
XANH; Tái chế que kem- đũa tre sử dụng 1 lần thành những vật dụng có ích -Nhóm
GREEN ENERY; Thời trang vì khí hậu -Nhóm WE CAN DO IT; Cuộc sống tối giản,
khỏe mạnh (hộp cơm mang theo) -Nhóm STAD; Sống xanh trong gia đình nhóm
BEGINNER; Thời trang tái chế FAS’T THE GREEN - Nhóm RB; Protect our planet-
Nhóm Flower; Xây dựng lối sống tối giản cho sinh viên ở trọ- Nhóm Hoa hướng dương;
Tái chế nhựa- Nhóm FLASH & Green planet

Một số hình ảnh về các hoạt động

Tham khảo thêm hình ảnh hoạt động tại: https://www.facebook.com/XanhIUH;


https://www.facebook.com/vienmoitruong


Bài giảng Môi trường và con người 

1.2.5. Cư dân xanh IUH


Project Cư dân xanh IUH

Mô tả về dự án: “Project Cư dân xanh IUH” là dự án về xây dựng ý thức bảo vệ


môi trường dành riêng cho thành viên IUH đã học qua môn “Môi trường và con người”.
Nhiệm vụ của sinh viên: thảo luận và xây dựng nền tảng cho dự án, xây dựng kế
hoạch, thực hiện dự án, đánh giá kết quả
Tiêu chí đánh giá cho Project Cư dân xanh IUH
1. Tính thân thiện môi trường (nội dung hạng mục xoay quanh góp phần giảm thiểu
phát thải và chung tay bảo vệ môi trường tại IUH, có thể xem xét kết hợp các
tiêu chí AUN vào, ứng dụng những gì đã học)
2. Thu hút được nhiều lượt bình chọn của cộng đồng mạng thông qua kênh
facebook của môn học



Bài giảng Môi trường và con người 

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu các giải pháp quản lý đối với an ninh thực phẩm hiện nay?
2. Nêu định nghĩa về Sống xanh và tiêu chí Sống xanh đã được đề cập trong môn
Môi trường và con người tại IUH
3. Trình bày vai trò của sống xanh trong hoạt động bảo vệ môi trường
4. Trình bày các vấn đề môi trường toàn cầu
5. Trình bày mối quan hệ qua lại giữa gia tang dân số và tác động môi trường

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài tập hãy áp dụng kiến thức môi trường và sống xanh, xây dựng và thực hiên dự
án cư dân xanh IUH




Bài giảng Môi trường và con người 

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Lối sống tối giản của người Nhật, Sasaki Fumio, NXB Lao động, 2020.
[2] Ăn Uống Lành Mạnh Để Bảo Vệ Môi Trường -Greenprint Diet, Marco
Borges, 2019.
[3] Sống xanh rồi mới sống nhanh, NXB Kim đồng, 2020.
[4] Environment, Shankar Ias Academy Book Publications, 6th Revised Edition,
2018.
[5] Hien, L. T. T., Gobin, A., & Huong, P. T. T. Spatial indicators for
desertification in southeast Vietnam. Natural Hazards and Earth System
Sciences, 19(10), 2325–2337, 2019
[6] Nguyên, N. T. H., Linh, T. T. Giáo trình Sức khỏe môi trường, Đại học Tây
Đô, 2016.
[7] Bonita, R., Beaglehole, R., Kjellström, T. Dịch tễ học cơ bản - Basic
epidemiology, ấn phẩm lần hai, Thư viện Tổ chức y tế thế giới, 2006.
[8] Adrian C. Hayes, Nguyễn Đình Cử, Vũ Mạnh Lợi. 2009. Dân số và phát triển
tại Việt Nam: Hướng tới một chiến lược mới, 2011-2020.
[9] Nguyễn Đình Hòe, 2007. Môi trường và Phát triển bền vững. Nhà xuất bản
giáo dục.



Bài giảng Môi trường và con người 

CHƯƠNG 2
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC VÀ NƯỚC SẠCH

2.1. NƯỚC LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN QUÝ GIÁ


2.1.1. Một số khái niệm
Tài nguyên nước:
Mục 1, Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam (2012) quy định: Tài nguyên nước
bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ Việt
Nam.
Nước sạch:
Theo Tổ chức Liên Hợp Quốc: Nước sạch là nhu cầu cơ bản của con người, nước
sạch không phải là nước tinh khiết (như nước cất) mà sẽ bao gồm các hợp chất hòa tan
không gây hại cho sức khỏe. Nước không uống được có thể uống được sau khi được xử
lý bằng các quá trình như khử muối, chưng cất, thẩm thấu ngược, khử trùng,…
Mục 12, Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam (2012) quy định: Nước sạch là
nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.
2.1.2. Tính chất của nước
Nước là hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Nước
tồn tại được ở cả ba thể rắn, lỏng, hơi và dễ dàng chuyển hóa được từ thể này sang thể
khác.
Ở trạng thái lỏng, nước nguyên chất không có hình dạng nhất định, không màu,
không mùi, không vị; khối lượng riêng của nước cao nhất ở 4°C là 1 g/cm³. Nước hóa
rắn ở nhiệt độ 0○C. Nước sôi ở nhiệt độ 1000C (áp suất khí quyển 760 mmHg) và bắt
đầu bay hơi. Sự bay hơi của nước phụ thuộc vào áp suất, diện tích bề mặt, nhiệt độ và
tỷ trọng.
Nước là một dung môi tốt nhờ vào tính lưỡng cực. Các hợp chất phân cực hoặc có
tính ion như axít, rượu và muối đều dễ tan trong nước. Tính hòa tan của nước đóng vai
trò rất quan trọng trong sinh học vì nhiều phản ứng hóa sinh chỉ xảy ra
trong dung dịch nước.



Bài giảng Môi trường và con người 

Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các
quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp tạo thành khí oxi: 6H2O + 6CO2  C6H12O6 +
6O2.
Nước còn tham gia vào nhiều quá trình hoá học quan trọng trong cơ thể người và
động vật. Trong cơ thể con người, nước chiếm hơn 70% trọng lượng.
2.1.3. Sự phân bố của nước
Thuỷ quyển là lượng nước được tìm thấy ở trên, dưới bề mặt và trong khí quyển
của một hành tinh, tiểu hành tinh hay vệ tinh tự nhiên. Mặc dù thủy quyển của Trái đất
đã tồn tại hơn 4 tỷ năm, nhưng nó vẫn tiếp tục thay đổi về mặt kích thước. Điều này
được gây ra bởi sự tách giãn đáy biển và trôi dạt lục địa, từ đó các vùng đất và đại dương
được sắp xếp lại.
Trong 1.386 triệu km3 tổng lượng nước trên trái đất thì có trên 96% là nước mặn.
Trong tổng lượng nước ngọt trên trái đất thì 68% là băng và sông băng; 30% là nước
dưới đất; nguồn nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100 km3,
bằng 1/150 của 1% của tổng lượng nước trên trái đất. Nhưng nước sông và hồ mới chính
là nguồn nước chủ yếu mà con người sử dụng hàng ngày. Sự phân bố của các nguồn
nước trên trái đất được thể hiện ở bảng 2.1 và hình 2.1.
Bảng 2.1. Ước tính phân bố nước toàn cầu

Nguồn nước Thể tích nước Thể tích nước tính Phần trăm của Phần trăm của
tính bằng km3 bằng dặm khối nước ngọt tổng lượng nước

Đại dương, biển, và vịnh 1.338.000.000 321.000.000 -- 96,5

Đỉnh núi băng, sông băng, 24.064.000 5.773.000 68,7 1,74


và vùng tuyết phủ vĩnh cửu

Nước ngầm 23.400.000 5.614.000 -- 1,7

Ngọt 10.530.000 2.526.000 30,1 0,76

Mặn 12.870.000 3.088.000 -- 0,94

Độ ẩm đất 16.500 3.959 0,05 0,001

Băng chìm và băng tồn tại 300.000 71.970 0,86 0,022


vĩnh cửu

Các hồ 176.400 42.320 -- 0,013

Ngọt 91.000 21.830 0,26 0,007



Bài giảng Môi trường và con người 

Mặn 85.400 20.490 -- 0,006

Khí quyển 12.900 3,095 0,04 0,001

Nước đầm lầy 11.470 2.752 0,03 0,0008

Sông 2.120 509 0,006 0,0002

Nước sinh học 1.120 269 0,003 0,0001

Tổng số 1.386.000.000 332.500.000 - 100

(Nguồn: Gleick, P. H., 1996: Tài nguyên nước. Bách khoa từ điển về khí hậu và thời tiết.
S.H Scheneide, Nhà xuất bản Đại học OXford, New york, quyển 2, trang 817 – 823).

Hình 2.1. Sự phân bố của nước trên Trái Đất


(Nguồn: Igor Skiklomanov's chapter "World fresh water resources" in Peter H. Gleick
(editor), 1993, Water in Crisis: A Guide to the World's Fresh Water Resources)
2.1.4. Các nguồn nước tự nhiên
Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử
dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới
đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác (Mục 2, Điều 2, Luật Tài nguyên
nước, 2012).
Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Nước mặt bao gồm các
nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông, suối… Do kết hợp từ các dòng chảy trên
bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên có các đặc điểm như chứa khí hòa



Bài giảng Môi trường và con người 

tan, chứa nhiều chất rắn lơ lửng, hàm lượng chất hữu cơ cao, nhiều loại tảo và vi sinh
vật.
Nước dưới đất: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất. Chất lượng
nước dưới đất phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm
qua. Nguồn nước này có các đặc trưng như độ đục thấp, nhiệt độ và thành phần hóa học
tương đối ổn định, không chứa oxy, không hiện diện vi sinh vật nhưng chứa nhiều
khoáng chất hòa tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo.
Nước biển: nguồn nước này thường có độ mặn rất cao. Hàm lượng muối trong
nước biển thay đổi tùy theo vị trí địa lý như cửa sông, gần hay xa bờ. Nước biển còn
chứa nhiều chất rắn lơ lửng chủ yếu là các phiêu sinh động thực vật.
Nước lợ: nước lợ được hình thành do sự hòa trộn giữa các dòng nước ngọt chảy
từ sông ra hòa trộn với nước biển ở cửa sông và các vùng ven biển. Do ảnh hưởng của
thủy triều, độ mặn và hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước ở khu vực này luôn thay
đổi và thường có trị số cao hơn so tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt nhưng thấp hơn
nhiều so với nước biển.
Nước khoáng: nước khoáng được khai thác từ tầng sâu dưới đất hay từ các suối
do phun trào từ lòng đất ra. Nước khoáng có chứa một vài nguyên tố ở nồng độ cao hơn
nồng độ cho phép đối với nước uống và đặc biệt có tác dụng chữa bệnh.
Nước chua phèn: những nơi gần biển thường có nước chua phèn. Nước bị nhiễm
phèn là do tiếp xúc với đất phèn được hình thành từ quá trình kiến tạo địa chất. Nước
chua phèn có vị chua, chứa nhiều nguyên tố kim loại như nhôm sắt và ion sunfat.
Nước mưa: có thể xem như nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh khiết
do có thể bị ô nhiễm bởi bụi, các khí ô nhiễm, vi khuẩn trong không khí.
2.1.5. Vòng tuần hoàn của nước
Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng
đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước Trái Đất luôn vận động và chuyển từ
trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại.
Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên Trái
Đất đều phụ thuộc vào điều này. Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được
nếu không có nước.
Vòng tuần hoàn nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ
các đại dương. Mặt Trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên


Bài giảng Môi trường và con người 

những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem
theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng
tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn
cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi
xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những
núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí
hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi
tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và
nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông
theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại
dương. Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích lũy và được trữ trong những hồ nước
ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng
lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và
được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một
phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ
cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây.
Sơ đồ chu trình tuần hoàn tự nhiên của nước được thể hiện ở hình 2.2.

Hình 2.2. Vòng tuần hoàn của nước


(Nguồn: United States Geological Survey – USGS)



Bài giảng Môi trường và con người 

2.1.6. Vai trò của nước đối với đời sống con người
Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi hoạt
động của con người.
Vai trò của nước đối với con người: nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh
hoạt của con người. Đây là nhu cầu quan trọng nhất. Đối với cơ thể và sức khỏe con
người, nước có tác dụng điều hòa thân nhiệt; vận chuyển oxy, dinh dưỡng đến các tế
bào để nuôi sống cơ thể; làm trơn các khớp xương; làm sạch phổi… đồng thời nước còn
có tác dụng giúp thải các độc thải ra khỏi cơ thể. Bên cạnh việc ăn uống, con người còn
sử dụng nước hằng ngày cho các nhu cầu cơ bản khác. Đến nay hầu hết các thành phố,
thị xã ở Việt Nam đều có hệ thống cấp nước tập trung và khoảng 300/635 thị trấn, thị
tứ có dự án xây dựng hệ thống cấp nước tập trung. Tổng công suất thiết kế các nhà máy
nước ở các khu vực đô thị đạt khoảng 5,4 triệu m3/ngày, nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng
70% nhu cầu sử dụng nước của các đô thị. Hiện nay, với yêu cầu cấp nước cho khoảng
30 triệu người dân cùng với nhu cầu nước cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ, vệ sinh môi trường tại các đô thị thì cần khoảng từ 8 đến 10 triệu m3/ngày. Đối với
khu vực nông thôn, hiện có khoảng 62% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp
vệ sinh, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn nước sạch thì tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 30%.
Nguồn cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt của người dân ở nhiều đô thị và phần lớn khu
vực nông thôn là từ nguồn nước dưới đất.
Vai trò của nước đối với ngành nông nghiệp: nước có vai trò chủ đạo đối với
ngành nông nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong những thành tựu
đạt được về sản xuất lúa gạo ở Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất
khẩu gạo đứng đầu thế giới. Hiện nay, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhiều
nhất ở hai khu vực là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, chiếm tỷ lệ
70% lượng nước sử dụng. Nước cũng đóng vai trò quyết định trong sự tăng trưởng các
sản phẩm cây công nghiệp như chè, cà phê, hồ tiêu, mía đường, cao su... Ngoài ra, nước
còn cần thiết cả trong hoạt động chăn nuôi.
Vai trò của nước đối với ngành công nghiệp: hầu như trong tất cả các ngành
công nghiệp, nước là một thành phần quan trọng không thể thiếu. Nước tham gia vào
quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, nước sử dụng để làm mát thiết bị.... Chẳng hạn,
để sản xuất ra 1 tấn gang thì cần khoảng 300 tấn nước; 1 tấn NaOH thì cần 800 tấn
nước.



Bài giảng Môi trường và con người 

Vai trò của nước đối với vấn đề năng lượng: Nước cũng đã góp phần quan trọng
trong việc bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam trong điều kiện nhu cầu về năng
lượng không ngừng gia tăng. Tiềm năng thủy điện của Việt Nam khá lớn, tập trung chủ
yếu trên lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và các lưu vực sông ở miền Trung và Tây
nguyên. Năm 2019, thủy điện đã đóng góp khoảng 37% tổng sản lượng điện toàn quốc.
Dự báo tổng công suất thuỷ điện đến năm 2025 là 33.310 MW, trong đó trên 80% trong
số này là từ các nhà máy thuỷ điện xây dựng trên các sông của Việt Nam.
Vai trò của nước đối với ngành giao thông vận tải: Theo số liệu thống kê của Bộ
Giao thông vận tải, vận tải đường bộ chiếm 77%, vận tải đường thủy chỉ chiếm khoảng
18%. Tuy nhiên chi phí trung bình/tấn-km của vận tải đường bộ cao gấp 5 lần so với
vận tải bằng đường thủy. Do đó, vận tải đường thủy vẫn giữ vị trí quan trọng không thể
thay thế trong việc vận chuyển hàng hóa, nhất là hàng hóa xuất và nhập khẩu đi các
nước. Hiện nay, Việt Nam có 59 cảng biển, trong đó có 17 cảng biển loại I.
Vai trò của nước đối với ngành du lịch: ngành du lịch trong nước ngày càng
được quan tâm, nhất là xu hướng du lịch tiếp cận gần hơn với thiên nhiên sông núi. Vì
vậy, có thể nói đây là tiềm năng đối với một quốc gia có thiên nhiên phong phú, đa dạng
như Việt Nam. Ngành du lịch trong nước cũng đã tận dụng ưu thế sẵn có về những kỳ
quan, thắng cảnh tự nhiên của đất nước như sông Hương (Huế), hang Sơn Đoòng
(Quảng Bình), thắng cảnh Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).... để tạo nét đặc trưng và phát
triển du lịch.
Thực tế cho thấy, tất cả mọi hoạt động từ sinh hoạt đến sản xuất, xây dựng, vui
chơi giải trí, du lịch của con người đều không thể thiếu nước. Nước là tài nguyên đặc
biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Vì vậy việc quản lý,
bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước là việc cần thiết nhằm góp phần vào tiến trình phát
triển bền vững của mỗi quốc gia.
2.2. HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Nguồn tài nguyên nước của Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á,
ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp
giáp với Trung Quốc ở phía Bắc; với Lào và Campuchia ở phía Tây; phía Đông giáp
biển Đông. Nước ta có địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ, tập trung phần
lớn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần diện tích còn lại là châu thổ và
đồng bằng phù sa, chủ yếu là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.


Bài giảng Môi trường và con người 

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù lượng mưa trung bình nhiều
năm trên toàn lãnh thổ vào khoảng 1.940 mm/năm nhưng do ảnh hưởng của địa hình
đồi núi, lượng mưa phân bố không đều trên cả nước và biến đổi mạnh theo thời gian đã
và đang tác động lớn đến trữ lượng và phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam.
Theo thống kê của Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường),
nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương đối lớn (chiều dài từ 10
km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực lớn hơn 10.000 km2),
bao gồm: sông Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn,
Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc thù nên
khoảng 60% lượng nước mặt của Việt Nam tập trung ở lưu vực sông Mekong, 16% tập
trung ở lưu vực sông Hồng - Thái Bình, khoảng 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, các lưu
vực sông khác có tổng lượng nước chỉ chiếm một phần nhỏ còn lại. Tổng lượng nước
mặt trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lượng nước được
sản sinh từ ngoài lãnh thổ, chỉ có khoảng 310-320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt
Nam. Điển hình như lưu vực sông Hồng có nguồn nước chảy từ Trung Quốc vào chiếm
50% tổng khối lượng nước bề mặt. Còn ở lưu vực sông Mekong có đến 90% tổng khối
lượng nước bề mặt chảy từ Campuchia.
Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá, vực
nước có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn được biết đến như hồ
Lắk rộng 10 km2 tại tỉnh Đắk Lắk, Biển Hồ rộng 2,2 km2 ở Gia Lai, hồ Ba Bể rộng 5
km2 tại Bắc Kạn và hồ Tây rộng 4,5 km2 tại Hà Nội. Các đầm phá lớn thường gặp ở cửa
sông vùng duyên hải miền Trung như Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại.
Cả nước có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn (dung tích từ
0,2 triệu m3 trở lên) đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng, với
tổng dung tích các hồ chứa trên 65 tỷ m3. Trong đó, có khoảng 2.100 hồ đang vận hành,
tổng dung tích hơn 34 tỷ m3 nước; khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn
28 tỷ m3, và trên 510 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3. Các hồ chứa thủy
điện mặc dù với số lượng không lớn, nhưng có tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3 nước
(chiếm 86% tổng dung tích trữ nước của các hồ chứa). Trong khi đó, trên 2000 hồ chứa
thủy lợi nêu trên chỉ có dung tích trữ nước khoảng gần 9 tỷ m3 nước, chiếm khoảng
14%. Các lưu vực sông có dung tích hồ chứa lớn gồm: sông Hồng (khoảng 30 tỷ m3);
sông Đồng Nai (trên 10 tỷ m3); sông Sê San (gần 3,5 tỷ m3); sông Mã, sông Cả, sông
Hương, sông Vũ Gia - Thu Bồn và sông Srêpok (có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ
m3 đến 3 tỷ m3). Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 81


Bài giảng Môi trường và con người 

tỷ m3, xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có trung bình hàng năm của cả nước. Trong
đó, lượng nước sử dụng tập trung chủ yếu vào 7 - 9 tháng mùa cạn, khi mà dòng chảy
trên hệ thống sông đã bị suy giảm và với tổng lượng nước cả mùa chỉ bằng khoảng 20%
- 30% (khoảng 160 - 250 tỷ m3) so với lượng nước của cả năm.
Về nước dưới đất, theo kết quả điều tra của Cục Quản lý Tài nguyên nước, tổng
trữ lượng tiềm năng nguồn nước dưới đất của Việt Nam khoảng 18,23 triệu m3/ngày
(khoảng 66,24 tỷ m3/năm); tổng trữ lượng có thể khai thác trên toàn quốc khoảng 45,59
triệu m3/năm (khoảng 16,66 tỷ m3/năm). Hiện nay trung bình mỗi ngày ở Việt Nam khai
thác nguồn nước dưới đất khoảng 10,39 triệu m3/ngày (khoảng 3,8 tỷ m3/năm). Nước
dưới đất phân bố ở hầu hết các địa phương trong nước, nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng
bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.
Tài nguyên nước ven biển và các vùng đất ngập nước nội địa có tầm quan trọng
cao cho việc bảo tồn, duy trì chức năng sinh thái và đa dạng sinh học đất ngập nước.
Tổng cục Bảo vệ Môi trường (NEA) và IUCN (1999-2000) đã xác định 68 vùng đất
ngập nước có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế, và đưa ra 39 loại hình đất ngập nước
Việt Nam. Một vài vùng đất ngập nước đã được công nhận là các khu bảo tồn, các vườn
quốc gia hay khu dự trữ sinh quyển như Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nước Xuân
Thủy (được nâng hạng thành Vườn Quốc gia từ năm 2003), Khu Bảo tồn Thiên nhiên
Sân chim Đầm Dơi, Rừng Đặc dụng Đất Mũi (được nâng hạng thành Vườn Quốc gia
từ năm 2004), Khu Bảo tồn Thiên nhiên U Minh Thượng (được nâng hạng thành Vườn
Quốc gia từ năm 2005), Khu Đất ngập nước Láng Sen, Đất ngập nước Tràm Chim...
2.2.2. Những nguy cơ thiếu hụt nguồn nước
Nếu chỉ xem xét tổng lượng nước hàng năm của cả nước, Việt Nam là quốc gia có
tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên, xét theo đặc điểm phân bố lượng nước theo thời
gian, không gian cùng với đặc điểm phân bố dân cư, phát triển kinh tế, mức độ khai
thác, sử dụng nước thì có thể thấy rằng tài nguyên nước của nước ta đang phải chịu rất
nhiều sức ép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia.
Xét trên từng lưu vực, theo tiêu chuẩn quốc tế1, trong mùa khô, chỉ có 4 lưu vực có đủ
nước đó là: Mekong, Sê San, Vu Gia - Thu Bồn và Gianh; 2 lưu vực khác là lưu vực
sông Hương và lưu vực sông Ba ở ngưỡng xấp xỉ mức đủ nước; lưu vực sông Đông
Nam Bộ và Đồng Nai thì việc thiếu nước có thể thường xuyên hơn; lưu vực sông Ba

1
Theo Chỉ số về mức căng thẳng nước của Falkenmark. theo đó nguồn cung cấp nước: Mức trên 1.700m3/người/
năm được xem là đủ nước; Trong khoảng 1.700 - 1.000m3/ nguời/năm thì có khả năng xảy ra thiếu nước bất
thường hoặc cục bộ; Dưới 1.000 m3/năm thì xảy ra hiện tượng khan hiếm nước.


Bài giảng Môi trường và con người 

gần tiến đến mức này; các lưu vực sông còn lại có khả năng thiếu nước không thường
xuyên hoặc cục bộ. Nếu xét trên cơ sở tổng lượng nước trung bình năm, 2 lưu vực sông
Đồng Nai và Đông Nam Bộ với số dân hiện tại đều có nguy cơ thiếu nước không thường
xuyên hoặc thiếu nước cục bộ, lưu vực sông Mã và lưu vực sông Kôn đang gần với mức
này. Mặt khác, theo quan điểm của Hiệp hội Nước quốc tế (IWRA), những quốc gia có
tài nguyên nước ở mức trung bình thì lượng nước bình quân đạt chuẩn là 10.000
m3/người/năm. Như vậy với dân số hơn 98 triệu người, Việt Nam có lượng nước bình
quân đầu người theo năm thấp hơn chuẩn, chưa kể nếu tính theo lượng nước nội sinh
trong lãnh thổ, mỗi người sẽ chỉ có khoảng 3.222 m3/năm.
Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do:
Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài: Gần 2/3 lượng
nước của nước ta là từ nước ngoài chảy vào. Những năm qua các nước ở thượng lưu
đang tăng cường xây dựng các công trình thủy điện, chuyển nước và xây dựng nhiều
công trình lấy nước, gây nguy cơ nguồn nước chảy về nước ta sẽ ngày càng suy giảm
và Việt Nam sẽ khó chủ động được về nguồn nước, phụ thuộc nhiều vào các nước ở
thượng lưu.
Hiện nay, thượng nguồn hệ thống sông Hồng trên lãnh thổ Trung Quốc có khoảng
52 công trình thủy điện đã hoàn thành hoặc đang xây dựng. Riêng đối với thượng nguồn
sông Đà, về cơ bản đến nay Trung Quốc đã khai thác hết các bậc thang thuỷ điện lớn,
đã vận hành 8 nhà máy, với tổng dung tích hồ chứa trên 2 tỷ m3, công suất lắp máy gần
1,7 nghìn MW (Hãng tin Reuters).
Việc khai thác nước ở thượng nguồn của phía Trung Quốc đã gây ra các tác động
đến việc khai thác nguồn nước của nước ta như hiện tượng suy giảm lượng nước từ
Trung Quốc chảy vào nước ta, nhất là từ các năm từ 2007-2010; tạo ra lũ đột ngột, bất
thường (biên độ dao động mực nước ngày từ 4m đến 10m), gây dao động mực nước
giữa ban ngày và ban đêm rất lớn, có thời gian các hồ ngừng xả nước phát điện liên tục,
kéo dài làm suy kiệt dòng chảy các sông.
Tương tự như vậy, trên thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đã có kế hoạch
xây dựng 14 đập thuỷ điện với tổng công suất lắp đặt trên 22.000 MW. Trong đó, có 2
công trình có khả năng điều tiết rất lớn với tổng dung tích khoảng 38 tỷ m3 (thuỷ điện
Tiểu Loan công suất 4.200 MW, dung tích hồ chứa khoảng 15 tỷ m3; và thủy điện Nọa
Chất Độ công suất rất lớn, 5.500 MW, dung tích hồ chứa khoảng 23 tỷ m3). Trên một
phần lưu vực của sông Mekong (thuộc Trung Quốc) đã có 75 công trình thủy điện đã


Bài giảng Môi trường và con người 

hoặc đang xây dựng, trong đó có 6 đập trên dòng chính. Trên phần lưu vực thuộc các
nước Lào, Thái Lan và Campuchia hiện đã có quy hoạch 11 công trình thuỷ điện trên
dòng chính với tổng công suất khoảng 10.000-19.000 MW.
Việc xây dựng, vận hành các công trình thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong
là mối nguy cơ lớn làm đảo lộn các hoạt động phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
và bảo vệ môi trường ở vùng hạ lưu, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long của
Việt Nam do các vấn đề về biến đổi dòng chảy trong mùa lũ, suy giảm dòng chảy mùa
kiệt, gia tăng xâm nhập mặn, suy giảm hàm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản...
Nguồn nước phân bố không cân đối giữa các vùng, các lưu vực sông: Toàn bộ
phần lãnh thổ từ các tỉnh biên giới phía Bắc đến TP. Hồ Chí Minh, nơi có 80% dân số
và trên 90% hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhưng chỉ có gần 40% lượng nước
của cả nước; 60% lượng nước còn lại là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - nơi chỉ có
20% dân số và khoảng 10% hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Lưu vực sông
Đồng Nai, chỉ có 4,2% lượng nước, nhưng đang đóng góp khoảng 30% GDP của cả
nước.
Tài nguyên nước phân bố không đều theo thời gian trong năm và không đều
giữa các năm: Lượng nước trong 3-5 tháng mùa lũ chiếm tới 70-80%, trong khi đó 7-
9 tháng mùa kiệt chỉ có 20-30% lượng nước cả năm. Phân bố lượng nước giữa các năm
cũng biến đổi rất lớn, trung bình cứ 100 năm thì có 5 năm lượng nước chỉ bằng khoảng
70-75% lượng nước trung bình nêu trên.
Nhu cầu nước gia tăng trong khi nguồn nước đang tiếp tục bị suy giảm, đặc
biệt là trong mùa khô: Hiện nay, một số lưu vực sông đã bị khai thác quá mức, nhất là
trong mùa khô, cạnh tranh, mâu thuẫn trong sử dụng nước ngày càng tăng. Theo tiêu
chuẩn quốc tế, đã có 4 lưu vực sông đang bị khai thác ở mức căng thẳng trung bình (sử
dụng 20-40% lượng nước) gồm các sông: Mã, Hương, các sông thuộc Ninh Thuận, Bình
Thuận và Bà Rịa- Vũng Tàu (cụm sông Đông Nam Bộ). Nếu tính riêng trong mùa khô,
thì đã có 10 lưu vực sông đang bị khai thác ở mức căng thẳng trung bình, 6 sông đã đến
mức rất căng thẳng (sử dụng trên 40% lượng nước, gồm 4 sông: sông Mã, cụm sông
Đông Nam Bộ, Hương và Đồng Nai). Trong đó, cụm sông Đông Nam Bộ và sông Mã
đã khai thác khoảng 75% và 80% lượng nước mùa khô. Hiện nay, tình trạng khan hiếm
nước, thiếu nước, nhất là trong mùa khô tăng mạnh so với những năm trước đây và hầu
hết các lưu vực sông của Việt Nam đều ở trong trạng thái căng thẳng về sử dụng nước,
đặc biệt là trong thời kỳ mùa cạn.



Bài giảng Môi trường và con người 

Một số khu vực, nguồn nước dưới đất cũng bị khai thác quá mức: Mực nước
dưới đất ở một số khu vực bị suy giảm liên tục và chưa có dấu hiệu hồi phục. Tại vùng
đồng bằng Bắc Bộ, đã hình thành 3 phễu hạ thấp mực nước lớn (tại TP. Hà Nội, Hải
Phòng và Nam Định); năm 1995, diện tích hình phễu hạ thấp mực nước chỉ có 195 km2,
đến nay đã tăng lên đến 2900 km2, có một số nơi tốc độ hạ thấp tới 0,8 m/năm. Tại vùng
đồng bằng sông Cửu Long, đã hình thành 2 phễu hạ thấp mực nước lớn (tại khu vực TP.
Hồ Chí Minh và bán đảo Cà Mau); diện tích phễu hạ thấp mực nước tăng từ 6900
km2 (1995) lên gần 15000 km2 (hiện nay), cá biệt có điểm tốc độ hạ thấp đến trên
1m/năm. Một số khu vực, nước dưới đất có nguy cơ ô nhiễm arsen cao, nhất là ở vùng
đồng bằng sông Hồng (có 792 xã) và đồng bằng sông Cửu Long (229 xã), vùng Bắc
Trung Bộ (155 xã).
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ, quy mô, nhiều
nơi có nước nhưng không thể sử dụng do nguồn nước bị ô nhiễm: Nguồn nước mặt
ở hầu hết các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đã bị ô nhiễm, nhiều nơi
ô nhiễm nghiêm trọng (như lưu vực sông Nhuệ Đáy, sông Cầu và sông Đồng Nai- Sài
Gòn). Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, các
đô thị không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn xả ra môi trường,
vào nguồn nước.
Rừng đầu nguồn bị suy giảm, diện tích rừng không được cải thiện, chất lượng
rừng kém làm giảm nguồn sinh thủy: là một trong những nguyên nhân chính góp phần
làm cho nguồn nước cạn kiệt, thiếu nước trong mùa khô và gia tăng lũ ống, lũ quét, sạt
lở đất trong mùa mưa trong thời gian gần đây.
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ tác động mạnh mẽ, sâu
sắc tới tài nguyên nước: Trong những năm qua, các hiện tượng bất thường của khí hậu,
thời tiết đã xảy ra liên tục. Mùa khô ngày càng kéo dài, hạn hán gây thiếu nước xảy ra
trên diện rộng liên tục trong mùa khô các năm từ 2008 đến nay, không chỉ xảy ra cả ở
khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền núi cao phía Bắc mà ngay cả ở vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long. Vào mùa mưa, mưa, lũ tăng lên ở tất cả các vùng trong cả nước
(dự báo đến năm 2020 tất cả các vùng đều tăng từ 2,3- 5,4%); lượng nước mùa khô ở
nhiều vùng (từ Bắc Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long) bị suy giảm (dự báo đến
năm 2020 giảm từ 2,3% đến lớn nhất 16% - ở vùng Nam Trung Bộ, nơi đang thiếu nước
nhất).



Bài giảng Môi trường và con người 

Mực nước biển dâng cao dẫn tới ngập lụt vùng ven biển; gia tăng tình trạng xâm
nhập mặn vùng cửa sông, đồng bằng ven biển; gây xói lở, sa bồi làm đảo lộn cân bằng
tự nhiên và sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng ven bờ. Đồng thời, còn làm gia
tăng ngập lụt vùng đồng bằng, hàng triệu ha vùng ven biển có thể bị chìm ngập, hàng
trăm ha rừng ngập mặn có thể bị mất, các hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ bị tác động
sâu sắc. Các hệ sinh thái thuỷ sinh, nguồn lợi thuỷ sản và nghề cá, đời sống, sinh hoạt
các công trình xây dựng của cư dân ven bờ cũng thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
2.3. CHẤT LƯỢNG NƯỚC
2.3.1. Các yêu cầu về chất lượng nước
Chất lượng nước tự nhiên được đánh giá cho từng mục đích sử dụng. Bởi vậy,
nguồn nước thường được xem xét về mặt chất lượng theo những tiêu chuẩn quy định
riêng đi kèm với các phương pháp đánh giá cụ thể. Những tiêu chuẩn này thường tập
trung nêu rõ hàm lượng hay nồng độ giới hạn đối với các tác nhân lý, hóa, sinh trong
nước.
Theo yêu cầu về chất lượng nước đối với các đối tượng sử dụng nước khác nhau,
có thể phân loại nước theo các mục đích sử dụng như sau:
- Nước ăn uống và nước cấp cho công nghiệp thực phẩm, lên men...

- Nước làm lạnh (làm lạnh thiết bị, máy móc, làm lạnh các sản phẩm rắn, lỏng,
khí…)
- Nước cung cấp cho các nồi hơi cao áp và thấp áp

- Nước cấp cho các nhu cầu cho sản xuất công nghiệp

- Nước dùng để tưới đường, tưới cây.

Tùy theo mục đích sử dụng, sẽ có các mức độ yêu cầu khác nhau đối với chất
lượng nước. Những yêu cầu đặt ra luôn tương thích và hướng tới việc đảm bảo an toàn
cho sức khỏe con người cũng như hiệu quả sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí. Ở nước
ta, chất lượng của các loại nước tự nhiên cần tuân thủ theo quy định của các quy chuẩn
môi trường quốc gia đã được ban hành và cập nhật.
Ví dụ: Chất lượng nước cho mục đích ăn uống sinh hoạt phải đảm bảo theo quy chuẩn
QCVN 01:2009/BYT.



Bài giảng Môi trường và con người 

2.3.2. Các thông số đánh giá chất lượng nước


Đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ ô nhiễm nước cần dựa vào một số
thông số cơ bản được so sánh với các chỉ tiêu cho phép về thành phần hóa học, lý học,
sinh học đối với từng loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng nước là:
- pH: là một trong những chỉ tiêu cần xác định đối với nước cấp và nước thải. Chỉ số
này cho thấy sự cần thiết phải trung hòa hay không và tính lượng hóa chất cần thiết
cho quá trình xử lý keo tụ, khử trùng hoặc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh
học.
- Các chất rắn: Các chất rắn trong nước có thể là do:

+ Các chất vô cơ là dạng các muối hòa tan hoặc không tan như đất đá ở dạng
huyền phù lơ lửng.
+ Các chất hữu cơ như các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, động vât nguyên sinh,…)
và các chất hữu cơ tổng hợp như phân bón, các chất thải công nghiệp…
Chất rắn ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất, gây trở ngại hoặc
tiêu tốn nhiều hóa chất cho quá trình xử lý. Một số chỉ tiêu về chất rắn trong
nước: tổng chất rắn (TS), chất rắn lơ lửng (SS), chất rắn hòa tan (DS), chất rắn
bay hơi (VS).
- Độ cứng: độ cứng của nước là do trong nước có chứa các cation canxi hoặc magie.
Những cation này thường có trong nước dưới đất hoặc nước bề mặt chảy qua khu
vực có đá vôi. Độ cứng có thể tạo cặn trong nồi hơi, các thiết bị có gia nhiệt nước,
hệ thống dẫn nước.
- Độ màu: độ màu thường do các chất bẩn trong nước tạo nên. Các hợp chất sắt,
mangan không hòa tan làm nước có màu nâu đỏ; các chất humic gây ra màu vàng;
các loại thủy sinh tạo cho nước màu xanh lá cây; nước thải sinh hoạt hoặc công
nghiệp thường có màu xanh hoặc đen. Độ màu của nước thường được phân thành 2
loại là: độ màu thực do các chất hòa tan hoặc dạng hạt keo và độ màu biểu kiến là
do các chất lơ lửng trong nước tạo nên.
- Độ đục: Độ đục của nước do các chất lơ lửng, các hạt cặn, các vi sinh vật… gây ra.
Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng, ảnh hưởng khả năng quang hợp của các
sinh vật tự dưỡng trong nước, gây giảm thẩm mỹ và làm giảm chất lượng của nước
khi sử dụng.


Bài giảng Môi trường và con người 

- Oxy hòa tan (DO): Hàm lượng oxy hòa tan là lượng oxy từ không khí có thể hòa
tan vào nước trong điều kiện nhiệt độ, áp suất xác định. Oxy hòa tan trong nước sẽ
tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh
sản và tái sản xuất của các sinh vật sống dưới nước. Trong nước mặt, nồng độ oxy
hòa tan khoảng 8 – 10 mg/l. Mức oxy hòa tan trong nước tự nhiên và nước thải phụ
thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ; vào hoạt động của giới thủy sinh; các hoạt
động hóa sinh, hóa học và vật lý của nước. Trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng,
oxy được dùng nhiều cho quá trình hóa sinh và xuất hiện hiện tượng thiếu oxy trầm
trọng. Vì vậy, DO là một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để đánh giá
sự ô nhiễm nước.
- BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa hay nhu cầu oxy sinh học thường viết tắt là BOD, là
lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng các vi sinh vật
(chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí. Quá trình này được gọi là quá trình oxy
hóa sinh học và đòi hỏi thời gian dài ngày vì phải phụ thuộc vào bản chất của chất
hữu cơ, vào các chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước cũng như vào một số
chất có độc tính trong nước. Bình thường 70% nhu cầu oxy được sử dụng trong 5
ngày đầu, 20% trong 5 ngày tiếp theo và 99% ở ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ
21.
- COD: chỉ số này được dùng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ trong
nước và sự ô nhiễm của nước tự nhiên. COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình
oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong mẫu nước thành CO2 và nước.
COD và BOD đều là các chỉ số định lượng chất hữu cơ trong nước có khả năng bị
oxy hóa, nhưng hai chỉ số này khác nhau về ý nghĩa. COD cho thấy toàn bộ chất
hữu cơ (và các nhóm vô cơ có tính khử) có trong nước bị oxy hóa bằng tác nhân hóa
học. BOD chỉ thể hiện các chấy hữu cơ dễ phân hủy sinh học, nghĩa là các chất hữu
cơ có thể bị oxy hóa bởi các vi sinh vật có trong nước.
- Chất hợp chất Nitơ, Phốtpho (N, P): Các hợp chất Nitơ, Phốtpho trong nước là
nguồn dinh dưỡng cho các thực vật nước. Nồng độ cao của các hợp chất này thường
dẫn đến sự ô nhiễm nguồn nước và hiện tượng phú dưỡng hóa.
- Chỉ số E-Coli: số lượng vi khuẩn có trong 1 lít nước. Vi khuẩn E-Coli là vi khuẩn
đặc trưng cho mức độ nhiễm trùng nước; có nguồn gốc từ phân người và động vật,
thường sống trong ruột người, động vật có vú và chim.



Bài giảng Môi trường và con người 

2.3.3. Ô nhiễm nguồn nước


2.3.3.1. Khái niệm và các tác nhân gây ô nhiễm nước
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành
phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép,
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Mục 14, Điều 2, Luật Tài nguyên nước,
2012)
Các yếu tố chính có tác động chi phối đến sự ô nhiễm bao gồm:
- Yếu tố tự nhiên: khí hậu, thời tiết, thiên tai, các yếu tố địa hình, địa chất, sự vận
động của vỏ trái đất .
- Yếu tố nhân tạo: do các hoạt động của con người như xả thải vào nguồn nước
(nước thải, chất thải rắn), hoạt động kinh tế xã hội khác (ngăn sông, đắp đập làm
kìm hãm quá trình tự làm sạch và phục hồi trạng thái chất lượng nước ban đầu).
2.3.3.2. Nguồn gốc phát sinh nước thải
a) Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước xả bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của
con người như nước thải từ nhà vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân...
Nước thải sinh hoạt thải ra từ các khu dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện, các công
trình công cộng, dịch vụ…
Nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ
hòa tan, các chất dinh dưỡng, các vi trùng gây bệnh… Theo tiêu chuẩn Xây dựng Việt
Nam TCXD 51:2008/BXD, lượng chất thải tính theo đầu người như sau:
- Chất rắn lơ lửng (SS): 60 ÷ 65 g/người.ngày

- BOD5 của nước thải đã lắng: 30 ÷ 35 g/người.ngày; BOD5 của nước thải chưa
lắng: 65 g/người.ngày.
- Nitơ của các muối amôni (N –NH4): 8 g/người.ngày

- Phốt phát ( P2O5): 3,3 g/người.ngày

b) Nước thải công nghiệp


Nước thải công nghiệp là nước sinh ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp sau khi
sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt và cho các công đoạn sản xuất.
Nước thải công nghiệp bao gồm:


Bài giảng Môi trường và con người 

- Nước thải sản xuất:

+ Nước thải quy ước sạch: nước giải nhiệt máy móc, thiết bị; làm nguội một
số sản phẩm không hòa tan.
+ Nước thải nhiễm bẩn: nước thải sinh ra từ công đoạn sản xuất chính của
nhà máy. Nhìn chung, nguồn nước thải này thường không ổn định và có
nồng độ các chất ô nhiễm cao. Thành phần và tính chất của nước thải sản
xuất rất đa dạng tùy theo đặc điểm của từng ngành nghề sản xuất và chế
độ vệ sinh công nghiệp.
- Nước thải sinh hoạt: nước thải do sinh hoạt của công nhân, nhân viên; từ căn tin
trong nhà máy, xí nghiệp.
- Nước mưa: về bản chất thì nước mưa được quy ước là nước sạch. Tuy nhiên,
trong nhiều trường hợp, nước mưa bị nhiễm bẩn bởi sự ô nhiễm không khí hoặc
khi chảy qua các khu vực bị nhiễm bẩn hoặc khu vực chứa các chất độc hại trong
nhà máy.
c) Nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện là nước sinh ra từ các hoạt động trong các cơ sở khám chữa
bệnh. Nước thải bệnh viện bao gồm:
- Nước thải sinh ra từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân; giặt quần
áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh; căn tin… trong bệnh
viện. Nguồn thải này có tính chất tương tự nước thải sinh hoạt nói chung và
chiếm số lượng lớn trong tổng lượng nước thải sinh ra từ các bệnh viện.
- Nước thải sinh ra từ các khu khám chữa bệnh đặc thù như phòng phẫu thuật, X-
quang, xét nghiệm, phòng điều trị sử dụng các chất phóng xạ lỏng, bệnh phẩm,
súc rửa các dụng cụ y khoa… Nguồn thải này mặc dù có lưu lượng nhỏ hơn
nhưng lại chứa nhiều thành phần nguy hại, nồng độ kháng sinh và các vi khuẩn
gây bệnh cao.
e) Nước thải nông nghiệp
Nước thải nông nghiệp chủ yếu phát sinh từ các nguồn thải do các hoạt động
chăn nuôi và trồng trọt gây ra, bao gồm:
- Nước thải từ hoạt động trồng trọt: do sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực
vật. Nhìn chung, hiệu suất sử dụng phân bón còn thấp, ước tính chỉ khoảng 60%
cho nitơ, 40% cho phốtpho và 50% cho kali. Như vậy, một lượng lớn phân bón


Bài giảng Môi trường và con người 

được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng. Một phần trong số này
ngấm trong đất gây ảnh hưởng đến tính chất của đất và có thể xâm nhập vào
mạch nước ngầm gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Một phần bị rửa
trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thủy lợi ra các ao, hồ, sông suối
gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Nước thải loại này đa số có chứa hàm lượng các
chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (N, P) cao, các chất độc khó phân hủy sinh
học….
- Nước thải từ hoạt động chăn nuôi: chủ yếu từ chất thải của gia súc, gia cầm thải
ra cùng với nước tắm rửa cho vật nuôi và vệ sinh chuồng trại. Nước thải này
thường có hàm lượng cao các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng (N, P), các vi khuẩn,
vi trùng gây bệnh.
2.3.3.3. Các quá trình gây ô nhiễm nguồn nước tự nhiên
a) Các quá trình gây ô nhiễm nguồn nước mặt
Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước nước mặt: các loại nước thải sinh hoạt, nước
thải công nghiệp… không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn xả thải; các chất
ô nhiễm có trong không khí theo nước mưa rơi xuống; dư lượng phân bón và thuốc bảo
vệ thực vật bị rửa trôi theo nước mưa chảy vào nguồn tiếp nhận; rác thải thải bỏ trực
tiếp là sông, suối, ao hồ, …
Nước có khả năng tự làm sạch để phục hồi lại chất lượng ban đầu. Khả năng tự
làm sạch của nước được thực hiện thông qua các quá trình cơ lý, hóa, sinh khác nhau.
Mức độ ô nhiễm và khả năng tự làm sạch của nguồn nước mặt phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như mức độ nhiễm bẩn của nguồn thải, lưu lượng nước nguồn, các điều kiện thủy
động của dòng chảy, điều kiện khí hậu, mùa trong năm,….
b) Các quá trình ô nhiễm nước dưới đất
- Từ nước bề mặt: ô nhiễm do nước thải xâm nhập vào nước ngầm mạch nông rồi
thấm xuống tầng nước ngầm mạch sâu; nước rác rò rỉ từ những bãi rác xâm nhập
vào nguồn nước mặt sau đó thấm vào đất và đi xuống mạch nước ngầm; phân
bón và thuốc trừ sâu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng có thể xâm nhập
vào nước dưới đất.
- Từ hoạt động khai thác và sử dụng giếng khoan: ô nhiễm do hoạt động khoan
thăm dò, thi công giếng khai thác nước, lấp giếng không tuân thủ kỹ thuật gây
nên.



Bài giảng Môi trường và con người 

- Từ hệ thống thoát nước: rò rỉ từ hệ thống thoát nước, bể tự hoại.

2.4. HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN NGUỒN NƯỚC


2.4.1. Quy chuẩn chất lượng nước
Để đảm bảo nguồn nước khỏi sự ô nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt và nước thải
công nghiệp cũng như để tránh sự ô nhiễm tự nhiên, các cơ quan chức năng có trách
nhiệm theo dõi việc xả các loại nước thải vào nguồn, đặt ra quy chuẩn để kiểm tra. Quy
chuẩn chất lượng môi trường là giới hạn cho phép tối đa về liều lượng hoặc nồng độ
của các tác nhân gây ô nhiễm trong từng vùng cụ thể hoặc cho từng mục đích sử dụng
cụ thể đối với từng thành phần của môi trường. Hai loại quy chuẩn thường được sử dụng
trong việc bảo vệ nguồn nước là: quy chuẩn xả thải và quy chuẩn nguồn nước.
2.4.1.1. Quy chuẩn xả thải
Hệ thống quy chuẩn xả thải được đặt ra để kiểm soát vấn đề xả nước thải vào
nguồn tiếp nhận; bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy
định. Các quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm có
trong dòng nước thải ra. Điều này bắt buộc các tổ chức, cơ sở phải đảm bảo việc xử lý
nước thải đến mức cho phép mới được xả vào nguồn tiếp nhận.
Ví dụ:
Quy chuẩn xả thải nước thải sinh hoạt: QCVN14-MT:2015/BTNMT
Quy chuẩn xả thải nước thải công nghiệp: QCVN 40-MT:2021/BTNMT
2.4.1.2. Quy chuẩn nguồn nước
Hệ thống quy chuẩn này được thiết lập nhằm:
- Đánh giá và quản lý chất lượng của nguồn nước tự nhiên, làm căn cứ cho việc
bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp.
- Làm căn cứ để lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng nước theo các mục đích sử
dụng xác định.
- Đánh giá sự phù hợp của chất lượng nước tự nhiên đối với quy hoạch sử dụng
nước đã được phê duyệt.
- Làm căn cứ để kiểm soát các nguồn thải vào nguồn tiếp nhận, đảm bảo nguồn
nước mặt luôn phù hợp với mục đích sử dụng.
- Làm căn cứ để thực hiện các biện pháp cải thiện, phục hồi chất lượng nước.

Ví dụ: Chất lượng nước mặt và nước dưới đất được đánh giá theo quy chuẩn QCVN 08-
MT:2015/BTNMT và QCVN 09-MT:2015/BTMMT.



Bài giảng Môi trường và con người 

2.4.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước


2.4.2.1. Biện pháp về công nghệ
Áp dụng sản xuất theo công nghệ sạch hơn: Phương pháp này bao gồm việc
triển khai áp dụng các giải pháp vào các ngành công nghiệp để giảm thiểu hay loại bỏ
quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn, đồng thời giúp tiết kiệm nhiên liệu
và năng lượng để góp phần bảo vệ môi trường. Một số biện pháp có thể được áp dụng
bao gồm quản lý nhà xưởng tốt, thay thế các vật liệu đầu vào bằng những vật liệu khác
ít độc hại hơn, kiểm soát tốt hơn đối với quy trình sản xuất, thay đổi trang thiết bị hiện
có nhằm đạt được hiệu quả cao hơn và mức phát thải thấp hơn, thay thế công nghệ nhằm
giảm thiểu chất thải trong sản xuất, thay đổi tính chất đặc trưng của sản phẩm nhằm
giảm thiểu tác động độc hại của sản phẩm, sử dụng năng lượng có hiệu quả, tái chế sử
dụng ngay tại chỗ…
Tái sử dụng lại nước: Có thể tái sử dụng lại nước thải sau khi xử lý trong hệ
thống cấp nước tuần hoàn. Chẳng hạn, tái sử dụng nước phục vụ cho hoạt động nông
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Xử lý nước thải tại nguồn: xử lý nước thải là biện pháp cần thiết để đảm bảo
hạn chế tối đa việc xả thải các chất ô nhiễm với nồng độ vượt quá giới hạn cho phép ra
ngoài môi trường. Một quy trình xử lý nước thải thường gồm nhiều công đoạn và sử
dụng nhiều công nghệ khác nhau tùy thuộc lưu lượng nước thải cần xử lý, nồng độ các
chất ô nhiễm, mức độ xử lý, chi phí đầu tư, điều kiện thực tế của địa phương hoặc doanh
nghiệp….
2.4.2.2. Biện pháp về quản lý
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường đối với toàn bộ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, các khu xử lý rác thải, bãi chôn lấp, các nguồn thải lớn có xả
thải ra các lưu vực sông và các sông nhánh; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường, kể cả biện pháp đình chỉ hoạt động hoặc đóng cửa.
- Tiến hành phân vùng để áp dụng công nghệ xử lý tích hợp đối với từng đoạn sông.
Với các đoạn sông đã và đang bị ô nhiễm, sớm nghiên cứu, áp dụng công nghệ cải
tạo phù hợp nhằm phục hồi, khơi thông, tạo dòng chảy. Bên cạnh đó, phải chú trọng
công tác xử lý tại nguồn thông qua việc triển khai thực hiện tốt quy định về hoạt
động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu dân cư nông thôn tập trung; đặc biệt đối với


Bài giảng Môi trường và con người 

các khu dân cư tập trung đang xây dựng, yêu cầu phải đầu tư hệ thống thu gom, phân
tách nước thải, nước mưa riêng biệt.
- Không cho phép các dự án đầu tư chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ
thống xử lý nước thải không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường đi vào hoạt
động; các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có xả thải ra
lưu vực sông phải đảm bảo xử lý nước thải theo quy định.
- Có biện pháp kiểm soát chặt chẽ nước thải, chất thải trong sản xuất nông nghiệp để
giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, mương tưới tiêu thủy lợi trên lưu
vực sông. Thực hiện việc bổ cập nước thông qua hệ thống thủy lợi đảm bảo duy trì
dòng chảy tối thiểu. Kiểm soát chặt chẽ việc thẩm định, cấp phép xả nước thải vào
các công trình thủy lợi.
- Rà soát lại toàn bộ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, tiến hành
sửa đổi các quy chuẩn bảo đảm tiệm cận với quy chuẩn của các nước tiên tiến, trên
cơ sở đó xem xét ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường, đảm bảo
quy chuẩn kỹ thuật của địa phương phải cao hơn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2.4.2.3. Một số giải pháp bảo vệ nguồn nước trong cuộc sống hàng ngày
Để góp phần gìn giữ chất lượng nguồn nước cho các mục đích sử dụng khác
nhau, mỗi người cần phải hiểu được tầm quan trọng của nước sạch, có ý thức trong việc
giữ gìn và vệ sinh nguồn nước bằng cách tạo thói quen cũng như thực hiện những hành
động thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Một số biện pháp bảo vệ chất lượng cũng
như tiết kiệm nước điển hình là: giữ sạch nguồn nước; sử dụng tiết kiệm nước; xây dựng
hầm tự hoại; xử lý chất thải vật nuôi…
2.4.3. Các biện pháp bảo vệ và chống suy thoái nguồn nước
2.4.3.1. Sự suy thoái nguồn nước
Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với
trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các
thời kỳ trước đó (Mục 15, Điều 2, Luật Tài nguyên nước, 2012).
Các biểu hiện của tình trạng suy thoái nguồn nước lưu vực sông là:
- Sự cạn kiệt dòng chảy trong mùa cạn dẫn đến tình trạng đứt dòng của sông ở
vùng hạ du.
- Sự gia tăng các hiểm họa do nước gây ra như lũ lụt và sa bồi thuỷ phá, bồi lấp
các cửa sông.


Bài giảng Môi trường và con người 

- Sự suy giảm chất lượng nước khiến cho nước sông không còn sử dụng được.

- Sự gia tăng xâm nhập mặn ở vùng cửa sông.

2.4.3.2. Giải pháp cho suy thoái nguồn nước


Để đối phó với vấn đề suy thoái nguồn nước, trước hết cần phát hiện dấu hiệu của
sự suy thoái (nếu có), đánh giá nguyên nhân gây ra hiện tượng này để từ đó đề xuất biện
pháp quản lý, kiểm soát kịp thời. Xu thế hiện nay là quản lý tổng hợp lưu vực sông để
ngăn chặn và hạn chế suy thoái nguồn nước. Một số nhóm biện pháp hay được sử dụng
bao gồm:
a) Các biện pháp công trình:
- Xây dựng các hồ chứa thượng lưu để điều tiết nguồn nước vận hành theo quy
trình hợp lý đồng thời xây dựng các công trình khai thác lấy nước mặt, nước dưới
đất ở trung lưu và hạ lưu các lưu vực sông nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sử
dụng nước và duy trì dòng chảy môi trường;
- Trong điều kiện cần thiết và cho phép thì còn phải xây dựng các công trình
chuyển nước lưu vực để giải quyết cho những vùng khan hiếm nước mà các
nguồn nước trong lưu vực không đáp ứng được. Ở Việt Nam tổng dung tích điều
tiết của hồ chứa đã và đang xây dựng cho đến nay đạt gần 30 tỷ m3, chiếm 9%
tổng lượng dòng chảy nội địa.
- Phát triển các hệ thống thu gom và xử lý các loại chất thải. Đối với sông nội đô
cần tăng cường nạo vét, làm cống hộp lớn để chuyển tải và dẫn thêm nguồn nước
sạch ở sông hồ vào nhằm pha loãng và đẩy nguồn nước bẩn này đến những trạm
xử lý; đẩy mạnh việc xây dựng các trạm xử lý nước tải và chất thải rắn tập trung
và phân tán.
- Đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất
nhằm điều hòa nguồn nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt.
b) Các biện pháp phi công trình:
- Về tổ chức: giữa tháng 3/2007, Chính phủ đã quyết định hợp nhất nhiệm vụ quản
lý lưu vực sông vào chức năng quản lý tài nguyên nước. Đây cũng là xu thế tổ
chức của Thế giới và các nước ASEAN trong việc tách quản lý ra khỏi sử dụng,
gắn việc quản lý số lượng với chất lượng, gắn quản lý nước mặt với nước dưới
đất.



Bài giảng Môi trường và con người 

- Về quy hoạch: hiện nay, quy hoạch thuỷ lợi, thuỷ điện, cấp nước đã được các Bộ
liên quan xây dựng, đã và đang được triển khai mạnh mẽ. Để quản lý tổng hợp
lưu vực sông, cần sớm hoàn chỉnh và trình duyệt chính thức quy hoạch các lưu
vực sông trọng điểm bao gồm quy hoạch phát triển và quy hoạch bảo vệ nhằm
hài hoà lợi ích giữa thượng lưu, hạ lưu, giữa các đôi tượng sử dụng nước để việc
sử dụng được tiết kiệm, đạt hiệu quả và bền vững.
- Về các văn bản và chính sách: các Bộ, ngành chức năng cần nhanh chóng hoàn
thiện các văn bản liên quan đến quản lý của ngành mình. Riêng về chính sách
phí ô nhiễm, cần có lộ trình nâng dần càng sớm càng tốt để tạo nguồn kinh phí
cho xử lý nước. Về thuế tài nguyên nước ở Việt Nam cũng cần đánh giá lại mức
thu cho phù hợp.
- Về sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước: đối với một số lưu vực sông gặp
khó khăn về tài nguyên nước cần xây dựng mục tiêu sử dụng nước tiết kiệm trong
tất cả các đối tượng sử dụng nước nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, dịch vụ sao
cho có hiệu quả hơn. Riêng đối với thuỷ điện, cần có quy trình vận hành hợp lý
để vừa đảm bảo yêu cầu ngành điện và phục vụ các yêu cầu sử dụng nước ở hạ
lưu cũng như duy trì động thái của dòng chảy.
- Các biện pháp tuyên truyền và giáo dục: sử dụng để nâng cao nhận thức trong xã
hội về sự cần thiể cũng như ý thức bảo vệ môi trường nước.



Bài giảng Môi trường và con người 

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu tầm quan trọng của nước đối với đời sống của con người.
2. Trình bày những đặc điểm về tài nguyên nước ở Việt Nam và những nguy cơ gây
thiếu hụt nguồn nước hiện nay.
3. Thế nào là nước sạch? Tại sao phải phân loại chất lượng nước?
4. Thế nào là ô nhiễm nguồn nước? Cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
5. Trình bày các biện pháp để bảo vệ và cải thiện nguồn nước.
6. Nêu những hoạt động thường ngày góp phần gìn giữ và bảo vệ nguồn nước sạch.



Bài giảng Môi trường và con người 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Cục quản lý tài nguyên nước
[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Tổng cục khí tượng thủy văn
[3]. Luật số: 17/2012/QH13, Luật Tài nguyên nước thông qua ngày 21 tháng 6 năm
2012.
[4]. Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan, Môi trường và con người, Nhà xuất
bản ĐH Quốc gia Hà Nội
[5]. Nguyễn Văn Thắng, Phạm Thị Ngọc Lan, Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực
sông, Trường Đại học Thủy lợi, 2010.
[6]. Trần Đức Hạ, Phạm Tuấn Hùng, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Hữu Hòa, Bảo vệ và
quản lý tài nguyên nước, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2009.
[7]. Trần Văn Quang, Bài giảng Quản Lý Tổng Hợp Nguồn Nước, Trường Đại học Đà
Nẵng. 2008.
[8.]. Trịnh Xuân Lai, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, NXB Xây dựng,
2004.



Bài giảng Môi trường và con người 

CHƯƠNG 3
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE

3.1. KHÍ QUYỂN


Khí quyển là lớp vỏ ngoài của trái đất với ranh giới dưới là bề mặt thuỷ quyển,
thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh. Khí quyển là bao
gồm các lớp vật chất dạng khí bao quanh trái đất và được cố định xung quanh trái đất
bởi lực hấp dẫn.
Khí quyển trái đất được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thuỷ
quyển và thạch quyển. Thời kỳ đầu, khí quyển chủ yếu gồm hơi nước, amoniac, metan,
các loại khí trơ và hydro. Dưới tác dụng phân huỷ của tia sáng mặt trời, hơi nước bị
phân huỷ thành oxy và hydro. Oxy tạo ra phản ứng với amoniac và metan tạo ra khí nitơ
và cacbonic. Quá trình tiếp diễn, một lượng hidro nhẹ mất vào khoảng không vũ trụ, khí
quyển còn lại chủ yếu là hơi nước, nitơ, cacbonic, một ít oxy. Thực vật xuất hiện trên
trái đất cùng với quá trình quang hợp đã tạo nên một lượng lớn oxy và làm giảm đáng
kể nồng độ CO2 trong khí quyển. Sự phát triển mạnh mẽ của động thực vật trên trái đất
cùng với sự gia tăng bài tiết, phân huỷ xác chết động thực vật, phân huỷ yếm khí của vi
sinh vật đã làm cho nồng độ khí N2 trong khí quyển tăng lên nhanh chóng, sau đó đạt
tới thành phần khí quyển hiện nay.
3.1.1. Cấu trúc các tầng của khí quyển
Khí quyển được cấu tạo gồm nhiều tầng khác
nhau, mỗi tầng có thành phần cấu trúc cũng như
vai trò đặc trưng riêng và thường được phân chia
dựa trên biến đổi độ cao so với mặt đất.
Khí quyển được chia thành 05 tầng chính bao
gồm: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, 
tầng điện ly, và tầng ngoài.

Hình 3.1. Cấu trúc các tầng của khí



Bài giảng Môi trường và con người 

3.1.1.1. Tầng đối lưu


- Là tầng thấp nhất trong các tầng khí quyển, có độ cao từ 0 – 16km, tập trung
khoảng 90% không khí của khí quyển. Tại đây các quá trình thủy động, nhiệt và
hóa học xảy ra với cường độ mạnh mẽ nhất. Khối không khí chuyển động mạnh
theo phương ngang và thẳng đứng. Nhiệt độ giảm theo chiều cao, trung bình
giảm 0,6○C/100 mét.
- Là tầng thấp nhất nên nơi đây cũng tập trung nhiều nhất các nguyên tố tác động
như bụi, khí độc hại… là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, sấm,
chớp, bão, tuyết, mưa đá, … Từ đó những biến đổi khí hậu cũng có tác động gần
như trực tiếp đối với tầng đối lưu.
- Phần lớn các hiện tượng hay biến đổi khí hậu thời tiết mà con người đối mặt
thường diễn ra ở tầng đối lưu. Những dòng đối lưu chính là các đặc trưng chính
ở tầng này với sự bốc hơi của không khí nóng từ bề mặt lên cao và lạnh dần đi.
Hiện tượng đối lưu đặc trưng đã mang đến tên gọi cho tầng này.
- Có vai trò hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ đó mà ban ngày mặt đất đỡ
nóng, ban đêm đỡ lạnh, là hạt nhân ngưng tụ tạo thành mây, mưa… do đó có vai
trò quan trọng là điều hòa nhiệt độ trên trái đất để duy trì sự sống.
3.1.1.2. Tầng bình lưu (tầng Ozon)
- Là một trong các tầng khí quyển với cấu tạo tầng bình lưu nằm phía trên của tầng
đối lưu có ranh giới với độ từ 16 – 55km và đặc trưng bằng mật độ không khí
bé. Mặc dù tầng bình lưu chiếm không gian gấp một số lần so với tầng đối lưu
nhưng chỉ chiếu 5% khối lượng khí quyển. Không khí khô chuyển động thường
xuyên mạnh và vận tốc cỉa nó có thể đạt 100km/h và lớn hơn. Ít chứa bụi hay
những biến đổi liên quan tới thời tiết, ít có các dòng đối lưu xoáy mạnh. Nhiệt
độ tăng theo chiều cao.
Ngoài ra trong tầng trung gian của bình lưu sở hữu độ cao khoảng 25km có dồi
dào nguồn khí ôzôn nên có thể gọi tầng bình lưu với một tên gọi khác là tầng
ôzôn. Tầng ôzôn có vai trò bảo vệ trái đất tránh khỏi tia cực tím, ngăn cản những
tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
3.1.1.3. Tầng trung gian (tầng trung lưu)
- Có độ cao từ 55 – 80km. Là tầng nằm phía trên tầng bình lưu. Nhiệt độ tầng này
giảm dần theo từng độ cao từ -70○C xuống -80○C. Ngoài ra trong tầng trung lưu


Bài giảng Môi trường và con người 

sở hữu những khoảng lặng có tên gọi là khoảng lặng trung lưu và đó cũng được
xem là nơi sở hữu nhiệt độ lạnh nhất trong các tầng khí quyển. Đặc trưng động
lực học chính trong tầng khí quyển này chính là động lực học và các sóng hấp
dẫn của tầng khí quyển hay còn gọi là các sóng trọng lực hay sóng hành tinh.
3.1.1.4. Tầng điện ly (tầng ion)
- Có độ cao từ 80 – 800km. Tầng này có không khí loãng, chứa nhiều ion mang
điện tích. Không khí bị oxy hóa mạnh.
- Nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000°C hoặc hơn. Ôxy và nitơ ở tầng
này ở trạng thái ion.
- Vai trò: phản hồi sóng vô tuyến từ mặt đất lên. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi
nào đó trên vùng bề mặt Trái Đất phải qua sự phản xạ của tầng này mới truyền
đến các nơi trên thế giới. Tại đây, do bức xạ môi trường, nhiều phản ứng hóa học
xảy ra đối với ôxy, nitơ, hơi nước, CO2... chúng bị phân tách thành các nguyên
tử và sau đó ion hóa thành các ion như NO+, O+, O2+, NO3-, NO2-, v.v, nhiều hạt
bị ion hóa phát xạ sóng điện từ khi hấp thụ các tia mặt trời vùng tử ngoại xa.
3.1.1.5. Tầng ngoài
- Từ đỉnh tầng ion đến giới hạn trên của khí quyển, trên 800km. Đây là tầng phía
trên tầng điện ly, ở đó khí quyển mỏng dần vào trong khoảng không vũ trụ.
- Nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500°C. Đây là vùng quá độ giữa khí
quyển Trái Đất với khoảng không vũ trụ. Vì không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ
lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao cố "vùng
vẫy" thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái Đất lao ra khoảng không vũ trụ.
Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly.
- Mật độ không khí rất loãng, chủ yếu là hêli và hydro.

3.1.2. Vai trò của khí quyển đối với đời sống trên trái đất
Khí quyển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong duy trì và bảo vệ sự sống của
trái đất tạo ra những thay đổi đặc trưng giữa ngày và đêm. Khí quyển có vai trò rất quan
trọng đối với đời sống của động thực vật và con người trên Trái đất. cụ thể:
- Khí quyển cung cấp lượng lớn Oxy (cần thiết cho sự sống trên trái đất) và các
loại khí khác để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái đất.
Bên cạnh đó, khí quyển còn là một lớp vỏ để bảo vệ trái đất.



Bài giảng Môi trường và con người 

- Khí quyển cung cấp CO2 (cần thiết cho quá trình quang hợp của thực vật), cung
cấp nitơ cho vi khuẩn cố định nitơ và các nhà máy sản xuất amoniac để tạo chất
nitơ cần thiết cho sự sống.
- Khí quyển còn là phương tiện vận chuyển nước từ các đại dương tới đất liền
trong chu trình thủy văn toàn cầu. Khí quyển giúp duy trì sự cân bằng nhiệt trên
trái đất và bảo vệ sự sống trên trái đất, nhờ khí quyển hấp thụ hầu hết các tia vũ
trụ và phần lớn bức xạ điện từ của mặt trời không tới được mặt đất. Khí quyển
chỉ truyền các bức xạ cận cực tím, cận hồng ngoại (3000-2500nm) và các sóng
radio (0,1-0,4 micron), đồng thời ngăn cản bức xạ cực tím có tính chất huỷ hoại
mô (các bức xạ dưới 300nm).
Khí quyển được cấu tạo thành bởi nhiều chất khí đặc trưng như nitơ, oxy, một
lượng nhỏ khí agon hay hơi nước và cacbondioxit và một số chất khác.
Kể từ khi hình thành, bầu khí quyển bị tác động liên tục của nhiều quá trình, trong
đó có 3 quá trình chủ yếu là quang hoá, quang hợp và oxy hoá.
- Quang hóa là phân ngành hóa học quan tâm đến những hiệu ứng hóa học của
ánh sáng. Các phản ứng quang hoá sẽ phân huỷ các phân tử khí dướitác động của
tia bức xạvũ trụ.Trong tự nhiên, quang hóa có một vai trò rất to lớn, nó là cơ sở
cho quang tổng hợp, thị giác, và sự tạo thành vitamin D với ánh sáng Mặt Trời
- Quang hợp là quá trình thu nhận năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo
và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm
nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái đất.
+ Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu
cơ là tinh bột là đường glucozo.
+ Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng
lồ.
+ Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lượng hơi nước,
CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hoà nhiệt độ không khí.
Trong các chuỗi thức ăn tự nhiên, các sinh vật quang dưỡng (sống nhờ nguồn năng
lượng do quang hợp) thường là những mắt xích đầu tiên; nghĩa là các sinh vật còn lại
đều sử dụng sản phẩm của quá trình quang hợp phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của chúng.
Quang hợp là chuỗi phản ứng hóa học quan trọng bậc nhất trên Trái đất, vì nó tạo
năng lượng cho sự sống trong sinh quyển.


Bài giảng Môi trường và con người 

- Oxy hóa

Oxi hóa là hiện tượng khá phổ biến vào diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc
sống và cả cơ thể của chúng ta. Quá trình này mang đến những ứng dụng và cả tác hại
lên đời sống của con người.
+ Oxy hóa: là quá trình một chất (phân tử, nguyên tử hoặc các ion) bị mất đi
electron do một chất khác (chất oxi hóa). Việc mất electron khiến cho chất đó bị
biến đổi, rối loạn. Như vậy chất oxi hóa là những chất nhận electron của chất
khác, khiến cho phân tử chất đó bị biến đổi và hư hỏng.
+Quá trình khử: ngược lại quá trình oxi hóa là quá trình khử. Khử là quá trình
một phân tử nhận thêm electron do một phân tử khác (chất chống oxy hóa) cho
thêm. Việc nhận electron khiến cho phân tử đó được cân bằng, trung hòa.
Quá trình oxy hóa và khử xảy ra cùng nhau (Phản ứng oxi hóa - khử).
Ở đâu có oxy ở đó có thể xảy ra oxy hóa. Phản ứng hóa học xảy ra khi oxy tác
dụng với một chất nào đó (đơn chất hay hợp chất), dẫn đến biến đổi về hình dạng, màu
sắc. Ví dụ các loại trái cây bị thâm đen, biến đổi màu, các vật liệu bằng sắt bị gỉ sét khi
để ngoài không khí.

3.2. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ


3.2.1. Vai trò của môi trường
Khi chúng ta xem xét khí quyển
dưới góc độ môi trường thì đó chính là
môi trường không khí.
Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái
đất, với ranh giới dưới là bề mặt
thủyquyển, thạch quyển và ranh giới trên
là khoảng không giữa các hành tinh.
Không khí có vai trò và ý nghĩa rất
quan trọng đối với con người, nó là một trong những yếu tố môi trường không thể thiếu
để duy trì sự sinh tồn và phát triển sinh vật trên trái đất. Một người bình thường có thể
nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong vòng 3 đến 5 phút.
Vì vậy không khí trong lành giúp duy trì sự sống, tạo nên sự phát triển và cân bằng sinh
học của muôn loài.



Bài giảng Môi trường và con người 

Không đơn thuần chỉ để duy trì sự sống, không khí còn là nguồn cung cấp năng
lượng cho nhiều loài, tạo ra lượng vật chất không hề nhỏ đáp ứng nhiều nhu cầu của
con người. Không khí là hoàn toàn miễn phí, nhưng không phải vì thế mà chúng ta có
thể sử dụng hay xả thải bừa bãi ra môi trường.
Không khí trong tự nhiên là hỗn hợp của không khí khô và hơi nước. Người ta
cũng có thể gọi không khí này là không khí ẩm vì thành phần của chúng ngoài các chất
khí ra, chúng còn chứa một lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất
khí quyển.
Ở điều kiện bình thường chưa bị ô nhiễm, không khí khô bao gổm các thành phần
hóa học sau:
Bảng 3.1. Thành phần các chất trong không khí khô chưa bị ô nhiễm

Ni tơ 78.09% Ô xy 20.94% Argon 0,93%

cacbonic 0,032% Nêon 18 ppm Hê li 5,2 ppm

Mê tan 1,3ppm Kripton 1,0ppm Hydrô 0,5 ppm

CO 0,1ppm Ni tơ ôxít 0,25 ppm O zôn 0,02 ppm

Không khí với các thành phần như khí O2, CO2, NO2, … cần cho hô hấp của động
vật cũng như quá trình quang hợp của thực vật dẫn đến nguồn gốc của sự sống.

Hình 3.2. Thành phần môi tường


3.2.2. Thông số vật lý của không khí ẩmô
Nhiệt độ: là thông số chỉ mức độ nóng lạnh của không khí. Nó được đo trên nhiệt
kế vàbiểu thị trên 2 đơn vị đo thường gặp là độ bách phân (0C), độ F và độ K (trong tính
toán kỹ thuật).


Bài giảng Môi trường và con người 

- Độ ẩm: mô tả lượng hơi nước tồn tại trong một thể tích hỗn hợp dạng khí nhất
định.
+ Độ ẩm tuyệt đối (g/m3): là thước đo tổng khối lượng hơi nước trong một thể
tích không khí nhất định. Nó là một đạilượng phụ thuộc vào nhiệt độ không khí
và áp suất hơi nước (mm Hg).
+ Độ ẩm tương đối (%): là tỷ số giữa khối lượng nước trên một thể tích hiện tại
so với khối lượng nước trên cùng thể tích đó khi hơi nước bão hòa.
+ Dung ẩm: là trọng lượng hơi nước chứa trong khối không khí có phần khô là 1
kg.
- Trọng lượng riêng của không khí ẩm: là trọng lượng của một khối khí ẩm có
thể tích là 1 đơn vị.
- Nhiệt dung của không khí ẩm: là lượng nhiệt chứa trong một khối khí ẩm có
phần khô là 1 kg.

Hình 3.3. Sự hình thành khí quyển


Sự phát triển mạnh mẽ của động thực vật trên trái đất cùng với sự gia tăng bài tiết,
phân huỷ xác chết động thực vật, phân huỷ yếm khí của vi sinh vật đã làm cho nồng độ
khí N2 trong khí quyển tăng lên nhanh chóng, để đạt tới thành phần khí quyển hiện nay.
3.3. CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
3.3.1. Khái niệm
Không khí sạch mà chúng ta hít thở là hỗn hợp các khí tự nhiên chủ yếu là nitơ
(78%), oxy (21%), 1% còn lại chủ yếu là khí argon (0,93%), khí cabonic (0,032%) và
dạng vết các khí neon, heli, ozon, xenon, hydro, metal, kripton và hơi nước.



Bài giảng Môi trường và con người 

Không khí sạch có đặc điểm là không màu, không mùi, không vị lạ. Khi trong
không khí xuất hiện thêm bất kỳ chất nào khác dẫn đến ô nhiễm không khí (ÔNKK) sẽ
xảy ra.
3.3.2. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm ứng dụng đánh giá nhanh chất
lượng không khí
Chỉ số ô nhiễm không khí (AQI -air quality index)
Website https://www.iqair.com/vi/, app trên điện thoại IQairvisual
AQI (Air Quality Index) là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày.
Được coi là một thước đo mức độ ô nhiễm không khí một cách đơn giản. AQI hiển thị
chất lượng không khí xung quanh ta là sạch hay ô nhiễm, ô nhiễm đến mức độ nào. Tác
động đối với sức khỏe cộng đồng càng rõ rệt khi chỉ số AQI càng lớn. Chỉ số AQI tập
trung vào sự ảnh hưởng tới sức khỏe người dân có thể gặp trong vòng vài giờ hoặc vài
ngày sau khi hít thở không khí ô nhiễm.
EPA (The U.S. Environmental Protection Agency – Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường
Hoa Kỳ) tính toán chỉ số AQI với 5 thông số ô nhiễm không khí chủ yếu:
1.Ôzôn mặt đất;
2.Ô nhiễm hạt lơ lửng (bụi-giọt lỏng): thường được đánh giá dựa trên thông
số bụi mịn PM 2.5 và PM 10. Các loại bụi này có thể thâm nhập trực tiếp vào
đường hô hấp của con người thông qua hít thở.
- PM (Particulate Matter) là có nghĩa là chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng). PM 2.5 thể
hiện các hạt có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet (μm), trong khi đó
PM10 bao gồm những hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm (nhưng lớn
hơn kích thước PM 2.5).
- Ở các thành phố lớn, hạt bụi mịn PM 2.5 có thể sinh ra từ hoạt động công nghiệp
như đốt nhiên liệu hóa thạch, hoặc bụi từ các công trình xây dựng, bụi đường
phố, đốt rác thải, đám cháy, khói máy công nghiệp, phá rừng, hút thuốc, và đặc
biệt là từ khí thải của các phương tiện giao thông.
3.Carbon monoxit (CO)
4.Sulfur dioxide (SO2)
5.Nitrogen dioxide (NO2)
Đối với mỗi chất gây ô nhiễm, EPA đã thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng không
khí quốc gia để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. EPA đã quy định một màu sắc cụ thể đối


Bài giảng Môi trường và con người 

với từng khoảng giá trị AQI để mọi người hiểu dễ dàng hiểu được cho dù ô nhiễm không
khí đang đạt tới mức độ không lành mạnh trong cộng đồng của họ.

Hình 3.4. Thang đo AQI


Nguồn: Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) 2019
Bảng 3.2. Khoảng giá trị AQI và đánh giá chất lượng không khí

Khoảng Chất lượng Màu Mã màu Ảnh hưởng sức khỏe


giá trị không khí sắc RBG
AQI

0-50 Tốt Xanh lá 0;228;0 Chất lượng không khí tốt, không ảnh
hưởng tới sức khỏe.

51-100 Trung bình Vàng 255;255; Chất lượng không khí ở mức chấp nhận
0 được. tuy nhiên, đối với những người
nhạy cảm (người già, trẻ em, người mắc
các bệnh hô hấp, tim mạch,…) có thể
chịu những tác động nhất định tới sức
khỏe.

101-150 Kém Da cam 255;126; Những người nhạy cảm gặp phải các vấn
0 đề về sức khỏe, những người bình
thường ít ảnh hưởng.

151-200 Xấu Đỏ 255;0;0 Những người bình thường bắt đầu có


các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người


Bài giảng Môi trường và con người 

nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức


khỏe nghiêm trọng hơn.

201-300 Rất xấu Tím 143, 63; Cảnh báo hưởng tới sức khỏe mọi người
151 bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng
hơn.

301-500 Nguy hại Nâu 126;0;35 Cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe: Toàn
bộ dan số bị ảnh hưởng tới sức khỏe đến
mức nghiêm trọng.

(Nguồn: Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) 2019)


Công thức tính toán AQI
Chỉ số AQI được tính bao gồm AQI giờ và AQI ngày. Trong đó AQI theo ngày
được sử dụng để công bố chất lượng không khí trong các ngày và AQI giờ (AQIh) được
sử dụng để công bố chất lượng không khí liên tục theo từng giờ.
Tính toán giá trị AQI giờ (AQIh)
Số liệu để tính toán AQI giờ là giá trị quan trắc trung bình trong 1 giờ.
Giá trị AQIh của các thông số SO2, CO, NO2, O3 được tính toán theo công thức
3.1.
Đối với thông số PM10 và PM2.5 do không có quy chuẩn trung bình 1 giờ nên sử
dụng phương pháp Nowcast do cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ phát triển. Nowcast là
giá trị trung bình có trọng số được số được tính toán từ 12 giá trị trung bình 1 giờ gần
nhất so với thời điểm tính toán. Giá trị AQIh của các thông số PM10, PM2.5 được tính
toán theo công thức 3.2.
Để tính toán AQI giờ trước hết tính giá trị AQIh của từng thông số (AQIx)
#"! #
 & ' %
 ( $  (Công thức 3.1)
#"! #

#"! #
 & '  %
 ( $  (Công thức 3.2)
#"! #

Trong đó:
AQIx: Giá trị AQI thông số của thông số x



Bài giảng Môi trường và con người 

BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong
Bảng 3.3. tương ứng với mức i
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong
Bảng 3.3. tương ứng với mức i+1
Ii: Giá trị AQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi
Ii+1: Giá trị AQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1
Cx: Giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số x.
Nowcastx: Giá trị Nowcast được tính toán ở phần a
Bảng 3.3. Các giá trị BPi đối với các thông số (đơn vị: µg/m3)

Giá trị BPi quy định đối với từng thông số (Đơn vị: µg/m3)
i Ii
O3(1h) O3(8h) CO SO2 NO2 PM10 PM2.5
1 0 0 0 0 0 0 0 0
2 50 160 100 10.000 125 100 50 25
3 100 200 120 30.000 350 200 150 50
4 150 300 170 45.000 550 700 250 80
5 200 400 210 60.000 800 1.200 350 150
6 300 800 400 90.000 1.600 2.350 420 250
7 400 1.000 - 120.000 2.100 3.100 500 350
8 500 ≥1.200 - ≥150.000 ≥2.630 ≥3.850 ≥600 ≥500
(Nguồn: Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) 2019)
Ghi chú:
- Tính toán AQI giờ (AQIh) của O3 sử dụng giá trị BPi cho O3 (1h)

- Tính toán AQI ngày (AQId) của O3 sử dụng giá trị BPi cho O3 (1h) và O3 (8h)

Giá trị AQI giờ tổng hợp


Sau khi đã có giá trị AQIx của mỗi thông số, chọn giá trị AQI lớn nhất của các
thông số để lấy làm giá trị AQI giờ tổng hợp.
AQIh = max(AQIx)
Ghi chú: Giá trị AQI giờ được làm tròn thành số nguyên.
Giá trị AQI ngày (AQId)



Bài giảng Môi trường và con người 

Thông số O3: giá trị trung bình giờ lớn nhất trong ngày và giá trị trung bình 8 giờ
lớn nhất trong ngày.
Thông số SO2, NO2, và CO: giá trị trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày.
Giá trị AQI ngày tổng hợp: là giá trị lớn nhất AQIx của các thông số.
Tính giá trị AQId của từng thông số (AQIx)
Giá trị AQI ngày của các thông số SO2, CO, NO2, O3, PM10, PM2.5 được tính
toán theo công thức 1 như sau:
 % 
 & ' %
 ( $  ' *(

 %


Trong đó:
Bảng giá trị BPi và Ii lấy trong bảng 3.3.
AQIx: Giá trị AQId thông số của thông số x
BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong
Bảng 3.3 tương ứng với mức i
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong
Bảng 3.3 tương ứng với mức i+1
Ii: Giá trị AQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi
Ii+1: Giá trị AQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1
Cx: được quy định cụ thể như sau:
- Đối với thông số PM2.5 và PM10: Cx là giá trị trung bình 24 giờ
- Đối với thông số O3: Cx là giá trị lớn nhất trong giá trị trung bình 1 giờ lớn nhất
trong ngày và giá trị trung bình 8 giờ lớn nhất trong ngày.
Lưu ý: Không tính toán AQI thông số O3 khi giá trị trung bình 8 giờ lớn nhất trong ngày
cao hơn 400 µg/m3 (lúc này chỉ tính toán AQI đối với trung bình 1 giờ lớn nhất trong
ngày).
- Đối với thông số SO2, NO2 và CO: Cx giá trị trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày.
Giá trị AQI ngày tổng hợp
Sau khi đã có giá trị AQIx ngày của mỗi thông số, chọn giá trị AQI lớn nhất của các
thông số để lấy làm giá trị AQI ngày tổng hợp.



Bài giảng Môi trường và con người 

AQId = max(AQIx)
Ghi chú: Giá trị AQI ngày được làm tròn thành số nguyên.
Phương pháp tính toán AQI tại Việt Nam yêu cầu bắt buộc phải có tối thiểu 01
trong 02 thông số PM10, PM2.5 trong công thức tính, có thể tham khảo chi tiết trong
tài liệu tham khảo [5].
3.4. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
3.4.1. Khái niệm
Ô nhiễm môi trường không khí là kết quả của việc thải các chất độc hại vào không
khí ở một tỷ lệ vượt quá khả năng tự làm sạch của khí quyển (ví dụ như quá trình chuyển
đổi, phân huỷ và hoà tan các chất độc này).
Định nghĩa: Ô nhiễm không khí xảy ra khi không khí có chứa các thành phần độc
hại như các loại khí, các hạt vật chất lơ lửng và các hạt chất lỏng dưới dạng bụi (aerosol)
làm thay đổi thành phần tự nhiên của khí quyển trong đó một số loại khí là những thành
phần của không khí sạch như CO2 cũng sẽ trở nên nguy hại và là chất ô nhiễm không
khí khi nồng độ của nó cao hơn mức bình thường. Hay nói cách khác những chất này
trong không khí có thể ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ hoặc sự thoải mái của con người, có
thể dẫn đến nguy hại đối với động vật, thực vật và các vật chất khác. Ô nhiễm không
khí có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và những thành phần khác của môi
trường như đất, nước.
3.4.2. Phân loại chất ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do các tác nhân hóa học ngoài ra cũng
có thể do các yếu tố vật lý như tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng, tốc độ gió, độ ẩm…
3.4.2.1. Theo nguồn gốc phát sinh
- Các chất gây ô nhiễm sơ cấp

- Các chất gây ô nhiễm thứ cấp

3.4.2.2. Dựa vào trạng thái vật lý


- Khí như SO2, SO3, NO, NO2, H2S, NH3, CO, Cl2, HCl…

- Hơi (lỏng) như hơi dung môi hữu cơ (Volatile organic compounds VOCs), mùi
hôi



Bài giảng Môi trường và con người 

- Hạt lơ lửng (bụi-giọt lỏng) (Particulate matter – PM): các hạt như bụi, khói,
thường có kích thước từ 0,1 đến 100 ⎧m.

- Ô nhiễm vật lý: Bao gồm các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ồn, rung, ánh sáng,
độ ẩm, tốc độ gió...), ô nhiễm chất phóng xạ.
3.4.3. Các nguồn gốc ảnh hưởng đến chất lượng không khí
3.4.3.1. Nguồn tự nhiên
Do hoạt động của núi lửa, bão cát, cháy rừng, phát tán phấn hoa, … có thể làm
suy giảm chất lượng không khí tại khu vực lân cận.
Ví dụ: cháy rừng Amazon tháng 8/2019, khiến cả thế giới bàng hoàng, hậu quả đã
gây ra là khoảng 900.000 ha rừng thiêu hủy, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống
của các loại động vật sống trong rừng. Một ví dụ khác đó là cháy rừng vào tháng 9 năm
2019 ở bang New South Wales và Victoria của Australia, khiến nơi đây trở thành vùng
đất chết và khiến hàng nghìn người phải di tản, gần một nửa triệu động vật bị ảnh hưởng
bởi những đám cháy bao gồm như dơi, động vật lưỡng cư, động vật không xương sống
các vụ cháy rừng này đã tác động một cách to lớn đến chất lượng không khí khu vực
lân cận. Tình trạng khói, bụi, hơi nóng và một số thành phần ô nhiễm khác phát tán vào
không khí và gây ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn.

Hình 3.5. Thảm họa cháy rừng lịch sử nước Úc vào tháng 09/2019



Bài giảng Môi trường và con người 

3.4.3.2. Nguồn nhân tạo


Được coi là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn phát
sinh chính là từ sinh hoạt, giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, và hoạt động sản
xuất nông nghiệp của con người gây ra.
- Ô nhiễm không khí do các nguồn phát sinh trong nhà

Không khí trong nhà là nguồn không khí ở bên trong 1 không gian khép kín của
một căn nhà hay tòa nhà (ví dụ văn phòng, lớp học, siêu thị, bệnh viện, nhà ở …) và
được con người hít thở trong thời gian ít nhất 1 giờ. Chất lượng không khí trong nhà có
thể định nghĩa là toàn bộ các thuộc tính của không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
và sự thoải mái của con người.
Nguồn ô nhiễm không khí do sinh hoạt: phát sinh từ quá trình nấu ăn, lò sưởi, các
sản phẩm hóa mĩ phẩm, và các thiết bị khác. Khí độc phát ra từ hoạt động này chủ yếu là khí
VOCs, CO, CO2. Nguồn thải trong sinh hoạt thường mang tính chất cục bộ trong không gia
nhỏ nên tích lũy dẫn rồi gây độc trực tiếp cho con người, nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai và
người già.

Hình 3.6. Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà



Bài giảng Môi trường và con người 

Nguồn: http://home.howstuffworks.com

Hình 3.7. Tác hại của khói thuốc lá


Nguồn: http://soyte.angiang.gov.vn/
- Ô nhiễm không khí do giao thông

Phát sinh chủ yếu trên các tuyến đường giao thông. Ô nhiễm không khí do giao
thông chủ yếu phát thải trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ đốt trong ở của
các phương tiện giao thông. Các thành phần ô nhiễm tiêu biểu của khí thải từ các phương
tiện giao thông như CO, CO2, NOx, SO2 hơi chì… gây ô nhiễm không khí xung quanh.
Trong đó vận tải bằng đường hàng không là một trong những nguồn pháp thải
nhiều khí NOx gây lỗ thủng tầng Ozon của khí quyển.
- Ô nhiễm không khí do sản suất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm rất đa dạng với khối lượng lớn.
Ngoài các chất ô nhiễm sinh ra do các quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, mỗi ngành
công nghiệp còn sinh ra các chất ô nhiễm đặc trưng phát sinh từ quá trình bay hơi và rò
rỉ của các dung môi, phát thải các khí ô nhiễm từ các công đoạn khác nhau trên dây
truyền sản xuất. Các loại khí thải phát sinh thường là các chất như: bụi, CO2, CO, NOx,
SO2, VOCs.



Bài giảng Môi trường và con người 

+ Công nghiệp gang thép, năng lượng


+ Công nghiệp chế biến dầu mỏ
+ Nhà máy xi măng
+ Công nghiệp chế biến thực phẩm
+ Công nghệ dệt may
+ Nhà máy hóa chất….
- Ô nhiễm không khí từ sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp sinh ra các chất ÔNKK chủ yếu từ việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật và phân hóa học, và quá trình đốt các phế phẩm nông nghiệp trên đồng.
3.5. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
Chất lượng không khí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đời
sống của các sinh vật trên trái đất. Chất lượng không khí xấu có thể gây ô nhiễm đối với
các thành phần môi trường khác như: môi trường nước, môi trường đất và đặc biệt có
thể gây ra các vấn đề môi trường toàn cầu cũng như biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hình 3.8. Ảnh hưởng ô nhiễm không khí và các đối tượng chịu tác động
Nguồn:http://maria79.tumblr.com/
3.5.1. Ảnh hưởng của chất lượng không khí tới sức khỏe con người
Các tác động của ô nhiễm không khí trên đường hô hấp phụ thuộc vào loại và sự
pha trộn các chất ô nhiễm với nhau, nồng độ trong không khí, thời lượng tiếp xúc, lượng



Bài giảng Môi trường và con người 

chất gây ô nhiễm được hít vào và lượng chất gây ô nhiễm thâm nhập vào phổi. Nhóm
người bị ảnh hưởng rõ nhất là nhóm người bị bệnh về phổi, trẻ em, người cao tuổi, và
phụ nữ đang mang thai. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tác động rõ rệt nhất lên phổi.

Hình 3.9. Ô nhiễm môi trường không khí gây tác hại lên sức khỏe con người

Nguồn: Tổ chức y tế thế giới


- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tác động rõ rệt nhất lên phổi. Các triệu chứng
có thể được nhìn thấy ngay sau khi tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao, bao gồm kích ứng
đường hô hấp, khó thở và tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn.
Bụi có kích thước lớn (PM 10) đi vào cơ thể qua đường dẫn khí và tích tụ trên
phổi, trong khi đó bụi có kích thước nhỏ (PM 2.5) đặc biệt nguy hiểm do chúng bé đến
mức có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi làm viêm nhiễm và có thể gây
ung thư phổi, các hạt bụi mịn này cũng có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. Bụi PM
2.5 cộng với khí CO hay SO2, NO2 nhiều, sẽ cản hemoglobin kết hợp oxi khiến tế bào
thiếu oxi.
Tiếp xúc với ozon và các hạt bụi, chất ô nhiễm làm giảm chức năng phổi, đồng
thời làm tăng nặng các bệnh phổi mãn tính. Khi tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không
khí trong một thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Chất lượng không khí xuống thấp khiến bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, viêm
xoang đi khám rất đông. Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, do đó, đây là cơ quan đầu
tiên chịu ảnh hưởng từ việc thay đổi thời tiết hay môi trường, khí hậu.


Bài giảng Môi trường và con người 

- Ảnh hưởng đến tim

Các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí có tác động tiêu cực đến sức khỏe
tim mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và tỷ lệ đột quỵ.
Các loại bụi có kích thước nhỏ, các chất hóa học hay chất kháng viêm trong bụi
có thể phát tán từ phổi vào hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến tim mạch. Nguyên nhân là
không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến khả năng giãn nở và co thắt của các mạch máu. Dưới
tác động của không khí ô nhiễm, của khói thuốc lá, các mạch máu bị giảm kích cỡ, cản
trở lưu thông huyết mạch. Không khí ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông
ở động mạch - nguyên nhân chính của chứng nhồi máu cơ tim.
- Ảnh hưởng đến tim quá trình sinh sản

Phụ nữ sống trong khu vực ô nhiễm không khí có nguy cơ sinh con tự kỉ cao gấp
2 lần so với bình thường. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến thai nhi sẽ
càng tăng cao vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng được cho là liên quan đến sự giảm chất lượng
tinh trùng, gây ảnh hưởng đến khả năng có con của nam giới.
- Gây tổn thương thận

Ô nhiễm không khí có mối liên quan chặt chẽ với bệnh thận và suy thận. Nguyên
nhân là do ô nhiễm không khí tạo gánh nặng khiến thận không thể lọc hết các phân tử
ô nhiễm trong máu.
- Một số tác động khác
+ Yếu xương cốt: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ loãng xương và các ca
gãy xương liên quan. Tác động này tương tự như tác động của khói thuốc lá
đến hệ xương của cơ thể.
+ Lão hóa da: Các chất ô nhiễm có thể phá hủy các tế bào da và ảnh hưởng đến
khả năng tự tái tạo của da, gây thay đổi sắc tố của da, đẩy nhanh quá trình lão
hóa khiến làn da trở nên xấu đi.
+ Đau đầu: Trong thời gian mức độ ô nhiễm cao, các bệnh viện cũng thường tiếp
nhận nhiều ca đau nửa đầu hơn.
3.5.2. Ảnh hường lên cây trồng và các vật chất khác
- Các chất khí SO2, O3, NO, PAN (Polyacrylonitril) tác động trực tiếp vào các lỗ
tự nhiên trên lá, phá hủy lớp sáp bảo vệ mặt lá, ức chế quang hợp, tác động gián


Bài giảng Môi trường và con người 

tiếp gây lắng tụ axít làm rửa trôi các chất dinh dưỡng như canxi ra khỏi đất, giết
vi sinh vật, đẩy nhôm ra khỏi liên kết của keo đất và hủy diệt bộ rễ tơ làm giảm
sức hút nước và dưỡng chất.
- Sự thay đổi màu: nâu tối, đen, màu đỏ không bình thường hoặc đỏ vết (chấm
đỏ) của sắc tố.
- Trạng thái cây: Tác hại dạng ẩn có thể biểu hiện trong quá trình phát triển, sự
suy yếu biểu hiện ở kích thước trong tăng trưởng, ở ngọn biểu hiện dạng xoắn,
phình to; sự trương nở hoặc tàn của hoa thường dẫn đến sinh ra dị dạng, sự phát
triển không đồng đều của cuống lá và phiến lá gây ra hiện trạng xoắn lá và dị
dạng ở phiến lá.
- Các chất khí ô nhiễm được lắng tụ từ không khí gây đen các bức tượng, nhà cửa,
xe cộ, quần áo. Ngoài ra nó còn hủy hoại các công trình kiến trúc, các đền đài,
chùa…
3.5.3. Một số vấn đề toàn cầu do ô nhiễm môi trường không khí
3.5.3.1. Mưa axít
Là nước mưa có chứa nhiều chất có tính axít(NO2, SO2, ...) do không khí bị ô
nhiễm nặng gây ra. Mưa axít là khi nước mưa có pH < 5,6.
Tác hại của mưa axít:
- Làm tổn hại đến sức khoẻ con người

- Gây ra ăn mòn các vật kiến trúc


- Mưa axit làm ô nhiễm nguồn nước trong hồ và phá hỏng các loại thức ăn, uy
hiếp sự sinh tồn của các loài cá và các sinh vật khác trong nước
- Trở ngại quá trình quang hợp, làm cho chất dinh dưỡng trong đất bị tan mất, phá
hoại sự cố định đạm của vi sinh vật và sự phân giải các chất hữu cơ, làm giảm
độ màu mỡ của đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ làm suy giảm khả năng
chống bệnh và sâu hại.
3.5.3.2. Hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ôzôn



Bài giảng Môi trường và con người 

Là quá trình nóng lên một cách tự nhiên do sự có mặt của các khí nhà kính trong
khí quyển (giống hiện tượng ấm lên bên trong các nhà kính nên gọi là hiệu ứng nhà
kính- green house effect).

Hình 3.10. Hiệu ứng khí nhà kính

Nguồn: The National Academy of Sciences, USA


Các khí nhà kính trong bầu khí quyển bao gồm các khí nhà kính tự nhiên và các
khí phát thải do các hoạt động của con người. Các khí nhà kính là các khí có khả năng
hấp thu bức xạ hồng ngoại. Các khí này không hấp thu các bức xạ của mặt trời nên các
bức xạ hồng ngoại từ trái đất bị các khí nhà kính hấp thu, ngăn không cho năng lượng
thoát ra ngoài không gian, khiến cho nhiệt độ khí quyển tăng lên, sinh ra hiệu ứng nhiệt.
- Một số khí nhà kính tiêu biểu:

+ Carbon Dioxit (CO2, đóng góp 60% cho quá trình làm tăng nhiệt độ khí quyển),
+ Hơi nước
+ Methane (CH4)
+ Ôxit Nitơ (N2O)
+ Ozone (O3)
+ Chlorofluorocarbons (CFC).
- Nhiệt độ bề mặt trung bình của trái đất được quyết định bởi sự cân bằng
giữa:
+ Năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất.



Bài giảng Môi trường và con người 

+ Năng lượng bức xạ nhiệt từ bề mặt trái đất vào vũ trụ.


Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua lớp khí nhà kính
(CO2, NOx, CH4, CFC, ...), còn bức xạ nhiệt từ trái đất là bức xạ nhiệt sóng dài nên
không thể xuyên qua lớp khí nhà kính.

Hình 3.11. Cơ chế gây ra hiệu ứng nhà kính


Nguồn: climatechange


- Các ưu và nhược điểm của hiệu ứng nhà kính:

+ Ưu điểm: nếu không có "hiệu ứng nhà kính" của khí quyển thì trái đất sẽ luôn
bị lạnh cóng và nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất sẽ không phải là 15oC
mà đã là -18 oC.
+ Nhược điểm: nếu hiệu ứng nhà kính xảy ra quá mức sẽ dẫn đến sự gia tăng nhiệt
độ trái đất và biến đổi khí hậu cùng nhiều hiện tượng cực đoan đi kèm.
+ Hiệu ứng nhà kính là sự gia tăng (theo dự báo) tỷ lệ lưu giữ năng lượng ở lại
tầng đối lưu dẫn đến việc nhiệt độ khí quyển tăng lên tới mức có hại tới môi
trường, khí hậu toàn cầu.
+ Theo dự đoán của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp
quốc, nhiệt độ của trái đất trong thế kỷ tới sẽ tăng từ 1,5 đến 4,5oC so với nhiệt
độ hiện nay do sự gia tăng của khí nhà kính từ các hoạt động của con người.



Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 3.12. Biến thiên nhiệt độ tháng 2 từ 1880-2016


Nguồn từ dữ liệu NASA GISS
- Tác động đến môi trường và sức khỏe con người:

+ Trái đất đang nóng dần lên theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi
khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc tháng 10-2018.
+ Biến đổi khí hậu có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng nóng lên của trái đất do
hoạt động của con người gây ra (Trần Thanh Xuân và cộng sự, 2011).
+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái đất.
+ Sự biến đổi của lượng mưa (cường độ mưa) trên Trái đất.
+ Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
3.5.3.3. Lỗ hổng tầng ôzôn
- Lỗ thủng của tầng ozone theo định nghĩa của Cục Môi Trường (EPA) Mỹ là khu
vực có hàm lượng ozone thấp hơn 220 đơn vị dobson (DU). Kỷ lục thấp nhất của
tầng ozone là 88 DU được ghi nhận vào năm 1994. Diện tích lớn nhất ở một thời
điểm xác định là 26 triệu km2 ghi nhận được vào năm 1996. Hàng năm lổ thủng
tầng ozone bắt đầu xuất hiện vào tháng 8, đạt đến cực đỉnh vào tháng 10.
- Thủng tầng ozon sẽ gây ra hiện tượng một lượng lớn tia cực tím sẽ chiếu xuống
trái đất.



Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 3.12. Lỗ thủng tầng ôzôn


Nguồn: NASA
- Tác hại của việc thủng tầng Ôzôn

+ Làm suy giảm sức khỏe và phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người và
động vật.
+ Làm hủy hoại các sinh vật nhỏ: mất cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển.
Tia UV tăng lên thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng
của các loài tôm, cua, cá, … và cũng làm giảm khả năng sinh sản của chúng.
+ Làm giảm chất lượng không khí: Tầng ôzôn suy giảm sẽ làm tăng lượng bức
xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất, làm tăng phản ứng hóa học từ đó sẽ dẫn đến ô
nhiễm khí quyển.
+ Gây hại đến thực vật và giảm năng suất cây trồng.
+ Tác động tới vật liệu: Bức xa của tia tử ngoại sẽ làm giảm nhanh tuổi thọ của
các vật liệu, làm mất độ bền chắc. Ngoài ra nó còn đóng góp vào việc tăng
cường hiệu ứng nhà kính.
3.6. BẢO VỆ SỨC KHỎE TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân trước những tác động của ô nhiễm không khí,
mỗi cá nhân cần thực hiện những thói quen sau:



Bài giảng Môi trường và con người 

- Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các ứng dụng,
phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.
- Một ngày nên duy trì xịt mũi, rửa mắt, súc miệng 2 lần với nước muối sinh lý
nhằm hạn chế tác nhân gây các bệnh về hô hấp.
- Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng
không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng
và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).
- Bảo vệ sức khỏe từ bên trong: có chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung đầy đủ dưỡng
chất, tích cực ăn rau xanh, uống nhiều nước để cơ thể đào thải độc tố, nâng cao
thể trạng và sức đề kháng. Ngoài ra, nên tập thể dục thường xuyên trong những
khung giờ thấp điểm. Hạn chế ăn lạnh vì dễ khiến vòm họng tổn thương, tạo cơ
hội cho vi khuẩn xâm nhập.
Các Bộ, ban ngành và người dân cần quan tâm trong công tác quản lý và bảo vệ
môi trường không khí một cách quyết liệt hơn nữa. Tuyên truyền để nâng cao ý thức
cho người dân về tác hại của ô nhiễm không khí cũng như tầm quan trọng của việc bảo
vệ môi trường không khí.
Bên cạnh những biện pháp này, đối với mỗi nguồn có khả năng gây ô nhiễm không
khí đã được đề cập trong nội dung 3.4.3.2. cũng cần có những biện pháp cụ thể hơn và
sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.
3.6.1. Đối với không khí trong nhà
Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà, cần phải kết hợp nhiều cách khác
nhau. Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp làm sạch không khí trong nhà:
- Vệ sinh cảnh quan sống, trồng nhiều cây xanh trong và quanh nhà.

- Nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc với người hút thuốc, người không hút thuốc
nên tránh xa khói thuốc.
- Hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các dịp lễ.
- Hạn chế mở cửa khi không khí bên ngoài ô nhiễm nặng, nhất là những nhà gần
đường giao thông, khu vực ô nhiễm
- Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu bằng việc sử dụng năng lượng điện,
bếp từ, gas, năng lượng mặt trời, gió, …


Bài giảng Môi trường và con người 

- Bảo quản các loại hóa chất, keo hồ và thuốc trừ sâu tránh xa khu vực sinh sống.
Nên sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có nguồn tự nhiên, ví dụ như giấm, soda
banking v.v.
- Sử dụng máy lọc không khí trong nhà, máy hút mùi hay chất độc khác trong
không khí, và tiến hành thay đổi bộ lọc định kỳ.
- Thiết kế nhà thông thoáng tận dụng dòng khí lưu thông tự nhiên vào và ra khỏi
nhà.
- Hạn chế tối thiểu việc sử dụng các năng lượng khi không cần thiết (tiết kiệm
điện, ga, …)
- Bố trí các phòng hợp lý để giảm thiếu tiếng ồn, sử dụng các vật liệu cách âm hút
âm.
3.6.2. Đối với giao thông
- Các xe vận chuyển phế thải xây dựng, bùn thải phải bảo đảm che chắn không
phát tán gây ô nhiễm, vệ sinh sạch các phương tiện trước khi ra khỏi công trường;
- Hoạt động xây dựng các công trình mới, cải tạo, sửa chữa đường giao thông
nghiêm túc thực hiện việc che chắn bụi.
- Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân chuyển qua phương tiện giao thông công
cộng.
- Thay đổi công nghệ của các phương tiện giao thông để kiểm soát tốt quá trình
đốt cháy nhiên liệu giảm thiếu phát thải các chất gây ô nhiễm không khí, sử dụng
các nhiên liệu xanh thay thế dần cho các nguyên liệu hóa thạch; bảo trì bảo dưỡng
xe thường xuyên; thu hồi, loại bỏ các xe cũ không đủ điều kiện lưu hành.
- Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng cản bụi mịn do cơ quan chức năng
chứng nhận, ôm kín tối ưu gương mặt, có gọng mũi và van thở lọc 1 chiều khi ra
đường (không phải khẩu trang y tế thông thường).
- Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ nếu chờ lâu (trên 20s)

- Thiết kế mạng lưới quan trắc theo dõi chất lượng không khí trên phạm vi vùng
và quốc gia
- Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh
nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có



Bài giảng Môi trường và con người 

nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc để vừa ngăn cản tiếng
ồn, vừa lọc không khí tạo bóng mát.
- Phun nước rửa đường thường xuyên tại các trục đường giao thông chính để hạn
chế bụi phát tán
3.6.3. Đối với công nghiệp và xây dựng
- Chế tạo ra những dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm để thay
thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm không
khí nhiều.
- Sử dụng các nhiên liệu xanh (nhiên liệu sinh học) thay thế cho các nhiên liệu
hóa thạch trong sản xuất, kiểm soát quá trình đốt để giảm thiếu tối đa chất ô
nhiễm trong nguồn thải
- Quy hoạch lại nhiều khu - cụm công nghiệp; di dời cơ sở sản xuất, doanh nghiệp
khỏi nội đô nhằm xây dựng các khu vực sản xuất tập trung theo hướng công
nghiệp sạch, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến khu dân cư
- Cần có các quy định và biện pháp chặt chẽ hơn về quy chuẩn kỹ thuật cũng như
chế tài xử lý đối với các nguồn phát thải công nghiệp và được cụ thể hóa trong
các văn bản pháp luật, đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường.
- Cần xây dựng các hàng rào che chắn cho các công trình để hạn chế bụi phát tán
ra môi trường xung quanh
- Các nhà máy cần đầu tư cho công nghệ xử lý khí thải công nghiệp phù hợp với
từng ngành nghề sản xuất
- Đặt các máy móc có cường độ âm lớn vào trong các phòng cách âm, đối với hệ
thống thông gió cần gia cố động cơ máy móc để giảm tiếng ồn, bao bọc các
đường ống bằng vật liệu giảm âm
3.6.4. Đối với nông nghiệp
- Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí từ nông nghiệp đó là do chất thải
chăn nuôi và phân bón có chứa Nitơ. Tuy nhiên để hình thành Sol khí nguy hại
cần thông qua quá trình đốt cháy chất thải. Do vậy, nếu không thể giảm khí thải
ammoniac nông nghiệp thì có thể hạn chế quá trình đốt cháy chất thải để cải thiện
chất lượng không khí, tận dụng các chất thải hữu cơ để làm phân bón sinh học
cho cây trồng. Chất thải nông nghiệp là một vấn đề không thể xem nhẹ khi Việt



Bài giảng Môi trường và con người 

Nam đã và đang trở thành một trong những quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn
nhất thế giới. Có thể thấy ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp đang là vấn đề
đáng báo động, cần được quan tâm và tìm cách giải quyết triệt để. Vì thế, chúng
ta cần xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ và đa chiều.
- Thiết kế và vận hành các trang trại hợp vệ sinh, xử lý chất thải trước khi đưa vào
môi trường
- Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường nông thôn, hướng đến mục tiêu phát
triển bền vững, các cấp, các ngành cần tăng cường sự phối hợp, tổ chức tốt công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Từ đó, vận động và giúp quần chúng nhân
dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa bàn nông thôn nâng cao nhận
thức về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức thực hiện, chấp hành nghiêm các
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi… Cùng với đó, các phong trào bảo vệ môi trường cần phát động thường
xuyên; kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường trên địa bàn nông thôn.
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, các đơn vị chức năng cần
làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp để tăng cường sự
quản lý của Nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường; rà soát các quy định hiện
hành để kịp thời bổ sung, sửa đổi, khắc phục những tồn tại, bất cập trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường. Trong đó, tập trung đối với nhóm các quy định về: Bảo
vệ môi trường làng nghề; quản lý hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất
kích thích sinh trưởng; việc sử dụng hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi…
- Khuyến khích việc áp dụng các mô hình xử lý sinh học tiên tiến, hiện đại tại các
hộ gia đình, trang trại chăn nuôi nhằm giải quyết triệt để các chất thải rắn, nước
thải từ quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, thông qua việc
kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm, ngành chức năng cần quản lý chặt chẽ
hoạt động sử dụng hóa chất, chất cấm, chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh
trong chăn nuôi. Hướng dẫn người dân sử dụng đúng kỹ thuật các loại thuốc và
phân bón.



Bài giảng Môi trường và con người 

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà.
2. Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ hoạt động
giao thông.
3. Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ quá trình sản
xuất công nghiệp.
4. Phân tích tình hình ÔNKK tại các thành phố lớn ở Việt Nam.
5. Tại địa phương bạn sinh sống, hãy nêu các nguồn gây ô nhiễm không khí?
Người dân hiện có biện pháp gì để giảm thiểu ô nhiễm không khí không? Đề
xuất thêm các biện pháp khác để khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm này?
6. Là một sinh viên, trong khả năng của mình, bạn đã và sẽ thực hiện những
biện pháp gì để giảm thiểu ô nhiễm không khí bảo vệ môi trường?



Bài giảng Môi trường và con người 

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan, Môi trường và con người, Nhà
xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội.
2. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2003.
3. Đinh Xuân Thắng, Ô nhiễm không khí, Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh, 2003.
4. Hoàng Thị Hiền, Bùi Sỹ Lý, Bảo vệ môi trường không khí, Nhà xuất bản xây
dựng, 2009.
5. Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), Quyết Định Số: 1459/QĐ-TCMT: Về
việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không
khí Việt Nam (VN_AQI), 2019



Bài giảng Môi trường và con người 

CHƯƠNG 4
RÁC THẢI VÀ KINH TẾ TUẦN HOÀN
4.1. NGUỒN PHÁT SINH VÀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI
4.1.1. Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về rác thải. Rác thải là những vật và chất mà người
dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là
không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác, chất thải còn được
gọi là rác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử
dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí
hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải.
Quản lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải của con
người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của rác vào môi trường và xã
hội.
Rác liên quan trực tiếp tới sự phát triển của con người cả về công nghệ và xã hội.
Cấu tạo của các loại rác biến đổi qua thời gian và nơi chốn, với quá trình phát triển và
đổi mới có tính chất công nghiệp đang trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn phế liệu. Ví dụ
như nhựa và công nghệ hạt nhân. Một số thành phần của rác có giá trị kinh tế đã được
tái chế lại một cách hoàn hảo.
4.1.2 Nguồn phát sinh và phân loại rác thải
Thông thường, nguồn phát sinh chất thải rắn (CTR) bao gồm:
- Khu dân cư;
- Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…);
- Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện…);
- Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí,
đường phố…);
- Hoạt động xây dựng;
- Công nghiệp;
- Nông nghiệp;
- Nhà máy xử lý chất thải.



Bài giảng Môi trường và con người 

Chất thải rắn được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
- Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như rác thải sinh hoạt, văn phòng,
thương mại, công nghiệp, đường phố, xây dựng, …
- Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như là các chất độc, không độc; có thể
cháy hoặc không có khả năng cháy; bị phân huỷ sinh học, không bị phân huỷ
sinh học; chất hữu cơ, chất vô cơ; kim loại, phi kim loại; …
Theo các văn bản pháp luật hiện hành về môi trường của Việt Nam, chất thải rắn
được phân loại như sau:
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra
từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. (Điều
3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu)
- Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại
hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới
ngưỡng chất thải nguy hại. (Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về Quản
lý chất thải và phế liệu)
- Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ
cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
(Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020)
- Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người. (Điều 3, Nghị định số
38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu)
- Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ. (Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất
thải và phế liệu)
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại: a)
Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; b) Chất thải thực phẩm; c)
Chất thải rắn sinh hoạt khác. Chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại riêng. Chất thải cồng kềnh
được phân loại riêng. (Điều 75, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020)
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại: a) Nhóm chất thải
rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản
xuất; b) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu
xây dựng và san lấp mặt bằng; c) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông


Bài giảng Môi trường và con người 

thường phải xử lý. Chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải
nguy hại không thực hiện việc phân loại hoặc không thể phân loại được thì
được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại. (Điều 81, Luật Bảo
vệ Môi trường năm 2020)
4.2. HIỆN TRẠNG RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM VÀ TP.HCM
4.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải tại Việt Nam
4.2.1.1. Rác thải sinh hoạt
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tổng khối lượng CTRSH
phát sinh trên toàn quốc là khoảng 44.400 tấn/ngày. Đến năm 2019, con số này là 64.658
tấn/ngày (khu vực đô thị là 35.624 tấn/ngày và khu vực nông thôn là 28.394 tấn/ngày),
tăng 46% so với năm 2010. Các địa phương có khối lượng CTRSH phát sinh trên 1.000
tấn/ngày chiếm 25%. Khối lượng CTRSH tăng đáng kể ở các địa phương có tốc độ đô
thị hóa, công nghiệp hóa cao và du lịch như Thành phố Hồ Chí Minh (9.400 tấn/ ngày),
thủ đô Hà Nội (6.500 tấn/ngày), Thanh Hoá (2.175 tấn/ngày), Hải Phòng (1.982
tấn/ngày), Bình Dương (2.661 tấn/ngày), Đồng Nai (1.885 tấn/ngày), Quảng Ninh
(1.539 tấn/ngày), Đà Nẵng (1.080 tấn/ ngày) và Bình Thuận (1.486 tấn/ngày) (Bảng
4.1).
Bảng 4.1. Khối lượng phát sinh, chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
bình quân trên đầu người của các địa phương (2010 - 2019)

Khối lượng phát sinh Chỉ số phát sinh


STT Địa phương (tấn/ngày) (kg/người/ngày)

2010 2015 2018 2019 2010 2015 2018 2019

1 Hà Nội 5.000 5.515 6.500 6.500 0,95 0,76 0,86 0,81

2 Quảng Ninh - 805 1.397 1.539 - 1,02 1,10 1,17

3 Hải Phòng 1.250 1.000 1.715 1.982 0,67 0,51 0,85 0,98

4 Thanh Hóa - - 2.246 2.175 - - 0,63 0,60

5 Đà Nẵng 805 900 1.168 1.100 0,83 0,87 1,08 0,97



Bài giảng Môi trường và con người 

6 Bình Thuận 594 - 1.485 1.486 - - 1,20 1,21

7 Bình Dương 378 - 1.838 2.661 0,22 - 0,85 1,10

8 Đồng Nai 773 - 1.838 1.885 0,28 - 0,60 0,61

9 TP. Hồ Chí Minh 7.081 8.323 9.128 9.400 0,96 1,02 1,06 1,05

(-) Thiếu số liệu thống kê


Nguồn: Bộ TNMT, 2012, 2015 & 2019
Thành phần CTRSH khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, điều kiện kinh tế
và nhiều yếu tố khác (Bảng 4.2).
Bảng 4.2. Các loại chất thải rắn đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt

Nguồn thải Thành phần chất thải


Chất thải rắn sinh hoạt:
- Chất thải thực phẩm (chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học).
- Giấy, bìa các tông.
Hộ gia đình, - Nhựa.
khu thương
- Vải.
mại, dịch vụ,
công sở, khu - Cao su.
công cộng, - Rác vườn.
các hoạt - Gỗ.
động sinh - Kim loại: nhôm, sắt...
hoạt của cơ - Đồ gốm, sành, thủy tinh.
sở sản xuất,
- Chất thải vỏ, lọ thủy tinh không chứa thành phần nguy hại.
khám chữa
bệnh - Các loại khác: tã lót, khăn vệ sinh...
Chất thải nguy hại:
- Đồ điện gia dụng thải.
- Pin thải, bao bì thuốc diệt côn trùng...
- Vệ sinh đường phố: chất thải thực phẩm, giấy báo, bìa các tông,
Dịch vụ
giấy loại hỗn hợp, kim loại, nhựa các loại, vải, xác động vật,...
công cộng
- Cắt tỉa cây xanh: cỏ, lá cây, mẩu cây thừa, gốc cây....
Nguồn: Báo cáo HTMT, 2019


Bài giảng Môi trường và con người 

CTRSH của Việt Nam có đặc trưng là độ ẩm cao (dao động trong khoảng 65 -
95%), độ tro khoảng 25 - 30% (khối lượng khô), tổng hàm lượng chất rắn bay hơi (TVS
- Total Volatile Solid) dao động trong khoảng 70 - 75% (khối lượng khô), nhiệt lượng
thấp (dao động trong khoảng 900 - 1.100 Kcal/kg khối lượng ướt). Thành phần chất hữu
cơ có khả năng phân hủy sinh học (thực phẩm thải) trong CTRSH của hộ gia đình chiếm
tỷ lệ cao hơn các thành phần khác và thành phần này đang thay đổi theo chiều hướng
giảm dần. Từ năm 1995, thành phần chất thải thực phẩm chiếm tỷ lệ rất cao (80 - 96%)
nhưng đến năm 2017 thành phần này giảm xuống còn khoảng 50 - 70%; điều này thể
hiện sự thay đổi lối sống của cư dân đô thị là nhanh và tiện lợi.
Thành phần giấy và kim loại trong CTRSH thay đổi tùy thuộc vào nguồn phát sinh
và có xu hướng tăng dần. Nhiều thành phần khó xử lý và khó tái chế như vải, da, cao su
có tỉ lệ thấp, tuy nhiên các thành phần này đang có chiều hướng tăng qua các năm.
Ngoài ra sự gia tăng chất thải nhựa trong thành phần CTRSH là một trong những vấn
nạn đối với xử lý CTRSH của Việt Nam.
Bảng 4.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình tại một số địa phương
(Đơn vị: % trọng lượng ướt)
Quận
Thốt
Hà Hải Hải Hội Đăk Đăk Lâm Gia Kon TP.
Nốt
Thành phần Nội Dương Phòng An Nông Lăk Đồng Lai Tum HCM
(Cần
Thơ)
2018 2011 2018 2017 2012 2012 2012 2012 2012 2017 2017
1. Chất thải có khả năng
phân hủy sinh học
Thực phẩm và chất thải vườn 51,9 71,13 46,0-49,8 57,0 65,5 60,1 71,8 62,7 64,2 59,2 67,9
2. Chất thải có khả năng tái
chế
Giấy các loại 2,7 2,40 3,8-4,2 8,0 - - - - - 6,4 6,2
Giấy vụn, bìa các tông, vải,
- - - - 10,6 10,2 7,3 8,7 12,4 - -
gỗ
Nhựa 3,0 8,43 12,2-14,2 14,0 - - - - - 13,9 15,1
Nhựa và cao su - - - - 8,5 12,8 6,9 14,1 9,6 - -
Kim loại 0,9 0,11 0,1-0,2 0,7 2,6 2,1 4,1 0,8 2,2 5,5 0,4
Thủy tinh 0,5 0.50 0,8-0,9 1,3 - - - - - 2,6 1,3
Thủy tinh, sành sứ - - - - 2,4 2,3 1,8 0,5 1,6 - -
3. Chất thải có khả năng cháy



Bài giảng Môi trường và con người 

Tã, băng vệ sinh - 5,83 - - - - - - - 0,6 5,6


Vải 1,6 4,67 - - - - - - - 4,0 1,1
Da - 0,43 - - - - - - - 0,6 0,1
Cao su - 0,07 - - - - - - - 2,0 1,4
Cao su và da 1,3 - 0,6 - - - - - - - -
4. Chất thải không tái
chế/không có khả năng cháy 38,0 1,13 23,9-24,7 3,0 10,4 11,4 19,8 4,1 11,5 2,8 4,6
(đất, cát, sành sứ, vỏ sò…)
5. Thành phần khác - 2,26 8,6-10,5 - - - - - - - -
6. CTNH - 0,11 - 1,0 - - - - - - 0,1

(-) Thiếu số liệu thống kê, báo cáo


Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2015; APN, 2017b;
Hoàng Minh Giang và cộng sự, 2017; CENTEMA, 2017; Ngân hàng Thế giới, 2018
4.2.1.2. Rác thải xây dựng
Sự phát triển của ngành xây dựng thời gian qua, đặc biệt là xây dựng hạ tầng kỹ
thuật tăng cao, đã phát sinh một lượng lớn CTR xây dựng. Mức độ đô thị hóa tăng cao,
các công trình xây dựng tăng nhanh ở các đô thị lớn của cả nước và của vùng miền, nên
lượng chất thải xây dựng cũng tăng rất nhanh, chiếm khoảng 10 - 15% CTR đô thị. Các
đô thị đặc biệt Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, CTR xây dựng chiếm 25% CTR đô thị. Đối
với các địa phương khác như Bắc Giang, Hải Phòng, An Giang, CTR xây dựng chiếm
12 - 13% lượng CTR đô thị.
Do nhu cầu nhà ở, đặc biệt nhu cầu căn hộ tại các đô thị, cùng với lộ trình phá dỡ,
cải tạo các khu chung cư cũ nát tại các đô thị lớn, nên lượng rác thải xây dựng sẽ còn
tăng mạnh trong thời gian tới. Ước tính đến năm 2020, lượng CTR xây dựng phát sinh
tại vùng KTTĐ Bắc Bộ khoảng 3.900 tấn/ngày và tăng lên trên 6.400 tấn/ngày đến năm
2030.
CTR xây dựng có thành phần chủ yếu là đất cát, gạch vỡ, thủy tinh, bê tông và
kim loại,... thường được chôn lấp cùng với CTR sinh hoạt. Hiện nay, Bộ Xây dựng đã
ban hành thông tư hướng dẫn về việc thu gom, tập trung CTR xây dựng nhằm giảm
thiểu các tác động xấu tới môi trường. Tuy nhiên, công tác xử lý CTR xây dựng còn
gặp nhiều khó khăn.



Bài giảng Môi trường và con người 

4.2.1.3. Rác thải công nghiệp


Ngành công nghiệp phát triển dẫn tới lượng CTR công nghiệp ở nước ta những
năm gần đây phát sinh rất lớn, đặc biệt là ở những vùng có ngành công nghiệp phát triển
như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng
Tàu... Riêng Tp.Hồ Chí Minh, trong năm 2016 có khối lượng CTR công nghiệp ước
phát sinh khoảng 1.500 - 2.000 tấn/ngày từ hơn 2.000 nhà máy lớn và khoảng 10.000
cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, nằm trong và ngoài các KCX - KCN và CCN; tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu lượng phát sinh CTR thông thường khoảng 1.000 tấn/ngày, chủ yếu là xỉ
thép, tạp chất từ phế liệu thép nhập khẩu, xỉ than đá, bùn thải từ hệ thống XLNT...
Chất thải rắn công nghiệp bao gồm lượng CTR phát sinh từ các KCN, CCN tập
trung và các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN. Số lượng các cơ sở độc lập nằm rải rác, có
số lượng khá lớn. Tuy nhiên, lượng CTR này chưa được thống kê đầy đủ, đặc biệt đối
với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, nằm xen lẫn trong khu dân cư.
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các ngành công nghiệp như sản xuất giấy,
công nghiệp nhiệt điện than, hóa chất, phân bón... có các đặc thù riêng của từng ngành
và gia tăng khá lớn trong thời gian gần đây. Theo thống kê của TCMT, lượng CTR
thông thường phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp ước tính khoảng 25 triệu
tấn/năm.
4.2.1.4. Rác thải y tế
Theo số liệu của Bộ Y tế, lượng CTR y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế
khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 - 50 tấn/ngày là chất thải y tế nguy
hại (Bộ Y tế, 2017). Lượng CTR y tế phát sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh
viện tùy thuộc số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật
chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao được sử dụng…
Chất thải rắn y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương, xuất
phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và tăng số giường bệnh;
tăng cường sử dụng các sản phẩm dung một lần trong y tế; dân số gia tăng, người
dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế.
4.2.1.5. Rác thải nông nghiệp
Bên cạnh CTR sinh hoạt nông thôn, tại khu vực nông thôn, hằng năm còn phát
sinh lượng lớn CTR nông nghiệp. Ước tính mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh hơn



Bài giảng Môi trường và con người 

14.000 tấn bao bì hóa chất BVTV, phân bón các loại, 76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 47
triệu tấn chất thải chăn nuôi.

Với khoảng 7,5 triệu ha đất trồng lúa ở nước ta, hàng năm lượng rơm rạ thải ra
lên tới 76 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện nay lượng rơm rạ thải này không được tính toán
trong thống kê lượng CTR phát sinh của các địa phương cũng như toàn quốc. Ngoài ra,
ở vùng đồng bằng, chất thải nông nghiệp là phần thân thải bỏ của các
cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu...); vùng Tây nguyên có sản phẩm nông nghiệp chủ
yếu là cây công nghiệp, do đó, sản phẩm thải bỏ là các loại vỏ, chất thải sau sơ chế
(điều, cà phê...), lượng CTR bị thải bỏ sau thu hoạch từ các nguồn này là khá lớn.

Hoạt động chăn nuôi phát triển mạnh, toàn diện ở khu vực phía Bắc, trong khi
đó tại các tỉnh thuộc ĐBSCL phát triển mạnh chăn nuôi bò và gia cầm. Trang trại chăn
nuôi lợn, gia cầm tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, ĐBSH; trong khi đó trang trại
chăn nuôi bò thịt phân bố phần lớn ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, trang trại bò sữa
phần lớn tập trung ở Đông Nam Bộ. Khu vực nông thôn hiện nay đang đối mặt với
lượng lớn CTR chăn nuôi, bao gồm phân và các chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia
súc, gia cầm chết, chất thải lò mổ...

4.2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải tại Thành phố Hồ Chí Minh
4.2.2.1 Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt
Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt trên địa bàn thành phố phát sinh từ 07 loại hình
nguồn thải gồm khu dân cư, khu vực cơ quan hành chính – văn phòng công ty, khu
thương mại, nhà hàng – khách sạn, khu vực sản xuất, cơ sở y tế, khu vực công cộng.
Khối lượng trung bình khoảng 8.900 tấn/ngày (2017), theo chuỗi số liệu từ năm 2011
đến 2017, tỷ lệ tăng lượng CTR sinh hoạt % hàng năm khoảng 5,6 %. Lượng phát thải
đầu người năm 2017, tính trên dân số chính thức của thành phố là khoảng 1,0
kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều hàng năm vào khoảng 0,02 – 0,03
kg/người/ngày, với kinh nghiệm của các nước đang phát triển khác như Malaisia, Thái
Lan, xu hướng này còn tiếp tục đến khi đạt được mức ổn định là khoảng 1,3
tấn/người/ngày.
Tại các trạm trung chuyển, tỷ trọng thành phần thực phẩm trong chất thải rắn sinh
hoạt là khoảng 59,74%, tỷ trọng các sản phẩm có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại…)
khoảng 22,31% và chỉ có khoảng 8,46% các chất trơ cần chôn lấp, khối lượng riêng của
chất thải rắn tại các trạm trung chuyển là khoảng 0,25kg/lít, với độ ẩm giao động từ
65,79%÷87,81% và độ tro giao động từ 1,38%÷6,29%. Tại bãi chôn lấp CTR Đa Phước,
tỷ trọng các thành phần có sự thay đổi nhưng về cơ bản tương đồng với tỷ trọng các


Bài giảng Môi trường và con người 

thành phần tại các trạm trung chuyển, cụ thể là tỷ trọng thành phần thực phẩm trong
chất thải rắn sinh hoạt là khoảng 59,54%, tỷ trọng các sản phẩm có thể tái chế (giấy,
nhựa, kim loại…) khoảng 25,40% và chỉ có khoảng 1,8% các chất trơ cần chôn lấp,
khối lượng riêng chất thải rắn tại bãi chôn lấp là khoảng 0,30 kg/lít, nhiệt trị của các
mẫu chất thải rắn tại bãi chôn lấp CTR Đa Phước dao động từ 2.851÷3.347 Cal/g, rất
thấp so với các loại chất đốt thông dụng do có lẫn chất hữu cơ và có độ ẩm cao
Bảng 4.4. Thành phần rác thải sinh hoạt tại các bãi chôn lấp tại TPHCM

STT Thành phần Bãi chôn lấp Bãi chôn lấp


Phước Hiệp (%) Đa Phước (%)

1 Thực phẩm 83-86,8 83,1-88,9

2 Vò sò, ốc, cua 0,0 – 0,2 1,1 – 1,2

3 Tre, rơm, rạ 0,3 – 1,3 1,3 – 1,8

4 Giấy 3,6 – 4,0 2,0 – 4,0

5 Carton 0,5 – 1,5 0,5 – 0,8

6 Nylon 2,2 – 3,0 1,4 – 2,2

7 Nhựa 0,0 – 0,1 0,1 – 0,2

8 Vải 0,2 – 1,8 0,9 – 1,8

9 Da 0 – 0,02 -

10 Gỗ 0,2 – 0,4 0,2 – 0,4

11 Thuỷ tinh 0,4 – 0,5 0,4 – 0,5

12 Lon đồ hộp - 0,2 – 0,3

13 Kim loại màu 0,1 – 0,2 0,1 – 0,2

14 Sành sứ 0,1 – 0,3 0,1 – 0,2



Bài giảng Môi trường và con người 

15 Xà bần 1,2 – 4,5 1,0 – 4,5

16 Tro 0,0 – 1,2 -

17 Xốp 0,0 – 0,3 0,2 – 0,3

18 Bông băng, tã giấy 0,9 – 1,1 0,5 – 0,9

19 CTNH 0,1 – 0,2 0,1 – 0,2

20 Cao su mềm 0,1 – 0,4 0,1 – 0,3

Nguồn: Báo cáo HTMT Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015
4.2.2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải công nghiệp
Năm 2014, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn thành phố là
19.752 cơ sở, tăng 1,3 lần so với năm 2010 và 2,6 lần so với năm 2006. Trong đó, số cơ
sở sản xuất nằm trong các Khu công nghiệp (KCN)/Khu chế xuất (KCX) là 1.078 cơ sở
(Báo cáo của Ban quản lý Khu Công nghiệp); số cơ sở sản xuất nằm trong Khu Công
nghệ cao (KCNC) là 107 cơ sở (có 45/107 cơ sở đang hoạt động) (Báo cáo của Ban
quản lý Khu Công nghệ cao). Số cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN/KCX/KCNC là
18.567 cơ sở
Tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng: 4.157
tấn/ngày. Trong đó, chất thải nguy hại (CTNH) chiếm khoảng 10,5 % tổng lượng CTR
công nghiệp phát sinh (436 tấn/ngày).
Thống kê cho thấy khối lượng CTR phát sinh tại các cơ sở sản xuất ngoài
KCN/KCX/KCNC chiếm tới 89% tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh toàn thành
phố (3.683 tấn/ngày). Lượng CTNH của các cơ sở này chiếm 81% tổng lượng CTNH
phát sinh toàn thành phố (3.340 tấn/ngày).
Đặc điểm của CTR công nghiệp là có thành phần phức tạp và đặc tính nguy hại
cao. Thành phần CTR khác nhau tùy theo từng loại hình công nghiệp. Các thành phần
chủ yếu là giấy, carton, kim loại, thủy tinh, giẻ lau, vải vụn, plastic, nilon, bao bì PP,
PE, thùng PVC, thùng kim loại, dầu thải, bã thải, bùn bã thải, gỗ, vỏ cây, mùn cưa, rác
thực phẩm, cao su, tro, xỉ than, xỉ kim loại…
Tỷ lệ thành phần kim loại, plastic các loại và bao bì các loại chiếm khoảng 10,3%
tổng lượng CTR công nghiệp. Theo thực tế, tại nhà máy xử lý của công ty Vietstar chỉ


Bài giảng Môi trường và con người 

tận thu được khoảng 5-7% nhựa phế liệu, khoảng 1-3% là phế liệu kim loại, nhựa cứng.
Tỷ lệ này cũng tương ứng với tổng tỷ lệ thành phần kim loại, plastic các loại và bao bì
các loại. Như vậy, thực tế tỷ lệ CTR tái chế được hiện chỉ tập trung vào 3 loại thành
phần trên, chiếm 6-10% tổng lượng CTR phát sinh
Tỷ lệ CTNH cũng khác nhau ở mỗi ngành sản xuất công nghiệp. Theo kết quả
điều tra khảo sát tại hơn 1.000 cơ sở sản xuất quy mô lớn và nhỏ tại TP.HCM trong
khuôn khổ Quy hoạch tổng thể hệ thống thống quản lý CTR công nghiệp và CTNH do
Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM thực hiện năm 2008 cho thấy lượng CTR nguy hại
chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 15% tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh.
Trong đó, ngành có tỷ lệ CTNH cao nhất là các ngành: dược phẩm (89,7%); sửa
chữa và bảo trì phương tiện giao thông (77,8%); công nghiệp chế tạo (69,2%); các ngành
có tỷ lệ CTNH thấp như: Gỗ và các sản phẩm gỗ (13,4%); Giày da (1,8%); Các ngành
khác chiếm tỷ lệ 20-40%.
4.2.2.3. Hiện trạng phát sinh rác thải y tế
Trên địa bàn TP.HCM hiện có 6.511 cơ sở y tế, bao gồm: 114 bệnh viện, 11 trung
tâm chuyên ngành thuộc hệ dự phòng, 02 chi cục, 24 trung tâm y tế dự phòng quận,
huyện và 319 trạm y tế xã, phường và 196 phòng khám đa khoa tư nhân, 5.882 phòng
khám gia đình và cơ sở khám chữa bệnh tư nhân đã được cấp phép.
Lượng CTR y tế nguy hại phát sinh tại các các cơ sở y tế trên toàn thành phố năm
2016 khoảng 25,64 tấn/ngày, lượng CTR có thể tái chế khoảng 3,234 tấn/ngày.
Thành phần của chất thải rắn y tế bao gồm cả thành phần nguy hại và không nguy
hại bao gồm: kim loại, vỏ hộp kim loại, kim tiêm, ống tiêm, giấy loại, các bệnh phẩm
sau mổ, rác hữu cơ, đất đá và các loại vật rắn khác v.v
4.2.2.4. Hiện trạng phát sinh rác thải xây dựng
Theo số liệu thống kê của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố Hồ
Chí Minh khối lượng CTR xây dựng phát sinh tại thành phố năm 2016 được thu gom
về 02 trạm trung chuyển do Công ty quản lý là 1.250 tấn/ ngày. Ngoài ra, còn có một
khối lượng đáng kể CTR xây dựng phát sinh nhưng chưa được thống kê.
Một số báo cáo về quy hoạch quản lý CTR vùng liên tỉnh và báo cáo hiện trạng
quản lý CTR tại thành phố những năm gần đây cho thấy lượng CTR xây dựng bằng
14% đến 17% tổng lượng CTR đô thị phát sinh hoặc bằng 19% đến 22% lượng CTR
sinh hoạt.



Bài giảng Môi trường và con người 

Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ từ tất
cả các quận huyện nhưng có thể ước tính khối lượng CTR xây dựng bằng khoảng 20%
lượng CTR sinh hoạt, vào khoảng 1.800 tấn/ngày (khối lượng CTR sinh hoạt trung bình
khoảng 8.900 tấn/ngày).
Hiện nay tỷ lệ thành phần chất thải rắn xây dựng tại thành phố chưa được điều tra,
khảo sát thống kê, chưa có số liệu phân tích thành phần nên tạm thời tham khảo số liệu
về thành phần CTR xây dựng có khả năng tái sử dụng trong CTRXD tại một số đô thị
trong vùng và một số đô thị có tính chất tương tự như thành phố Hồ Chí Minh. Đồ án
Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2030: Thành
phần có trong CTR xây dựng tái sử dụng được là bê tông vỡ, gạch ngói vỡ, đất cát chiếm
86,8%. Đồ án Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050: Thành phần có trong CTR xây dựng tái sử dụng được là bê tông vỡ,
gạch ngói vỡ, đất cát chiếm 90% (CTRXD thành phố Hà Nội).
4.3. RÁC THẢI LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN
4.3.1. Rác thải là nguồn tài nguyên
Rác thải được xem là một loại nguồn tài nguyên quý giá mà con người có thể tái
sử dụng, tái chế. Nghiên cứu ước tính rằng giá trị tiềm năng của nguồn rác thải trên toàn
thế giới là 50 tỉ USD. Riêng trữ lượng vàng từ lượng rác thải này đã bằng 10% số vàng
được khai thác hàng năm.
Một nghiên cứu của trường Đại học Liên Hợp Quốc cho biết trong năm 2014, có
tới 300 tấn vàng và 1.000 tấn bạc đã bị đổ vào các bãi rác thải trên khắp thế giới. Loại
kim loại quý giá này được sử dụng làm thành phần cho các linh kiện thiết bị điện tử. Cứ
một triệu điện thoại di động bị vứt đi có thể chứa khoảng 15.875kg đồng, 350kg bạc,
34kg vàng và gần 15kg paladium. Mặc dù rác điện tử có những nguy hại tới môi trường
và sức khỏe nhưng nên nhìn nhận đây như một nguồn tài nguyên.
Các nghiên cứu cho thấy rác thải có thể đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn:
- Có đến 60% những thứ bị vứt vào thùng rác có thể tái chế,
- 50% rác thải gia đình có thể làm phân compost,
- 100% thủy tinh đã sử dụng có thể tái chế,
- Giấy tái chế chỉ cần 70% năng lượng và sinh ra ít hơn 73% ô nhiễm so với
việc sản xuất giấy từ nguyên liệu thô,
- Tái chế một hộp thiếc có thể tiết kiệm năng lượng đủ để mở tivi trong ba giờ,



Bài giảng Môi trường và con người 

- Tái chế một chai thuỷ tinh có thể tiết kiệm năng lượng để phát cho máy tính
trong 25 phút,
- Tái chế một chai nhựa có thể tiết kiệm năng lượng đủ để phát bóng đèn 60W
trong ba giờ.

Lượng kim loại có trong


một điện thoại di động, g
Au 0,028

Ag 0,189

Cu 13,71

Pd 0,014

Hình 4.1. Các kim loại có giá trị trong rác thải điện thoại di động
Nguồn: http://www.rieti.go.jp
4.3.2. Quản lý và xử lý rác thải
Quản lý tổng hợp chất thải rắn (Integrated solid waste management) là sự lựa chọn
kết hợp giữa công nghệ, kỹ thuật và chương trình quản lý phù hợp để đạt mục tiêu quản
lý chất thải rắn.
Các biện pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn bao gồm:
- Từ chối (Refuse): Từ chối các nguồn nguyên liệu, công nghệ và sản phẩm
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
- Giảm thiểu (Reduce): Giảm thiểu tối đa lượng rác thải phát sinh
- Tái sử dụng (Reuse): Tái sử dụng lại sản phẩm/một phần của sản phẩm cho
mục đích cũ/mục đích khác
- Phân loại (Sort): Phân loại rác thải tại nguồn phát sinh
- Tái chế (Recycle): Tái chế rác thải làm nguyên liệu sản xuất/sản phẩm
- Ủ phân (Compost): Chuyển đổi rác thải hữu cơ thành phân bón và/hoặc nhiên
liệu bằng phương pháp sinh học


Bài giảng Môi trường và con người 

- Thu hồi năng lượng (Recover): Chuyển đổi rác thải thành năng lượng bằng
phương pháp nhiệt
- Thải bỏ (Dispose): Thải bỏ rác thải vào môi trường (chôn lấp)

Thứ bậc ưu tiên trong quản lý tổng hợp chất thải rắn:

Hình 4.2. Thứ bậc ưu tiên trong quản lý tổng hợp chất thải rắn
Nguồn: www.epa.gov
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách
về chất thải rắn đô thị trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý
nhà nước về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, …).
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị có vai trò kiểm soát các vấn đề liên quan đến
chất thải rắn đô thị, bao gồm:
- Sự phát sinh
- Thu gom, lưu trữ và phân loại tại nguồn
- Thu gom tập trung
- Trung chuyển và vận chuyển
- Phân loại, tái chế, chế biến và xử lý
- Thải bỏ CTR một cách hợp lý



Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 4.3. Các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý chất thải rắn
Nguồn: N.V. Phước, 2008
4.3.2.1. Phân loại rác thải tại nguồn
Tại sao phải phân loại rác thải tại nguồn?
- Giúp cho việc tái chế, ủ phân, thu hồi và thải bỏ rác hiệu quả hơn
- Giảm diện tích bãi rác, giảm ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước
- Tiết kiệm nguồn tài nguyên, tiết kiệm chi phí khai thác nguyên liệu
- Tiết kiệm ngân sách trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác

Hình 4.4. Thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt sau phân loại
Nguồn: http://www.citenco.com.vn
4.3.2.2. Tái chế
Quy trình tái chế nhằm chuyển chất thải rắn thành nguyên liệu công nghiệp hoặc
sản phẩm cuối cùng.


Bài giảng Môi trường và con người 

Tái chế chất thải rắn có vai trò:


- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô cho
sản xuất
- Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp có giá trị cho công nghiệp với chi phí
thấp
- Ngăn ngừa sự phát tán các chất độc hại vào môi trường và tránh phải thực
hiện quy trình tiêu hủy hoặc chôn lấp chất thải.

Hình 4.5. Quy trình tái chế nhôm phế liệu


Nguồn: N.V. Phước, 2008



Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 4.6. Quy trình tái chế sắt thép phế liệu
Nguồn: N.V. Phước, 2008
4.3.2.3. Ủ phân
Ủ phân hiếu khí là quá trình biến đổi sinh học các chất thải rắn hữu cơ thành các
chất vô cơ (quá trình khoáng hóa) dưới tác dụng của vi sinh vật hiếu khí. Sản phẩm tạo
thành ở dạng mùn gọi là phân compost.
Ủ phân kỵ khí là quá trình biến đổi sinh học dưới tác dụng của vi sinh vật trong
điều kiện kỵ khí, áp dụng đối với chất thải rắn có hàm lượng rắn từ 4-8%. Sản phẩm
cuối cùng là khí sinh học (CH4 và CO2) và chất mùn ổn định dùng làm phân bón. Khí
CH4 có thể thu gom và sử dụng như nguồn nhiên liệu sinh học.



Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 4.7. Sơ đồ quá trình ủ hiếu khí rác đô thị


Nguồn: N.V. Phước, 2008

Hình 4.8. Sơ đồ quá trình ủ kỵ khí rác đô thị


Nguồn: N.V. Phước, 2008
4.3.2.4. Thu hồi năng lượng (thiêu đốt)
Thiêu đốt là quá trình oxi hoá chất thải rắn bằng oxy không khí dưới tác dụng của
nhiệt và quá trình oxy hóa hóa học. Sản phẩm cuối của quá trình thiêu đốt là các khí
nitơ, cacbonic, hơi nước và tro. Năng lượng nhiệt có thể được thu hồi nhờ quá trình trao
đổi nhiệt với khí sinh ra ở nhiệt độ cao.Bằng cách thiêu đốt, thể tích chất thải rắn có thể
giảm đến 80-90%.



Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 4.9. Hệ thống lò đốt rác


Nguồn: N.V. Phước, 2008
4.3.2.5. Thải bỏ (Chôn lấp)
Chôn lấp là việc đổ chất thải rắn vào khu đất đã được chuẩn bị trước. Quá trình
chôn lấp bao gồm cả công tác giám sát chất thải chuyển đến, thải bỏ, nén ép chất thải
và lắp đặt các thiết bị giám sát chất lượng môi trường xung quanh.
Chôn lấp có ưu điểm:
- Xử lí được tất cả các loại chất thải rắn.
- Thu hồi năng lượng từ khí biogas.
- Bãi chôn lấp sau đóng cửa có thể dùng làm bãi đỗ xe, sân chơi, công viên…
- Không thể thiếu dù áp dụng bất kì phương pháp xử lý chất thải nào.



Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 4.10. Mô hình bãi chôn lấp hợp vệ sinh


Nguồn: N.V. Phước, 2008
4.4. KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ SẢN XUẤT XANH
4.4.1. Kinh tế tuần hoàn
4.4.1.1. Kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn
Kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn khác nhau ở mô hình và cách thức phát
triển.
Kinh tế tuyến tính (Linear Economy) là cách thức phát triển kinh tế theo mô hình
đường thẳng, từ Khai thác tài nguyên (Take) làm đầu vào cho Sản xuất (Make), đến
Phân phối (Distribute), Tiêu dùng (Use) và cuối cùng là Thải bỏ (Dispose). Đẩy mạnh
kinh tế tuyến tính chính là đẩy mạnh quá trình khai thác tài nguyên và tạo ra chất thải,
tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) hướng tới việc kết nối điểm cuối của đường
thẳng ấy trở lại với điểm đầu, trở thành một vòng tuần hoàn của vật chất. Ngoài ra, kinh
tế tuần hoàn tạo ra các vòng tuần hoàn nhỏ trong mỗi khâu khai thác, sản xuất, phân
phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể.


Bài giảng Môi trường và con người 

Linear Economy

Circular Economy

Hình 4.11. Mô hình kinh tế tuyến tính và mô hình kinh kế tuần hoàn
Nguồn: Pont và cộng sự, 2019
4.4.1.2. Lợi ích của kinh tế tuần hoàn
Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), kinh tế tuần hoàn là nơi
giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế lâu
nhất có thể và đồng thời giảm tối thiểu chất thải. Kinh tế tuần hoàn giúp thúc đẩy phát
triển kinh tế, trong khi giảm khai thác tài nguyên và giảm chất thải ra môi trường.



Bài giảng Môi trường và con người 

Việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính truyền thống sang kinh tế tuần hoàn gần đây
đã trở thành xu thế tại nhiều nước trên thế giới. Tính đến năm 2018, đã có hơn 45 quốc
gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, với hơn 100 mô hình tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Ước tính từ năm 2015 đến 2030, kinh tế tuần hoàn sẽ đem lại ít nhất khoảng
4,500 tỉ Đô la Mỹ ở quy mô toàn thế giới. Riêng tại Châu Âu, 600 tỉ Euro lợi ích ròng
có thể được tạo ra mỗi năm, cùng với đó là 580,000 việc làm và một lượng lớn phát thải
khí nhà kính cũng được cắt giảm.
4.4.1.3. Xu hướng thực hiện kinh tế tuần hoàn trên thế giới
Về mặt chính sách, hiện nay có hai cách tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn:
Tiếp cận theo hệ thống nền kinh tế
Nền kinh tế ở đây có nhiều cấp độ khác nhau về quy mô, có thể là nền kinh tế ở
cấp địa phương (khu công nghiệp, thành phố, tỉnh) hay ở cấp vùng (liên tỉnh, liên thành
phố), cấp quốc gia hoặc thậm chí là cấp liên quốc gia. Về cơ bản, cách thực hiện này là
kết nối các hoạt động kinh doanh và sản xuất thành các vòng tuần hoàn vật liệu trong
một không gian kinh tế nhất định. Tiêu biểu của cách tiếp cận này là tại Đan Mạch,
Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, …
Tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu
Cách tiếp cận này không giới hạn ở phạm vi một không gian hay một hệ thống
kinh tế nhất định, mà tập trung theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu.
Để ngắn gọn, có thể gọi đây là cách tiếp cận theo vật liệu. Diễn đàn Kinh tế Thế giới
cũng khuyến nghị cách tiếp cận này và khẳng định vật liệu chính là “mẫu số chung lớn
nhất” của tất cả các ngành và không gian địa lý. Theo đó, các quốc gia nên lựa chọn
một số vật liệu và từ đó xác định các ngành liên quan tới vật liệu đó làm ưu tiên cho
việc thực hiện kinh tế tuần hoàn. Tiêu biểu của cách tiếp cận này là khối Liên minh
Châu Âu (EU), Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Mỹ, Canada, …
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hai cách tiếp cận này trên thực tế không hoàn toàn
được phân biệt rạch ròi với nhau. Ở rất nhiều nước, hai cách tiếp cận này được sử
dụng kết hợp với nhau, tùy vào đặc điểm của từng quốc gia.
Sau đây là một số kinh nghiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn của các quốc gia và
khu vực tiêu biểu trên thế giới:



Bài giảng Môi trường và con người 

- Đan Mạch

Khu công nghiệp Kalundborg tại Đan Mạch là một ví dụ điển hình của cách
tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn ở quy mô nền kinh tế cấp độ địa phương. Bản
chất của cách thực hiện kinh tế tuần hoàn tại đây dựa trên quan điểm “cộng sinh
công nghiệp – industrial symbiosis”, tức là chia sẻ tài nguyên và tuần hoàn chất thải
giữa các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả
kinh tế. Theo đó, từ năm 1961, thành phố Kalundborg đã đứng ra xây dựng một
mạng lưới đường ống phức tạp, với sự tài trợ của các công ty lọc dầu, để các doanh
nghiệp trong thành phố có thể thực hiện trao đổi chất thải và tài nguyên với nhau.
Hệ thống này đã giúp tuần hoàn vật liệu, tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu thô,
đồng thời giảm chi phí xử lý chất thải cho các doanh nghiệp. Vì thế, số lượng doanh
nghiệp và dự án mong muốn tham gia ngày càng tăng. Mô hình cộng sinh của
Kalundborg được coi là bài học tiêu biểu để xây dựng các mô hình tuần hoàn trong
các khu công nghiệp liên ngành khác trên thế giới.

Hình 4.12. Mô hình trao đổi tài nguyên và chất thải giữa các nhà máy trong
KCN Kalundborg, Đan Mạch
Nguồn: N.C. Lãnh, 2005



Bài giảng Môi trường và con người 

- Nhật Bản

Đây được coi là một điển hình của cách tiếp cận ở cấp độ quốc gia. Kể từ năm
1991, Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện kinh tế tuần hoàn bằng việc xây dựng các quy
định pháp lý nhằm đưa nước này trở thành một “xã hội dựa trên việc tái chế”. Trọng
tâm là Luật Cơ bản cho việc thành lập một xã hội dựa trên tái chế (The Basic Law
for Establishing a Recycling-Based Society), có hiệu lực năm 2002, đã đưa ra các
mục tiêu định lượng về tái chế và phi vật chất hóa trong dài hạn cho xã hội Nhật
Bản. Nhờ vậy, nước này đã nhanh chóng đạt được tỷ lệ tái chế cao hàng đầu thế giới.
Trong năm 2007, chỉ có 5% chất thải của Nhật Bản phải xử lý bằng chôn lấp, so với
48% của Vương quốc Anh vào năm 2008. Từ năm 2010, tỷ lệ tái chế đối với kim
loại lên tới 98%. Luật Tái chế thiết bị của Nhật Bản đảm bảo rằng trên 50% các sản
phẩm điện tử được tái chế, so với con số 30-40% ở châu Âu. Quan trọng hơn cả là
khoảng 74-89% vật liệu chứa trong các thiết bị này đã được thu hồi quay trở lại phục
vụ cho mục đích sản xuất các sản phẩm cùng loại, giúp tiết kiệm chi phí và giảm
phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên.
- Trung Quốc

Quốc gia này là một trường hợp tương đối đặc biệt, khi đã thực hiện kinh tế
tuần hoàn ở cả 3 cấp độ: Cấp độ vĩ mô (thành phố, tỉnh và vùng), cấp độ trung bình
(các nhóm cộng sinh) và cấp độ vi mô (doanh nghiệp), với một số lĩnh vực trọng
tâm: các hệ thống công nghiệp, môi trường xây dựng, cơ sở hạ tầng đô thị và sinh
thái. Ở cấp vi mô, sản xuất sạch hơn và thiết kế sinh thái trong doanh nghiệp được
chú trọng từ năm 2003, khi có Luật về Xúc tiến Sản xuất sạch hơn. Cấp độ trung
bình là mô hình khu công nghiệp sinh thái, các hệ thống nông nghiệp sinh thái và
thị trường buôn bán chất thải. Cấp độ vĩ mô là mô hình các thành phố sinh thái và
tỉnh sinh thái, được bắt đầu từ năm 2005, tại 10 địa phương gồm Bắc Kinh, Thượng
Hải, Trùng Khánh, Quý Dương, Ninh Ba, Hà Bắc, Đồng Lăng, Liêu Ninh, Sơn Đông
và Giang Tô. Luật Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Promotion Law)
có hiệu lực từ năm 2009 càng giúp đẩy mạnh hơn cách tiếp cận này.
- EU

Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn của châu Âu chỉ rõ cần tiếp cận thực
hiện kinh tế tuần hoàn theo 4 khâu/giai đoạn của vòng đời sản phẩm, gồm: (i) Sản
xuất (Production), trong đó đặc biệt chú ý tới khâu thiết kế (Redesign); (ii) Tiêu
dùng (Consumption); (iii) Quản lý chất thải (Waste Management); (iv) Biến chất


Bài giảng Môi trường và con người 

thải trở lại thành tài nguyên (Secondary Raw Materials). Kế hoạch hành động này
cũng xác định 6 lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn, đó là: Nhựa, Chất thải
thực phẩm, Các nguyên liệu quan trọng, Xây dựng và Phá dỡ, Nhiên liệu sinh khối
và Sản phẩm sinh học.
- Hà Lan

Ngoài “thang Lansink” từ những năm 1970 quy định thứ tự ưu tiên trong quản
lý chất thải, năm 2013, Chính phủ Hà Lan đã triển khai một loạt chương trình và dự
án nhằm biến nước này trở thành “trung tâm tuần hoàn” của châu Âu. Đặc biệt,
chương trình “kinh tế tuần hoàn tại Hà Lan vào năm 2050” đưa ra những tầm nhìn,
định hướng lộ trình và cả các mục tiêu rất cụ thể của quốc gia này. Theo đó, 5 lĩnh
vực ưu tiên là: Nhiên liệu sinh khối và thực phẩm, Nhựa, Chế tạo (tập trung vào vật
liệu kim loại và các hóa chất độc hại), Xây dựng (tập trung vào tái chế vật liệu xây
dựng và phát triển thị trường vật liệu tái chế) và Tiêu dùng.
- Mỹ

Tại quốc gia này có rất nhiều mô hình được hình thành trên cơ sở cách tiếp cận
dựa vào thị trường. Chính sách của Hoa Kỳ thiên về việc khuyến khích các sáng
kiến tuần hoàn và nhân rộng các điển hình tuần hoàn tốt. Thị trường rác thải điện tử
tại Bang Colorado là một ví dụ điển hình của cách tiếp cận này để thực hiện kinh tế
tuần hoàn. Cụ thể, năm 2013, việc chôn lấp rác thải điện tử bị cấm tại Bang Colorado.
ngay lập tức đã xuất hiện các doanh nghiệp đứng ra thu gom và tái chế rác thải điện
tử. Như vậy, một thị trường với người mua là các hộ gia đình và người bán là các
công ty cung cấp dịch vụ đã được hình thành. Kết quả là môi trường được bảo vệ,
xã hội có thêm công ăn việc làm, Nhà nước không mất chi phí xử lý ô nhiễm do rác
thải điện tử và rác thải được tuần hoàn xử lý. Bên cạnh đó, một số thành phố của
Hoa Kỳ cũng xây dựng và ban hành Chiến lược “Zero waste” với mục tiêu không
còn chất thải ra ngoài môi trường vào năm 2030. Theo đó, các thành phố sẽ phải
thay đổi từ cách tiếp cận dựa trên chi phí hiện tại sang cách tiếp cận dựa trên quản
lý tài nguyên, bằng việc coi chất thải là tài sản cần phải được quản lý, thay vì chỉ là
thực hiện trách nhiệm pháp lý. Từ đó, các lộ trình cũng đã được đặt ra, gắn với các
chính sách rất cụ thể, như đẩy mạnh hợp tác công tư, quản lý chất thải thực phẩm,
thu gom và xử lý nước thải, tái chế chất thải xây dựng, thiết lập các cơ sở cho quyên
góp và tái chế….



Bài giảng Môi trường và con người 

4.4.1.4. Hướng tiếp cận kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam


Trên thực tế, Việt Nam đã có một số mô hình thể hiện cách tiếp cận của kinh tế
tuần hoàn như thu gom tái chế sắt vụn, giấy, nhựa…; các mô hình Vườn-Ao-Chuồng
(VAC), Vườn-Rừng-Ao-Chuồng (VRAC), trồng cây-nuôi cá kết hợp (Aquaponics), thu
hồi khí sinh học (biogas) từ chất thải vật nuôi… trong nông nghiệp; và các mô hình sản
xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, … Các mô hình này đều
hướng tới việc giảm chất thải thông qua việc tuần hoàn vật liệu mang lại hiệu quả kinh
tế. Tuy nhiên, việc tái sử dụng và tái chế chất thải chủ yếu do động lực kinh tế và tạo
công ăn việc làm, chứ chưa giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường một cách triệt
để. Đặc biệt, một số mô hình tái chế chất thải lại chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng, cụ thể như tại các làng nghề tái chế sắt, giấy, nhựa, chì….
Nguyên nhân cơ bản là do công nghệ tái chế tại các làng nghề còn cũ và lạc hậu, cơ sở
hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ, trình độ nhận thức của người dân và cơ sở sản
xuất về tác hại của ô nhiễm môi trường còn hạn chế.
Gần đây ở nước ta tiếp tục thực hiện một số mô hình mới hướng đến gần hơn với
Kinh tế tuần hoàn. Đối với cách tiếp cận theo hệ thống nền kinh tế, Việt Nam đã nhận
được sự hỗ trợ của UNIDO và Quỹ Môi trường Toàn cầu, hiện nay hình thành 4 khu
công nghiệp sinh thái - là mô hình theo kiểu khu công nghiệp tuần hoàn, tại Ninh Bình,
Đà Nẵng và Cần Thơ, với 72 doanh nghiệp tham gia. Sự chia sẻ và tuần hoàn nguyên
liệu, năng lượng, chất thải và nước của các khu công nghiệp sinh thái này đã giúp tiết
kiệm được khoảng 6,5 triệu USD mỗi năm. Đối với cách tiếp cận theo vật liệu, các sáng
kiến bao gồm tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang (giúp thu hồi sắt),
ống hút làm từ cỏ và gạo thay thế cho ống hút nhựa (giúp giảm phát thải nhựa), mô hình
tái chế rác thải nhựa làm vật liệu xây dựng của công ty Upp!, mô hình chế biến phụ
phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm,…) tạo ra Chitosan và SSE. Ngoài ra, sáng kiến Không
xả thải ra thiên nhiên (Zero Waste to Nature) được Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) khởi xướng, phối hợp thực hiện với Unilever Việt Nam, Coca-Cola
Việt Nam và Dow Chemical Việt Nam, … Đặc biệt, Liên minh Tái chế Bao bì Việt
Nam (Pro Việt Nam) đã được thành lập, gồm 9 công ty: Coca-Cola Việt Nam, Friesland
Campina, La Vie, Nestlé Việt Nam, NutiFood, Suntory PepsiCo Việt Nam, Tetra Pak
Việt Nam, TH Group và URC Việt Nam. Các điển hình này cần được tổng kết, đánh
giá dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cơ bản của kinh tế tuần hoàn, từ đó bổ sung
hoàn thiện và nhân rộng, nhằm từng bước hình thành mô hình kinh tế tuần hoàn bền
vững tại Việt Nam.


Bài giảng Môi trường và con người 

4.4.2. Sản xuất xanh


4.4.2.1. Quá trình hình thành ý tưởng sản xuất xanh
Trong những thập kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng gia
tăng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Điều này đã làm gia tăng nhu cầu khai thác
tài nguyên thiên nhiên và nảy sinh các vấn đề môi trường không chỉ mang tính khu vực
mà còn tác động đến môi trường toàn cầu.
Phát sinh chất thải là vấn đề không thể tránh khỏi trong bất kỳ quá trình sản xuất
công nghiệp hay dịch vụ nào. Các quá trình sản xuất công nghiệp gây ra ô nhiễm môi
trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn.
Khí thải
(Emisions)
Nguyên liệu 
(Raw materials)
Quá trình 
 sản xuất Sản phẩm
 (Products)
(Process)
Năng lượng
(Energy) Chất thải rắn
Nước thải (Solidwaste)
(Wastewater)

Hình 4.13. Quy trình sản xuất công nghiệp


Chúng ta biết rằng bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng không đạt hiệu suất
100%. Điều đó có nghĩa là đã có cái gì đó mất đi vào môi trường trong quá trình sản
xuất và không thể chuyển hóa thành sản phẩm hữu ích được. “Cái gì đó” ở đây là thất
thoát nguyên, nhiên liệu, năng lương… trong quá trình sản xuất.
Thất thoát ở đây gọi chung là chất thải và chúng trở thành trách nhiệm pháp lý của
doanh nghiệp phải xử lý
Tỷ lệ phần trăm chất thải phát sinh thường rất cao, nhưng rất ít ngành công nghiệp
nhận ra điều đó.
Ví dụ: Tiêu thụ nguyên liệu nhà máy nhiệt điện



Bài giảng Môi trường và con người 

67%


100% 33%
Nhiên liệu Nhà máy nhiệt điện Điện năng

Hình 4.14. Tiêu thụ nguyên liệu nhà máy nhiệt điện
Hiệu suất nhà máy nhiệt điện hiện đại chỉ đạt hiệu suất 40%, trung bình chỉ đạt
khoảng 33%. Như vậy, sử dụng hết ba đơn vị năng lượng nhiệt thì chỉ có một đơn vị
năng lượng biến thành điện năng, hai đơn vị còn lại sẽ trở thành nguồn ô nhiễm cho môi
trường xung quanh.
Như vậy, ta thấy ở đây nảy sinh hai vấn đề cần được quan tâm là:
- Đối với doanh nghiệp: Bị thất thoát nguyên liệu đầu vào, phải trả chi phí cho
việc xử lý chất thải  ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế.
- Đối với xã hội: Phải tiếp nhận chất ô nhiễm  ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường sống, gây các vấn đề môi trường toàn cầu: Biến đổi khí hâu, nóng lên toàn cầu,
cạn kiệt tài nguyên, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon,…
Trong thực tế sản xuất, việc tối ưu hóa chi phí cho quá trình sản xuất chỉ tập trung
vào năng suất và thường bỏ qua khả năng phát sinh chất thải. Bởi vì mục tiêu của nhà
sản xuất là phải làm thế nào để tạo ra năng suất cao mặc dù có thể tiêu thụ nhiều nguyên
liệu thô và nhiên liệu: điều này đã dẫn tới gia tăng chất thải và ảnh hưởng tới chất lượng
môi trường sống, gây ra các vấn đề môi trường toàn cầu
Chính phủ có nhiệm vụ BVMT cho người dân  gây sức ép đối với doanh nghiệp
cần hạn chế tối đa thải chất thải ra môi trường.
Như chúng ta đã biết mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất của con người và môi
trường tự nhiên, đó là mối quan hệ tương quan hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau, có
thể cùng thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau trong quá trình phát triển. Để hài hòa mối
quan hệ với môi trường tự nhiên, hoạt động sản xuất cần duy trì lâu dài, cải thiện và
tăng cường các chức năng của môi trường, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững đặc
biệt là trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự cạn kiện
của các nguồn tài nguyên, năng lượng hóa thạch, nguồn lực sản xuất hữu hạn, các ngành
kinh tế phải đối mặt với nhiều áp lực để cạnh tranh và phát triển, đã thúc đẩy con người



Bài giảng Môi trường và con người 

nghĩ đến các giải pháp như: tăng trưởng xanh, sản xuất sạch hơn, sản xuất tiêu dùng bền
vững, sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, tài chính xanh,…
Thế giới bước vào thế kỷ XXI đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế
xanh, bền vững, theo đó mọi quốc gia đều hướng tới thúc đẩy nhanh hơn quá trình tái
cơ cấu sản phẩm bằng cách sử dụng những công nghệ mới để sản xuất sạch hơn, tiêu
thụ ít nguyên liệu, tạo ra ít phế thải và ít gây ô nhiễm môi trường hơn...
“Xanh hóa” là thuật ngữ hiện phổ biến và chính thức cả trong nghiên cứu khoa
học và trong quản lý phát triển theo hướng phát triển bền vững (PTBV), được xuất hiện
gắn với bối cảnh tác động của BĐKH càng ngày càng diễn ra mạnh mẽ. “Xanh” gắn
với nhiều khái niệm phát triển quan trọng như tăng trưởng xanh, phát triển xanh, kinh
tế xanh, sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, tài chính xanh,…
4.4.2.2. Một số khái niệm - định nghĩa
Từ Tuyên bố Stốckhom về Môi trường con người năm 1972 đến nay đã có sự thay
đổi nhận thức về mối quan hệ Con người - Tự nhiên theo hướng con người không phải
đứng ngoài để chinh phục, khai thác tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ nhu cầu của con
người mà cuộc sống của con người phụ thuộc vào tự nhiên, phải ứng xử tôn trọng, hài
hòa với tự nhiên. Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, phát triển xanh hay nói cách
khác xanh hóa phát triển, tăng trưởng đang là định hướng chủ đạo cả trong tư duy cả
trong quyết định và hành động về phát triển hiện nay.
Phát triển bền vững (PTBV)
Theo hội đồng Thế Giới về Môi trường và phát triển bền vững (WCED,1997) trình
bày trong tài liệu “Tương lai chung của chúng ta” thì “Phát triển bền vững là sự phát
triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến khả năng
của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”
Về mặt môi trường:
- Giới hạn về môi trường đối với sự phát triển của con người là khả năng cung cấp
tài nguyên và chứa đựng rác thải của môi trường là có hạn.
- Chất lượng môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và thiên
nhiên.
- Về mặt kinh tế: Là yếu tố đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển bền
vững. Sự tăng trưởng là điều kiện tất yếu để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người.



Bài giảng Môi trường và con người 

- Về mặt xã hội: Là sự phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Khía
cạnh của xã hội là phát triển bền vững, nó được chú trọng vào sự phát triển công bằng,
xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho
tất cả mọi người phát triển về tiềm năng bản thân, đồng thời có điều kiện sống chấp
nhận được.
- Về mặt kinh tế: Sự tăng trưởng là điều kiện tất yếu để đáp ứng nhu cầu cuộc sống
của con người.
- Về mặt xã hội: Sự phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Tăng trưởng xanh (TTX)
Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc
(UNESCAP): “tăng trưởng xanh là chính sách cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế bền vững về môi trường để thúc đẩy sự phát triển ít
Cacbon và tiến bộ xã hội”
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “tăng trưởng xanh là cách
thức để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển, đồng thời bảo tồn môi
trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không
bền vững tài nguyên thiên nhiên
Khái niệm TTX, phát triển xanh không thay thế khái niệm PTBV mà là cách diễn
đạt mới của PTBV gắn với bối cảnh BĐKH (điều này đã được xác định trong quan điểm
Chiến lược quốc gia về TTX). Do đó, xanh hóa cũng chính là PTBV với sự nhấn mạnh
vào ứng phó với BĐKH để thực hiện PTBV.

Hình 4.15. Doanh nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh




Bài giảng Môi trường và con người 

Sản xuất xanh (SXX)


Theo chương trinh môi trường Liên Hợp Quốc - UNEP (2011) “SXX với mục
đích chính là giảm lượng tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sản phẩm thông qua việc sử
dụng các quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, đồng thời giảm tác động
tiêu cực đến môi trường thông qua việc giảm thiểu chất thải và ô nhiễm. Theo nghĩa
rộng, SSX liên quan đến tái thiết kế sản phẩm, hệ thống sản xuất và mô hình kinh doanh,
cũng như trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong việc thu hồi, sử dụng hiệu quả
tài nguyên và sản xuất sạch và tái chế một cách tối đa”
Sản xuất bền vững (SXBV)
Khái niệm về SXBV: Phát triển các quy trình, sản phẩm và dịch vụ ít ô nhiễm và
sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn để tăng hiệu suất và giảm tác hại và rủi ro cho con
người và môi trường
Định nghĩa Sản xuất bền vững: “Tạo ra sản phẩm và dịch vụ sử dụng các quá trình
và hệ thống, mà:
- Không ô nhiễm;
- Bảo tồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên;
- Hiệu quả kinh tế (economically viable);
- An toàn và lành mạnh cho công nhân, cộng đồng & người tiêu thụ, và
- Mang lại khích lệ mang tính xã hội và tính sáng tạo cho tất cả các người làm
việc.”
4.4.2.3. Cách thức tiếp cận và thay đổi giải pháp bảo vệ môi trường và mô hình sản
xuất
Các mô hình sản xuất công nghiệp truyền thống của doanh nghiệp chủ yếu dựa
vào việc khai thác, sử dụng lao động và tài nguyên giá rẻ để sản xuất, quá trình sản xuất
chủ yếu tập trung vào số lượng sản phẩm, thường chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế
mà ít quan tâm việc BVMT, thường không hoặc thực hiện đối phó các biện pháp BVMT.
Điều này đã dẫn đến năng suất lao động thấp, tiêu hao nhiều nguyên liệu và phát thải ô
nhiễm lớn. Gây ra các xung đột lớn về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Hình
thức tăng trưởng này của doanh nghiệp được gọi là tăng trưởng nâu (khai thác).
Phát sinh chất thải là vấn đề không thể tránh khỏi trong bất kỳ quá trình sản xuất
công nghiệp nào. Mức độ phát thải về lượng cũng như mức độ ô nhiễm của một quá
trình sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nguyên vật liệu, quản lý sản xuất,


Bài giảng Môi trường và con người 

công nghệ, thiết bị, mức độ tận dụng – tái sử dụng và xử lý chất thải… Cách tiếp cận,
ứng phó với các vấn đề ô nhiễm chất thải công nghiệp qua các giai đoạn khác nhau
Trước các xung đột về phát triển kinh tế và môi trường các doanh nghiệp đã tiến
hành xử lý các vấn đề ô nhiễm bằng các cách tiếp cận ứng phó với ô nhiễm công nghiệp
thay đổi theo từng giai đoạn như sau:
- Cho đến giữa thế kỷ 20: Bỏ qua, phớt lờ việc gây ra ô nhiễm môi trường.
Con người trông chờ vào khả năng tự làm sạch của môi trường tự nhiên
để giải quyết lượng chất thải được thải ra môi trường.
- 1960s: Khuếch tán hoặc pha loãng chất ô nhiễm

- 1970s: Xử lý cuối đường ống

- 1980s: Tái chế và tái sử dụng nguồn năng lượng

- 1990s: Các biện pháp phòng ngừa/SXSH

Phớt lờ ô nhiễm (Ignorance of pollution)


Không quan tâm đến hậu quả do ô nhiễm gây ra chưa thực sự nghiêm trọng, mức
độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ.
Pha loãng và phát tán (Dilute and disperse)
Pha loãng: Dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đổ vào nguồn nhận.
Phát tán: Nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải.
Tuy nhiên, đối với pha loãng và phát tán thì tổng lượng chất thải đưa vào môi
trường là không đổi. Thủy quyển và khí quyển không phải là một bãi rác cho mọi chất
thải: các kim loại nặng, PCB (polychlorinated biphenyls: bền và độc hại có trong biến
thế, tụ điện...)... đã tuần hoàn và tích lũy trong trầm tích, sinh khối.
Xử lý cuối đường ống (EOP = end–of–pipe treatment)
Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng thải để phân hủy hay
làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào
môi trường. Phương pháp này phổ biến vào những năm 1970 ở các nước công nghiệp
để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.
Tuy nhiên, xử lý cuối đường ống thường nảy sinh các vấn đề như:
- Gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp xử lý.



Bài giảng Môi trường và con người 

- Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông
nghiệp.
- Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm
thứ cấp.
- Chi phí đầu tư vào sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý.

Phòng ngừa phát sinh chất thải (Waste prevention)


Ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và
nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu
nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ. Cách tiếp cận này bắt đầu xuất
hiện từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như "phòng ngừa ô nhiễm"
(pollution prevention), "giảm thiểu chất thải" (waste minimization). Ngày nay, thuật
ngữ "SXXH" (cleaner production) được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Trước đây, lối suy nghĩ của chúng ta trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường vẫn
tập trung sử dụng các phương pháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý đến
nguồn gốc phát sinh của chúng. Do vậy, chi phí quản lý chất thải ngày càng tăng nhưng
ô nhiễm lại không giảm. Các ngành công nghiệp phải chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh
tế và mất uy tín trên thị trường. Để thoát khỏi sự bế tắc này, cộng đồng công nghiệp
càng ngày càng trở nên nghiêm túc hơn trong việc xem xét cách tiếp cận SXSH.

!triển ;K0
-6 
1 
+ 

NgănI
&=

 Tái  8< 980


J E7 897 C
J( @
Thải bỏ trực tiếp đường@

E"B/ F"B/
"@%7 #  L 

Hình 4.16. Những cách tiếp cận bảo vệ môi trường


Từ việc phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến kiểm soát cuối
đường ống và cuối cùng là các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm/SXSH là một quá trình
phát triển khách quan, tích cực có lợi cho môi trường tạo nền kinh tế cho các doanh
nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ba cách ứng phó đầu là những tiếp cận quản


Bài giảng Môi trường và con người 

lý chất thải thụ động “phản ứng” với ô nhiễm, trong khi cách ứng phó sau cùng là tiếp
cận quản lý chất thải chủ động.
Như vậy, thay đổi mô hình sản xuất “Nâu” sang sản xuất “Xanh” là một nhu cầu
cấp bách và cần tiếp theo cách tiếp cận mới “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”. Nguyên
tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng là chân lý. Nguyên tắc phòng ngừa ô
nhiễm/ SXSH sẽ là nguyên tắc chủ đạo và cốt lõi của quá trình sản xuất để doanh nghiệp
đạt được mục tiêu sản xuất bền vững/sản xuất xanh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa
là xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống. Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là
nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm.
4.4.2.4. Mục tiêu và lợi ích của Sản xuất xanh/ Sản xuất bền vững
Mục tiêu
- Sử dụng tối ưu tài nguyên và năng lượng
- Giảm thiểu tối đa chất thải ở mọi điểm trên vòng đời SP
- Lựa chọn quay vòng các nguyên liệu trước khi chọn giải pháp cuối cùng là
chôn lấp
- Tăng lợi nhuân cho doanh nghiệp và hướng tới phát triển bền vững cho doanh
nghiệp
Giải pháp sản xuất xanh
Để thực hiện sản xuất xanh/sản xuất bền vững cần ưu tiên các giải pháp

Hình 4.17. Các giải pháp thực hiện sản xuất xanh



Bài giảng Môi trường và con người 

Lợi ích của việc sản xuất xanh đối với doanh nghiệp
- Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất do tiết kiệm chi phí do việc
sử dụng nước, năng lượng, nguyên liệu hiệu quả hơn, chi phí xử lý cuối
đường ống, chi phí loại bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải,
- Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy,
- Nâng cao mức ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm,
- Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các biện pháp thu hồi và tái
sử dụng chất thải,
- Tái sử dụng các bán thành phẩm có giá trị,
- Cải thiện môi trường làm việc có liên quan đến sức khoẻ và an toàn lao động
cho công nhân,
- Giảm ô nhiễm,
- Tạo nên 1 hình ảnh tốt hơn về doanh nghiệp, nâng cao tính linh hoạt và khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp
- Chấp hành tốt hơn các qui định về môi trường, giúp các ngành công nghiệp
xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường,
- Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn,

Nâng cao hiểu biết về quá trình sản xuất, các chi phí, các vấn đề về môi trường
trong nội bộ doanh nghiệp và nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của công nhân
thông qua sự tham gia tgrực tiếp của họ vào quá trình thực hiện SXSH.
4.4.2.5. Công cụ hỗ trợ thực hiện Sản xuất xanh
Sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường (bao gồm giảm
phát thải khí nhà kính) là các yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp trong tiến trình
chuyển đổi mô hình sản xuất “nâu” sang “xanh” và sản xuất sạch hơn là công cụ hữu
hiệu giúp doanh nghiệp thực hiện quá trình chuyển đổi này.
Sản xuất sạch hơn (Cleaner Production)
Sản xuất sạch hơn là gì?
Theo Chương trình Môi trường LHQ (UNEP, 1994): “Sản xuất sạch hơn là sự áp
dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản
xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi
trường.



Bài giảng Môi trường và con người 

- Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu,
nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng,
độc tính của các chất thải vào nước và khí quyển.
- Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhắm vào mục đích làm giảm tất cả
các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu
khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
- Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường
vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
- SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.”
- SXSH có thể áp dụng vào các quá trình sử dụng đối với bất cứ ngành công
nghiệp nào, đối với chính bản thân các sản phẩm và đối với các loại dịch vụ
được cung cấp cho xã hội.
- SXSH là một quá trình win-win

Các đặc trưng cơ bản của SXSH


- Tính phòng ngừa
- Tính hệ thống và liên tục
- Tính đổi mới/cải tiến
- Tính phổ biến (có thể áp dụng với mọi quy mô, lĩnh vực)

Đặc điểm của SXSH

 Sản xuất sạch hơn không chỉ là một chương trình nhằm:
- Đổi mới công nghệ/thiết bị
- Cắt giảm chi phí sản xuất
- Cải thiện điều kiện môi trường

 Sản xuất sạch hơn là công cụ quản lý để doanh nghiệp:


- Kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn
- Sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu & năng lượng
- Ngăn ngừa và giảm ô nhiễm ngay từ đầu nguồn

 Giúp hài hòa lợi ích kinh tế - môi trường - xã hội

 Sản xuất sạch hơn áp dụng được cho mọi quy mô từ doanh nghiệp gia đình
cho tới tập đoàn đa quốc gia.



Bài giảng Môi trường và con người 

 Sản xuất sạch hơn không đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền. Chỉ cần thực hiện
các biện pháp quản lý nội vi (chi phí thấp) đã có thể giúp doanh nghiệp tiết
kiệm đáng kể các chi phí.

 Thực hiện sản xuất sạch hơn không khó, chỉ cần doanh nghiệp:
- Có cam kết, quyết tâm và sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận và mọi
người trong doanh nghiệp
- Thực hiện đúng trình tự/phương pháp
- Duy trì thường xuyên & cải tiến liên tục

 SXSH giúp doanh nghiệp tiết giảm được mức sử dụng nguyên liệu và các
đầu vào khác.

 SXSH cung cấp cơ hội trực tiếp để giảm chi phí sản xuất. Với việc giá
nguyên vật liệu, năng lượng & nước đang tăng lên, không công ty nào có
thể chấp nhận sự lãng phí những tài nguyên dưới dạng chất thải.
Phương pháp luận sản xuất sạch hơn
Theo kinh nghiệm thực hiện SXSH người ta nhận thấy rằng có bốn biện pháp để
đạt hiệu quả nhất đó là:
- Thứ nhất: Can thiệp vào đầu vào của quá trình sản xuất và giữ nguyên quy
trình.
- Thứ hai: Can thiệp vào quy trình sản xuất và giữ nguyên đầu vào.
- Thứ ba: Kết hợp can thiệp vào đầu vào và can thiệp vào quy trình sản xuất.
- Thứ tư: Can thiệp vào dòng chất thải.

ĐẦU VÀO
Nguyên, nhiên liệu QUY TRÌNH
Nước SẢN PHẨM
Năng lượng CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Hóa chất

CHẤT THẢI
- Nước thải
- Khí thải
- Chất thải rắn

Hình 4.18. Sơ đồ tổng quát một quá trình sản xuất công nghiệp



Bài giảng Môi trường và con người 

Đánh giá SXSH là một tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá trình sản xuất hiện tại
và xác định cơ hội để cải thiện quá trình đó hoặc sản phẩm.
Quá trình SXSH được chia làm sáu bước (hình 4.19):

6. Duy trì các giải


pháp SXSH 2. Phân tích cá
công đoạn SXS




5. Thực hiện các . Phát triển các c


giải pháp SXSH hội SXSH

4. Lựa chọn
giải pháp


Hình 4.19. Các bước thực hiện SXSH
4.4.2.6. Thực hiện xanh hóa Doanh nghiệp
Một số ví dụ điển hình về SXX trên Thế Giới và Việt Nam:
Toà nhà Xanh Một Liên hợp Quốc tại Việt Nam
Toà nhà Xanh Một Liên hợp Quốc – Green One UN House (GOUNH) là công
trình đầu tiên và duy nhất cho tới nay tại Việt Nam được chứng nhận hạng cao nhất –
Bạch Kim do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) trao tặng.
Rất nhiều giải pháp xanh từ giai đoạn thiết kế, đến xây dựng và vận hành được áp
dụng trong toà nhà này, ví dụ xây dựng bằng các vật liệu thân thiện với môi trường như
sơn không chì và đồ gỗ có hàm lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thấp, sử dụng
năng lượng mặt trời, gạch không nung, tấm che cửa sổ, cảm biến nhiệt để điều chỉnh
nhiệt đồ điều hoà, thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước và hiệu quả làm sạch tốt hơn, tận dụng
tối đa ánh sáng tự nhiên… Đặc biệt, hiệu suất của hệ thống sưởi ấm, làm mát và năng
lượng được tối đa hóa thông qua các tấm pin quang điện khai thác năng lượng mặt trời
và tạo ra ít nhất 10 phần trăm điện năng tiêu thụ hàng năm của tòa nhà.
Một sô thông tin vận hành xanh của GOUNH: (*)
- Giảm 28.8% năng lượng sử dụng.
- Giảm 42% việc sử dụng nước thông qua các thiết bị.



Bài giảng Môi trường và con người 

- 94% cấu trúc hiện có là tái sử dụng.


- 35% tất cả mái nhà là Xanh.
- 77% diện tích mái và vỉa hè hạn chế hiệu ứng nhiệt hòn đảo.
- 408 tấm pin mặt trời, tạo ra ít nhất 110.000 kWh/năm.
- Sử dụng một hệ thống phần mềm thông minh và tập trung để kiểm soát các
thiết bị cơ điện, nhiệt và thiết bị cơ khí
Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ và giải pháp thiết kế xây dựng, ông Năng nhấn
mạnh để trở thành “toà nhà xanh” nhưng xây dựng ý thức nhân viên và vận hành toà
nhà là yếu tố quan trọng để thực sự là toà nhà xanh.
Một số giải pháp mềm về con người như điều chỉnh về trang phục trong văn phòng
thay vì điều chỉnh nhiệt độ điều hoà lạnh hơn, sử dụng đèn bàn thay vì đèn tuýp công
suất lớn với nguyên tắc “cần bao nhiêu, cung bấy nhiêu”, sử dụng kết hợp quạt trần và
điều hoà để điều hoà không khí mát khuếch tàn đều trong phòng, trồng cây xanh trong
văn phòng và khu căng-tin, tham gia giao thông không các-bon… Đặc biệt, hệ thống
máy tính – máy in có khả năng ghi lại lượng giấy in ấn của từng nhân viên trong văn
phòng, từ đó để nhân viên tự nhân thức về việc sử dụng giấy của mình và điều chỉnh để
tiết kiệm.
Chú thích: Sinh viên có thể thảo luận nhóm để tìm thêm các ví dụ khác



Bài giảng Môi trường và con người 

BÀI TẬP THỰC HÀNH


THỰC HÀNH LÀM PHÂN COMPOST TỪ RÁC HỮU CƠ
VÀ TRỒNG RAU MẦM
1. Mục đích
- Giúp SV thực hành phân loại rác hữu cơ phù hợp ủ làm compost
- Hiểu và áp dụng được quy trình tự ủ làm compost quy mô gia đình
- Đánh giá được chất lượng phân hữu cơ và tự trồng được rau mầm bằng compost.
2. Các nguyên liệu phù hợp ủ phân mùn hữu cơ ở hộ gia đình

NÊN KHÔNG NÊN

Các loại rau thải (tươi hoặc đã Rau đã qua chiên, xào có chứa
RAU
chín) dầu mỡ

Củ đã qua chiên, xào có chứa


CỦ Các loại củ (cà rốt, khoai, củ cải)
dầu mỡ, củ hành, tỏi

Vỏ trái cây (đu đủ, táo, xoài, Hạt cứng, vỏ mít, vỏ dừa, vỏ
QUẢ
chuối, lê, ..) măng cụt, trái thơm, chanh

THỰC Bã trà, bã cà phê, cơm, bã đậu Xương, thịt, cá, nội tạng, trà túi,
PHẨM THỪA phụ thức ăn chó mèo

Cỏ dại, gỗ, tro, giấy báo, phân


KHÁC Cỏ nhật, hoa tươi, phân bò khô
người và phân động vật tươi



Bài giảng Môi trường và con người 

3. Quy trình ủ phân mùn hữu cơ tại hộ gia đình

   • Chuẩn bị các nguyên liệu có thể dùng để ủ phân.


'
 • Loại bỏ các tạp chất (nilon, kim loại, thủy tinh,…)

  Dùng dao băm nhỏ nguyên liệu kích cỡ 1 – 2 cm. Tránh băm
) quá nhỏ làm mất độ xốp

•Trộn mùn xơ dừa và nguyên liệu ủ theo tỉ lệ 50:50 theo thể


 *
 tích.
+  • Bổ sung ~20g men vi sinh với xô ủ 20 lít.

• Xô ủ (có nắp đậy) đục lỗ quanh thành khoảng cách ~ 2 cm


,   và 6-8 lỗ đáy. Đáy xô lót một lớp mùn dừa hút ẩm.
• Sau khi cho nguyên liệu ủ vào xô, nén nhẹ, đậy nắp.

( • Đảo trộn xô ủ định kỳ 7 ngày/lần (trong 3-4 tuần).


• Kiểm tra độ ẩm theo phương pháp nắm tay. Đánh giá mùi và
+  màu sắc.

  • Khi kết thúc quá trình ủ, dùng sàng lỗ 1-2mm rây lấy phần tinh
'  (phân mùn) để trồng cây.
• Phần trên sàng trộn cùng nguyên liệu cho ủ mẻ tiếp theo.

4. Lịch trình thực hành và sản phẩm sinh viên nộp


Buổi 1: GV hướng dẫn chuẩn bị nguyên liệu, xô, phối trộn, phát chế phẩm vi sinh
 Sinh viên nộp clip/hình ảnh chuẩn bị xô, phân loại, băm và trộn rác
Buổi 2: GV hướng dẫn cách đảo trộn, đánh giá độ ẩm, đánh giá mùi, màu sắc
 Sinh viên nộp clip/hình ảnh đảo trộn lần 1.
Buổi 3: GV hướng dẫn đảo trộn lần 2.
 Sinh viên nộp clip/hình ảnh đảo trộn lần 2.
Buổi 4: GV hướng dẫn thu hoạch compost, chuẩn bị hạt giống rau mầm, gieo hạt rau
mầm
 Sinh viên nộp clip/hình ảnh thu hoạch compost và trồng rau mầm



Bài giảng Môi trường và con người 

Buổi 5: GV đánh giá kết quả các nhóm


 Sinh viên nộp sản phẩm hoặc hình ảnh sản phẩm rau mầm
5. Chuẩn bị nguyên liệu
▪ Nguyên liệu
- Rau thải

- Vụn xơ dừa

- Men vi sinh

▪ Tỷ lệ phối trộn
- 50% rau + 50% xơ dừa

- 20 g vi sinh / xô 12-15 lít

▪ Lót đáy xô
- Xơ dừa

6. Chuẩn bị dụng cụ và vị trí


▪ Xô ủ
- Xô có nắp 10 – 12 lít

- Đục lỗ quanh thành xô và đáy

▪ Vị trí ủ
- Nơi có bóng râm

- Tránh để mưa chảy vào

▪ Dao, rổ
▪ Bao đựng xô




Bài giảng Môi trường và con người 

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu các cách phân loại rác thải hiện nay?
2. Đánh giá về tình hình phát sinh và xử lý rác thải hiện nay tại Việt Nam?
3. Đánh giá về tình hình phát sinh và xử lý rác thải hiện nay tại TP Hồ Chí Minh?
4. Tại sao có thể nói rác thải là nguồn tài nguyên?
5. Trình bày các biện pháp trong chương trình quản lý tổng hợp chất thải rắn và thứ
tự ưu tiên giữa các biện pháp này.
6. Đề xuất một số giải pháp cho công tác phân loại rác thải tại nguồn ở TP.HCM / ở
Việt Nam.
7. Nêu đặc điểm của kinh tế tuần hoàn. Cho ví dụ về một mô hình thể hiện cách tiếp
cận của kinh tế tuần hoàn.
8. Vì sao cần phải sản xuất xanh? Trình bày những lợi ích của doanh nghiệp khi thực
hiện sản xuất xanh.
9. Hãy đưa ra một số giải pháp thúc đẩy sản xuất xanh ở Việt Nam



Bài giảng Môi trường và con người 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Tóm tắt Quy hoạch xử lý chất thải rắn
năm 2018
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia giai đoạn
năm 2011-2015, 2015.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia năm
2017- chuyên đề Quản lý Chất thải, 2017.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia năm
2019- chuyên đề Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt, 2020.
5. Nguyễn Văn Phước, Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Xây dựng,
2008.
6. Nguyễn Cao Lãnh, Khu Công Nghiệp Sinh Thái - Một Mô Hình Cho Phát Triển
Bền Vững ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2005.
7. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thế Chinh, Trần Văn Ý, Mối quan hệ giữa Tăng
trưởng xanh, Kinh tế xanh, Kinh tế tuần hoàn và Phát triển bền vững, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, 2020.
8. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Trọng Hạnh, Thực hiện kinh tế tuần hoàn: Kinh
nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN:
Kinh tế và Kinh doanh, 2019, 35, 68-81.
9. Võ Đình Long, Nguyễn Xuân Hoàn, Sản xuất sạch hơn, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, 2014.
10. Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 03 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn
2014 – 2020.
11. Văn phòng sản xuất sạch hơn và sản xuất tiêu dùng bền vững, Công nghệ xanh,
bản tin SXSH trong công nghiệp số 23, tháng 8/2018.




Bài giảng Môi trường và con người 

CHƯƠNG 5
BẢO VỆ CÂY XANH VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

5.1. CÂY XANH VÀ CON NGƯỜI


5.1.1. Khái niệm
Cây xanh là các loại thực vật có khả năng tạo chất dinh dưỡng từ những hợp chất
vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp,
diễn ra trong lục lạp của lá.
5.1.2. Đặc điểm
Hầu hết cây xanh thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng. Thông qua quá trình quang hợp
chúng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được hấp thu nhờ chất diệp lục trong lá để
tổng hợp các hợp chất hữu cơ và giải phóng O2 từ khí CO2 và H2O.
Cây xanh thường có thành tế bào bằng xenluloza, không có khả năng di chuyển
và chúng thường phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường phải đến
từng ngày và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài.
Mỗi cây thường có 3 bộ phận chính rễ, thân, lá. Riêng cây có hoa thì có thêm 2 bộ
phận hoa và quả. Trong đó: Rễ hấp thu nước và muối khoáng cho cây; Thân vận chuyển
nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phân khác của
cây; Lá thu nhận ánh sáng để tạo ra các chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường
bên ngoài và thoát hơi nước; Hoa thực hiện thụ phấn, thụ tinh và tạo quả; Quả bảo vệ
hạt, góp phần phát tán hạt, hạt nẩy mầm thành cây con duy trì và phát triển nòi giống.
5.1.3. Phân loại
5.1.3.1. Phân loại theo giới thực vật

Cây xanh bao gồm hai nhóm:


- Thực vật bậc thấp: chưa có rễ, thân, lá, sống ở nước là chủ yếu- các ngành Tảo;



Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 5.1 Các lớp tảo


(Nguồn: Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam)

- Thực vật bậc cao: đã có rễ, thân, lá, sống trên cạn là chủ yếu; gồm:
+ Ngành Rêu: rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bào tử, sống ở nơi ẩm ướt.
+ Ngành Dương xỉ: rễ thật, lá đa dạng, có bào tử sống ở nhiều nơi khác nhau.
+ Ngành hạt trần: cơ quan sinh sản là nón, sinh sản bằng hạt, hạt nằm lộ trên các
lá noãn, chưa có hoa, có quả.
+ Ngành hạt kín: cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ,
thân cỏ, lá đơn, lá kép…, trong thân có mạch dẫn hoàn thiện, có hoa, quả, hạt
nằm trong quả, hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau, môi trường sống đa
dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.

Hình 5.2 Các bộ phận của cây xanh (Nguồn:https://humanstudies.education)


5.1.3.2. Phân loại theo nguồn gốc


Bài giảng Môi trường và con người 

Cây tự nhiên từ các hệ sinh thái rừng tự nhiên, cây do con người trồng hoặc lai
tạo.
5.1.3.3. Phân loại theo dạng sống

Cây thân gỗ, cây bụi, cây thân thảo, cây dây leo.
5.1.3.4. Phân loại theo mục đích người sử dụng

Gồm 3 nhóm chính: cây che bóng; cây trang trí, cây che phủ nền.
5.1.4. Vai trò của cây xanh
Cây xanh rất quan trọng với sự sống của con người cũng như tất cả mọi sinh vật
trên Trái Đất. Cây xanh là 1 thành phần không thể thiếu trong bất kì một hệ sinh thái
hoàn chỉnh nào. Cây xanh là nhóm sinh vật sản xuất cùng với nấm và vi khuẩn tự dưỡng.
Nhờ quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí nhà kính CO2 trong bầu khí quyển và
trả lại khí Oxy cần cho sự hô hấp của các thực thể sống. Bên cạnh đó, hệ thống rễ cây
giúp giữ đất, chống xói mòn và rửa trôi. Khi lá cây rụng hay cây chết đi sinh khối của
chúng sẽ không mất đi mà được giữ lại trong đất, được vi sinh vật phân hủy và cung
cấp chất hữu cơ cho đất. Đặc biệt các bộ phận trên mặt đất lại trở thành nơi ở, sinh cảnh
sống cũng như thức ăn của tất cả các loài động vật kể cả con người.
Cây xanh được xem là lá phổi của Trái Đất. Việc mất đi lá phổi này đồng nghĩa
với không còn dưỡng khí để thở cho loài người, bởi theo tính toán cây xanh sản xuất
khoảng một nửa lượng Oxy trong bầu khí quyển, nửa còn lại đến từ quá trình quang hợp
của các loài tảo dưới đáy biển. Khi hệ thống sản xuất Oxy còn lại một nửa, con người
không chết nhưng sẽ phải gặp vấn đề thực sự với việc hô hấp. Và đồng thời nếu không
có cây xanh thì không có nhóm sinh vật sản xuất dẫn đến thiếu nguồn thức ăn cho hầu
hết nhóm động vật từ đó gây mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên và dễ dẫn đến con
đường tuyệt chủng các loài trong tự nhiên.
5.1.4.1. Chức năng cải thiện môi trường sống

- Cải thiện chất lượng không khí:Trồng nhiều cây xanh giúp cung cấp một
lượng lớn oxy cho chúng ta thở. Trung bình cứ một cây xanh có thể cung cấp đủ lượng
oxy cho 04 người. Đồng thời chúng cũng hấp thụ C02, amoniac, S02, N0x, bụi bẩn,… từ
đó làm giảm các khí độc hại bị thải ra môi trường, giúp không khí trở nên trong lành
hơn.



Bài giảng Môi trường và con người 

- Giảm thiểu tiếng ồn:Trồng cây hai bên đường, các tán cây rậm rạp không
những che mát trong mùa hè mà còn có thể giảm thấp cường độ tiếng ồn. Đó là vì tán
lá cây dày đặc có khả năng hấp thụ âm thanh rất lớn. Khi tiếng ồn thông qua hàng cây,
lá cây sẽ hấp thụ một phần sóng âm, khiến cho âm thanh giảm xuống.Dải cây xanh rộng
10 m có thể giảm 30% tiếng ồn, rộng 20 m có thể giảm 40% tiếng ồn.
- Giữ nước, thanh lọc nước giúpbổ sung lượng nước ngầm: cây xanh tác dụng
đến lượng nước mưa rơi xuống đất, chúng phân phối lại lượng nước mưa rơi xuống đất
từ đó làm tăng độ ẩm cho đất. Đặc biệt chúng có khả năng chuyển hóa dòng nước chảy
trên mặt đất thành dòng chảy trong lòng đất, bổ sung lượng nước cho mạch nước ngầm
- Điều chỉnh nhiệt độ không khí và giảm bức xạ nhiệt: cây xanh còn có tác
dụng hấp thu bức xạ, thải ra hơi nước làm không khí bức bối của đô thị trở nên mát mẻ,
trong lành hơn. Đồng thời, khi ánh sáng mặt trời gay gắt, tán cây sẽ che chở cho con
người, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Bảo tồn năng lượng: Trồng cây xanh xung quanh thành phố, nhà ở, trường
học hay nơi làm việc có thể làm giảm nhiệt từ đó giảm bớt nhu cầu sử dụng năng lượng.
Chúng ta không chỉ tiết kiệm được tiền điện mà còn giúp giảm bớt lượng CO2 thải ra từ
các nhà máy sản xuất điện. Trồng nhiều cây xanh xung quanh ngôi nhà sẽ giúp bạn
điều hòa được không khí ngôi nhà mình, giúp giảm nhiệt và không khí mát mẻ, trong
lành hơn, giúp bạn có được một giấc ngủ thật và bảo vệ được sức khỏe tốt hơn.
- Tham gia vào các chu trình sinh địa hóa trong tự nhiên: cây xanh tham gia
vào hầu hết các chu trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. Chúng có khả năng đồng
hóa các hợp chất vô cơ thành hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật sinh trưởng
và phát triển. Đồng thời các bộ phân rễ, lá của cây có khả năng hấp thu các hợp chất
trong đất và không khí vào trong sinh khối của cây. Giúp các thành phần vật chất trong
tự nhiên không bị mất đi mà tuần hoàn hoặc giữ lại trong đất, trong các chuỗi thức ăn.
5.1.4.2. Chức năng phòng hộ

- Tác dụng điều tiết dòng chảy bề mặt, tiết kiệm nước và giảm xói mòn đất:
Cây xanh giữ đất, làm chậm sự bốc hơi nước, tăng độ ẩm không khí. Rễ cây có tính
thấm hút nước tốt. Vì thế khi đến mùa mưa bão, cây có thể giúp giữ nước và cản trở quá
trình chảy ào ạt của dòng nước, thổi ào ạt của gió, từ đó hạn chế tình trạng bão, lũ lụt,
xói mòn đất do nước chảy mạnh.



Bài giảng Môi trường và con người 

- Hạn chế ngập lụt, hạn hán:Cây xanh có hệ rễ có khả năng giữ đất, giữ nước,
tán cây cản sức nước chảy. Lượng mưa rơi xuống khu vực đất có cây xanh thường
chậm và tốc độ yếu hơn so với khu vực đất không có cây xanh. Nước mưa rơi trực tiếp
với 1 lực mạnh mà không có sự cản lại của các tán cây xuống khu vực không có cây
làm cho đất dễ bị xói mòn và rửa trôi gây ngập úng. Đồng thời có cây giữ nước lại trong
các mạch nước ngầm chóng hạn hán xảy ra.
- Chóng sạt lở bờ biển và bờ sông: trồng cây dọc theo bờ biển và bờ sông giúp
che chắn đất ven bờ khi có mưa, bão, lũ lụt. Do rễ cây có khả năng giữ đất, thân và tán
cây giảm lực cản của gió, của sóng khi đánh vào bờ. Ví dụ: Cây phi lao, cây dừa, cọ
thường trồng ở ven biển
- Tác dụng cản gió: cành và tán cây xanh được xem là chướng ngại cơ giới trên
đường vận chuyển của gió, chúng làm thay đổi vận tốc hướng gió, tính chất gió dẫn đến
thay đổi các nhân tố khác như lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ…
- Ngăn chặn tác hại của tia cực tím: cây xanh trở thành bóng râm mát che chắn
bớt ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống con người và sinh vât. Từ đó giúp giảm bớt
ảnh hưởng của tia cực tím lên làn da của người và khả năng hoạt động của các sinh vật.
Ví dụ: các loại cây có bóng mát
- Tác dụng hấp phụ chất phóng xạ và kim loại độc hại: Cây xanh có tác dụng
sát trùng, diệt các vi khuẩn độc hại, hấp thụ chất phóng xạ và các khí độc hại trong
không khí. Cây xanh có khả năng hấp thụ nhiều chất ô nhiễm độc hại trong môi trường
nước và trong môi trường đất, đặc biệt là hấp thụ và giữ chứa lâu dài các chất kim loại
nặng, như là chì, asen, thủy ngân... trong các mô bì của lá cây, trong thân cây, cành cây
và rễ cây. Do cây xanh có khả năng hấp thụ chất ô nhiễm cho nên hiện nay người ta đã
sử dụng một số loài thực vật trong dây truyền hệ thống xử lý nước thải, và đang nghiên
cứu sử dụng một số loài thực vật để xử lý ô nhiễm đất, hấp thụ kim loại nặng, phục hồi
chất lượng đất. Ví dụ: rau muống, thủy trúc, lưỡi hổ.
5.1.4.3. Chức năng làm đẹp, kiến tạo cảnh quan

- Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và kiến tạo cảnh quan.
Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân
cây, trạng mùa của lá…) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công
trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.Hệ thống cây xanh đô thị làm tăng thẩm mỹ
cảnh quan đô thị, tạo ra cảm giác êm dịu về mầu sắc và môi trường khí hậu đô thị, tôn
cao giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc, các đài kỷ niệm, các danh lam, thắng


Bài giảng Môi trường và con người 

cảnh, phục vụ cho nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, đi dạo và ngoạn mục của nhân dân đô thị,
cũng như các khách vãng lai và khách du lịch.
- Cây xanh là tiêu chí được đưa vào trong quy hoạch đô thị: Cây xanh sử
dụng công cộng trong các đô thị được thiết kế quy hoạch gồm 3 loại: cây xanh công
viên, cây xanh vườn hoa và cây xanh đường phố. (Sinh viên đọc thêm Điều II Phần II
Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị; TCVN 9257:2012- quy
hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị- tiêu chuẩn thiết kế)
-Tạo cảnh quan và kiểm soát giao thông: Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền
cây xanh trong vườn hoa công viên hay trên đường phố vừa có tác dụng trang trí vừa
có tác dụng định hướng cho người đi bộ, và xe cơ giới. Hàng cây bên đường có tác dụng
định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các gốc cây được sơn vôi trắng là
những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường.
5.1.4.4. Chức năng sản xuất

- Cây xanh là nhóm sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái: lượng oxy tạo ra từ
quá trình quang hợp của cây xanh cần cho sự hô hấp của con người và hầu hết các sinh
vật trên trái đất. Đồng thời, nguồn hợp chất hữu cơ tạo ra từ quá trình quang hợp là
nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong cuộc sống của con người và sinh vật.
- Cân bằng sinh thái: Hiện nay tình trạng động vật hoang dã đang bị mất dần
nơi ở khiến chúng ồ ạt lấn xuống khu dân cư và tấn công nơi ở của con người. Trồng
cây gây rừng và đơn giản là trồng nhiều cây xanh ở khu dân cư sẽ giúp động vật có
thêm nơi trú ngụ, chim chóc có thể đậu và làm tổ, ong bướm, sâu có thêm hoa để hút
mật,… từ đó giúp giảm thiểu việc tuyệt chủng, cải thiện sự cân bằng hệ thống sinh học
cũng như giúp con người bớt bị xáo trộn do ảnh hưởng của việc di cư động vật xuống
phố.
- Phục vụ cho con người: cây xanh cung cấp gỗ; củi đốt; cung cấp nguyên liệu
- nhiên liệu cho quá trình sản xuất; cung cấp nguồn dược liệu quý; nguồn thực phẩm
dồi dào.

5.1.5 Hiện trạng các loài thực vật ở Việt Nam:


5.1.5.1 Mức độ đa dạng các loài thực vật Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia ở vùng nhiệt đới, có điều kiện thuận lợi để các sinh vật phát
triển tạo ra sự phong phú của nhiều loài thực vật và hệ sinh thái khác nhau. Theo danh
lục thống kê "Tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích" (của Tổ chức Bảo tồn Thiên


Bài giảng Môi trường và con người 

nhiên Thế giới - IUCN), tại Việt Nam có gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ
thực vật trên thế giới); 69 loài thực vật hạt trần; 2.200 loài nấm; 12.000 loài thực vật
hạt kín .368 loài vi khuẩn lam, 2.176 loài tảo; 481 loài rêu; 691 loài dương xỉ và hơn
100 loài khác. Trong đó gần 50% loài thực vật bậc cao có tính chất bản địa, các loài di
cư từ Hymalia-Vân Nam-Quý Châu xuống chiếm tỉ lệ khoảng 10%, các loài di cư từ
Ấn Độ-Myanma sang chiếm khoảng 14%, các loài từ Indonesia-Malaysia di cư lên
chiếm 15%, và còn lại là các loài có nguồn gốc nhiệt đới và hàn đới.

5.1.5.2 Một số ứng dụng của cây xanh trong đời sống tại Việt Nam:

- Cây xanh trồng trong nhà không chỉ là vật dụng trang trí nhà cửa mà còn mang đến
không gian sống xanh và ý nghĩa tốt đẹp theo phong thủy. Những loại cây này ngoài tác
dụng làm đẹp, tạo cảnh quan hài hòa trong nhà còn có tác dụng lọc không khí, hút bụi
cũng như các chất độc hại từ môi trường như: Ngũ gia bì (Acanthopanax aculeatus);
Cây vạn niên thanh (Dieffenbachia Amoena) Cây kim ngân (Lonicera periclymenum),
Thiết mộc lan (Dracaena fragrans); Cây lưỡi hổ (Sansevieria trifasciata)…
- Những cây xanh thường trồng trong các công trình để lấy bóng mát và tạo cảnh quan
có thể kể đến như: Cây ngọc lan (Magnolia alba), Cây osaka đỏ (Erythrina fusca), Cây
bằng lăng (Lagerstroemia speciosa), Cây lộc vừng (Barringtonia acutangula), Cây
chuông vàng (Tabebuia aurea). Cây hoa phượng (Delonix regia).
5.2. BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
Từ xa xưa, con người đã biết dùng những dụng cụ, phương cách thô sơ để săn bắt
động vật làm thức ăn. Trong quá trình tăng trưởng về số lượng, mối cân bằng giữa con
người và động vật đã không còn giữ vững được như trước - Con người đã dùng mọi
hình thức có thể từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến hiện đại để săn bắt các loài
động vật trên cạn ở rừng cao cũng như ở đồi núi và đông bằng, cho tới các động vật ở
nước, từ suối, sông, ao, hồ đến biển sâu…. Chính vì tác động của con người như vậy
mà số lượng động vật đã thay đổi rất nhiều qua các năm, có những loài trở thành hiếm,
có loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt trên toàn thế giới. Nhưng con người cũng đã chủ
động thuần hoá để chăn nuôi từ những loài thú đầu tiên như chó, mèo, ngựa, lợn, bò,
thỏ... cho đến các loài chim như gà, vịt, ngỗng… Rồi khi biết được lợi ích của nhiều
loài động vật khác, người ta đã bắt để nuôi như ong, hươu, nai, khỉ, tắc kè, trăn, rắn…
để phục vụ các nhu cầu khác nhau cho con người.


Bài giảng Môi trường và con người 

Tuy nhiên, cùng với nhu cầu ngày một phong phú của con người, các loài động
vật đã bị săn bắt một cách tận diệt dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài, một số thì
còn rất ít cá thể trong tự nhiên. Vì vậy để đảm bảo nhu cầu của con người ta cần có sự
hiểu biết một cách đầy đủ về vai trò của các loài động vật và có ý thức bảo tồn động vật
hoang dã.
5.2.1. Phân loại Động vật
Phân loại sinh vật (biological classification) là sắp xếp những sinh vật giống nhau
vào những nhóm được giả thuyết là có chung nguồn gốc, nói cách khác là những nhóm
con cháu của một tổ tiên chung
Phân loại động vật là sự sắp xếp các động vật thành các nhóm dựa trên sự giống
nhau (similarity) và mối quan hệ họ hàng (relationship) của chúng.
Các thứ hạng phân loại (Taxon) của Linnaeus:
Ở giới động vật (Animala), bậc cao nhất trong các thứ hạng phân loại thường dùng
là ngành và thấp nhất là loài. Carl Linnaeus (1707-1778), nhà phân loại học đầu tiên,
khi thiết lập các thứ hạng phân loại đã phân biệt trong giới động vật chỉ có 5 thứ hạng:
Lớp (class), bộ (ordo), giống (genus), loài (species) và thứ (varietas). Ít lâu sau khi số
lượng động vật được biết tăng lên đã gợi lên sự cần thiết phải chia chi tiết hơn và đã có
hai thứ hạng nữa bắt đầu được sử dụng là: họ (family) và ngành (phylum). Thứ (varietas)
được Linnaeus sử dụng như một thứ hạng không bắt buộc để chỉ các biến thể trong các
loài khác nhau. Thứ hạng này cuối cùng đã bị bác bỏ và thay thế bằng phân loài hay
loài phụ.
Như vậy, bất cứ loài động vật nào cũng thuộc vào 7 thứ hạng phân loại sau: giới,
ngành, lớp, bộ, họ, giống (chi) và loài.
Mỗi một loài động vật cụ thể được sắp xếp theo bảy bậc chính từ cao đến thấp
trong thang phân loại như ví dụ sau đây [5]:
Vị trí phân loại của Chó sói - Canis Lupus:
 Giới (kingdom) động vật: Animalia
 Ngành (phylum) Dây sống: Chordata
 Lớp (class) có vú (thú): Mammalia
 Bộ (ordo) ăn thịt: Carnivora
 Họ (family) chó: Canidae


Bài giảng Môi trường và con người 

 Giống (Chi) (genus) chó: Canis


 Loài (species) sói: Lupus
5.2.2. Vai trò của động vật đối với đời sống con người
Trái đất của chúng ta là mạng lưới sự sống lớn nhất. Trong mạng lưới này, tất cả
các loài sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật, thậm chí là con người) đều có vai trò
bình đẳng như nhau. Mỗi loài là một mắt xích quan trọng có mối liên hệ qua lại và phụ
thuộc lẫn nhau về mặt dinh dưỡng hoặc nơi ở. Trong tự nhiên, con người không thể
sống thiếu các loài động vật hoang dã và các loài động vật hoang dã không thể sống
đơn độc. Mỗi loài cần có các loài sinh vật khác để tồn tại và phát triển. Khi một loài
sinh vật hoặc động vật hoang dã nào đó mất đi hoặc suy giảm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới các loài sinh vật khác, sau đó ảnh hưởng tới hệ sinh thái và ảnh hưởng
trực tiếp tới con người.
Các loài động vật hoang dã mang lại rất nhiều giá trị cho con người và thiên nhiên
như:
5.2.2.1. Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng (hay giá trị kinh tế) như: nhu yếu phẩm, thuốc men, các chất bảo
vệ nông nghiệp… mà con người khai thác được từ động vật hoang dã.
Từ xa xưa loài người đã biết săn bắt các loài động vật khác để làm thức ăn. Trong
quá trình phát triển, con người thuần hóa và nuôi dưỡng những loài động vật có thịt
ngon và dễ chăn nuôi, năng suất cao để nuôi với số lượng lớn, cung cấp nguồn thực
phẩm dồi dào cho nhu cầu của con người. Đến ngày nay, một vài loài động vật được
chăn nuôi công nghiệp trên quy mô rất lớn để phục vụ nhu cầu đạm cho con người rất
lớn có thể kể đến như các loài gia súc: bò, heo, cừu, dê, trâu… và gia cầm như gà, vịt,
chim cút, bồ câu, đà điểu…Thịt của động vật là nguồn cung cấp chất đạm chủ yếu cho
con người, ngoài ra còn trứng, sữa, da của một số loài động vật cũng là nguồn cung cấp
thực phẩm phong phú.
Bên cạnh nguồn cung cấp thực phẩm, con người còn dùng các sản phẩm của động
vật để chế biến thành các vật dụng cụ phục vụ cho đời sống con người như da của các
loài động vật để làm túi xách, giày dép, quần áo. Long diên hương của cá nhà táng dùng
để sản xuất nước hoa.
Một số chiết xuất từ các loài động vật có khả năng chế tạo thuốc chữa bệnh cho
loài người như xương động vật dùng để chế tạo thuốc khớp, hoặc chiết xuất từ dầu cá


Bài giảng Môi trường và con người 

giúp chữa bệnh về mắt, chiết xuất từ nọc rắn giúp chế tạo huyết thanh chữa rắn cắn và
các vết thương.
5.2.2.2. Giá trị sinh thái

Giá trị sinh thái như bảo tồn nguồn gen, bảo tồn loài, đóng góp cho đa dạng sinh
học, giúp cho hệ sinh thái cân bằng. Mỗi loài động vật đều đóng vai trò là một mắc xích
trong chuỗi thức ăn. Thông qua các chuỗi và lưới thức ăn, các dòng vật chất và năng
lượng được tuần hoàn trong sinh giới. Nếu một loài mất đi sẽ gây nên sự biến đổi trong
vòng tuần hoàn dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
Động vật là nguồn dự trữ các nguồn gen trong tự nhiên, bảo tồn sự đa dạng loài
của sinh giới. Nếu một loài mất đi nghĩa là nguồn gen sẽ bị suy giảm.
Bảo vệ môi trường: Các loài động vật, vi sinh vật giúp phân hủy các chất thải từ
con người. Trong các công nghệ xử lý chất thải, không thể thiếu sự có mặt của các loài
vi sinh vật để phân hủy các chất thải hữu cơ. Hiện nay một số nghiên cứu mới còn sử
dụng các loài động vật thân mềm để phân hủy các sản phẩm nhựa.
5.2.2.3. Giá trị văn hóa tinh thần

Giá trị văn hóa tinh thần: Thơ ca, nhạc, đồ dùng, thiết bị lấy cảm hứng từ thiên
nhiên. Các nghiên cứu mô phỏng các chức năng của động vật đóng góp rất nhiều vào
sự phát triển khoa học kỹ thuật. Có thể kể đến một vài phát minh quan trọng liên quan
đến động vật như máy bay được mô phỏng theo cấu trúc của loài chim với đôi cánh
rộng và khung xương nhẹ hay các radar mô phỏng lại khả năng của loài dơi…
Từ xa xưa, đời sống con người phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và gắn bó mật
thiết đến các loài động vật. Một số hình vẽ trong các hang động của loài người tiền sử
có vẽ các hình ảnh của loài chó hoặc trâu, ngựa, hổ như người bạn đối với con người,
che chở và bảo vệ loài người khỏi những nguy hiểm. Một số tín ngưỡng tôn giáo thờ
cúng các loài động vật như thần linh như Hindu giáo, Ấn độ giáo thờ con bò.
5.2.2.4. Giá trị nghiên cứu, y học

Các loài động vật còn đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu thử nghiệm
bào chế các loại thuốc cho con người như chuột, ngựa, dê dùng trong nghiên cứu y học.
Một số loài động vật phục vụ nhu cầu du lịch của con người như voi, chim, khỉ…
5.2.2.5. Giá trị kế thừa



Bài giảng Môi trường và con người 

Đây được xem là của để dành cho thế hệ mai sau. Các loài động vật phục vụ cho
nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của con người về sinh vật và thế giới.
Con người có nhận thức rất rõ về giá trị sử dụng, đã và đang khai thác mạnh các
loài động vật hoang dã ở khía cạnh này, nhưng lại chưa trân trọng chúng ở giá trị sinh
thái, giá trị kế thừa. Ngoài ra, cách sử dụng, khai thác của con người cũng đang gây ra
những tác động tiêu cực cho động vật hoang dã, tuy nhiên chúng ta cũng có thể là những
người tích cực bảo vệ chúng.
5.2.3. Vai trò của động vật hoang dã
Động vật hoang dã là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái, đem lại nhiều giá
trị to lớn, trong đó giá trị quan trọng nhất chính là tạo ra hệ sinh thái bền vững, diễn thế
theo con đường tự nhiên, tạo nên các mắt xích trong chuỗi thức ăn hay lưới thức ăn.
Ngoài ra, nhiều loài động vật hoang dã đặc hữu mang các gen quý chứa đựng những
tính trạng tốt mà các loài động vật khác không có. Thông qua các loài hoang dã này,
con người có thể nghiên cứu, khai thác, sử dụng một cách hợp lý các gen này đạt hiệu
quả cao nhất.
Thêm vào đó, động vật hoang dã còn mang lại nhiều giá trị khác về mặt kinh tế
như là nguồn thức ăn, nguyên liệu, phân bón, dược liệu quý hoặc được sử dụng cho
nghiên cứu khoa học và giáo dục…
Bên cạnh các tác động tích cực này, động vật hoang dã trong một số trường hợp
cũng là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những bệnh dịch nguy hiểm cho
con người. Một số đại dịch hiện nay như SARS, EBOLA, MER… đều có nguồn gốc từ
động vật hoang dã. Không những vậy, một số loài thú dữ cũng có thể gây hại, tấn công
con người hoặc tàn phá lương thực, mùa màng.
Tuy nhiên, có thể thấy động vật hoang dã có các tác động tích cực là chủ yếu và
từ đó thúc đẩy nhiệm vụ phải bảo tồn các loài động vật hoang dã vì chính cuộc sống của
con người.
5.2.4 Bảo tồn động vật hoang dã
5.2.4.1. Định nghĩa và mục tiêu bảo tồn

a) Định nghĩa


Bảo tồn ĐDSH (Conservation of biodiversity) là việc quản lý mối tác động qua
lại giữa con người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho



Bài giảng Môi trường và con người 

thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng như cầu và nguyện vọng
của các thế hệ tương lai (từ điển ĐDSH và phát triển bền vững, 2001).
b) Mục tiêu bảo tồn
Tìm hiểu những tác động tiêu cực của con người gây ra với các loài, các HST và
xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt diệt của các loài và nếu có thể
được, cứu các loài đang bị đe dọa bằng cách đưa chúng hội nhập trở lại các HST đang
còn phù hợp đối với chúng.
5.2.4.2. Cách thức bảo tồn các loài động vật hoang dã:

a) Các giải pháp quản lý:

 Xếp loại mức độ nguy cấp của các loài:


Bảo tồn các loài động vật hoang dã là việc bảo vệ các loài đang bị suy giảm về số
lượng và đang có nguy cơ bị tuyệt diệt. Nhưng để có thể bảo tồn thành công loài trong
những điều kiện khắc nghiệt do tác động của con người cần phải xác định được tính ổn
định của quần thể dưới những điều kiện nhất định. Nhằm nêu bật tình trạng của các loài
trong mục đích bảo tồn, IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) đã đưa ra hệ
thống phân loại các cấp độ bảo tồn loài. Hệ thống phân loại này hiện đang được sử dụng
rộng rãi để đánh giá tình trạng của các loài và lập các ưu tiên về bảo tồn. Các căn cứ để
phân chia cấp độ bảo tồn bao gồm:
- Tốc độ suy thoái (rate of decline)

- Kích thước quần thể (population size)

- Phạm vi phân bố (area of geographic distribution)

- Mức độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution
fragmentation).
Dựa vào 04 tiêu chí trên, IUCN đề xuất hệ thống 9 bậc phân loại các loài theo mức độ
nguy cấp từ cao nhất (EX) xuống thấp nhất (NE) như sau:



Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 6.2. Thang bậc phân hạng mức độ đe dọa theo IUCN
(Nguồn: IUCNredlist.org)

(1). EX - Tuyệt chủng - Extinct


(2). EW - Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên- Extinct in the wild
(3). CR - Rất nguy cấp- Critically Endangered
(4). EN - Nguy cấp- Endangered
(5). VU - Sẽ nguy cấp - Vulnerable
(6). NT - Sắp bị đe doạ - Near threatened
(7). LC - Ít lo ngại -Least concern
(8). DD - Thiếu dẫn liệu - Data deficient
(9). NE - Không đánh giá- Not evaluated

 Áp dụng các công cụ luật pháp và Công ước quốc tế:


Các công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương,
quốc gia hay quốc tế để bảo vệ sự đa dạng của các loài động vật hoang dã. Nhiều bộ
luật đã ra đời nhằm cụ thể vào việc bảo tồn các loài.
Do các loài di cư xuyên biên giới, xảy ra hoạt động buôn bán quốc tế về động
vật hoang dã, nên cần thiết phải có các công ước và thỏa thuận quốc tế về bảo vệ động
vật hoang dã. Một hiệp ước quan trọng nhất trong việc bảo vệ các loài ở quy mô quốc
tế là Công ước về Buôn bán Các loài Đang có Nguy cơ Tuyệt chủng (CITES) được ra
đời năm 1973 cùng với sự ta đời của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP).



Bài giảng Môi trường và con người 

Công ước này hiện có trên 120 nước tham gia. Công ước CITES đưa ra một danh sách
các loài được kiểm soát trong việc buôn bán quốc tế; các quốc gia thành viên đồng ý
hạn chế buôn bán và khai thác có tính hủy diệt các loài này.
Ngoài ra, còn có các thỏa thuận quốc tế khác nhằm bảo vệ các loài động vật
hoang dã như:
- Công ước về Bảo tồn Các loài Sinh vật Biển vùng Nam Cực
- Công ước Quốc tế về Kiểm soát Cá voi
- Công ước Quốc tế về Bảo vệ các loài Chim và Công ước Benelux về việc Săn
bắn và Bảo vệ các loài Chim.
- Công ước về Đánh bắt và Bảo vệ Sinh vật biển trong Biển Bantic.
- Các thỏa thuận khác nhằm bảo vệ những nhóm động vật cụ thể tôm, tôm hùm,
cua, hải cẩu, cá hồi và loài Lama vicuna.
- Công ước Bảo tồn ĐDSH.

b) Các giải pháp kỹ thuật:


 Hình thức bảo tồn nguyên vị in-situ

Phương thức này nhằm bảo tồn các HST và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và
khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng.
Loại hình bảo tồn in-situ hiện đang được phát triển mạnh trên thế giới là việc xây
dựng các khu bảo vệ.Loại hình và phân hạng các khu bảo vệ ở những quốc gia trên thế
giới hiện có nhiều điểm khác biệt. IUCN (1994) đã đưa ra hệ thống phân hạng khu bảo
tồn thiên nhiên với các mức độ khác nhau như: Khu bảo vệ nghiêm ngặt, Vườn quốc
gia, Khu bảo tồn loài sinh cảnh…
 Hình thức bảo tồn chuyển vị Ex-situ

Bảo tồn chuyển vị là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng hợp nhằm bảo
vệ các loài đang có nguy cơ bị tuyệt diệt.Đây là phương thức bảo tồn các hợp phần của
ĐDSH bên ngoài sinh cảnh tự nhiên của chúng. Thực tế, bảo tồn chuyển vị hay bảo tồn
nơi khác là phương thức bảo tồn các cá thể trong những điều kiện nhân tạo dưới sự giám
sát của con người.
Đối với nhiều loài động vật quý hiếm thì bảo tồn tại chỗ chưa phải là giải pháp
khả thi trong những điều kiện áp lực của con người ngày càng gia tăng. Nếu quần thể
còn lại là quá nhỏ để tiếp tục tồn tại, hoặc nếu như tất cả những cá thể còn loại được tìm
thấy ở ngoài khu bảo vệ thì bảo tồn tại chỗ sẽ không có hiệu quả.Trong trường hợp này,


Bài giảng Môi trường và con người 

giải pháp duy nhất để ngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn chuyển vị hay còn
gọi là bảo tồn chuyển chỗ.
Bảo tồn chuyển chỗ thường gặp phải những khó khăn như: chi phí lớn, khó nghiên
cứu đối với các loài có vòng đời phức tạp, có chế độ dinh dưỡng thay đổi mỗi khi chúng
lớn lên và do đó môi trường sống của chúng thay đổi theo; khó áp dụng cho các loài
động vật không thể sinh sản ngoài môi trường sống tự nhiên.
Một số hình thức bảo tồn chuyển chỗ thông dụng:
Vườn động vật hay vườn thú (zoo):
Vườn động vật trước đây có truyền thống là đặc biệt quan tâm đến các loài động vật có
xương sống.Trong vài ba chục năm trở lại đây, mục tiêu của các vườn động vật đã có
nhiều thay đổi, là nơi nhân nuôi các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng và phục vụ
nghiên cứu.Phần lớn mục đích của các vườn động vật hiện nay là gây nuôi các quần thể
động vật hiếm và đang bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới.Có nhiều vấn đề về kỹ thuật
nhân nuôi, sinh thái và tập tính loài cũng như việc thả các loài trở về với môi trường
sống tự nhiên cũng đang đặt ra cho công tác nhân nuôi mà các vườn động vật cần giải
quyết.
Bể nuôi (Aquarium)
Truyền thống của bể nuôi là trưng bày các loài cá lạ và hấp dẫn khách tham quan. Gần
đây, để đối phó trước nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật đang sống ở nước,
các chuyên gia về cá, thú biển và san hô đã cùng hợp tác với các viện nghiên cứu biển,
các thủy cung và các bể nuôi tổ chức nhân nuôi bảo tồn các loài đang được quan tâm.
Các chương trình gây giống các loài cá biển và san hô hiện còn trong giai đoạn khởi
đầu, song đây là một lĩnh vực nghiên cứu có nhiều triển vọng.
* Sự liên quan giữa 2 phương thức bảo tồn
• Bảo tồn Ex-situ và bảo tồn In-situ là những hình thức bảo tồn hỗ trợ lẫn nhau.
Những cá thể từ các quần thể được bảo tồn Ex-situ sẽ được thả định kỳ ra ngoài thiên
nhiên để tăng cường cho cá thể, quần thể được bảo tồn In-Situ. Nghiên cứu các quần
thể được bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp cho ta những hiểu biết về đặc tính sinh học
của loài và gợi ra những chiến lược bảo tồn mới làm giảm nhu cầu phải bắt các cá thể
ngoài hang dã để phục vụ mục đích trưng bày hoặc nghiên cứu. Kết quả của bảo tồn
Ex-situ đối với một loài sẽ góp phần giáo dục quần chúng về sự cần thiết phải bảo tồn
loài cũng như bảo vệ các cá thể của loài đó ngoài tự nhiên.


Bài giảng Môi trường và con người 

• Một phương thức trung gian cần cho bảo tồn In-situ và bảo tồn Ex-situ là sự giám
sát và quản lý chặt chẽ quần thể các loài quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt diệt trong các
khu bảo vệ nhỏ. Những quần thể này vẫn còn mang tính hoang dã song con người thỉnh
thoảng có thể can thiệp được để tránh sự suy thoái số lượng quần thể.
• Việc lựa chọn phương thức bảo tồn phải dựa trên cơ sở pháp luật về bảo tồn
ĐDSH (các công ước quốc tế, luật pháp của mỗi quốc gia) và điều kiện cụ thể từng quốc
gia, từng vùng.
c) Thành lập các “ngân hàng gen”
 Việc thành lập các “ngân hàng gen” để lưu giữ mẫu gen của tất cả các loài động
thực vật trong tự nhiên là một bước tiến quan trọng trong công tác bảo tồn. Mặc dù
không thể tìm kiếm, tích lũy được mẫu gen của tất cả các loài sinh vật trên trái đất nhưng
các nhà nghiên cứu hy vọng có thể thu thập, bảo quản mẫu gen của một số loài quý
hiếm qua phương pháp bảo quản lạnh. Phương pháp này có thể giúp lưu trữ và bảo quản
những mẫu gen của các loài có nguy cơ tuyệt chủng và lưu giữ nguồn gen này khỏe
mạnh nhất có thể trong vòng 50 năm tới. Những công trình này sẽ đem lại cái nhìn toàn
diện hơn về đời sống sinh vật học của nhiều loài động thực vật khác nhau. Một khi
những công trình này thành công, nỗi lo tuyệt chủng của các loài sẽ giảm bớt.
d) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về Bảo tồn:
 Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng là một trong những giải
pháp quan trọng để bảo vệ động vật hoang dã. Bảo vệ động vật hoang dã từ những
việc nhỏ nhất như tuyên truyền ý thức cho người dân, khẩu hiệu là Bảo vệ động vật
hoang dã chính là bảo vệ cuộc sống của bạn. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của con
người về môi trường tự nhiên cũng là việc làm thiết thực. Các khóa học đạo đức cho
học sinh, chương trình đào tạo về sinh thái học và quản lý đa dạng sinh học sẽ khiến
xã hội nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường, ngăn chặn hành vi trái
pháp luật. Kết nối cộng đồng cũng là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ các loài động vật
có nguy cơ bị tuyệt chủng, không mua bán, sử dụng những sản phẩm từ động vật hoang
dã, cùng tuyên truyền cho người thân và những người xung quanh để cùng nhau bảo
vệ động vật hoang dã. Tiếng nói của một người sẽ không có tác dụng nhưng khi toàn
bộ cộng đồng lên tiếng lại hoàn toàn khác.

5.2.5 Hoạt động bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam:
Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới.
Hiện nay, theo thông tin của Tổng cục môi trường, danh mục những loài động vật có



Bài giảng Môi trường và con người 

trong sách đỏ của Việt Nam lên đến 360 loài Trong số đó là các loài động vật chỉ tìm
thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới như: Gà
lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis), Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi),
Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Gà trĩ sao (Rheinardia ocellata), Gà so cổ
hung (Arborophila davidi), Voọc mũi hếch Bắc Bộ (Rhinopithecus avunculus), Voọc
ngũ sắc (Trachipithecus phayrei) và các loài lần đầu phát hiện trên thế giới tại Việt
Nam, hiện tại chưa thấy hoặc ít thấy chúng ở các nước khác: Mang Trường Sơn
(Muntiacus truongsonensis), Mang lớn, Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Bò rừng
xoăn. (Tổng cục môi trường, 2020).
Việt Nam có 168 khu bảo tồn sinh thái, bao gồm 33 vườn quốc gia (national
parks),; 59 khu dữ trữ thiên nhiên (nature reserves), 13 khu bảo tồn loài (habitat and
species management areas), 54 khu bảo tồn cảnh quan đất liền hoặc biển (protected
landscapes or seascapes), và 9 khu dự trữ sinh quyển (biosphere reserves).
Các khu bảo tồn đang thực hiện các công tác bảo tồn nhiều loài động vật quý
hiếm có cấp độ nguy cấp cao trên thang phân loại của IUCN như: Bò tót, Sao la, Hổ
Đông Dương, Hươu vàng, Vooc mũi hếch, Voọc mông trắng, Cá Sấu hoa cà, Vooc
đầu trắng, Voi, Cò Quăm cánh xanh; Rùa da; Rùa Hồ Gươm.

5.3. DỊCH BỆNH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT


5.3.1. Bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này
sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian (như thức
ăn, đường hô hấp, dùng chung đồ dùng, máu, da, niêm mạc...) và có khả năng phát triển
thành bệnh dịch. Nhiễm khuẩn không nhất thiết là có bệnh, tuy thế những người lành
mang mầm bệnh vẫn có nguy cơ lây truyền cho người khác khi gặp điều kiện thuận lợi.
Cũng là bệnh nhiễm trùng nhưng không có khả năng phát triển thành dịch thì không gọi
là bệnh truyền nhiễm.
Chu kỳ đầy đủ của một bệnh truyền nhiễm gồm các thời kỳ sau:
- Nung bệnh (ủ bênh): là thời gian từ khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể đến khi
xuất hiện những triệu chứng lâm sàng đầu tiên.
- Khởi phát: là thời kỳ bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng của bệnh, đặc biệt là
triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân.
- Toàn phát: là thời kỳ bệnh nhân biểu hiện đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của một



Bài giảng Môi trường và con người 

bệnh. Thăm khám và xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán và tiên lượng. Các biến
chứng cũng hay xuất hiện làm cho bệnh nặng thêm và có nguy cơ tử vong.
- Lui bệnh: Là thời kỳ các triệu chứng của bệnh thuyên giảm một cách đột ngột hoặc
từ từ. Biến chứng thường thấy trong giai đoạn này là bội nhiễm do quá trình săn
sóc điều dưỡng kém hoặc do một bệnh tiềm ẩn bộc phát trên cơ thể người bệnh.
- Hồi phục (lại sức): thời kỳ này thường kéo dài chậm chạp. Những bệnh nhân suy
nhược, suy dinh dưỡng rất dễ nhiễm một bệnh nhiễm trùng khác như
bệnh Lao, Viêm phế quản... Trong lâm sàng thăm khám bệnh rất khó để phân biệt
rõ được thời kỳ lui bệnh và hồi phục vì không có dấu hiệu rõ ràng.
5.3.2. Tác nhân truyền bệnh
Côn trùng và gặm nhấm là những động vật đã gây nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ
con người. Những động vật này không chỉ phá hoại các nguồn thức ăn mà còn truyền
các bệnh nguy hiểm sang con người. Chúng ta đã biết đến một vụ dịch lớn xảy ra vào
những năm 40 của thế kỷ 14 khiến 1/4 dân số thế giới đã chết vì bệnh dịch hạch, một
căn bệnh do chuột và bọ chét truyền (đã được biết tới với cái tên cái Chết Đen The
Black Death). Do vậy, những cố gắng để ngăn ngừa những bệnh này là chú trọng vào
việc phòng ngừa và kiểm soát chúng.
Bất kỳ sinh vật nào có khả năng truyền mầm bệnh đều là tác nhân gây ra bệnh như
dịch hạch, sốt rét, sốt xuất huyết, các bệnh thương hàn, lỵ trực trùng, amíp, sốt do chuột
cắn, tiêu chảy... Hai loại tác nhân nguy hiểm nhất là gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và
côn trùng thuộc nhóm chân khớp (ruồi, muỗi, gián, rận, bọ chét ...) Theo cơ chế truyền
bệnh, được chia làm 2 nhóm là truyền bệnh cơ học và truyền bệnh sinh học.
5.3.2.1. Truyền bệnh cơ học

Truyền bệnh cơ học là sự truyền bệnh do côn trùng trung gian mang mầm bệnh
tới cơ thể của người và động vật mà ở đó mầm bệnh có thể phát triển mà không có sự
nhân lên của tác nhân gây bệnh trong vật chủ trung gian. Nhóm truyền bệnh rất đơn
giản là mang cơ học căn nguyên gây bệnh tới cơ thể người và động vật bởi các loài bò
sát hay côn trùng trung gian biết bay qua chân bẩn, qua vòi hoặc qua đường tiêu hoá
của chúng. Điển hình theo con đường truyền bệnh cơ học là gián, ruồi nhà. Những bệnh
chúng truyền chủ yếu là thương hàn, tả, lỵ, đau mắt hột...
5.3.2.2. Truyền bệnh theo đường sinh học



Bài giảng Môi trường và con người 

Truyền bệnh sinh học là gây bệnh bắt buộc phải qua vòng nhân lên, phát triển về
số lượng ở trong cơ thể vật chủ trung gian (động vật chân đốt) trước khi chúng có thể
truyền tác nhân gây bệnh vào vật chủ là người. Thời kỳ ủ bệnh yêu cầu phải có sự thâm
nhiễm của tác nhân gây bệnh vào côn trùng, thông thường bằng đường tiêu hoá trước
khi chúng trở thành tác nhân gây nhiễm cho người. Sự truyền bệnh cho người hoặc các
động vật có xương sống khác có thể tương tự như sự tiêm chích, trong quá trình hút
máu của côn trùng các mầm bệnh từ các tuyến nước bọt của chúng truyền vào người và
động vật hoặc sự chảy ngược trở lại vào vết đốt; có thể là sự lắng đọng các mầm bệnh
từ phân vào da và những chất có khả năng thấm qua vết đốt hoặc những vùng tổn thương
do vết gãi.
Đa số bệnh truyền nhiễm bao gồm 3 yếu tố trong đó 2 yếu tố sống chính là vật
chủ và vật ký sinh, còn yếu tố thứ 3 là đường truyền. Bệnh lây qua tác nhân trung gian
truyền bệnh bao gồm ít nhất là 3 yếu tố tham gia vào với điều kiện môi trường thích
hợp:
- Cơ thể người và động vật không được bảo vệ.
- Tác nhân truyền bệnh (muỗi, ve, bọ chét, ruồi nhà,...)
- Tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm đơn bào, giun, sán…)

VẬT CHỦ

(ví dụ: con người)




BỆNH TRUYỀN

TÁC NHÂN GÂY TÁC NHÂN


Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 5.3. Các yếu tố chính của bệnh lây qua tác nhân truyền bệnh
Do vậy, muốn khống chế bệnh môi trường có hiệu quả, chỉ cần phá vỡ một khâu
(một mắt xích) trong quá trình gây bệnh được mô tả trong sơ đồ trên. Nếu có thể tiêu
diệt hết tác nhân gây bệnh hoặc vật chủ trung gian thì tiêm phòng vắc-xin cho cơ thể
người và động vật sẽ có thể tránh được các bệnh truyền nhiễm. Nhưng trên thực tế
thường chúng ta phải tác động vào cả 3 mắt xích trong quá trình gây bệnh mới có thể
kiểm soát được một bệnh nhiễm trùng nào đó.
5.3.3. Đặc điểm sinh học của một số tác nhân truyền bệnh chính ở Việt Nam
5.3.3.1. Muỗi

- Phân bố: Anopheles minimus, An. dirus, An. balabasensis... là những loài muỗi
truyền bệnh sốt rét chính ở Việt Nam. Culex pipiens quinquefascitus, muỗi
truyền viêm não phân bố khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
- Đặc tính sinh học và tập quán:
 + Vòng đời của muỗi gổm có 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, cung quăng, trưởng
thành.
 + Muỗi thường đẻ trứng vào mép nước, những nơi ẩm thấp và có khả năng ngập
nước.
+ Thời gian hoạt động: muỗi Anopheles và Culex hoạt động về đêm và đốt khi
trời tối. Aedes hoạt động vào ban ngày.
+ Nơi sống: thường sống ở những nơi tối, mát, ẩm trong nhà hoặc khu vực xung
quanh nhà ở.
- Tác hại: Muỗi truyền các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, sốt vàng và giun
chỉ, các bệnh này có thể gây ra bất cứ hậu quả nào, từ sốt nhẹ tới tử vong.



Bài giảng Môi trường và con người 



Bài giảng Môi trường và con người 

A'
: >I

GD=
GD
G
 D
 ==

! >
! >
! > : >
 : >
 >
H9
 H9 !<
!<
>
>>  
  C<

 C
 C 




 A ?
A
 A

: >
: > 
=:
= :
!
! <
! << >
>

A=
A
A=
 =

: >"@
GD!  

Hình 5.5. Sự truyền bệnh theo con đường người - muỗi - người
Nguồn: (Theo https://healthvietnam.vn)



Bài giảng Môi trường và con người 

5.3.3.2. Ruồi nhà

- Phân bố:Musca domestica là loại ruồi nhà phổ biến, phân bố trên toàn thế giới.

Hình 5.6. Hình thể của ruồi nhà


(Nguồn :https://healthvietnam.vn)

- Đăc điểm sinh học và tập quán:


+ Vòng đời của ruồi nhà có bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và ruồi trưởng
thành
+ Tầm hoạt động: Chỉ hoạt động trong ánh sáng; Thích đậu ở các dây hẹp, các
cạnh, mép sẫm màu; có xu hướng đậu trên các dây căng theo phương thẳng đứng.
- Tác hại: Mang mầm bệnh cơ học và có thể truyền các bệnh đuờng tiêu hoá như
lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả, các bệnh giun sán...
5.3.3.3. Gián

- Phân bố: Blatella germanica là loài gián phổ biến trên toàn thế giới.
- Đặc điểm sinh học: Vòng đời của gián gồm có 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và
gián trưởng thành
- Nơi sống: chỗ ấm và ẩm như ở bếp, gần các dụng cụ nấu ăn, sau ống dẫn nước
nóng; sau chai, bát đĩa trong chậu; dưới đồ đạc, thảm và tấm lót nhà; dưới các
bồn rửa; trong cống rãnh, nhà vệ sinh,…
- Thức ăn: gián ăn được hầu hết tất cả mọi thứ, từ giấy, vôi quét tường, tóc, lông
thú vật, sợi thô, sách…
- Di chuyển: di chuyển một cách tự do từ nhà này sang nhà khác, từ cống rãnh tới



Bài giảng Môi trường và con người 

các khu nhà dân cư, khách sạn hay nhà hàng.

Hình 5.7. Hình thể của gián


(Nguồn :https://healthvietnam.vn)
- Tác hại: Mang mầm bệnh cơ học, truyền các bệnh: tiêu chảy, lỵ, tả, sốt thương
hàn, các bệnh lây qua thức ăn. Mang trứng ký sinh trùng, virus gây bệnh viêm
tuỷ xám, các vi sinh vật khác: viêm gan, phong...
5.3.3.4. Chuột

- Đặc điểm sinh học: Là loài động vật có vú thuộc bộ gặm nhấm, số lượng đông
đảo, dễ thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. Răng cửa được biệt hoá để
gặm nhấm, mọc liên tục trong suốt vòng đời do chúng phải gặm các đồ vật một
cách thường xuyên. Có khứu giác rất nhạy, tạo ra nhiều mùi tự nhiên đặc trưng
để thu hút đồng loại qua các chất nhờn tiết ra từ đuôi và nước tiểu.
- Tác hại: Mối nguy hiểm về sức khoẻ:
+ Chuột có thể mang trên mình chúng rất nhiều mầm bệnh, nhiều bệnh có thể
truyền sang người.
+ Phương thức gieo rắc nguồn bệnh: trong quá trình tìm thức ăn hay tìm bạn
tình vào buổi đêm, chúng liên tục thải phân, nước tiểu và lông. Những thứ này
có thể rơi vào thức ăn, giường, chiếu của con người.
+ Chuột nhà và chuột cống có thể truyền bệnh dịch hạch, thương hàn, sốt do
chuột cắn, giun, nhiễm độc thức ăn do thương hàn và các bệnh nhiễm trùng
khác. Đặc biệt, dịch hạch là một trong những bệnh lưu hành tại địa phương ở
một số tỉnh Tây Nguyên.
5.3.4. Đặc điểm của một số bệnh chính do tác nhân truyền bệnh ở Việt Nam
5.3.4.1Sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue



Bài giảng Môi trường và con người 

- Tác nhân gây bệnh: là virus Dengue


- Ổ chứa: virus được duy trì trong chu trình người - muỗi Aedes aegypti tại các
trung tâm thành phố vùng nhiệt đới, chu trình khỉ - muỗi là ổ chứa của virus ở
Đông Nam Á và Tây Phi.
- Tác nhân truyền bệnh: là muỗi thuộc chi Aedes. Ở Việt Nam chủ yếu bệnh được
lây truyền qua 2 loài muỗi là Aedes aegypti (ở các thành phố) và A. albopictus
(ở vùng Duyên Hải, nông thôn). Thời gian hoạt động của muỗi chủ yếu vào ban
ngày, nhất là từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

Hình 5.8. Hình ảnh về tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết - muỗi Aedes aegypti
Hình bên trái là muỗi đực, ở giữa và bên phải là muỗi cái

(Nguồn: https://bktt.vn/Aedes_aegypti)

- Cách lây truyền: qua vết đốt của muỗi mang virus.
- Thời kỳ ủ bệnh: 3 - 14 ngày, thông thường từ 5 - 7 ngày.
- Mức độ nguy hiểm: gây thành dịch lớn, có thể gây tử vong nếu không điều trị
kịp thời.
5.3.4.2. Bệnh sốt rét

- Tác nhân gây bệnh: Plasmodium falciparum, P. vivax, P. malariae, P. ovale phát
triển hữu tính trong cơ thể muỗi và truyền cho người. Ở người, Plasmodium phát
triển vô tính và được muỗi hút máu vào trong cơ thể muỗi, phát triển hữu tính và
tập trung ở tuyến nước bọt của muỗi.
- Tác nhân truyền bệnh: muỗi Anopheles cái. Thời gian hoạt động của muỗi chủ
yếu vào lúc chập choạng tối.


Bài giảng Môi trường và con người 

- Thời kỳ ủ bệnh: 7 - 14 ngày đối với P. falciparum. 8 - 14 ngày đối với P. vivax
và P. ovale. 7 - 30 ngày đối với P. malariae.
- Mức độ nguy hiểm: gây sốt rét lưu hành, sốt rét ác tính, có thể tử vong, đặc biệt
là ở phụ nữ và trẻ em.
5.3.4.3. Dịch hạch

 Tác nhân gây bệnh: trực khuẩn dịch hạch Yersinia pestis
 Ổ chứa: các loài gặm nhấm hoang dại, đặc biệt là chuột và sóc đất là ổ chứa tự
nhiên của dịch hạch. Những động vật nuôi trong nhà (chủ yếu là mèo) cũng có
thể là nguồn truyền nhiễm lây sang người.
 Tác nhân truyền bệnh: bọ chét, đặc biệt là loài Xenopsylla cheopis bọ chét chuột.
Đôi khi lây lan từ người sang người qua bọ chét Pulex irritans.
 Cách lây truyền: qua vết đốt của bọ chét mang bệnh.
 Thời kỳ ủ bệnh: từ 1-7 ngày, có thể kéo dài thêm vài ngày ở những người đã
được tiêm phòng. Đối với dịch hạch thể phổi tiên phát từ 2 - 4 ngày, thường là
rất ngắn có khi chỉ 24 giờ.
- Mức độ nguy hiểm: ở mức độ cá thể, nếu không được phát hiện và điều trị sớm
có thể gây tử vong ở mức độ quần thể có thể gây nên một vụ dịch lớn trên một
diện rộng.

Hình 5.9. Bọ chét Xenopsylla cheopis (tác nhân truyền bệnh dịch hạch)
(Nguồn : https://www.vinmec.com)
5.3.4.4. Dịch COVID-19:

 Bệnh do vi-rút corona (COVID-19) là một căn bệnh truyền nhiễm do một
chủng vi-rút corona mới phát hiện gây ra và được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố


Bài giảng Môi trường và con người 

Vũ Hán, Trung Quốc. Cho đến nay, rất nhiều giả thuyết đưa ra về nguồn gốc bắt đầu
của căn bệnh này như từ thói quen ăn thịt thú rừng mà cụ thể là loài dơi, hay thậm chí
một số nhà khoa học còn cho rằng đây là một chủng virut mới do con người tạo ra, tuy
nhiên chưa có giả thuyết nào được chứng minh.
 Hầu hết những người mắc bệnh COVID-19 sẽ gặp các triệu chứng từ nhẹ đến
trung bình và hồi phục mà không cần phải điều trị đặc biệt.
 Những thiệt hại do covid gây ra:
Đến tháng 7/2021, Theo thống kê của WHO, tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới
là gần 188 triệu ca, trong đó hơn 4,05 triệu ca tử vong và con số này vẫn tiếp tục gia
tăng. COVID-19 đã xác lập nhiều kỷ lục so với các dịch bệnh từ trước đến nay về số ca
nhiễm, số ca tử vong cũng như số quốc gia có ca nhiễm trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, số ca mắc Covid -19 được ghi nhận đến tháng 7/2021 là hơn 30
ngàn ca, trong đó có 132 ca tử vong và con số này vẫn tiếp tục gia tăng.
 Những biện pháp phòng tránh Covid được khuyến cáo theo đề nghị của Bộ Y tế:
+ Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng tập trung đông
người, đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
+ Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
Vệ sinh các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc. Giữ vệ sinh, lau rửa và để
nhà cửa thông thoáng.
+ Không tụ tập nơi đông người.
+ Khai báo y tế khi có dấu hiệu sốt ho khó thở, gọi đường dây nóng hoặc cơ quan y
tế địa phương để được hướng dẫn đi khám bệnh an toàn.
+ Khoảng cách: Giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi tiếp xúc với người khác.

5.3.5. Các biện pháp kiểm soát tác nhân truyền bệnh
5.3.5.1Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh khu vực xung quanh nhà ở
- Vệ sinh cá nhân: Thường xuyên giữ cho cơ thể sạch sẽ. Giữ vệ sinh ăn uống, rửa
tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài.
- Vệ sinh môi trường và vệ sinh khu vực xung quanh nhà ở:
 + Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
 + Ngăn chặn nơi thâm nhập của tác nhân gây bệnh: chăng lưới chống muỗi,
ruồi quanh nhà, nằm màn, chặn các lỗ mà chuột có thể ra vào… Đối với khu
vực được coi là có nguy cơ cao về muỗi (rừng, nơi ẩm thấp) cần mặc quần áo
dài khi đi làm.
 + Loại bỏ thức ăn thừa.
 + Loại bỏ nơi trú ẩn và nơi sinh sản của các loại tác nhân truyền bệnh: Tránh


Bài giảng Môi trường và con người 

đọng nước: không để các mảnh vỡ, vỏ lọ có chứa nước, các vũng nước tù đọng
quanh nhà. Che đậy các dụng cụ chứa nước. Dọn dẹp các nơi ẩm thấp có thể là
nơi trú ẩn của muỗi, ruồi, gián, chuột.
 + Hệ thống thoát nước bẩn phải được vệ sinh. Thu gom và xử lý chất thải hợp
vệ sinh.
- Thay đổi tập quán sinh hoạt và canh tác lạc hậu để hạn chế sự phát triển tác nhân
truyền bệnh. Phá vỡ chu trình sống của ký sinh trùng: uống thuốc diệt ký sinh
trùng sốt rét.
- Tăng cường các biện pháp truyền thông, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng về
các biện pháp phòng chống tác nhân truyền bệnh.
5.3.5.2. Biện pháp hoá học, cơ học và sinh học

a) Biện pháp hoá học


- Ở mức cộng đồng: phun hoá chất diệt côn trùng: diệt ruồi, muỗi, gián ...
- Tại từng gia đình, có thể dùng hương xua muỗi, ống xịt côn trùng, dùng bả
chuột... nằm màn tẩm hoá chất ….
- Tại các cánh đồng: dùng hơi độc hoặc mồi độc để diệt chuột.
b) Biện pháp cơ học, lý học
- Vỉ đập ruồi, hộp nhử muỗi, bẫy chuột, keo dính chuột, xông khói bắt chuột, ánh
sáng…
c) Biện pháp sinh học
- Sử dụng một số động vật được coi là thiên địch của các loại tác nhân truyền bệnh
để loại trừ các tác nhân truyền bệnh này.
- Tăng cường nuôi mèo, rắn, cú để diệt chuột. Cấm săn bắt trái phép mèo, rắn. Có
thể dùng bả chuột vi sinh để làm bẫy nhử chuột. Mục đích của biện pháp này là
gây dịch cho chuột bằng các dòng vi khuẩn, chuột có thể bị chết mà không ảnh
hưởng tới các vật nuôi khác.
- Thả mesocyclops và cá vào các bể chứa nước và các ao hồ để tiêu diệt ấu trùng
muỗi.
- Nấm diệt bọ gậy.
MỘT SỐ WEBSITE THAM KHẢO CHƯƠNG 5:


Bài giảng Môi trường và con người 

http://vea.gov.vn/ (Tổng cục môi trường Việt Nam)


https://www.iucnredlist.org/ (Website sách đỏ của IUCN)
!##""# ( Website chính thức của tổ chức IUCN)

http://www.vncreatures.net/ (Sinh vật rừng Việt Nam)






Bài giảng Môi trường và con người 

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Ở Việt Nam, có nhiều bệnh do các tác nhân truyền. Ví dụ, các vụ dịch viêm não
Nhật Bản (loại B) xảy ra 4 năm một lần.Ở miền Nam, các vụ dịch về sốt Dengue xảy ra
hàng năm. Ở những vùng ven biển, tỷ lệ bị các bệnh sán lá khá cao do tập quán ăn cá
sống (gỏi cá). Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị nhiễm sán lá ở chó và mèo vào khoảng
90% đến 95%.Ở vùng núi và cao nguyên nước ta các vụ dịch hạch vẫn xảy ra hàng năm.
Thời gian gần đây là các đại dịch lớn xảy ra trên quy mô toàn cầu như dịch Sars và
Covid 19 làm hằng chục ngàn người nhiễm bệnh và hàng ngàn người tử vong.
Trong bài tập này, sinh viên được chia làm 4 nhóm (hoặc nhiều hơn).Mỗi nhóm
sẽ được đưa một bài tập gồm một số các câu hỏi.Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi
và trình bày trước lớp.
Nhóm 1. Cúm Sars
Nhóm 2.Sán lá gan.
Nhóm 3. Tiêu chảy
Nhóm 4. Lao phổi
Mỗi nhóm cần phải trả lời được những câu hỏi sau đây về chủ đề được phân công:
1. Sinh vật hoặc nhóm các sinh vật nào là tác nhân truyền truyền các bệnh trên?

2. Đặc điểm môi trường sống của các tác nhân truyền bệnh này?

3. Các biện pháp kiểm soát nhằm giảm số lượng tác nhân truyền bệnh?



Bài giảng Môi trường và con người 

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày vai trò của cây xanh trong tự nhiên?
2. Trình bày chức năng của cây xanh trong tự nhiên và cuộc sống con người?
3. Những việc làm cần thiết của sinh viên để bảo tồn động vật hoang dã?
4. Xác định các loài động vật hoang dã bằng hình ảnh.



Bài giảng Môi trường và con người 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Châu, Nguyên tắc phân loại và danh pháp động vật, Nhà xuất bản
Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2007.
2. Bùi Xuân Trường và cộng sự, Sổ tay giáo dục truyền thông động vật hoang dã
hướng dẫn thực hành cho các khu bảo tồn, Nhà xuất bản Lao động, 2020.
3. Nguyễn Anh Diệp, Nguyên tắc phân loại sinh vật, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, 2007.
4. Bộ Y Tế, Sức khỏe Môi trường, NXB Đại Học Y học, 2006.
5. Võ Hưng, Bệnh học môi trường, NXB Đại học Quốc Gia TP. HCM, 2007.
6. Phạm Ngọc Quế, Vệ sinh môi trường và phòng bệnh ở nông thôn, NXB Nông
Nghiệp, 2004.




Bài giảng Môi trường và con người 

CHƯƠNG 6

NĂNG LƯỢNG SẠCH




6.1. TỔNG QUAN CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG


6.1.1 Khái niệm
Năng lượng là một trong những phần cơ bản của địa cầu, là một dạng tài nguyên
vật chất giúp cho nhân loại sống và tồn tại. Ngay từ thời kim cổ, con người đã biết tận
dụng những điều diệu kỳ từ năng lượng để duy trì cuộc sống thường nhật. Họ sử dụng
nhiệt năng (lửa) từ củi để nấu ăn, sưởi ấm, và xua đuổi thú dữ trong rừng. Năng lượng
mặt trời tạo ánh sáng, làm khô quần áo, giúp cây cối phát triển... Thực vật lại là thức ăn
hàng ngày của một số loài thú. Và năng lượng trong cây trở thành năng lượng của động
vật. Cứ như thế, năng lượng được truyền từ mắt xích này sang mắt xích khác thông qua
chuỗi thức ăn. Cơ thể con người chuyển dạng năng lượng từ thức ăn thành năng lượng
của cơ thể để thực hiện những họat động hàng ngày. Tóm lại, mọi hoạt động diễn ra
chung quanh chúng ta chính là sự nối kết năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

6.1.2. Phân loại


A/ Theo nguồn gốc
Tất cả các dạng năng lượng xuất phát chỉ từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt
trời và năng lượng lòng đất.

Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh
học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển
(gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông...), năng lượng hoá thạch (than,
dầu, khí đốt, đá dầu).

Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn địa nhiệt, núi
lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th, Po,...

B/ Theo khả năng tái tạo



Bài giảng Môi trường và con người 

Các nguồn năng lượng được phân thành 2 loại: năng lượng tái tạo (hay còn gọi là
năng lượng sạch) và năng lượng không tái tạo (hay còn gọi là năng lượng truyền thống).
Nhiên liệu hóa thạch, dầu, khí thiên nhiên, Uranium là những nguồn năng lượng không
tái tạo được, vì sản lượng của các nguồn tài nguyên này có giới hạn. Ví dụ, dầu không
thể hình thành trong một khoảng thời gian ngắn, mà phải mất hàng triệu năm mới được
hình thành từ xác các loại động thực vật biển. Trong khi đó, năng lượng sinh khối, địa
nhiệt, thủy năng, năng lượng mặt trời và năng lượng gió là năng lượng tái tạo được vì
chúng có thể hồi phục trong thời gian ngắn.

6.1.3 Năng lượng không tái tạo

Thành phần nhiên liệu hóa thạch (fossil fuel) gồm: Carbon (C), Hydro (H), Nitơ
(N), Oxy (O), Lưu huỳnh (S), tro bụi, nước. Tùy theo hàm lượng của các chất hóa học
trên, chủ yếu là tỷ lệ carbon, các chất dễ bay hơi như oxy, hydro và nitơ, than được chia
ra nhiều loại khác nhau: than anthracite, than lignite (còn được gọi là than nâu), than
bùn, than có chứa bitum (chất làm nhựa đường), than pyrite (có chứa FeS ) 2

Dầu thô (Crude Oil) được hút từ dưới lòng đất lên, được chế biến bằng phương
pháp chưng cất. Từ dầu thô, trải qua quá trình lọc dầu, các hợp chất được phân thành
các sản phẩm khác nhau: Khí dầu mỏ, xăng, dầu hỏa, mazut, nhựa đường. Ngoài ra,
dầu còn chứa các hợp chất hóa dầu, nên ngoài việc cung cấp nhiên liệu cho các động
cơ, dầu mỏ còn là nguyên liệu tạo ra các sản phẩm phục vụ công nghiệp, nông nghiệp
và tiêu dùng như sợi tổng hợp, chất dẻo, cao su nhân tạo, chất tẩy rửa, hương liệu, dung
môi sơn, v.v.

Khí thiên nhiên gồm khí tự nhiên và khí đồng hành (là phần nhẹ nhất của dầu
thô). Khí được khai thác đồng thời với dầu gọi là khí đồng hành từ các giàn khai thác
dầu khí trong bờ hay ngoài khơi. Khí được xử lý qua các nhà máy chế biến rồi qua ống
dẫn vào các nhà máy điện tuabin khí hay chu trình hỗn hợp.
Trong thiên thiên có thể tìm thấy các đồng vị của Uranium (U), nhưng chỉ có U bị 235

phân hủy khi bị các nơtron bắn phá, còn có U lại hấp thụ các notron. Trong thiên nhiên,
238

hầu hết là U , chỉ có khoảng 0.7% U , vì vậy bản thân Uranium trong tự nhiên không
238 235

thể tự duy trì phản ứng dây chuyền vì chứa quá ít U . Năm 1939, Bohr và Wheeler phát
235



Bài giảng Môi trường và con người 

hiện rằng các notron nhanh được phát ra khi hạt nhân Uranium bị phân hủy, nếu bị làm
chậm lại chúng có thể tạo ra phản ứng dây chuyển mà không bị hấp thụ. Chất làm chậm
lý tưởng là nước nặng D O, nhưng hiện nay trữ lượng nước nặng rất hiếm nên các chất
2

làm chậm khác như graphit, nước thường cũng được sử dụng.

6.1.4 Lịch sử sử dụng năng lượng trên thế giới


Các nguồn năng lượng trong lịch sử loài người có lịch sử phát triển tương đối
dài. Từ thời thượng cổ, nguồn năng lượng ban đầu được con người khai thác và sử dụng
là củi. Con người tạo ra lửa từ củi để nấu ăn, sưởi ấm, và xua đuổi thú dữ. Có thể nói,
lửa đã khai phá nền văn minh đầu tiên của nhân loại. Sau đó, con người tìm ra các mỏ
than, biến than thành một nguồn chất đốt chủ lực để sưởi ấm. Từ việc đốt than, khai
thác than, người Anh đã dùng than để hóa hơi nước và tạo ra động cơ hơi nước, từ đó
tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Vậy, loại máy đầu tiên tạo ra năng
lượng là máy hơi nước, sau đó là máy phát điện của Michael Faraday. Từ các nhà máy
nhiệt điện, con người đã xây dựng các con đập thủy điện.

Lịch sử sử dụng năng lượng gió cũng khá thú vị. Ý tưởng dùng năng lượng gió
để sản xuất điện đã hình thành ngay sau các phát minh ra điện và máy phát điện. Tuy
nhiên, người Ai Cập đã biết sử dụng cối xay gió từ 3.000 năm trước công nguyên. Sau
này, nhờ cải tiến kỹ thuật nên chế tạo được cối xay gió nhiều cánh và có khả năng hoạt
ộng ngay cả khi tốc độ chỉ khoảng 2.5 ÷ 3 m/giây. Trước khi có máy hơi nước ra đời
thì năng lượng gió đã được sử dụng rộng rãi. Vào khoảng 200 trước CN, người Trung
Hoa đã biết dùng cánh quạt gió để dẫn thủy nhập điền. Vào thế kỷ 11, người Hà Lan
bắt đầu dùng quạt gió để rút nước từ các hồ vì đất ở đây thấp hơn mặt biển. Vào cuối
thế kỷ 19, khi những người mới nhập cư đến New York, họ đã biết dùng cánh quạt gió
để bơm nước vào nông trại và ngay sau đó có thể biến gió thành điện cho sản xuất và
nhà ở. Vào năm 1940, tại Vermont Hill (Hoa Kỳ), một turbine lớn nhất thời bấy giờ có
khả năng sản xuất 1,25 MW với vận tốc gió là 30 dậm/giờ. Con người đã dùng năng
lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu, tạo công cơ học nhờ vào cối
xay gió. Thập niên 1970 việc nghiên cứu sản xuất năng lượng từ năng lượng gió được
đẩy mạnh trên toàn Thế giới, với việc phát triển các tuốc bin gió hiện đại.


Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 6.1. Lịch sử sử dụng các nguồn năng lượng trên Thế Giới

Nhiên liệu hóa thạch có mật độ năng lượng thấp hơn nhiều so với năng lượng
hạt nhân, do vậy, để sản xuất cùng một sản lượng điện, khối lượng nhiên liệu tiêu thụ
của nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hóa thạch lớn hơn nhiều lần của nhà máy điện hạt
nhân. Tuy vậy, nhiên liệu hóa thạch vẫn được sử dụng để sản xuất trong thời điểm hiện
nay.

Khí thiên nhiên ngày càng phổ biến do nó là một nguồn năng lượng hiệu quả và
tương đối sạch. Khí thiên nhiên hầu như không chứa S. Hơn nữa, khí đốt thiên nhiên
thải ít CO2 hơn xăng dầu hay than. Khí thiên nhiên đang được sử dụng ứng dụng trên
nhiều lĩnh vực năng lượng như đốt trong các hộ gia đình, các trạm phát điện thay
thế,than, khí nén làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông (xe tải, bus...). So với
các xe chạy bằng xăng dầu, xe chạy bằng khí thiên nhiên giảm lượng phát thải đến
80÷90% hydrocarbon, 90% CO các chất độc và hầu như không có muội khói. Các khí
tự nhiên này cháy rất sạch, được sử dụng trong các quá trình công nghệ đòi hỏi cháy
không khói.



Bài giảng Môi trường và con người 

Hiện nay, nhà máy điện hạt nhân cung cấp điện nhiều nhất. Tuy nhiên năng lượng
hạt nhân cũng mang đến cho con người những thảm họa rất lớn, nên những nguồn năng
lượng sạch cho tương lai, như điện gió và điện mặt trời đang được triển khai áp dụng
và nghiên cứu.

6.1.5 Mối liên quan việc sử dụng năng lượng và các vấn đề môi trường toàn cầu
Ngày nay, xã hội phát triển tạo ra một nhu cầu nguồn năng lượng đáng kể cho
các hoạt động và sản xuất. Một quốc gia khó tiếp cận các nguồn năng lượng sẽ là cản
trở lớn đối với nền phát triển công nghiệp và kinh tế của chính nước đó. Tuy nhiên, với
sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế thế giới, nguồn dự trữ năng lượng từ thuở xa
xưa đến nay gần đến ngày cạn kiệt. Khủng hoảng năng lượng do cạn kiệt nguồn dự trữ
là điều sẽ xảy ra nếu con người không nhanh chóng tìm các nguồn năng lượng thay thế.
Nhưng trước tiên, khi vẫn chưa tìm ra nguồn năng lượng nào đó đủ sức thay thế cho các
nguồn năng lượng chính hiện nay như than, dầu mỏ, khí đốt…, ý thức tiết kiệm năng
lượng cần nằm trong suy nghĩ của mọi công dân. Một khi đã có ý thức tiết kiệm năng
lượng thì mỗi người dân, ở vị trí công việc của mình, sẽ giảm thiểu việc tiêu thụ năng
lượng và luôn tìm tòi các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Tiết kiệm năng lượng, tiết
kiệm tài nguyên cho mai sau, đó cũng là một thái độ sống có trách nhiệm với cộng
đồng và với những thế hệ tương lai.
Hậu quả môi trường nóng lên toàn cầu, mưa axit và các ảnh hưởng của chất thải
phóng xạ cũng đã được đem lên bàn cân xem xét trong các chính sách về năng lượng.
Vì vậy, ngoài ưu thế của từng dạng năng lượng, cần tìm hiểu kỹ về nhược điểm, hạn
chế, cũng như các hậu quả môi trường do chúng gây ra trong quá trình sử dụng. Nhân
loại cần có sự lựa chọn về năng lượng sử dụng trong khi đối mặt với một thách thức cực
lớn - biến đổi khí hậu.

6.2. NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO


6.2.1. Năng lượng mặt trời

Nguồn gốc của năng lượng mặt trời là do những phản ứng nhiệt hạch xảy ra liên
tiếp bên trong lòng mặt trời ở nhiệt độ rất cao, các phản ứng này phát ra năng lượng



Bài giảng Môi trường và con người 

dưới dạng bức xạ nhiệt, quang và các hạt mang điện.... Năng lượng mà trái đất nhận
được từ mặt trời rất nhỏ. Ưu thế của năng lượng này, có thể nói là vô tận và sạch, nhưng
nhược điểm là sự biến thiên của năng lượng này theo ngày và mùa, theo khí hậu và theo
vị trí của trái đất đối với mặt trời. Năng lượng mặt trời được chia làm hai dạng: năng
lượng trực tiếp và năng lượng gián tiếp.

Năng lượng trực tiếp là dòng năng lượng trực tiếp, có thể sử dụng để sản xuất
ra nhiều nhiệt hay năng lượng thứ cấp như điện, nhiên liệu tổng hợp....

Khi cần nhiệt độ thấp (<100 C): sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời bằng hệ
o

thống thu bức xạ bản phẳng gọi là giản thu nhiệt. Loại này được sử dụng rộng rãi để
sưởi ấm và làm nóng nước. Khi cần nhiệt độ (>100 C): sử dụng kỹ thuật hội tụ bức xạ
o

gọi là mặt trời, như lò mặt trời Odeillo ở miền Tây Nam nước Pháp có thể đạt tới nhiệt
độ 3.800 C. Loại này được sử dụng cho một số ngành công nghiệp như ngành chế tạo
o

vật liệu xây dựng hoặc được chuyển đổi thành cơ năng hay điện năng.

Một ứng dụng nữa của dạng năng lượng trực tiếp là chuyển đổi quang điện nhờ
những tế bào quang điện, hiện được sử dụng phổ biến trong các thiết bị vũ trụ.

Năng lượng gián tiếp của bức xạ mặt trời là gió, sóng biển, thủy triều và chuyển
đổi năng lượng sinh học. Công nghệ NLMT sản xuất điện được phân chia thành 2 loại:
Công nghệ quang điện (Solar Photovoltaic, PV), Công nghệ NLMT hội tụ
(Concentrating Solar Thermal Power, CSP).



Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 6.2. Mô đun thu và chuyển đổi năng lượng mặt trời
(Nguồn: KH&CN, EVN)
Công nghệ quang điện - Thiết bị thu và chuyển đổi NLMT là các mô đun pin
mặt trời

• Crystalline-Silicon Solar Panels - Tấm pin chất liệu Crystalline silicon (c-
Si) là dạng sử dụng phổ biến nhất hiện nay; gồm 7 lớp chính.
• Crystalline-Silicon Solar Panels - Tấm pin chất liệu Crystalline silicon (c-Si)
là dạng sử dụng phổ biến nhất hiện nay; gồm 7 lớp chính.

Hình 6.3. Tấm pin chất liệu Crystalline silicon


Công nghệ NLMT hội tụ

Nguyên lý: Đầu tiên, NLMT được hội tụ nguồn NL có mật độ và nhiệt độ rất
cao hóa hơi nước ở áp suất và nhiệt độ cao quay tuốc bin phát điện.

Thực tế cho thấy công nghệ này có hiệu suất chuyển đổi khá cao, khoảng 25%,
nhưng nó chỉ có hiệu quả ở các khu vực có mật độ NLMT cao hơn 5,5 kWh/m2.ngày
và công suất nhà máy không nhỏ hơn 5 MW. Chi phí lắp đặt ban đầu khá cao.



Bài giảng Môi trường và con người 

Hình 6.4. Sơ đồ Công nghệ NLMT hội tụ

Ưu điểm: là nguồn năng lượng sạch, có sẵn, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng
thấp, an toàn cho người sử dụng. Năng lượng mặt trời được gọi như là một nguồn năng
lượng tái tạo lâu dài, tăng cường an ninh năng lượng ở nhiều quốc gia. Phát triển ngành
công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch,
giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường.
Nhược điểm: Chi phí cao cho đầu tư ban đầu Phụ thuộc vào thời tiết. Ban đêm
không có ánh sáng mặt trời.

6.2.2. Năng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối từ các phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, lá cây, bã mía,
phân gia súc dùng sản xuất biogas, sản xuất methanol, ethanol từ sinh khối... Đây là
dạng năng lượng gián tiếp được khai thác tương đối có hiệu quả, là sự chuyển đổi khí
sinh học từ các chất thải động vật và thực vật. Lợi ích của sự chuyển đổi này là giảm sử
dụng trực tiếp gỗ, giám phá rừng, đảm bảo bảo vệ sinh môi trường. Phế liệu còn lại sau
quá trình chuyển đổi dùng làm phân bón hữu cơ có chất lượng tốt.



Bài giảng Môi trường và con người 

Năng lượng sinh khối sử dụng 3 công nghệ chính là vật lý, hóa nhiệt và hóa sinh
học để sản xuất NL sinh khối; một hình thức khác là sản xuất xăng sinh học; còn 2 hình
thức chuyển đổi hóa sinh học là phân giải khí và lên men.
Ưu điểm: Là nguồn năng lượng sạch vì nó tác động tích cực đến môi trường, tạo
ra ít cacbonic hơn năng lượng hóa thạch.

Nhược điểm: Giá thành sản xuất nhiên liệu sinh học vẫn cao hơn nhiều so với
nhiên liệu khác. Sử dụng nhiên liệu sinh học vào đời sống chưa thể phổ biến rộng.

Phân loại: Năng lượng sinh khối được phân thành 3 loại: Diesel sinh học
(Biodiesel); Khí sinh học (Biogas); Xăng sinh học (Biogasoline).

Diesel sinh học (Biodiesel) là một loại nhiên liệu lỏng có tính năng tương tự
và có thể sử dụng thay thế cho loại dầu diesel truyền thống. Biodiesel được điều chế
bằng cách dẫn xuất từ một số loại dầu mỡ sinh học (dầu thực vật, mỡ động vật), thường
được thực hiện thông qua quá trình transester hóa bằng cách cho phản ứng với các loại
rượu phổ biến nhất là methanol.

Hình 6.5. Quy trình sản xuất Diesel sinh học



Bài giảng Môi trường và con người 

Khí sinh học (Biogas) là một loại khí hữu cơ gồm Metan và các đồng đẳng khác.
Biogas được tạo ra sau quá trình ủ lên men các sinh khối hữu cơ phế thải nông nghiệp,
chủ yếu là cellulose, tạo thành sản phẩm ở dạng khí. Biogas có thể dùng làm nhiên liệu
khí thay cho sản phẩm khí gas từ sản phẩm dầu mỏ.
Xăng sinh học (Biogasoline) là một loại nhiên liệu lỏng trong đó có sử dụng
ethanol như là một loại phụ gia nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia chì. Ethanol
được pha chế với tỷ lệ thích hợp với xăng tạo thành xăng sinh học có thể thay thế
hoàn toàn cho loại xăng sử dụng phụ gia chì truyền thống.

6.2.3. Năng lượng gió


Năng lượng gió (Wind Energy) có từ sự chuyển động của khí quyển được thúc
đẩy bởi sự chênh lệch về nhiệt độ ở bề mặt Trái đất, do lượng nhiệt từ bức xạ của mặt
trời chiếu lên bề mặt Trái đất thay đổi liên tục. Năng lượng gió là động năng của không
khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp
của năng lượng mặt trời.

Công nghệ điện gió: Được tạo ra khi gió thổi cánh quạt xoay bộ lá cánh
của tua-bin quanh một rotor quay máy phát điện. Trục quay được kết nối với hộp
số, giúp tăng tốc độ quay lên gấp 100 lần. Hộp số quay sau đó cấp nguồn cho máy phát,
tạo ra điện. Yêu cầu: địa điểm đặt thiết bị là nơi có tốc độ gió tối thiểu trung bình khoảng
12 dặm/giờ (Mph). Đòi hỏi sự ổn định về địa hình, độ ổn định của gió, vận tốc gió.

Hình 6.6. Hiện trạng tỷ trọng Công suất điện gió biển toàn cầu 2016



Bài giảng Môi trường và con người 

6.2.4. Năng lượng đại dương

Tổng năng lượng do sóng biển tạo nên trên hành tinh khảng 2,7.1012 KW, rất
nhỏ so với NLMT. Mục tiêu khai thác ở đây là tìm một biện pháp có hiệu quả để chuyển
đổi một phần năng lượng trong sự chuyển động của sóng biển thành cơ năng, rồi biến
cơ năng thành điện năng. Điều kiện địa lý và kinh tế đươc tính toán thận trọng khi khai
thác nguồn năng lượng này. Để thu được năng lượng từ sóng, người ta sử dụng phương
pháp dao động cột nước. Sóng chảy vào bờ biển, đẩy mực nước lên trong một phòng
rộng được xây dựng bên trong dải đất ven bờ biển, một phần bị chìm dưới mặt nước
biển. Khi nước dâng, không khí bên trong phòng bị đẩy ra theo một lỗ trống vào một
tua bin. Khi sóng rút đi, mực nước hạ xuống bên trong phòng hút không khí đi qua tua
bin theo hướng ngược lại. Tua bin xoay tròn làm quay một máy phát để sản xuất điện.
Toàn bộ công suất của năng lượng thủy triều trên thế giới vào khoảng 8.1012 kw (gấp
100 lần tổng công suất của các nhà máy thủy điện toàn thế giới). Cho đến nay, con
người sử dụng năng lượng thủy triều chưa nhiều. Điện thủy triều là lượng điện thu được
từ năng lượng chứa trong khối nước chuyển động do thủy triều. Hiện nay một số nơi
trên Thế giới đã triển khai hệ thống máy phát điện sử dụng năng lượng thuỷ triều.

6.2.5. Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng Trái Đất.
Năng lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động
phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề
mặt Trái Đất.

Tiềm năng: Trữ lượng năng lượng địa nhiệt là rất lớn có thể nói là vô tận. Các
nhà khoa học đã ước tính rằng chỉ cần 1 phần trăm lượng nhiệt chứa trong lớp 10 km
phía trên vỏ trái đất đã tương đương với 500 lần năng lượng mà các nguồn dầu, khí của
trái đất mang lại.

6.3. TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM



Bài giảng Môi trường và con người 

6.3.1 Tài nguyên phát triển điện gió


Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và bờ biển dài hơn 3.200 km, hơn nữa còn
có cả gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè, tốc độ gió trung bình ở biển Đông Việt Nam
khá mạnh. Vì vậy, nhờ vào vị trí địa lý mà Tài nguyên về năng lượng gió ở Việt Nam
là rất triển vọng. Việt Nam là nước có Tài nguyên năng lượng gió tốt nhất trong 4 nước
(Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) với 39% lãnh thổ có tốc độ gió lớn hơn 6m/s
tại độ cao 65 m, tương đương với 513 GW. Đặc biệt, hơn 8% lãnh thổ, tương đương
112 GW được đánh giá là có Tài nguyên năng lượng gió tốt (Bảng 6.1).
Ước tính trên đất liền, Việt Nam có thể phát triển khoảng 30 GW điện gió. Cùng
với Tài nguyên điện gió ngoài khơi, chúng ta có thể phát triển khoảng 100 GW công
suất điện gió.
Bảng 6.1. Tài nguyên năng lượng gió tại Việt Nam ở độ cao 65m

Tốc độ gió Thấp < Trung bình 6- Tương đối cao Cao Rất
trung bình 6m/s 7m/s 7-8m/s 8-9m/s cao
> 9m/s
Diện tích (km2) 197.242 100.367 25.679 2.178 111

Tỷ lệ diện tích 60,6 30,8 7,9 0,7 >0


(%)
Tiềm năng - 401.444 102.716 8.748 482
(MW)
Nguồn: WB (2001)

Danh sách nhà máy điện gió ở Việt Nam hiện nay

Từ những ưu đãi về đầu tư xây dựng nhà máy và giá bán điện cho Điện lực Việt
Nam. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng quan tâm đến ngành điện gió. Hiện
nay trên địa bàn cả nước đã có vài chục dự án với công suất khác nhau được thi công
và đưa vào hoạt động.

Nhà máy điện gió đã hoạt động

• Win Energy Chính Thắng tại xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh
Thuận hoạt động tháng 4/2020.



Bài giảng Môi trường và con người 

• Trung Nam Ninh Thuận tại xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận
hoạt động tháng 4/2019.
• Phú Quý tại xã Long Hải và Ngũ Phụng, đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận hoạt
động tháng 8/2012.
• Phú Lạc tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận hoạt động vào tháng
9/2016.
• Mũi Dinh tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đã đi vào hoạt
động tháng 11/2018.
• Hướng Linh 1,2 tại xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã đi vào
hoạt động tháng 5/2017.
• Fujiwara Bình Định tại xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã hoạt động
vào tháng 02/2020.
• Đầm Nại tại xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận đã hoạt động vào
tháng 11/2018.
• Công Lý Sóc Trăng tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã đi vào
hoạt động tháng 04/2020.
• Côn Đảo tại huyện Côn Đảo đã đi vào hoạt động từ năm 2015.
• Bình Thạnh tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã hoạt động
vào tháng 04/2012.
• Bình Đại tại xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre dự kiến hoạt động vào
năm 2020.
• Bạc Liêu tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã hoạt
động vào tháng 10/2012.

Nhà máy điện gió chưa hoạt động

• Tân Thuận tại xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau dự kiến đi vào hoạt
động vào tháng 8/2021.
• Số 3 Sóc Trăng tại phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng dự
kiến đi vào hoạt động vào năm 2021.



Bài giảng Môi trường và con người 

• Quốc Vinh Sóc Trăng tại ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc
Trăng dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2021.
• Nexif Energy tại xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre dự kiến đi vào
hoạt động vào năm 2021.
• Lạc Hòa tại xã Lạc Hòa, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng dự kiến hoạt động
vào tháng 6/2021.
• KOSY Bạc Liêu tại xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu dự kiến hoạt
động vào năm 2023.
• Hướng Phùng 3 tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị dự kiến
hoạt động vào năm 2021.
• Hướng Phùng 2 tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị dự kiến
hoạt động vào năm 2021.
• Hướng Phùng 1 xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị dự kiến
hoạt động vào năm 2020.
• Hướng Hiệp tại xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị dự kiến hoạt
động vào tháng 12/2020.
• Hòa Bình 1 tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu dự kiến đi vào
hoạt động tháng 6/2021.
• Hiệp Thạnh tại xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh dự kiến đi vào
hoạt động năm 2021.
• HBRE Chư Prông tại xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai dự kiến hoạt
động vào tháng 12/2020.

6.3.2. Tài nguyên điện mặt trời


Tài nguyên năng lượng mặt trời cũng được đánh giá cao khi Việt Nam là quốc gia
có thời gian nắng nhiều trong năm với cường độ bức xạ lớn ở các khu vực miền Trung,
miền Nam. Các tỉnh Tây Bắc (Lai Châu và Sơn La) số giờ nắng trong năm khoảng 1897
- 2102 giờ/năm. Các tỉnh phía Bắc còn lại và một số tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình
khoảng 1400 - 1700 giờ/năm. Các tỉnh từ Huế vào miền Nam khoảng 1900 - 2700
giờ/năm.



Bài giảng Môi trường và con người 

Theo đánh giá, những vùng có số giờ nắng từ 1.800 giờ/năm trở lên thì được coi
là có tài nguyên để khai thác sử dụng. Đối với Việt Nam, thì tiêu chí này phù hợp với
nhiều vùng, nhất là các tỉnh phía Nam.
Theo EVN, tính đến giữa tháng 4/2019, toàn hệ thống điện chỉ có 4 nhà máy điện
mặt trời với tổng công suất chưa tới 150 MW. Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, đến
30/6/2019 đã có trên 4.464 MW điện mặt trời đã hòa lưới, trong số đó có 72 nhà máy
điện mặt trời thuộc quyền điều khiển của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia
(A0) với tổng công suất 4.189 MW và 10 nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của các
Trung tâm điều độ miền với tổng công suất 275 MW. Như vậy, nguồn điện mặt trời đã
chiếm tỷ lệ 8,28% công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam.
Dự kiến, đến cuối năm 2019, A0 tiếp tục đóng điện đưa vào vận hành thêm 13 nhà
máy điện mặt trời, với tổng công suất 630 MW, nâng tổng số nhà máy điện mặt trời
trong toàn hệ thống lên 95 nhà máy.
Đây là sự bổ sung quý giá đối với hệ thống trong điều kiện nguồn điện đang khó
khăn, tuy nhiên một số lượng lớn các nhà máy điện mặt trời đi vào vận hành trong thời
gian ngắn đã và đang gây không ít khó khăn, thách thức cho công tác vận hành hệ thống
điện. Nguyên nhân là do tính chất bất định, phụ thuộc vào thời tiết của loại hình nguồn
điện này. Bên cạnh đó, việc phát triển nóng và ồ ạt các dự án điện mặt trời tập trung tại
một số tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk đã gây ra hiện tượng quá tải lưới
110 kV, 220 kV tại các khu vực trên.

6.3.3. Tài nguyên năng lượng sinh khối


Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tài nguyên rất lớn về nguồn năng lượng
sinh khối (NLSK). Các loại sinh khối chính là gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ
cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Nguồn
NLSK có thể sử dụng bằng cách đốt trực tiếp, hoặc tạo thành viên nhiên liệu sinh khối.
Tài nguyên nguồn sinh khối từ phế thải nông nghiệp, chất thải chăn nuôi và rác thải hữu
cơ có tổng công suất khoảng 400 MW.
Khả năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt
Nam đạt khoảng 150 triệu tấn mỗi năm. Một số dạng sinh khối có thể khai thác được
ngay về mặt kỹ thuật cho sản xuất điện, hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng
(sản xuất cả điện và nhiệt) đó là: trấu ở Đồng bằng sông Cửu Long, bã mía dư thừa ở
các nhà máy đường, rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ các trang
trại gia súc, hộ gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông - lâm - hải sản.


Bài giảng Môi trường và con người 

Một số nhà máy đường đã sử dụng bã mía để phát điện, nhưng chỉ bán được với
giá khoảng hơn 800 đồng/kWh (4 cent/kWh).
Cuối năm 2013, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ xem xét cơ chế hỗ trợ sản
xuất điện từ năng lượng sinh khối. Theo đó, mức giá cao nhất mà ngành điện mua lại
điện được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sinh khối lần lượt là 1.200 - 2.100 đồng/kWh.
Mức giá như đề xuất trên sẽ góp phần tạo động lực cho việc phát triển nguồn điện từ
nguồn nguyên liệu sinh khối ở nước ta.
Việc xây dựng các nhà máy điện đốt rác thải cũng đang được quan tâm với mục
tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các thành phố, đô thị lớn. Hiện nay, tại
nước ta đã có một số dự án điện đốt rác đã đi vào hoạt động, hoặc đang được triển khai
xây dựng tại thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nam…

6.3.4.Điện rác: Biện pháp trong xử lý rác hiện nay


Lượng rác được thải ra tại Việt Nam bình quân mỗi ngày khoảng 35.000 tấn rác
thải sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn rác thải sinh hoạt nông thôn, riêng thành phố Hà Nội
và TP HCM, mỗi ngày thải ra 7.000-8.000 tấn rác. Lượng rác hiện nay chưa được sử
dụng để biến thành nguồn năng lượng phục vụ cuộc sống.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, khoảng 71% chất thải rắn sinh hoạt
vẫn chủ yếu được xử lý theo hình thức chôn lấp, chỉ 16% được xử lý tại các nhà máy
chế biến sản xuất phân compost và 13% được xử lý bằng phương pháp đốt, đốt kết hợp
với thu hồi năng lượng.

Đốt rác phát điện theo đánh giá của các chuyên gia đang là công nghệ tối ưu trong
việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay. Công nghệ này được sử dụng rộng rãi tại
nhiều nước phát triển như khối các nước châu Âu, Nhật Bản…bởi vừa giúp giảm thiểu
ô nhiễm môi trường lại có thể thu hồi năng lượng. Hơn nữa, thế giới đang đề cao nền
kinh tế tuần hoàn mà đốt rác phát điện cũng nằm trong chu trình này do rác thải là
nguồn tài nguyên có thể tái tuần hoàn, thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý. Trong khi
đó, việc xử lý rác thải bằng phương pháp đốt kết hợp với thu hồi năng lượng (điện rác)
đạt hiệu quả cao nhưng lại còn rất thấp ở Việt Nam.

Việc xây dựng các nhà máy điện đốt rác thải cũng đang được quan tâm với mục
tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các thành phố, đô thị lớn. Hiện nay, tại


Bài giảng Môi trường và con người 

nước ta đã có một số dự án điện đốt rác đã đi vào hoạt động, hoặc đang được triển khai
xây dựng tại thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nam. Nhiều địa
phương theo xu hướng này cũng tổ chức triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng các nhà
máy đốt rác phát điện như: Dự án nhà máy điện rác Vĩnh Tân, tỉnh Đồng Nai (công suất
600 tấn/ngày, công suất phát điện 30MW); Nhà máy điện rác Sóc Sơn, Hà Nội (công
suất 4.000 tấn/ngày, công suất phát điện 75MW); Nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt
phát điện Trạm Thản, Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ (công suất 500 tấn/ngày); hai Nhà máy
đốt rác phát điện tại Củ Chi, TP Hồ Chí Minh (của Vietstar và Tâm Sinh Nghĩa, công
suất mỗi nhà máy 1.000 tấn/ngày)…

Theo Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 tầm
nhìn đến năm 2050, sẽ nâng tỷ lệ xử lý chất thải cho mục đích năng lượng từ mức không
đáng kể hiện nay lên 30% vào năm 2030, khoảng 70% vào năm 2030 và hầu hết được
tận dụng cho mục đích năng lượng vào năm 2050.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, sửa
đổi các văn bản pháp luật, các quy trình, thủ tục còn vướng mắc giữa các quy định hiện
hành về quản lý đầu tư xây dựng trong lĩnh vực quản lý chất thải sinh hoạt đô thị (pháp
luật về PPP, các quy định phát triển dự án điện rác, công tác quy hoạch…), đồng thời,
cụ thể hóa chính sách ưu đãi đầu tư. Khi mở cơ chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính
để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào xử lý chất thải rắn, mới góp phần hình
thành một ngành một nghiệp môi trường ở Việt Nam…

6.4. KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG


Giải quyết vấn đề năng lượng không chỉ ưu tiên cho việc phát triển các nguồn năng
lượng thay thế mới mà còn cần chú ý đến khía cạnh bảo tồn và nâng cao hiệu suất sử
dụng năng lượng. Bảo tồn và nâng cao hiệu suất năng lượng đều nhằm một mục đích
tiết kiệm năng lượng. Tiết kiệm năng lượng sẽ đem lại những ích lợi đáng kể về kinh
tế, giảm thiểu suy thoái do việc khai thác và "để dành" được những tài nguyên quý giá
cho mai sau. Tiết kiệm năng lượng, từ những giải pháp kỹ thuật cụ thể đến quy mô
chiến lược trong hoạch định chính sách.



Bài giảng Môi trường và con người 

6.4.1. Giải pháp kỹ thuật: Nâng cao hiệu suất thiết bị


a. Phối hợp sử dụng các hệ thống năng lượng

Về mặt thiết bị: Khi chế tạo một thiết bị sử dụng năng lượng, có thể chuyển đổi
dễ dàng từ sử dụng dạng năng lượng này sang sử dụng dạng năng lượng khác. Ví dụ
như các nhà máy sử dụng nguồn nước nóng hay dung môi nóng có thể sử dụng năng
lượng Mặt Trời hỗ trợ cho việc làm nóng nước hay dung môi.

Về mặt đầu tư: Giảm bớt áp lực truyền tải điện năng của lưới điện quốc gia, giúp
phối hợp sử dụng tốt các nguồn năng lượng (chẳng hạn nhiệt thải từ các nhà máy điện
có thể sử dụng đun nóng cho các nhà máy hóa chất…), đồng thời giảm tổn hao năng
lượng từ việc truyền tải điện.

b. Sử dụng các phương pháp điều khiển thông minh


+ Tự động tắt mở đèn chiếu sáng.

Đối với chiếu sáng trong nhà, tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên sẽ góp
phần tiết kiệm năng lượng. Đối với hệ thống chiếu sáng công cộng (chiếu sáng đường,
công viên…), vào những giờ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông thấp, cần
tự động tắt bớt một số đèn đường, hoặc vào những giờ ít người đến công viên, tắt bớt
một số lớn đèn chiếu sáng trang trí và một phần đèn chiếu sáng thông thường.

+ Tự động tắt mở máy điều hòa nhiệt độ, lò sưởi.

+ Tự động tiết giảm hệ thống làm mát cưỡng bức máy móc.

Ví dụ việc bơm nước cho tháp giải nhiệt của hệ thống lạnh. Khi hệ thống làm
việc với công suất thấp, việc bơm nước làm mát tháp giải nhiệt là không cần thiết hoặc
không cần vận hành hết công suất máy bơm. Lúc đó máy bơm nước sẽ được ngưng hoạt
động hoặc vận hành ở chế độ tiết giảm, công suất thấp.

+ Tự động điều chỉnh góc nhận ánh nắng Mặt Trời.


Đối với các thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời, việc điều chỉnh góc nhận ánh
sáng giúp tăng thêm hiệu suất của thiết bị.



Bài giảng Môi trường và con người 

c. Thiết kế xây dựng làm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tận dụng năng lượng tự
nhiên

Các văn phòng làm việc không phải đóng kín cửa để mở đèn làm việc, mở máy
điều hòa nhiệt độ… Sự sáng tạo trong việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng là không giới
hạn.

+ Thiết kế tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, ánh sáng gần giống ánh sáng Mặt
Trời nhất.
+ Thiết kế tận dụng làm mát từ sức gió tự nhiên

+ Bố trí hệ thống điều hòa nhiệt độ hợp lý

Máy điều hòa nhiệt độ làm việc trên nguyên tắc lấy nhiệt từ môi trường này
thải ra môi trường khác. Vì vậy phía nguồn nóng của máy, nhiệt độ sẽ cao hơn môi
trường xung quanh. Bố trí các nguồn nóng sao cho nhiệt từ nguồn nóng tản tốt vào môi
trường xung quanh sẽ làm tăng hiệu suất làm việc của máy điều hòa. Đồng thời hạn chế
bố trí nhiều nguồn nóng cạnh nhau…

+ Bố trí chiếu sáng nhân tạo thích hợp

Ngoài việc tận dụng độ phản xạ ánh sáng trên trần nhà, trên tường hay sàn nhà,
việc sử dụng bóng đèn có hiệu suất cao cũng quan trọng không kém. Các bóng đèn sợi
đốt được khuyến cáo hạn chế sử dụng, thay vào đó là các bóng đèn compact, đèn huỳnh
quang…

+ Lắp đặt bộ điều khiển thông minh

Các bộ cảm biến nhiệt độ và ánh sáng được lắp đặt sẽ dò độ sáng và nhiệt độ của
phòng làm việc.

+ Việc bố trí các bồn chứa nước

Nên sử dụng các loại bồn chứa nước cho từng tầng riêng biệt, như chẳng hạn bồn
đặt ở tầng trên sử dụng cấp nước cho tầng dưới kế tiếp…

+ Thiết kế hệ thống điều hòa nhiệt độ tập trung



Bài giảng Môi trường và con người 

6.4.2. Giải pháp con người


Về mặt con người, giải pháp là nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, tránh lãng phí
năng lượng trong quá trình sử dụng.

Tuyên truyền, giải thích sự cần thiết của việc tiết kiệm năng lượng

Tuyên truyền, giải thích, vận động tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng dân cư
sẽ góp phần tiết kiệm phần lớn năng lượng.

a) Tuyên truyền, giải thích phải mang tính đại chúng.

Đối tượng của việc tuyên truyền, vận động tiết kiệm năng lượng là đa số người
dân, đủ mọi thành phần trong xã hội. Vì vậy công việc này cần mang tính đại chúng.
Ngôn ngữ sử dụng càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt. Các bà nội trợ không quan tâm đến
chất lượng điện năng hay độ ổn định của hệ thống điện. Các tài xế không cần quan tâm
đến trữ lượng dầu mỏ. Họ chỉ quan tâm đến việc chi tiêu của họ. Chẳng hạn như khuyên
các bà nội trợ tắt bếp ga một phút trước khi nấu chín nồi canh, các tài xế nên tắt máy nếu
thời gian chờ đèn đỏ quá lâu, các nhân viên văn phòng tắt máy điều hòa nhiệt độ hay lò
sưởi năm phút trước khi rời công sở… Hiện nay trên truyền hình đã thấy xuất hiện các
lời khuyên sử dụng bóng đèn compact, đèn huỳnh quang thay cho bóng đèn sợi đốt.

b) Phổ biến kiến thức khoa học dưới dạng các cuộc thi.

Các cuộc thi trên truyền hình ngày càng thu hút nhiều người quan tâm. Đó
chính là cơ hội phổ biến các kiến thức khoa học về việc tiết kiệm năng lượng.

c) Hạn chế sử dụng điện trong các giờ cao điểm.

Hạn chế sử dụng điện trong các giờ cao điểm giúp các nhà máy điện và các lưới
truyền tải giảm áp lực hoạt động, như vậy các nhà máy hay lưới truyền tải sẽ hoạt động
ở chế độ tối ưu nhiều hơn, làm giảm tổn hao năng lượng để vận hành ở chế độ quá tải,
nâng cao chất lượng điện năng.

d) Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng cho học sinh.



Bài giảng Môi trường và con người 

Đưa việc giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng vào trong nhà trường sẽ có hiệu
quả to lớn trong tương lai. Mỗi công dân sau này sẽ có sẵn những kiến thức và việc tiết
kiệm năng lượng tạo thành thói quen.

e) Phát động những phong trào để gây hiệu ứng mạnh.

Thủ tướng Nhật đã phát động phong trào không đeo cà vạt tại công sở để tiết
kiệm năng lượng trong việc giảm bớt hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ. Việc làm thì
có vẻ không lớn nhưng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức tiết kiệm năng lượng của
không chỉ người dân Nhật.

f) Tổng kết và khen thưởng

Tổ chức tổng kết hiệu quả của việc tiết kiệm năng lượng hàng năm. Sẽ thấy được
hiệu quả từ việc làm tiết kiệm năng lượng có ảnh hưởng to lớn cho xã hội bên cạnh việc
tiết kiệm chi tiêu cho chính gia đình.
Sử dụng các biện pháp chế tài nhằm hạn chế sự tiêu thụ năng lượng

Việc tiêu thụ năng lượng nhiều hay ít là quyền của mỗi người, nhưng ảnh hưởng
của việc tiêu thụ nhiều năng lượng thì buộc người tiêu thụ phải có trách nhiệm. Chẳng
hạn như tăng độ không ổn định của hệ thống điện, thải nhiều chất khí độc hại vào môi
trường, gây hiệu ứng nhà kính làm nóng địa cầu, làm biến đổi khí hậu… (Ví
dụ vượt 1 thì đóng phí 1, vượt 2 thì đóng phí 3 – thay vì đóng phí 2). Một người mua xe
hơi cá nhân với dung tích máy lớn phải đóng các khoản phí hàng năm cho việc tiêu thụ
vượt định mức này.

6.4.3. Giải pháp chiến lược: chính sách năng lượng

Quy hoạch phát triển năng lượng


Đối với các nước phát triển, xu hướng đầu tư ra nước ngoài các ngành công
nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng cũng là một phần trong chính sách năng lượng của họ.
Giữ lại trong nước các ngành công nghệ cao và tiêu tốn ít năng lượng hơn. Dù vậy tùy
từng giai đoạn cụ thể có thể quy hoạch phát triển năng lượng sao cho tiết kiệm năng
lượng đồng thời không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.



Bài giảng Môi trường và con người 

a) Xác định các nguồn năng lượng sơ cấp

Các nguồn năng lượng sơ cấp được xác định bao gồm: than, dầu mỏ, khí đốt,
sức nước, thủy triều, gió, địa nhiệt, củi gỗ, khí sinh học, nguyên liệu cho năng lượng
nguyên tử (Uranium)…

b) Đánh giá mức độ tiêu thụ của từng ngành, từng khu vực

Có thể chia việc tiêu thụ năng lượng thành các nhóm chính: công nghiệp, thương
mại-dịch vụ, sinh hoạt, giao thông vận tải, nông nghiệp. Nông thôn Việt Nam tiêu thụ
năng lượng dưới nhiều dạng, từ năng lượng thô đến năng lượng thứ cấp. Tuy điện ngày
càng được dùng nhiều hơn nhưng việc sử dụng than củi, rơm rạ cũng chiếm phần lớn
trong cơ cấu năng lượng phục vụ sinh hoạt. Việc đánh giá mức độ tiêu thụ năng lượng
của từng ngành, từng khu vực nhằm mục đích quy hoạch sử dụng năng lượng sao
cho có lợi nhất. Tỉ lệ sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp, thứ cấp của từng ngành
khác nhau theo từng giai đoạn, vì vậy quy hoạch cũng phải theo từng giai đoạn. Ví dụ:-
Đầu vào: năng lượng hạt nhân, địa nhiệt, sức nước, thủy triều phục vụ sản xuất điện
năng; năng lượng dầu mỏ dùng phát điện, chạy máy móc công nghiệp, vận tải… - Đầu
ra: ngành vận tải sử dụng chủ yếu năng lượng từ dầu mỏ, khí đốt; công nghiệp sử dụng
hầu hết các dạng năng lượng nhưng phần lớn từ điện năng…Quy hoạch phát triển năng
lượng là bài toán tối ưu về kinh tế - kỹ thuật. Giải quyết tốt vấn đề này làm cho việc sử
dụng năng lượng hiệu quả cao, góp phần tiết kiệm năng lượng.

Ứng dụng công nghệ mới

a) Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị và đầu tư mới thiết bị.

Đầu tư mới thiết bị hiện đại giúp giảm thiểu chi phí nhiên liệu cho sản phẩm. Ví
dụ như việc thay thế các tua bin hơi nước tại các nhà máy nhiệt điện bằng các tua bin
khí sử dụng chu trình hỗn hợp.

b) Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.



Bài giảng Môi trường và con người 

Bên cạnh việc đầu tư công nghệ cao, cần có đội ngũ người làm kỹ thuật và
quản lý trình độ cao nhằm nghiên cứu để có các thành quả công nghệ mới trong việc
giảm tiêu thụ năng lượng trong sản xuất.

Tận dụng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo

a) Sức nước

Phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, giải quyết việc làm cho người dân các vùng
cao, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường…

b) Sức gió

Gió sẽ làm quay cánh quạt máy phát điện, cũng có thể làm quay máy bơm nước
vào hồ dự trữ để phát điện dưới dạng thủy điện. Việc bơm nước có thể không ổn định
nhưng việc xả nước để phát điện là ổn định. Nước sau khi được xả để phát điện lại được
sức gió bơm ngược vào hồ chứa trên cao.

c) Năng lượng Mặt Trời

Cũng như sức gió, Việt Nam nhận được rất nhiều năng lượng Mặt Trời. Hỗ
trợ cho người dân vùng quê sử dụng điện Mặt Trời nhằm chia sẻ gánh nặng từ lười
điện quốc gia; Hỗ trợ phát triển các thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời không dưới
dạng điện năng, như các bồn chứa nước, hoặc các máy điều hòa nhiệt độ sử dụng năng
lượng Mặt Trời… cũng như khuyến khích phát triển các thiết bị sử dụng năng lượng
chuyển đổi giữa điện năng và năng lượng Mặt Trời.

d) Nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng khác như địa nhiệt, khí sinh học…

Đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Sản xuất điện từ năng lượng hạt nhân vì lý do an toàn và chất thải gây ô nhiễm
môi trường. Do đó giảm phát điện từ năng lượng hạt nhân là điều tất yếu. Riêng
ở Việt Nam nếu không đầu tư cho năng lượng hạt nhân thì sự phát triển kinh tế phụ
thuộc quá nhiều về nguồn dầu mỏ đang hết sức bấp bênh trên thị trường thế giới. Đầu tư



Bài giảng Môi trường và con người 

cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất không có nghĩa là đảm bảo đủ năng lượng cho phát
triển trong giai đoạn hiện nay. Nguồn năng lượng hạt nhân góp phần giúp ổn định hơn
về phát triển kinh tế. Sử dụng quá nhiều năng lượng từ dầu mỏ làm cạn kiệt nguồn
nguyên liệu quý giá này.

Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tài nguyên để phát triển năng lượng
tái tạo. Việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về
kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Việt Nam có vị trí địa lý,
đường bờ biển dài, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa và nền kinh tế nông nghiệp, có
nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng, cho nên có thể khai thác cho sản xuất
năng lượng như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, sinh khối, địa nhiệt, nhiên liệu sinh
học, điện rác…

Phát triển năng lượng tái tạo nói chung và sản xuất điện từ NLTT nói riêng là xu
thế tất yếu hiện nay trên thế giới vừa để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng,
vừa đảm bảo thân thiện với môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Với
quy mô, tốc độ, tỷ trọng và cơ cấu của NLTT có sự khác nhau giữa các khu vực và giữa
các nước, cho thấy tuy phát triển NLTT là tất yếu, nhưng các nước trên thế giới không
phải “xếp hàng ngang cùng tiến” mà mỗi nước có lộ trình, bước đi, cách thức khác nhau
phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng nước theo tinh thần “liệu cơm gắp
mắm”.

Không có một cơ cấu, tỷ trọng NLTT hợp lý giống nhau cho tất cả các nước và
thống nhất cho mọi thời kỳ. Điều cơ bản là phải đảm bảo an ninh năng lượng trên cơ sở
đáp ứng đồng thời các yêu cầu: Cung cấp năng lượng đủ, kịp thời, ổn định, tin cậy, bảo
vệ môi trường và giá cả phù hợp với khả năng chịu đựng của nền kinh tế, cũng như khả
năng chi trả của người dân. Theo đó, có chiến lược phát triển năng lượng nói chung,
cũng như NLTT nói riêng, phù hợp với từng nước và từng thời kỳ, trong đó xác định
cơ cấu hợp lý là bài toán thường xuyên phải cập nhật các dữ liệu mới có liên quan phù
hợp với bối cảnh mới.

Tóm lại, để phát triển NLTT một cách hiệu quả và bền vững cần phải:


Bài giảng Môi trường và con người 

1/ Xác định đúng và khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế của từng nguồn NLTT
sẵn có trong nước.

2/ Có các giải pháp đồng bộ về quy hoạch - kinh tế - kỹ thuật - cơ sở hạ tầng ứng
phó thích hợp với đặc điểm của các nguồn NLTT nói chung và từng nguồn NLTT nói
riêng, nhất là tạo điều kiện thuận lợi trong giai đoạn khởi nghiệp, hạn chế đến mức tối
thiểu các tác động phát sinh bởi tính “đỏng đảnh” và phát huy tối đa nguồn cung dồi dào
mang tính thời điểm và theo địa bàn của chúng.




Bài giảng Môi trường và con người 

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Giải thích tại sao năng lượng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con
người? Hãy cho ví dụ cụ thể?
2. Hãy giải thích tại sao năng lượng hóa thạch là nguyên nhân chính gây suy thoái
và ô nhiễm môi trường? Lấy 1 ví dụ cụ thể đối với 1 loại nguyên liệu hóa thạch
bất kì?
3. Làm thế nào để phát triển mạnh mẽ hơn việc sử dụng các nguồn năng lượng tái
tạo?
4. Giải thích tại sao năng lượng sạch đóng vai trò quan trọng tại Việt Nam? Hãy
cho ví dụ cụ thể?
5. Hãy giải thích tại sao năng lượng sạch là giải pháp cho sự phát triển bền vững?
Lấy 1 ví dụ cụ thể đối với 1 loại tài nguyên năng lượng sạch tại Việt Nam?
6. Viết ý tưởng của em về năng lượng sạch? Công trình ấn tượng của em về năng
lượng sạch

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Lý Ngọc Minh – Năng lượng và Môi trường, NXB KHKT, 2012
[2]. Trần Khắc An, Đào Mạnh Tuấn - Vấn đề an ninh năng lượng, NXB KH&KT, 2016
[3]. BP Statistical Review of World Energy 2019 và 2020.
[4]. Nguyễn Cảnh Nam: Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt
Nam.
[5]. Lã Hồng Kỳ - Đỗ Thị Minh Ngọc: Đề xuất định hướng cơ cấu nguồn điện cho Quy
hoạch VIII.




You might also like