You are on page 1of 10

TRƯỜNG THCS&THPT NGUYỄN SIÊU

SỔ TAY CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM VÀ QUẢN LÝ HỌC SINH 2 BUỔI/NGÀY


DÀNH CHO GVCN - TRƯỜNG NGUYỄN SIÊU
I. KHÔNG GIAN LỚP HỌC
1. Vệ sinh lớp
- Thùng đựng giấy:
+ Chỉ bỏ giấy loại vào thùng, không bỏ rác (bất kể rác gì).
+ Được rửa sạch khô ráo trong và ngoài.
+ Đặt tại vị trí góc lớp học.

- Gàu hót rác, cây lau nhà và chổi quét nhà:


+ Rác hữu cơ và rác vô cơ: Bắt buộc phải được đưa ra khỏi lớp học và bỏ vào đúng thùng đựng rác
theo từng loại.
+ Vị trí treo chổi và hàu hót rác: Góc lớp phía cuối (có đinh treo).
+ Không để dựng chổi và gầu hót rác xuống đất.
- Nước uống:
+ Mỗi học sinh sử dụng 1 bình nước cá nhân. Hàng ngày học sinh mang nước từ nhà, hoặc lấy nước
tại các bình nước Lavis ngoài cửa lớp và sử dụng nước trong suốt cả ngày. Giờ ngủ học sinh đặt
bình nước tại bàn giáo viên hoặc tại các giá của tủ trong lớp học.
+ Bình nước phải được vặn nắp bình chặt, không để đổ nước ra bàn học, sàn lớp.
+ Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo quản bình nước cá nhân sạch sẽ, vệ sinh và ngăn nắp.
Mỗi học sinh chủ động thói quen giữ vệ sinh chung, không xả rác ra sàn lớp. Thấy rác là nhặt, thấy
bạn xả rác là nhắc. Bỏ rác vào đúng thùng rác vô cơ và hữu cơ bên ngoài lớp học. Không bỏ rác
vào thùng đựng giấy loại.

- Hoa
- Quả
HỮU - Rau
CƠ - Lá cây
- Bánh mì
- Thịt
- Cà phê, chè
- Vỏ trứng

- Sách, vở, giấy


- Hộp sữa
- Chai nhựa
- Túi nilon
VÔ - Sành, sứ
CƠ - Thủy tinh
- Bao thuốc
- Xương động vật
- Quần áo cũ

2. Các đồ dùng, thiết bị trong lớp


- Bảng ghim cuối lớp: Thiết kế khoa học, có tác dụng đối với học sinh. Ví dụ gợi ý trang trí

Bộ giá trị cốt lõi/ nếp NS/ Quy Chủ đề năm học/ hoạt động
Mục tiêu của lớp/ cá nhân
tắc lớp học định kỳ Đoàn Đội/Sự kiện

Nội quy của lớp Sơ đồ tổ chức lớp Góc khoa học

TKB – VB – KH triển khai Vinh danh Các sản phẩm học tập
- Bảng fooc trắng sát bảng lớp: Dùng để nhắc nhở những nội dung cần thiết ngay trong ngày, trong
tuần.
- Bảng lớp:
- Tủ sách: Sách cần thiết; Thư viện lớp; Tài liệu phục vụ học tập.
- Tủ cá nhân:
+ Ngăn tủ dùng chung: Là ngăn tủ để chăn và gối của học sinh. GVCN nhất thiết phải hướng dẫn
HS sắp xếp chăn gối gọn gàng và để đúng ô quy định, tập huấn và kiểm tra thường xuyên tủ đựng
đồ chung của lớp.
+ Ngăn tủ cá nhân: Làm thẻ tên học sinh và hướng dẫn học sinh cách sắp xếp tủ cá nhân.
- Bàn và ghế học sinh:
+ Dán tên HS lên bàn, ghế để dễ quản lí. Chú ý dùng băng dính trong để dán, không dùng băng dính
hai mặt hoặc đề can để dán.
+ Ngăn bàn học sinh được hướng dẫn sắp xếp sách vở khoa học theo môn theo thứ tự tiết.
+ Giờ ăn và ngủ: Xếp bàn gọn gàng vào hai bên tường. Không xếp ghế lên mặt bàn vì có thể không
an toàn khi học sinh ngủ hoặc học sinh khác kéo bàn để lấy đồ do bị quên. Giờ về: Xếp ghế lên trên
mặt bàn để thuận tiện cho việc lau nhà.
- Bục giảng – Bàn giáo viên: Sạch sẽ, ngăn nắp, không để các vật dụng khác lên bàn giáo viên trừ:
Rẻ lau bảng, phấn, loa
- Loa và máy chiếu, màn chiếu, hệ thống điện, quạt và điều hòa: Giữ gìn cẩn thận. Tránh di
chuyển loa ra khỏi vị trí đề phòng đứt dây, vỡ. Sử dụng điều khiển đúng nguyên tắc với màn chiếu,
máy chiếu, điều hòa; tắt các thiết bị khi không sử dụng.
- Rèm cửa, đệm nằm: Rèm cửa được buông trong giờ nghỉ trưa và thu lại khi các hoạt động dạy
học trong lớp được tiến hành. Đệm nằm được kê trước giờ nghỉ trưa hoặc xếp lại gọn gàng, ngăn
nắp sau giờ nghỉ.
- Điện thoại, máy tính của học sinh: Tuân thủ các quy định của lớp, trường; không sử dụng khi
chưa có sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm hoặc GVBM.
- Cửa sổ, cửa ra vào: Lau chùi sạch sẽ, bảo vệ cẩn thận; không đóng, dập cửa mạnh. Trong phòng
mở điều hòa, cần đóng kín các cửa.
- Tủ giầy và hành lang lớp học: Cần mở/ đóng cánh tủ nhẹ nhàng sau khi cất/ lấy giầy. Lau chùi tủ
giầy, hành lang khi vấy bẩn.
- Các dụng cụ, thiết bị, sản phẩm của học sinh: Sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng vào đúng vị trí quy
định (các lớp cần có góc/ ô tủ chung đựng dụng cụ, thiết bị, sản phẩm học tập của học sinh)
- Những điều học sinh không được làm trong việc sử dụng các đồ dùng, thiết bị của lớp học:
+ Không dán lên tường – Không treo các đồ trang trí lên tường, trần nhà, cửa sổ, cửa ra vào.
+ Không viết, vẽ lên bàn, ghế. Học sinh vi phạm dưới bất kỳ hình thức nào sẽ chịu hình thức kỉ luật,
phạt hoàn trả lại nguyên trạng bàn ghế theo quy định của bộ phận cơ sở vật chất và theo cam kết
được kí đầu năm cùng quy định nhập học CMHS và HS đã kí hàng năm.
+ Không tự ý tắt, mở các thiết bị điện, điện tử trong lớp. Mỗi lớp GVCN cần cử ra 1 học sinh quản
lý về nội dung này và quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý các thiết bị này trong lớp học.
II. HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY VÀ ĐỊNH KỲ CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động hàng ngày của học sinh từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần
Thời gian/
Mô tả hoạt động
Hoạt động
- HS đến trường bằng các phương tiện đăng kí (ô tô tại điểm, ô tô tại nhà, ô tô buýt công
cộng, bố mẹ đưa đón tại trường, tự đi bộ, đi bằng xe đạp).
7h00 đên 7h25
- HS ăn sáng tại căng tin hoặc ngồi tại các bồn cây trên sân trường hoặc chơi nhẹ nhàng.
Giờ đến trường
- HS lên lớp khi có trống báo vào đầu giờ (7h20 đến 7h25).
- Không được tự động mở cửa lớp. Không đi lại ở các khu vực không được phép.
7h25 đến 7h40 - HS có mặt tại lớp, xếp sách vở và đồ dùng gọn gàng dưới ngăn bàn.
Giờ truy bài sáng - Thực hiện hoạt động kiểm tra, ôn bài (truy bài) buổi sáng do GVCN tổ chức hoạt động.
- Giữa các tiết học, học sinh có 5 phút giải lao để cất sách vở và chuẩn bị cho tiết học
Giờ nghỉ 5 phút tiếp theo.
- Học sinh không ra khỏi lớp. Hạn chế ra khỏi chỗ ngồi.
- Sau 2 tiết học buổi sáng, học sinh có 30 phút ra chơi.
- Học sinh có thể ăn sáng tại căng tin nhà trường nếu buổi sáng chưa kịp ăn (không mang
đồ ăn sáng ra khỏi khu vực căng tin).
- Học sinh giải quyết các vấn đề vệ sinh cá nhân vào thời gian này.
- Học sinh hạn chế ở lại trong lớp (trừ trường hợp trực ban theo lịch).
9h20 đến 9h40 - Học sinh có thể đi lại và chơi các trò chơi vận động nhẹ tại sân trường. Không chơi các
Giờ ra chơi trò chơi không thích hợp tại sân đá.
- Theo lịch, học sinh các khối tham gia thể dục giữa giờ.
- Học sinh chơi và di chuyển theo đúng khu vực.
- Không tự ý chơi hay đi lại ở các khu vực không cho phép như: Phòng chức năng, hội
trường, khu vực Tiểu học, bếp ăn, …
- Không di chuyển bằng thang máy. Thực hiện nghiêm túc các biển báo trong trường.
- HS xếp sách vở, kê bàn ghế, làm vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân.
- Xếp hàng theo mâm từ cửa lớp(chú ý: Xếp theo thứ tự mâm từ dưới lên trên. Mâm 5
thông thường được xếp ở những mâm 1; 2; 3; ..).
- Trang phục gọn gàng khi đi ăn. Học sinh nữ bắt buộc phải buộc tóc khi vào nhà ăn.
- Di chuyển đến nhà ăn theo chỉ dẫn về đường đi và vào đúng cửa quy định.
- Đi theo hàng vào nhà ăn và theo đúng khu vực mâm ăn của lớp mình.
- Ăn hết xuất và ăn các món để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho ngày học tập.
12h10 đến 12h40 - Khi ăn xong cần thu dọn bát đũa và mâm ăn. Cất ghế. Rửa tay và miệng.
Giờ ăn - Di chuyển theo một chiều ra đúng cửa, đi đúng đường để về lớp.
* Chú ý:
- Không tập trung, xếp hàng hay dừng lại trước cửa nhà ăn.
- Không nói chuyện, cười đùa gây mất trật tự và gây ồn ào trong mâm ăn, nhà ăn.
- Không làm các hành động hay gây tiếng ồn theo tập thể.
- Không ở lại nhà ăn sau khi đã ăn và dọn mâm xong.
- Không đi sai cửa, sai đường.
- Không ra sân hay vào các khu vực không được phép.
- HS lên phòng nghỉ trưa theo phân công của GVCN. Xếp giầy dép gọn gàng.
- Nằm nghỉ theo sơ đồ và theo sự quản lý của GVCN của phòng nghỉ.
- Mang theo gối cá nhân nhỏ và chăn mỏng (nếu cần).
- Khi nghỉ xong cất đệm nằm, gấp gọn chăn và để đúng nơi quy định. Vệ sinh cá nhân.
- Kê bàn ghế và chuẩn bị bài, sách vở cho các tiết học buổi chiều.
12h40 đến 13h30
* Chú ý:
Giờ nghỉ trưa
- Không chơi, không đùa nghịch trước, trong và sau giờ nghỉ.
- Không nói chuyện gây ồn ào
- Không sử dụng máy nghe nhạc, điện thoại, tai nghe trương giờ nghỉ trưa.
- Không mang đồ ăn tráng miệng về phòng nghỉ.
- Không có hành động phản cảm gây chú ý trong giờ nghỉ trưa.
- HS gấp chăn, gối, cất gọn gàng vào tủ cá nhân. Vệ sinh cá nhân.
13h30 đến 13h45
- Kê bàn ghế, lấy sách vở và chuẩn bị bài cho thời khóa biểu buổi chiều.
Giờ truy bài chiều
- Chỉnh đốn trang phục., tư thế tác phong, sẵn sàng tâm thế cho các tiết học.
- HS sắp xếp sách vở khi kết thúc tiết 3 buổi chiều.
- HS di chuyển đến vị trí sau giờ về: Đi ô tô tại điểm (sân nhà E); Ô tô đưa đón tại nhà
(trên ô tô đón sẵn tại cổng chính); Tự đi xe đạp (lấy xe đạp tại nhà xe – chuẩn bị sẵn vé
xe); Tự đi bộ và đi ô tô buýt công cộng (xuống sân và ra cổng chính); HS bố mẹ đưa đón
tại trường (Tập trung tại bồn cây số 1; 2; 3 giáp nhà C); HS tham gia CLB ngoài giờ (tại
các địa điểm hoạt động của CLB).
16h10 đến 16h45 - HS làm trực nhật cuối ngày thực hiện việc làm vệ sinh lớp. Kết thúc chậm nhất lúc
Giờ về 16h45.
- HS chịu trách nhiệm về việc chậm chễ và chịu phạt nếu ở lại chơi sau giờ quản lý của
nhà trường.
* Chú ý:
- Không ở lại sau 16h45 phút hàng ngày.
- Không ra muộn thời gian tập trung ra xe ô tô.
- Không đứng sai vị trí tập trung đi xe ô tô.
* HS vi phạm kỉ luật: Phòng tầng 1 – Nhà C – Thầy Thể:
* HS gặp vấn đề về Tâm lí: Phòng Tâm lí tầng 4 – Nhà H – Cô Huyền:
* HS gặp vấn đề về Sức khỏe: Phòng Y tế tầng G – Nhà H – Cô Phương:
* HS gặp vấn đề cần liên hệ với CMHS: GVCN lớp.
* HS về giữa buổi học: Bắt buộc phải có giấy ra cổng do GVCN viết và phải có CMHS phản hồi.
* HS không ăn nghỉ trưa tại trường: Phải có đơn của CMHS được BGH duyệt và có hồ sơ lưu tại
phòng Y tế và Có dành sách (kèm ảnh) lưu tại phòng Bảo vệ.
2. Hoạt động định kỳ của học sinh
Thời gian/
Mô tả hoạt động
Hoạt động
- HS làm bản thông tin đầu năm (nếu là học sinh mới và HS đầu cấp).
Đầu năm học - Học tập nội quy, quy định và thực hiện tuần định hướng đầu năm học.
- Xây dựng mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu năm học.
- Thực hiện các bài kiểm tra giữa kỳ (VN và QT). Lấy điểm để đánh giá, xếp loại.
Giữa học kỳ - Cùng nhìn lại, suy ngẫm và điều chỉnh mục tiêu.
- Đánh giá phẩm chất và năng lực giữa kỳ. Phương hướng cho thời gian tiếp theo.
- Thực hiện các bài kiểm tra học kỳ (VN và QT) lấy điểm đánh giá cuối kỳ các môn học.
- Đánh giá năng lực chuyên biệt của các môn học (VN và QT).
Cuối kỳ - Đánh giá xếp loại về phẩm chất và năng lực chung (Bản tự đánh giá và đánh giá của
lớp, của GVCN, GVBM và GV GDCD).
- Kết quả được ghi vào phiếu điểm, học bạ và sổ đánh giá của lớp. Lưu hồ sơ học sinh.
- Thực hiện các bài kiểm tra học kỳ (VN và QT) lấy điểm đánh giá cuối kỳ và đánh giá
cuối năm học các môn học (Tương đương: Học lực)
- Đánh giá năng lực chuyên biệt của các môn học cả năm (VN và QT).
Cuối năm
- Đánh giá xếp loại về phẩm chất và năng lực chung (Bản tự đánh giá và đánh giá của
lớp, của GVCN, GVBM và GV GDCD) (tương đương: Hạnh kiểm)
- Kết quả được ghi vào phiếu điểm, học bạ và sổ đánh giá của lớp. Lưu hồ sơ học sinh.
* Chú ý:
- HS nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phep, nghỉ liên tục hoặc
nghỉ nhiều lần cộng lại): Không được lên lớp.
- Tiêu chuẩn xếp loại Hạnh kiểm Tốt:
+ Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt pháp luật, quy định về trật tự an toàn xã
hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội
phạm, tệ nạn xã hội.
+ Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý
thức xây dựng tập thể đoàn kết, được các bạn tin yêu.
+ Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; châm lo giúp
đỡ gia đình;
+ Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học
tập.
+ Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
+ Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức, tích cực tham
gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh;
+ Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo
dục công dân.
III. HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY VÀ ĐỊNH KỲ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
1. Hoạt động hàng ngày của GVCN và quản lý 2 buổi/ngày
Thời gian/
Mô tả hoạt động
Hoạt động
7h00 đên 7h25 - GVCN lấy sổ ghi đầu bài;
Giờ đến trường - GVCN lấy chìa khóa, mở lớp.
- GVCN kiểm tra vệ sinh lớp, không gian lớp học (Bình nước/ sàn lớp/ bàn GV, HS/
bảng lớp/ góc lớp/ tủ HS/ …)
- Sĩ số học sinh. Liên lạc với CMHS đối với những học sinh không rõ lí do nghỉ học.
7h25 đến 7h40 - Báo cáo về sĩ số và báo cơm của học sinh lớp mình (có thể giao cho học sinh báo –
Giờ truy bài sáng GVCN phải thực hiện giám sát hàng ngày). (Ghi rõ HS nghỉ, P hay KP).
- GVCN ghi SS và HS vắng lên góc trái bảng phía cửa ra vào.
- GVCN tổ chức hoạt động truy bài và kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
- GVCN căn dặn, nhắc nhở những công việc hàng ngày đối với HS.
Giờ nghỉ 5 phút - GVCN di chuyển lớp dạy.
9h20 đến 9h40 - GVCN thực hiện nhiệm vụ trực tầng.
Giờ ra chơi - GVCN khác: Về lớp và quan sát, uốn nắn, nắm bắt tình hình học sinh.
- GVCN không có tiết 5 sẽ ăn cơm vào tiết 5 và quản lý học sinh trong suốt giờ ăn và giờ
ngủ.
- GVCN có tiết 5: Sau khi hết tiết 5 quản lý học sinh đầu giờ, khi học sinh đã ổn định ăn
thì GVCN đi ăn cơm và lên lớp để quản lý học sinh giờ ngủ.
- GVCN không về phòng GV khi hết tiết 5 và sau khi học sinh ăn cơm xong. Vì đây là
những thời gian rất nhạy cảm, nếu vắng GVCN thì học sinh rất khó quản lý.
- GVCN nhất thiết cần xuống nhà ăn, nhận mâm ăn của lớp mình, tổ chức cho học sinh
lớp mình vào mâm ăn, chia đồ ăn tráng miệng và học sinh ổn định ăn rồi bàn giao cho
GVCN trực hôm đó sau đó mới đi ăn cơm.
12h10 đến 12h40 - GVCN trực từng ngày tại nhà ăn để quản lý học sinh khối mình. Khi trực yêu cầu
Giờ ăn GVCN bao quát, nhắc nhở học sinh dọn mâm. Vị trí cuối giờ ăn để trực của GVCN trực
là tại các chậu học sinh để bát đĩa dọn mâm. Nhắc nhở học sinh không ném, hất bát đĩa
và thức ăn thừa. Sau khi HS đã dọn sạch và chỉ còn phần nhở thì GVCN trực mới lên
lớp.
- GVCN giáo dục và rèn luyện học sinh về nếp ăn. Không đi lại tự do trong nhà ăn.
Không lấy thìa thay đũa. Khi hết cơm, canh cần giờ tay, các cô chú nhà bếp sẽ quan sát
để bổ sung.
- Không nói chuyện, cười đùa gây mất trật tự trong nhà ăn. Sau khi ăn xong bắt buộc
phải dọn mâm ăn.
- Không mang đồ ăn lên lớp (trừ các trường hợp đặc biệt) nhất là đồ ăn tráng miệng.
- 100% các lớp chia phòng ngủ theo Nam; Nữ riêng. GVCN phải quản lý và xử lý tất cả
các tình huống về học sinh tại phòng quản lý của mình. Cho học sinh sắp xếp dép; chăn
gối. Không phân biệt lớp này lớp kia mà cần đều tay để quản lý.
12h40 đến 13h30
- GVCN không tự ý cho học sinh phòng mình quản lý ngủ ra sân, hay các vị trí khác
Giờ nghỉ trưa
để làm việc khác. Mọi hoạt động vào giờ ngủ trưa của học sinh phải có kế hoạch và phê
duyệt BGH. GVCN quản lý phòng ngủ chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự vắng
mặt của học sinh trong giờ ngủ trưa.
Sau khi học sinh ngủ dậy, GVCN tổ chức cho các con chuẩn bị bàn ghế, sách vở cho
13h30 đến 13h45
hoạt động buổi chiều. GVCN chỉ rời khỏi lớp khi học sinh đã ổn định và chuẩn bị sẵn
Giờ truy bài chiều
sàng cho thời khóa biểu chiều.
16h10 đến 16h45 - Sau khi GVCN hết tiết 3 buổi chiều, nhất thiết phải về lớp của mình. Nhắc nhở học
Giờ về sinh ra về theo đúng lich trình. Không phân công trực nhật sau giờ về đối với học sinh đi
ô tô.
- Khi ra về: GVCN quan sát lớp học của mình một lần nữa. Xem sổ ghi đầu bài. Kiểm
tra điện, vệ sinh lớp, khóa cửa và cất chìa khóa; sổ ghi đầu bài về đúng vị trí quy định.
- Nhà trường tắt điện và đóng tất cả các cửa ở các hành lang nhà học. GVCN cần thông
báo đến học sinh về việc này. Sau 16h30 GVCN không để học sinh có mặt tại lớp học.
- GVCN nắm bắt tình hình học sinh có bố mẹ đón tại trường. Tất cả học sinh phải ra về
chậm nhất là sau 16h45 trừ những học sinh tham gia câu lạc bộ ngoài giờ.
* Hàng ngày GVCN nắm bắt tình hình và xử lí các tình huống của học sinh lớp mình.
* Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường để giải quyết các vấn đề liên quan đến học sinh.
* Phối hợp với CMHS các vấn đề liên quan đến học sinh như: Chuyên cần, Sức khỏe, Tâm lí, Học
tập, ….
2. Hoạt động định kỳ của GVCN
- Đầu năm học: GVCN tổ chức hoạt động tập huấn các kĩ năng dành cho học sinh như:
+ Chuẩn bị sách vở đầu năm/ hàng ngày. Cách sắp xếp ngăn bàn ngăn nắp và tiết kiệm thời gian.
+ Học và tự học ở nhà sao cho hiệu quả mà không gây mệt mỏi, nhàm chán.
+ Kĩ năng tự phục vụ như: Đặt chuông báo thức/ Vệ sinh cá nhân/ Đi học đúng giờ/ vệ sinh lớp
học/ cách gấp chăn và quần áo/ lau nhà và quét nhà đúng cách/ đồng phục và nhận thức việc mặc
đồng phục cùng với các quy tắc lớp học/ kĩ năng quản lý tài sản cá nhân, sử dụng điện thoại và
thiết bị thông minh đúng mục đích/ …
+ Thực hiện hoạt động giáo dục về bộ giá trị cốt lõi và 8 nếp Nguyễn Siêu thông qua các hoạt động
theo sự gợi ý của phòng Tâm lý.
- GVCN kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh: Ít nhất 4 lần/1 năm học.
- GVCN thông báo đến CMHS: Ít nhất 4 lần/1 năm học về tình hình học tập và rèn luyện của học
sinh.
+ Thông báo cần đủ thông tin đánh giá định tính và định lượng, thông báo cá nhân từng học sinh.
+ Tôn trọng quyền riêng tư và sự phát triển của từng cá nhân học sinh. Đảm bảo việc bảo mật thông
tin của CMHS, của nhà trường theo quy định chung.
+ Thông báo kết quả của học sinh đến CMHS phải có sự kiểm soát của BGH. Chỉ được gửi bằng
bản cứng hoặc bản mềm phải được gửi qua Email chính thức của CMHS đăng kí.
- Không so sánh, xếp thứ học sinh, không gửi kết quả của học sinh bằng bảng cả lớp.
- Không cung cấp kết quả của học sinh khác, không cung cấp thông tin của CMHS khác đến
CMHS.
- Triển khai kịp thời, đúng mục tiêu các kế hoạch từ nhà trường đến HS và CMHS.
- Động viên, khích lệ học sinh tham gia các kỳ thi Chứng chỉ quốc tế một cách chính thống tại
Nguyễn Siêu như: KET/ PET/ FCE/ Checkpoint/ IG/ AS/ Alevel…
- Hiểu và triển khai rõ đến HS và CMHS các chương trình giao lưu, trại hè, các hoạt động trại
nghiệm, các chủ đề hoạt động có sản phẩm và học liệu, các hoạt động sự kiện, hoạt động từ thiện
nhân đạo, ….
- Thực hiện các quy định đối với công tác chủ nhiệm như: Tổ chức bình xét hạnh kiểm, xét kết quả
nổi trội của học sinh trong khen thưởng; Viết giấy khen và trao thưởng cho học sinh. Hoàn thành
các loại hồ sơ của học sinh và hồ sơ của công tác chủ nhiệm theo quy định (Học bạ, sổ điểm, sổ ghi
đầu bài của lớp, hồ sơ công tác chủ nhiệm).
- Thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý học sinh 2 buổi/ ngày: Hỗ trợ CMHS và Phòng Tài vụ nhà
trường trong việc thu và nộp hộ một số khoản tiền như: Học phí; Tiền ăn; Tiền ô tô; Tiền xe đạp;
Tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể; Tiền quỹ Đoàn; quỹ Đội; Tiền SGK (VN và QT); Tiền thi
các chứng chỉ Quốc tế; Tiền đồng phục; VPP; ….
- Nắm chắc danh sách học sinh, thông tin của CMHS, điện thoại và địa chỉ Email liên lạc. GVCN là
đại diện của nhà trường trong việc thông tin, trao đổi với CMHS, vì vậy cần nắm vững các chủ
trường, chính sách, đường lối của nhà trường để thông tin được chính xác. Kênh liên lạc 2 chiều
chính thống từ nhà trường (GVCN) đến CMHS là: Tin nhắn điện tử (có thu phí); Email; Webside
của nhà trường hoặc trực tiếp bằng văn bản.
- Các kênh thông tin qua hệ thống mạng xã hội như: Fb; zalo; viber, ….đều là những kênh thông tin
không chính thức, vì vậy GVCN không được sử dụng các kênh này để trao đổi với CMHS.
IV. CÔNG TÁC PHỐI HỢP ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
1. Tổ công tác xã hội:
Trong các hoạt động: Đoàn – Đội – Hội - Công Đoàn – Tâm lý – Y tế - CTĐ – Tư vấn.
2. Bộ phận văn phòng HĐQT:
Trong các hoạt động: Đảng – Tài vụ - Dịch vụ (Ăn uống; Xe ô tô; đồng phục; An ninh trường học).
3. Nhóm CSVC hàng ngày
4. Bộ phận Quốc tế
5. Phối hợp với CMHS
6. Phối hợp với GVBM
7. Phối hợp với GVCN trong khối.
V. HỒ SƠ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
1. Hồ sơ quản lý từng cá nhân học sinh:
- Thông tin về cá nhân mỗi học sinh
- Mục tiêu ngắn và mục tiêu năm học
- Bản tự đánh giá của học sinh, có ý kiến của nhóm, lớp, GVCN.
- Các giấy tờ khác liên quan đến cá nhân học sinh như: Tường trình, kiểm điểm, cam kết, …
2. Hồ sơ quản lý công tác chủ nhiệm lớp:
- Kế hoạch công tác chủ nhiệm
-Các văn bản cần có của ngành như: TT 58/ 4668/ 4669/ 1392/ …..
- Quy định nhập học của HĐQT/ Các khoản thu của năm học.
- Danh sách các tuyến xe ô tô và điện thoại liên lạc.
- Bảng thông tin học sinh: Có đầy đủ thông tin của mỗi học sinh như: Họ và tên/ Ngày tháng năm
sinh/ Giới tính/ Nơi sinh/ Địa chỉ hiện tại/ Bố, mẹ nghề nghiệp/ điện thoại, email liên hệ/ ghi chú/…
- Sổ theo dõi chuyên cần/ quản lý HS đi ô tô, ăn cơm trưa và nhật kí GVCN.
- Bảng đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo định kỳ (giữa kỳ/ cuối kỳ). Những điểm cần lưu ý và
giải pháp đối với những học sinh đặc biệt.
- Các kế hoạch/ biên bản/ báo cáo triển khai hoạt động chủ nhiệm.
- Biên bản họp CMHS và các biên bản làm việc đột xuất giải quyết các tình huống của học sinh.
- Biên bản giao/ nhận công tác chủ nhiệm hàng năm.

You might also like