TLH trị liệu, Trăng non

You might also like

You are on page 1of 215

Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 – 2015

(Đã cập nhật và điều chỉnh)

GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG


TÂM LÝ TRỊ LIỆU

LƯU HÀNH NỘI BỘ

1
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU

GIỚI THIỆU

Đ}y l{ bộ tài liệu chuyên môn dùng cho mục đích tham khảo, học tập, huấn luyện của Câu
lạc bộ Trăng Non (thuộc Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Tp.HCM), cũng đ~ đuợc dùng làm
b{i đọc tham khảo trong khuôn khổ giảng dạy lý thuyết tại trường Đại học Văn hiến từ 2005
đến 2013.

Tất cả các bài soạn ở đ}y đều đ~ được đăng trên website t}m lý Trị liệu kể từ năm 2007, sau
này vẫn tiếp tục được lưu trữ trên trang thông tin của CLB Trăng Non
(trangnonclb.blogspot.com).

Biên soạn và chịu trách nhiệm về nội dung:

1. B|c sĩ NGUYỄN MINH TIẾN

2. Thạc sĩ T}m lý TRẦN THỊ THU VÂN

THÔNG TIN TỔNG QUÁT

1. Tên môn học: Đại cương về Tâm lý Trị liệu

2. Mô tả môn học: Tâm lý trị liệu là môn khoa học ứng dụng các kiến thức và kỹ năng
tâm lý học vào việc tiếp cận, quan sát, giao tiếp v{ giúp đỡ những người có khó khăn về tâm
lý.

3. Mục tiêu, yêu cầu của môn học:

a. Về kiến thức: Giúp sinh viên hiểu được những mục đích, yêu cầu và một số kiến thức cơ
bản của chuyên ngành tâm lý trị liệu (TLTL).

b. Về kỹ năng: Giúp sinh viên thực tập một số kỹ năng cơ bản trong TLTL như: thiết lập mối
quan hệ trị liệu, sử dụng kỹ năng giao tiếp trong TLTL, thực tập sắm vai, áp dụng thiết kế
quy trình trị liệu cụ thể trên một số trường hợp, tình huống giả định trong lớp học.

c. Về thái độ: Giúp sinh viên hiểu được vai trò của chuyên ng{nh TLTL trong đời sống xã
hội và vị thế của nhà trị liệu. Có ý thức, tác phong của một người chuyên làm công việc hỗ

2
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

trợ người khác. Thấu cảm và quan tâm hơn đến nhu cầu của người khác. Nâng cao khả năng
tự hiểu và tự bộc lộ bản thân tốt hơn.

d. Về lâu dài: Với quá trình học tập, thực h{nh v{ đ{o tạo nâng cao liên tục, môn học này có
mục đích l}u d{i l{ đ{o tạo nên những chuyên viên làm tâm lý trị liệu. Nhà tâm lý trị liệu
phải cùng chia sẻ trách nhiệm với chuyên viên của các ngành nghề kh|c như y học, tâm thần
học, giáo dục học, giáo dục đặc biệt, công tác xã hội, pháp luật vv...

3. Số đơn vị học trình: 03 (3 x 15 = 45 tiết)

4. Phân bố thời gian: 45.00.00 (Trong các khóa huấn luyện ngo{i đại học, chương trình
học có thêm phần bổ sung, tổng thời gian có được cơ cấu d{i hơn 45 tiết và có thể được
điều chỉnh tùy theo nhu cầu cụ thể của người học)

5. Các kiến thức cơ bản cần học trước: tâm lý phát triển, tâm lý học nhân cách, tâm lý
học h{nh vi, t}m lý gia đình, t}m lý giao tiếp, tham vấn tâm lý, tâm lý lâm sàng, tâm bệnh
học, ...

6. Hình thức giảng dạy chính: Giảng lý thuyết kết hợp với các hình thức học tập chủ
động của sinh viên như: thảo luận nhóm, trình bày ca lâm sàng, sắm vai, phân tích tình
huống...

7. Tài liệu tham khảo:

 Alan S. Gurman & Stanley B. Messer; Essential Psychotherapies – Theory and


Practice; The Guilford Press, 1995.
 Barbara F. Okun; Effective Helping; Brooks/Cole Publishing Company, Fourth
Edition.
 Nguyễn Công Khanh; Tâm lý trị liệu; NXB Đại Học Quốc Gia, 2000.
 Nguyễn Khắc Viện; Tâm lý Lâm sàng Trẻ em Việt Nam; NXB Y Học, 2008.
 Một số tài liệu khác ở trong v{ ngo{i nước.

3
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Chương 1: ĐỊNH NGHĨA TÂM LÝ TRỊ LIỆU LÀ GÌ

1. ĐỊNH NGHĨA

Tâm lý trị liệu (psychotherapy) là một hệ thống các kỹ thuật được thực hiện nhằm cải thiện
sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của các cá nhân – những người
được gọi l{ “th}n chủ”. Những vấn đề n{y thường khiến cho con người cảm thấy khó khăn
trong việc tự quản lý cuộc sống v{ đạt đến các mục đích mong muốn của mình. Tâm lý trị
liệu nhắm đến giải quyết các vấn đề này, thông qua một số những phương ph|p v{ kỹ thuật
kh|c nhau; v{ chúng được thực hiện bởi những người gọi l{ “nh{ trị liệu” (những chuyên
viên được đ{o tạo về tâm lý trị liệu).

Các cuộc trị liệu thường bao gồm một (hoặc vài) nhà trị liệu và một (hoặc nhiều) thân
chủ.Họ gặp nhau để bàn bạc, trao đổi, phát hiện ra những vấn đề gì mà thân chủ đang gặp
phải và tìm kiếm cách thức n{o để giải quyết chúng. Do những đề t{i được bàn bạc trong
các buổi trị liệu thường có tính chất nhạy cảm, nhà trị liệu phải có trách nhiệm (thường
được pháp luật qui định) tôn trọng tính riêng tư v{ sự bảo mật cho thân chủ của mình.

Tâm lý trị liệu l{ phương ph|p chữa trị các vấn đề tâm lý chủ yếu bằng phương ph|p sử
dụng lời nói hoặc các công cụ giao tiếp khác giữa nhà trị liệu và thân chủ. Ở nhiều quốc gia
trên thế giới, những người làm tâm lý trị liệu phải được đ{o tạo, cấp bằng và cấp phép hành
nghề. Nhà tâm lý trị liệu có thể xuất thân từ những chuyên ngành khác nhau: có thể là nhà
t}m lý, b|c sĩ t}m thần, nhà phân tâm, nhân viên xã hội, điều dưỡng viên tâm thần hoặc các
chuyên viên kh|c đang l{m việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Trong quyển Tự Điển Bách Khoa Y Học Anh-Việt xuất bản năm 2005 (Chủ biên: GS Ngô Gia
Hy – NXB Y Học Tp.HCM) có định nghĩa về tâm lý trị liệu (còn gọi là tâm lý liệu ph|p) như
sau: “Điều trị các vấn đề tâm lý, cảm xúc bằng c|c phương ph|p t}m lý. Trong t}m lý liệu
pháp, bệnh nhân trò chuyện với nhà trị liệu về các triệu chứng và các vấn đề mà họ mắc
phải và thiết lập mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhà trị liệu.Mục đích của quá trình này là
giúp bệnh nhân tìm hiểu chính họ, tạo nên một cái nhìn mới về các mối quan hệ trong quá
khứ và hiện tại, thay đổi những h{nh vi đ~ định hình của người bệnh” (S|ch đ~ dẫn –
tr.784).

Tâm lý trị liệu thực sự không phải là việc gì đó qu| mới mẻ, xa lạ hoặc vượt quá tầm hiểu
biết của tất cả chúng ta. Theo Alexander (Individual Psychotherapy; 1964):

Bất kỳ ai đang cố gắng cảm thông với một người bạn đang đau khổ hoặc cố trấn an một đứa
trẻ đang hoảng sợ, thì cũng có thể xem người ấy đang thực hành tâm lý trị liệu. Người đó
đang cố gắng vận dụng c|c phương thức tương t|c về mặt t}m lý để bảo tồn trạng thái
thăng bằng về mặt cảm xúc ở một người khác. Những cách thức thông thường này chủ yếu
4
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

được dựa trên những sự hiểu biết có tính trực gi|c hơn l{ sự hiểu biết có tính khoa học. Khi
bạn đang nói chuyện với ai đó đang có t}m trạng phiền muộn, bạn cũng có thể tự nhiên hiểu
được tác dụng tốt của việc giúp cho người ấy giải tỏa cảm xúc. Với một người đang trong
trạng thái hoảng sợ, quẫn trí, bạn cũng có thể, bằng sự hiểu biết có tính trực giác, mang đến
cho người ấy sự hỗ trợ về mặt cảm xúc bằng những lời khuyên và một th|i độ vững ch~i để
người ấy có thể tin tưởng nương tựa vào bạn. Bạn vốn cũng có thể đ~ biết rằng khi một
người đang bị chìm ngập trong một tình huống có tính nguy hiểm, đ|ng sợ thì người ấy
không thể sử dụng được lý trí của mình một cách hiệu quả, và bạn cần giúp anh ta ổn định
bằng c|ch n}ng đỡ về mặt tâm lý. Trong lúc nói chuyện với người ấy về hoàn cảnh khách
quan m{ anh ta đang đương đầu, bạn có thể cho anh ta “mượn” công cụ lý trí của chính bạn
để sử dụng. Khi làm tất cả những việc n{y, chúng ta đ~ thực hành một sự phối hợp giữa hai
công việc có tính chất chữa trị, một l{ n}ng đỡ (supportive), hai là thấu hiểu (insight).

V{ Alexander đ~ định nghĩa t}m lý trị liệu “... không gì kh|c hơn ngo{i việc áp dụng một
cách có hệ thống, một cách có ý thức những phương pháp mà chúng ta áp dụng để ảnh
hưởng lên những người sống xung quanh chúng ta trong cuộc sống thường ngày. Sự khác
biệt quan trọng nhất là ở chỗ: nó không đơn thuần dựa trên những sự hiểu biết có tính trực
gi|c m{ thay v{o đó l{ phải có sự thiết lập tốt các nguyên lý chung về t}m lý động học
(psychodynamics)”. (Sđd. – tr.110).

Như vậy, khác với sự giúp đỡ từ một người th}n quen thường gặp trong đời sống, “sự hỗ
trợ trong tâm lý trị liệu được tiến hành bởi một nhà trị liệu được đ{o tạo chuyên nghiệp để
có thể làm chức năng hỗ trợ người khác mà không nhất thiết phải trở nên gắn kết với thân
chủ của mình về mặt đời sống riêng tư” (Goffman; 1962).

Tâm lý trị liệu, nói chung, nhắm đến việc l{m tăng trưởng nhân cách một con người theo
chiều hướng trưởng th{nh hơn, chín chắn hơn, v{ giúp người đó “tự hiện thực hóa bản thân
mình”. Có thể tóm tắt một số mục tiêu chính của tâm lý trị liệu như sau:

 Gia tăng khả năng thấu hiểu bản thân của thân chủ
 Tìm kiếm giải ph|p cho c|c xung đột
 Gia tăng sự tự chấp nhận bản thân của thân chủ
 Giúp thân chủ có những kỹ năng ứng phó hữu hiệu với những khó khăn
 Giúp thân chủ củng cố một cái Tôi vững mạnh, toàn vẹn và an toàn

James C. Coleman (Abnormal Psychology and Modern Life; 1950) nêu ra một số bước cơ
bản trong tiến trình làm tâm lý trị liệu như sau:

 Tạo một bầu không khí quan hệ có tính trị liệu


 Giải tỏa cảm xúc của thân chủ
 Tạo sự thấu hiểu nơi th}n chủ
 Giúp thân chủ định hình lại cảm xúc

5
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

 Kết thúc trị liệu

Từ thời cổ đại, Hippocrates (ông tổ của y học phương T}y) đ~ từng kể ra ba loại công cụ chủ
yếu mà một người thầy thuốc có thể sử dụng để chữa bệnh, đó l{: c}y cỏ, con dao và lời nói.
Từ cây cỏ có thể chiết xuất ra c|c dược liệu, từ con dao có thể cắt bỏ đi những phần cơ thể
bị bệnh mà không thể giữ lại được, và từ đó đ~ dần dần hình thành nên các chuyên ngành
nội khoa và ngoại khoa trong y khoa hiện đại. Song chỉ khi có sự hình thành và phát triển
của ngành tâm lý học hiện đại và ngành tâm thần học hiện đại, giá trị của việc sử dụng lời
nói trong chữa bệnh mới được phát huy thành một phương ph|p trị liệu thực sự khoa học.
Phương thức trị liệu ấy được một số nh{ tiên phong trong lĩnh vực n{y (như Sigmund
Freud chẳng hạn) gọi l{ “talking cure” nghĩa l{ sự chữa trị bệnh bằng lời nói – mà về sau trở
thành chuyên ngành tâm lý trị liệu với rất nhiều trường ph|i v{ khuynh hướng khác nhau.

Điều gì đ~ giúp tạo nên hiệu quả của phép chữa trị ấy? Nhiều yếu tố giúp tạo nên hiệu quả
của tâm lý trị liệu đ~ được nghiên cứu và thừa nhận như bản chất mối quan hệ trị liệu
(Goldstein; 1962), sự hữu dụng của lời nói (Bernstein; 1965), lòng tin của người bệnh (hoặc
thân chủ) đối với nhà trị liệu (Frank; 1961). Tuy vậy, t|c động thực sự của tâm lý trị liệu
vẫn còn l{ điều gây nhiều tranh c~i m~i cho đến hiện nay.Liệu rằng các cách thức chữa trị
bằng lời nói có thực sự chữa trị được các chứng rối loạn tâm trí?

Trong thực tế, việc tranh luận về hiệu quả của tâm lý trị liệu phần lớn xảy ra trong giới
chuyên môn, ngay cả giữa những người thực hành tâm lý trị liệu thuộc c|c trường phái và
xu hướng khác nhau. Nhưng có lẽ sẽ thích hợp hơn nếu chúng ta xem xét t|c động của tâm
lý trị liệu từ góc nhìn và vị thế của người bệnh hoặc thân chủ. Thân chủ không “nhìn thấy”
những học thuyết và lý luận của nhà trị liệu, m{ “nhìn v{o” h{nh vi v{ th|i độ ứng xử của
nhà trị liệu. Và vì thế việc ai là nhà trị liệu trở th{nh điều có khi còn quan trọng hơn cả việc
nhà trị liệu áp dụng học thuyết n{o, phương ph|p n{o... Thực vậy, nhà trị liệu l{ người ở vào
vị thế có ảnh hưởng lên trên thân chủ, mà nếu không có sự ảnh hưởng này, việc trị liệu sẽ
không còn giá trị. Do vậy tâm lý trị liệu có thể được xem l{ “nghệ thuật tạo sự khích lệ, và kế
đó l{ sử dụng tầm ảnh hưởng của nhà trị liệu lên thân chủ của mình một cách thuần thục”
(Micheal Franz Basch).

Mặt kh|c, người ta khó có thể x|c định được hiệu quả của tâm lý trị liệu, m{ thay v{o đó chỉ
có thể xem xét được hiệu năng của nó, tức là việc tâm lý trị liệu tạo khả năng để có thể đạt
đến một kết quả mong muốn. Hay nói theo cách của Gregory Bateson: tâm lý trị liệu “cung
cấp một sự khác biệt để tạo nên một sự khác biệt mới”. Nh{ t}m lý trị liệu không giúp thay
đổi những sự kiện trong thực tế khách quan, mà nhắm đến việc thay đổi những gì xảy ra
trong thực tại chủ quan của người bệnh hoặc thân chủ. Nói một c|ch hình tượng thì “nh{ trị
liệu mang thân chủ đến một điểm mà ở đó họ không còn cảm thấy tuyệt vọng nữa” (Martin
Seligman; 1975).

6
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Có một sự mặc định trong việc hiểu rằng: nhà tâm lý trị liệu (psychotherapist) thì làm việc
với những người bệnh, những người bị rối loạn chức năng của bộ máy tâm trí, còn các
chuyên viên tư vấn (counselor) thì làm công việc giúp đỡ những người đang gặp các vấn đề
khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, cả hai công việc tư vấn và trị liệu t}m lý đều cùng chia
sẻ chung những học thuyết, lý luận, kỹ năng v{ phương pháp. Theo Jessie Bernard (1969),
“tư vấn t}m lý giúp con người của thân chủ trở lại hòa hợp với số phận của họ, điều chỉnh
bản thân họ khi sống đối mặt với những thất bại v{ đau khổ. Nhưng nếu những thân chủ ấy
có những ứng xử không tuân theo các chuẩn mực hoặc có những rối loạn tâm trí nghiêm
trọng, thì việc giúp đỡ những thân chủ ấy sẽ thuộc trách nhiệm của nhà tâm lý trị liệu”.

Theo James Bugental, Ph.D. (www.psychotherapy.net):

Tâm lý trị liệu không làm việc trên những điều bạn suy nghĩ. Đó không hẳn là việc chữa lành
một căn bệnh. Đó không phải là sự hướng dẫn của một nhà thông thái. Đó không phải là sự
chia sẻ giữa hai người bạn thân. Đó cũng không phải là một quá trình học hỏi những kiến
thức.

Tâm lý trị liệu không liên quan đến những điều bạn suy nghĩ. Đó l{ sự làm việc trên cách
thức mà bạn suy nghĩ. Nó làm cho bạn chú ý đến cách thức mà bạn suy nghĩ. Nó phân biệt rõ
giữa những điều bạn đang suy nghĩ đến và cách thức mà bạn thực hiện sự suy nghĩ ấy. Tâm
lý trị liệu ít quan t}m đến việc tìm kiếm những nguyên nh}n để giải thích những gì bạn đang
l{m, nó quan t}m đến việc kh|m ph| ý nghĩa từ những việc mà bạn đang l{m.

Tâm lý trị liệu không làm việc trên những điều bạn nghĩ. Nó liên quan đến cách thức mà bạn
sống với những tình cảm của mình. Nó liên quan đến những quan điểm bạn áp dụng vào
trong những mối quan hệ của bạn với những người xung quanh. Nó liên quan đến những
điều bạn muốn đạt đến trong đời và cách thức mà bạn cố gắng để đạt đến những mục đích
ấy. Nó liên quan đến các nguồn lực giúp đỡ để bạn có thể tìm thấy những tiềm năng thay đổi
trong con người bạn.

Tâm lý trị liệu không liên quan đến điều bạn suy nghĩ l{ gì, nó liên quan đến cách thức mà
bạn suy nghĩ...

2. MỐI QUAN HỆ HỖ TRỢ

Bài viết này cung cấp một sự mô tả về thế nào là những mối quan hệ hỗ trợ, kèm theo đó l{
một sự nhấn mạnh đặc biệt vào khía cạnh giao tiếp xảy ra trong các mối quan hệ ấy. Khi có
được một cái nhìn tổng quát về các khía cạnh của một mối quan hệ hỗ trợ, bạn sẽ gia tăng
được khả năng hiểu biết cũng như thực h{nh được những kỹ năng của một người hỗ trợ.

2.1. Thế nào là một mối quan hệ hỗ trợ?

7
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Mục đích của việc thiết lập một mối quan hệ có tính hỗ trợ là nhằm đ|p ứng các nhu cầu của
người cần được hỗ trợ, chứ không phải theo các nhu cầu của người hỗ trợ. Trong quá trình
tham vấn hoặc trị liệu t}m lý, người hỗ trợ (helper) là nhà tham vấn hoặc nhà trị liệu; người
cần được hỗ trợ (helpee) là thân chủ hoặc bệnh nhân.

Mối quan hệ hỗ trợ l{ điều kiện cho phép mở rộng các giải pháp lựa chọn mà thân chủ có
thể dựa v{o đó để đảm nhận trách nhiệm của họ và thực hiện được quyết định của chính họ.
Người hỗ trợ không đứng ra giải quyết thay vấn đề của thân chủ, v{ cũng không tìm c|ch
cam đoan điều gì đó để làm an lòng thân chủ của mình.

Nhiệm vụ của một người hỗ trợ l{ giúp đỡ cho thân chủ để họ có thể tự giải quyết vấn đề
của họ bằng cách khám phá, tìm hiểu v{ h{nh động. Mối quan hệ hỗ trợ không hàm ý phải
làm một c|i gì đó để thân chủ cảm thấy tốt hơn; nó liên quan đến việc cả hai người (người
hỗ trợ và thân chủ) cùng làm việc với nhau và tìm kiếm giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề
(sau khi đ~ xem xét tất cả các lựa chọn có thể có), và nếu khả thi thì tiến hành thực hiện giải
ph|p đó.

Mối quan hệ hỗ trợ sẽ có lợi ích cho thân chủ nếu nó là một tiến trình học tập qua lại
(mutual learning process) giữa người hỗ trợ và thân chủ. Hiệu quả của mối quan hệ này tùy
thuộc vào một số yếu tố sau:

 Thân chủ có thể hiểu được những cảm xúc và hành vi ứng xử của người hỗ trợ, và có
kỹ năng thông tin cho người hỗ trợ về sự hiểu biết này;
 Người hỗ trợ có khả năng x|c định và làm rõ các vấn đề của thân chủ;
 Người hỗ trợ có khả năng |p dụng được những chiến lược hỗ trợ phù hợp để giúp
gia tăng những khả năng của thân chủ trong việc tự khám phá và hiểu biết về bản
thân họ, thực hiện quyết định và giải quyết vấn đề, tức là dẫn đến những h{nh động
có tính sáng tạo về phần thân chủ.

2.2. Các loại quan hệ hỗ trợ

Có ba thể loại người hỗ trợ kh|c nhau: người hỗ trợ chuyên nghiệp (professional helpers),
người hỗ trợ bán chuyên nghiệp (paraprofessional helpers) v{ người hỗ trợ không chuyên
nghiệp (non-professional helpers). Tương ứng theo đó, cũng có thể chia các mối quan hệ hỗ
trợ thành ba loại khác nhau, mặc dù tất cả đều giống nhau về quan niệm và các chiến lược
hỗ trợ được áp dụng:

1. Quan hệ hỗ trợ chuyên nghiệp: khi người hỗ trợ được huấn luyện sâu và chuyên
biệt về t}m lý, h{nh vi con người, kỹ năng giao tiếp và giải quyết các vấn đề theo
chuyên ngành của họ và có thể đ|p ứng với kỳ vọng cần được giúp đỡ của thân chủ.
Loại quan hệ n{y được thấy trong mối quan hệ giữa thầy thuốc-bệnh nhân, nhà tham
vấn-thân chủ, nhân viên xã hội-thân chủ, nhà trị liệu tâm lý-thân chủ...

8
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

2. Quan hệ hỗ trợ bán chuyên nghiệp: khi người hỗ trợ nhận được sự huấn luyện
chính thức nhưng ngắn hạn về c|c lĩnh vực nếu trên. Có thể gặp trong trường hợp
quan hệ giữa nhân viên tuyển dụng-người xin việc, nhân viên tiếp cận đường phố-
thanh thiếu niên...
3. Quan hệ hỗ trợ không chuyên nghiệp: khi người hỗ trợ không nhận được sự huấn
luyện chính thức về các kỹ năng hỗ trợ chuyên biệt và tiến trình hỗ trợ có thể chỉ xảy
ra nhất thời trong mối quan hệ với thân chủ của họ. Ví dụ trường hợp của các nhân
viên bán hàng, tiếp tân, tiếp viên hàng không, những người tình nguyện...

Ở mỗi một trong số ba loại quan hệ nêu trên, ta còn có thể phân biệt hai hình thức quan hệ
khác nhau như sau:

 Quan hệ hỗ trợ chính thức (formal): trong đó cả hai phía người hỗ trợ và thân chủ
đều x|c định rõ vai trò và vị trí của mình, có lý do rõ rệt để tiếp xúc và có thỏa thuận
rõ r{ng qua đó th}n chủ có nhu cầu và kỳ vọng nhận được một sự giúp đỡ cụ thể.
 Quan hệ hỗ trợ không chính thức (informal): là quan hệ hỗ trợ xuất hiện thứ phát
sau một mối quan hệ chính thức kh|c đ~ có sẵn (vd, thủ trưởng-nhân viên, hiệu
trưởng-giáo viên, thầy-trò...) hoặc sau một mối quan hệ thân quen từ trước (vd, bạn
bè, h{ng xóm, b{ con, người th}n trong gia đình...). Loại quan hệ hỗ trợ n{y thường
không có kết cấu chặt chẽ, thời gian không kéo dài và kỳ vọng nhận được sự giúp đỡ
thì có giới hạn.
2.3. Quan hệ hỗ trợ được hình thành và phát triển như thế nào?

Các quan hệ hỗ trợ bắt đầu bằng việc người hỗ trợ và thân chủ có một cuộc hẹn để tiếp xúc
với nhau và nội dung làm việc tập trung vào những mối bận tâm của thân chủ. Điều này làm
cho mối quan hệ hỗ trợ khác biệt với các mối quan hệ khác vì nó tập trung vào những điều
quan tâm và các vấn đề của một phía đối t|c. Tuy nhiên, nó cũng chia sẻ chung một số
những thuộc tính vốn có của các mối quan hệ thân thiện kh|c như: lòng tin, sự thấu cảm,
chân thành, sự lưu t}m chăm sóc, tôn trọng, chấp nhận, trung thực, sự phó th|c v{ nương
tựa lẫn nhau... Các thuộc tính n{y thường không xuất hiện ngay vào lúc khởi đầu mối quan
hệ hỗ trợ, nhưng nó sẽ phát triển dần theo thời gian khi cả hai phía mỗi lúc một hiểu biết
nhau hơn. Nếu lòng tin không được hình thành, các thuộc tính kh|c cũng không thể phát
triển và mối quan hệ có thể đi dần đến sự bế tắc. Lòng tin được thiết lập trong một mối
quan hệ khi một người nhận biết và tin rằng phía đối tác bên kia không dẫn dắt mình đi sai
đường v{ không g}y phương hại cho mình.

Người hỗ trợ và thân chủ luôn dự phần vào quá trình giao tiếp qua lại. Sự khác biệt chủ yếu
giữa họ là ở chỗ, người hỗ trợ thì có các kỹ năng (tính chuyên môn) còn th}n chủ thì có
những mối bận tâm (các vấn đề). Mức độ hòa hợp giữa hai hệ thống c|c th|i độ, nhu cầu, giá
trị và niềm tin từ hai phía sẽ có ảnh hưởng khiến cho mối quan hệ ấy đi theo chiều hướng
9
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

trở nên tích cực hoặc tiêu cực. Khi có sự khác biệt lớn giữa hai bên về c|c th|i độ, nhu cầu,
giá trị và niềm tin, thì chính những tính chất đặc trưng của một người hỗ trợ như đ|ng tin
cậy, thấu cảm, chấp nhận, không phê phán... sẽ có thể giúp hạn chế khả năng ph|t sinh
những hệ quả không hay trong mối quan hệ hỗ trợ.

2.4. Giao tiếp hiệu quả (effective communication)

Bất kể mối quan hệ hỗ trợ được thiết lập như thế nào và có bản chất ra sao, bất kể các giá trị
và niềm tin của những người tham gia mối quan hệ ấy là gì và bất kể xu hướng lý luận của
người hỗ trợ ra sao, các kỹ năng nền tảng và tiên quyết trong mối quan hệ hỗ trợ ấy vẫn là
một sự giao tiếp có tính thấu cảm và hiệu quả.

Làm sao chúng ta có thể giúp đỡ được người khác nếu chúng ta không thể tìm hiểu những
mối bận tâm của họ và xem xét chúng bằng chính những cảm xúc v{ suy nghĩ của chúng ta?
Cả hai tiến trình n{y đều tùy thuộc vào khả năng giao tiếp. Giao tiếp có nghĩa l{ khả năng
lắng nghe, chú ý, nhận biết v{ đ|p ứng lại thân chủ (cả bằng lời lẫn không dùng lời), theo
một cách thức sao cho thân chủ biết được rằng họ đ~ được chú ý, được lắng nghe v{ được
hiểu bởi người hỗ trợ. Nó có nghĩa l{ đ|p ứng (responding) chứ không phải phản ứng
(reacting). Tất cả mọi người đều có thể học được việc này, bất kể trình độ học vấn và tính
c|ch như thế nào. Đó l{ một lọai kỹ năng cần phải được thực hành liên tục như bao kỹ năng
kh|c.V{ cũng không có gì ngạc nhiên khi những người được xem là hữu ích nhất trong công
việc hoặc trong đời sống thường ng{y đều là những người có kỹ năng giao tiếp tốt.

Các nghiên cứu cho thấy rằng những vấn đề về giao tiếp là nguồn gốc chính dẫn đến sự khó
khăn trong quan hệ giữa người v{ người. Ví dụ, những vấn đề trong hôn nh}n v{ gia đình
đều bắt nguồn từ sự hiểu lầm nhau và từ sự giao tiếp không hiệu quả, mà từ đó dẫn đến hụt
hẫng và tức giận khi mà các kỳ vọng v{ ước muốn trong lòng không được thỏa mãn.Và một
vấn đề quan trọng ở những người đi tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp là vì họ bị mất khả
năng nhận biết đ}u l{ vấn đề của mình và mất khả năng thông tin cho người khác biết được
những mối bận tâm của mình.

Nhiều người tin rằng họ biết rõ những vấn đề của bản th}n l{ gì, nhưng lại gặp khó khăn khi
phải nói ra thành lời những mối bận tâm của họ. Nhiều người khác lại có thể nói ra những
mối bận t}m trong lòng, nhưng lại cần được giúp đỡ để phát hiện xem có vấn đề gì đang còn
uẩn khúc bên trong. Lại có thêm những người khác thậm chí không nhận thấy rằng họ đang
có vấn đề v{ đó l{ những người được gọi l{ “th}n chủ lưỡng lự”, do vậy họ cũng cần được đề
nghị đi tìm sự giúp đỡ. Trong tất cả mọi trường hợp, sự giao tiếp tốt cả bằng lời (ngôn ngữ)
lẫn không lời (phi ngôn ngữ) đều là yếu tố có tính thiết yếu trong tiến trình hỗ trợ. Vì thế,
một điều hết sức cần thiết là chúng ta phải bám sát theo tiến trình giao tiếp ấy trong các
mối quan hệ hỗ trợ - xem xét h{nh vi n{o có tính thúc đẩy giao tiếp v{ h{nh vi n{o ngăn trở
việc giao tiếp.

10
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Hầu hết mọi người trong chúng ta đều đ~ từng có nhiều thời điểm mà bản thân mình cần
đến sự giúp đỡ của người khác. Và trong kinh nghiệm sống của mình, chúng ta hẳn cũng có
thể nhận ra được những hành vi nào của người hỗ trợ đ~ thúc đẩy hoặc ngăn trở chúng ta
nhận được sự giúp đỡ. Hầu hết chúng ta hay để ý đến những hành vi thể hiện qua lời nói
(verbal behavior), tuy nhiên những hành vi phi ngôn ngữ (non-verbal behavior) cũng có
những t|c động rất quan trọng trong tiến trình giao tiếp.

Những h{nh vi được xem là có hiệu quả nhất bao gồm: lắng nghe, chú ý, thấu cảm, khích lệ,
n}ng đỡ, trung thực, lưu t}m, tôn trọng, chia sẻ, biểu cảm, chấp nhận và không phê phán.
Thân chủ thấy mình được hỗ trợ bởi vì họ cảm thấy mình có giá trị như một con người và
được chấp nhận bởi một người khác, vì thế họ có điều kiện để trở lại với bản ngã thực sự
của chính họ và khám phá những mối bận tâm của họ.

Tương tự, bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra được những hành vi nào của người hỗ trợ là
không hữu ích cho sự giao tiếp. Hai bảng liệt kê dưới đ}y sẽ cung cấp những chi tiết về
những lọai h{nh vi n{o nên l{m v{ không nên l{m đối với một người hỗ trợ.

Bảng 1: Những hành vi nên làm

Ngôn ngữ
- Dùng từ dễ hiểu
- Phản hồi và làm rõ lời của thân chủ
- Diễn giải ý một cách phù hợp
- Tóm tắt nội dung giúp cho thân chủ
- Đ|p ứng với thông điệp ban đầu
- Dùng những t|c động củng cố bằng lời (à à, vâng, tôi hiểu...)
- Gọi thân chủ bằng tên, xưng hô phù hợp
- Cung cấp thông tin phù hợp
- Trả lời những câu hỏi về bản thân
- Thỉnh thoảng h{i hước để làm giảm căng thẳng
- Không phê phán
- Bổ sung những hiểu biết vào lời nói của thân chủ
- Dùng những đọan câu diễn giải một cách chừng mực để giúp thân chủ phản hồi một
cách thật lòng những gì họ cảm thấy

Phi ngôn ngữ


- Giọng nói đồng điệu với thân chủ
- Duy trì sự tiếp xúc qua ánh mắt
- Thỉnh thoảng gật đầu
- Khích lệ qua nét mặt
- Thỉnh thoảng mỉm cười

11
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

- Thỉnh thoảng ra điệu bộ bằng tay


- Giữ khoảng cách ở gần thân chủ
- Tốc độ nói trung bình
- Th}n người hơi nghiêng về phía trước hướng về thân chủ

Bảng 2: Những hành vi không nên

Ngôn ngữ

- Cho lời khuyên


- Thuyết giảng
- Xuê xoa, “nói vuốt”
- Khiển trách
- Dỗ dành
- Thúc giục
- Cật vấn, tra hỏi (sử dụng nhiều câu hỏi tại sao?)
- Chỉ đạo, đòi hỏi
- Th|i độ kẻ cả, bề trên
- Diễn giải quá nhiều
- Dùng những từ thân chủ không hiểu
- Nói đi lạc chủ đề
- Duy lý trí
- Phân tích quá nhiều
- Nói về bản thân mình quá nhiều

Phi ngôn ngữ

- Không nhìn vào thân chủ


- Ngồi cách xa thân chủ hoặc xoay đi hướng khác
- Cười khẩy, nhếch mép
- Cau mày
- Vẻ mặt cau có
- Mím môi
- Vung vẩy ngón tay trỏ
- Cử chỉ huyên náo
- Ngáp
- Nhắm mắt
- Giọng điệu nói không vui
- Tốc độ nói quá chậm hoặc quá nhanh.

Bản chất mối quan hệ hỗ trợ vừa tùy thuộc vào những tính chất đặc trưng của người hỗ trợ,
vừa liên quan đến những tham số và thuộc tính của phía thân chủ. Có thể xem thêm chi tiết

12
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

trong những bài viết nói về những tính chất đặc trưng của một người hỗ trợ. Riêng về phần
thân chủ, cũng có một số tính chất đặc trưng cần thiết để có thể tương hợp với những
phương thức tiếp cận khác nhau của người hỗ trợ. Chẳng hạn trong tâm lý trị liệu, các
phương ph|p trị liệu phân tâm hoặc thân chủ trọng t}m đều đòi hỏi ở thân chủ một khả
năng sử dụng lời nói để giao tiếp nhiều hơn, trong khi liệu pháp hành vi ít yêu cầu thân chủ
có nhiều khả năng n{y. Mặt kh|c, tính c|ch người hỗ trợ v{ phương thức tiếp cận cũng phải
thay đổi để phù hợp với một số lọai thân chủ đặc biệt ví dụ trẻ em.

Tất cả c|c phương thức tiếp cận đều đòi hỏi thân chủ một động cơ v{ một mức độ hợp tác
nhất định để tham gia vào tiến trình hỗ trợ - Một số phương ph|p nhấn mạnh trách nhiệm
nhiều hơn về phía người hỗ trợ. Người ta tin rằng, dù phương thức tiếp cận có thể khác
nhau, nhưng việc thiết lập tốt mối quan hệ hỗ trợ sẽ có tác dụng thúc đẩy thân chủ trở nên
cởi mở hơn, chấp nhận các tình huống dễ tổn thương để đạt đến sự tăng trưởng trên các
bình diện cảm xúc, nhận thức và hành vi.

TÓM LẠI
Một mối quan hệ hỗ trợ luôn bao gồm sự giao tiếp - bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ - giữa
người hỗ trợ và thân chủ. Giao tiếp giúp phát triển khả năng hợp tác giữa hai phía, từ đó
cho phép thân chủ cả hai bên đi s}u kh|m ph| c|c khía cạnh trong đời sống của thân chủ
như niềm tin, các giá trị, th|i độ, cảm xúc và hành vi. Mục đích của việc khám phá này là
nhằm l{m tăng trưởng khả năng của thân chủ trong việc tự hiểu mình và hiểu người khác.
Việc tự hiểu bản thân lại giúp gia tăng lòng tự tôn (self-esteem) nơi th}n chủ, gia tăng lòng
khoan dung và chấp nhận người khác. Thân chủ sẽ có thêm khả năng quyết định, chấp nhận
đi v{o một tiến trình h{nh động để đạt đến những mục tiêu trong cuộc sống và sẵn sàng
nhận lãnh trách nhiệm về những kết quả từ những việc làm ấy.

Có nhiều thể loại và nhiều mức độ quan hệ hỗ trợ, nhưng một sự giao tiếp tốt vẫn luôn là
điều cơ bản cho mọi tiến trình hỗ trợ. Trong mối quan hệ hỗ trợ chính thức (có tính nghiệp
vụ) luôn đòi hỏi phải có sự x|c định rõ vai trò và vị thế của hai đối t|c: người hỗ trợ và thân
chủ.

Cả những phát hiện từ nghiên cứu lẫn từ kinh nghiệm đều cho thấy rằng có nhiều tính chất
đặc trưng của người hỗ trợ có thể ảnh hưởng tích cực lên trên mối quan hệ hỗ trợ. Nếu một
người c{ng đi s}u tìm hiểu các khía cạnh trong đời sống của bản thân mình như xu hướng
theo giới, theo văn hóa, cùng những niềm tin, giá trị, cảm xúc v{ h{nh vi, thì người đó c{ng
có khả năng giao tiếp một cách chân thành, minh bạch và có tính thấu cảm, có khả năng hiểu
mình và hiểu người khác, và có thể thông tin những hiểu biết n{y cho cho người mà mình
giao tiếp. Điều đó cũng có nghĩa l{ người ấy có nhiều khả năng trở thành một người hỗ trợ
một người hỗ trợ hiệu quả (effective helper).

13
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Khả năng tự nhận biết bản thân (self-awareness), sự trung thực, hài hòa, khả năng giao tiếp
tốt, sự am hiểu về các hành vi của con người cùng những ảnh hưởng của các yếu tố về giới,
về văn hóa v{ x~ hội lên trên h{nh vi con người ... tất cả đều giúp thúc đẩy, tăng cường hiệu
quả của các mối quan hệ hỗ trợ.

14
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Chương 2: LIỆU PHÁP THÂN CHỦ TRỌNG TÂM

1. Định nghĩa và quá trình hình thành

Liệu pháp Thân chủ trọng tâm (client-centered psychotherapy), hoặc theo cách gọi tên với
nghĩa rộng hơn như hiện nay là Nhân vị trọng tâm (person-centered psychotherapy), là
thuật ngữ được chọn để gọi tên cho một nhóm những phương ph|p trị liệu tâm lý dựa trên
quan điểm lý thuyết về bản chất con người v{ c|c tương t|c x~ hội được phát triển bởi Carl
Rogers vào hai thập niên 1940 v{ 1950 (Brodley; 1988). Rogers l{ người đầu tiên dùng tên
gọi ấy để chỉ phương ph|p trị liệu của mình. Sau đó, nhiều tác giả kh|c đ~ ph|t triển thêm
c|c “ph}n nh|nh” cho lọai liệu ph|p n{y; trong đó phải kể đến Eugene Gendlin với “liệu
pháp kinh nghiệm” (experiential psychotherapy; 1979) v{ c|c t|c giả Leslie Greenberg,
Laura Rice, Robert Eliott với “liệu pháp tiến trình-kinh nghiệm” (process-eperiential
psychotherapy; 1993).

Lúc còn trẻ, C. Rogers đ~ d{nh phần lớn thời gian cho cuộc sống ở nông trại, nơi m{ ông đặc
biệt quan t}m đến công việc nghiên cứu c|c qu| trình kích thích tăng trưởng cây trồng và
làm các thực nghiệm về nông nghiệp. Công việc kích thích tăng trưởng và kiểm định các giả
thuyết trong nghiên cứu đ~ giúp hình th{nh những th|i độ trong cuộc sống cũng như sau đó
trở thành những đặc trưng cơ bản trong quan điểm làm việc của Rogers.

Về sau, khi Rogers làm công việc của một chuyên viên tham vấn tại một trung t}m hướng
dẫn trẻ em (child guidance clinic), ông đ~ tiếp xúc với c|c tư tưởng của Otto Rank – người
đ~ có ảnh hưởng đến Rogers về một số quan điểm như: nhấn mạnh vào tiềm năng s|ng tạo
của con người, việc trị liệu có mục đích nhắm đến sự chấp nhận bản ng~ như l{ một thực
thể độc đ|o v{ có khả năng tự lực, lòng tin vào thân chủ như l{ nh}n vật trung tâm của tiến
trình trị liệu, thân chủ là nhà trị liệu của chính mình, và việc trị liệu phải nhấn mạnh vào các
trải nghiệm đang xảy ra trong hiện tại hơn l{ những gì đ~ xảy ra trong quá khứ... (Raskin &
Rogers; 1989).

Rogers cũng chịu ảnh hưởng bởi tr{o lưu tư tưởng của Roosevelt vào thập niên 1930, từ đó
hình th{nh nên quan điểm lạc quan của Rogers về bản chất con người và niềm tin rằng con
người cần phải được đối xử một cách tôn trọng và có lý lẽ ngay cả khi hành vi của họ không
phải lúc n{o cũng hợp lý.

Tuy nhiên, đối với Rogers, ảnh hưởng lớn nhất m{ ông có được là từ những trải nghiệm của
những thân chủ m{ ông đ~ tiếp xúc và làm việc. Theo Rogers, chính thân chủ l{ người biết
rõ điều đau khổ của họ l{ gì, hướng đi của họ sẽ về đ}u v{ vấn đề nào là cấp thiết.

Vào thập niên 1940, Rogers gọi liệu pháp của mình l{ “liệu ph|p không hướng dẫn (non-
directive therapy). Ông nhấn mạnh vào tính chất đặc trưng của nhà trị liệu l{ không hướng
15
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

dẫn thân chủ của mình. Mục đích trị liệu là tạo ra một bầu không khí cởi mở và không can
thiệp. Vào thập niên 1950, Rogers bắt đầu nhấn mạnh đến “sự thấu cảm” (empathic
understanding) và sang thập niên 1960, những tính cách của nhà trị liệu được Rogers nhấn
mạnh l{ “sự h{i hòa” (congruence) v{ “tính trung thực” (genuineness).

Về sau, Rogers áp dụng quan điểm của mình một cách sâu rộng hơn ra ngo{i c|c môi trường
khác không thuộc tâm lý trị liệu và làm việc với c|c nhóm người không phải là thân chủ.
Quan điểm thân chủ trọng tâm ảnh hưởng sang cả ngành giáo dục ở Hoa Kỳ, v{ điều đó
khiến Rogers đặt lại tên cho phương ph|p của mình l{ “nh}n vị trọng t}m” (person-
centred) để phản ảnh sự chuyển đổi đối tượng của phương ph|p không chỉ bao gồm những
thân chủ trong tâm lý trị liệu mà còn nhắm đến bản chất con người và các mối tương t|c x~
hội nói chung.

Liệu pháp thân chủ trọng tâm có thể áp dụng cho rất nhiều loại thân chủ/bệnh nhân ở
nhiều lọai cơ sở trị liệu khác nhau. Carl Rogers khởi đầu việc trị liệu của mình như một nhà
trị liệu theo định hướng phân tâm tại Trung t}m Hướng dẫn Trẻ em ở New York, nơi ông
làm việc với những trẻ em thiệt thòi v{ gia đình của chúng. Sau đó, ông làm việc tại Trung
t}m Tư vấn thuộc Đại học Chicago, phục vụ cho c|c đối tượng trong cộng đồng cũng như
cho c|c sinh viên đại học.

Những nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm có thể làm việc với thân chủ có đủ
mọi loại vấn đề như trầm cảm, lo âu, rối loạn nhân cách và cả các bệnh nhân loạn thần.

Theo Smith (1982), Carl Rogers được xếp hạng là nhà tâm lý trị liệu có tầm ảnh hưởng sâu
rộng nhất, vượt trên cả ảnh hưởng của Sigmund Freud, mặc dù trong thực tế chỉ có khoảng
9% trong tổng số các nhà trị liệu tự nhận mình theo trường phái thân chủ trọng tâm. Mặt
khác, hầu hết các nhà trị liệu hiện nay có xu hướng đi theo quan điểm chiết trung (eclectic),
và khỏang 1 phần 3 trong số này phối hợp liệu pháp thân chủ trọng tâm với các lọai liệu
pháp nh}n văn kh|c theo nhiều định hướng khác nhau (Norcross & Prochaska; 1988).

2. Khái niệm về nhân cách - Nhân cách như một tiến trình

Liệu nh}n c|ch con người có tính kiên định, vững chắc, khó thay đổi như cấu trúc của một
tòa nhà, hay là nó có thể thay đổi như c|c giai điệu của một ca khúc?

Học thuyết thân chủ trọng tâm cho rằng nh}n c|ch con người có tính chất giống như c|c
giai điệu của một bản nhạc m{ người ta có thể “chơi” theo nhiều kiểu khác nhau, vào những
thời điểm khác nhau trong cuộc đời mình. Điều đó có nghĩa l{: con người những “cấu trúc
đang diễn tiến” (structure-in-process). Trường phái thân chủ trọng tâm không phủ nhận
các cấu trúc, ví dụ các nét tính cách vẫn có thể tồn tại, v{ cũng không phủ nhận tính hằng
định liên tục của nhân cách theo thời gian. Nhưng điểu quan trọng là các cấu trúc nhân cách
vẫn liên tục thay đổi dù đôi lúc chúng có vẻ bất biến v{ không đổi. Có thể so sánh sự thay

16
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

đổi ấy với sự thay đổi trong hình thể của các cấu trúc trong tự nhiên như núi, sông, bờ
biển... Trong khi nhìn bề ngoài các cấu trúc ấy không thay đổi nhưng c|c hiện tượng trong
tự nhiên lại liên tục làm biến đổi chúng theo kiểu bồi đắp thêm hoặc hủy hoại, bào mòn...

Caspi và cs. nhận thấy những người có tính cách lệ thuộc khi còn thơ bé vẫn có thể giữ lại
đôi nét những tính cách ấy khi lớn lên nhưng có thể biểu hiện chúng dưới những hình thức
trưởng th{nh hơn như nương tựa lẫn nhau và duy trì những mối quan hệ hỗ trợ. Bản thân
các học thuyết của Freud hay Rogers cũng l{ những “cấu trúc đang diễn tiến”: c|c quan
điểm của họ cũng liên tục thay đổi v{ tăng trưởng dù cả hai lý thuyết đều có những quan
điểm nền tảng kh| kiên định.

Có thể nói quan điểm xem nh}n c|ch như một tiến trình nhấn mạnh: các nét nhân cách
(personality traits) không phải là những cấu trúc kiên định m{ được xem l{ c|c “chiến lược
h{nh động” (action strategies) (Cantor; 1990) v{ nói chung, trường phái thân chủ trọng tâm
xem con người như một tiến trình sống.

Cuộc sống qua từng thời khắc (moment-by-moment living)

Trong khi các tác giả của “Giả thuyết tái hiện” (reappearance hypothesis) cho rằng “con
người học tập và bảo lưu những khái niệm, hình ảnh, ký ức, và rồi h{nh động, đơn giản chỉ
là tái hoạt lại những nhu cầu v{ đòi hỏi, chính x|c như những bản sao của các sự kiện đ~ xảy
ra trước đó” (Anderson, 1974); trường phái thân chủ trọng tâm cho rằng thực tế xảy ra trái
ngược lại: “H{nh vi của các loài sinh vật, mỗi c|i đều xảy ra lần đầu tiên... và không có gì rõ
ràng cho thấy rằng có một h{nh vi n{o đó được lập lại vào lần thứ hai. Chúng ta liên tục làm
nên những điều mới mẻ... Khi xem xét kỹ, chúng ta thấy những hành vi có vẻ như được lập
lại thực sự lại thể hiện những sự khác lạ dưới một dạng thức n{o đó... Bạn không bao giờ
chải răng hai lần hoàn toàn giống nhau.” (Epstein, 1991).

2.1. Tiềm năng học tập (Learning potential)

Để có chức năng sống đầy đủ, con người phải học tập liên tục qua từng giây phút một. Con
người tiếp nhận các phản hồi từ môi trường sống, rồi điều chỉnh ứng xử của mình khi tương
tác với những người kh|c xung quanh. Con người sống tốt nhất khi họ h{nh động một cách
thông minh, và liệu pháp thân chủ trọng tâm luôn nhấn mạnh đến việc tăng cường khả năng
suy nghĩ rõ r{ng v{ thông minh của thân chủ (Van Balen, 1990; Zimring, 1990). Việc học hỏi
thường xuyên sẽ giúp bổ sung thêm các chi tiết và làm mới lại những niềm tin, các khái
niệm, c|c sơ cấu, các cấu trúc và vận hành các nét nhân cách. Theo thời gian sự học tập giúp
cho sự tiến triển dần dần các thuộc tính v{, đến một lúc n{o đó, dẫn đến sự biến đổi đang kể
c|c đặc trưng của một con người.

2.2. Tiềm năng tăng trưởng (Growth potential)

17
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Carl Rogers lúc đầu nói đến “khuynh hướng hiện thực hóa” (actualizing tendency) ở các lòai
sinh vật và về sau ông mở rộng ý tưởng này bằng việc cho rằng: khuynh hướng hiện thực
hóa chỉ là hình thức cá biệt của một khuynh hướng được định hình rộng lớn hơn của cả vũ
trụ, được tìm thấy ở ở những sinh vật lẫn những vật thể vô tri, đó khuynh hướng nhắm đạt
đến một trật tự tốt hơn, phức tạp hơn v{ có tương quan gắn kết hơn. Tiến trình này lại bao
gồm hai tiến trình nhỏ hơn là thống hợp (integration) và biệt hóa (differentiation).

Ở mức độ cá nhân một con người, khuynh hướng hiện thực hóa nhắm đến phát triển cá
nh}n đó bằng cách tạo lập một cấu trúc sống vừa thống hợp hơn vừa biệt hóa hơn. Điều
nhấn mạnh ở đ}y không phải là việc con người về cơ bản là tốt hay xấu, m{ l{ con người về
cơ bản có một “tiềm năng thay đổi” (Shlien & Levant, 1984). Nghiên cứu trên những trẻ em
lớn lên và sống sót trong những hòan cảnh sống bất lợi cho thấy sự phát triển tâm lý của
con người có những khả năng tự bảo vệ và tự điều chỉnh rất cao (Masten, Best, Garmazy,
1990).

2.3. Khả năng sáng tạo (creativity)

Để sống đầy đủ, con người phải sáng tạo trong cuộc sống hằng ngày, bởi mỗi tình huống khi
xảy ra đều có sự khác biệt đôi chút so với trước đó, v{ hiện tại luôn đặt ra những thách thức
cho sự vận dụng một cách sáng tạo những gì đ~ học vào những hoàn cảnh sống mới. Trong
quá trình sống, con người thường xuyên khám phá và phát hiện những cách thức mới để
tồn tại và ứng xử, dù rằng phần nhiều các cách thức mới này chỉ thể hiện những điều chỉnh
sáng tạo tương đối nhỏ.

2.4. Khả năng định hướng tương lai (future orientation)

Một người luôn khám phá và học hỏi sẽ có thể tìm được sự định hướng cho tương lai v{
những khả năng còn để ngỏ của nó. Con người là sinh vật biết nhìn đến phía trước do
những hành vi của con người được hướng dẫn bởi những gì mà họ tưởng tượng sẽ xảy ra
trong những thời khắc sau đó hơn l{ bởi những gì mà họ thấy được trong hiện tại (Markus
& Nurius, 1987). Chính bằng cách tiên liệu được những gì sẽ xảy đến, bằng cách nào việc ấy
xảy ra và bản thân mình có khả năng gì để đạt đến việc ấy, m{ con người x|c định được
hành vi của mình. Shlien (1988) đ~ khẳng định rằng: “Tương lai quan trọng hơn qu| khứ
trong việc x|c định hiện tại”. Qu| khứ ảnh hưởng đến chúng ta vì chúng ta sử dụng kinh
nghiệm từ quá khứ để tiên liệu cho tương lai, chứ không phải vì quá khứ “kết dây nối” v{o
cuộc sống chúng ta rồi m|y móc điều khiển hành vi của chúng ta.

3. Tương tác (interaction)

Con người có bản chất tương t|c với nhau. Con người luôn luôn l{ “con-người-trong-bối-
cảnh”. H{nh vi của một người luôn xuất phát cả từ nhân cách của người ấy lẫn từ trong
những mối quan hệ trong cuộc sống của người ấy. Môi trường sống của một con người bao

18
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

gồm gia đình v{ c|c quan hệ liên cá nh}n kh|c như h{ng xóm, c|c mạng lưới hỗ trợ xã hội,
các thông số và giá trị về văn hóa. Ngòai ra còn có c|c quan hệ trong nghề nghiệp, kinh tế,
tôn giáo, chính trị... Có một giao diện động và liên tục giữa cái ngã và các tình huống bên
ngòai. Chúng ta tự “định cấu hình” cho bản th}n để phần n{o đó đ|p ứng lại với những gì
được cho là quan trọng v{ đang hiện diện trong thời khắc hiện tại. Vì thế, một “bộ mặt” n{o
đó của chúng ta sẽ có thể xuất hiện trong tình huống này và một “bộ mặt” kh|c lại xuất hiện
trong một tình huống kh|c. Đ}y l{ quan điểm về “trường” (field) trong h{nh vi con người và
cũng tương thích với quan điểm hệ thống.

Cái ngã trong bối cảnh, Tính tự chủ và Chủ nghĩa cá nhân (Self-in-context, Autonomy
& Individualization)

Đối với Carl Rogers, việc đạt đến sự tự chủ là một mục đích rất quan trọng trong sự phát
triển của con người, cũng như đối với hầu hết các học thuyết về nhân cách ở phương T}y.
Rogers cho rằng một con người có chức năng sống đầy đủ l{ người có khả năng tự kiểm
so|t v{ h{nh động dựa trên các giá trị mà bản th}n đ~ lựa chọn chứ không cứng nhắc tuân
thủ theo các uy lực từ bên ngoài.

Tuy nhiên, một số các tác giả thuộc trường phái thân chủ trọng t}m ng{y nay đ~ phê ph|n
việc Rogers đ~ qu| nhấn mạnh đến sự tự chủ và chủ nghĩa c| nh}n, và cả kiểu tư duy như
thế ở phương T}y nói chung (Holstock, 1990; O’Hara, 1992). Họ cho rằng các giá trị này có
tính đặc hiệu của nền văn hóa phương T}y, thậm chí còn đặc trưng nhiều cho nam giới, và
các tác giả này nhấn mạnh hơn đến một khái niệm khác (cũng rất phương T}y) đó l{ kh|i
niệm “đồng phụ thuộc” (codependency) (Bishop, 1992). Những tác giả này cho rằng trong
một số nền văn hóa kh|c, đường biên giới ph}n định cái ngã của mỗi người không chỉ dừng
lại ở lớp da của người đó, m{ còn có thể trải rộng sang cả gia đình v{ những tập thể rộng
lớn hơn. Họ nhấn mạnh đến những đường biên giới uyển chuyển hơn l{ những đường biên
giới cứng nhắc của cái ngã theo kiểu tâm lý học phương T}y. Những yếu tố x|c định hành vi
của con người nằm trong một “trường” gồm nhiều lực t|c động, bao gồm cả c|i ng~, điều đó
tr|i ngược với tâm lý học phương T}y trong đó những yếu tố nguyên nh}n được xem là
định vị bên trong cá nhân mỗi người.

O’Hara (1992) đưa ra kh|i niệm về một “c|i-ngã-trong-bối-cảnh”, qua đó ông nhấn mạnh
đến bản chất của con người là có tính liên kết lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Barrett
Lennard (1993) cũng cho rằng “c|i ng~ của một cá nhân chỉ là một trong những hình thức
thể hiện của đời sống loài người; các hình thức khác có thể kể ra bao gồm các mối quan hệ,
gia đình v{ cộng đồng xã hội”. O’Hara v{ Wood (1993) cho rằng “C| nh}n không mất đi bản
sắc của mình khi ở bên trong tập thể. Họ chỉ l{m cho tương hợp giữa cái Tôi và cái Chúng
Ta”.

Arthur Bohart (1995) tin rằng yếu tố chính vận hành xuyên suốt trong khái niệm về tính tự
chủ của Rogers chính là một sự cảm nhận về tính hiệu quả (agency): Một thứ cảm nhận khi
19
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

con người đương đầu với các thách thức. Tính tự chủ hay tự lập không hàm ý là một cảm
nhận về sự tự thỏa mãn, mà quan trọng hơn đó l{ cảm nhận về khả năng v{ tính hiệu quả
của bản thân mình. Bởi vì sự thử thách luôn là phần cố hữu hiện diện bất cứ khi nào con
người làm một việc gì đó trong cuộc sống (nghề nghiệp, quan hệ, chăm sóc con c|i...). Cho
nên khi có được cảm nhận về khả năng của bản thân, con người sẽ có thể đối mặt v{ đương
đầu tốt với các thách thức, v{ đó cũng chính l{ nền tảng của chức năng sống hiệu quả
(Dweck & Leggert, 1988). Một định hướng nhắm đến việc đương đầu với các thử thách sẽ
dẫn chúng ta tập trung vào tiến trình thực hiện một công việc hơn l{ chú trọng đến kết quả
của nó, và thất bại được xem là loại thông tin được học tập để rút kinh nghiệm hơn l{ thông
tin cho thấy sự kém hiệu quả của một ai đó.

Thực tế khác nhau giữa các nền văn hóa dẫn đến các khái niệm khác nhau về cái ngã. Nhà
tâm lý trị liệu phải tôn trọng tiềm năng tăng trưởng sẵn có bên trong thế giới nhận thức của
từng c| nh}n con người hơn l{ sử dụng những phương thức “kh|ch quan”, “đúng đắn” để áp
dụng đối với họ.

4. Giao tiếp

Thúc đẩy sự giao tiếp giữa những cá nhân có thế giới nhận thức khác nhau (ví dụ, giữa thân
chủ và nhà trị liệu) l{ điều quan trọng hơn việc phán xét về quan điểm ai đúng, ai sai. Việc
cởi mở chia sẻ những cảm xúc v{ quan điểm theo cách thức tôn trọng lẫn nhau, trong một
bầu không khí có tính chấp nhận sẽ thúc đẩy mối quan hệ hướng đến sự hòa hợp giữa
những đối t|c v{ huy động được “sự thông thái của cả hai bên hoặc của cả nhóm”. Đ}y cũng
l{ điều quan trọng cho các cặp vợ chồng, c|c gia đình, cơ quan, giữa các dân tộc và các quốc
gia.

4.1. Mối quan hệ hài hòa giữa hai cái ngã

Đó l{ một tiến trình giao tiếp m{ trong đó tất cả các khía cạnh của c|i ng~ được tôn trọng,
được lắng nghe đều quan trọng ngang nhau từ hai phía đối t|c. Khi được lắng nghe một
cách thân hữu, cởi mở, tất cả những khía cạnh của cái ngã như ý nghĩ, cảm xúc và những trải
nghiệm (bao gồm cả những “lời nói bên trong” được nhập tâm từ cha mẹ và xã hội), thì khả
năng bên trong của mỗi người sẽ vận h{nh hướng đến sự tổng hợp đầy sáng tạo. Tất cả
những “tiếng nói bên trong” cũng có thể tham gia góp phần vào.

Sự hài hòa (congruence) chính thực là một tiến trình nội tại (Lietaer, 1991). Sự hài hòa
không luôn luôn có nghĩa l{ sự hài hòa trong nội tâm (inner harmony). Một cảm nhận về sự
hài hòa nội tâm có thể xuất hiện rồi mất đi. Tuy nhiên, nếu một người n{o đó có tính h{i hòa
– cởi mở và chấp nhận tất cả những “tiếng nói bên trong” – thì tiến trình tổng hợp một cách
sáng tạo sẽ vận h{nh đi tới.

4.2. Trải nghiệm, Cảm xúc và Tình cảm

20
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm vừa đ|nh gi| cao những suy nghĩ thông minh, hợp lý, vừa
xem trọng những cảm xúc và trải nghiệm; tất cả đều là những nguồn thông tin quan trọng
về cách thức m{ con người đương đầu một cách sáng tạo với thế giới bên ngoài.

Tuy nhiên, những trải nghiệm thì không giống với c|c suy nghĩ hợp lý, nhưng chúng lại là
cách thức căn cơ hơn giúp con người hiểu được bản thân và thế giới bên ngoài. Trải nghiệm
cũng kh|c với tình cảm (Bohart, 1993). Trải nghiệm là mô hình nhận biết một cách trực
tiếp, không dùng lời, các cách thức vận hành và các mối quan hệ trong thế giới, giữa cái ngã
và thế giới bên ngòai, và giữa cả những thành tố bên trong cái ngã. Trải nghiệm bao gồm cả
điều thường được gọi là sự “trực gi|c”. Tuy nhiên, chẳng có gì là huyền bí ở đ}y cả. Chúng ta
vẫn thường cảm nhận và nhận biết được các mối liên hệ mà chúng khó có thể diễn tả ra
thành lời. Ví dụ, chúng ta có thể cảm nhận được ngay một người đang “xịu mặt”, trước khi
dùng suy nghĩ ph|t hiện rằng có điều gì đó không ổn đang xảy ra nơi người ấy (Lewicki,
1986).

C|c ý nghĩa có được thông qua sự trải nghiệm trực tiếp thường mạnh hơn rất nhiều so với
c|c ý nghĩa có được qua tư duy nhận thức. Trong một mối quan hệ, trải nghiệm được yêu
thương l{ một cảm nhận rất phức tạp m{ c|c suy nghĩ hợp lý hoặc các phát biểu thành lời
khó có thể chuyển tải được hết ý nghĩa. Thông qua sự tương t|c với mẹ, đứa trẻ nhũ nhi có
thể thông báo cho mẹ nó biết rằng người mẹ đ~ thấu hiểu nó hay không. Điều này không có
nghĩa l{ đứa trẻ đ~ có được một “kh|i niệm” về sự thấu hiểu. Thay v{o đó, đứa trẻ đ~ cảm
nhận trực tiếp cái cách thức tương t|c h{i hòa, hiểu nhau giữa nó và mẹ nó. (Stern, 1985)

Gendlin (1964; 1969) tin rằng trải nghiệm có tính phức tạp hơn tư duy hợp lý và sự diễn
đạt bằng lời. Chính trải nghiệm mới là nguồn lực cho sự sáng tạo. Eistein đ~ có được cảm
nhận về thuyết tương đối trước khi ông có thể phát biểu lý thuyết ấy bằng lời nói. Chúng ta
cũng có thể cảm nhận được có gì đó không ổn trong một mối quan hệ trước khi có thể dùng
lời để nói rõ đó l{ điều gì.

Trong nội t}m, chúng ta cũng có một trực cảm (felt sense) về cách thức mà cuộc sống của
chúng ta đang diễn ra và cách thức mà các tình huống sống đ~ xảy đến với chúng ta. Cũng
theo Gendlin, chính ở bình diện các cảm thức mà những thay đổi có tính trị liệu mới có thể
xảy ra. Việc trị liệu tâm lý phải dẫn đến một sự chuyển đổi về cách thức mà chúng ta liên hệ
với thế giới bên ngoài, sao cho sự biến đổi ấy có thể được cảm nhận trực tiếp thay vì chỉ là
sự thay đổi về mặt lý trì.

4.3. Cảm xúc (feelings)

Nhà trị liệu thân chủ trọng t}m được biết đến như những người thường hay khuyến khích
thân chủ h~y “tin tưởng vào cảm xúc”, hoặc h~y “chạm đến cảm xúc”... Cảm xúc, theo quan
điểm thân chủ trọng tâm, còn nhiều hơn cả tình cảm. Trong khi ta cảm thấy giận hoặc buồn,
thì thực sự ta đang cảm nhận những khuôn mẫu ý nghĩa phức tạp hơn thế. Để nhận biết

21
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

được những cảm xúc, cùng lúc ta phải nhận biết được những tình cảm n{o m{ ta đang có,
đồng thời nhận biết được kiểu cách liên hệ giữa ta và thế giới bên ngòai đang xảy ra như thế
nào. Ví dụ ta có thể “cảm thấy có điều gì đó bất ổn trong cuộc sống” v{ “cảm thấy cuộc sống
của ta đang bị mất thăng bằng”. Khi nói “h~y tin tưởng vào cuộc sống của bạn” thì có nghĩa
là hãy lắng nghe cảm xúc như một nguồn thông tin quan trọng, chứ không có nghĩa l{ h~y
làm theo những gì chúng bảo.

Một nữ thân chủ nói với nhà trị liệu rằng cô “cảm thấy” chồng cô không yêu thương cô nữa.
Về mặt t}m lý, khi cô nghĩ v{ nói ra điều n{y, cô đ~ không thể dẫn ra một lý lẽ n{o để giải
thích được cảm xúc ấy. Người chồng nói anh ta vẫn yêu cô, nhà trị liệu thì kết luận rằng cô
đ~ nhận định sai hoàn cảnh hiện tại do bởi cô đ~ có những vấn đề trong mối quan hệ với
cha cô hồi còn bé. Sau đó, người nữ thân chủ n{y đ~ tìm đến một nhà trị liệu khác, và chỉ sau
hơn một tháng, chồng cô tuyên bố rời bỏ cô. Anh ta thừa nhận trong nhiều th|ng qua đ~
ngoại tình và yêu một phụ nữ khác. Rõ ràng những cảm xúc của thân chủ trong trường hợp
này chủ yếu đ~ dựa vào những thay đổi trong cách thức cư xử của người chồng đối với cô,
những thay đổi tinh tế đến mức nếu chỉ sử dụng lý trí cô khó có thể nhận dạng được.

Tuy nhiên, cảm xúc không luôn luôn lúc n{o cũng đúng v{ đôi khi có thể dẫn đến việc thấy
một điều gì đó “có vẻ đúng” dù thực tế không đúng như vậy. Như trường hợp thân chủ nêu
trên, cảm nhận không ổn về người chồng cũng có thể l{ đ~ không đúng. Tuy nhiên, nếu cô
vẫn tin vào cảm xúc của mình thì cô có thể tiếp tục kiểm định lại dựa trên những trải
nghiệm m{ cô đ~ có được từ trong cuộc sống chung với chồng mình.

Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin rằng những người có chức năng sống đầy đủ có thể sử
dụng tất cả những gì mình có. Họ có thể vận dụng cả khả năng tư duy hợp lý và giải quyết
vấn đề, lẫn khả năng sử dụng những cảm nhận theo kinh nghiệm về những gì có ý nghĩa
riêng đối với bản ngã của họ. Cả hai nguồn thông tin đều có thể sai lầm: việc thực hiện chức
năng sống đầy đủ cần phải xem xét cả hai nguồn thông tin ấy.

5. Cái ngã như một tiến trình (Self as Process)

Đối với học thuyết thân chủ trọng tâm, cái ngã không phải là một sự vật hoặc một tác nhân
ở bên trong con người, m{ l{ “một trải nghiệm về chính mình như một con người trọn vẹn ở
một thời khắc nhất định n{o đó”. Cùng lúc ấy, chúng ta định hình nên những ý niệm về
chính chúng ta nhằm giúp chúng ta tổ chức lại những gì mình hiểu biết về thực tế cuộc sống,
theo cùng một cách thức mà ta dùng để tạo nên những ý niệm về những sự vật kh|c. C|i “ý
niệm về bản th}n” n{y (self-concept) là một cấu trúc trong sự hiểu biết mà chúng ta sử
dụng như một “tấm bản đồ” để giúp chúng ta “lèo l|i” thực tế (Shlien, 1970). Nó có tính chất
đa chiều kích, nhưng có hai khía cạnh quan trọng l{ “c|i ng~ thực” v{ “c|i ng~ lý tưởng”. C|i
ngã thực (real self-concept) là hình ảnh của chúng ta về một con người m{ ta nghĩ ta thực
sự đang l{; còn c|i ng~ lý tưởng (ideal self-concept) là hình ảnh của chúng ta về một con
người m{ ta nghĩ ta nên l{. Một người có chức năng sống đầy đủ sẽ giữ lấy hai khía cạnh
22
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

trên của cái ngã một cách chừng mực. Sẽ là không lành mạnh nếu chấp giữ vào một cái ngã
quá cứng nhắc, vì cái ngã sẽ luôn trưởng th{nh v{ thay đổi. Chúng ta sẽ phải điều chỉnh lại ý
niệm về cái ngã của mình để phù hợp với những trải nghiệm sống mới, cũng như chúng ta
cũng phải sửa đổi các ý niệm khác sao cho phù hợp với những trải nghiệm sống của bản
thân.

6. Lý thuyết về sự phát triển

Mặc dù Rogers có trình bày một số quan điểm về sự phát triển t}m lý, nói chung trường
phái thân chủ trọng tâm vẫn không nhấn mạnh v{o điều này, tuy nó vẫn hàm chứa một
quan điểm về sự phát triển. Đầu tiên, một đứa trẻ được sinh ra đ~ l{ một sinh vật năng
động, hiếu kỳ, thích khám phá, quan t}m đến việc học hỏi từ thế giới xung quanh và có một
mối quan tâm nội tại về sự phát triển những khả năng của chính mình. Đứa trẻ sẽ lắng nghe
và học hỏi từ tất cả những trải nghiệm sống của nó: từ cha mẹ, từ các trẻ đồng trang lứa, bà
con, hàng xóm, thầy cô và từ những câu chuyện kể... Trẻ đặc biệt quan t}m đến việc học hỏi
từ kết quả của những hoạt động mà trẻ tự mình cố gắng thực hiện và khám phá.

Như một cơ thể đang tăng trưởng, đứa trẻ sẽ không “ho{n tất” con đường đi của mình trong
v{i năm đầu đời. Lý thuyết phân tâm xem những trải nghiệm sống trong những năm đầu
đời l{ có tính “nền tảng”, có vai trò định hình ban đầu và ảnh hưởng đến tất cả các cấu trúc
nhân cách về sau. Trường phái thân chủ trọng tâm lại xem con người vẫn liên tục phát triển.
Và khi phát triển, con người mang những gì mà mình học được trước đó vận dụng vào việc
hiểu chính bản thân mình và thế giới xung quanh. Quan điểm n{y tương đồng với Piaget
hơn l{ với Freud. Theo quan điểm của Piaget, sự phát triển là một tiến trình trải dài trong
đó c|c giai đoạn sau sẽ phát huy và tổ chức lại những gì đ~ xảy ra trong c|c giai đoạn trước.
C|c ý tưởng và trải nghiệm ban đầu vẫn được bảo lưu nhưng được kết hợp với các cấu trúc
thực tại mới hơn, tinh tế hơn, sao cho những dạng thức học tập lúc ban đầu sẽ bị đổi khác
đi.

Freud xem sự phát triển có mô hình dưới dạng một kim tự th|p, trong đó những gì học tập
được lúc đầu đời sẽ tập trung ở phần đ|y, còn những gì đến sau sẽ ở những phần trên cao
hơn. Học thuyết thân chủ trọng tâm xem sự phát triển giống như một bộ những “chiếc hộp
Trung Hoa”, trong đó thuở ấu thơ được ví như chiếc hộp nhỏ nhất nằm ở bên trong cùng,
c|c giai đoạn sau của đời sống thì giống như những chiếc hộp lớn hơn lần lượt lồng vào
chiếc hộp ban đầu, và cứ thế, cứ thế... Mỗi một trải nghiệm sống mới tạo thêm một khung
sườn rộng hơn, kiên cố hơn so với những trải nghiệm trước đó v{ giúp cho c| nh}n đó
thống hợp tốt hơn.

Ngoài ra, con người còn có khuynh hướng tìm đến sự kh|m ph| v{ đối đầu với những thử
th|ch hơn l{ tr|nh né những đau khổ và hụt hẫng. Các lý thuyết gia t}m động học cho rằng
“con người có một khuynh hướng phổ biến là muốn tránh sự đau khổ” (Strupp & Binder,
1984), và trẻ em thường có khuynh hướng muốn chối bỏ, tránh né và dồn nén cảm xúc và
23
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

những trải nghiệm đau thương. Trái lại, Bohart (1995) lại nhận thấy một c|ch đ|ng ngạc
nhiên về sự cam đảm của các thân chủ của ông khi họ thường xuyên phải đối đầu với những
nỗi đau, th|ch thức và luôn cố gắng làm chủ cuộc sống của họ. Ngay cả trẻ em cũng thường
xuyên lập lại những cuộc đối đầu với các sự kiện đau thương v{ những trải nghiệm gây hụt
hẫng để cố gắng làm chủ lấy chúng. Con người chỉ tr|nh né đau khổ và hụt hẫng khi họ cảm
thấy mình đ~ mất hết năng lực để giải quyết chúng (Bandura, 1986), như trường hợp
những trải nghiệm vượt quá sức chịu đựng ở những trẻ em bị xâm hại chẳng hạn.

Khi nào một người có “chức năng sống đầy đủ” (fully functioning)

Rogers v{ cs. đ~ ph|t triển một thang đo lường những thay đổi trong trị liệu, phân mức độ
từ chỗ gọi l{ “rối loạn chức năng” (dysfunctional) cho đến “có chức năng sống đầy đủ” (fully
functional). Theo Rogers, ở đầu thứ nhất của thang đo biểu thị một chức năng t}m lý cứng
nhắc, kiên định, chuyên biệt hóa kém, vô cảm, lạnh lùng; còn ở đầu thứ hai của thang đo l{
biểu thị cho một chức năng t}m lý được đặc trưng bởi sự chấp nhận thử thách, uyển chuyển
và các phản ứng có tính chuyên biệt hóa cao, bởi sự trải nghiệm tức thời những cảm xúc của
bản thân và trong thâm sâu chấp nhận những cảm xúc ấy như l{ của chính mình (Rogers,
1961b). Khi con người có chức năng sống đầy đủ, họ sẽ có lối sống mềm dẻo, uyển chuyển:
xử lý một cách cân nhắc c|c sơ cấu nhận thức, kiểm định chúng dựa trên các trải nghiệm,
mở lòng chấp nhận các cảm xúc, lắng nghe và học hỏi từ các phản hồi, đối thoại với chính
mình và với những người xung quanh, cảm thấy mình có thể tự định hướng cho cuộc đời
mình. Ở giữa thang đo l{ biểu thị cho các chức năng sống ở nhiều mức độ khác nhau.

Chức năng sống đầy đủ có ý nghĩa đơn giản là một con người ở mỗi thời điểm đều vận hành
như một qu| trình đang tiến triển. Điều n{y không ho{n to{n có nghĩa l{ người đó phải hài
lòng, mãn nguyện và hạnh phúc (Rogers, 1961a). Một con người sống đầy đủ cũng không có
nghĩa l{ phải luôn “vận hành một cách tối ưu”. Ngay cả khi có chức năng sống đầy đủ, con
người vẫn có lúc cảm thấy bế tắc, mất năng lực, không hiệu quả và hụt hẫng. Tuy nhiên,
ngay cả những lúc như thế, người ấy vẫn tiếp tục đấu tranh với vấn đề khó khăn của mình,
cố gắng học hỏi và tiếp tục đi tới.

7. Mở rộng quan điểm “nhân vị trọng tâm” sang các lĩnh vực gia đình và nhóm

Quan điểm “nh}n vị trọng t}m” đ~ được mở rộng và áp dụng sang cả lĩnh vực trị liệu gia
đình (Lietaer, 1990; Levant & Shlien, 1984) v{ c|c nhóm (O’Hara & Wood, 1983). C|c
nguyên lý chung cũng vẫn tương tự như nhau: những gia đình và nhóm có chức năng sống
đầy đủ là những tập thể người có sự giao tiếp cởi mở sao cho tất cả các tiếng nói đều được
nghe thấy. Các quyết định được hình thành thông qua các quá trình thảo luận hơn l{ chỉ
máy móc áp dụng các luật lệ, quan điểm hoặc những điều “nên, không nên”. Việc đối thọai
và giao tiếp cởi mở có thể giúp huy động được “sự thông thái tập thể”. Tr|i lại, các nhóm và
gia đình có sự trở ngại trong đối thọai thì các thành viên sẽ dễ duy trì một hệ thống các luật
lệ, c|c quan điểm cứng nhắc và dễ có khuynh hướng dẫn đến rối lọan chức năng.
24
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

7.1. Bệnh lý rối loạn chức năng

Từ quan điểm thân chủ trọng tâm, một hành vi bất thường có thể phát sinh khi một con
người không có khả năng vận hành theo một cách thức liên tục phát triển. Các vấn đề tâm lý
không phải là do sự sai lầm về niềm tin hoặc nhận thức, v{ cũng không phải ở chỗ những
hành vi ấy có tính không thích nghi hoặc không hiệu quả. Khi con người đương đầu với các
thách thức trong cuộc sống, họ cũng có lúc nhận thức sai, ứng xử không thỏa đ|ng hoặc có
những niềm tin lệch lạc. Tuy nhiên, sự rối loạn chức năng chỉ xảy ra khi chúng ta “thất bại
trong việc học” từ những thông tin phản hồi và vì thế vẫn bị vướng mắc vào những nhận
thức sai hoặc những hành vi không thỏa đ|ng ấy. Sự rối loạn chức năng chính là sự thất bại
trong việc học hỏi v{ thay đổi. Theo quan điểm thân chủ trọng tâm, có ba cách giải thích liên
quan đến việc vì sao sự thất bại này xảy ra, đó l{ sự thiếu hài hòa (incongruence), không thể
tồn tại như một tiến trình (failure to be in process) v{ khó khăn trong việc xử lý thông tin.

7.2. Thiếu hài hòa

Quan điểm phổ biến nhất về sự rối lọan chức năng theo trường phái thân chủ trọng tâm là:
hành vi bất thường phát sinh do sự tr|i ngược, mâu thuẫn giữa một bên là ý niệm về cái ngã
và bên kia là những trải nghiệm sống. Ví dụ, Janet là một sinh viên giỏi ở trường đại học.
Trong hình ảnh về bản thân (self-image), cô muốn mình sẽ trở thành một b|c sĩ. Tuy nhiên,
trong các giờ học môn sinh và môn hóa cô lại có những trải nghiệm rất xa lạ v{ không như ý
muốn, và sự mâu thuẫn n{y đ~ khiến cho cô phiền lòng.

Tuy nhiên, không phải sự mâu thuẫn này làm nên tình trạng rối lọan chức năng, m{ l{ do ở
cách thức đương sự đ|p ứng và cố gắng giải quyết sự tr|i ngược này. Nếu các cấu trúc trong
nhận thức được đương sự xử lý một cách chừng mực thì người ấy sẽ có khả năng thống hợp
lại các khía cạnh có tính đối lập nhau bên trong cái ngã của mình, và chính từ khả năng
thống hợp này mà sự sáng tạo mới có thể được nảy sinh. Nhưng nếu các khía cạnh đối lập
nhau trong ý niệm về cái ngã vẫn còn được lưu giữ một cách cứng nhắc, tiến trình thống
nhất và tổng hợp này sẽ bị bế tắc.

Con người thường học cách bảo lưu c|c th{nh phần của cái ngã một cách cứng nhắc do bởi
cha mẹ họ, các giáo viên và nền văn hóa của họ áp dụng những “tiêu chuẩn đ|nh gi|” đối với
họ. Đó l{, họ chỉ cảm thấy mình có giá trị khi tuân theo những chuẩn mực và giá trị của
người kh|c. Điều này khiến cho họ dễ chấp nhận một cách cứng nhắc những “điều nên l{m”
khi xem xét những cách thức sống mà họ được người kh|c trông đợi. Một khi có sự thiếu
hài hòa giữa những điều răn cứng nhắc và những trải nghiệm thật sự của bản thân, họ sẽ
không thể thách thức những điều răn ấy, và vì thế họ sẽ có khuynh hướng đ|p ứng lại bằng
cách chối bỏ những trải nghiệm thực của mình hoặc tìm cách diễn giải chúng kh|c đi. Khi
không còn khả năng lắng nghe những trải nghiệm của chính mình thì họ đ~ lấy đi sức mạnh
của chúng. Để rồi sau đó, họ chỉ có thể chủ yếu dựa vào những “điều răn” để hướng dẫn cho

25
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

sự chọn lựa của mình. Khi nỗi lo âu v{ tính không h{i hòa không được giải quyết, đương sự
sẽ dần dần cảm thấy bất lực và trở nên trầm uất.

Janet, trong ví dụ trên, qua nhiều năm đ~ được “lập trình” bởi chính cô, bởi cha mẹ cô và bởi
các giáo viên của cô, để trở thành một b|c sĩ. Để theo đuổi chương trình n{y, cô đ~ phải bỏ
qua những cảm xúc không phù hợp khi tham dự những lớp học môn sinh v{ môn hóa. Điều
n{y dường như cũng đ~ ảnh hưởng lên nhân cách của cô, khiến cho bạn bè cũng cảm nhận
cô như một người xa cách và hay phòng vệ. Nhưng đến một ng{y kia, Janet đến lớp với một
vẻ hoàn toàn khác: cởi mở, nhiệt tình và thân thiện. Cô bảo với mọi người rằng cô đ~ có một
quyết định quan trọng của riêng mình: cô sẽ thay đổi chuyên ngành học của mình sang lĩnh
vực nghệ thuật. Cô bộc bạch rằng sau cùng cô đ~ bắt đầu lắng nghe các trải nghiệm của
mình và nhận thấy rằng thật tâm cô không muốn trở thành một b|c sĩ. Chính việc tin tưởng
vào trải nghiệm của chính mình đ~ cho phép cô tự mở ra những con đường đi mới.

Vấn đề của Janet là ở chỗ cô đ~ cứng nhắc chấp giữ một niềm tin rằng mình phải trở thành
một b|c sĩ. Khi cô xem xét niềm tin ấy một c|ch đúng mực v{ đ|nh gi| nó dựa trên chính
những trải nghiệm của mình, cô đ~ chọn quyết định thay đổi ngành học. Tuy nhiên, cô cũng
có thể đi theo hướng ngược lại: đó l{ tiếp tục chọn việc học để trở thành một b|c sĩ ngay cả
khi cô không thích học sinh và học hóa. V{ điều quan trọng ở đ}y l{ Janet đ~ đặt ra các câu
hỏi và thách thức các cấu trúc nhận thức của mình.

Sự thiếu hài hòa có thể xảy ra dưới nhiều hình thức. Một số người đ~ kh|i qu|t hóa c|c ý
niệm tiêu cực về cái ngã và phán xét chúng một cách khắc khe về mọi lĩnh vực. Điều n{y đ~
dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như những hành vi chống đối xã hội và rối loạn
nhân cách. Một số người khác có thể cảm thấy sự thiếu hài hòa chỉ trong một số lĩnh vực
chuyên biệt n{o đó, ví dụ không thể chấp nhận được cản xúc giận dữ chẳng hạn. Gần đ}y,
Speierer (1990) đ~ cố gắng chuyên biệt hóa các lọai thiếu hài hòa khác nhau trong các loại
rối loạn tâm lý khác nhau. Ông cho rằng các thân chủ bị trầm cảm chủ yếu là do sự chấp giữ
những ý niệm về cái ngã quá hoàn hảo, trong khi đó những bệnh nhân hysterie lại chấp giữ
cứng nhắc và thái quá những khía cạnh tích cực trong hình ảnh về bản thân khi họ cố gắng
xuất hiện trước người khác theo một cách thức nhất định. Tuy nhiên, các nhà trị liệu theo
trường phái thân chủ trọng tâm tin rằng mỗi c| nh}n đều có tính độc đ|o v{ không thể có
một quy luật bất biến nào có thể quyết định lọai thiếu hài hòa nào sẽ gây nên lọai rối loạn
nào.

7.3. Không thể tồn tại như một một tiến trình

Quan điểm này có thể xem như một sự mở rộng của ý tưởng về sự thiếu h{i hòa. Khi tư
tưởng của Rogers thay đổi, ông ngày càng tập trung nhiều hơn v{o ý tưởng cho rằng sự rối
lọan chức năng có liên quan đến mức độ mà con người không tồn tại (không sống) như một
tiến trình.

26
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Gendlin cũng cho rằng tâm bệnh bắt nguồn từ việc thất bại của con người không thể sống
như một tiến trình. Những người trải qua các vấn đề về tâm lý là những người “thiếu tập
trung” (Gendlin, 1969). Đó là vì họ đ~ không chú t}m v{o “dòng chảy” của những trải
nghiệm theo một cách thức có thể giải quyết các vấn đề của họ một cách sáng tạo. Thay vì
lắng nghe một cách thấu cảm nội tâm của mình, họ lại khắc khe phê phán các cảm xúc và
phản ứng của chính họ, bằng cách tự “lên lớp” bản thân, phân tích bản thân hoặc cố gắng tự
“thiết kế lại” bản thân (Gendlin, 1964). Trong những trường hợp nghiêm trọng, như t}m
thần phân liệt chẳng hạn (Gendlin, 1967), người bệnh có thể cảm thấy đời sống nội tâm của
chính mình quá hỗn độn, qu| “bệnh”, khiến sau cùng họ cũng quay mặt đi với chính nội tâm
của họ và cho rằng chẳng có gì đ|ng tin ở đó cả!

8. Các quan điểm về xử lý thông tin

V{o năm 1974, Wexler v{ Rice đ~ xuất bản một quyển sách trình bày về một số quan điểm
về vấn đề xử lý thông tin trong liệu pháp thân chủ trọng t}m. Ý tưởng của Rogers và
Gendlin đ~ được viết lại bằng ngôn ngữ của tâm lý học nhận thức. Mỗi c| nh}n con người đ~
phát triển nên những sơ cấu (schemata) trong nhận thức của mình để tổ chức lại các nguồn
thông tin từ thế giới bên ngoài. Việc một người có chức năng sống đầy đủ bao gồm khả năng
đồng hóa (assimilation) liên tục c|c thông tin n{y v{o trong c|c sơ cấu, tạo nên những cấu
trúc hiểu biết chuyên biệt hơn, thống hợp hơn. T}m bệnh được xem là bắt nguồn từ những
hệ thống c|c sơ cấu kém chuyên biệt và có tính cứng nhắc, khiến con người mất khả năng
thống nhập các nguồn thông tin mới. Một tiến trình quan trọng trong sự tạo lập các cấu trúc
hiểu biết chuyên biệt hơn, thống hợp hơn đó l{ sự “chú t}m” (attention). Nếu con người
thất bại trong việc chú tâm một cách hiệu quả vào các nguồn thông tin mới thì sẽ dẫn đến
sự tồn tại một c|ch kiên định của những cấu trúc hiểu biết cũ (Anderson, 1974).
Toukmanian (1990) cũng đ~ chỉ rõ rằng những người có vấn đề thường thất bại trong việc
gỡ bỏ c|c suy nghĩ có trước của họ, và vì thế không thể chú ý đến các nguồn thông tin mới
rất phong phú. Ngoài ra, họ cũng thất bại trong việc xây dựng những giả thuyết để họ có thể
chọn lựa.

Greenberg v{ cs. (1993) đ~ ph|t triển một học thuyết tổng hợp về nhận thức liên quan đến
chức năng sống của c| nh}n con người dựa trên lý thuyết thân chủ trọng t}m. Đối với các
tác giả này, trải nghiệm của một con người vào một thời khắc n{o đó l{ sản phẩm tổng hợp
phức tạp của c|c sơ cấu nhận thức, động cơ v{ c|c khuynh hướng h{nh động. Chúng được
tổng hợp lại rồi dẫn đến một cảm nhận huyền diệu về bản thân chúng ta trong một tình
huống cụ thể, đồng thời cũng tạo nên những phản ứng cảm xúc đặc hiệu mà từ đó con
người chúng ta được “tổ chức” lại để có thể thực hiện những h{nh động. Các vấn đề tâm lý
nảy sinh do con người bị mất khả năng trong việc chú t}m đến và biểu trưng hóa những
phản ứng nội tâm của chính mình hoặc do bởi những phản ứng của họ biểu hiện dưới dạng
những “kiểu thức cảm xúc cứng nhắc” (rigid emotion schemes). Kiểu thức cảm xúc cứng

27
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

nhắc là các cách thức phản ứng về mặt cảm xúc đ~ được học tập trước đó nhưng khi biểu
hiện thì lại không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Các tác giả n{y đ~ đặc biệt nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các phản ứng cảm xúc trong
chức năng sống của con người. Cảm xúc phản ánh những khuynh hướng h{nh động; nó
thông tin về cách thức mà một người đang trải nghiệm như thế nào vào thời điểm đó. Vì thế,
việc mất khả năng nhận biết hoặc tiếp cận với nguồn thông tin về cảm xúc sẽ ảnh hưởng
một c|ch đ|ng kể lên khả năng thích nghi của một con người. Sự thất bại này sẽ thường
xuyên làm nảy sinh những phản ứng rối loạn chức năng v{ khiến đương sự không thể linh
hoạt chọn lựa các hành vi mới để đ|p ứng với những đòi hỏi của hoàn cảnh sống.

9. Tâm bệnh dưới góc nhìn có tính tương tác

Các vấn đề t}m lý không được xem như những thực thể “bên trong” của con người, mà luôn
được xem xét trong mối tương t|c giữa con người và hoàn cảnh sống. Bản chất của nó là sự
tương giao giữa con người với thế giới bên ngoài. Các vấn đề nảy sinh khi con người phải
đương đầu với những hoàn cảnh thách thức khả năng linh hoạt của họ trong việc giải quyết
vấn đề. Sự chuẩn bị cho các thách thức trong đời sống cũng kh|c nhau ở mỗi người. Tuy
nhiên, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có những lúc tạm thời bị rối loạn chức năng nếu
chúng ta đang đương đầu với một thách thức vượt quá các nguồn lực ứng phó của bản
thân.Tình trạng stress quá mức do hoàn cảnh kinh tế hoặc bệnh tật có thể khiến chúng ta bị
mất khả năng liên lạc và tổng hợp những “trải nghiệm có vấn đề” của chúng ta (problematic
experience). Nếu một người n{o đó đang l{ th{nh viên trong một tập thể đang được vận
hành sai chức năng (một gia đình hoặc một nhóm làm việc chẳng hạn), thì người ấy cũng có
thể bị tổn thương khả năng n{y.

9.1. Rối loạn chức năng trong gia đình và nhóm

Sự rối loạn chức năng trong gia đình v{ nhóm cũng có cùng những lý do như trường hợp
xảy ra ở các cá nhân. Các tổ chức, tập thể, giống như c|c c| nh}n, cũng l{ những thực thể
sống rất năng động; chúng có thể vận hành một cách có lý trí nếu như c|c tiến trình giao
tiếp bên trong chúng diễn ra một cách cởi mở. Hành vi bệnh lý xảy ra khi sự giao tiếp bên
trong nhóm bị bế tắc. Công trình nghiên cứu về “tư duy tập thể” (group-think) của Janis
(1972) là một ví dụ minh họa tốt về cách thức mà một tập thể đ~ vận hành sai chức năng
nếu như có sự tắc nghẽn các kênh giao tiếp giữa c|c th{nh viên bên trong nhóm cũng như
giữa nhóm đó với thế giới bên ngoài.

9.2. Đánh giá mức độ rối loạn chức năng

Các nhà trị liệu thân chủ trọng t}m thường không đi tìm những công cụ chẩn đo|n hoặc
đ|nh gi| theo truyền thống. Những phương thức đ|nh gi| như thế sẽ khuyến khích một
c|ch nhìn “từ bên ngo{i” đối với thân chủ, như thể thân chủ đang được đem ra mổ xẻ, phân

28
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

tích hoặc như thể bị “xem xét dưới kính hiển vi”! Điều n{y đi ngược lại với lập trường có
tính thấu cảm của trường phái thân chủ trọng t}m, trong đó nh{ trị liệu cố gắng cảm nhận
thân chủ từ bên trong những trải nghiệm độc đ|o của người ấy. Việc phân loại con người sẽ
khiến cho nhà trị liệu bị lệch sang xu hướng trị liệu cho một c| nh}n như l{ th{nh phần của
một “lọai người” hơn l{ như một con người có những tính cách riêng biệt. Một nhà trị liệu
thân chủ trọng tâm quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu và thiết lập quan hệ với thân chủ tên
Jack hoặc với thân chủ tên Carolyn, chứ không phải với “Jack-rối loạn ranh giới” hoặc với
“Carolyn-ái kỷ”... Tuy nhiên, vì lĩnh vực sức khỏe tâm thần cần dùng đến những tên gọi để
chẩn đo|n, nên c|c nh{ trị liệu thân chủ trọng tâm vẫn sử dụng chúng với mục đích thông
tin trong giới chuyên môn.

Các nhà trị liệu theo xu hướng “tiến trình-kinh nghiệm” như Greenberg v{ cs. (1993) thì sử
dụng cách thức chẩn đóan theo tiến trình (process diagnosis). Một chẩn đóan theo tiến
trình là cách thức đ|nh gi| của một nhà trị liệu dựa trên các kiểu thức cảm xúc sai chức
năng (dysfunctional emotion schemes) m{ th}n chủ cần phải thay đổi và khả năng sẵn sàng
của thân chủ trong việc thực hiện sự thay đổi ấy vào một thời điểm n{o đó trong tiến trình
trị liệu. Điều quan trọng ở đ}y l{ nh{ trị liệu không đặt nặng v{o “nội dung” của cảm xúc
được biểu hiện (vì dụ thân chủ óan giận người cha của mình) mà chỉ chú ý đến những bằng
chứng cho thấy thân chủ đang trải nghiệm sự bế tắc trong khi đang giải quyết vấn đề cá
nhân của mình. Nhà trị liệu theo xu hướng “tiến trình-kinh nghiệm” sẽ tìm kiếm những “chỉ
b|o”, tức là những dấu hiệu về lời nói, hành vi và cảm xúc cho thấy thân chủ đang đấu tranh
với việc xử lý các cảm xúc của họ. Ví dụ, một chỉ báo cho một “phản ứng có vấn đề” có thể là:
khi thân chủ mô tả sự bối rối, khó xử của họ khi họ phản ứng với một tình huống hoặc với
một người n{o đó. Sự bối rối này có thể là cảm giác thấy mình đ~ có một phản ứng không
hợp lý, lệch lạc, thái quá hoặc không như ý muốn. Một chẩn đóan theo tiến trình về loại chỉ
báo này sẽ giúp cho nhà trị liệu biết được loại phương ph|p n{y có thể được sử dụng tốt
nhất vào lúc ấy để nắm bắt v{ đi s}u v{o sự khám phá của thân chủ.

10. Thực hành trị liệu

Liệu pháp thân chủ trọng tâm theo truyền thống vào lúc khởi đầu thì có tính chất “không
hướng dẫn” (non-directive). Mục đích của nhà trị liệu chủ yếu l{ người đồng hành cùng với
thân chủ trên con đường tự khám phá bản thân. Bằng c|ch l{ người đồng hành, nhiệt tình,
thấu cảm và chân thành, nhà trị liệu sẽ mang đến một bầu khí có tính thúc đẩy niềm tin của
thân chủ vào bản th}n để có thể hướng đến sự tăng trưởng.

Tuy nhiên, trong thập niên 1960, một xu hướng mới đ~ hình th{nh trong số các nhà trị liệu
theo trường phái thân chủ trọng tâm. Những tác giả này muốn xem liệu pháp thân chủ
trọng t}m như một “triết lý của việc trị liệu” hơn l{ một “c|ch thức chuyên biệt để thực
hành trị liệu”. Họ cho rằng nếu nhà trị liệu là một người nhiệt tình, thấu cảm và chân thật,
ông ta có thể năng động hơn v{ thậm chí có thể sử dụng những kỹ thuật từ các loại liệu

29
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

ph|p (Holstock & Rogers, 1983). Đối với nhiều nhà trị liệu, liệu pháp thân chủ trọng t}m đ~
trở th{nh “triết lý nhân vị trọng t}m”, v{ trong bối cảnh ấy nhà trị liệu có thể thực hành trị
liệu theo những phương c|ch có tính chiết trung. Kết quả là, nhiều trị liệu theo trường phái
thân chủ trọng tâm hiện nay đ~ phối hợp nhiều kỹ thuật của các liệu ph|p kh|c như c|c kỹ
thuật Gestalt, hành vi, thôi miên và vận dụng các kỹ thuật có tính thách thức (confrontative)
vào việc thực hành trị liệu. Natalie Rogers (Toms, 1988) đ~ phối hợp nghệ thuật v{ khiêu vũ
vào liệu pháp của bà với tên gọi l{ “liệu pháp diễn xuất thân chủ trọng t}m” (person-
centered expressive therapy). Tương tự, “liệu pháp kinh nghiệm” của Gendlin v{ “liệu pháp
tiến trình-kinh nghiệm” của Greenberg v{ cs. cũng chủ trương nh{ trị liệu có thể thực hiện
một cách có hệ thống những cố gắng thúc đẩy tiến trình kh|m ph| để giúp thân chủ tăng
trưởng.

Trái lại, các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm theo kiểu cổ điển (Brodley, 1993) lại không
đồng tình với sự phát triển liệu pháp theo cách thức trên. Họ tin rằng việc sử dụng một cách
có hệ thống bất cứ lọai kỹ thuật trị liệu nào sẽ g}y phương hại cho th|i độ “không hướng
dẫn”, nền tảng của việc để thân chủ tự dẫn dắt và tự tìm lối đi của riêng mình hướng đến sự
tăng trưởng.

10.1. Triết lý của việc trị liệu

Liệu pháp thân chủ trọng tâm dựa vào niềm tin rằng chính thân chủ sẽ “chữa l{nh” bản thân
họ và tạo nên sự tăng trưởng bản ngã của chính họ. Sự tăng trưởng và bình phục xảy ra từ
bên trong con người của thân chủ, mặc dù các tiến trình bên ngòai có thể thúc đẩy hoặc trì
hoãn việc tăng trưởng này. Có sự tương đồng giữa cây cỏ và trẻ em trong việc tự mình lớn
lên, dù rằng người nông gia hoặc các bậc cha mẹ có thể giúp tạo thuận lợi hoặc làm chậm đi
những tiến trình tăng trưởng này.

Liệu pháp thân chủ trọng t}m có tính độc đ|o ở chỗ nhấn mạnh vào tiềm năng tự bình phục
của mỗi con người. Mặc dù những liệu ph|p t}m lý kh|c cũng đồng ý về con người có những
tiềm năng tích cực bên trong, nhưng c|c nh{ trị liệu theo những trường phái khác lại không
tin rằng thân chủ có thể tự mình sử dụng tiềm năng n{y nếu họ không có được sự hướng
dẫn của nhà trị liệu. Điều này có thể do thân chủ quá mong muốn né tránh sự đau khổ để có
được sự an toàn khiến cho họ cũng né tr|nh việc đối đầu với các vấn đề và làm cho các tiềm
năng ấy bị tắc nghẽn; hoặc cũng có thể do họ bị vướng nắc vào những tư duy sai lầm mà họ
chỉ có thể được “giải tho|t” bởi nhà trị liệu. Nhà trị liệu trở th{nh “chuyên gia hướng dẫn”
về vấn đề gì mà thân chủ cần phải đương đầu để tăng trưởng.

Trái lại, công việc của một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm là cung cấp một điều kiện tối ưu
để thân chủ có thể vận hành những “khả năng tự tổ chức nội tại” v{ “khả năng tự vượt qua”
(intrinsic self-organizing & self-transcending capacities). Trong điều kiện có tính hỗ trợ,
lòng tin hướng đến tăng trưởng của thân chủ sẽ vượt qua khuynh hướng né tránh khổ đau.
Con người có khả năng chịu đựng v{ đối đầu với những nỗi khổ đau lớn lao trong cuộc sống
30
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

chừng nào mà họ cảm thấy có cơ hội làm chủ được các hoàn cảnh g}y ra đau khổ cho họ. Chỉ
khi cảm thấy bất lực họ mới tr|nh né đau khổ và tìm kiếm sự an tòan (Dweck & Leggett,
1988) hoặc khi họ cảm thấy không đủ khả năng đương đầu với đau khổ (Bandura, 1986).

Nhà trị liệu không nhất thiết phải để thân chủ đương đầu với những trải nghiệm đau
thương đ~ từng dồn nén rất sâu trong lòng, ví dụ những trải nghiệm bị xâm hại từ thời thơ
ấu. Nếu những điều kiện an toàn mà nhà trị liệu mang lại giúp thân chủ bắt đầu phát triển
một cảm nhận về khả năng bình phục v{ tăng trưởng của mình, họ sẽ dần dần mong muốn
đối mặt với những trải ngiệm như thế nếu như họ thấy việc này là cần thiết để giúp họ có
thể tiếp tục phát triển. Từ điểm mốc đó trở đi, những trải nghiệm đau thương ấy sẽ dần dần
lộ diện như một phần của tiến trình tự bình phục.

Nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm khởi đi từ vị trí của thân chủ vào lúc bắt
đầu tiến trình trị liệu. Nếu vấn đề của thân chủ khiến họ cảm thấy nặng lòng triền miên, nhà
trị liệu sẽ tập trung làm việc với họ về những gì mà họ đang bận tâm chứ không đ|nh gi|
rằng “có những vấn đề s}u xa hơn cần phải đối mặt”. Nh{ trị liệu thân chủ trọng tâm tin vào
khả năng của thân chủ trong việc tự định hướng và tự điều chỉnh bản th}n. Đ}y l{ khía cạnh
quan trọng nhất của việc trị liệu và thân chủ sẽ tự đi s}u hơn trong việc khám phá bản thân
khi họ thấy đó l{ việc cần thiết.

10.2. Cấu trúc cơ bản của liệu pháp thân chủ trọng tâm

Nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm khá linh hoạt trong cách thức cấu trúc mối
tương t|c trị liệu. Cách thức tiêu biểu nhất của họ là gặp thân chủ trong những buổi trị liệu
kéo dài khoảng một giờ, và mỗi tuần một lần. Tuy nhiên, nhà trị liệu vẫn có thể điều chỉnh
công thức này tùy từng trường hợp cụ thể. Các cuộc gặp cũng có thể diễn ra tại văn phòng
của nhà trị liệu hoặc ở một nơi kh|c. Gendlin (1967) có thể tiếp xúc với một bệnh nhân trên
đường đi từ bệnh phòng đến nh{ ăn của bệnh viện; Bohart có thể làm việc với thân chủ ở
bãi cỏ trong bệnh viện, vv...

Mặc dù liệu pháp cần được thực hiện qua nhiều buổi trị liệu, nhưng c|c nh{ trị liệu thân chủ
trọng t}m cũng tin rằng có đôi lúc những thay đổi quan trọng có thể xảy ra chỉ qua một buổi
trị liệu duy nhất (Rogers & Sandford, 1984). Không có ý nghĩa gì nếu ta đặt ra một khoảng
“thời gian trung bình” cho một tiến trình trị liệu. Bohart (1995) đ~ từng trị liệu cho các thân
chủ với thời gian thay đổi từ một buổi duy nhất cho đến những liệu trình kéo d{i h{ng trăm
buổi!

Nhà trị liệu cũng có thể sử dụng tất cả các thể thức trị liệu: c| nh}n, nhóm, gia đình hoặc cặp
vợ chồng. Sự lựa chọn thể thức trị liệu phải cùng được thực hiện bởi nhà trị liệu và tất cả
các thành viên tham gia.

10.3. Thiết lập mục đích trị liệu

31
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin rằng chính thân chủ l{ người biết rõ điều gì đang g}y tổn
thương cho họ v{ điều gì mà họ cần phải thay đổi (thông qua sự hiểu biết có tính trực giác).
Vì thế nhà trị liệu không phải thiết lập mục đích cho việc trị liệu, vd. “phải thay đổi điều gì,
vượt qua điều gì...”; cũng như không cần phải có những lời khuyên như “h~y kiên định hơn”,
đừng suy nghĩ vô lý nữa”, hoặc “h~y tho|t khỏi mối quan hệ không lành mạnh ấy”... Thay vì
thế, mục đích trị liệu là cung cấp những điều kiện trong đó th}n chủ có thể ph|t huy được
những tiềm năng của họ trong việc đương đầu với những trải nghiệm có vấn đề, khám phá
chúng, rút ra những ý nghĩa mới và quan trọng, và tái tổ chức những trải nghiệm sống của
họ một cách sáng tạo theo những cách thức hiệu quả hơn.

Tại sao nhà trị liệu lại không đơn giản cho thân chủ của mình một “c}u trả lời”? Như trong
phần đầu có nói rằng con người sống trong những thế giới nhận thức khác nhau mà nhà trị
liệu có thể chỉ biết một chút ít thôi. Trong một đoạn phim nổi tiếng về buổi làm việc của Carl
Rogers với một thân chủ tên Gloria (Shostrom, 1965), vấn đề của Gloria l{ cô đ~ nói dối với
con gái mình về sự thật l{ cô đ~ có quan hệ tình dục khi chưa lập gia đình. Cô muốn Rogers
cho biết rằng cô có nên nói với con về sự thật n{y không. Rogers đ~ từ chối và rồi ông giúp
cho cô đi đến câu trả lời của chính cô. Trong khi xem phim, một số sinh viên của Bohart đ~
thể hiện sự không h{i lòng: “Tại sao Rogers không yêu cầu cô ta phải trung thực?”.

Một lý do để giải thích việc n{y đó l{ chỉ có Gloria mới biết được những điều tế nhị và phức
tạp thực sự trong cuộc sống của cô cũng như trong mối quan hệ giữa cô và con gái mình.
Chính cô mới biết được các mối quan hệ rắc rối đ~ góp phần làm nên cuộc đời riêng của
mình. Những điều l{ thông minh đối với người ngoài có thể là không đúng với người trong
cuộc. Vì thế, cuối cùng thì chỉ có cô mới có thể biết cách làm thế n{o để tái tổ chức và tổng
hợp lại những yếu tố trong thế giới nhận thức của mình để tìm ra một giải pháp cho cuộc
sống của riêng cô. Nếu Rogers cho Gloria một lời khuyên (vd, “V}ng, tốt hơn l{ nên th{nh
thực”) thì điều ấy có thể có tác dụng. Tuy nhiên, một điều kh|c cũng có thể xảy ra là Gloria
sẽ đơn giản tuân theo lời khuyên ấy mà không vận dụng đến sự thông thái của riêng mình,
và sự thông thái ấy hẳn sẽ lụi tàn dần.

Mặc dù tất cả các nhà trị liệu thân chủ trọng t}m đều đồng ý không thiết lập mục đích trị
liệu cho những gì mà thân chủ cần phải thay đổi, nhưng họ vẫn có thể khác nhau trong việc
liệu có thiết lập mục đích về “c|ch thức” l{m thế n{o để giúp thân chủ một cách tốt nhất
trong việc tìm kiếm giải pháp. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm chính thống thì không thiết
lập mục đích gì cho cả thân chủ lẫn cho tiến trình trị liệu. Họ tin rằng c|c thay đổi nơi th}n
chủ sẽ xảy ra tốt nhất là khi họ không cố gắng làm cho chúng xảy ra, m{ thay v{o đó họ sẽ
tập trung vào cách thức hiện diện của họ như một nhà trị liệu đối với thân chủ. Thật vậy,
mục đích m{ nh{ trị liệu thiết lập khi ấy là những mục đích m{ họ dành cho chính họ: phải
thấu cảm, chấp nhận, tôn trọng và hài hòa. Trong tiến trình trị liệu, nhà trị liệu, trong một ý
nghĩa n{o đó, l{m việc trên bản th}n mình hơn l{ l{m việc trên thân chủ. Nếu nhà trị liệu
cảm thấy rằng mình không hiểu được thân chủ, ông ta sẽ cố phấn đấu để l{m được việc đó.

32
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Nếu nhà trị liệu cảm thấy mình không được hài hòa, ông ta sẽ phấn đấu để trở nên hài hòa
hơn.

Những nhà trị liệu theo kiểu “kinh nghiệm” v{ “tiến trình-kinh nghiệm” thì không chấp
nhận th|i độ không hướng dẫn này. Họ cho rằng nhà trị liệu có thể “xử lý” c|c mục đích v{
việc hỗ trợ sẽ giúp thúc đẩy một số tiến trình kh|m ph| nơi th}n chủ, giúp thân chủ tìm
được giải pháp một cách hiệu quả hơn.

10.4. Kỹ thuật và chiến lược trị liệu

Liệu pháp thân chủ trọng tâm theo truyền thống

Trong liệu pháp thân chủ trọng tâm, việc thiết lập một mối quan hệ trị liệu tốt tự nó đ~ l{ kỹ
thuật và chiến lược trị liệu. Qu| trình “cùng hiện diện với thân chủ”, trong ý nghĩa l{ nh{ trị
liệu chấp nhận thân chủ “như l{ chính họ”, đi s}u v{o thế giới suy tư v{ cảm xúc của thân
chủ và hiện diện như l{ một người đ|ng tin cậy đối với thân chủ, những yếu tố ấy đủ để
thúc đẩy một tiến trình thay đổi.

Những gì mà nhà trị liệu có thể làm là thể hiện những cố gắng của ông trong việc tìm hiểu
những trải nghiệm nơi th}n chủ. Điều này sẽ bộc lộ dưới một hình thức thể hiện có tên gọi
l{ “sự phản ảnh” (reflection). Phản ảnh là một c|ch đ|p ứng qua đó nh{ trị liệu thể hiện sự
cố gắng của mình trong việc hiểu những gì thân chủ đang trải nghiệm v{ đang cố nói đến.
Nhà trị liệu có thể phản ảnh những cảm xúc, những ý nghĩa, những trải nghiệm, những tình
cảm hoặc bất kỳ hình thức phối hợp nào của những điều ấy. Nhà trị liệu thường đi s}u hơn
những gì được thân chủ công khai nói ra, cố gắng nắm bắt những gì mà thân chủ đang thực
sự trải nghiệm nhưng lại chưa được nói đến. Tuy nhiên, nhà trị liệu chỉ cố nắm bắt những
trải nghiệm nào vẫn còn trong trạng thái có thể nhận biết được của thân chủ. Nhà trị liệu
không cố gắng nắm bắt những khía cạnh của trải nghiệm có thể có trong vô thức của thân
chủ. Đ}y l{ sự khác biệt chính yếu giữa sự phản ảnh của trường pháo thân chủ trọng tâm và
kỹ thuật diễn giải (interpretation) của trường ph|i t}m động học (phân tâm học).

Ví dụ sau sẽ minh họa thêm cho sự khác biệt giữa hai kỹ thuật này:

Thân chủ: “Tôi đang cảm thấy mất phương hướng trong nghề nghiệp của mình. Mỗi khi tôi
l{m được một việc gì đó có tính s|ng tạo, có thể giúp tôi thăng tiến, thì dường như tình hình
lại rối tung lên. Tôi thấy mình chẳng bao giờ có thể ph|t huy được khả năng của mình. Có
c|i gì đó đang g}y bế tắc”

Kỹ thuật phản ảnh: “Thật là hụt hẫng cho bạn khi bạn bị bối rối và bị mất đi những cơ hội
của mình; có vẻ như có điều gì đó đang xảy ra nơi bạn khi việc ấy cứ hay lập đi lập lại”

Kỹ thuật diễn giải theo kiểu t}m động học: “Cứ như thể mỗi khi bạn tiến gần đến thành công
thì bạn lại vô tình làm hỏng chính mình. Có thể là sự thành công mang một ý nghĩa n{o đó

33
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

khiến cho bạn bị phiền nhiễu hoặc không cảm thấy thỏai m|i chăng, v{ bạn đ~ không nhận
biết rõ về điều này.

Lưu ý rằng sự diễn giải này thực sự vẫn có thể đúng, nhưng việc diễn giải có thể là cố gắng
làm cho thân chủ chú t}m đến một điều gì đó m{ hiện tại họ không ý thức được. Đ}y l{ sự
khác biệt cơ bản giữa kỹ thuật phản ảnh và kỹ thuật diễn giải.

Đối với các nhà trị liệu thân chủ trọng t}m, điều quan trọng là phải đ|p ứng lại một cách tự
nhiên và có tính trị liệu về tất cả những gì đang xảy ra giữa nhà trị liệu và thân chủ ngay tại
thời khắc ấy. Mặc dù sự phản ảnh là hình thức truyền thống của sự diễn đạt tinh thần thấu
cảm của nhà trị liệu, một số biểu hiện tự nhiên của sự thấu cảm có thể xuất hiện dưới nhiều
hình thức khác (Boharth, 1984), ví dụ như nh{ trị liệu có thể “tự bộc lộ” (self-disclosure)
những trải nghiệm riêng của bản thân mình khi có sự “cộng hưởng” với các trải nghiệm nơi
thân chủ. Ở một thời điểm n{o đó, chính cảm nhận về sự chia sẻ giữa nhà trị liệu và thân
chủ cũng có thể dẫn nhà trị liệu đến việc tự nhiên đề xuất ra một kỹ thuật. Nhà trị liệu thân
chủ trọng tâm không bị ngăn cấm trong việc đề xuất ra một kỹ thuật. Chính cái cách thức
mà họ sử dụng kỹ thuật mới l{ điều quan trọng. Một kỹ thuật chỉ có thể được đề xuất khi mà
việc thực hiện kỹ thuật đó sẽ giúp cho tiến trình làm việc với thân chủ có thể tiếp diễn trong
một mối quan hệ thực sự thấu cảm (Bohart & Rosenbaum, 1995). Kỹ thuật không nên là
một cố gắng để “l{m một c|i gì đó cho th}n chủ” hoặc “khiến một điều gì đó xảy ra”. Th}n
chủ luôn luôn tự do có thể từ chối một kỹ thuật. Tuy nhiên, nhà trị liệu thân chủ trọng tâm
thường ít khi sử dụng các kỹ thuật.

Phải chăng có một liệu pháp thực sự là “thân chủ trọng tâm”?

Liệu rằng nhà trị liệu có thể vẫn trung thành với triết lý thân chủ trọng tâm hay không khi
ông ta cố gắng thúc đẩy một cách có hệ thống việc khám phá các trải nghiệm nơi th}n chủ,
khai thông những “điểm phản ứng có vấn đề” hoặc giải quyết những công việc chưa hòan
tất? Nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng tâm theo truyền thống sẽ trả lời l{ “Không”. Họ tin
rằng làm việc theo c|ch như thế thực sự sẽ không còn tuân thủ nguyên tắc “không hướng
dẫn”. Họ cũng cho rằng việc hướng dẫn thân chủ, ngay cả khi nhà trị liệu đề nghị thân chủ
tập trung suy nghĩ về một việc gì đó, cũng sẽ làm mất đi một phần sức mạnh của thân chủ
trong việc tự định hướng đi cho sự thay đổi của họ. Ngoài ra, khi l{m như thế nhà trị liệu chỉ
đang liên hệ đến một phần con người của thân chủ chứ không liên hệ với thân chủ như một
con người toàn diện.

Trái lại những nhà trị liệu theo kiểu “kinh nghiệm” v{ “tiến trình-kinh nghiệm” lại cho rằng
họ vẫn tôn trọng sâu sắc vào sự “thông th|i bên trong” của thân chủ và vẫn vững tin vào khả
năng của thân chủ trong việc tìm kiếm những giải pháp khôn ngoan. Họ cũng đ|nh gi| cao
việc thiết lập một mối quan hệ nồng ấm, chân thành và có tính thấu cảm. Tuy nhiên, đối với
họ, nhà trị liệu là những “chuyên gia về tiến trình” (process expert), l{ người có thể cấu trúc

34
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

lại các sự việc sao cho thân chủ có thể trở nên sáng tạo hơn v{ có thể đi đến cùng trong việc
khám phá bản thân.

Bohart (1995) tin rằng học thuyết thân chủ trọng tâm có thể hỗ trợ cho một số phương
pháp thực hành trị liệu khác nhau. Theo Brodley (1988), có một tập hợp gồm nhiều lọai liệu
pháp thân chủ trọng t}m, trong đó c|c liệu ph|p “kinh nghiệm” v{ “tiến trình-kinh nghiệm”
cũng thuộc về tập hợp ấy. Tuy nhiên, các liệu pháp mới sau n{y nên được phân biệt với liệu
pháp thân chủ trọng tâm theo truyền thống vì chúng có “tính tiến trình” v{ có tính hướng
dẫn nhiều hơn.

10.5. Tiến trình trị liệu

Đối với những nhà trị liệu thân chủ trọng tâm, tiến trình trị liệu là một tiến trình đi theo s|t
“dòng chảy” của những sự kiện xảy ra từng thời khắc này sang thời khắc khác trong buổi trị
liệu. Nhà trị liệu tập trung vào những chủ đề mà thân chủ đề cập đến, chứ không hướng
cuộc nói chuyện sang các chủ đề mà nhà trị liệu xem là quan trọng. Ví dụ trong cuộc nói
chuyện kéo dài khỏang nửa giờ giữa Rogers và thân chủ Gloria, Gloria đ~ đ~ nhiều lần
chuyển đổi đề t{i nhưng Rogers vẫn đi theo sự chuyển đổi đề tài của cô. V{ rõ r{ng đ~ có
một sự khôn ngoan có tính trực giác trong sự chuyển đổi đề t{i n{y, vì chúng đ~ dẫn Gloria
đi s}u hơn trong việc khám phá vấn đề của cô.

“Điều gì” được nói đến thì gần như không quan trọng bằng c|i “tiến trình diễn ra qua từng
thời khắc” (moment-by-moment process): Dù thân chủ nói ra điều gì, liệu rằng anh ta có
đang liên hệ với bản thân theo một cách thức sáng tạo và tự tiến triển hay không? Tiến
trình trị liệu, vì thế, sẽ có một “dòng chảy” được cấu trúc tự thân bên trong nó, và thân chủ
sẽ vẫn thường thay đổi chủ đề nhiều lần trước khi các vấn đề của họ được giải quyết.

Từ quan điểm thân chủ trọng tâm, khái niệm “kh|ng cự” (resistant) là một khái niệm không
có lợi ích gì cả. Sự kháng cự là cách gọi của nhà trị liệu thuộc những trường phái khác dùng
để định nghĩa những trường hợp khi nhà trị liệu nghĩ rằng lẽ ra thân chủ nên nói về, cảm
thấy hoặc làm một việc gì đó kh|c hơn l{ những điều đang diễn ra nơi th}n chủ. Khi thân
chủ “phản kh|ng” tức là họ đang theo đuổi những gì mà họ cảm thấy sẽ giúp ích cho họ một
cách tốt nhất nhằm giúp họ tồn tại v{ tăng trưởng vào thời điểm đó. Nh{ trị liệu thân chủ
trọng tâm vào thời điểm đó sẽ cố gắng thấu cảm với động cơ v{ lý do của những ứng xử nơi
thân chủ. Đ}y l{ c|ch tốt nhất để thúc đẩy tiến trình trị liệu đi tới. Thân chủ sẽ không còn
“kh|ng cự” nếu nhà trị liệu tiếp tục duy trì một sự tiếp xúc có tính chân thành và thấu cảm;
nhưng mối quan hệ sẽ mắc mứu vào sự kháng cự thực sự nếu nhà trị liệu ứng xử bằng thái
độ “bề trên”, tìm c|ch hướng dẫn thân chủ và cố “mang sự thật đến cho họ”.

Nhà trị liệu thân chủ trọng t}m đầu tư rất nhiều cho lòng tin vào khả năng của thân chủ
trong việc tự định hướng của họ, do vậy, việc kết thúc trị liệu hiếm khi trở thành vấn đề.
Thân chủ thường được động viên hãy rời bỏ sự lệ thuộc vào nhà trị liệu và hãy thử “bay

35
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

bằng đôi c|nh của chính mình” khi họ đ~ sẵn sàng. Thân chủ không cần phải được “chữa
l{nh ho{n to{n” v{ tất cả mọi vấn đề phải được giải quyết (ai có thể l{m được điều n{y?) để
rồi mới có thể tự sống cuộc đời của mình. Các vấn đề là một phần của cuộc sống. Thân chủ
đôi khi rời khỏi trị liệu bởi vì họ nghĩ rằng nay họ đ~ có thể tự mình giải quyết vấn đề của
mình. Đôi khi th}n chủ tự cho phép mình tiến đến giai đoạn kết thúc trị liệu bằng cách quyết
định sẽ đến nhà trị liệu hai tuần một lần thay vì mỗi tuần một lần trước khi họ quyết định
ngưng hẳn trị liệu. Ở một số trường hợp khác, thân chủ có thể quyết định một đơn giản là
họ đ~ sẵn s{ng ngưng trị liệu.

Khi một thân chủ quyết định ngưng trị liệu, nhà trị liệu và thân chủ sẽ cùng bàn bạc kỹ về
quyết định ấy. Nếu nhà trị liệu có ý kiến dè dặt về sự kết thúc trị liệu của thân chủ, ông ta
nên bày tỏ ý kiến của mình khi được thân chủ tham khảo. Trong các mô hình trị liệu trong
đó nh{ trị liệu được xem như một “chuyên gia”, khi th}n chủ bày tỏ ý muốn ngưng trị liệu,
thì thân chủ được xem l{ đang né tr|nh hoặc “kh|ng cự” lại việc trị liệu. Ngược lại, một nhà
trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm, trong tình huống ấy, sẽ tự giới hạn vai trò của
mình lại bằng cách chỉ thực hiện việc tự bộc lộ bản thân mà thôi, chẳng hạn khi ấy ông ta có
thể nói: “Tôi tiếc rằng chúng ta đ~ chẳng thể vượt qua được vấn đề n{y. Tôi cũng không biết
rằng liệu điều đó có còn l{m bạn phiền lòng nữa hay không. Nhưng bạn biết đấy, tôi vẫn sẵn
sàng ở đ}y, nếu có lúc n{o đó bạn lại cảm thấy cần làm việc với tôi một lần nữa”.

Thực vậy, tất cả những sai lầm mà một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm có thể mắc phải đều
bắt nguồn từ việc ông ta đ~ không thể hiện được sự nhiệt tình, thấu cảm và chân thành;
hoặc vì ông ta đ~ cố |p đặt một “chương trình l{m việc” lên trên th}n chủ. Zimring (1991)
cho rằng cái gọi l{ “những phản ứng chuyển di” (transferential reactions) sẽ xảy ra khi nhà
trị liệu không thấu cảm một c|ch đầy đủ, v{ điều đó sẽ khiến thân chủ chú t}m đến nhà trị
liệu nhiều hơn l{ chú t}m đến những trải nghiệm của bản thân mình.

10.6. Lập trường của nhà trị liệu

Mối quan hệ trị liệu là yếu tố quan trọng độc nhất trong bất kỳ loại phương ph|p trị liệu nào
dựa trên nền tảng thân chủ trọng t}m. Ba điều kiện cơ bản của một mối quan hệ trị liệu tốt
là: sự quan tâm tích cực vô điều kiện, sự thấu cảm và sự trung thực, hài hòa của nhà trị liệu.
Carl Rogers (1957) nêu rõ những điều kiện trên là những yếu tố “cần v{ đủ” để sự tăng
trưởng có thể xảy ra, mặc dù Bozarth (1993) cho rằng c|c điều kiện trên l{ “đủ” nhưng
không nhất thiết lúc n{o cũng “cần”, vì ông cho rằng khuynh hướng tự hiện thực hóa đôi khi
có thể thúc đẩy sự tăng trưởng ngay cả khi không có mối quan hệ trị liệu.

Ngụ ý của Rogers (1957) có những tính chất rất căn cơ: Bất kỳ nhà trị liệu nào có nhiệt
thành, thấu cảm và trung thực đều sẽ là một người “có tính trị liệu” (therapeutic) bất kể ông
ta theo quan điểm nào và áp dụng kỹ thuật gì (miễn là chúng không mâu thuẫn với sự nhiệt
tình, thấu cảm và trung thực của ông); và bất cứ ai, bất kể đ~ được huấn luyện chuyên môn

36
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

như thế n{o, cũng đều sẽ làm trị liệu tốt nếu người đó mang đến cho thân chủ một mối quan
hệ theo kiểu như vậy.

Sự nhiệt tình hoặc sự quan tâm tích cực vô điều kiện cũng còn được gọi là sự “chấp nhận”,
“sự tôn trọng”, “sự yêu quý” hoặc một “tình yêu không chiếm hữu”. Một th|i độ như thế sẽ
hướng đến thân chủ như một con người toàn vẹn, ngay cả khi hành vi của người ấy bị rối
loạn chức năng. Sự tôn trọng vô điều kiện không có nghĩa l{ nh{ trị liệu tán trợ v{ đồng tình
với những h{nh vi như thế của thân chủ. Nó chỉ nhằm phân biệt rõ giữa thân chủ-như một
con người và những hành vi của con người đó (Lietaer, 1984).

Duy trì một th|i độ quan tâm tích cực vô điều kiện đối với người kh|c không có nghĩa l{ sẽ
không nổi giận đối với họ và không thiết lập các giới hạn (dù rằng nhà trị liệu thân chủ
trọng t}m tường không thiết lập các giới hạn). Những bậc cha mẹ tốt vẫn thường thiết lập
các giới hạn dù họ vẫn tôn trọng và yêu quý các con. Những mối quan hệ tốt, trong đó c|c
đối tác quý trọng nhau, vẫn có lúc xảy ra tình trạng ghét giận nhau. Những mối quan hệ trị
liệu tốt vẫn có những thời điểm mà nhà trị liệu cần phải thiết lập những giới hạn (ví dụ như
khi thân chủ đang l{m x|o tung văn phòng của nhà trị liệu), hoặc khi nhà trị liệu cảm thấy
tức giận hoặc không thích một h{nh vi n{o đó của thân chủ.

Khi cảm thấy mình được quý trọng như một con người, thân chủ bắt đầu cảm thấy an tòan
để có thể khám phá những trải nghiệm của bản thân và nhìn vào hành vi của chính mình
một c|ch kh|ch quan hơn. Th}n chủ sẽ có thể phân biệt được giữa những giá trị nội tại của
họ như một con người và sự rối lọan chức năng trong cách thức trải nghiệm và ứng xử hiện
tại.

Sự thấu cảm là khả năng của nhà trị liệu có thể trực gi|c được bên trong thế giới nhận thức
của thân chủ, đến mức độ có thể nhìn thấy và cảm thấy được những gì thân chủ nhìn thấy
và cảm thấy. Từ một tầm nhìn “từ bên ngo{i”, những hành vi của thân chủ thường có vẻ như
phi lý, tự hủy hoại, gian xảo, ái kỷ, cứng nhắc, trẻ con, vị kỷ... Tuy nhiên, theo một góc nhìn
“từ bên trong” những hành vi ấy lại thường có những “ý nghĩa” theo c|ch thức mà thân chủ
đang trải nghiệm về thế giới xung quanh. Cách nhìn này không có ý làm giảm nhẹ tính chất
rối loạn của những h{nh vi nơi th}n chủ, mà nó nhằm nêu rõ rằng chính từ bên trong con
người của thân chủ có một “lòng tin tích cực” đang trú ngụ ở trong ấy (Gendlin, 1967).

Bohart (1995) mô tả trường hợp một thân chủ nam bị bắt vì tội phô bày thân thể trước mặt
cô con gái 13 tuổi của người vợ kế. Khi Bohart cố tìm cách hiểu sự việc từ bên trong thế giới
nhận thức của thân chủ, ông đ~ nhận thấy rõ rằng thân chủ của ông đ~ cảm thấy hoàn toàn
bất lực để đối xử với cô g|i n{y, người mà thân chủ cảm thấy đ~ có th|i độ rất lơ l{ v{ đối xử
thiếu tôn trọng ông. Phô bày thân thể cực độ (dẫu là phản ứng rối loạn chức năng) đối với
th|i độ thiếu tôn trọng của cô con g|i v{ cũng l{ c|ch m{ thân chủ bày tỏ sự bất lực và giận
dữ của mình.

37
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Sự thấu cảm có một số tác dụng tích cực trong trị liệu. Đầu tiên, các trải nghiệm của thân
chủ khi cảm thấy mình được người khác hiểu tự nó đ~ có tính trị liệu. Thấy người khác hiểu
mình cũng giống như thể mình được người kh|c chú t}m đến vậy. Một thân chủ cảm thấy
như thế sẽ có thể sắp xếp lại mọi việc và tự thực hiện các lựa chọn cho chính mình.

Kế đến, việc thân chủ thấy được một ý nghĩa từ trong trải nghiệm của chính mình, ngay cả
khi họ có những hành xử sai chức năng, cũng l{m cho họ bớt đi những cảm giác khó chịu và
cũng bớt rối loạn hơn. Họ sẽ bắt đầu tin tưởng hơn v{o c|c trải nghiệm của mình, cho phép
bản thân mình xem xét các sự việc một cách cẩn trọng hơn v{ có thể tự đối mặt với các trải
nghiệm đau thương.

Sau cùng, sự thấu cảm của nhà trị liệu mang lại khuôn mẫu về một cách thức “th}n thiện” để
thân chủ có thể lắng nghe những trải nghiệm của chính họ, cho phép họ chấp nhận những ý
nghĩa m{ trước đó họ e sợ, vì chúng dường như “không thiện cảm” đối với bản ngã của họ.
Rồi họ sẽ bắt đầu tìm thấy những cách thức có tính xây dựng hơn, ít rối loạn hơn, để đương
đầu với những cảm xúc v{ ý nghĩa ấy. Cũng như trường hợp vị thân chủ của Bohart nêu
trên, khi ông bắt đầu lắng nghe những trải nghiệm của chính mình bằng một cách thức
“th}n thiện hơn”, ông bắt đầu nhận thấy có một “ý nghĩa” trong h{nh vi xung động phô bày
thân thể của mình với đứa con gái của người vợ kế. Ông đi đến quyết định rằng điều mà ông
muốn làm sẽ là tìm những cách thức tích cực hơn, ít g}y tổn thương hơn để bày tỏ sự giận
dữ của mình.

Sự trung thực hoặc sự h{i hòa l{ để chỉ mức độ mà nhà trị liệu “l{ chính mình” trong khi
tiến hành trị liệu. “L{ chính mình” không có nghĩa l{ một người phải thể hiện ra bên ngoài
những gì mà anh ta cảm thấy hoặc phải nói ra tất cả những gì có trong đầu. Trung thực hoặc
hài hòa là những vấn đề của sự “liên kết nội t}m” (inner connection) (Lietaer, 1991). Chúng
phải vận hành ở một mức độ tương ứng với mức độ mà nhà trị liệu đang tiếp cận với “dòng
chảy” của các trải nghiệm bên trong nội tâm của mình, và ở mức độ m{ c|c h{nh vi được thể
hiện ra bên ngoài của nhà trị liệu cũng phản |nh đúng thực những gì ông ta cảm thấy về
những trải nghiệm bên trong nội tâm. Ví dụ, khi nghe thân chủ mô tả việc ông ta phô bày
thân thể trước mặt con gái, Bohart vừa trải nghiệm sự thấu cảm đối với thân chủ, vừa cảm
thấy không thích những gì m{ người n{y đ~ l{m. Một lúc n{o đó trong buổi trị liệu, nhà trị
liệu có thể bày tỏ sự thấu cảm của mình, rồi vào một thời điểm khác ông ta có thể cho thân
chủ biết mình không thích kiểu hành vi ấy. Trung thực không có nghĩa l{ nh{ trị liệu phải
“ỉm đi” những gì suy nghĩ trong đầu vào một thời điểm n{o đó trong buổi trị liệu.

Lietaer (1991) cũng ph}n biệt giữa sự trung thực và sự “bộc bạch” (transparency). Sự trung
thực có khuynh hướng hướng nội, nhìn vào bên trong trải nghiệm của một con người và tìm
ra ý nghĩa của nó. Bộc bạch là tự bộc lộ ra những gì bên trong nhà trị liệu. Những nhà trị liệu
theo trường phái thân chủ trọng tâm rất đ|nh gi| cao sự tự bộc lộ (self-disclosure) của nhà
trị liệu trong khi làm trị liệu, nhưng họ chỉ xem trọng những sự tự bộc lộ nào có tính thích

38
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

hợp cho việc trị liệu. Rogers cho rằng nhà trị liệu chỉ nên tự bộc lộ những phản ứng của họ
trong hai trường hợp sau: (1) khi những phản ứng ấy diễn ra dai dẳng và (2) khi chúng
đang trên đường dẫn đến một mối quan hệ trị liệu.

Gendlin (1967) lưu ý nh{ trị liệu phải tự bộc lộ một cách hiệu quả và có tính xây dựng hơn
những người quen biết bình thường của thân chủ. Nếu nhà trị liệu có một phản ứng đối với
thân chủ (ví dụ tức giận chẳng hạn), ông ta phải tự làm việc với bản thân mình về phản ứng
đó trước khi chia sẻ nó với thân chủ. Ông ta phải hướng vào nội tâm và cố gắng định ra mức
độ nào mà phản ứng đó l{ “thuộc về mình” v{ mức độ nào mà phản ứng đó “thuộc về mối
quan hệ”. Nếu ông x|c định rằng nó “thuộc về mối quan hệ” thì ông ta sẽ chia sẻ phản ứng
đó với thân chủ. Tuy nhiên, khi đó nh{ trị liệu phải chia sẻ phản ứng đó như l{ một “phản
ứng của nhà trị liệu” chứ không phải như l{ “một sự thật kh|ch quan”.

Một sự tự bộc lộ như thế sẽ không phải là một sự chỉ trích, m{ cũng không phải là một nghệ
thuật buộc tội. Thay v{o đó, nó như một “lời mời” đối với thân chủ để nhà trị liệu cùng với
thân chủ khám phá những hậu quả từ h{nh động của họ. Trái lại, những người quen biết
trong đời sống thân chủ thường chỉ bộc lộ ý kiến của họ theo kiểu đ|nh đồng thân chủ với
vấn đề của anh ta khiến cho thân chủ sẽ trải nghiệm về “bản th}n mình như l{ một vấn đề”.

Sự trung thực là cơ sở cho việc thực hành trị liệu theo hướng chiết trung

Từ năm 1960 trở về sau, ngày càng có thêm nhiều nhà trị liệu nhấn mạnh vào tính trung
thực như l{ một điều kiện trị liệu quan trọng nhất, mặc dù điều này chỉ xảy ra trong bối
cảnh nhà trị liệu có sự nhiệt tình, thấu cảm và có niềm tin vào khả năng tự định hướng nội
tại của thân chủ. Đối với nhiều nhà trị liệu, việc nhấn mạnh vào tính trung thực có thể cung
cấp một cơ sở cho việc thực hành tâm lý trị liệu theo đường hướng chiết trung. Điều trước
tiên là nó khuyến khích nhà trị liệu tự tìm kiếm phong cách của riêng mình khi diễn đạt sự
thấu cảm, thay vì chỉ diễn đạt chủ yếu bằng hình thức phản ảnh. Đôi khi tại thời điểm trị
liệu, sự đ|p ứng có tính thấu cảm có thể được thực hiện bằng c|ch xoay lưng lại, cho phép
mình ngồi xa thân chủ ra một chút, giữ yên lặng, đặt một câu hỏi, chia sẻ một ý nghĩ hoặc
một cảm xúc, hoặc thậm chí đề nghị thực hiện một kỹ thuật. Sự thấu cảm được bày tỏ một
cách trung thực không hẳn là một loại đ|p ứng có tính chuyên biệt, mà nó còn tùy thuộc vào
khả năng điều chỉnh mức độ v{ x|c định thời lượng của nhà trị liệu.

Điều thứ hai là việc nhấn mạnh vào tính trung thực tạo ra một cơ sở triết lý cho các nhà trị
liệu trong việc bộc lộ ra quan điểm của họ, chia sẻ các ý kiến v{ đề xuất các kỹ thuật. Nếu
nhà trị liệu có một ý kiến, một suy nghĩ hoặc một sự hiểu biết về một kỹ thuật mà vẫn cố
gắng giữ lại không nói ra để cố đóng vai trò như một nhà trị liệu “không hướng dẫn”, thì khi
đó ông ta không còn trung thực nữa. Vấn đề không phải ở chỗ một kỹ thuật có thể được đề
xuất hay không mà là ở chỗ nó được đề xuất như thế nào. Liệu một kỹ thuật có được đề xuất
như một cố gắng của “chuyên gia” để định khuôn cho thân chủ của mình hay là nhà trị liệu
sẽ l{m điều đó như một người chia sẻ kinh nghiệm cho một người khác? Ở cách thức thứ
39
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

hai có một thông điệp được truyền đi: “Có một biện pháp mà theo kinh nghiệm riêng của tôi
là rất hữu ích. Tuy nhiên, bạn có thể đ|nh gi| nó có hữu ích cho bạn hay không và bạn có
thể áp dụng nếu bạn muốn. Với sự cải biên này, nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng t}m đ~
đưa v{o sử dụng các kỹ thuật như thôi miên, ph}n tích giấc mộng, cùng các kỹ thuật gestalt
và hành vi.

Ví dụ, Swilden (1990) cho rằng trong việc trị liệu những bệnh nhân rối loạn giáp ranh
(borderline disorder), nhà trị liệu phải sử dụng các chiến lược làm giảm lo âu, thách thức và
diễn giải, song hành với tham vấn, hỗ trợ và khuyên bảo. Ông cũng cho rằng trong khi nhà
trị liệu vẫn phải thấu cảm thì điều tốt hơn l{ không nên chỉ áp dụng các kiểu phản ảnh theo
truyền thống đối với những bệnh nhân này.

Làm thế nào mà ta có thể áp dụng kỹ thuật thách thức (confrontation) mà vẫn theo xu
hướng thân chủ trọng tâm? Nói chung, sự thách thức của một nhà trị liệu thường kéo theo
việc tạo cơ hội cho thân chủ thay đổi cách nhìn. Một số nhà trị liệu cho rằng kỹ thuật thách
thức đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân rối lọan nhân cách giáp ranh, vì những
bệnh nh}n n{y thường có một “cấu trúc c|i tôi chưa trưởng th{nh”. Nh{ trị liệu khi ấy sẽ
thách thức thân chủ từ vị thế của một người trội hơn về hiểu biết, vì nhà trị liệu được xem
là một người trưởng th{nh hơn, có c|i tôi mạnh mẽ hơn v{ có khả năng cung cấp cho thân
chủ một nhãn quan thực tế hơn.

Các nhà trị liệu thân chủ trọng t}m thì “th|ch thức” th}n chủ theo một cơ sở triết lý hoàn
toàn khác. Khi nhà trị liệu thách thức hành vi của thân chủ v{ xem đó như một hành vi tự
hủy hoại, thì mục đích l{ để tiếp xúc với họ một cách trung thực. Nhà trị liệu không cố đóng
vai trò như một “chuyên gia” đi “sửa sai” những hành vi ấy, m{ như một con người muốn
chia sẻ những kinh nghiệm và nhãn quan của mình với thân chủ, mời thân chủ suy nghĩ về
việc đó v{ có thể từ chối nếu họ không đồng ý.

Nói chung, việc nhấn mạnh vào tính trung thực cho phép nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng
tâm thực hành trị liệu theo một cách có tính chiết trung, uyển chuyển hơn v{ phù hợp hơn
với nhân cách riêng của mình. Nó cũng cho phép uyển chuyển hơn khi “nối kết” mối quan
hệ để có thể tương thích hơn với những kiểu thân chủ khác nhau.

10.7. Chuyển di và chuyển di ngược (Transference &


Countertransference)

Nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng t}m như Shlien (1983) v{ Bohart (1995) xem chuyển di và
chuyển di ngược là những hiện tượng không có ý nghĩa hoặc không có ích lợi gì trong tâm lý
trị liệu. Các thuật ngữ này có nguồn gốc từ học thuyết phân tâm. Chuyển di là hiện tượng chỉ
việc thân chủ có khuynh hướng nhận hiểu các hành vi của nhà trị liệu dựa trên những trải
nghiệm mà thân chủ có được từ những người có ý nghĩa kh|c (thường là với cha mẹ của
mình) trong quá khứ. Chuyển di ngược chỉ khuynh hướng của nhà trị liệu trong việc nhận

40
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

hiểu những hành vi của thân chủ dựa trên những trải nghiệm và các vấn đề chưa được giải
quyết trong quá khứ của nhà trị liệu.

Trường phái thân chủ trọng tâm xem các khái niệm này không có lợi ích gì bởi vì chúng
không ph}n định được rõ những loại trải nghiệm khác nhau. Chúng ta luôn luôn phải
“chuyển di” những trải nghiệm từ quá khứ để có thể hiểu được những gì xảy ra trong hiện
tại. Bất cứ khi nào chúng ta sử dụng các trải nghiệm trong quá khứ, chúng ta cũng đều có
khả năng sai lầm. Điều quan trọng chủ yếu không phải là ở chỗ chúng ta có sử dụng những
trải nghiệm trong quá khứ để hiểu biết hiện tại hay không – Bởi vì chúng ta luôn làm thế.
M{ điều quan trọng chính là ở chỗ chúng ta có chú ý đến những khác biệt giữa những điều
mới mẻ trong hiện tại với những trải nghiệm trong quá khứ của chúng ta hay không và ở
chỗ chúng ta có sử dụng điều n{y để học hỏi v{ điều chỉnh nhận thức của chúng ta hay
không. Các thân chủ dường như vẫn thường “nhận định sai” về nhà trị liệu, nhưng điều đó
không có nghĩa l{ họ đang “chuyển di”. Thay v{o đó, do th}n chủ bị thiếu lòng tin vào bản
th}n nên điều đó cũng có ảnh hưởng lên trên khả năng lắng nghe một cách cởi mở các
thông tin mà họ nhận được, kể cả những thông tin từ các trải nghiệm nội tâm lẫn những
thông tin đến từ người khác. Khi thân chủ dần dần có được lòng tin vào bản thân và lòng tin
vào nhà trị liệu, và khi họ học được cách lắng nghe cảm xúc của họ, thì họ sẽ ngày càng có
khả năng nhận hiểu tốt hơn c|c thông tin từ những tình huống sống xung quanh.

Nhà trị liệu cũng luôn “chuyển di ngược”, ví dụ: họ có thể sử dụng các tiên kiến dựa trên
những trải nghiệm trong quá khứ của họ để hiểu một thân chủ trong hiện tại. Các tiên kiến
n{y cũng có thể nảy sinh sâu xa từ trong các vấn đề riêng tư của nhà trị liệu, được định hình
từ trong khuôn khổ văn hóa v{ qu| trình đ{o tạo chuyên môn của nhà trị liệu. Khi nhà trị
liệu xem xét thân chủ thông qua góc nhìn của những chẩn đóan t}m bệnh học và thông qua
những lý thuyết quen thuộc mà họ đ~ được đ{o tạo thì họ cũng đang “chuyển di ngược”.
Một nhà trị liệu t}m động học, khi đang xem xét một đ|p ứng của thân chủ như một hiện
tượng chuyển di, thì người ấy cũng đang “chuyển di ngược”.

Những đ|p ứng của nhà trị liệu sẽ có tính sáng tạo và có tính trị liệu nếu chúng được thể
hiện như những cách thức riêng của cá nhân nhà trị liệu chứ không như những sự thực
khách quan từ bên ngo{i đưa đến thân chủ. Nhà trị liệu cũng cần lắng nghe thân chủ xem
những nhận thức và phản ứng của thân chủ có tương xứng với những trải nghiệm của họ
hay không.

Điều quan trọng đối với cả thân chủ lẫn nhà trị liệu là họ cần nhận ra tiến trình làm việc
giữa họ với nhau trong hiện tại l{ có tính độc nhất là khác biệt với những gì đ~ xảy ra trong
quá khứ. Câu hỏi được đặt ra là: Liệu mỗi người có đang xem xét những tiên kiến cá nhân
của mình để thay đổi chúng theo thời gian hay không và có thực sự biết rằng hiện mình
đang gặp một con người cụ thể hoặc đang ở trong một tình huống cụ thể hay không? Quá
trình này là rất cần thiết để có được những khả năng ứng phó hiểu quả trong cuộc sống. Đ}y

41
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

là quá trình mà một nhà trị liệu cần phải phát triển nên và thực hiện cho chính bản thân
mình. Đ}y cũng chính l{ qu| trình m{ nh{ trị liệu thân chủ trọng tâm tạo nên khuôn mẫu
cho các thân chủ thông qua việc chấp nhận thân chủ và khuyến khích họ tự khám phá bản
thân một cách cởi mở.

Các khái niệm chuyển di và chuyển di ngược được hình thành từ những lọai liệu pháp tâm
lý dựa theo quan điểm y khoa truyền thống, trong đó tính “c| nh}n” (personal) tách biệt
hẳn với tính nghiệp vụ (professional). Tuy nhiên, trong học thuyết thân chủ trọng tâm, tính
“c| nh}n” lại l{ tính “chuyên nghiệp” với một ý nghĩa rất quan trọng. Theo Bohart (1995),
khi nhà trị liệu có một phản ứng của c| nh}n mình đối với thân chủ, vấn đề được đặt ra sẽ
không phải l{ “l{m thế nào tôi có thể lọai bỏ phản ứng đó?”, m{ nh{ trị liệu cần phải suy
nghĩ theo một c|ch kh|c như sau: “l{m thế n{o để tôi có thể khiến cho cách phản ứng đó trở
nên có tính trị liệu?”. Nếu nhà trị liệu cũng có những vấn đề tương tự như vấn đề mà thân
chủ đang gặp phải và nhà trị liệu cũng chưa giải quyết được những vấn đề của riêng mình,
thì điều này chỉ có thể g}y phương hại cho mối quan hệ trị liệu khi nhà trị liệu không thể
thấy được tính độc đ|o trong trải nghiệm của thân chủ đối với vấn đề ấy. Ngược lại, chính
nhờ việc đ~ từng đấu tranh với những vấn đề như vậy mà nhà trị liệu có thể thấu cảm với
thân chủ hơn. Không nhất thiết phải giải quyết ngay vấn đề chừng nào mà nhà trị liệu vẫn
còn đang lắng nghe và kiểm tra những suy nghĩ của mình. V{ đôi khi chính những nhà trị
liệu mà bản th}n đ~ từng giải quyết được những vấn đề tương tự lại là những người có khả
năng nhiều nhất trong việc trình bày cho thân chủ thấy được những giải pháp của họ.

11. Cơ chế bình phục – Cơ chế thay đổi

Đối với trường phái thân chủ trọng tâm, trị liệu là một tiến trình “tạo lập” chứ không phải là
“sửa chữa”. Một số loại liệu pháp tâm lý tập trung vào việc sửa chữa những tổn thương của
thời quá khứ. Tuy nhiên, trong liệu pháp thân chủ trọng tâm, việc trị liệu tập trung vào
những cách thức mới có tính sáng tạo giúp thân chủ “tổng hợp” lại những trải nghiệm cũ, từ
đó đưa họ đi tới, vượt qua những cách thức sống theo kiểu cũ. Như một phần trong tiến
trình trị liệu, các trải nghiệm sang chấn trước đó cũng được liên hệ đến theo một cách thức
mới, được “khơi thông” (work through) v{ được thống nhập vào trải nghiệm sống của cá
nhân thân chủ. Một phụ nữ từng bị xâm hại từ thuở nhỏ có thể sẽ trở nên trân trọng và thấy
quý c|i qu| trình m{ cô đ~ cố gắng sống và bảo tồn chính bản thân mình. Từ đó, cô có thể
cảm nhận được sức mạnh và nghị lực, thay vì chỉ thấy yếu đuối như xưa. Cũng từ những trải
nghiệm sống này, cô có thể phát triển nơi con người mình một sự nhạy cảm và khả năng
quan t}m chăm sóc người khác. Việc khơi thông c|c sang chấn trong quá khứ vì thế không
thực sự là một sự “sửa chữa” những tổn thương, m{ l{ việc học tập cách thức thống nhập và
tổ chức lại những trải nghiệm sang chấn đó để huy động được các tiềm năng nơi th}n chủ.

Tiến trình trị liệu là có tính sáng tạo, vì thế nhà trị liệu thường không đưa ra ý kiến gì về
những giải pháp. Mahoney (1991) nhắc lại nghiên cứu của Ilya Prigogine về các hiện tượng

42
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

hóa học và vật lý, cho thấy những hệ thống có tình trạng xáo trộn về tổ chức đôi khi đ~ tự
nhiên chuyển sang một mức độ tổ chức hoàn toàn mới và phức tạp hơn. C|c nh{ trị liệu
thân chủ trọng tâm tin rằng một sự thay đổi như thế cũng vẫn thường xảy ra trong tâm lý
trị liệu.

Vì vậy, nhà trị liệu không phải là những chuyên gia đưa ra những lời giải đ|p. Thay vì thế,
nhà trị liệu phải là một “chuyên gia về tiến trình” (process expert), một người có thể thúc
đẩy các tiến trình có tính sáng tạo. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm cố gắng mang lại một
“tiến trình đối thoại” (dialogical process), từ đó nẩy sinh ra những chức năng sống mới,
sáng tạo hơn, tinh tế hơn. Hai khối óc thì tốt hơn l{ chỉ có một, ngay cả khi chẳng có c|i đầu
n{o “biết” được giải ph|p n{o, con đường nào có thể giúp họ đi tới.

Trong một mối quan hệ trị liệu có sự thấu cảm và sự nâng đỡ về mặt trải nghiệm, nhà trị
liệu sẽ tạo nên một “khu vực phi xung đột” (conflict-free zone) mà việc này có thể huy động
được “sự thông thái có tính quyết định” của thân chủ, thúc đẩy thân chủ khám phá những
trải nghiệm và những tư duy của bản thân họ, thống hợp lại những gì ban đầu có tính không
hài hòa bên trong những suy nghĩ, quan điểm và trải nghiệm của họ, đưa th}n chủ đạt đến
khả năng hợp nhất lại tất cả những trải nghiệm sống của họ. Thân chủ sẽ cảm thấy tự do
hơn để thực hiện những hành vi mới, sẵn lòng chấp nhận thất bại, để rồi sau đó điều chỉnh
lại và có thể đạt đến hiệu quả thực sự.

Một cảm nhận về tính “hiệu năng” (efficacy) sẽ phát triển. Thân chủ nghĩ rằng “Tôi có thể
học hỏi, thay đổi và làm cho cuộc sống của tôi đi tới”. Th}n chủ nhận biết được mình có thể
đương đầu với vấn đề của mình và có thể điều chỉnh bản thân cho phù hợp, bất kể vấn đề
đó tồi tệ như thế nào. Ví dụ, một thân chủ có thể học được cách sống hữu ích ngay cả khi
mình bị liệt. Thân chủ cũng nhận ra rằng cuộc sống là một tiến trình đối phó liên tục với các
vấn đề, các thách thức và phải đi tới. Mục đích của cuộc sống không nhất thiết phải là làm
cho bản th}n mình được mãn nguyện hay được hạnh phúc – Điều n{y tr|i ngược lại với
những gì mà một số liệu pháp thuộc trường phái nh}n văn (humanistic therapies) đ~ chủ
trương.

Nhà trị liệu thân chủ trọng t}m không “dạy” cho th}n chủ những kỹ năng sống giống như
nhà trị liệu theo trường phái hành vi. Tuy nhiên, tiến trình trị liệu theo kiểu thân chủ trọng
tâm vẫn cung cấp cho thân chủ những khuôn mẫu về những kỹ năng học tập như kh|m ph|
và lắng nghe những trải nghiệm nội tâm, hoặc những kỹ năng giao tiếp như thế nào cho thật
hiệu quả. Và thân chủ có thể “học” được những kỹ năng ấy thông qua làm việc với nhà trị
liệu (như một khuôn mẫu) hoặc thông qua việc tự mình trải nghiệm. Thân chủ có thể học
được những điều có giá trị từ những trải nghiệm của mình. Họ cũng học được rằng lắng
nghe người khác tốt hơn l{ b{y tỏ ý muốn của mình hoặc |p đặt các giá trị của mình lên trên
người khác. Thảo luận bằng cách thức cởi mở và hợp tác là cách tốt nhất để tìm kiếm giải
pháp cho vấn đề v{ huy động được “sự thông thái của tập thể”. Việc tôn trọng những cách

43
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

thức khác nhau không chỉ quan trọng trong quan hệ liên cá nhân mà còn phát huy thêm
tính sáng tạo do biết cởi mở để đi đến việc tạo nên những khác biệt.

11.1. Nội thị (insght)

Khả năng nội thị (còn có cách dịch l{ “thấu hiểu”) không phải l{ cơ chế chính tạo nên sự
thay đổi trong liệu pháp thân chủ trọng tâm, dù rằng thân chủ thường nhận được khả năng
này. Theo Meyer (1981), sự thay đổi vẫn có thể xảy ra mà không cần đến khả năng nội thị.
Chính sự trải nghiệm trực tiếp về mối quan hệ trị liệu mới l{ điều có t|c động lớn nhất. Việc
một người học được điều gì từ bản thân mình không quan trọng bằng những thay đổi trong
cách thức làm thế n{o để người đó liên hệ đến chính mình, đến người người kh|c v{ đến
với những trải nghiệm có vấn đề. Đ}y l{ những thay đổi rất phức tạp, sống động và xảy ra
trong toàn bộ cơ thể, theo cách thức mà một người tự trải nghiệm, chứ không phải l{ được
hướng dẫn “từ bên trên” của sự nội thị.

Sự tự khám phá bản thân (self-exploration) là có tầm quan trọng then chốt, vì vậy kỹ thuật
diễn giải nói chung không được áp dụng trong liệu pháp thân chủ trọng tâm. Nhà trị liệu
không cố gắng mang lại những “điều mới mẻ” cho th}n chủ hoặc mang đến cho thân chủ
khả năng nội thị.

11.2. Vai trò của nhân cách nhà trị liệu

Sự hài hòa của nhà trị liệu cũng như việc ông ta hiện diện như một con người thật sự trong
khi trị liệu chính là yếu tố tối hậu giúp cho tiến trình thay đổi nơi th}n chủ. Một nhà trị liệu
tốt sẽ luôn tìm kiếm phương thức trị liệu của chính mình, miễn là cách thức của ông có thể
mang đến cho thân chủ một trường có tính trị liệu.

Các yếu tố hạn chế sự thành công của liệu pháp thân chủ trọng tâm

Trước tiên, hiệu quả trị liệu của liệu pháp thân chủ trọng tâm bị hạn chế ở những trường
hợp thân chủ thiếu động cơ cho việc trị liệu. Những thân chủ được đưa đến trị liệu không
theo ý muốn của họ, ví dụ những trường hợp do tòa án chuyển đến hoặc những thiếu niên
được cha mẹ đưa đến, là những người rất khó để có thể làm việc. Việc thiết lập một mối
quan hệ tốt trở thành một việc làm trọng tâm ở những đối tượng này.

Điều kế tiếp, những thân chủ khó có thể thiết lập quan hệ sẽ giới hạn hiệu quả của liệu pháp
thân chủ trọng tâm. Ví dụ, những người bị rối loạn nhân cách giáp ranh là những thân chủ
rất khó làm việc, không chỉ vì cấu trúc nhân cách của họ có tính cách rất nguyên sơ, m{ còn
bởi vì nhiều người trong số họ không thể chịu đựng được những hụt hẫng có thể xảy ra
trong tiến trình trị liệu. Trị liệu có thể hiệu quả ở những thân chủ này với điều kiện phải
thiết lập được một mối quan hệ trị liệu vững chắc (Bohart, 1995).

44
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Liệu pháp thân chủ trọng t}m đôi khi được xem là không mang lại lợi ích ở những thân chủ
không sử dụng được lời nói (“nonverbal” clients). Tuy nhiên, có những nhà trị liệu đ~ th{nh
công trong trị liệu những bệnh nhân tâm thần phân liệt không nói được (Gendlin, 1967).
Prouty (1990) cũng đ~ ph|t triển những kỹ thuật để làm việc với những bệnh nhân tâm
thần phân liệt v{ người thiểu năng t}m thần mức độ nặng.

Những khía cạnh được chia sẻ với các trường phái trị liệu khác

Sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của mối quan hệ trị liệu đ~ được chấp nhận ở hầu hết
c|c trường phái tâm lý trị liệu. Sự thấu cảm cũng được c|c trường ph|i kh|c đề cao, tuy mỗi
loại liệu pháp có cách vận dụng khác nhau về khái niệm n{y (Bohart, 1991). Ý tưởng sử
dụng (thay vì loại bỏ) những phản ứng có tính cá nhân của nhà trị liệu cũng được nhấn
mạnh trong liệu pháp ph}n t}m theo trường phái quan hệ đối tượng (object relations), và
việc tự bộc lộ bản thân (self-disclosure) nay cũng đ~ được nhiều nhà trị liệu theo trường
phái phân tâm chấp nhận.

TÓM LẠI
Liệu pháp thân chủ trọng t}m ng{y nay đ~ được vận dụng vào việc trị liệu cho rất nhiều loại
vấn đề và trên nhiều loại thân chủ khác nhau, bao gồm cả các lọai rối lọan như nghiện rượu,
tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách (Bohart, 1990; Swilden, 1990), những
người thiểu năng t}m thần v{ người già (Lietaer và cs., 1990). Liệu ph|p “tiến trình-kinh
nghiệm” được áp dụng thành công trong trị liệu chứng trầm cảm (Elliott và cs., 1990). Liệu
ph|p “kinh nghiệm” được áp dụng cho c|c trường hợp rối lọan nhân cách giáp ranh và hỗ
trợ bệnh nh}n ung thư (Greeberg, Elliott và Lietaer, 1994). Một số nhà trị liệu thân chủ
trọng t}m cũng đ~ ph|t triển những mô hình làm việc với gia đình v{ c|c cặp vợ chồng
(Levant & Shlien, 1984; Lietaer và cs., 1990). Liệu pháp thân chủ trọng tâm khởi thủy đ~
được hình thành từ một trung t}m hướng dẫn trẻ em v{ sau đó đ~ được vận dụng thành
công trong trị liệu ở trẻ em (Virginia Axline, 1947).

Ở trẻ em, một mối quan hệ tốt trong đó đứa trẻ nhận thấy mình có giá trị, được hiểu và
được chấp nhận, thông qua sự thấu cảm, hài hòa và chấp nhận của nhà trị liệu, là tác nhân
tạo nên sự thay đổi thậm chí còn quan trọng hơn cả ở tâm lý trị liệu ở người lớn. Thể thức
trị liệu l{ chơi v{ những cảm xúc sẽ được nói ra thành lời trong bối cảnh chơi.

Tương tự, ở trẻ vị thành niên, việc thiết lập một mối quan hệ tốt cũng l{ một mục đích trị
liệu quan trọng. Nhiều trẻ vị th{nh niên đến trị liệu không phải do ý muốn của mình và
thường không tin v{o người lớn. Santen (1990) cũng đ~ sử dụng liệu pháp thân chủ trọng
tâm cho những trẻ em và thiếu niên bị sang chấn tâm lý.

Triết lý nhân vị trọng tâm (person-centered) làm cho nó trở nên đặc biệt phù hợp cho việc
trị liệu các thân chủ là phụ nữ, người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số, những người thuộc

45
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

các nền văn hóa kh|c, hoặc những người có thay đổi định hướng giới tính. Đó l{ vì nh{ trị
liệu không được xem là những “chuyên gia” đưa ra những điều “đúng đắn” cho th}n chủ, mà
là những “người kh|m ph| đồng h{nh” (fellow explorers) – tức là những người cố gắng đi
vào thế giới sống của thân chủ theo một cách thức hiếu kỳ, đầy sự lưu t}m, chấp nhận và cởi
mở. Nhà trị liệu sẽ cố gắng làm việc trên một khung tham chiếu về những điều mà thân chủ
nghĩ l{ quan trọng. Một cách nghịch lý l{ điều này có thể khiến cho một nhà trị liệu thân chủ
trọng tâm trở nên có vẻ “có hướng dẫn” (directive) với một thân chủ khi người này muốn
có được sự hướng dẫn dựa theo những tập qu|n văn hóa của mình. Tuy nhiên, nhà trị liệu
có thể chịu đựng những gánh nặng khi làm việc với những người có đời sống trải nghiệm
khác biệt với mình, vì ông ta phải liên tục xem xét lại khả năng nhận thức của mình về các
trải nghiệm của thân chủ, để bảo đảm rằng những nhận thức ấy không bị “nhuốm m{u” bởi
những vốn sống v{ định kiến của chính mình.

Có một số những chỉ báo có thể giúp nhà trị liệu nhận biết được việc trị liệu của mình có đi
đúng hướng hay không. Những chỉ báo ấy có thể gồm: việc thân chủ càng lúc càng trở nên
dễ d{ng hơn trong việc liên hệ và chấp nhận những cảm xúc và trải nghiệm của bản thân họ,
thân chủ cảm thấy chấp nhận v{ tin tưởng hơn v{o bản thân họ, thân chủ bắt đầu có những
cố gắng trong việc tự chọn những quyết định, thân chủ bắt đầu quan hệ bình đẳng hơn với
nhà trị liệu, thân chủ cảm thấy thỏai m|i hơn trong việc tự bộc lộ bản thân, thân chủ dung
nạp tốt hơn với những điều ngược với ý muốn, có thể đối mặt với nó và liên tục cố gắng để
làm chủ tình huống. Sau cùng, tiêu chí quan trọng nhất cho thấy việc trị liệu có hiệu quả
chính là việc thân chủ cảm thấy mình đạt được sự tiến bộ.

46
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Chương 3: LIỆU PHÁP PHÂN TÂM CỔ ĐIỂN - CƠ SỞ LÝ LUẬN

Sigmund Freud (1856-1939) l{ cha đẻ của phân tâm học v{ đồng thời cũng l{ một nhà thực
hành phân tâm. Theo Freud, hành vi của một con người được x|c định bởi cả những yếu tố
bên trong nội tâm (intrapsychic) lẫn những yếu tố trong mối quan hệ liên cá nhân
(interpersonal). Con người không làm chủ được số phận của mình, vì h{nh vi được dẫn dắt
bởi bản năng v{ việc thỏa mãn các nhu cầu sinh học cơ bản. Hành vi không có tính ngẫu
nhiên m{ đ~ được x|c định bởi những trải nghiệm trong quá khứ.

1. Các mức độ nhận biết của tâm trí

Freud (1935) phân chia hoạt động tâm trí thành ba khu vực với ba mức độ khác nhau về sự
nhận biết:

 Ý thức (conscious): tầng mức hoạt động của t}m trí m{ con người có thể nhận biết
được thông qua tư duy, ý tưởng và cảm xúc.
 Tiền ý thức (preconscious): làm phần ký ức có thể gợi nhớ lại được.
 Vô thức (unconscious): theo Freud, đ}y l{ phần quan trọng nhất của bộ máy tâm trí
vì đó phần quy định nên những hành vi của con người. Con người không thể nhận
biết được những hoạt động đang diễn ra trong phần vô thức.

Theo lý thuyết phân tâm, tầm quan trọng của các cảm xúc bên trong vô thức là ở chỗ chúng
thường xuyên cố gắng thoát lộ lên trên phần ý thức và mỗi người đều phải cố gắng đầu tư
năng lượng để giữ chúng lại bên trong vô thức. Freud xem con người luôn ở trong trạng
th|i xung đột nội t}m thường xuyên với những gì mà bản thân không tự nhận biết được.

2. Cấu trúc của nhân cách

Về sau, trong khi vẫn giữ sự phân chia tâm trí thành ba mức độ nhận biết nêu trên, Freud
đưa ra thêm lý thuyết về một cấu trúc nhân cách ba ngôi gồm cái Tôi (ego), cái Siêu Tôi
(superego) và cái Ấy (id).

Id tức “cái Ấy” bao gồm những bản năng, với hai loại bản năng quan trọng nhất là dục tính
(sex) và hung tính (aggression). Chức năng cơ bản của cái Ấy l{ duy trì con người ở trong
trạng thái thoải mái, không bị những áp lực căng thẳng. Cái Ấy vận h{nh theo “nguyên lý
khoái lạc” (pleasure principle) hướng đến sự thỏa mãn các nhu cầu có tính bản năng. Nói
chung, c|c xung năng từ cái Ấy (id impulses) chỉ đi v{o phần ý thức khi cái Tôi ở trong tình
trạng yếu kém. Cái Ấy hiện diện ngay từ lúc sinh ra, là thành phần chủ yếu của tâm trí một
đứa bé sơ sinh. C|i Ấy chứa đựng những năng lượng của dục tính mà Freud gọi là libido.

47
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Cái Tôi (ego): Không giống như c|i Ấy, cái Tôi không có sẵn vào lúc sinh ra, nhưng nó sẽ
dần dần hình thành và phát triển khi đứa trẻ tương t|c với mội trường sống. Chức năng của
cái Tôi là thực hiện việc kiểm soát bản thân và hiểu biết thế giới bên ngo{i. Trong giai đoạn
đầu đời, đứa trẻ không thể phân biệt được các sự vật, v{ đó là lý do chủ yếu khiến đứa bé
con đang đói bụng có thể cho vào miệng tất cả những gì m{ nó có được trong tay. Đứa trẻ
khi đó vẫn không có được những cảm nhận về thế giới thực tại ở bên ngoài, và rồi trẻ sẽ
phải học cách phân biệt giữa thực tế khách quan và những hình ảnh bên trong tâm trí của
nó. Cũng qua qu| trình đó, đứa trẻ sớm nhận ra rằng việc tạo nên những hình ảnh trong
tâm trí không hề giúp thỏa m~n được những nhu cầu của nó, và hệ quả là trẻ bắt đầu phân
biệt được giữa bản thân nó và thế giới bên ngoài, bắt đầu học cách tìm kiếm những sự vật
bên ngo{i để phù hợp với những hình ảnh bên trong tâm trí của nó. Quá trình này tạo điều
kiện cho cái Tôi tách biệt ra khỏi cái Ấy v{ được xem l{ qu| trình đồng nhất hóa
(identification).Đ}y l{ một trong những khái niệm quan trọng nhất trong lý thuyết phân
tâm.

Trong khi cái Ấy có chức năng chủ yếu là nhằm thỏa mãn các nhu cầu của bản thân mà
không cần xem xét đến thực tế bên ngoài, thì cái Tôi lại phát triển vượt lên trên cái Ấy bởi vì
bản th}n con người cũng có nhu cầu phải giải quyết những việc xảy ra trong thực tế. Cái Tôi
đảm nhận việc điều hòa giữa cái Ấy và thế giới bên ngoài.Vì thế, cái Tôi vận hành dựa trên
“nguyên lý thực tế” (reality principle), nó cố gắng kềm giữ việc tiêu hao năng lượng tâm trí
cho đến khi x|c định được một đối tượng ở bên ngoài thích hợp để thỏa mãn các nhu cầu
của cá nhân. Ở trẻ em đang lớn lên, sự phát triển dần của cái Tôi sẽ l{m thay đổi dần hành vi
nơi đứa trẻ. Khi trẻ biết rõ vật gì ở bên ngoài có thể giúp nó thỏa m~n được cơn đói, nó sẽ
ngưng dần việc bỏ tất cả mọi thứ vào miệng. C|i Tôi sau đó sẽ trở nên là thành phần chủ
đạo trong nh}n c|ch con người.

Cái Siêu Tôi (superego): Tiến trình đồng nhất hóa cũng quan trọng trong sự phát triển của
cái Siêu Tôi. Những đối tượng đầu tiên trong thế giới bên ngoài giúp thỏa mãn các nhu cầu
của đứa trẻ chính là cha mẹ của nó.Ngay từ giai đoạn phát triển đầu đời, trẻ cũng nhận ra
rằng ngay cả những con người quan trọng đó cũng có lúc không chấp nhận những biểu hiện
từ c|c xung năng của nó. Cha mẹ hành xử như những người gìn giữ kỹ cương, thông qua c|c
qu| trình thưởng và phạt với nhiều mức độ khác nhau khiến đứa trẻ dần nhận ra được
những hành vi nào của nó l{ được chấp nhận và những hành vi nào là không chấp nhận
được. Khi quá trình này tiếp diễn suốt thời thơ ấu, trẻ không những nhận được các giá trị và
tập quán của cha mẹ, mà nó còn thống nhập những giá trị, truyền thống và tập quán mà xã
hội chấp nhận.

Cái Siêu Tôi là một dạng thức kiểm soát từ bên trong của mỗi cá nhân. Khi trẻ thực hiện một
hành vi phù hợp mà không có ai khác ở tại chỗ để chứng kiến, khi ấy có sự hiện diện của cái
Siêu Tôi. Theo quan điểm của Freud, c|i Siêu Tôi được tạo nên bởi hai thành phần, đó l{
lương t}m (conscience) v{ c|i Tôi lý tưởng (ego-ideal). Lương t}m thể hiện những điều mà

48
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

một con người tin rằng mình không nên l{m; còn c|i Tôi lý tưởng thì thể hiện những điều
mà một con người muốn thực hiện.

Các thành phần của cái Siêu Tôi vẫn thường xảy ra xung đột với c|c xung năng của cái Ấy.
C|i Siêu Tôi l{ cơ chế kiểm so|t được “c{i đặt” bên trong để đảm nhận chức năng chính l{
kiểm so|t c|c xung năng có tính nguyên sơ của cái Ấy, để từ đó con người có thể thực hiện
những h{nh vi được xã hội chấp nhận. Sự kiểm soát này chủ yếu xảy ra trong phần vô thức
của tâm trí, cá nhân mỗi người không thể nhận biết được. Cái Siêu Tôi nói chung thể hiện
những điều có tính lý tưởng bên trong mỗi c| nh}n v{ nó luôn hướng con người đến sự
hoàn hảo.

Theo quan điểm của Freud, động lực của nhân cách (dynamics of personality) có trọng tâm
nằm ở mối tương t|c giữa ba thành phần cái Ấy, cái Tôi và cái Siêu Tôi.Freud mô tả lý
thuyết ph}n t}m như một “quan niệm động lực học, xem cuộc sống tinh thần như một giao
diện giữa các lực vừa thúc đẩy nhau vừa kiểm tra lẫn nhau” (Freud, 1910). C|i Ấy vận hành
theo nguyên lý khoái lạc, thường xuyên tìm kiếm việc thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân,
trong khi đó, năng lượng của cái Tôi và cái Siêu Tôi lại vận hành theo kiểu vừa thỏa mãn
nhu cầu cá nhân, vừa duy trì sự kiểm so|t c|c xung năng từ cái Ấy. Cái Tôi không những
phải đ|p ứng với thế giới bên ngoài, mà nó còn phải l{m trung gian điều hòa giữa cái Ấy và
cái Siêu Tôi.Một cá nhân có cái Ấy vận hành nổi trội sẽ có khung hướng gia tăng xung động;
còn một người có cái Siêu Tôi vận hành nổi trội sẽ trở nên đạo đức thái quá.Chức năng của
cái Tôi còn là giữ cho c| nh}n được quân bình giữa hai cực đối lập đó.

3. Các giai đoạn phát triển tâm lý – tính dục (psychosexual development)

Freud khẳng định rằng nhân cách của một con người được hình th{nh cơ bản từ trong 5
năm đầu đời, khoảng thời gian m{ người ấy học được những cách thức để làm giảm những
áp lực căng thẳng phát sinh từ sự tăng trưởng sinh học, từ những hụt hẫng, xung đột hoặc
từ các mối đe dọa (Hall & Lindzey, 1957). Ba nguồn gốc sau phần lớn cũng l{ sản phẩm của
qu| trình tăng trưởng về mặt sinh học.

Theo Freud, sự phát triển nhân cách, bao gồm những cơ chế phòng vệ khác nhau và cách
thức m{ con người sử dụng chúng, phần lớn phụ thuộc vào quá trình phát triển tâm lý –
tính dục của người ấy. Phần lớn quá trình phát triển này xảy ra trong 5 năm đầu đời; tiếp
theo sau đó l{ một khoảng thời gian 6 năm có diễn biến tương đối tĩnh lặng, gọi là thời kỳ
tiềm ẩn. Để rồi bước sang tuổi thiếu niên, quá trình này trở nên mạnh mẽ trở lại. Freud còn
đưa thêm một giả thuyết quan trọng, đó l{ ở mỗi giai đoạn của sự phát triển sẽ có một vùng
nhất định trên cơ thể con người đóng vai trò nổi trội như một nguồn gây khoái cảm. Trong
sự phát triển bình thường, mỗi người sẽ trải qua một diễn biến có trình tự, hết giai đoạn nổi
trội của một khu vực cơ thể này thì sẽ tiếp nối bằng giai đoạn nổi trội của một vùng cơ thể
khác, và thứ tự này là giống nhau ở tất cả mọi người. Và một giả thuyết thứ ba của Freud

49
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

cho rằng: sự thất bại trong việc hoàn tất trình tự phát triển phát triển này sẽ dẫn đến các
vấn đề nghiêm trọng của nhân cách.

Các giai đoạn tiền sinh dục

3.1. Giai đoạn miệng (oral stage)

Freud tin rằng khi một đứa trẻ l{m động tác bú, nó không phải chỉ để nhận lấy thực phẩm,
mà còn là do việc bú có thể tạo nên những cảm giác khoan khoái. Giai đoạn phát triển này
kéo dài suốt một năm đầu đời, trong đó mối quan hệ mẹ-con có vai trò cực kỳ quan trọng.
Khi đứa bé đồng nhất hóa với người mẹ, nó sẽ chuyển dần từ trạng thái ái kỷ (narcissism)
hoặc “tự yêu mình” (self-love) sang trạng thái có thể yêu thương người khác. Freud khẳng
định có một mối nguy trong giai đoạn phát triển này: Nếu mối quan hệ giữa trẻ và mẹ quá
thuận lợi, trẻ sẽ trở nên lệ thuộc qu| đ|ng với mẹ và sẽ “cắm chốt” (fixed) ở giai đoạn này,
dẫn đến việc hình thành một nhân cách lệ thuộc ở tuổi trưởng thành. Ở một cực ngược lại,
khi tương t|c mẹ-con được trẻ trải nghiệm với nhiều nỗi lo âu, trẻ có thể cảm thấy không an
toàn, và trải nghiệm bất an này có thể vẫn tiếp tục cho đến tuổi trưởng thành.

3.2. Giai đoạn hậu môn (anal stage)

Trong năm thứ hai của cuộc sống, nguồn gốc phát sinh các khoái cảm được chuyển từ vùng
miệng sang khu vực hậu môn. Trong giai đoạn này, cách thức m{ người lớn tập cho trẻ đi vệ
sinh (tiêu, tiểu) đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu một trẻ ở giai đoạn n{y được xử lý vấn
đề vệ sinh theo một cách thức rất ngiêm khắc, nó sẽ có thể phát triển một loại nhân cách có
tính “kềm chế rất cao” (very retentive). Một người lớn có tính cách rất thô lỗ, ngoan cố hoặc
keo kiệt, được xem là bị “cắm chốt” ở giai đoạn hậu môn.Trong giai đoạn hậu môn, đứa trẻ
sẽ thực hiện những cố gắng đầu tiên trong việc kiểm soát bản thân và kiểm so|t người khác.

3.3. Giai đoạn cơ quan sinh dục (phallic stage)

Khoảng thời gian từ 3 đến 5 hoặc 6 tuổi l{ giai đoạn cơ quan sinh dục. Đ}y l{ giai đoạn
thường hay ph|t sinh c|c h{nh vi kém thích nghi cho c|c giai đoạn sau của đời sống. Freud
tin rằng trong giai đoạn n{y đứa trẻ nhận được các khoái cảm chủ yếu thông qua việc tự
kích thích c|c cơ quan n{y. Khi tầm quan trọng của cơ quan sinh dục c{ng gia tăng, một số
quá trình về tâm lý sẽ xảy ra: đó l{ nỗi lo sợ bị thiến (castration anxiety) ở bé trai, nỗi khao
khát muốn có dương vật (penis envy) ở bé g|i, v{ đặc biệt nổi tiếng trong học thuyết của
Freud đó l{ có sự hình thành mặc cảm Oedipe (Oedipus Complex) trong giai đoạn này.

Nổi lo sợ bị thiến nẩy sinh khi đứa bé trai sợ bị mất đi dương vật của mình. Cha mẹ, khi cố
gắng ngăn chận việc trẻ hay sờ mó v{o dương vật, có thể làm cho trẻ lo sợ rằng mình sẽ bị
thiến bỏ vật ấy. Nỗi sợ n{y đặc biệt càng nhiều thêm khi đứa bé trai có dịp nhìn thấy một bé
g|i không có dương vật; nó có thể kết luận rằng mình cũng có thể “bị phạt” giống như bé g|i
kia đ~ bị. Tương tự, một bé g|i giai đoạn này có thể bẩy sinh nỗi khát khao muốn có dương

50
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

vật khi nó phát hiện ra mình không có vật này. Bé gái có thể nhận thấy “dương vật” của nó
đ~ bị cắt bỏ do nó có thể đ~ l{m điều gì đó sai tr|i. Freud khẳng định rằng, ở cả hai giới tính
nam và nữ, những vấn đề nghiêm trọng trong sự phát triển nh}n c|ch đều có thể qui về giai
đoạn phát triển này.

Trong giai đoạn cơ quan sinh dục, có sự hình thành của điều mà Freud gọi tên là mặc cảm
Oedipe ở các bé trai và mặc cảm Electra ở các bé gái. Nói tóm gọn thì mặc cảm Oedipe nói
đến việc đứa bé trai mong muốn chiếm hữu người mẹ và loại bỏ vai trò của người bố. Mặc
cảm Electra là mong muốn của đứa bé gái muốn chiếm hữu bố mình và loại bỏ vai trò của
người mẹ. Do những mối quan hệ này khó có thể được hoàn tất theo cách thức như mong
muốn, cho nên giải pháp cuối cùng cho các mối xung đột sẽ có ý nghĩa rất quan trọng cho sự
phát triển nhân cách về sau của đứa trẻ. Trẻ về sau sẽ phải từ bỏ đối tượng (tức người bố
hoặc mẹ khác giới) để đồng nhất hóa với người bố hoặc mẹ cùng giới, để sau này khi lớn lên
có thể hướng sự khích lệ giới tính sang những đối tượng khác giới bên ngoài xã hội. Th|i độ
sau này của một con người đối với những người khác giới v{ đối với những người có quyền
lực trong xã hội được x|c định chủ yếu bởi việc người đó có th{nh công trong việc giải tỏa
mặc cảm Oedipe trong giai đoạn này hay không.Việc giải tỏa mặc cảm Oedipe sẽ được thực
hiện thông qua việc đứa trẻ đồng nhất hóa bản thân mình với người bố hoặc mẹ cùng giới
tính với mình, v{ sau đó trẻ sẽ t|i định hướng cho việc đầu tư năng lượng libido thông qua
các quá trình hợp nhất v{ thăng hoa.

3.4. Giai đoạn tiềm ẩn (latency period)

Theo quan điểm của Freud, từ cuối năm thứ 5 hoặc năm thứ 6 trở đi cho đến trước tuổi dậy
thì, đứa trẻ sẽ ở trong giai đoạn tiềm ẩn: giai đoạn mà trẻ dành phần lớn thời gian để phát
triển các kỹ năng m{ không còn mang sắc thái về tính dục nữa.

3.5. Giai đoạn sinh dục (genital stage)

Trong giai đoạn cơ quan sinh dục (phallic stage) tình yêu của trẻ mang nét đặc trưng của
tính ái kỷ.Sang giai đoạn sinh dục, sự tự yêu mình được chuyển đổi th{nh yêu người khác.
Bắt đầu tuổi dậy thì, trẻ bước v{o giai đoạn đạt đến việc hình thành những hành vi tình dục
bình thường có tính trưởng th{nh đối với người khác giới. Cá nhân trẻ sẽ chuyển dần từ
một người có tính ái kỷ thành một con người trưởng thành có tính xã hội. Trong giai đoạn
này, một c| nh}n bình thường sẽ không đi tìm kho|i cảm từ những khu vực trên cơ thể
mình như miệng, hậu môn hoặc thông qua việc tự kích thích nữa; người đó cũng không còn
chịu ảnh hưởng của nỗi lo sợ bị thiến hoặc chưa giải quyết xong mặc cảm Oedipe... Thay vào
đó, những niềm vui lớn lao có thể sẽ đến từ trong mối quan hệ với những người trưởng
thành khác giới sau này.

4. Các cơ chế phòng vệ (defense mechanisms)

51
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Mỗi giai đoạn phát triển tâm lý – tính dục đều chứa đầy những tiềm năng ph|t sinh ra c|c
hụt hẫng, xung đột v{ đe dọa đối với trẻ. Freud tin rằng con người sẽ giải quyết các áp lực
căng thẳng n{y thông qua c|c qu| trình đồng nhất hóa (identification), chuyển vị
(displacement) v{ c|c cơ chế phòng vệ.

Một trong những vai trò quan trọng nhất của cái Tôi là giải quyết những sự kiện nào khuấy
động sự lo }u bên trong con người. Cái Tôi có thể tiếp cận vấn đề bằng cách giải quyết vấn
đề một cách thực tế, hoặc cũng có thể giải quyết vấn đề bằng cách chối bỏ (deny), huyễn
tưởng hóa (fantasy) hoặc bằng những cách thức khác nhằm bóp méo thực tại.Nếu cái Tôi
tiếp cận vấn đề một cách thực tế, các cấu trúc nhân cách của đương sự sẽ được củng cố
mạnh thêm; ngược lại, nếu cái Tôi lựa chọn những giải pháp bóp méo thực tại, thì quá trình
phát triển nhân cách sẽ bị ngăn trở. Mặc dù Freud xếp loại c|c qu| trình đồng nhất hóa,
chuyển vị v{ thăng hoa như l{ c|c cơ chế phòng vệ, tuy nhiên cả ba qu| trình n{y đều là
những phương thức giải quyết vấn đề có tính thực tế và về cơ bản chúng khác xa với c|c cơ
chế phòng vệ khác (chối bỏ, huyễn tưởng hóa hoặc bóp méo thực tại). Phần lớn c|c cơ chế
phòng vệ được vận hành bên trong vô thức.Mặc dù đôi lúc c|c cơ chế phòng vệ vận hành
hiệu quả, giúp làm giảm bớt các nỗi lo }u, nhưng nếu sử dụng chúng càng nhiều thì nhân
c|ch con người càng có khả năng trở nên cứng nhắc chừng ấy.

Trong giai đoạn phát triển đầu đời, những mối nguy hiểm đe dọa bản ng~ thường có nguồn
gốc đến từ bên ngoài. Ví dụ, đứa trẻ sợ bố mẹ, những người có quyền uy, những người cao
lớn... Khi cái Siêu Tôi phát triển, mối đe dọa đối với bản ng~ cũng có thể đến từ bên trong: lo
âu có thể phát sinh khi một người lo sợ những xung năng từ cái Ấy có thể chiếm quyền kiểm
soát bản th}n. C|c cơ chế phòng vệ được phát triển để giúp cá nhân có thể đương đầu với
những mối đe dọa đến từ cả bên trong lẫn bên ngo{i, v{ đa phần chúng xảy ra ở tầng vô
thức.

4.1. Đồng nhất hóa (identification)

Đồng nhất hóa là một tiến trình xảy ra khi cái Tôi và cái Siêu Tôi phát triển. Tiến trình này
còn kéo d{i sang c|c giai đoạn về sau của cuộc sống, thông qua đó một con người khi cố
gắng đạt đến một mục đích n{o đó sẽ thống nhập c|c đặc trưng, tính c|ch của người khác
vào trong cấu trúc nhân cách của mình. Hầu hết việc này xảy ra trong tầng vô thức và theo
phương thức thử-và-sai. Nếu một h{nh vi n{o đó được một cá nhân thực hiện mà giúp làm
giảm bớt áp lực căng thẳng thì người ấy sẽ có khuynh hướng duy trì h{nh vi đó. Nếu hành vi
mới được thực hiện không giúp làm giảm bớt áp lực căng thẳng, c| nh}n người ấy sẽ không
thực hiện h{nh vi đó nữa. Mặc dù cha mẹ là những người đầu tiên và quan trọng nhất để
mỗi người trong chúng ta thực hiện việc đồng nhất hóa, nh}n c|ch con người vẫn là kết quả
của những tiến trình đồng nhất hóa từ vô số người kh|c được thực hiện trong suốt quá
trình phát triển của một con người.

4.2. Chuyển vị (displacement)


52
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Một đặc trưng rất độc đ|o của lo{i người là khả năng chuyển đổi sự đầu tư năng lượng tâm
trí từ một đối tượng này sang một đối tượng khác[1]. Nếu một đối tượng trước đ}y có t|c
dụng làm giảm căng thẳng, nhưng nay không còn hoặc đ~ bị mất đi một phần tác dụng, thì
có khả năng xuất hiện một đối tượng kh|c để thay thế. Sự phát triển của nhân cách tùy
thuộc phần lớn vào quá trình chuyển vị năng lượng và thay thế đối tượng: bởi vì đối tượng
mới không thể thỏa m~n được hoàn toàn nhu cầu làm giảm áp lực căng thẳng như đối
tượng ban đầu, cho nên c| nh}n con người luôn tìm kiếm những phương thức mới và tốt
hơn để làm gảm căng thẳng. Chuyển vị là lý do của những nỗ lực và cố gắng thường xuyên
của con người và tạo khả năng có thể thay đổi những hành vi của chúng ta.

Freud tin rằng hình thức có ý nghĩa nhất của sự chuyển vị trong quá trình phát triển của
nền văn minh chính l{ sự thăng hoa (sublimation). Thăng hoa chính l{ qu| trình trong đó
một c| nh}n thay đổi cách thể hiện những xung năng có tính nguyên sơ th{nh ra những
hành vi có thể được xã hội chấp nhận. Sự thăng hoa sẽ “tạo kênh dẫn” cho c|c năng lượng
dục tính v{ hung tính đi theo c|c mục đích có tính chất thông th|i hơn, nh}n văn hơn, nghệ
thuật hơn v{ văn hóa hơn. Vì thế, khi một con người trưởng th{nh, người đó có thể hoặc
chuyển vị đến c|c đối tượng sao cho không chỉ thỏa m~n được các nhu cầu của bản thân mà
còn góp phần vào lợi ích chung của xã hội.

4.3. Dồn nén (repression)

Một trong những khái niệm m{ Freud đ~ đề xướng sớm nhất đó l{ sự dồn nén.Dồn nén là
những cố gắng của tâm trí dùng áp lực để đưa một xung năng g}y lo }u v{o tầng vô thức.Cá
nh}n người ấy cố gắng rời xa xung năng n{y bằng cách từ chối thừa nhận sự hiện diện của
nó. Một người đang trải qua sự dồn nén có thể không nhìn thấy được một sự vật rất dễ
được nhận biết, hoặc thậm chí sự dồn nén có thể dẫn đến những tác dụng về mặt thực thể:
ví dụ một người đ{n ông qu| lo sợ c|c xung năng dục tính đến mức trở nên mất chức năng
quan hệ tình dục. Mặc dù sự dồn nén là cần thiết trong sự phát triển nh}n c|ch bình thường
và vẫn thường xảy ra với một chừng mực n{o đó ở tất cả mọi người, nhưng một số người lại
có thể trở nên lệ thuộc vào sự dồn nén vì đ~ sử dụng quá mức cơ chế phòng vệ này. Những
người n{y có khuynh hướng rút lui khỏi những sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài và nói
chung có một nh}n c|ch căng thẳng và cứng nhắc. Ở họ, c|i Siêu Tôi được xem l{ có ưu thế
nổi trội hơn c|i Tôi, còn c|i Tôi đ~ mất đi một phần sức mạnh của nó đối với cái Siêu Tôi.

Để giải quyết những xung năng bị dồn nén, c| nh}n con người phải tìm cách tin rằng xung
năng ấy không còn tạo nên mối nguy hiểm nữa.Một người đ~ từng dồn nén c|c xung năng
dục tính trong tuổi thiếu niên có thể nhận thấy cái Tôi của mình có thể đương đầu được với
c|c xung năng n{y ở tuổi trưởng thành và sự dồn nén sẽ chấm dứt.Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp, bản th}n đương sự không hề hay biết rằng một sự dồn nén vào lúc ấy có còn
cần thiết nữa hay không.

4.4. Phóng chiếu (projection)


53
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Sự lo âu xuất phát từ nguồn gốc bên ngoài thì dễ giải quyết hơn sự lo âu gây nên từ các xung
năng của cái Ấy. Vì thế, nếu một con người có thể qui kết được nỗi lo âu của mình là do một
đối tượng ở thế giới bên ngo{i g}y ra thì người ấy có thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Cơ chế
phòng vệ n{y được gọi là phóng chiếu.Trước tiên, quá trình phòng chiếu bao gồm việc xác
định một tính chất đặc trưng trong con người mình và kế đó, nó qui kết tính chất đặc trưng
ấy cho một người khác. Thay vì nói rằng “Tôi ghét chị tôi”, đương sự lại sử dụng cơ chế
phóng chiếu để nói “Chị tôi ghét tôi”. Phóng chiếu là dạng phòng vệ rất hay gặp ở những
người đang cố gắng gia tăng lòng tự tôn (self-esteem) của họ. Người ấy cố gắng làm cho bản
thân mình có vẻ tốt hơn v{ cùng lúc ấy thì cố gắng hạ thấp người khác.

4.5. Tạo phản ứng ngược lại (reaction formation)

Khi một người có một xung năng g}y lo }u, c|i Tôi có thể sẽ cố gắng giải quyết xung năng ấy
bằng cách tập trung vào một chiều hướng ngược lại.Khi một người cảm thấy ganh ghét một
ai đó, c|i Tôi có thể sẽ tìm cách giải quyết xung năng ganh ghét ấy bằng cách thể hiện ra bên
ngoài thật nhiều dấu hiệu của tình yêu thương đối với người đó.Dạng phòng vệ này gọi là
“tạo phản ứng ngược lại”. C|c hình thức hành vi có tính cực đoan như |m ảnh sợ (phobia)
chẳng hạn thường có thể được qui là do sự phòng vệ theo kiểu tạo phản ứng ngược lại.

4.6. Cắm chốt (fixation)

Theo Freud, sự phát triển nh}n c|ch bình thường diễn ra thông qua một loạt c|c giai đoạn
được phân chia rõ rệt của sự phát triển tâm lý – tính dục. Việc chuyển từ giai đoạn này sang
giai đoạn sau thường bao gồm những trạng thái lo âu và hụt hẫng. Khi nỗi lo xảy ra quá lớn,
sự tăng trưởng t}m lý bình thường sẽ bị đình ho~n, ít nhất là trong tạm thời, bởi vì cá nhân
ấy lo ngại không d|m đi tiếp sang giai đoạn sau. Người ấy khi đó đang trải qua một tình
trạng gọi l{ “cắm chốt”. Trong những trường hợp như thế, đương sự không muốn rời bỏ
khuôn mẫu hành vi quen thuộc vốn đ~ tạo sự thỏa mãn cho bản thân và không muốn chấp
nhận những hành vi mới, những h{nh vi m{ theo đương sự là không mang lại sự thỏa mãn
cần thiết.

4.7. Thoái lùi (regression)

Tương tự như cơ chế cắm chốt, có một cơ chế phòng vệ kh|c được gọi tên là sự thoái lùi:
Một người có thể quay trở về một giai đoạn phát triển đ~ vượt qua trước đó thay vì đi tiếp
sang giai đoạn phát triển sau. Việc n{y thường xảy ra khi đương sự đang đối mặt với một
mối đe dọa nghiêm trọng. Một đứa trẻ nhỏ có thể quay trở lại thực hiện những hành vi của
tuổi nhũ nhi trong ho{n cảnh nó cảm thấy bị đe dọa sẽ mất đi tình yêu thương m{ người
khác dành cho nó.

Một người trưởng thành có thể rút lui né tránh những quan hệ tình dục nam nữ, vì người ấy
cảm thấy mình không được đầy đủ, và nhờ sự rút lui khỏi những quan hệ n{y m{ người ấy

54
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

tr|nh được những tình huống gây ra lo âu. Nói chung, một người thoái lùi sẽ quay trở lại vị
trí của một giai đoạn phát triển m{ người ấy đ~ từng có lần cắm chốt tại đó.

Sự xuất hiện của thoái lùi hoặc cắm chốt thì có tính tương đối về mặt mức độ.Sự cắm chốt ở
một giai đoạn phát triển n{o đó thì hiếm khi xảy ra ho{n to{n; tương tự sự thoái lùi về một
giai đoạn trước đó cũng hiếm khi là sự thoái lùi toàn bộ.

Tóm lại, Freud tin rằng nh}n c|ch con người phát triển như l{ kết quả của hai yếu tố chính:
(1) Sự trưởng thành bằng c|ch đi suốt qua một khuôn mẫu tăng trưởng tự nhiên và (2) Việc
học cách khắc phục những lo âu, căng thẳng, xung đột, hụt hẫng và các mối đe dọa bằng
cách sử dụng sự đồng nhất hóa, chuyển vị v{ c|c cơ chế phòng vệ. Tất cả những quá trình
này sẽ “t|i tạo các kênh dẫn” cho những xung năng nguyên sơ của cái Ấy hướng đến những
nguồn lực và những đối tượng dễ tiếp cận hơn v{ dễ được chấp nhận hơn. Sự phát triển
nhân cách xảy ra theo một thể thức có trình tự, v{ có liên quan đến những khu vực cơ thể
mà từ đó mỗi c| nh}n con người cảm nhận được sự khoái lạc. Và sau cùng, mô hình nhân
cách của Freud là một mô hình theo kiểu “động lực học” (dynamic), trong đó những mối
tương t|c thường xuyên giữa cái Ấy, cái Tôi và cái Siêu Tôi sẽ x|c định cách thức phát triển
của nhân cách. Sức khỏe tâm trí lành mạnh là một sản phẩm của sự cân bằng giữa ba thành
phần cái Ấy, cái Tôi và cái Siêu Tôi.

5. Sự phát triển nhân cách bất thường

Các lý thuyết gia của trường phái phân tâm cổ điển xem các bất thường về nhân cách có
những nguyên nhân bắt nguồn từ bên trong c| nh}n con người: nghĩa l{ một rối loạn về
hành vi có nguyên nhân từ sự xáo trộn trong trạng thái cân bằng động lực nội tại (internal
dynamic equilibrium). Hai nguyên nhân có thể gây nên sự mất thăng bằng n{y l{: (1) Tương
quan động lực kém hiệu quả giữa cái Ấy, cái Tôi và cái Siêu Tôi, và (2) Việc học tập diễn ra
không đúng trong thời thơ ấu. Trong trường hợp thứ nhất, c|i Tôi vì lý do n{o đó đ~ để bị
thất bại không đóng vai trò chủ đạo trong con người ấy. Thay vì vận hành với chức năng
thống hợp, cái Tôi lại cho phép đương sự sử dụng quá mức c|c cơ chế phòng vệ.Sự lạm
dụng quá mức này, chủ yếu bằng hình thức dồn nén, đ~ bắt đầu rất sớm trong thuở ấu
thời.Đứa trẻ sử dụng cơ chế dồn nén để đương đầu với c|c xung năng g}y lo }u, đẩy chúng
xuống tầng vô thức, ở đó c|c xung năng ấy vẫn tồn tại, chỉ đến c|c giai đoạn phát triển về
sau chúng mới lộ diện ra và gây nên những khó khăn với mức độ tăng cao.Nếu cái Tôi có
khả năng giải quyết c|c xung năng n{y khi chúng lần đầu tiên xuất hiện, tiềm năng ph|t
triển một nhân cách lành mạnh hẳn sẽ được nâng cao.

Yếu tố thứ hai tham gia vào sự hình thành của c|c h{nh vi kém thích nghi đó l{ khả năng
học tập ở giai đoạn đầu đời (early learning). Freud tin rằng những h{nh vi được trẻ lĩnh hội
hoặc nhằm làm giảm năng lượng tâm lý sao cho nó có thể được xã hội chấp nhận, hoặc
nhằm kiểm so|t được các ham muốn tạo nên khoái cảm nhưng phải đi kèm theo những sự
trừng phạt nặng nề. Vì thế, phần lớn những hành vi mà trẻ học được là những sản phẩm của
55
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

một tình huống “tiếp cận – né tr|nh”: nghĩa l{ có một sự thôi thúc từ bên trong hướng đến
việc thực hiện h{nh vi, nhưng lại có những lực từ bên ngoài cấm đo|n điều đó. Một trạng
th|i xung đột như thế có thể gây nên những vấn đề như nhiễu tâm lo âu, hành vi ám ảnh –
cưỡng chế, hoặc thậm chí là tâm thần phân liệt.

Theo quan điểm của Freud, bản chất của một tình trạng nhiễu tâm (neurosis) phần lớn
được x|c định bởi những trải nghiệm học tập đầu đời., bởi những cơ chế phòng vệ mà
đương sự sử dụng để chống lại những căng thẳng, và bởi những giai đoạn phát triển tâm lý
– tính dục mà tại đó đương sự đ~ cắm chốt lại hoặc đ~ tho|i lùi về. Sau khi cố gắng đối đầu
với tình thế và bị thất bại, đương sự mới phải sử dụng đến phương thức tho|i lùi để thỏa
mãn những nhu cầu của mình.Sự thoái lùi này sẽ dẫn đến những nỗi lo }u v{ căng thẳng đầu
đời m{ sau đó những trạng thái này sẽ bị dồn nén lại. Hành vi nhiễu tâm sẽ xuất hiện trong
cố gắng giải quyết áp lực căng thẳng này. Hành vi ấy sẽ cần đền nhiều năng lượng t}m trí để
giải quyết lo âu; vì thế đương sự sẽ ngày càng bị giảm dần năng lượng để có thể đương đầu
với cuộc sống thực tế. V{ như vậy, đ~ có sự hình thành một vòng lẩn quẩn.

6. Mục đích của việc trị liệu

Mục đích chính của phương ph|p ph}n t}m l{ đưa những xung năng g}y lo }u đang bị dồn
nén từ vô thức ra tầng ý thức.Đ}y l{ những xung năng của cái Ấy m{ c|i Tôi đ~ giải quyết
không thành công.Trong trị liệu, thân chủ sẽ có cơ hội đối mặt với những tình huống mà họ
đ~ không thể giải quyết nổi. Nhà trị liệu sẽ thiết lập nên một bối cảnh an toàn, không có tính
đe dọa, qua đó th}n chủ có thể học cách giải bày những suy nghĩ v{ cảm xúc của mình mà
không sợ bị người khác lên án. Với sự tự do ấy, thân chủ được phép khám phá các mặt thích
đ|ng v{ không thích đ|ng của hành vi hiện tại và từ đó có thể xem xét việc thực hiện những
hành vi mới.

Các kỹ thuật trong trị liệu

Các kỹ thuật được áp dụng trong trị liệu l{ liên tưởng tự do (free association), chuyển di
(transference) và diễn giải (interpretation). Bài này chủ yếu trình b{y cơ sở lý luận của học
thuyết, nên chỉ đưa ra những tóm lược về kỹ thuật trị liệu.

Liên tưởng tự do đơn giản là việc yêu cầu thân chủ nói ra thành lời tất cả những gì hiện diện
trong tâm trí họ. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, thực sự điều khó nhất chính l{ l{m sao để
thân chủ có thể tham gia vào làm việc này. Nói chung, việc cố gắng nói ra tất cả những gì xảy
ra trong đầu là một h{nh vi không được xã hội khuyến khích.

Hiện tượng chuyển di thì rất phức tạp.Nó bao gồm việc thân chủ hướng các phản ứng cảm
xúc của họ vào nhà trị liệu như thể nhà trị liệu l{ “đối tượng gốc” (original object) g}y nên
những cảm xúc ấy.Tiến trình này cho phép thân chủ “khơi thông” (work through) mối xung
đột gốc ban đầu.

56
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Nhà trị liệu sử dụng kỹ thuật diễn giải để giúp cho tư duy của thân chủ trở nên có lý trí hơn,
và thay thế dần những chức năng của cái Siêu Tôi bằng những chức năng của cái Tôi.Vì thế,
diễn giải là một kỹ thuật được thiết kế để từng bước, từng bước đưa th}n chủ trở về với
cuộc sống thực tế.Kỹ thuật n{y được áp dụng dựa trên những tư liệu được thân chủ trình
b{y thông qua liên tưởng tự do, phân tích giấc mơ hoặc thông qua phân tích hiện tượng
chuyển di.

TÓM LẠI
Mặc dù có ảnh hưởng to lớn đối với chuyên khoa tâm thần học và chuyên ngành tham vấn,
tuy nhiên, học thuyết phân tâm cổ điển vẫn cần có những phương thức diễn đạt cụ thể hơn
về việc bằng cách nào mà hành vi có thể được con người lĩnh hội và bằng cách nào mà hành
vi có thể được thay đổi. Học thuyết phân tâm cổ điển sẽ có tầm quan trọng lớn lao hơn
trong việc ngiên cứu v{ thay đổi hành vi của con người nếu tất cả các quan niệm và giả
thuyết của nó có thể được hợp nhất vào trong một lý thuyết khái quát chung về hành vi của
con người (Ford & Urban, 1964).

Các khái niệm cơ bản của trường phái phân tâm cổ điển về phát triển nh}n c|ch đ~ có ảnh
hưởng lên nhiều phương ph|p trị liệu kh|c, đặc biệt l{ trường ph|i “ph}n tích c|i Tôi” (ego-
analysis). Tuy nhiên, người học cần tham khảo thêm chi tiết ở các tài liệu chuyên khảo khác
về phân tâm học, nhất là các tác phẩm của chính Sigmund Freud, cha đẻ của học thuyết này.

57
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Chương 4: LIỆU PHÁP GESTALT

Khi Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức v{o năm 1933, một cặp vợ chồng người Đức (cả hai
đều là những nh{ ph}n t}m) đ~ rời quê nhà sang Hà Lan, rồi sau đó đi cư sang Nam Phi để
thành lập ở đó một Viện nghiên cứu về Phân tâm học. V{ đến năm 1942, họ cho xuất bản
một quyển s|ch m{ sau đó được biết với tên gọi là Liệu pháp Gestalt.

Frederick Saloman (Fritz) Perls xuất thân là một nh{ ph}n t}m, v{ đ~ chịu ảnh hưởng của
nhiều nhà phân tâm danh tiếng cùng thời, trong đó có Theodore Ferenczi, Karen Horney,
Otto Rank, Wilheim Reich và Harry Stack Sullivan. Trong buổi đầu hành nghề tại Đức, Perls
đ~ rất say mê với những tư tưởng tiến bộ như tr{o lưu Bauhaus trong nghệ thuật và kiến
trúc, triết lý hiện sinh, sân khấu v{ vũ thuật. Perls cũng chịu ảnh hưởng bởi Tâm lý học
Gestalt – một trường phái tâm lý học tại Đức vào khoảng đầu thế kỷ 20, do May
Wertheimer, Wolfgang Kohler và Kurt Koffka sáng lập. Những tác giả này chủ trương đi
ngược lại vói xu hướng chung của tâm lý học vào thời đó l{ tìm hiểu các trải nghiệm của con
người bằng cách chia cắt chúng thành ra những thành phần riêng lẻ. Tâm lý học Gestalt chủ
trương rằng những thành phần cấu thành các trải nghiệm của con người không thể được
khảo sát một cách riêng lẻ, mà phải được xem xét đưới dạng những “tổng thể”. Họ sử dụng
chữ gestalt, một từ trong tiếng Đức, với ý nghĩa l{ “một tổng thể hợp nhất với các tính chất
không đơn thuần được tạo nên bởi tổng số các thành phần v{ c|c tương t|c giữa các thành
phần ấy”. Perls cũng chịu ảnh hưởng bởi Học thuyết về Sinh thể (organismic theory) của
Kurt Golstein và lý thuyết về Trường (field theory) của Kurt Levin.

Mặc dù Fritz Perls được xem như người sáng lập trường phái trị liệu Gestalt, nhưng vợ ông,
Laura Perls, cũng l{ người đồng sáng lập và cùng ông viết tác phẩm Ego, Hunger and
Aggression (Cái Tôi, Sự Khao khát và Hung tính). Lý thuyết Trường-Tiến trình (field-
process) của Tâm lý học Gestalt và Chủ nghĩa nh}n văn – hiện sinh của Buber và Tillich là
trọng tâm trong lý thuyết của trường phái trị liệu Gestalt v{ điều n{y l{ do công đóng góp
và ảnh hưởng của Laura Perls.

Khi nhận thấy Nam Phi bắt đầu chuyển sang chế độ độc tài và phân biệt chủng tộc, hai vợ
chồng rời nước này sang Hoa Kỳ v{o năm 1946, th{nh lập tại New York một nhóm nghiên
cứu về tâm lý trị liệu dựa trên những nền tảng học thuyết mới của Perls và chịu ảnh hưởng
bởi c|c phương ph|p ph}n tích của Wilheim Reich, Harry Stack Sullivan và Karen Horney.

Những nhà sáng lập trường phái trị liệu Gestalt cùng với c|c đồ đệ của Sullivan, Horney và
Reich đ~ chống lại khuynh hướng phân tâm học cổ điển của Freud. Vào thời đó, những nhà
ph}n t}m được xem như những “tấm bình phong trống trơn” (blank screen); họ không thể
hiện bất cứ điều gì mang tính cá nhân của mình để cho những bệnh nhân có thể thực hiện
việc phóng chiếu (projection) và tạo lập tình trạng “nhiễu tâm chuyển di” (transference

58
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

neurosis). Cách làm này rất khác xa với những nh{ ph}n t}m theo c|c xu hướng mới tiến bộ
hơn ng{y nay như xu hướng “quan hệ đối tượng” hoặc “t}m lý học bản ng~” (self
psychology).

Những nhà trị liệu Gestalt xem những nhà trị liệu phân tâm chiếm giữ quá nhiều quyền lực
so với bệnh nh}n v{ đ~ không d{nh sự lưu t}m đầy đủ đến những gì thực sự đang diễn ra
trong mối quan hệ giữa nhà trị liệu và thân chủ. Họ tin rằng trị liệu ph}n t}m không đủ hiệu
quả trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng nơi thân chủ. Họ chủ trương thiết lập một hệ thống
trị liệu hướng đến phát huy sự tăng trưởng thay vì chỉ chú ý đến việc làm giảm thiểu trạng
thái tâm bệnh, họ dựa vào những trải nghiệm thật sự nhiều hơn l{ chỉ dựa vào sự diễn giải
những thực tại không thể trải nghiệm được; và họ dựa trên những mối quan hệ tiếp xúc
chắc chắn chứ không phải chỉ tái diễn lại những trải nghiệm thông qua tình trạng “nhiễu
tâm chuyển di”. Phương ph|p được áp dụng ở đ}y gọi l{ “nhận biết (ngộ) thông qua tiếp
xúc đối thoại” (awareness through dialogic contact).

Lý thuyết của Liệu pháp Gestalt, giống như trong Lý thuyết về Trường, chủ trương xem xét
Trường (field) trong một tổng thể và nhấn mạnh đến “tiến trình” (tức là quá trình phát
triển hoặc c|c h{nh động diễn tiến theo thời gian) hơn l{ chỉ quan t}m đến những trạng
th|i tĩnh tại.

Giống như một liệu ph|p có khuynh hướng “hiện sinh” (experiential), liệu pháp Gestalt
nhấn mạnh đến sự hiện hữu đúng như những gì con người có thể trải nghiệm được và
không đặt nặng vào những cách thức lý giải trừu tượng. Nhà trị liệu Gestalt tin vào khả
năng của con người trong việc tăng trưởng, tự điều chỉnh và tự bình phục thông qua việc
tiếp xúc giữa người với người và khả năng nội thị (insight). Mặc dù có những giới hạn về
mặt sinh học - di truyền, bản ngã của con người vẫn được xem như một tiến trình có thể
phát triển thông qua c|c tương t|c x~ hội chứ không phải do sự xung đột giữa những tác
động dồn nén về mặt xã hội và những bản năng sinh học. Mối quan hệ trị liệu trong liệu
pháp Gestalt là một sự tiếp xúc hay gắn kết rất chủ động và thực thụ giữa con người của nhà
trị liệu v{ con người của thân chủ dựa trên khuôn mẫu đối thoại có tính hiện sinh, chứ
không nhằm giữ một khoảng c|ch xa “trung tính” để thúc đẩy sự hình thành một nhiễu tâm
chuyển di như trong liệu pháp phân tâm.

Và giống như một liệu pháp dựa trên cơ sở hiện tượng học (phenomenological therapy),
liệu pháp Gestalt thay thế phương ph|p liên tưởng tự do trong phân tâm học bằng phương
pháp luận về một sự “tỉnh ngộ có trọng điểm” (focused awareness). Cách tiếp cận trên cơ sở
hiện tượng học xem tất cả những gì có được từ sự trải nghiệm tức thời là những dữ liệu có
tính chắc chắn, chứ không phải những dữ liệu rút ra từ quá khứ hoặc suy diễn theo lý
thuyết. Phương ph|p hiện tượng học cố gắng “l{m sạch” sự nhận biết của cả nhà trị liệu lẫn
thân chủ, theo cách thức giống như lau sạch bụi mờ trên một tấm gương. Việc hướng dẫn

59
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

con người sử dụng các cảm nhận của chính mình để đạt đến khả năng nội thị khiến cho
quan điểm hiện sinh về tiềm năng v{ tr|ch nhiệm cá nhân trở thành hiện thực.

Với cách thức đó, con người có thể có được những công cụ để hiểu biết về chính họ cũng
như về người khác. Họ học được cách nhận diện và chấp nhận những nhu cầu, sở thích, ham
muốn, động cơ v{ c|c gi| trị của chính mình. Ngoài ra, bằng cách học được cách nhận biết
các tiến trình nhận biết của chính mình, các thân chủ cũng sẽ học được c|ch điều hòa chính
bản thân mình theo cách thức ít bóp méo ý thức của họ hơn.

Liệu pháp Gestalt là một phương ph|p dựa trên hiện tượng học thực nghiệm. Thân chủ
được hướng dẫn và khuyến khích thực hiện những hành vi mới với mục đích đạt đến sự
hiểu biết bản thân tốt hơn. Bằng c|ch đề xuất những hành vi mới như những thực nghiệm
hiện tượng học, nhà trị liệu có thể hướng dẫn thân chủ thay đổi hành vi thông qua sự nhận
biết bản thân một cách tự nhiên chứ không thông qua những chương trình chỉnh sửa hành
vi như trong liệu pháp hành vi.

1. Lý thuyết về nhân cách

Trường Sinh thể - Môi trường (organism-environment field)

Trường phái Gestalt xem xét con người v{ môi trường sống trong một tổng thể không tách
biệt, dựa trên sự tương t|c giữa con người v{ môi trường sống (organism-environment
field). Một con người không thể được xem xét tách rời khỏi Trường m{ người này sinh
sống, đặc biệt là không thể xem xét người ấy tách rời khỏi c|c tương t|c giữa người với
người trong Trưòng ấy; v{ ngược lại cũng không thể xem xét môi trường sống mà không
thông qua nhãn quan của một con người. Thậm chí nhu cầu cần được cô độc của một con
người cũng có thể được định nghĩa trong mối quan hệ với những người khác.

Trường được giới hạn bởi những đường biên giới. Đường biên giới tiếp xúc (contact
boundary) có một chức năng kép: vừa giúp một con người có thể kết nối được với người
khác, vừa giữ được sự tách biệt, độc lập của người ấy. Sự tách biệt tạo nên và bảo tồn tính
độc lập của một con người, đồng thời bảo vệ người ấy tránh xa các tác nhân gây hại. Nhưng
chỉ khi đường biên giới ấy cho phép sự trao đổi tích cực xảy ra bên trong Trường thì mới có
thể l{m nên đời sống và sự tăng trưởng. Con người tăng trưởng khi họ tiếp xúc với những gì
ban đầu là xa lạ, đặc biệt khi họ tiếp xúc và nhận biết về những người khác xung quanh. Các
nhu cầu được giải quyết thông qua sự tiếp xúc.

Con người hình thành nên sự cảm nhận về c|i “Tôi” của mình bằng những quá trình tiếp xúc
theo kiểu “tôi-với-anh” (I-though) hoặc “tôi-và-nó” (I-it), chứ một người không thể nhận
biết c|i “Tôi” của mình bằng cách xem xét một c|i “Tôi” biệt lập. Bằng cách phân biệt giữa
“ng~” (self) v{ “phi ng~” (not-self), thông qua sự vận hành các tiến trình “l{m cho giống”
(identification) v{ “l{m cho kh|c” (alienation), con người luôn luôn định hướng cho khoảng

60
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

không gian sống của mình và kiến tạo nên “một cảm nhận về con-người-mà-mình-đang-l{”
(a sense of who they are).

“Tất cả những sự tiếp xúc đều là sự điều chỉnh đầy tính sáng tạo của sinh thể v{ môi trường
sống” (F. Perls, 1952) (Nguyên văn: All contact is creative adjustment of the organism and
environment). Tất cả các sinh thể đều sống trong môi trường của mình v{ đều phải điều
chỉnh tùy theo hoàn cảnh của Trường. Nhưng chỉ điều chỉnh thôi thì chưa đủ. Con người
cũng cần phải “định dạng” lại môi trường sao cho nó có thể đ|p ứng được các nhu cầu và giá
trị của mình. Đ}y chính l{ khía cạnh “s|ng tạo” đ~ được nêu ở trên.

Sự tiếp xúc có thể xảy ra m{ con người có thể nhận biết được với nhiều mức độ khác nhau.
Hầu hết c|c tương giao đều được thực hiện ở một mức độ rất quen thuộc khiến con người
rất ít khi nhận biết được rằng tương giao ấy đang xảy ra. Chỉ khi tình huống sống có tính
phức tạp, mới mẻ, khi có xung đột, hoặc khi các mô hình vận hành theo thói quen không có
tác dụng thì mới cần đến việc người ấy phải nhận biết được hoạt động tiếp xúc của mình.
Trong trường hợp người lành mạnh, khả năng nhận biết này có thể phát triển theo yêu cầu
của tình huống sống.

“Sự tiếp xúc (contact) chỉ có thể xảy ra khi ít nhiều có được sự hỗ trợ (support) cho nó xảy
ra... Sự hỗ trợ là bất cứ điều gì có tác dụng thúc đẩy sự đồng hóa (assimilation) và thống
hợp (integration) các trải nghiệm trong một con người, trong một mối quan hệ hoặc trong
một xã hội...” (Perls, 1992). Sự hỗ trợ có thể có được từ thể chất của chúng ta, từ ngôn ngữ,
tập tục, khả năng học hỏi, trí tuệ, cũng như từ lòng trắc ẩn của chúng ta. Sự đồng nhất hóa
của một con người với những trải nghiệm của chính mình có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất
của khả năng “tự hỗ trợ” (self-support) và là khía cạnh trung tâm trong học thuyết về sự
thay đổi của liệu pháp Gestalt.

Một sự hỗ trợ đầy đủ là chức năng của toàn bộ Trường (field) và chức năng đó đòi hỏi phải
có cả sự tự hỗ trợ của bản th}n đương sự lẫn sự hỗ trợ từ môi trường. Khi một người cần có
một môi trường an to{n để có thể nói ra được những cảm xúc đau khổ, người ấy ắt phải
nhận ra được nhu cầu của mình, rồi sẽ tìm kiếm một hoàn cảnh có tính an to{n để nhu cầu
ấy có thể được giải bày với người khác và cho phép những sự tương t|c trở nên có hiệu quả.

Một sự tiếp xúc tốt phải là sự lưu t}m đến những hoàn cảnh thực tại đang xảy ra. Sự định
hướng cũng như h{nh động xảy ra ngay trong những tình huống thực tế ở hiện tại và chỉ có
thể có được sự hỗ trợ ở “tại đ}y v{ ngay lúc n{y” (here and now). Khi một người nói về một
chuyện xảy ra trong quá khứ thì sự nhớ lại và những cảm xúc có được về chuyện ấy vẫn là
những điều xảy ra trong hiện tại. Tương tự, khi nói về tương lai, những cảm xúc và dự đo|n
của chúng ta cũng diễn ra ngay trong hiện tại (Perls, 1992).

Khi một người liên hệ đến quá khứ (những niềm tin đ~ được nhập tâm từ xa xưa hoặc các
sự việc chưa được hoàn tất) hoặc liên hệ đến tương lai (bi thảm hóa) mà không nhận ra

61
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

mình đang như thế, khả năng nhận biết và chức năng sống của người ấy có thể bị phương
hại. Ví dụ, khả năng tiếp xúc của một con người có thể bị phương hại khi anh ta nhầm lẫn
một người n{o đó trong hiện tại với hình ảnh của một người khác mà anh ta biết trong quá
khứ. Một khả năng tự hỗ trợ đ~ từng thành công trong việc hỗ trợ cho sự tăng trưởng trước
đ}y thì nay có thể trở nên có tác dụng hỗ trợ về mặt cấu trúc cho sự trì trệ.

2. Gestalt

Gestalt là một từ tiếng Đức có nghĩa là khuôn mẫu (pattern) hoặc hình thể, cấu trúc
(configuration). Một gestalt được tạo nên bởi mối tương quan giữa Ảnh (figure) và Nền
(ground). Mỗi Ảnh tượng trưng cho một trải nghiệm, nó được điều tiết tùy theo nhu cầu của
đương sự đồng thời tùy theo nhu cầu và bản chất của tình huống m{ người đó đang sống.
Nền là toàn bộ bối cảnh bao gồm những yếu tố tương thích về mặt hiện tượng học mà từ đó
xuất hiện nên Ảnh. Một c|ch lý tưởng thì Ảnh vẫn sẽ hiện rõ nét chừng nào mà sự quan tâm
về nó vẫn còn trội bật, và chỉ mờ dần đi sau đó khi sự quan tâm chuyển sang một Ảnh khác
kế tiếp.

“Sự ý thức một cách tự nhiên về nhu cầu n{o đang nổi trội và tổ chức được các chức năng
của sự tiếp xúc chính là hình thức thể hiện về mặt tâm lý của khả năng tự-điều-hòa-của-
sinh-thể (organismic-self-regulation)” (Perls v{ cs., 1951). Việc tạo lập một gestalt là một
tiến trình liên tục trong đó điều được quan t}m đến nhiều nhất sẽ được nhận biết để có thể
xử lý công khai, năng lượng t}m trí được đầu tư để làm rõ Ảnh (figure) và thực hiện những
h{nh động để làm thỏa mãn những nhu cầu được tượng trưng bởi hình ảnh đó. Khi sự đầu
tư n{y th{nh công (thỏa m~n được nhu cầu của đương sự vào lúc ấy), sự chú ý của đương
sự vào Ảnh sẽ giảm đi v{ năng lượng t}m trí được sử dụng để đầu tư cho một ảnh khác. Khi
sự đầu tư không th{nh công, gestalt vẫn còn trong trạng thái không hoàn tất và vẫn đòi hỏi
sự chú tâm của đương sự.

Ví dụ, một đứa trẻ tìm kiếm sự yêu thương nhưng không có được sự yêu thương thì sẽ trở
nên hổ thẹn, oán hận hoặc cứ luôn khao khát chờ đợi. Gestalt chưa ho{n tất này có thể vẫn
luôn vận hành ở nhiều tầng mức trong ý thức của đương sự. Khi không được bản thân nhận
biết rõ, gestalt này vẫn trong trạng th|i chưa ho{n tất và có thể ảnh hưởng đến lòng tự tôn,
lên bản sắc cá nhân và lên các mối quan hệ liên cá nhân của đương sự trong nhiều năm. Nếu
chức năng của đường biên giới là có tính uyển chuyển và không có sự nhiễu loạn, thì cá
nh}n đó vẫn có sự trao đổi v{ tăng trưởng. Nếu c|c đường biên giới quá cứng nhắc, một con
người cũng sẽ trở nên cứng nhắc và kém linh hoạt, ví dụ như trường hợp những người có
rối loạn nhân cách ám ảnh – cưỡng chế. Khi chức năng ở c|c đường biên giới có sự “dò rỉ”,
đương sự sẽ mất đi sự rõ ràng về mặt bản sắc, rất hay giao động và cứ luôn phải điều chỉnh
bản th}n mình theo người khác.

Ý nghĩa của một gestalt nằm trong mối liên hệ giữa trải nghiệm (ảnh) và bối cảnh (nền). Ý
nghĩa luôn luôn có liên quan đến bối cảnh, cả về mặt thòi gian, không gian, văn hóa và con
62
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

người. Nếu không hiểu biết về bối cảnh (Nền) thì một trải nghiệm (Ảnh) sẽ không có ý
nghĩa gì cả. Nếu không có sự trải nghiệm, cái bối cảnh kia cũng trở nên không được nhận
biết rõ r{ng v{ cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.

Trong thực hành trị liệu, sự nhận biết rõ một gestalt được gọi là khả năng “nội thị” (insight).
“Nội thị là sự định khuôn cho trường nhận thức (perceptual field) theo một cách thức sao
cho thực tại được hiển thị một cách rõ rệt; chính trong sự tạo lập một gestalt mà các yếu tố
tương thích với cái toàn thể” (Heidbreder, 1993). Kh|i niệm nội thị trong liệu pháp gestalt
chính là sự nhận biết rõ về cấu trúc của Trường Cá nhân – Môi trường bao gồm sự tiếp xúc
với cái ngã trong toàn bộ Trường cuộc sống của một con người. Vào thời điểm một người
cần đến khả năng nhận biết có tính nội thị (insightful awareness) mà khả năng ấy không
phát triển được thì chính đó l{ lúc có chỉ định tiến hành tâm lý trị liệu.

3. Sự đồng hóa và tạo lập cái Ngã (Assimilation and Self Formation)

Từ khi sinh ra cho đến lúc lìa đời, thông qua sự điều chỉnh một cách sáng tạo, con người đ~
phát triển nên một cảm nhận về c|i Ng~ (sense of self) nơi bản thân mình. Ngay từ khi vừa
mới ch{o đời, cấu trúc sinh học của sinh thể đ~ bắt đầu tương t|c với những điều xa lạ từ
môi trường xung quanh, và dần dần tạo lập nên bản ngã – một thực thể sinh học-xã hội-tâm
lý-tinh thần. Con người thống hợp tất cả các trải nghiệm trong cuộc sống, liên tục tương t|c
với Trường Sinh thể - Môi trường trong hiện tại, liên tục điều chỉnh bản thân cho phù hợp
với môi trường v{ điều chỉnh môi trường cho phù hợp với bản thân. Mỗi người vào một
thời điểm khi tương t|c với một sự vật trong môi trường cũng đều có được một cảm nhận
về cái Ngã của mình. Sự tương t|c với một cái mới sẽ tạo nên một cảm nhận mới về cái Ngã.

Qu| trình “chuyển hóa về mặt tâm thần” (mental metabolism) là một thuật ngữ có tính ẩn
dụ được sử dụng trong liệu ph|p Gestalt để mô tả các tiến trình hoạt động của những
đường biên giới qua đó con người vừa duy trì được bản thân mình vừa có thể tăng trưởng.
Con người trở nên nhận biết được các nhu cầu của mình, hướng về môi trường để hiểu biết
chắc chắn những nguồn lực nào có thể giúp thỏa mãn những nhu cầu ấy, rồi chọn lựa để thu
nhập vào và biến cái xa lạ kia trở thành một thành phần của c|i Ng~. Đồng hóa
(assimilation) là tiến trình thống hợp những cái mới lạ từ bên ngoài và biến nó trở thành
một phần trong cái Ngã của một con người. Tiêu hóa thức ăn cũng l{ một sự đồng hóa dưới
hình thức sinh học. Những gì bên ngo{i được xem là không cần thiết hoặc có thể gây nguy
hại thì sẽ bị từ chối; chỉ những gì “có gi| trị nuôi dưỡng” v{ được mong đợi mới có thể được
dung nạp vào.

C|i được đồng hóa sẽ trở thành một phần của c|i Ng~; c|i được du nhập vào mà không
thông qua tiến trình đồng hóa thì vẫn sẽ còn là một “dị vật” v{ qu| trình n{y được gọi là
nhập tâm, hoặc nội phóng chiếu (introjection). Việc tự động không chấp nhận quan điểm
của người kh|c thường xảy ra thông qua đối thoại hoặc đồng hóa. Việc tự động chấp nhận
quan điểm của người khác mà không thông qua sự ph}n tích thường chỉ là sự “nhập t}m”
63
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

nêu trên. C|c ý tưởng du nhập vào bên trong tâm trí mà không thông qua sự xem xét (học
tập, ph}n tích, suy nghĩ...) được gọi là những “sự vật hoặc đối tượng được nhập nội”
(introjects). Các lời răn “Nên” hoặc “Không Nên” l{ những gi|o điều không thông qua sự
đồng hóa, được tiếp nhận từ khi còn nhỏ, v{ ăn s}u v{o phần bản ngã của một con người.
Những “đối tượng được nhập nội” ấy sẽ làm hạn chế khả năng của con người trong việc cảm
nhận rõ rệt về cái Ngã, cản trở sự rộng mở để tiếp nhận những trải nghiệm mới, loại bỏ khả
năng sống hòa hợp và sống động của một con người, l{m cho người đó không sống hết khả
năng của mình.

Những người có nhân cách lành mạnh có khả năng nhận biết rõ bản ngã, ít xảy ra những
xung đột trong nội tâm, có khả năng tự thân cảm nhận những tính chất, cảm xúc và nhu cầu
của bản thân. Cấu trúc nhân cách cùng với cảm nhận về bản ngã tất cả đều được tạo lập nên
thông qua mối quan hệ tương t|c giữa con người với môi trường sống. Trẻ em khi được đối
xử với sự thương yêu v{ tôn trọng sẽ phát triển nên một cảm nhận về lòng tự tôn (sense of
self-esteem). Trẻ em có thể trở nên những con người có khả năng v{ hữu ích nếu khi còn
nhỏ trẻ được khuyến khích làm những hành vi thử nghiệm, ứng phó, được phép sai lầm,
được tạo cơ hội để có những lúc phải thất vọng và hụt hẫng, được học c|ch tương t|c với
thế giới xung quanh v{ được hướng dẫn cách xử lý các tình huống bất trắc bằng những cách
thức phù hợp với khả năng v{ mức độ phát triển của trẻ.

Trong quá trình sống, có nhiều lúc con người rơi v{o thế bế tắc (impasse). Đó l{ những lúc
không có được sự hỗ trợ từ bên ngo{i, v{ đương sự không biết được liệu mình có thể tự lực
để tồn tại được hay không nếu không có ai kh|c giúp đỡ. Lúc đó, đương sự có thể có một
cảm nhận về tình huống vừa như một mối nguy, vừa như một cơ hội. Việc có ai đó đến cứu
giúp sẽ khiến đương sự không nhận ra được là mình yếu kém về khả năng tự lực (tự hỗ trợ:
self-support). Nếu không có sự cứu giúp từ người khác, tình thế bế tắc khi ấy có thể trở
thành một cơ hội để đương sự thực hiện một điều mới mẻ v{ quan s|t được điều gì sẽ xảy
ra. Đ}y l{ một thực nghiệm và bằng cách thực nghiệm m{ con người mới có thể học tập và
tăng trưởng được.

4. Bệnh lý và rối loạn chức năng

Con người học tập được từ sự trải nghiệm. Rối loạn chức năng xảy ra khi khả năng nhận
biết không phát triển theo yêu cầu và những kiểu mẫu hành vi thì lại hạn chế khả năng tăng
trưởng, không cho phép cá nhân cảm thấy hài lòng, hoặc lập đi lập lại tình trạng gây hủy
hoại về mặt xã hội. Cơ chế nhận biết nguyên thủy không phát triển sẽ gây gi|n đoạn cho
việc tạo lập sự lưu t}m đến một Ảnh (figure) khiến cho nó không trở thành chủ đề được ý
thức nhận biết. Tiến trình gi|n đoạn khả năng nhận biết tự nó cũng có thể được định vị trở
thành một Ảnh và thông qua sự “nhận biết về khả năng nhận biết” mà tiến trình học tập có
thể được bảo tồn. Khi tiến trình nhận biết không được bảo tồn, việc học tập sẽ không xảy ra
và các hành vi lành mạnh không được hình thành; khi ấy việc trị liệu sẽ được chỉ định.

64
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Các hành vi bị gi|n đoạn thường bắt đầu có từ tuổi thơ bé, khi m{ đứa trẻ không được hỗ
trợ đầy đủ hoặc khi m{ đứa trẻ được bảo bọc quá mức, không có điều kiện để trải nghiệm
và học tập được từ những hệ quả tự nhiên của những hành vi của chính mình.

Sự gi|n đoạn xảy ra cả trên bình diện tâm trí lẫn bình diện cơ thể. Ví dụ khi một người trở
nên sợ hãi hoặc ngượng ngùng, người ấy sẽ tìm c|ch ngăn trở khả năng nhận biết những
cảm xúc này bằng cách mỉa mai, châm biếm. Anh ta nghĩ rằng mình “đang đùa cợt”. Trên
bình diện cơ thể, khả năng nhận biết cũng bị né tránh bằng c|ch l{m gi|n đoạn những tiến
trình hỗ trợ cho sự linh hoạt về mặt cảm xúc. Ví dụ, một người khi cố gắng ngăn trở sự nhận
biết về cảm xúc buồn bã hoặc muốn kiềm giữ cho không khóc có thể sẽ cắn chặt h{m răng
hoặc nhắm nghiền mắt lại. Cơ chế của những hành vi né tránh ấy lại có thể làm phát sinh
thêm c|c khó khăn mới, ví dụ nó sẽ gây nên chứng đau đầu do căng thẳng (tension
headaches).

Khi trong Trường hiện tại xảy ra sự gi|n đoạn khả năng nhận biết thì sự gi|n đoạn này
thường có liên quan đến c|c “đối tượng được nội t}m hóa” (introjects), những ký ức và
những “vụ việc chưa ho{n tất” (unfinished business) tức là những cảm xúc chưa được giải
quyết hoặc những nhu cầu chưa được thỏa m~n. Điều n{y cũng giải thích được phần lớn
những hiện tượng chuyển di (transference). Ví dụ một nữ thân chủ có thể nhận thấy nhà trị
liệu của cô là một người nhiệt tình và rộng lượng, nhưng cô có thể không tin ông ta bởi vì
trước đ}y người cha nghiện rượu của cô cũng thể hiện vẻ nhiệt tình và rộng lượng giống
như vậy nhưng rồi có thể đột ngột công kích cô một cách vô cớ.

4.1. Rối loạn các đường biên giới

Khi chu trình tạo lập một Ảnh bị gi|n đoạn hoặc bị bóp méo, khi đó sẽ có sự rối loạn trong
khả năng nhận biết và rối loạn tại đường biên giới tiếp xúc giữa người ấy với phần còn lại
của Trường. Một số người có thể l{m gi|n đoạn chu trình tạo lập một Ảnh bằng cách nhanh
chóng chuyển sang chú t}m đến một Ảnh mới trước khi Ảnh cũ được đầu tư một c|ch đầy
đủ. Ví dụ một cô gái nọ rất sôi nổi và thích gợi chuyện, gần như có mặt khắp nơi trong một
gian phòng nhưng lại không ở lại với ai đủ l}u để có thể có được một cảm nhận đầy đủ về
bản ngã của cô cũng như để có thể có được một sự kết nối với người khác. Cô gái ấy là ví dụ
minh họa cho một trường hợp thay đổi quá nhanh trong sự đầu tư v{o các Ảnh (figure).
Trong một ví dụ khác, một thanh niên lại thể hiện tính chất đầu tư qu| l}u v{o một Ảnh: anh
ta thường kéo d{i giai đoạn làm rõ một Ảnh khiến cho Ảnh vẫn tiếp tục được l{m rõ đến
từng chi tiết mà chẳng bao giờ chuyển sang một h{nh động nào cả. Mọi người đều nhận
thấy anh ta như một người có tính ám ảnh, quá nguyên tắc và dễ bị lạc lối trong các tiểu tiết.

4.2. Tiếp xúc, Hòa lẫn và Tách biệt (Contact, Confluence and Isolation)

Một sự tiếp xúc với Trường được xem là tốt nếu như c|c đường biên giới có đủ tính chất
kép đ~ được b{n đến ở phần trên: vừa kết nối và vừa tách biệt. Khi một người bị mất đi c|i

65
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

cảm nhận về sự kết nối với thế giới xung quanh, người đó đang sống cô lập. Một người cô
lập không có những tương t|c tốt với xung quanh v{ cũng không tương t|c tốt với chính họ.
Trái lại, nếu mất đi cảm nhận về sự tách biệt thì người đó đang hòa lẫn mình với người
khác, phụ thuộc v{o người khác.

4.3. Nhập tâm và phóng chiếu (introjection and projection)

Mặc dù quá trình nhập tâm (introjecting) là có tính lành mạnh trong việc học tập những
tình huống mới và nó rất cần thiết trong thời thơ ấu, nhưng những đối tượng được nhập
tâm (introjects) nào còn nằm ngoài tầm nhận biết thì lại là thành phần cốt yếu của cơ chế
hình thành bệnh lý. Ví dụ, nếu một đứa trẻ nhập t}m ý tưởng rằng ‘‘Nếu không thể nói được
điều gì hay ho thì tốt nhất là nên im lặng’’ thì điều này sẽ có ảnh hưởng đến tính quyết đo|n
của trẻ sau này khi cuộc sống cần đến khả năng ấy.

Phóng chiếu hay ngoại hiện thì tr|i ngược với nhập nội. Trong khi nhập tâm là quy những gì
của người khác vào trong cái ngã; thì phóng chiếu là tiến trình quy những gì của mình cho
người khác. Phóng chiếu ngăn trở một con người trải nghiệm được những nét tính cách của
cái ngã bằng c|ch quy nó cho người khác. Có nhiều người đôi lúc tự ngăn trở việc nhận biết
những cảm xúc ganh ghét của bản thân mình bằng c|ch suy nghĩ (phóng chiếu) rằng những
người kh|c đ~ thể hiện th|i độ thù địch với mình. Sự phóng chiếu có thể thay đổi theo nhiều
mức độ khác nhau về tính chính xác, tuy nhiên nó luôn có chức năng l{m trở ngại cho sự
nhận biết bản thân.

4.4. Hồi hướng và Chuyển hướng (Retroflection and Deflection)

Hiện tượng hồi hướng và chuyển hướng có thể xảy ra về sau trong chu trình nhận biết. Nếu
trong quá trình nhập tâm và phóng chiếu, sự nhận biết bị gi|n đoạn trước khi đương sự trải
nghiệm được những cảm xúc v{ c|c xung năng như l{ của chính mình, thì trong hồi hướng
và chuyển hướng, đương sự vẫn chấp nhận c|c xung năng l{ của chính mình nhưng thay đổi
chiều hướng hoặc mức độ t|c động của nó. Việc này có thể cho phép đương sự chấp nhận
những ước muốn của chính mình và có thể điều chỉnh lại những đ|p ứng sao cho thỏa mãn
những nhu cầu của hoàn cảnh sống.

Trong quá trình hồi hướng, c|c xung năng v{ ước muốn được chuyển từ bình diện liên cá
nhân (interpersonal) sang bình diện nội t}m (intrapsychic); nghĩa l{ một điều m{ đương sự
muốn mình l{m cho người khác hoặc muốn người khác làm cho mình sẽ được chuyển
hướng th{nh điều m{ đương sự tự làm cho chính mình. Ví dụ trường hợp một người đang
giận dữ vẫn cố kiềm giữ tình huống ở mức an to{n để không có những h{nh động bột phát,
hoặc trường hợp một người muốn có những cảm giác dễ chịu sẽ làm những động tác tự kích
thích bản thân.

66
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Chuyển hướng là quá trình làm giảm đi t|c động của sự tương t|c hoặc theo hướng từ
người kh|c đến bản thân hoặc theo hướng từ bản th}n đến người khác. Mỉm cười để giảm
nhẹ một th|i độ chỉ trích hoặc giận dữ là một ví dụ. Phớt lờ hoặc xem nhẹ một sự giao tiếp
là cách chuyển hướng đối với một tình huống giao tiếp đang xuất hiện. Chuyển hướng có
thể là một khả năng quan trọng giúp bảo vệ cho c|i ng~ cũng như cho tình huống sống.
Những người không chuyển hướng cho những th|i độ gây hấn ra bên ngoài (outgoing
aggression) có thể làm cuộc sống của những người kh|c thêm khó khăn; trong khi những
người không chuyển hướng cho những th|i độ gây hấn hướng vào bên trong (incoming
aggression) có thể trở thành những người dễ bị tự ái.

5. Tiếp cận trị liệu các chứng lo âu theo kiểu gestalt

Với cơ sở triết lý được định hướng theo các tiến trình của trường phái Gestalt, chứng lo âu
được tiếp cận dựa trên tiến trình hơn l{ dựa trên bối cảnh của lo }u. Lo }u được xem là trải
nghiệm về một sự phấn khích bị gi|n đoạn hoặc không được hỗ trợ (khi cuộc sống phải bị
đè nén chứ không được n}ng đỡ). Khi lo âu, một người sẽ mất đi cảm gi|c ‘‘tập trung vào
hiện tại’’ v{ sẽ có khuynh hướng ‘‘tương lai hóa’’ (futurizing) c|c sự việc, từ đó tạo nên
những tiên đo|n có tính tiêu cực, diễn giải sai lầm và hình thành những niềm tin phi lý. Khi
lo }u, người ấy tập trung vào một c|i gì đó không có ngay trong hiện tại, vì thế anh ta sẽ
không thể tập trung năng lượng đầy đủ để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động và hoàn
tất được một gestalt (ảnh không liên quan đến nền, trải nghiệm không liên quan đến bối
cảnh).

5.1. Sự bế tắc (impasse)

Khi những sự hỗ trợ thông thường bị mất đi m{ những sự hỗ trợ mới chưa được khỏi động,
người ta sẽ không biết mình liệu có đủ sự hỗ trợ cần thiết để có thể tiếp tục tồn tại hay
không. Sự bế tắc xảy ra khi hình ảnh về bản thân (self-image) trở nên cứng nhắc, sai lầm và
không còn vai trò trong việc tạo dựng một cuộc sống an toàn nữa. Khi một người không còn
giữ được hình ảnh bản th}n mình như trước đ}y lúc đó anh ta sẽ cảm thấy bế tắc.

Người bị bế tắc sẽ bị mắc mứu vào những tình thế mà anh ta xem l{ đ|ng sợ, không có khả
năng quay lui v{ lo sợ mình sẽ không thể sống nổi nếu tiếp tục đi tới. Họ bị tê liệt, với những
năng lượng tâm trí bị phân chia, dằn xé và chống đối nhau, giống như một tài xế giữ một
ch}n đạp ga ch}n kia đạp thắng vậy! Tình trạng n{y thường được mô tả bằng những hình
ảnh ẩn dụ như ‘‘trống vắng’’, ‘‘đen tối’’, ‘‘đứng bên bờ vực’’, ‘‘lọt v{o xo|y nước’’ hoặc ‘‘bị
nhấn chìm’’.

Người đang trải qua sự bế tắc sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ để có thể tồn tại. Sự tồn tại đích thực là
sự tồn tại với sự nhận thức chính xác, có khả năng đặt cái ngã thực sự của mình vào trong
thế gian vào nhìn thấy người khác một c|ch đúng đắn. Nó được thể hiện thông qua sự sống

67
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

động, những gestalt hoàn tất, hiểu biết và làm rõ những điều gì là quan trọng. Khi sự hỗ trợ
không đầy đủ, khả năng ho{n tất những việc này sẽ thất bại.

5.2. Định đề nghịch lý về sự thay đổi

Có một nghịch lý là khi một người càng cố gắng để trở nên cái mà anh ta không thực sự là
thì anh ta càng giữ nguyên trạng như cũ không thay đổi. Sự tăng trưởng thực sự không xảy
ra khi một người ghét bỏ hoặc từ chối cái ngã của chính mình, mà nó chỉ xảy ra khi người đó
nhận biết rõ cái thực tại mà họ đang l{. C{ng nhận biết rõ bản thân, nhận biết rõ hoàn cảnh
và tính cách của mình thì một người mới có thể đi trên con đường tăng trưởng. Khi sống với
toàn bộ bản ngã thật của mình, một người mới có thể thực hiện được những hành vi mới và
học tập được từ những tiến trình.

Con người thường hạn chế khả năng tăng trưởng của mình bằng c|ch đồng hóa mình với
những cái ng~ ‘‘giả’’ (hoặc quá tự cao hoặc quá xấu hổ về hình ảnh bản thân). Cố gắng giữ
lấy hình ảnh cái ngã giả tạo này sẽ ngăn trở người ấy tăng trưởng và không ở trong ‘‘c|i
toàn thể’’. Sự nhận biết cách thức tồn tại của chính mình sẽ bao gồm cả việc thấy được bản
thân mình là một con người đ|ng được yêu thương v{ tr}n trọng ngay cả khi vẫn còn nhiều
thiếu sót và vẫn phải học hỏi thêm nhiều điều. Những người biết tôn trọng bản thân có thể
nhận ra được những hành vi nào là không hiệu quả hoặc gây tổn thương cho người khác mà
vẫn không mất đi c|i cảm nhận về giá trị của bản thân mình.

Trái lại, cảm xúc đi kèm theo sự cảm nhận rằng mình ‘‘không đạt’’ hoặc ‘‘không được’’ chính
là sự hổ thẹn. Trước khi giúp một người có khuynh hướng hổ thẹn nhận biết được một cách
đầy đủ về bản th}n, điều cần thiết là phải thực hiện một số công việc đặc biệt để t|c động
vào tiến trình hổ thẹn của họ (Yontef, 1993).

6. THỰC HÀNH
6.1. Cấu trúc cơ bản của liệu pháp

Liệu pháp Gestalt có một khung lý thuyết có tính tổng hợp, được thiết kế để có thể dung nạp
những ý tưởng, quan sát và kỹ thuật từ nhiều nguồn khác nhau và hợp thành một phương
pháp với đặc điểm có cùng một triết lý chung nhưng đa dạng về mặt kỹ thuật. Nhà trị liệu
Gestalt được yêu cầu phải hiểu biết về thân chủ và mối quan hệ, nắm vững phương ph|p, có
thể sáng tạo hoặc vay mượn bất cứ kỹ thuật trị liệu nào có thể giúp họ cảm nhận được
những gì cần được khám phá và cho phép thân chủ tiếp tục đi tới trên con đường tăng
trưởng.

Từ giữa thập niên 1960 đến giữa thập niên 1970, một số các kỹ thuật kịch theo kiểu Gestalt
đ~ được công bố rộng rãi. Và trong thập niên cuối thế kỷ 20, liệu pháp Gestalt tiếp tục là loại
liệu ph|p ‘‘đa kỹ thuật’’ (multi-technical), sử dụng những ý tưởng, dữ liệu và các kỹ thuật
can thiệp từ nhiều nguồn khác nhau. Gần đ}y hơn, việc thực hành liệu pháp Gestalt chuyển

68
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

hướng sang các kỹ thuật liên quan nhiều hơn đến những trải nghiệm của thân chủ, ví dụ kỹ
thuật phản ánh có tính thấu cảm (empathetic reflection) và chú trọng hơn đến việc tăng
cường mối quan hệ trị liệu. Việc này làm cho diện mạo của liệu pháp Gestalt khác biệt đ|ng
kể so với tính chất hoa mỹ và kịch tính của hơn 20 năm về trước.

Xu hướng có tính chiết trung này làm cho liệu pháp Gestalt không còn là một phương ph|p
thuần nhất nữa mà trở thành một nhóm các liệu pháp có cùng chung triết lý v{ phương
pháp luận, nhưng lại áp dụng vô số những chiều kích kỹ thuật khác nhau, sự lựa chọn khuôn
mẫu, mức độ và thể loại cấu trúc trị liệu khác nhau trong hầu hết các chủ đề lâm sàng. Do
liệu ph|p Gestalt đặt mục tiêu vượt ra bên ngoài việc giảm nhẹ triệu chứng, v{ hướng đến
việc tăng trưởng, thậm chí phát triển về mặt tinh thần, cho nên thời gian trị liệu có thể là vô
hạn định. Tuy nhiên, phương thức trị liệu ngắn hạn là một trong số những hình thức trị liệu
tiêu chuẩn của trường phái này; có thể ở dạng ‘‘giải quyết khủng hoảng’’ (crisis model) hoặc
‘‘định hướng nội thị’’ (insight model). Thông thường, một liệu trình Gestalt không định
trước thời điểm kết thúc (open-ended) có thể tự động kết thúc sau vài phiên trị liệu. Mặc dù
tần số trung bình thường là mỗi tuần một lần, nhưng con số n{y cũng có thể thay đổi từ vài
lần một tuần cho đến mỗi tuần (hoặc thưa hơn) một lần.

Hầu hết thân chủ bắt đầu bằng trị liệu cá nhân hoặc từng cặp (vợ chồng, tình nhân), còn trị
liệu nhóm thì có thể thực hiện sau đó tùy trường hợp. Cá nhân: 45-50 phút mỗi phiên; cặp:
45-120 phút; nhóm: 90-120 phút. Workshop: 6-12 giờ mỗi ngày. Việc trị liệu có thể được
phối hợp nhiều thể thức trên mỗi thân chủ: vừa trị liệu cá nhân, vừa trị liệu cặp, nhóm hoặc
workshop. Nhà trị liệu và thân chủ thường ngồi đối diện v{ không ngăn c|ch nhau bởi
những chiếc bàn.

Các phiên trị liệu được cấu trúc bởi sự tương t|c giữa thân chủ và nhà trị liệu, và cả hai
cùng tham gia vào việc thiết kế cấu trúc này. Khi thân chủ nghiêm túc xem xét những
nguyện vọng, nhu cầu và những khả năng của mình rồi sau đó trình b{y những điều này với
nhà trị liệu, anh ta sẽ tham gia x|c định cấu trúc của phiên trị liệu. Một số thân chủ cấu trúc
các phiên trị liệu bằng cách kể câu chuyện của mình v{ định rõ những nhu cầu trọng tâm
của mình. Nhà trị liệu giúp thân chủ làm rõ những nguyện vọng và nhu cầu của họ bằng
cách chia sẻ các quan sát, phản ánh có tính thấu cảm, cung cấp thông tin, đề xuất những
thực nghiệm (theo kiểu hiện tượng học) để làm rõ những ước muốn của thân chủ. Cấu trúc
của việc trị liệu phải do sự tương t|c giữa thân chủ và nhà trị liệu, bất kể mối quan hệ trị
liệu đ~ được thiết lập vững chắc hay chưa.

6.2. Mục đích và các chiến lược

Mặc dù những nhà trị liệu Gestalt thường kh| năng động, họ vẫn không thiết kế trước một
trình tự thay đổi h{nh vi v{ định trước mục đích sau cùng của cuộc trị liệu. Công việc của
nhà trị liệu thường tập trung vào việc khám phá bản thân của thân chủ hơn l{ trực tiếp làm
thay đổi hành vi hoặc diễn giải những vấn đề trong vô thức. Liệu pháp gestalt mang lại sự
69
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

nhận biết khi thân chủ bị bế tắc, mang lại sự nhận biết những tiến trình nhận biết, cung cấp
sự hỗ trợ v{ hướng dẫn những phương thức mới trong việc đương đầu với stress.

Nét chủ yếu trong triết lý của liệu pháp Gestalt là sự tôn trọng những thực tại muôn hình,
nhấn mạnh vào giá trị tích cực của sự khác biệt giữa những con người khác nhau (về các giá
trị, sở nguyện và niềm tin...). Điều n{y cũng đúng khi xem xét sự khác biệt giữa thân chủ và
nhà trị liệu. Những nhà trị liệu Gestalt thường thể hiện tính c|ch riêng tư của bản thân họ
(thường hay bộc lộ bản thân), vì thế thân chủ cũng được dịp tiếp xúc hoặc trực tiếp hoặc
gián tiếp với những cảm xúc, ý nghĩ, kỹ năng, c|c gi| trị và hành vi khác với mình. Thân chủ
không được khuyến khích phải đồng nhất hóa với cách sống của nhà trị liệu, m{ thay v{o đó
họ phải tìm kiếm cách thức riêng độc đ|o của họ. Những khác biệt giữa nhà trị liệu và thân
chủ trở thành trọng t}m trong đối thoại cũng như trong c|c thực nghiệm hiện tượng học.

Chính khi tiếp xúc với triết lý của liệu pháp Gestalt mà thân chủ mới học được cách thử
nghiệm những gì là phù hợp và không phù hợp với họ thông qua sự nhận biết bản thân của
chính họ. Điều đặc biệt quan trọng là một liệu pháp với một nhà trị liệu năng động cùng một
phương ph|p mạnh mẽ sẽ có thể trân trọng và bảo bọc cho khả năng đề kháng của thân chủ
đối với quá trình nhập tâm (introjection) và trách nhiệm của nhà trị liệu là phải thận trọng
trong trường hợp thân chủ vô tình điều ứng bản th}n dưới ảnh hưởng của nhà trị liệu.

Mục đích trị liệu là giúp thân chủ đạt được sự tự chủ v{ tăng trưởng thông qua tự nhận biết
về bản thân. Nhà trị liệu có vai trò hướng dẫn sự nhận biết này bằng cách hiện diện một
cách tích cực với sự quan tâm, nhiệt tình, chân thực, sống động v{ đầy sáng tạo. Nhà trị liệu
Gestalt chia sẻ với thân chủ những gì họ quan s|t được và phản hồi lại những cảm nhận mà
họ có được từ thân chủ. Nhà trị liệu Gestalt hiện diện như một con người thực sự, vì thế sự
nhận biết bản thân có thể xảy ra trong bối cảnh có sự tương t|c thực sự giữa người với
người.

Các thực nghiệm hiện tượng học trong liệu ph|p Gestalt được hướng dẫn ngay trong các
phiên trị liệu cũng như được yêu cầu thực hiện giữa các phiên trị liệu như những ‘‘b{i tập
về nh{’’ (home assignments). Một nhà trị liệu giỏi sẽ phải có kiến thức tổng quan về liệu
ph|p v{ đưa ra những đề xuất để hướng dẫn thân chủ khám phá bản thân họ cả trong các
phiên trị liệu và thời gian giữa các phiên trị liệu.

Các mục đích trị liệu và tiến trình thiết lập các mục đích n{y có sự thay đổi tùy theo giai
đoạn trị liệu, vấn đề của thân chủ, cấu trúc nhân cách của thân chủ v{ môi trường làm việc
của nhà trị liệu. Mặc dù vậy, khuôn khổ trị liệu căn bản của trường phái Gestalt về cách
kh|m ph| v{ đối thoại theo kiểu hiện tượng học (phenomenological exploration and
dialogue) đ~ vận hành ngay từ thời điểm bắt đầu tiếp xúc giữa nhà trị liệu và thân chủ.
Chính sự nhận biết và công việc tiếp xúc với thân chủ sẽ định hình cho tiến trình xây dựng
và làm rõ mục đích trị liệu. Việc thiết lập mục đích trị liệu là một việc được thực hiện sớm
trong đó khả năng tự lực (self-support) của thân chủ sẽ được tăng cường bởi hai khía cạnh
70
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

chính của liệu ph|p Gestalt sau đ}y: (1) Việc giải thích theo phương ph|p hiện tượng học
các kiểu mẫu ý thức và hành vi của thân chủ ; (2) Việc phát triển mối quan hệ trị liệu giữa
thân chủ và nhà trị liệu.

Ví dụ, một thân chủ vào phiên trị liệu đầu tiên thể hiện th|i độ không biết khởi đầu thế nào,
chờ đợi nhà trị liệu cho ra những ý kiến dẫn dắt và không thể có trả lời khi được hỏi ‘‘Bạn
muốn đạt được gì từ việc trị liệu?’’. Có điều gì đó từ thân chủ đ~ lay động nhà trị liệu và
người n{y nói ‘‘Tôi muốn giúp bạn. Bạn cần tôi giúp bạn điều gì?’’. Người thân chủ ấy sau đó
có thể đ|p ứng lại bằng cách thức giao tiếp riêng tư công khai hơn.

Mức độ tự lực của thân chủ là yếu tố căn bản ban đầu phải xem xét để chọn lựa cách thức
can thiệp. Những thực nghiệm và các hoạt động trị liệu kh|c được áp dụng với mức độ khó
tăng dần v{ được diễn tập theo một trình tự nhằm xây dựng những kỹ năng ngay từ khi bắt
đầu trị liệu để khả năng tự lực của thân chủ được tăng cường hơn v{ cũng không tạo nên
gánh nặng quá lớn cho giai đoạn sau đó. Ví dụ, những thân chủ đ~ từng bị ngược đ~i từ thuở
nhỏ có thể tham gia trị liệu tốt hơn thông qua việc thể hiện sự giận dữ v{o ban đầu khi họ
học cách nhận diện và diễn đạt những cảm xúc của họ một cách an toàn, rồi sau đó học cách
cố gắng tự trấn tĩnh v{ thư gi~n khi cần thiết, kế đó ph|t triển một cảm nhận về lòng tin và
sự an toàn khi làm việc với nhà trị liệu. Giai đoạn tiếp xúc lần đầu với một thân chủ mới
đưọc xem là một bước có tính tế nhị nhằm thiết lập nên một ‘‘liên minh trị liệu’’
(therapeutic alliance). Tiếp theo sau đó l{ một loạt các thảo luận về các chủ đề liên quan
đến cuộc sống của thân chủ mà thân chủ không nhận biết được mình thực sự mong muốn
gì. Trọng tâm của việc trị liệu l{ l{m sao để tăng cường khả năng của thân chủ trong việc
nhận biết là họ muốn gì chứ không chú tâm nhiều đến nội dung của ‘‘những câu chuyện xảy
ra trong tuần’’. Theo thời gian, thân chủ sẽ nhận ra được l}u nay anh ta đ~ l{m như thế nào
khiến gi|n đoạn khả năng nhận biết mình muốn gì; thân chủ cũng bắt đầu thích thú với cảm
giác rằng mình đ~ biết được mình muốn gì. Thân chủ cũng bắt đầu thể hiện nhiều sáng kiến
hơn trong c|c phiên trị liệu và nhận thấy mối quan hệ với nhà trị liệu trở nên quan trọng
hơn đối với mình. V{o lúc đó, th}n chủ đ~ có được sự tự lực đầy đủ để nhà trị liệu có thể
thực hiện những quan s|t v{ đưa ra những diễn giải nhằm bộc lộ những cảm xúc s}u đậm
và giải quyết những vai trò của thân chủ trong c|c tương t|c không l{nh mạnh.

Khi thực h{nh đúng đắn, nhà trị liệu Gestalt sẽ có những hướng dẫn theo trình tự sao cho
những cuộc khám phá sâu sắc hơn, nhiều nguy cơ hơn, đau đớn hơn sẽ không vượt quá khả
năng tự lực của thân chủ. Nếu thân chủ không được hướng dẫn theo cách này thì sẽ có
nhiều nguy cơ nhận lấy những hậu quả tiêu cực từ việc trị liệu.

Mục đích của liệu pháp Gestalt là sự nhận biết về bản thân. Việc này bao gồm cả những
nhận biết có tính vi mô (microawareness) về một nội dung cụ thể n{o đó, v{ cả khả năng
nhận biết về tiến trình nhận biết (awareness of the awareness process). Sự nhận biết tiến
trình nhận biết càng làm mạnh thêm khả năng ‘‘mang những thói quen thường được thực

71
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

hiện một cách tự động vào trong tầm nhận biết khi cần thiết’’, đồng thời sử dụng khả năng
nhận biết có trọng điểm và các thực nghiệm hiện tượng học để tập trung, làm rõ và thử áp
dụng những hành vi mới. Sự nhận biết n{y có nghĩa l{ hiểu biết được những gì mà một
người đang lựa chọn để làm và vì thế người ấy có khả năng nhận trách nhiệm về việc làm
đó. Tập trung (centering) là khả năng trở nên trầm tĩnh v{ có trật tự về thời gian, không
gian, bối cảnh và nội t}m, sao cho đương sự được định hướng rõ r{ng bên trong Trường
(field), hài hòa với bản thân, hít thở nhẹ nhàng, biết rõ các sở nguyện và những giới hạn của
bản thân.

Hầu hết các thân chủ lúc đầu đều chú ý đến việc giải quyết vấn đề và làm giảm nhẹ triệu
chứng. Mặc dù các nhà trị liệu Gestalt hiểu giá trị của các mục đích n{y, nhưng họ quan tâm
nhiều hơn đến tiến trình làm thế n{o để thân chủ trở nên tự lực và cách thức để thân chủ tự
tìm thấy cách thức riêng để giải quyết vấn đề cũng như giảm nhẹ triệu chứng. Mục đích trị
liệu do vậy không phải là giải quyết vấn đề hoặc loại bỏ triệu chứng, m{ l{ ‘‘giúp th}n chủ có
được những công cụ’’ để giải quyết vấn đề v{ tăng cường khả năng của họ trong việc tự tổ
chức lại cuộc sống nói chung. Liệu pháp Gestalt giúp giải quyết vấn đề bằng c|ch gia tăng
khả năng tự lực và tự điều chỉnh của thân chủ. Khi trị liệu tiếp diễn, trọng tâm sẽ được
chuyển dần sang những chủ đề kh|i qu|t hơn liên quan đến nhân cách của thân chủ. Nhờ
lĩnh hội được các kỹ năng trong giai đoạn đầu của việc trị liệu, thân chủ có thể thực hiện
những kh|m ph| s}u hơn về nhân cách của họ.

6.3. Tiến trình trị liệu 1: Tôi và Bạn, Ở đây và Ngay lúc này, Cái gì và Như thế
nào

Liệu pháp Gestalt thuộc nhóm các liệu pháp kinh nghiệm (experiential therapy), vì thế nó
thúc đẩy sự tăng trưởng của thân chủ bằng cách phát triển nên một mối quan hệ dựa trên
sự tiếp xúc thông qua đối thoại và một phương ph|p luận về tiến trình khám phá thông qua
khả năng nhận biết liên tục của thân chủ. Các khẩu hiệu: ‘‘Tôi v{ Bạn’’ (I and Thou), ‘‘Ở đ}y
v{ Ngay lúc n{y’’ (Here and Now), ‘‘C|i gì v{ Như thế n{o’’ (What and How) thể hiện tinh
thần của tiến trình này.

Tôi và Bạn

Liệu ph|p Gestalt được tiến hành dựa trên cơ sở một sự tiếp xúc trực tiếp, sống động v{ đầy
tính chất cảm xúc, trong đó nh{ trị liệu vừa hiện diện cùng với thân chủ, vừa làm một điều
gì đó cho th}n chủ. Đ}y l{ xu hướng chung của liệu pháp Gestalt trong thập niên 1990;
trong đó nh{ trị liệu không chỉ sử dụng c|c phương ph|p chú t}m v{ thực nghiệm hiện
tượng học nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng tối đa cho th}n chủ, m{ còn ‘‘đi cùng’’ th}n chủ
theo cách thức tương tự như Martin Buber, Carl Rogers v{ c|c nh{ t}m lý nh}n văn kh|c đ~
thực hiện.

72
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Các kỹ thuật phải tuân thủ những nguyên lý. Nguyên lý là quan trọng; còn từng kỹ thuật
riêng biệt thì không quan trọng. Bất cứ kỹ thuật n{o cũng có thể được sử dụng trong liệu
pháp Gestalt, và không có một kỹ thuật nào có vị thế đặc biệt cả. Các nguyên lý chính trong
liệu pháp Gestalt là những nguyên lý đang chi phối những mối quan hệ của con người, đặc
biệt là mối quan hệ trị liệu.

Các kỹ thuật của liệu ph|p Gestalt thường có tính linh hoạt và là sự ứng dụng một cách sáng
tạo các kiến thức của nhà trị liệu nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho việc thiết lập các
tình huống học tập thông qua những thực nghiệm hiện tượng học và nhằm tạo nên các
tương t|c trị liệu với một thân chủ cụ thể vào một thời điểm cụ thể. Th|i độ này dẫn đến
việc nhà trị liệu Gestalt có thể ứng dụng v{ vay mượn nhiều loại kỹ thuật có hiệu quả từ
những nhà trị liệu thuộc c|c trường ph|i kh|c nhau. Điều không may là trong các nghiên
cứu, dù nhà trị liệu vay mượn các kỹ thuật từ những trường phái khác hay sử dụng các kỹ
thuật v{ phương thức được gọi l{ ‘‘của trường ph|i Gestalt’’, c|c kỹ thuật vẫn được nhấn
mạnh nhưng qu| trình c|c kỹ thuật ấy được sáng tạo và áp dụng trong liệu pháp Gestalt thì
lại không được nêu rõ. Trong lý thuyết của liệu ph|p Gestalt, điều quan trọng là nhà trị liệu
làm gì và việc ấy được tiến hành ra sao, chứ kỹ thuật được áp dụng có phải là kỹ thuật của
liệu pháp Gestalt hay không thì không phải l{ điều quan trọng.

Tại đây và Ngay lúc này

Những gì thân chủ đang thể hiện không được xem l{ ‘‘định sẵn’’ từ quá khứ v{ cũng không
phải là sự lập lại một cách vô thức những quan hệ đ~ có trước đó (Th|i độ n{y đối ngược lại
với lý thuyết phân tâm – ND). Trong học thuyết về Trường, tất cả các yếu tố có ảnh hưởng
qua lại đều cùng hiện diện ‘‘tại đ}y v{ ngay lúc n{y’’ trong Trường. Kurt Lewin (1938) gọi
đ}y l{ ‘‘Nguyên lý về Tính đồng thời’’ (Principle of Contemporaneity).

Con người có thể mang các trải nghiệm trong cuộc sống và sự nhận biết của mình hội tụ vào
thời điểm hiện tại. Trong liệu pháp Gestalt, việc khảo sát các ảnh hưởng của những trải
nghiệm trong quá khứ chủ yếu dựa trên các dữ liệu từ trải nghiệm của thân chủ chứ không
dựa trên các diễn giải những biểu trưng của nhà trị liệu. Càng bám sát vào các trải nghiệm
trực tiếp của thân chủ, nhà trị liệu càng ở gần những ‘‘sự thật’’ của thân chủ - điều này có giá
trị cao hơn những ‘‘sự thật của c|c chuyên gia’’.

Tập trung vào những gì ‘‘tại đ}y v{ ngay lúc n{y’’ cho phép có sự bình đẳng giữa thân chủ và
nhà trị liệu, vì trong Trường hiện tại, tất cả c|c đối t|c đều có thể sử dụng những cảm nhận,
sự trực giác và khả năng s|ng tạo của mình để khám phá những ảnh hưởng phức tạp luôn
đang vận hành. Liệu pháp Gestalt không áp dụng kỹ thuật diễn giải như c|c nh{ trị liệu phân
tâm. Thân chủ thường được xem l{ ‘‘chuyên gia’’ về khả năng nhận biết và về sự tồn tại của
chính họ, còn nhà trị liệu không gì kh|c hơn l{ một cố vấn cho thân chủ.

73
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Thân chủ sẽ có được khả năng tự lực tốt nhất nếu họ ‘‘tập trung vào hiện tại’’ (present-
centered). Tập trung vào hiện tại có nghĩa l{ sự hiểu biết bằng tất cả con người của mình về
điều gì mình đang l{m v{ nhu cầu n{o mình đang lưu t}m đến trong Trường sinh thể - môi
trường ở thời điểm hiện tại (Present-centeredness means knowing with one’s whole being
what one is doing and what need is being addressed in the present organism-environment
field). Phật giáo gọi việc này là "sự chuyên t}m" hay thường gọi là "chánh niệm"
(mindfulness). Việc dấn thân một cách mạnh mẽ và nhận biết được điều gì là quan trọng
nhất sẽ giúp chúng ta hoàn tất các gestalt (tức l{ đạt đến sự mãn nguyện) và làm xuất hiện
các gestalt mới (tức l{ tăng trưởng).

Tất cả các hoạt động đều xảy ra một c|ch đồng thời, nhưng thường thì người ta không nhận
biết rõ được mình đang l{m gì v{ đang cần gì. Phật giáo gọi việc này là "sự lãng quên"
(forgetfulness). Khi thân chủ đương đầu với những ký ức từ thời thơ ấu và sống lại chuyện
ấy bằng những cảm xúc ngay trong hiện tại, những năng lượng tâm trí và hoạt động nhớ lại
chuyện quá khứ kia thực sự là xảy ra trong hiện tại. Trái lại, nếu cái quá khứ đang được gợi
nhớ kia chỉ l{ để tin rằng ‘‘chuyện trước kia gây ra chuyện hôm nay’’, hoặc như một sự lập
lại theo thói quen, thì những gì đ|ng quan t}m trong hiện tại sẽ bị bỏ qua để thay v{o đó l{
sự ‘‘lý trí hóa’’ c|c trải nghiệm.

Cũng tương tự như vậy, sự hoạch định cho tương lai cũng l{ một việc xảy ra trong hiện tại,
trong đó con người trở nên có hệ thống hơn v{ chuyên t}m v{o tương lai để có thể làm công
việc chuẩn bị cho tương lai ấy. Suy nghĩ về tương lai m{ không có sự chú tâm vào hiện tại
chỉ dễ dẫn đến trạng thái lo âu mà thôi.

Cái gì và Như thế nào

Cả lý thuyết về tiến trình lẫn hiện tượng học đều thích sử dụng c|c phương pháp mô tả hơn
l{ phương ph|p dựa trên các lý giải. Các câu hỏi cơ bản nhất trong liệu pháp Gestalt không
phải l{ ’’Tại sao?’’, m{ l{ ‘‘C|i gì?’’. Bạn đang trải nghiệm điều gì? Bạn đang l{m gì? Bạn đang
cần gì? Sự mô tả có thể ở gần hơn với các trải nghiệm, có thể quan sát và cảm nhận được từ
bên trong, trong khi những lời giải thích thì chỉ có tính suy đo|n v{ c|ch xa với các trải
nghiệm.

Một câu hỏi kh|c đồng thời kèm theo đó l{ ‘‘Như thế n{o?’’. C}u hỏi ‘‘Như thế n{o’’ chính l{
trung tâm của việc định hướng vào tiến trình (process orientation) trong Học thuyết về
Trường: Xem xét một cách chính xác bằng cách nào mà tiến trình này diễn ra trong đó có sự
tham gia của thân chủ vào tiến trình.

6.4. Tiến trình trị liệu 2: Các thực nghiệm, kỹ thuật và các chiến lược

Liệu pháp Gestalt nhấn mạnh vào (1) Mối quan hệ trị liệu, được s}u đậm hơn nhờ sự hợp
tác làm việc chung của hai phía, từ đó cho phép thực hiện các thực nghiệm

74
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

(experimentations), và (2) Khả năng nội thị (insight) về nội dung và tiến trình diễn ra thông
qua sự nhận biết và thực nghiệm tích cực và có trọng tâm. Cả hai điều n{y đ~ l{m nên hầu
hết sức mạnh hiệu quả của liệu pháp Gestalt.

Các kỹ thuật được áp dụng trong liệu pháp Gestalt bao gồm tất cả những hoạt động trị liệu
thường thấy như việc lắng nghe có tính thấu cảm và kỹ thuật phản ánh; ngoài ra, nhà trị liệu
Gestalt còn có thể vượt xa hơn bằng cách áp dụng bất cứ loại kỹ thuật trị liệu nào sẵn có
cũng như s|ng tạo những phương thức can thiệp ngay trong tình huống trị liệu. Những kỹ
thuật ấy có thể kể đến: thực nghiệm giải tỏa cảm xúc (cathartic experimentation), hình
dung (visualization), theo dõi c|c suy nghĩ (cognitive monitoring), thiền định (meditation)
v{ thư gi~n (relaxation) v{ c|c thực nghiệm bằng động t|c cơ thể (experiments with
movement).

Trọng tâm nhằm đạt đến khả năng nhận biết có thể thay đổi từ hình thức thảo luận về một
vấn đề cụ thể, thông qua kỹ thuật phản ánh dựa trên chủ đề chung và việc huấn luyện các kỹ
năng t}m lý, cho đến hình thức nội thị sâu sắc về các mô hình vận hành trong nhân cách
cũng như c|c trải nghiệm về mặt phát triển, và sau cùng là thống hợp lại (integration) và
đồng hóa (assimilation). Ngay cả khi làm việc với thân chủ trên bình diện nội dung, nhà trị
liệu vẫn rất chú t}m đến các tiến trình, nhất là các tiến trình xảy ra việc thân chủ tham gia
vào hoặc l{m gi|n đoạn việc nhận biết về bản thân và tiếp xúc với người khác. Có lúc nhà trị
liệu tập trung quan sát tiến trình nhưng vẫn giữ nội dung bàn luận ở vị trí nổi bật; có lúc
nhà trị liệu sử dụng nội dung bàn luận như một tiêu điểm cụ thể để cho tiến trình có thể
diễn ra. Giai đoạn trị liệu sau đó tiêu điểm được tập trung mạnh nhất có lẽ sẽ thuần túy là
khả năng nhận biết về các tiến trình (process awareness).

Những can thiệp trị liệu là những hành vi thực nghiệm cụ thể được đề xuất từ sự hợp tác
làm việc giữa thân chủ và nhà trị liệu. Những việc này luôn luôn nhắm tới việc ‘‘kh|m ph|
một điều gì đó’’ chứ không trực tiếp nhắm đến việc thay đổi hành vi. Những thực nghiệm là
những việc được đề xuất để tập trung vào khả năng nhận biết bản thân mà thân chủ có thể
sử dụng để l{m gia tăng sức mạnh, sự linh hoạt và sự sáng tạo của những trải nghiệm mà họ
có được từ trị liệu. Ngay cả những bài tập luyện về sự chú t}m đơn giản như thư gi~n v{
kiểm so|t hơi thở cũng được tiến hành với cùng một th|i độ có tính thực nghiệm như vậy:
‘‘H~y từ từ hít vào, nhẹ nhàng thở ra, rồi xem thử điều gì xảy ra với bạn’’.

Liệu pháp Gestalt khuyến khích nhà trị liệu cần phải sáng tạo (Zinker, 1977). Những quyển
‘‘cẩm nang’’ cho nh{ trị liệu l{ điều không phù hợp với tinh thần của liệu pháp Gestalt. Kiến
thức, kinh nghiệm v{ định hướng huấn luyện của nhà trị liệu sẽ phần n{o x|c định việc nội
dung được kh|m ph| l{ điều gì và việc ấy được thực hiện theo trình tự như thế nào trong
khi trị liệu. Còn tiến trình khám phá diễn ra như thế nào thì phần nhiều mang tính nghệ
thuật. Tính xác thực, sáng tạo và trực giác là những thứ thiết yếu cho sự tiếp xúc và nhận

75
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

biết phong phú giúp phân biệt liệu pháp Gestalt với c|c phương ph|p tiếp cận trị liệu rập
khuôn và cứng nhắc.

Trong liệu pháp kinh nghiệm, nhà trị liệu bắt đầu bằng những gì đang được trải nghiệm.
Nhà trị liệu Gestalt thực hiện một quan s|t đầy đủ trên hàng loạt các dữ liệu và cho phép tạo
lập nên một Ảnh rõ rệt nhất. Từ cuộc tiếp xúc ban đầu, nhà trị liệu sẽ tự động quan sát và
lưu ý c|ch thức mà thân chủ đ~ ảnh hưởng đến mình một cách chủ quan. Dĩ nhiên, nh{ trị
liệu cần phải phân biệt rõ điều gì là những ‘‘vụ việc chưa ho{n tất’’ của chính mình v{ điều
đó đang được ‘‘kích hoạt’’ bởi vấn đề của thân chủ (tức là hiện tượng ‘‘chuyển di ngược’’) v{
các hệ quả tập trung vào hiện tại.

Các thực nghiệm trong liệu pháp Gestalt, dù có vẻ như nhắm vào một hành vi cụ thể n{o đó,
nhưng chúng vẫn thực sự là những thực nghiệm: ‘‘H~y l{m thử điều ấy và học tập từ đó’’.
Với ý nghĩa đó, th}n chủ và nhà trị liệu cùng nhau thực nghiệm trong mối quan hệ được
thiết lập giữa họ với nhau.

Câu hỏi cơ bản hay được nhà trị liệu đặt ra l{ ‘‘Bạn đang trải nghiệm điều gì ngay lúc n{y?’’
Việc n{y thường được mở rộng thành các thực nghiệm, qua đó th}n chủ liên tục báo cáo lại
những gì mà họ trải nghiệm được (một liên thể của sự nhận biết: awareness continuum).
Điều n{y đẫn đến nhiều hệ quả. Khi thân chủ nêu ra những cảm xúc của họ về một ai đó
hiện không có mặt trong phòng trị liệu, việc ấy sẽ dẫn đến việc thực hiện một thực nghiệm
trong đó th}n chủ tưởng tượng người đó đang ngồi trong phòng trên một chiếc ghế trống.
Rồi sau đó th}n chủ sẽ báo cáo lại một lần nữa về những gì mà họ đ~ trải nghiệm. Điều nối
tiếp theo sau đó có thể là cảm xúc nhiều hơn, rõ rệt hơn, hoặc một ý muốn trốn chạy, hổ
thẹn, hoặc có thể là sự giảm nhẹ các khó chịu vv... Sự biểu lộ cảm xúc một cách trực tiếp
thường mang lại một tiêu điểm tập trung sắc nét hơn, sự trải nghiệm sống động hơn, rõ rệt
hơn v{ thực sự là một giải ph|p hơn l{ việc chỉ ‘‘nói về’’ đối tượng như một ngôi thứ ba.
Chính vì lý do ấy mà thực nghiệm ‘‘chiếc ghế trống’’ thường được áp dụng.

Các thực nghiệm hiện tượng học và sự tiếp xúc qua đối thoại có thể được áp dụng cho trị
liệu c| nh}n, gia đình, nhóm, cặp và cả cho các thiết chế (institutions). Về mức độ, các thực
nghiệm có thể thực hiện trên cả bình diện nội tâm lẫn bình diện liên cá nhân, và từ mức độ
‘‘nhập môn’’ cho đến cả mức độ rất sâu. Các thực nghiệm đôi khi có tính chất đi s}u v{o lĩnh
vực tinh thần, mặc dù nhà trị liệu Gestalt vẫn thường sử dụng những ngôn từ rất ‘‘đời
thường’’.

7. Các thực nghiệm có thể có những mục đích sau:


 L{m rõ hơn những gì mà thân chủ đ~ nhận biết và tạo nên những liên kết mới giữa
những nội dung đ~ được nhận biết
 Đưa v{o tiêu điểm nhận biết những nội dung m{ ban đầu chỉ ở vùng ‘‘ngoại vi’’ của
sự nhận biết

76
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

 Đưa những nội dung quan trọng vào trong tầm nhận biết mà thân chủ lúc ban đầu đ~
cố gắng một cách có hệ thống giữ chúng ở bên ngoài sự nhận biết
 Đưa cả những cố gắng ngăn trở sự nhận biết có hệ thống này vào trong tầm nhận
biết, đặc biệt là những cơ chế ngăn trở c|c suy nghĩ v{ cảm xúc khiến thân chủ ban
đầu không nhận biết được chúng
 Thực nghiệm những kiểu thức mới trong suy nghĩ, ứng xử và nhận biết, bao gồm cả
những phương thức có tính tự lực như thiền định, thư gi~n v{ luyện thở. Các thực
nghiệm thường được áp dụng hiệu quả là những cách thức mới trong việc khám phá
hoặc t|i định dạng những trải nghiệm cũ. Việc trị liệu thường làm cho những thực
nghiệm có tính hành động dễ thực hiện hơn, ví dụ: mở rộng các quan hệ xã hội sau
khi đ~ khơi thông nỗi sợ hãi những tình cảm mật thiết. Nhiều thân chủ từng bị lạm
dụng đ~ tìm thấy sự bình phục sau khi thể hiện hung tính của họ chống lại kẻ đ~ l{m
hại họ thông qua hoạt động ‘‘sắm vai’’ (role-playing) hoặc các thực nghiệm giải tỏa
cảm xúc (cathartic experiments).
 Trọng tâm của các thực nghiệm là nhằm để thân chủ khám phá (discovery) chứ
không phải l{ để giải tỏa cảm xúc (catharsis). Thông thường, những thứ cần được
kh|m ph| đó là những nỗi sợ hãi sự hiểu biết, sợ hãi sự bộc lộ, sợ hãi việc giải bày
cảm xúc. Bất cứ điều được kh|m ph| l{ gì, chúng đều trở thành Nền để dẫn đến việc
tạo lập những Ảnh mới.

8. Quan điểm nhà trị liệu

Liệu pháp Gestalt giúp thân chủ tăng trưởng thông qua sự nhận biết bản thân. Liệu pháp
Gestalt được được tiến hành thông qua mối quan hệ đối thoại hai ngôi ‘‘Tôi-và-Bạn’’ (I-thou
attitude). Trong tâm lý trị liệu, yếu tố quan trọng nhất giúp cho sự bình phục đó chính l{
bản chất và chất lượng của mối quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu. Trong liệu pháp
Gestalt, mối quan hệ này là ngang bằng, nghĩa l{ không ai trong hai phía cố gắng kiểm soát
người kia, hoặc cố gắng định trước kết quả, và nhà trị liệu cũng không phải l{ ‘‘người nắm
giữ sự thật’’. Kết quả của việc trị liệu luôn là do sự làm việc chung của cả hai phía.

Đối thoại là sự gặp gỡ để trao đổi với một người, như thể người đó l{ đích điểm của đối
thoại (tôi-và-bạn), chứ không phải người ấy l{ ‘‘phương tiện’’ để đạt đến một c|i đích kh|c
(tôi-và-nó). Liên hệ với một người để đạt đến một mục đích chính l{ một hoạt động theo
kiểu “tôi-và-nó” (nghĩa l{ nói về một điều gì khác ở ngôi thứ ba). Người ta không thể vừa ở
trong cuộc đối thoại vừa nhắm đến một “kết quả”. Mục đích của đối thoại chính l{ để gặp
một người khác, chứ không phải để “tự hiện thực hóa” hoặc để “chữa l{nh”.

Có ba tính chất đặc trưng cho một mối quan hệ thông qua đối thoại:

77
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

1. Sự nhập cuộc (Inclusion): Là tiến trình nhà trị liệu ngoại hiện bản thân một c|ch đầy
đủ vào trong những trải nghiệm và tính chủ quan của thân chủ, đồng thời vẫn giữ
được sự nhận biết về bản th}n mình như một con người tách biệt. Khái niệm n{y hơi
giống với ‘‘sự thấu cảm’’. Bằng cách nói ra các trải nghiệm của thân chủ, ‘‘hình dung
ra sự thật’’, nh{ trị liệu xác nhận sự tồn tại và các trải nghiệm của thân chủ.
2. Hiện diện như chính con người thật của mình (Presence): Nhà trị liệu không có gắng
‘‘ra vẻ’’ hoặc trở thành một con người khác với chính con người thật của mình. Dĩ
nhiên, để l{m được việc này, nhà trị liệu cần phải có sự hình dung khá rõ ràng về
hình ảnh bản thân của mình và có một phong cách hài hòa trong khi thực hành tâm
lý trị liệu. Nhà trị liệu không cố thể hiện mình như một con người lý tưởng, hoặc như
một ‘‘bức màn trắng tinh’’ để thân chủ thực hiện sự phóng chiếu. Việc nhà trị liệu tự
bộc lộ bản thân (self-disclosure) chỉ khi n{o điều đó thực sự là cần thiết và phải cân
nhắc để có lợi cho thân chủ. Những trường hợp nhà trị liệu mắc mứu vào cuộc trị
liệu (excessive self-reference), hoặc trở nên quá tách biệt về mặt cảm xúc (excessive
emotional isolation), lúc đó có chỉ định tiến hành trị liệu hoặc giám sát cho nhà trị
liệu.
3. Dấn thân vào cuộc đối thoại (Commitment to dialogue): Cả thân chủ và nhà trị liệu
đều sẵn lòng tham gia vào tiến trình đối thoại, tương t|c, không kiểm soát hoặc định
trước những gì nêu ra trong chủ đề đối thoại. Mỗi bên đều phải chấp nhận việc mối
quan hệ tương t|c với phía bên kia sẽ có thể có t|c động lên trên hình ảnh tự thân
(self-picture) và tính chủ quan của chính mình. Đối thoại cũng l{ một loại thực
nghiệm hiện tượng học. Con người khi đối thoại thì đồng thời cũng đang tương t|c,
kết quả không hề được định trước; khi đó khả năng học tập v{ tăng trưởng sẽ được
phát huy. Liệu pháp Gestalt có tính công khai về bản chất hiện tượng học của nó và
c|c đối thoại cũng có tính thực nghiệm. Trong khi tiến hành liệu pháp Gestalt, chúng
ta l{m thăng tiến khả năng học tập v{ tăng trưởng bằng cách cho phép cả nhà trị liệu
lẫn thân chủ trở nên sáng tạo trong khi tiến hành các hoạt động trị liệu. Triết lý của
liệu ph|p không được nói ra cho thân chủ nhưng th}n chủ được mời gọi đi v{o thực
nghiệm với triết lý ấy.

9. Yếu tố bình phục

Con người tự duy trì bản thân mình và sự tăng trưởng bằng cách tiếp xúc với môi trường
xung quanh. Khi có khả năng nhận biết đầy đủ, họ sẽ có thể học tập được từ những trải
nghiệm có được nhờ sự tiếp xúc ấy. Khi con người không nhận ra được những trải nghiệm
của chính mình, họ sẽ tự ngăn trở sự tăng trưởng của chính mình.

Học thuyết về sự thay đổi của liệu ph|p Gestalt được gọi là Học thuyết nghịch lý về sự thay
đổi (paradoxical theory of change): Thay đổi chỉ xảy ra khi một người thể hiện con người

78
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

mà anh ta thực sự là chứ không phải khi anh ta cố gắng trở th{nh con người m{ anh ta chưa
là. Sự thay đổi không xảy ra khi có một sự cố gắng ép buộc của bản th}n đương sự (hoặc bởi
người khác) nhằm thay đổi bản th}n mình; thay đổi chỉ xảy ra khi một con người dành thòi
gian và công sức của mình để trở th{nh con người m{ mình đang l{ – tức l{ đương sự phải
đầu tư đầy đủ vào vị thế hiện tại của mình.

Nói c|ch kh|c, thay đổi có thể xảy ra khi thân chủ bỏ qua, ít nhất là ngay trong lúc này,
những gì mà anh ta muốn trở thành và cố gắng sống đúng với con người thật của mình –
giống như một người phải đứng vững tại một chỗ thì mới có được những bước vững chắc
để đi tới phía trước.

Những cách thức như thuyết phục, diễn giải hoặc điều chỉnh hành vi không phải là những
cách thức chủ yếu để giúp một người thay đổi. Bình phục có nghĩa l{ “tạo nên cái tổng thể”,
mang những khía cạnh đang xung đột với nhau vào trong một tổng thể hài hòa và có ý
nghĩa. Do vậy, cần mang những khía cạnh đang xung đột vào trong tầng nhận biết, chấp
nhận những điều còn đang m}u thuẫn trong nội tâm, thống hợp chúng lại trong một cái ngã
toàn vẹn có tính nhập cuộc.

Các yếu tố khác giúp cho sự bình phục:

- Mối quan hệ và sự thay đổi có tính trị liệu: Trong liệu ph|p Gestalt, con người không
thể được xem xét một c|ch đầy đủ nếu tách rời người đó ra khỏi bối cảnh c|c tương t|c liên
cá nhân. Sự phát triển của con người, cả bình thường lẫn bệnh lý, đều là những tiến trình có
tính xã hội. Sự lành mạnh hoặc bệnh lý đều được duy trì bởi môi trường tương t|c. T}m lý
trị liệu cũng l{ một tiến trình tương t|c. Thay đổi thực sự diễn ra khi nhà trị liệu có th|i độ
đối thoại, trình bày rõ sự hiểu biết của mình đối với những trải nghiệm chủ quan của thân
chủ, có khả năng tự bộc lộ, nhiệt tình và chấp nhận thân chủ.

- Xây dựng khả năng tự lực (self-support): Tiến trình thay đổi đi từ những bước thay
đổi nhỏ cho đến những bước thay đổi lớn hơn. Buổi đầu trị liệu có thể hướng đến những
khả năng nhận biết nho nhỏ, lĩnh hội kỹ năng, x}y dựng các tiếp xúc... Nhưng đ}y vẫn chưa
phải là những thay đổi trong cái toàn thể. Những thành quả cụ thể trong bước đầu có thể
trở thành nền tảng cho những thay đổi s}u xa hơn có thể diễn ra khi trị liệu tiến triển lâu
hơn. Cũng kh| thường xảy ra việc thân chủ tạm ngưng trị liệu, như thể để ‘‘thụ hưởng
những quả ngọt’’ từ việc trị liệu, ‘‘tiêu hóa’’ chúng, rồi sau đó trở lại để bước sang những
mức độ trị liệu s}u hơn.

- Khả năng nội thị (insight): Từng hành vi riêng biệt (những khía cạnh riêng lẻ của
nhân cách) có thể được thay đổi bằng nhiều c|ch như: tự thay đổi theo thời gian, nhờ khơi
thông cảm xúc, bằng cách cháp nhận một mối quan hệ, hoặc nhờ thay đổi tác nhân củng cố,
nhờ dùng thuốc, vv... Tuy nhiên, để thay đổi cấu trúc tự tổ chức của một con người, để có
được những thay đổi v{ tăng trưởng liên tục sau khi trị liệu, v{ cũng để phát huy tối đa khả

79
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

năng thích nghi đầy sáng tạo với cuộc sống, thân chủ cần phải có được khả năng nội thị -
một điều thường không thể đạt được nếu không có sự làm việc một cách hệ thống và có
hướng dẫn bên trong mối quan hệ ngày càng phát triển giữa thân chủ và nhà trị liệu. Nội thị
là một trải nghiệm được cảm nhận từ nhiều sự kiện căn bản trong đời sống của thân chủ và
được định dạng thành một gestalt có ý nghĩa. Liệu pháp Gestalt nhấn mạnh đến việc bảo tồn
hoặc thiết lập một tiến trình nhận biết từ đó dẫn đến khả năng nội thị, bao gồm cả sự nhận
biết về những vấn đề có liên hệ từ trong quá khứ. Phương ph|p trị liệu chủ yếu tập trung
v{o c|c tương t|c hiện tại, nhưng sự nhận biết của thân chủ có thể bao gồm cả những cách
thức xem xét trong hiện tại đối với những việc đ~ xảy ra trong quá khứ. Khi những sự việc
có ảnh hưởng trở nên mạnh mẽ v{ vượt khỏi tầm nhận biết, hoặc bị mắc mứu dưới dạng
thức cứng nhắc khó thay đổi theo nhu cầu của hoàn cảnh sống, thì việc kh|m ph| c|c ‘‘yếu
tố thuộc về lịch sử’’ để đạt đến khả năng nội thị sẽ trở nên một việc làm tuyệt đối cần thiết
nhằm phá vỡ những gestalt bị ‘‘đóng cứng’’ hoặc không đ|p ứng với những nhu cầu trong
hiện tại. Nếu chỉ làm việc trên những sự kiện quan s|t được trong hiện tại mà không xem
xét đến những yếu tố nền tảng như thế, hoặc chỉ làm việc đơn thuần bằng sự ‘‘nội thị có tính
lịch sử’’ (historical insight) đều sẽ làm giới hạn hiệu quả của việc trị liệu.

Liệu ph|p Gestalt nói chung đ~ được áp dụng cho nhiều loại thân chủ khác nhau, vói nguyên
tắc chung là phải điều chỉnh cho phù hợp với từng tình huống lâm sàng cụ thể (Yontef,
1993). Có thể áp dụng cho nhiều loại chẩn đo|n kh|c nhau v{ dưới nhiều hình thức khác
nhau: cá nhân, cặp, nhóm, gia đình, v{ đồng thời cũng có thể áp dụng cho nhiều lứa tuổi
khác nhau, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, nhà trị liệu cần phải x|c định rõ khuôn khổ của việc trị
liệu, các ranh giới nghề nghiệp và phải l{ người nhạy cảm với các trải nghiệm của thân chủ -
Nói chung đó l{ một người cần được đ{o tạo tốt và có kinh nghiệm lâm sàng.

80
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Chương 5: PHÂN TÍCH TƯƠNG GIAO

Ph}n tích Tương giao (T.A. - Transactional Analysis) vẫn thường được xếp lọai thuộc vào
nhóm c|c trường phái phân tâm kiểu mới (neo-analytic), ngay cả khi Eric Berne, người đ~
bắt đầu xây dựng học thuyết T.A. v{o năm 1954, đ~ phủ nhận sự liên hệ giữa T.A. với học
thuyết Freud chính thống. Mặc dù T.A. có sự khác biệt về nhiều mặt với quan điểm phân
tâm cổ điển, nhưng cũng có chút vấn đề là một số khái niệm trong T.A. đ~ xuất phát từ tư
tưởng của Freud. Ví dụ Harry Stack Sullivan, một nhà phân tâm kiểu mới, đ~ có những ý
tưởng cơ bản về c|c tương t|c liên c| nh}n, v{ những ý tưởng n{y đ~ được chấp nhận rộng
r~i trong trường phái T.A.

T.A., trong phần lớn trường hợp, là một phương thức làm việc với những cá nhân bên trong
bối cảnh làm việc theo nhóm. Nhà trị liệu vì thế nên có một số kiến thức về phương ph|p
làm việc theo nhóm (group work) trước khi cố gắng áp dụng c|c phương ph|p của T.A. vào
trị liệu tâm lý. Những nguyên lý cơ bản trong học thuyết về nhân cách của T.A. có thể giúp ta
hiểu được những yếu tố động lực học (dynamics) của các thân chủ, và các kiến thức đó cũng
có thể hữu ích trong thực hành tâm lý trị liệu cá nhân.

T.A. l{ phương ph|p trị liệu thoát thai từ quá trình thực hành của Eric Berne. Berne tin rằng
mỗi cá nhân là một phức hợp của nhiều thực thể riêng biệt, mà mỗi thực thể ấy lại có những
khuôn mẫu riêng về hành vi, lời nói và vận động khác nhau. Mỗi một trong số những thực
thể ấy sẽ phụ trách kiểm so|t con người vào những thời điểm khác nhau. Berne gọi những
thực thể này là những “trạng th|i c|i Tôi” (ego states), v{ đ}y chính là khái niệm cốt lõi
trong học thuyết T.A.

HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH

1. Cấu trúc của nhân cách

Berne (1966) khẳng định trong mỗi con người có sự hiện diện của ba trạng thái cái Tôi, mà
ông gọi tên l{ “c|i Tôi Cha Mẹ” (P – Parent), “c|i Tôi Người Lớn” (A – Adult) v{ “c|i Tôi Trẻ
Em” (C – Child). Mỗi trạng th|i c|i Tôi P, A v{ C đều có những khuôn mẫu riêng về điệu bộ,
thể thức và lời nói. Mỗi trạng thái cái Tôi có khả năng đảm trách việc chi phối tâm trí con
người ở từng thời khỏang nhất định. Trạng thái c|i Tôi n{o đang ở vị thế kiểm sóat thì cá
nh}n con người đó sẽ thể hiện những hành vi và lời nói liên quan đến tính chất của trạng
thái cái Tôi ấy. Trường phái T.A. khẳng định rằng mặc dù có một số liên hệ giữa các khái
niệm của Freud về cái Ấy, cái Tôi và cái Siêu Tôi với khái niệm ba trạng thái cái Tôi C, A và P
của T.A., nhưng thực ra chúng có ý nghĩa hòan tòan kh|c hẳn. Đúng l{ khi so s|nh ta có thể
thấy cái Ấy v{ c|i Tôi C đều có liên quan đến sự hưởng lạc; cái Tôi (theo Freud) và cái Tôi A
đều liên quan đến khả năng kiểm định thực tại; cái Siêu Tôi và cái Tôi P về mặt n{o đó đều

81
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

đóng vai trò kiểm sóat các thành phần khác của nhân cách. Tuy nhiên, cái trạng thái cái Tôi
P, A và C trong học thuyết T.A. đều thể hiện dưới hình thức những hành vi thực tế có thể
quan s|t được, chứ không phải là sự ngụ ý chỉ những cấu trúc về t}m lý như ba “ngôi” trong
nh}n c|ch theo quan điểm của Freud.

Theo Berne, “C|i Siêu Tôi, c|i Tôi v{ c|i Ấy đều là những khái niệm dựa trên sự suy luận;
trong khi các trạng thái cái Tôi thì là những thực tại có tính xã hội và có thể trải nghiệm
được” (Berne, 1966). Tóm lại, khi một người đang trong trạng thái cái Tôi A, những người
khác sẽ quan sát thấy người này thể hiện những tính chất của một người trưởng thành. Một
khác biệt trong các khái niệm của Freud và Berne là ở chỗ: trọng tâm của tư duy theo kiểu
phân tâm học là ở tầng vô thức, còn trường phái T.A. thì chú trọng đến những hành vi có ý
thức và có thể quan s|t được.

1.1. Cái Tôi Trẻ Em (Child ego state)

“Trạng thái cái Tôi Trẻ Em là một hệ thống các khuôn mẫu về cảm xúc, th|i độ và hành vi
hiện diện như những vết tích của thời thơ ấu của một con người” (Berne, 1976). C|i Tôi C
của mỗi người lại bao gồm ba thành phần: đứa trẻ tự nhiên (Natural Child), đứa trẻ thích
nghi (Adapted Child) và vị “gi|o sư nhỏ” (Little Professor).

Đứa trẻ tự nhiên là thành phần chứa đựng những tính chất trẻ con, xung động, chưa được
thuần dưỡng và dễ có khuynh hướng giải bày theo cảm xúc. Đứa trẻ thích nghi là thành
phần được tạo lập khi đứa trẻ tương t|c với bố mẹ và có tính kiểm soát tốt hơn. “Gi|o sư
nhỏ” chính l{ tiền thân của tính cách lập luận, lý lẽ theo kiểu người lớn.

Cái Tôi C là thành phần có tính bắt buộc trong sự phát triển bình thường, vì đ}y chính l{
nền tảng mà từ đó mỗi cá nhân sẽ xây dựng nên ý niệm về bản ngã của chính mình. “Điều
quan trọng là mỗi người phải hiểu biết về cái Tôi trẻ em của chính mình, không chỉ vì nó sẽ
đi cùng với bản thân mình suốt cả cuộc đời, m{ còn vì đó l{ th{nh phần có giá trị nhất trong
nhân cách của chúng ta” (Berne, 1972). Ở một người trưởng thành, cái Tôi C của người ấy
sẽ đại diện cho mức độ phát triển của một đứa trẻ ở khoảng 7 tuổi. Đ}y l{ một thành phần
quan trọng ở những người lớn trưởng thành, vì nhờ đó m{ một con người có thể thực sự
trải nghiệm được những niềm vui thú trong cuộc sống.

Tính tự nhiên, sự sáng tạo, vẻ quyến rũ v{ vui tươi l{ những đặc trưng của trạng thái cái Tôi
Trẻ Em. Một người khi đang vận hành cái Tôi C sẽ có khuynh hướng sử dụng những ngôn từ
kiểu trẻ em như “Ồ”, “Ái ch{”… v{ những hành vi của người ấy sẽ có tính náo nhiệt, họat bát
và khó dự đóan. X~ hội thường có những t|c động hạn chế sự thể hiện cái Tôi C ở người lớn,
do vậy những người trưởng th{nh thường phải tìm kiếm và tạo ra những tình huống để họ
có thể bộc lộ ra được những hành vi như thế. Hoạt động thể thao và tiệc tùng, vui chơi l{ hai
loại tình huống cho phép những hành vi thuộc loại này có thể được biểu lộ, v{ đó cũng l{ lý
do chính yếu cho sự tồn tại của chúng.

82
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Bởi vì c|i Tôi C được hình thành sớm hơn cả, trước khi có sự hình th{nh đầy đủ vốn từ
vựng, cho nên phần lớn những gì chứa đựng trong cái Tôi C là những cảm xúc. Phần nhiều
trong số đó l{ những cảm xúc tươi vui, phấn khởi, xuất phát từ những trải nghiệm thuở thơ
bé như khi tập chơi tung ném banh hoặc khi lần đầu tiên nhìn thấy một con bướm… Đ}y l{
những cảm xúc và trải nghiệm của “đứa trẻ tự nhiên”.

Mặt kh|c, đứa trẻ m{ ban đầu đ~ phải sống lệ thuộc và bất lực, cũng có thể bị mắc kẹt giữa
một bên là nhu cầu cá nhân muốn khám phá, muốn trải nghiệm những vui thú, muốn hành
động, muốn hiểu biết và một bên là những đòi hỏi và giới hạn của môi trường bên ngòai,
chủ yếu là của bố mẹ. Đó chính l{ những thời điểm của sự hụt hẫng, khi mà một đứa trẻ
phải từ bỏ một số hành vi mang lại niềm vui cho nó để l{m điều khác mà bố mẹ hài lòng.
Tiến trình dưỡng dục gây nhiều hụt hẫng đ~ tạo nên một sản phẩm phụ nổi trội ở trẻ, đó
chính là những cảm xúc tiêu cực. Và những con người nhỏ bé kia đ~ sớm có kết luận về bản
th}n mình: “I’m not OK” (Harris, 1969). Đ}y chính l{ qu| trình hình th{nh nên “đứa trẻ
thích nghi”.

Thành phần thứ ba của cái Tôi C tức là vị “Gi|o sư nhỏ” l{ kết quả từ những cố gắng của đứa
trẻ khi tìm cách tự mình lý giải các sự việc xảy ra trong đời sống. Và nó trở thành một bộ
phận của cái Tôi C với những tính chất có giá trị, trực giác và sáng tạo.

1.2. Cái Tôi Cha Mẹ (Parent ego state)

Cái Tôi P chủ yếu được hình thành vào khỏang thời gian đứa trẻ vào học lớp Một, tuy nhiên,
không giống như c|i Tôi C, c|i Tôi P vẫn tiếp tục được điều chỉnh để thích ứng trong suốt cả
đời sống khi con người tương t|c với những người có quyền uy hơn mình. Tiến trình này là
cực kỳ quan trọng vì những thông tin chứa đựng trong cái Tôi P phải được điều chỉnh để
phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại của cá nhân mỗi người. Tiến trình cập nhật này chỉ có
thể xảy ra nếu cái Tôi P vận hành linh hoạt và có tính xây dựng, đồng thời cái Tôi A của
người đó cũng ở tình trạng vận h{nh đầy đủ.

Các hành vi của c|i Tôi P thường có tính chất đặc trưng l{ quyết đo|n v{ không cần lý lẽ.
H{nh vi v{ suy nghĩ đều dựa trên cơ sở là những mệnh lệnh được đặt ra cho cá nhân mỗi
người hồi còn thơ bé, m{ những mệnh lệnh ấy đ~ dần dần được hợp nhất vào trong cái Tôi
P của người đó. Hầu hết những mệnh lệnh v{ đòi hỏi ấy đều chứa đựng những từ như
“không bao giờ”, “luôn luôn” hoặc “đừng quên rằng” (Harris, 1969). Một người khi đang vận
hành ở trạng thái cái Tôi P sẽ không đ|nh gi| dựa trên những thông tin từ tình huống hiện
tại, mà lại để cho những mệnh lệnh trong quá khứ hướng dẫn hành vi hiện tại. Khi vận hành
c|i Tôi P, người ấy sẽ cảm thấy, sẽ nói v{ h{nh động theo cách thức mà bản thân mình từ
hồi bé đ~ nhận thấy bố mẹ hành xử.

Cái Tôi P là sản phẩm của những tư liệu được đứa trẻ ghi nhận lại từ bố mẹ thực tế của
mình. Đ}y không đơn thuần là một sự chuyển giao theo kiểu tuyến tính, bởi vì, thông

83
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

thường có đến hai người là bố và mẹ, và mỗi người lại có ba trạng thái cái Tôi P, A và C của
chính họ mà từ đó xuất phát ra các cách thức ứng xử của họ. Vì thế một đứa trẻ sẽ ghi nhận
c|c tư liệu từ cả thảy 6 trạng thái cái Tôi của cả bố lẫn mẹ. Những luật lệ và mệnh lệnh
chẳng hạn như “Đừng bao giờ nói dối” hoặc “Đừng tin vào những hạng người đó” đ~ được
ghi nhận từ những trạng thái cái Tôi P của bố mẹ; còn những h{nh vi như trẻ con lại có thể
được ghi nhận khi bố mẹ đang vận hành cái Tôi C của họ. Bởi vì thường có rất nhiều những
tư liệu trong số này là không phù hợp, cho nên cái Tôi P dễ bị vận hành sai chức năng trong
đời sống sau n{y khi c| nh}n người ấy đến tuổi trưởng thành.

Mặc dù cái Tôi P có vẻ như l{ một thành phần “g}y nguy hại”, do bởi nó có những tính chất
không phù hợp và sự vận hành của nó thường có xu hướng thiên về quá khứ, nhưng thực ra
sự tồn tại của cái Tôi P lại rất cần thiết. Cái Tôi P có chức năng như một thành phần chuyển
giao các tập tục và giá trị văn hóa, v{ nó có t|c dụng “bảo tồn năng lượng và hạn chế sự lo
âu bằng cách có thể thực hiện ngay những quyết định một cách tự động v{ tương đối khó
lay chuyển” (Berne, 1976).

1.3. Cái Tôi Người Lớn (Adult ego state)

Trong quá trình khám phá thế giới, đứa trẻ cũng dần dần tích lũy những tư liệu từ những
trải nghiệm sống. Việc đứa trẻ có thể lượng giá những trải nghiệm n{y đ|nh dấu sự xuất
hiện của một trạng th|i c|i Tôi Người Lớn trong tương lai. Trong giai đọan đầu, cái Tôi A ở
đứa trẻ vẫn còn rất mong manh và rất dễ bị bỏ qua bởi cả những mệnh lệnh của bố mẹ lẫn
những cảm xúc của đứa trẻ. Sự biểu lộ c|i Tôi A được thấy khi trẻ được yêu cầu không làm
một việc gì đó vì nó có thể gây tổn thương cho trẻ, nhưng trẻ vẫn cứ l{m để kiểm định lại lời
khuyên n{y. Để l{m được việc đó, trẻ phải sử dụng đến những kỹ năng đ|nh gi|, v{ sự đ|nh
giá là một loại hành vi của c|i Tôi Người Lớn.

“Trạng th|i c|i Tôi Người Lớn được đặc trưng bởi các khuôn mẫu cảm xúc, th|i độ và hành
vi có tính tự động được điều chỉnh để thích ứng với thực tế hiện tại” (Berne, 1976). Nó tác
động như một công cụ thu nhận v{ lượng giá các thông tin. Nó không liên hệ với cảm xúc
mà là với thực tế; nó đặt ra các câu hỏi “C|i gì?”, “Ở đ}u?” v{ “Như thế n{o?”. Trong c|i Tôi
A, phần lớn vắng bóng cảm xúc, mặc dù cái Tôi A có thể đ|nh gi| được các cảm xúc. Như
vậy, cái Tôi A tốt nhất có thể được xem như một cơ chế điều hòa, có thể đ|nh gi| c|c nguồn
thông tin đến từ môi trường bên ngo{i cũng như c|c thông tin đến từ các trạng thái cái Tôi
khác, xử lý các dữ liệu n{y, đ|nh gi| những kết quả có thể xảy đến và quyết định những việc
phải làm.

Ở một người vận h{nh đúng chức năng, trạng th|i c|i Tôi A thì luôn luôn thay đổi, khác với
P v{ C thường tĩnh tại. Cái Tôi A có khả năng đ|nh gi| c|c dữ liệu đến từ P và C, có thể hỗ
trợ hoặc thay đổi những dữ liệu ấy. Cái Tôi không cố gắng “cầm quyền” trong cấu trúc nhân
c|ch, nhưng nó vận h{nh để giữ cho những trạng thái cái Tôi P và C vẫn hiện diện, có tính
thích đ|ng v{ giữ chúng trong tình trạng thăng bằng.
84
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

2. ĐỘNG CƠ (MOTIVATION)

Theo quan điểm T.A., mỗi cá nhân có hai loại nhu cầu chính yếu: nhu cầu sinh lý và nhu cầu
tâm lý. Nhu cầu sinh lý bao gồm thực phẩm, nước, không khí… l{ những nhu cầu cần thiết
cho sự tồn tại về thể chất. Các nhu cầu tâm lý theo cách sử dụng thuật ngữ của trường phái
T.A. bao gồm:

- Stimulus Hunger & Strokes (Nhu cầu tiếp nhận những tương t|c kích thích)

- Structure Hunger (Nhu cầu cấu trúc thời gian sống)

- Position Hunger (Nhu cầu tìm kiếm vị thế sống)

Các thuật ngữ n{y được sử dụng với tính đặc thù riêng cho trường phái T.A., không thể giữ
nguyên nghĩa nếu dịch sang đúng những từ tương đương trong tiếng Việt.

2.1. Nhu cầu tìm kiếm những tương tác kích thích

Berne tin rằng tất cả mọi người đều có nhu cầu cơ bản nhận được những kích thích từ
những người xung quanh, hay nói cách khác là cần được người khác thừa nhận. Những kích
thích (stimulation) hoặc thừa nhận (recognition) ấy có thể được biểu hiện dưới hình thức
những sự lưu t}m về thể chất hoặc về tâm lý, và Berne gọi những hình thức tương t|c như
vậy l{ stroke. “Stroke” l{ một từ trong tiếng Anh có nhiều nghĩa; theo nghĩa riêng được
Berne nêu ra thì đó l{: Một hình thức thừa nhận được thực hiện bởi một người n{y đối với
một người kia, thông qua sự lưu t}m đến nhau về mặt thể chất hoặc tâm lý (trong bài này
tạm dịch l{ “tương t|c kích thích”). “Những công trình của René Spitz và H.F. Harlow cho
thấy rằng, nếu không nhận được đầy đủ những tương t|c như vậy, các lòai sinh vật, cả
người lẫn khỉ, đều sẽ có biểu hiện chậm tăng trưởng về mọi lĩnh vực: thể chất, tình cảm và
tâm thần” (Kambly, 1971). Lúc ban đầu, nhu cầu n{y được thỏa m~n qua c|c tương t|c, kích
thích về cơ thể (physical stroking). Khi con người trưởng th{nh, c|c tương t|c kích thích về
cơ thể sẽ được thay thế dần bằng c|c tương t|c kích thích có tính biểu tượng (symbolic
strokes), dưới hình thức lời nói, cử điệu và các giao tiếp phi ngôn ngữ khác.

C|c tương t|c kích thích có thể tích cực hoặc tiêu cực, có thể có điều kiện hoặc không có
điều kiện. C|c tương t|c kích thích có điều kiện, dù tích cực hay tiêu cực, đều l{ để đ|p ứng
với c|c h{nh động (for doing). Ví dụ, bố mẹ khen thưởng con khi con làm việc tốt (tích cực)
hoặc đ|nh con khi nó không v}ng lời (tiêu cực). Cả hai trường hợp đều tùy thuộc vào việc
đương sự đ~ l{m một việc gì đó. Trong khi đó, c|c tương t|c kích thích không điều kiện, thì
lại có liên quan đến các trạng thái, tính chất (for being). Ví dụ, “Tôi yêu bạn vì bạn là bạn”
(tích cực) hoặc “Tôi không thích bạn vì bạn là bạn” (tiêu cực). Thậm chí những tương t|c
kích thích tiêu cực có thể g}y đau khổ cho đương sự, nhưng nếu trong môi trường sống
hiện chỉ có duy nhất kiểu thừa nhận này thì nguời ta vẫn tìm kiếm chúng còn hơn l{ chẳng
nhận được một tương t|c kích thích n{o cả.

85
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Những tương t|c kích thích cũng có thể pha trộn nhiều hình thức. Ví dụ trong câu nói sau
“N{y bạn, mọi thứ có vẻ tốt đấy. Tôi chỉ có điều là không thể tin nổi bạn đ~ l{m việc n{y”
cho thấy một lọai tương t|c kích thích có phần công khai mang tính tích cực, nhưng vế thứ
hai của câu thì lại ngầm chứa đựng một tương t|c kích thích tiêu cực. Vì thế đ}y l{ lọai
tương t|c kích thích “hỗn hợp” hay còn gọi l{ tương t|c kích thích “vặn vẹo”. Ý định thật sự
của lọai tương t|c kích thích n{y thường là tiêu cực.

Mỗi c| nh}n đều học được cách thức tìm kiếm các lọai tương tác kích thích mà bản thân
mình đ~ từng kỳ vọng khi còn bé. Một đứa trẻ chỉ nhận được những tương t|c kích thích
tiêu cực v{ có điều kiện, về sau khi lớn lên vẫn sẽ tìm kiếm các lọai tương t|c kích thích n{y
với lòng tin rằng chúng là những tương t|c kích thích duy nhất sẵn có trên đời. Một người
có những động cơ sống theo kiểu như vậy thường sẽ phát triển nên những hành vi mà
người khác gọi là hành vi không thích nghi. Một đứa trẻ nhận được những tương t|c kích
thích tích cực v{ không điều kiện sẽ có cơ hội tốt hơn rất nhiều để trở thành một người
trưởng thành với chức năng sống đầy đủ. Dù trong bất kỳ tình huống nào, sự tìm kiếm các
tương t|c kích thích (nghĩa l{ tìm kiếm những sự lưu t}m v{ thừa nhận từ người khác) vẫn
là một động lực thúc đẩy quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.

2.2. Nhu cầu cấu trúc thời gian sống

“Nhu cầu cấu trúc thời gian sống tạo ra tình thế lưỡng nan của một con người trong suốt cả
cuộc đời – những gì phải làm trong 24 giờ mỗi này, 168 giờ mỗi tuần” (Holland, 1973). Nhu
cầu cấu trúc thời gian sống chính là nhu cầu của một con người cần sử dụng thời gian sống
để có thể nhận được tối đa c|c tương t|c kích thích cần thiết. “Con người gần như sẵn lòng
bằng mọi gi| để thời gian sống của mình có thể được cấu trúc theo đúng nhu cầu, bởi vì ít có
ai có thể tự động cấu trúc thời gian sống của mình trong một thời gian d{i” (Berne, 1966).
Cách thức con người cấu trúc thời gian sống của mình tùy thuộc vào mức độ thoải mái của
những cảm xúc mà họ nhận được. Một người e ngại các mối quan hệ thân tình sẽ có mức
đầu tư tối thiểu vào các quan hệ với người khác và sẽ chấp nhận việc ít có c|c tương t|c kích
thích (Kambly, 1971). Trong khi đó, một người không ngại có những mối quan hệ thân tình
nói chung sẽ có thể nhận được một số lượng lớn những tương t|c kích thích tích cực. Dù
trong trường hợp n{o, con người vẫn tìm cách cấu trúc thời gian của mình để có thể giảm
thiểu mức độ nguy cơ v{ sao cho họ cảm thấy thoải mái nhất. Có tất cả 6 cách thức mà con
người cấu trúc thời gian sống của họ. Chúng được liệt kê dưới đ}y theo trình tự từ mức độ
“ít nguy cơ nhất” cho đến mức độ “nguy cơ cao nhất”:

1/.Rút lui, tự cô lập (withdrawal)

Những người không thể chấp nhận bất kỳ nguy cơ n{o có thể sẽ rút lui về cuộc sống cô lập
với chính bản thân mình. Họ có thể sống tách biệt như một ẩn sĩ, hoặc đơn giản chỉ rút lui về
mặt tâm lý. Những người này chủ yếu nhận những tương t|c kích thích thông qua huyễn
tưởng (fantasy) hoặc “tự thọai” (self-talk). Sự tưởng thưởng (pay-off) là ở mức thấp nhất.
86
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

2/.Nghi thức (rituals)

Nghi thức là những cách thức ứng xử được cấu trúc chặt chẽ nhằm nhận được những tương
tác kích thích. Nghi thức có thể biểu hiện dưới dạng những phép ứng xử lịch sự giữa người
n{y v{ người khác, cho phép những người này nhận được những tương t|c kích thích mà
không cần có sự đầu tư thực sự nào cả. Ví dụ khi hai người gặp nhau chào hỏi xã giao, họ
đều có thể nhận được những kích thích, nhưng chẳng ai trong số họ bị “mất năng lượng” để
đầu tư v{o việc này. Giá trị của c|c tương t|c kích thích l{ không cao v{ c|c tương giao
(transaction) ở mức độ này sẽ không xảy ra lâu.

3/.Tiêu khiển, tán gẫu (pastimes)

Cấu trúc thời gian sống theo kiểu tiêu khiển, tán gẫu có những nội dung rộng hơn những
nghi thức. Chúng bao gồm những cuộc nói chuyện, tán gẫu không có mục đích. C|c chủ đề
như con c|i, thể thao, xe cộ, l{m vườn… l{ những chủ đề d{nh để tán gẫu. Việc sử dụng các
chủ đề bên ngòai cho phép c|c c| nh}n tương t|c với nhau nhưng không nhận nhiều nguy
cơ cho bản thân.

4/.Các hoạt động (activities)

Một họat động thường là một công việc hoặc một hành vi có mục đích. Khi thực hiện một
họat động, con người dựng lên một tình huống sao cho việc hòan tất họat động ấy sẽ mang
lại cho bản thân mình những tương t|c kích thích m{ họ cần đến. Thậm chí, có những người
trở nên “nghiện làm việc” để nhận được những tương t|c kích thích m{ mình mong muốn.

5/.Trò chơi (games)

Cấu trúc thời gian sống theo kiểu “Trò chơi” l{ c|ch được viết ra nhiều nhất trong các tác
phẩm của trường ph|i T.A.; đặc biệt là trong quyển “Games People Play” của Eric Berne –
nói đến phần lớn các loại hoạt động xã hội của con người. Theo cách dùng thuật ngữ của
T.A., “trò chơi” bao gồm một loạt những tương giao có trình tự giữa hai con người, mang lại
những phần tưởng thưởng bên trong những tương t|c kích thích được trao đổi qua lại giữa
hai đối t|c. “Phần thưởng của một trò chơi chính l{ một cảm xúc quen thuộc kéo dài, hoặc
dưới dạng trầm uất, giận dữ, hụt hẫng, ganh ghét…, hoặc dưới dạng chinh phục, chiến thắng,
chính nghĩa… m{ con người mong muốn nhận được” (Kambly, 1971). C|i cảm xúc mà con
người tìm kiếm được gọi l{ “c}y vợt” của họ, hay là phong cách sống cơ bản của họ. Phần
thưởng có được từ trò chơi thường được gọi theo cách ẩn dụ l{ “phiếu mua h{ng” bởi vì
những người chơi game cũng th}u thập chúng giống như người ta hay thâu thập những
phiếu mua hàng. Những ai quen sử dụng “c}y-vợt-ganh-ghét” sẽ tham gia vào những trò
chơi n{o mang lại phần thưởng là tạo cơ hội cho họ ganh ghét. Những trò chơi có khi chỉ có
hai người tham dự, và cả hai đều có thể nhận được những phần thưởng mà họ mong muốn.
Theo quan điểm T.A., trong trò chơi không có “người thua”.

87
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

6/.Quan hệ mật thiết (intimacy)

Cấu trúc thời gian sống theo kiểu quan hệ mật thiết là cách có khả năng mang lại sự tưởng
thưởng cao nhất, nhưng đồng thời cũng h{m chứa những nguy cơ cao nhất. Nói theo Berne
(1966) “Quan hệ mật thiết là một sự trao đổi những biểu lộ về mặt cảm xúc đ~ được lập
trình bên trong mà không có tính chất của trò chơi” (Intimacy is a game-free exchange of
internally-programmed affective expressions). Chỉ những ai có khả năng cởi mở và chân
thành với nhau mới có thể bước vào những mối quan hệ mật thiết.

Mặc dù hầu hết mọi người, ở một chừng mực n{o đó, đều sử dụng đến cả 6 lọai phương
thức cấu trúc thời gian sống nêu trên, vấn đề rắc rối có thể xảy đến khi họ sử dụng quá mức
một phương thức n{o đó m{ bỏ qua không thực hiện những cách thức khác.

2.3. Nhu cầu về vị thế sống

Động cơ thúc đẩy thứ ba về mặt tâm lý là nhu cầu của mỗi cá nhân trong việc lựa chọn và
xác lập cho mình một vị thế sống (life position). Nhu cầu n{y có liên quan đến “c}y vợt” của
mỗi người (tức là phong cách sống cơ bản của người ấy), kịch bản sống (life script) và kịch
bản đối lập (counter-script) của người ấy. C|c tương t|c kích thích (stroke) nhận được từ
thuở ấu thời sẽ ảnh hưởng đến vị thế sống, kịch bản sống, kịch bản đối lập, phong cách sống
cơ bản v{ c|c trò chơi m{ người ấy chấp nhận ở tuổi trưởng thành. Nhu cầu về vị thế sống
là nhu cầu để ứng xử sao cho có thể liên tục tái xác nhận những lựa chọn n{y. Để hiểu được
nhu cầu về vị thế sống như một loại động cơ của con người, chúng ta phải xem xét đến sự
tạo lập của vị thế sống, kịch bản sống và kịch bản đối lập.

Vị thế sống

Cách thức m{ con người cảm nhận về chính mình và về người kh|c được phản ảnh trong vị
thế sống mà họ chọn lựa. Berne cho rằng con người đ~ có những quyết định chọn lựa này từ
rất sớm trong đời, dựa trên những nhận thức của người ấy về thế giới xung quanh. “Số phận
một con người được quyết định bởi những gì diễn ra bên trong trí não khi người ấy đương
đầu với những gì xảy ra ở môi trường bên ngo{i” (Berne, 1972). Mỗi cá nhân sẽ lựa chọn
cho mình một trong bốn loại vị thế sống sau đ}y:

1/.I’m OK – You’re OK

Đ}y l{ vị thế sống tối ưu v{ thường được gọi là vị thế sống ở mức phát triển cao
(evolutionary position) (Kambly, 1971). Đ}y l{ vị thế sống cơ bản của lòng tin mà tất cả mọi
người đều có được ngay từ buổi đầu của cuộc sống. Vì là vị thế sống tốt nhất cho một cuộc
sống có ý nghĩa, đ}y chính l{ vị thế sống được mong muốn ở tất cả mọi người. Tuy vậy, đ}y
chính là vị thế sống khó được duy trì ổn định nhất. Berne cho rằng, trừ khi vị thế n{y được
chấp nhận ngay từ đầu đời, người ta sẽ rất khó để gìn giữ nó l}u hơn trong đời. Ông mô tả

88
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

nó như l{ “vị thế của những hoàng tử, những anh hùng và những công nương” (Berne,
1972).

2/.I’m OK – You’re not OK

Đ}y l{ lọai vị thế “paranoid”, còn gọi là vị thế gây biến đổi (revolutionary position) (Kambly,
1971). Harris (1969) cho rằng vị thế n{y được ph|t sinh như một phản ứng quá mức đối
với cảm nhận về bản th}n đang ở vị thế “I’m not OK”. Rất khó cho những ai chấp nhận vị thế
sống này mà có thể kh|ch quan đối với bản th}n mình v{ người kh|c. Harris (1969) cũng
cho rằng những người ở vị thế sống này rất dễ trôi dạt vào những hành vi tội phạm và vây
xung quanh mình bằng những người khác chỉ biết vâng dạ (yes-men) để nhận lấy những
tương t|c kích thích. Thậm chí những tương t|c kích thích n{y cũng không đ|ng tin cậy, bởi
vì những cá nhân này không thực sự tin rằng có ai đó l{ “OK”.

3/.I’m not OK – You’re OK

Kambly (1971) gọi đ}y l{ vị thế chuyển giao quyền lực (devolutionary position) v{ xem đ}y
là vị thế được nhiều người lựa chọn nhất. Harris (1969) khẳng định rằng đ}y chính l{ vị thế
sống thường được |p đặt lên trên trẻ em, v{ Berne (1972) đ~ mô tả nó như l{ sự tự hạ thấp
của vị thế trầm cảm (depressive position). Bởi vì những người chấp nhận vị thế n{y thường
xuyên thấy mình không có giá trị, họ phải thường xuyên đi tìm những tương t|c kích thích.
Điều này khiến họ phải sống chìu theo ý của mọi người. Nhu cầu thường xuyên phải làm vui
lòng người kh|c thường dẫn đến một cuộc sống hữu ích, nhưng không hạnh phúc. Do bị áp
lực thường xuyên, vị thế n{y thường đưa đến trầm cảm (James & Jongeward, 1971).

4/.I’m not OK – You’re not OK

Đ}y được xem là vị thế vô dụng hoặc vị thế “cuốn ngược” (obvolutionary position) (Kambly,
1971), v{ thường là vị thế sống được chấp nhận bởi những đứa trẻ bị bỏ rơi. Không nhận
được những tương t|c kích thích từ bố mẹ, những trẻ n{y đầu tiên cảm thấy chúng không
“OK” v{ sau đó cũng chẳng thể tin được rằng có ai đó “OK” được cả, bởi vì chúng cũng
không trao cho ai khác những tương t|c kích thích. Những người ở vị thế n{y thường có cái
nhìn vô vọng về cuộc đời, và chỉ sống trên cơ sở ngày qua ngày mà thôi. Họ dễ phát sinh
những hành vi dạng phân liệt (schizoid behavior) (James & Jongeward, 1971).

Sự lựa chọn vị thế sống của mỗi người là sản phẩm của những mệnh lệnh và sự cho phép,
chủ yếu là từ bố mẹ, ngay từ thuở nhỏ.

3. Các mệnh lệnh

Đó l{ những điều bố mẹ bắt con phải làm theo những cách thức đ~ được x|c định rõ. Tác
động lâu dài của những mệnh lệnh này tùy thuộc vào cả hình thức lẫn cách thức bắt buộc
làm theo mệnh lệnh. Berne liệt kê ra 3 lọai mệnh lệnh:

89
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Mệnh lệnh cấp độ I

Còn gọi là mệnh lệnh trực tiếp (straight commands). Là những mệnh lệnh bắt buộc theo
kiểu chấp nhận hoặc không chấp nhận. Đ}y l{ một phần trong những tương t|c bình
thường giữa bố mẹ và con cái và việc sử dụng những mệnh lệnh n{y không ngăn trở sự
phát triển của vị thế sống và kịch bản sống nơi đứa trẻ.

Mệnh lệnh cấp độ II

Là loại mệnh lệnh trong đó cha mẹ gửi đến đứa trẻ một thông điệp vừa có ý công khai vừa
kèm theo ẩn ý. Những mệnh lệnh loại n{y thường được bắt buộc bởi sự hăm he, đe dọa, và
do tính chất nhập nhằng của thông diệp, chúng có thể khiến cho trẻ nhầm lẫn, khó hiểu.
Chúng có thể khiến trẻ dễ chấp nhận vị thế sống “I’m not OK”.

Mệnh lệnh cấp độ III

Là những mệnh lệnh thường đi kèm theo sự trừng phạt nặng nề. Những mệnh lệnh này dễ
khiến trẻ chấp nhận vị thế “I’m not OK”, nhưng còn g}y tổn thương hơn cả loại mệnh lệnh
cấp độ II vì chúng khiến trẻ cảm thấy mình như một kẻ thua thiệt thật sự.

Lọai mệnh lệnh cấp độ I không ngăn cản sự phát triển của một kịch bản sống tích cực; mệnh
lệnh cấp độ II v{ III thì có tính ngăn trở sự phát triển này. Tất cả các mệnh lệnh đều có tính
tiêu cực, và càng khắc khe thì chúng càng nhiều khả năng để đứa trẻ chấp nhận vị thế sống
“I’m not OK”.

Sự cho phép (permission)

Khi bố mẹ tạo điều kiện cho trẻ tự do chọn quyết định của riêng mình thì họ đang thực hiện
sự cho phép. Trẻ càng nhận được nhiều sự cho phép thì càng có nhiều khả năng trẻ chọn và
chấp nhận vị thế sống và kịch bản sống tích cực. Sự cho phép cũng l{ một công cụ của nhà
trị liệu.

Kịch bản sống (life script)

Với vị thế sống đ~ chọn, đứa trẻ bắt đầu áp dụng một kế hoạch sống, hoặc còn gọi là một
kịch bản sống. Kịch bản n{y được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu về vị thế sống. Kịch bản cho
phép đứa trẻ liên tục khẳng định lại vị thế sống mà trẻ đ~ chọn, bất kể là vị thế đó đ~ chọn
sai như thế nào. Kịch bản sống vạch ra một con đường m{ qua đó mỗi cá nhân sẽ cấu trúc
thời gian sống và các cách thức m{ người đó có thể nhận được những tương t|c kích thích
cần thiết cho sự tồn tại. Bằng cách này, kịch bản sống đ~ can thiệp vào khả năng của trạng
thái cái Tôi A (c|i Tôi Người Lớn) của c| nh}n đó trong việc đ|nh gi| chính x|c c|c dữ liệu
từ cuộc sống thực tế hiện tại. Vì thế kịch bản sống l{ phương tiện để hợp lý hóa những hành
vi phi lý v{ không thích đ|ng.

90
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Kịch bản đối lập (counter-script)

Ngoài việc xây dựng một kịch bản sống, mỗi cá nhân còn có thể phát triển thêm cho mình
một kịch bản đối lập lại như một cách thức để đôi lúc có thể quên đi một kịch bản sống
không vui và chiếu cố đến một kịch bản khác tốt hơn, để rồi sau đó quay trở lại với kịch bản
cũ vốn có. Steiner (1973) mô tả một kịch bản đối lập của một bệnh nhân nghiện rượu dưới
hình thức l{ người ấy đ~ có lúc trở nên điềm đạm trong những khoảng thời gian ngắn; hoặc
đối với một người có kế họach thực hiện việc tự s|t nhưng vẫn dành ra một thời gian ngắn
để hạnh phúc trong mối quan hệ với người yêu của mình. Trong tất cả c|c trường hợp đều
có một mô hình có tính chu kỳ: đương sự dành phần lớn thời gian để thực hiện kịch bản
sống chính, nhưng xen v{o đó l{ những thời gian ngắn vận dụng kịch bản đối lập, chỉ để rồi
quay trở lại với kịch bản cũ.

Tìm hiểu những động cơ chủ yếu của con người là một việc thiết yếu để có thể phân tích
được c|c tương giao. Trong hầu hết trường hợp, việc hiểu biết n{y có được từ sự phân tích
kịch bản sống của một con người. Kịch bản sống để lộ ra phương thức mà một con người
cấu trúc thời gian sống của mình, lựa chọn vị thế sống v{ c|c phương thức giúp duy trì vị
thế sống đó. Những phương tiện m{ con người dùng để tìm kiếm sự thỏa mãn các nhu cầu
cơ bản được gọi l{ c|c “tương giao” (transactions).

4. Tương giao

Tương giao, những cách thức m{ con người thực hiện để thỏa mãn những nhu cầu sống còn
của mình, chính là các hình thức giao tiếp giữa người với người. Chúng có thể xảy ra giữa
bất kỳ một trạng th|i c|i Tôi n{o đó – A, P hoặc C – của người này với một trạng thái cái Tôi
n{o đó của một người khác. Chính nhờ c|c tương giao giữa cha mẹ v{ đứa trẻ mà những
nền tảng cơ bản của nh}n c|ch đứa trẻ được hình th{nh. C|c tương giao cũng l{ phương
tiện m{ thông qua đó con người có thể tìm cách nhận được những tương t|c kích thích m{
họ cần cho sự tồn tại của mình.

Có ba loại tương giao giữa người với người:

91
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Tương giao bổ sung (complementary)

Tương giao I

Laura Emily

Laura: “Sẵn s{ng chưa?”

Emily: “Rồi”

Tương giao II

Mẹ Con

Con: “Con ăn kẹo được không?”

Mẹ: “Được chứ”

Nếu sự giao tiếp giữa hai con người có thể được tiếp tục thì nó phải có tính bổ sung. Một
tương giao có tính bổ sung l{ tương giao trong đó c|c vector giao tiếp không bắt chéo nhau.
Tương giao I (giữa Laura và Emily) minh họa một tương giao bổ sung giữa hai cái Tôi A
giữa Laura v{ Emily; trường hợp II cũng là một tương giao bổ sung giữa cái Tôi P của mẹ và

92
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

cái Tôi C của con. Trong cả hai trường hợp, tương giao đều có tính bổ sung, vì trạng thái cái
Tôi được gọi đến cũng chính l{ trạng th|i c|i Tôi ph|t sinh ra đ|p ứng phản hồi.

4.1. Tương giao bắt chéo (crossed)

Khi một trạng th|i c|i Tôi không được gọi đến lại ph|t sinh đ|p ứng phản hồi thì sẽ tạo nên
một tương giao bắt chéo

Tương giao III

Mẹ Con gái

Mẹ: “Con xong chưa?”

Con g|i: “Đừng làm phiền con nữa?”

Tương giao IV

Fran Roth

Fran: “Bạn đang béo lên đấy!”

Roth: “Đừng có làm tớ bực mình vì chuyện đấy nữa”

93
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Trong cả hai tương giao III v{ IV, c|i Tôi A của người này muốn gọi tên cái Tôi A của người
kia nhưng thay v{o đó c|i Tôi C của người kia lại lên tiếng. Những kiểu tương giao như thế
sẽ l{m ngưng lại một giao tiếp có ý nghĩa.

4.2. Tương giao ngầm (ulterior)

Trong tương giao ngầm, có một điều được nói ra ở bình diện công khai, nhưng đồng thời lại
có một thông điệp kh|c được ngấm ngầm gửi đi. Nói chung, trong những trường hợp như
thế, thông điệp công khai thường chứa đựng nội dung dễ được xã hội chấp nhận, trong khi
thông điệp ngầm lại l{ thông điệp có ý nghĩa t}m lý cơ bản hơn.

Tương giao V

Dick Jane

Công khai: (A-A)

Dick: “Bạn có muốn ghé qua chỗ tớ uống tí gì không?”

Jane: “Dĩ nhiên l{ được”

Ngấm ngầm: (C-C)

Dick: “Chơi không?”

Jane: “Chơi chứ!”

94
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Tương giao VI

Người b|n Người mua

Công khai:

Người bán (A-A): “Đ}y l{ h{ng tốt nhất của chúng tôi, nhưng có lẽ bạn muốn xem thứ rẻ
hơn”

Người mua (C-A): “Tôi muốn loại n{y”

Ngấm ngầm:

Người bán (A-C): “Bạn không thể mua nổi thứ n{y đ}u”

Tương giao giữa Dick và Jane có 4 trạng thái cái Tôi dự phần vào, với thành phần tương
giao quan trọng chính l{ c|i được giao tiếp ở bình diện t}m lý. Trong tương giao VI, người
bán gửi một thông điệp đến cái Tôi A của người mua, nhưng lại “móc” v{o c|i Tôi C của
người mua bằng một thông điệp ngầm. Đ}y dĩ nhiên l{ một kỹ thuật b|n h{ng đặc hiệu. Do
bỏi sự truyền đi những “thông điệp kép” nên kiểu tương giao ngầm n{y thường gây ra
những sự hụt hẫng giữa c|c đối t|c, đặc biệt l{ trường hợp giữa cha mẹ và con cái.

Vì c|c tương giao l{ những cách thức m{ con người tìm cách thỏa mãn những nhu cầu của
mình, nên chúng là nền tảng cho sự phát triển v{ định hình nhân cách. Giờ ta sẽ quay trở lại
xem xét làm thế nào mà những yếu tố n{y tương t|c với nhau trong quá trình phát triển.

5. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

Trường phái T.A. cho rằng bên trong mỗi con người đều có một tiềm năng về cơ bản là có
tính tích cực, và tiềm năng ấy sẽ trở thành hiện thực, miễn l{ nó được nuôi dưỡng đúng
cách (Dusay & Steiner, 1971). Mặc dù các yếu tố về sinh học, tâm lý và kinh tế xã hội có ảnh
hưởng đến mọi con người, nhưng chúng chỉ x|c định nên những giới hạn chung để mỗi
người có thể phát triển.

95
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Các lý thuyết gia T.A. tin rằng sự phát triển về nh}n c|ch đ~ bắt đầu trước khi sinh ra:
những yếu tố như số người có trong gia đình, đứa trẻ sinh ra có được mong đợi hay không,
bố mẹ muốn con trai hay con g|i, vv… sẽ xác định nên một môi trường mà từ đó đứa trẻ
được sinh ra. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng lên trên loại tương t|c kích thích m{ đứa trẻ có
thể nhận được khi nó được sinh ra, và từ đó có thể ảnh hưởng lên việc chọn lựa vị thế sống
của đứa trẻ. Trong một số trường hợp, các yếu tố trước sinh có ảnh hưởng tích cực; trong
trường hợp khác, chúng lại có tác dụng gây nguy hại cho đứa bé.

Vị thế sống ban đầu của đứa bé sơ sinh l{ vị thế sống với lòng tin một cách tự nhiên “I’m OK
– You’re OK”. Nếu muốn vị thế sống đó được duy trì, bố mẹ phải cung cấp cho đứa bé những
tương t|c kích thích có tính tích cực v{ vô điều kiện. Cùng với việc chăm sóc những nhu cầu
sinh lý cơ bản của đứa trẻ, những tương t|c kích thích n{y l{ tất cả những gì cần có để duy
trì sự phát triển tích cực trong thời gian nửa năm đầu tiên của cuộc sống. Khi trẻ bắt đầu
vận động và khám phá bản thân nó, việc giúp trẻ duy trì vị thế “I’m OK” sẽ trở nên khó khăn
hơn. Falzett v{ Maxwell (1974) đ~ mô tả các lọai hành vi mà bố mẹ có thể thúc đẩy họac gây
cản trở cho quá trình phát triển lành mạnh của một đứa trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi như
sau:

Bảng trình tự phát triển của Falzett và Maxwell

Chăm sóc tốt Chăm sóc không tốt


6-18th Cha mẹ giúp trẻ khám phá Cha mẹ từ chối bảo vệ trẻ và
thế giới xung quanh; bảo vệ không cho phép trẻ khám
để trẻ có thể khám phá và phá thế giới xung quanh;
nhận lấy những tương t|c giới hạn các vận động của trẻ
kích thích tích cực v{ vô điều và nghiêm khắc khi tập cho
kiện. Kỷ luật hợp lý và thích trẻ đi vệ sinh.
đ|ng. Giao tiếp chủ yếu giữa
cái Tôi C của bố mẹ với cái
Tôi C của trẻ.
18th-3 tuổi Cha mẹ giúp trẻ phát triển Cha mẹ không áp dụng kỷ
khả năng kiểm soát bản thân luật gì m{ cũng không kỳ
v{ xem xét đến những cảm vọng gì nơi trẻ cả; hoặc các
xúc và nhu cầu của người kỳ vọng được đặt ra quá cao
khác. Một số khả năng lý lẽ và chịu áp lực nghiêm khắc.
của trẻ được khuyến khích Trẻ không được khuyến
bằng c|ch đôi khi cha mẹ sử khích suy nghĩ để giải quyết
dụng hình thức giao tiếp vấn thông qua c|c tương
giữa hai cái Tôi A và A với giao giữa hai cái Tôi A-A.
trẻ, mặc dù phần lớn các
tương giao nói chung vẫn
còn trên bình diện C và C.
Đ}y l{ lúc thích hợp tập cho
trẻ đi vệ sinh và áp dụng một

96
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

số hình thức kỷ luật.


3-6 tuổi Cha mẹ tiếp tục khuyến Cha mẹ trêu ghẹo hoặc phản
khích trẻ thực hiện các hành bác những ý kiến của trẻ. Trẻ
vi giải quyết khó khăn, giúp thường bị bỏ mặc một mình
trẻ hiểu được cảm xúc của hoặc không được khuyến
chính mình và khám phá khích để giải quyết các khó
những cách thức tìm kiếm khăn.
c|c tương t|c kích thích. Cha
mẹ khuyến khích trẻ thực
hiện những h{nh vi được xã
hội chấp nhận và không
khuyến khích trẻ tìm kiếm
c|c tương t|c kích thích
thông qua những “trò chơi”.
6-12 tuổi C|c tương giao được nhấn Cha mẹ áp dụng những luật
mạnh trên bình diện cái Tôi lệ và các giá trị rất nghiêm
A-A. Cha mẹ lắng nghe các ý khắc, hoặc không có luật lệ gì
kiến của trẻ và tôn trọng cả. Không tôn trọng những ý
quyền của trẻ tin theo những kiến hoặc khả năng lý lẽ của
gì trẻ tin. Trẻ được tạo điều trẻ.
kiện để có nhiều trải nghiệm
và phát triển những kỹ năng
của cá nhân.

Trong bảng hướng dẫn tổng quát của Falzett và Maxwell chứa đựng một giả định cơ bản là
cha mẹ nên tôn trọng đứa con của mình, khuyến khích khả năng ph|t triển và tự kiểm soát
bản thân của trẻ. Nếu được dưỡng dục tốt, trẻ có thể duy trì vị thế tự nhiên ban đầu “I’m
OK”; còn ngược lại trẻ sẽ dễ chấp nhận vị thế “I’m not OK”. Gi|o dục tốt cũng giúp trẻ phát
triển những phương thức tìm kiếm c|c tương t|c kích thích không dựa trên c|c “trò chơi”
hoặc các nghi thức, tạo lập những trạng thái cái Tôi vận h{nh đúng chức năng v{ không bị
“ô nhiễm”.

Mỗi một trong số ba trạng thái cái Tôi – P, A và C – có thể được phân chia nhỏ thêm tùy theo
dữ liệu được đến từ đ}u trong qu| trình ph|t triển từ trạng thái cái Tôi ấy. Nếu phát triển
bình thường, mỗi trạng th|i c|i Tôi đều có tiềm năng kiểm sóat được hành vi của con người,
kể cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Mỗi lúc chỉ có một trạng th|i c|i Tôi đảm nhận trách nhiệm.
Theo thuật ngữ T.A., vào mỗi thời điểm, chỉ có một trạng th|i c|i Tôi được “đầu tư năng
lượng” (cathected), “nghĩa l{ được nạp đầy năng lượng cần thiết để hoạt hóa hệ thống cơ
bắp liên quan đến việc thực hiện h{nh vi” (Dusay & Steiner, 1971). Tuy nhiên, sự thật là
một trạng thái cái Tôi có thể được đầu tư năng lượng, trong khi các trạng thái cái Tôi khác
vẫn có đủ năng lượng để nhận biết rõ những gì mà trạng th|i c|i Tôi n{y đang vận hành.

97
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Một đứa trẻ nhận được môi trường dưỡng dục lành mạnh sẽ có thể đầu tư năng lượng cho
từng trạng thái cái Tôi và giúp nó vận hành vào những hoàn cảnh thích hợp. Nói theo cách
của T.A., là có một sự mềm dẻo, linh hoạt giữa các trạng thái cái Tôi. Cái Tôi P của mỗi người
thường được vận dụng tốt nhất trong những tình huống cần phải thực hiện việc kiểm soát
trẻ em hoặc những người dưới quyền; cái Tôi A cần được vận dụng khi hoàn cảnh cần đến
những quyết định hợp lý; và cái Tôi C là phù hợp nhất khi ta cần bày tỏ cảm xúc hoặc thể
hiện tính sáng tạo (Dusay & Steiner, 1971).

Sự phát triển nh}n c|ch bình thường, khi đó, l{ sản phẩm của quá trình dưỡng dục lành
mạnh. Nó được đặc trưng bởi sự duy trì vị thế sống “I’m OK”, bởi việc chấp nhận một kịch
bản sống tích cực không cần nhiều đến những “trò chơi” để có thể nhận được những tương
tác kích thích, và bởi đặc tính trao đổi uyển chuyển giữa các trạng th|i c|i Tôi m{ con người
sử dụng một c|ch tương thích với hoàn cảnh thực tế.

6. SỰ PHÁT TRIỂN BẤT THƯỜNG

Một người thường xuyên nhận những điều kiện dưỡng dục không lành mạnh sẽ có khả
năng lựa chọn vị thế sống “I’m not OK” v{ một kịch bản sống để duy trì vị thế ấy. Đương sự
khi ấy sẽ không thể vận h{nh đầy đủ các trạng thái cái Tôi của mình. Mức độ nghiêm trọng
của hành vi không thích nghi tùy thuộc vào vị thế sống được chọn và tùy thuộc vào việc quá
trình phát triển các trạng thái cái Tôi bị tổn thương ở mức độ nào.

Nếu đương sự rời bỏ vị thế “I’m OK – You’re OK” để chuyển sang vị thế thường gặp “I’m not
OK – You’re OK”, thì cuộc sống của người ấy có lẽ sẽ kh| l{ bình thường và hữu dụng, nhưng
nó khó có thể mang lại niềm vui và hạnh phúc thật sự.

Những người chấp nhận vị thế sống “I’m not OK – You’re not OK” sẽ có một cuộc sống vô
vọng v{ đầy hụt hẫng. Đương sự thường không g}y khó khăn cho bất kỳ ai, nhưng cũng thấy
rằng bản thân mình và cuộc sống cũng không có gì hạnh phúc.

Ngoài việc có ảnh hưởng lên vị thế sống mà từ đó dẫn đến những phong cách sống không
đúng đắn, việc dưỡng dục không lành mạnh còn có thể dẫn đến hai vấn đề khác trong sự
phát triển các trạng th|i c|i Tôi, đó l{ sự “ô nhiễm” (contamination) v{ sự “lọai bỏ”
(exclusion).

6.1. Sự ô nhiễm

Khi một trạng thái cái Tôi bị ảnh hưởng bởi những dữ liệu đến từ một trạng thái cái Tôi
kh|c, khi đó có sự ô nhiễm xảy ra. Thông thường nhất là cái Tôi A bị ô nhiễm bởi những dữ
liệu đến từ cái Tôi P hoặc c|i Tôi C. “Ô nhiễm xảy ra khi những niềm tin không có căn cứ từ
cái Tôi P hoặc những ý tưởng đến từ cái Tôi C ảnh hưởng lên cái Tôi A. Cái Tôi A khi ấy xem
những thông tin trên là có thật, rồi lý giải v{ ph|n xét chúng” (James & Jongeward, 1971).
Hậu quả của việc này là cái Tôi A bị ngăn trở không thể xử lý được các dữ liệu một cách

98
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

chính x|c. Thường xảy ra nhiều nhất là cái Tôi A bị ô nhiễm do phải chấp nhận những niềm
tin phi lý từ cái Tôi P. Một trong những hình thức thể hiện sự ô nhiễm này là sự hiện diện
của những thành kiến đ~ được chuyển giao từ cái Tôi C của cha mẹ đến cái Tôi P của đứa
con. Hoang tưởng có thể xảy ra khi mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng thường thì chỉ đủ
ở mức độ gây bóp méo khả năng nhận thức về thực tại của đương sự và từ đó g}y ra những
hành vi không thích nghi.

6.2. Sự loại bỏ

Trong những tình huống sống thông thường, mỗi cá nhân sẽ phát triển khả năng chuyển sự
đầu tư từ trạng thái cái Tôi này sang trạng thái cái Tôi khác sao cho phù họp với hòan cảnh.
Tuy nhiên, khi sự phát triển các trạng thái cái Tôi diễn ra bất thường, những đường biên
giới giữa các trạng thái cái Tôi có thể trở nên lỏng lẻo hoặc quá cứng nhắc.

Khi những đường biên giới giữa các trạng thái cái Tôi quá lỏng lẻo, thì chỉ cần một kích
thích nhỏ từ môi trường bên ngo{i, đương sự cũng sẽ dễ dàng chuyển đổi từ trạng thái cái
Tôi này sang trạng thái cái Tôi khác. Một người như thế sẽ thiếu một bản sắc riêng khi thể
hiện bản thân và kém khả năng đối mặt với cuộc sống một c|ch có ý nghĩa. Một người như
thế sẽ không thể nói được rằng sắp tới anh ta sẽ làm gì.

Ở một cực đối lập lại, là tình trạng đường biên giới giữa những trạng thái cái Tôi quá cứng
nhắc, v{ điều này khiến ngăn trở c|c “dòng chảy” của những năng lượng tâm trí vận chuyển
giữa các trạng th|i c|i Tôi. Nói chung, do đường biên giới cứng nhắc nên hầu hết năng
lượng tâm trí chủ yếu tập trung bên trong một trạng th|i c|i Tôi n{o đó v{ g}y cản trở sự
vận hành của những trạng thái cái Tôi khác. Hậu quả l{, người có đường biên giới cứng
nhắc giữa các trạng thái cái Tôi hầu như chỉ sử dụng một trạng th|i c|i Tôi để đ|p ứng lại
với tất cả những hoàn cảnh kích thích đến từ bên ngoài; trạng th|i c|i Tôi được dùng để đ|p
ứng có thể luôn luôn là cái Tôi P, luôn luôn là cái Tôi C hoặc luôn luôn là cái Tôi A. Một
người đang tham dự một bữa tiệc nhưng không thể thực sự thưởng thức những niềm vui
của bữa tiệc ấy có thể là một người đang “lọai bỏ” sự hiện diện của trạng thái cái Tôi C. Kết
quả của sự loại bỏ n{y l{ đương sự sẽ không thể sử dụng được những trạng thái cái Tôi một
cách phù hợp để đ|p ứng với ngoại cảnh.

Những vị thế sống không phù hợp, sự “ô nhiễm” v{ sự “loại bỏ” nêu trên, tất cả đều là sản
phẩm của qu| trình dưỡng dục lúc nhỏ, khi ấy, cha mẹ của đương sự đ~ tạo nên những
tương t|c kích thích (stroke) lên đứa con theo kiểu có điều kiện để đứa con có những hành
vi ứng xử mà họ mong muốn. Đương sự lúc còn nhỏ hiếm khi được cho phép để khám phá
hoặc để phát triển. Thay v{o đó, cha mẹ của đương sự đ~ dựa trên các mệnh lệnh, không
bao giờ cho phép con phát triển những trạng thái cái Tôi vận h{nh đúng chức năng hoặc tự
do lựa chọn vị thế “I’m OK – You’re OK”. Tr|i lại, hành vi thích nghi và sự phát triển bình
thường là những sản phẩm của sự dưỡng dục đúng đắn và là kết quả của việc lúc xưa cha
mẹ đ~ d{nh cho con những tương t|c kích thích theo kiểu tích cực v{ vô điều kiện.
99
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Tóm lại, trường ph|i ph}n tích tương giao (T.A.) xem qu| trình ph|t triển nhân cách (cả
bình thường lẫn bất thường) chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi những tương giao giữa những
trạng thái cái Tôi của bố mẹ và những trạng thái cái Tôi của đứa con. Sự lựa chọn vị thế
sống của một người là sản phẩm của những tương giao n{y, v{ một khi đ~ lựa chọn, người
ấy sẽ định hình cuộc sống của mình theo một cách thức sao cho có thể duy trì vị thế này và
biến những tương t|c kích thích m{ trước đ}y mình đ~ “học được” th{nh nhu cầu để tìm
kiếm trong tương lai. Trong nhiều trường hợp, sự lựa chọn vị thế sống và kế đó l{ lựa chọn
kịch bản sống có thể dẫn đến những khuôn mẫu h{nh vi không thích đ|ng v{ vì thế mà
đương sự có nhu cầu cần đến tâm lý trị liệu.

7. VẬN DỤNG PHÂN TÍCH TƯƠNG GIAO TRONG THAM VẤN VÀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU

Ph}n tích tương giao chủ yếu là một hệ thống làm việc có thỏa thuận nhằm trị liệu tâm lý
cho c|c c| nh}n nhưng trong bối cảnh làm việc theo nhóm. Mục đích chung của phân tích
tương giao “…l{ sự kiểm sóat về mặt xã hội, sao cho trạng thái cái Tôi A duy trì sự chủ đạo
trong khi tương t|c với người kh|c” (Berne, 1976). Những thân chủ tìm đến trị liệu là
những người m{ vì lý do n{y kh|c đ~ bị mất đi khả năng kiểm sóat ấy. Để làm việc với
những thân chủ như thế, Berne (1966) đ~ thiết lập 4 mục tiêu chung như sau:

7.1. Giúp thân chủ “khử” đi sự ô nhiễm ở một trạng thái cái Tôi nào đó.
 Giúp thân chủ có khả năng sử dụng tất cả các trạng thái cái Tôi phù hợp vói hoàn
cảnh, bao gồm cả việc xử lý các tình trạng “loại bỏ” hoặc quá lỏng lẻo giữa các trạng
thái cái Tôi.
 Giúp thân chủ sử dụng một c|ch đầy đủ c|i Tôi A để dẫn đến việc hình thành một con
người có khả năng tư duy hợp lý và có thể tự mình quản lý được cuộc sống.
 Mục đích sau cùng l{ giúp th}n chủ thay thế vị thế sống và kịch bản sống không thích
hợp để chuyển sang lựa chọn vị thế sống “I’m OK” v{ một kịch bản sống hữu ích hơn.

Ngoài ra, từng thân chủ cũng cần được thiết lập những mục tiêu riêng dựa trên cơ sở thỏa
thuận. Hợp đồng thỏa thuận giữa nhà trị liệu và thân chủ phải vạch rõ những mục tiêu đặc
hiệu mà thân chủ đang tìm kiếm thông qua tiến trình trị liệu. Dusay v{ Steiner (1971) đề
xuất rằng hợp đồng phải thỏa mãn những điều kiện sau:

 Cả nhà trị liệu lẫn thân chủ, thông qua những tương giao giữa hai cái Tôi A và A, phải
đồng ý với nhau về các mục tiêu này.
 Hợp đồng cần phải xem xét một số điều kiện như: về phía nhà trị liệu là những kỹ
năng chuyên môn v{ thời gian; về phía thân chủ là tiền chi trả, thời gian và sự cố
gắng.
 Hợp đồng phải x|c định sự trưởng thành của cả hai phía đối tác. Một mặt nó x|c định
nhà trị liệu có khả năng giúp giải quyết vấn đề này; mặt khác nó khẳng định thân chủ
có tuổi đời và trạng thái tâm trí phù hợp để tham gia hợp đồng.

100
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

 Sau cùng, các mục tiêu của hợp đồng phải là những điều hợp pháp, và trong khuôn
khổ đạo đức nghề nghiệp của nhà trị liệu.

Tâm lý trị liệu theo trường ph|i T.A. đều phải bao gồm 4 mục tiêu chung và các mục tiêu
chuyên biệt ở từng thân chủ được nêu rõ trong hợp đồng thỏa thuận.

7.2. Tiến trình trị liệu

Ph}n tích tương giao được thực hiện tập trung trên từng c| nh}n, nhưng trong bối cảnh làm
việc theo nhóm. Nhà trị liệu xem tiến trình hoạt động nhóm như một phương tiện để phân
tích và cung cấp những phản hồi lại cho các thành viên về loại tương giao m{ họ tham gia
vào. Nhóm trị liệu được xem như một mô hình thu nhỏ của thế giới thực tế, sự khác biệt cơ
bản là ở chỗ mỗi th{nh viên đều có mặt ở đó để làm việc theo những mục tiêu đặc hiệu và
nhà trị liệu có mặt ở đó như người l~nh đạo của nhóm.

Berne (1966) cho rằng điều quan trọng thiết yếu là phải chuẩn bị thật kỹ các thành viên
tham gia vào tiến trình nhóm. Tuy nhiên, ph}n tích tương giao có thể có hiệu quả tốt với tất
cả các loại thân chủ và tất cả các loại vấn đề, và rất hiếm trường hợp vì lý do n{o đó m{ một
thành viên bị loại khỏi nhóm.

Berne (1966) nêu rõ trong tác phẩm của mình rằng tiến trình trị liệu theo trường phái T.A.
là một tiến trình “lấy người l~nh đạo nhóm l{m trung t}m” (leader-centered). Mặc dù các
tương giao giữa những thành viên trong nhóm với nhau là quan trọng, tuy nhiên chính
tương giao giữa nhà trị liệu với từng thành viên mới là nội dung quan trọng nhất của tiến
trình làm việc nhóm. Như vậy, yếu tố có vai trò góp phần vào sự thành công nằm ở hành vi
của nhà trị liệu hơn l{ do yếu tố động lực học của nhóm (group dynamics).

Berne (1966) xem tiến trình trị liệu trải qua 4 bước. Ông cho rằng một người tìm đến trị
liệu l{ để tái cấu trúc lại toàn bộ cuộc sống của mình, và việc này cần phải được thực hiện
thông qua cả 4 giai đọan. Cách làm này có thể thật sự đúng khi |p dụng tâm lý trị liệu dài
hạn, tuy nhiên, trong bối cảnh làm tham vấn, việc đặt ra những mục tiêu có thể được giới
hạn lại. Nói chung, có thể hình dung tham vấn là công việc có liên quan đến hai giai đọan
đầu, còn tâm lý trị liệu (dài hạn) thì liên quan đến cả hai giai đọan sau, ngay cả khi một sự
ph}n định rõ r{ng như thế cũng chẳng bao giờ được hoàn tất cả.

Bước 1: Phân tích cấu trúc (Structural Analysis)

Phân tích cấu trúc là một phần của tiến trình trị liệu; nó được thiết kế để giúp thân chủ hiểu
được cấu trúc của các trạng thái cái Tôi của họ. Mục đích của phân tích cấu trúc là giúp thân
chủ phát triển các trạng thái cái Tôi của họ sao cho chúng có thể vận h{nh đầy đủ chức năng
mà không có các tình trạng ô nhiễm hoặc loại bỏ một trạng th|i c|i Tôi n{o đó (Berne,
(1966). Một khi thân chủ đ~ chấp nhận những trạng thái cái Tôi lành mạnh, mục đích sau

101
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

cùng của giai đoạn phân tích cấu trúc là thân chủ phải đặt trạng th|i c|i Tôi A (Người Lớn)
vào vị trí có trách nhiệm đối với đời sống của bản thân.

Bước 2: Phân tích tương giao (Transactional Analysis)

Giai đọan 2 của tiến trình trị liệu tập trung vào việc hiểu biết các loại tương giao m{ bình
thường thân chủ vẫn thực hiện. Một sự ph}n tích như thế có thể giúp thân chủ cải thiện kỹ
năng giao tiếp với người khác. Việc hiểu biết các loại tương giao cũng sẽ là tiền đề để thân
chủ bước sang giai đoạn 3.

Bước 3: Phân tích trò chơi (Games Analysis)

Ở giai đoạn này, tiến trình trị liệu đòi hỏi nhà trị liệu phải x|c định rõ thân chủ thường nhận
được phần tưởng thưởng (pay-off) là gì khi tham dự một “trò chơi” nhất định n{o đó, diễn
giải trò chơi cho th}n chủ và khi cần có thể thách thức (confront) thân chủ về điều đó. Một
khi thực hiện được việc này, nhà trị liệu có thể tạo điều kiện cho thân chủ từ bỏ trò chơi ấy.

Bước 4: Phân tích kịch bản (Script Analysis)

Thông thường nhà trị liệu không đi v{o ph}n tích kịch bản, vì đến giai đọan này, tiến trình
trị liệu gần như đ~ giúp th}n chủ thấy được sự sai lầm của toàn bộ kịch bản sống mà họ đ~
chọn. Một sự phát hiện như thế nếu đi kèm với trạng thái trầm cảm có thể sẽ trở nên rất
nguy hiểm, và chỉ có những nhà trị liệu T.A. có kinh nghiệm mới đi s}u v{o giai đoạn này.

8. Những đặc trưng của một nhà trị liệu T.A.

Một nhà trị liệu theo trường ph|i T.A. được xem là một người hướng dẫn của tiến trình làm
việc nhóm. Nhà trị liệu phải được huấn luyện các kỹ năng như ph}n tích c|c trạng thái cái
Tôi, c|c tương giao, c|c trò chơi v{ c|c kịch bản sống. Nhà trị liệu phải có khả năng tương
tác với các thân chủ với một tác phong cởi mở, nhiệt tình, chân thành, biết lắng nghe và
quan sát. Berne cho rằng “kỹ năng thực sự nằm ở chỗ biết thâu thập và phân tích dữ liệu”.

Berne (1966) đề xuất thêm hai yêu cầu cho các nhà trị liệu: (1) Bất cứ vào thời điểm nào, họ
cũng phải có khả năng x|c định được trạng th|i c|i Tôi n{o đang được thân chủ vận hành;
(2) Họ phải biểu thị sự tận t}m, ch}n th{nh v{ lòng tin đối với thân chủ trong việc khắc
phục những khó khăn. Tóm lại, nhà trị liệu T.A. được xem như những chuyên gia về lòng
nhiệt tình và sự thấu cảm, là người được xem như có tr|ch nhiệm ít nhất là bằng, thậm chí
là nhiều hơn so với thân chủ, trong việc đạt đến kết quả trị liệu.

9. Kỹ thuật trị liệu

Có 4 loại kỹ thuật được đề xuất thực hiện bởi các nhà trị liệu T.A. Ba loại kỹ thuật “cho
phép” (permission), “bảo vệ” (protection) v{ “sử dụng uy lực của nhà trị liệu” (potency) có

102
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

liên quan đến việc thiết lập một bầu không khí cần thiết cho việc trị liệu; còn kỹ thuật thứ
tư: “t|c động” (operations) l{ những hành vi có tính chuyên biệt của nhà trị liệu.

9.1. Cho phép

Hầu hết những thân chủ tìm đến trị liệu vẫn còn ứng xử dựa trên những “mệnh lệnh của bố
mẹ”. Một trong những việc đầu tiên mà nhà trị liệu phải làm là cho phép thân chủ làm
những gì mà cha mẹ họ đ~ bảo họ không được làm (Steiner, 1973). Dusay và Steiner (1971)
đ~ liệt kê ba lĩnh vực khác có thể cho phép, đó l{:

 Cho phép thân chủ sử dụng thời gian của họ cùng với nhau một cách hiệu quả,
nhưng không để thân chủ thực hiện những loại cấu trúc thời gian vô ích như “nghi
thức” v{ “rút lui”.
 Cho phép thân chủ trải nghiệm qua tất cả những trạng th|i c|i Tôi, thường là bằng
cách khuyến khích thân chủ sử dụng c|i Tôi A để lý lẽ v{ dùng c|i Tôi C để hưởng thụ
đời sống. Việc n{y thường được thực hiện thông qua sắm vai, trong đó th}n chủ
được yêu cầu hãy thể hiện bằng hành động những tính cách của cái Tôi A và C.
 Nhà trị liệu cho phép không cần phải cấu trúc thời gian theo kiểu “trò chơi” bằng
c|ch không để cho thân chủ thực hiện loại cấu trúc thời gian đó. Th}n chủ sẽ không
nhận được những tương t|c kích thích m{ họ cần đến, do vậy sẽ từ bỏ kiểu cấu trúc
“trò chơi”.
9.2. Bảo vệ

Khi thân chủ được phép từ bỏ những mệnh lệnh từ bố mẹ và bắt đầu vận dụng cái Tôi A và
cái Tôi C của chính mình, khi đó họ có thể trở nên lo sợ (Steiner, 1973). Đó l{ lý do vì sao
thân chủ cần sự bảo vệ. Khi thân chủ chuẩn bị từ bỏ một phần kịch bản sống cũ, nh{ trị liệu
sẽ phải thuyết phục thân chủ rằng môi trường trị liệu l{ có tính an to{n để làm việc đó. Sự
bảo vệ có thể dưới hình thức những c}u nói như “Đừng sợ h~i…” hoặc “Đừng lo, bạn sẽ
không bị tổn thương đ}u”. C|i Tôi P của nhà trị liệu sẽ nói với cái Tôi C của thân chủ rằng
mọi chuyện sẽ được giải quyết ổn thỏa.

9.3. Uy lực của nhà trị liệu

“Nh{ trị liệu (hoặc chuyên viên tham vấn) không phải là những nhà ảo thuật; họ chi biết
được rằng những điều gì cần phải làm và khi nào làm những điều ấy”. Đ}y chính l{ “uy lực”
(potency) của nhà trị liệu: Đó l{ khả năng của một nhà trị liệu trong việc sử dụng những kỹ
năng của mình vào những thời điểm tốt nhất, sao cho những kỹ năng ấy đạt được hiệu quả
tối ưu. Dusay và Steiner (1971) cho rằng uy lực của nhà trị liệu được kiểm định tốt nhất là
dựa vào việc sau cùng thân chủ có thể rời bỏ ảnh hưởng của những mệnh lệnh xa xưa từ bố
mẹ họ hay không.

9.4. Các tác động

103
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Berne (1966) đ~ liệt kê 8 kỹ thuật mà ông thấy có tác dụng trong việc trị liệu. Danh sách này
không có tính phổ qu|t, nhưng nó cung cấp cho nhà trị liệu một số hướng dẫn cần thiết:

1. Đặt câu hỏi (interrogation) Nhiều thân chủ gặp khó khăn trong việc sử dụng cái Tôi
A của họ. Khi gặp kiểu ứng xử này, nhà trị liệu phải đặt ra những câu hỏi và thân chủ
sau cùng sẽ sử dụng c|i Tôi A để đ|p ứng lại. Bởi vì đ}y l{ một kỹ thuật gây nhiều áp
lực nên nó cần được áp dụng thận trọng.
2. Chuyên biệt hóa (specification) Sự chuyên biệt hóa xảy ra khi cái Tôi A của nhà trị
liệu và cái Tôi A của thân chủ cùng đồng ý với nhau về việc x|c định hành vi của thân
chủ đ~ xuất phát từ đ}u. Ví dụ, cả hai người có thể đồng ý x|c định rằng một hành vi
n{o đó của thân chủ đ~ xuất phát từ trạng thái cái Tôi P. Sự chuyên biệt hóa là rất
quan trọng để có thể hiểu được hoàn toàn các trạng thái cái Tôi của thân chủ.
3. Thách thức/Đối đầu (confrontation) Trong kỹ thuật thách thức, nhà trị liệu sẽ chỉ ra
cho thân chủ thấy những bất cập và không phù hợp trong hành vi hoặc lời nói của
thân chủ.
4. Giải thích (explanation) Giải thích là một hành vi có tính chỉ dẫn của nhà trị liệu, là
một kiểu tương giao giữa hai c|i Tôi A v{ A, trong đó nh{ trị liệu giải thích tại sao
thân chủ lại đang ứng xử theo một cách thức n{o đó.
5. Minh họa (illustration) Minh họa là một phương thức vừa để phá vỡ sự căng thẳng,
vừa có tính hướng dẫn. Tính vui tươi của những hình thức minh họa có thể làm vui
lòng cái Tôi C của thân chủ trong khi nội dung của thông điệp thì lại được gửi đến cái
Tôi A.
6. Xác nhận/Khẳng định (confirmation) Kỹ thuật n{y dùng để chỉ cho thân chủ thấy sự
xuất hiện trở lại của một h{nh vi, m{ trước đó h{nh vi ấy đ~ ngưng thể hiện sau khi
nhà trị liệu làm kỹ thuật thách thức. Bằng cách này, nhà trị liệu cố gắng cho thân chủ
thấy rằng họ chưa thực sự từ bỏ hành vi này và do vậy cần phải cố gắng nhiều hơn
nữa.
7. Diễn giải (interpretation) Thông qua kỹ thuật diễn giải, nhà trị liệu cố gắng giúp thân
chủ nhìn thấy được những lý do phía sau của một hành vi cụ thể. Trong ý nghĩa n{y,
nó rất giống với kỹ thuật diễn giải trong liệu pháp phân tâm cổ điển.
8. Kết tinh (crystallization) Nhà trị liệu bảo với thân chủ rằng giờ đ}y th}n chủ đ~ sẵn
sang rời bỏ “trò chơi” (game) m{ họ đ~ từng tham gia để nhận lấy những tương t|c
kích thích (stroke). Để có hiệu quả, nhà trị liệu có thể nói “Giờ đ}y, bạn đ~ có được
một cách thức tốt hơn để nhận lấy những tương t|c m{ bạn cần”.

Ngoài các kỹ thuật trên, còn có thêm hai phương ph|p tương đối mới, được phát triển bởi
c|c đồ đệ của Berne. Những công cụ mới n{y cũng hữu hiệu trong việc giúp cho thân chủ
hiểu được những trạng thái cái Tôi của họ, cũng như có thể hiểu được những “trò chơi” m{
họ đang tham gia v{o.

10. Biểu đồ các trạng thái cái Tôi (Ego-grams)

104
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Theo Dusay (1977), người đ~ ph|t triển kỹ thuật Ego-gram, mỗi cá nhân luôn luôn có một
số lượng năng lượng cố định. Vì thế, khi một người sử dụng một số lớn năng lượng để đầu
tư cho c|i Tôi C thì chỉ còn một ít năng lượng được d{nh đầu tư cho c|c c|i Tôi A v{ P. “Biểu
đồ các trạng th|i c|i Tôi được thiết lập nhằm tượng trưng cho số lượng năng lượng mà mỗi
con người đầu tư cho mỗi trạng thái cái Tôi của người ấy vào một thời điểm nhất định. Một
người sau khi xem xét biểu đồ các trạng thái cái Tôi của bản thân mình, sẽ biết rõ được
những trạng thái cái Tôi nào của họ cần phải thay đổi, phải nâng cao, phải hạ thấp hoặc phải
phát triển thêm” (Dusay, 1977).

Dưới đ}y l{ một ego-gram làm mẫu. Người được thể hiện qua biểu đồ n{y đang sử dụng
phần lớn năng lượng t}m trí đầu tư v{o c|i Tôi Cha-Mẹ-Kiểm-Sóat (Controlling Parent) và
c|i Tôi Đứa-Trẻ-Thích-Nghi (Adapted Child). Điều này cho thấy đ}y l{ một người có tác
phong kh| “kềm chế”. Để hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn, người này cần phải chuyển bớt
năng lượng đầu tư sang c|i Tôi Đứa-Trẻ-Tự-Do (Free Child). Bằng cách sử dụng biểu đồ các
trạng thái cái Tôi, nhà trị liệu có thể giúp thân chủ thấy được họ phải đi đến đ}u để đạt
được mục đích của mình.

Chú thích (trái sang phải):

P Controlling: Cái Tôi Cha Mẹ (Kiểm soát)

P Nurturing: Cái Tôi Cha Mẹ (Bảo dưỡng)

A: C|i Tôi Người Lớn

C Free: Cái Tôi Trẻ Em (Tự do)

C Adapted: Cái Tôi Trẻ Em (Thích nghi)

105
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Tam giác Karpman

Tam gi|c Karpman được phát triển để giúp con người có thể hiểu được những “trò chơi”
n{o đang chiếm ưu thế trong cuộc sống của họ. Việc n{y được dựa trên giả định rằng những
“người chơi” có thể sẽ đảm nhận một trong ba vai trò sau: “kẻ gây hại” (P: persecutor),
“người cứu hộ” (R: rescuer) v{ “nạn nh}n” (V: victim).

Tam gi|c Karpman được thể hiện như sau:

V R

Nói chung, mỗi người đều có một vai trò m{ mình ưa thích, mặc dù ở những thời điểm khác
nhau, một người vẫn có thể đảm nhận bất kỳ vai trò n{o đó trong số 3 vai trò này (Wollams,
Brown & Huige, 1977). Người nào cảm thấy mình trội hơn người kh|c thường đảm nhận
vai trò “kẻ gây hại”; người cảm thấy mình có nhiều hiểu biết thường đảm vai “người cứu
hộ”; còn vai trò “nạn nh}n” thường được chấp nhận bởi những người thích cảm thấy mình
bất lực.

Cũng như biểu đồ các trạng thái cái Tôi, Tam giác Karman có thể giúp cả thân chủ lẫn nhà trị
liệu hiểu được những “trò chơi” m{ th}n chủ đang tham gia để nhận được những tương t|c
kích thích cần thiết cho sự tồn tại của họ.

Để có thể sử dụng Biểu đồ các trạng thái cái Tôi và Tam giác Karpman, nhà trị liệu cần có
những hiểu biết sâu về ph}n tích tương giao. Một sự hiểu biết nông cạn có thể dẫn đến
những sai lầm v{ g}y phương hại cho thân chủ.

TÓM LẠI
Bài viết này trình bày một tổng quan về phương ph|p ph}n tích tương giao, liên quan đến
sự phát triển nhân cách và áp dụng vào trị liệu. Cần đọc thêm các tác phẩm và bài viết của
các tác giả trong trường ph|i n{y, đặc biệt là của Eric Berne.

Vì phương ph|p ph}n tích tương giao về cơ bản tập trung v{o c| nh}n nhưng trong khuôn
khổ làm việc nhóm, cho nên nhà trị liệu n{o quan t}m đến việc áp dụng phương ph|p n{y
cần có một nền tảng hiểu biết chắc chắn về động lực học của nhóm (group dynamics) và sau
đó cần được đ{o tạo về các nguyên lý của T.A.

106
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Chương 6: TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

DẪN NHẬP

Trị liệu nhận thức đ~ thu hút sự quan tâm của nhiều nhà chuyên môn sức khỏe tâm thần ở
khắp thế giới trong những năm gần đ}y. Cuộc “c|ch mạng nhận thức” (Mahoney, 1977,
1991) được báo hiệu bởi cuộc hội thảo về chủ đề xử lý thông tin được tổ chức ở viện kỹ
thuật Massachusetts (MIT) và việc xuất bản các công trình của hội thảo bởi các tác giả
Bruner, Goodnow, Austin (1956), Chomsky (1956, 1957), Kelly (1955), Newell và Simon
(1956) đ~ chín muồi, nhờ vậy c|c phương ph|p trị liệu đặt nền tảng trên bình diện nhận
thức đ~ trở thành mối quan t}m ưu tiên của c|c nh{ chuyên môn (Smith 1982). Phương
pháp trị liệu nhận thức đ~ trở thành chỗ đứng chung của các nhà trị liệu, của c|c phương
pháp lý thuyết và triết lý khác nhau, từ trường ph|i ph}n t}m đến trường phái hành vi. Nhà
trị liệu phân tâm tìm thấy trong trị liệu nhận thức một cốt lõi lý thuyết t}m động (dynamic)
để tham dự vào việc thay đổi các niềm tin tiềm ẩn v{ c|c sơ đồ tương t|c c| nh}n. Nh{ trị
liệu hành vi tìm thấy trong trị liệu nhận thức một mô hình tâm lý trị liệu ngắn gọn, tích cực,
có hướng dẫn, có tính cộng tác, có tính giáo dục, một mô hình tâm lý trị liệu dựa trên cơ sở
kinh nghiệm v{ có định hướng nhắm đến việc thay đổi hành vi trực tiếp. Sự hợp nhất giữa
trị liệu nhận thức và trị liệu h{nh vi đ~ trở thành quy luật hơn l{ ngoại lệ. Các hiệp hội trị
liệu hành vi trên thế giới đ~ thêm từ nhận thức vào tên gọi của họ và tờ b|o uy tín “Trị Liệu
H{nh Vi” giờ đ}y đ~ trở thành tờ báo quốc tế ứng dụng các khoa học nhận thức và hành vi
trong các vấn đề lâm sàng.

C|c tư liệu về trị liệu nhận thức đ~ ph|t triển theo cấp số nhân trong những thập kỷ qua. Có
gốc rễ từ công trình của Aaron Beck trong việc trị liệu trầm cảm (Beck, 1972, 1976),
phương ph|p trị liệu nhận thức hiện đại đ~ trở th{nh mô hình được ứng dụng rộng rãi
trong lĩnh vực tâm lý trị liệu và tâm bệnh học v{ đ~ được áp dụng trong nhiều vấn đề, các
nhóm thân chủ và các hoàn cảnh trị liệu khác nhau. Hiện nay có nhiều trung tâm trị liệu
nhận thức ở nhiều nơi trên thế giới như Buenos Aires, Stockholm v{ Thượng Hải.Mô hình
cơ bản đ~ được thích ứng ở nhiều nền văn hóa một cách dễ dàng.Các nhà trị liệu ở Thụy
Điển cũng như ở Trung Quốc x|c định có những quan tâm và phát triển trị liệu nhận thức
như l{ một mô hình thích hợp với c|c đặc trưng của các quốc gia n{y.Đ}y l{ một thực tế khá
lý thú, vì đ}y l{ hai nước có nền văn ho| rất khác nhau. Các cách tiếp cận nhận thức dường
như được ứng dụng xuyên văn hoá vì chúng tập trung vào diễn tiến v{ đặt nền tảng trên
hiện tượng học (phenomenologically based). Việc giúp đỡ các cá nhân phát triển khả năng
xem xét những niềm tin của mình (dù các niềm tin ấy có thể ở hình thức n{o) dường như có
tính hữu dụng một c|ch xuyên văn hóa hơn l{ chỉ tập trung vào những nội dung đặc thù nào

107
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

đó. Mô hình n{y tôn trọng thực tế cho rằng những niềm tin tiềm t{ng đặc thù, có thể được
chia sẻ bởi những người thuộc những nền văn ho| riêng biệt và có sự khác biệt xuyên văn
ho| đ|ng kể về những niềm tin này. Ví dụ, xã hội T}y Phương tiêu biểu nhấn mạnh sự tự lập
v{ th{nh đạt cá nhân, trong khi xã hội Á Ch}u dường như tương đối nhấn mạnh sự kết hợp
xã hội và trách nhiệm c| nh}n đối với gia đình v{ cộng đồng.

Trên đ}y l{ tóm tắt tổng quát các nền tảng lý thuyết và lịch sử của trị liệu nhận thức và sau
đ}y sẽ thảo luận các vấn đề khái niệm và kỹ thuật đặc thù dẫn đến các chiến lược trị liệu
khác nhau.

I. BỐI CẢNH CỦA TRỊ LIỆU NHẬN THỨC

Trị liệu nhận thức bắt đầu từ truyền thống trí tuệ của các triết gia khắc kỷ như Epictetus ở
thế kỷ thứ I: “Những điều gì l{m cho người ta rối loạn không phải là do chính những điều
n{y… m{ l{ do sự phán xét của chúng ta về những điều ấy. Do vậy, khi chúng ta bị phản đối,
rối loạn hay đau khổ, chúng ta đừng bao giờ lên |n người kh|c, m{ đúng hơn l{ nên xem xét
chính bản th}n chúng ta, nghĩa l{ chính sự phán xét của chúng ta.”

Phương ph|p t}m lý trị liệu nhận thức hiện đại được thành lập trên khái niệm về “Tính kiến
tạo về t}m lý” (psychological constructivism). Michael Mahoney (1991) đ~ định nghĩa
phương ph|p trị liệu nhận thức như l{ một tập hợp các lý thuyết về tâm trí và hoạt động
t}m lý, trong đó có những tính chất sau”:

1. Nhấn mạnh bản chất tích cực và tiên phong của tri giác, học tập và kiến thức

2. Xác nhận tính ưu việt về cả cơ cấu lẫn chức năng của những tiến trình trừu tượng và cụ
thể trong tất cả kinh nghiệm thuộc tri gi|c cũng như lý trí.

3. Xem việc học tập, hiểu biết và trí nhớ là những hiện tượng phản ánh các cố gắng liên tục
của cơ thể và tâm trí nhằm tổ chức và tái tổ chức những khuôn mẫu h{nh động và trải
nghiệm của cá thể. Những khuôn mẫu ấy, dĩ nhiên, có liên quan đến khả năng dự phần một
cách linh hoạt và thích nghi cao của con người vào thế giới xung quanh.

Mô hình “nhận thức có tính kiến tạo” (cognitive – constructivist model) của hành vi con
người đ~ xuất hiện trong 10 năm gần đ}y rất khác xa với các lý thuyết phân tâm truyền
thống khi cho rằng h{nh vi không được coi là quyết định bởi các kinh nghiệm trong những
năm đầu tiên hoặc bị chi phối bởi c|c động lực vô thức.

Mô hình trị liệu nhận thức cũng kh|c với c|c mô hình h{nh vi điều kiện hóa ở chỗ xem các
phản ứng cảm xúc và hành vi của chúng ta không đơn thuần là sản phẩm của c|c “t|c nh}n
củng cố” hoặc các yếu tố ảnh hưởng hiện nay từ môi trường; m{ đúng hơn l{ h{nh vi của
chúng ta được xem là có mục đích, tích cực và thích ứng với môi trường. Lý thuyết về tính
kiến tạo (constructivism) khẳng định rằng con người không chỉ đơn thuần phản ứng lại với

108
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

các sự việc, m{ đúng hơn con người rất chủ động phát triển các hệ thống ý nghĩa của cá
nhân và tổ chức những tương t|c giữa bản thân mình với thế giới bên ngoài. Các nhà lý
thuyết nhận thức cho rằng kiến thức (cá nhân hoặc khoa học) l{ có tính tương đối vì nó căn
cứ trên các tiền đề c| nh}n v{ văn hoá chứ không thể dựa vào những “thực tế kh|ch quan”
có thể nhận biết được (Mahoney 1991). Nói một cách cụ thể hơn, nh{ lý thuyết nhận thức
cho rằng có vô số cách diễn giải hoặc c|ch nhìn được rút ra từ bất cứ một sự việc n{o đó.

Phương ph|p t}m lý trị liêu nhận thức hiện đại phản ảnh sự kết hợp nhiều trường ph|i tư
tưởng và là sự phát triển c|c công trình trước đ}y của Adler (1927, 1968), Arieti (1980),
Bowlby (1985), Frankl (1985), Freud (1892), Horney (1936), Sullivan (1953) và Tolman
(1949). Ảnh hưởng của lý thuyết phân tâm học trên sự tiến hóa của tâm lý trị liệu nhận
thức có lẽ rõ ràng nhất trong mô hình nhân cách và tâm bệnh lý m{ trường phái phân tâm
chia sẻ trong khi Freud phân chia tâm lý của con người làm 3 lãnh vực: ý thức, tiền ý thức
và vô thức. H{nh vi con người chủ yếu được thúc đẩy bởi động lực vô thức hoặc c|c động cơ
thuộc về bản năng. Nh{ trị liệu nhận thức ph}n chia t}m trí con người th{nh c|c “tư duy tự
động” (automatic thought), c|c giả định (consumption) v{ sơ đồ (schemata).

Giống như các nhà tâm lý trị liệu phân tâm, nhà trị liệu nhận thức xác nhận sự quan trọng
của những đối thoại bên trong và những động cơ từ bên trong (internal dialogues and
motivations). Nhà trị liệu nhận thức làm việc để giúp thân chủ nói ra những điều chưa được
nói, dù rằng họ vẫn cố gắng tránh dùng các ẩn dụ về sự đè nén c|c bản năng v{ quan niệm
về việc hành vi chịu sự chi phối bởi c|c xung năng g}y lo }u bị đè nén. Họ cũng cố gắng phát
hiện v{ thay đổi các niềm tin cùng c|c th|i độ tạo nên sự đau khổ mà thân chủ không tự
nhận biết được. Vai trò của các yếu tố nhận thức bao gồm: những ý định, kỳ vọng, ký ức,
những mục đích v{ sự lệch lạc nhận thức trong việc tạo ra các rối loạn trong nhận thức,
cũng được chấp nhận bởi Freud (1892). Freud cho rằng c|c suy nghĩ v{ ý tưởng có thể có
một cảm xúc gắn liền với chúng, và các phản ứng cảm xúc đối với các sự kiện tùy thuộc vào
những mục đích c| nh}n, sức mạnh và sự chắc chắn của niềm tin cùng với sự hiện diện của
c|c suy nghĩ tự động tiêu cực, mà ông qui cho là những ý tưởng mâu thuẫn v{ g}y đau khổ.

Ảnh hưởng của trường ph|i t}m lý h{nh vi được phản ảnh trong mục tiêu của trị liệu nhận
thức là nhắm vào sự thay đổi hành vi, sự chấp nhận tính quyết định của các yếu tố xã hội và
môi trường trên hành vi và sự sử dụng nghiên cứu thực nghiệm như l{ một phương tiện để
tinh lọc cả lý thuyết và kỹ thuật l}m s{ng. Th|i độ thực nghiệm được khuyến khích đối với
nhà trị liệu và thân chủ, và các can thiệp h{nh vi được sử dụng như một thành phần trong
toàn bộ tiến trình trị liệu. Sự nhấn mạnh được đặt trên những vấn đề có thể x|c định cụ thể
mà sự cải thiện của chúng có thể được đ|nh gi| một cách khách quan.

Nhiều tác giả cho rằng trị liệu nhận thức là một biến thể hoặc con đẻ của sự thay đổi hành
vi. Điều này phản ánh trong việc sử dụng rộng r~i danh xưng “trị liệu nhận thức-h{nh vi”.
Tuy nhiên, điều này rõ ràng là không công bằng đối với sự phong phú khái niệm trong mô

109
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

hình n{y. Ngo{i ra, khuynh hướng này không nhận ra c|c đóng góp quan trọng của các
trường phái lý thuyết khác trong sự phát triển trị liệu nhận thức.

Trong lịch sử, liệu pháp nhận thức đ~ được đồng nhất hóa với một số kỹ thuật đặc thù và
được coi là mô hình mà tầm mức chỉ giới hạn trong việc trị liệu các rối loạn cảm xúc đặc
thù.Quan điểm này, dù dễ hiểu, nhưng lại biểu hiện sự đơn giản hóa lý thuyết nhận thức
hiện đại. Đó l{ do trong lịch sử liệu pháp nhận thức chủ yếu được giới hạn trong việc thực
hành trị liệu những trường hợp trầm cảm ở người lớn. Mô hình trị liệu được giới hạn về
tầm mức áp dụng và các tác giả không có ý định phát triển nó thành một học thuyết về nhân
cách hoặc tâm bệnh học. Mặc dầu các nghiên cứu ban đầu cho thấy những kết quả tích cực,
nhưng phải đợi đến đầu thập niên 1980, các mô hình trị liệu nhận thức dành cho các rối
loạn khác mới được phát triển và nguồn gốc của các hệ thống niềm tin phi lý mới trở thành
tiêu điểm của sự chú ý. Vì vậy, trị liệu nhận thức phản ánh một mô hình tiến hóa của tâm lý
trị liệu, tâm bệnh học và sự phát triển mà tầm áp dụng của nó ngày một b{nh trướng. Sự
phát triển của trị liệu nhận thức bao gồm c|c công trình đầu tiên của Bandura (1973,
1977a, 1977b, 1985), Beck (1970, 1972, 1976), Ellis (1962, 1973, 1979), Kelly (1955),
Lazarus (1976, 1981), Mahoney (1974), Maultsby (1984), Meichenbaum (1977), Seligman
(1974, 1975). Các tác giả trên là những người đầu tiên hợp nhất c|c cơ cấu được điều hòa
bởi nhận thức với lý thuyết hành vi. Họ tập trung vào vai trò của các tiến trình học tập xã
hội trong sự phát triển các vấn đề cảm xúc và việc sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức
(cognitive reconstructuring), sự phát triển các khả năng giải quyết vấn đề xã hội và sự lĩnh
hội các kỹ năng h{nh vi trong việc giải quyết chúng. Mặc dầu các mô hình nhận thức về tâm
bệnh học và tâm lý trị liệu đ~ được cải tiến v{ điều chỉnh từ thời kỳ trên, các kỹ thuật được
mô tả trong c|c công trình đầu tiên này tiếp tục được sử dụng như nền tảng của việc thực
hành lâm sàng và do vậy đ|ng được xem xét. Nh{ t}m lý l}m s{ng theo trường phái nhận
thức đầu tiên l{ George Kelly (1955), người đề ra “học thuyết về các kiến tạo c| nh}n”
(personal construct theory) của các rối loạn cảm xúc, đ~ x|c nhận rõ tầm quan trọng của
các tri giác chủ quan đối với h{nh vi con người. Ông cho rằng cá nhân tích cực tri giác hoặc
“x}y dựng” h{nh vi của mình và tạo ra một biểu tượng về bản thân mình, về thế giới xung
quanh và về tương lai. “C|c kiến tạo” (constructs) của một c| nh}n, như vậy, rất l{ đặc thù
hoặc riêng biệt cho cá nhân ấy và tiêu biểu cho cách thức trong đó họ liệt kê một cách hệ
thống các trải nghiệm của mình. Bù lại, các kiến tạo n{y x|c định bằng cách nào cá nhân ấy
đ|p ứng với các sự kiện. Từ góc nhìn này, mục tiêu của trị liệu là nhằm hiểu biết được sự
giải thích chủ quan hoặc ph|n đo|n của thân chủ về những trải nghiệm của họ v{ giúp đỡ
thân chủ xây dựng chúng theo cách thức thích nghi hơn. C|c kỹ thuật trị liệu của Kelly, mặc
dầu không được sử dụng rộng rãi vào ngày nay, vẫn được coi l{ phương thức có tính tiên
phong và quan trọng của trường phái trị liệu nhận thức hiện đại (Guidano & Liotti, 1983,
1985; Guidano, 1987, 1991).

110
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Sự phát triển của trị liệu nhận thức như l{ một mô hình xử lý thông tin trong các rối loạn
l}m s{ng đ~ được phát triển trong những năm 1970, vì những kỹ thuật trị liệu đặt nền tảng
trên c|c mô hình được điều hòa bởi nhận thức được đề nghị và vì các kết quả nghiên cứu trị
liệu chứng minh tính hiệu năng của các kỹ thuật đ~ được công bố. Ví dụ như công trình của
Meichenbaum (1977) mô tả vai trò của “lời nói được nhập t}m” (internalized speech) trong
việc phát triển các rối loạn cảm xúc. Căn cứ trên các công trình lý thuyết sớm hơn của Luria
(1961) và học trò của mình, Vygotsky (1962), các kỹ thuật của Meichenbaum về “huấn
luyện khả năng tự hướng dẫn” (self-instructional training) thông qua sự nhẩm lại “những
lời tự bạch” (rehearsal of self-statements), làm mẫu (modeling) và tự củng cố (self-
reinforcement) đ~ chứng tỏ l{ đặc biệt hữu ích trong việc trị liệu trầm cảm.

Bandura (1969, 1977a, 1977b) là tác giả được biết đến nhiều nhất trong việc phát triển mô
hình học tập xã hội của chứng lo âu và tính gay hấn, v{ ông đ~ ph|t hiện ra tầm quan trọng
trung tâm của sự nhận biết về “hiệu năng của bản th}n” (self-efficacy) hoặc năng lực cá
nhân trong việc hướng dẫn h{nh vi con người. Trong việc tái công thức hóa học thuyết hành
vi cổ điển, một số tác giả cho rằng h{nh vi con người không chỉ được dàn xếp bởi các yếu tố
môi trường và yếu tố ngẫu nhiên mà do các yếu tố niềm tin và tri giác của c| nh}n đó. Mô
hình ABC rất thông dụng hiện nay để miêu tả sự quan hệ giữa “sự kiện đi trước”
(Antecedent events), “niềm tin” (Beliefs), “h{nh vi” (Behavior) v{ “hậu quả”
(Consequenses) ở mỗi c| nh}n được đề nghị bởi Albert Ellis (1962, 1979, 1985) đ~ gợi ý
rằng những hành vi kém thích nghi hoặc các chứng nhiễu tâm là có liên quan trực tiếp đến
những niềm tin phi lý của một con người đối với những biến cố trong cuộc sống của họ.
Ellis đ~ ph|t triển một hệ thống các kiểu thức lệch lạc hoặc sai lầm thường thấy về mặt
nhận thức đồng thời phát triển một số kỹ thuật trị liệu có hướng dẫn để thay đổi chúng. Mô
hình của ông cho rằng bằng cách phát hiện v{ thay đổi các niềm tin phi lý hoặc không thực
tế có thể dẫn đến sự thay đổi các phản ứng cảm xúc v{ h{nh vi trước các sự kiện. Bởi vì
những niềm tin phi lý thường kh| kiên định và có tính chất l}u đời, vì vậy cần thiết có
những can thiệp được tập trung cao độ và diễn tả một cách mạnh mẽ mới có thể thay đổi
được. Kỹ thuật tiếp cận của ông rất tích cực và thực tiễn. Mặc dầu c|c nguyên lý cơ bản của
liệu pháp cảm xúc hợp lý (RET: rational-emotive therapy) chưa được nghiên cứu thực
nghiệm một cách rộng rãi, các kỹ thuật lâm sàng của phương ph|p n{y ng{y nay đ~ được sử
dụng rộng rãi trong việc “công kích” v{o c|c niềm tin phi lý. Seligman (1974, 1975) cho
rằng cá nhân bị trầm cảm khi họ tin rằng họ không thể kiểm soát các kết quả quan trọng
trong đời sống của họ (bao gồm cả các sự kiện tích cực lẫn các sự kiện tiêu cực hay trừng
phạt). Mô hình trầm cảm “học được sự tuyệt vọng” (learned-helplessness), sau khi được cải
biên bởi các tác giả Abramson, Seligman v{ Teasdale (1978), đ~ tạo nên sự quan tâm
nghiên cứu thực nghiệm và gợi ý rằng sự qui lỗi bởi các thân chủ trầm cảm về nguyên nhân
các sự cố trên có thể là mục tiêu quan trọng của việc trị liệu .

111
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Rehn (1977) đ~ đề nghị một mô hình nhận thức - hành vi về trầm cảm tập trung vào các
thiếu sót trong việc “điều hòa bản th}n” (self-regulation). Đặc biệt, tác giả cho rằng các thân
chủ trầm cảm biểu hiện sự kém cỏi trong việc tự quản lý bản thân mình (họ tham dự một
cách chọn lọc vào các sự kiện tiêu cực và muốn có các hiệu quả tức thì thay vì chờ đợi
những kết quả lâu dài từ các hành vi của mình) và họ cũng yếu kém trong khả năng tự đ|nh
giá bản thân (họ thường chỉ trích bản th}n qu| đ|ng v{ có khuynh hướng đổ lỗi một cách
không thích đ|ng về trách nhiệm của họ đối với các sự kiện tiêu cực) cũng như yếu kém
trong khả năng tự củng cố bản thân (self-reinforcement) (họ không có khuynh hướng khen
thưởng cho các thành công của mình và trừng phạt mình quá lố khi không đạt được các
mục tiêu). Mô hình của Rehn là sự phát triển c|c mô hình ban đầu về điều hòa hành vi bản
thân (Kanfer, 1971) và có ích lợi lâm sàng với các vấn đề hành vi nhận thức đặc thù được
trải nghiệm bởi các thân chủ trầm cảm (Fuchs & Rehn, 1977).

II. BẰNG CHỨNG VỀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA TRỊ LIỆU NHẬN THỨC

Trị liệu nhận thức có kết quả không? Những công trình nghiên cứu về kết quả của trị liệu
nhận thức cho thấy c|c phương ph|p n{y l{ có hiệu quả và hứa hẹn (Simon & Fleming,
1985).Một số nghiên cứu có đối chứng được công bố trong những năm gần đ}y đ~ chứng tỏ
lợi ích của trị liệu nhận thức đối với chứng trầm cảm ở người lớn (Hollon và Najavits,
1988).

Một cuộc tổng phân tích 28 nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Robson (1989) đ~ chứng
minh sự thay đổi nhiều hơn nơi th}n chủ được trị liệu nhận thức so với những nhóm thân
chủ đối chứng không áp dụng trị liệu nhận thức, vd. nhóm được trị liệu bằng thuốc, nhóm
trị liệu bằng phương ph|p h{nh vi, hoặc các liệu pháp tâm lý khác. Ngoài ra, kết quả của các
công trình kh|c cũng chứng minh rằng tỷ lệ tái phát bệnh khi được áp dụng liệu pháp nhận
thức ít hơn phương ph|p dùng thuốc (Evans, Hollon,1992; Hollon, 1990; Hollon, Shelton &
Loosen, 1991, Murphy, Simons, Wetzel & Lustman, 1984), trị liệu nhận thức có tác dụng
phòng ngừa sự tái phát trầm cảm sau khi kết thúc quá trình trị liệu (tác giả Beck, Hollon,
Young, Bedrosian & Budenz, 1985, Blackburn, Eunson & Bishop, 1986, Kovacs, Rush, Beck
& Hollon, 1881). Phải thừa nhận là các công trình nghiên cứu về kết quả của tâm lý trị liệu
rất l{ khó khăn. Có nhiều vấn đề đặt ra như sau: phương ph|p luận, khái niệm hóa và thống
kê đ~ giới hạn sự tin tưởng của chúng ta về kết quả nghiên cứu các bảng tổng phân tích
(Crits_Christoph, 1992; Garfield & Bergin, 1968).

Tuy nhiên các khám phá gần đ}y về hiệu quả của trị liệu nhận thức v{ c|c phương thức tâm
lý trị liệu cá nhân khác l{ đ|ng khích lệ. Các báo cáo lâm sàng cho thấy trị liệu nhận thức có
thể kết hợp với trị liệu thuốc (Wright, 1987, 1992; Wright & Schrodt, 1989). Điều ngạc
nhiên là trị liệu nhận thức t|c động tốt đến các triệu chứng nội sinh (endogenous) hoặc ”
sinh học” của bệnh trầm cảm (ví dụ mất ngủ, ăn không ngon v{ giảm libido), ngoài ra trị liệu

112
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

nhận thức có kết quả tốt với các thân chủ có thương số trí tuệ thấp và khả năng kinh tế giới
hạn (Blackburn, Bishop, Glen 1981, Williams & Moorey 1989).

Trị liệu nhận thức dường như có t|c dụng tốt đối với rối loạn hoảng sợ (panic disorder)
(Beck, Sokol, Clark 1992) và rối loạn lo âu lan tỏa (Butler, Fennell, 1991) .

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRỊ LIỆU NHẬN THỨC

Giống như c|c mô hình t}m lý học h{nh vi, t}m động học v{ quan điểm hệ thống, trị liệu
nhận thức được miêu tả tốt nhất như một “trường ph|i tư tưởng” hơn l{ một lý thuyết đơn
độc. Trường phái trị liệu nhận thức có thể biến thiên từ chủ nghĩa duy lý định hướng hành
vi (behaviorally oriented rationalism) cho đến học thuyết kiến tạo triệt để (radical
constructivism). Mặc dù những khuynh hướng tiếp cận n{y có đôi chút kh|c biệt về mặt
khái niệm nhưng chúng cùng chia sẻ một số những đặc tính chung nhất.

Trị liệu nhận thức có một số những giả định cơ bản sau đ}y:

1. Cách thức mà mỗi cá nhân nhận định hoặc cắt nghĩa c|c biến cố và tình huống sẽ có vai
trò điều tiết cách thức mà cá nhân ấy cảm nhận và hành xử. Nhận thức của mỗi cá nhân tồn
tại trong mối quan hệ tương t|c giữa cảm xúc và hành vi cùng những hậu quả của chúng
trên các sự kiện xảy ra trong môi trường sống của người ấy. Như vậy, sự vận hành của con
người là kết quả của sự tương t|c liên tục giữa các biến số đặc hiệu của ngưòi ấy (niềm tin,
các tiến trình nhận thức, cảm xúc và hành vi) và các biến số môi trường. Những biến số này
có ảnh hưởng hỗ tương theo diễn tiến thời gian. Tuy nhiên, không được coi yếu tố nào là
chủ yếu hoặc như l{ nguyên nh}n đầu tiên, mà phải coi là yếu tố c| nh}n v{ môi trường vừa
là yếu tố khởi phát vừa là kết quả của tiến trình tương giao.

2. Việc diễn giải ý nghĩa của các sự kiện là có tính cách tích cực và liên tục. Việc phân tích
các sự kiện giúp cho cá nhân rút ra một số ý nghĩa từ các kinh nghiệm của mình và giúp cho
cá nhân hiểu được các sự việc với mục đích thiết lập nên một “môi trường sống riêng của cá
nh}n mình” (personal environment) cũng như c|ch đ|p ứng của người ấy đối với các sự
kiện. Kết quả là, các chức năng về cảm xúc v{ h{nh vi được xem là có mục đích v{ có tính
thích ứng. Con người được xem là những người tìm kiếm, nhà sáng tạo và sử dụng thông tin
một cách tích cực (Turk & Salovey,1985).

3. Mỗi con người có thể phát triển nên những hệ thống niềm tin đặc thù của mình từ đó
hướng dẫn cho các hành vi của người ấy. Niềm tin và giả thuyết ảnh hưởng trên tri giác và
trí nhớ cá nhân, từ đó hướng dẫn trí nhớ được kích hoạt khi có các kích thích hoặc có các sự
kiện đặc hiệu. Mỗi cá nhân trở nên nhạy cảm với c|c t|c nh}n đặc hiệu gồm có các biến cố
bên ngoài và các kinh nghiệm cảm xúc bên trong. Niềm tin và các giả định góp phần vào
khuynh hướng khiến cho đương sự tham gia một cách chọn lọc và tiếp nhận thông tin nào

113
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

phù hợp với hệ thống niềm tin vốn có, v{ “bỏ qua” những thông tin nào không phù hợp với
những niềm tin ấy .

4. Các yếu tố gây stress do vậy sẽ góp phần vào sự tổn hại hoạt động nhận thức cá nhân
đồng thời hoạt ho| c|c đ|p ứng cũ kỹ và kém thích ứng của người ấy. Ví dụ: một người tin
rằng lái xe trên xa lộ rất là nguy hiểm v{ do đó l|i xe rất chậm nên anh ta bị tai nạn xe cộ, sự
kiện này sẽ tăng cường niềm tin sai lệch của anh ta là lái xe trên xa lộ rất là nguy hiểm.

5. Giả thuyết về “tính chuyên biệt của hoạt động nhận thức” (cognitive specificity
hypothesis) cho rằng các hội chứng lâm sàng và các trạng thái cảm xúc có thể phân biệt
đuợc dựa vào nội dung của các hệ thống niềm tin và các tiến trình nhận thức đ~ được kích
hoạt.

Nền tảng của trị liệu nhận thức dựa vào các hệ thống niềm tin v{ ý nghĩa. Nền tảng kiến
thức cung cấp cho chúng ta những lăng kính m{ thông qua đó chúng ta diễn giải ý nghĩa của
những trải nghiệm và những kỳ vọng đ~ hướng dẫn chúng ta trong việc đề ra những kế
hoạch và mục đích sống. Những niềm tin của chúng ta có thể đ~ có sẵn trong phần ý thức
(như trường hợp những “ý nghĩ tự động”: automatic thoughts) hoặc có thể ở dạng tiềm ẩn,
chưa được nhận rõ (như những “sơ đồ”: schemata). Việc sử dụng thuật ngữ “hệ thống
những ý nghĩa” (meaning system) cho thấy những nền tảng kiến thức và cách thức xử lý
thông tin của chúng ta là có tính tổ chức và có bố cục mạch lạc. Từ quan điểm này, hành vi
của con người được xem là vừa có định hướng mục đích vừa có tính sáng tạo. Hành vi dựa
trên những luật lệ và niềm tin ngầm ẩn được hình thành và củng cố qua suốt thời gian sống
trong cuộc đời của mỗi người. Giống như những đ|p ứng cảm xúc và những kỹ năng h{nh
vi, các tiến trình nhận thức cũng có tính thích nghi. C|c tiến trình nhận thức được xem là có
vai trò trung tâm trong việc tổ chức c|c đ|p ứng của chúng ta đối với cả những sự kiện
thường ngày lẫn những thách thức lâu dài trong cuộc sống. Các tiến trình nhận thức không
vận h{nh độc lập với cảm xúc và hành vi. Thay vì thế, chúng cùng hợp thành một hệ thống
thích nghi thống nhất (integrated adaptive system) (Leventhal, 1984; R. Lazarus, 1991).
Cũng giống như cảm xúc và hành vi, các tiến trình nhận thức không thể tách rời khỏi các
chức năng về sinh học và xã hội. Hoạt động nhận thức của con người vừa phụ thuộc vào,
vừa có ảnh hưởng đối với các chức năng của não bộ, và nhận thức cũng được hình thành
trong bối cảnh xã hội. Để hiểu về hoạt động nhận thức, chúng ta phải hiểu c|c t|c động và
sự vận dụng của trí hiểu biết.Để hiểu được cảm xúc, chúng ta phải hiểu được nhận thức và
cái cấu trúc kiến tạo mà hệ thống c|c ý nghĩa |p đặt lên trên đó.

Khi nói đến “nhận thức”, chúng ta không tự giới hạn mình ở chỗ chỉ nói về những “ý nghĩ tự
động” – tức là những ý nghĩ v{ niềm tin bao gồm trong dòng ý thức liên tục của một con
người; nhận thức còn bao gồm các tri giác, ký ức, kỳ vọng, những chuẩn mực, hình tượng,
những quy kết, kế hoạch, mục đích v{ c|c niềm tin ẩn ngầm. Những biến số trong hoạt động
nhận thức, do vậy, bao gồm những suy nghĩ trong tầng ý thức nhận biết được cũng như

114
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

những kiến tạo và tiến trình nhận thức được suy diễn ra (Kihlstrom, 1987, 1988;
Meichenbaum & Gilmore, 1984; Safran, Vallis, Segal & Shaw, 1986).

IV. MÔ HÌNH CƠ BẢN CỦA TRỊ LIỆU NHẬN THỨC

Mô hình trị liệu nhận thức cho rằng ba biến số đóng vai trò trung t}m trong việc hình thành
và duy trì các rối loạn tâm lý gồm có:

• Bộ ba nhận thức (cognitive triad)

• C|c sơ đồ (schemata)

• Nhận thức sai lệch (bóp méo)

Bộ ba nhận thức (Cognitive Triad)

Aaron Beck là tác giả đầu tiên đưa ra kh|i niệm về “Bộ ba nhận thức” (cognitive triad) như
là một phương tiện mô tả c|c tư tưởng và các giấc mộng tiêu cực của những thân chủ trầm
cảm nằm viện nội trú (Beck, 1963).Ông đ~ nhận thấy tư tưởng của người trầm cảm bao gồm
c|c suy nghĩ rất tiêu cực về bản thân mình, về thế giới bên ngoài và về tương lai.Ngược lại,
các thân chủ lo }u suy nghĩ kh|c với thân chủ trầm cảm trên ba lãnh vực trên.Họ có khuynh
hướng xem thế giới xung quanh và những người khác là rất đ|ng sợ và luôn duy trì một thái
độ thận trọng, cảnh gi|c đối với cuộc sống tương lai.Kh|i niệm về bộ ba nhận thức đóng vai
trò nhưng một khuôn khổ hữu dụng để xem xét những ý nghĩ tự động và các niềm tin ẩn
giấu sau những gì người bệnh đang mô tả.Thật vậy, các vấn đề tâm lý của thân chủ đều có
thể liên quan đến những niềm tin không thích nghi và kém chức năng ở một trong số ba
lãnh vực trên. Do vậy, khi bắt đầu việc trị liệu, điều cần thiết là nên hỏi bệnh nhân nói ra
những ý nghĩ của họ về bản thân mình, về thế giới bên ngoài và về tương lai. Do những
niềm tin v{ th|i độ sống luôn có tính đặc thù cá nhân, chúng ta nên tiên liệu rằng sẽ có sự
khác biệt đặc hiệu về nội dung của những ý nghĩ về bản thân, về thế giới xung quanh và về
tương lai giữa những bệnh nhân khác nhau. Bằng c|ch đ|nh gi| mức độ can dự của những ý
nghĩ v{o từng lĩnh vực khiến người bệnh cảm thấy đau khổ mà nhà trị liệu có thể có khái
niệm về những mối bận tâm của họ.

1. Sơ đồ (schemata)

Khái niệm sơ đồ đóng một vai trò quan trọng trong mô hình nhận thức của các vấn đề rối
loạn cảm xúc và hành vi. Khái niệm n{y, được Kant khởi xướng đầu tiên, và gần đ}y hơn nó
được sử dụng bởi những nh{ t}m lý theo trường phái của Piaget, để chỉ những cấu trúc
nhận thức tiềm ẩn nhưng có tổ chức, mà theo Segal (1988) nó “tổng hợp các thành tố từ
những phản ứng và trải nghiệm trong quá khứ để tạo nên một cấu trúc tri thức tương đối
bền vững và hằng định có khả năng hướng dẫn tri giác và sự nhận định của đương sự”.
Được tồn trữ trong ký ức như những quá trình khái quát hóa các trải nghiệm đặc thù và

115
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

những khuôn mẫu cho các hoàn cảnh đặc thù, sơ đồ sẽ cung cấp tiêu điểm v{ ý nghĩa cho
việc tiếp nhận các thông tin.

Mặc dù không nằm trong tầng ý thức của chúng ta, c|c sơ đồ vẫn điều khiển sự chú tâm của
chúng ta hướng đến các yếu tố trải nghiệm hằng ngày nào có tầm quan trọng nhất trong sự
tồn tại và thích ứng chúng ta. Do vậy, c|c sơ đồ được xem là có ảnh hưởng đến các tiến trình
nhận thức như sự chú ý, sự giải mã (encoding), sự hồi tưởng (retrieval) và sự suy luận
(inference). C| nh}n có xu hướng tiếp thu (assimilate) các trải nghiệm v{o trong c|c sơ đồ
có sẵn hơn l{ điều ứng (accommodate) để thay đổi sơ đồ theo các sự kiện không mong đợi
hoặc nghịch ý (Fiske & Taylor, 1984; Kovacs & Beck, 1978; Meichenbaum & Gilmone,
1984). Nghĩa l{ chúng ta có khuynh hướng tiếp nhận các trải nghiệm mới dựa trên những gì
m{ chúng ta đ~ tin tưởng, thay vì thay đổi c|c quan điểm có sẵn trước đ}y của chúng ta.
Trong b{i h|t “Võ sư quyền Anh” của mình, Paul Simon đ~ quan s|t “một người đ{n ông
nghe những gì ông ta muốn nghe và bỏ qua các phần khác còn lại.

Ngoài những biểu trưng v{ khuôn mẫu cho các sự kiện, sơ đồ còn thống hợp c|c “gi| trị cảm
xúc” (affective valences) liên quan đến các sự kiện. Từ quan điểm này, sẽ là lầm lẫn nếu cố
ph}n định sự khác biệt giữa những phương ph|p t}m lý trị liệu “lạnh lùng” về nhận thức
với những cách tiếp cận “nồng ấm” theo kiểu tập trung vào cảm xúc. Hơn nữa, hai bình diện
cảm xúc và nhận thức cũng l{ những thành phần có tương t|c qua lại bên trong một hệ
thống thích nghi thống nhất (integrated adaptive system) (Leventhal, 1984).

Các sự kiện xảy ra trong đời sống sẽ hoạt hóa cả nội dung của tư tưởng lẫn các cảm xúc kèm
theo. Sơ đồ nhận thức có thể mô tả một c|ch chính x|c hơn như l{ một cơ cấu nhận thức -
cảm xúc (cognitive-emotional structure). Theo GS.Flavell (1963), các phản ứng nhận thức
và cảm xúc vận hành một cách phụ thuộc lẫn nhau giống như hai mặt của đồng tiền. Quan
điểm này rất hữu dụng về mặt thực hành lâm sàng, ở chỗ nó hướng dẫn chúng ta có thể
kh|m ph| được những ý nghĩ của một thân chủ khi người n{y đang gi~i b{y những cảm xúc
rất mạnh mẽ, cũng như có thể suy luận ra được những cảm xúc của thân chủ khi người này
đang tự mô tả về một niềm tin kiên định và kém thích nghi.

C|c sơ đồ được hình thành ở những c| nh}n như l{ những biểu trưng về các sự kiện.Chúng
ph|t sinh, duy trì v{ được củng cố thông qua các tiến trình đồng hóa (assimilation) v{ điều
ứng (accommodation) đối với những trải ngiệm xa lạ (Rosen, 1985, 1989). Những tiến trình
thích nghi này tiềm ẩn bên dưới hiệu quả của những can thiệp về mặt hành vi. Việc trình
bày và huấn luyện về hành vi giúp cho thân chủ có được những trải nghiệm và chứng cứ
không phù hợp với những niềm tin mà họ vốn có. Những thay đổi về cảm xúc cũng như
hành vi không được xem là bắt nguồn từ việc học tập và từ các tác nhân củng cố; thay vì thế,
những thay đổi xảy ra là do có sự điều chỉnh những niềm tin mà thân chủ đang có v{ có sự
tạo lập những niềm tin mới để thay thế. Nói chung, để thay đổi những cảm xúc của một con
người, ta phải thay đổi những suy nghĩ v{ niềm tin nơi người đó. Như Kegan (1982) nhận

116
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

thấy: sự thay đổi về hành vi và cảm xúc hàm chứa một “một tiến trình về mặt ý nghĩa” (an
evolution of meaning).

Ngoài những niềm tin về thế giới bên ngoài và các mối quan hệ xã hội, chúng ta cũng hình
thành nên những niềm tin tương đối bền vững (dù không mô tả ra) về chính chúng ta. Các
sơ đồ về bản thân (self-schemata) này bao gồm những tiến trình khái quát hoá nhận thức,
được sử dụng như một khuôn mẫu từ đó mỗi cá nhân có thể tri giác và ghi nhận những
thông tin về chính mình (Turk & Salovey, 1985). Giống như những sơ đồ kh|c, sơ đồ bản
th}n định hướng cho những hoạt động tri giác, ghi nhận, phục hồi và sử dụng thông tin theo
một cách thức phù hợp với sơ đồ. Sơ đồ về bản th}n thường được hình thành rất công phu
và kết hợp với các cảm xúc mạnh mẽ, vì thế rất khó có thể bị thay đổi

Ví dụ những người bị trầm cảm nặng thường duy trì sơ đồ về bản th}n như sau: “tôi có
nhiều khuyết điểm” (bản th}n) v{ “những người xung quanh tôi không thể tin cậy được” (x~
hội). Ngược lại những c| nh}n đầy giận dữ, có thể không tin rằng mình có khuyết điểm (bản
thân), tuy nhiên, họ có khuynh hướng tin rằng thế giới là nguy hiểm (xã hội) v{ con người
thì có tính ma mãnh (xã hội). Mặc dầu những niềm tin này không thể là thành phần của
những suy nghĩ hằng ngày, những niềm tin này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi và
các phản ứng của họ đối với người khác.

Như đ~ nhận xét, sơ đồ được củng cố và phát triển suốt thời gian còn bé đến tuổi thiếu niên.
Tuy nhiên c|c sơ đồ kém thích ứng ít khi do các trải nghiệm gây sang chấn đơn lẻ, chúng có
các giá trị thích ứng và có thể đại diện cho sự “nhập nội” liên tục những hành vi của cha mẹ.
Những bậc cha mẹ có tính không n}ng đỡ, hay trừng phạt, hoặc có những hành xử khó dự
đo|n trước đối với con cái của mình, thì sau này về gi{ cũng cư xử như vậy. Niềm tin non
nớt của trẻ “Những nhu cầu của mình không sẽ không được ai đ|p ứng cả”, “Mình xấu,
không giỏi giang” hoặc “Mình phải phục tùng chịu sự kiểm soát của người kh|c để khỏi chịu
sự trừng phạt”, ban đầu được âm thầm thể hiện như sự ghi nhận chủ quan về các trải
nghiệm trong qu| trình tương t|c, kế đó sẽ được phát triển và củng cố bởi các sự kiện sau
này.

Những niềm tin và các kiểu xử lý thông tin này sau đó được hoạt hóa bởi các sự kiện tương
tự như c|c trải nghiệm trong quá trình phát triển đầu đời (Infram, 1989). Khi sự hoạt hóa
của trí nhớ lan tỏa xuyên suốt các mối liên kết bên trong mạng lưới sơ đồ, những ký ức, kỳ
vọng và cảm xúc liên quan đến sự kiện sẽ được hoạt hóa. Nếu sơ đồ được hình thành rất chi
li, đương sự sẽ trở nên gắn chặt với sự kiện.Khi những suy nghĩ về sự yếu đuối cá nhân, sự
tuyệt vọng, sự bất mãn trở nên chế ngự, đương sự sẽ trở nên ít hoạt động, ít tham gia xã hội
và tính tình trở nên trầm cảm và tuyệt vọng. Các quan sát của đương sự về chính mình
trong trạng thái này chỉ cung cấp nhiều chứng cớ về sự bất lực và góp phần làm tồi tệ thêm
các vấn đề trong quan hệ xã hội của họ. Cả hành vi lẫn cảm xúc, theo cách nhìn trên là có
tính cách thích ứng. C|c c| nh}n h{nh động theo chiều hướng những kết quả mà họ mong

117
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

ước và những kỳ vọng mà họ duy trì. Hành vi bị ảnh hưởng bởi những ý định và mục tiêu
được định đặt trước, bởi những kế hoạch tiếp theo sau và chỉ huy nó, cùng những tiêu chí
đặt ra để thành công trong việc tranh chấp với những gì ngược lại với nó. Vì vậy, hành vi
của chúng ta l{ đ|p ứng lại với những phản hồi từ môi trường sống, trong đó nó được so
sánh với một mục tiêu hoặc một trạng th|i mong đợi trên một nền tảng liên tục và được
thích ứng để bù trừ lại với sự tương phản. Từ quan điểm trên, h{nh vi con người l{ được cơ
cấu và có tổ chức. Nó được hướng dẫn bởi các quy luật ngầm hay c|c cơ cấu nhận thức .

Sơ đồ đóng một vai trò trung tâm trong việc diễn tả các rối loạn lâm sàng, giải thích được sự
bền vững của hành vi theo thời gian và sự liên tục trong cảm nhận về bản ngã trong cuộc
đời của một con người. Các quy luật ngầm, những giả định và niềm tin đóng vai trò như
nguồn gốc của những nhận thức sai lệch nơi th}n chủ. C|c sơ đồ thường được lưu giữ mạnh
mẽ v{ được xem là cần thiết cho sự an toàn, hạnh phúc, hoặc hiện hữu của mỗi cá nhân. Các
sơ đồ được gia cố rất sớm lúc còn bé, được củng cố mạnh mẽ bởi cha mẹ v{ thường được
đ|nh gi| cao trên kiểu nhân cách của c| nh}n. Sơ đồ, giống như những niềm tin, ít khi vận
hành riêng lẻ. Giống như c|c sai lệch nhận thức, mà ta sắp b{n, c|c sơ đồ xảy ra trong những
kết hợp, chuyển biến phức tạp.

2. Nhận thức sai lệch

Có vô số những thông tin t|c động trên đời sống hằng ngày của chúng ta, do đó ta phải chọn
lựa những sự việc nào hay kích thích nào là quan trọng nhất cho sự thích ứng và sống còn
của chúng ta. Một số sự việc sẽ được xem xét, được nhớ lai, v{ được nghĩ đến; một số sự
việc khác sẽ bị bỏ qua, không biết đến v{ quên đi vì không đ|ng quan tâm hay không quan
trọng.

Khi các khả năng chú ý v{ ph}n tích thông tin của chúng ta bị giới hạn, có thể xảy ra một số
sai lệch trong các trải nghiệm sống của chúng ta. Tri giác, ký ức v{ suy nghĩ của một người
có thể méo mó theo một số cách thức thích ứng hay không thích ứng. Ví dụ một số cá nhân
có thể nhìn đời sống một cách tích cực nhưng không thực tế và họ cho rằng họ có thể ảnh
hưởng hoặc kiểm so|t được đời sống mà thực ra họ không thể l{m được. Họ có thể nắm bắt
những cơ hội mà hầu hết những người kh|c đều tránh, ví dụ như khởi sự một doanh nghiệp
mới hay mạo hiểm đầu tư v{o thị trường chứng khoán mới.

Tuy nhiên, sự lệch lạc như thế có thể tạo thành vấn đề khiến một người tìm cách nắm bắt
c|c cơ hội mà rốt cuộc có thể chuốc lấy những nguy hiểm. Ví dụ: họ có thể cảm thấy đau
ngực dữ dội m{ không kh|m b|c sĩ m{ cho rằng “không có điều gì xảy ra cho tôi vì tôi còn
quá trẻ và khỏe mạnh nên khó bị cơn đau tim”. Chính sự nhận thức sai lệch, kém thích nghi
và tiêu cực là mục tiêu của trị liệu nhận thức.

Một công việc của trị liệu là làm cho sự lệch lạc nhận thức ấy được nêu rõ và giúp thân chủ
nhận ra t|c động của những nhận thức lệch lạc ấy đối với cuộc sống của mình. Như vậy, lệch

118
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

lạc nhận thức biểu hiện cách xử lý thông tin kém thích ứng và có thể trở thành biểu tượng
của các kiểu h{nh vi đặc biệt hay của một hội chứng l}m s{ng n{o đó.

Sau đ}y l{ một số kiểu mẫu lệch lạc về nhận thức và những kiểu bệnh nhân tiêu biểu.Đ}y
chưa phải là một danh sách toàn diện mà chỉ dùng để minh họa nhiều hơn.

1. Tư duy lưỡng phân (dichotomous thinking)

“C|c sự vật này trắng hoặc đen”; “Bạn hoặc là theo tôi hoặc là chống lại tôi”. Ở một mức độ
cực đoan, khuynh hướng suy nghĩ tất cả hoặc không có gì hết, thường gặp trong nhân cách
ranh giới (borderline personality) và ám ảnh xung động

2. Đọc được suy nghĩ (mind reading)

“Họ có thể suy nghĩ rằng tôi l{ người bất t{i”; “Tôi biết rằng, họ sẽ không chấp nhận”.Kiểu
suy nghĩ n{y thường gặp trong rối loạn nh}n c|ch tr|nh né v{ hoang tưởng.

3. Lý luận có tính cảm xúc (emotional reasoning)

“Bởi vì tôi thấy mình yếu kém cho nên tôi yếu kém”; “Bởi vì tôi cảm thấy không thoải mái,
nên thế giới này là nguy hiểm”; “Vì tôi cảm thấy bực bội, nên chắc hẳn l{ có điều gì đó không
đúng”. C|c suy nghĩ lệch lạc n{y thường xảy ra nơi c|c th}n chủ bị lo âu và hoảng sợ.

4. Cá nhân hóa (personalization)

“Lời bình luận đó không phải là tình cờ, tôi biết nó đang hướng về tôi”; “C|c vấn đề luôn
luôn xuất hiện khi tôi vội v~”.Ở mức độ cực đoan, c|c suy nghĩ n{y hay xảy ra các thân chủ
rối loạn nhân cách tránh né v{ hoang tưởng.

5. Tổng quát hóa quá mức (overgeneralization)

“Mọi việc tôi làm trở nên sai lầm”; “Bất cứ vấn đề gì tôi chọn lựa, chúng luôn thất bại”.Ở
mức độ cực đoan, c|c suy nghĩ n{y hay xảy ra ở những cá nhân bị trầm cảm.

6. Bi thảm hóa (catastrophizing)

“Nếu tôi đến dự tiệc, sẽ có nhiều hậu quả khủng khiếp”; “Tốt hơn l{ tôi không nên thử bởi vì
tôi có thể thất bại v{ điều đó rất là kinh khủng”; “Tim tôi đập nhanh hơn, sẽ xảy ra cơn đau
tim”. Ở mức độ cực đoan, sự lệch lạc n{y l{ đặc điểm của rối loạn lo }u, đặc biệt là ám ảnh
sợ xã hội và hoảng loạn (panic).

7. Các mệnh đề “nên” (“should”statements)

119
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

“Tôi nên thăm gia đình tôi mỗi khi họ muốn như thế”; “Họ nên l{m điều tôi nói bởi vì điều
đó đúng”. Ở mức độ cực đoan c|c suy nghĩ n{y hay xảy ra ở các cá nhân bị ám ảnh cưỡng
chế và ở những người cảm thấy nhiều tội lỗi.

8. Sự trừu tượng chọn lọc (selective abstractions)

“Phần thông tin còn lại là hiển nhiên, không có gì đ|ng b{n”; “Tôi đ~ tập trung vào những
chi tiết tiêu cực, những điều tích cực xảy ra không đ|ng kể”. C|c suy nghĩ n{y thường hay
xảy ra ở những người trầm cảm.

Các lệch lạc nhận thức thông thường khác bao gồm: “không thấy mặt tích cực”, “tuyệt đối
hóa” v{ “phô diễn giá trị bản th}n”. Sự giả tạo và sự lệch lạc niềm tin thường tập trung vào
mong ước kiểm soát các sự kiện, giá trị của sự tự phê, buồn rầu , bỏ qua những vấn đề và
niềm tin về sự công bằng và tính ổn định trong các mối quan hệ.

V. THỰC HÀNH TRỊ LIỆU NHẬN THỨC

Một yếu tố chung cho các mô hình trị liệu nhận thức - hành vi là nhấn mạnh việc giúp đỡ
thân chủ xem xét cách thức mà họ tạo dựng hay hiểu biết về bản thân và thế giới của họ
(nhận thức) và thực nghiệm các cách thức mới mẻ để đ|p ứng (hành vi).

Bằng cách tìm hiểu cách thức riêng mà thân chủ có được những nhận định về chính mình,
thế giới xung quanh và triển vọng tương lai, nh{ trị liệu có thể giúp thân chủ có thể thay đổi
các cảm xúc tiêu cực v{ h{nh động một cách thích ứng.

Trong thực tế, trị liệu nhận thức bao gồm những tính chất sau:

• Được cấu trúc tốt, chủ động v{ định hướng theo vấn đề (problem oriented)

• Thời gian giới hạn và có chiến lược

• Sử dụng mối quan hệ trị liệu có tính hợp tác.

• Sử dụng các kỹ thuật tâm lý giáo dục (psychoeducational techniques)

• Trợ giúp việc học tập kỹ năng.

• Sử dụng các câu hỏi theo phương pháp Socrate (Socratic questioning)

• Đặt nền tảng trên các mô hình xây dựng tư duy v{ h{nh vi.

• Sử dụng mô hình ứng phó (coping) và làm chủ (mastery)

Có lẽ điểm mạnh nhất của trị liệu nhận thức là tính cấu trúc tốt, tính tập trung v{ định
hướng vấn đề.Trị liệu nhận thức cố gắng phát hiện mục tiêu đặc thù, đo lường được và di
chuyển nhanh chóng trực tiếp vào những lãnh vực đ~ tạo nên những khó khăn lớn nhất cho

120
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

thân chủ.Cách tiếp cận n{y tương tự với liệu ph|p t}m động học (psychodynamic) và liệu
ph|p tương tác liên cá nhân ngắn hạn và tạm thời (Crits_Chistoph & Barber, 1991).

Ngoài ra trị liệu nhận thức còn có tính chiến lược (strategic) v{ thường có hạn định thời
gian (time-limited). Trị liệu nhận thức chia việc trị liệu l{m 3 giai đoạn: khởi đầu, diễn tiến
và kết thúc. Mỗi một giai đoạn trị liệu có một mục tiêu riêng biệt (Beck & cs, 1975) luôn giữ
mục tiêu n{y trong t}m trí để có thể t|c động lean các vấn đề của thân chủ một cách hệ
thống.Giống như c|c hình thức tâm lý trị liệu khác, trị liệu nhận thức cố gắng cải thiện các
tiến trình xảy ra ẩn ngầm đ~ tạo nên sự khó chịu cho thân chủ. Tuy nhiên, khác với phương
pháp phân tâm, nó có thể sử dụng các kỹ năng t}m lý gi|o dục và tìm cách cung cấp cho
thân chủ những kỹ năng để đối phó với các cảm giác lo âu, trầm cảm, giận giữ, hay cảm giác
tội lỗi khi chúng xuất hiện. Nó không giả định bảo vệ cá nhân khỏi những khó chịu trong
tương lai. Lo }u, trầm cảm và tội lỗi có thể đóng một vai trò cần thiết và thích ứng trong đời
sống con người. Tri liệu nhận thức tìm cách trang bị cho thân chủ những kỹ năng để hiểu
biết và quản lý chúng. Trị liệu nhận thức bao gồm các mô hình làm chủ và ứng phó.

Một lý do mà cá nhân có thể trải nghiệm sự khó khăn khi ứng phó với các kích thích bên
trong v{ bên ngo{i đó l{ sự thiếu các kỹ năng cơ bản. Các kỹ năng nhận thức v{ h{nh vi để
điều hoà cảm xúc sẽ phát triền theo suốt quá trình phát triển của cá nhân thông qua sự
tương t|c được cấu trúc tốt với những người chăm sóc hỗ trợ cho thân chủ. Những kỹ năng
này bao gồm khả năng đ|p ứng với c|c tư tưởng gây trầm cảm, lo âu, những kỹ năng quan
hệ liên cá nhân giúp thân chủ ứng phó trong các tình huống xã hội, khả năng điều hành và
duy trì sự chú ý, cùng với khả năng ph|t hiện các cảm xúc tiêu cực khi chúng mới bắt đầu
trỗi dậy nhờ vậy m{ đương sự có thể tiếp cận chúng ngay lúc ấy và có những h{nh động
thích ứng đối với chúng. Một nhân tố quan trọng của trị liệu nhận thức l{ thúc đẩy các kỹ
năng v{ ý thức về năng lực bản thân của thân chủ để họ có thể thực hiện các yêu cầu cuộc
sống hiệu quả hơn, từ đó có được một ý thức tốt hơn về khả năng kiểm soát cuộc sống và
hiệu năng của bản thân. Huấn luyện các kỹ năng x~ hội, huấn luyện thư gi~n v{ c|c b{i tập
kiểm soát sự giận dữ là những ví dụ.

Mối quan hệ trị liệu trong liệu pháp nhận thức

Theo Truax and Carkhulf (1964), một nhà trị liệu có th|i độ nhiệt th{nh, “không chiếm
hữu”, thấu cảm và trung thực sẽ đạt nhiều kết quả hơn những nhà trị liệu thiếu c|c th|i độ
ấy.Trị liệu nhận thức xác nhận sự quan trọng h{ng đầu của các biến số quan hệ không đặc
thù trên, trong sự giúp thay đổi thân chủ, nhưng đó chỉ l{ điều kiện cần chứ chưa đủ trong
việc cải thiện kết quả trị liệu. Nghĩa l{ việc phát triển một quan hệ nồng nhiệt, đồng cảm và
ch}n th{nh, theo quan điểm trị liệu nhận thức, không nhất thiết tạo ra sự thay đổi hành vi
và cảm xúc. Mối quan hệ trị liệu nên có tính cách hợp tác. Danh từ “cộng tác trị liệu”
(therapeutic collaboration) được sử dụng thường xuyên trong trị liệu nhận thức và liên
quan đến một hình thức đặc biệt của mối quan hệ thân chủ – nhà trị liệu. Nhà trị liệu được

121
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

coi l{ người cùng khảo sát (co-investigator), làm việc với thân chủ để giúp đỡ họ cảm nhận
được những trải nghiệm và cảm xúc của mình bằng c|ch thăm dò những suy nghĩ, hình ảnh
và cảm xúc của thân chủ.

Các câu hỏi theo cách của Socrate (socratic questioning) thường được sử dụng như những
phương tiện để giúp cho thân chủ hiểu biết được những suy nghĩ của mình và cách thức mà
những niềm tin của họ có ảnh hưởng đến cảm xúc v{ h{nh động. Beck v{ cs. (1989) đ~ ph|t
biểu “Mối quan hệ trị liệu được sử dụng không chỉ là một dụng cụ để làm giảm bớt sự đau
khổ m{ còn được coi như một phương tiện để thúc đẩy những nỗ lực chung trong việc thực
hiện các mục tiêu đặc thù.

Mối quan hệ trị liệu trong trị liệu nhận thức rất khác mối quan hệ trị liệu theo mô hình tâm
động học. Nhà trị liệu nhận thức không sử dụng mình như một “tấm màn trắng tinh” (blank
screen) để những xung động v{ ước muốn của thân chủ phóng chiếu qua mối quan hệ
chuyển di.Tương tự, nhà trị liệu nhận thức không chấp nhận tính khách quan trong các
quan điểm và tầm nhìn của thân chủ một cách không truy xét. Trong khi đang ph|t hiện các
sai lệch về nhận thức và tri giác của thân chủ, nhà trị liệu nhận thức khuyến khích thân chủ
xem xét suy nghĩ của mình như l{ một đối tượng khách quan v{ lượng giá các giá trị và tính
thích ứng của chúng một cách hợp lý. Những suy nghĩ kém thích ứng và sai lệch được xem
l{ “giả thuyết” (hypothesis) cần phải trắc nghiệm lại.

Sự hướng dẫn của nhà trị liệu có thể thích ứng trong tiến trình trị liệu tùy thuộc vào nhu
cầu của thân chủ.Với thân chủ trầm cảm nặng bị tê liệt bởi sự trì trệ tâm vận động và cảm
giác tuyệt vọng, nhà trị liệu có thể sử dụng một vị thế có tính khẳng định hơn v{ hướng dẫn
nhiều hơn. Có thể sử dụng các can thiệp h{nh vi để “kích hoạt” thân chủ. Ngược lại, nếu làm
việc với những thân chủ rất thụ động và lệ thuộc thì sử dụng một tư thế ít có tính hướng
dẫn hơn.Một thân chủ khi nói “Thưa b|c sĩ, h~y bảo tôi phải l{m gì” hẳn l{ người cảm thấy
mình không thể đương đầu với những vấn đề thường ngày, và vì thế đang tìm kiếm sự nâng
đỡ v{ hướng dẫn của người khác. Ở trường hợp này, nhà trị liệu có thể chuyển cho anh ta
một phần trách nhiệm trong việc phát hiện ra các vấn đề riêng của mình, phát hiện v{ lượng
gi| c|c tư tưởng tự động và phát triển các bài tập làm ở nh{. Nên tìm c|ch để khuyến khích
anh ta nhận trách nhiệm điều khiển việc trị liệu và thảo luận với anh ta về sự thụ động của
anh ta đối với nhà trị liệu v{ đối với những người khác trong cuộc đời của mình .

Mối quan hệ chuyển di (transference relationship) cũng đóng một vai trò quan trọng trong
việc trị liệu nhận thức (Safran & Segal, 1990). Hành vi của thân chủ đối với nhà trị liệu có
thể phản ánh sự hoạt hóa của c|c sơ đồ (cũng như nh{ trị liệu cũng có những đ|p ứng về
hành vi và cảm xúc đối với thân chủ). Những trải nghiệm của thân chủ trong các phiên trị
liệu có thể dùng như chứng cứ để tranh luận về các niềm tin.

Hơn nữa, sơ đồ hoạt hóa trong mối quan hệ trị liệu, bằng nhiều cách, có thể tương tự như
những sơ đồ được hoạt hóa trong mối quan hệ của thân chủ với người khác. Nhà trị liệu làm
122
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

việc, bằng cách sử dụng các câu hỏi theo kiểu Socrate để giúp thân chủ ý thức nhiều hơn về
những suy nghĩ, cảm xúc, tri giác của họ, bao gồm cả những suy nghĩ, cảm xúc, tri giác về
mối quan hệ trị liệu. Những cách thức tương t|c của thân chủ đối với người khác có thể
được thể hiện cô đọng bên trong mối quan hệ của họ với nhà trị liệu. Những tình trạng hỗ
loạn, giận dữ, nhẫm lẫn, lo âu, tránh né, ganh tỵ, tuyệt vọng, sợ hãi, giận hờn và sự thu hút
mà người bệnh phô diễn với nhà trị liệu không nhất thiết là phản ứng lại với c|c h{nh vi đặc
thù của nhà trị liệu. Theo ý nghĩa trên, cơ cấu nhận thức của “sự hoạt hóa c|c sơ đồ” tương
tự với khái niệm “chuyển di” của trường phái phân tâm. Tuy nhiên, lý thuyết nhận thức
không cho rằng việc diễn giải sự chuyển đi l{ cơ chế của sự thay đổi trong trị liệu, hoặc các
tương t|c trong mối quan hệ trị liệu biểu thị của sự tóm tắt của mối tương t|c của mẹ và
con lúc còn bé giống như trường phái phân tâm.

Mặc dầu có sự tương đồng cơ bản giữa các tiến trình thay đổi trong tâm lý trị liệu với các
tiến trình phát triển, trị liệu nhận thức không cho rằng sự thay đổi trị liệu đặt nền tảng trên
sự tái cấu trúc những trải nghiệm phát triển trong bối cảnh quan hệ trị liệu n}ng đỡ .

VI. ĐÁNH GIÁ VÀ LÊN KẾ HOẠCH TRỊ LIỆU

Điều kiện kiên quyết cho phép diễn ra sự thay đổi do trị liệu là cần phải thiết lập được sự
hợp tác trị liệu đ|ng tin cậy. Mục tiêu đầu tiên trong trị liệu nhận thức là thiết lập mối quan
hệ, thông qua sự lắng nghe tích cực và thấu cảm.Thân chủ cần cảm thấy là họ được lắng
nghe và các quan tâm của họ được hiểu biết và chấp nhận bởi nhà trị liệu. Nhà trị liệu nhận
thức khuyến khích và làm cho thân chủ có thể phát biểu dễ dàng, xúc tiến sự trải nghiệm
cảm xúc trong phiên trị liệu, phát hiện kiểu cách lập lại nhiều lần trong h{nh vi v{ suy nghĩ
của thân chủ, chỉ ra sự sử dụng các chiến lược đối phó sai lệch hoặc các lệch lạc và lôi kéo
thân chủ chú ý đến các cảm gi|c v{ suy nghĩ m{ họ cảm thấy xáo trộn. Tuy nhiên, trước khi
thực hiện các can thiệp đặc thù, cần kiểm tra lại lịch sử phát triển gia đình, x~ hội, nghề
nghiệp, giáo dục và tình trạng sức khỏe tâm thần của thân chủ một cách thận trọng. Những
dữ liệu này cần thiết trong việc giúp đỡ việc chuyển đổi những than phiền hiện tại của thân
chủ thành bản liệt kê các vấn đề để làm việc và hình thành một khái niệm về trị liệu
(Persons, 1989). Việc thiết lập bảng liệt kê từng vấn đề riêng lẻ sẽ giúp cho cả thân chủ và
nhà trị liệu có được ý niệm về sự trị liệu đang đi đến đ}u, một khung thời gian tổng quát và
là một phương tiện đ|nh gi| sự tiến bộ trị liệu. Sau khi đ~ nhất trí về bảng liệt kê các vấn đề
và một tiêu đích cho việc trị liệu, một chương trình sẽ được đề ra cho từng phiên trị liệu.

Sự xem xét lại các cảm xúc và trải nghiệm của thân chủ trong các phiên trị liệu lần trước sẽ
liên tục tạo thành một dòng dữ liệu để từ đó ph|t triển nên một chương trình trị liệu.Sự
nhận dạng vấn đề ở một kh}u n{o đó trong chương trình trị liệu sẽ trực tiếp dẫn đến việc
cần thiết phải xem xét các cảm xúc v{ suy nghĩ của thân chủ trong những tình huống sống
mới xảy ra gần thời điểm đó. Việc cấu trúc tốt các phiên trị liệu thông qua sự thiết lập một
chương trình trị liệu có thể giúp duy trì các trọng tâm chiến lược của việc trị liệu.Những vấn

123
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

đề đặc thù có thể được phát hiện, nhờ vậy nhà trị liệu và thân chủ có thể sử dụng hiệu quả
nhất thời gian của họ.Thiết lập một chương trình từ lúc bắt đầu trị liệu giúp cho thân chủ và
nhà trị liệu mang ra bàn bạc các vấn đề được quan tâm. Ngoài ra, nó cho phép có sự liên tục
giữa các phiên trị liệu, nhờ vậy các phiên trị liệu không còn là những sự kiện rời rạc, riêng
lẻ nữa mà sẽ trở thành một tiến trình tổng thể chặt chẽ. Sau đ}y l{ một chương trình tiêu
biểu của trị liệu.

1. Thảo luận các sự việc trong tuần qua và cảm giác về vấn đề trị liệu trước đ}y.

2. Ôn lại thang điểm tự báo cáo (self-report scales) được thân chủ điền vào các chi tiết
trước mỗi phiên trị liệu.

3. Ôn lại các tiết mục của chương trình còn lại của phiên trị liệu trước đ}y.

4. Ôn lại bài tập ở nhà của thân chủ. Thảo luận về những thành công hoặc những vấn đề của
thân chủ khi thực hiện các bài tập ở nh{, cũng như kết quả của chúng.

5. Các vấn đề hiện tại cũng được đưa v{o chương trình. Điều này có thể bao gồm sự phát
triển các kỹ năng đặc thù (ví dụ, các kỹ năng x~ hội, huấn luyện thư gi~n, kỹ năng tự quyết)
hoặc kh|m ph| c|c tư duy sai lệch.

6. Ôn tập điều gì đ~ l{m được trong phiên trị liệu hiện nay. Điều này khiến cho nhà trị liệu
có cơ hội để giúp thân chủ làm sáng tỏ các mục tiêu và những kết quả được hoàn thành từ
phiên trị liệu. Triển khai bài tập về nhà cho phiên trị liệu kế tiếp và chấm dứt phiên trị liệu.
Sau cùng, có thể yêu cầu thân chủ về việc đ|p ứng của họ đối với phiên trị liệu.

Các kỹ thuật đánh giá (assessment techniques)

Việc nhận diện những vấn đề đặc hiệu cùng việc đ|nh gi| một cách khách quan hiệu quả của
những can thiệp trị liệu là một phần rất quan trọng của trị liệu nhận thức. Những công cụ
hữu dụng trong đ|nh gi| bao gồm: các bảng câu hỏi tự báo cáo (self-report questionaires),
c|c thang điểm đ|nh gi| h{nh vi (behavior rating scales) v{ c|c thang điểm của nhà trị liệu
lâm sàng (clinician rating scales).

Đánh giá các yếu tố mẫn cảm (assessment of vulnerability factors)

Đ}y l{ những trường hợp, những tình thế hoặc những khiếm khuyết có tác dụng làm giảm
khả năng của thân chủ trong việc ứng phó hiệu quả với các yếu tố g}y stress cho đời sống,
mất đi c|c cơ hội lựa chọn hoặc bị thất bại trong việc tìm ra các giải pháp hiện có. Những
yếu tố trên làm giảm ngưỡng dung nạp của thân chủ đối với các tình huống gây stress trong
đời sống. Từng yếu tố riêng lẻ hoặc nhiều yếu tố kết hợp lại có thể sẽ l{m tăng khả năng
thân chủ có những ý nghĩ hoặc hành vi tự sát, hạ thấp ngưỡng kích thích g}y lo }u, hoăc
tăng thêm tính mẫn cảm của thân chủ đối với c|c suy nghĩ v{ tình huống gây nên trầm cảm
(Freeman & Siomon, 1989). Các yếu tố mẫn cảm gồm:
124
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

1. Bệnh cấp tính

2. Bệnh mạn tính

3. Sa sút sức khỏe

4. Đói

5. Giận dữ

6. Mệt mỏi

7. Cô đơn

8. Stress quan trọng trong đời sống hoặc mất đi một nguồn hỗ trợ quan trọng

9. Khả năng giải quyết vấn đề yếu kém

10. Nghiện rượu, nghiện ma túy, hoặc các kỹ năng ứng phó kém thích nghi

11. Đau nhức kinh niên

12. Thay đổi hoàn cảnh sống mới

Đ|nh gi| c|c yếu tố này cho phép hiểu biết toàn diện hơn về các trải nghiệm đ~ l{m tăng
thêm sự khó chịu của thân chủ và giúp phát triển một kế hoạch trị liệu đặc thù hơn. C|c can
thiệp có thể hướng về sự tăng cường hỗ trợ, giảm nhẹ c|c t|c nh}n g}y stress đặc thù và
tăng cường các kỹ năng ứng phó.

Chẩn đoán và lập kế hoạch trị liệu

Bước đầu tiên trong việc phát triển một kế hoạch trị liệu là phải có khái niệm rõ ràng về các
vấn đề cần được giải quyết của thân chủ. Việc khái niệm hóa này phải dựa trên lịch sử phát
triển c| nh}n v{ gia đình của thân chủ, các dữ liệu trắc nghiệm, tài liệu phỏng vấn và các
báo cáo của các nhà trị liệu v{ c|c nh{ chuyên môn trước đ}y.

Sự khái niệm hóa phải thỏa một số tiêu chí sau:

1. Hữu ích

2. Kỹ lưỡng

3. Chặt chẽ về lý thuyết

4. Giải thích được các hành vi quá khứ

5. Có được ý nghĩa của hành vi hiện tại

125
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

6. Có thể tiên liệu được h{nh vi tương lai

Quá trình khái niệm hóa bắt đầu bằng việc biên soạn một bảng liệt kê vấn đề đặc thù đặt
nền tảng trên h{nh vi, sau đó đặt ưu tiên cho từng vấn đề.

Một vấn đề đặc biệt có thể trở thành mục tiêu trọng tâm của việc trị liệu nếu như nó g}y
hậu quả nặng nề trên thân chủ. Trong trường hợp kh|c người ta có thể tập trung vào một
vấn đề đơn giản trước, rồi sau đó tạo cho thân chủ sự tin cậy trong việc trị liệu, và thực
hành giải quyết vấn đề chính yếu. Trường hợp thứ ba, trọng t}m ban đầu có thể đặt vào vấn
đề “then chốt” (“keystone” problem), tức là một vấn đề mà nếu giải quyết được, nó sẽ tạo
nên một “hiệu ứng lan truyền” (ripple effect) giúp giải quyết các vấn đề kh|c.Sau khi đưa ra
các mục tiêu trị liệu với thân chủ. Nhà trị liệu có thể bắt đầu phát triển các chiến lược và các
biện pháp can thiệp để tạo cơ hội cho việc thực thi các mục tiêu. Trị liệu nhận thức tìm cách
tiên đo|n c|c vấn đề có thể xảy ra và cung cấp cho thân chủ các kỹ năng để đương đầu với
chúng, như vậy nhà trị liệu phải phát triển các giả thuỵết về những nhân tố n{o đ~ củng cố
và duy trì những suy nghĩ v{ h{nh vi kém chức năng. Như đ~ nêu trên, niềm tin được duy
trì với nhiều mức độ mạnh khác nhau.Khi phát triển khái niệm về một vấn đề đặc thù nào
đó, sẽ rất hữu ích nếu nhà trị liệu cùng bàn luận với thân chủ về mức độ mạnh của những ý
nghĩ tự động và các giả định chính yếu mà thân chủ đang tin tưởng. C|c suy nghĩ tự động có
bao gồm kiểu nói “Tôi l{…”, “Tôi thì…” có thể sẽ rất khó thay đổi vì chúng thường được coi
là một phần của bản ngã của thân chủ. Chẳng hạn một phụ nữ trẻ – người vì thường xuyên
hay than phiền v{ la hét đ~ khiến bản thân phải nghỉ việc v{ đ|nh mất vai trò l~nh đạo
trong cơ quan của mình - đ~ nói như sau “Tôi biết tôi làm cho mọi người phải đề phòng…
nhưng tôi chỉ là tôi và mọi người phải chấp nhận tôi như vậy… Tôi chỉ đang ph|t hiện ra các
vấn đề mà tôi thấy ở những người có quyền chức, vì vậy họ phải thay đổi chính họ… tôi
không thể thay đổi tôi là ai, ngay cả tôi biết rằng tôi tự hại mình về điều n{y… Ngay từ hồi
trung học tôi đ~ được bầu l{ người hay than phiền nhất”.

Các khuôn mẫu hành vi và cảm xúc kinh diễn thường được các thân chủ xem l{ “một phần
của bản th}n tôi” (part of me). Giống như người phụ nữ đ~ mô tả trên đ}y, họ sẵn sàng phát
biểu “Đ}y l{ tôi v{ đ}y l{ c|ch m{ tôi đ~ luôn luôn l{m như vậy”. Những thách thức đặt ra
cho các niềm tin cốt yếu trên đ}y, thường khiến thân chủ lo âu, giận dữ và tránh né. Do vậy,
sự thách thức các niềm tin n{y nên được bắt đầu bằng sự khám phá cẩn thận, đặt nền tảng
trên sự hợp t|c hơn l{ sự đối đầu hoặc tranh luận trực tiếp.

VII. CÁC CAN THIỆP ĐẶC HIỆU

Một số lớn những kỹ thuật nhận thức và hành vi có thể được dùng để phát hiện v{ sau đó
đặt câu hỏi về lệch lạc trong nhận thức v{ c|c sơ đồ ẩn bên dưới .Những kỹ thuật n{y được
dạy cho thân chủ để giúp họ đ|p ứng một cách lành mạnh hơn. Sự phối hợp đúng đắn các kỹ
thuật nhận thức và hành vi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng của thân chủ, kỹ năng của nhà trị liệu,
mức độ bệnh lý và các mục tiêu trị liệu đặc hiệu. Ví dụ: khi làm việc với các thân chủ liệt
126
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

giường, những mục tiêu ban đầu của trị liệu có thể tập trung giúp đỡ thân chủ thực hiện các
công việc tự chăm sóc v{ việc phân tích công việc cần huấn luyện thành những bước nhỏ
với độ khó tăng dần có thể đạt thành công tốt hơn. Bắt đầu với các công việc ít khó khăn
nhất, sau đó tiến dần từng bước sang các công việc khó khăn hơn sẽ giúp cho thân chủ ý
thức được sự thành công của mình nhiều hơn.

Trị liệu bằng thuốc có thể là một phần trợ lực quan trọng trong chương trình trị liệu.Ngược
với c|c điều tin tưởng thông thường, trị liệu nhận thức và trị liệu bằng hóa dược không loại
trừ lẫn nhau, mà có thể phối hợp với nhau trong một chương trình trị liệu (Wright &
Schrodt, 1989; Wright, 1987, 1992). Ngoài giá trị thay đổi c|c suy nghĩ không l{nh mạnh và
hành vi kém thích ứng, đ~ tạo cho thân chủ cảm giác buồn rầu, lo âu, giận dữ, trị liệu nhận
thức còn có thể sử dụng để phát triển v{ thay đổi các niềm tin không tốt đẹp về thuốc men.
C|c suy nghĩ như “Điều này chỉ chứng tỏ rằng tôi điên” v{ “Điều n{y nghĩa l{ có điều gì đó
trong não bộ của tôi bị trục trặc” sẽ gây khó chịu và tạo nên sự không tuân thủ với việc trị
liệu bằng thuốc. Nếu chỉ trị liệu bằng thuốc men, thì không t|c động đến suy nghĩ n{y.C|c
thuốc chống trầm cảm phải mất hai tuần mới phát huy tác dụng.Cho nên, việc trị liệu nhận
thức có thể giúp đỡ trong thời gian ngắn v{ như vậy có thể giúp thân chủ trầm cảm nặng
hoặc lo âu giảm bớt mức độ trước khi thuốc men có hiệu quả. Ngo{i ra, như t|c giả Wright
(1992) nhận xét, trị liệu nhận thức có thể trang bị cho thân chủ các kỹ thuật giải quyết vấn
đề, giúp phát triển sự hoạt động tâm lý xã hội tốt hơn v{ có thể giảm nguy cơ không lệ thuộc
v{o chương trình trị liệu thuốc men lâu dài.

Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy rằng trị liệu bằng thuốc có thể ích lợi trong việc giảm bớt
các triệu chứng sinh học của trầm cảm, như mất ngủ, mệt nhọc và kém tập trung v{ như vậy
có thể giúp các thân chủ trầm cảm nặng tham gia tích cực hơn trong qu| trình trị liệu. Tuy
nhiên, cơ chế dẫn đến sự thay đổi do trị liệu bằng thuốc men vẫn chưa được hiểu hết. Trong
một nghiên cứu gần đ}y kết hợp trị liệu thuốc men và trị liệu nhận thức, Simons, Garfield và
Murphy (1984) nhận thấy có sự cải thiện sau khi dùng thuốc chống thấm trầm cảm ba vòng,
biểu hiện bằng sự thay đổi c|c suy nghĩ không l{nh mạnh. Đối với các thân chủ hưng trầm
cảm và loạn thần, thường phải sử dụng kết hợp thuốc men và tâm lý trị liệu nếu thân chủ
không đ|p ứng với các can thiệp hành vi hoặc bằng lời nói.

VIII. CÁC KỸ THUẬT TRỊ LIỆU NHẬN THỨC

Trong thực hành, trị liệu nhận thức có thể định nghĩa như một tập hợp các kỹ thuật giảm
nhẹ những khó chịu về xúc cảm bằng c|ch thay đổi trực tiếp những nhận thức sai lệch. Như
vậy, bất cứ sự can thiệp hay kỹ thuật n{o thay đổi tri giác hoặc niềm tin các thân chủ đều
được coi l{ phương ph|p trị liệu nhận thức. Như vậy, số kỹ thuật dùng trong trị liệu nhận
thức là vô số kể. Một nhà trị liệu nhận thức hiệu quả l{ người có thể cung cấp cho thân chủ
các trải nghiệm sáng tạo, linh hoạt v{ thay đổi được các niềm tin sai lệch.

127
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Có một số ít kỹ thuật được tìm thấy hữu ích cho một số ít vấn đề. Giống như c|c mô hình
tâm lý trị liệu khác, nhà trị liệu nhận thức cần phải biết rõ những biện pháp can thiệp hiện
có và có thể sử dụng các kỹ thuật khác nhau một cách điêu luyện.

Sau đ}y l{ tóm tắt một số kỹ thuật trị liệu nhận thức:

1. Ý nghĩa đặc thù của thân chủ (idiosynratic meaning)

Cần phải khám phá những ý nghĩa có liên quan đến lời nói v{ suy nghĩ của thân chủ, ví dụ:
một thân chủ tin tưởng rằng đời mình bị “tan n|t” bởi sự việc vợ bỏ ra đi, có thể được hỏi
nhẹ nhàng rằng sự “tan n|t” ấy có ý nghĩa gì. Có thể yêu cầu anh ta phản ánh chính xác cách
thức anh ta bị “tan n|t” như thế n{o v{ sau đó, bằng cách nào anh ta có thể tr|nh được sự
tan nát. Tất cả từ ngữ được nói ra đều mang những ý nghĩa đặc thù của riêng thân chủ. Để
có thể thăm dò c|c ý nghĩa ấy, nhà trị liệu cần có kỹ năng lắng nghe tích cực, khả năng giao
tiếp tốt và có khả năng xem xét c|c giả định của mình.

2. Yêu cầu bằng chứng (questioning the evidence)

Có thể làm việc với thân chủ bằng cách hỏi về những bằng chứng mà họ đang dùng để duy
trì v{ tăng cường niềm tin của họ. Việc này bao gồm sự xem xét một cách hệ thống các bằng
chứng n{o đ~ củng cố niềm tin của họ, có thể xem xét độ tin cậy của các nguồn thông tin và
đương sự có thể nhận ra rằng họ đ~ bỏ qua những dữ liệu quan trọng nhưng không phù
hợp với c|c quan điểm sai lệch của cá nhân mình.

3. Quy kết lại (reattribution)

Thân chủ thường nhận trách nghiệm về các sự kiện và tình thế mà rất ít có khả năng l{
thuộc trách nhiệm của họ.Nhà trị liệu có thể giúp thân chủ “ph}n phối lại” những trách
nhiệm cho tất cả c|c đối tác có liên quan.

4. Đáp ứng hợp lý (rational responding)

Một trong những kỹ thuật mạnh mẽ nhất trong trị liệu nhận thức là việc giúp thân chủ
thách thức c|c suy nghĩ sai lệch.Bản ghi chép hằng ng{y c|c suy nghĩ sai lệch là một cách
thức lý tưởng để trắc nghiệm những suy nghĩ sai lệch.Thân chủ thường cảm thấy khó khăn
khi bắt đầu việc nhận diện ra c|c suy nghĩ, cảm xúc hoặc các tình huống sống. Nếu thân chủ
trình bày một vấn đề cảm xúc (ví dụ: tôi rất buồn) nhà trị liệu cần thăm dò xem ho{n cảnh
nào tạo nên cảm xúc ấy v{ c|c suy nghĩ kèm theo. Nếu thân chủ đưa ra suy nghĩ (ví dụ: tôi là
người thất bại), nhà trị liệu cần x|c định các cảm xúc và tình huống lúc ấy như thế nào. Sau
cùng nếu thân chủ nói về một tình huống (ví dụ: chồng tôi bỏ tôi), nhà trị liệu nên tìm cách
x|c định c|c suy nghĩ v{ cảm xúc xảy ra trước, trong và sau sự kiện đó. C|c ph|t biểu như
“tôi cảm thấy mình l{ người thua cuộc” cần được t|i định dạng (reframe) như c|c suy nghĩ

128
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

và cảm xúc kèm theo với suy nghĩ ấy. Sau khi x|c định được những suy nghĩ tự động sai
lệch, nhà trị liệu có thể phát triển nên một đ|p ứng hợp lý, gồm bốn giai đoạn sau:

a. Xem xét một cách hệ thống những bằng chứng đ~ hỗ trợ hoặc bác bỏ niềm tin của thân
chủ

b. Phát triển những cách giải thích hoặc niềm tin thay thế có tính thích nghi hơn

c. Làm mất đi tính chất bi thảm hóa của những niềm tin

d. X|c định những bước can thiệp về h{nh vi đặc iệu để giải quyết vấn đề

5. Xem xét các giải pháp và phương pháp thay thế

Cần làm việc với thân chủ để đưa ra những giải pháp khác. Ví dụ: những thân chủ tự sát
thường tin rằng có các giải ph|p v{ phương ph|p thay thế và cái chết là một giải pháp hợp
lý. Nhà trị liệu có thể giúp thân chủ phát triển v{ lượng giá các giải pháp thay thế.

6. Giải trừ sự bi thảm hóa (decastrophizing)

Kỹ thuật này giúp cho thân chủ đ|nh gi| lại xem liệu họ có quá làm cho tình hình trầm trọng
thêm hay không. Nhà trị liệu có thể giúp đỡ thân chủ nhận thấy những hậu quả từ hành
động sống của họ không hẳn là theo kiểu “tất cả hoặc không có gì” v{ vì thế giúp họ cảm
thấy ít bi thảm hóa vấn đề hơn. Điều quan trọng là phải sử dụng kỹ thuật này một cách nhẹ
nhàng và ân cần để làm cho thân chủ không cảm thấy bị chế giễu bởi nhà trị liệu. Những câu
hỏi đặt ra với thân chủ gồm có: “Điều tệ hại nhất xảy ra cho anh l{ điều gì và nếu điều tệ hại
nhất xảy ra thì chuyện khủng khiếp gì sẽ đến?”

7. Các hệ quả huyễn tưởng hóa (fantasized consequences)

Yêu cầu thân chủ mô tả những huyễn tưởng về một tình thế gây sợ hãi, về những hình ảnh
mà họ có về huyễn tưởng ấy cùng những mối bận tâm kèm theo. Khi mô tả được các huyễn
tưởng, thân chủ có thể thấy sự phi lý của những ý tưởng của họ.Nếu những hậu quả của
huyễn tưởng là có thực, nhà trị liệu cần làm việc với thân chủ đ|nh gi| mức độ nguy hiểm
và phát triển các chiến lược ứng phó.

8. Những thuận lợi và bất lợi

Bằng cách hỏi thân chủ xem xét cả hai mặt thuận lợi và bất lợi của vấn đề, có thể giúp họ có
được một tầm nhìn rộng hơn. Kỹ thuật giải quyết vấn đề cơ bản này rất có ích trong việc
giúp thân chủ đạt được một tầm nhìn và tổ chức qu| trình h{nh động hợp lý

9. “Biến nguy thành an” (turning adversity to advantage)

129
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Có khi một hiểm họa tiềm tàng có thể được sử dụng như một điều kiện thuận lợi. Trường
hợp bị mất việc làm có thể l{ điểm mở đầu cho một công việc mới hay một nghề nghiệp
mới. Việc đặt ra một “thời hạn chót” có thể tạo ra một áp lực bất công, nhưng lại có thể được
vận dụng để tạo động lực cho đương sự h{nh động.Sẽ có được sự quân bình giúp đặt những
trải nghiệm của đương sự dưới một tầm nhìn mới.

10. Liên tưởng hoặc khám phá có hướng dẫn (guided association/discovery)

Tr|i ngược với kỹ thuật liên tưởng tự do của phân tâm, việc liên tưởng hoặc khám phá có
hướng dẫn bao gồm việc nhà trị liệu làm việc với thân chủ để kết nối c|c ý nghĩ v{ c|c hình
ảnh bằng cách dùng các câu hỏi theo kiểu Socrate (Socratic questioning). Ngoài ra, có thể sử
dụng các kỹ thuật “chiều dọc” (“vertical” or “downward arrow” techniques): nh{ trị liệu
cung cấp sự kết nối giữa những lời nói của thân chủ và khuyến khích thân chủ phát hiện
một loạt c|c suy nghĩ tự động của họ. Việc sử dụng các câu hỏi như “Rồi điều gì tiếp theo?”
hoặc “Vậy điều đó có ý nghĩa gì?” vv… sẽ cho phép nhà trị liệu hướng dẫn thân chủ hiểu
đuợc các chủ đề (themes) trong dòng chảy của những tư tưởng tự động v{ c|c sơ đồ.

11. Sử dụng kỹ thuật cường điệu hoặc nghịch lý (exaggeration or pardox)

Dường như có một không gian giữa hai th|i độ cực đoan cho một vị trí duy nhất, khi đẩy
một ý tưởng đến cực đoan nhà tri liệu có thể giúp “di chuyển” th}n chủ đến một vị thế quân
bình và thích ứng hơn đối với một niềm tin đặc biệt n{o đó. Tuy nhiên để tạo ra sự nhạy
cảm với sự quân bình, một số thân chủ có thể có các kinh nghiệm các can thiệp nghịch lý
giúp cho sự sáng tỏ vấn đề của thân chủ. Như vậy, nhà trị liệu khi sử dụng các kỹ thuật
cường điệu hoặc nghịch lý phải có c|c điều kiện sau đ}y:

a) Mối quan hệ làm việc mạnh mẽ với thân chủ

b) Thời gian tốt đẹp

c) Ý thức tốt, sáng suốt để biết khi nào thì rút dần các kỹ thuật trên. Sự sử dụng kỹ thuật
trong trị liệu nhận thức được mô tả chi tiết bởi Mc Mullin (1986)

12. Thang điểm hóa (scaling)

Đối với thân chủ xem xét sự vật như l{ tất cả hoặc không có gì, kỹ thuật scaling (cho điểm)
có thể rất hữu ích ví dụ như kỹ thuật chia tỷ lệ các cảm xúc, có thể giúp bệnh nhân thu
hoạch sự ý thức về khoảng cách và có một tầm nhìn, ví dụ một thân chủ trầm cảm, tin rằng
mình l{ người kém cỏi, trước tiên có thể được phỏng vấn để đ|nh gi| sức mạnh niềm tin
trên một thang 100 điểm. Có thể hỏi là niềm tin của anh ta ở mức độ nào giữa người kém
cỏi nhất trên thế giới (0 điểm) v{ người có khả năng giỏi nhất trên thế giới (điểm 100). Khi
hỏi anh ta phải đ|nh gi| trên thang điểm năng lực m{ anh đ~ ph|t triển, anh ta sẽ nhận thấy
rằng mình không phải l{ người kém nhất cũng không phải l{ người giỏi nhất, m{ l{ người

130
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

giống như bao nhiêu người kh|c, cũng có những điểm mạnh v{ điểm yếu v{ ít ra cũng có
một khả năng n{o đó.

13. Phát biểu các tiếng nói bên trong suy nghĩ

Moi người khi được yêu cầu phản hồi những suy nghĩ của họ, đều có thể “nghe tiếng nói của
tư tưởng họ trong đầu”; khi yêu cầu thân chủ nói ra những tư tưởng này, họ sẽ có một tư
thế tốt hơn để làm việc với những “tiếng nói” v{ những tư tưởng này. Khi nhà trị liệu “lấy
đi” những tiếng nói sai lệch, thân chủ có thể trải nghiệm được việc đ|p ứng thích hợp. Ví dụ:
nhà trị liệu có thể bắt đầu bằng cách tạo ra những khuôn mẫu đ|p ứng hợp lý với những lời
mà thân chủ nói ra c|c tư tưởng sai lệch của ho; sau đó nh{ trị liệu có thể từng bước giúp
thân chủ thực h{nh để nhận ra tính chất rối loạn tư duy của mình và có thể đ|p ứng tốt hơn
để giải quyết các rối loạn tư duy của mình.

14. Tự hướng dẫn (self-instruction)

Meichenbaum (1977) v{ Rehm (1987) đ~ ph|t triển một loạt rộng rãi các kỹ thuật tự học
hữu ích để làm việc với các thân chủ trầm cảm hoặc xung động. Ví dụ: thân chủ có thể được
hướng dẫn cách lập chương trình tự học, trực tiếp xây dựng những hành vi thích ứng hơn,
đồng thời áp dụng c|c phương ph|p đối phó với các hành vi lệch lạc.

15. Ngừng suy nghĩ (thought stopping)

Vì giữa tư tưởng và cảm xúc có sự liên hệ với nhau, c|c suy nghĩ tự động có tính kém thích
nghi có thể có hiệu ứng “hòn tuyết lăn” (snow ball): ngay khi c|c cảm xúc nhẹ nhàng buồn
rầu hay lo âu có thể làm sai lệch các tiến trình nhận thức dẫn đến việc cá nhân cảm thấy liên
tục rối trí; bắt đầu là một vấn đề nhỏ cũng có thể dễ dàng trở thành một chuyện nặng nề,
trầm trọng. Kỹ thuật ngừng suy nghĩ được sử dụng tốt nhất khi trạng thái cảm xúc tiêu cực
mới xuất hiện và sẽ kém hiệu quả hơn khi diễn biến của suy nghĩ đ~ tiến triển.

Ví dụ: có thể hướng dẫn cho một thân chủ đang lo }u vẽ ra một dấu hiệu của ngừng suy nghĩ
hoặc (nghe một tiếng chuông) lúc khởi đầu một cơn lo }u. Việc tạo ra một thời gian ngừng
nghĩ gi}y l|t trong qu| trình n{y có thể giúp cho thân chủ suy nghĩ về nguồn gốc của lo âu
và giới thiệu nhiều kỹ thuật nhận thức mạnh mẽ hơn trước khi sự lo }u gia tăng (ví dụ kỹ
thuật đ|p ứng hợp lý).

16. Gây xao lãng (distraction)

Kỹ thuật n{y đặc biệt hữu ích cho thân chủ có vấn đề lo âu, bởi vì cùng một lúc không thể
duy trì hai suy nghĩ, c|c suy nghĩ g}y lo }u thường loại trừ suy nghĩ thích ứng hơn.Ngược
lại, một suy nghĩ kh|c khi được tập trung vào thì sẽ có tác dụng loại trừ suy nghĩ g}y lo }u.

Bằng c|ch hướng dẫn thân chủ làm các bài toán cộng, trừ phức tạp sẽ giúp thân chủ dễ dàng
tránh bớt suy nghĩ.Nhiều thân chủ đếm ngược từ 200 đến 13, có thể rất hiệu quả, hoặc đọc
131
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

ngược một trang sách từ dưới lên trên. Khi ở ngoài trời, đếm xe chạy trên đường phố, hoặc
đếm những người mặc |o đỏ, hoặc bất cứ công việc nào mà không cần suy nghĩ cũng có kết
quả. Kỹ thuật làm cho thân chủ xao lãng hoặc tái tập trung chú ý có thể thực hiện bằng cách
tập trung một số khía cạnh môi trường, tham gia các hoạt động tinh thần, hình dung
(imaging) hoặc khởi đầu một hoạt động. Kỹ thuật gây xao lãng là một kỹ thuật ngắn, có thể
giúp thân chủ tức thời kiểm so|t được c|c suy nghĩ của họ.Sau đó có thể dùng những kỹ
thuật nhận thức khác.

17. Tranh Luận Trực Tiếp

Đôi khi tranh luận trực tiếp cũng hữu ích. Khi thân chủ có những nguy cơ tiềm t{ng như
trong trường hợp có ý tự tử, có thể xem xét kỹ thuật tranh luận trực tiếp. Kỹ thuật này có
thể tạo nên tình trạng bất hợp tác và nhà trị liệu dễ trở nên bị mắc mứu vào sự đối đầu hoặc
tranh luận với thân chủ. Thật ra, tranh luận về các niềm tin cơ bản có thể tạo ra sự kháng cự
thụ động hoặc một đ|p ứng thụ động. Kỹ thuật tranh luận, có thể sử dụng kỹ lưỡng, đúng
đắn v{ được thực hiện bởi một nhà trị liệu có kỹ năng.

18. Gọi tên các lệch lạc nhận thức (labeling of distortions)

Sợ điều chưa biết và sợ sự sợ hãi có thể là sự bận tâm quan trọng của thân chủ lo âu
(Young,1984). L{m điều gì đó để phát hiện bản chất và nội dung c|c suy nghĩ lệch lạc và
giúp đặt tên các lệch lạc mà thân chủ sử dụng, khi đó th}n chủ sẽ trở nên ít sợ h~i hơn.

19. Phát triển các hình ảnh thay thế (developing replacement therapy)

Thân chủ lo }u thường trải nhiệm những hình ảnh kỳ ảo trong thời gian tress. Khi sự lo âu
có thể hoạt hóa bởi các hình ảnh này, có thể giúp cho thân chủ phát triển những hình ảnh
đối ứng. Ví dụ thay vì suy tưởng về sự thất bại, bối rối, nhà trị liệu giúp thân chủ phát triển
một hình ảnh đối ứng ngược lại có hiệu quả mới mẻ hơn. Một khi thực hành tốt, thân chủ có
thể thay thế những hình ảnh này bên ngoài thời gian trị liệu.

20. Đọc sách liệu pháp (Bibliotherapy)

Một số sách hay có thể dùng để đọc ở nh{, coi như một bài thực tập ở nhà. Những sách này
có thể sử dụng để giáo dục thân chủ về mô hình trị liệu nhận thức cơ bản, nhấn mạnh các
điểm đặc biệt trong khóa trị liệu, giới thiệu c|c ý tưởng mới để thảo luận trong các phiên trị
liệu sắp tới, hoặc đề nghị cách thức suy nghĩ thay thế về các mối bận tâm của thân chủ. Giới
thiệu một số sách hữu ích như: “Tình yêu không bao giờ đầy đủ” (Beck, 1989), hoặc “Cảm
thấy tốt đẹp” (Burn, 1980).

21. Các kỷ luật hành vi

Những mục tiêu của việc sử dụng các kỹ thuật hành vi trong bối cảnh trị liệu nhận thức là
rất đa dạng. Mục tiêu đầu tiên là sử dụng các chiến lược hành vi trực tiếp và kỹ thuật dễ trắc
132
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

nghiệm để suy nghĩ v{ giả định mất khả năng bằng cách cho thân chủ thử các hành vi bị sợ
hải v{ tr|nh né,c|c ý nghĩa xưa củ có thể bị phản kháng trực tiếp. Việc sử dụng sau đó c|c kỹ
thuật hành vi là thực hành các hành vi mới, thích ứng hơn c|c chiến lược đối phó. Các hành
vi đặc thù có thể được giới thiệu ở văn phòng, v{ sau đó đựơc thực hành ở nhà.với các công
tác làm bài tập ở nhà về nhận thức, nhà trị liệu muốn ôn lại c|c suy nghĩ v{ cảm xúc đựơc
kinh nghiệm bởi thân chủ khi họ cố gắng thực hiện các bài tập hành vi trên chính họ. Các
can thiệp h{nh vi thường được sử dụng gồm có .

1. Lên Chương Trình Hoạt Động

Cùng với đ|p ứng hợp lý, việc lên chương trình hoạt động, có lẽ là kỹ thuật luôn luôn hiện
diện trong hành trang của nhà trị liệu. Đối với thân chủ cảm thấy luôn luôn bị tràn ngập
công việc, lên chương trình hoạt động có thể giúp sử dụng thời gian hiệu quả hơn. Chương
trình hoạt động vừa là một dụng cụ phản hồi để đ|nh gi| sự sử dụng thời gian trong quá
khứ v{ đồng thời là dụng cụ tiên liệu để giúp việc kế hoạch sử dụng thời gian tốt hơn.

2. Sự Thành Công Và Các Cấp Độ Sung Sướng

Lên chương trình hoạt động cũng có thể được sử dụng để đ|nh gi| v{ kế hoạch hoạt động,
giúp cho thân chủ cảm nhận sự th{nh công v{ sung sướng. Sự th{nh công v{ sung sướng
càng lớn bao nhiêu, thì sự lo âu trầm cảm sẽ giảm đi c{ng nhiều. Bằng cách phát hiện những
hoạt động nào tạo ra sự lo âu thấp hoặc lo âu cao, các kế hoạch có thể phát triển để tăng
cường sự lo âu thấp và giảm đi sự lo âu cao.

3. Huấn Luyện Các Kỹ Năng X~ Hội Hoặc Tính Quyết đo|n

Nếu thân chủ thiếu các kỹ năng x~ hội đặc thù, nhà trị liệu vẫn có trách nhiệm giúp họ đạt
được các kỹ năng hoặc giới thiệu họ đến một khóa huấn luyện kỹ năng. Việc lĩnh hội các kỹ
năng có thể liên quan đến tất cả mọi việc từ việc dạy thân chủ bắt tay một cách thích hợp
đến việc thực hành kỹ năng nói chuyện.

4. Phân Chia Các Công Việc Th{nh C|c Bước Nhỏ

Kỹ thuật này giúp cho thân chủ chia công việc thành từng bước rất nhỏ để đi đến mục tiêu
mong muốn. Bằng cách sắp xếp công việc c|c bước cần thiết và thực hiện theo từng thứ cấp,
thân chủ có thể được giúp đỡ để đạt các tiến bộ hợp lý với mức độ stress tối thiểu. Khi thân
chủ thực hiện từng bước, nhà trị liệu có thể ở bên cạnh để n}ng đỡ v{ hướng dẫn.

5. Thực Tập Hành Vi – Sắm vai

Phiên trị liệu l{ nơi lý tưởng để thực tập nhiều hành vi. Nhà trị liệu có thể đóng vai trò như
người thầy gi|o hướng dẫn đưa ra phản hồi trực tiếp trên các thực hành của thân chủ. Nhà
trị liệu có thể giám sát các thực hiện của thân chủ, đưa ra c|c gợi ý để cải thiện hành vi, và
làm mẫu cho các hành vi mới. Ngoài ra, nhà trị liệu phải tiên liệu các trở ngại và giải quyết
133
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

chúng ngay trong phiên trị liệu. Thân chủ cần tập luyện tích cực trước khi có thể thực hiện
những hành vi mới trên thực tế.

6. Tiếp Xúc Với Thực Tế (invivo exposure)

Có đôi khi cuộc trị liệu diễn ra bên ngo{i văn phòng trị liệu.Phương ph|p n{y tốn thời gian,
nhưng việc trị liệu trong thực tế có thể có tác dụng rất mạnh mẽ.Ví dụ, nhà trị liệu có thể
tháp tùng thân chủ đến một vị trí mà thân chủ sợ h~i, như siêu thị hoặc trung tâm mua sắm
đông đúc. Như đ~ nêu trên, mục tiêu của sự tiếp xúc thực tế không chỉ cho phép thân chủ
làm quen với bối cảnh gây sợ hãi, mà còn cung cấp cho họ bằng chứng xác thực trái với
những niềm tin sai lệch của thân chủ. Ví dụ: một sinh viên 29 tuổi không thể hoàn thành
việc tốt nghiệp của mình, vì cô sợ gặp vị gi|o sư để thảo luận một đề t{i chưa ho{n th{nh
xong m{ cô đ~ nhận. Cô hoàn toàn tin rằng vị gi|o sư sẽ la lối với cô v{ cô đ~ không thể làm
được một “b{i tập về nh{” l{ gọi điện cho người thư ký của vị gi|o sư kia để thu xếp một
cuộc gặp gỡ. Sau đó cô được khuyến khích sẽ gọi cho vị gi|o sư từ văn phòng của nhà trị
liệu. Những suy nghĩ v{ cảm giác của cô đ~ được xem xét kỹ lưỡng trước khi, trong khi và
sau khi gọi. Như mong đợi, vị gi|o sư rất sung sướng được nghe cô sinh viên của mình và
vui lòng chấp nhận học vị sau cùng của cô. Nguồn gốc của những niềm tin của cô về việc
người khác cảm thấy về cô như thế n{o lúc đó được ôn lại và cô có thể thấy rằng những tin
tưởng này có thể sai lầm và kém thích ứng.

7. Huấn Luyện Thư Gi~n

Những thân chủ lo âu thường hưởng được lợi ích từ việc huấn luyện thư gi~n vì c|c phản
ứng lo }u v{ thư gi~n thường có tính triệt tiêu lẫn nhau.

Việc huấn luyện thư gi~n có thể thực hiện trong phòng v{ sau đó th}n chủ thực hiện ở nhà.
Mặc dầu c|c băng ghi hình có thể mua được ở nhiều nhà xuất bản, nhà trị liệu có thể lựa
chọn những băng ghi hình thích hợp cho thân chủ, giúp cho thân chủ cảm thấy rất thư gi~n
và tập trung vào những triệu chứng làm cho thân chủ đau khổ.

22. Bài tập về nhà

Không có một trị liệu nào chỉ xảy ra trong bối cảnh của phòng tham vấn. Sự thấu hiểu và các
kỹ năng lĩnh hội được từ môi trường trị liệu sẽ được củng cố và sử dụng trong cuộc sống
hằng ngày của thân chủ.

Tiến trình củng cố n{y, được giữ kín trong các mô hình tâm lý trị liệu kh|c, nhưng được nói
đến và khai thác trong trị liệu nhận thức. Điều quan trọng cho thân chủ để hiểu biết rằng
việc phát triển này tạo ra một trọng tâm trị liệu lớn hơn v{ nhiều thành quả nhanh chóng
hơn như c|c t|c giả Burns v{ Auerbach (1992) đ~ nhận xét trong khi kiểm điểm lại các yếu
tố liên kết với sự cải thiện trong trị liệu, “Những khác biệt trong việc thực hành bài tập ở
nh{ có liên quan đ|ng kể với sự phục hồi từ bệnh trầm cảm”.

134
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Bài tập về nhà có thể là nhận thức - hành vi. Chúng có thể liên quan đến việc giúp thân chủ
hoàn thành một chương trình hoạt động (một bài tập xuất sắc trong phiên trị liệu đầu tiên),
hoàn tất một số bản ghi chép c|c suy nghĩ hằng ngày hoặc cố gắng thực hiện một số hành vi
mới. Các bài thực tập ở nh{, khi được giao thích hợp, có nội dung trực tiếp đến các vấn đề
trong phiên trị liệu. Đó l{ sự phát triển thêm những phiên trị liệu v{o đời sống thường ngày
của thân chủ.

Bài tập về nh{ c{ng có ý nghĩa v{ có tính hợp tác thì càng có nhiều khả năng th}n chủ sẽ
tuân thủ chương trình trị liệu. Nếu các bài tập ở nh{ đ~ ho{n th{nh không được ôn tập kiểm
tra thường xuyên v{ coi như một phần trong phiên trị liệu, thân chủ sẽ nhanh chóng tin
tưởng rằng chúng không quan trọng và không tiếp tục làm các bài tập ở nhà. Ngay cả khi
việc thực tập bị thất bại, điều n{y cũng vẫn có ích. Một thân chủ lo âu khi tiếp xúc với bên
ngoài, có thể tiên đo|n anh ta sẽ bị từ chối nếu anh ta nói chuyện với người không quen
biết. Một công việc hợp lý có thể giao cho anh ta là nói chuyện với người bán hàng khi mua
cà phê mỗi buổi sáng, và ghi chú các phản ứng của những người bán hàng. Nếu người bán
hàng phản ứng một cách tích cực với anh ta (như chúng ta mong muốn c|c c|c người bán
h{ng như thế) anh ta sẽ có một kinh nghiệm mới khác với niềm tin trước đ}y v{ sẽ phát
triển một kỹ năng x~ hội mới. Tuy nhiên, h~y tưởng tượng anh ta không thể nói chuyện với
người bán hàng, bỏ chạy khỏi cửa h{ng v{ la hét như thể cà phê nóng hổi đ~ đổ lên |o sơ mi
của anh ta. Không hẳn như thế là mọi việc đều hỏng cả! Bằng c|ch đếm số lần xảy ra những
trình trạng ấy trong phiên trị liệu, chúng ta sẽ đạt đến một thông tin quan trọng nhất là: các
suy nghĩ tự động đ~ xảy ra trong khi anh ta bị lo lắng. Và bù lại, kết quả này sẽ được đưa ra
xem xét để phản bác một cách hợp lý và sẽ trở nên có lợi cho công việc trị liệu.

IX. CÁC LỖI LẦM THƯỜNG HAY XẢY RA TRONG TRỊ LIỆU NHẬN THỨC

Theo Francis Bacon, có thể dễ d{ng để nhận biết một cái bánh dở hơn l{ l{m một cái bánh
ngon. Cũng như vậy đối với tâm lý trị liệu.Thật dễ phát hiện những khuyết điểm hoặc khó
khăn trong cuộc trị liệu hơn l{ tr|nh c|c khuyết điểm. Tuy nhiên, vẫn có một số sai lầm
thường xảy ra khi thực hiện trị liệu như:

- Sự xã hội hóa chưa đầy đủ của thân chủ đối với khuôn mẫu trị liệu

- Thất bại trong việc phát triển bảng liệt kê các vấn đề đặc hiệu

- Các bài tâp về nh{ chưa phù hợp (và không theo dõi các bài tập về nh{ đ~ l{m)

- Nhấn mạnh quá sớm đến việc nhận ra c|c sơ đồ

- Nhà trị liệu thiếu kiên nhẫn, hướng dẫn quá mức để cố gắng giải quyết lập tức các triệu
chứng của thân chủ

- Giới thiệu quá sớm các kỹ thuật hợp lý trước khi hoàn thành sự khái niệm hóa đầy đủ

135
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

- Thiếu chú trọng việc phát triển mối quan hệ cộng t|c v{ chú ý không đầy đủ các yếu tố
không đặc thù trong mối quan hệ trị liệu.

- Không tính đến các phản ứng cảm xúc riêng, c|c suy nghĩ tự động và các sơ đồ của nhà trị
liệu – phản ứng chuyển di.

X. KẾT THÚC TRỊ LIỆU (TERMINATION)

Việc kết thúc trị liệu nhận thức đ~ bắt đầu từ lần trị liệu đầu tiên vì mục đích của trị liệu
nhận thức không phải là sự chữa trị, mà là giúp thân chủ có được khả năng ứng phó hiệu
quả.Nhà trị liệu nhận thức không có kế hoạch trị liệu vô hạn; đ}y l{ một mô hình tâm lý trị
liệu nhắm đến việc lĩnh hội các kỹ năng.Mục tiêu của nhà trị liệu là giúp thân chủ đạt được
khả năng giải quyết với các tác nhân gây stress bên trong và bên ngoài vốn là một phần của
cuộc sống. Khi c|c thang đ|nh gi| kh|ch quan, b|o c|o của thân chủ, quan sát của nhà trị
liệu và các phản hồi từ những người thân nhất trong gia đình x|c nhận có sự sự cải thiện và
nâng cao mức độ thích ứng của thân chủ thì việc trị liệu có thể kết thúc.

Mặc dầu nghiên cứu cho thấy trị liệu nhận thức đạt hiệu quả cao nhất qua 12 đến 15 phiên
trị liệu, song vẫn chưa có một thời gian tiêu biểu nào cho việc trị liệu. Khi giúp đỡ các thân
chủ có c|c khó khăn l}u d{i trầm trọng (như rối loạn nhân cách ranh giới chẳng hạn) chúng
ta cũng có thể đạt được nhiều lợi ích đ|ng kể khi thực hiện trị liệu trong nhiều tuần vì thân
chủ có thể học được các kỹ thuật đương đầu với những cảm giác trầm cảm, lo âu và giận dữ.
Trị liệu nhận thức cũng có thể có lợi khi được tiếp hành từ 2 đến 3 năm vì c|c giả định v{ sơ
đồ phải được xem xét v{ t|c động đến.Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đ}y không tìm ra mối
liên hệ giữa thời gian trị liệu và hiệu năng của trị liệu (Berman, Miller and Massman 1985,
Sharpiro 1982). Các cuộc nghiên cứu cho rằng lợi ích của việc tiếp tục trị liệu sau 12 đến 15
phiên trị liệu là khiêm tốn, cần bàn bạc với thân chủ từ lúc khởi đầu về mục tiêu và thời
điểm kết thúc. Điều này khuyến khích nhà trị liệu và thân chủ duy trì sự tập trung vào tính
cấp bách của quá trình trị liệu.

Việc kết thúc trị liệu nhận thức được thực hiện từ từ để có đủ thời gian cho việc thay đổi và
sắp xếp các phiên trị liệu giảm dần từ một lần mỗi tuần đến mỗi lần hai tuần. Sau đó, c|c
phiên trị liệu có thể thực hiện một tháng một lần, với các phiên trị liệu theo dõi mỗi 3 đến 6
th|ng cho đến khi tiến trình trị liệu kết thúc. Dĩ nhiên th}n chủ có thể gọi và hẹn gặp gỡ
trong trường hợp khẩn cấp. Đôi khi, th}n chủ cũng có thể gọi điện chỉ để nhận một thông tin
hay việc tăng cường một h{nh vi n{o đó, hoặc để báo cáo một sự thành công với nhà trị liệu.
Sự tiếp xúc với nhà trị liệu nhận thức, trong vai trò của một cố vấn hoặc một cộng tác viên,
vẫn thích hợp và có tác dụng quan trọng. Khi việc trị liệu gần đến kết thúc, những suy nghĩ
và cảm xúc của thân chủ về việc kết thúc cần được thăm dò cẩn thận vì chúng phản ánh các
sơ đồ và giả định của họ liên quan sự chia ly (separation). Việc kết thúc trị liệu có thể có ý
nghĩa quan trọng cho thân chủ và có thể hoạt hóa các kỷ niệm v{ sơ đồ về việc chia ly với
những người khác trong quá khứ của thân chủ (Mann, 1973; Sofran and Segal, 1990). Sự
136
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

kết thúc có thể cung cấp cho nhà trị liệu một cơ hội thăm dò c|c suy nghĩ v{ cảm xúc của
thân chủ cùng những cách thức đặc biệt mà thân chủ đương đầu với sự chia ly. Điều này,
đặc biệt quan trọng khi làm việc với các thân chủ mà lịch sử gợi ý họ đ~ đ|p ứng với sự chia
ly và mất mát một cách không thích ứng.Những phản ứng như thế không phải là hiếm xảy
ra nơi những thân chủ bị rối loạn nhân cách.

Như đ~ nêu trên, nh{ trị liệu cần phải theo dõi các phản ứng cảm xúc v{ suy nghĩ riêng của
họ trong suốt quá trình trị liệu. Điều này càng quan trọng trong giai đoạn kết thúc trị
liệu.Ngoài những cảm giác và niềm tin của nhà trị liệu về sự chia ly, một trong những khó
khăn thường gặp phải trong khi làm trị liệu nhận thức là áp lực thực hiện những cải thiện
đ|ng kể một cách nhanh chóng. Trị liệu nhận thức, với trọng t}m đặt vào các thành quả có
thể quan s|t được, và có tính chiến lược, có thể giúp thân chủ rời khỏi nhà trị liệu với niềm
tin rằng họ chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm mục tiêu trị liệu đạt được. Có nhiều trường
hợp trong cuộc đời của chúng ta, những mong đợi và mục tiêu của chúng ta không đạt được
một c|ch đầy đủ và công việc quan trọng có thể dành lại cho thân chủ giải quyết sau khi kết
thúc trị liệu.Trị liệu nhận thức xem cơ chế thay đổi thông qua tâm lý trị liệu cũng tương tự
như cơ chế của sự phát triển trong toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Những kỹ năng nhận
thức và hành vi cùng những cách thức hiểu biết mới về đời sống được lĩnh hội thông qua trị
liệu có thể gieo hạt giống cho sự phát triển sau này khi thân chủ chấm dứt trị liệu. Như
Safran v{ Segal đ~ quan s|t, những suy nghĩ v{ cảm xúc xuất hiện khi trị liệu kết thúc, có ý
nghĩa cho mô hình làm việc bên trong của thân chủ và cho mối quan hệ của thân chủ với
nhà trị liệu. Vì thế, chúng phải được xem xét kỹ lưỡng và sử dụng như một phần quan trọng
của tiến trình trị liệu.

Không tuân thủ trị liệu (non-compliance)

Không tuân thủ, đôi khi còn được gọi l{ ‘kh|ng cự’ (resistance), thường ngụ ý chỉ trường
hợp thân chủ không muốn thay đổi hoặc không muốn ‘trở nên tốt hơn’, với những lý do vô
thức hay hữu thức. Sự kháng cự này có thể biểu hiện một cách trực tiếp (ví dụ: đến trễ hoặc
quên cuộc hẹn trị liệu), hoặc cũng có thể kín đ|o thông qua việc bỏ qua không báo cáo lại
một điều gì đó trong phiên trị liệu. Về mặt lâm sàng, chúng ta có thể x|c định một số nguyên
do dẫn đến tình trạng không tuân thủ được trình b{y dưới đ}y, c|c nguyên do đó có thể
riêng lẻ, phối hợp, ho|n đổi, hoặc thay đổi mức độ tùy theo các hoàn cảnh sống của thân
chủ, tùy theo những diễn biến trong tiến trình trị liệu và tùy vào mối quan hệ giữa thân chủ
và nhà trị liệu.

1. Thân chủ thiếu kỹ năng thay đổi hành vi của mình

2. Nhà trị liệu thiếu kỹ năng giúp th}n chủ thay đổi

3. Các yếu tố g}y stress trong môi trường v{ trong gia đình ngăn trở sự thay đổi

137
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

4. Cách thân chủ nhận thức về khả năng xảy ra thất bại

5. Cách thân chủ nhận thức về kết quả của việc họ thay đổi ảnh hưởng đối với người khác
như thế nào

6. Thân chủ và nhà trị liệu có cùng những lệch lạc nhận thức

7. Khả năng x~ hội hóa kém đối với mô hình trị liệu nhận thức

8. Lợi ích có được từ việc duy trì hành vi kém chức năng

9. Mối quan hệ trị liệu thiếu tính cộng tác

10. Thiếu việc định thời hạn cho các can thiệp trị liệu

11. Thân chủ sợ thay đổi

XI. ÁP DỤNG TRỊ LIỆU NHẬN THỨC

1. Giả thuyết về tính chuyên biệt của nhận thức

Sự quan trọng đặc biệt cho nhà lâm sàng là giả thuyết chuyên biệt nhận thức - định đề cho
rằng các trạng thái cảm xúc (và, có lẽ, các rối loạn lâm sàng) có thể được phân biệt dựa vào
những nội dung và tiến trình nhận thức riêng của chúng. Ví dụ bệnh trầm cảm được tiêu
biểu bởi ‘bộ ba nhận thức’ (Beck 1976) – một tập hợp c|c khuynh hướng nhận thức và tri
giác tiêu cực về bản thân mình, thế giới xung quanh v{ tương lai.C|c th}n chủ trầm cảm có
xu hướng xem bản thân mình bị khiếm khuyết một c|ch đ|ng kể và thiếu khả năng cần thiết
để đạt được những mục tiêu quan trọng. Họ thấy tương lai ảm đạm và cho rằng những
người xung quanh không quan tâm hoặc từ bỏ họ. C|c quan điểm của họ về chính mình và
thế giới xung quanh được lọc qua một lăng kính đen tối và tiêu cực. Sơ đồ của những người
trầm cảm bao gồm những liên tưởng với các chủ đề về sự bất toàn, sự mất mát, sự tước
đoạt của cá nhân họ (Guidano & Liotti, 1983; Kovacs & Beck, 1987). Trái lại, các rối loạn lo
}u đặt nền tảng trên sự tri giác tổng quát về một mối đe dọa và nguy hiểm sắp xảy ra mà
đương sự không thể đương đầu nổi.

Ngoài ra, mỗi rối loạn lo }u đặc biệt sau đ}y (rối loạn ám ảnh – cưỡng chế, rối loạn hoảng
sợ, sự sợ h~i đơn thuần, rối loạn lo âu lan tỏa, ám ảnh sợ xã hội) có thể được phân biệt bởi
sự tập trung đặc thù của mối đe dọa. Một mô hình tổng quát các rối loạn lo âu (Freeman
1990) sẽ được trình bày sau đ}y.

Mô hình này cho thấy bằng cách nào mà một số yếu tố đ~ có t|c động trên quá trình hình
thành các rối loạn lo }u cũng như tiến trình trị liệu các rối loạn ấy. Khi c|c c| nh}n đương
đầu với một tình trạng n{o đó (ví dụ: một kỳ thi sắp tới). Các tri giác về sự kiện đó bị ảnh
hưởng bởi những niềm tin, các ký ức, sơ đồ và giả thuyết hiện hữu của họ. Khi lượng giá

138
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

tình hình, họ có hai ph|n đo|n: một là sự đ|nh gi| mức độ nguy cơ hay đe dọa và hai là sự
đ|nh gi| khả năng của họ để đương đầu với nguy cơ. Ví dụ: khi họ tin rằng mình có khả
năng v{ được chuẩn bị tốt và việc thi cử có rất ít t|c động đến điểm tối hậu của họ, họ sẽ
không xem việc thi cử là một sự đe dọa, mà là một sự thách thức. Tuy nhiên, nếu họ tin rằng
việc thi cử là rất quan trọng và họ không được chuẩn bị tốt thì họ sẽ xem xét tình hình là có
tính đe dọa và trở nên lo lắng. Lo âu có thể được xem như l{ một đ|p ứng có tính thích nghi
đối với mối đe dọa m{ đương sự cảm nhận được. Nếu đương sự ứng phó một cách thành
công với mối đe dọa ấy (bằng cách học tập cật lực v{ đậu kỳ thi) thì trải nghiệm này sẽ xúc
tiến ý thức về bản ngã của đương sự và tạo nên niềm tin trong khả năng của đương sự trong
việc đương đầu với các kỳ thi trong tương lai. Tuy nhiên, nếu thân chủ thất bại trong cuộc
thi, hoặc tránh né sự đe dọa (bằng cách bỏ học) thì sự tri giác về hiệu năng của cá nhân sẽ bị
giảm sút và niềm tin rằng tình hình này là một sự đe dọa thật sự sẽ tăng lên. Do vậy đương
sự sẽ trở nên cảnh gi|c hơn hoặc kỹ lưỡng hơn khi gặp những hoàn cảnh tương tự trong
tương lai v{ sẽ trở nên tránh né các tình huống g}y đe dọa khác. Trị liệu các rối loạn lo âu,
bao gồm các việc xem xét, các niềm tin, giả thuyết v{ sơ đồ, phát triển các khả năng ứng phó
một c|ch thích nghi: thúc đẩy các tri giác về tính hiệu năng của bản thân, làm cho sự đe dọa
mất đi tính chất thảm họa, không khuyến khích sự tránh né hoặc rút lui. Các cảm xúc khác
(bao gồm giận dữ, tội lỗi, xoa dịu, bất mãn, thất vọng, hy vọng, phẫn uất, ganh tỵ, niềm vui,
thương hại và kiêu hãnh) và các rối loạn lâm sàng (bao gồm cả các rối loạn nhân cách) có
thể được phân biệt thông qua các diễn tiến và nội dung nhận thức đặc thù (Beck và cs.,
1990; Collin, 1988). Giả thuyết về tính chuyên biệt nhận thức có một tầm quan trọng trung
tâm trong việc thực hành lâm sàng trị liệu nhận thức, vì nó hướng sự chú ý của chúng ta vào
các niềm tin đặc thù và các kiểu cách xử lý thông tin thường được tìm thấy nơi những thân
chủ có các rối loạn đặc hiệu. Nó cho phép chúng ta cung cấp cho thân chủ một sơ đồ để hiểu
biết các kinh nghiệm cảm xúc mà có thể được họ xem là rất bí mật và nặng nề không chịu
nổi, đồng thời cho phép chúng ta t|c động bằng các can thiệp nhận thức hành vi nhằm thay
đổi những niềm tin đặc thù tạo ra sự khó chịu trong tâm trí của thân chủ.

2. Sự lo âu

Những than phiền về sự lo }u, căng thẳng, bức xúc... là những vấn đề thường xảy ra nhất đối
với nhà chuyên môn sức khỏe tâm thần. Triệu chứng lo }u thường đi theo một số rối loạn
tâm thần sinh lý kh|c như trầm cảm, hoặc rối loạn tâm thể, mà các rối loạn n{y thường che
giấu trạng thái lo âu. Còn trong một số trường hợp khác, triệu chứng có thể biểu hiện dưới
hình thức sinh lý (có thể có hoặc không liên quan đến lo âu). Vì thế, tỉ lệ và tần suất của
chứng lo }u thường được đ|nh gi| rất thấp trong thực hành y khoa.

Các thân chủ lo }u thường chia sẻ một số niềm tin (Deffenbacher, Zwemer, Whisman, Hill &
Sloan, 1986; Mizes, Landolf-Fritsche, 1987). Nghiên cứu cho thấy rằng những thân chủ lo âu
có khuynh hướng tin tưởng rằng nếu có một nguy cơ hiện hữu, sự lo phiền về nó là một
điều tốt (sự bận tâm quá có tính lo âu), rằng họ cần phải có khả năng thuần thục để có thể

139
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

kiểm soát tình thế (khả năng kiểm soát cá nhân và sự hoàn hảo) và rằng cách thích ứng là
nên tránh các vấn đề có tính thách thức (né tránh vấn đề). Như đ~ nêu trên, những đề tài
chung chia sẻ bởi các rối loạn lo âu là sự tri giác về mối đe dọa và niềm tin rằng mối đe dọa
không thể quản lý được hoặc tr|nh né được. Các mối đe dọa có thể hiện thực hay tưởng
tượng v{ thường hướng về bản th}n dương sự. Phải chăng tất cả mối đe dọa lo }u l{ đến từ
bên ngoài? Chắc chắn là không. Trong lúc vẫn có các mối đe dọa thực sự từ bên ngoài có thể
tạo nên các cảm gi|c lo }u, như mất việc làm, mất vợ hoặc chồng, thi rớt... thực tế cũng có
các mối đe dọa đến từ bên trong, như những cảm gi|c cơ thể và các cảm xúc (xảy ra trong
cơn hoảng loạn), c|c ý nghĩ (như trong rối loạn ám ảnh – cưỡng chế), cũng như c|c hình
ảnh, xung động và các huyễn tưởng. Tuy nhiên tất cả những hình thức trên đều giống nhau
v{ được coi là gây nguy hiểm cho sự lành mạnh về thể chất, tâm lý, cảm xúc và xã hội.

Sự đe dọa có thể gây nên các triệu chứng t}m lý v{ cơ thể, tất cả được đặt tên l{ ‘lo }u’. Có lẽ
tính chất nổi bật nhất v{ có ý nghĩa l}m s{ng trong chẩn đo|n lo }u đó l{ thời gian kéo dài
của triệu chứng lo âu. Các triệu chứng như căng thẳng cơ bắp, tăng hoạt động thần kinh
thực vật, sự trông đợi xảy ra cảm giác sợ hãi, cảnh giác và dò xét phải kéo dài và hiện hữu ít
nhất 6 tháng. Sự lo }u bình thường và lo âu bệnh lý có thể khác nhau một cách biến thiên
tùy theo mức độ nghiêm trọng, nhưng đ|nh gi| sau cùng phải dựa trên mức độ rối loạn
chức năng v{ sự mất khả năng của cá nhân. Lo âu có thể ảnh hưởng đến các hệ thống đ|p
ứng hô hấp, cơ bắp, tuần hoàn, da, tiêu hóa một cách riêng lẻ hay kết hợp. Các biểu hiện của
lo âu nặng thường bao gồm c|c đ|p ứng hành vi hoặc theo kiểu mệnh lệnh (ví dụ: chống cự
hoặc bỏ chạy) hoặc bằng sự bỏ sót (ví dụ: hành vi tránh né). Có những cảm giác sinh lý báo
hiệu sự hiện diện của lo âu, trải nghiệm cảm xúc liên quan đến lo âu, cùng các sự kiện và
tiến trình nhận thức có tác dụng kích thích và duy trì sự lo âu. Tất cả những điều trên có thể
l{m cho người bệnh mất khả năng hoạt động cá nhân, nghề nghiệp và xã hội.

Mô hình nhận thức lo âu (Barlow 1988, Beck, Emery & Greenberg, 1985; Freeman &
Ludgate, 1988) liên quan đến nhiều yếu tố. Lo âu, là hoạt động thích ứng với hoàn cảnh, bắt
đầu bằng sự tri giác về mối đe dọa trong một tình huống đặc hiệu. Ý nghĩa m{ c| nh}n liên
kết với hoàn cảnh được x|c định bởi sơ đồ và những ký ức mà họ đ~ có được từ những
hoàn cảnh tương tự trong quá khứ. Lúc đó c| nh}n đ|nh gi| sự trầm trọng của mối đe dọa
v{ lượng giá hiệu năng bản thân của mình hoặc những tiềm năng của mình để ứng phó với
mối đe dọa ấy. Nếu tình hình được xem là rất nguy hiểm, thì tiếp sau đó sẽ là ý thức về sự
nguy hiểm. Nếu tiếp nhận mối nguy một cách nhẹ nh{ng, đương sự sẽ đ|p ứng với nó như
là một sự thách thức, đồng thời cảm thấy phấn khích và nhiệt tình. Các tiến trình nhận thức
và tri giác có thể ảnh hưởng bởi trạng thái cảm xúc hiện tại của cá nhân (Bower 1981).
Trong trường hợp này, khi một người cảm thấy lo âu, anh ta có thể trở nên cảnh giác với
mối đe dọa và bắt đầu hồi tưởng những tình huống kinh khủng, có tính đe dọa trong quá
khứ, do đó đương sự có thể nhận ra được về một mối đe dọa mà có thể đ~ không hiện hữu
trước đó.

140
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Quá trình trị liệu nhận thức cho rối loạn lo }u cũng theo nguyên tắc chung đ~ b{n ở trên:
khi khái niệm hóa sự lo âu của một người n{o đó, chúng ta bắt đầu bằng việc đ|nh gi|
“ngưỡng lo }u” hoặc khả năng chịu đựng sự lo âu của đương sự. Mỗi người có một ngưỡng
lo }u chung cũng như khả năng chịu đựng lo âu trong những tình huống chuyên biệt. Những
ngưỡng lo âu này có thể chuyển đổi để đ|p ứng với c|c t|c nh}n g}y stress trong đời sống
hằng ngày của đương sự và tùy thuộc vào những nguồn lực hỗ trợ sẵn có của đương sự. Nhà
trị liệu sẽ bắt đầu bằng việc hỏi về những sự kiện đặc hiẹu nào, tình huống đặc hiệu nào và
c|c tương t|c n{o có t|c dụng khởi hoạt nỗi lo }u nơi đương sự.

Kế tiếp, nhà trị liệu sẽ thực hiện một sự đ|nh gi| về những suy nghĩ tự động đi kèm theo c|c
cảm giác lo âu. Mặc dầu những suy nghĩ của bản th}n người bị lo }u thường tập trung xung
quanh các chủ đề về sự đe dọa và tính mẫn cảm của họ, nội dung riêng biệt của nỗi lo }u nơi
mỗi người có thể hoàn to{n mang tính riêng tư hoặc rất cá biệt, và có thể liên quan đến một
hội chứng có tính rất chuyên biệt.

Như giả thuyết về tính chuyên biệt nhận thức, mỗi rối loạn lo âu có thể được phân biệt dựa
trên nền tảng của các nội dung và diễn tiến nhận thức kèm theo chúng. Ví dụ rối loạn hoảng
sợ (panic disorder) được tiêu biểu bởi sự nhạy cảm hoặc sự cảnh giác với các cảm gi|c cơ
thể và một khuynh hướng diễn nghĩa c|c cảm gi|c cơ thể này theo kiểu bi thảm hóa vấn đề.
Ví dụ, những cảm giác chóng mặt tạm thời có thể được diễn giải là do có một bướu máu trên
não, hoặc u trên não. Ám ảnh sợ khoảng rộng (agoraphobia), một c|ch đặc hiệu, có thể bao
gồm một nỗi sợ rằng bản thân không thể nhanh chóng đi đến được một “khu vực an to{n”,
chẳng hạn như nh{ của mình, khiến cho đương sự hầu như phải tr|nh né đi xe hơi, m|y bay
hoặc c|c phòng đông người – những nơi m{ việc ‘trốn chạy’ n{y bị ngăn trở. Ngược lại, ám
ảnh sợ chuyên biệt (specific phobia) thường liên quan một đối tượng chuyên biệt (như sợ
một con chó lớn) hay một tình huống chuyên biệt (sợ nói trước đ|m đông). Rối loạn ám ảnh
– cưỡng chế tiêu biểu bởi sợ những suy nghĩ hoặc h{nh vi đặc thù n{o đó. Trong khi rối loạn
lo âu lan tỏa (G.A.D – General Anxiety Disorder) liên quan đến một cảm nhận mơ hồ về tính
mẫn cảm dễ bị thương tổn và một nỗi lo sợ các mối nguy hiểm về cơ thể hoặc về tâm lý của
đương sự. Như đ~ nêu, khi c| nh}n gi|p mặt với tình thế, họ sẽ có nhiều sự lượng gi|.Điều
đầu tiên l{ “nguy cơ n{o có thể xảy đến cho tôi trong tình huống n{y”.Kế tiếp là sự đ|nh giá
các nguồn tiềm năng của bản thân hoặc của môi trường có thể sẵn có đối với đương sự.Nếu
đương sự nhận thấy mình có thể đương đầu với nguy cơ, họ sẽ không lo âu. Các can thiệp
nhận thức hướng về việc giảm đi tri gi|c đe dọa v{ l{m tăng cường niềm tin của cá nhân
trong khả năng đương đầu với tình thế. Tuy nhiên trước khi can thiệp, điều quan trọng là
phải đ|nh gi| được rằng mối đe dọa kia l{ ‘có thật’ hay không, c| nh}n đương sự có thật sự
thiếu khả năng đương đầu với tình thế hay không, và sự tri giác của thân chủ về việc thiếu
nguồn lực hỗ trợ là có chính xác hay không.

Ví dụ: Một nữ sinh viên 18 tuổi đang l{m một luận án tiến sĩ triết học than phiền là không
có khả năng học môn ngoại ngữ cho kỳ thi sắp đến. Cô run rẩy vì lo lắng lúc bắt đầu thi cử

141
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

và bật khóc khi miêu tả sự sợ h~i không vượt qua kỳ thi. Cô cảm thấy cuộc thi đ~ chứng tỏ
rằng cô không thể hoàn thành bằng tiến sĩ v{ cô l{ một người vợ, người mẹ không xứng
đ|ng.Những tư tưởng có tính bi thảm hóa xảy ra trong niềm tin là cô muốn ra sống ngoài
đường phố và tùy thuộc v{o người kh|c, nhưng không có ai ở ngo{i đường cả. Khi được hỏi,
có khi nào bị lo }u như thế trong quá khứ không, cô trả lời đ~ có trước khi đi thi. Khi được
hỏi có khi nào bị thi hỏng không, cô cười và cô trả lời “Dĩ nhiên không, tôi chưa bao giờ đạt
điểm B trong các kỳ thi, m{ luôn luôn đạt điểm A”. Mặc dầu chúng ta không thể tiên đo|n
khả năng đậu kỳ thi của cô một cách chắc chắn, kinh nghiệm cuộc sống của cô cho thấy rằng
sự tri giác về thiếu khả năng đương đầu của cô ta là ảo tưởng hơn l{ thực tế. Tuy nhiên, nếu
có sự thiếu sót kỹ năng, c|c can thiệp hành vi sẽ là thích hợp và nên cố gắng phát triển năng
lực và xúc tiến các nguồn lực n}ng đỡ của xã hội. Các nét nhân cách tự lập hoặc lệ thuộc,
thường ảnh hưởng đến cách thức mà mỗi c| nh}n đương đầu với các tình huống gây lo âu.
C|c c| nh}n có nh}n c|ch độc lập thường phát triển tư thế hướng về mục đích v{ thích h{nh
động trong khi các cá nhân có nhân cách lệ thuộc thường tìm kiếm sự n}ng đỡ, an ủi và sự
bảo vệ của người kh|c. C|c đ|p ứng bình thường với stress là chiến đấu, chạy trốn hoặc
“đóng băng lại”. Những c| nh}n có nh}n c|ch độc lập thường tìm cách chính mình giải quyết
vấn đề, họ ít khi tìm kiếm sự giúp đỡ một cách tự ph|t v{ không tìm đến sự trị liệu ngay.Họ
thường miêu tả sự lo âu bằng các triệu chứng sinh lý mơ hồ và có thể cảm thấy “sập bẫy” v{
bị lấn quyền trong những phiên trị liệu. Nếu nhà trị liệu cố tạo ra một mối quan hệ gần gũi,
nồng nhiệt với thân chủ tự lập, hoặc đưa ra c|c lời khuyên trực tiếp hay các bài tập làm ở
nh{, điều này sẽ dễ khiến cho thân chủ lo lắng hơn v{ có thể bỏ cuộc trị liệu. Ngược lại, các
thân chủ có nhân cách lệ thuộc sẵn sàng tới trị liệu nhiều lần. Họ cảm thấy sự lo âu làm cho
họ bị tê liệt và tích cực tìm kiếm sự hướng dẫn v{ n}ng đỡ của người khác. Họ có thể tìm
đến sự trị liệu nhiều lần và có thể bận tâm về việc nếu họ không nói với nhà trị liệu mọi
việc, khả năng giúp đỡ của nhà trị liệu sẽ bị tổn hại. Khi bị stress, những cá nhân lệ thuộc dễ
có cảm giác trở nên yếu đuối vì cảm giác bị bỏ rơi. Họ thường theo lời khuyên của nhà trị
liệu và cần làm mẫu trước khi áp dụng các bài tập ở nh{. Tuy nhiên, khuynh hướng chiếu
theo quyền người khác của họ và tìm sự trấn an hay hướng dẫn của người khác có thể sẽ
giới hạn khả năng ứng phó của họ với những vấn đề trong đời sống một c|ch độc lập. Vì thế,
mục tiêu trị liệu cần phải khuyến khích họ nhận nhiều trách nhiệm hơn trong việc phát hiện
các vấn đề v{ đưa ra những giải pháp khác. Không phải tất cả các phản ứng lo âu là giống
nhau. Đúng hơn, c|c khuôn mẫu triệu chứng biến đổi tùy theo từng người. Cá nhân này có
thể trải nghiệm các triệu chứng về cơ thể nhiều hơn như tim đập nhanh, khó thở, chóng
mặt, ăn khó tiêu, do dự hoặc các triệu chứng bốc hỏa. Trong những trường hợp này cần ‘c|
thể hóa’ sự trị liệu. Tuy nhiên, sự lo âu của một cá nhân khác có thể đặc trưng bởi nỗi lo sợ
về ‘điều tệ hại nhất sẽ xảy ra’ v{ những suy nghĩ mất sự kiểm soát. Chương trình trị liệu của
họ sẽ có phần nào khác nhau. Khi trị liệu những rối loạn lo âu, thật ích lợi nếu giữ trong đầu
tính biến thiên này và tiếp cận mỗi triệu chứng một cách riêng biệt. Các rối loạn lo âu
thường có tính hay phát triển bên trong gia đình. C|c rối loạn hoảng sợ, ám ảnh – cưỡng
chế, ám ảnh sợ và rối loạn lo âu lan tỏa là khá phổ biến trong số những anh chị em ruột hơn

142
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

là trong số những bà con xa. Mặc dầu các nghiên cứu nhấn mạnh rằng các yếu tố di truyền
có thể tham gia vào việc phát sinh các rối loạn này, song vai trò của các yếu tố môi trường
và học tập xã hội cũng được chứng minh rõ ràng. Việc lượng giá lịch sử gia đình của thân
chủ bị lo }u cũng có thể hữu ích vì nó có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin, các
kinh nghiệm đầu đời của thân chủ đ~ góp phần vào sự hình thành những niềm tin gây lo âu.
Ngoài ra, nó có thể soi sáng các thách thức m{ c|c th{nh viên kh|c trong gia đình đương
đầu với các cảm giác lo âu, những đ|p ứng đương đầu mà thân chủ đ~ học tập theo. Mục
tiêu là nhằm đạt được sự hiểu biết về nguồn gốc của những niềm tin ẩn ngầm bên dưới của
thân chủ và cách thức mà thân chủ đ~ học tập để quản lý các cảm giác này.

Cũng như c|c vấn đề quan trọng khác về mặt lâm sàng, việc trị liệu chứng lo âu bắt đầu
bằng cách khái niệm hóa trường hợp một cách chi tiết và mạch lạc. Bằng một nhãn quan
theo kiểu hiện tượng học, chúng ta tìm cách hiểu biết c|c suy nghĩ, cảm xúc v{ đ|p ứng
hành vi của các thân chủ khi họ đương đầu với các tình thế gây lo âu. Các câu hỏi được đặt
ra như sau:

 Thân chủ có trong tình trạng nguy hiểm thật sự, hay là sự đ|p ứng của thân chủ đ~
trở nên quá mức với sự đe dọa? Nếu thân chủ đối đầu với một đe dọa thực sự, sự tái
qui lỗi sẽ là một biện pháp không phù hợp.
 Thân chủ đ~ dùng sự qui lỗi n{o để gán cho nguyên nhân lo âu?
 Thân chủ có đ|nh gi| đúng khả năng của mình hay không, hay là nhà trị liệu có
những quan điểm sai lệch về tính hiệu năng v{ sự thuần thục của cá nhân mình.
 Thân chủ mong đợi gì về hành vi của mình và hành vi của người kh|c? C|c mong đợi
cho mình và (nhà trị liệu) có hợp lý không?
 C|c suy nghĩ tự động và sai lệch nhận thức đi theo sự lo âu là gì?
 C|c sơ đồ và giả thuyết duy trì sự lo âu của thân chủ là gì ?
 Các kỹ năng h{nh vi n{o cần thiết để ứng phó hiệu quả hơn? Th}n chủ có thực hiện
những hành vi kém thích ứng (ví dụ như tr|nh né, sử dụng ma tuý, tìm kiếm thái quá
sự an ủi) có thể l{m tăng cảm giác yếu đuối của mình hay không?

Việc xem xét các câu hỏi trên đ}y sẽ giúp nhà trị liệu hướng đến một chương trình trị liệu
hiệu quả và có hệ thống hơn.

3. Các rối loạn nhân cách

Các rối loạn nhân cách ám chỉ tới các khuôn mẫu suy nghĩ, tri gi|c v{ c|c quan hệ tương tác
cá nhân có tính chất kéo dài, không linh hoạt và kém thích ứng. Chúng có khuynh hướng xảy
ra trong một loạt những tình huống v{ thường kèm theo nhiều phiền lụy sau đó. Thông
thường, chúng gây tổn hại rất lớn trên các chức năng nghề nghiệp và xã hội. Rối loạn nhân
cách khác với các vấn đề lâm sàng quan trọng kh|c như (trầm cảm hoặc rối loạn lo âu) ở
chỗ chúng không thay đổi tho thời gian v{ không đặc trưng bởi c|c giai đoạn phiền muộn
từng đợt.
143
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Giống như những vấn đề đ~ được bàn luận, mỗi rối loạn nhân c|ch được mô tả như một
hợp thành các nội dung và tiến trình nhận thức (Layden 1993). Sơ đồ của một thân chủ có
nhân cách lệ thuộc được tiêu biểu bởi sơ đồ có hình thức “tôi l{ một người có tì vết hoặc
không có khả năng” (bản thân) hoặc “thế giới là một chỗ nguy hiểm” (thế giới) hoặc gia đình
“nếu tôi có thể duy trì quan hệ thân thiết với một người n}ng đỡ, tôi có thể cảm thấy an
t}m”. Do đó một người rối loạn nhân cách lệ thuộc luôn luôn tìm mối quan hệ với người
khác, sợ mất mối quan hệ và cảm thấy thất vọng và lo âu khi mất sự ủng hộ của người khác.

Ngược lại, một thân chủ rối loạn nhân cách phân liệt, cũng cho rằng “thế giới là một chỗ
nguy hiểm” (thế giới) nhưng đồng thời cho rằng “những người kh|c cũng nguy hiểm hay ác
độc” v{ giả định “nếu tôi có thể tr|nh được các quan hệ thân thiết với người khác, tôi cảm
thấy an to{n hơn”. Do đó, c|c đ|p ứng cảm xúc và hành vi hoàn toàn khác biệt. Họ có
khuynh hướng thờ ơ với sự khen ngợi hoặc chỉ trích của người khác, ít có bạn bè thân thiết
và có cảm xúc xa vời với người kh|c. Như một thân chủ đ~ ph|t biểu “giấc mơ của tôi là học
xong trường luật, như thế tôi có thể kiếm được nhiều tiền… rồi tôi sẽ mua một hòn đảo mà
tôi sẽ không bao giờ bàn bạc với ai. Đó l{ lý tưởng của tôi”.

Những rối loạn nhân cách phản ảnh hoạt động của những sơ đồ và giả định kém thích ứng
(Beck và cs., 1990; Freeman, 1999). Mặc dầu c|c sơ đồ n{y đ~ thích ứng trong hoàn cảnh
mà từ đó nó đ~ được phát triển, từ l}u nó đ~ mất đi c|c gi| trị chức năng. Vì những niềm tin
nằm bên dưới rối loạn nhân cách là ngấm ngầm nên thường không được đem ra mổ xẻ. Do
đó, c|c th}n chủ có khuynh hướng không xem các tri kiến, suy nghĩ, h{nh vi của mình là có
vấn đề, ít ra l{ trong lúc đầu. C|c khó khăn của họ có tính c|ch ‘đẳng trương với c|i ng~’
(ego-syntonic).

Họ cho rằng vấn đề là nằm ở người kh|c. Như trường họp người phụ nữ vừa nêu trên đ~
nói: ‘Tôi chỉ đang ph|t hiện ra vấn đề, họ phải thay đổi chúng’. B{ tin rằng hành vi của mình
là thích ứng và hợp lý và rằng b{ đang mang đến sự giúp đỡ cho người khác bằng cách nêu
ra các khuyết điểm của họ. Bởi vì c|c khó khăn của họ l{ đẳng trương với cái ngã. Các thân
chủ rối loạn nh}n c|ch thường tìm đến nhà trị liệu là vì lý do trầm cảm, lo âu, giận dữ hoặc
khó khăn trong công việc hay quan hệ. Điều quan trọng nên nhớ rằng các mục tiêu trị liệu
thân chủ không được chia sẻ với người khác (gồm nhà trị liệu) nếu thân chủ không muốn
làm nêu rõ các vấn đề cốt lõi của mình, việc trị liệu vẫn có hữu ích bằng cách cung cấp cho
thân chủ các kỹ thuật để kiểm soát các cảm xúc trầm cảm hoặc lo âu và giúp cho thân chủ
phát triển các quan hệ tin cậy. Mặc dầu tốn nhiều thời gian, phương ph|p cởi mở dần dần
những sơ đồ (schemata) thông qua sự kh|m ph| có hướng dẫn và sự chứng minh rằng các
sơ đồ là kém thích ứng, có thể dẫn đến kết quả hơn l{ sự đối đầu trực tiếp.

Trị liệu nhận thức đối với các rối loạn nhân cách khác với tâm lý trị liệu nhận thức ngắn hạn
(short-term cognitive psychotherapy) vì nó cần thăm dò to{n diện hơn về nguồn gốc phát
triển của c|c sơ đồ (phân tích phát triển) và khám xét các cách thức trong đó sơ đồ được

144
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

thể hiện trong các quan hệ trị liệu. Tuy nhiên không giống như trị liệu t}m động học, nhà trị
liệu nhận thức không cho phép phát triển quan hệ chuyển di tiêu cực (negative
transference) như l{ một phương tiện, cho phép giải thích c|c xung năng thúc đẩy bên dưới
hoặc diễn giải chức năng của cái Tôi. Sự phát triển mối quan hệ trầm cảm và giận dữ với
nhà trị liệu sẽ làm tổn hại sự cộng tác trị liệu. Tốt hơn l{ nên tấn công vào các tri kiến, các
trông đợi và những cách qui lỗi tiêu cực một cách trực tiếp. Mối quan hệ trị liệu được sử
dụng như một bằng cớ rằng niềm tin nằm ẩn ngầm bên dưới là không có thật.

Ví dụ: một phụ nữ 39 tuổi tìm kiếm sự trị liệu vì luôn luôn cảm giác trầm cảm, lo âu và cảm
giác trống rỗng. Trước đ}y b{ đ~ lập gia đình nhiều lần và mối quan hệ hiện tại (với một
người nghiện ma túy và nghiện rượu) vừa không thỏa mãn vừa bất ổn. Sau một cuộc trị liệu
mạnh mẽ, b{ đ~ mang một món qu{ quý b|u đến cho nhà trị liệu. Khi được hỏi tại sao, b{ đ~
nhận xét ‘bất cứ khi nào một người đ{n ông l{m một điều gì cho tôi, tôi cảm thấy tôi phải
đ|p lại nếu không ông ta sẽ rời bỏ tôi’. Bà kể rằng mình đ~ suy nghĩ nhiều về nhà trị liệu, sẽ
nghĩ rằng mình đ~ được trị liệu xong, và phải đến hồi kết thúc. Trong tuần lễ trước đó, b{
hay nằm mơ l{ người bạn tình sẽ rời bỏ mình. Khi nhà trị liệu hỏi bà cảm thấy thế nào nếu
ông ta từ chối nhận quà.Bà bắt đầu bức xúc v{ khóc lóc. Lúc đó nh{ trị liệu hỏi có điều gì
ông đ~ nói hay l{m để gợi ý rằng ông sẽ từ bỏ bà và chấm dứt việc trị liệu, b{ đ~ x|c nhận là
không có. Nhà trị liệu nói như vậy l{ suy nghĩ từ đ}u? B{ trả lời: không phải từ ông, mà từ
khi tôi mới lớn lên. Cuộc trị liệu tiếp tục với sự thảo luận làm thế nào bà ta có thể nhận ra và
đương đầu các phản ứng cảm xúc đặt nền tảng trên những sơ đồ tiềm ẩn của bà.

Mối quan hệ trị liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc trị liệu các rối loạn nhân
cách.Mối quan hệ trị liệu được sử dụng như một tiểu vũ trụ của c|c đ|p ứng mà thân chủ
thực hiện với người khác.Tính chất nhạy bén của mối quan hệ có ý nghĩa rằng nhà trị liệu
phải rất thận trọng. Đối với thân chủ rối loạn nhân cách lệ thuộc chỉ cần trễ 2 phút chờ đợi
cũng l{m cho họ sợ bị bỏ rơi. Cần phải thảo luận trước về khung thời gian để trị liệu với các
thân chủ ngay từ khi khởi sự trị liệu. Ví dụ, nhiều thân chủ có thể đ~ đọc về trị liệu nhận
thức v{ mong đợi họ sẽ được trị liệu từ 10 đến 20 lần. Tuy nhiên, vì tính kinh niên và trầm
trọng của khó khăn của họ cần phải có một thời gian l}u d{i hơn. Mặc dầu thân chủ có thể
mong đợi sự cải thiện một số triệu chứng trong thời gian ngắn hơn. Cần ít nhất một năm
đến 20 th|ng để nhận ra v{ thay đổi các niềm tin nằm bên dưới. Trị liệu nhận thức các rối
loạn nhân cách là một lãnh vực phát triển rất nhanh cho nghiên cứu và lý thuyết lâm sàng.
Mặc dầu ít công trình nghiên cứu thực nghiệm đ~ ho{n tất, kinh nghiệm lâm sàng của chúng
ta gợi ý rằng mô hình trị liệu nhận thức cung cấp một phương tiện tinh tế để hiểu biết các
kiểu c|ch suy nghĩ, cảm xúc và hành vi dai dẳng và làm thất bại bản thân. Giá trị tiềm tàng
của trị liệu nhận thức để trị liệu các thân chủ đầy thách thức này là rất lớn lao, mặc dầu
chưa được nhận biết được hết.

KẾT LUẬN

145
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Lợi ích của liệu pháp nhận thức trong trị liệu trầm cảm v{ lo }u đ~ được x|c định rõ ràng.
Nhiều thể lâm sàng của rối loạn trầm cảm v{ lo }u đ~ được đề nghị và tạo được nhiều quan
tâm trong thực hành. Tuy nhiên, các nghiên cứu có đối chứng về hiệu năng của trị liệu nhận
thức trong các vấn đề lâm sàng quan trọng khác cần phải tiếp tục thực hiện. Ngoài ra, các
tiến trình tạo động lực cho sự thay đổi trong quá trình trị liệu vẫn chưa được hiểu thấu đ|o.
Ví dụ các kỹ thuật nhận thức v{ h{nh vi đặc thù nào có liên quan gần gũi nhất với sự cải
thiện về mặt lâm sàng. Các biến thể (variants) về tính hợp lý và tính kiến tạo của trị liệu
nhận thức có khác biệt về hiệu năng trong trị liệu các rối loạn đặc hiệu hay không?Điều gì
làm nên sự thay đổi của thân chủ trong tiến trình trị liệu? Các mô hình nhận thức của tâm
bệnh lý đề xuất rằng những thay đổi nên được làm rõ trong khi xuất hiện c|c suy nghĩ tự
động kém hiệu quả và sự lệch lạc nhận thức kém thích nghi; đồng thời những thay đổi trong
sơ đồ nhận thức cũng nên có được khả năng tiên liệu việc giảm thiểu nguy cơ t|i ph|t.
Những thay đổi n{y có được chứng minh không? Cảm xúc và diễn xuất hành vi có vai trò gì
trong sự cải thiện kết quả trị liệu? Đ}y l{ những câu hỏi thúc bách và nếu có lời giải đ|p thì
chúng sẽ được sử dụng như l{ một động lực để tinh luyện thêm mô hình trị liệu nhận thức.
Trị liệu nhận thức được xem là một tiếp cận phức tạp và tinh vi của tâm lý trị liệu đặt nền
tảng trên một sự thật đơn giản là hành vi và cảm xúc bắt nguồn từ những cách thức suy
nghĩ kém thích ứng. Khi nhìn lại 30 năm ph|t triển lý thuyết và thực hành trị liệu nhận thức,
Beck (1991) nhận định “trị liệu nhận thức không còn non kém nữa m{ đ~ chứng tỏ khả
năng bay cao bay xa bởi năng lực của chính mình, nhưng bay được bao xa thì còn phải chờ
xem”.

146
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Chương 7:

TRÀO LƯU NHÂN VĂN – HIỆN SINH TRONG TÂM LÝ TRỊ LIỆU

DẪN NHẬP

Nói một cách khái quát, tr{o lưu nh}n văn – hiện sinh (existential-humanistic approach) có
cơ sở từ trong tất cả những tư tưởng của con người về sự nhiệm mầu của ý thức và của
cuộc sống. Nói tỉ mỉ hơn, chúng ta có thể phát hiện những cội nguồn của tr{o lưu n{y ngay
từ thời có những quan điểm muốn “kh|ch thể hóa” (objectify) những trải nghiệm của con
người của những nh{ tư tưởng như Aristotle, Newton, Descartes; cho đến những khuynh
hướng hiện đại hơn muốn đặt nặng tầm quan trọng v{o “tính chất chủ quan” của con người
(human subjectivity) của các học giả trong thế kỷ 20 như Husserl, Heidegger, Sartre v{
Merleau-Ponty.

Những tác giả theo chủ nghĩa hiện sinh (existentialists), cùng với những nhà tâm lý nổi
tiếng như Freud, Gordon Allport, Buber, William James, v{ c|c triết gia như Ortega y Gasset
v{ Pascal, đ~ ph|t biểu về ý nghĩa cốt yếu của các trải nghiệm (experience) trong nội tâm
của con người. Trong khi đó, quan điểm nh}n văn (humanistic perspective) trong t}m lý
học, tiêu biểu bởi các tác giả như Anderson, Bugental, Arthur Deikman, Erich Fromm,
George Kelly, Sidney Jourard, Abraham Maslow, Carl Rogers, lại phát triển mạnh trong
khoảng bốn thập niên cuối thế kỷ 20 và trở nên đồng điệu với tr{o lưu tư tưởng hiện sinh.
Tất cả những tr{o lưu tư tưởng này có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ trên sự phát triển
của ngành tâm lý trị liệu trong khoảng thời gian này. Sự kết hợp hai dòng tư tưởng hiện
sinh v{ nh}n văn đ~ đưa sự chú tâm của những nhà chuyên môn trở về với những chủ đề
đậm chất con người như: tình yêu, sự ganh ghét, tính trung thực, sự phản bội, lòng can đảm,
sự giận dữ, đức hy sinh, sự toàn mỹ, tính sáng tạo, sự độc ác, cùng với những chiều kích
khác rất phong phú nhưng cũng đầy mâu thuẫn trong cuộc sống nội tâm của tất cả chúng ta.

Trong thập niên 1960, những thách thức đối với các mô hình tâm lý trị liệu theo truyền
thống phần n{o đ~ thúc đẩy sự phá vỡ các mô hình trị liệu kém hiệu lực của phương ph|p
phân tâm cổ điển v{ đồng thời cũng ph| vỡ những tầm nhìn còn nhiều hạn chế của các nhà
trị liệu không phải ph}n t}m. V{ như c}u châm ngôn của Alexander Pope: “Việc nghiên cứu
đúng đắn về con người chính l{ lo{i người” (The proper study of humans is humankind).
Việc n{y đặt nặng vai trò trung tâm của đời sống chủ quan của con người bao gồm sự nhận
biết, chú tâm, xúc cảm, nhận thức, cùng tất cả những chiều kích muôn màu muôn vẻ trong
cuộc sống. Mỗi tác giả theo khuynh hướng nh}n văn – hiện sinh đều có c|ch riêng độc đ|o
của mình, tuy nhiên tất cả họ đều chia sẻ lòng tin vào sự thánh thiện và tiềm năng của đời
sống con người, đặc biệt l{ đời sống nội tâm. Sự phát triển khuynh hướng nh}n văn – hiện

147
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

sinh cũng hòa nhịp cùng với tr{o lưu “hiện tượng học” trong ng{nh t}m lý học
(phenomenological psychology).

Do vậy có một “dòng sông” được tạo nên bởi ba nhánh phụ bao gồm: (1) Tâm lý học hiện
sinh và triết học hiện sinh; (2) Tâm lý học nh}n văn v{ (3) Phương ph|p nghiên cứu và
quan điểm hiện tượng học. Tất cả những tr{o lưu n{y cùng tương t|c v{ có ảnh hưởng lên
quan điểm của trường ph|i nh}n văn – hiện sinh trong tâm lý học nói chung và tâm lý trị
liệu nói riêng ở c|c nước phương T}y.

Lịch sử văn hóa phương T}y (cũng như to{n thế giới) đ~ chứng kiến rất nhiều những mối
công kích tràn lan lên những nguồn lực mang lại ý nghĩa cho đời sống của con người. Trong
một ch}u Âu đang hồi phục từ những sang chấn hàng loạt sau chiến tranh thế giới thứ hai,
tất cả những nh{ tư tưởng đều phải đối mặt với một thực tại về sự hủy diệt của con người.
Một số người có tư duy mang nặng tính hình th|i cơ học (mechanomorphs), xem con người
chỉ như l{ những cỗ m|y được chi phối bởi những tác nhân có ảnh hưởng từ bên ngoài. Một
số trở nên bi quan nhìn đời đen tối, xem toàn bộ thế gian này là một sự phi lý. Một số người
khác lại cố tìm cách cứu vớt những hy vọng còn sót lại sau những hủy hoại do chiến tranh
và thất bại kinh tế.

Nhiều nh{ chuyên môn như c|c b|c sĩ t}m thần, nhà tâm lý và các cán bộ xã hội nhận thấy
rằng những phương thức trị liệu tâm lý theo truyền thống lúc ấy (chủ yếu dựa trên nền
tảng ph}n t}m v{ c|c tư vấn khuyên bảo) l{ không đầy đủ và hiệu quả nữa. Ngo{i ra, cũng
có ảnh hưởng từ những thay đổi trong th|i độ của công chúng nói chung về việc thế nào là
“được trị liệu” v{ những kỳ vọng thông thường về những gì mà tâm lý trị liệu có thể mang
lại. Thay vì chỉ trông đợi được trị liệu tâm lý khi mắc phải những tâm bệnh quan trọng,
những thân chủ mới của thời kỳ ấy có thể tìm kiếm sự trợ giúp khi họ gặp phải những vấn
đề rất đời thường nhưng có tính cấp bách của cuộc sống như ly hôn, trầm cảm, thất tình, bất
đắc chí, cô đơn, ghen tuông, những tình trạng xâm hại, lạm dụng, những nỗi lo sợ thường
xuyên và các chủ đề thông thường kh|c trong đời sống (tức là những vấn đề có ảnh hưởng
lên trên sự “tồn tại” hay “hiện sinh”), v{ họ đ~ đưa c|c chủ đề ấy v{o trong c|c phòng tư
vấn.

Chuyên ngành sức khỏe tâm thần có sẵn lúc ấy đ~ chậm trễ không nhận ra những thay đổi
này, không nhận ra những gì mà các thân chủ yêu cầu nơi họ cũng như những gì m{ người
trong ngành cần phải dạy và học. Hậu quả là nhiều chuyên gia không phải ng{nh y khoa như
các nhà giáo, nhân viên xã hội, những người thiện nguyện... đôi khi chỉ có học vị master
trong c|c lĩnh vực chuyên môn của mình đ~ đứng ra đảm trách việc đ|p ứng cho các nhu
cầu đang lên ấy v{ đ~ nhanh chóng nắm bắt ngành nghề mới mẻ này (Tình hình này rất
giống với sự hình th{nh ng{nh Tư vấn Tâm lý tại Việt Nam vào những năm sau chiến tranh -
Người dịch).

148
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Cả một pho tư liệu bao gồm nhiều công trình nghiên cứu đ~ xuất hiện và góp phần đ|ng kể
vào việc hình th{nh phương ph|p trị liệu theo hướng nh}n văn – hiện sinh, một phương
pháp có gốc rễ bắt nguồn từ rất nhiều khuynh hướng trị liệu trước đó. Ở đ}y ta có thể kể
đến một số nội dung có ảnh hưởng quan trọng nhất như:

- Các luận thuyết của Freud về sự phản kháng, chuyển di và chuyển di ngược
(resistance, transference, countertransference), cùng với sức mạnh và sự phong phú
của vô thức.
- Lòng tin của Carl Rogers về tiềm năng tự bình phục của thân chủ và vai trò trung tâm
của bản ngã (self).
- Sự khẳng định của Husserl về vai trò trung tâm của chủ thể và sự mở rộng các trải
nghiệm của con người theo cách thức làm mới liên tục thông qua bối cảnh của cuộc
sống thường ngày từ lúc này sang lúc khác.
- Từ việc Rollo May mang quan điểm hiện sinh vào trong tâm lý trị liệu, với sự nhấn
mạnh vào hiện tại, sự thách thức đối đầu với thực tế cuộc sống (confrontation), và
vai trò quan trọng của sự chủ tâm có dự định của con người. May cũng mang đến
những nghiên cứu về những trải nghiệm cơ bản trong cuộc sống con người như về
sự lo âu, tình yêu, ý chí, sức mạnh, sự vô tội...)
- Allen Wheelis nhiều lần đòi hỏi con người phải đối mặt với những bi kịch, với sự
méo mó và trống trải vốn là một phần trong cuộc sống.
- Irvin Yalom thận trọng kết hợp những ý nghĩa trong việc thực hành tâm lý trị liệu
với những giả định cơ bản trong cuộc sống.
- Peter Koestenbaum dùng những tư duy có tính triết lý để mô tả c|c đề tài của cuộc
sống v{ đ~ nghiên cứu về “sự sống động của cái chết” (vitality of death).

Việc thực hành tâm lý trị liệu theo quan điểm nh}n văn – hiện sinh do vậy cũng đa dạng và
phong phú như chính sự phát triển của tr{o lưu tư tưởng n{y. Đối với nhiều người, quan
điểm n{y đ~ góp phần chủ yếu vào việc mở rộng phạm vi thích ứng với c|c phương ph|p v{
khái niệm từ nhiều học thuyết nền tảng khác nhau. Vì thế, ngày nay, phạm vi ứng dụng của
quan điểm n{y đ~ mở rộng từ những nhà trị liệu phân tâm theo kiểu truyền thống cho đến
những tác giả ủng hộ việc trị liệu theo xu hướng ngắn hạn, tập trung trị liệu triệu chứng
(symptom-focused) và cả những nhà trị liệu thực hành các liệu pháp dài hạn hướng đến
những thay đổi lâu dài trong cuộc sống. Những tác giả của bài viết này chủ yếu thực hiện
công việc mô tả quan điểm nh}n văn – hiện sinh như những báo cáo viên có tính trung
dung, nêu lên những lập trường có tính quan điểm và những áp dụng của chúng trên lĩnh
vực lâm sàng.

Có hai sự chuyển biến trong tư duy của ngành tâm lý học đ~ tạo nên nền tảng cho quan
điểm nh}n văn – hiện sinh: (1) Chuyển từ việc “kh|ch thể hóa” c|c hiện tượng tâm lý sang
việc nhận ra tầm quan trọng của “tính chủ quan”; (2) Chuyển đổi lĩnh vực tâm lý trị liệu từ
chỗ chủ yếu nghiên cứu về các trạng thái tâm bệnh kinh điển (như loạn tâm hoặc nhiễu

149
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

tâm) trở thành một ngành ứng dụng rộng rãi vào các chủ đề rộng hơn, bao gồm cả những
chủ đề gây phiền muộn thông thường trong cuộc sống.

Nói thẳng ra, phần lớn c|c trường phái tâm lý trị liệu đều xem thân chủ như những “kh|ch
thể” (object), có thể l{ đối tượng để nghiên cứu, để hiểu biết, có thể “t|c động” v{o để làm
cho thay đổi...; thân chủ cũng có thể được xem như những “vấn đề” từ đó có thể được phân
tích, xem xét v{ “giải quyết”; hoặc họ cũng có thể được xem như những người bệnh cần
được “chữa trị”... Theo quan điểm nh}n văn – hiện sinh, thân chủ về căn bản được xem như
những “chủ thể” (subject) tham gia v{o tiến trình trị liệu, còn nhà trị liệu được xem như
một người hỗ trợ, một cố vấn hoặc như một người đồng hành trong lúc thân chủ đang cố
gắng l{m cho đời sống của mình trở nên dễ chịu hơn, toại ý hơn. Những chủ đề mà quan
điểm nh}n văn – hiện sinh lưu t}m đến cũng rất đa dạng v{ điều n{y cũng liên quan mật
thiết đến sự phát triển, bởi chừng n{o m{ lĩnh vực tâm lý vẫn còn là một lĩnh vực chú tâm
đến những rối loạn tâm trí nghiêm trọng và rõ ràng thì cái nhìn của nhà trị liệu đối với thân
chủ cũng vẫn nhắm đến việc “kh|ch thể hóa”, tìm c|ch “xử lý” c|c triệu chứng và tạo nên
mối quan hệ xa cách giữa một bên l{ “nh{ chuyên môn” v{ bên kia l{ “bệnh nh}n”.

Các thủ tục chẩn đo|n theo thông lệ đòi hỏi nhà lâm sàng phải giữ khoảng c|ch “từ xa” để có
thể x|c định được những tình trạng của thân chủ bằng cách xem xét các biểu hiện hành vi
của họ. Đ}y l{ c|ch thức làm việc dựa trên lập trường “phi nhân vị” v{ “kh|ch thể hóa”
(impersonal and objectifying). Trái lại, tính “chủ quan” (subjectivity) chủ yếu dựa vào sự
lưu ý đến những trải nghiệm bên trong nội tâm của cả thân chủ lẫn nhà trị liệu, chú ý đến
những cảm nhận, ý nghĩa v{ cảm xúc ở từng con người từ lúc này sang lúc khác, cùng sự thể
hiện của những trải nghiệm đó trong mối quan hệ sống động giữa nhà trị liệu và thân chủ
lúc đang diễn ra cuộc gặp gỡ giữa họ với nhau. Đ}y l{ một lập trường có tính cá nhân, dựa
trên mối quan hệ giữa người với người v{ có xem xét đến nội t}m con người (personal,
interpersonal and intrapsychic).

Cả sự chú trọng đến tính chủ quan lẫn việc mở rộng chủ đề phục vụ sang nhiều lĩnh vực
thông thường trong đời sống cũng góp phần vào việc “định nghĩa lại” thế n{o l{ “l{m người”
và thế n{o l{ “những nỗi khổ của con người”, v{ đương nhiên cũng giúp x|c định lại cách
thức để loại bỏ những nỗi khổ đó. Bằng cách thức này, những nỗi khổ của con người, với
một mức độ khá quan trọng, được xem như l{ những điều được nhận biết một cách chủ
quan, thay vì xem chúng như những “sự trừng phạt về mặt đạo đức”, một “căn bệnh” m{
người bệnh mắc phải, một thất bại về mặt tính cách, hoặc như một rối loạn về mặt hóa học
hoặc thực thể.

Những sự chuyển biến trong lập trường v{ quan điểm n{y đưa chúng ta đến việc nhận thức
được rằng những nỗi khổ là có tính chủ quan, và do vậy tiến trình l{m vơi đi những nỗi khổ
ấy ít nhất cũng phần n{o tương tự như vậy. Điều n{y tr|i ngược với những tác giả chủ
trương sử dụng c|c phương thức điều trị hóa dược hoặc thay đổi hành vi; những người này

150
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

thường cho rằng tính chủ quan không phải là yếu tố quan trọng cả trong việc hình thành
những phiền nhiễu nơi th}n chủ lẫn trong phương thức để “chữa l{nh” chúng. Đối lập với
những tác giả này là những nhà trị liệu theo khuynh hướng nh}n văn – hiện sinh, những
người có lòng tin rằng sức mạnh luôn tồn tại bên trong con người, và rằng chính cái sức
mạnh đ~ g}y ra nỗi đau khổ kia cũng có thể được “chuyển hướng” để đưa đến sự bình phục.

1. KHÁI NIỆM VỀ NHÂN CÁCH

Thuật ngữ “nh}n c|ch” không được xem là cách dùng từ hữu ích. Nhân cách là một khái
niệm trừu tượng, không chính xác, cả trong ngôn ngữ khoa học lẫn phổ thông. Nhân cách là
khái niệm trừu tượng chứ không “có tính hiện tượng” (phenomenological). Do vậy, thay vì
cố gắng trình bày khái niệm nhân cách với một ý nghĩa đặc biệt n{o đó, c|c t|c giả theo xu
hướng nh}n văn – hiện sinh chỉ nêu ra một số khái niệm có liên quan với nhau, mỗi khái
niệm thể hiện một khía cạnh có tính tiến trình quan trọng của con người.

Từ khóa ở đ}y l{ “tiến trình”. Thay vì mô tả những cấu trúc có tính cố định, các tác giả nhận
thấy sẽ hữu ích hơn nếu công nhận cơ chế động năng liên tục (continual dynamism) của đời
sống con người – một “dòng chảy” không ngừng của đời sống về tất cả một phương diện.
Chính Gordon Allport (1964) cũng có lần nêu rõ “Cấu trúc là sản phẩm được thải xuất ra từ
các tiến trình” (Structure is the secretion of process).

Tính chủ quan (subjectivity)

Như đ~ nêu trên, quan điểm về tính chủ quan là nền tảng của nh~n quan nh}n văn – hiện
sinh (còn gọi l{ nh~n quan “hiện tượng học” – phenomenological - trong văn phong nghi
thức hơn). Kh|i niệm này có ý nói về những trải nghiệm bên trong của cả nhà trị liệu lẫn
thân chủ như những “cảnh quang” chính trong qu| trình chúng ta cố gắng chú tâm và làm
việc. Lập trường này rất khác biệt với phần đông những trường phái khác trong tâm lý học
cũng như t}m lý trị liệu hiện nay đang cố “tranh đua” với các ngành khoa học tự nhiên về
tính “kh|ch quan”, chính x|c.

Tập trung vào tính chủ quan tức là chú tâm vào những gì con người cảm nhận được, vào
cảm xúc trong hiện tại, vào những dự định và toàn bộ những trải nghiệm ẩn sâu trong mỗi
con người (thân chủ). Điều này có lúc bị hiểu sai là sự chú tâm vào những tình cảm
(emotions), v{ tuy đôi khi đúng l{ như thế nhưng quả là một sự bóp méo nếu người ta xem
việc nhấn mạnh vào tính chủ quan như l{ c|ch thức xem cảm xúc (feelings) có ý nghĩa quan
trọng hơn c|c lĩnh vực tư duy v{ c|c suy nghĩ có chủ ý (cognitive and intentional spheres).

Liên chủ thể (intersubjectivity)

Khi hai con người tham gia sâu vào một công việc chung, ví dụ như mối quan hệ trong tâm
lý trị liệu, sẽ tạo nên một hiện tượng (phenomenon) với những thuộc tính lớn hơn tổng số
hai thành phần hợp lại. Sản phẩm mới tạo lập n{y được gọi l{ “liên chủ thể”

151
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

(intersubjective) (Levenson, 1983, 1991; Stolorow, Brandtchaft & Atwood, 1987). Đó l{


sản phẩm của tiến trình nhận biết cả có ý thức lẫn dưới ngưỡng ý thức, về cả những gì được
nói lẫn chưa được nói, cả những tín hiệu từ lời nói lẫn từ cơ thể, cả trong ký ức hiện tại lẫn
dự b|o cho tương lai, v{ phần nhiều những sự nhận biết này khó có thể nói hết thành lời.

Bằng thuật ngữ hiện sinh quen thuộc hơn, c|c t|c giả hay nói về tình trạng căn bản này của
con người như l{ một tình trạng vừa tách rời khỏi người khác vừa vẫn như l{ một phần của
người kh|c. Điều n{y cũng có ngụ ý khi nói về những cam kết trong việc trị liệu, cũng như
sự phân tích các quá trình xảy ra trong trị liệu như phản kháng (resistance), chuyển di
(transference) và chuyển di ngược (counter-transference) (Bugental, 1987).

Sự hiện diện (presence)

Để có thể thực sự hiện diện, người ta phải nhận biết v{ tham gia đầy đủ vào thực tế sống
ngay trong hiện tại, không sống tách biệt, đảm nhận các vai trò và khách thể hóa bản ngã
của mình (self-objectification). Mức độ hiện diện của chúng ta trong từng hoàn cảnh sống
cụ thể luôn luôn thay đổi, bởi vì những trạng thái tình cảm, các dự định, các mối quan hệ với
người xung quanh và nhiều chiều kích khác trong cuộc sống của chúng ta cũng liên tục thay
đổi. Khi xem xét sự hiện diện bên trong tình huống tâm lý trị liệu, chúng ta có thể thấy rằng
cả hai con người, nhà trị liệu và thân chủ, đều cần phải hiện diện một c|ch đầy đủ; nhưng
đồng thời chúng ta cũng nhận thấy rằng đ}y không phải là một trạng thái mà một khi đ~
hình th{nh thì đương nhiên sẽ được duy trì sau đó. Sự hiện diện ấy rất quan trọng trong
tâm lý trị liệu; đó l{ một mục đích luôn phải được tìm kiếm liên tục nhưng thường lại hay bị
bỏ quên.

Những nhà trị liệu thông thái sẽ học cách quán sát sự hiện diện của chính bản thân mình
cũng như sự hiện diện của thân chủ và nhận biết được những cách thức đặc trưng m{ con
người sử dụng để né tránh hiện hữu. Những cách thức né tránh này (sẽ mô tả trong phần
sau) góp phần hình thành nên sự phản kháng (resistance) và luôn là một chủ đề quan trọng
trong tâm lý trị liệu.

Hệ thống kiến tạo Ngã-và-Thế giới (Self-and-World Construct System)

Ngay từ những giờ phút đầu tiên trong đời, chúng ta đ~ thực sự dấn thân vào một quá trình
vừa khám phá, vừa tạo tác nên một thế giới trong đó chúng ta sống và lập nên một bản sắc
để bản th}n mình có được một “chỗ đứng” trong thế gian này. Tất nhiên, phần nhiều những
công việc sống động này là có tính tiềm ẩn, không diễn đạt được bằng lời và xảy ra bên
ngoài tầm nhận biết. Tuy nhiên, cuộc sống sinh động của chúng ta tùy thuộc vào cách thức
mà ta thực hiện quá trình này.

Để sống trong thế gian, chúng ta phải hiểu rõ những gì l{ “tốt” v{ những gì l{ “nguy hiểm”;
những gì có thể cho chúng ta sức mạnh, sự n}ng đỡ và bảo vệ; những gì chúng ta phải làm

152
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

để đạt đến sự h{i lòng v{ tr|nh được những khổ đau. Trong khi hình th{nh những quan
điểm này, chúng ta vẫn liên tục phát triển, duyệt xét lại và thể hiện quan niệm sống của
chính mình – về những gì là sức mạnh v{ điểm yếu của chúng ta; về cách thức mà chúng ta
xử lý các tình huống sống và về những gì mà chúng ta cố gắng tìm kiếm sâu xa nhất. Tất
nhiên, phần lớn cái hệ thống Ngã-và-Thế-giới này tồn tại một cách tiềm ẩn và không thể
diễn đạt thành lời.

Khi xem xét từ bên ngoài, Hệ thống kiến tạo Ngã-và-Thế giới tạo nên điều mà chúng ta vẫn
thường hình dung như l{ “nh}n c|ch” hoặc “c| tính” của một con người. Khi xem xét từ bên
trong, hệ thống n{y dường như “chỉ là cách thức m{ qua đó c|c sự vật và bản th}n ta đang
tồn tại” (just the way things are and the way I am). Hệ thống ấy tự nó rất trong suốt và có
chức năng như một lăng kính s{ng lọc một số điều này và tập trung vào một số điều khác.
Chính lăng kính ấy cũng có thể bóp méo nhận thức của chúng ta.

Những thực tại hiện sinh (existential “givens”)

Sẽ hữu ích khi chúng ta nhận thấy rằng cuộc sống mang đến cho tất cả chúng ta những điều
kiện nhất định để tồn tại v{ để đ|p ứng, mặc dù chúng ta có thể “rộng đường” thay đổi
những cách thức đ|p ứng này. Hệ thống kiến tạo Ngã-và-Thế giới là một mô hình vận hành
thường xuyên những đ|p ứng này. Hoặc, khi nhìn từ một góc độ kh|c, đó l{ c|ch thức chính
yếu để chúng ta đương đầu với những lo }u, theo đuổi những lợi ích và thiết lập những giới
hạn cho chính sự tồn tại của mình.

Các tác giả theo xu hướng hiện sinh đ~ trình b{y nhiều khía cạnh cơ bản trong cuộc sống
của chúng ta, ở đ}y chúng ta chỉ xem xét đến 6 “yếu tố thực tại” của việc “l{m người” (six
“givens” of being human):

1/. Sự nhận biết (awareness)

Khả năng cơ bản nhất trong tất cả các khả năng trong cuộc sống của chúng ta đó l{ khả năng
chú ý đến cả những gì “ngo{i kia” (out there) v{ những gì “trong n{y” (in here). Từ chõ
nhận biết này mà phát sinh nên ý thức của chúng ta, khả năng nhận biết được ta đang nhận
biết (awareness of being aware), m{ điều này khiến cho cuọc sống con người có sự khác
biệt về chất lượng (trong chừng mực những gì chúng ta biết được) so với các chủng loại
khác trên hành tinh này. Do bởi ta nhận biết được ta đang tồn tại, do bởi ta nhìn thấy được
những t|c động của ta lên những gì ở xung quanh ta, do bởi ta có thể phản |nh được những
gì ta đ~ trải nghiệm, cho nên cuộc sống của con người được tách biệt ra khỏi những trạng
thái hiện hữu “phi ý thức” của những đồ vật, cây cỏ và muôn thú. Chúng ta thật sự không
thể sống một c|ch vô tư vì chúng ta luôn luôn phải để lại những dấu ấn trong đời. (Nguyên
văn: “We can never be truly innocent; we leave spoor wherever we pass” nghĩa l{ “Chúng ta
không bao giờ thực sự l{ vô can; chúng ta để lại mùi bất cứ nơi n{o mình đi qua”)

153
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

2/. Sự hiện thân (embodiedness)

Thân thể hữu hình của chúng ta luôn chú tâm cả ngày lẫn đêm, tạo điều kiện và thiết lập
giới hạn, nhắc nhở v{ điều khiển chúng ta. Những lập luận từ các học thuyết Nhị nguyên,
Nhất nguyên hoặc Thuyết Tương t|c... đều rất lý thú, nhưng tất cả đều không phản b|c được
sự hiện thân sống động liên tục của sự tồn tại.

Thân thể của chúng ta dạy cho chúng ta rằng chúng ta là những “tiến trình” (processes) chứ
không phải là những “cấu trúc” kiên định (fixed structures). Sự thay đổi liên tục của thân
thể chúng ta là một ẩn dụ, một ví dụ và là một sự thật mà chúng ta có lẽ đ~ cố l{m ngơ hoặc
chối bỏ, nhưng sau cùng đó vẫn là thực tại của chúng ta. Sung sướng hay đau khổ cũng đều
là những “giọng nói” của thân xác chúng ta; chúng là những giới hạn ở hai cực của một
chuỗi vô số những trạng thái cảm xúc của chúng ta.

3/. Tính hữu hạn (Finitude)

Trong bất cứu lĩnh vực n{o chúng ta cũng chỉ có thể có một hiểu biết giới hạn, mặc dù chúng
ta hiếm khi thực sự cảm nhận rõ điều này trong trải nghiệm chủ quan của chúng ta. Mặc dù
sự thật rõ ràng là tất cả chúng ta đều phải chết, rằng chúng ta không thể l{m được bất cứ
điều gì m{ mình đ~ lựa chọn, rằng có cả một đại dương mênh mông của những kiến thức
v}y quanh c|i hòn đảo hiểu biết nhỏ bé của chúng ta... nhưng những xung lực bên trong vẫn
thúc đẩy chúng ta đạt đến sự toàn hảo, để có được tất cả, biết được tất cả... v{ đó cũng l{
một thuộc tính cố hữu của chúng ta khi chúng ta đ|p ứng lại với khả năng giới hạn của
chúng ta. Vì bởi khả năng chúng ta hữu hạn, nên ta lại chuyển điều đó trở thành một tác
nh}n kích thích chúng ta tăng trưởng, triển nở, phát minh và sáng tạo.

4/. Khả năng hành động (Actionable)

Chúng ta là những diễn viên trong “vở kịch cuộc đời” (drama of being), chứ không đơn giản
chỉ là những khán giả. Chúng ta có thể làm hoặc tránh không làm; và quan trọng là ở chỗ
chúng ta l{m điều gì v{ không l{m điều gì. Chính vì thế mà chúng ta có trách nhiệm. Từ mỗi
h{nh động (kể cả những khi không h{nh động) tạo nên những đợt sóng hệ quả có thể lan
rộng ra xa. Do khả năng hữu hạn, chúng ta không thể dự kiến được tất cả những gì có thể
xảy ra, nhưng chúng ta vẫn phải “đ|nh cược” (we must place our bets). V{ những gì chúng
ta đang đặt cược vào chính là cuộc sống của chúng ta.

5/. Tính tự chủ (Autonomy)

Để đương đầu với sự trống trải của cuộc sống, chúng ta hay đòi hỏi những dấu hiệu, những
chỉ báo, hoặc những manh mối để biết được cách thức đảm nhận những việc mình có thể
thực hiện sao cho có thể đạt khả năng th{nh công cao nhất, hoặc chí ít cũng có thể hạn chế
đến mức thấp nhất những thất bại và phiền nhiễu. Có nhiều yếu tố được liệt kê ở đ}y như
những thứ m{ con người có thể lựa chọn để đ|p ứng cho nhu cầu này: những con người,

154
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

đức tin, các hóa chất, những nghi thức, những triết lý, những thương nh}n, người diễn trò,
những tổ chức thương mại... tất cả đều cuốn hút sự chú tâm của chúng ta.

Nhưng chẳng có thứ n{o trên đ}y thỏa nhu cầu trong mọi trường hợp; và vì thế chúng ta
vẫn tiếp tục phải “đ|nh cược” m{ chẳng bao giờ có thể chắc chắn được kết quả sau cùng của
những nỗi khao khát.

Tất cả nằm ở chỗ sự tự do của chúng ta. Trong hoàn cảnh bấp bênh, chắc chắn sẽ có những
nỗi lo }u, nhưng cũng chính từ đó m{ hình th{nh nên tính tự lập, tính sáng tạo, bản sắc cá
nh}n v{ đời sống cảm xúc của tất cả chúng ta. Đó chính l{ nguồn lực trong mỗi đời người để
giúp người ấy sau cùng làm nên sự hiện hữu.

6/. Tách biệt nhưng vẫn liên hệ (separate but related)

Mỗi người trong chúng ta đều ngụ cư trong c|i thế giới riêng tư chủ quan của chính mình.
Khi cố gắng làm những điều mình muốn, con người có thể không biết được điều gì xảy ra
bên trong nội tâm của một người kh|c. Nhưng mặt kh|c, chúng ta cũng có khả năng thiết
lập các mối quan hệ với những người khác, gắn bó và nối kết với họ. Những trải nghiệm
phong phú nhất trong cuộc đời của hầu hết mọi người chính là khi ta chia sẻ những trải
nghiệm của mình với những người kh|c. Người yêu, vợ chồng, gia đình, bè bạn, người đồng
h{nh, c|c đối t|c, đồng chí... là vô số những con người mà ta có thể thực hiện được những
kết nối. Có thể nói rằng một con người chỉ có thể hiểu biết được về bản th}n mình khi đang
cố gắng làm tròn một việc gì đó, thông qua sự gắn kết s}u đậm với ít nhất là một người
khác.

Phản kháng và phòng vệ (Resistance and Defenses)

Hệ thống kiến tạo Ngã-và-Thế giới của một con người chính là cuộc sống của người ấy –
hoặc ít nhất là kế hoạch hoặc khuôn mẫu cho cuộc sống của người ấy. Nếu theo thời gian, hệ
thống đó mang lại cho người ấy sự h{i lòng v{ ít có điều phiền muộn, thì chắc chắn nó sẽ có
khuynh hướng được duy trì v{ được bảo vệ chống lại bất cứ cố gắng n{o l{m thay đổi nó.

Có một điều ít được thấy rõ đó l{ ngay cả khi hệ thống ấy không còn hoạt động hiệu quả, thì
đương sự vẫn có thể cứ duy trì và bảo vệ nó. Vì thế nhiệm vụ của tâm lý trị liệu chiều sâu
(depth psychotherapy) là phải tìm cách giúp cho thân chủ tạo nên những thay đổi lâu dài
cho cuộc sống. Điều quan trọng cũng nằm ở chỗ những nhà tâm lý trị liệu có thiện chí cũng
có thể không hoàn toàn hiểu thấu được khiến cho, bằng cách không chủ ý, họ tự làm cho
công việc của họ thêm phần khó khăn hơn.

Để có thể thay đổi cách thức sống v{ quan điểm sống của chính mình, con người phải xem
xét và duyệt lại cái mảnh đất đặc thù nơi mình đang đứng. Không hề có một không gian
trung dung (neutral space) n{o để chúng ta có thể lui về rồi vô tư xem xét những gì là tốt và
những gì là xấu trong cuộc đời mình, tìm xem những gì đang t|c động lên cuộc sống chúng

155
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

ta, hoặc để xem xét lại cách thức m{ chúng ta đ~ đ|nh gi| về những ưu, khuyết điểm của
mình. Tất cả những cố gắng ấy đòi hỏi một điều rằng chủ thể đang được khảo sát ấy phải
đồng thời vừa là khung tham chiếu vừa là nội dung của cuộc khảo s|t; nó cũng tương tự
như (tuy không đơn giản như thế) việc một người dùng bàn tay phải điều chỉnh chiếc máy
chụp X quang đê ghi hình cho bàn tay trái của mình.

Hai thuật ngữ rất thông dụng trong tâm lý trị liệu, “phản kh|ng” v{ “phòng vệ”, vì thế được
xem như hai mặt của một tiến trình: sự duy trì hệ thống Ngã-và-Thế giới, một cơ cấu độc
đ|o trong cuộc sống mà thân chủ cảm thấy là rất thiết yếu cho sự hiện hữu của bản thân
mình. Trước tiên, không có c|ch n{o để cho thân chủ có thể có được một nhãn quan mới
dựa trên hệ thống Ngã-và-Thế giới của chính anh ta.

Những nhà trị liệu nào nhầm lẫn về sự phản kháng khi khảo sát cách thức sống của thân
chủ với một vị trí đối nghịch với họ thì sẽ có thể làm xáo trộn tiến trình trị liệu và có thể sẽ
kết thúc trị liệu như l{ một “đối thủ” của thân chủ thay vì như l{ một “đồng minh” của họ.

Tìm kiếm (Searching)

Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn công việc trị liệu nếu giờ đ}y chúng ta quay trở lại bàn luận về
những khả năng của con người, những khả năng m{ thường vẫn ít được thừa nhận v{ đ|nh
gi| cao nhưng lại rất thiết yếu đối với cuộc sống và là trung tâm của các liệu pháp tâm lý
theo xu hướng nh}n văn – hiện sinh.

Con người có hai chương trình thiết yếu cho cuộc sống đ~ được “c{i đặt sẵn” như sau: Đó l{
Tìm kiếm (searching) và Học tập (learning). Nói một c|ch đơn giản thì học tập là khả năng
m{ chúng ta huy động đến khi phải đối đầu với những tình huống mà chúng ta phải thực
hành những phương thức đ|p ứng. Tìm kiếm là một tiến trình có tính bổ trợ; đó chính l{
điều chúng ta làm khi không có sẵn những con đường đ~ định để đương đầu với những tình
huống quan trọng đối với chúng ta.

Việc tìm kiếm liên quan đến sự mở lòng chấp nhận những rủi ro đối với những gì chưa
được hiểu rõ, khám phá những khả năng, thử nghiệm những gì xem ra là có thể, sử dụng
những cách thức thay thế khi hoàn cảnh bị bế tắc và sau cùng là giải quyết được tình huống.

Khả năng tìm kiếm không phải là một sự phát minh hoặc kh|m ph| trong định hướng trị
liệu hiện tại. Nó đ~ được áp dụng qua suốt tiến trình lịch sử lo{i người, nhưng chính l{ khi
xuất hiện tâm lý trị liệu, nó trở th{nh lĩnh vực tự nhận biết bản th}n, được gọi tên v{ được
chú ý đến nhiều hơn. Tìm kiếm (searching) là một thuật ngữ được sử dụng trong tâm lý học
Mỹ v{ cũng có phần tương tự với những phương thức khác có tác dụng dẫn đường vào
nguồn sức mạnh tương tự ở con người như liên tưởng tự do (free association) trong phân
tâm học, sự “bộc lộ” (unfolding) của Buber (được công nhận bởi Welwood, 1982) v{ “tập
trung tiêu điểm” (focusing) của Gendlin (1978).

156
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

2. VẤN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ CÁC THỂ LOẠI NHÂN CÁCH

Từ những gì đ~ được mô tả từ đầu cho đến giờ, quan điểm nh}n văn – hiện sinh rõ ràng là ít
có những nhu cầu về chẩn đo|n theo như thông lệ, ví dụ như xem xét c|c tiêu chí chẩn đo|n
của DSM-IV hoặc chẩn đo|n c|c thể loại nhân cách. Phần nhiều các ứng dụng chẩn đo|n
trong tâm lý học và tâm thần học đ~ xem nh}n c|ch v{ c|c tiêu chí chẩn đo|n như thể chúng
là những cấu trúc. Trong khi đó, xu hướng nh}n văn – hiện sinh xem con người như những
tiến trình diễn tiến liên tục. Các tác giả của xu hướng này không phủ nhận việc những
khuôn mẫu hành vi, cảm xúc và quan hệ vẫn có thể được quan sát thấy. Tuy nhiên, các thể
loại được sử dụng để x|c định các khuôn mẫu n{y thì qu| chung chung v{ mơ hồ khiến
chúng thường làm cho việc hiểu biết một con người cụ thể c{ng thêm khó khăn chứ không
được rõ r{ng. C|ch ph}n chia con người thành những thể loại có thể sử dụng ngắn gọn
trong việc qản lý, nhưng thường làm cho việc hiểu biết tình trạng hiện hữu của từng cá
nhân trở nên mơ hồ và vì thế làm trở ngại cho công việc thực hiện tâm lý trị liệu chiều sâu.

Quan điểm nh}n văn – hiện sinh không làm việc dựa trên sự “d|n nh~n” hoặc “cho một mã
số” lên trên một thân chủ. Mỗi thân chủ được xem như một trường hợp độc đ|o; mỗi người
phải được tiếp cận bằng một th|i độ rộng mở để được khám phá.

2.1. YẾU TỐ BÌNH PHỤC

Marcel Proust đ~ viết: “Cuộc hành trình khám phá thực sự không chỉ bao gồm việc nhìn
thấy những l~nh địa mới mà còn phải có những tầm nhìn mới”. Sự thay đổi cơ bản nhất
trong tất cả các trải nghiệm của con người đó l{ sự thay đổi về mặt nhận thức. Khi xem xét
những tình huống sống quen thuộc bằng cái nhìn mới mẻ, chúng ta có thể nhìn thấy những
khả năng m{ trước đó có thể không nhìn thấy được. Nhiệm vụ trung tâm của tâm lý trị liệu
là giúp cho thân chủ kh|m ph| được những cách thức mà lâu nay họ đ~ sử dụng để tự hạn
chế tầm nhìn của mình đối với c|c lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống. Khi đ~ đạt đến sự
nhận biết này, sự thay đổi được xem l{ đ~ xảy ra. Đ}y chính l{ một thực tại đ|ng ngạc
nhiên: Tiến trình nhận ra được cách thức mà chúng ta tự gây trở ngại cho sự nhận biết của
bản th}n mình đồng thời cũng chính l{ tiến trình khởi đầu cho việc làm giảm những trở
ngại.

Để có được kết quả này, tức l{ để giải phóng năng lực nhận biết của thân chủ, thân chủ cần
phải được giúp đỡ để có thể trở nên hiện hữu đầy đủ trong việc trị liệu. Hiện hữu nghĩa l{
tính chất của một con người có thể tiếp cận được và thể hiện được một cách cởi mở trong
từng khoảnh khắc ở hiện tại. Đó l{ một chiều kích của sự trải nghiệm mà không hề có một
điểm dừng sau cùng. Chúng ta luôn luôn ở một mức độ thể hiện ít hơn sự hiện hữu đầy đủ.
Những cách thức mà chúng ta hạn chế sự hiện hữu của mình chính là cách thức mà chúng ta
dùng để hạn chế khả năng nhận biết của chính mình, nhưng (điều n{y cũng l{ điểm tối quan
trọng) chúng cũng chính l{ những cách thức mà chúng ta tạo nên cuộc sống v{ ý nghĩa cuộc
sống.
157
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Vì thế, khi nhà trị liệu làm việc với thân chủ để giúp thân chủ giảm bớt những sự giới hạn
khả năng của mình (những “phản kh|ng”) thì công việc đó có thể được thân chủ trải nghiệm
như l{ một mối đe dọa đối với cuộc sống của mình. Điều n{y được trải nghiệm “đúng” ở chỗ
cách thức sống của thân chủ trong thế gian này phải được thay đổi, nhưng “không đúng” ở
chỗ thân chủ cảm nhận có thể gặp nguy hiểm vì bản thân mình có thể bị hủy hoại.

Cũng giống như một loại khả năng “nội thị” (insight), nó có thể trở thành yếu tố then chốt
giúp tạo nên sự thay đổi có tính trị liệu. Nhưng đ}y không phải là loại “nội thị” được cung
cấp bởi sự diễn giải của một nhà trị liệu phân tâm hoặc do thân chủ giải bày qua vài lời nói
có tính vắn tắt (Ý nói về “liên tưởng tự do” – Người dịch).

“C|i nhìn từ bên trong” (inner vision) l{ một thuật ngữ chỉ sự thấu hiểu các tiến trình chủ
quan bên trong con người, trên nhiều bình diện, nhiều ý nghĩa, về nhận thức cũng như cảm
xúc, cả trên sự nhận biết trước khi dùng lời và ngoài việc dùng lời. Cái nhìn từ bên trong
thường có tính chất man mác, lan tỏa, chỉ có thể nắm bắt và diễn tả bằng lời một phần nào
đó. Tuy nhiên, nếu được trải nghiệm một cách thục sự, con người đó có thể ít nhiều được
thay đổi sau đó.

Dĩ nhiên, việc xuất hiện của một cái nhìn bên trong như thế không phải l{ điểm dừng sau
cùng, cũng không phải là sự “l{nh bệnh” m{ th}n chủ ban đầu đ~ tìm kiếm; nó cũng không
đủ để tạo nên sự thay đổi có tính lâu dài. Chính tiến trình “khơi thông” (working-through)
trong đó th}n chủ nhận ra được những cách thức tự hạn chế sự nhận biết của mình mới có
vai trò thiết yếu cho những thay đổi lâu dài.

Nhà trị liệu nh}n văn – hiện sinh không cố gắng thực hiện việc diễn giải để trực tiếp tạo nên
cái nhìn từ bên trong này. Tuy nhiên, nhà trị liệu thường “th|ch thức” (confront) thân chủ
đối diện với thực tế rằng họ đ~ hạn chế khả năng nhận biết của mình, đối diện với những
nhu cầu của bản thân thân chủ muốn tự hạn chế mình và những gì mà họ phải “trả gi|” khi
duy trì tình trạng gới hạn này.

Việc trị liệu tập trung quanh việc thân chủ hiện hữu như thế nào trong cuộc sống. Điều này
có nghĩa l{ xem xét th|i độ của thân chủ đối với thực tế cuộc sống của họ, đối với hướng đi
của cuộc đời họ, đối với mức độ mà thân chủ cảm thấy có thể mang lại sự thay đổi cho cuộc
sống của mình, đối với những mối quan hệ và các hoạt động xảy ra trong cuộc sống của
mình v{ đối với nhãn quan của thân chủ về cuộc sống, cả về những ý nghĩa chung nhất lẫn
những ý nghĩa tức thời. Nói đến việc thân chủ hiện hữu “như thế n{o” trong cuộc sống tức
là nói về khả năng của người ấy có thể rộng mở, biết chấp nhận và trân trọng những gì đang
còn tiềm ẩn chưa được nhận biết bên trong bản th}n con người của mình.

Điều chủ yếu cần được quan s|t có liên quan đến chủ đề trung tâm này chính là sự hiện hữu
của thân chủ trong tiến trình trị liệu và việc thân chủ có sử dụng những cơ hội có tính trị
liệu của họ hay không. Sự hiện hữu là một trạng thái thuộc về trải nghiệm mà mọi người có

158
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

thể nhận biết được, ít nhất là ở mức độ tiềm ẩn, tuy nhiên nó lại thường bị bỏ qua. Để dễ
hiểu hơn có lẽ ta sẽ nhận diện được sự hiện hữu bằng cách nêu ra những gì không phải là
hiện hữu. Hiện hữu không phải là nói chuyện về vấn đề của thân chủ, bàn luận về những suy
nghĩ v{ h{nh vi của thân chủ. Hiện hữu không phải là thiết lập mối quan hệ phù hợp hoặc
bàn luận v{ đ|p ứng với những chủ đề quan trọng trong đời sống của thân chủ. Hiện hữu là
một th|i độ chú tâm, dấn thân và sẵn lòng đối mặt với c|c nguy cơ. Khi cả thân chủ và nhà
trị liệu cùng hiện hữu đối với sự trải nghiệm chủ quan của thân chủ, lúc đó một năng lượng
mạnh mẽ sẽ được phóng thích ra từ đó có thể dẫn đến việc gia tăng khả năng nhận biết sự
tồn tại (“aware being”) của bản thân thân chủ.

Trong phần trên, chúng ta đ~ nhấn mạnh vào sự hiện hữu của cả thân chủ và nhà trị liệu.
Tâm lý trị liệu, được nói đến ở đ}y, không phải l{ “một điều gì đó được làm cho thân chủ”;
m{ nó chính l{ “một thành quả của sự hợp sức từ hai đối t|c cùng tham gia v{o” (an
achievement of the partnership of the two so engaged).

Ý nghĩa rõ rệt của điều này là ở chỗ: trạng thái lành mạnh về tâm thần và cảm xúc của nhà
trị liệu là một biến số (variable) có tính thiết yếu trong quá trình trị liệu. Điều này không có
ý nói rằng nhà trị liệu phải “l{m sạch” hoặc hoàn toàn tự do không lệ thuộc vào các vấn đề
cảm xúc. Nó cũng không có nghĩa l{ khi nh{ trị liệu đạt đến mức độ thực sự hiện hữu trong
việc tham gia vào mối quan hệ với thân chủ thì những cố gắng của ông ta sẽ đạt được đến
mức tối ưu.

Có một số phương ph|p trị liệu đả thể hiện tính chất đặc trưng như sau: “chẳng làm gì cả,
ngoài việc hiện diện cùng với thân chủ” (nothing, but just being with the client). Đ}y l{ một
sự đơn giản hóa rất ngờ nghệch và có thể gây nguy hiểm. Để có thể hiện diện một cách hài
hòa với một người khác thì phải vận dụng tối đa cả sự nỗ lực của từng cá nhân lẫn sự nỗ lực
hợp sức của hai con người. Như đ~ mô tả ở phần trên, một số người có thể hình dung về sự
hiện hữu “đơn giản chỉ là ở cùng với” th}n chủ. Khi th|i độ có tính qua loa này chiếm ưu thế,
lúc đó nh{ trị liệu thường sẽ quan tâm nhiều hơn đến yếu tố kỹ thuật thay vì l{ chú t}m đến
sự hiện hữu. Kết quả là công việc trị liệu sẽ bị hạn chế m{ điều n{y không được nhà trị liệu
nhận biết. Nói cách khác, việc nhà trị liệu bận tâm nhiều đến các kỹ thuật có thể là cách nhà
trị liệu kháng cự lại với việc hiện hữu một cách trung thực với thân chủ của mình.

Sự thành công trong tâm lý trị liệu phụ thuộc v{o “độ hội tụ” (convergence) của sự hiện hữu
từ cả thân chủ lẫn nhà trị liệu. Để việc này có thể xảy ra, những mối bận tâm về cuộc sống
của thân chủ phải được “huy động”. Thật hữu ích khi ta suy nghĩ về những nỗi bận tâm của
thân chủ theo bốn khía cạnh sau: (1) Những đau khổ, stress, lo âu và một số dạng thức
phiền muộn khác; (2) Hy vọng, khao khát tìm kiếm một trải nghiệm sống khác; (3) Sẵn sàng
dấn thân một c|ch đầy đủ - về thời gian, tiền bạc, tình cảm và sự nỗ lực; và (4) Chấp nhận
nhu cầu cần phải chú ý đến nội t}m bên trong để mang lại những đổi thay mong muốn.

159
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Trong một mối liên minh trị liệu hiệu quả (effective therapeutic alliance), những bận tâm
của thân chủ sẽ được đ|p ứng v{ được hỗ trợ bởi mối bận t}m tương ứng của nhà trị liệu –
mối bận t}m n{y cũng được thể hiện trên bốn phương diện như sau: (1) Công việc trị liệu
phải tương ứng với nhu cầu thể hiện tính hài hòa (genuine need) của nhà trị liệu; (2) Nhà
trị liệu đạt đến một tầm nhìn (vision) để thấy được sự lành mạnh tiềm ẩn bên trong thân
chủ; (3) Nhà trị liệu được chuẩn bị để sẵn sàng hiện hữu ngay cả trước khi thân chủ đạt
được trạng thái này; và (4) Nhà trị liệu cần phải học cách tin tưởng, bảo vệ và sử dụng tính
nhạy cảm sâu sắc của mình (deep sensitivity).

Sự “hội tụ” những mối bận tâm từ thân chủ và nhà trị liệu (tuy không bao giờ toàn hảo,
nhưng thường vẫn mỗi lúc một phát triển thêm) có thể ung đúc nên một sức mạnh to lớn
đủ để có thể vượt qua được những trở lực nặng nề của những năm th|ng th}n chủ sống với
c|i ng~ xưa cũ gò bó, cứng nhắc, v{ cũng rất thường hay xảy ra là những trở lực từ những
người khác xung quanh giữ thân chủ lại không cho người n{y thay đổi.

Khi mối liên minh trị liệu mang lại nguồn năng lượng mạnh mẽ này, có thể nói tâm lý trị liệu
đ~ sử dụng đến một trong số những sức mạnh to lớn nhất trên thế gian này. Nếu cách trình
bày này nghe có vẻ cực đoan, thì cũng xin nhắc lại rằng: tất cả mọi hình th|i năng lượng
kh|c như điện năng, lực hấp dẫn, lực cơ học, vv... đều được khai th|c v{ điều khiển bởi
những chủ tâm của con người.

160
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Chương 8: ÁP DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC HỖ TRỢ

Tiến trình hỗ trợ bao gồm hai giai đoạn:

(1) Giai đoạn thiết lập quan hệ hỗ trợ, và

(2) Giai đoạn áp dụng các chiến lược hỗ trợ.

Trong khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai giai đoạn, nhà trị liệu và thân chủ sẽ xem xét
các mục đích v{ mục tiêu của mối quan hệ hỗ trợ, sau đó cả hai sẽ tập trung vào các nhu cầu
trị liệu có tính đặc hiệu để cuối cùng có thể đạt đến sự nhất trí với nhau về mục đích trị liệu.
Thân chủ và nhà trị liệu cần phải định rõ vấn đề nào cần phải giải quyết và loại hình can
thiệp hỗ trợ nào sẽ được áp dụng.

Sau khi x|c định rõ vấn đề là gì, nhà trị liệu có thể chọn lựa một chiến lược thích hợp hoặc
phối hợp nhiều chiến lược kh|c nhau để áp dụng vào việc giải quyết vấn đề.Các tham số
như thời gian trị liệu, thời lượng mỗi phiên trị liệu, thiết kế khuôn khổ trị liệu và bản chất
của vấn đề hiện tại sẽ ảnh hưởng đến cách thức chuyển tiếp giữa hai giai đoạn lẫn các chiến
lược được chọn để giải quyết vấn đề.

CÁC CHIẾN LƯỢC HỖ TRỢ VÀ BA BÌNH DIỆN CHÍNH TRONG SỰ THỂ HIỆN CÁC VẤN ĐỀ

Các chiến lược hỗ trợ có thể được phân loại tùy theo chúng nhắm giải quyết các vấn đề
thuộc bình diện nào: cảm xúc (affective), nhận thức (cognitive) hoặc hành vi (behavioral
domains). Trong thời gian gần đ}y (Bruce, 1984), đ~ có nhiều cố gắng phân loại các chiến
lược và triết lý của nhiều học thuyết hỗ trợ kh|c nhau, để có thể hình thành nên một kiểu
“ph|c đồ” có thể áp dụng được. Các cố gắng phân loại này phần lớn đều có tính chất “phi
học thuyết” (atheoretical), nghĩa l{ không phải phụ thuộc vào một học thuyết duy nhất, mà
có thể vận dụng nhiều loại chiến lược khác nhau tùy từng thân chủ và tùy theo vấn đề của
thân chủ được thể hiện trên bình diện nào. Mục đích của những cố gắng n{y cũng l{ để
nhằm lấp dần khoảng cách giữa ba yếu tố sau: (1) Hiệu năng của phương ph|p trị liệu; (2)
Nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của thân chủ và (3) Nhu cầu v{ định hướng của nhà trị liệu.

Các vấn đề về cảm xúc (affective problems) là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực tình
cảm, lĩnh vực tự nhận biết bản th}n cũng như nhận biết những cảm xúc của người khác. Ví
dụ: cảm thấy mình yếu kém, không hiệu quả, hoặc không thể nhận biết được cảm xúc của
chính mình, không hiểu được cảm xúc của người kh|c… Đối với loại vấn đề này, những
chiến lược theo kiểu “kinh nghiệm” (experiential strategies) tỏ ra có hiệu quả. Đ}y l{ những
chiến lược tập trung can thiệp trên những tư duy hình ảnh, sự nhận biết bằng các giác quan,
cùng những cách thức biểu lộ cảm xúc bằng lời và không lời.

161
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Các vấn đề thuộc bình diện nhận thức (cognitive problems) có liên quan đến quá trình suy
nghĩ, ví dụ những vấn đề liên quan đến khả năng quyết định và giải quyết vấn đề. Những
thân chủ thường hay có những quyết định sai lầm, lo sợ khi phải quyết định, hoặc những
người từ chối nhận lãnh trách nhiệm về những việc làm của mình… l{ những người đang có
vấn đề trên bình diện nhận thức. Sự hỗ trợ có hiệu quả nhất đối với những thân chủ này là
các chiến lược có tính chất huấn luyện (didactic) hoặc có hướng dẫn (instructional).Các
chiến lược này tập trung vào việc thực hiện từng bước qu| trình trao đổi, chỉ dẫn bằng lời
nói, hướng đến việc giúp thân chủ có thể quyết định, phân tích và giải quyết vấn đề.

Các vấn đề trên bình diện hành vi (behavioral problems), ví dụ như l{m thế n{o để bỏ thuốc
l|, thay đổi một thói quen, học cách trở nên quyết đo|n hơn, hoặc thay đổi từ một hành vi
có hại sang một hành vi có lợi… C|c chiến lược can thiệp về hành vi bao gồm những hướng
dẫn bằng lời v{ định hướng h{nh động (action-oriented) được bố trí thực hiện sao cho thân
chủ có thể được kích thích thay đổi hành vi và nhận được những tưởng thưởng từ môi
trường khi thực hiện những thay đổi này.

Các vấn đề của thân chủ cũng có khi cùng xảy ra trên cả ba bình diện cảm xúc-nhận thức-
hành vi, với sự thể hiện đa dạng nhiều loại triệu chứng: những trường hợp thuộc loại này có
thể gặp như trầm cảm, rối loạn ăn uống, tính khí bốc đồng, hoặc những rối loạn hành vi có
tính chuyên biệt. Các chiến lược hỗ trợ theo kiểu “nhận thức-h{nh vi” có thể hiệu quả, bao
gồm những kỹ thuật “t|i cấu trúc nhận thức” (cognitive restructuring), giúp th}n chủ có khả
năng nhận định, đ|nh gi| về khả năng của bản thân, của người kh|c v{ đ|nh gi| c|c sự kiện
trong đời sống, huấn luyện những kỹ năng ứng phó và những hành vi mới.

Các cách thức phân loại vấn đề và phân loại chiến lược hỗ trợ không luôn luôn tách bạch rõ
ràng, mà chúng có thể xảy ra đồng thời hoặc chồng chéo với nhau. Bản chất vấn đề mà thân
chủ đang gặp phải, bản chất của mối quan hệ hỗ trợ và kỹ năng th{nh thạo của nhà trị liệu,
tất cả đều có ảnh hưởng trên sự lựa chọn các chiến lược hỗ trợ.

Khi nói về chiến lược can thiệp trong bối cảnh mối quan hệ hỗ trợ, tức l{ chúng ta đang nói
về những phương thức tổng qu|t được thực hiện nhằm đạt đến những mục đích chung v{
có tính dài hạn. Các chiến lược phản ánh các khái niệm và các giả thuyết của những lý
thuyết chuyên biệt, trong khi những kỹ thuật là sự áp dụng cụ thể của các chiến lược.Một số
chiến lược và kỹ thuật tương ứng có thể tác dụng tốt nhất khi được áp dụng đúng v{o một
loại tình huống cụ thể.Và mặc dù có những loại kỹ thuật có tính đặc thù riêng cho một loại
chiến lược, nhưng cũng có nhiều kỹ thuật lại có thể được áp dụng trong nhiều chiến lược
khác nhau.

Có lúc những vấn đề của thân chủ xuất hiện rõ ràng ở trên một trong ba bình diện cảm xúc,
nhạn thức hoặc hành vi, khi ấy sự áp dụng các chiến lược là khá rõ ràng. Ví dụ, nếu vấn đề
thể hiện là tình trạng làm việc chậm chạp của một nhân viên – một vấn đề thuộc bình diện
hành vi – thì khi đó, chiến lược được lựa chọn có thể là sự can thiệp trên hành vi và những
162
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

kỹ thuật áp dụng sẽ là lập thỏa thuận cam kết, có thể cần đến hoặc không cần đến việc tái
cấu trúc nhận thức. Tuy nhiên, trong thực tế, vấn đề được thể hiện (presenting problems)
có khi lại do một vấn đề khác tiềm ẩn bên dưới (underlying problems), v{ thường thì hai
vấn đề ấy lại có thể nằm trên hai bình diện khác nhau. Khi ấy việc chọn lựa các chiến lược
can thiệp cần phải được xem xét kỹ.

Ví dụ: Một nữ thân chủ được một chuyên viên tham vấn gửi đến một nhà tâm lý trị liệu với
yêu cầu được làm một kỹ thuật gọi l{ “giải cảm ứng hệ thống” (systematic desensitization),
một loại kỹ thuật t|c động trên bình diện hành vi. Thân chủ này có triệu chứng là không thể
nuốt được các thức ăn đặc (một vấn đề trên bình diện hành vi). Khám y khoa không phát
hiện bất cứ căn nguyên thực thể nào gây ra tình trạng n{y. Nhưng sau v{i buổi trao đổi,
thiết lập quan hệ và tìm hiểu những kỳ vọng của thân chủ, nhà trị liệu nhận thấy rõ nỗi khổ
tâm mà thân chủ đang gặp phải lại xuất phát từ bình diện cảm xúc chứ không phải là một
vấn đề thuộc về hành vi. Cô thân chủ n{y đ~ không thể bày tỏ được sự tức giận đối với một
người; cô đ~ tức giận rất nhiều vì trước đó cô đ~ bị người yêu phá vỡ sự đính ước giữa họ
với nhau. Cô sụt cân rất nhanh và sức khỏe đang bị đe doạ nghiêm trọng vì cô chỉ có thể
nuốt được những thức ăn lỏng. Sau đó, những phiên trị liệu với sự áp dụng các kỹ thuật
theo kiểu gestalt và thân chủ trọng t}m đ~ giúp cô nhận ra được những cảm xúc của mình
và có thể bày tỏ những cảm xúc ấy một cách phù hợp. Sau cùng, cô đ~ có thể nuốt được
những thức ăn đặc và dần dần cải thiện những mối quan hệ với người xung quanh. Đ}y l{ ví
dụ về một vấn đề tiềm ẩn bên dưới (khó khăn trong việc bộc lộ sự tức giận) đòi hỏi việc
thực hiện các chiến lược can thiệp hoàn toàn khác với vấn đề được thể hiện (khó nuốt).
Trong khi vấn đề được thể hiện đang hướng đến một chiến lược can thiệp về hành vi, thì
vấn đề thực sự tiềm ẩn bên dưới lại cần đến một chiến lược can thiệp trên bình diện cảm
xúc.

Những phần sau đ}y sẽ cung cấp cho bạn đọc một tổng quan ngắn gọn về các chiến lược và
những kỹ thuật tương thích với từng bình diện xuất hiện vấn đề (cảm xúc, nhận thức hoặc
hành vi). Xin lưu ý rằng có một số chiến lược chỉ phù hợp với những người hỗ trợ chuyên
nghiệp (professional helpers) và có kinh nghiệm hơn l{ d{nh cho người hỗ trợ bán chuyên
nghiệp hoặc người mới hành nghề. Việc giới thiệu các chiến lược hỗ trợ sẽ cung cấp cho bạn
những ý tưởng để biết được bạn đang quan t}m điều gì v{ có thiên hướng như thế nào, và
có lẽ cũng sẽ đề xuất một số hướng dẫn cho việc nghiên cứu sâu thêm. Bài viết chỉ trình bày
ở đ}y phần tổng quan tóm tắt. Bạn đọc cần xem và thực hành thêm các bài tập (xem Giáo
trình Nhập môn). Nếu bạn thực hiện các bài tập, hãy cố gắng tìm xem chiến lược nào là phù
hợp v{ có ý nghĩa đói với bạn

CÁC CHIẾN LƯỢC VỀ CẢM XÚC

Cơ sở lý thuyết cho các chiến lược hỗ trợ về cảm xúc được rút ra từ hai trường phái tâm lý
trị liệu là trường phái thân chủ trọng tâm của Carl Rogers v{ trường phái Gestalt. Các chiến

163
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

lược can thiệp cảm xúc có trọng tâm nhấn mạnh vào sự tự nhận biết về bản thân (self-
awareness) và sự trải nghiệm các cảm xúc.

Kỹ thuật

Liệu pháp thân chủ trọng t}m đóng góp vào những kỹ năng giao tiếp dựa trên sự “lắng nghe
có đ|p ứng” (responsive listening). Nh{ trị liệu, bằng cách giao tiếp một cách thấu cảm,
chân thành, hài hòa, trung thực và chấp nhận thân chủ, sẽ tạo nên một môi trường có tính
an to{n, không đe dọa, trong đó th}n chủ có thể khám phá những cảm xúc, ý nghĩ v{ h{nh vi
của chính họ, và từ đó có thể hiểu biết được bản thân và thế giới xung quanh. Môi trường có
tính hỗ trợ này sẽ giúp cho thân chủ phát triển nên một ý niệm có tính tích cực về bản ngã
của họ.Để kỹ thuật này thực hiện hiệu quả, thân chủ hẳn phải nhận được những cảm xúc và
th|i độ tích cực từ nhà trị liệu như đ~ nêu trên. Kỹ thuật “lắng nghe có đ|p ứng” có thể đủ
để trở thành một chiến lược duy nhất cần thiết trong việc thiết lập một mối quan hệ hỗ trợ.

Các chiến lược can thiệp của liệu pháp Gestalt, trái lại, chú trọng đến việc giúp thân chủ tự
nhận biết về bản thân. Những nhà trị liệu không thuộc trường phái Gestalt vẫn thường sử
dụng những kỹ thuật Gestalt để giúp thân chủ nhận được sự tự hiểu biết bản thân. Mục đích
của chiến lược Gestalt là nhằm hợp nhất sự chú tâm và nhận biết của thân chủ, sao cho thân
chủ có thể nhận trách nhiệm về những hành vi hiện tại của họ. Một số quy luật trong khi vận
dụng các chiến lược Gestalt:

 Sử dụng cụm từ “ở đ}y v{ ngay lúc n{y” (here and now) để tập trung vào hoàn cảnh
hiện tại và những người đang có mặt tại chỗ;
 Sử dụng ngôn ngữ trực tiếp, ví dụ: dùng đại từ “Tôi” thay vì “Nó”, “Chuyện ấy”… v{
sử dụng c|ch nói “Tôi sẽ không…” thay vì “Tôi không thể…”
 Không nói về một “ngôi thứ ba”: th}n chủ không nên nói về một người vắng mặt,
thay v{o đó có thể nói chuyện trực tiếp với người vắng mặt bằng cách sắm vai;
 Khẳng định rằng thân chủ l{ người làm chủ các cảm xúc, tư duy v{ h{nh động của họ,
bằng cách sử dụng những từ ngữ như “tôi”, “của tôi”, “tôi chịu trách nhiệm về việc”…
 Hướng dẫn thân chủ thực hiện c|c h{nh động thay vì chỉ suy nghĩ v{ tưởng tượng.
 C|c trò chơi như “Đối thoại” (Dialogue), “Tôi nhận trách nhiệm” v{ “Đảo vai”
(Reversals) sẽ khuyến khích tác phong nói chuyện định hướng vào hiện tại v{ định
hướng vào trách nhiệm. Trong những trò chơi n{y, th}n chủ sẽ cư xử với một người
vắng mặt bằng cách sắm vai, đảm nhận cả hai vai trong một cuộc đối thoại, đóng tất
cả các vai trò, có khi bao gồm cả các vật vô tri vào trong các giấc mơ, vv…
 Kỹ thuật nói chuyện trong chiến lược Gestalt có mục đích giữ cho thường xuyên tiếp
xúc với những sự kiện đang diễn biến. Và kỹ thuật nói chuyện này có những quy luật
sau:
 Giữ cho sự giao tiếp giữa thân chủ và nhà trị liệu luôn ở trong hiện tại bằng cách
dùng những câu ở thì hiện tại và nhấn mạnh vào những sự việc đang diễn ra. Sử

164
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

dụng những câu hỏi như “Bạn đang cảm thấy như thế n{o?” v{ “Bạn có nhận thấy
rằng…?”
 Sử dụng c|c đại từ nh}n xưng ngôi thứ I và ngôi thứ II (I-though) và giao tiếp trực
tiếp với người đang đối thoại.
 Sử dụng đại từ nh}n xưng “Tôi” chứ không nói về “Điều đó”, “Ngừơi ấy”, để giúp cho
thân chủ có trách nhiệm hơn về hành vi của chính mình: Thay vì nói “Tiếng ồn trong
ký túc xá khiến tôi không thể làm bài tập được” thì nên nói “Tôi đ~ không thể làm bài
được”…
 Theo đuổi những câu hỏi “C|i gì?” v{ “Như thế n{o?” chứ không hỏi “Tại sao?”. Ví dụ
có thể hỏi “Hiện bạn nhận thấy được điều gì?” hoặc “Bạn cảm thấy như thế n{o?” chứ
không hỏi “Tại sao bạn lại cảm thấy…?”.Việc này sẽ giúp đưa th}n chủ ra khỏi những
lý giải, biện hộ dài dòng, bất tận.
 Không nói phiếm, không nói về người vắng mặt.Qui luật này khuyến khích sự giải
bày cảm xúc và giúp thân chủ đối diện trực tiếp với những con người. Nếu người mà
thân chủ muốn nói đến đang không có mặt, thì thân chủ sẽ được khuyến khích nói
chuyện trực tiếp với người này bằng cách sử dụng một “chỗ ngồi trống” hoặc sử
dụng một đồ vật kh|c để thay thế.
 Chuyển các câu hỏi sang c}u x|c định, khuyến khích thân chủ đảm nhận trách nhiệm
v{ đương đầu trực tiếp với các vấn đề.

Những quy luật nêu trên được dựa trên cơ sở những hướng dẫn sau đ}y (Levitsky & Perls,
1970):

 Hãy sống trong hiện tại; quan t}m đến hiện tại thay vì quá khứ hoặc tương lai.Chúng
ta đ~ d{nh qu| nhiều thời gian để nói về quá khứ v{ tương lai.Thói quen n{y l{m
chúng ta xao lãng và giảm khả năng nhận biết hiện tại.
 Hãy sống tại đ}y, v{ h~y giải quyết những gì đang hiện diện thay vì đương đầu với
những sự việc không có tại đ}y.Một trong những chiến lược né tránh mà chúng ta
thường sử dụng là nhắm vào những điều không xảy ra thay vì là nhắm vào những gì
đang có, nhắm v{o người vắng mặt hơn l{ v{o những người đang hiện diện.
 H~y ngưng sự tưởng tượng và hãy trải nghiệm sự thật.Sự tưởng tượng đưa chúng ta
rời xa những điều đang có trong thực tế, làm tắc nghẽn các trải nghiệm và sự nhận
biết của chúng ta.Chúng ta đôi lúc đ~ mất đi khả năng nhìn thấy những gì là thật đối
với chúng ta.
 H~y ngưng những suy nghĩ không cần thiết; hãy nếm, hãy nhìn, hãy cảm… Lần cuối
cùng bạn ăm cam l{ lúc nào? Khi ấy bạn chỉ ăn, cảm nhận, nếm và ngửi quả cam chứ
không có một ý nghĩ n{o về khái niệm quả cam cả?Chúng ta lâu nay cho phép sự suy
nghĩ l{m tắc nghẽn các giác quan của chúng ta, và chúng ta cần có thời gian để trở lại
tiếp xúc với các giác quan ấy.

165
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

 Hãy thể hiện thay vì lý giải, giải thích, phê ph|n… H~y học cách thể hiện bản thân
mình một cách trực tiếp, để yêu cầu những gì bạn muốn, để chấp nhận bản thân và
chấp nhận người khác vì những gì vốn dĩ họ như thế, chứ không vì những ngôn từ
khéo léo của họ.
 Hãy trải rộng sự nhận biết của bạn bằng cách trải nghiệm những nỗi khổ đau lẫn
những niềm vui thú.Sự nhận biết thực sự phải bao gồm cả những trải nghiệm tiêu
cực lẫn tích cực, và nếu chúng ta sử dụng năng lượng của chúng ta để ngăn chận lại
những trải nghiệm không vui thì chúng ta cũng sẽ phần nào mất đi khả năng cảm
nhận được hạnh phúc.
 Đừng chấp nhận những điều khuyên răn, những c|i “nên” v{ “không nên”. Thay vì
thế hãy làm theo những quyết định của chính bạn và không cần phải theo đuổi
những thần tượng. Chúng ta phải nhận lãnh trách nhiệm về những luật lệ, tập tục và
những hành vi của chính mình.
 Nhận trách nhiệm hoàn toàn về những h{nh động, cảm xúc v{ suy nghĩ của bạn. Đ}y
là bản chất của sự trưởng th{nh theo tư duy kiểu Gestalt. H~y ngưng đổ lỗi cho
người khác, cho hoàn cảnh và hãy tự quyết định, tự lựa chọn dù trong bất kỳ hoàn
cảnh như thế nào.
 Hãy chấp nhận l{ người bạn vốn dĩ đ~ như thế. Hãy chấp nhận chính bản thân mình,
chấp nhận con người m{ ban đang l{ thay vì con người mà bạn hoặc người khác nghĩ
bạn “nên” l{.

Những trò chơi đối thoại (dialogue games) là những kỹ thuật có tính đặc trưng của liệu
pháp Gestalt. Nó có thể được thực hiện bởi một trong hai c|ch: (1) đối thoại giữa hai “mặt”
đối lập của cùng một thân chủ; (2) đối thoại giữa thân chủ với một người mà thân chủ vẫn
đang trải qua xung đột.

Các kỹ thuật Gestalt khác bao gồm việc sử dụng sự nhận biết về hình ảnh và giác quan
(imagery and sensory awareness), tập trung vào mối tương quan giữa hành vi bằng lời và
không lời (vd, “Bạn nói bạn đang giận, sao bạn lại mỉm cười?”), thể hiện những huyễn tưởng
ra ngoài bằng h{nh động (sắm vai để thể hiện những huyễn tưởng, kể cả những thành phần
là sinh vật lẫn vật thể vô tri), lập lại v{ cường điệu hóa những hành vi bằng lời và không lời
(“Bạn có thể dừng lại ở những cảm xúc đó được không?”, “H~y đung đưa ch}n bạn mạnh
hơn n{o, v{ lập lại những gì bạn vừa nói, lớn lên, lớn lên!”); sắm những “vai trò được phóng
chiếu” (projected roles) bằng c|ch l{m cho người khác những gì m{ người n{y l{m đối với
chính bạn, và hoàn tất những công việc chưa ho{n tất thông qua việc sắm vai tích cực.
Những nhà trị liệu theo trường ph|i Gestalt cũng yêu cầu thân chủ diễn xuất các giấc mơ
theo cùng cách thức mà họ diễn xuất các huyễn tưởng. Bất cứ một thành phần hoặc một
“mảnh” của giấc mơ hoặc huyễn tưởng đều được xem là một khía cạnh trong con người của
thân chủ, một hình ảnh ẩn dụ (metaphor) để hiểu những gì đang xảy ra tại đ}y v{ ngay lúc
này.

166
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Trường ph|i Gestalt thường sử dụng những câu hỏi quan trọng như:

 “Bạn đang trải nghiệm điều gì v{o lúc n{y?”


 “Bạn đang ở đ}u đ}y?”
 “Bạn đang muốn l{m gì?”
 “Bạn đang l{m gì lúc n{y?”
 “Bạn đang tr|nh né điều gì?”

Thân chủ được khuyến khích sử dụng những thông điệp có đại từ “tôi” để hoàn tất những
c}u nói như “Tôi biết rằng…”, “Hiện giờ, tôi cảm thấy rằng…” v{ “Tôi cho rằng…”. Nh{ trị
liệu Gestalt sử dụng những c}u nói hướng dẫn như “H~y nói Tôi thay vì l{ Nó, điều đó”, “H~y
cảm nhận những điểm mạnh của bạn”, “H~y cụ thể hơn n{o”, “Nói lại điều ấy lần nữa xem
n{o… nói mạnh lên…”, “H~y nói với con người mạnh mẽ bên trong bạn rằng nó nên làm
những gì”, “H~y h{nh động một cách ngốc nghếch xem n{o”, “H~y h{nh động như thể bạn
bất cần đi n{o”… Nh{ trị liệu Gestalt thường chia sẻ những trải nghiệm m{ mình có được về
những gì thân chủ đang làm vào thời điểm hiện tại, ví dụ “Tôi nhận thấy bạn đong đưa ch}n
khi bạn nói về điều ấy” hoặc “Linh cảm báo cho tôi biết rằng bạn đang sợ, như thể bạn đang
muốn bỏ chạy và trốn đi”.

Mục đích của những chiến lược can thiệp về mặt cảm xúc là phát triển khả năng nhận biết
các cảm xúc và nhận biết bản thân của thân chủ, bằng cách áp dụng những kỹ thuật như
“lắng nghe có đ|p ứng” v{ c|c thực nghiệm theo kiểu Gestalt với trọng tâm nhấn mạnh vào
những gì đang diễn ra tại đ}y v{ ngay lúc n{y.

“Lắng nghe có đ|p ứng” (responsive listening) được định nghĩa l{ sự chú tâm (lắng nghe,
quan sát và hiểu) những thông điệp có lời và không lời, cùng những ý nghĩ, cảm xúc của
thân chủ, dù ở dạng bộc lộ hay còn ẩn kín.Đ}y l{ một loại kỹ năng m{ nói đến thì dễ hơn
thực hiện rất nhiều, v{ được xem là kỹ năng cơ bản mà nhà trị liệu cần có để đ|p ứng với
thân chủ.Nó đòi hỏi nhà trị liệu cần phải phát triển một sự nhận biết rõ về bản ngã của mình
như một công cụ để giao tiếp cũng như phải rèn luyện những kỹ năng lắng nghe và nhận
hiểu người khác.

“Lắng nghe có đ|p ứng” ngụ ý rằng nhà trị liệu có khả năng thông tin cho th}n chủ biết về
sự thấu cảm, chấp nhận và quan tâm của mình đối với thân chủ.Cùng lúc ấy, nhà trị liệu
dùng c|ch l{m rõ nghĩa c}u nói của thân chủ (clarification) để có thể giúp thân chủ nâng cao
khả năng hiểu biết vấn đề của họ. Vì thế, nhà trị liệu phải có khả năng thông tin cho th}n
chủ biết ông ta đ~ x|c định và hiểu được những mối bận t}m suy nghĩ v{ những cảm xúc
trong lòng thân chủ, cũng như thông tin cho th}n chủ về những quan t}m chăm sóc của nhà
trị liệu. Điều thiết yếu là nhà trị liệu phải hài hòa trong cung cách giao tiếp bằng lời lẫn
không lời, nếu không thân chủ sẽ có thể trở nên nhầm lẫn khi tiếp nhận những thông điệp
nước đôi, nhập nhằng từ nhà trị liệu.

167
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Việc dùng những c}u như “Đừng lo!” hoặc “Bạn nên…” không có lợi ích gì.Các kiểu đ|p ứng
này không hề giúp gì cho thân chủ trong việc nâng cao khả năng hiểu biết được bản thân họ.

Khi nào áp dụng các chiến lược can thiệp về cảm xúc

Các chiến lược áp dụng kỹ thuật lắng nghe có đ|p ứng và phát triển một mối quan hệ có
tính chân thành và thấu cảm thì rất phù hợp với những cá nhân không có khả năng giải bày
cảm xúc của mình và không thể có được những mối quan hệ cá nhân thân thiết, có ý nghĩa
với người thân trong gia đình v{ bạn bè. Kỹ thuật lắng nghe có đ|p ứng có thể đủ để trở
thành một chiến lược can thiệp duy nhất trong mối quan hệ hỗ trợ mà mục đích của nó là
nhằm phát triển một ý niệm về bản ngã (self-concept) nơi th}n chủ. Khi một thân chủ
thường gặp khó khăn trong việc thiết lập những mối quan hệ liên cá nhân, lại có thể phát
triển được một mối quan hệ chân thành, thân mật v{ có ý nghĩa với nhà trị liệu, thì khi ấy
những trải nghiệm mà thân chủ có được từ nhà trị liệu sẽ có tính bền vững, không thể đảo
ngược được. Một khi thân chủ đ~ thiết lập được một mối quan hệ theo kiểu này với một ai
đó, thì sau đó, họ sẽ có khả năng nhận được những mối quan hệ thân tình với những người
khác. Lắng nghe có đ|p ứng cũng l{ một phương thức áp dụng phù hợp trong việc thiết lập
những mối quan hệ ngắn hạn và không chính thức, khi mà một người cảm thấy có ai đó biết
lắng nghe và hiểu được những mối bận tâm của bản th}n mình thì điều đó tự nó đ~ hữu ích
rồi.

Các kỹ thuật Gestalt đặc biệt hiệu quả ở những người thiếu khả năng nhận biết được về
hành vi của họ, những người từ chối nhận lãnh trách nhiệm đối với bản thân và cuộc sống
của họ, những người có sự tương t|c một cách cứng nhắc, kiểu cách với môi trường sống,
những người bị chìm đắm vào những việc chưa được hoàn tất trong quá khứ hoặc cứ suy đi
nghĩ lại về tương lai, v{ những người mà bản th}n dường như bị chia cắt l{m đôi bởi vì họ
đ~ từ chối hoặc loại bỏ đi một phần n{o đó trong bản thân của họ. Các kỹ thuật Gestalt cũng
đặc biệt hiệu quả đối với trẻ em, những con người thường hay tiếp xúc với thế giới huyễn
tưởng v{ tưởng tượng nhiều hơn so với người lớn. Những kỹ thuật Gestalt nói chung không
hiệu quả nhiều đối với những ai không muốn phát triển sự nhận biết cảm xúc của họ, những
người đang cần tìm kiếm thông tin để thực hiện những quyết định về mặt nhận thức, những
người đang trải qua một cơn khủng hoảng bất ngờ, và những người không có khả năng
tưởng tượng hoặc huyễn tưởng hóa một c|ch đầy đủ để có thể tham gia v{o c|c trò chơi v{
thực nghiệm theo kiểu Gestalt.

CÁC CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP CẢM XÚC-NHẬN THỨC (AFFECTIVE-COGNITIVE


STRATEGIES)

Cơ sở của các chiến lược can thiệp cảm xúc-nhận thức là học thuyết t}m động học
(psychodynamic theory). Mục đích chủ yếu của chiến lược này là nhằm mang c|c tư liệu ở
tầng vô thức đưa ra khu vực ý thức, nhằm l{m tăng cường sức mạnh của c|i Tôi nơi th}n
chủ, khiến cho hành vi của thân chủ sẽ phải dựa trên những suy nghĩ có ý thức thay vì bị
168
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

điều khiển bởi những bản năng trong vô thức. Nhân cách của thân chủ được tái cấu trúc
bằng cách nhận được khả năng “nội thị” (insight): bao gồm sự nhận biết về mặt cảm xúc và
sự thấu hiểu về mặt nhận thức. Mục tiêu của chiến lược là nhằm loại bỏ những t|c động gây
hại từ những mối lo âu bên trong nội tâm, mà những nỗi lo này vừa là nguyên nhân vừa là
kết quả của cơ chế dồn nén, sao cho thân chủ có thể sống một c|ch đầy đủ hơn trong hiện
tại với khả năng tự hiểu biết bản thân và một sự bình an nội t}m. Điều này cho phép thân
chủ có được những mối quan hệ có tính xây dựng hơn v{ khả năng sống tốt hơn.

Kỹ thuật

Các kỹ thuật chính yếu của liệu ph|p t}m động học l{ liên tưởng tự do (free association),
phân tích giấc mộng (dream anlysis) và diễn giải (interpretation). Đ}y l{ những kỹ thuật
dùng đến lời nói (verbal techniques) nhằm cho phép thân chủ đẩy nhanh tốc độ phát triển
nên một mối quan hệ chuyển di với nhà trị liệu, v{ sau cùng l{ giúp khơi thông c|c xung đột
trong vô thức. Mục đích của liên tưởng tự do và phân tích giấc mộng l{ để giúp thân chủ dần
dần hiểu được ý nghĩa của những tư liệu đang ở sâu trong tầng vô thức. Trọng tâm nhấn
mạnh vào những trải nghiệm của thời thơ ấu; giúp thân chủ hiểu được mối liên hệ giữa
những sự việc trong quá khứ với chức năng t}m trí hiện tại của họ.

Trong hiện tượng chuyển di (transference), thân chủ sẽ chuyển những cảm xúc, th|i độ và
xung đột được trải nghiệm trong quá khứ sang các tình huống và các mối quan hệ hiện tại.
Bằng cách nhận ra hiện tượng này, thân chủ có thể nhận biết được những ảnh hưởng của nó
trong tiến trình trị liệu. Watkins đưa ra năm khuôn mẫu chuyển di chính thường gặp trong
quan hệ trị liệu, trong đó nh{ trị liệu có thể được thân chủ nhìn nhận v{ cư xử theo như một
trong số c|c hình tượng như sau: (1) một mẫu người lý tưởng (ideal); (2) một nhà tiên tri
(seer); (3) một người bảo dưỡng (nurturer); (4) một người gây hụt hẫng (frustrator); và
(5) một đối tượng phi thực thể (non-entity). Sự nhận thức theo mỗi mẫu người vừa nêu sẽ
có ảnh hưởng lên trên th|i độ và hành vi của thân chủ, đồng thời cũng ảnh hưởng lên trên
những trải nghiệm của nhà trị liệu trong mối quan hệ. Chẳng hạn, nếu thân chủ xem nhà trị
liệu như một nhà tiên tri, thân chủ sẽ trông đợi có được những lời khuyên và giải pháp của
một chuyên gia; còn nhà trị liệu khi ấy sẽ có thể cảm nhận bản thân mình hoặc như một
người to{n năng hoặc ngược lại như một người bất to{n vì đ~ không thể giải đ|p thỏa đ|ng
tất cả các câu hỏi của thân chủ. Trong trường hợp đó, nh{ trị liệu cần áp dụng các chiến
lược sao cho nó có thể chỉ ra được những nhu cầu lệ thuộc trong quá khứ của thân chủ cũng
như phải làm rõ những mối quan hệ trong quá khứ của thân chủ với những người “có uy
quyền”, v{ tập trung vào việc giúp thân chủ có được lòng tự tôn (self-esteem) v{ tính độc
lập.

Khi nào áp dụng các chiến lược cảm xúc-nhận thức

Các kỹ thuật t}m động học là cần thiết đối với những người có những vấn đề thường xuyên
và sâu xa trong nội tâm cần đến sự tái cấu trúc về nhân cách. Trừ khi được huấn luyện sâu
169
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

về phân tâm học, bằng không bạn sẽ không thể l{m được gì nhiều để mang đến sự hỗ trợ
theo cách này.

CÁC CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP VỀ NHẬN THỨC (COGNITIVE STRATEGIES)

Các chiến lược can thiệp về nhận thức nhấn mạnh đến sự hợp lý, các tiến trình tư duy v{ sự
hiểu biết. Cơ sở lý thuyết của chiến lược này là thông tin và các hệ thống thực hiện quyết
định.

Kỹ thuật

Kỹ thuật ra quyết định (decision-making) được áp dụng cho các vấn đề về nhận thức, bởi vì
các quyết định là những tiến trình nhận thức.Điều quan trọng là cần phải giúp thân chủ học
được các kỹ năng ra quyết định sao cho họ được tự do nhiều hơn trong việc quản lý cuộc
sống của họ.

Mặc dù có nhiều mô hình ra quyết định kh|c nhau, nhưng tiến trình cơ bản được khuyến
cáo dành cho các mối quan hệ hỗ trợ bao gồm c|c bước sau đ}y:

 Làm rõ vấn đề : Phải chắc chắn rằng bạn đ~ x|c định vấn đề n{o đang g}y ra những
khó khăn hiện tại. Vấn đề phải được x|c định chính xác thì việc quyết định giải pháp
mới có thể hiệu quả.
 X|c định và chấp nhận trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề : Trừ khi người ra
quyết định thấy được mình có sức mạnh để ra một quyết định, nếu không tiến trình
ra quyết định sẽ trở nên vô ích. Con người nói chung không đầu tư sức lực vào việc
quyết định nếu kết quả không cho họ lợi ích gì.
 Đề xuất tất cả các giải pháp khả thi cho vấn đề (động n~o) : Thường chúng ta chỉ nghĩ
đến những giải pháp có giới hạn. Sự động não cho phép chúng ta xem xét đến tất cả
những giải pháp khả thi mà không phán xét chúng.Việc này giúp chúng ta có nhiều
cơ hội mà từ đó có thể lựa chọn.
 Đ|nh gi| từng giải ph|p được đưa ra bằng cách dựa vào những điều kiện thực tế và
dựa vào những hệ quả theo giả thuyết (làm rõ giá trị của các giải pháp này). Có một
số giải pháp sẽ bị chúng ta tự động loại bỏ, hoặc vì nó có tính không khả thi, hoặc vì
nó làm tổn hại đến hệ thống các giá trị của chúng ta.Tuy nhiên, trước khi loại bỏ một
giải ph|p n{o, chúng ta cũng nên đặt giả thuyết về tất cả các kết quả của nó.
 Đ|nh gi| lại những giải ph|p trong danh s|ch được lựa chọn sau cùng, những kết
quả có thể có, cùng những nguy cơ có thể gặp khi thực hiện : Các giải ph|p được
chọn sẽ được đưa v{o một danh s|ch để chúng ta xem xét, mõi giải pháp cần phải
được xem xét từng bước khi thực hiện và những kết quả có thể dẫn đến. Ở giai đoạn
này, chúng ta lại có thể loại thêm một số giải pháp nữa.

170
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

 Quyết định chọn một giải ph|p để thực hiện : Dựa vào tất cả c|c bước xem xét và
đ|nh gi| nêu trên, chúng ta sẽ lựa chọn một giải pháp. Ở giai đoạn này, chúng ta
thậm chí còn có thể liệt kê lại một danh sách các lựa chọn một lần nữa.
 X|c định cách thực hiện kế hoạch đ~ chọn, thực hiện như thế nào và khi nào thực
hiện : Đến đ}y, chúng ta sẽ nêu ra một cách chính xác những gì cần đến để thực thi
quyết định này: ai cần l{m điều gì, khi nào, ở đ}u, cùng những phương tiện nào sẽ
được cần đến, vv… C|c quyết định nói chung thường đều thường không được thực
hiện bởi vì chúng ta thất bại trong việc vượt qua giai đoạn này.
 Khái quát hóa sang các tình huống khác : Việc n{y l{ bước đi có thể cần hoặc không
cần đến, tuy nhiên nó có liên quan đến việc khám phá những t|c động của quyết
định đ~ chọn và của việc thực thi quyết định ấy đối với những tình huống sống khác
ngoài tình huống khó khăn hiện tại.
 Đ|nh gi| việc thực thi quyết định : Đ}y bước tối hậu để x|c định rằng việc thực thi kế
hoạch và quyết định đ~ chọn là có thuận lợi hay không. Chúng ta rất thường hay nói
rằng một sự lựa chọn n{o đó l{ không hay, trong khi thực tế chính việc thực thi
quyết định ấy mới là chuyện có sai sót.

Nhà trị liệu có thể thúc đẩy quá trình trên bằng c|ch l{m rõ ý nghĩa, cung cấp thêm thông
tin v{ đề xuất thêm nhiều giải ph|p để lựa chọn trong giai đoạn động não. Trong những tình
huống như hoạch định kế hoạch giáo dục v{ hướng nghiệp, những thông tin từ các trắc
nghiệm có thể được sử dụng cho tiến trình quyết định. Việc thu thập và tổng hợp các thông
tin thích đ|ng sẽ là một công cụ có giá trị trong quá trình quyết định.

Ngoài việc diễn giải kết quả trắc nghiệm và phổ biến các thông tin chính xác, nhà trị liệu còn
áp dụng cách thức làm rõ giá trị, quan s|t v{ hướng dẫn thân chủ học cách hiểu và vận dụng
những dữ liệu nhận được từ các trắc nghiệm, các thông tin bằng văn bản hoặc lời nói, và các
thông tin từ quan sát. Những dữ liệu này lại có thể giúp thân chủ làm rõ và giải thích các giá
trị, th|i độ và niềm tin của họ cũng như những phẩm chất và trách nhiệm của họ.Chính thân
chủ mới l{ người quyết định sau cùng; người hỗ trợ chỉ mang đến sự giúp đỡ mà thôi.

Đôi khi, qu| trình trị liệu không nhất thiết phải hoàn tất bằng việc có ngay một quyết định;
cuộc làm việc có khi chỉ nhằm để giúp thân chủ có thêm thật nhiều thông tin trước khi
người này có thể đưa ra quyết định sau cùng.Điều này thực sự l{ đúng đắn, vì có những lúc
người ta đ~ ra những quyết định qu| nhanh trước khi thâu thập tất cả những dữ liệu cần
thiết.

Khi nào áp dụng các chiến lược can thiệp nhận thức

Các chiến lược can thiệp trên bình diện nhận thức và quyết định sẽ hiệu quả trong các tình
huống tham vấn giáo dục, hướng nghiệp, cũng như trong bất kỳ tình huống sống nào cần
đến kỹ năng quyết định và giải quyết vấn đề. Trong một số trường hợp, các quyết định cần

171
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

có những thông tin thuộc loại suy nghĩ v{ hiểu biết; nhưng cũng có trường hợp trước khi
quyết định người ta cần có những thông tin thuộc về th|i độ và niềm tin.

CÁC CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP VỀ NHẬN THỨC - HÀNH VI (COGNITIVE-


BEHAVIORAL STRATEGIES)

Các chiến lược nhận thức – hành vi là những phương thức cùng một lúc t|c động trên cả
tiến trình suy nghĩ lẫn các hành vi ứng xử của một con người. Cơ sở lý luận của các chiến
lược này dựa trên giả thuyết cho rằng: những suy nghĩ không đúng cần phải được thay đổi
trước khi xảy ra sự thay đổi về mặt hành vi. Một số học thuyết được vận dụng trong các
chiến lược này bao gồm: trường phái trị liệu “cảm xúc – hợp lý” của Albert Ellis (RET:
Rational-Emotive Therapy), liệu pháp thực tại của William Glasser (RT: Reality Therapy) và
liệu pháp nhận thức - hành vi của Aaron Beck (CBT: Cognitive-Behavioral Therapy), cũng
như từ học thuyết hành vi (Behavior Theory). Tính hợp lý và trách nhiệm là những khái
niệm then chốt trong c|c phương ph|p trị liệu này.

Kỹ thuật

Các kỹ thuật nhận thức – hành vi chủ yếu sử dụng lời nói và cần thiết phải có những “b{i tập
về nh{” (homework assignment) bên ngo{i khuôn khổ các phiên trị liệu để thúc đẩy thân
chủ chuyển những suy nghĩ mới vào các ứng xử v{ h{nh động’

Mô hình RET đ~ góp phần vào bằng một chiến lược khá hiệu quả gọi l{ “t|i cấu trúc nhận
thức” (cognitive restructuring), có nghĩa l{: thay thế những suy nghĩ sai lầm bằng những
suy nghĩ mới, hợp lý hơn. Chiến lược này bao gồm những kỹ thuật có tính chỉ dẫn như:
huấn luyện (teaching), thuyết phục (persuading), thách thức (confronting), thiết kế bài tập
về nhà (assigning homework). Mục đích của chiến lược tái cấu trúc nhận thức là nhằm giúp
thân chủ kiểm so|t được những tình cảm của họ bằng c|ch hướng dẫn họ có được những ý
tưởng hợp lý hơn, ít g}y tổn hại cho bản th}n hơn v{ thuyết phục họ nhận ra sự phi lý của
những ý tưởng mà họ đang có.

Albert Ellis (1962) đ~ x|c định được nhiều kiểu ý tưởng phi lý như sau:

1. Điều tối cần thiết đối với tôi là phải được mọi người yêu thương v{ chấp nhận vì tất
cả mọi việc mà tôi làm
2. Có những h{nh động xấu xa và sai trái, và những ai làm những h{nh động ấy đều
phải bị trừng phạt thật nặng
3. Thật là thảm họa, kinh khủng v{ đ|ng sợ khi những sự việc bên ngoài diễn ra không
theo cách thức mà tôi mong muốn
4. Phần lớn những bất hạnh của con người là do những nguyên nhân từ bên ngoài và bị
|p đặt từ những người ngoài hoặc sự kiện bên ngoài
5. Nếu có điều gì đó đ|ng sợ hoặc nguy hiểm, thì tôi phải hết sức quan t}m đến nó

172
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

6. Sẽ dễ hơn nếu tôi tránh né những khó khăn trong đời và tránh né những trách
nhiệm bản th}n thay vì l{ đối mặt với chúng
7. Tôi cần một thứ gì đó kh|c hơn, mạnh hơn hoặc lớn hơn tôi, để tôi có thể trông nhờ
v{o đó
8. Tôi nên là một người hoàn toàn giỏi dang, đầy đủ, thông minh và thành công về mọi
phương diện
9. Nếu có điều gì đó từng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của tôi, việc ấy hẳn sẽ có
ảnh hưởng đến tôi suốt đời
10. Những gì m{ người kh|c l{m đều rất quan trọng cho sự hiện hữu của tôi, và tôi nên
cố gắng thật nhiều để thay đổi chúng theo hướng mà tôi muốn
11. Hạnh phúc có thể có được bằng cách ngồi yên và chẳng cần làm gì cả
12. Tôi gần như không thể kiểm so|t được những tình cảm của mình v{ lúc n{o cũng
phải cảm nhận được những điều gì đó

Những nhà trị liệu nào sử dụng các kỹ thuật nhận thức – hành vi sẽ liên tục lột bỏ những
suy nghĩ sai lầm của thân chủ bằng cách nêu những suy nghĩ ấy ra cho thân chủ chú ý đến,
chỉ cho họ thấy bằng c|ch n{o m{ c|c tư tưởng phi lý đó đ~ trở th{nh cơ sở cho các vấn đề
của họ, minh họa bằng các liên kết theo trình tự A-B-C-D-E: trong đó A (Activating Event) l{
sự kiện khởi phát; B (Belief System) là hệ thống niềm tin; C (Consequences) là các hệ quả; D
(Disputing Irrational Ideas) là sự loai bỏ các niềm tin phi lý và E (new Emotional
Consequence / Effect) là hiệu ứng cảm xúc mới. Nhà trị liệu huấn luyện thân chủ cách suy
nghĩ lại, phát ngôn lại những ý tưởng phi lý theo một cách thức hợp lý hơn, x}y dựng hơn.
Vì thế, nhà trị liệu sẽ trực tiếp phủ nhận và chối bỏ những câu phát biểu sai trái mà thân chủ
cứ tự mình lập đi lập lại, và yêu cầu thân chủ phải thực hiện một số hoạt động (bài tập về
nhà) mà những việc ấy sẽ có tác dụng như một lực đối trọng chống lại hệ thống những niềm
tin phi lý của thân chủ.

Một bài tập về nhà có thể dưới hình thức thân chủ thực hiện theo những ý kiến hướng dẫn
của nhà trị liệu mỗi khi cảm thấy buồn phiền vì những sự việc xung quanh không diễn ra tốt
đẹp theo như ý muốn. Thân chủ sau đó b|o c|o lại những gì họ đ~ l{m ngo{i những phiên
trị liệu. Theo phương ph|p của Ellis, những ý tưởng hợp lý như sau nên được hướng dẫn lại
cho thân chủ:

Không nhất thiết mỗi người phải được tất cả mọi người xung quanh thương yêu v{ chấp
nhận. Con người có thể chú tâm vào việc yêu thương người khác thay vì là chỉ muốn người
kh|c yêu thương mình.

1. Tốt hơn hết là không nên chỉ đ|nh gi| những giá trị của bản thân dựa vào những
khía cạnh bên ngo{i như sự giỏi dang, đầy đủ, th{nh đạt, mà còn phải đặt trọng tâm
vào lòng tự trọng v{ được chấp nhận do bởi những gì bản th}n mình l{m được.

173
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

2. Những người l{m điều sai trái không nhất thiết phải bị buộc tội hoặc bị trừng phạt,
m{ nên được xem là những kẻ ngu dốt, khờ khạo hoặc có những xáo trộn về cảm
xúc.
3. Hạnh phúc mà một con người có được v{ duy trì được là do việc người ấy xem xét
các sự vật như thế n{o hơn l{ do bản thân các sự vật quyết định.
4. Nếu có một việc gì đó nguy hiểm thì người ta nên đối mặt với nó và làm cho nó bớt
nguy hiểm, chứ không nên xem là thảm họa.
5. Cách duy nhất để giải quyết c|c nan đề l{ đương đầu với chúng một cách trực tiếp
6. Tốt hơn hết, mỗi người nên tự đứng trên đôi ch}n của chính mình, đặt lòng tin vào
bản thân và dùng khả năng của mình để giải quyết các hoàn cảnh khó khăn hơn l{
phải phụ thuộc v{o người khác.
7. Mỗi người nên nhìn thấy bản thân mình là không hoàn hảo, có những hạn chế tự
nhiên v{ cũng có thể sai lầm.
8. Người ta nên học từ các kinh nghiệm trong quá khứ, nhưng không nên bị gắn quá
chặt vào chúng hoặc có những thành kiến bởi chúng.
9. Những khuyết điểm của người khác chủ yếu là những vấn đề của họ, nếu làm áp lực
để bắt họ thay đổi thì sẽ không thể giúp họ l{m gì được.
10. Con người thường hạnh phúc nhất khi họ tích cực theo đuổi v{ đạt đến những mục
đích bên ngo{i bản thân mình.
11. Người ta có khả năng kiểm so|t được những tình cảm của mình nếu lựa chọn cách
thức làm việc để có được những ý tưởng mới và hợp lý.

Rõ ràng là việc chỉ một lần nêu ra c|c ý tưởng sai lầm vẫn chưa đủ để đưa đến sự thay đổi
hành vi bền vững. Thay v{o đó, nh{ trị liệu phải liên tục “công ph|” hết đợt n{y đến đợt
khác vào hệ thống những niềm tin phi lý nơi th}n chủ. Nhà trị liệu cũng phải yêu cầu thân
chủ hoàn tất việc thực hiện những bài tập về nhà, mà chính những việc làm này mới là sự
minh họa cụ thể cho sự thay đổi h{nh vi nơi th}n chủ.

Liệu pháp thực tại (RT) áp dụng một kỹ thuật khác trên bình diện nhận thức – hành vi, bao
gồm 8 bước sau đ}y:

1. Thiết lập quan hệ với thân chủ, thông tin (cả bằng lời nói lẫn h{nh động) cho thân
chủ biết rằng “Tôi đang lưu t}m đến anh”
2. Hãy tập trung vào những gì “tại đ}y v{ ngay lúc n{y”, không tham khảo nhiều vào
quá khứ v{ cũng tr|nh việc “d}y dưa” v{o c|c cảm xúc. Điều mà một người làm với
chính họ thì quan trọng hơn c|c cảm xúc của họ.
3. Yêu cầu thân chủ đ|nh gi| những hành vi của chính họ và tự hỏi: “Trong những điều
mình l{m, điều gì l{ đúng?”, “Việc đó giúp ích gì cho mình… cho người kh|c…?”. Nếu
thân chủ không thể đ|nh gi| được hành vi của họ, điều cần làm có lẽ sẽ là trở lại
bước 1 và thân chủ cần phải quyết định rằng họ có muốn thay đổi hành vi của mình
hay không.

174
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

4. Vạch một kế hoạch thay đổi hành vi và hỏi thân chủ “Bạn nghĩ việc này có thể được
thực hiện tốt nhất theo cách thức như thế n{o?”.Giúp th}n chủ định hình một kế
hoạch.Để thân chủ lựa chọn, nhà trị liệu đưa ra c|c đề xuất nhưng không cung cấp
một kế hoạch trọn vẹn.Kế hoạch cần ngắn gọn, chuyên biệt và cụ thể (“Bạn sẽ làm
việc đó khi n{o?Như thế n{o?”), có tính tích cực thay vì là tiêu cực và có tính trừng
phạt, và kế hoạch cũng cần có tính khả thi cao.
5. Thực hiện một hợp đồng cam kết thực hiện theo kế hoạch. Nếu cần có thể viết ra một
bản cam kết về cách thức thực hiện việc thay đổi hành vi và hỗ trợ cho việc này
thành công. Hợp đồng cam kết được làm giữa thân chủ và nhà trị liệu.
6. Chấp nhận mà không cần đến những lời bào chữa hay xin lỗi nếu thân chủ không
thực hiện theo kế hoạch. Nếu hợp đồng trên không được thân chủ làm theo, hãy hỏi
thân chủ “Khi n{o bạn có thể thực hiện việc n{y?” chứ không hỏi “Tại sao bạn không
làm việc n{y?”. Nếu không th{nh công, h~y đi theo kết quả tự nhiên của việc không
làm theo kế hoạch, rồi sau đó quay trở lại c|c bước ban đầu để làm một kế hoạch
mới.
7. Thân chủ nên biết và tham gia vào việc làm ra các luật lệ. Áp dụng các hệ quả tự
nhiên khi luật lệ bị vi phạm chứ không dùng những biện pháp trừng phạt.
8. Không bao giờ từ bỏ việc giúp thân chủ.

Nhà trị liệu khi áp dụng các kỹ thuật của liệu pháp thực tại sẽ trở nên quan tâm nhiều hơn
đến thân chủ; còn thân chủ sau đó có thể sẽ bắt đầu đ|nh gi| h{nh vi của chính bản thân họ
và sẽ thấy được những gì ở bản thân họ là phi thực tế. Nhà trị liệu thách thức thân chủ đối
diện với thực tại và cứ lập đi lập lại việc yêu cầu thân chủ quyết định xem họ có thực hiện
những việc làm có trách nhiệm hay không. Nhà trị liệu có thể phản bác những hành vi thiếu
thực tế của thân chủ, nhưng vẫn giữ th|i độ tôn trọng và chấp nhận con người của thân chủ.
Nhà trị liệu sẽ hướng dẫn cho thân chủ những cách thức để đ|p ứng các nhu cầu mà không
gây tổn thương cho bản th}n v{ cho người khác. Thân chủ sẽ chịu trách nhiệm về hành vi
của mình, sẽ làm việc trong bối cảnh hiện tại, sẽ học c|ch đ|nh gi| khía cạnh đạo đức trong
hành vi của họ và sẽ học được những cách thức ứng xử hiệu quả hơn.

Liệu pháp thực tại của William Glasser áp dụng một chiến lược có tính chất huấn luyện
nhằm trực tiếp giải quyết các giải pháp chọn lựa của thân chủ.Triết lý cơ bản của liệu pháp
này là thân chủ có thể quyết định được việc họ có còn bị phiền nhiễu nữa hay không.

Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) của Aaron Beck lại vận dụng một loạt các chiến lược
mà cốt lõi bao gồm những kỹ thuật t|c động vừa trên bình diện nhận thức lẫn trên bình
diện hành vi. Phần nhiều những kỹ thuật của Beck cũng gần giống với kỹ thuật tái cấu trúc
nhận thức của A. Ellis (liệu pháp RET). Một số kỹ thuật m{ Beck thường áp dụng gồm có:
“tổng duyệt lại” về nhận thức (cognitive rehearsal) để phát hiện ra những điều gì đang g}y
cản trở trong suy nghĩ, liên hệ cảm xúc với các hành vi bằng c|ch tưởng tượng thật chi tiết
những tình huống sống thực ngay trong các phiên trị liệu, vận dụng những phương ph|p

175
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

“kiểm định thực tại” (reality testing) như tìm kiếm những cách thức để đ|p ứng lại với
những suy nghĩ tiêu cực, sắp xếp các công việc, tích cực kiểm định những suy nghĩ v{ giả
định có tính tiêu cực.

Việc giúp thân chủ nhận biết và lìa xa những tư duy sai lầm sẽ có thể tr|nh được những sai
lầm tương tự về sau. Beck (1976) liệt kê ra 7 bước của kỹ thuật kiểm định thực tại minh
họa cho việc vận dụng chiến lược trị liệu của ông:

1. X|c định những ý nghĩ v{ những lời nói nào ở thân chủ có tính chất tiêu cực và khiến
cho thân chủ bị vướng mắc vào những cảm xúc không hay
2. Hỏi thân chủ xem họ tin v{o c|c ý tưởng đó đến mức độ như thế nào và theo họ có
nhiều khả năng xảy ra một sự kiện tiêu cực hay không.
3. Kiểm tra những cảm xúc có liên quan đến c|c ý tưởng n{y, vd. “Khi tự nói với mình
về điều đó, nó khiến bạn cảm thấy như thế n{o?”
4. “Th|o dỡ” tính kiên định của những ý tưởng như thế bằng c|ch đặt những câu hỏi
mở, nhẹ nhàng dẫn thân chủ thăm dò đến những chứng cứ: tìm hiểu kết quả từ
những tình huống tương tự trong quá khứ, các kết quả khác nhau và tần số xuất hiện
những kết quả ấy, số lần xảy ra những tình huống tương tự nhưng cho kết quả tốt
hơn hoặc xấu hơn so với những kết quả được tưởng tượng ra trong hiện tại…
5. Đ|nh gi| (cho điểm) khả năng có những tác hại trong tương lai.Vd, “Việc sau này bạn
không thể tìm được một người khác giống như anh ấy có nhiều khả năng xảy ra
không? Bạn đ|nh gi| khả năng ấy như thế nào?Một phần mười? Hay một phần
trăm?”
6. Tiếp tục thách thức thân chủ đối diện với thực tại.
7. Kiểm tra lại lòng tin của thân chủ đối với những ý tưởng ban đầu mà họ có, sau khi
đ~ l{m việc qua những bước nêu trên.

Lưu ý: những kỹ thuật nhận thức – hành vi bao gồm cả những công việc như đ|nh gi|
(evaluation) và phán xét (judgment) của nhà trị liệu, qua đó c|c ý tưởng cũng như h{nh vi
của thân chủ sẽ được đ|nh gi| l{ hợp lý hay phi lý, có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
Nhà trị liệu tuy vậy sẽ không |p đặt các giá trị của mình lên trên thân chủ, thay vì thế, nhà
trị liệu sẽ xem xét v{ đ|nh gi| c|c gi| trị của thân chủ. Nói cách khác, nhà trị liệu thách thức
thân chủ, nhưng không trừng phạt hoặc phản bác họ vì họ đ~ không có những giá trị và
niềm tin “đúng đắn”. C|c phương ph|p n{y có nhiều khác biệt với những chiến lược của
những liệu ph|p “hiện tượng học” (phenomenological strategies) như liệu pháp Gestalt và
liệu pháp thân chủ trọng tâm, vì các liệu pháp này có tính không phê phán (non-
judgmental) v{ không đ|nh gi| (non-evaluative).

Khi nào áp dụng các chiến lược nhận thức – hành vi

Các chiến lược nhận thức – h{nh vi được áp dụng với nhiều đối tượng và hoàn cảnh khác
nhau, tại c|c trường học, bệnh viện, xí nghiệp, c|c cơ sở giáo huấn… Liệu ph|p “cảm xúc-
176
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

hợp lý” (RET) có thể không hiệu quả đối với những thân chủ có trình độ học vấn thấp,
không đủ khả năng theo đuổi một sự phân tích hợp lý, hoặc những thân chủ quá gắn chặt
vào những tình cảm khiến cho họ không thể làm theo những phương thức có tính duy lý.
Liệu pháp thực tại (RT) cũng có thể áp dụng được trên rất nhiều loại thân chủ. Liệu pháp
CBT của Beck ban đầu có hiệu quả chuyên biệt trên những thân chủ bị trầm cảm, và hiện
nay còn được áp dụng trên nhiều loại rối loạn khác. Các loại liệu ph|p n{y đòi hỏi những
khả năng diễn đạt bằng lời nói và thân chủ phải có động cơ muốn thay đổi.

CÁC CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP TRÊN BÌNH DIỆN HÀNH VI (BEHAVIORAL
STRATEGIES)

Các chiến lược h{nh vi có cơ sở lý luận dựa trên lý thuyết về học tập (learning theory) và
tập trung vào những hành vi chuyên biệt, có thể quan s|t được chứ không phải những cảm
xúc hoặc ý nghĩ. Nh{ trị liệu chỉ có thể đ|nh gi| được hiệu quả của những chiến lược này
bằng cách quan sát những thay đổi cụ thể trên những hành vi chuyên biệt ấy.

Kỹ thuật

Nhà trị liệu cần có một số kỹ năng sau đ}y để có thể thực hiện những chiến lược về hành vi:

 Hiểu được những khái niệm và nguyên lý về tác nhân củng cố (reinforcement), sự
trừng phạt (punishment), sự loại trừ (extinction), sự phân biệt (discrimination),
định dạng (shaping), tiếp cận tuần tự (successive approximation) và việc lập các kế
hoạch thực hiện sự củng cố (schedules of reinforcement).
 Có khả năng x|c định được những h{nh vi đích có tính chuyên biệt mà thân chủ
muốn thay đổi.
 Có khả năng x|c định v{ đ|nh gi| những điều kiện khởi ph|t h{nh vi đích ấy.
 Có khả năng thu thập những dữ liệu cơ bản ban đầu (baseline data) về tần suất và
cường độ của những h{nh vi đích ấy.
 Có khả năng x|c định v{ đ|nh gi| những điều kiện g}y ra h{nh vi đích cũng như
những điều kiện duy trì (củng cố) h{nh vi đích ấy.
 Có khả năng tìm ra những tác nhân củng cố n{o có ý nghĩa đối với thân chủ.
 Có thể áp dụng các kế hoạch thực hiện sự củng cố một cách khả thi v{ có ý nghĩa.
 Có đủ các kiến thức cơ bản, thiết kế và vận dụng những kỹ thuật khác nhau của trị
liệu hành vi.
 Có khả năng đ|nh gi| c|c kết quả của các chiến lược can thiệp trên bình diện hành vi.

Có nhiều kỹ thuật thay đổi h{nh vi đ~ được mô tả và áp dụng. Trong bài viết này chỉ trình
bày các kỹ thuật làm mẫu (modeling), lập hợp đồng thỏa thuận (contracting), huấn luyện

177
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

tính quyết đo|n (assertiveness training) và giải cảm ứng có hệ thống (systematic
desensitization).

- Làm mẫu: Đ}y l{ phương thức được dựa trên nguyên lý cho rằng con người học tập các
hành vi mới dựa trên sự bắt chước theo các khuôn mẫu h{nh vi, th|i độ, niềm tin và các giá
trị từ những người quan trọng trong cuộc sống của mình. Việc làm mẫu cũng có thể được
thực hiện thông qua sắm vai (role playing), sử dụng c|c phương tiện truyền thông (media),
và trong các tình huống tham vấn cá nhân hoặc tham vấn nhóm.Điều quan trọng cần nhớ là
nhà trị liệu cũng chính l{ một khuôn mẫu - một khuôn mẫu đầy tiềm năng - đối với thân chủ
trong tiến trình trị liệu.

Trong khi làm việc với thân chủ, nhà trị liệu cần ý thức rõ về ảnh hưởng của bản thân mình
như một khuôn mẫu đối với thân chủ, đồng thời cũng phải tìm hiểu ảnh hưởng của những
khuôn mẫu kh|c đ~ có trong đời sống thân chủ, kể cả những khuôn mẫu có ảnh hưởng tích
cực lẫn những khuôn mẫu có ảnh hưởng tiêu cực.

- Hợp đồng thỏa thuận: Phương thức n{y được dựa trên nguyên lý về tác nhân củng cố
(reinforcement), cho rằng h{nh vi n{o được củng cố thì sẽ có khả năng được đương sự lập
lại. Một hợp đồng về thực hiện hành vi là một loại thỏa thuận có tính chuyên biệt giữa thân
chủ và nhà trị liệu nhằm phân tách những h{nh vi đích (target behavior) ra những thành
phần nhỏ hơn v{ cung cấp những tác nhân củng cố một cách có hệ thống để bảo đảm có thể
thực hiện được hành vi này.

Hợp đồng có thể không chính thức (informal) theo kiểu thỏa thuận “Nếu bạn làm việc X, tôi
sẽ làm việc Y”; hoặc cũng có thể chính thức dưới dạng một văn bản, có những qui định rõ về
loại hành vi cụ thể nào cần được thực hiện, những hình thức tưởng thưởng nào sẽ được áp
dụng, những trách nhiệm cùng những điều kiện được qui định để có thể thực hiện và theo
dõi việc thực hiện hợp đồng.

- Huấn luyện tính quyết đo|n: Được sử dụng cả trong các loại trị liệu nhận thức cũng như
trị liệu hành vi. Nó bao gồm việc thay đổi những hệ thống niềm tin nơi th}n chủ bằng cách
huấn luyện cho họ những cách thức quyết định dựa vào những quyền hạn của chính mình
miễn là họ không g}y phương hại hoặc xâm phạm đến quyền hạn của người khác.Loại huấn
luyện này nhắm đến việc làm giảm lo }u nơi th}n chủ bằng cách chỉ cho họ cách thức nói ra
những điều mà họ muốn nói. Phương thức thực hiện có thể bao gồm sắm vai, minh họa, làm
mẫu, hướng dẫn bằng lời… theo c|ch tiếp cận tuần tiến (successive approximation) để đạt
đến một đ|p ứng mong muốn.

- Giải cảm ứng có hệ thống: Bao gồm việc ph}n t|ch c|c h{nh vi đ|p ứng lo âu ra nhiều
thành phần nhỏ hơn, sau đó cho th}n chủ tiếp xúc dần với những hình ảnh của các hành vi
n{y trong khi cơ thể họ ở trạng th|i thư gi~n s}u. Lý thuyết này cho rằng một đ|p ứng lo âu
(anxiety response) có thể được điều kiện hóa (được học tập) thì cũng có thể được điều kiện

178
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

hóa ngược lại (không học). Một cách thức để thực hiện điều kiện hóa ngược đối với một đ|p
ứng lo }u l{ “ghép cặp” đ|p ứng ấy với một tình trạng không tương thích – trong trường
hợp này chính là trạng th|i thư gi~n s}u của cơ thể, một trạng thái có thể ức chế bớt sự lo
âu. Các kích thích gây lo âu từ bên ngoài sẽ dần dần mất đi sức mạnh của nó, và thân chủ sẽ
không cần hao tổn năng lượng cho những đ|p ứng lo âu nữa. (Xem thêm chi tiết trong các
bài viết về trị liệu hành vi).

Khi nào áp dụng các chiến lược can thiệp về hành vi

Các chiến lược can thiệp về hành vi có tác dụng trên một diện đối tượng khá rộng, đặc biệt
l{ đối với những thân chủ gặp khó khăn khi sử dụng các kỹ thuật cần nhiều đến sự giao tiếp
bằng lời nói, và nói chung các chiến lược h{nh vi thường mất ít thời gian hơn.

Đặc biệt c|c phương ph|p l{m mẫu rất có tác dụng đối với những thân chủ không tin tưởng
chắc chắn vào bản thân và cần đến những sự hướng dẫn chuyên biệt cụ thể. Hợp đồng thỏa
thuận là hình thức phù hợp với những gia đình v{ tổ chức, nơi m{ sự áp dụng tác nhân củng
cố có thể được thực hiện tức thời và có thể theo dõi được. Huấn luyện tính quyết đo|n phù
hợp với những thân chủ hay e thẹn và bị ức chế, hoặc trong những “nhóm trị liệu nâng cao ý
thức” của các thân chủ nữ (women’s consciousness-raising group). Giải cảm ứng có hệ
thống có tác dụng tốt trong việc trị liệu các chứng ám ảnh sợ (phobia), ví dụ sợ nước, sợ đi
m|y bay…

CÁC CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP ĐA BÌNH DIỆN

Các chiến lược can thiệp đồng thời trên các bình diện cảm xúc, nhận thức và hành vi có thể
kể ra ở đ}y bao gồm: ph}n tích tương giao (T.A.), trị liệu hệ thống và các liệu pháp có tính
chiết trung – tổng hợp.

Các loại liệu pháp có tính chiết trung có thể được áp dụng khi các vấn đề của thân chủ
không thể hiện rõ ràng trên một bình diện cụ thể, hoặc khi có sự đan xen ảnh hưởng lên hai
hoặc ba bình diện khác nhau. Những nhà trị liệu có quan điểm chiết trung tin rằng khi chiến
lược can thiệp được áp dụng trên nhiều bình diện thì khả năng thay đổi ở thân chủ sẽ càng
dễ xảy ra hơn.

Liệu pháp tổng hợp của Arnold Lazarus (thường được gọi là Multimodal Therapy) nổi tiếng
với mô hình BASIC-ID, là một ví dụ về khuynh hướng chiết trung trong việc chọn lựa các kỹ
thuật trị liệu. Lazarus đ~ vận dụng một kiểu chiến lược can thiệp có tính uyển chuyển và
chuyên biệt hóa trên từng c| nh}n, thông qua đó ông có thể áp dụng một cách phối hợp
nhiều loại kỹ thuật xuất phát từ nhiều trường phái trị liệu khác nhau mà không nhất thiết
phải trung thành với những niềm tin ban đầu của các học thuyết ấy. Việc chọn lựa các kỹ
thuật trị liệu đ~ gắn kết việc trị liệu với các nhu cầu và tính chất đặc trưng của từng thân
chủ. Phương ph|p nhấn mạnh vào 7 khía cạnh ở một thân chủ mà nhà trị liệu cần lưu ý đến,

179
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

đó l{: h{nh vi (B: behavior), cảm xúc (A: affect), cảm gi|c (S: sensation), tư duy hình ảnh (I:
imagery), nhận thức (C: cognition), quan hệ liên cá nhân (I: interpersonal relationship) và
các yếu tố thực dưỡng/ho| dược (diet/drugs). Lazarus thực ra đ~ đề xuất nên một tính
chiết trung về mặt kỹ thuật hơn l{ tính chiết trung về mặt học thuyết. Ông tin rằng nhà trị
liệu nên quan t}m đến tính hiệu quả của những kỹ thuật khi áp dụng vào trị liệu những vấn
đề chuyên biệt của thân chủ, thay vì quan t}m đến những quan điểm lý thuyết về nguyên
nhân hoặc ý nghĩa của các vấn đề mà thân chủ gặp phải.

Các kỹ thuật phân tích tương giao (T.A. – Transactional Analysis)

Các kỹ thuật của trường phái T.A. bao gồm: phân tích các trạng thái cái Tôi, phân tích các
mô hình giao tiếp v{ c|c tương giao, ph}n tích c|c “trò chơi” v{ c|c kịch bản sống. Những
thực nghiệm v{ c|c trò chơi của trường ph|i Gestalt cũng có thể được áp dụng để hỗ trợ
thêm cho những kỹ thuật này.Nhà trị liệu vận dụng cả ba trạng thái cái Tôi của bản thân
mình (P, A v{ C) để khởi hoạt trạng thái cái Tôi A của thân chủ như một thành phần chủ đạo
trong nhân cách. Nhà trị liệu sử dụng cái Tôi P của mình để mang đến cho thân chủ sự bảo
bọc, chăm sóc v{ cho phép; sử dụng cái Tôi A của mình để cung cấp cho thân chủ những kỹ
năng v{ sự hỗ trợ chuyên môn; đồng thời sử dụng cái Tôi C của mình để tạo nên sự vui thú
và khả năng trực giác.

Một kỹ thuật của T.A. được biết với tên gọi l{ “dưỡng dục lại” (reparenting) cho phép th}n
chủ thay đổi c|i Tôi P cũ kỹ, có tính võ đo|n bằng một cái Tôi P mới có tính chất bảo bọc, từ
đó giúp th}n chủ có thể “viết lại kịch bản sống” cho chính họ (rescripting), tức l{ thay đổi
những khuôn mẫu quyết định đ~ có sẵn từ thời thơ ấu. Nhà trị liệu có thể áp dụng các kỹ
thuật đối thoại theo kiểu Gestalt để giúp thân chủ sắm vai và thể hiện các trạng thái cái Tôi
khác nhau khi tương t|c với người khác.

Các chiến lược can thiệp của trường ph|i T.A. đặc biệt có hiệu quả đối với những thân chủ
có vấn đề trong các mối quan hệ liên cá nhân hoặc có chức năng sống không đầy đủ (do có
các hiện tượng “ô nhiễm” hoặc “loại bỏ” trong khi vận hành các trạng thái cái Tôi). Kỹ thuật
T.A. không phù hợp với những người thiểu năng t}m thần vì thân chủ cần phải hiểu rõ các
thuật ngữ và khái niệm của T.A. trước khi nhà trị liệu áp dụng các kỹ thuật.

Các chiến lược can thiệp theo quan điểm hệ thống (systems strategies)

Trị liệu hệ thống là chiến lược can thiệp được lựa chọn khi mục tiêu trị liệu là nhằm giúp cải
thiện các kỹ năng quan s|t v{ giao tiếp của thân chủ, đồng thời cải thiện các mối quan hệ
bên trong cũng như bên ngo{i gia đình của họ. Trọng tâm của trị liệu nhắm vào các quan hệ
liên cá nhân.Vấn đề của một c| nh}n được xem xét bên trong bối cảnh của hệ thống các mối
quan hệ của người đó, bất kể l{ có bao nhiêu người trong hệ thống đó tìm đến trị liệu.

180
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Một kỹ thuật thường được sử dụng có tên gọi l{ “t|i định dạng nhận thức” (reframing), qua
đó nh{ trị liệu giúp thân chủ nhìn nhận lại vấn đề một cách tích cực hơn dưới nhãn quan hệ
thống, ví dụ họ có thể nhận thấy vấn đề rối loạn hành vi ở một đứa trẻ có thể có ý nghĩa tích
cực vì đ~ giúp cho cha mẹ của nó tạm ngưng xung đột và cùng ngồi lại với nhau.

Một số kỹ thuật khác có thể kể ra bao gồm: huấn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải
quyết vấn đề, “chỉ định nghịch lý một triệu chứng” (paradoxical prescription), kỹ thuật “tạc
tượng gia đình” (family sculpting), vẽ biểu đồ gia tộc (genogram)…

Quan điểm hệ thống luôn có vai trò quan trọng trong mọi trường hợp, trong tất cả mọi loại
thiết chế, vì không có cá nhân nào sống riêng lẻ trong khoảng chân không cả. Dù nhà trị liệu
làm việc với một cá nhân, một cặp vợ chồng, hoặc làm việc với toàn bộ gia đình; dù người
hỗ trợ làm việc với một học sinh, một lớp học hay toàn thể nh{ trường, vấn đề của một cá
nh}n đều phải được xem xét trong mối liên quan với hệ thống m{ c| nh}n đó đang thuộc về,
cũng như phải xem xét cách thức mà hệ thống này ảnh hưởng trên người ấy. Ở đ}y, c|i
quan trọng chính là ở yếu tố quan điểm, chứ không hẳn là ở một số kỹ thuật chuyên biệt
nào

Tóm lại

Không có một chiến lược hoặc một kỹ thuật nào có thể phù hợp với tất cả các vấn đề và ở
tất cả các thân chủ. Tất cả các chiến lược can thiệp đều cần được huấn luyện, giám sát và
trải nghiệm đầy đủ trước khi có thể được áp dụng một cách hiệu quả.

181
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Chương 9: TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRẺ EM VÀ THIẾU NIÊN

PHẦN 1 : TRỊ LIỆU CÁ NHÂN

1. LỊCH SỬ

Việc thực hành trị liệu tâm lý cho trẻ em bắt nguồn từ nhiều lý thuyết kh|c nhau. Cho đến
đầu thập niên 1970, các lý thuyết phân tâm học (psychoanalysis) v{ t}m động học
(psychodynamic) vẫn là nền tảng cho việc trị liệu tâm lý trẻ em ở các bệnh viện và phòng
khám. Liệu pháp Roger lấy đứa trẻ làm trọng tâm (child-centered therapy) được áp dụng
chủ yếu bởi các nhà tâm lý học đường (school psychologist). Việc tham vấn và trị liệu tâm lý
cho trẻ em chịu ảnh hưởng bởi c|c trường phái phân tâm học, với sự tham gia của “bộ ba”
gồm b|c sĩ t}m thần, nhà tâm lý và nhân viên xã hội, nhấn mạnh v{o trò chơi trị liệu (play
therapy), làm việc với phụ huynh và tham vấn giáo dục trong thời gian lâu dài, và các liệu
ph|p d{nh cho người lớn thường được cải biên rất ít khi áp dụng cho trẻ em.

Hiện nay, nhiều lý thuyết và kỹ thuật trị liệu sẵn có cho phép điều trị được một số lượng lớn
c|c trường hợp tâm bệnh ở trẻ em. Do ảnh hưởng của tâm thần học cộng đồng (community
psychiatry) nên có sự nhấn mạnh vào việc chăm sóc đứa trẻ bị rối nhiễu trên cơ sở ngoại
trú, thời gian trị liệu ngắn hơn, cùng những biện pháp can thiệp định hướng theo vấn đề
(problem-oriented intervention), quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố gây stress từ môi
trường sống, quan hệ gia đình v{ c|c xung đột hữu thức (conscous conflict), nhấn mạnh
hơn đến mối quan hệ giữa đứa trẻ và nhà trị liệu.

2. KHÁC BIỆT GIỮA TRỊ LIỆU TÂM LÝ Ở TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN

Có những nguyên tắc chung cho trị liệu tâm lý ở trẻ em v{ người lớn, nhưng biện pháp cần
được cải biên cho phù hợp với việc áp dụng ở trẻ em.

Trước tiên, đứa trẻ hiếm khi trực tiếp đòi hỏi việc trị liệu, m{ thường là do cha mẹ đưa trẻ
đến nhà trị liệu. Việc trị liệu vừa phải giải quyết những yêu cầu của phụ huynh, vừa phải
thiết lập mối quan hệ trị liệu với đứa trẻ.

Kế đến, phụ huynh của trẻ cũng phải tham gia vào quá trình trị liệu. Phụ huynh phải bảo
đảm việc thay đổi môi trường sống của đứa trẻ để tạo điều kiện tốt cho sự thay đổi hành vi
nơi đứa trẻ. Dù rằng trẻ được xem l{ “người bệnh” nhưng nh{ trị liệu phải xem cả đứa trẻ
và phụ huynh của trẻ như những đối tượng cần được trị liệu.

Sau cùng, nhà trị liệu tâm lý cho trẻ em cần phải năng động hơn. Nh{ trị liệu cần gắn bó trực
tiếp hơn với đứa trẻ, cần bắt đầu bằng những chủ đề “bên ngo{i” mối quan hệ giữa đứa trẻ

182
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

và nhà trị liệu, cả hai cùng nói chuyện và chọn lựa trò chơi, v{ trong v{i trường hợp, có thể
hạn chế những h{nh vi không thích đ|ng.

3. NHỮNG MỤC ĐÍCH CỦA TRỊ LIỆU TÂM LÝ Ở TRẺ EM

Mục đích của trị liệu tâm lý phụ thuộc vào mô hình trị liệu, nhà trị liệu, bản th}n đứa trẻ và
gia đình của trẻ. Một mục đích cơ bản của hầu hết mô hình trị liệu là nhằm làm giảm sự đau
khổ của trẻ và tạo điều kiện cho sự hồi phục; nói chung là làm giảm các triệu chứng của rối
nhiễu tâm lý ở trẻ. Những mục đích kh|c gồm: tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách
bình thường, giúp trẻ học được những kỹ năng thích nghi v{ đương đầu với các vấn đề cảm
xúc và các vấn đề trong giao tiếp với người khác, củng cố những thành quả trị liệu và duy trì
chúng sau khi trị liệu.

Những mục đích l}u d{i v{ những mục tiêu ngắn hạn phải được cụ thể hóa trong từng
trường hợp, xem xét phạm vi và mức độ nghiêm trọng của từng vấn đề, cùng khả năng của
đứa trẻ, gia đình, cộng đồng và của nhà trị liệu. Để đạt đến sự thay đổi hành vi tối ưu cần kết
hợp nhiều phương ph|p trị liệu khác nhau. Nhà trị liệu càng có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm
v{ linh động trong làm việc với trẻ, thì kết quả trị liệu càng cao.

4. CHƠI

Chơi l{ một thành phần không thể thiếu trong hầu hết các liệu pháp tâm lý ở trẻ em. Chơi
giúp tạo nên một môi trường tự nhiên m{ qua đó những suy nghĩ, cảm giác, những mối mâu
thuẫn và nỗi sợ hãi bị dồn nén của đứa trẻ có thể được giải bày.

Nhà trị liệu có thể dùng môi trường vui chơi của trẻ để áp dụng các chủ đề của việc trị liệu,
biết được những tình huống gây ra sự rối nhiễu của đứa trẻ, hiểu được cách thức suy nghĩ,
cảm giác và ứng xử của đứa trẻ trong những tình huống đó.

Chơi cũng giúp bản th}n đứa trẻ hiểu được những suy nghĩ, cảm giác và hành vi ứng xử của
chính mình trong từng tình huống nhất định. Qua chơi, trẻ cũng sẽ phát triển được các kỹ
năng ứng xử trong những tình huống đó.

5. CÁC PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT

Trị liệu t}m lý cho người lớn đơn giản chỉ cần một văn phòng l{m việc với bàn, ghế, chiếc
ghế dài (sofa), cùng sự bảo đảm bí mật cho thân chủ. Trong trị liệu tâm lý cho trẻ em đòi hỏi
phương tiện trang bị nhiều hơn.

Một phòng trò chơi trị liệu điển hình phải có đủ những đồ chơi, trò chơi, con rối, cùng các
vật liệu để trẻ có thể thao tác bằng tay như đất sét, bột nặn, bút chì, giấy vẽ, bút m{u, v{ đặc
biệt là những “ngôi nh{ búp bê” (doll house). Cũng cần có những hộp đựng cát, vật dụng để
chơi với nước như thau, chậu, bình, lọ... và màu vẽ mà trẻ có thể dùng các ngón tay nhúng
v{o để vẽ tự do.
183
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Nhà trị liệu áp dụng phương ph|p không hướng dẫn (nondirective approach), hạn chế hoặc
tránh việc “diễn giải” trò chơi cho đứa trẻ v{ thường đưa ra rất nhiều loại đồ chơi kh|c
nhau. Điều cần nhớ l{ chơi quan trọng hơn công việc trị liệu; hay nói c|ch kh|c: Chơi l{
phương ph|p trị liệu cho trẻ em.

Một số trường hợp trị liệu theo kiểu phân tâm học cũng bố trí phòng chơi sao cho đứa trẻ
có thể giải bày những huyễn tưởng (fantasy). Một số đồ chơi kh|c có thể thêm v{o như
những búp bê có hình những giống dân khác nhau, vai trò khác nhau (cảnh s|t, b|c sĩ, người
lính...), những con thú, con rối...

Phòng chơi cần tạo cho trẻ có cảm gi|c riêng tư, an to{n, v{ trẻ được tự do sáng tạo trong
việc sử dụng những vật liệu chơi để giao tiếp với nhà trị liệu.

6. QUAN HỆ VỚI NHÀ TRỊ LIỆU

Hiện tượng chuyển di (transference) và vai trò của nó trong trị liệu tâm lý trẻ em khác biệt
rất nhiều so với người lớn. Đ}y l{ một khái niệm trong phân tâm học và liệu ph|p t}m động
học (dynamic psychotherapy), hiện vẫn được xem xét đến trong tất cả các liệu pháp tâm lý
cho trẻ em.

Theo lý thuyết học tập (learning theory), cách thức đ|p ứng và kỳ vọng của một đứa trẻ có
thể được đo|n biết từ những lời nói và hành vi ứng xử của trẻ đối với cha mẹ của trẻ. Các
phản ứng chuyển di ở trẻ em không mạnh như ở người lớn do sự hiện diện thường xuyên
của cha mẹ trẻ.

7. NHỮNG ĐÒI HỎI Ở NHÀ TRỊ LIỆU

Nhà trị liệu cần phải năng động để xử lý vô số yếu tố và giả thuyết trong khi tiến hành các
buổi trị liệu. Trong trị liệu tâm lý trẻ em, nhà trị liệu cần phải hết sức nhẫn nại, chịu đựng, vì
trẻ em thường xuyên không ở yên một chỗ, mà hay di chuyển và hoạt động. Không cần thiết
giữ “khoảng c|ch” giữa nhà trị liệu và trẻ. Trẻ cũng thường biểu hiện những hành vi bất
chợt và không tự chủ để giải tỏa những nỗi lo âu và sợ hãi không nói thành lời. Những tình
huống như vậy đòi hỏi nhà trị liệu phải hết sức trầm tĩnh v{ tỉnh táo. Ngoài ra, nhà trị liệu
t}m lý cũng phải thường xuyên duy trì mối giao tiếp với phụ huynh, trường học của trẻ và
c|c cơ quan chăm sóc trẻ em kh|c để cùng phối hợp trị liệu.

8. CÁC MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN

Trẻ em có tiềm năng ph|t triển theo những chiều hướng khác nhau, với những khả năng v{
nhu cầu tùy theo giai đoạn phát triển của lứa tuổi. Mức độ phát triển của đứa trẻ đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc x|c định những nhu cầu của việc trị liệu. Trẻ em thường có
khuynh hướng phóng chiếu ra bên ngoài những xung đột nội t}m v{ thường tìm kiếm
những giải ph|p đơn giản để giải quyết các vấn đề của bản thân. Trẻ thường bị hạn chế khả

184
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

năng “tự quan s|t” chính mình. Vì thế, kỹ thuật trị liệu cũng cần được điều chỉnh cho phù
hợp với giai đoạn phát triển về nhận thức, cảm xúc, tâm lý-xã hội của từng đứa trẻ.

9. MỤC ĐÍCH TRỊ LIỆU

Trị liệu tâm lý cá nhân ở trẻ em chủ yếu nhằm “tập luyện” (habilitation) hơn l{ để “phục
hồi” (rehabilitation). Việc trị liệu nhằm tạo điều kiện giúp trẻ phát triển bình thường, đặc
biệt là phát triển tính tò mò về bản thân mình và thế giới xung quanh; giúp trẻ phát triển
những hành vi thích nghi, và tạo môi trường tốt cho sự trưởng thành của trẻ.

10. TRỊ LIỆU

Việc hoạch định kế hoạch trị liệu bắt đầu ngay từ khi tiếp xúc lần đầu tiên với trẻ, cha mẹ
hoặc người thân của trẻ. Kế hoạch trị liệu bao gồm một sự đ|nh gi| về đứa trẻ để x|c định
đ}u l{ “vấn đề”, những chẩn đo|n ph}n biệt, những ưu điểm v{ nhược điểm, các triệu chứng
chính, v{ x|c định c|c giai đoạn của việc trị liệu.

Việc tham vấn hoặc trị liệu tâm lý cá nhân cần xem xét các yếu tố sau:

1. Nội tâm, tức là cách thức m{ đứa trẻ suy nghĩ, cảm giác, cùng những quan tâm và sự tham
gia của đứa trẻ vào thế giới xung quanh;

2. Hành vi, tức là cách thức v{ th|i độ của đứa trẻ trong việc đ|p ứng với những tình huống
nhất định, kể cả những tình huống đ~ g}y ra vấn đề cho trẻ lẫn tình huống kích thích các
đ|p ứng tích cực và sự thỏa m~n nơi đứa trẻ;

3. Trí tuệ - nhận thức, những ưu điểm v{ nhược điểm của trí khôn của trẻ, mà nhờ đó trẻ có
thể thích nghi được với những nhu cầu của đời sống hằng ngày;

4. Gia đình v{ cộng đồng, những nguồn lực hỗ trợ từ xã hội hoặc những nguy hiểm có thể
gặp phải;

5. Tình trạng thể chất, tức những vấn đề sức khỏe có thể hạn chế hoặc tạo điều kiện tốt cho
trị liệu tâm lý.

11. PHỎNG VẤN PHỤ HUYNH

Nhà trị liệu tâm lý cho trẻ em phải làm việc với đứa trẻ v{ gia đình của trẻ để x|c định
những vấn đề của trẻ là gì, tại sao có, xảy ra cách nào và theo một trình tự ra sao. Qua phỏng
vấn phụ huynh, mối quan hệ trị liệu sẽ được thiết lập.

Phỏng vấn phụ huynh là gặp gỡ phụ huynh, có hoặc không có sự hiện diện của đứa trẻ, xem
xét v{ đ|nh gi| những vấn dề mà phụ huynh nêu ra trong việc nuôi dạy trẻ, những diễn tiến
trước kia và tình hình hiện tại. Phỏng vấn phụ huynh cũng xem xét những kết quả trắc
nghiệm v{ đ|nh gi| trước đó (nếu có), đồng thời đ|nh gi| tình trạng của đứa trẻ, gia đình v{

185
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

cộng đồng nơi trẻ sống. Việc phỏng vấn cũng chuẩn bị cho phụ huynh tiếp nhận những
khuyến cáo trị liệu sau đó.

12. TRỊ LIỆU BẰNG THUỐC

Nhà trị liệu thường phối hợp nhiều phương ph|p trị liệu khác nhau, do vậy có lúc việc trị
liệu bằng thuốc cũng được xem xét đến khi cần thiết (Do B|c sĩ t}m thần đảm trách). Thái
độ của trẻ, người chăm sóc trẻ và giáo viên của trẻ trong việc tiếp nhận trị liệu bằng thuốc
có ảnh hưởng đến đ|p ứng của trẻ với điều trị, cả trị liệu tâm lý và trị liệu bằng thuốc. Nhiều
nhà trị liệu cho rằng việc dùng thuốc có tác dụng tích cực trên quá trình trị liệu, rút ngắn
thời gian trị liệu, và làm giảm khả năng bỏ trị. Chỉ định dùng thuốc là do thầy thuốc quyết
định.

13. CÁC MÔ HÌNH TRỊ LIỆU TÂM LÝ Ở TRẺ EM


13.1. TRỊ LIỆU PHÂN TÂM

Kỹ thuật ph}n t}m được xem là sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật. Mỗi trường hợp
phân tâm là một hiện tượng độc đ|o, có một không hai. Tâm bệnh được hiểu là những xung
đột hướng vào thế giới nội tâm của trẻ. Nền tảng cơ bản là lý thuyết của Freud. Tình trạng
rối nhiễu tâm lý và hành vi của trẻ được xem là kết quả của những tương t|c giữa trẻ với
môi trường sống dẫn đến sự mất cân bằng và biến đổi trong quá trình phát triển.

Đối với Melanie Klein, chơi trong tình huống phân tâm sẽ thể hiện biểu tượng của những
huyễn tưởng hung tính và huyễn tưởng tính dục, đồng thời góp phần tạo nên tình trạng
chuyển di giữa đứa trẻ và nhà phân tâm. Sự can thiệp bằng phương ph|p ph}n t}m giúp
tháo bỏ những h{ng r{o ngăn cản sự phát triển bình thường của cái Tôi của đứa trẻ.

Chỉ định chính của trị liệu phân tâm ở trẻ em là tình trạng nhiễu tâm cắm chốt (fixed
neurosis) gây cản trở cho sự phát triển của trẻ. Trẻ cần có một trí thông minh nhất định,
khả năng dung nạp với sự hụt hẫng và khả năng kiểm so|t c|c xung động. Phân tâm không
được chỉ định ở những trẻ có các triệu chứng thoái lùi (regressive symptom) do rối nhiễu
phát triển tạm thời. Trẻ chậm khôn cũng không có chỉ định.

Cha mẹ cần nhận biết được những nỗi khổ của trẻ, mong muốn trẻ được trị liệu thành công
và hợp tác tốt với nhà trị liệu trong việc nêu vấn đề và cung cấp thông tin. Phụ huynh cũng
phải có khả năng “nới lỏng” những gắn bó với trẻ v{ đương đầu với những thay đổi dược dự
kiến.

Chống chỉ định đối với trị liệu phân tâm trẻ em tùy thuộc v{o quan điểm của nhà trị liệu.
Những người theo trường phái Freud cho rằng trẻ không nói được và những trẻ có cha mẹ
không hợp tác là những trường hợp khó áp dụng trị liệu phân tâm. Các nhiễu tâm và loạn
t}m gi|p ranh (bordeline) cũng được xem là chống chỉ định. Những tác giả khác lại xem
những trẻ thiếu một cái Tôi mạnh mẽ để có thể biểu lộ c|c xung đột hoặc bộc lộ thế giới nội

186
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

tâm thông qua lời nói hoặc trò chơi, những trẻ thiếu khả năng tự kiểm soát và tự quan sát,
là những đối tượng khó áp dụng trị liệu phân tâm.

Thực hiện

Kiến thức, kỹ năng, tình cảm của nhà phân tâm là những công cụ chính của trị liệu phân
tâm. Mỗi giai đoạn phát triển của đứa trẻ được tiếp cận theo những cách thức khác nhau.

Diễn giải

Việc diễn giải được xem là kỹ thuật cơ bản của phân tâm học trẻ em. Nhà phân tâm diễn giải
những ý nghĩa của lời nói, h{nh vi v{ trò chơi của đứa trẻ. Sự thấu cảm của nhà trị liệu cũng
là một công cụ quan trọng. Đứa trẻ được tạo điều kiện để phóng chiếu cái thế giới nội tâm
của trẻ thông qua trò chơi v{ những đồ chơi. Nh{ trị liệu chú trọng đến các vấn đề nội tâm
của đứa trẻ và sẽ thực hiện những thay đổi cần thiết.

Ở trẻ lớn, nhà trị liệu sẽ giúp trẻ dùng lời nói để diễn đạt, nhưng không dùng những diễn
giải quá phức tạp đối với trẻ. Công việc của nhà trị liệu là phải hiểu và sử dụng tình cảm, trò
chơi, lời nói để thay thế cho kỹ thuật liên tưởng tự do dùng ở thiếu niên v{ người lớn.

Quan hệ giữa nhà trị liệu và gia đình của đứa trẻ

Sự cộng tác trị liệu phải được thiết lập giữa đứa trẻ, cha mẹ trẻ và nhà trị liệu. Mối quan hệ
này giúp duy trì sự thăng bằng giữa cảm giác thỏa mãn và hụt hẫng ở đứa trẻ. Trong khi trẻ
chơi, nh{ trị liệu đóng vai trò người quan sát chứ không phải người cùng chơi với trẻ.

Kỹ thuật

Chơi ở trẻ em đóng vai trò như liên tưởng tự do trong trị liệu phân tâm ở người lớn. Trong
phòng trị liệu, đứa trẻ được tự do hoạt động, chơi v{ nói. Giấc mơ được xem l{ con đường
trực tiếp nhất để đi đến cõi vô thức của trẻ. Trẻ nhỏ thường h{nh động như thể giấc mơ l{
thật, và nhà trị liệu phải đ|p ứng với trẻ theo cùng một mức độ như thế. Muốn diễn giải, nhà
trị liệu cần phải dựa vào những tư liệu từ lời nói và các biểu lộ tích cực từ đứa trẻ vì trẻ
không có khả năng liên tưởng tự do.

Nhà trị liệu cần phải đối chất c|c tư liệu được ghi nhận qua trò chơi, h{nh vi hoặc lời nói
của trẻ. Điều này giúp hiểu và diễn giải được c|c cơ chế phòng vệ của đứa trẻ. Bằng nhiều
cách, nhà trị liệu

Những nguyên lý cơ bản của trị liệu theo hướng tâm động học

Quan s|t đứa trẻ và nghiên cứu môi trường xã hội của đứa trẻ có vai trò quan trọng trong
trị liệu phân tâm trẻ em, nhằm giúp trẻ đạt được sự thăng bằng giữa đời sống nội tâm và
môi trường sống.

187
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Phưong ph|p cổ điển nhắm vào những quá trình nội t}m hơn l{ những tác nhân gây stress
từ môi trường hoặc từ những mối quan hệ giữa trẻ với người khác. Nhiều tác giả khác lại tin
rằng gia đình l{ một yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình tâm bệnh của trẻ và sự cộng
tác của gia đình l{ yếu tố bắt buộc cần thiết cho thành công của trị liệu. Mục đích của trị liệu
phân tâm nhắm vào việc đ|nh gi| lại c|c th|i độ hơn l{ thay đổi các cấu trúc gia đình. Cho
trẻ chơi v{ nói chuyện sẽ cung cấp tư liệu cho nhà trị liệu thực hiện sự diễn giải, với trọng
t}m l{ “th|o gỡ” những xung đột nội t}m thông qua chơi v{ nói chuyện.

Có bốn nguyên lý cơ bản của trị liệu theo hướng tâm động học:

1. Chức năng t}m trí vô thức là khái niệm trung tâm;

2. Hành vi là biểu hiện của c|c xung đột nội tâm;

3. Những triệu chứng có một ý nghĩa đối với đứa trẻ;

4. Sự chuyển di giúp hiểu được quan hệ giữa trẻ và nhà trị liệu, dựa vào những kinh nghiệm
trước đó của trẻ với cha mẹ và những người khác.

Các triệu chứng bệnh được xem là biểu tượng của những nhu cầu v{ ước muốn nội tâm.

Yêu cầu của việc trị liệu

Mô hình trị liệu n{y đòi hỏi những buổi trị liệu thường xuyên trong nhiều năm, tập trung
nhắm vào những gì xảy ra trong các buổi trị liệu; với khoảng 2 buổi trị liệu mỗi tuần. Sự bố
trí thời gian như thế cho phép đứa trẻ hiểu được mối quan hệ giữa những cảm xúc với
những sự kiện xảy ra trong đời sống của trẻ.

Trọng tâm trị liệu nhắm vào: (1) nội tâm của đứa trẻ, giúp phát triển sự nhận thức của trẻ,
và (2) liên hệ giữa trẻ với người khác, giúp thiết lập những quan hệ thân tình, không gây
cho trẻ sự sợ hãi, xoa dịu và giải tỏa những mâu thuẫn nội tâm.

Gia đình có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành những cảm xúc, xung đột và những
huyễn tưởng của đứa trẻ. X|c định vai trò này là một trong những việc quan trọng của nhà
trị liệu. Và trị liệu cho trẻ cần kèm theo trị liệu cho cả gia đình của trẻ.

Nhà trị liệu cần giúp trẻ giải tỏa những dồn nén, l{m tăng sự tự trọng (self-esteem) của trẻ,
diễn giải những động cơ vô thức của trẻ v{o đúng lúc m{ trẻ có thể chấp nhận được một sự
bộc lộ hiển nhiên như thế.

Việc kết thúc trị liệu phải được hoạch định trước. Trị liệu chỉ chấm dứt khi n{o gia đình v{
đứa trẻ hiểu được những mối xung đột v{ cơ chế phòng vệ đ~ góp phần làm nên những vấn
đề của trẻ, khi nhà trị liệu nhận thấy trẻ và gia đình có thể tự họ giải quyết được vấn đề
hoặc khi đứa trẻ cảm thấy mình có khả năng tự đương đầu được với những vấn đề của

188
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

chính mình trong hiện tại v{ trong tương lai. Trong thực tế, trị liệu thường bị chấm dứt bởi
đứa trẻ hoặc gia đình khi vấn đề được giải quyết, nhưng c|c kiểu h{nh vi thích nghi chưa
được hình thành. Do vậy, việc chấm dứt trị liệu cũng cần phải được thảo luận trước với đứa
trẻ v{ gia đình ngay từ lúc bắt đầu trị liệu.

13.2. LIỆU PHÁP QUAN HỆ TƯƠNG HỖ (SUPPORTIVE RELATIONSHIP


PSYCHOTHERAPY)

Lịch sử

Liệu pháp quan hệ tương hỗ bắt nguồn từ trường phái trị liệu không hướng dẫn (non-
directive) của Roger. Được áp dụng rộng rãi bởi các nhà tham vấn học đường. Bản thân
Roger cũng chịu ảnh hưởng của Freud, Rank, và Frederick Allen.

Nền tảng của liệu pháp

Liệu pháp là dựa trên lý thuyết cơ bản về tiềm năng tự hiện thực hóa (self-actualisation) ở
tất cả mọi người. Kết quả trị liệu phải nhằm đạt được khả năng tự hiện thực hóa và sự tự
trọng nơi đứa trẻ.

Các nguyên tắc cơ bản:

1. Phát triển một mối quan hệ thân thiện và nồng ấm với đứa trẻ.

2. Chấp nhận hiện trạng của đứa trẻ như nó đang thật sự biểu hiện.

3. Thiết lập một cảm giác lạc quan, cho phép trẻ tự do giải bày cảm xúc.

4. Nhận diện v{ đ|p ứng lại với những cảm xúc của trẻ theo một cách thức sao cho đứa trẻ
tự hiểu được ý nghĩa của những hành vi của nó.

5. Trông đợi ở trẻ một khả năng tự giải quyết vấn đề và có trách nhiệm trong việc lựa chọn
quyết định cũng như thực hiện quyết định đó.

6. Tránh việc hướng dẫn hành vi và lời nói của trẻ; nhà trị liệu cần phải “đi theo” sự hướng
dẫn của đứa trẻ.

7. Trị liệu là một quá trình từ từ, không có gì phải vội vã.

8. Đặt ra một ít giới hạn cần thiết cho việc trị liệu và giúp trẻ có trách nhiệm trong trị liệu.

Liệu pháp kinh nghiệm (experiential psychotherapy) cho rằng nhận thức đi theo sau cảm
xúc, và những thay đổi về cảm xúc sẽ dẫn đến sự thay đổi trong ý nghĩ. Khả năng nội thị
(insight) được coi là kết quả của những thay đổi trong trị liệu. Những thay đổi về hành vi và
suy nghĩ sẽ theo sau sự thay đổi về cảm xúc.

189
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Việc trị liệu phải trải qua c|c giai đoạn: thiết lập mối thân tình, biểu hiện những cảm xúc
trước đó, v{ sự phát triển của trẻ phải tương đồng với mức độ tăng trưởng thể chất (vd. trẻ
diễn đạt cảm xúc qua lời nói tốt hơn). Trọng tâm của trị liệu luôn là mối quan hệ giữa trẻ và
nhà trị liệu nhằm tái cấu trúc nhân cách của đứa trẻ. Nhiệm vụ thực hiện sự thay đổi là của
đứa trẻ.

Chỉ định

Liệu pháp quan hệ tương hỗ có thể áp dụng ở hầu hết trẻ em có vấn đề về cảm xúc và hành
vi, kể cả những trẻ nhỏ 2-4 tuổi. Để có kết quả, trẻ cần có được những kỹ năng cơ bản trong
việc liên hệ và giao tiếp với người khác. Không có chỉ định hoặc chống chỉ định đặc biệt nào
đối với liệu pháp này.

Kỹ thuật

Điều cơ bản để đưa đứa trẻ vào trị liệu là giúp trẻ giải bày những cảm xúc và phát triển khả
năng nội thị thông qua sự tự diễn đạt ngay trong buổi trị liệu đầu tiên. Nhà trị liệu cố gắng
tập trung vào những cảm xúc hơn l{ v{o những nội dung. Kỹ thuật phản hồi (reflection)
như đặt ra những câu hỏi cảm thông như: “Ch|u cảm thấy như thế phải không?” hoặc “Nghĩ
như thế n{y... đúng không?”. Nh{ trị liệu phải giúp trẻ có trách nhiệm bằng c|ch không đặt
ra những hoạt động hoặc chủ đề cho cuộc thảo luận, cũng không tìm c|ch đ|nh gi|, khuyên
răn hoặc diễn giải những hành vi và suy nghĩ của trẻ. Nhà trị liệu cần thể hiện sự cảm thông,
am hiểu và chân thật. Thời gian trị liệu thường kéo dài 6-18 tháng.

Bản chất của vấn đề, tuổi của đứa trẻ v{ giai đoạn quan hệ giữa trẻ và nhà trị liệu là những
yếu tố quan trọng cần được xem xét. Vd. một đứa trẻ nhỏ được trị liệu trong một căn phòng
có qu| ít đồ chơi v{ vật dụng sẽ trở nên xao lãng với nhà trị liệu. Môi trường và vật liệu chơi
phải được chọn lựa để tạo thuận lợi cho quan hệ trị liệu. Chơi phải được xem là một hoạt
động trị liệu.

Những buổi đầu tiên thường được dành cho việc giải thích về mối quan hệ, những gì sẽ xảy
ra trong quá trình trị liệu và về những kỳ vọng khi kết thúc trị liệu. Người thân trong gia
đình trẻ cũng cần được thông tin về những điều này. Mức độ sẵn sàng tham gia vào công
việc của trẻ phải được đ|nh gi|. Trị liệu được kết thúc khi đ~ đạt mục đích hoặc khi không
thể đạt thêm sự tiến bộ nào khác.

13.3. LIỆU PHÁP HÀNH VI CÁ NHÂN (INDIVIDUAL BEHAVIOR THERAPY)

Lịch sử

Liệu pháp hành vi ở trẻ em bắt nguồn từ tâm lý học thực nghiệm, cho rằng hành vi ở trẻ em
chịu ảnh hưởng lớn bởi môi trường sống. Dựa trên những nguyên lý về học tập (learning)

190
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

để giải thích bằng cách nào mà hành vi ở trẻ em được củng cố (cả ở trẻ bình thường và bất
thường).

Từ thập niên 1970, trị liệu h{nh vi đ~ được áp dụng rộng rãi ở trẻ em, cả trong các rối loạn
tâm thể, loạn tâm, tự bế (autism), đ|i dầm, bỏ học, trầm cảm, rút lui khỏi xã hội...

Nền tảng của liệu pháp

Các hành vi, cả bình thường lẫn lệch lạc, của trẻ em đều được “học tập” thông qua qu| trình
điều kiện hóa (conditioning). Và các quá trình học tập hay điều kiện hóa với cùng cơ chế
như vậy cũng có thể được dùng để l{m thay đổi hành vi của trẻ theo như mong muốn.

Điều kiện hóa cổ điển (classical conditioning)

Điều kiện hóa cổ điển hoặc việc học tập theo kiểu đ|p ứng (respondent learning) có liên
quan đến đ|p ứng của cơ thể đối với một sự kiện từ môi trường, một kích thích từ bên
ngo{i. Điều cần thiết để làm xuất hiện các hành vi (cả thích nghi lẫn không thích nghi) là có
sự hiện diện của các tác nhân gây củng cố (reinforcer).

Điều kiện hóa có tác động (operant conditioning)

Trong tình trạng điều kiện hóa có t|c động, hệ thần kinh tự động sẽ chọn lựa một trong số
những hành vi có thể đ|p ứng với một kích thích trước đó từ môi trường. Một hành vi
không mong muốn có thể làm giảm hoặc mất đi bằng cách loại trừ (extinction) v{ điều kiện
hóa ngược (counterconditioning). Những hành vi mong muốn sẽ được gia tăng nhờ sự khen
thưởng (reward) hoặc củng cố tích cực (positive reinforcement). H{nh vi có được là kết quả
của một hoạt động có trình tự. Tâm bệnh được xem là kết quả của sự củng cố không đúng
đắn v{ không đầy đủ khiến dẫn đến những h{nh vi đ|p ứng không thích nghi. C|c đ|p ứng
lệch lạc n{y, đến lượt chúng, lại ngăn trở việc “tiếp thu” những h{nh vi bình thường và thích
nghi. Nói chung, các nhà trị liệu h{nh vi ít chú ý đến nguyên nhân của các hành vi lệch lạc,
mà tập trung vào việc thay đổi c|c h{nh vi đó. Nh{ trị liệu lập một danh sách các hành vi,
đ|nh gi| ý nghĩa c|c h{nh vi nơi một đứa trẻ, rồi x|c định các h{nh vi “trọng điểm” để có
hướng t|c động trị liệu. Việc đ|nh gi| c|c h{nh vi tập trung x|c định các yếu tố có ảnh
hưởng đến hành vi của trẻ và tạo điều kiện cho sự thay đổi các hành vi lệch lạc.

Werry v{ Wollersheim định ra 7 giai đoạn của trị liệu hành vi như sau;

1. X|c định vấn đề.

2. Phân tích vấn đề.

3. Vạch ra kế hoạch trị liệu.

4. Khuyến khích bệnh nhân vào trị liệu.

191
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

5. Định hình hành vi.

6. Khái quát hóa hành vi (Generalization of behavior).

7. Cố định hành vi.

Chỉ định

Các nhà trị liệu hành vi áp dụng một mô hình “định hướng triệu chứng” (symptom-
oriented). Hầu hết các rối loạn tâm thần có triệu chứng phức tạp đều đ|p ứng với trị liệu
sửa đổi hành vi, mục đích l{ l{m giảm triệu chứng, chứ không nhằm vào khả năng nội thị.
Nhiều tác giả theo khynh hướng t}m động học cũng cho rằng trị liệu h{nh vi nên được xem
xét khi đứa trẻ không thể áp dụng được liệu pháp nội thị sử dụng lời nói. Các rối nhiễu
trong ăn uống ở trẻ nhũ nhi, tự kỷ (autistic disorder), chứng phàm ăn (overeating), đ|i dầm,
rối nhiễu hành vi, lo âu, sợ h~i... được xem l{ có đ|p ứng tốt với trị liệu hành vi. Hầu hết
trường hợp đều đòi hỏi sự hợp tác giữa phụ huynh và nhà trị liệu.

Chống chỉ định

Hiếm khi trị liệu hành vi gây ra tác hại cho tình trạng rối nhiễu. Tuy nhiên, khi phụ huynh
chỉ đòi hỏi kiểm so|t được những hành vi gây phiền nhiễu và mong có một sự ổn định
nhanh chóng, hoặc khi họ đòi hỏi đứa bé phát triển khả năng nội thị và thừa nhận bản thân
trẻ là sai, lúc ấy trị liệu sửa đổi h{nh vi nên được xem xét lại.

Kỹ thuật

Nhiều kỹ thuật như giải cảm ứng hệ thống (systemic desensitization), giảm nhẹ và phá vỡ
kích thích (stimulus attenuation and implosion), làm mẫu (modeling)... được áp dụng. Điều
kiện hóa có t|c động gồm 4 giai đoạn: x|c định vấn đề và những hành vi có thể quan sát
thấy; ghi nhận tốc độ diễn ra những h{nh vi “trọng điểm”; |p dụng các biện pháp can thiệp;
ghi nhận sự xuất hiện các hành vi mong muốn v{ đ|nh gi|.

Những kỹ thuật được sử dụng trong hầu hết các liệu pháp hành vi dùng ở trẻ em v{ người
lớn là: huấn luyện các kỹ năng x~ hội, giải cảm ứng hệ thống bằng tập luyện thư gi~n, điều
chỉnh, làm mẫu có củng cố, phản hồi sinh học (biofeedback)... Các kỹ thuật áp dụng cho phụ
huynh, giáo viên hoặc nh}n viên c|c cơ sở nội trú là những biện ph|p khen thưởng và trừng
phạt, cùng những kỹ thuật định hướng môi trường khác.

13.4. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI (COGNITIVE BEHAVIOR THERAPY)

Lịch sử

Đ}y l{ một kết hợp giữa trị liệu hành vi và tâm lý học nhận thức (cognitive psychology).
Nh{ tiên phong trong lĩnh vực này là Alfred Adler. Liệu pháp nhận thức h{nh vi được phát

192
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

triển từ thập niên 1960, có nguồn gốc từ tâm lý học của Liên Xô, lý thuyết về nhân cách,
nghiên cứu về các yếu tố nhận thức trong qu| trình điều kiện hóa, các công trình về sự
khuấy động sinh lý và cảm xúc liên quan đến nhận thức, và công trình nghiên cứu về nhận
thức như một yếu tố cơ bản ban đầu của quá trình học tập.

Nền tảng của liệu pháp

Mô hình trị liệu nhận thức - h{nh vi xem xét đến sự tương t|c giữa các yếu tố nhận thức, xã
hội, cảm xúc, phát triển và hành vi trong bệnh sinh và trị liệu tình trạng tâm bệnh ở trẻ em.
Mối quan t}m được đặt ra l{ h{nh vi có liên quan đến các lệch lạc hoặc khiếm khuyết về
nhận thức; do đó việc chữa trị phải theo một phương ph|p kết hợp nhiều mô hình. Kendall
liệt kê c|c nguyên lý cơ bản của một hệ thống nhận thức h{nh vi như sau:

1. Con người đ|p ứng chủ yếu với các biểu trưng v{ kinh nghiệm về nhận thức trong môi
trường của mình, hơn l{ đ|p ứng với chính môi trường và các kinh nghiệm.

2. Hầu hết quá trình học tập của con người đều thông qua quá trình nhận thức.

3. C|c suy nghĩ, cảm xúc v{ h{nh vi đều có tương quan nh}n quả với nhau.

4. Các sự kiện, quá trình, sản phẩm và cấu trúc của nhận thức (như tự nói chuyện, kỳ vọng,
qui kết, giản lược) có vai trò quan trọng trong việc hiểu và tiên đo|n c|c h{nh vi t}m bệnh
và hiệu quả của việc trị liệu.

5. Các sự kiện, quá trình, sản phẩm và cấu trúc của nhận thức có thể được công thức hóa để
trắc nghiệm và lồng ghép vào các mô hình hành vi, từ đó đòi hỏi nhiều chiến lược trị liệu
phối hợp.

6. Công việc của nhà trị liệu hành vi là chẩn đo|n, gi|o dục và tham vấn; đ|nh gi| c|c lệch
lạc và khiếm khuyết về nhận thức, các kiểu hành vi sai lạc; làm việc với thân chủ để thiết lập
những kinh nghiệm học tập nhằm sửa chữa những kiểu nhận thức, hành vi và cảm xúc sai
lạc ấy.

Trọng tâm của trị liệu đặt nặng vào việc học tập, ảnh hưởng của những yếu tố trong môi
trường, hiểu biết về tâm bệnh lý và nhu cầu trị liệu tâm lý. Các yếu tố kh|c như thần kinh,
sinh học, di truyền, gia đình, x~ hội và các quá trình cảm xúc... cũng được xem xét v{ đưa
vào chẩn đo|n, điều trị khi chúng có liên quan đến những tình huống rối loạn đặc hiệu. Các
yếu tố về phát triển cũng quan trọng trong việc hiểu căn nguyên của sự rối nhiễu. Việc xem
xét quá trình nhận thức trước, trong và sau khi xảy ra một sự kiện được xem l{ điều chủ
yếu trong quá trình trị liệu này.

Đứa trẻ là người tham gia tích cực

193
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Đứa trẻ phải tham gia tích cực vào các biến đổi trên lâm sàng, vừa l{ người diễn giải, vừa là
người ghi nhận các kinh nghiệm. Việc trị liệu có hai mức độ: một cho những trẻ bị thiếu khả
năng giải quyết vấn đề; và một cho những trẻ có khả năng ấy nhưng không tự thực hiện
được.

Việc trị liệu bao gồm sự lĩnh hội khả năng nhận thức về các vấn đề hiện tại v{ tương lai,
cũng như về các tình huống gây stress. Nó cho phép đứa trẻ suy nghĩ v{ h{nh động một
c|ch thông minh hơn v{ ph|t triển một phương thức giải quyết vấn đề thông qua việc tạo
lập quan hệ trị liệu tốt, giúp đứa trẻ hiểu được thực tế cuộc sống thay vì phản ứng lại bằng
những cách thức kém thích nghi.

Chỉ định

Liệu pháp nhận thức-hành vi và liệu pháp lý lẽ-cảm xúc thích hợp cho những trẻ có biểu
hiện gây hấn về thể chất và về xã hội, những người trẻ tuổi gặp khó khăn trong quan hệ với
người cùng trang lứa, những trường hợp bị cách ly với xã hội, kém tập trung, bốc đồng, hiếu
động. Các liệu ph|p n{y được áp dụng thành công ở những trẻ kém chú ý, khó khăn về vận
động và hành vi xã hội, những trẻ kém kỹ năng tự giác, làm giảm stress do việc trị bệnh
hoặc nhổ răng g}y ra, v{ trị liệu cho những tội phạm. Chúng cũng được áp dụng cho trẻ
chậm khôn nhẹ và trung bình, trẻ học kém...

Chống chỉ định

C|c chương trình huấn luyện khả năng tự lực không thích hợp với những trẻ có rối loạn
nặng về phát triển, đặc biệt là các khiếm khuyết về quan niệm-nhận thức, cảm xúc-động cơ,
và nhân cách-xã hội. Các chứng loạn t}m cũng chống chỉ định.

Kỹ thuật

Mô hình trị liệu tùy thuộc vào mức độ phát triển, mức độ nhận thức của trẻ và loại vấn đề
được biểu hiện. Một số kỹ thuật được định hướng vào việc hạn chế h{nh động (như kỹ
thuật tự hướng dẫn đối với những người trẻ tuổi bốc đồng, hiếu động). Các kỹ thuật này
không thích hợp với những người bị trầm uất và bị các rối nhiễu nội tâm sâu sắc hơn. Vì sự
đo lường trực tiếp khả năng nhận thức là rất khó khăn, nên c|c h{nh vi đích (target
behavior) thường nhắm vào sự thay đổi c|c điểm số có thể đo đạt được bằng các công cụ
trắc nghiệm tâm lý. Quá trình phải được đ|nh gi| qua trao đổi riêng tư, qua c|c công việc
làm bộc lộ sự nhận thức v{ cung c|ch đ|p ứng, hoặc qua việc đương sự tự báo cáo.

Trong trị liệu tâm bệnh lý trẻ em, không có liệu ph|p n{o được áp dụng một c|ch đơn độc.
Việc kết hợp các liệu ph|p h{nh vi như l{m mẫu, củng cố tích cực, huấn luyện phụ huynh,
cùng với các biện pháp tiếp cận nhận thức có thể phát huy lợi ích của việc trị liệu khi làm
việc với những trẻ có rối nhiễu về h{nh vi. C|c phương thức tự hướng dẫn bằng lời là một
phần của chiến lược trị liệu. Nó giúp tăng cường khả năng tự chủ và cải thiện kỹ năng suy

194
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

nghĩ cho phép đứa trẻ phát huy khả năng giải quyết vấn đề. Nó cũng giúp định hướng giải
quyết vấn đề: nhận biết và phát hiện vấn đề, đưa ra c|c giải pháp, lựa chọn và thực thi giải
pháp thích hợp nhất. Các kỹ thuật đặc hiệu là tự hướng dẫn bằng lời, làm mẫu theo nhà trị
liệu, huấn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề nói chung và huấn luyện các khả năng đặc hiệu.

Huấn luyện kỹ năng tự quản cũng l{ một phần khác của liệu pháp hành vi-nhận thức, việc
này rất phù hợp với những trẻ chậm khôn. Tự theo dõi các hành vi của bản thân và tự lập ra
các mục tiêu cho sự thay đổi hành vi là phần đầu của việc huấn luyện kỹ năng tự quản. Phần
thứ hai là huấn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp trẻ tạo nên một số c|c đ|p ứng hiệu
quả với vấn đề và phát triển c|c phương thức tự gi|c để củng cố c|c đ|p ứng đó. Phần thứ
ba là huấn luyện nhận thức, dạy cho đứa trẻ nhận biết những qu| trình suy nghĩ của chính
nó, đối với trẻ chậm khôn: vừa tạo điều kiện phát triển nhận thức, vừa bù trừ những khiếm
khuyết hiện có. Huấn luyện hành vi phù hợp là phần sau cùng, giúp trẻ chậm khôn kết hợp
việc kiểm soát những hành vi phi ngôn ngữ thông qua hành vi dùng lời nói. Cách tiếp cận
n{y cũng được áp dụng với trẻ tự bế. Việc giải quyết vấn đề được khoác cho một ý nghĩa v{
việc xem xét đ|nh gi| c|c khía cạnh của vấn đề l{ điều bắt buộc trong quá trình trị liệu. Các
phương thức thường qui được áp dụng bao gồm: tự hướng dẫn (self-instruction), tự theo
dõi (self-monitoring), tự lượng giá (self-evaluation), tự định ra c|c tiêu chí để thực hiện
(self-determining criteria for performance), tự củng cố (self-reinforcement), tự trừng phạt
(self-punishment), thư gi~n (relaxation) v{ giải trí tiêu khiển (distraction).

Trong trị liệu cho c| nh}n đứa trẻ, trọng tâm của trị liệu tùy thuộc vào những kỹ năng của
bản thân trẻ. Khi trẻ có được những kỹ năng cần thiết, trọng tâm sẽ là việc trẻ tự quản lý.
Nếu trẻ chưa có những kỹ năng ấy, cần phải huấn luyện trước rồi tự quản sau, hoặc vừa
huấn luyện kỹ năng vừa tập cho trẻ tự quản.

Trẻ cần được huấn luyện kỹ năng “phối cảnh” trong giao tiếp, tức là phải tham gia “sắm” c|c
vai kh|c nhau. Ellis v{ Bernard đưa ra phương ph|p huấn luyện khả năng chống stress cho
trẻ bao gồm kết hợp huấn luyện khả năng tự quản và tập luyện thư gi~n. Trong giai đoạn
huấn luyện, đứa trẻ cần phải hiểu được những những phản ứng cảm xúc của chính mình, và
phải thiết lập quan hệ giao tiếp bằng nói chuyện với nhà trị liệu cũng như tham gia tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hoạch định kế hoạch trị liệu. Có thể ghi diễn tiến trị liệu vào một
nhật ký l{m cơ sở cho việc theo dõi v{ đ|nh gi| sau n{y. Trong giai đoạn hai, trẻ sẽ được ôn
tập, lĩnh hội kỹ năng v{ thực tập các kỹ năng đặc hiệu như kỹ năng tự hướng dẫn để làm
giảm stress.

Hầu hết các nhà trị liệu sử dụng các kỹ thuật trị liệu lý lẽ-cảm xúc (rational emotive
therapy: RET): nhấn mạnh vào kỳ vọng của đứa trẻ đối với việc trị liệu và phát triển sự hỗ
trợ cho trẻ bằng cách giải thích nhà trị liệu là ai và trẻ sẽ được giúp đỡ như thế nào. Mối
quan hệ trị liệu được phát triển thông qua việc giao tiếp trực tiếp, nhắm vào những mục

195
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

đích của trẻ, và tạo điều kiện củng cố những hành vi mong muốn ở đứa trẻ. Điều này làm
chuyển đổi trách nhiệm của trẻ khi đứng trước vấn đề một cách có tính xây dựng hơn.

Một phương ph|p tiếp cận khác là bằng sự tranh luận: những tin tưởng phi lý của trẻ sẽ
được thử th|ch v{ được thay thế dần bởi những chọn lựa hợp lý hơn. Trong giai đoạn đầu
của trị liệu, cần phải đ|nh gi| tình cảm của đứa trẻ và chứng minh sự góp phần của nó vào
những hậu quả tiêu cực đang xảy ra. Bước đầu tiên là tập trung vào cách thức thích nghi
hiện tại của đứa trẻ. Trước khi x|c định và tranh luận về những tin tưởng phi lý, nhà trị liệu
và trẻ cần phải x|c định rõ những mục đích của trị liệu. Vốn cảm xúc của đứa trẻ phải được
mở rộng để cho mục đích trị liệu có thể được thiết lập bên trong phạm vi tham chiếu của
trẻ. Điều n{y được thực hiện thông qua việc làm mẫu, tưởng tượng, các chuyện kể, chuyện
ngụ ngôn vv... Qua trị liệu lý lẽ-cảm xúc, ngôn ngữ của trẻ được sử dụng v{ được mở rộng.
Các khái niệm như sự công bằng sẽ được phân tích bằng những cách thức đ~ nêu. Điều cần
thiết là phải phân biệt giữa sự phạm lỗi và sự “qu| quắt”. Điều trị phần lớn phải dựa vào
việc áp dụng sự tự bày tỏ lý lẽ (rational self-statement) đối với những tình huống sống mới,
củng cố và khuyến khích sự tự củng cố bằng cách tự nói chuyện, trong đời sống thực tế và
trong các buổi trị liệu. Ở trẻ dưới 7 tuổi, không nên phân tích và bàn luận về những khái
niệm phi lý; thay v{o đó l{ sử dụng các chất liệu cụ thể hơn như chuyện kể, tranh ảnh. Trẻ
được tập luyện cách tự nói chuyện theo lý lẽ (rational self-talk) trong tình huống gây stress
và cần phải suy nghĩ những gì. Các tình huống, vấn đề được kh|i qu|t hóa, v{ đứa trẻ được
yêu cầu phải biết cách tự hướng dẫn. Trẻ lớn được huấn luyện những khái niệm tương tự,
nhưng với những nội dung phức tạp hơn (những tình huống xảy ra trong gia đình, nh{
trường và cộng đồng).

13.5. LIỆU PHÁP TÂM LÝ NGẮN HẠN (BRIEF PSYCHOTHERAPY)

Lịch sử

Trị liệu ngắn hạn là hình thức chăm chữa được áp dụng phổ biến nhất trong nhiều trung
tâm sức khỏe tâm thần. Nó bắt nguồn chủ yếu từ những đòi hỏi của việc chăm sóc sức khỏe
tâm thần trong cộng đồng, thiếu hụt thầy thuốc lâm sàng và khả năng t{i chính hạn hẹp. Nó
có nguồn gốc từ nhiều mô hình lý thuyết như ph}n t}m học, lý thuyết học tập, lý thuyết
quan hệ xã hội (interpersonal theory), lý thuyết về khủng hoảng (crisis theory) v{ động lực
học gia đình (family dynamics). C|c dịch vụ trị liệu tâm lý ngắn hạn cho trẻ em đ~ bắt đầu
từ năm 1956. C|c tiến bộ trong tâm lý học, liệu pháp hành vi và can thiệp khủng hoảng đ~
có ảnh hưởng lớn.

Nền tảng của liệu pháp

Cơ sở của trị liệu ngắn hạn là niềm tin vào khả năng tự hồi phục của đứa trẻ v{ gia đình,
cũng như dựa v{o động cơ muốn thay đổi của gia đình đứa trẻ.

196
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Trẻ v{ gia đình được khuyến khích áp dụng c|c cơ chế đối phó và nhận lấy trách nhiệm giải
quyết các vấn đề. Quá trình trị liệu l{ có hướng dẫn (directive) v{ định hướng vào các sự
việc xảy ra trước mắt (here-and-now orientation). Trọng tâm nhắm vào giải quyết cơn
khủng hoảng hiện tại, hỗ trợ và củng cố các chức năng còn nguyên vẹn, nhằm giúp hồi phục
chức năng t}m lý của trẻ trở về mức độ như trước hoặc giúp trẻ có đủ khả năng để đương
đầu với vấn đề. Phương ph|p n{y cho rằng đứa trẻ chưa đủ phát triển để sẵn sàng hiểu và
tự xem xét những gì xảy ra cho bản thân, và việc trị liệu ngắn hạn có thể giúp mang lại kết
quả tốt hơn.

Trị liệu ngắn hạn không phải l{ “biến thể” được rút ngắn của trị liệu dài hạn; nó được hoạch
định ngắn hạn; tập trung vào các vấn đề hiện tại; sử dụng những nhà trị liệu năng động;
thời gian từ 1 đến 20 buổi trị liệu.

Điều bắt buộc là sự thay đổi về cảm xúc v{ th|i độ sẽ được tiếp theo sau là sự thay đổi về
hành vi. Hành vi lệch lạc của trẻ l{ phương tiện để x|c định những đặc điểm trong đời sống
của trẻ. Bản chất ngắn hạn và tập trung của việc trị liệu bảo đảm một môi trường trị liệu có
tính dứt kho|t hơn, một sự tương hợp hơn về kỳ vọng v{ động cơ của cả đứa trẻ lẫn cha mẹ
của trẻ. Đ}y l{ biện pháp làm giảm tỷ lệ bỏ trị nửa chừng trong các trung tâm sức khỏe tâm
thần cộng đồng.

Chỉ định

Trị liệu tâm lý ngắn hạn thích hợp với hầu hết trẻ em được chăm chữa ngoại trú. Phương
pháp tiếp cận t}m động học (psychodynamic approach) có lẽ có hiệu quả nhất ở những trẻ
năng động, có khả năng diễn đạt bằng lời nói, và bị phiền muộn nội tâm (internal distress).
Trị liệu ngắn hạn được chỉ định trong những trường hợp: vấn đề mới xảy ra, gia đình có
động cơ tích cực và mức độ tâm bệnh không nghiêm trọng. Trẻ phải được khích lệ và phải
tham gia vào quá trình trị liệu. Nhiều phụ huynh cũng ưa thích việc trị liệu ngắn hạn và ít
tốn kém.

Chống chỉ định tương đối bao gồm các tình huống trong đó vấn đề của trẻ kèm theo những
khó khăn phức tạp và dai dẳng trong gia đình, tình trạng thù địch hoặc th|i độ chống đối với
việc trị liệu, các rối loạn tính tình nặng, và các hành vi dạng tâm bệnh (psychosis-like) khiến
không thể nhanh chóng thiết lập mối quan hệ trị liệu tốt; hoặc khi đứa trẻ bị trầm cảm
nghiêm trọng, rối nhiễu dạng phân liệt (schizoid). Phương ph|p cũng không được áp dụng
với những nhà trị liệu thiếu kinh nghiệm, không phù hợp với liệu pháp. Trẻ bị “tước đoạt”
(deprived child) được coi là kết quả của một sự mất m|t đ|ng kể và không có lợi khi áp
dụng trị liệu ngắn hạn.

Kỹ thuật

197
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Liệu pháp tập trung vào vấn đề hiện tại và ấn định rõ thời điểm kết thúc trị liệu. Vấn đề
được đ|nh gi| nhanh chóng và mục đích trị liệu cũng được x|c định. Nói chung, mục đích l{
giải quyết vấn đề và, hiếm hơn, l{ giải quyết các mâu thuẫn nội tâm không liên quan.
Phương ph|p được dựa v{o t}m động học của Mann, một vấn đề đặc hiệu trọng t}m được
x|c định sau khi đ|nh gi|. Đứa trẻ và cha mẹ của trẻ được xem xét trên cơ sở từng cá nhân.
Trẻ 12 tuổi trở xuống được để chơi v{ diễn giải trò chơi của trẻ là việc l{m đầu tiên. Nhà trị
liệu phải tái cấu trúc trò chơi v{ những diễn đạt bằng lời của trẻ; nhận ra cả nội dung lẫn
những cảm xúc, nhận thức và những ẩn dụ kèm theo. Kế đó, trẻ được tập cách liên hệ
những đau khổ hiện tại với những xung đột vô thức. Giao ước giúp trẻ giải quyết các vấn đề,
làm cho trọng tâm trị liệu trở nên cụ thể, làm rõ nhu cầu tập trung vào chủ đề trung tâm.
Chủ đề cần được nêu rõ lúc bắt đầu cũng như lúc kết thúc mỗi buổi trị liệu. Thêm v{o đó, có
thể trình b{y cô đúc những xung đột kinh nghiệm được qua quá trình phát triển; mô tả các
triệu chứng nhằm cố gắng loại bỏ những xung đột trung tâm; chứng minh sự thất bại của
các giải ph|p không thích nghi; v{ đòi hòi việc tìm kiếm những giải ph|p ít g}y xung đột
hơn.

Các thành viên của gia đình, kể cả đứa trẻ đều có liên quan đến sự hình thành và duy trì vấn
đề. Nhà trị liệu cần phải năng động, có tính hướng dẫn, và tạo nên sự hỗ trợ, cung cấp lời
khuyên, diễn giải v{ phương thức đương đầu với vấn đề. Trẻ và các thành viên khác trong
gia đình cũng cần được yêu cầu làm một số công việc tại nhà. Sự hướng dẫn c|c phương
pháp trị liệu đều dựa trên sự phát triển bình thường của trẻ em, với những khuyến cáo trực
tiếp cho cả nhóm gia đình hoặc từng th{nh viên trong gia đình. Hầu hết việc giáo dục trẻ
đều thông qua yêu cầu thực hiện các công việc có tính cách tập luyện hành vi. Các buổi trị
liệu sau cùng sẽ củng cố những gì đ~ đạt được bằng cách ôn lại nội dung trị liệu, c|c thay đổi
về h{nh vi v{ thay đổi môi trường sống, cùng những tiến bộ đ~ thực hiện được. Nói chung
việc thâu thập dữ liệu v{ đ|nh gi| vấn đề nhanh chóng sẽ được tiếp theo bởi sự can thiệp trị
liệu mạnh mẽ, có trọng điểm; việc này phải được thông b|o cho đứa trẻ v{ gia đình.

PHẦN 2 : TRỊ LIỆU TÂM LÝ THEO NHÓM Ở TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN

1. PHẦN GIỚI THIỆU

Trị liệu nhóm đầu tiên được báo cáo bởi Joseph Pratt qua làm việc với những bệnh lao
người lớn trong những năm 1960, ba thập kỷ trước khi Samuel Slavson phát triển trị liệu
nhóm cho trẻ em lứa tuổi đi học.

Trị liệu nhóm nói chung được xem là có tính hỗn độn, phân bố ngẫu nhiên về mặt thực hiện
h{nh vi; nhưng chỉ khi thông qua sự am hiểu của nhà trị liệu, nhóm mới được tổ chức lại và
trở th{nh điều kiện thuận lợi cho việc trị liệu. Mối tương quan tự do cho phép các cá nhân
gắn bó chặt chẽ với nhóm và với nhà trị liệu. Ngoài ra, sự thoải mái sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thể hiện c|c xung đột, phòng vệ, các cảm xúc v{ c|c cơ chế đối phó giữa người
với người.
198
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Berta (1951) cho rằng phương ph|p liên tưởng tự do bằng lời nói có tính gây sợ hãi cho trẻ
ở tuổi đi học. Foulkes và Anthony (1957) thực hiện một phương ph|p sinh hoạt nhóm trong
đó mỗi buổi trị liệu được chia th{nh hai giai đoạn: lúc đầu là hoạt động, sau là bàn luận; qua
đó những h{nh vi sau đó sẽ được diễn dịch thành lời. Nhằm kết hợp các mô hình giao tiếp,
Haim Ginott (1961) đ~ ph|t triển nhóm trò chơi trị liệu, sử dụng cả trò chơi v{ lời nói làm
mô hình diễn đạt các biểu tượng. Mỗi đứa trẻ có thể sử dụng mô hình thích hợp nhất với
nhu cầu của mình. Nhóm chơi sẽ kích thích sự thăng hoa (sublimation), ph|t triển kỹ năng
thích nghi xã hội, và phát triển mối quan hệ với các bạn cùng tuổi.

Năm 1970, Saul Scheidlinger phát triển một kỹ thuật chơi theo nhóm d{nh cho trẻ chậm
khôn mức độ nặng, v{ năm 1984, mô tả kỹ thuật chơi theo nhóm ngắn hạn. Trẻ được hỗ trợ
khi gắn bó với nhà trị liệu và phát triển khả năng tự kiểm soát.

Các nhóm bệnh nhân có thể được phân chia theo tuổi, phái tính, theo triệu chứng và chẩn
đo|n, hoặc tùy theo yếu tố gây stress, tình trạng y khoa, điều kiện gia đình, x~ hội, anh em,
gia đình...

Trong trị liệu nhóm, cũng như trị liệu c| nh}n, phương ph|p v{ kỹ thuật cũng được x|c định
bởi mục đích trị liệu. Các nhà giáo dục cố gắng huấn luyện cho trẻ những kỹ năng đối phó
với các vấn đề. Mục đích của các nhóm hỗ trợ bao gồm việc tăng cường khả năng phòng vệ,
tạo sự tiếp xúc với người khác, cung cấp những đề nghị và lời khuyên. Các nhóm khích lệ sự
tăng trưởng đặt ra những mục đích liên quan đến việc tái cấu trúc hoặc l{m trưởng thành
nh}n c|ch, thường thông qua quá trình học tập hoặc những kinh nghiệm cảm xúc đúng đắn.
Trẻ được học c|ch đối phó, hỗ trợ v{ l{m gương thông qua nhóm. C|c phương ph|p định
hướng theo kiểu nội thị khuyến khích trách nhiệm cá nhân, nâng cao sự nhận biết của trẻ về
c|c xung đột nội tâm và cải thiện các lệch lạc. Một số nh{ l}m s{ng cũng thấy có khả năng
hoàn tất việc lượng gi| ban đầu thông qua nhóm.

2. CÁC XEM XÉT VỀ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN

Phương ph|p v{ kỹ thuật trị liệu thay đổi tùy theo tuổi v{ giai đoạn phát triển của trẻ. Khi
một trẻ chưa đến tuổi đi học gặp khăn lúc trình b{y c|c huyễn tưởng bằng lời nói, môi
trường tốt nhất để giúp trẻ giao tiếp là thông qua chơi. Chơi thường được xem l{ tương tự
như liên tưởng tự do ở người lớn, nhưng việc chơi có thể không hoàn toàn là tự do. Sự diễn
đạt bằng lời giúp trẻ có được cảm giác tự chủ, tự do và khuyến khích sự độc lập thông qua
những bước trưởng th{nh. Chơi phản ánh nhận thức nội tâm của trẻ thông qua sự phóng
chiếu và diễn đạt bằng hành vi. Nó là một ảo tưởng, một hiện tượng chuyển tiếp giữa huyễn
tưởng và thực tế.

Trong khi trẻ chưa đi học hoặc mới đi học có khả năng hạn chế về sử dụng những khái niệm
trừu tượng, thì trẻ ở lứa tuổi tiềm ẩn (latency) cho thấy trước sự tiến bộ rõ rệt của cái Tôi
cả về tính trừu tượng lẫn khả năng tự quan sát. Khi mối quan hệ trị liệu được phát triển,

199
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

đứa trẻ sẽ phát triển khả năng nội thị. Cấu trúc cái Tôi của tuổi này cho phép phát triển các
huyễn tưởng mang tính thích nghi, hình thành các giải pháp giải quyết xung đột và làm giảm
sự lo âu. Việc sử dụng các biểu tượng và chuyển di làm bộc lộ các tranh chấp bị ẩn giấu với
những xung năng tính dục v{ xung năng hung tính nhưng ít tạo ra lo }u. Đứa trẻ lứa tuổi đi
học giảm bớt mối liên hệ với c|c đối tượng ban đầu khi các mối quan hệ với bạn cùng tuổi
v{ người kh|c đạt đến mức quan trọng trong đời sống hằng ngày. Khi các quan hệ mới với
bạn cùng tuổi được phát triển, chúng cũng đe dọa cấu trúc cái Tôi và cảm gi|c tương đồng
mong manh của đứa trẻ. Khuynh hướng bắt chước v{ “nội t}m hóa” của trẻ sẽ tạo thuận lợi
cho việc trị liệu v{ c|c thay đổi cấu trúc dưới một hình thức dễ chịu hơn. Sự giới hạn khả
năng suy nghĩ bằng biểu tượng, trừu tượng hóa và diễn đạt bằng lời khiến đứa trẻ chuyển
cuộc sống nội tâm của mình sang nhà trị liệu một cách mạnh mẽ hơn, thông qua h{nh vi v{
trò chơi hơn l{ bằng lời nói.

Tuổi thiếu niên thường được chia thành một số giai đoạn sau: tiền thiếu niên (pre-
adolescence), thiếu niên “sớm” (early adolescence), thiếu niên “thật” (adolescence proper)
và thiếu niên “trễ” (late adolescence). Tiền thiếu niên (10-12 tuổi) được đặc trưng bởi sự
gia tăng hỗn động các ham muốn (drive) ở mọi mức độ. C|c thay đổi về thể chất đi kèm theo
những sự biến đổi về nội tâm phản ánh qua việc những người trẻ tuổi này trở nên quan tâm
nhiều đến ngoại hình của bản thân. Tuổi thơ v{ c|c thói quen cũ bị từ bỏ. Thiếu niên phát
triển một cảm giác mới về sự tự nhận thức, và cùng với nó là khả năng tự quan sát nội tâm.
Trẻ khám phá sự tương đồng thông qua qu| trình đ|nh gi| nghiêm túc thế giới, đạo đức, các
giá trị, tín ngưỡng và khoa học.

Thiếu niên “sớm” (12-14 tuổi) được dẫn dắt bởi tính dục, với khuynh hướng từ bỏ giá trị
của những đối tượng yêu thương ban đầu và thiết lập những mối quan hệ với các bạn cùng
tuổi s}u đậm hơn, bền vững hơn. Sự th{nh hình c|i Tôi lý tưởng xảy ra khi trẻ tìm thấy một
đối tượng m{ mình ngưỡng mộ và chấp nhận như một phần tự hào của nhân cách (hoặc
làm hoàn thiện nhân cách) của bản thân.

Trong giai đoạn thiếu niên “thật” (14-17 tuổi), việc tìm kiếm c|c đối tượng khác phái trở
nên mạnh mẽ hơn khi thiếu niên tách rời về mặt cảm xúc với gia đình của mình. Năng lực sẽ
chỉ được hướng sang nơi kh|c. Khả năng kết thân của thiếu niên c{ng tăng khi trẻ càng bị
tách biệt. Chính trong giai đoạn thiếu niên “thật” n{y m{ nhiều trẻ đ~ thể hiện sự giận dữ cố
gắng được độc lập, một cơ chế phòng vệ chống lại những ước muốn lệ thuộc sâu xa. Thiếu
niên “trễ” được đặc trưng bởi một sự tách biệt hẳn khỏi gia đình, sự đi s}u v{o c|c quan hệ
yêu thương tinh tế và thân mật, sự củng cố tính tương đồng và thiết lập các vai trò.

Mặc dù thiếu niên (ở mọi giai đoạn) đều có khả năng diễn đạt bằng lời nói tốt hơn trẻ nhỏ,
h{nh vi v{ đôi khi trò chơi cũng hữu ích trong việc trị liệu

3. KHÍA CẠNH LÝ THUYẾT TRONG TRỊ LIỆU NHÓM

200
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Tài liệu về trị liệu nhóm có rất nhiều và gồm nhiều loại khác nhau, và một số lớn tài liệu
d{nh cho người lớn được áp dụng rộng rãi cho thanh thiếu niên. Đặc biệt, phương ph|p
nhóm ở thiếu niên cũng mang nhiều đặc điểm tương tự như trị liệu nhóm cho người lớn.
Bởi vì các nhóm trẻ trước tuổi đến trường và nhóm trẻ trong giai đoạn tiềm ẩn (latency
period) rõ ràng là khác biệt, nên các nhóm này phải được giải quyết sâu sắc hơn.

Không một cơ cấu độc nhất nào có thể hoàn toàn lý giải cho động lực học (dynamics) của
nhóm hoặc hậu thuẫn cho một kỹ thuật đơn thuần n{o đó. C|c yếu tố giúp ích cho trị liệu
nhóm ở người lớn cũng được nêu ra ở đ}y gồm: sự truyền đạt niềm hy vọng, tính phổ quát
(universality), phổ biến thông tin, lòng vị tha (altruism), tái thỏa thuận điều chỉnh
(corrective recapitulation) trong nhóm gia đình cơ bản (primary family group), phát triển
các kỹ năng x~ hội hóa, hành vi bắt chước (imitative behavior), học tập lẫn nhau, sự đo{n
kết trong nhóm và các yếu tố có tính sống còn.

Nhóm được định hướng t}m động học sẽ tạo điều kiện và cho phép khảo s|t c|c đ|p ứng
chuyển di giữa các thành viên lẫn nhau hoặc giữa thành viên của nhóm với nhà trị liệu. Khi
nhà trị liệu kích thích việc khám phá các thành phần khác nhau của những phản ứng chuyển
di mà một thành viên của nhóm trải qua, các thành viên khác của nhóm sẽ thông cảm và
đồng nhất hóa với bản th}n người đó. Khi một th{nh viên vượt qua được nhiều tầng lớp của
sự phòng vệ (layers of defense), bộc lộ ra được những ước muốn mạnh mẽ, những nỗi sợ
h~i, xung đột và huyễn tưởng, c|c th{nh viên kh|c cũng sẽ l{m như thế. Đ|p ứng của họ với
những tư liệu ấy sau đó sẽ được khám phá, và thông qua sự chia sẻ những tư liệu mẫn cảm
này, sự đo{n kết v{ tin tưởng lẫn nhau trong nhóm sẽ được thiết lập.

Các nghiên cứu về động lực học của nhóm cho thấy rằng quá trình diễn ra trong nhóm phản
ánh một trạng th|i t}m lý động học của một th{nh viên khi nó được hiểu trong bối cảnh một
“trường xã hội” (social field). Cá nhân ảnh hưởng đến nhóm, v{ nhóm cũng ảnh hưởng lên
cá nhân. Các giá trị, mục đích, kỳ vọng và tiêu chuẩn của nhóm sẽ phát triển theo thời gian
và có thể được sử dụng để làm rõ trạng th|i động học của tâm lý từng cá nhân.

Bion đưa ra ba điều mặc định cơ bản:

- Tính phụ thuộc tồn tại khi các thành viên của nhóm tìm kiếm một người l~nh đạo để họ có
thể dựa v{o để tìm sự trợ giúp và bảo vệ.

- Tính ghép cặp (pairing) xảy ra khi các thành viên trong nhóm nhận ra vị l~nh đạo hằng
mong đợi chỉ là một huyễn tưởng được lý tưởng hóa và họ phải tự tìm nguồn hỗ trợ từ
trong chính họ.

- Tính “chống-hoặc-chạy” (fight-flight) phát triển khi khi các thành viên của nhóm chấp
nhận rằng không ai trong nhóm phụ trách trọn vẹn vai trò n{y. Đứng trước sự hụt hẫng này,

201
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

họ có thể hoặc bỏ cuộc, hoặc vẫn đứng vững v{ đấu tranh với những người khác trong
nhóm và với người l~nh đạo mà họ đ~ tìm kiếm.

4. NHÓM Ở TUỔI ĐẾN TRƯỜNG (PRESCHOOL) VÀ NHÓM GIAI ĐOẠN TIỀM ẨN


(LATENCY GROUP)

Một số nhà lâm sàng khuyến cáo trị liệu nhóm như một phương thức trị liệu duy nhất, hoặc
ít ra l{ cơ bản, cho các tình trạng lo âu, rối nhiễu hành vi hoặc rối nhiễu tính khí (character),
rối loạn khí sắc (mood), v{ l{ phương thức trị liệu phụ đối với các rối loạn kh|c, trong đó trị
liệu cá nhân hoặc các phương ph|p kh|c chiếm vai trò trung tâm. Trị liệu nhóm là cách can
thiệp hiệu quả trong việc chuẩn bị một số trẻ trước khi bước vào trị liệu tâm lý cá nhân và
có thể hữu ích cho một số trẻ trước khi chấm dứt trị liệu. Các nhóm trị liệu ở lứa tuổi tiềm
ẩn theo đúng thể thức bao gồm: nhóm hoạt động (activity group), nhóm thẩm vấn-hoạt
động (activity-interview group), v{ nhóm chơi (play group). Nhóm chơi được áp dụng đặc
biệt cho trẻ nhỏ.

5. TRỊ LIỆU NHÓM HOẠT ĐỘNG

Trị liệu nhóm hoạt động làm giảm thiểu các diễn đạt bằng lời nói và tập trung vào việc giao
tiếp thông qua hành vi. Một bầu không khí vui vẻ, cởi mở tạo điều kiện cho sự dồn nén, tái
trải nghiệm và giải quyết c|c xung đột bên trong hệ thống nhóm hỗ trợ. Sự diễn giải bằng
lời nói không quan trọng bằng c|c tương t|c về h{nh vi. Cơ sở tham chiếu v{ định hướng
của nhà trị liệu - t}m động học, phân tâm học, thuyết quan hệ xã hội hoặc thuyết học tập - sẽ
“nhuốm m{u” cho phương ph|p v{ kỹ thuật trị liệu được áp dụng. Nhà trị liệu phải nhạy
cảm và cố gắng làm rõ c|c tư liệu thuộc về cá nhân hoặc nhóm với nhiều mức phức tạp về ý
nghĩa. Tư liệu chuyển di nói chung không phải là trọng tâm và sự diễn giải trực tiếp bị hạn
chế. Trong nhóm, trẻ sẽ quan hệ với những trẻ khác cùng tuổi và với nhà trị liệu, thể hiện
phong cách quan hệ đặc trưng của mình. C|c đ|p ứng n{y cũng l{m t|i diễn lại các kinh
nghiệm trong gia đình đ~ được đứa trẻ “nội t}m hóa”. Nhóm hoạt động sẽ vừa tạo những
tình huống qua đó trẻ sẽ được trải nghiệm những tổn thương v{ đe dọa mà trẻ phải đối
diện hằng ng{y, v{ đồng thời cũng mang lại cho trẻ một cảm giác an toàn. Nhà trị liệu bày tỏ
sự quan tâm tích cực với từng thành viên của nhóm, tránh những công kích, v{ mang đến
một kinh nghiệm đúng đắn về cảm xúc. Bố trí phòng ốc vật dụng cũng phải an toàn cho thể
chất của trẻ, tránh những vật liệu gây nguy hiểm... Các vật liệu để chơi cũng phải phù hợp
theo lứa tuổi và giới tính của trẻ. Đồ chơi phải thuận lợi cho các hoạt động có mục đích, giúp
phóng chiếu các huyễn tưởng hơn l{ tạo nên huyễn tưởng, nhằm cố gắng tiếp cận đến các
tư liệu vô thức. Các vật liệu cơ bản gồm dụng cụ thủ công, c|c trò chơi v{ đất sét. Cuối buổi
trị liệu trẻ thường được cho nghỉ ngơi.

Trẻ được tự do tham gia vào các hoạt động mà chúng có thể chọn, v{ cũng như vậy, khi vào
các bữa ăn. Điều then chốt trong hoạt động nhóm là sự thoải mái và sẵn lòng vô điều kiện
của nhà trị liệu. Trong mô hình này, có sự cân bằng giữa giao tiếp bằng hành vi với sự diễn
202
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

đạt bằng lời nói, và giữa chơi tự do với liên tưởng tự do. Kinh nghiệm của hầu hết các nhà
lâm sàng cho thấy rằng việc này cần phải là một nguyên tắc mang tính hướng dẫn hơn l{
một luật lệ mang tính kỹ thuật cứng nhắc. Nhiều đứa trẻ và hầu hết các nhóm trẻ, tùy theo
thành phần tạo nên nhóm, có thể được quản lý hiệu quả theo c|ch n{y, nhưng khi trẻ có thể
tự gây nguy hiểm cho chính mình hoặc người khác, nhà trị liệu cần phải can thiệp. Người ta
khuyên rằng nhà trị liệu trong nhóm hoạt động phải lựa chọn thành phần của nhóm, tạo
nên một hệ thống và vị trí trị liệu sao cho những cơ hội can thiệp của nhà trị liệu phải được
giảm thiểu.

Các vật liệu chơi phải được cung cấp nhằm giúp trẻ hoàn tất một phóng chiếu trong mỗi
một buổi trị liệu. Nhà trị liệu thường làm cho các phóng chiếu đ~ ho{n tất ấy trở th{nh “vật
sở hữu” của đứa trẻ và trẻ có thể “mang nó về nh{”. Một căn phòng sạch sẽ, tươm tất vào lúc
bắt đầu mỗi buổi trị liệu cho thấy rằng nó phải được giữ gìn theo c|ch như thế. Khi nhà trị
liệu bắt đầu làm công việc dọn dẹp trước khi kết thúc buổi trị liệu l{ ông “l{m mẫu” cho một
tinh thần trách nhiệm. Một số trẻ sẽ tham gia vào công việc. Một số nhà trị liệu áp dụng
những kinh nghiệm đặc biệt bên ngoài phòng trị liệu của nhóm, như ăn trưa ngo{i trời, chơi
dã ngoại, thăm một nhà bảo tàng, hoặc các hoạt động vui chơi kh|c; một số khác lại xem
việc trị liệu hiệu quả hơn khi được giới hạn trong phạm vi một căn phòng đặc biệt.

Các nhóm trị liệu có thể chuyển đổi giữa c|c giai đoạn cân bằng (equilibrium) và không cân
bằng (disequilibrium). Việc trị liệu diễn ra theo chu kỳ từ trạng th|i tăng hoạt động và hỗn
độn (mất cân bằng) sang trạng thái yên lặng (cân bằng). Sự chuyển đội này xảy ra thông qua
việc hiểu biết, tranh luận, thỏa thuận và tự kềm chế lẫn nhau. Đôi khi trong nhóm có thể
phát sinh các hành vi thiếu kiểm so|t như đe dọa, đ|nh nhau, “cởi mở” về tính dục, hoặc
những điều tương tự.

Việc quản lý hành vi của nhóm là một thế “lưỡng nan” (dilemma) đối với nhà trị liệu, trong
khi mong muốn bày tỏ sự tôn trọng và chấp nhận trẻ mà không thể tha thứ cho các hành vi
lệch lạc. Sự “thoải m|i” của nhà trị liệu làm cho những đứa trẻ tin rằng chúng có thể tự làm
mọi việc với nhau, ngay cả khi chống nhau kịch liệt, mà vẫn không có sự can thiệp của nhà
trị liệu. Điều bắt buộc đối với việc này là phải hiểu rõ các thành phần của mối quan hệ trị
liệu, bao gồm: sự cộng tác, sự chuyển di và quan hệ thực sự. Sự cộng tác trị liệu được hình
thành thông qua việc phân tích cái Tôi của nhà trị liệu và sự quan sát cái Tôi của đứa trẻ.
Giúp trẻ kh|m ph| được những hành vi lệch lạc của nó đ~ ảnh hưởng thế nào với chính nó
và với người khác, hành vi bắt nguồn từ đ}u, v{ l{m thế n{o để thích nghi tốt hơn l{ tất cả
trọng tâm của công việc trị liệu.

6. TRỊ LIỆU NHÓM HOẠT ĐỘNG-THẨM VẤN

Trị liệu tâm lý nhóm theo kiểu hoạt động-thẩm vấn là một biến thể của trị liệu nhóm hoạt
động. Nhóm hoạt động-thẩm vấn sử dụng kỹ thuật trò chơi trị liệu có tính kinh điển hơn
trong bối cảnh một nhóm trẻ cùng tuổi, kèm theo một thời gian được dành cho thảo luận
203
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

nhóm. Các vật liệu chơi tạo điều kiện cho sự hình thành các huyễn tưởng, và việc khám phá
bằng lời nói trở thành một phần của mỗi buổi trị liệu. Kỹ thuật n{y tương tự như trò chơi trị
liệu c| nh}n theo định hướng t}m động học có sử dụng những diễn giải về sự chuyển di.

C|c thay đổi được thực hiện thông qua bắt chước, làm mẫu, xã hội hóa, trải nghiệm cảm xúc
đúng đắn và giải quyết các lệch lạc. Phương ph|p nhóm hoạt động-thẩm vấn khám phá các
tư liệu chuyển di để tạo nên khả năng nội thị và sự thay đổi, mặc dù trẻ ở lứa tuổi tiềm ẩn có
khả năng hạn chế trong việc bước ra ngoài một kinh nghiệm và phương ph|p n{y cũng hữu
ích trong việc quan sát cái Tôi. Nhà trị liệu sẽ giúp cá nhân trẻ hiểu được những tư liệu lời
nói và hành vi vì nó phản ánh cái cách thức mà trẻ giải quyết những tình thế lưỡng nan của
con người như: sự gắn bó và sự tự lập, sức mạnh và tính dễ tổn thương, tính dục và sự kiểm
so|t c|c xung năng. Qu| trình trị liệu nhóm đồng tuổi sẽ xem xét các vấn đề này, tạo nên sự
hỗ trợ và giải quyết vấn đề, “soi rọi” bản chất các mối quan hệ của từng trẻ với các trẻ khác.

Những buổi thẩm vấn trong buổi trị liệu sẽ khuyến khích trẻ tự quan sát và hiểu về bản
th}n. C|c tương t|c được những đứa trẻ trải nghiệm trước đó sẽ được diễn đạt thành lời và
được đ|nh gi|. Nh{ trị liệu bắt đầu cuộc thẩm vấn khi không có vật liệu chơi bên cạnh,
thường tại một vị trí đặc hiệu trong căn phòng (vd. mọi người ngồi xung quanh một cái
bàn). Các buổi thẩm vấn này cho trẻ biết rằng những tương t|c xảy ra trong buổi trị liệu
phản ánh những điều quan trọng về cuộc sống nội tâm của trẻ, về nhân cách của trẻ, và việc
hiểu biết n{y có liên quan đến đời sống thường ngày của trẻ bên ngoài nhóm trị liệu. Hành
vi trong các buổi trị liệu được quan sát và liên hệ với biểu hiện những triệu chứng, với trách
nhiệm đối với c|c th{nh viên trong gia đình, trường học và với các bạn cùng tuổi. Sự phấn
chấn cho phép trẻ gắn bó với nhóm, tạo nên những cảm giác dễ chấp nhận v{ thúc đẩy sự tự
trọng ở trẻ.

7. TRÒ CHƠI TRỊ LIỆU NHÓM

Trò chơi trị liệu nhóm (play group therapy) nhấn mạnh vào khía cạnh giao tiếp trong khi
chơi trong việc hiểu đứa trẻ về mặt nội tâm và quan hệ xã hội. Vật liệu chơi thường dùng
làm những “kênh” cơ bản để giao tiếp. Trẻ ở tuổi chưa đi học thường dễ tham gia vào trò
chơi trị liệu, v{ đ}y cũng l{ một kỹ thuật hiệu quả cho trẻ lứa tuổi tiềm ẩn.

Chơi l{ c|ch thức diễn đạt và giao tiếp đối với mọi lứa tuổi. Ở trẻ đi học, nó là cách giao tiếp
phong phú hơn v{ hiệu quả hơn c|ch dùng lời nói. Chơi giúp b{y tỏ những tình huống gây lo
âu, những nỗi sợ hãi và huyễn tưởng bị ẩn giấu, những xung đột được phòng vệ (defensed
conflict), cùng những ước mơ v{ khao kh|t thầm kín. Tư liệu huyễn tưởng được bộc lộ qua
chơi có thể gắn liền với những lo }u được gây ra bởi c|c xung đột nội tâm gây stress hoặc
bởi cuộc sống thực tế bên ngo{i. Chơi có tính biểu tượng (symbolic play) thường là cách
duy nhất để trẻ nhỏ bày tỏ những quan tâm về cảm xúc chính yếu mà trẻ không thể diễn tả
bằng lời. Trẻ có thể phóng chiếu lên những con búp bê, những nh{ chơi (playhouse), dĩa đồ
chơi, dụng cụ nấu bếp đồ chơi, hoặc có thể biểu hiện những quan t}m trong khi chơi thông
204
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

qua những tương t|c với các thành viên khác của nhóm. Trái với trị liệu nhóm hoạt động,
các vật liệu chơi được chuẩn bị sẵn cho sự phóng chiếu các huyễn tưởng và gồm những đồ
chơi mang tính tượng trưng như búp bê, con rối, và các dụng cụ để phóng chiếu như bút
m{u, bút chì, sơn vẽ, giấy, bảng viết, những cảnh sát, xe cứu hỏa, xe lửa, xe tải đồ chơi, đất
sét...

Vật liệu chơi của trẻ, cũng giống như liên tưởng tự do bằng lời nói ở người lớn, phải được
theo đuổi về nội dung, sự liên tưởng và tính chất “vụn vặt” của chúng. Đứa trẻ chơi để thực
hiện hoặc thực tập những vấn đề trong đời sống thực tế mà trẻ cần phải tìm kiếm một giải
ph|p để giải quyết. Thông qua sự cộng tác với nhà trị liệu, đứa trẻ sẽ quan sát thấy những ý
nghĩa mới trong hành vi và trò chơi của mình, và khi trẻ cảm thấy mình được thông hiểu và
được chấp nhận thì mối quan hệ cộng tác này trở nên được củng cố. Chơi cũng khuyến
khích tính xã hội hóa và thiết lập những mối quan hệ làm mẫu cho những quan hệ khác với
những trẻ cùng tuổi bên ngoài những trải nghiệm trong nhóm trị liệu. Một kết cấu hợp lý
cho trò chơi trị liệu nhóm sẽ tạo khung cảnh thuận lợi cho tính năng động và cho những trò
chơi nhóm, ngăn chận những hành vi quá phấn kích, bồng bột và ngông cuồng.

Trò chơi trị liệu nhóm cần mối quan tâm của nhà trị liệu nhiều hơn trị liệu nhóm hoạt động
hoặc trị liệu nhóm hoạt động-thẩm vấn. Nhà trị liệu trong trò chơi nhóm phải đương đầu
với một hàng rào thực sự của c|c tư liệu đòi hỏi phải thực hiện nhanh chóng sự am hiểu và
các quyết định can thiệp cả bằng lời nói lẫn bằng hành vi. Trong hoàn cảnh nào - trò chơi
huyễn tưởng, trò chơi mang tính tranh đua, sự phản ánh qua lời nói, hoặc trong c|c trò chơi
kết cấu giới hạn - nhà trị liệu sẽ hoạt động hiệu quả? Nhà trị liệu vừa l{ người tham dự, vừa
l{ người quan s|t, nên đòi hỏi phải thường xuyên xem xét v{ lưu ý đến từng c| nh}n đứa
trẻ, quan hệ của trẻ với nhau và giữa trẻ với nhà trị liệu, cũng như c|c qu| trình xảy ra bên
trong nhóm. Nhà trị liệu có thể l{ đối tượng để trẻ diễn tả những huyễn tưởng, c|c xung đột
nội tâm hoặc các trạng thái cảm xúc; nhà trị liệu cũng có thể tham gia vào một trò chơi
tranh đua, hoặc l{ đối tượng để trẻ bày tỏ hung tính. Một trẻ đang sợ hãi có thể đến gần nhà
trị liệu và giữ sự gần gũi về thể chất trong thời gian lâu. Nếu trẻ cứ lập đi lập lại việc yêu cầu
nhà trị liệu tham gia vào hoạt động, đó l{ dấu hiệu cho thấy trẻ đang lệ thuộc vào nhà trị
liệu hoặc bị sợ hãi vì mối quan hệ với các bạn cùng tuổi.

Đ|p ứng của nhà trị liệu phải ít gây nhiễu cho bản chất phóng chiếu tự do trong các mối
quan hệ của trẻ. C|c nhóm chơi thường huy động một số lớn hành vi hung tính và hỗn loạn,
v{ điều này có thể gây nguy hiểm. Đ|p ứng của nhà trị liệu đối với những hành vi này thay
đổi từ việc nhấn mạnh tính hiệu quả của thành viên này cho các thành viên khác, sang việc
đến ngồi gần đứa trẻ có hoạt động ngoài kiểm soát, yêu cầu đứa trẻ kềm chế hành vi ấy, cho
đến việc ngăn cản đứa trẻ thực hiện hành vi ấy. Khi đ~ th{nh công trong việc đối phó và
diễn giải ý nghĩa của các hành vi hung tính, nhà trị liệu phải chuẩn bị cho đứa bé đ|p ứng
với hàng loạt những mối lo }u ng{y c{ng tăng. Sau cùng, một chút giải lao ngắn và một cuộc

205
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

thẩm vấn có thể hữu ích trong việc làm giảm sự leo thang của h{nh vi hung tính, nhưng nh{
trị liệu luôn phải sẵn s{ng để “can thiệp’ khi cần thiết.

Nhóm chơi cho trẻ chưa đi học hoặc cho trẻ chậm khôn mức độ nặng đều dòi hỏi nhà trị liệu
phải dung nạp một số lớn hành vi hung tính, tuy vậy có khả năng thiết lập những giới hạn
phù hợp vừa không có tính trừng phạt vừa không gây sợ hãi. Vật liệu chơi luôn phải phù
hợp với trẻ. Trẻ nhỏ và trẻ bị rối nhiễu cái Tôi phải cảm thấy an to{n để tự do thể hiện
những ước muốn sâu kín nhất của chúng cùng lúc đó phải có cảm giác về sự can ngăn từ
nhóm và nhà trị liệu. Nhà trị liệu, diễn đạt bằng lời nói những gì m{ đứa trẻ bày tỏ và trải
nghiệm, mang đến sự hỗ trợ cho cái Tôi của trẻ, sự bảo đảm và giúp kiểm soát các xung
năng của cái Tôi. Sự tham gia đồng thời của một nhà trị liệu khác sẽ tạo thêm khả năng quan
sát, giới hạn hoặc hỗ trợ hoạt động của nhóm.

8. NHÓM TRỊ LIỆU CHO THIẾU NIÊN

Một số nhóm trị liệu dành cho thiếu niên có thể tương tự như nhóm trị liệu ở người lớn,
phản ánh quan niệm và kỹ thuật của nhà trị liệu.

Thiếu niên là một giai đoạn phát triển không đồng nhất. Ở đầu tuổi thiếu niên, trẻ thường
dung nạp các yêu cầu lệ thuộc dễ d{ng hơn những năm sau đó, v{ thường vẫn còn chấp
nhận sự giúp đỡ của người lớn. Trẻ tìm kiếm những hình ảnh để lý tưởng hóa, và tiếp cận
những mối quan hệ khác phái với sự e thẹn và sợ hãi.

Các thiếu niên tuổi trung bình thì trở nên lo sợ những ước muốn lệ thuộc và có khuynh
hướng lùi lại trước sự giúp đỡ của người lớn. Sự mất giá trị của người lớn hỗ trợ cho việc
tranh đấu gi{nh “quyền tự chủ” (autonomy) v{ trẻ sẽ có nhiều mối quan hệ xã hội và quan
hệ với người khác phái nhiều hơn. Một vẻ bề ngo{i coi thường cho thấy sự lý tưởng hóa sâu
xa của những thiếu niên n{y đối với những đặc tính quan trọng của người lớn. Khi thiếu
niên trở nên lớn tuổi hơn (thiếu niên “trễ”), c|c cấu trúc tính nết phản ánh sự tự trọng và tự
tin ng{y c{ng tăng, cùng mối quan hệ với bạn khác phái thoải m|i hơn. Ước muốn lệ thuộc
(dependency longing) được bày tỏ một cách ít giận dữ hơn. Trong khi những thiếu niên 15-
16 tuổi có khuynh hướng phản kháng nhà trị liệu với sự giễu cợt, châm biếm, các thiếu niên
17-19 tuổi lại có thể chấp nhận sự giúp đỡ, cho dù không được thoải mái lắm.

9. CÁC THỬ THÁCH ĐỐI VỚI NHÀ TRỊ LIỆU

Tạo quan hệ cộng tác trị liệu với thiếu niên là một qu| trình khó khăn. Thiếu niên thường
được đưa đến với áp lực của cha mẹ. Trẻ thường không tin v{o động cơ của nhà trị liệu, và
sợ đối đầu với các bạn cùng tuổi. Sự “ngoại hiện” (externalization) v{ phóng chiếu
(projection) la những cơ chế phòng vệ phổ biến ở thiếu niên, và chính nhà trị liệu sẽ giúp
thiếu niên nhận thức được rằng những khó khăn của trẻ là từ “bên trong” (internal) v{ giúp
trẻ chấp nhận trách nhiệm cá nhân của mình.

206
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Nhà trị liệu cần tiến hành một số buổi trị liệu c| nh}n để đ|nh gi| sự tương thích của trẻ với
nhóm, và làm một số việc để tạo mối quan hệ cộng tác trị liệu. Nhà trị liệu cho các thành
viên trong nhóm thấy trách nhiệm cá nhân của mình, khả năng tự cải thiện đời sống chình
mình, tự cảm thấy tốt hơn về mình, và hoạt động trong xã hội hiệu quả hơn, có gi|o dục
hơn. Nh{ trị liệu sẽ làm tốt việc này với sự tự tin và khiêm tốn.

Các nhóm trị liệu cho thiếu niên đòi hỏi nhà trị liệu phải năng động v{ đôi khi phải thường
xuyên giải quyết các vấn đề. Liên tưởng tự do có thể được khuyến khích, nhưng thiếu niên
có thể cảm thấy bị tổn thương, ngượng ngùng thái quá.

Quá trình trị liệu nhóm phát triển khi từng thành viên trong nhóm trở nên cởi mở trước các
đ|p ứng kịp thời v{ đầy thấu cảm của nhà trị liệu. Khi quan hệ cộng tác nẩy nở quanh mục
đích chung được lập ra để giúp sự thay đổi ở từng thành viên, việc chuyển di mới có thể
được thực hiện.

Sự chuyển di, sự tái hiện mối quan hệ trước kia, trong quan hệ hiện tại với phạm vi thích
hợp hơn sẽ xảy ra với nhà trị liệu và với các bạn đồng tuổi. Các bạn cùng tuổi sẽ giúp trẻ
phân biệt các khái niệm thực tế với các khái niệm “tưởng tượng” (chuyển di) khi trẻ phóng
chiếu lên nhà trị liệu. Đối đầu với bạn cùng tuổi là rất hữu ích trong việc đi v{o những cơ
chế phòng vệ của thiếu niên, và trị liệu có tác dụng “đòn bẩy” đối với những thiếu niên mà
trị liệu tâm lý cá nhân ít có hiệu quả.

10. TIẾP CẬN GIA ĐÌNH

Làm việc với phụ huynh v{ gia đình của trẻ l{ điều bắt buộc trong mọi hình thức trị liệu tâm
lý ở trẻ em. Hình thành quan hệ cộng tác với cha mẹ sẽ giúp tạo nên sự hợp tác trong trị
liệu, thành lập các nhóm phụ huynh song song, và sự tiếp xúc thường xuyên với nhà trị liệu
nhóm của đứa trẻ. Điều quan trọng là cần xem xét sự tin tưởng, đ|nh gi| khả năng thay đổi
của cha mẹ trong việc làm giảm bớt trạng thái tâm bệnh của trẻ, mức độ hy vọng của cha mẹ
đối với sự thay đổi, v{ đặc biệt là khả năng phụ huynh phải thấy vấn đề cảm xúc của trẻ là
trách nhiệm và là một phần của đời sống gia đình thay vì xem đó như một vấn đề nội tâm
của riêng trẻ. Trị liệu nhiều gia đình có thể hiệu quả và có thể được bắt đầu song song với
trị liệu nhóm cho trẻ. Chẳng may, sự cộng tác của gia đình thường bị hạn chế, quan hệ cộng
t|c kém v{ thường dẫn đến bỏ trị nửa chừng hoặc thậm chí l{ đối kháng.

11. KẾT CẤU TRỊ LIỆU

Trị liệu nhóm có thể được thực hiện ngoại trú, nội trú tại cơ sở trị liệu, tại nhà, hoặc tại
trường. Thông thường, trị liệu nhóm cho trẻ và thiếu niên được thực hiện trên cơ sở ngoại
trú, mỗi tuần một lần. Thiếu niên gặp nhau mỗi tuần hai lần dễ tạo quan hệ trị liệu tốt hơn.

Số thành viên trung bình từ 6 đến 10, có thể cùng hoặc kh|c nơi sinh sống, cùng hoặc khác
giới. Những nhóm đặc biệt nên thiết lập trên cơ sở nội trú, dưới hình thức từ giáo dục đến

207
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

định hướng nội thị, nhắm vào những đối tượng có vấn đề đặc biệt như trẻ bị hen suyễn,
thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội hoặc trẻ có rối loạn về ăn uống.

Việc trị liệu luôn đòi hỏi các thành viên của nhóm mang c|c tư liệu từ đời sống vào các buổi
trị liệu. Trẻ trị liệu trên cơ sở nội trú, tại nhà, hoặc tại trường sẽ có những những buổi tiếp
xúc xã hội thường xuyên v{ được yêu cầu khám phá những trải nghiệm này trong các buổi
trị liệu của nhóm.

208
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Chương 10: CAN THIỆP TRÊN CÁC NHÓM VÀ CỘNG ĐỒNG

TRỊ LIỆU NHÓM (GROUP THERAPY)

Những người trải qua sự cô độc thường cho mình l{ người duy nhất trên đời cảm thấy thế.
Trong khi cố gắng đạt được một sự thăng bằng trong đời sống, người ấy có thể sẽ cảm thấy
bị cách ly, không giao tiếp với ai được, và rất xa cách với người khác. Một mục đích của trị
liệu nhóm là làm cho những người như thế thấy rằng họ không phải chỉ có một mình mà có
nhiều người khác cùng chia sẻ những vấn đề và thất bại giống như họ. Quan trọng nhất là
thông qua những cuộc thảo luận nhóm, người ta có thể đương đầu tốt hơn với cuộc sống
của mình.

Khi một nhóm người gặp nhau với mục đích tìm sự trợ giúp về tâm lý, sự trị liệu đó được
gọi là trị liệu nhóm. Ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XX, trị liệu nhóm đ~ trở thành một kỹ
thuật trị liệu được áp dụng chính thức trong thập niên 1930, v{ ng{y c{ng được áp dụng
phổ biến sau Chiến thanh Thế giới thứ II.

Trị liệu nhóm được các nh{ t}m lý ưa chuộng vì có nhiều người cùng được trị liệu. Nó cũng
được các thân chủ ửa thích vì đỡ tốn kém hơn trị liệu cá nhân. Một nhà trị liệu nếu áp dụng
trị liệu cá nhận chỉ có thể thăm kh|m tối đa 40 th}n chủ mỗi tuần, hoặc một người mỗi giờ.
Nhưng làm việc với một nhóm, trong một giờ trị liệu có thể giúp đỡ được 8 đến 10 thân
chủ; trong 5 giờ trị liệu nhóm, một nhà tâm lý có thể giúp đỡ cho 40 thân chủ. Vì phí tổn trị
liệu có thể được chia ra cho thành viên của nhóm, nên trị liệu nhóm sẽ ít tốn kém hơn trị
liệu cá nhân.

Trị liệu nhóm là một kỹ thuật quan trọng không chỉ vì có thể điều trị cho nhiều bệnh nhân
hơn v{ ít tốn kém hơn, m{ còn vì nó hiệu quả hơn trị liệu c| nh}n đối với nhiều vấn đề. Một
số nhóm trị liệu được tổ chức theo nghi thức; một số nhóm khác tự coi như những tổ chức
tương trợ. C|c nhóm như "Những người theo dõi cân nặng" (Weight Watchers) và "Những
người nghiện rượu ẩn danh" (Alcoholics Anonymous) đ~ rất thành công không những trong
việc điều trị các chứng h|u ăn (overeating) và nghiện rượu (alcohol addiction), mà còn giúp
được cho những người có các vấn đề như hút thuốc lá hoặc bài bạc. Các áp lực xã hội vận
hành trong một nhóm có thể có hiệu quả rất mạnh trong việc định hình những hành vi.
Những thành viên khác trong một nhóm có thể cung cấp những kiểu mẫy hành vi có ích cho
đương sự.

Trị liệu nhóm có thể bao gồm một số kỹ thuật. Mỗi nhóm có loại thân chủ, nhà trị liệu và
phương ph|p riêng của nhóm. Nhóm trị liệu Gestalt hoặc nhóm trị liệu hành vi, mỗi nhóm
đương đầu với các thành viên có cùng vấn đề nhưng theo những cách thức khác nhau;
không có hai nhóm n{o tương tự như nhau, v{ không có nhóm n{o giải quyết từng thành

209
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

viên theo cùng một cách thức như nhau. C|ch thức mà nhóm kiểm soát một vấn đề được
x|c định bởi kiểu loại nhóm v{ định hướng của nhà trị liệu.

Trị liệu nhóm kinh điển

Trong trị liệu nhóm kinh điển, một số lượng thân chủ, thường l{ ít hơn 10, gặp nhau định kỳ
cùng với nhà trị liệu tại một phòng khám, bệnh viện, hoặc văn phòng của nhà trị liệu. Thông
thường nhà trị liệu sẽ kiểm soát thành phần của nhóm, chọn lựa các thành viên của nhóm
dựa trên cở sở những người này có thể nhận được gì v{ cho được gì đối với nhóm. Mục đích
là cấu trúc nên một nhóm sao cho những thành viên của nó tương hợp với nhau về tuổi tác,
nhu cầu và vấn đề.

Thể thức của trị liệu tâm lý nhóm truyền thống cũng kh|c nhau, nhưng nói chung, mỗi
thành viên tự mô tả vấn đề của mình với các thành viên khác, rồi đến lượt những người này
lại liên hệ những kinh nghiệm của họ với các vấn đề tương tự và cho biết làm thế nào mà họ
đương đầu với chúng. Kiểu trị liệu này có ích bằng nhiều cách:

 Thứ nhất, đương sự có cơ hội bày tỏ những nỗi sợ hãi và lo âu của mình cho người
khác - những người có tính niềm nở và dễ chấp nhận; sau cùng mỗi thành viên sẽ
nhận thấy rằng mọi người đều có vấn đề về cảm xúc.
 Thứ hai, các thành viên của nhóm sẽ giúp đỡ lẫn nhau bằng cách cho nhau những lời
khuyên về một vấn đề chuyên biệt.
 Thứ ba, bằng cách quan sát những người kh|c đối phó với các vấn đề khó khăn, mỗi
thành viên của nhóm cũng học c|ch đối phó với những vấn đề của bản thân.
 Thứ tư, một thành viên của nhóm có thể “sắm vai” hoặc “thử l{m” những hành vi
mới trong một môi trường an toàn, không có sự trừng phạt, nhưng vẫn có sự lượng
giá.
 Thứ năm, cả nhóm có thể biểu thị áp lực đối với một th{nh viên để người n{y cư xử
theo những cách phù hợp hơn.

Các nhóm không nhất thiết phải trầm tĩnh v{ yên lặng. Một nhóm có thể gây áp lực buộc
một th{nh viên đối chất với vợ hoặc mẹ của anh ta và yêu cầu anh ta báo cáo lại sự đối chất
của mình vào lần sau. Sự biểu lộ cảm xúc mạnh mẻ có thể xảy ra khi các thành viên làm với
nhau. Khi sự gắn bó của nhóm được phát triển và các thành viên học được cách tự hiểu
mình và hiểu lẫn nhau, các thành viên sẽ có thể giúp đỡ qua lại khi có các vấn đề khó khăn
nẩy sinh trong trị liệu. Nhà trị liệu đôi khi phải hướng dẫn cho nhóm giúp đối phó với một
vấn đề đặc hiệu. Lúc khác, nhà trị liệu lại để cho nhóm giải quyết vấn đề của nhóm một cách
độc lập. Hầu hết các nhà trị liệu nhóm đều thấy rằng các thành viên có lợi khi tham gia vào
quá trình trị liệu nhóm dù rằng lỹ thuật này có những bó buộc của nó.

Trong trị liệu nhóm kinh điển, nhà trị liệu (đôi khi trong nhóm có 2 nh{ trị liệu) cho phép
nhóm tự x|c định cấu trúc và cách thức họat động của mình. Khi các thành viên cảm thấy

210
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

mình có khả năng tốt hơn trong việc đối phó với đời sống và các vấn đề của chính họ, thì họ
có thể rời khỏi nhóm. Họ sẽ được thay thế bởi các thành viên mới, những người này phải
thiết lập quan hệ với các thành viên khác và phải tìm cách hòa nhập v{o c|i cơ cấu xã hội
đang diễn ra liên tục trong nhóm đó.

Trị liệu nhóm “gặp gỡ” (encounter group therapy)

Đ}y l{ loại trị liệu nhóm được phát triển trong những thập niên gần đ}y như l{ kết quả của
một phong trào rèn luyện tính nhạy cảm (sensitivity training movement). Hầu hết các nhóm
“gặp gỡ” v{ nhóm nhạy cảm được thiết kế nhằm giúp con người tự hiện thực hóa (self-
actualize) và phát triển những quan hệ giao tiếp tốt hơn. Tự hiện thức hóa là một quá trình
trong đó con người hướng về sự thoả mãn những tiếm năng của mình. Những nhóm “gặp
gỡ” bao gồm những người muốn gia tăng sự nhận biết và tính hiệu quả cá nhân họ.

Mỗi nhóm “gặp gỡ” l{ độc nhất. Một số nhóm rất giống như c|c nhóm trị liệu thường lệ về
thể thức và mục đích. những nhóm khác có tính chuyên biệt cho các nữ vận động viên,
người nghiện ma túy, nghiện rượu, người động tính luyến |i, người độc thân hoặc người
ch|n ăn. Một nhóm “gặp gỡ” có thể ít có sự tham gia của người chỉ đạo, hoặc có thể tuân
theo những thủ tục có tính nghi thức.

Trị liệu gia đình (family therapy)

Một hình thức của trị liệu nhóm ng{y c{ng được chuyên biệt hơn được gọi là trị liệu gia
đình được xuất hiện vào cuối thập niên 1930. Trị liệu cả gia đình một lúc là chìa khóa của trị
liệu gia đình. Ít được áp dụng trước những năm 1950, gần đ}y trị liệu gia đình được chú ý
đến nhiều. Mục đích của trị liệu gia đình l{ l{m thay đổi những cách thức quan hệ trong gia
đình. Một thành viên trong một gia đình, có thể là một đứa bé lầm lỗi, đôi khi được xem là
một “vấn đề”. Nh{ trị liệu gia đình (family therapy) tin rằng bất kỳ ai được định danh theo
c|ch như vậy đều l{ “kẻ chịu tội” (scapegoat) thay cho cả gia đình. C|c nh}n bị “d|n nh~n” l{
“có vấn đề” đ~ l{m chệch hướng chú ý của gia đình đối với những c| nh}n kh|c, m{ đ}y l{
những vấn đề quan trọng hơn v{ có lẽ khó tiếp cận hơn. Từ quan điểm của nhà trị liệu gia
đình, “người bệnh” th}t sự trong trị liệu gia đình chính l{ cơ cấu và tổ chức của gia đình đó.

Những nhà trị liệu gia đình cố gắng giúp thay đổi hệ thống gia đình (family system). Một hệ
thống gia đình l{ c|c c|ch thức m{ c|ch th{nh viên trong gia đình quan hệ với nhau. Một kỹ
thuật can thiệp thông dụng trong trị liệu gia đình l{ kỹ thuật t|i định dạng (reframing).
Trong kỹ thuật này, nhà trị liệu sẽ diễn giải lại (reinterpret) hoặc “định dạng” lại (reframe)
một hành vi (hoặc một hệ h{nh vi) để cho c|c th{nh viên kh|c trong gia đình có thể xem xét
hành vi ấy một cách ít nghiêm khắc hơn. Ví dụ, nhà trị liệu có thể mô tả lại hành vi của một
người cha (hoặc mẹ) được gia đình coi l{ “người đứng ngoài lề” (uninvolved); người cha
này có thể được mô tả lại l{ do ông “cảm thấy sợ sự gần gũi vì ông sợ chính sự thiếu thốn
của mình v{ vì qu| yêu gia đình”. Bằng cách mô tả lại hành vi một cách tích cực hơn, nh{ trị

211
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

liệu cố gắng làm giảm bớt sự quy tội mà từ đó l{m lu mờ các vấn đề khác. Những kỹ thuật
kh|c được áp dụng trong trị liệu gia đình còn bao gồm tái cấu trúc các quan hệ trong gia
đình (restructuring the family interactions). Ví dụ, nếu một đứa con trai phản ứng quá nhu
thuận với một người mẹ độc đo|n, nh{ trị liệu có thể sẽ đề nghị cậu con trai chỉ nên nhận
nhiệm vụ làm các công việc nhà từ ông bố mà thôi.

TÂM LÝ HỌC CỘNG ĐỒNG

Khi khái niệm về sức khỏe tâm thần cộng đồng (communuty mental health) được phát
triển, đ~ xuất hiện một ngành tâm lý mới: Tâm lý học cộng đồng (community psychology).

Một số nhà tâm lý cộng đồng chú trọng đến các vấn đề sức khỏe tâm thần trong cộng đồng.
Họ nhận thấy rằng thật lý tưởng nếu tất cả những ai cần đến dịch vụ sức khỏe tâm thần đền
có thể tìm thấy một nhà thực hành về lĩnh vực đó. Nhưng c|c nh{ t}m lý cộng đồng đang cố
gắng, thông qua các trung tâm sức khỏe tâm thần, để đến với những ai không thể tìm được
những dịch vụ cần thiết ấy.

Các trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng cung cấp dịch vụ một c|ch thường xuyên. Họ
còn lập ra những "chương trình nhập viện bán phần" (partial hospitalization program) cho
những người cần phải nhập viện v{o ban ng{y nhưng có thể trở về với gia đình v{o ban
đêm, những người chỉ nhập viện trong thời gian ngắn, hoặc người đang điều trị ngoại trú.
Các trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng cũng cung cấp những chương trình tham vấn
và giáo dục. Họ tổ chức những buổi giảng, những diễn đ{n v{ cung cấp tài liệu cho cộng
đồng về một chủ đề bao gồm trị liệu, kế họach hóa gia đình v{ sử dụng thuốc.

Tâm lý học cộng đồng có mục đích rộng hơn nhiều so với ngành sức khỏe tâm thần cộng
đồng. Nó tập trung vào việc phòng ngừa, can thiệp và họach định. Các nhà tâm lý cộng đồng
là thành phần trong c|c trường học, các ủy ban kế họach, và cả các nhà tù. Nhờ có các nhà
tâm lý cộng đồng tham gia điều phối, họach định, và giúp thiết lập c|c chương trình, m{
những kỹ năng, kỹ thuật và kiến thức về tâm lý học được đưa v{o |p dụng trong cộng đồng.

Một mục đích đặc biệt của tâm lý học cộng đồng là dự phòng ban đầu (primary prevention).
Việc dự phòng ban đần có mục đích nhằm là giảm tỷ lệ c|c trường hợp rối loạn mới, hoặc
giảm những tình huống đối kháng có hại cố thể dẫn tới kém thích nghi hoặc rối loạn. Việc
dự phòng an đầu không có tác dụng đối với một cá nhân riêng biệt, nhưng t|c dụng đối với
toàn bộ dân chúng. Có lúc, những chương trình dự phòng ban đầu nhắm vào toàn bộ cộng
đồng; có lúc, nhắm vào những đối tượng ít nguy cơ, như trẻ em có điều kiện kinh tế-xã hội
thấp; có lúc lại nhắm v{o c|c nhóm nguy cơ cao như trẻ em của những ông cha bà mẹ bị
bệnh tâm thần phân liệt.

Các chương trình đặc biệt: Bệnh viện “gần nhà’ và can thiệp khủng hoảng

212
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Nhằm đ|p ứng với sự nhận biết ngày càng nhiều của công chúng về các vấn đề sức khỏe
tâm thần, một loại dịch vụ đặc biệt - bệnh viện “gần nh{” (neighborhood clinic) – đ~ được
phát triển. Các bệnh viện “gần nh{” cố gắng giúp cộng đồng đương đầu với những vấn đề về
sức khỏe tâm thần, nạn thất nghiệp và thiếu giáo dục. Nhiều cộng đồng d}n cư lớn có những
cơ sở trị liệu đặc biệt bảo đảm việc giấu tên các thân chủ, kể cả thiếu niên lẫn người lớn,
trong khi đó vẫn cung cấp việc trị liệu miễn phí cho một số vấn đề như nghiện ma tuý,
nghiện rượu, rối loạn tâm lý, cảm xúc. Thông tin về thân chủ không được đưa đến cơ quan,
cha mẹ và bạn bè. Nhiều bệnh viện “gần nh{” được thiết lập bởi các thành viên trong cộng
đồng, và có thể được tài trợ bởi các mạnh thường quân, các nhà từ thiện địa phương, hoặc
bởi nh{ nước.

Một mục đích của tâm lý học cộng đồng là khuyến khích mọi người dân trong cộng đồng
tham gia v{o c|c chương trình trị liệu và can thiệp tại địa phương như những nhân viên bán
chuyên nghiệp (paraprofessional). Nhân viên bán chuyên nghiệm là những người biết các
kỹ năng chuyên biệt về sức khỏe tâm thần, điều đó cho phép họ làm nhiều công việc quan
trọng và cần thiết mà các nhà tâm lý chuyên nghiệp (professional psychologist) không có
thời gian để thực hiện. Nhiều nhân viên bán chuyên nghiệp là những người nội trợ, các giáo
viên trung học hoặc sinh viên đại học. Họ không điều tra các kinh nghiệm quá khứ, diễn giải
giấc mộng, hoặc tiến hành các trị liệu kéo dài. Mặc dù các nhân viên bán chuyên nghiệp
không bao giờ có thể thay thế được những nhà tâm lý hoặc b|c sĩ t}m thần được đ{o tạo
chuyên s}u, nhưng họ có thể giúp cải thiện những điều kiện về sức khỏe tâm thần tại cộng
đồng. Họ có thể là những “người lắng nghe” rất cảm thông và quan tâm, có thể giúp đỡ cho
các cá nhân có vấn đề v{ đề nghị những nguồn hỗ trợ sẵn có trong cộng đồng.

Một lĩnh vực đặc biệt thành công của các nhà tâm lý và những nhân viên bán chuyên nghiệp
là can thiệp khủng hoảng (crisis intervention). Các trung tâm can thiệp khủng hoảng cố
gắng giúp đỡ những người đang đương đầu với những tình huống gây stress ngắn hạn, cần
sự quan tâm trị liệu tức thời. Nhân viên bán chuyên nghiệp, nhà tâm lý hoặc b|c sĩ t}m thần
sẽ mang lại việc trị liệu trực tiếp, tức thời và n}ng đỡ nhằm giúp c|c đối tượng bị những vấn
đề như hiếp dâm, phạm pháp, sử dụng ma tuý, bệnh hoạn, và các vấn đề trong hôn nhân,
nghèo khổ và tuổi gi{. Cơn khủng hoảng thường liên quan đến một sự kiện đặc hiệu; ví dụ,
một người đ{n ông có thể bị mất việc làm, một đứa trẻ bị bệnh nghiêm trọng, hoặc một phụ
nữ bị cưỡng hiếp. Can thiệp khủng hoảng không bao gồm những kỹ thuật hoặc thủ tục đặc
hiệu nào cả. Những nhân viên can thiệp khủng hoảng (crisis worker) có thể áp dụng bất kỳ
kỹ thuật hoặc hoạt động trị liệu n{o “xem ra có ích”, từ việc tiếp xúc qua điện thoại cho đến
hình thức làm việc với cả gia đình. Mục đích ở đ}y l{ nhắm vào những hoàn cảnh tức thời
(immediate circumstance) chứ không phải là những kinh nghiệm thời thơ ấu (childhood
experience).

Việc can thiệp khủng hoảng bao gồm một loạt c|c giai đoạn có thể nhận thấy được. Đầu tiên,
một sự kiiện xảy ra l{m chao đảo đương sự. Nếu những nguồn hỗ trợ thông thường sẵn có

213
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

vẫn không giúp được đương sự, tình trạng lo âu và trầm cảm có thể xảy ra. Vào thời điểm
đó, đương sự trở nên “rộng mở” đo|n lấy những đề nghị về các giải pháp nhằm giải quyết
tình huống. Can thiệp khủng hoảng sẽ mang đến cho đương sự cơ hội họp tập những cách
thức ứng phó mới cũng như những cách thức ứng xử mới. Nếu không có can thiệp khủng
hoảng, thì tình trạng suy thoái về tâm lý (psychological deterioration) sẽ tiếp tục diễn ra.

Do nhận thấy rằng mọi người đếu sẽ có một lúc n{o đó gặp khủng hoảng, và việc giải quyết
thành công các tình huống này (áp dụng can thiệp khủng hoảng khi cần thiết) là rất quan
trọng đối với sức khỏe và sự tăng trưởng tâm lý, các trung tâm can thiệp khủng hoảng đ~
đưa v{o sử dụng những đường d}y nóng (hotline). Đường dây nóng là những điện thọai là
việc 24 giờ mỗi ng{y để trả lời các cựôc gọi của những người cần sự giúp đỡ tức thì. Qua
đường dây nóng, những nhân viên can thiệp khủng hoảng cố gắng cung cấp ngay việc trị
liệu tức thời và trực tiếp. Một người đang có dự định tự sát có thể gọi cho một nhà trị liệu
qua đường d}y nóng để nhận được sự hỗ trợ và khích lệ tức thời kèm theo một hướng dẫn
để giúp đỡ thêm. Trị liệu qua đường dây nóng không chiếm một vị trí trong trị liệu có hệ
thống, nhưng nó có thể là hình thức can thiệp quan trọng đối với một người đột ngột gặp
phải những rối loạn gây hoảng sợ.

Làm thế nào để một nhà thực hành có thể l{m được công việc giúp đỡ? Người này phải nói
gì? Cadden (1964) đề nghị một số kỹ thuật sau đ}y:

1. Giúp đương sự đối mặt với khủng hoảng.

2. Giúp đương sự đối mặt với khó khăn khi sốc ở mức độ có thể kiểm so|t được

3. Giúp đương sự có được những thông tin cần thiết từ những nguồn hỗ trợ đ|ng tin cậy

4. Giúp đỡ qua những công việc hằng ngày khi cần thiết, ví dụ giúp đỡ khi di chuyển

5. Giúp đương sự tránh bị đổ lỗi

6. Hãy nói thực. Tránh giả tạo, đoan chắc một điều gì đó không thể đạt được

7. Giúp đương sự chấp nhận sự giúp đỡ.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc can thiệp khủng hoảng có hiệu quả hơn c|c trị liệu
theo truyền thống; các nghiện cứu khác cho thấy ít có hoặc không có khác biệt. Một vấn đề
trong việc lượng giá trị liệu khủng hoảng là có nhiều kỹ thuật được nhà trị liệu áp dụng. Sự
linh hoạt của phương thức tiếp cận cho phéo mang lại những liệu ph|p đặc hiệu cho từng
tình huống, nhưng cũng l{m cho c|c so s|nh có kiểm soát trở nên khó khăn.

Tâm lý học như một hoạt động cộng đồng: Hành động và Thay đổi

214
Tài liệu Huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non

Một mục đích của tâm lý học cộng đồng là cung cấp những dịch vụ cho cộng đồng, bao gồm
những người không có khả năng chi trả cho các dịch vụ tham vấn hay trị liệu tâm lý. Mặc dù
luôn luôn có những nhu cầu thăm kh|m t}m lý trên cơ sở từng c| nh}n, nhưng vẫn có một
nhu cầu ng{y c{ng tăng đối với các dịch vụ tâm lý cộng đồng. Vì mục đích của tâm lý học
cộng đồng là nhằm phát hiện và giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm tàng trong
cộng đồng trước khi chúng xuất hiện, các nhà tâm lý cộng đồng là những người có định
hướng h{nh động (action-oriented). Họ mang đến một số dịch vụ, bao gồm cung cấp nhân
sự cho các trung tâm sức khỏe tâm thần, những đường d}y nóng “24 trên 24” v{ những
trung tâm phòng tránh tự sát (suicide prevention center). Họ cũng cung cấp các dịch vụ tâm
lý cho những nhóm người nghiện rượu, nghiện ma túy, và thiết lập những chương trình dự
phòng nhằm phát hiện những đối tượng nguy cơ cao để cung cấp những dịch vụ thích hợp
trước khi nhu cầu can thiệp khủng hoảng hoặc nhập viện được đặt ra.

Thay vì chờ đợi để cho cộng đồng đi tìm sự giúp đỡ về tâm lý, những nhà tâm lý cộng đồng
sẽ cung cấp c|c chương trình vươn tới cộng đồng. Để mang đến những dịch vụ sức khỏe
tâm thần, họ thường dựa vào những mạng lưới hỗ trợ xã hội (social support network) được
lập nên từ gia đình, bạn bè, các tổ chức tôn giáo và xã hội, cùng c|c nhóm “tự lực” (“self-
help” group) có cùng những mối quan tâm và nhu cầu chung. Một yếu tố then chốt của tất
cả những nhóm hỗ trợ này là sự tham gia của cộng đồng (community involvement). Mục
đích chung của ngành tâm lý học cộng đồng là củng cố những mạng lưới hỗ trợ xã hội hiện
có và kích thích việc thành lập những mạng lưới mới để đ|p ứng những thử thách mới. Mặc
dù thiếu sự huấn luyện chuyên môn, các thành viên trong cộng đồng có thể giúp mở rộng
việc chăm sóc đến c|c nhóm người đặc biệt v{ cũng có thể giúp đỡ lẫn nhau.

Các nhà tâm lý cộng đồng cũng l{ những người có định hướng thay đổi (change-oriented).
Bởi vì nhà tâm lý cộng đồng tin rằng một số điều kiện xã hội có thể làm cho tình trạng kém
thích nghi hiện có trở nên xấu đi (v{ đôi khi tạo thêm những tình trạng kém thích nghi
mới), nên họ thường chủ trương có những thay đổi trong cơ cấu cộng đồng. Mục đích của
họ là nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng thông qua những phương thức dự phòng cũng
như những phương thức trị liệu.

215

You might also like