Research Paper-G3-Ctc-Vietnamese

You might also like

You are on page 1of 13

VIET NAM NATIONAL UNIVERSITY – HCMC

UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCES &


HUMANITIES
Faculty of English Linguistics & Literature
Department of American & British Culture and
Literature

RESEARCH PAPER
Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành
trong Ẩm thực Việt Nam
Subject: Internship 2
Subject code: 2110NVA194.201
Instructor: Ms. Vân Thị Nhã Trúc

Group’s members: GROUP 3

Võ Thị Mỹ Duyên 1857010161


Trịnh Ý Hương 1857010188
Nguyễn Vũ Khang 1857010200
Ngô Thị Mỹ Huyền 1857010197

Nguyễn Khoa Đức Huy 1857010194

Ngô Thiên Hương 1857010189

Nguyễn Thành Đạt 1857010144

Trương Thị Hồng Ánh 1757010049

Nguyễn Hoàng Duy 1857010157

Ho Chi Minh city, December 24, 2021.


Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong Ẩm thực Việt Nam

Mục lục
1. Giới thiệu......................................................................................................................... 1

1.1.Thuyết Âm Dương.........................................................................................................1

1.1.1 Nguồn gốc................................................................................................................ 1

1.1.2 Nội dung và quy luật................................................................................................2

1.2 Thuyết Ngũ Hành...........................................................................................................2

1.2.1 Nguồn gốc................................................................................................................ 2

1.2.2 Nội dung và quy luật................................................................................................3

2. Ứng dụng của triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong ẩm thực Việt Nam..........................4

2.1 Phân loại thức ăn (theo Âm Dương và Ngũ Hành).........................................................4

2.1.1 Phân loại thức ăn theo Âm Dương...........................................................................4

2.1.2 Phân loại thức ăn theo Ngũ Hành.............................................................................5

2.2 Tạo nên sự hài hòa giữa các khách thể với nhau (thức ăn với thức ăn)..........................5

2.3 Tạo nên sự hài hòa giữa chủ thể với khách thể (con người với thức ăn).........................6

2.4 Tạo nên sự hài hòa giữa chủ thể với không gian (con người với môi trường tự nhiên). .7

2.5 Tạo nên sự hài hòa giữa chủ thể với thời gian (con người với tứ thời: bốn mùa)..........8

3. Lợi ích của việc tuân thủ và tác hại của việc không tuân thủ quy luật Âm Dương, Ngũ
Hành........................................................................................................................................ 9

4. Kết luận............................................................................................................................. 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................11


Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong Ẩm thực Việt Nam

Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành


trong Ẩm thực Việt Nam
1. Giới thiệu

Từ xa xưa ông cha ta đã biết nhìn nhận và ứng dụng sự vận hành của Âm Dương -
Ngũ Hành vào cuộc sống, điều này được biểu hiện qua nhiều câu ca dao tục ngữ. Từ đó
thuyết Âm Dương - Ngũ Hành đã hằn sâu vào đời sống văn hoá và ẩm thực của con người
Việt Nam. Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm và hiểu biết về các nguyên lý xưa
mà những thói quen tích cực trong ăn uống đã mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó,
việc tìm hiểu về triết lý và cách ứng dụng hài hoà Âm Dương - Ngũ Hành trong ẩm thực
Việt Nam là việc làm cần thiết, giúp chúng ta biết cách điều hoà món ăn hợp lý và tốt cho
sức khỏe con người. Đó là lý do nhóm chúng tôi đã chọn đề tài này. Nghiên cứu này tập
trung giới thiệu những ý chính về thuyết Âm Dương – Ngũ Hành, cách phân loại thức ăn và
những ứng dụng xoay quanh các yếu tố chủ thể, khách thể, không gian và thời gian. Cuối
cùng là những lợi ích khi tuân thủ thuyết Âm Dương - Ngũ Hành và những tác hại khi đi
ngược lại với những nguyên tắc này.

1.1. Thuyết Âm Dương

1.1.1 Nguồn gốc

Có người cho rằng người phát hiện ra thuyết Âm Dương là Phục Hy (thuộc Tam
Hoàng, gồm Thần Nông, Phục Hy, Nữ Oa là ba vị quân chủ đầu tiên mang tính chất thần
thoại của Trung Quốc). Cũng có người nói thuyết Âm Dương là công sức của các âm
dương sư (một giáo phái của Trung Quốc). Ngoài ra, cũng có người nói là trong quá trình
Nam Tiến (phía Nam sông Dương Tử), người Trung Quốc đã tiếp cận được kiến thức này,
hệ thống hóa và truyền bá nó rộng rãi.

Song, các giả thuyết đều thiếu các bằng chứng thuyết phục. Tuy nhiên, Trung Hoa
được xem như cái nôi của thuyết Âm Dương.

1
Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong Ẩm thực Việt Nam

1.1.2 Nội dung và quy luật

Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không
ngừng vận động, biến hoá để phát sinh phát triển, tiêu vong. Học thuyết nghiên cứu về vấn
đề này gọi là thuyết Âm Dương.

Thuyết Âm Dương xoay quanh hai quy luật cơ bản, đó là “bản chất của các thành tố”
và “quan hệ giữa các thành tố”.

Về bản chất của các thành tố, thuyết Âm Dương có bốn quy luật chính. Thứ nhất,
không có gì hoàn toàn dương hay hoàn toàn âm, tất cả chỉ là tương đối. Thứ hai, trong
dương có âm và trong âm có dương. Ví dụ: đất lạnh thuộc âm, nhưng càng đi sâu xuống
lòng đất thì càng nóng. Thứ ba, muốn xác định một vật thuộc âm hay dương ta phải tìm vật
khác để so sánh. Ví dụ: “màu trắng” so với “màu đen” thì là dương, nhưng “màu trắng” so
với “màu đỏ” thì là âm. Cuối cùng, muốn xác định âm dương giữa hai chất ta phải xác định
“tiêu chí so sánh”. Ví dụ: so sánh lửa và băng, nếu xét nhiệt độ thì lửa là dương, băng là
âm; về độ vững chãi thì băng là dương, lửa là âm.

Về quan hệ giữa các thành tố, âm dương được ghi nhận là có mối liên hệ gắn bó, vận
động và chuyển hóa cho nhau. Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương và
ngược lại. Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,... luôn chuyển hóa cho
nhau. Cây màu xanh từ đất "đen", sau khi lớn chín "vàng" rồi hóa "đỏ" và cuối cùng lại
rụng xuống và thối rữa để trở lại màu "đen" của đất. (Trần Quốc Bảo, 2020)1.

1.2 Thuyết Ngũ Hành

1.2.1 Nguồn gốc

Thuyết Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại và được khai sinh vào khoảng
thời nhà Thương (1766-1122 TCN) (Hucker, 2008). Tuy nhiên, thời gian ra đời cụ thể của
thuyết này còn được nhiều học giả tranh cãi. Cơ sở ra đời của Ngũ Hành là Hà Đồ. Hà Đồ,
một trong những họa đồ được truyền lại từ thời xa xưa, là một hệ thống gồm những nhóm
chấm đen hoặc trắng được sắp xếp theo những cách thức nhất định. Những nhóm chấm đen
và trắng này là những kí hiệu biểu thị cho 10 số tự nhiên từ 1 đến 10 (hình 1). Mỗi nhóm số

1http://www.benhvien103.vn/hoc-thuyet-am-duong-ngu-hanh-ung-dung-trong-y-hoc/

2
Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong Ẩm thực Việt Nam

của Hà Đồ sẽ tương ứng với một hành theo thứ tự bảng 1 (Trần Ngọc Thêm, 1999).

Hình 1

Hà Đồ (trái) và giải mã Hà Đồ (phải) (Trần Ngọc Thêm, 1999)

Bảng 1

Tương ứng Hà Đồ và các hành (Trần Ngọc Thêm, 1999)

STT Số Hà Đồ Hành

1 1; 6 Hành Thuỷ

2 2; 7 Hành Hoả

3 3; 8 Hành Mộc

4 4; 9 Hành Kim

5 5; 10 Hành Thổ

1.2.2 Nội dung và quy luật

Theo thuyết Ngũ Hành, người ta cho rằng có năm yếu tố chính là năm hành: Kim
(kim loại), Mộc (gỗ), Thuỷ (nước), Hoả (lửa), Thổ (đất). Các hiện tượng trong thiên nhiên
và trong con người được xếp theo năm loại vật chất trên. Sự vận động và chuyển hoá của
các hành còn được dùng để giải thích cho sự vận động và chuyển hoá của các chất trong
thiên nhiên và tạng phủ của con người.

Quy luật đầu tiên trong thuyết Ngũ Hành là quy luật tương sinh. Quy luật này chỉ

3
Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong Ẩm thực Việt Nam

vào mối quan hệ tương tác nuôi dưỡng, hỗ trợ phát triển giữa các hành. Thứ tự của Ngũ
Hành tương sinh là: Mộc sinh Hoả, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ
sinh Mộc. Quy luật thứ hai của thuyết Ngũ Hành là quy luật tương khắc. Ngũ Hành tương
khắc là mối quan hệ tương tác gây trở ngại, hạn chế lẫn nhau của các hành. Thứ tự của quá
trình tương khắc là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim
khắc Mộc. Cả hai sự tương sinh và tương khắc giữa các hành đều là những quá trình tuần
hoàn không ngừng (Trần Ngọc Thêm, 1999).

2. Ứng dụng của triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong ẩm thực Việt Nam

2.1 Phân loại thức ăn (theo Âm Dương và Ngũ Hành)

2.1.1 Phân loại thức ăn theo Âm Dương

Để phân loại thức ăn theo Âm Dương, người ta dựa vào 2 nguyên tố Kali (K) và Natri
(Na). Đây là phương pháp được giới thiệu và truyền bá rộng rãi bởi giáo sư George Ohsawa
- triết gia người Nhật Bản và là người truyền bá phong trào thực dưỡng trên trên khắp thế
giới. Theo Ohsawa, tỷ lệ K/Na = 5 là quân bình âm dương. Tất cả những thứ có tỷ lệ K/Na
lớn hơn 5 là âm, nhỏ hơn 5 là dương.
Ví dụ: Gạo có K/Na = 4,5 là dương
Khoai tây có K/Na = 5,12 thì âm
Theo Đông Y cổ truyền, người xưa quan niệm rằng để có một cơ thể khỏe mạnh thì
cần phải ăn uống đúng cách, cân bằng giữa âm với dương. Người ta phân biệt tính âm
dương của thức ăn như sau: đối với các loại thực phẩm cùng loại, thực phẩm nào nặng hơn
thì dương hơn, thực phẩm nào nước nhiều hơn thì âm hơn. Về màu sắc, thứ tự màu sắc
được sắp xếp theo màu sắc cầu vồng, từ dương đến âm là đỏ, da cam, lục, lam, chàm, tím,
đen. Ví dụ: củ cải đỏ dương hơn cà rốt, bí đỏ dương hơn cà tím. Về ngũ vị, từ dương đến
âm là các vị mặn – đắng – chát – chua – ngọt. Ví dụ: khổ qua (mướp đắng) dương hơn các
loại trái cây ngọt. Muối là dương, đường là âm (Phúc Thành, 2020)2.

2 https://dongyphucthanh.vn/ung-dung-tinh-am-duong-cua-thuc-pham-de-an-uong-khoe-manh
4
Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong Ẩm thực Việt Nam

2.1.2 Phân loại thức ăn theo Ngũ Hành

Theo thuyết Ngũ Hành, tất cả mọi thứ trên đời đều được vận hành dựa trên năm yếu
tố chính đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một trong những cách tốt nhất để tạo ra sự cân
bằng trong cơ thể là ăn nhiều thực phẩm tương ứng với năm mùi vị: cay, chua, mặn, đắng,
ngọt. Thức ăn thuộc mỗi Hành đều có những màu sắc, mùi vị khác nhau.
- Thức ăn thuộc Kim gắn liền với màu trắng chủ đạo, nhiều loại thảo Mộc và gia
vị. Các loại thực phẩm như gạo trắng, sữa, kem, hành tây, tỏi, hẹ, củ cải trắng,
đặc biệt súp lơ, đậu phụ, hạt nhục đậu khấu có tính Kim cao.
- Thức ăn thuộc Mộc thường mang vị chua và nhiều màu xanh lá cây. Chẳng hạn
như rau cải, bông cải xanh, các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, dứa hoặc một
số loại đồ chua như dưa chua, cải chua, ...
- Thức ăn thuộc Thủy có đặc điểm chung là thức ăn có màu tối như tím, đen hoặc
xanh. Ví dụ như cà tím, hạt mè đen, rong biển. Ngoài ra, còn có thêm các món cá
tươi, cá muối, trứng cá, quả óc chó, ...
- Thức ăn thuộc Hỏa mang hơi hướng khô, nóng, cay đắng và cũng có màu đỏ đặc
trưng của hỏa. Ngoài ra còn có thịt cừu, thịt nai, bồ công anh và cải xoong, cà
chua, vỏ cam quýt, dâu tây, hạt tiêu,... là những thực phẩm tiêu biểu cho tính
Hỏa.
- Thức ăn thuộc Thổ bao gồm tất cả các loại thực phẩm ngọt và tinh bột, các loại
thực phẩm đặc biệt là màu vàng và màu da cam và nhiều loại rau củ, trái cây
mềm rất ngọt ngào. Ngoài ra, thịt bò, lúa mạch, đường, dưa hấu, táo ngọt, anh
đào và các loại trái cây nhiệt đới khác như đu đủ, xoài và là những thực phẩm
tính Thổ (Ẩm Thực Sài Gòn, 2016)3.
-
2.2 Tạo nên sự hài hòa giữa các khách thể với nhau (thức ăn với thức ăn)

Sự hài hoà tinh tế giữa món ăn và nguyên vật liệu của người Việt Nam dựa trên cơ
sở của triết lý Âm Dương – Ngũ Hành.
Các món ăn dân gian của Việt Nam được chế biến dựa trên quy luật của Âm Dương,
vì dân tộc ta vẫn luôn chú trọng việc cân bằng hai thái cực âm và dương. Đơn cử như món
canh chua (âm) thường ăn với cá kho tộ (dương), trứng vịt lộn (âm) với rau răm và muối

3 http://amthucsaigon.webnhom.com/chuyen-la-am-thuc/thuc-an-theo-phong-thuy-doc-de-tham-khao_3310
5
Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong Ẩm thực Việt Nam

tiêu (dương). Gừng có tính nhiệt (dương) cho nên thường dùng kèm với những thực phẩm
có tính hàn (âm hơn so với gừng) như bí đao, rau cải, bắp cải, cá, thịt vịt… Việc phối hợp
nhiều nguyên liệu mang các đặc tính âm dương khác nhau để đạt độ quân bình âm dương
và tạo ra những món ăn ngon dễ hấp thu vào cơ thể đòi hỏi đầu bếp cần phải có sự hiểu biết
về nguyên liệu và cách chế biến.
Việt Nam có tập quán dùng gia vị rất nhiều. Gia vị ngoài tác dụng kích thích dịch vị
làm dậy mùi thơm ngon của thức ăn, và chứa các kháng sinh thực vật có tác dụng bảo quản
thức ăn, còn có tác dụng đặc biệt là điều hòa âm dương, hàn nhiệt của thức ăn.Dựa trên quy
luật Ngũ Hành về sự hài hoà giữa các khách thể, các món ăn Việt đã tạo nên những nét văn
hoá đa dạng độc đáo và đem lại hiệu quả cao cho nền ẩm thực Việt Nam. Ví dụ, trong cách
pha nước mắm, thường thấy có 5 hương vị được xếp theo Ngũ Hành của Âm Dương: mặn
với nước mắm, đắng với vỏ chanh, chua với nước chanh hay giấm, cay với ớt nghiền nát
hay thái nhỏ và ngọt với đường. Trong nước mắm có năm vị hoà hợp với nhau (cay, chua,
mặn, đắng, ngọt) tương ứng với 5 hành trong lý thuyết Âm Dương - Ngũ Hành (Kim, Mộc,
Thuỷ, Hoả, Thổ) (Đặng Anh Tuấn, 2018)4.

2.3 Tạo nên sự hài hòa giữa chủ thể với khách thể (con người với thức ăn)

Bàn về mối quan hệ giữa tính âm dương trong cơ thể con người và thức ăn, không
khỏi không nhắc đến khía cạnh y học cùng mối tương quan giữa ẩm thực và con người.
“Trong y học cổ truyền, tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) thường quan tâm đến vấn đề hàn
nhiệt và biểu hiện bệnh của tạng phủ…” (Hoàng Lực, 2020)5. Nếu người bệnh ốm do quá
âm cần phải ăn đồ ăn dương (cảm mạo thì uống nước gừng, cháo hành sẽ khỏi); Vậy nên,
việc sử dụng ẩm thực để cân bằng âm dương trong cơ thể có tác dụng đảm bảo sức khỏe
con người, điều trị bệnh và phục hồi như dùng các phương pháp điều trị khác.
Bên cạnh triết lý Âm Dương, triết lý Ngũ Hành cũng không kém phần quan trọng.
Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ lần lượt tương ứng với ngũ tạng trong cơ thể người là Phổi -
Gan - Thận - Tim - Tỳ. “Về đặc điểm hoạt động sinh lý, thuộc tính Ngũ Hành của ngũ tạng
có nguyên tắc như sau: gan thuộc hành Mộc, có đặc tính là sinh sôi nảy nở, điều tiết công
năng; tim thuộc hành Hỏa, có tính dương ấm áp; tỳ thuộc hành Thổ, có chức năng hóa
nguyên, sinh sôi vạn vật; phổi thuộc hành Kim, đặc tính thanh thuần, nội tại; thận thuộc

4 https://www.vietnammonpaysnatal.fr/nghe-thuat-am-thuc-cua-nguoi-viet/
5 https://tuoitrexahoi.vn/499-520-1-tinh-hoa-am-duong-ngu-hanh-trong-van-hoa-am-thuc-viet-nam-165701.html
6
Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong Ẩm thực Việt Nam

hành Thủy, có chức năng tàng tinh, vận chuyển nước khắp cơ thể.” (Thái Vân, 2020)6.
Người xưa có câu: “ăn gì bổ nấy”, thực phẩm thuộc hành gì sẽ vào tạng phủ của
hành đó. Ví dụ vị cay thuộc hành Kim vào phổi, vị chua thuộc hành Mộc vào gan, vị mặn
thuộc hành Thủy vào thận, vị đắng thuộc hành Hỏa vào tim, vị ngọt thuộc hành Thổ vào tỳ.
Vậy nên, trong chế biến thức ăn, việc đảm bảo tính đa vị, đủ ngũ chất gồm: tinh bột, nước,
khoáng, đạm, béo; đủ ngũ vị gồm: cay, chua, mặn, đắng, ngọt; đủ ngũ sắc gồm: trắng, xanh,
đen, đỏ, vàng; để cung cấp cho đủ ngũ tạng trong cơ thể là rất quan trọng.

2.4 Tạo nên sự hài hòa giữa chủ thể với không gian (con người với môi
trường tự nhiên)

Triết lý Âm Dương trong văn hóa ẩm thực Việt còn bảo đảm sự quân bình âm dương
giữa con người và môi trường. Để bảo đảm sự hài hòa âm dương này, người Việt có tập
quán ăn uống theo vùng. Mỗi vùng có địa hình, khí hậu khác nhau sẽ tạo nên môi trường có
tính âm dương khác nhau đòi hỏi đồ ăn cũng phải mang tính âm dương phù hợp.
Việt Nam là xứ nóng (dương), nên để tạo sự cân bằng giữa con người với môi
trường, phần lớn thức ăn của người Việt thuộc loại hàn (âm). Người Việt rất thích ăn đồ
chua, đắng (âm) như dưa cà muối chua, khế, sấu, chanh hay rau đắng, mướp đắng. Cơ cấu
bữa ăn truyền thống của người Việt là “cơm - rau - cá - thịt” thiên hẳn về thức ăn thực vật
(cơm - rau) và thức ăn có nguồn gốc nước (cơm - rau - cá), là những thức ăn mang tính âm.
Điều này góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng giữa con người với môi
trường (Trần Ngọc Thêm, 1999).
Các vùng khác nhau cũng có truyền thống ẩm thực khác nhau. Miền Bắc Việt Nam
lạnh hơn nên ăn nhiều mỡ, có nhiều món ăn chế biến bằng cách xào nấu và cũng thích ăn
mặn hơn (vị mặn hợp với hành Thuỷ – âm). Ngoài ra, người miền Bắc thường chống nóng
bằng đồ chua (âm). Miền Nam nóng quanh năm nên ăn nhiều rau hơn, cách chế biến phổ
biến là ăn sống, luộc, hay nấu lẩu. Miền Nam nóng hơn nên thích ăn ngọt (vị ngọt hợp với
hành Thổ – trung hoà) và phải dùng tới thứ cực âm là đồ đắng (canh khổ qua) mới đủ chống
nóng. Miền Trung ăn cay (dương) nhiều vì nơi này chủ yếu ăn hải sản có tính hàn (âm) và
con người thường phải ngâm mình trong nước biển (Trần Ngọc Thêm, 1999).
Việc ứng dụng triết lý Âm Dương trong ẩm thực giúp người Việt biết kết hợp và chế
biến các món ăn sao cho phù hợp với từng vùng miền, tạo nên sự hài hòa giữa con người

6 https://lichngaytot.com/tu-vi/thuoc-tinh-ngu-hanh-cua-ngu-tang-304-188052.html
7
Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong Ẩm thực Việt Nam

với tự nhiên.

2.5 Tạo nên sự hài hòa giữa chủ thể với thời gian (con người với tứ thời:
bốn mùa)

Ẩm thực Việt Nam trứ danh không chỉ vì sự đa dạng mà còn nổi tiếng nhờ cách
người Việt khéo léo vận dụng triết lý Âm Dương, Ngũ Hành vào ẩm thực để tạo nên sự hài
hòa giữa con người với tứ thời - bốn mùa.
Đặc trưng của khí hậu Việt Nam khi vào hè là cái nắng “cháy da, cháy thịt”. Để thích
nghi với thời tiết khắc nghiệt như vậy, cân bằng được nhiệt độ cơ thể là điều cần thiết. Vì
vậy, trong mâm cơm ngày hè (nhiệt – hành Hỏa) của người Việt có thể dễ dàng tìm thấy các
loại thức ăn có tính hàn (âm) như rau củ, tôm, cá, hải sản. Ngoài ra, cách chế biến cũng ít
cầu kỳ hơn để giữ nguyên vị thanh, mát (âm) của thực phẩm, tránh sử dụng nhiều dầu mỡ
(dương) gây cảm giác ngấy và đầy bụng. Các món ăn được chế biến đơn giản bằng cách
luộc, làm nộm (gỏi), ăn sống, … được ưa chuộng vì có nhiều nước (âm – hành Thủy), có vị
chua, ngọt thanh vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa, vừa giải khát, giải nhiệt.
Ngược lại, vào mùa đông, từ các tỉnh miền Trung trở ra, đặc biệt ở các vùng núi cao
Tây Bắc, nhiệt độ có thể xuống rất thấp. Khi ấy, cơ thể cần nhất là được giữ ấm. Chính vì
vậy, vào mùa rét, người Việt thường ưu tiên nấu các món ăn có mỡ, thịt (dương) bày lên
mâm cơm gia đình. Các kiểu chế biến phổ biến ở mùa này thường khô và ít nước hơn mùa
hè, ví dụ như xào, chiên (rán), rim, kho... và các gia vị được sử dụng cũng mang tính cay,
nóng như gừng, hành, tỏi, tiêu, ớt,… Mục đích chính của phương pháp chế biến này là
nhằm mang lại nhiều năng lượng cho cơ thể, tăng cường khả năng chống lại cái lạnh và các
bệnh thường gặp vào mùa rét, hanh khô.
Hiểu được tính ứng dụng của triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong ẩm thực, người
Việt vận dụng chúng để tạo ra những món ăn, thói quen ăn uống nhằm gìn giữ sự hài hòa
giữa bên trong và bên ngoài, giữa con người với bốn mùa.

3. Lợi ích của việc tuân thủ và tác hại của việc không tuân thủ quy luật Âm
Dương, Ngũ Hành

8
Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong Ẩm thực Việt Nam

Nghệ thuật ăn uống của người Việt hết sức tinh tế dựa trên triết lý Âm Dương – Ngũ
Hành bởi những lợi ích mà nó mang lại. Khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm và gia
vị với nhau ta cần tuân thủ nghiêm ngặt các luật bù trừ và chuyển hóa để món ăn được đảm
bảo cân bằng và ngon miệng. Điều hòa cơ thể thuận theo khí hậu, mùa vụ giúp tìm được
những món ngon đúng vị (“ếch tháng ba, gà tháng mười”, các loại cải thì tươi ngon vào vụ
đông) và giữ gìn sức khỏe. Hơn nữa, việc ăn uống sử dụng các nguyên tắc ẩm thực để cân
bằng âm dương trong cơ thể còn có tác dụng điều trị bệnh và phục hồi rất lành tính và an
toàn. Ví dụ, uống trà gừng mật ong nóng (dương) có tác dụng tránh đầy bụng, khó tiêu
(âm), uống nước rau má (đắng - âm) có tác dụng giảm nhiệt miệng (dương). Tri thức sử
dụng món ăn làm thuốc chữa bệnh của người Việt rất phong phú, rộng mở và tinh tế đem
lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần.
Ngày nay có nhiều loại rau củ quả trái mùa nhờ biến đổi gen và các kỹ thuật trồng
mới đắt đỏ và không ngon so với đồ đúng mùa, gián tiếp dẫn đến tình trạng ăn thức ăn trái
mùa sai với quy luật Âm Dương - Ngũ Hành. Thức ăn trái mùa còn tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ
sự hài hoà âm dương giữa con người với tứ thời. Đi ngược lại với các quy luật kể trên, món
ăn sẽ không thực sự có được hương vị trọn vẹn thậm chí khó ăn, không có lợi cho sức khỏe.
Các gia vị cay nóng mang tính hỏa giúp món ăn trở nên thơm ngon nhưng vào mùa hè, khi
sử dụng sẽ làm cơ thể mất nước, tăng thân nhiệt. Sử dụng những thực phẩm có tính hàn như
rau câu, dưa hấu, nghêu, sò, tôm cua vào mùa đông, những ngày lạnh sẽ khiến cơ thể thiếu
năng lượng làm mất đi sự cân bằng, cơ thể trở nên suy nhược, suy giảm đề kháng. Các thói
quen, hành vi sử dụng thực phẩm như trên dễ dẫn đến các tình trạng về sức khỏe như nóng
trong người, cảm lạnh, kiết lỵ, thậm chí trúng thực.

4. Kết luận

Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong ẩm thực Việt đã tồn tại từ rất lâu đời, nó ăn
sâu vào tiềm thức mỗi thế hệ người Việt, khi phân tích ra mới thấy được người Việt đã tinh
tế như thế nào trong việc vận dụng triết lý Âm Dương - Ngũ Hành vào ẩm thực. Việc ứng
dụng triết lý Âm Dương vào trong ẩm thực không những tạo nên sự hài hòa giữa khách thể
với khách thể, chủ thể với khách thể, mà còn tạo ra sự quân bình giữa chủ thể với không
gian và thời gian. Sự kết hợp âm dương trong ẩm thực đem lại lợi ích rất lớn, nó không chỉ
kích thích các giác quan mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Đó cũng là lý do tại sao ở Việt
9
Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong Ẩm thực Việt Nam

Nam tỷ lệ người bị béo phì cực kỳ thấp, chỉ 3.6% trong khi ở Mỹ là 35% (Theo Trung tâm
Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ) (Youdim, 2017). Việc đi ngược lại quy
luật Âm Dương - Ngũ Hành sẽ tạo nên những mặt hại đối với sức khỏe con người cũng như
phá vỡ sự hài hòa và cân bằng của tự nhiên. Chính vì vậy, khi vận dụng triết lý Âm Dương
- Ngũ Hành trong ẩm thực, chúng ta cần phải tuân thủ quy luật một cách chặt chẽ. Văn hóa
ẩm thực Việt chính là sự hòa quyện tinh tế của sự cân bằng Âm Dương - Ngũ Hành, góp
phần tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đáng tự hào mà chúng ta cần gìn giữ,
nghiên cứu và phát triển.

10
Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong Ẩm thực Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ẩm Thực Sài Gòn. (2016). Thức ăn Theo Phong Thủy đọc để Tham Khảo -
Webnhom. webnhom.com. http://amthucsaigon.webnhom.com/chuyen-la-am-
thuc/thuc-an-theo-phong-thuy-doc-de-tham-khao_3310

Đặng Anh Tuấn. (2018). Nghệ thuật ẩm thực của người Việt. Vietnam mon pays
natal. https://www.vietnammonpaysnatal.fr/nghe-thuat-am-thuc-cua-nguoi-
viet/

Hoàng Lực. (2020). Tinh Hoa âm Dương Ngũ Hành Trong Văn Hóa ẩm thực Việt
Nam. Tuổi trẻ & Xã hội: Kênh thông tin hàng đầu dành cho giới trẻ.
https://tuoitrexahoi.vn/499-520-1-tinh-hoa-am-duong-ngu-hanh-trong-van-hoa-
am-thuc-viet-nam-165701.html

Hucker, C. O. (2008). China's Imperial Past: An Introduction to Chinese history and


culture. Stanford University Press.

Phúc Thành. (2020). Ứng dụng tính âm dương của thực phẩm để ăn uống khỏe mạnh.
Phòng khám Đông y Phúc Thành. https://dongyphucthanh.vn/ung-dung-tinh-
am-duong-cua-thuc-pham-de-an-uong-khoe-manh

Thái Vân. (2020). Tìm hiểu về thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng để bảo vệ sức khỏe.
Lịch ngày tốt. https://lichngaytot.com/tu-vi/thuoc-tinh-ngu-hanh-cua-ngu-tang-
304-188052.html

Trần Ngọc Thêm. (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục.

Trần Quốc Bảo. (2020). Học thuyết âm dương-ngũ hành ứng dụng trong y học.
Benhvien103.vn. http://www.benhvien103.vn/hoc-thuyet-am-duong-ngu-hanh-
ung-dung-trong-y-hoc/

Youdim, A. (2017). Béo phì. MSD Manual. https://www.msdmanuals.com/vi/chuyên-


gia/rối-loạn-dinh-dưỡng/béo-phì-và-hội-chứng-chuyển-hóa/béo-phì

11

You might also like